Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 18/2013/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum Người ký: Nguyễn Hữu Hải
Ngày ban hành: 01/04/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
KON TUM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 18/2013/QĐ-UBND

Kon Tum, ngày 01 tháng 04 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG QUỸ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TỈNH KON TUM

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM

Căn cứ Luật Tchức Hội đồng nhân dân và y ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg ngày 05/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý điều hành vốn cho vay của Quỹ quốc gia về việc làm và Quyết định số 15/2008/QĐ-TTg ngày 23/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 14/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BKHĐT ngày 29/7/2008 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn một số điều của Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg ngày 05/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý điều hành vốn cho vay của Quỹ quốc gia về việc làm và Quyết định số 15/2008/QĐ-TTg ngày 23/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg;

Căn cứ Thông tư số 73/2008/TT-BTC ngày 01/8/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập, quản lý, sử dụng Quỹ giải quyết việc làm địa phương và kinh phí quản lý Quỹ quốc gia về việc làm;

Xét đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình s 02/TTr-SLĐTBXH ngày 10/01/2013,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ giải quyết việc làm tỉnh Kon Tum.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Các Ông (bà): Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, ngành: Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Kon Tum; Thủ trưởng các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
-
Văn phòng Chính phủ;
-
Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản QPPL);
-
Bộ Tài chính;
-
Bộ Lao động TB&XH;
-
Ngân hàng CSXH Việt Nam;
-
TT. Tnh ủy (B/cáo);
-
TT. HĐND tnh (B/cáo);
-
TT.UBMTTQVN tỉnh;
-
Đoàn ĐBQH tỉnh;
-
Chủ tịch & các P.Chủ tịch UBND tỉnh;
- Công báo tỉnh
;
-
Sở Tư pháp;
-
Đài PTTH tnh; Báo Kon Tum;
-
Cổng thông tin điện tử tnh;
-
Chi cục Văn thư lưu trữ tỉnh;
- Lưu VT, VX2, TH1,3.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn
Hữu Hải

 

QUY CHẾ

QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG QUỸ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TỈNH KON TUM

(Ban hành kèm theo Quyết định số 18/2013/QĐ-UBND ngày 01 tháng 4 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum)

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng:

1. Phạm vi điều chỉnh: Quy chế này quy định về nội dung hoạt động Quản lý và sử dụng Quỹ giải quyết việc làm tỉnh Kon Tum (gọi tắt là Quỹ) và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan trong Quản lý và sử dụng Quỹ.

2. Đối tượng áp dng: Quy chế này áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan trong hoạt động quản lý và sử dụng Quỹ.

Điều 2. Đối tượng vay vốn:

1. Quỹ gii quyết việc làm tỉnh giải quyết vốn vay cho các đối tượng sau đây:

a) Các đối tượng được quy định tại Điều 5 Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg ngày 05/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý điều hành vốn cho vay của Quỹ quốc gia về việc làm.

b) Lao động cư trú tại tỉnh Kon Tum đã được tuyển chọn và có nhu cầu vay vốn để đi xuất khẩu lao động. Ưu tiên cho vay đối với đối tượng là bộ đội xuất ngũ, thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện tham gia các công trình dự án ở biên giới đã hoàn thành nhiệm vụ trvề địa phương.

2. Quỹ giải quyết việc làm tính không giải quyết vốn vay cho các đối tượng sau đây:

a) Đối tượng đã được vay vốn từ nguồn Quỹ quốc gia giải quyết việc làm;

b) Người lao động thuộc các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/NQ-CP.

c) Người lao động thuộc diện chính sách theo Quyết định s365/2004/QĐ-NHNN ngày 13/4/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

d) Người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp thuộc diện chính sách theo Quyết định 52/QĐ-TTg ngày 16/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 3. Điều kiện, mức vốn và thời hạn cho vay:

1. Đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2:

Về điều kiện được vay vốn, mục đích sử dựng vốn vay, mức vốn, thời hạn, xây dựng dự án và quy trình thẩm định, giải ngân, thu hồi vốn và xử lý nợ quá hạn áp dụng theo Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg ngày 05/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý điều hành vốn cho vay của Quỹ quốc gia về việc làm và Quyết định số 15/2008/QĐ-TTg ngày 23/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg và các văn bản hướng dẫn thực hiện của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Ngân hàng Chính sách Xã hội.

2. Đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2:

a) Điều kiện: Có hộ khẩu thường trú trên địa bàn tỉnh Kon Tum từ 01 năm trlên, đã được các doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu lao động của Việt Nam tuyển dụng và ký hợp đồng để đưa đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng.

b) Mức cho vay và thời hạn vay: Căn cứ vào nhu cầu vay vốn của người vay để chi phí đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng tuyển dụng và khả năng trả nợ của người vay nhưng không vượt quá mức trần cho vay theo từng thị trường lao động đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định từng thời kỳ. Căn cứ vào thời hạn đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng tuyển dụng và khả năng trả nợ của người vay nhưng tối đa không quá thời hạn đi lao động ở nước ngoài theo hợp đng lao động đã được ký kết giữa các bên tham gia.

Trong điều kiện ngân sách địa phương chưa đảm bảo cho vay với tất cả các đối tượng theo quy định tại Quy chế này, tập trung nguồn vốn cho vay đối với các đối tượng được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 Quy chế này.

Chương 2.

QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG QUỸ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TỈNH

Điều 4. Cơ chế quản lý và cho vay.

1. Quỹ giải quyết việc làm tỉnh Kon Tum được ủy thác cho Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh để cho vay. Căn cứ kế hoạch vốn được duyệt, hàng năm Sở Tài chính chuyển vốn cho Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh làm vốn cho vay giải quyết việc làm.

2. Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh quản lý và cho vay theo các quy định tại Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg ngày 05/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay của Quỹ quốc gia về việc làm và Quyết định số 15/2008/QĐ-TTg ngày 23/1/2008 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg (sau đây gọi chung là Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg đã sửa đổi, bổ sung); Thông tư liên tịch số 14/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BKHĐT ngày 29/7/2008 của Liên Bộ Lao động Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn một số điều của Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg ngày 05/4/2005 và Quyết định số 15/2008/QĐ-TTg ngày 23/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ và Quy chế này.

Thủ tục và quy trình nghiệp vụ cho vay: Áp dụng thủ tục và quy trình nghiệp vụ cho vay của Ngân hàng Chính sách Xã hội.

Điều 5. Về lãi suất cho vay.

Lãi suất cho vay thực hiện theo quy định hiện hành về lãi suất cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Riêng đối với đối tượng là cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người lao động là người tàn tật, mức lãi suất cho vay bằng 50% lãi suất cho vay ưu đãi đối với các đối tượng chính sách khác theo Quyết định số 51/2008/QĐ-TTg ngày 24/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người lao động là người tàn tật.

Điều 6. Về xử lý rủi ro do nguyên nhân bất khả kháng.

1. Đối tượng được xem xét xử lý nợ rủi ro; nguyên nhân khách quan làm thiệt hại trực tiếp đến vốn và tài sản của khách hàng; biện pháp xử lý; hồ sơ pháp lý để xem xét xử lý nợ bị rủi ro áp dụng theo quy định tại Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg ngày 28/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành qui chế xử lý nợ bị rủi ro của Ngân hàng Chính sách xã hội và Thông tư số 161/2010/TT-BTC ngày 20/10/2010 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện qui chế xử lý nợ bị rủi ro của Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành kèm theo Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg ngày 28/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 15/QĐ-HĐQT ngày 27/01/2011 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành Quy định xử lý nợ rủi ro trong hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội và các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Chính sách xã hội.

2. Thẩm quyền xem xét xử lý nợ bị rủi ro do Chủ tịch y ban nhân dân tỉnh quyết định. Nguồn vốn để xử lý nợ bị rủi ro được lấy từ Quỹ dự phòng rủi ro của địa phương.

Điều 7. Phân phối và sử dụng số tiền lãi thực thu được từ cho vay Quỹ việc làm địa phương được thực hiện như sau:

1. Trích 50% để chi trả phí ủy thác cho hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện công tác hướng dẫn người vay vốn xây dựng dự án, lập hồ sơ vay vốn, tổ chức thẩm định, giải ngân, thu hồi vốn, xử lý nợ, tổng hợp và báo cáo kết quả thực hiện cho vay. Việc sử dụng phí ủy thác theo quy định của Ngân hàng Chính sách xã hội.

2. Trích 20% để chi cho công tác lập kế hoạch cho vay giải quyết việc làm; kiểm tra, giám sát đánh giá chỉ tiêu tạo việc làm mới và hoạt động cho vay vốn của Quỹ; tổng hợp, báo cáo kết quả cho vay của cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội cấp tỉnh, cấp huyện. Căn cứ báo cáo của Ngân hàng Chính sách xã hội và kết quả thu lãi, kế hoạch cho vay giải quyết việc làm, kế hoạch kiểm tra, giám sát; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định phân phối cho các địa phương, đơn vị. Nội dung chi và mức chi thực hiện theo quy định tại Điều 10 của Quyết định này.

3. Trích 30% lập Quỹ dự phòng rủi ro tại tỉnh để bù đp các khoản vốn vay từ Quỹ giải quyết việc làm của tnh bị tổn thất do nguyên nhân bất khả kháng được y ban nhân dân tnh quyết định xóa nợ và để bổ sung nguồn vốn cho Quỹ giải quyết việc làm của tỉnh theo Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trên cơ sở đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ngân hàng Chính sách Xã hội và Sở Tài chính.

Điều 8. Kinh phí quản lý Quỹ.

1. Hàng năm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thành phlập d toán kinh phí chi cho công tác quản lý việc cho vay Quỹ giải quyết việc làm tỉnh (cùng lúc với Quỹ Quốc gia về cho vay giải quyết việc làm) gửi Sở Tài chính và Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, thành phố để làm cơ sở bố trí kinh phí.

2. Các hoạt động của các cơ quan liên quan phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội trong quá trình thực hiện từ xây dựng dự án, lập hồ sơ vay vốn, phối hợp thẩm định, giải ngân, thu hồi vn và xử lý nợ được hưởng phí do Ngân hàng chính sách xã hội chi trả theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

3. Kinh phí quản lý Quỹ giải quyết việc làm của tỉnh được sử dụng cho các nội dung quy định tại điểm 3 mục II Thông tư số 73/2008/TT-BTC ngày 01/8/2008 của Bộ Tài chính. Việc lập dự toán, quyết toán và mức chi cho các nội dung thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước.

Chương 3.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 9. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

1. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về Chương trình giải quyết việc làm và Quỹ giải quyết việc làm tỉnh; phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư lập kế hoạch hàng năm và 5 năm; phân bổ nguồn vốn vay giải quyết việc làm và giao chỉ tiêu vốn vay bổ sung mới và vốn vay thu hồi hàng năm cho y ban nhân dân các huyện, thành phố.

2. Phối hợp Sở Tài chính lập dự toán ngân sách địa phương hàng năm bổ sung cho Quỹ Giải quyết việc làm tỉnh; lập dự toán kinh phí chi quản lý công tác cho vay Quỹ giải quyết việc làm tỉnh hàng năm.

3. Kiểm tra, giám sát, đánh giá chỉ tiêu tạo việc làm mới và các hoạt động cho vay vốn của Quỹ; trình y ban nhân dân tỉnh quyết định điều chuyển nguồn vốn vay giữa các huyện, thành phố trong phạm vi nguồn vốn tỉnh quản lý khi cn thiết.

4. Chỉ đạo, hướng dẫn Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về Chương trình việc làm và Quỹ giải quyết việc làm tỉnh trên đa bàn. Báo cáo định kỳ tình hình thực hiện cho vay vốn giải quyết việc làm, lao động được giải quyết việc làm từ nguồn vốn vay giải quyết việc làm theo chế độ báo cáo tình hình thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Điều 10. Trách nhiệm của Sở Tài chính.

1. Hàng năm, căn cứ vào nhu cầu giải quyết việc làm, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn tnh và khả năng ngân sách địa phương, Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với SLao động - TBXH, Sở Kế hoạch và Đầu tư lập dự toán ngân sách địa phương bổ sung cho Quỹ giải quyết việc làm của tỉnh báo cáo y ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét quyết định.

2. Cân đối và bố trí kinh phí quản lý Quỹ giải quyết việc làm cho cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội cấp tỉnh, cấp huyện hàng năm theo phân cấp ngân sách hiện hành; hướng dẫn kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng kinh phí quản lý Quỹ giải quyết việc làm theo quy định.

3. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện quản lý Quỹ theo đúng mục tiêu của Quỹ giải quyết việc làm tnh.

Điều 11. Trách nhiệm của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Kon Tum.

1. Chỉ đạo Phòng Giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội các huyện, thành phố chủ trì, hướng dẫn người vay vốn xây dựng dự án, lập hồ sơ vay vốn khi có nhu cầu; tiếp nhận, kiểm tra, thẩm định hồ sơ vay vốn, trình y ban nhân dân huyện, thành phố phê duyệt dự án, giải ngân vốn vay và thu hồi nợ theo quy định.

2. Giám sát quá trình sử dụng vốn vay của người vay, tổng hợp báo cáo định kỳ tháng, quý, 6 tháng và hàng năm về tình hình sử dụng vốn cho cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội.

Điều 12. Trách nhiệm Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

1. Xây dựng kế hoạch giải quyết việc làm hàng năm và 5 năm, kế hoạch sử dụng Quỹ giải quyết việc làm tỉnh; tổ chức thực hiện, quản lý Quỹ giải quyết việc làm tỉnh; chỉ đạo các cơ quan chức năng hướng dẫn xây dựng dự án vay vốn theo quy định; Chủ tịch y ban nhân dân cấp huyện Quyết định phê duyệt cho vay đối với dự án có mức vốn vay đến 500 triệu đồng, đồng thời chịu trách nhiệm về tính hiệu quả, các chỉ tiêu về tạo việc làm mới và bảo tồn vốn Quỹ giải quyết việc làm tỉnh.

2. Chỉ đạo các cơ quan chức năng, các cơ quan thực hiện chương trình việc làm và Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương thực hiện đúng cơ chế, chính sách cho vay từ Quỹ giải quyết việc làm tỉnh; kiểm tra, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện; báo cáo định kỳ quý, 6 tháng và năm theo quy định của liên Bộ.

3. Chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp phòng Tài chính – Kế hoạch lập kế hoạch cho vay và kế hoạch giải quyết việc làm hàng năm; kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vn, giải quyết việc làm của các đối tượng vay vốn; kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện và tổng hợp kết quả cho vay giải quyết việc làm đnh kỳ hàng quý, 6 tháng, năm gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo y ban nhân dân tỉnh.

4. Chỉ đạo UBND phường, xã, thị trấn:

a) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc xác nhận địa điểm thực hiện của dự án và đối tượng vay vốn thuộc địa phương quản lý; nâng cao trách nhiệm của các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương nhận ủy thác trong việc quản lý Quỹ giải quyết việc làm của tỉnh có hiệu quả và đúng quy định.

b) Phối hợp với Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội hướng dẫn xây dựng dự án, lập hồ sơ vay vn; thực hiện thẩm định, giải ngân, thu hồi vn và đôn đốc xử lý nợ; kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay.

Điều 13. Trách nhiệm của các Tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương.

1. Nhận ủy thác trong việc quản lý quỹ việc làm tỉnh theo quy định.

2. Phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội nơi cho vay trong quá trình hướng dẫn xây dựng dự án, lập hồ sơ vay vn; thực hiện thẩm định, giải ngân, thu hi vn và đôn đc xử lý nợ; kiểm tra, giám sát trong việc sử dụng vốn vay.

Điều 14. Điều khoản thi hành.

Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc các cơ quan, đơn vị, địa phương cần phản ánh kịp thời với S Tài chính và SLao động - Thương binh và Xã hội để phối hợp nghiên cứu, báo cáo, đề xuất UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế nhằm đảm bảo sử dụng Quỹ giải quyết việc làm tỉnh đúng mục đích, có hiệu quả./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 18/2013/QĐ-UBND ngày 01/04/2013 về Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ giải quyết việc làm tỉnh Kon Tum

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.662

DMCA.com Protection Status
IP: 3.146.255.127
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!