Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 05/2003/TT-BTC hướng dẫn xử lý hàng hoá tồn đọng tại cảng biển Việt Nam

Số hiệu: 05/2003/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Trần Văn Tá
Ngày ban hành: 13/01/2003 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 05/2003/TT-BTC

Hà Nội, ngày 13 tháng 1 năm 2003

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 05/2003/TT-BTC NGÀY 13 THÁNG 01 NĂM 2003 HƯỚNG DẪN XỬ LÝ HÀNG HOÁ TỒN ĐỌNG TẠI CẢNG BIỂN VIỆT NAM

Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
Căn cứ Nghị định số 178/CP ngày 28/10/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Tài chính;
Để giải quyết hàng hoá tồn đọng không có người nhận ở các cảng biển, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động của các cảng biển; Theo đề nghị của các địa phương và các cảng biển; sau khi trao đổi với Bộ Giao thông vận tải và Bộ Thương Mại, Bộ Tài chính hướng dẫn một số điểm về xử lý hàng hoá tồn đọng phát sinh tại các cảng biển Việt Nam như sau:

I- PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG:

1. Thông tư này hướng dẫn việc xử lý đối với hàng hoá tồn đọng tại cảng biển Việt Nam bao gồm:

Hàng quá thời hạn lưu kho bãi không có người nhận.

Hàng thừa so với vận đơn.

Hàng hoá ngoài lược khai.

Hàng tạm gửi nhưng không có người nhận.

Hàng xuất khẩu bị trả về, không có người nhận.

Hàng hoá do các Đại lý giải phóng container, gửi kho bãi cảng nhưng không có người nhận.

Hàng hoá do người vận chuyển đường biển lưu giữ tại Việt Nam bỏ lại cảng biển và người vận chuyển có văn bản từ bỏ quyền lưu giữ.

Các loại hàng hoá trên được coi là tồn đọng tại cảng biển sau khi đã được Cảng biển thông báo cho Chủ hàng hoặc Đại lý đến nhận ít nhất 3 lần trong thời hạn 60 ngày nhưng không có người đến nhận hoặc là 1 lần trong thời hạn 5 ngày nhưng không có người đến nhận đối với hàng hoá đông lạnh, thực phẩm mau hỏng, hoá chất nguy hiểm, độc hại.

2. Thông tư này không áp dụng đối với các loại hàng hoá sau:

a. Hàng hoá do người vận chuyển đường biển lưu giữ tại Việt Nam theo quy định tại Nghị định số 55/1998/NĐ-CP ngày 22/7/1998 của Chính phủ về xử lý hàng hoá do người vận chuyển đường biển lưu giữ tại Việt Nam.

b. Hàng hoá bị từ bỏ, thất lạc, nhầm lẫn, quá thời hạn khai hải quan mà không có người đến nhận theo quy định tại Điều 45 Luật Hải quan.

II- TỔ CHỨC XỬ LÝ HÀNG HOÁ TỒN ĐỌNG TẠI CẢNG BIỂN:

1. Thành lập Hội đồng xử lý hàng hoá tồn đọng tại cảng biển:

Tại các tỉnh, thành phố có cảng biển, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố thành lập Hội đồng về xử lý hàng tồn đọng tại cảng biển, có thể thành lập Hội đồng thường trực hoạt động theo hình thức kiêm nhiệm.

Thành phần Hội đồng xử lý hàng tồn đọng tại cảng biển (sau đây gọi tắt là Hội đồng) bao gồm:

Lãnh đạo Sở Tài chính Vật gía: Chủ tịch Hội đồng.

Giám đốc Cảng biển: thường trực Hội đồng (thay đổi theo từng cảng biển).

Đại diện Cục Hải quan: thành viên Hội đồng.

Đại diện Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố có cảng biển (nếu cần): thành viên Hội đồng.

2. Tổ chức xử lý hàng hoá tồn đọng tại cảng biển:

Giám đốc cảng biển căn cứ vào tình hình thực tế phát sinh khối lượng hàng hoá tồn đọng tại cảng biển đến mức cần thiết phải xử lý, có văn bản kê khai từng loại hàng hoá tồn đọng, báo cáo Hội đồng để xử lý:

a. Hội đồng tổ chức thẩm định và định giá giá trị lô hàng:

Hội đồng tiến hành thủ tục mở niêm phong hàng hoá, niêm phong container, thực hiện kiểm đếm số lượng hàng hoá tồn đọng thực tế tại cảng biển, phân loại hàng hoá để xử lý.

Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng thành lập tổ chuyên viên giúp việc cho Hội đồng và mời các cơ quan có liên quan để tiến hành kiểm kê, phân loại hàng hoá; xác định chất lượng và giá trị hàng hoá.

b. Đối với hàng hoá không còn giá trị sử dụng: Giám đốc Cảng biển tổ chức tiêu huỷ dưới sự giám sát của Hội đồng.

c. Đối với hàng hoá còn có thể sử dụng được:

- Hội đồng tổ chức bán chỉ định đối với lô hàng có gía trị dưới 10 triệu đồng và tổ chức bán đấu giá đối với lô hàng có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên.

- Riêng đối với hàng hoá là lương thực, thực phẩm, hàng công nghệ phẩm dễ hư hỏng: Hội đồng được phép bán chỉ định cho các doanh nghiệp có chức năng kinh doanh đúng ngành hàng.

d. Việc bán đấu giá hàng hoá tồn đọng được thực hiện theo "Quy chế bán đấu gía tài sản" ban hành kèm theo Nghị định số 86/CP ngày 19/12/1996 của Chính phủ.

đ. Hàng hoá tồn đọng tại cảng biển được đưa ra xử lý không phải làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá và không phải chịu thuế nhập khẩu.

e. Thủ tục về giao nhận hàng hoá được tiến hành theo những quy định hiện hành của cảng biển.

III- XỬ LÝ TIỀN THU HỒI VỀ BÁN HÀNG HOÁ TỒN ĐỌNG TẠI CẢNG BIỂN:

1. Người mua hàng hoá tồn đọng có trách nhiệm thanh toán tiền mua hàng hoá cho doanh nghiệp Cảng biển.

2. Doanh nghiệp Cảng biển sử dụng hoá đơn bán hàng GTGT của Bộ Tài chính để phát hành cho người mua hàng. Giá bán hàng hoá tồn đọng (giá bán chỉ định hoặc giá đấu giá) mà người mua chấp nhận là giá có thuế GTGT.

3. Kê khai và nộp thuế GTGT bán hàng hoá tồn đọng: được thực hiện vào tháng gần nhất thời điểm bán hàng cùng với việc kê khai thuế hàng tháng của doanh nghiệp và ghi một dòng riêng.

4. Tiền thu về bán hàng hoá tồn đọng được xử lý như sau:

+ Nộp thuế GTGT về bán hàng hoá.

+ Trích tối đa không quá 5% giá trị hàng hoá bán được để chi cho hoạt động của Hội đồng xử lý hàng tồn đọng tại cảng biển, bao gồm: chi phí kiểm kê, phân loại hàng hoá; chi phí cho việc xác định chất lượng và giá trị hàng hoá; chi phí liên quan đến việc thông tin về bán đấu giá hàng hoá, tổ chức cuộc bán đấu giá... theo đúng chế độ Nhà nước quy định.

+ Chi phí giám định chất lượng hàng hoá của cơ quan chức năng (nếu có).

+ Chi phí cho việc tiêu huỷ hàng hoá.

+ Thanh toán các khoản cước bốc xếp, lưu kho bãi, giao nhận và bảo quản hàng hoá phát sinh do hàng hoá tồn đọng tại cảng.

+ Số còn lại nộp vào NSNN địa phương.

5. Các cảng biển có trách nhiệm thanh quyết toán việc xử lý hàng hoá tồn đọng cùng với quyết toán tài chính hàng năm của doanh nghiệp.

6. Tiền thu về bán hàng hoá tồn đọng trong năm nếu không đủ bù đắp các chi phí phát sinh liên quan đến việc xử lý hàng hoá tồn đọng, các cảng biển được hạch toán số thiếu vào chi phí sản xuất kinh doanh trong năm của doanh nghiệp.

IV- TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Đối với các lô hàng phát sinh tồn đọng tại cảng biển sau ngày Bộ Tài chính bãi bỏ Thông tư số 45/TC/GTBĐ ngày 21/9/1992 mà chưa xử lý, được áp dụng để xử lý theo qui định tại Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính xem xét, sửa đổi bổ sung cho phù hợp.

 

Trần Văn Tá

(Đã ký)

 

THE MINISTRY OF FINANCE
-----

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom Happiness
-------

No. 05/2003/TT-BTC

Hanoi , January 13, 2003

CIRCULAR

GUIDING THE DISPOSAL OF GOODS LEFT IN STOCK AT VIETNAMS SEAPORTS

 

I. SCOPE AND SUBJECTS OF APPLICATION:

1. This Circular guides the disposal of goods left in stock at Vietnams seaports, including:

- Goods which have been kept at warehouses or storing yards beyond the prescribed time limits without recipients.

- Goods in excess as compared to the bills of lading.

- Goods not inscribed in manifests.

- Goods temporarily consigned but without claimants.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Goods deposited at seaports warehouses or yards by agents upon the release of containers, but without recipients.

- Goods held in Vietnam and left at seaports by sea carriers, who have issued written documents abandoning their rights to hold goods.

The above-mentioned goods shall be considered being left in stock at seaports when they are not received after being notified by the seaports to the goods owners or agents for at least 3 times within 60 days, or once within 5 days for frozen goods, perishable foodstuffs and dangerous and hazardous 2. This Circular shall not apply to the following goods:

a) Goods held in Vietnam by sea carriers under the provisions of the Governments Decree No. 55/1998/ND-CP of July 22, 1998 on the disposal of goods held in Vietnam by sea carriers.

b) Goods, which are abandoned, strayed or mistakenly-claimed or unclaimed after the expiry of customs declaration time limit prescribed in Article 45 of the Customs Law.

II. ORGANIZATION OF THE DISPOSAL OF GOODS LEFT IN STOCK AT SEAPORTS

1. Setting up Councils for disposing goods left in stock at seaports:

In provinces and centrally-run cities where seaports exist, the provincial/municipal Peoples Committees shall set up Councils for disposing goods left in stock at seaports, possibly the Standing Councils operating on a part-time basis.

A Council for disposing goods left in stock at seaports shall consist of:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The seaports director: Standing member of the Council (to be changed according to each seaport).

- A representative of the provincial/municipal Customs Department: Member of the Council.

- A representative of the Peoples Committee of the province or centrally-run city where the seaport exists (if necessary): Member of the Council.

2. Organizing the disposal of goods left in stock at seaports:

The seaports directors shall base themselves on the practical situation on the volumes of goods left in stock at their seaports, which must be disposed, make written inventory and declaration of each type of goods and report them to the Councils for handling:

a) The Councils shall organize the expertise and valuation of the goods lots:

The Councils shall carry out procedures for opening the goods and containers seals, make the inventory of the volumes of goods actually left in stock at seaports and classify such goods for disposal.

In case of necessity, the Councils may set up specialists groups to assist them and invite the concerned agencies to join in goods inventory and classification, and determination of goods quality and value.

b) For goods with no more use value: The seaports directors shall organize the destruction thereof under the Councils supervision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The Councils shall organize the appointed sale of goods lots valued at under VND 10 million and auction sale of goods lots valued at VND 10 million or over.

- Particularly for goods being food, foodstuffs and perishable technological merchandise articles: The Councils may directly sell them to enterprises having the right business lines.

d) The auction of goods left in stock at seaports shall comply with the Regulation on property auction, issued together with the Governments Decree No. 86/CP of December 19, 1996.

e) Goods left in stock at seaports to be handled shall not be subject to procedures for goods importation and not liable to import tax.

f) The procedures for goods delivery and reception shall be carried out according to the seaports current regulations.

III. SETTLEMENT OF PROCEEDS FROM THE SALE OF GOODS LEFT IN STOCK AT SEAPORTS:

1. Those who buy goods left in stock shall have to make payments for the goods purchase to the seaport enterprises.

2. Seaport enterprises shall hand to goods buyers value added goods sale invoices issued by the Ministry of Finance. The selling prices of goods left in stock (the appointed-sale or auction prices), which are accepted by the buyers, shall be the VAT-included prices.

3. The declaration and payment of VAT upon the sale of goods left in stock shall be carried out in the month next to the time of goods sale, together with monthly tax declaration of the enterprises, and inscribed in a separate line.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ Paying VAT on the goods sale.

+ Making deductions not exceeding 5% of the value of sold goods to cover expenses for the operation of the Councils for disposing goods left in stock at seaports, including: expenses for goods inventory and classification; expenses for determination of goods quality and value; expenses related to the provision of information on goods auction and organization of auction, in strict accordance with the regimes prescribed by the State.

+ Paying expenses for expertise of goods quality by functional agencies (if any).

+ Paying expenses for goods destruction.

+ Paying charges for loading, unloading, storage, delivery and preservation of goods left in stock at seaports.

+ The remainder shall be remitted into local budgets.

5. The seaports shall have to make payment and final settlement of the handling of goods left in stock together with the enterprises annual financial settlement.

6. If the proceeds from the sale of goods left in stock in a year are not enough to cover arising expenses related to the disposal of these goods, the seaports shall be allowed to account the deficit amounts into the enterprises annual production and business costs.

IV. IMPLEMENTATION ORGANIZATION

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



For goods lots left in stock at seaports after the day the Ministry of Finance annulled its Circular No. 45/TC/GTBD of September 21, 1992 and not yet disposed, the provisions of this Circular may apply to the disposal thereof.

In the course of implementation, if any problems arise, organizations and individuals are requested to timely report them to the Ministry of Finance for consideration, appropriate amendment and supplementation.

FOR THE MINISTER OF FINANCE
VICE MINISTER




Tran Van Ta

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 05/2003/TT-BTC ngày 13/01/2003 hướng dẫn xử lý hàng hoá tồn đọng tại cảng biển Việt Nam do Bộ Tài Chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.320

DMCA.com Protection Status
IP: 18.221.141.44
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!