Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 22-NL/LN quy định chế độ sử dụng gỗ

Số hiệu: 22-NL/LN Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Nông lâm Người ký: Lê Duy Trinh
Ngày ban hành: 04/11/1957 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG LÂM
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 22-NL/LN

Hà Nội, ngày 04 tháng 11 năm 1957 

 

THÔNG TƯ

VỀ VIỆC QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ SỬ DỤNG GỖ

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG LÂM

Kính gửi:

Các ông Chủ tịch Ủy ban Hành chính khu và tỉnh
Các ông Giám đốc khu và sở Nông lâm
Các ông Trưởng ty Nông lâm Lâm nghiệp

 

Trước đây Bộ đã có thông tư số: 21-NĐ/LN/TT ngày 27-12-1956 quy định tạm thời về việc sử dụng gỗ, nhưng thông tư đó chỉ nêu được những nét lớn, chưa quy định được cụ thể việc sử dụng gỗ trong từng công trình. Vì vậy Bộ đã phối hợp với một số ngành sử dụng nhiều gỗ (như Giao thông, Kiến trúc) để nghiên cứu bổ khuyết thêm và sau đây Bộ gửi một bản quy định việc sử dụng các loại gỗ trong các công trình kiến thiết để bổ sung thông tư nói ở trên.

Yêu cầu các Ủy ban Hành chính các khu và ty Nông lâm, Lâm nghiệp có kế hoạch giải thích, phổ biến sâu rộng các cơ quan và nhân dân chế độ sử dụng gỗ này. Kiểm tra đôn đốc việc thực hành và báo cáo về Bộ biết kết quả và những khó khăn trở ngại trong việc áp dụng.

 

K.T. BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG LÂM
THỨ TRƯỞNG





Lê Duy Trinh

 

 

 

BẢNG QUY ĐỊNH

VIỆC SỬ DỤNG CÁC LOẠI GỖ TRONG CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN THIẾT
(Kèm theo thông tư số 22-NL/LN ngày 4-11-1957)

GỖ DÙNG TRONG NHÀ

I. - GỖ LÀM NHÀ

A. – NHÀ TẠM THỜI DƯỚI 5 NĂM:

a) Khung cửa, sườn thượng, cột nhà, rầm trần, rầm sàn:

Táu đất, Táu xanh, Táu muối, Đinh vang, Sếu vang, Sến đất, Sến mủ, Chẹo tía, Hoàng linh đá, Lim xét, Lim vang, Giẻ đạm, Giẻ đỏ, Giẻ đề-xi, Giẻ dầu, Giẻ xám, Giẻ xanh, Giẻ đen, Giẻ cau, Xoan ta, Bới lài, Xoan đào, Táo rừng, Mận rừng, Trầm xanh, Gội tẻ, Túi trâu, Sồi đá, Bốp, Bộp xô, Sàng lát khết, Sâu tia, Xó tia, Trin, Sàng dáo, Sàng mây, Sàng mã, Vàng rè, Vàng danh, Vàng chanh, Vàng muồng, Thiều, Mã nhâm.

b) Cầu phong, ván sàn, lát ti, Li tô:

Chẹo tía, Bản xe, Muồng đỏ, Muồng tía, Muồng đá, Muồng gân, Muồng chim, Muồng cánh gián, Xoan đào, Mít nài, Chun não, Bẻ mít, Bẻ lá, Rẻ đành, Tai trâu, Nhôi, Kháo vàng, Kháo tía, Kháo thôi, Kháo thơm, Kháo cấp, Kháo đất, Kháo đá, Sồi đá, Sồi vàng mép, Bộp, Bộp xô, Mã nhâm, Sáng, Lát xoan, Vàng dành, Vàng rè, Vàng chanh, Vàng mương, Sâu tia, Trin, Ràng ràng mít, Ràng ràng mật, Ràng ràng đá, Ràng ràng tía.

c) Cửa, ván thường:

Xoan mộc, Xoan nhừ, Hồng rừng, Chậc khé, Chò nâu, Chò nhai, Chò nước, Muồng xoan, Muồng rút, Vù, Giẻ phao, Giẻ bộp, Gie trăng, Sồi bộp, Sồi phảng, Bồ kết, Nấp ốc, Sâu, Sâu tia, Bộp vàng, Dâu gia xoan, Dâu gia đất, Chẹo trắng, Cà lồ, Sấu và các loại gỗ tạp.

Phụ chú:

- Nếu nhà làm tạm thời 2 năm trở xuống thì phải làm bằng tre, bương, nứa không được dùng gỗ trừ trường hợp cần thiết phải trang hoàng (như khán đài) thì mới dùng gỗ theo các loại đã kể ở trên.

- Những nhà đặc biệt như kho, hội trường, rạp hát, nhà máy v.v… tuy làm tạm thời dưới 5 năm nhưng cũng được dùng các loại gỗ bền hơn kể ở mục “trên 5 năm” dưới đây:

B. – NHÀ TRÊN 5 NĂM:

1) Nhà ở, làm việc:

a) Khung cửa:

Lim xanh, Sến mật, Táu mật, Trai, Đinh, Nghiến, Kiền kiền (những loại gỗ thiết mộc này chỉ được dùng trong trường hợp nhà làm kiên cố) Kẹn gia, Sớ, Xoay, Trâm sung, Chua khét, Song xanh, Dâu đen, Đinh dâu, Đinh thôi, Đinh vang, Đinh hương, vàng kiêng, Lỗi thọ, Đải, Mít mật, Trường vân, Trường nhân, Trường chua, Nhãn rừng, Vải rừng, Sếu vàng, Sến đất, Táu xanh, Giẻ dam, Giẻ đỏ, Giẻ đề-xi, Giẻ dâu, Giẻ xám, Giẻ xanh, Giẻ đen, Giẻ cau, Phay sừng, Chẹo tía, Hoàng linh đá, Lim xét, Lim vàng, Tràm xanh.

b) Sườn thượng, cột nhà, rầm trần, rầm sàn, ván sàn:

Xoay, Tràm sừng, Chua khét, Song xanh, Dâu đen, Đinh dâu, Đinh thôi, Đinh vàng, Đinh hương, Vàng kiêng, Lõi thọ, Đải, Mít mật, Trường vân, Trường nhân, Trường chua, Nhãn rừng, Vải rừng, Sến vang, Sến đất, Sến mủ, Giẻ đỏ, Giẻ đạm, Giẻ đê-xi, Giẻ dầu, Giẻ xám, Giẻ xanh, Giẻ đen, Giẻ cau, Phay sừng, Chẹo tía, Hoàng linh đá, Lim xét, Lim vàng, Tràm xanh, Táu đất, Táu xanh, Táo rừng, Mận rừng, Gội tẻ, Bản xe, Sồi đá, Mã nhâm, Sâng, Vàng dành, Vàng rè, Vàng chanh, Vàng mương, Vôi, Thiều, Bời lời, Sáng dào.

c) Cầu phông, Lát ti, Li tô.

Táu đất, Táu xanh, Đinh vàng, Đinh hương, Sến vang, Sến mủ, Chẹo tía, Hoàng linh đá, Lim xét, Lim vàng, Tràm xanh, Bản xe, Gội tẻ, Muồng đỏ, Muồng tía, Muồng đá, Muồng gân, Muồng chim, Xoan đào, Tai trâu, Nhội, Sồi vàng mép, Bộp, Bộp xô, Mã nhâm, Sang, Lát khét, Lát xoan, Sâu tia, xư tia, Trin, Sáng dào, Ràng ràng mít, Ràng ràng mật, Ràng ràng đá, Ràng ràng tía, Sang mây, Sang ma.

d) Cửa, ván thường:

Chẹo tía, Bản xe, Muồng đỏ, Muồng tía, Muồng đá, Muồng gân, Muồng chim, Muồng cánh gián, Xoan ta, Xoan đào, Mít nai, Chua não, Rẻ mít, Rẻ lá, Rẻ danh, Tai trâu, Nhội, Kháo vàng, Kháo tía, Kháo thôi, Kháo thơm, Kháo cấp, Kháo đất, Kháo đá, Kháo đâu, Sồi đá, Sồi vàng mép, Bộp, Bộp xô, Mã nhâm, Sang, Lát khét, Lát xoan, Vàng dành, Vàng rè, Vàng chanh, Vàng muồng, Sâu tia, Trin, Ràng ràng mít, Ràng ràng mật, Ràng ràng đá, Ràng ràng tía, Thôi chanh, Thôi ba, Dân tia, Hồng mang, Sang may, Sang mã, Lòng mang, Lòng bàng, Mang.

e) Ván cốp pha:

Các loại gỗ tạp.

2. Nhà đặc biệt (Kho, hội trường, rạp hát, nhà máy v.v…)

Cũng dùng những loại gỗ nói trên như để cất nhà ở trên 5 năm, nhưng những bộ phận chịu đựng sức nặng nhiều, sự rung chuyển, của các động cơ, ảnh hưởng của các chất hóa phẩm và khó thay có thể dùng những loại gỗ thiết mộc và hồn sắc tốt sau đây:

Lim xanh, Táu mật, Sến mật, Đinh, Trai lý Nghiến, La mét, Trường mặt, Kiền kiền, Cà ôi, Sở, Xoay.

II. - GỖ ĐÓNG ĐỒ VÀ LÀM DỤNG CỤ

1) Gỗ đóng đồ:

a) Bàn, ghế, tủ, đồ dùng thuộc loại mỹ nghệ

Lát hoa, Gụ Mật, Dáng hương, Gụ lau, Dạ hương, Trắc, Muồng đen, Mun sung, Mun sộc, Huệ mọc, Lát gia đồng, Lát chun, Ngọc am, Rè hương, Hoàng đàn, Pe mou, Sa mou, Sơn, May lai, Kim giao.

b) Đồ tiện và chạm:

Giỏi, Trai lý, Lát hoa, Sưa, Gụ, Thị, Mít, Lòng mực, May Lai, Gao vang, Vàng tàm.

c) Bàn ghế, tủ và đồ dùng thường:

Long, Chò nước, Chò nâu, Xoan đào, Xoan mộc, Xoan nhừ, Rè đô, Rè mít, Rè la, Rè danh, Sồi đá, Sồi vàng mẹp, Bộp, Bộp xô, Ma nhâm, Lát khét, Lát xoan, Hồng rùng, Vàng danh, Vàng rè, Vàng chanh, Vàng mường, Ràng ràng mít, Ràng ràng mật, Ràng ràng đa, Ràng ràng tía, Muồng xoan, Muồng rút, Muồng đỏ, Muồng gân, Muồng chim, Muồng cánh gián, Trám hồng, Thôi chanh, Thôi ba, Giẻ (các loại) Choại, Hồng mang, Sồi bộp, Sồi phảng, Sang may, Sang mạ, Lông bàng, Phay vi, Trâm đen, Sâng, Cốm, Chặc khế, Sau, Vải thiều, Băn xe, Muồng trăng, Hoàng linh, Dung, Cheo tia, Vôi, Trâm trai, Trin, Cà lô, Lôi khoai, Chua nao, Dâu, Bồ kết, Đo ngon.

d) Bàn, ghế, tủ và đồ dùng tạm thời:

Các loại gỗ tạp.

e) Thùng bao bì:

- Thùng chở hàng hóa: các loại gỗ tạp

- Thùng chở máy móc và đồ nặng: các loại gỗ hồng sắc dùng để đóng bàn ghế thường như đã kể ở trên.

2) Gỗ làm dụng cụ:

- Nông cụ: Nghiến, Táu mật, Trai ly, Xoay, Muồng cánh gián.

- Trụ mật: (để ép mía): Nghiên, Xoay, Trường mật, Táu mật, Trai ly.

GỖ DÙNG NGOÀI TRỜI

I. - GỖ DÙNG DƯỚI NƯỚC, DƯỚI ĐẤT

1) Gỗ làm đập, cống:

Đinh, Lim xanh, Sến mật, Táu mật, Nghiến, Trai, Giẻ dạm, Giẻ đỏ, Giẻ đê xi, Giẻ dâu, Giẻ xám, Giẻ xanh, Giẻ đen, Giẻ cau. Đặc biệt ở những vùng không có hoặc có ít loại gỗ kể trên có thể dùng chò chỉ, sang lẻ, cà ôi, huỷnh.

2) Bể chứa nước, cấp nước:

Cà ôi, sang lẻ, trương mật, kiền kiền, huỷnh, cồng tia, chò chỉ.

3) Cọc móng:

Lim xanh, táu mật, đinh trai, làu táu, nghiến, sến (chỉ được dùng cho những công trình to lớn và kiên cố) công trình nhỏ, nhà ở thường dùng tre.

4) Gỗ đóng tàu thuyền:

a) Tàu, phà và thuyền to:

- Nước ngọt: Lim, trường mật, kiền kiền, sang lẻ, cà ôi, giôi, huỷnh, chò chỉ, cồng tia, sao, táu mật.

- Nước mặn: sang lẻ, sếu mật, giẻ dạm, giẻ dỗ, giôi, giẻ xám, giẻ xanh, cà ôi, cồng tia, huỷnh, táu mật.

- Thân sườn: sang lẻ, chò chỉ, trường mật, sang đao, gội, sớ.

II. – GỖ DÙNG Ở CHỖ ẨM THẤP, PHƠI RA MƯA NẮNG

1) Gỗ đường sắt và xe vận tải:

a) Gỗ làm tà vẹt:

- Tà vẹt ghi: Đinh, Lim xanh, Sến mật, Tàu mật, Nghiến, Trai lý, Thương mật, Kiền kiền, Chua khét, Nhãn rừng, Vải rừng, Kẹn già, Tu hú rừng, Lõi thọ, Đái, Giẻ đạm, Giẻ đỏ, Giẻ đê-xi, Giẻ dầu, Giẻ xám, Giẻ xanh, Giẻ đen, Sớ.

- Tà vẹt cầu: Đinh, Lim, Sến mật, Tàu mật, Nghiến, Trai lý, Thương mật, Kiền kiền, Chua khét, Nhãn rừng, Vải rừng, Kẹn già, Tu hú rừng, Lõi thọ, Đái.

- Tà vẹt đường: Sở, Xoay, Trường chua, Trường nhãn, Kẹn già, Phay sùng, Chua khét, Dâu đen, Dinh dầu, Sến vàng, Vàng kiêng, Lõi thọ, Đái, Giẻ đạm, Giẻ đỏ, Giẻ đê-xi, Giẻ dầu, Giẻ xám, Giẻ xanh, Giẻ đen, Giẻ cau, Tu hú rừng, Nhãn rừng, Vải rừng, Sồi đá, Lanh ngạnh, Táo rừng.

b) Toa xe lửa:

Rè đỏ, Rè hương, Rè xanh, Rè vàng, Rè mỡ, Rè gừng, Vú nương, Giẻ đạm, Giẻ đỏ, Giẻ đê-xi, Giẻ dầu, Giẻ xám, Giẻ xanh, Giẻ đen, Giẻ cau, Chẹo tía, Hoàng linh đá, Lim xét, Lim vàng, Bản xe, Gội tẻ, Muồng đỏ, Muồng đá, Muồng gân, Muồng chim, Muồng cánh gián, Xoan đào, Rè mít, Rè lá, Rè danh, Tai châu, Kháo (các loại) Sồi đá, Sồi vàng mép, Lát xoan, Lát khét, Tràm, Ràng ràng (các loại), Vù, Sáng.

c) Xe vận tải:

Xoay, Huỷnh, Giẻ đạm, Giẻ đỏ, Giẻ đê-xi, Giẻ dầu, Giẻ xám, Giẻ xanh, Giẻ đen, Giẻ cau, Hà nu, Thôi chanh, Thôi ba.

2) Gỗ làm cầu:

a) Rầm cầu:

Đinh, Lim xanh, Sếu mật, Táu mật, Nghiến, Trai lý, Trường mật, Kiền kiền, Xoay, Trầm xừng, Chua khét, Song xanh, Dâu đen, Táu xanh, Đinh dầu, Đinh thôi, Đinh vàng, Đinh hương, Sến vàng, Vàng kiểng, Lõi thọ, Đái, Mít Mật, Tu hú rừng, Trương vân, Trương nhan, Trương chua, Phay xứng, Hoàng linh đá, Lim xét, Lim vàng, Nhãn rừng, Vải rừng, Táo rừng, Mận rừng, Thiều vôi, Lành ngạnh, Sớ, La mét.

b) Cột cầu: Đinh, Lim xanh, Sếu mật, Táu mật, Nghiến, Trai lý, Trường mật, Kiền kiền, Xoay, Chua khét, Song xanh, Dâu đen, Đinh dầu, Đinh thôi, Cồng tía, Lõi thọ, Đái, Nhãn rừng, Vải rừng, Song đào, lá mét, Sớ.

c) Thành cầu: Trâm sừng, Táu xanh, Đinh vàng, Đinh hương, Sến vàng, Sến đất, Sến mủ, Vù hương, Giẻ đạm, Giẻ đỏ, Giẻ đê-xi, Giẻ dầu, Giẻ xám, Giẻ xanh, Giẻ đen, Giẻ cau, Chẹo tía, Hoàng linh đá, Tàu muối, Thiều, Hà nu, Bời lời, Sồi đá, Sáng dào, Tai trâu, Trin, (Nếu là cầu tạm thời có thể dùng các loại gỗ này làm cột cầu và rầm cầu).

d) Ván cầu: Sến vàng, Sến đất, Sến mủ, Vù hương, Giẻ đạm, Giẻ đỏ, Giẻ đê-xi, Giẻ dầu, Giẻ xám, Giẻ xanh, Giẻ đen, Giẻ cau, Chẹo tía, Hoàng linh đá, Lim xét, Lim vàng, Tràm xành, Bản xe, Gội tẻ, Tàu muối, Thiều, Hà nu, Bời lời, Sồi đá, Sáng dào, Tai trâu, Muồng gân, Muồng chim, Mít nài, Rè mít, Rè lá, Rè thơm, Kháo cấp, Kháo đạt, Kháo đa, Kháo da, Kháo dầu, Sồi vàng mép, Sấng, Vàng danh, Vàng rè, Vàng chanh, Vàng mương, Ràng ràng mít, Ràng ràng mật, ràng ràng đá, ràng ràng tía, Chắc khế, Chò nâu, Vù, Dầu tia, Sang may, Sang mã, Sau, Sấu tia.

3) Gỗ cột điện: Cồng tía, Giẻ đạm, Giẻ đỏ, Giẻ đê-xi, Giẻ dầu, Giẻ xám, Giẻ xanh, Giẻ đen, Táu xanh, Lành ngạnh, Bời lời, Nhãn rừng, Vải rừng, Sến đất, Sến vàng. Lim vàng, Hoàng linh đá, Chua khét, Ken, Sồi đá, Lõi thọ, Dài.

Cây chống cột điện: Cột điện dùng loại gỗ gì thì cây chống có thể dùng loại gỗ đó.

Đà ngang cột điện: Đinh, Lim xanh, Sến mật, Táu mật, Chua khét, Lõi thọ, Kến già, Đái, Xoay, Trần sung, Song xanh, Phay sèng, Hoàng linh đá, Lim xét, Lim vàng, Đinh dầu, Đinh thơm, Đinh vàng, Đinh hương, Mít mật.

GỖ CÔNG NGHỆ

1) Gỗ dán: Lát hoa, Gội mật, Giổi, Mỡ vàng tâm, Mo cua, Trám trắng, Xoan đào, Vạng.

2) Gỗ làm giấy: Gạo, Dung Tràm, Bông bạc, Vông, Ngõa, Du, Ba soi, Chan.

3) Gỗ làm diêm: Bồ đề, Vang, Re, Tràm.

4) Gỗ làm mặt đàn: Vong, Huỷnh, Xoan, Thôi, Xoan mộc, Gội.

5) Gỗ làm máy bay: Sườn máy bay: Sáng lẻ, Gội nếp. Cánh quạt: Sáng lẻ, Gội nếp, Giổi, Bời lời.

6) Thùng rượu: Giẻ, Soi, Rè, Trương, Côm.

7) Thùng xi măng: My, Muồng, Ngát, Ràng ràng, Rè, Xoan mộc, máu chó, Vàng, Sôi, Tràm, Chẹo, Bo hơn, và các loại gỗ tạp.

Các công dụng khác về mặt kỹ nghệ khi nào cần dùng đến sẽ quy định sau.

Những loại gỗ quy định trên cho từng công trình nếu không có hoặc thiếu có thể dùng những loại khác tương đương hay dưới những loại đã quy định.

Nếu dùng những loại gỗ trên các loại đã quy định cấm, phải có giấy phép của Bộ Nông lâm.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 22-NL/LN ngày 04/11/1957 quy định chế độ sử dụng gỗ Bộ Nông lâm ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.829

DMCA.com Protection Status
IP: 13.59.113.226
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!