Bản án về tội vi phạm quy định khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản (chưa đạt) và tội chống người thi hành công vụ số 09/2019/HS-ST

TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN KON PLÔNG, TỈNH KON TUM

BẢN ÁN 09/2019/HS-ST NGÀY 11/07/2019 VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH KHAI THÁC, BẢO VỆ RỪNG VÀ LÂM SẢN (CHƯA ĐẠT) VÀ TỘI CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ

Trong các ngày 10, 11 tháng 7 năm 2019, tại Trụ sở Tòa án nhân dân huyện Kon Plông tỉnh Kon Tum xét xử sơ thẩm công khai vụ án hình sự sơ thẩm thụ lý số: 09/2019/TLST-HS ngày 02 tháng 5 năm 2019 theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm số: 09/2019/QĐXXST-HS ngày 27 tháng 6 năm 2019 đối với các bị cáo:

1. Hoàng Văn S; tên gọi khác: không; sinh năm 1987 tại Q, nơi Đăng ký hộ khẩu thường trú: Tổ dân phố 1 thị trấn Đ, huyện Đ, tỉnh K, chỗ ở hiện nay: Thôn M, xã Đ, huyện K, tỉnh K; nghề nghiệp: Lao động tự do; trình độ văn hóa: 6/12; dân tộc: Kinh; giới tính: Nam; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam, con ông Hoàng Trung S và bà Hoàng Thị H bị cáo có vợ là Hà Thị H.

Tiền sự: Không, tiền án: Bị cáo có 02 tiền án, ngày 01/4/2011, bị Tòa án nhân dân TP Huế xử phạt 27 tháng tù về tội “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” bị cáo chấp hành án tại trại giam Nghĩa An, tỉnh Quảng Trị. Tháng 02/2012 chấp hành xong. Ngày 27/12/2013 bị cáo phạm tội “Đánh bạc”; Ngày 28/01/2015, bị Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng xử phúc thẩm xử phạt 04 tháng tù. Hoàng Văn S đang tại ngoại không chấp hành bản án, ngày 17/03/2017 bị Cơ quan Thi hành án tỉnh Kon Tum bắt thi hành án tại trại tạm giam Công an tỉnh Kon Tum theo Quyết định Truy nã số 17 ngày 14/3/2017 của Cơ quan Thi hành án hình sự Công an tỉnh Kon Tum, ngày 14/7/2017 chấp hành xong. Bị cáo bị bắt tạm giữ, tạm giam từ ngày 04/01/2019 đến nay (Có mặt tại phiên tòa).

2. Lê Đại B; tên gọi khác: không; sinh năm 1986 tại Q, nơi Đăng ký hộ khẩu thường trú và chỗ ở hiện nay: Thôn 1 thị trấn Đ, huyện K, tỉnh K; nghề nghiệp: Lao động tự do; trình độ văn hóa: 10/12; dân tộc: Kinh; giới tính: Nam; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam, con ông Lê Quang V và bà Nguyễn Thị Kim C, bị cáo có vợ là Nguyễn Thị An T và 01 con sinh năm 2014.

Tiền sự: Không, tiền án: 02 tiền án, ngày 24/3/2004 bị Toà án nhân dân huyện Kon Rẫy xử phạt 12 tháng cải tạo không giam giữ về tội “Cố ý gây thương tích”. Trong thời gian chấp hành án, ngày 22/7/2004 bị cáo phạm tội “Cướp tài sản”, Ngày 11/01/2005, bị Toà án nhân dân tỉnh Kon Tum tuyên phạt 06 năm tù, tổng hợp hình phạt của 02 Bản án, buộc bị cáo phải chấp hành 06 năm 25 ngày tù, năm 2010 chấp hành xong. Bị cáo bị bắt tạm giam từ ngày 08/01/2019 đến nay (Có mặt tại phiên tòa).

3. A B; tên gọi khác: không; sinh năm 1982 tại K, nơi Đăng ký hộ khẩu thường trú và chỗ ở hiện nay: Thôn K, xã M, huyện K, tỉnh K; nghề nghiệp: Cán bộ công chức; trình độ văn hóa: 12/12; dân tộc: Mơ Nâm; giới tính: Nam; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam, con ông A N (Đã chết) và bà Y N1, bị cáo có vợ là Y N2 và 01 con sinh năm 2015.

Tiền án, tiền sự: Không, bị cáo bị bắt tạm giam từ ngày 25/03/2019 đến nay (Có mặt tại phiên tòa).

4. Đinh Trung K; tên gọi khác: không; sinh năm 1985 tại P, nơi Đăng ký hộ khẩu thường trú: Thôn Q3, xã X, huyện Y, tỉnh P, chỗ ở hiện nay: Thôn 5 thị trấn Đ, huyện K, tỉnh K; nghề nghiệp: Lao động tự do; trình độ văn hóa: 5/12; dân tộc: Mường; giới tính: Nam; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam, con ông Đinh Huy T và bà Trần Thị Thúy M, bị cáo có vợ là Đinh Thị T và có 02 con, con lớn nhất sinh năm 2009, con nhỏ nhất sinh năm 2014.

Tiền án, tiền sự: Không, bị cáo bị bắt tạm giam từ ngày 08/01/2019 đến ngày 01/02/2019 được thay thế biện pháp tạm giam bằng biện pháp B lĩnh cho đến nay (Có mặt tại phiên tòa).

5. Đinh Thành L; tên gọi khác: không; sinh năm 1992 tại Q, nơi Đăng ký hộ khẩu thường trú và chỗ ở hiện nay: Xã T, huyện M, tỉnh Q; nghề nghiệp: Làm nông; trình độ văn hóa: 12/12; dân tộc: Kinh; giới tính: Nam; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam, con ông Đinh Thanh B và bà Nguyễn Thị L Tiền án, tiền sự: Không, bị cáo bị bắt tạm giam từ ngày 08/01/2019 đến nay (Có mặt tại phiên tòa).

6. Đinh Văn S; tên gọi khác: không; sinh năm 1993 tại Q, nơi Đăng ký hộ khẩu thường trú và chỗ ở hiện nay: Thôn B, xã T, huyện M, tỉnh Q; nghề nghiệp: Làm nông; trình độ văn hóa: 6/12; dân tộc: Kinh; giới tính: Nam; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam, con ông Đinh Xuân L (Đã chết) và bà Đinh Thị T Tiền án, tiền sự: Không, bị cáo bị bắt tạm giam từ ngày 08/01/2019 đến nay (Có mặt tại phiên tòa).

7. Cao Văn T; tên gọi khác: không; sinh năm 1980 tại Q, nơi Đăng ký hộ khẩu thường trú và chỗ ở hiện nay: Thôn T, xã H, huyện M, tỉnh Q; nghề nghiệp: Làm nông; trình độ văn hóa: 0/12; dân tộc: Chứt; giới tính: Nam; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam, con ông Cao Xuân L (Đã chết) và bà Đinh Thị P (Đã chết), bị cáo có vợ là Cao Thị B và 04 con, con lớn nhất sinh năm 2000, con nhỏ nhất sinh năm 2014.

Tiền án, tiền sự: Không, bị cáo bị bắt tạm giam từ ngày 08/01/2019 đến nay (Có mặt tại phiên tòa).

8. Đinh H; tên gọi khác: không; sinh năm 1995 tại Q, nơi Đăng ký hộ khẩu thường và chỗ ở hiện nay: Thôn T, xã H, huyện M, tỉnh Q; nghề nghiệp: Làm nông; trình độ văn hóa: 03/12; dân tộc: Chứt; giới tính: Nam; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam, con ông Đinh B và bà Cao Thị L, bị cáo có vợ là Cao Thị P và 01 con sinh năm 2018.

Tiền án, tiền sự: Không, bị cáo bị bắt tạm giam từ ngày 08/01/2019 đến nay (Có mặt tại phiên tòa).

9. Sầm Văn H; tên gọi khác: không; sinh năm 1984 tại C, nơi Đăng ký hộ khẩu thường trú và chỗ ở hiện nay: Thôn 5 thị trấn Đ, huyện K, tỉnh K; nghề nghiệp: Làm nông; trình độ văn hóa: 00/12; dân tộc: Nùng; giới tính: Nam; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam, con ông Sầm Văn T và bà Hoàng Thị K, bị cáo có vợ là Nông Thị N và 02 con, con lớn nhất sinh năm 2010, con nhỏ nhất sinh năm 2012.

Tiền án, tiền sự: Không, bị cáo bị bắt tạm giam từ ngày 08/01/2019 đến 01/02/2019 được thay thế biện pháp tạm giam bằng biện pháp B lĩnh đến nay (Có mặt tại phiên tòa).

10. Đinh Hùng T; tên gọi khác: không; sinh năm 1988 tại P, nơi Đăng ký hộ khẩu thường trú và chỗ ở hiện nay: Thôn 5, thị trấn Đ, huyện K, tỉnh K; nghề nghiệp: Lao động tự do; trình độ văn hóa: 12/12; dân tộc: Mường; giới tính: Nam; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam, con ông Đinh Huy T và bà Trần Thị Thúy M, bị cáo có vợ là Trần Thị Thùy N và 02 con, con lớn nhất sinh năm 2014, con nhỏ nhất sinh năm 2016.

Tiền án, tiền sự: Không, bị cáo bị bắt tạm giam từ ngày 09/01/2019 đến 23/01/2019 được thay thế biện pháp tạm giam bằng biện pháp B lĩnh đến nay (Có mặt tại phiên tòa).

11. Tăng Văn T; tên gọi khác: không; sinh năm 1982 tại N, nơi Đăng ký hộ khẩu thường trú và chỗ ở hiện nay: Tổ dân phố 2 thị trấn Đ, huyện Đ, tỉnh K; nghề nghiệp: Lao động tự do; trình độ văn hóa: 7/12; dân tộc: Kinh; giới tính: Nam; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam, con ông Tăng Văn V và bà Tạ Thị N, bị cáo có vợ là Đỗ Thị L và 01 con sinh năm 2004.

Tiền sự: Không, tiền án: 03 tiền án; ngày 01/4/2011 bị cáo bị Toà án nhân dân TP Huế xử phạt 24 tháng tù về tội “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”, chấp hành án tại trại giam Nghĩa An, tỉnh Quảng Trị, năm 2012 chấp hành án xong. Ngày 18/01/2013, bị Toà án nhân dân huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai tuyên phạt 20 tháng tù về tội “Trộm cắp tài sản”, Chấp hành án tại Trại giam Gia Trung, tỉnh Gia Lai, ngày 23/4/2014 chấp hành xong, ngày 23/3/2016, bị Toà án nhân dân huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai xử phạt 30 tháng tù về tội “Trộm cắp tài sản”; chấp hành án tại trại giam Gia Trung tỉnh Gia Lai, đến ngày 01/02/2018 chấp hành xong. Bị cáo bị bắt tạm giam từ ngày 22/3/2019 đến nay (Có mặt tại phiên tòa).

12. Nguyễn Văn T; tên gọi khác: không; sinh năm 1995 tại Bình Thuận, nơi Đăng ký hộ khẩu thường trú và chỗ ở hiện nay: Thôn 3, xã H, huyện Đ, tỉnh K; nghề nghiệp: Lao động tự do; trình độ văn hóa: 10/12; dân tộc: Kinh; giới tính: Nam; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam, con ông Nguyễn Văn T và bà Nguyễn Thị H.

Tiền sự: Không, tiền án: 01 tiền án, ngày 28/9/2016 bị Tòa án nhân dân huyện Đăk Hà xử phạt 24 tháng tù về tội “Cố ý gây thương tích”, chấp hành án tại Trại giam Gia Trung, tỉnh Gia Lai đến ngày 26/10/2017 chấp hành xong. Bị cáo bị bắt tạm giữ, tạm giam từ ngày 04/01/2019 đến nay (Có mặt tại phiên tòa).

- Người bị hại:

+ Công ty TNHHMTV Lâm nghiệp huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; người đại diện theo ủy quyền: Anh Phạm Văn K; sinh năm 1981; chức vụ: Giám đốc chi nhánh Lâm trường M 2, xã M, huyện K, tỉnh K(Có mặt tại phiên tòa).

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

+ Nguyễn Khắc C; sinh năm 1989; nơi cư trú: Chi nhánh Lâm trường M2, xã M, huyện K, tỉnh K (Có mặt tại phiên tòa).

- Người làm chứng:

+ Vũ Văn T; sinh năm 1991; nơi cư trú: Chi nhánh Lâm trường M2, xã M, huyện K, tỉnh K (Có mặt tại phiên tòa).

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau: Vào cuối tháng 12/2018, Lê Đại B liên lạc qua điện thoại với Hoàng Văn S, trong khi nói chuyện, B hỏi S có việc gì làm không thì cho B làm cùng. S nói B cứ lên rồi tính. Sau đó, B lên nhà S thuê tại thôn M, xã Đ, huyện K. S, B và Tăng Văn T cùng đi ăn trưa và uống cà phê tại quán Hạ Vy thuộc thôn M, xã Đ, huyện K. Khi đang uống cà phê thì S thấy A B; sinh năm 1982 là cán bộ phòng văn hoá thông tin huyện K đang đi trên đường, vì quen biết từ trước nên S rủ A B uống cà phê cùng, tại quán lúc này có S, B, T và A B. B hỏi A B về việc làm gỗ trong khu vực làng A B ở. A B nói bữa nay ít người làm. Lúc đó, S cũng hỏi A B về việc có biết cây gỗ nào to để xẻ phản được không, A B nói: “Hồi trước đi bẫy thú có nhìn thấy mấy cây gỗ to đã được hạ nhưng không biết của ai”, S và B nói cứ chỉ cho S và B để làm phản. A B đồng ý. Tuy nhiên, hôm đó là thứ 6 nên A B hẹn hôm khác sẽ đi chỉ chỗ các cây gỗ. Khoảng mấy ngày sau, S điều khiển xe ô tô Biển kiểm soát 92A-053.94 chở theo Lê Đại B và Tăng Văn T đi vào làng K, xã M, huyện K, tỉnh K. Khi đi đến đoạn đường đất dẫn vào đập thuỷ điện Đăk Lô thì gặp A B đi xe mô tô ngược chiều. S và B nói A B cất xe mô tô và cùng lên xe ô tô để A B chỉ chỗ các cây gỗ đã nói hôm trước. A B đồng ý, theo chỉ dẫn của A B, S điều khiển xe ô tô chở B, T và A B đi vào hướng đập thuỷ điện Đăk Lô, đi vào khu vực Khoảnh 12, tiểu khu 429 thuộc địa phận xã Ngọc Tem, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, A B chỉ cho S, B và T 03 cây gỗ chủng loại Chò chỉ đã được cắt hạ từ trước, phần T và gốc nằm rời nhau, T cây còn dính với ngọn cây, chưa được cắt xẻ, trong đó có 01 cây bị bọng ở giữa T, 01 cây nằm cắm phần ngọn xuống khe suối, 01 cây nằm phía dưới cây bị bọng. Sau khi xem cây xong, S hỏi B là làm được sập (phản) không. B nói: “Chỉ xẻ được một cây thôi, hai cây kia không làm được”, rồi cả 04 người ra về. S và B không thể hiện ý chí thống nhất bằng lời nói nhưng đều có ý muốn xẻ cây gỗ mà A B chỉ ra thành sập (phản) để bán, khi có gỗ, bán được tiền thì mới tính đến việc trả tiền công xẻ, chia tiền lợi nhuận. Sau đó, B về Kon Rẫy liên hệ để kiếm người đi xẻ gỗ. B đến gặp Đinh Hùng T để nhờ Tráng gọi người đi xẻ gỗ cho S. Tráng đồng ý và nói với Đinh Trung K là anh ruột của Tráng, Sầm Văn H, Đinh Thành L, Đinh H, Cao Văn T, Đinh Văn S đi làm cho B để lấy tiền tiêu xài. K, H, T, L, H, S đều đồng ý. Sau đó, B liên hệ lại với T, T nói có người rồi nên B gọi điện thoại cho S để lấy tiền sắm đồ đi làm gỗ, nhưng S nói B kiếm ở đâu đó rồi trả lại sau. B bỏ ra 15.000.000 đồng và đến nhà đưa cho vợ Tráng là Trần Thị Thuỳ N; sinh năm 1996, nhưng không nói cho N biết là tiền gì. Sau đó, T nói N đưa cho Sơn 5.000.000 đồng và S dùng tiền này để đi mua đồ chuẩn bị đi khai thác gỗ cho B. Sáng ngày 03/01/2019, Hoàng Văn S gọi điện thoại cho Tăng Văn T nói T lấy xe ô tô xuống thị trấn Đăk Rve, huyện Kon Rẫy, liên hệ với B để đi chở người vào rừng. T điều khiển xe ô tô Biển kiểm soát 92A-053.94 đi từ Kon Plông xuống thị trấn Đ, huyện K gặp B. B đưa T vào nhà Tráng. Tại đây, K, H, T, L, H, S chuẩn bị 03 máy cưa, 03 lam cưa, 02 balan, 05 con dao và đồ đạc cá nhân để phục vụ cho việc khai thác gỗ. T chở những người này lên huyện Kon Plông. B điều khiển xe mô tô Biển kiểm soát 82B1-459.22 đi theo sau. Cùng ngày, T điều khiển xe ô tô cùng B chở 06 người này cùng các dụng cụ (cưa máy, ba lan, đồ đạc cá nhân) vào rừng thuộc Khoảnh 12 Tiểu khu 429 thuộc lâm phần do Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Kon Plông quản lý thuộc địa phận xã Ngọc Tem, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, đến vị trí 03 cây gỗ do A B chỉ hôm trước. B yêu cầu những người này xẻ 01 cây gỗ ra thành hộp theo kích thước dài 3,3 mét, dày 25cm, tận dụng tối đa chiều rộng. Sau đó, B và T đi về trung tâm huyện Kon Plông, còn 06 người trên ở lại dựng lán trại và ngủ qua đêm tại rừng. Sáng ngày 04/01/2019, K, Luân, T và Sơn thay phiên nhau dùng cưa xăng để cắt cây gỗ ra thành từng lóng có chiều dài trung bình 3,3 mét, H và Hai phụ lật gỗ, kéo balan, gác đà cho 04 người kia xẻ gỗ. Sau đó, K và 05 người còn lại dùng cưa xăng để xẻ hộp. Khi đang xẻ được 01 bìa và 02 đường cưa trên 01 lóng gỗ thì bị anh Nguyễn Khắc C và anh Vũ Văn T là nhân viên Lâm trường M phát hiện. Anh Nguyễn Khắc C yêu cầu những người này ngừng cưa, thu dọn đồ đi ra ngoài để về Lâm trường làm việc. Những người này chấp hành và thu dọn đồ đạc ra về. Riêng K gọi điện báo cho Tráng biết việc Lâm trường không cho làm gỗ nữa nên Tráng thông báo cho B biết tình hình. Lúc này, B đang ở trung tâm huyện Kon Plông, khi biết thông tin thì B sang nhà Hoàng Văn S để cùng đi vào đón những người xẻ gỗ thuê ra ngoài. S rủ thêm Tăng Văn T và Nguyễn Văn T đi cùng. Khi S điều khiển xe ô tô Biển kiểm soát 92A-053.94 đi đến đoạn đường gần thuỷ điện Đăk Lô thì gặp anh Vũ Văn T có mặc trang phục ngành lâm nghiệp đang đi ra ngoài. S liền xuống xe và nắm cổ áo của anh T đe doạ. Thấy vậy, B xuống xe để can ngăn. S tiếp tục điều khiển xe ô tô chở B, T, Tường vào hướng trong đập thuỷ điện. Anh Vũ Văn T đã điện báo cho anh Phạm Văn K là Giám đốc Lâm trường Măng Cành 2 đề nghị cử thêm người đến hỗ trợ. Lúc này, anh K điện thoại cho Giám đốc công ty TNHH MTV Lâm nghiệp K, Công an huyện K, Công an xã M để bổ sung lực lượng tiếp ứng, hỗ trợ kịp thời. Công an huyện K đã cử nhiều cán bộ đến khu vực khai thác gỗ trái phép để tiếp ứng. Đối với nhóm của Hoàng Văn S, khi đến khu vực gần vị trí khai thác gỗ, S dừng xe tại lối đường mòn vào khu khai thác, lúc này có K, L, T, S, Hai, H đã mang các dụng cụ như cưa xăng, balan, dao, mùng, mền... đứng chờ ở đó. S nhìn thấy anh Nguyễn Khắc C có mặc trang phục ngành lâm nghiệp đang đi theo sau các đối tượng xẻ gỗ thuê, bực tức vì anh C không cho người của S khai thác gỗ nên S tiến đến nắm cổ áo, dùng 01 con dao bầu mũi nhọn kề vào cổ anh C đe doạ và nói “Mày có tin tao giết mày không”, “Sao mày đuổi lính tao” rồi S dùng bản dao đánh vào vai, dùng chuôi dao đánh vào mặt anh C. Thấy vậy, B chạy lại can ngăn S không cho đánh anh C nữa. Lúc này, T cầm 01 con dao Thái lan có chuôi màu xanh cũng xông tới dùng chân đạp vào người, dùng cùi trỏ tay đánh vào mặt anh Cường, Tường còn nói “Mày có tin tao cắt cổ mày không”. Lúc đó, S nói: “Thôi đủ rồi”. Sau đó, cả bọn quay xe ô tô Biển kiểm soát 92A-053.94 để về trung tâm huyện K. Đến khu vực thôn K, xã M thì bị lực lượng Công an huyện K yêu cầu dừng xe và mời về Cơ quan Công an huyện K làm việc.

Ngày 04/01/2019, Cơ quan Công an huyện Kon Plông đã tiến hành kiểm tra hành chính tại nhà do Hoàng Văn S thuê, phát hiện 2,976m3 gỗ giổi, 08 viên đạn, 03 quả nghi là lựu đạn. Tại bản Kết luận giám định số 01 ngày 11/01/2019 của Phòng quân khí Quân đoàn 3 xác định 08 viên đạn nói trên là vũ khí quân dụng nhưng không còn khả năng sử dụng, 03 viên nghi là lựu đạn là loại lựu đạn mô hình, dùng trong diễn tập, không có khả năng gây nổ, sát thương.

Ngày 08/01/2019, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum ra Quyết định trưng cầu giám định tỷ lệ thương tật của anh Nguyễn Khắc C. Tại Bản Kết luận giám định pháp y về thương tích số 04 ngày 10/01/2019 của Trung tâm pháp y tỉnh Kon Tum kết luận thương tích trên môi phải của anh Nguyễn Khắc Cường có tỷ lệ là 01%.

Ngày 07/01/2019, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Kon Plông tiến hành khám nghiệm hiện trường vụ khai thác gỗ trái phép tại Khoảnh 12 Tiểu khu 429. Kết quả khám nghiệm hiện trường cho thấy: Tại hiện trường phát hiện 04 gốc cây chủng loại Chò chỉ đã bị cắt hạ trái phép. Tổng khối lượng gỗ bị thiệt hại đo đạc tại hiện trường là 40,996 m3 gỗ tròn chủng loại Chò chỉ, nhóm III. Riêng cây gỗ Chò chỉ mà Lê Đại B yêu cầu K, L, S, T, H và H xẻ trái phép bao gồm 05 lóng gỗ, tổng khối lượng gỗ là 12,647 m3 gỗ tròn, gỗ thông thường nhóm III. Căn cứ vào Kết quả kiểm kê rừng năm 2014 theo Quyết định số 1307 ngày 22/12/2014 của UBND tỉnh Kon Tum thì khu vực Khoảnh 12 Tiểu khu 429 là loại rừng tự nhiên, chức năng sản xuất.

Tại bản cáo trạng số: 08/CT-VKS ngày 02 tháng 5 năm 2019 của Viện kiểm sát nhân dân huyện Kon Plông truy tố các bị cáo: Hoàng Văn S, Lê Đại B, A B, Đinh Trung K, Đinh Thanh L, Đinh Văn S, Cao Văn T, Đinh H, Sầm Văn H, Đinh Hùng T, Tăng Văn T về tội “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản” (Chưa đạt) theo quy định tại Điều 232 của Bộ luật hình sự. Hoàng Văn S, Nguyễn Văn T về phạm tội “Chống người thi hành công vụ” quy định tại Điều 330 Bộ luật hình sự.

Tại phiên tòa, đại diện Viện kiểm sát nhân dân huyện Kon Plông giữ nguyên quyết định truy tố và đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng: Áp dụng Điểm o Khoản 2 Điều 232; Điều 15; Điều 57; Điều 58; Điểm h, s Khoản 1, Khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự tuyên phạt bị cáo Hoàng Văn S mức án từ 02 (Hai) năm đến 02 (Hai) năm 06 (S) tháng tù về tội “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản”; Áp dụng Điểm đ Khoản 2 Điều 330; Điều 58; Điểm s Khoản 1, Khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự tuyên phạt bị cáo Hoàng Văn S mức án từ 02 (Hai) năm đến 02 (Hai) năm 06 (S) tháng tù về tội “Chống người thi hành công vụ”. Áp dụng Điều 55 của Bộ luật hình sự tổng hợp hình phạt của 02 tội là từ 04 (Bốn) năm đến 05 (Năm) năm tù, thời hạn tù tính từ ngày bị cáo bị bắt, tạm giữ 04/01/2019.

Áp dụng Điểm o Khoản 2 Điều 232; Điều 15; Khoản 1 Điều 54; Điều 57; Điều 58; Điểm h, s Khoản 1, Khoản 2 Điều 51 của Bộ luật hình sự tuyên phạt bị cáo Tăng Văn T mức án từ 15 (Mười lăm) tháng đến 18 (Mười tám) tháng tù về tội “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản”, thời hạn tù tính từ ngày bị cáo bị bắt tạm giam 22/3/2019.

Áp dụng Điểm b Khoản 1 Điều 232; Điều 15; Điều 57, Điều 58; Điểm h, s Khoản 1 Điều 51 của Bộ luật hình sự tuyên phạt bị cáo Lê Đại B mức án từ 15 (Mười lăm) tháng đến 18 (Mười tám) tháng tù về tội “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản”, thời hạn tù tính từ ngày bị cáo bị bắt tạm giam 08/01/2019.

Áp dụng Điểm b Khoản 1 Điều 232; Điều 15; Điều 57; Điều 58; Điểm h, i, s Khoản 1 Điều 51 của Bộ luật hình sự tuyên phạt bị cáo A B mức án từ 09 (Chín) tháng đến 12 (Mười hai) tháng tù về tội “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản”, thời hạn tù tính từ ngày bị cáo bị bắt tạm giam 25/3/2019.

Áp dụng Điểm b Khoản 1 Điều 232; Điều 15; Điều 36; Điều 57; Điều 58; Điểm h, i, s Khoản 1 Điều 51 của Bộ luật hình sự tuyên phạt các bị cáo: Đinh Văn S, Cao Văn T, Đinh H mức án từ 21 (Hai mươi mốt) tháng đến 24 (Hai mươi tư) tháng cải tạo không giam giữ về tội “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản”, các bị cáo được trừ thời hạn bị tạm giam từ ngày 08/01/2019. Tính đến ngày 11/7/2019, các bị cáo đã bị tạm giam 185 ngày. Áp dụng Khoản 3 Điều 328 của Bộ luật tố tụng hình sự tuyên trả tự do cho các bị cáo nếu các bị cáo không bị tạm giam về một tội phạm khác.

Áp dụng Điểm b Khoản 1 Điều 232; Điều 15; Điều 36; Điều 57; Điều 58; Điểm h, i, s Khoản 1, Khoản 2 Điều 51 của Bộ luật hình sự tuyên phạt bị cáo Đinh Thành L mức án từ 20 (Hai mươi) tháng đến 23 (Hai mươi ba) tháng cải tạo không giam giữ về tội “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản”, bị cáo được trừ thời hạn tạm giam từ ngày 08/01/2019, tính đến ngày 11/7/2019, bị cáo đã bị tạm giam 185 ngày. Áp dụng Khoản 3 Điều 328 của Bộ luật tố tụng hình sự tuyên trả tự do cho các bị cáo nếu không bị tạm giam về một tội phạm khác.

Áp dụng Điểm b Khoản 1 Điều 232; Điều 15; Điều 36; Điều 57; Điều 58; Điểm h, i, s Khoản 1 Điều 51 BLHS tuyên phạt các bị cáo: Đinh Trung K, Sầm Văn H mức án từ 21 (Hai mươi mốt) tháng đến 24 (Hai mươi tư) tháng cải tạo không giam giữ về tội “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản”. Các bị cáo được trừ thời hạn bị tạm giam từ ngày 08/01/2019 đến ngày 01/02/2019 (25 ngày).

Áp dụng Điểm b Khoản 1 Điều 232; Điều 15; Điều 36; Điều 57; Điều 58; Điểm h, i, s Khoản 1 Điều 51 của Bộ luật hình sự tuyên phạt bị cáo Đinh Hùng T mức án từ 09 (Chín) tháng đến 12 (Mười hai) tháng cải tạo không giam giữ về tội “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản”. Bị cáo được trừ thời hạn bị tạm giam từ ngày 09/01/2019 đến ngày 23/01/2019 (15 ngày).

Áp dụng Khoản 1 Điều 330; Điều 58; Điểm s Khoản 1 Điều 51; Điểm h Khoản 1 Điều 52 của Bộ luật hình sự tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn T mức án từ 09 (Chín) tháng đến 12 (Mười hai) tháng tù về tội “Chống người thi hành công vụ”, thời hạn tù tính từ ngày bị cáo bị bắt, tạm giữ 04/01/2019.

Về hình phạt bổ sung: Xét thấy các bị cáo đều không có công việc ổn định, không có thu nhập nên đề nghị không áp dụng hình phạt bổ sung hoặc khấu trừ thu nhập đối với tất cả các bị cáo.

Về xử lý vật chứng: Đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng điểm a khoản 1 Điều 47 của Bộ luật hình sự, điểm a, c khoản 2 Điều 106 của Bộ luật tố tụng hình sự xử lý như sau:

Tch thu sung công quỹ Nhà nước: Đối với 8,036 m3 gỗ xẻ chủng loại Chò chỉ, nhóm III; 01 (Một) máy cưa màu cam, ở vỏ máy có ghi dòng chữ “STIHL 117dB”, tình trạng đã qua sử dụng, không kiểm tra chi tiết máy bên trong; 01 (Một) máy cưa màu cam,ở vỏ máy có ghi dòng chữ “STIHL 117dB”, tình trạng đã qua sử dụng, không kiểm tra chi tiết máy bên trong; 01 (Một) máy cưa màu cam, không rõ nhãn H, tình trạng đã qua sử dụng, không kiểm tra chi tiết máy bên trong; 01 (Một) lam cưa màu trắng, có chiều dài 1,6 mét, chiều rộng nhất 12 cm, chiều hẹp nhất 4 cm, đã được bọc xích, tình trạng đã qua sử dụng; 01 (Một) lam cưa màu trắng, có chiều dài 1,2 mét, chiều rộng nhất 12 cm, chiều hẹp nhất 4 cm, đã được bọc xích, tình trạng đã qua sử dụng; 01 (Một) lam cưa màu trắng, có chiều dài 80 cm, chiều rộng nhất 10 cm, chiều hẹp nhất 4 cm, đã được bọc xích, tình trạng đã qua sử dụng; 01 (Một) ba lan ký H SHUANG GE HS2 TYPE CHAIN BLOCK 2 Ton, màu cam đã qua sử dụng gồm (dây xích, móc, hộp) không kiểm tra chi tiết máy bên trong.

Tch thu tiêu hủy: 01 (Một) ba lan (gồm dây xích, móc, hộp) ký H SHUANG GE HS2 TYPE CHAIN BLOCK 1 Ton đã bị hư hỏng không còn giá trị sử dụng; 01 (Một) con dao dài 43 cm, mũi bằng, cán bằng gỗ; lưỡi bằng kim loại, chiều dài lưỡi 28,5cm, có một mặt cắt, bản rộng 6,70cm; 01(Một) con rựa dài 60 cm, mũi quắp, cán gỗ; lưỡi bằng kim loại, chiều dài lưỡi 29 cm, có một mặt cắt, bản rộng 4,60 cm; 01 (Một) con dao nhọn, dài 78 cm; T được hàn ống kim loại, đường kính 0,25cm: chiều dài lưỡi 27 cm, có một mặt cắt, bản rộng 05 cm; 01 (Một) con dao bầu nhọn, có chiều dài 35 cm, cán gỗ, lưỡi dao bằng kim loại; 01 (Một) con dao thái lan có cán màu xanh, mũi nhọn, có chiều dài 26 cm; lưỡi bằng kim loại màu sáng.

Về trách nhiệm dân sự: Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Kon Plông không yêu cầu các bị cáo bồi thường thiệt hại về lâm sản. Anh Nguyễn Khắc C không yêu cầu Hoàng Văn S và Nguyễn Văn T phải bồi thường nên không đề cập. Đối với số tiền 15.000.000 đồng do bị cáo Lê Đại B bỏ ra đưa cho Đinh Hùng T mua sắm đồ dùng để khai thác gỗ, bị cáo Lê Đại B không yêu cầu hoàn trả lại nên không xem xét.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:

[1]. Về hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Kon Plông, Điều tra viên, Viện kiểm sát nhân dân huyện Kon Plông, Kiểm sát viên trong quá trình điều tra, truy tố đã thực hiện đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Quá trình điều tra và tại phiên tòa các bị cáo, người bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người làm chứng không có ý kiến, khiếu nại về hành vi, quyết định của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Do đó các hành vi, quyết định của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng đã thực hiện đều hợp pháp.

[2]. Lời khai của các bị cáo tại phiên tòa phù hợp với lời khai tại Cơ quan điều tra, lời khai của người bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người làm chứng, biên bản khám nghiệm hiện trường, biên bản thu giữ vật chứng và các tài liệu, chứng cứ khác có trong hồ sơ vụ án đã được thẩm tra tại phiên tòa, có đủ căn cứ xác định: Vào cuối tháng 12/2018, Hoàng Văn S và Lê Đại B có ý định khai thác gỗ trái phép để xẻ thành sập (phản) bán lấy tiền tiêu xài, S và B đã gặp A B để nhờ Búp chỉ những cây gỗ lớn có thể xẻ thành sập. A B đồng ý và chỉ cho S và B 03 cây gỗ Chò chỉ nhóm III đã được cắt hạ từ trước đó tại Khoảnh 12 Tiểu khu 429 thuộc lâm phần do Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Kon Plông quản lý. Sau đó, S và B thông qua Đinh Hùng T thuê Đinh Trung K, Cao Văn T, Đinh Thành L, Đinh Văn S, Sầm Văn H và Đinh H để vào rừng xẻ gỗ. Khi đã thuê được người, S nhờ Tăng Văn T điều khiển xe ô tô BKS 92A-053.94 chở những người này đến vị trí 03 cây gỗ do A B chỉ trước đó. Tại đây, B yêu cầu K, Luân, Sơn, T, Hai, H xẻ 01 cây gỗ có khối lượng 12,647 m3 gỗ tròn ra thành sập. Sáng ngày 04/01/2019, K, L, S, T thay nhau dùng cưa xăng để cắt cây gỗ ra thành 05 lóng, H1, H2 phụ cưa, lật gỗ. Khi K và những người trên đang xẻ được 02 đường cưa trên 01 lóng gỗ thì bị anh Nguyễn Khắc Cường phát hiện, yêu cầu những người này ngừng cưa, thu dọn đồ đạc ra trụ sở Lâm trường M để làm việc. K, L, Sơn, T, Hai, H chấp hành, thu dọn đồ đạc đi ra ngoài. Nhận được thông tin của K từ Tráng, B đến nhà S nói với S biết sự việc Lâm trường không cho làm gỗ nữa, vào đón người làm về. S liền điều khiển xe ô tô chở theo B, T và Nguyễn Văn T vào vị trí khai thác gỗ. Sau khi nhìn thấy anh C ở bìa rừng, bực tức vì anh C đuổi người làm của mình, S tiến đến cầm dao đe doạ, đánh vào mặt, vào người anh C. Lúc này, T cũng xông tới, trên tay cầm 01 con dao, dùng chân đạp vào người, dùng tay đánh vào mặt anh C gây thương tích với tỷ lệ 01%. Như vậy, có đủ cơ sở kết luận bị cáo Hoàng Văn S phạm các tội “Vi phạm quy định về khai thác bảo vệ rừng và lâm sản” theo quy định tại điểm o khoản 2 Điều 232, “Chống người thi hành công vụ” theo điểm đ khoản 2 Điều 330 của Bộ luật hình sự; bị cáo Tăng Văn T phạm tội “Vi phạm quy định về khai thác B vệ rừng và lâm sản” theo quy định tại điểm o khoản 2 Điều 232 của Bộ luật hình sự; các bị cáo Lê Đại B, A B, Đinh Trung K, Đinh Thành L, Đinh Văn S, Cao Văn T, Đinh H, Sầm Văn H, Đinh Hùng T phạm tội “Vi phạm quy định về khai thác B vệ rừng và lâm sản” theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 232 của Bộ luật hình sự; bị cáo Nguyễn Văn T phạm tội “Chống người thi hành công vụ” theo quy định tại khoản 1 Điều 330 của Bộ luật hình sự. Cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân huyện Kon Plông truy tố các bị cáo về tội danh và điều khoản nêu trên là có căn cứ, đúng người, đúng tội.

[3]. Xét về hành vi phạm tội của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, các bị cáo biết rằng việc khai thác gỗ trái phép là vi phạm pháp luật, nhưng các bị cáo vẫn cố ý tổ chức thực hiện. Trong khi toàn Đảng, toàn dân phát động phong trào trồng cây phủ xanh đất trống đồi núi trọc, chống sói mòn sạt lở. Huyện Kon Plông đã có nhiều giải pháp quyết liệt để B vệ rừng, nhưng tình hình khai thác gỗ trái phép trên địa bàn huyện vẫn diễn ra hết sức phức tạp. Hành vi của các bị cáo là gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường rừng. Các bị cáo là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự, nhận thức được hành vi khai thác gỗ không có giấy phép là trái pháp luật. Nên cần xứ lý các bị cáo tương xứng với tính chất, mức độ hành vi phạm tội mà các bị cáo đã gây ra.

[4]. Để có căn cứ quyết định hình phạt, ngoài việc xem xét tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội của các bị cáo, cần xem xét đến nhân T, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với từng bị cáo.

[5]. Đây là vụ án đồng phạm nhưng mang tính chất giản đơn, tuy các bị cáo có sự thống nhất ý chí từ trước, nhưng không có sự bàn bạc, phân công trách nhiệm từng người đồng phạm.

[6]. Đối với Hoàng Văn S: Là người khởi xướng ý định tiến hành việc khai thác gỗ trái phép cùng Lê Đại B, trực tiếp đi tìm gặp và nhờ A B chỉ các cây gỗ, nhờ Tăng Văn T đi đón, chở những người xẻ gỗ. Do đó, Hoàng Văn S phải chịu trách nhiệm với vai trò chủ mưu đối về hành vi “Vi phạm quy định về khai thác, B vệ rừng và lâm sản”. Xét về nhân T, bị cáo có nhân T xấu, bị cáo đã có 02 tiền án: Ngày 01/4/2011, bị Tòa án nhân dân TP Huế xử phạt 27 tháng tù về tội Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có; chấp hành án tại trại giam Nghĩa An, tỉnh Quảng Trị, tháng 02/2012 chấp hành xong. Ngày 27/12/2013, phạm tội “Đánh bạc”; Ngày 28/01/2015, bị Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng xử phúc thẩm xử phạt 04 tháng tù. Hoàng Văn S đang tại ngoại không chấp hành bản án, ngày 17/03/2017 bị Cơ quan Thi hành án tỉnh Kon Tum bắt thi hành án tại trại tạm giam Công an tỉnh Kon Tum (theo Quyết định Truy nã số 17, ngày 14/3/2017 của Cơ quan Thi hành án Công an tỉnh Kon Tum); ngày 14/7/2017 chấp hành xong. Bị cáo chưa được xóa án tích. Như vậy, Hoàng Văn S có 02 tiền án, thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm. Do vậy, Hoàng Văn S phải chịu trách nhiệm về tội “Vi phạm quy định về khai thác B vệ rừng và lâm sản” với tình tiết tăng nặng định khung theo quy định tại điểm o khoản 2 Điều 232 của Bộ luật hình sự. Hành vi của Hoàng Văn S dùng lời lẽ đe doạ, dùng dao, tay, chân đánh anh Nguyễn Khắc Cường là cán bộ Lâm trường Măng Cành 2 đang thi hành nhiệm vụ làm cản trở việc anh Cường đưa những đối tượng khai thác gỗ trái phép về trụ sở làm việc đã phạm vào tội “Chống người thi hành công vụ” theo quy định tại Điểm đ khoản 2 Điều 330 Bộ luật hình sự với tình tiết tăng nặng định khung “Tái phạm nguy hiểm”. Xét thấy trong quá trình điều tra và tại phiên tòa, bị cáo thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, bị cáo phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại, nên cần cho bị cáo được hưởng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm h, s khoản 1 Điều 51 của Bộ luật hình sự. Bị cáo có mẹ là người có công với cách mạng được Nhà nước ghi nhận nên cần cho bị cáo được hưởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 Điều 51 của Bộ luật hình sự để giảm nhẹ một phần hình phạt cho bị cáo. Tuy nhiên, bị cáo là người giữ vai trò chính, vì vậy hành vi của bị cáo cần phải được xử lý nghiêm trước pháp luật mới có tác dụng giáo dục bị cáo và răn đe phòng ngừa chung.

[7]. Đối với Lê Đại B: Là người nảy sinh ý định tiến hành việc khai thác gỗ trái phép cùng Hoàng Văn S, tiếp nhận ý định khai thác gỗ của S, bị cáo là người trực tiếp đi tìm người khai thác gỗ, đưa tiền cho những người khai thác gỗ mua các công cụ phục vụ cho việc khai thác. Đồng thời Lê Đại B là người trực tiếp dẫn K, T, H, Hai, Sơn, Luân vào rừng chỉ gỗ và trao đổi về quy cách xẻ gỗ. Do đó, B phải chịu trách nhiệm hình sự trong vụ án với vai trò đồng phạm là người chủ mưu về hành vi “Vi phạm quy định về khai thác, B vệ rừng và lâm sản”. Xét về nhân T, bị cáo có nhân T xấu, bị cáo 02 tiền án. Ngày 24/3/2004 bị Toà án nhân dân huyện Kon Rẫy xử phạt 12 tháng cải tạo không giam giữ về tội “Cố ý gây thương tích”. Trong thời gian chấp hành án, ngày 22/7/2004 phạm tội “Cướp tài sản”. Ngày 11/01/2005, bị Toà án nhân dân tỉnh Kon Tum tuyên phạt 06 năm tù, tổng hợp hình phạt của 02 Bản án, buộc chấp hành 06 năm 25 ngày tù, năm 2010 chấp hành xong. Xét thấy, trong quá trình điều tra và tại phiên tòa, bị cáo thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, bị cáo phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại, nên cần cho bị cáo được hưởng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm h, s khoản 1 Điều 51 của Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, bị cáo là người giữ vai trò chính, vì vậy hành vi của bị cáo cần phải được xử lý nghiêm trước pháp luật mới có tác dụng giáo dục bị cáo và răn đe phòng ngừa chung.

[8]. Đối với A B: Là người biết rõ mục đích khai thác gỗ trái phép của S và B nhưng vẫn chỉ cây gỗ cho S và B. Điều này tạo điều kiện để S, B thực hiện hành vi khai thác gỗ. Vì vậy, A B phải chịu trách nhiệm với vai trò người giúp sức tích cực về hành vi “Vi phạm quy định về khai thác, B vệ rừng và lâm sản” theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 232 của Bộ luật hình sự. Xét về nhân T, bị cáo có nhân tốt, không có tiền án, tiền sự, bị cáo phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại, bị cáo phạm tội lần đầu thuộc trường hợp ít nghiêm trọng, trong quá trình điều tra và tại phiên tòa, bị cáo thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải nên cần cho bị cáo được hưởng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm h, i, s khoản 1 Điều 51 của Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, bị cáo là người giữ vai trò là người giúp sức tích cực, hơn nữa bị cáo lại là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, là Cán bộ công chức lẽ ra bị cáo phải làm gương cho nhân dân trong công tác bảo vệ rừng, khi phát hiện gỗ bị hạ trong rừng, bị cáo không báo cho Cơ quan chức năng mà lại chỉ cho S và B, vì vậy hành vi của bị cáo cần phải được xử lý nghiêm trước pháp luật mới có tác dụng giáo dục bị cáo và răn đe phòng ngừa chung.

[9]. Đối với Đinh Trung K, Đinh Văn S, Cao Văn T, Đinh Thành L, Đinh H, Sầm Văn H là người được S và B thông qua Đinh Hùng T thuê để vào rừng xẻ gỗ, vì vậy hành vi của các bị cáo đã phạm tội “Vi phạm quy định về khai thác, B vệ rừng và lâm sản” theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 232 của Bộ luật hình sự với vai trò là người thực hành trong vụ án này. Xét về nhân T các bị cáo có nhân T tốt, không có tiền án tiền sự, các bị cáo phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại, các bị cáo phạm tội lần đầu thuộc trường hợp ít nghiêm trọng, trong quá trình điều tra và tại phiên tòa, các bị cáo thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải nên cần cho bị cáo được hưởng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm h, i, s khoản 1 Điều 51 của Bộ luật hình sự. Bị cáo Đinh Thành L có mẹ là người có công với cách mạng được Nhà nước ghi nhận nên cần cho bị cáo được hưởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 Điều 51 của Bộ luật hình sự để giảm nhẹ một phần hình phạt cho bị cáo. Xét thấy các bị cáo có nơi cư trú rõ ràng, ổn định, có nhiều tình tiết giảm nhẹ, không có tình tiết tăng nặng nên không cần thiết phải cách ly các bị cáo ra khỏi đời sống xã hội, giao các bị cáo cho chính quyền địa phương giám sát, giáo dục trong thời gian chấp hành án vẫn đảm B việc giáo dục, cải tạo riêng đối với các bị cáo cũng như phòng ngừa chung.

[10]. Đối với Đinh Hùng T: Là người biết rõ mục đích khai thác gỗ trái phép mà B sẽ làm. Tuy nhiên, vẫn giúp B tìm người để xẻ gỗ. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác gỗ trái phép. Do đó, bị cáo phải chịu trách nhiệm với vai trò là người giúp sức về hành vi “Vi phạm quy định về khai thác, B vệ rừng và lâm sản” theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 232 của Bộ luật hình sự. Xét về nhân T, bị cáo có nhân T tốt, không có tiền án tiền sự, bị cáo phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại, bị cáo phạm tội lần đầu thuộc trường hợp ít nghiêm trọng, trong quá trình điều tra và tại phiên tòa, bị cáo thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải nên cần cho bị cáo được hưởng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm h, i, s khoản 1 Điều 51 của Bộ luật hình sự để giảm nhẹ một phần hình phạt cho bị cáo. Xét thấy bị cáo có nơi cư trú rõ ràng, ổn định, có nhiều tình tiết giảm nhẹ, không có tình tiết tăng nặng nên không cần thiết phải cách ly bị cáo ra khỏi đời sống xã hội, giao bị cáo cho chính quyền địa phương giám sát, giáo dục trong thời gian chấp hành án vẫn đảm B việc giáo dục, cải tạo riêng đối với bị cáo cũng như phòng ngừa chung.

[11]. Đối với Tăng Văn T: Là người biết rõ mục đích khai thác gỗ trái phép mà S và B, nhưng vẫn giúp S, B chở K, Luân, Sơn, Hai, H, T cùng toàn bộ công cụ (máy cưa, đồ đạc) lên vị trí khai thác gỗ. Như vậy, T đã tạo điều kiện thuận lợi cho công việc khai thác gỗ được tiến hành. Do đó, bị cáo phải chịu trách nhiệm với vai trò là người giúp sức về hành vi “Vi phạm quy định về khai thác, B vệ rừng và lâm sản”. Xét về nhân T, bị cáo có nhân T xấu, bị cáo có 03 tiền án. Ngày 01/4/2011, bị Toà án nhân dân TP. Huế xử phạt 24 tháng tù về tội “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”; chấp hành án tại trại giam Nghĩa An, tỉnh Quảng Trị; năm 2012 chấp hành án xong. Ngày 18/01/2013, bị Toà án nhân dân huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai tuyên phạt 20 tháng tù về tội Trộm cắp tài sản. Chấp hành án tại Trại giam Gia Trung tỉnh Gia Lai; Ngày 23/4/2014 chấp hành xong. Ngày 23/3/2016, bị Toà án nhân dân huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai xử phạt 30 tháng tù về tội “Trộm cắp tài sản”; chấp hành án tại trại giam Gia Trung, tỉnh Gia Lai; đến ngày 01/02/2018 chấp hành xong. Như vậy, bị cáo có 03 tiền án, thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm. Do vậy, bị cáo phải chịu trách nhiệm về tội “Vi phạm quy định về khai thác B vệ rừng và lâm sản” với tình tiết tăng nặng định khung theo quy định tại điểm o khoản 2 Điều 232 của Bộ luật hình sự. Xét thấy trong quá trình điều tra và tại phiên tòa, bị cáo thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, bị cáo phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại, nên cần cho bị cáo được hưởng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm h, s khoản 1 Điều 51 của Bộ luật hình sự. Bị cáo có mẹ là người có công với cách mạng được Nhà nước ghi nhận nên cần cho bị cáo được hưởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 Điều 51 của Bộ luật hình sự để giảm nhẹ một phần hình phạt cho bị cáo. Xét thấy, bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, không có tình tiết tăng nặng, bị cáo cáo có vai trò không đáng kể trong vụ án nên cần áp dụng mức hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt theo quy định tại Điều 54 của Bộ luật hình sự để giảm nhẹ một phần hình phạt cho bị cáo.

[12]. Đối với Nguyễn Văn T: Là người không liên quan đến hành vi khai thác gỗ trái phép nhưng khi thấy Hoàng Văn S có hành vi đánh anh Nguyễn Khắc C, Tường tiếp nhận ngay ý chí của Hoàng Văn S, trên tay Tường cầm 01 con dao thái lan, Tường dùng chân đạp vào người anh C, dùng cùi trỏ tay đánh vào mặt anh C. Do đó, Nguyễn Văn T có vai trò là người thực hành đối với hành vi “Chống người thi hành công vụ” theo quy định tại khoản 1 Điều 330 của Bộ luật hình sự. Xét về nhân T, bị cáo có nhân T xấu, bị cáo có 01 tiền án. Ngày 28/9/2016, bị Toà án nhân dân huyện Đăk Hà tuyên phạt 24 tháng tù về tội “Cố ý gây thương tích”, chấp hành án tại trại giam Gia Trung, tỉnh Gia Lai đến ngày 26/10/2017 chấp hành xong. Xét thấy trong quá trình điều tra và tại phiên tòa, bị cáo thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải nên cần cho bị cáo được hưởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm s khoản 1 Điều 51 của Bộ luật hình sự. Xét về tình tiết tăng nặng bị cáo chưa được xóa án tích mà lại tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý nên bị cáo phải chịu tình tiết tăng nặng tái phạm theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 52 của Bộ luật hình sự. Vì vậy, hành vi của bị cáo cần phải được xử lý nghiêm trước pháp luật mới có tác dụng giáo dục bị cáo và răn đe phòng ngừa chung.

[13]. Đối với Nguyễn Khắc C là cán bộ Lâm trường M, là người trực tiếp quản lý Tiểu khu 429 đã thực hiện việc tuần tra, kiểm tra, kiểm soát lâm sản theo lịch do Giám đốc Lâm trường M phân công. Tuy nhiên, diện tích rừng quản lý, bảo vệ là rất lớn, lực lượng cán bộ ít nên việc tuần tra, kiểm tra tại Khoảnh 12 Tiểu khu 429 chưa thường xuyên. Do đó, chưa phát hiện được các đối tượng cắt hạ trái phép 04 cây gỗ Chò chỉ nhóm III, gây thiệt hại về tài sản cho Nhà nước 40,996 mét khối gỗ tròn, quy ra tiền là 368.964.000 đồng. Từ ngày 01/01/2019 đến ngày 04/01/2019, phát hiện dấu vết nghi vấn nên Nguyễn Khắc C đã phát hiện và kịp thời ngăn chặn các đối tượng cắt xẻ gỗ trái phép. Theo các Công văn phúc đáp Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật và Viện khoa học hình sự - Bộ Công an thì việc xác định thời điểm cắt hạ các cây gỗ nêu trên không thể thực hiện được nên chưa có căn cứ khoa học để chứng minh hành vi phạm tội. Vì vậy, chưa có đầy đủ căn cứ để khởi tố vụ án, khởi tố bị can về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo quy định tại Điều 360 Bộ luật hình sự.

[14]. Đối với Nguyễn Hữu T cho Hoàng Văn S mượn xe ô tô BKS 92A- 053.94, S dùng xe ô tô trên vào việc phạm tội nhưng ông T không biết nên không đủ căn cứ để xử lý hình sự. Đối với Tô Vinh L, khi cho Lê Đại B mượn xe mô tô BKS: 82B1 – 459.22, L không biết mục đích sử dụng xe là gì. Do đó, không đủ cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự. Đối với Trần Thị Thùy N: khi nhận số tiền 15.000.000 đồng từ B, Ngân không biết mục đích sử dụng số tiền đó là gì. Do đó, không đủ cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự.

[15]. Đối với các đối tượng cắt hạ 04 cây gỗ có tổng khối lượng 40,996 m3 gỗ tròn nhóm III tại Khoảnh 12 Tiểu khu 429, trong quá trình điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Kon Plông không xác định được bị can nên Cơ quan Cảnh sát điều tra đã tách hành vi để tiếp tục điều tra, trường hợp có căn cứ sẽ xử lý sau là đúng pháp luật.

[16]. Đối với hành vi cất giữ gỗ trái phép, tàng trữ vũ khí quân dụng trái phép của Hoàng Văn S, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Kon Plông, Hạt kiểm lâm huyện Kon đã xử lý hành chính theo quy định.

[17]. Về trách nhiệm dân sự: Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp K không yêu cầu các bị cáo bồi thường thiệt hại về lầm sản. Anh Nguyễn Khắc C không yêu cầu Hoàng Văn S và Nguyễn Văn T phải bồi thường nên Hội đồng xét xử không đề cập. Bị cáo Lê Đại B không yêu cầu hoàn trả số tiền 15.000.000 đồng nên không không đề cập.

[18]. Về vật chứng của vụ án:

Xe ô tô BKS 92A-053.94 qua xác minh thuộc quyền sở hữu hợp pháp của Nguyễn Hữu T, trong quá trình điều tra Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện K đã trao trả cho Nguyễn Hữu T là đúng quy định của pháp luật.

Đi với số gỗ khối lượng 28,394 m3 gỗ tròn chủng loại Chò chỉ nhóm III, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Kon Plông đã tách ra để xử lý sau nên không đề cập.

Áp dụng điểm a khoản 1 Điều 47 của Bộ luật hình sự; điểm a, c khoản 2 Điều 106 của Bộ luật tố tụng hình sự:

Tch thu sung công quỹ Nhà nước: Đối với 8,036 m3 gỗ xẻ chủng loại Chò chỉ, nhóm III; 01 (Một) máy cưa màu cam, ở vỏ máy có ghi dòng chữ “STIHL 117dB”, tình trạng đã qua sử dụng, không kiểm tra chi tiết máy bên trong; 01 (Một) máy cưa màu cam,ở vỏ máy có ghi dòng chữ “STIHL 117dB”, tình trạng đã qua sử dụng, không kiểm tra chi tiết máy bên trong; 01 (Một) máy cưa màu cam, không rõ nhãn H, tình trạng đã qua sử dụng, không kiểm tra chi tiết máy bên trong; 01 (Một) lam cưa màu trắng, có chiều dài 1,6 mét, chiều rộng nhất 12 cm, chiều hẹp nhất 4 cm, đã được bọc xích, tình trạng đã qua sử dụng; 01 (Một) lam cưa màu trắng, có chiều dài 1,2 mét, chiều rộng nhất 12 cm, chiều hẹp nhất 4 cm, đã được bọc xích, tình trạng đã qua sử dụng; 01 (Một) lam cưa màu trắng, có chiều dài 80 cm, chiều rộng nhất 10 cm, chiều hẹp nhất 4 cm, đã được bọc xích, tình trạng đã qua sử dụng; 01 (Một) ba lan ký H SHUANG GE HS2 TYPE CHAIN BLOCK 2 Ton, màu cam đã qua sử dụng gồm (dây xích, móc, hộp) không kiểm tra chi tiết máy bên trong.

Tch thu tiêu hủy: 01 (Một) ba lan (gồm dây xích, móc, hộp) ký H SHUANG GE HS2 TYPE CHAIN BLOCK 1 Ton đã bị hư hỏng không còn giá trị sử dụng; 01 (Một) con dao dài 43 cm, mũi bằng, cán bằng gỗ; lưỡi bằng kim loại, chiều dài lưỡi 28,5cm, có một mặt cắt, bản rộng 6,70cm; 01(Một) con rựa dài 60 cm, mũi quắp, cán gỗ; lưỡi bằng kim loại, chiều dài lưỡi 29 cm, có một mặt cắt, bản rộng 4,60 cm; 01 (Một) con dao nhọn, dài 78 cm; T được hàn ống kim loại, đường kính 0,25cm: chiều dài lưỡi 27 cm, có một mặt cắt, bản rộng 05 cm; 01 (Một) con dao bầu nhọn, có chiều dài 35 cm, cán gỗ, lưỡi dao bằng kim loại; 01 (Một) con dao thái lan có cán màu xanh, mũi nhọn, có chiều dài 26 cm; lưỡi bằng kim loại màu sáng.

[19]. Về án phí: Các bị cáo bị kết án nên phải nộp tiền án phí hình sự theo quy định của pháp luật.

[20]. Về hình phạt bổ sung: Xét các tài liệu, chứng cứ và lời khai của các bị cáo tại phiên tòa cho thấy các bị cáo là lao động tự do, điều kiện kinh tế khó khăn, do đó Hội đồng xét xử quyết định không áp dụng hình phạt bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 232 của Bộ luật hình sự đối với các bị cáo.

Vì các lẽ trên:

QUYẾT ĐỊNH

Tuyên bố: Bị cáo Hoàng Văn S phạm các tội “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản” (Chưa đạt), “Chống người thi hành công vụ”.

Các bị cáo Tăng Văn T, Lê Đại B, A B, Đinh Trung K, Đinh Thành L, Đinh Văn S, Cao Văn T, Đinh H, Sầm Văn H, Đinh Hùng T phạm tội “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản” (Chưa đạt) Bị cáo Nguyễn Văn T phạm tội “Chống người thi hành công vụ” Áp dụng: Điểm o khoản 2 Điều 232, điểm h, s khoản 1, khoản 2 Điều 51, Điều 15, khoản 1, khoản 3 Điều 57, Điều 58 Bộ luật hình sự Xử phạt: Bị cáo Hoàng Văn S 24 (Hai mươi bốn) tháng tù về tội “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản” (Chưa đạt) Áp dụng: Điểm đ khoản 2 Điều 330, Điều 58, điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51 của Bộ luật hình sự.

Xử phạt: Bị cáo Hoàng Văn S 24 (Hai mươi bốn) tháng tù về tội “Chống người thi hành công vụ” Áp dụng Điều 55 của Bộ luật hình sự tổng hợp hình phạt của hai tội buộc bị cáo Hoàng Văn S phải chấp hành hình phạt 48 (Bốn mươi tám) tháng tù, thời hạn tù tính từ ngày bị cáo bị bắt tạm giữ, tạm giam ngày 04/01/2019.

Áp dụng: Điểm o khoản 2 Điều 232, khoản 1 Điều 54, điểm h, s khoản 1, khoản 2 Điều 51, Điều 15; khoản 1, 3 Điều 57, Điều 58 Bộ luật hình sự.

Xử phạt bị cáo Tăng Văn T 15 (Mười lăm) tháng tù, thời hạn tù tính từ ngày bị cáo bị bắt tạm giam 22/03/2019.

Áp dụng: Điểm b khoản 1 Điều 232, điểm h, s khoản 1 Điều 51, Điều 15, khoản 1, khoản 3 Điều 57, Điều 58 Bộ luật hình sự.

Xử phạt: Bị cáo Lê Đại B 15 (Mười lăm) tháng tù, thời hạn tù tính từ ngày bị cáo bị bắt tạm giữ, tạm giam ngày 08/01/2019.

Áp dụng: Điểm b khoản 1 Điều 232, điểm h, i, s khoản 1 Điều 51, Điều 15, khoản 1, khoản 3 Điều 57, Điều 58 Bộ luật hình sự Xử phạt: Bị cáo A B 09 (Chín) tháng tù, thời hạn tù tình từ ngày bị cáo bị bắt tạm ngày 25/3/2019.

Áp dụng: Điểm b khoản 1 Điều 232, điểm h, i, s khoản 1 Điều 51, Điều 15, Điều 36, khoản 1, khoản 3 Điều 57, 58 Bộ luật hình sự Xử phạt: Bị cáo Đinh Hùng T 09 (chín) tháng cải tạo không giam giữ, nhưng được trừ thời hạn bị cáo bị tạm giam từ ngày 09/01/2019 đến ngày 23/01/2019 là 15 ngày x 3 = 01 tháng 15 ngày. Bị cáo còn phải chấp hành 07 tháng 15 ngày cải tạo không giam giữ, thời gian cải tạo không giam giữ tính từ ngày Cơ quan, tổ chức được giao giám sát giáo dục bị cáo nhận được Quyết định thi hành án, bản án có H lực pháp luật. Giao bị cáo cho Uỷ ban nhân dân thị trấn Đ, huyện K, tỉnh K giám sát, giáo dục trong thời gian chấp hành án. Gia đình bị cáo có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục bị cáo.

Xử phạt: Bị cáo Đinh Văn S 21 (Hai mươi mốt) tháng cải tạo không giam giữ, nhưng được trừ thời hạn bị cáo bị tạm giam từ ngày 08/01/2019 đến 11/7/2019 là 06 tháng 05 ngày x 3 = 18 tháng 15 ngày. Bị cáo còn phải chấp hành 02 tháng 15 ngày cải tạo không giam giữ, thời gian cải tạo không giam giữ tính từ ngày Cơ quan, tổ chức được giao giám sát giáo dục bị cáo nhận được Quyết định thi hành án, bản án có H lực pháp luật. Giao bị cáo cho Uỷ ban nhân dân xã T, huyện M, tỉnh Q giám sát, giáo dục trong thời gian chấp hành án. Gia đình bị cáo có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục bị cáo. Áp dụng khoản 3 Điều 328 Bộ luật tố tụng hình sự tuyên trả tự do cho bị cáo nếu bị cáo không bị tạm giam về một tội phạm khác.

Xử phạt: Bị cáo Cao Văn T 21 (Hai mươi mốt) tháng cải tạo không giam giữ, nhưng được trừ thời hạn bị cáo bị tạm giam từ ngày 08/01/2019 đến 11/7/2019 là 06 tháng 05 ngày x 3 = 18 tháng 15 ngày. Bị cáo còn phải chấp hành 02 tháng 15 ngày cải tạo không giam giữ, thời gian cải tạo không giam giữ tính từ ngày Cơ quan, tổ chức được giao giám sát giáo dục bị cáo nhận được Quyết định thi hành án, bản án có H lực pháp luật. Giao bị cáo cho Uỷ ban nhân dân xã H, huyện M, tỉnh Q giám sát, giáo dục trong thời gian chấp hành án. Gia đình bị cáo có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục bị cáo. Áp dụng khoản 3 Điều 328 của Bộ luật tố tụng hình sự tuyên trả tự do cho bị cáo nếu bị cáo không bị tạm giam về một tội phạm khác.

Xử phạt: Bị cáo Đinh H 21 (Hai mươi mốt) tháng cải tạo không giam giữ, nhưng được trừ thời hạn bị cáo bị tạm giam từ ngày 08/01/2019 đến 11/7/2019 là 06 tháng 05 ngày x 3 = 18 tháng 15 ngày. Bị cáo còn phải chấp hành 02 tháng 15 ngày cải tạo không giam giữ, thời gian cải tạo không giam giữ tính từ ngày Cơ quan, tổ chức được giao giám sát giáo dục bị cáo nhận được Quyết định thi hành án, bản án có H lực pháp luật. Giao bị cáo cho Uỷ ban nhân dân xã H, huyện M, tỉnh Q giám sát, giáo dục trong thời gian chấp hành án. Gia đình bị cáo có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục bị cáo. Áp dụng khoản 3 Điều 328 của Bộ luật tố tụng hình sự tuyên trả tự do cho bị cáo nếu bị cáo không bị tạm giam về một tội phạm khác.

Xử phạt: Bị cáo Đinh Trung K 21 (Hai mươi mốt) tháng cải tạo không giam giữ, nhưng được trừ thời hạn bị cáo bị tạm giam từ ngày 08/01/2019 đến ngày 01/02/2019 là 25 ngày x 3 = 02 tháng 15 ngày. Bị cáo còn phải chấp hành 18 tháng 15 ngày cải tạo không giam giữ, thời gian cải tạo không giam giữ tính từ ngày Cơ quan, tổ chức được giao giám sát giáo dục bị cáo nhận được Quyết định thi hành án, bản án có H lực pháp. Giao bị cáo cho Uỷ ban nhân dân thị trấn Đ, huyện K, tỉnh K giám sát, giáo dục trong thời gian chấp hành án. Gia đình bị cáo có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục bị cáo.

Xử phạt: Bị cáo Sầm Văn H 21 (Hai mươi mốt) tháng cải tạo không giam giữ, nhưng được trừ thời hạn bị cáo bị tạm giam từ ngày 08/01/2019 đến ngày 01/02/2019 là 25 ngày x 3 = 02 tháng 15 ngày. Bị cáo còn phải chấp hành 18 tháng 15 ngày cải tạo không giam giữ, thời gian cải tạo không giam giữ tính từ ngày Cơ quan, tổ chức được giao giám sát giáo dục bị cáo nhận được Quyết định thi hành án, bản án có H lực pháp. Giao bị cáo cho Uỷ ban nhân dân thị trấn Đ, huyện K, tỉnh K giám sát, giáo dục trong thời gian chấp hành án. Gia đình bị cáo có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục bị cáo.

Áp dụng: Điểm b khoản 1 Điều 232, điểm h, i, s khoản 1, khoản 2 Điều 51, Điều 15; Điều 36, khoản 1, khoản 3 Điều 57, Điều 58 Bộ luật hình sự Xử phạt: Bị cáo Đinh Thành L 20 (Hai mươi) tháng cải tạo không giam giữ, nhưng được trừ thời hạn bị cáo bị tạm giam ngày 08/01/2019 đến 11/7/2019 là 06 tháng 05 ngày x 3 = 18 tháng 15 ngày. Bị cáo còn phải chấp hành 01 tháng 15 ngày cải tạo không giam, thời gian cải tạo không giam giữ tính từ ngày Cơ quan, tổ chức được giao giám sát giáo dục bị cáo nhận được Quyết định thi hành án, bản án có H lực pháp luật. Giao bị cáo cho Uỷ ban nhân dân xã T, huyện M, tỉnh Q giám sát, giáo dục trong thời gian chấp hành án. Gia đình bị cáo có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục bị cáo. Áp dụng khoản 3 Điều 328 Bộ luật tố tụng hình sự tuyên trả tự do cho bị cáo nếu bị cáo không bị tạm giam về một tội phạm khác.

Áp dụng: Khoản 1 Điều 330, điểm s khoản 1 Điều 51, điểm h khoản 1 Điều 52, Điều 58 Bộ luật hình sự Xử phạt: Bị cáo Nguyễn Văn T 12 (Mười hai) tháng tù, thời hạn tù tính từ ngày bị cáo bị bắt tạm giữ, tạm giam ngày 04/01/2019.

Về vật chứng của vụ án: Áp dụng điểm a khoản 1 Điều 47 của Bộ luật hình sự; điểm a, c khoản 2 Điều 106 của Bộ luật tố tụng hình sự tuyên:

Tch thu sung công quỹ Nhà nước các vật chứng sau:

Đi với 8,036 m3 gỗ xẻ chủng loại Chò chỉ, nhóm III; 01 (Một) máy cưa màu cam, ở vỏ máy có ghi dòng chữ “STIHL 117dB”, tình trạng đã qua sử dụng, không kiểm tra chi tiết máy bên trong; 01 (Một) máy cưa màu cam,ở vỏ máy có ghi dòng chữ “STIHL 117dB”, tình trạng đã qua sử dụng, không kiểm tra chi tiết máy bên trong; 01 (Một) máy cưa màu cam, không rõ nhãn H, tình trạng đã qua sử dụng, không kiểm tra chi tiết máy bên trong; 01 (Một) lam cưa màu trắng, có chiều dài 1,6 mét, chiều rộng nhất 12 cm, chiều hẹp nhất 4 cm, đã được bọc xích, tình trạng đã qua sử dụng; 01 (Một) lam cưa màu trắng, có chiều dài 1,2 mét, chiều rộng nhất 12 cm, chiều hẹp nhất 4 cm, đã được bọc xích, tình trạng đã qua sử dụng; 01 (Một) lam cưa màu trắng, có chiều dài 80 cm, chiều rộng nhất 10 cm, chiều hẹp nhất 4 cm, đã được bọc xích, tình trạng đã qua sử dụng; 01 (Một) ba lan ký H SHUANG GE HS2 TYPE CHAIN BLOCK 2 Ton, màu cam đã qua sử dụng gồm (dây xích, móc, hộp) không kiểm tra chi tiết máy bên trong.

Tch thu tiêu hủy các vật chứng sau: 01 (Một) ba lan (gồm dây xích, móc, hộp) ký H SHUANG GE HS2 TYPE CHAIN BLOCK 1 Ton đã bị hư hỏng không còn giá trị sử dụng; 01 (Một) con dao dài 43 cm, mũi bằng, cán bằng gỗ; lưỡi bằng kim loại, chiều dài lưỡi 28,5cm, có một mặt cắt, bản rộng 6,70cm; 01(Một) con rựa dài 60 cm, mũi quắp, cán gỗ; lưỡi bằng kim loại, chiều dài lưỡi 29 cm, có một mặt cắt, bản rộng 4,60 cm; 01 (Một) con dao nhọn, dài 78 cm; T được hàn ống kim loại, đường kính 0,25cm: chiều dài lưỡi 27 cm, có một mặt cắt, bản rộng 05 cm; 01 (Một) con dao bầu nhọn, có chiều dài 35 cm, cán gỗ, lưỡi dao bằng kim loại; 01 (Một) con dao thái lan có cán màu xanh, mũi nhọn, có chiều dài 26 cm; lưỡi bằng kim loại màu sáng.

Về án phí:

Áp dụng Điều 136 Bộ luật tố tụng hình sự; khoản 1 Điều 3, điểm a khoản 1 Điều 23 Nghị quyết số: 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

Buộc các bị cáo Hoàng Văn S, Lê Đại B, A B, Đinh Trung K, Đinh Thành L, Đinh Văn S, Cao Văn T, Đinh H, Sầm Văn H, Đinh Hùng T, Tăng Văn T, Nguyễn Văn T mỗi bị cáo phải nộp 200.000 (Hai trăm nghìn đồng) tiền án phí hình sự sơ thẩm để nộp vào Ngân sách Nhà nước.

Căn cứ các Điều 331, 333 của Bộ luật tố tụng hình sự; các bị cáo, người bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền kháng cáo bản án này trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án.

“Trường hợp Bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các điều 6, 7 và 9 Luật thi hành án dân sự; Thời H thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự”.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

1927
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án về tội vi phạm quy định khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản (chưa đạt) và tội chống người thi hành công vụ số 09/2019/HS-ST

Số hiệu:số 09/2019/HS-ST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Huyện Kon Plông - Kon Tum
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 11/07/2019
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về