Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 16-LB/TT phụ cấp khu vực

Số hiệu: 16-LB/TT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Lao động, Bộ Nội vụ Người ký: Nguyễn Văn Tạo, Phan Kế Toại
Ngày ban hành: 11/07/1960 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG-BỘ NỘI VỤ
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 16-LB/TT

Hà Nội, ngày 11 tháng 07 năm 1960 

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH PHỤ CẤP KHU VỰC

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ

Kính gửi:
Đồng kính gửi:

Các Ủy ban hành chính khu, thành phố, tỉnh,
Các vị Bộ trưởng các Bộ,
Các vị Thủ trưởng các cơ quan, đoàn thể trung ương

 

Trong nghị quyết về việc cải tiến chế độ tiền lương và tăng lương năm 1960, Hội đồng Chính phủ đã quy định rõ chủ trương về phụ cấp khu vực và giao cho Bộ Nội vụ và Bộ Lao động nghiên cứu quy định cụ thể việc thi hành.

Liên bộ ra thông tư này để giải thích và quy định các địa phương và các cơ sở sản xuất vào các khu vực, định lại cách thức tính phụ cấp khu vực.

Tinh thần nghị quyết của Hội đồng Chính phủ về phụ cấp khu vực có mấy điểm chủ yếu dưới đây:

1. Năm 1960, chưa cải tiến toàn bộ chế độ phụ cấp khu vực mà chỉ dựa trên cơ sở cũ, điều chỉnh một vài khoản chủ yếu nhằm vào một số khu vực miền núi; tránh điều trỉnh một cách tràn lan;

Chế độ phụ cấp khu vực năm 1958, qua nhiều lần sửa đổi đã có nhiều tiến bộ. So với chế độ phụ cấp khu vực năm 1955, quan hệ phụ cấp khu vực giữa các huyện trong tỉnh, các tỉnh trong khu nói chung hợp lý hơn; các vùng miền núi hầu khắp đã được quy định phụ cấp khu vực; những nơi khó khăn nhiều như các vùng rẻo cao, biên giới, hải đảo, đã được tăng tỷ lệ phụ cấp từ 20% đến 25% và 35%; yếu tố quy định phụ cấp khu vực đã được sơ bộ xác định có phần rõ ràng hơn, v.v... Nhưng cũng còn một số vấn đề tồn tại như một số vùng rẻo cao, biên giới, hải đảo của một số địa phương chưa được quy định; một số vùng miền núi, chủ yếu là một số vùng có nhiều khó khăn ở khoảng giữa khu vực từ 12% và 20% sắp xếp còn có phần gò bó, yếu tố quy định phụ cấp khu vực còn có điểm chưa thật thích hợp.

Việc cải tiến chế độ phụ cấp khu vực đòi hỏi phải có thời gian điều tra, nghiên cứu về nhiều mặt mới có thể xác định được điều kiện sinh hoạt, điều kiện địa lý, khí hậu giữa các vùng mà hiện nay ta chưa có đủ điều kiện làm được. Vì vậy trong lần cải tiến tiền lương này, Chính phủ chủ trương chưa cải tiến toàn bộ chế độ phụ cấp khu vực mà chỉ dựa trên cơ sở cũ, điều chỉnh một vài khoản thật bất hợp lý nhằm vào một số khu vực miền núi. Trong điều kiện ta chưa có cơ sở tài liệu chính xác để phân định khư vực thì việc diều chỉnh cũng chỉ nên đặt vấn đề tương đối và hạn chế trong một phạm vi nhất định, để tránh việc điều chỉnh một cách tràn lan, gây ra những bất hợp lý mới và không đảm bảo quỹ tiền lương đã phân phối.

2. Xác định lại các yếu tố quy định khu vực là: điều kiện khí hậu xấu: sinh hoạt thường xuyên khó khăn và đắt đỏ; công tác ở những nơi xa xôi hẻo lánh; căn bản các yếu tố vẫn theo như quy định năm 1958, chỉ bỏ yếu tố khu công nghiệp quan trọng cần khuyến khích nhiều người đến làm việc, vì yếu tố này một phần đã được phản ảnh trong các yếu tố trên; và việc khuyến khích đến những vùng công nghiệp cần được giải quyết bằng biện pháp khác thích hợp hơn.

3. Quy định lại thành sáu khu vực và một khu vực đặc biệt với tỷ lệ phụ cấp từ 6% đến 40% lương cấp bậc:

- Khu vực đặc biệt : 40% lương cấp bậc

- Khu vực 1 : 25% "

- Khu vực 2 : 20% "

- Khu vực 3 : 15% "

- Khu vực 4 : 12% "

- Khu vực 5 : 10% "

- Khu vực 6 : 6% "

Có điều chỉnh tỷ lệ phụ cấp cho khu vực đặc biệt từ 35% lên 40% và thêm một khu vực 15%, còn vẫn giữ nguyên các tỷ lệ phụ cấp khu vực cũ.

I. QUY ĐỊNH CỤ THỂ CÁC ĐỊA PHƯƠNG ĐƯỢC HƯỞNG PHỤ CẤP KHU VỰC

Căn cứ vào chủ trương kể trên của Hội đồng Chính phủ, căn cứ vào ý kiến tham góp của các địa phương và các ngành, sau khi xét quan hệ chung, Liên bộ quy định danh sách các địa phương sau đây được hưởng phụ cấp khu vực;

1. Khu vực đặc biệt: được hưởng định suất phụ cấp bằng 40% lương cấp bậc, gồm có:

- Đảo Bạch Long Vĩ, đảo Long Châu (Hải Phòng)

- Châu Mường tè (Khu tự trị Thái Mèo)

- Huyện Đồng Văn (Hà Giang)

- Một số vùng biên giới hẻo lánh và một số đồn, trạm biên phòng ở các vùng cao thuộc các châu, huyện Sinh Hồ, Phong Thổ (Khu tự trị Thái Mèo), Hoàng Su Phì (Hà Giang), Tương Dương (Nghệ An).

2. Khu vực 1: được hưởng định suất phụ cấp bằng 25% lương cấp bậc, gồm có;

- Các châu Sinh Hồ, Phong Thổ, Tửa chùa, Mù Căng Chải (Khu Tự trị Thái Mèo).

- Huyện Hoàng Su Phì, Vùng Bắc Mê thuộc huyện Vị Xuyên (Hà Giang).

- Huyện Tương Dương (Nghệ An).

- Huyện Bảo Lạc (Cao Bằng)

- Huyện Ba Chẽ (Hải Ninh)

- Vùng Bắc Xa (Hải Ninh) và Hướng lập (Vĩnh Linh)

- Đảo Cò Tò (Hải Ninh).

3. Khu vực 2: được hưởng định suất phụ cấp bằng 20% lương cấp bậc, gồm có:

- Toàn tỉnh Lào Cai.

- Các huyện Văn Bàn, Lục Yên (Yên Bái)

- Các huyện Quan Hóa, Thường Xuân, vùng Yên Khương (Thanh Hóa)

- Huyện Nà Hang (Tuyên Quang)

- Các huyện Bắc Quang, Vị xuyên và thị xã Hà Giang (Hà Giang).

- Huyện Quỳ Châu (Nghệ An)

- Các huyện Mai Châu, Đà Bắc (Hòa Bình)

- Huyện Nguyên Bình (Cao Bằng)

- Các châu: Mộc Châu, Yên Châu, Mai Sơn Sông Mã, Phú Yên, Văn Chấn, Than Uyên, Tuần Giáo, Điện Biên, Mường Lai, Thuận Châu, Mường La, Quỳnh Nhai (Khu tự trị Thái Mèo).

- Các đảo: Hòn dấu, Cát bà (Hải Phòng).

- Các đảo: Minh Châu, Hàm Rồng, Cái bàn, Chính giữa, Do la và các đảo nhỏ chung quanh các đảo trên (Hồng Quảng).

- Các đảo: Tài Sơn, Lợn Lòi, Vinh Thực, Cái Chiên và các đảo nhỏ chung quanh các đảo trên (Hải Ninh)

- Đảo Hòn mê (Thanh Hóa)

- Đảo Cửa Tùng (Vĩnh Linh)

- Vùng Kỳ Thương, Hòa Bình, Đồng Quang, Tân Dân (Hồng Quảng).

- Vùng Đồng Văn (Hải Ninh) và Vĩnh Ô (Vĩnh Linh)

4. Khu vực 3: được hưởng định xuất phụ cấp bằng 15% lương cấp bậc, gồm có:

- Toàn tỉnh Bắc Cạn

- Huyện Võ Nhai (Thái Nguyên)

- Huyện Hà Quang (Cao Bằng)

- Các huyện Chiêm Hóa, Hàm Yên (Tuyên Quang)

- Các huyện Lang Chánh, Bá thước (Thanh Hóa)

- Huyện Con cuông (Nghệ An)

- Các huyện Bình Liêu, Đình Lập, Sơn khu Móng Cái, Sơn khu Hà Cối (Hải Ninh)

- Vùng Vĩnh Thượng, Vĩnh Khê, Vĩnh Trương, Vĩnh Hà (Vĩnh Linh)

- Thượng huyện Trấn Yên (Yên Bái)

- Vùng Dân Hóa, Tân Trạch, Thượng Trạch, Trường Sơn (Quảng Bình).

5. Khu vực 4: Được hưởng định suất phụ cấp bằng 12% lương cấp bậc, gồm có:

- Đảo Vạn Hoa và các đảo nhỏ chung quan (Hải Ninh)

- Huyện Thanh Sơn (Phú Thọ)

- Huyện Cát Hải (Hải Phòng)

- Các huyện Tiên Yên, Hà Cối, Đầm Hà, Móng Cái, và thì xã Hải Ninh (Hải Ninh).

- Các huyện Bắc Sơn, Bình Gia, Hữu Lũng, Bằng Mạc, Ôn Châu (Lạng Sơn)

- Huyện Hạ Lang (Cao Bằng)

- Thượng huyện Yên Sơn, thượng huyện Sơn Dương (Tuyên Quang).

- Thượng huyện Yên Bình (Yên Bái)

- Vùng Lâm hóa, Hợp Hóa, Lệ Hóa, Thanh Hòa, Hàm Nghi và Phan Đình Phùng (Quảng Đình).

-Biên giới Lào - Việc thuộc huyện Hương Sơn, Hương Khê (Hà Tĩnh).

- Nội thành Hà Nội

- Thị xã Hồng Gai, thị xã Cẩm Phả (Hồng Quảng)

- Vùng Vàng Danh, Cánh Gà, Than Thùng, Tuấn Mậu (Hồng Quảng)

6. Khu vực 5: Được hưởng định suất phụ cấp bằng 10% lương cấp bậc gồm có:

- Các huyện Lạc Sơn, Lương Sơn, Kỳ Sơn, Lạc Thủy, Tân Lạc và thị xã Hòa Bình (Hòa bình)

- Huyện Yên Lập (Phú Thọ)

- Các huyện Định Hóa, Phú Lương và thị xã Thái Nguyên (Thái Nguyên)

- Huyện Sơn Động, Thượng huyện Lục Ngạn (Bắc Giang)

- Hạ Huyện Trấn Yên, Yên Bình và thị xã Yên Bái (Yên Bái)

- Hạ Huyện Yên Sơn và thị xã Tuyên quang (Tuyên Quang)

- Các huyện Thoát Lãng, Lộc Bình, Văn Uyên, Điểm He (Lạng Sơn)

- Các huyện Thạch An, Phục Hòa, Trùng Khánh, Quảng Uyên, Trà lĩnh (Cao Bằng)

- Huyện Cẩm Phả (Hồng Quảng)

- Vùng Hồ Thiên, Năm Mẫu (Hồng Quảng)

- Một số vùng rừng núi của các huyện Như Xuân, Thạch Thành, Cẩm Thủy (Thanh Hóa)

- Vùng Ba Vì (Sơn Tây)

- Đảo Hòn Nẻ (Thanh Hóa) đảo Kế Bào và các đảo nhỏ chung quanh (Hồng Quảng)

- Một số vùng rừng núi ở Tuyên Hóa và Bố trạch (Quảng Bình)

-Thành phố Hải Phòng

- Ngoại thành Hà Nội

- Vùng Ba Sao (Hà Nam)

7. Khu vực 6: Được hưởng định suất phụ cấp bằng 6%, lương cấp bậc gồm có:

- Các huyện Đại Từ, Đồng Hỷ (Thái Nguyên)

- Huyện Lục Ngạn và Thượng huyện Yên Thế (Bắc Giang)

- Các huyện Ngọc Lạc, Như Xuân, Cẩm Thủy, Thạch Thành (Thanh Hóa)

- Hạ huyện Sơn Dương (Tuyên Quang)

- Huyện Hòa An và thị xã Cao Bằng (Cao bằng)

- Huyện Hoành Bồ và thị xã Uông Bí (Hồng Quảng)

- Huyện Nghĩa Dân (Nghệ An)

- Các huyện Tràng Định, Cao Lộc và thị xã Lạng Sơn (Lạng Sơn)

- Vùng Quảng Lạc, Phú Long, Vinh Quang, Kỳ Phú, Lạc Hồng, Quang Trung, Yên Quang, Yên Sơn (Ninh Bình)

- Vùng Tân Dân, Minh Quang (Sơn Tây)

- Thị xã Nam Định (Nam Định)

- Thị xã Vinh, Bến Thủy (Nghệ An)

- Đồ Sơn, và vùng Cát Bi (Hải Phòng)

- Vùng Phú Quý, Đá Mài, Sen Bằng (Quảng Bình)

- Vùng biên giới Lào - Việt thuộc huyện Thanh Chương (Nghệ An)

II. MỘT SỐ ĐIỀU KHOẢN VỀ QUY ĐỊNH KHU VỰC

1. Ủy ban hành chính các Khu Tự trị Việt bắc, Khu tự trị Thái Mèo, Ủy ban hành chính các tỉnh trực thuộc sẽ căn cứ vào quy định khu vực trong thông tư này để quy định cụ thể các vùng rẻo cao, các vùng biên giới, các đồn, trạm biên phòng được hưởng phụ cấp khu vực, sau khi được Liên bộ Nội vụ, Lao động đồng ý.

2. Các Ủy ban hành chính khu Hồng Quảng, thành phố Hà Nội, Hải Phòng, các tỉnh Nam Định, Nghệ An sẽ quy định cụ thể ranh giới nội, ngoại thành và thị xã được hưởng phụ cấp khu vực, sau khi được Liên bộ Nội vụ, Lao động đồng ý.

3. Các cơ sở sản xuất như xí nghiệp, hầm mỏ, nông trường, công trường ở địa phương nào thì sẽ hưởng theo định suất phụ cấp khu vực đã quy định cho địa phương đó.

4. Những cơ sở sản xuất nào trước đây đã được Liên bộ quy định phụ cấp khu vực riêng, định suất cao hơn khu vực hành chính địa phương mà nay chưa thống nhất được theo định suất phụ cấp khu vực của địa phương hoặc những cơ sở sản xuất nào ở vào nơi có nhiều khó khăn cần quy định phụ cấp khu vực cao hơn địa phương thì sẽ do Ủy ban hành chính các địa phương đề nghị và Bộ Lao động quyết định trong một văn bản riêng. Ủy ban hành chính các địa phương (khu, thành, tỉnh) nếu xét cần sẽ khoanh địa giới các khu vực ấy để áp dụng cho tất cả cán bộ, công nhân, viên chức các ngành công tác ở khu vực đó.

III. CÁCH THỨC TÍNH PHỤ CẤP KHU VỰC

1. Từ nơi không có phụ cấp khu vực đến nơi có phụ cấp khu vực và từ nơi có phụ cấp khu vực thấp đến nơi có phụ cấp khu vực cao:

- Thời gian ở lại công tác dưới 5 ngày, không tính thêm phụ cấp khu vực; nếu ở lại công tác từ 5 ngày trở lên được hưởng thêm phụ cấp khu vực từ ngày đầu.

- Nếu trong một lần đi công tác quá nhiều địa phương mà thời gian lưu trú công tác từng nơi đều dưới 5 ngày, nhưng cộng số ngày lưu trú ở các địa phương có phụ cấp khu vực được từ 5 ngày trở lên thì được tính chênh lệch về phụ cấp khu vực trong những ngày lưu trú có phụ cấp khu vực cao hơn định suất phụ cấp khu vực của cơ quan cử đi công tác.

2. Từ nơi có phụ cấp khu vực cao đến nơi có phụ cấp khu vực thấp và từ nơi có phụ cấp khu vực đến nơi không có phụ cấp khu vực:

- Trường hợp đi công tác có tính chất tạm thời (kể cả trường hợp biệt phái, đi lao động xã hội chủ nghĩa, đi tham quan) được giữ nguyên khoản phụ cấp khu vực trong một thời gian 03 tháng kể từ ngày đi. Từ tháng thứ tư sẽ hưởng theo phụ cấp khu vực ở nơi thấp hay thôi không được hưởng phụ cấp khu vực nếu đến nơi không có phụ cấp khu vực.

- Trung ương điều động công tác đi hẳn nơi khác hay di chuyển cơ quan, xí nghiệp thì sẽ hưởng phụ cấp khu vực ở nơi địa điểm mới nếu có, không được giữ lại định suất phụ cấp khu vực cũ kể từ ngày ra đi khỏi địa điểm cơ quan, xí nghiệp cũ.

Những cán bộ, công nhân, viên chức đã lĩnh khoản phụ cấp khu vục ở nơi cơ quan cũ trong tháng ấy rồi thì không phải truy hoàn.

3. Cách tính chênh lệch về phụ cấp khu vực:

- Tính chênh lệch về phụ cấp khu vực trong những ngày đi công tác ở nơi có phụ cấp khu vực cao hay thấp khác nhau là tính những ngày lưu trú công tác ở nơi ấy (chỉ tính những ngày được hưởng lương), còn những ngày đi đường vẫn hưởng theo định suất phụ cấp khu vực của cơ quan mình (vì những ngày đi đường đã được hưởng công tác phí; hơn nữa, trong một ngày có thể qua nhiều địa phương có phụ cấp khu vực khác nhau, nếu tính thì không được thêm bao nhiêu mà khó khăn cho kế toán).

- Cách tính lương một ngày để tính phụ cấp khu vực nay thống nhất thi hành cho cả hai khu vực sản xuất và hành chính sự nghiệp là lấy lương chính một tháng chia cho 26 ngày.

4. Cách tính phụ cấp khu vực đối với các loại cán bộ, công nhân, viên chức hưởng lương khác nhau:

- Đối với những người hưởng lương tháng, lấy mức lương chính bản thân nhân với định suất phụ cấp khu vực.

- Đối với những người hưởng lương ngày ở khu vực sản xuất thì lấy lương cấp bậc hay chức vụ hàng ngày nhân với định suất phụ cấp khu vực (việc tính phụ cấp khu vực đối với người hưởng lương ngày sẽ có thông tư của Bộ Lao động hướng dẫn riêng).

- Đối với công nhân hưởng lương tính theo sản phẩm thì khi tính đơn giá sản phẩm, lấy lương cấp bậc cộng với phụ cấp khu vực để tính.

5. Một số trường hợp cần lưu ý:

- Đi học có tính chất bồi dưỡng nghiệp vụ mà còn trong biên chế cơ quan cũ, hiện cơ quan cũ trả lương thì áp dụng phụ cấp khu vực như đi công tác tạm thời.

- Đi học có tính chất đào tạo không còn trong biên chế cơ quan cũ, hiện nhà trường cấp sinh hoạt phí thì Liên bộ sẽ quy định sau ở thông tư về chế độ cán bộ, công nhân, viên chức đi học.

- Đi bệnh viện điều trị hoặc đi an dưỡng, điều dưỡng, nếu vẫn được hưởng lương hay trợ cấp tính theo tỷ lệ lương thì sẽ áp dụng phụ cấp khu vực như trường hợp được điều động hẳn. Trường hợp đi an dưỡng, điều dưỡng, cơ quan đã cắt biên chế hoặc chưa cắt biên chế mà hưởng chế độ trợ cấp an dưỡng, điều dưỡng theo chỉ thị số 1000/TTg ngày 09-08-1956 của Thủ tướng Chính phủ thì không hưởng phụ cấp khu vực.

- Đi tham quan hay đi công tác tạm thời ra nước ngoài nếu vẫn được lĩnh lương trong nước theo các thang lương hiện hành đi được tính phụ cấp khu vực như đi công tác tạm thời.

- Bộ đội chuyển ngành là hạ sĩ quan và chiến sĩ nếu chưa sắp xếp cấp bậc lương thì không hưởng phụ cấp khu vực.

- Đối với các đoàn, đội và các tổ công tác lưu động thường xuyên không có cơ sở cố định lâu dài (như các đội khảo sát lưu động, đội y tế lưu động, chiếu bóng lưu động, các tổ phát hành sách báo nông thôn, các tổ lưu động phục vụ chuyên gia của Cục Chuyên gia, v.v...) thì thời gian công tác ở địa phương nào hưởng theo định suất phụ cấp khu vực nơi đó (nếu có).

- Phụ cấp khu vực tính theo địa điểm làm việc của cơ quan, xí nghiệp, không tính theo nơi ở của công nhân, viên chức, cán bộ (kể cả trường hợp ở nhà của cơ quan và ở ngoài nhà của cơ quan).

IV. THỜI GIAN THI HÀNH

Thông tư này sẽ thi hành từ ngày 01 tháng 05 năm 1960 cho cả hai khu vực sản xuất và hành chính sự nghiệp. Các văn bản của Liên bộ và các Bộ quy định về phụ cấp khu vực trước ngày ban hành thông tư này đều bãi bỏ.

Trong khi thi hành nếu gặp khó khăn trở ngại gì, đề nghị các Bộ, các ngành, các địa phương phản ảnh cho Liên bộ biết để nghiên cứu giải quyết.

BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ


 
 
Phan Kế Toại

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG
 


 
Nguyễn Văn Tạo

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 16-LB/TT ngày 11/07/1960 quy định phụ cấp khu vực do liên bộ Bộ Nội Vụ- Bộ Lao Động ban hành.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


31.475

DMCA.com Protection Status
IP: 3.129.249.105
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!