Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 23/2007/QĐ-BYT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Y tế Người ký: Trịnh Quân Huấn
Ngày ban hành: 29/03/2007 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

Số: 23/2007/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 29 tháng 03 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH "QUY CHẾ KIỂM TRA NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG VỆ SINH AN TOÀN ĐỐI VỚI THỰC PHẨM NHẬP KHẨU"

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Nghị định số 49/2003/NĐ-CP ngày 15/5/2003 của Chính phủ, quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm số 12/2003/PL-UBTVQH11 ngày 26/7/2003 và Nghị định số 163/2004/NĐ-CP ngày 7/9/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm - Bộ Y tế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy chế kiểm tra nhà nước về chất lượng vệ sinh an toàn đối với thực phẩm nhập khẩu"

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Bãi bỏ Quyết định số 1370/1997/QĐ-BYT ngày 17/7/1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Quy chế kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với thực phẩm nhập khẩu”.

Điều 3. Các Ông (Bà): Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, Vụ trưởng Vụ Pháp chế – Bộ Y tế, Cục trưởng Cục An toàn vệ sinhthực phẩm, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng các đơn vị liên quan trực thuộc Bộ, Thủ trưởng Y tế các ngành chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trịnh Quân Huấn

 

QUY CHẾ

KIỂM TRA NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG VỆ SINH AN TOÀN ĐỐI VỚI THỰC PHẨM NHẬP KHẨU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 23/2007/QĐ-BYT ngày 29 tháng 3 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Quy chế này quy định về phương thức, nội dung, thủ tục kiểm tra nhà nước và quyền hạn, trách nhiệm của các bên liên quan nhằm bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu nhằm tiêu thụ trong nước, bao gồm các sản phẩm dưới đây (sau đây gọi chung là thực phẩm):

a) Các nguyên liệu thực phẩm đã qua chế biến công nghiệp không cần qua tinh chế lại nhằm phục vụ sản xuất trực tiếp hoặc sang bao đóng gói lại;

b) Các chất sử dụng trong chế biến thực phẩm (chất hỗ trợ chế biến, phụ gia thực phẩm);

c) Thực phẩm bao gói sẵn sử dụng trực tiếp;

d) Các sản phẩm được quy định tại Khoản 4 Điều này (khi có thông tin rủi ro về an toàn, dịch bệnh hoặc được Bộ Y tế yêu cầu bằng văn bản).

đ) Các sản phẩm khác thuộc Danh mục phải công bố tiêu chuẩn do Bộ Y tế ban hành theo từng thời kỳ.

2. Các thực phẩm được quy định tại Khoản 1 Điều này, chỉ được phép lưu thông, tiêu thụ trên thị trường Việt Nam sau khi được cơ quan kiểm tra nhà nước cấp một trong các giấy tờ sau:

a) Giấy xác nhận đạt yêu cầu nhập khẩu.

b) Thông báo lô hàng chỉ kiểm tra hồ sơ.

3. Các thực phẩm phẩm mà tổ chức, cá nhân nhập khẩu nhận được Thông báo lô hàng không đạt yêu cầu nhập khẩu phải thực hiện các biện pháp xử lý quy định tại khoản 7 Điều 16 của Quy chế này.

4. Những thực phẩm dưới đây không phải qua kiểm tra nhà nước:

a) Thực phẩm mang theo người để tiêu dùng cá nhân không quá số lượng phải nộp thuế nhập khẩu,

b) Thực phẩm là quà biếu nhân đạo, là hàng trong túi ngoại giao, túi lãnh sự theo quy định của pháp luật.

c) Thực phẩm tạm nhập, tái xuất.

d) Thực phẩm quá cảnh, chuyển khẩu.

đ) Thực phẩm gửi kho ngoại quan

e) Thực phẩm là mẫu thử nghiệm hoặc nghiên cứu.

g) Thực phẩm là hàng mẫu tham gia các hội chợ.

h) Thực phẩm trao đổi của cư dân biên giới.

i) Thực phẩm do các doanh nghiệp Việt Nam gia công cho chủ hàng nước ngoài chỉ để xuất khẩu.

k) Nguyên liệu thô phải qua tinh chế, chế biến lại (dầu thực vật, lá và sợi thuốc lá, thảo dược dùng trong chế biến thực phẩm).

l) Thực phẩm tươi sống, sơ chế thuộc danh mục phải qua kiểm dịch động vật hoặc kiểm dịch thực vật.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Tất cả các tổ chức và cá nhân nhập khẩu thực phẩm được quy định tại Khoản 1, Điều 1 của Quy chế này (dưới đây gọi chung là chủ hàng), phải đăng ký kiểm tra và chịu sự kiểm tra của cơ quan kiểm tra Nhà nước về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định tại Quy chế này trước khi tiêu thụ trên thị trường.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (trong văn bản này thống nhất viết tắt là an toàn thực phẩm)  là sự bảo đảm rằng, tại thời điểm được kiểm tra sản phẩm là an toàn cho người sử dụng và lưu hành trên thị trường theo đúng quy định pháp luật hoặc theo đúng tiêu chuẩn cơ sở mà chủ hàng chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá đã công bố.

Các tiêu chí để xác định và kiểm soát bao gồm: các chỉ tiêu cảm quan, chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, tiêu chuẩn chỉ điểm chất lượng, giá trị dinh dưỡng, tiêu chuẩn vệ sinh về hoá, lý, vi sinh vật; thành phần nguyên liệu và phụ gia thực phẩm; thời hạn sử dụng; hướng dẫn sử dụng và bảo quản; quy cách bao gói và chất liệu bao bì; nội dung ghi nhãn.

2. Kiểm tra nhà nước về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm: là sự kiểm tra của cơ quan nhà nước có đủ năng lực kỹ thuật để kiểm tra, kiểm nghiệm, xác nhận lô hàng, lô sản phẩm đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm và được Bộ Y tế chỉ định bằng văn bản.

3. Đăng ký kiểm tra là việc chủ hàng đăng ký kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hoá quy định tại Khoản 1 Điều 1 với cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (dưới đây gọi tắt là Cơ quan kiểm tra) trước khi được phép thông quan.

4. Lô hàng  là toàn bộ một chuyến hàng nhập khẩu, có thể có một lô sản  phẩm hay nhiều lô sản phẩm của cùng một mặt hàng hoặc của nhiều loại sản phẩm khác nhau.

5. Lô sản phẩm là các sản phẩm trong cùng một chuyến hàng nhập khẩu có cùng tên sản phẩm, nhãn hiệu hàng hoá, cơ sở sản xuất hàng hoá và hạn sử dụng hoặc ngày sản xuất. 

6. Tiêu chuẩn cơ sở là yêu cầu kỹ thuật về chất lượng, an toàn thực phẩm của một sản phẩm (có chung tên sản phẩm, nhãn hiệu, chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, tiêu chuẩn vệ sinh) do chủ hàng tự xây dựng, công bố và chịu trách nhiệm trước pháp luật và người tiêu dùng.

7. Tiêu chuẩn vệ sinh là các mức giới hạn hoặc quy định cho phép tối đa các yếu tố hoá học, vật lý và vi sinh vật được phép có trong sản phẩm nhằm bảo đảm chất lượng sản phẩm ổn định và an toàn cho người sử dụng.

8. Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu là mức hoặc định lượng các chất có giá trị dinh dưỡng chủ yếu mang tính chất đặc thù của sản phẩm để nhận biết, phân loại và phân biệt với thực phẩm cùng loại khác.

9. Chỉ tiêu chỉ điểm chất lượng là những chỉ tiêu kỹ thuật mà qua đó có thể xác định tính ổn định của chất lượng sản phẩm hoặc hàm lượng các chất cấu tạo chủ yếu của sản phẩm.

10. Giấy chứng nhận công bố tiêu chuẩn sản phẩm (gọi tắt là Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm) là giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ hàng đã thực hiện việc công bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm phù hợp với các quy định bắt buộc áp dụng của pháp luật Việt Nam.

Chương 2.

PHƯƠNG THỨC KIỂM TRA

Điều 4. Phương thức kiểm tra

1. Kiểm tra chặt: lấy mẫu xác suất hoặc lấy tại các điểm nghi ngờ (đủ lượng mẫu tối thiểu) để kiểm nghiệm, đánh giá toàn diện an toàn thực phẩm đối với tất cả các lô sản phẩm của cùng lô hàng nếu thuộc một trong các trường hợp dưới đây:

a) Sản phẩm thuộc danh mục thực phẩm có nguy cơ cao (Điều 14 Nghị định số 163/2004/NĐ-CP ngày 07/9/2004 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm) mà khi cơ quan kiểm tra hoặc Hải quan phát hiện thấy các dấu hiệu nghi ngờ bị ô nhiễm do bao bì hư hỏng, thấm nhiễm hoặc khi hệ thống duy trì điều kiện bảo quản thực phẩm trên phương tiện vận chuyển không hoạt động;

b) Khi thực phẩm được nhập từ một cơ sở chế biến ở nước ngoài mà cơ quan kiểm tra được thông báo hoặc được biết là nằm trong khu vực có nguồn nguyên liệu bị ô nhiễm hoặc có mầm bệnh dịch nguy hiểm có thể lây sang người;

c) Lần nhập trước đó không đạt yêu cầu nhập khẩu;

d) Có văn bản của Bộ Y tế (Cục An toàn vệ sinh thực phẩm) yêu cầu áp dụng phương thức kiểm tra chặt vì phát hiện sản phẩm đang lưu thông trên thị trường có nguy cơ đối với sức khoẻ.

2. Kiểm tra thông thường: lấy mẫu xác suất (ngẫu nhiên) đủ để kiểm tra cảm quan và kiểm nghiệm một vài chỉ tiêu chỉ điểm chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm đối với lô hàng nếu không thuộc các trường hợp quy định tại các khoản 1, 3, 4 của Điều này.

3. Kiểm tra giảm nhẹ: chỉ lấy mẫu đại diện để kiểm tra cảm quan, ghi nhãn, tính đồng nhất của lô hàng (về xuất xứ, số lô) mà không phải kiểm nghiệm mẫu để đối chiếu với hồ sơ nếu thuộc một trong những trường hợp dưới đây:

a) Thực phẩm thuộc loại nguy cơ thấp hoặc có dấu phù hợp với tiêu chuẩn sản phẩm đã công bố (GMP, HACCP);

b) Thực phẩm cùng loại, cùng xuất xứ có chất lượng ổn định qua ít nhất hai lần kiểm tra liên tiếp hoặc được Bộ Y tế xác nhận bằng văn bản đủ điều kiện kiểm tra giảm nhẹ;

c) Thực phẩm cùng loại, cùng xuất xứ đã qua kiểm nghiệm mẫu chào hàng đạt yêu cầu nhập khẩu;

d) Thực phẩm cùng loại, cùng xuất xứ và lô sản phẩm đã được kiểm tra trước khi nhập khẩu hoặc có phiếu kết quả phân tích của bên thứ ba tại nước sản xuất kèm theo;

đ) Thuộc Danh mục hàng hoá được chứng nhận mang dấu phù hợp tiêu chuẩn của nước xuất khẩu hoặc của khối thị trường chung khu vực do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thừa nhận và công bố trong từng thời kỳ.

e) Xác nhận mang dấu phù hợp tiêu chuẩn (dấu hợp chuẩn) của nước xuất khẩu hoặc của khối thị trường chung khu vực, được Bộ Y tế và Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xác nhận bằng văn bản.

4. Chỉ kiểm tra hồ sơ: là hình thức chỉ nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra (không lấy mẫu sản phẩm) để cấp Thông báo lô hàng chỉ kiểm tra hồ sơ sau khi có văn bản của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm xác nhận thuộc diện chỉ kiểm tra hồ sơ quy định tại Điều 5 của Quy chế này. Sản phẩm thuộc phương thức kiểm tra này chỉ phải kiểm tra theo phương thức kiểm tra thông thường hoặc giảm nhẹ một lần bất kỳ trong số các lần nhập khẩu trong vòng một năm đối với cùng một loại hàng của cùng một chủ hàng.

Điều 5. Thực phẩm nhập khẩu được áp dụng phương thức chỉ kiểm tra hồ sơ (miễn kiểm tra, kiểm nghiệm mẫu)

1. Thực phẩm nhập khẩu đã được tổ chức có thẩm quyền của nước ký kết Điều ước quốc tế thừa nhận lẫn nhau với Việt Nam trong hoạt động kiểm tra chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm xác nhận đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm.

2. Thực phẩm nhập khẩu đã được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn, thực phẩm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh đã được chứng nhận có hệ thống quản lý an toàn thực phẩm phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam hoặc tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế được phép áp dụng tại Việt Nam.

3. Các lô hàng cùng loại có cùng xuất xứ, đã được kiểm tra 5 lần trước đó  đạt yêu cầu nhập khẩu.

4. Cục An toàn vệ sinh thực phẩm xác nhận bằng văn bản “sản phẩm chỉ kiểm tra hồ sơ” nếu chủ hàng đáp ứng một trong ba điều kiện được quy định tại các Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều này có văn bản đề nghị hoặc trên cơ sở đề nghị của các cơ quan kiểm tra.

5. Các lô hàng thuộc diện chỉ kiểm tra hồ sơ có thể được kiểm tra đột xuất nếu thấy có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam về chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm.

Chương 3.

THỦ TỤC VÀ QUY TRÌNH KIỂM TRA

Điều 6. Hồ sơ đăng ký kiểm tra

Chủ hàng phải đăng ký kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm tại một trong các cơ quan kiểm tra quy định tại Điều 7 và Điều 8 trong thời gian ít nhất 5 ngày trước khi hàng về đến cảng (cửa khẩu).

1. Hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm bao gồm:

a) Giấy đăng ký kiểm tra Nhà nước về an toàn thực phẩm (Mẫu1: Giấy đăng ký kiểm tra - được ban hành kèm theo Quy chế này).

b) Bản sao hợp pháp Tiêu chuẩn cơ sở (có đóng dấu giáp lai của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm) hoặc xác nhận sản phẩm được phép giải toả của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (khi chưa công bố tiêu chuẩn sản phẩm) theo quy định tại Quy chế công bố tiêu chuẩn sản phẩm ban hành kèm theo Quyết định số 42/2005/QĐ-BYT ngày 08/12/2005 của Bộ Y tế.

c) Bộ hồ sơ làm thủ tục hải quan theo quy định;

d) Giấy chứng nhận y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nước xuất xứ đối với thực phẩm có nguồn gốc động vật và thực vật đã qua chế biến tiệt trùng nhiệt độ cao (chỉ yêu cầu khi có công bố dịch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc được Cục An toàn vệ sinh thông báo bằng văn bản);

đ) Bản sao giấy chứng nhận kết quả phân tích thử nghiệm (Certificate of Analysis) của phòng thử nghiệm được chỉ định hoặc của nhà sản xuất có dấu, chữ ký của giám đốc doanh nghiệp hoặc người được uỷ quyền đối với thực phẩm chưa công bố tiêu chuẩn (nếu có);

e) Các chứng từ cần thiết liên quan để được áp dụng phương thức kiểm tra giảm nhẹ, chỉ kiểm tra hồ sơ (nếu có).

2. Việc đăng ký kiểm tra Nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm xuất khẩu thực hiện theo thoả thuận song phương hoặc đa phương giữa Việt Nam với các nước, các tổ chức quốc tế liên quan hoặc khi chủ hàng xuất khẩu tự đề nghị thực hiện hợp đồng dịch vụ xác nhận an toàn thực phẩm đối với lô hàng, lô sản phẩm theo yêu cầu của nước nhập khẩu.

Điều 7. Tổ chức kiểm tra được chỉ định

1. Các cơ quan kiểm tra là những cơ quan, đơn vị chuyên môn kỹ thuật có đủ điều kiện, năng lực kỹ thuật đã được và sẽ được Bộ Y tế chỉ định thực hiện chức năng kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm.

2. Tuỳ theo yêu cầu quản lý, các tổ chức, đơn vị kỹ thuật, nghiên cứu của nhà nước có đủ điều kiện và năng lực kỹ thuật cũng có thể được Bộ Y tế xem xét, chỉ định thực hiện chức năng kiểm tra nhà nước về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng hoá thực phẩm nhập khẩu hoặc được chỉ định kiểm tra trong các trường hợp đặc biệt quy định tại Điều 8.

3. Các cơ quan Kiểm dịch Y tế biên giới chưa được Bộ Y tế chỉ định bằng văn bản thực hiện chức năng kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm tại các cửa khẩu, chỉ thực hiện việc lấy mẫu giám sát theo một quy trình, quy định riêng của Bộ Y tế khi có yêu cầu bằng văn bản.

Điều 8. Chỉ định cơ quan kiểm tra trong các trường hợp đặc biệt

Chủ hàng thường xuyên tập kết hàng ở một địa điểm xa trụ sở của cơ quan kiểm tra thì có thể đề nghị Cục An toàn vệ sinh thực phẩm tạm thời chỉ định cơ quan kỹ thuật cùng đóng trên địa bàn với điểm tập kết hàng thực hiện việc kiểm tra, kiểm nghiệm thực tế lô hàng để kết luận và cấp thông báo kết quả kiểm tra trước khi đề nghị Bộ Y tế chỉ định chính thức bằng văn bản.

Điều 9. Trường hợp giám định độc lập

Trường hợp chủ hàng nhập khẩu tự phát hiện thực phẩm bị tổn thất, hư hỏng trong quá trình bốc dỡ, bảo quản, vận chuyển, phải lập biên bản và giám định độc lập để yêu cầu phía nước ngoài bồi thường theo thông lệ quốc tế thì chủ hàng có quyền đề nghị cơ quan giám định độc lập cấp chứng thư mà không cần phải qua kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm.

Điều 10. Quy trình kiểm tra

1. Cơ quan kiểm tra tiếp nhận, xem xét hồ sơ đăng ký kiểm tra để dự kiến trước phương thức kiểm tra đối với lô hàng (có thể gồm một hoặc nhiều lô sản phẩm) và xác nhận Giấy đăng ký kiểm tra trừ trường hợp những sản phẩm thuộc phương thức chỉ kiểm tra hồ sơ thì cấp Thông báo lô hàng chỉ kiểm tra hồ sơ nếu không cần phải kiểm tra đột suất theo quy định tại Khoản 5 Điều 5 của Quy chế này.

2. Tiến hành việc kiểm tra và lấy mẫu tại địa điểm mà chủ hàng đã đăng ký. Trong trường hợp chủ hàng tiêu thụ hoặc phân tán lô hàng khỏi địa điểm tập kết trước khi lấy mẫu kiểm tra, cơ quan kiểm tra gửi văn bản thông báo cho cơ quan Hải quan đã thông quan và Cục An toàn vệ sinh thực phẩm để có biện pháp thu hồi hoặc xử lý thích hợp.

3. Lập biên bản trong quá trình kiểm tra và lấy mẫu. Các biên bản kiểm tra này phải có đầy đủ chữ ký của các bên có liên quan và được lưu vào hồ sơ kiểm tra chung của lô hàng.

4. Căn cứ kiểm tra, kiểm nghiệm: Trên cơ sở hồ sơ đăng ký kiểm tra và lịch sử của hàng hoá để xác định phương thức kiểm tra cụ thể, lượng mẫu, số chỉ tiêu cần kiểm nghiệm, phương pháp thử và tiến hành kiểm tra mẫu theo các nội dung dưới đây:

a) Đối với sản phẩm thực phẩm đã công bố tiêu chuẩn sản phẩm:

- Căn cứ các nội dung đã công bố trong tiêu chuẩn cơ sở đối chiếu với mẫu sản phẩm để quyết định phương thức kiểm tra thông thường hay giảm nhẹ;

- Thời hạn sử dụng và nội dung ghi nhãn;

- Các yêu cầu an toàn khác khi có thông tin về rủi ro hoặc được Bộ Y tế yêu cầu bằng văn bản.

b) Đối với sản phẩm thực phẩm chưa công bố tiêu chuẩn sản phẩm áp dụng phương thức kiểm tra thông thường ít nhất hai lần trong số 5 lần kiểm tra liên tục:

- Kiểm tra chỉ điểm an toàn thực phẩm;

- Thời hạn sử dụng và nội dung ghi nhãn;

- Các yêu cầu an toàn khác khi có thông tin về rủi ro hoặc được Bộ Y tế (Cục An toàn vệ sinh thực phẩm hoặc Thanh tra Bộ Y tế) yêu cầu bằng văn bản.

5. Căn cứ đối chiếu kết quả kiểm tra:

a) Tiêu chuẩn cơ sở của sản phẩm đã đóng dấu giáp lai của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (đã được cấp Chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm).

b) Các quy định, tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng của Việt Nam về chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm, ghi nhãn hàng hoá trong trường hợp sản phẩm chưa công bố.

c) Các quy định của quốc tế (Codex) hoặc khu vực đối với thực phẩm đặc biệt, phụ gia thực phẩm trong trường hợp chưa có quy định của Việt Nam và được Cục An toàn vệ sinh thực phẩm xác nhận bằng văn bản sản phẩm được phép sử dụng.

6. Kết luận sau khi kiểm tra: theo quy định cụ thể tại Điều 11.

7. Cấp thông báo kết quả kiểm tra theo quy định cụ thể tại khoản 2, Điều 14 của Quy chế này.

Điều 11. Kết luận sau khi kiểm tra

1. Nếu lô hàng đạt yêu cầu nhập khẩu theo quy định, cơ quan kiểm tra cấp giấy xác nhận đạt yêu cầu nhập khẩu (Mẫu 2) hoặc cấp Thông báo lô hàng chỉ kiểm tra hồ sơ (theo Mẫu 3).

2. Nếu lô hàng không đạt yêu cầu nhập khẩu theo quy định, cơ quan kiểm tra gửi Thông báo lô hàng không đạt yêu cầu nhập khẩu (theo Mẫu 4) kèm theo phiếu kết quả thử nghiệm cho chủ hàng và cơ quan hải quan nơi hàng đến mỗi nơi một bản, đồng thời gửi văn bản báo cáo Bộ Y tế (Cục An toàn vệ sinh thực phẩm) trong đó có đề xuất biện pháp xử lý lô hàng. Không quá 15 ngày (không kể ngày nghỉ), Cục An toàn vệ sinh thực phẩm phải ra quyết định xử lý thích hợp.

Chương 4.

PHÍ, LỆ PHÍ KIỂM TRA

Điều 12. Nộp phí, lệ phí

Chủ hàng phải nộp phí, lệ phí kiểm tra theo Quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ban hành kèm theo Quyết định số 80/2005/QĐ-BTC ngày 17/11/2005 của Bộ Tài chính cho cơ quan kiểm tra trước khi được cấp Thông báo kết quả kiểm tra.

Điều 13. Quản lý phí, lệ phí kiểm tra

Việc quản lý phí, lệ phí kiểm tra được thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước.

Chương 5.

TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN

Điều 14. Trách nhiệm của cơ quan kiểm tra

1. Xác nhận Giấy đăng ký kiểm tra trong vòng một ngày làm việc và theo dõi để thực hiện việc kiểm tra nhà nước trong phạm vi được chỉ định.

2. Thông báo kết quả kiểm tra theo đúng thời gian quy định dưới đây:

Giấy xác nhận lô hàng đạt yêu cầu nhập khẩu:

a) Không quá năm ngày làm việc kể từ ngày lấy được mẫu đăng ký kiểm tra cộng với thời gian cần thử nghiệm theo quy định của phương pháp thử đang tiến hành, đối với các thực phẩm thuộc diện phải kiểm tra theo phương thức kiểm tra chặt được quy định tại khoản 1 Điều 4 của Quy chế này.

- Không quá hai ngày làm việc kể từ ngày lấy được mẫu đăng ký kiểm tra cộng với thời gian cần thử nghiệm theo quy định của phương pháp thử đang tiến hành, đối với thực phẩm thuộc phương thức kiểm tra thông thường và kiểm tra giảm nhẹ quy định tại Khoản 2 và 3 Điều 4 của Quy chế này.

b) Thông báo lô hàng chỉ kiểm tra hồ sơ: không quá 02 ngày làm việc kể từ khi hàng về cảng đối với thực phẩm được quy định tại Điều 5 của Quy chế này.

c) Thông báo kết quả kiểm tra thuộc phương thức kiểm tra chặt và Thông báo lô hàng không đạt yêu cầu nhập khẩu, phải kèm theo Phiếu kết quả thử nghiệm đối với từng lô sản phẩm khi giao cho chủ hàng nhập khẩu, đồng thời báo cáo về Bộ Y tế (Cục An toàn vệ sinh thực phẩm).

3. Lưu mẫu thực phẩm theo quy định đối với từng loại thực phẩm để thử nghiệm lại khi có yêu cầu. Quá thời hạn trên, cơ quan kiểm tra thông báo chủ hàng đến nhận lại mẫu hoặc lập biên bản thanh lý mẫu theo đúng quy định.

4. Bảo đảm chính xác, trung thực và khách quan khi kiểm tra, xác nhận an toàn thực phẩm đối với các lô hàng thực phẩm nhập khẩu. Tuân thủ chặt chẽ các quy định về quy trình kiểm tra, kiểm nghiệm.

5. Tiếp nhận và giải quyết khiếu nại của chủ hàng đối với việc kiểm tra và xác nhận an toàn thực phẩm do mình tiến hành. Chịu trách nhiệm về những sai sót trong quá trình kiểm tra và xác nhận; nếu gây thiệt hại cho chủ hàng, cơ quan kiểm tra phải bồi thường theo quy định hiện hành.

6. Lưu trữ hồ sơ kiểm tra trong thời hạn 3 năm kể từ ngày cấp thông báo kết quả kiểm tra và xuất trình hồ sơ lưu trữ khi các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

7. Báo cáo hằng quý (sau mười ngày của cuối mỗi quý), các cơ quan kiểm tra gửi báo cáo về Bộ Y tế (Cục An toàn vệ sinh thực phẩm) theo Mẫu 5 và Mẫu 6 ban hành kèm theo Quyết định này và đề xuất danh mục các thực phẩm có thể được xét cấp giấy phép kiểm tra giảm nhẹ, chỉ kiểm tra hồ sơ.

8. Các cơ quan kiểm tra có trách nhiệm báo cáo Bộ Y tế (Cục An toàn vệ sinh thực phẩm) khi:

a) Thay đổi, bổ sung trụ sở làm việc;

b) Tạm thời ngừng hoặc chấm dứt hoạt động.

Điều 15. Quyền hạn của cơ quan kiểm tra

1. Yêu cầu chủ hàng cung cấp tài liệu liên quan được quy định tại Điều 6 của Quy chế này.

2. Ra vào nơi lưu giữ, bảo quản hàng hoá hoặc cho phép doanh nghiệp xuất trình nguyên lô sản phẩm tại cơ quan kiểm tra để kiểm tra và lấy mẫu.

3. Tiến hành kiểm tra thực phẩm theo phương thức và thủ tục được quy định tại Quy chế này và được quyền chủ động trong năm lần kiểm tra chỉ hai lần áp dụng phương thức kiểm tra thông thường.

4. Cấp các Thông báo kết quả kiểm tra và thông báo cho cơ quan Hải quan cửa khẩu về các trường hợp chủ hàng đăng ký kiểm tra nhưng không xuất trình hàng hoá để kiểm tra hoặc kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu nhập khẩu.

5. Cấp giấy xác nhận đăng ký kiểm tra với nội dung “lô hàng chờ kết quả kiểm tra” và thông báo cho cơ quan Hải quan cửa khẩu phối hợp chỉ thông quan sau khi có kết quả kiểm tra trong các trường hợp dưới đây:

a) Có bằng chứng khách quan về việc lô hàng nhập khẩu xin đăng ký kiểm tra không đáp ứng các yêu cầu quy định về an toàn thực phẩm;

b) Phát hiện lô hàng cùng loại được nhập khẩu trước đó của cùng chủ hàng không đáp ứng các yêu cầu quy định về an toàn thực phẩm;

c) Hàng hoá thuộc phương thức kiểm tra chặt quy định tại khoản 1, Điều 4 của Quy chế này.

d) Phụ gia thực phẩm nhập khẩu ngoài danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng của Bộ Y tế đã ban hành và loại chưa công bố tiêu chuẩn hoặc chưa được Cục An toàn vệ sinh thực phẩm xác nhận được phép sử dụng vào mục đích chế biến thực phẩm sau khi đối chiếu tiêu chuẩn Codex và giấy phép lưu hành tự do của nước xuất xứ.

đ) Các loại thực phẩm đặc biệt (bao gồm: thực phẩm dinh dưỡng điều trị, thức ăn qua xông dùng cho bệnh nhân nặng, thực phẩm bổ sung, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng) chưa được Cục An toàn vệ sinh thực phẩm cấp Giấy chứng nhận công bố tiêu chuẩn sản phẩm hoặc chưa có xác nhận bằng văn bản.

6. Giám sát việc xử lý các lô hàng không đạt yêu cầu nhập khẩu và/hoặc đề nghị cơ quan y tế có thẩm quyền địa phương phối hợp giám sát việc xử lý lô hàng trên địa bàn.

Điều 16. Trách nhiệm của chủ hàng nhập khẩu

1. Trước khi làm thủ tục hải quan, chủ hàng phải đăng ký kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm với cơ quan kiểm tra theo quy định tại Khoản 1, Điều 6 của Quy chế này và nộp phí, lệ phí kiểm tra theo quy định.

2. Sau khi lô hàng được cơ quan Hải quan cho phép tập kết về kho có đủ điều kiện bảo quản, chủ hàng phải chủ động xuất trình nguyên trạng hàng hoá cùng bộ hồ sơ đã làm thủ tục hải quan và Giấy đăng ký kiểm tra theo quy định để cơ quan kiểm tra thực hiện việc kiểm tra Nhà nước về an toàn thực phẩm.

3. Chỉ được phép đưa thực phẩm nhập khẩu vào sử dụng, lưu thông khi đã được cơ quan kiểm tra cấp một trong các Thông báo kết quả kiểm tra quy định tại Khoản 2, Điều 1 của Quy chế này.

4. Tự chịu trách nhiệm về việc bảo quản hàng hoá đã được kiểm tra trong suốt thời gian chờ kết luận kiểm tra hoặc chờ quyết định của cơ quan có thẩm quyền đối với trường hợp lô hàng đã có kết luận kiểm tra không đạt yêu cầu nhập khẩu theo quy định bắt buộc áp dụng về an toàn thực phẩm, ghi nhãn hàng hoá hay như tiêu chuẩn sản phẩm đã công bố.

5. Chịu trách nhiệm thanh toán mọi chi phí phát sinh cho cơ quan giám sát việc xử lý các lô hàng không đạt yêu cầu nhập khẩu, bao gồm cả những chi phí đối với nhân viên của cơ quan giám sát.

6. Có thể đề nghị tái kiểm tra hoặc chứng minh lô hàng đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm bằng giấy xác nhận phân tích lô hàng của ít nhất hai phòng thử nghiệm được công nhận khác, trong đó kết quả phù hợp với căn cứ đối chiếu kết quả kiểm tra quy định tại Khoản 5, Điều 10 của Quy chế này.

7. Có thể kiến nghị với Cục An toàn vệ sinh thực phẩm một trong các biện pháp xử lý sau:

a) Tái chế: chủ hàng phải báo cáo biện pháp tái chế và địa chỉ chủ hàng tái chế cho cơ quan kiểm tra và chỉ tiến hành tái chế khi có sự chấp thuận của cơ quan kiểm tra. Sau khi tái chế, chủ hàng làm công văn đề nghị cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm tra lô hàng đã được tái chế để cơ quan kiểm tra xử lý trong các trường hợp sau:

- Nếu lô hàng đạt yêu cầu nhập khẩu sau khi tái chế và/hoặc có thể phải sửa nội dung ghi nhãn nếu chất lượng sản phẩm kém hơn so với công bố trên nhãn, cơ quan kiểm tra phải báo cáo Bộ Y tế (Cục An toàn vệ sinh thực phẩm) cho ý kiến bằng văn bản trước khi cấp Giấy xác nhận đạt yêu cầu nhập khẩu sau khi tái chế, trong đó ghi rõ "lô hàng đạt yêu cầu nhập khẩu sau khi tái chế" để tiêu thụ trên thị trường Việt Nam.

- Nếu lô hàng vẫn không đạt yêu cầu nhập khẩu sau khi tái chế, cơ quan kiểm tra sẽ ra Thông báo lô hàng không đạt yêu cầu nhập khẩu sau khi tái chế và đề nghị Bộ Y tế (Cục An toàn vệ sinh thực phẩm) chỉ định cơ quan giám sát việc chủ hàng huỷ bỏ lô hàng hoặc chuyển không sử dụng làm thực phẩm như đã quy định tại khoản 6 của Điều này.

b) Chuyển không sử dụng làm thực phẩm sau khi sửa lại nội dung ghi nhãn.

c) Tái xuất: chủ hàng phải nộp chứng từ tái xuất cho cơ quan kiểm tra để hoàn tất hồ sơ.

d) Tiêu huỷ: chủ hàng phải hợp đồng với cơ quan xử lý việc tiêu huỷ và có biên bản xác nhận của cơ quan quản lý môi trường hoặc thanh tra Sở Y tế nơi tiến hành giám sát tiêu huỷ về thời gian, địa điểm và phương pháp, nội dung thực hiện việc tiêu huỷ đó.

 8. Nếu chủ hàng nhập khẩu những thực phẩm có hành vi vi phạm các quy định của Quy chế này thì bị xử phạt theo quy định hiện hành.

Điều 17. Quyền hạn của chủ hàng nhập khẩu

1. Trong thời hạn 10 ngày kể từ khi nhận được thông báo lô hàng không đạt yêu cầu nhập khẩu, chủ hàng được phép trình bày những bằng chứng bằng văn bản và đề nghị cơ quan kiểm tra hàng hoá của mình xem xét lại kết quả kiểm tra hoặc tái kiểm tra. Sau khi được chấp nhận:

a) Nếu kết quả tái kiểm tra trái với kết quả kiểm tra lần đầu, chủ hàng không phải trả chi phí cho việc tái kiểm tra đó.

b) Nếu kết quả tái kiểm tra phù hợp với kết quả kiểm tra lần đầu, chủ hàng phải chịu chi phí cho việc tái kiểm tra đó.

2. Chủ hàng được phép trình bày với cơ quan kiểm tra và Bộ Y tế (Cục An toàn vệ sinh thực phẩm) những kết quả phân tích mẫu đã được chứng nhận, kiểm tra tại phòng thử nghiệm đạt chuẩn và những quy định bởi luật quốc tế hoặc nước cho phép lưu hành về hàm lượng ô nhiễm và lỗi nhỏ cho phép trong thực phẩm sử dụng cho người.

3. Chủ hàng có thể đề nghị Cục An toàn vệ sinh thực phẩm một trong các biện pháp được quy định tại Khoản 7, Điều 16 của Quy chế này cho việc xử lý những lô sản phẩm không đạt yêu cầu nhập khẩu. Biện pháp đưa ra cần phải chi tiết và phù hợp với quy định của pháp luật để được chấp nhận.

4. Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

5. Chủ hàng có thể giảm chi phí và được rút ngắn thời gian nhận thông báo kết quả kiểm tra đối với thực phẩm nhập khẩu trong các trường hợp dưới đây:

a) Đề nghị Cục An toàn vệ sinh thực phẩm đồng ý bằng văn bản hàng hoá được áp dụng các phương thức kiểm tra giảm nhẹ sau hai lần được cấp thông báo lô hàng đạt yêu cầu nhập khẩu nếu đủ điều kiện quy định tại Khoản 3, Điều 4 và được áp dụng phương thức chỉ kiểm tra hồ sơ nếu đủ điều kiện quy định tại Điều 5 của Quy chế này.

b) Sản phẩm đủ điều kiện quy định tại Khoản 3, Điều 4 của Quy chế này để cơ quan kiểm tra áp dụng phương thức kiểm tra giảm nhẹ.

c) Đề nghị Cục An toàn vệ sinh thực phẩm đồng ý bằng văn bản được thực hiện việc kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm tại một cơ quan kỹ thuật có trụ sở gần địa điểm thường xuyên tập kết hàng hoá (quy định tại Điều 8 của Quy chế này).

Điều 18. Trách nhiệm của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm:

1. Quyết định và hướng dẫn các biện pháp xử lý đối với các lô hàng nhập khẩu không đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm.

2. Quyết định phương thức kiểm tra đối với các lô hàng nhập khẩu: kiểm tra giảm nhẹ, chỉ kiểm tra hồ sơ trên cơ sở đề xuất của cơ quan kiểm tra nhà nước hoặc đề nghị của chủ hàng.

3. Chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan (Thanh tra Bộ Y tế, các Vụ, Cục liên quan) tiến hành thẩm định và đề xuất với Bộ Y tế chỉ định các tổ chức, đơn vị kỹ thuật, nghiên cứu của nhà nước tham gia thực hiện chức năng kiểm tra nhà nước về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng hoá thực phẩm nhập khẩu hoặc được chỉ định kiểm tra trong các trường hợp đặc biệt quy định tại Điều 8.

4. Định kỳ kiểm tra năng lực chuyên môn của các cơ quan kiểm tra nhà nước và đề xuất với Bộ Y tế các hình thức: tạm thời đình chỉ, mở rộng hoặc hạn chế phạm vi hoạt động của các cơ quan kiểm tra nhà nước.

5. Đề xuất với Bộ Y tế có thể tạm thời đình chỉ nhiệm vụ, quyền hạn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với cơ quan kiểm tra không thực hiện việc báo cáo định kỳ hằng quý trong 2 lần liên tục.

6. Giải quyết các kiến nghị của chủ hàng, cơ quan kiểm tra nhà nước và đề xuất Thanh tra Bộ Y tế xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm pháp luật.

7. Định kỳ hằng năm, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm có trách nhiệm tổng hợp báo cáo Bộ Y tế các vấn đề liên quan tới công tác kiểm tra nhà nước đối với thực phẩm nhập khẩu, đồng thời đề xuất các biện pháp quản lý cho phù hợp với từng thời kỳ.

Chương 6.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 19. Tổ chức thực hiện Quy chế

1. Cục An toàn vệ sinh thực phẩm có trách nhiệm tổ chức triển khai việc thực hiện Quy chế này.

2. Định kỳ 2 năm một lần hoặc đột xuất, Thanh tra Bộ Y tế tế có trách nhiệm phối hợp với Cục An toàn vệ sinh thực phẩm kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Quy chế này của các cơ quan kiểm tra và báo cáo lãnh đạo Bộ Y tế.

 

MẪU 1

(Ban hành kèm theo Quyết định số  23/2007/-BYT ngày 29 tháng 3 năm 2007 của Bộ trưởng BY tế)

TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM TRA THỰC PHẨM NHẬP KHẨU

Thương nhân xuất khẩu:

Địa chỉ:

Điện thoại:

Fax:

E-mail

Số hợp đồng:

Số vận đơn:

Bến đi:

Thương nhân nhập khẩu:

Địa chỉ:

Điện thoại:

Fax:

E-mail

Bến đến:

Thời gian nhập khẩu dự kiến:

Mô tả hàng hoá:

Tên hàng hoá:

Ký hiệu mã:

Xuất xứ:

Số lượng:

Khối lượng:

Giá trị hàng hoá:

Địa điểm tập kết hàng hoá:

 

1. Thời gian kiểm tra:

2. Địa điểm kiểm tra:

 

Đại diện thương nhân nhập khẩu

(ký tên đóng dấu)

Địa điểm:

Ngày…. tháng….. năm…..

Đại diện của cơ quan kiểm tra

(ký đóng dấu)

Địa điểm:

Ngày…. tháng….. năm…..

 

MẪU 2

(Ban hành kèm theo Quyết định số  23/2007/QĐ-BYT ngày 29 tháng 3 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA GIẤY XÁC NHẬN ĐẠT YÊU CẦU NHẬP KHẨU

Thương nhân nhập khẩu:

Địa chỉ:

Điện thoại:

Fax:

E-mail:

Số hợp đồng:

Bến đến:

Thương nhân xuất khẩu:

Địa chỉ:

Điện thoại:

Fax:

E-mail

Bến đi:

Mô tả hàng hoá:

Tên hàng hoá:

Ký hiệu mã:

Xuất xứ:

Số lượng:

Khối lượng:

Số vận đơn

Ngày…. tháng….. năm…..

Giá trị hàng hoá:

Kết luận: LÔ HÀNG THỰC PHẨM ĐẠT YÊU CẦU NHẬP KHẨU

 

Giấy xác nhận này có hiệu lực đến ngày:

Nơi nhận

- Thương nhân nhập khẩu:

- Hải quan cửa khẩu:

Đại diện của cơ quan kiểm tra

(ký đóng dấu)

Địa điểm:

Ngày…. tháng….. năm…..

 

MẪU 3

(Ban hành kèm theo Quyết định số  23/2007/QĐ-BYT ngày 29 tháng 3 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA THÔNG BÁO LÔ HÀNG CHỈ KIỂM TRA HỒ SƠ

Thương nhân nhập khẩu:

Địa chỉ:

Điện thoại:

Fax:

E-mail

Số hợp đồng:

Bến đến:

Thương nhân xuất khẩu (Exporter)

Địa chỉ:

Điện thoại:

Fax:

E-mail

Bến đi:

Mô tả hàng hoá:

Tên hàng hoá:

Ký hiệu mã:

Xuất xứ:

Số lượng:

Khối lượng:

Số vận đơn:

Ngày…. tháng….. năm…..

Giá trị hàng hoá:

Kết luận: LÔ HÀNG CHỈ KIỂM TRA HỒ SƠ

 

Giấy xác nhận này có hiệu lực đến ngày:

Nơi nhận

- Thương nhân nhập khẩu:

- Hải quan cửa khẩu:

Đại diện của cơ quan kiểm tra

(ký đóng dấu)

Địa điểm:

Ngày…. tháng….. năm…..

 

MẪU 4

(Ban hành kèm theo Quyết định số 23/2007/QĐ-BYT ngày 29 tháng 3 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA THÔNG BÁO LÔ HÀNG KHÔNG ĐẠT YÊU CẦU NHẬP KHẨU

Thương nhân nhập khẩu:

Địa chỉ:

Điện thoại:

Fax:

E-mail

Số hợp đồng:

Bến đi:

 

Thương nhân xuất khẩu:

Địa chỉ:

Điện thoại:

Fax:

E-mail:

Bến đến:

 

Mô tả hàng hoá:

Tên hàng hoá:

Ký hiệu mã:

Xuất xứ:

Số lượng:

Khối lượng:

Số vận đơn:

Ngày…. tháng….. năm…..

Giá trị hàng hoá:

Địa điểm kiểm tra:

Thời gian kiểm tra:

 

KẾT LUẬN: LÔ HÀNG THỰC PHẨM  KHÔNG ĐẠT YÊU CẦU NHẬP KHẨU

Phương thức kiểm tra:

Lý do không đạt:

 

 

Nơi nhận:

- Thương nhân nhập khẩu

- Hải quan cửa khẩu

- Bộ Y tế

Đại diện của cơ quan kiểm tra

(ký đóng dấu)

Địa điểm:

Ngày…. tháng….. năm…..

 

MẪU 5

(Ban hành kèm theo Quyết định số 23/2007/QĐ-BYT ngày 29 tháng 3 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

BÁO CÁO THỰC PHẨM NHẬP KHẨU ĐẠT YÊU CẦU NHẬP KHẨU

TT

Tên thực phẩm và nhóm thực phẩm

Số lượng

Nguồn gốc – Xuất xứ

Năm nhập khẩu

1

2

3

4

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: Các nhóm ở cột 2: theo Codex

- Sữa và các sản phẩm sữa

- Dầu, mỡ và mỡ thể nhũ tương

- Nước đá, nước hoa quả ướp lạnh, kem trái cây

- Rau, củ, quả

- Kẹo các loại

- Ngũ cốc và sản phẩm ngũ cốc

- Các loại bánh nướng

- Thịt và các sản phẩm thịt (gồm thịt gia cầm và thịt thú)

- Thuỷ sản và các sản phẩm thuỷ sản (gồm cả nhuyễn thể, giáp xác, da gai)

- Trứng và sản phảm từ trứng

- Chất ngọt gồm đường, xi rô, mật ong

- Muối, gia vị, viên súp, dầu trôn xa lát, gia vị protein

- Thực phẩm dinh dưỡng đặc biệt

- Đồ uống trừ đồ uống từ sữa

- Thực phẩm ăn ngay có lượng muối cao

- Thực phẩm hỗn hợp

- Phụ gia thực phẩm các loại

 

MẪU 6

(Ban hành kèm theo Quyết định số 23/2007/QĐ-BYT ngày 29 tháng 3 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

BÁO CÁO CÁC LÔ HÀNG THỰC PHẨM KHÔNG ĐẠT YÊU CẦU NHẬP KHẨU

TT

Tên và địa chỉ Công ty

Tên và nhóm thực phẩm

Số lượng – Số lô - Hạn sử dụng – Số vận đơn

Nguồn gốc – Xuất xứ

Lý do không đạt

Biện pháp đã xử lý

Ghi chú

1

 

2

3

4

5

6

7

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: Các nhóm ở cột 2: theo Codex

- Sữa và các sản phẩm sữa

- Dầu, mỡ và mỡ thể nhũ tương

- Nước đá, nước hoa quả ướp lạnh, kem trái cây

- Rau, củ, quả

- Kẹo các loại

- Ngũ cốc và sản phẩm ngũ cốc

- Các loại bánh nướng

- Thịt và các sản phẩm thịt (gồm thịt gia cầm và thịt thú)

- Thuỷ sản và các sản phẩm thuỷ sản (gồm cả nhuyễn thể, giáp xác, da gai)

- Trứng và sản phảm từ trứng

- Chất ngọt gồm đường, xi rô, mật ong

- Muối, gia vị, viên súp, dầu trôn xa lát, gia vị protein

- Thực phẩm dinh dưỡng đặc biệt

- Đồ uống trừ đồ uống từ sữa

- Thực phẩm ăn ngay có lượng muối cao

- Thực phẩm hỗn hợp

- Phụ gia thực phẩm các loại

MINISTRY OF HEALTH
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
----------------

No.: 23/2007/QD-BYT

Hanoi, March 29, 2007

 

DECISION

ON PROMULGATING THE "REGULATION OF STATE INSPECTION ON QUALITY, HYGIENE AND SAFETY FOR IMPORTED FOODS"

MINISTER OF HEALTH

Pursuant to the Decree No. 49/2003/ND-CP dated 15/5/2003 of the Government stipulating the function, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Health;

Pursuant to the Ordinance on Hygiene and Food Safety No.12/2003/PL-UBTVQH11 dated 26/7/2003 and Decree No.163/2004/ND-CP dated 07/09/2004 of the Government detailing the implementation of a number of Articles of the Ordinance on Hygiene and Food Safety;

At the proposal of the General Director of Legal Department and General Director of Department of Hygiene and Food Safety – the Health Ministry,

DECIDES:

Article 1. Issuing together with this Decision the "Regulation of state inspection on quality, hygiene and safety for imported foods"

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 3. Mr., Ms.: Chief Office, Chief Inspector, General Director of Legal Department – the Ministry of Health, General Director of Department of Hygiene and Food Safety, Directors of Health Departments of provinces and cities under central authority, heads of the relevant units under the Ministry, heads of the Health of branches are responsible for implementation of this Decision./.

 

 

FOR THE MINISTER
DEPUTY MINISTER




Trinh Quan Huan

 

REGULATION

"REGULATION OF STATE INSPECTION ON QUALITY, HYGIENE, AND SAFETY FOR IMPORTED FOODS"
(Issuing together the Decision No.23/2007/QD-BYT dated March 29, 2007 of Minister of Health)

Chapter 1

GENERAL PROVISIONS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. This Regulation provides for the method, content, procedures of state inspection and powers, responsibilities of stakeholders to ensure quality, hygiene and food safety for imported foods for domestic consumption, including the following products (hereinafter collectively referred to as food):

a) The materials of processed industrially food which do not need to be refined for the direct production or re-packaging;

b) Substances used in food processing (processing synerists, food additives);

c) Packaged availably food for direct use;

d) The products specified in Clause 4 of this Article (as with the risk information on safety, epidemics, or requested in writing by the Ministry of Health).

đ) Other products of the list subject to the announcement of standards issued by the Ministry of Health in each period.

2. The food is prescribed in Clause 1 of this Article, permitted to circulate, sell on the Vietnam market only after being granted one of the following documents by the state inspection agency:

a) Certificate of import requirement satisfactory.

b) Notification of the goods lot only required for dossier inspection.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. The following foods are exempted from state inspection:

a) Food carried for personal consumption not exceeding the amount required to pay import duties,

b) Food is as humanitarian gifts, goods in diplomatic bags, consular bags in accordance with the law regulations.

c) Food temporarily imported for re-export.

d) Food of transit and trans-goods lot.

đ) Food sent in bonded warehouses.

e) Food is as test or study sample.

g) Foods are as samples participated in the fair.

h) Exchange food by border residents.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

k) Raw materials must be refined or reprocessed (vegetable oil, tobacco and tobacco, herbs used in food processing).

l) Fresh, preliminarily prepared food on the list subject to the animal quarantine or plant quarantine.

Article 2. Subject of application

All organizations and individuals importing food as prescribed in Clause 1, Article 1 of this Regulation (hereinafter collectively referred to as goods owner), must register for inspection and subject to inspection by the state inspection agency on quality of hygiene and food safety as prescribed in this Regulation before the marketing.

Article 3. Interpretation of terms

1. Quality of hygiene and food safety (in this document uniformly referred to as food safety) is the assurance that, at the time of the product inspection to be as safe for users and circulation on the market in accordance with law regulations or according to facility standards that owners take responsibility for the quality of announced goods.

The criteria for identifying and controlling include the organoleptic, principal quality criteria, standard of quality indicators, nutritional value, hygienic standards for chemical, physics, microbiology; ingredients and food additives; expiry; manuals and preservation: packing mode and packaging materials; content of labeling.

2. The state inspection of quality, hygiene, and food safety: means the inspection of state agencies that have the sufficient technical capability to inspect, test and certify goods lot, product lot meeting the requirements for food safety and appointed in writing by the Ministry of Health.

3. Registration for inspection means the goods owner registering the food safety inspection for goods specified in Clause 1 of Article 1 with the State inspection agency on quality, hygiene and food safety (hereinafter referred to as the inspection Agency) before being allowed the customs clearance.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Goods lot are the products in the same goods lot of imported products with the same name of product, trademarks, manufacturing facilities and expiry of goods or date of manufacture.

6. Facility standards mean the technical requirements for quality; food safety of a number of products (with the same product name, brand, principle quality standards, and hygiene standards) compiled, published by the goods owners, and is responsible before the law and the consumers.

7. Hygienic standards mean the limits or provisions to allow the maximum of chemical, physical, and micro-organism factors allowed to have in the products in order to ensure stable and safe product quality and safety for users.

8. Principle quality criteria means the level or amount determination of the substances of mainly valuable nutrients with specific nature of the product to identify, classify and distinguish other food of the same kind.

9. Target of quality indicators mean the specifications by which can determine the stability of product quality or content of substances composed primarily the product.

10. Certificate of product standards announcement (called as certificates of product standards for short) means a certificate granted by the state competent agency to the goods owner who made the announcement of standards of quality, hygiene, and food safety in compliance with the mandatory provisions of law in Vietnam.

Chapter 2

METHOD OF INSPECTION

Article 4. Method of Inspection

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Products on the list of foods with high risk (Article 14 of Decree No.163/2004/ND-CP dated 07/9/2004 of the Government detailing implementation of a number of Articles of the Ordinance on Hygiene and Food Safety) which, when the inspection agencies or customs found signs of suspected contamination by the packaging damaged, contaminated or when the system maintaining food storage conditions on the vehicles do not work;

b) When food is imported from an oversea processing facility that the inspection agency is notified or is known as to be located in areas with contaminated materials or dangerous pathogens that may be spread people;

c) The last importation does not meet import requirements;

d) With documents of the Ministry of Health (Department of Safety and Food Hygiene) to require application of stringent inspection method due to detecting products circulated on the market are at risk to health.

2. Normal inspection: sufficient probability sampling (random) for organoleptic testing and testing a few indicators target of quality, hygiene and food safety for the goods lot if it is not of the circumstances specified in the clauses 1, 3 and 4 of this Article.

3. Mitigated inspection: only taking representative samples to check the sense organs, labeling, identity of the goods lot (origin, lot number) without having to test samples for comparison with dossiers if it is one of the following cases:

a) The food is of the type of low risk or with mark in accordance with product standard published (GMP, HACCP);

b) Food of the same type, same origin with stable quality through at least two consecutive tests or certified in writing for sufficient conditions for mitigated inspection by the Ministry of Health;

c) Food of the same type, same origin which had been tested samples for offer meeting the requirements of import;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

đ) To be of the list of goods certified to bear the mark of the appropriate standards of the exporting country or the general regional market block recognized and publicized by the Directorate for Standards, Metrology, and Quality in each period.

e) Bearing the mark of appropriate standard (the standard mark) of the exporting country or of the general regional market block confirmed in writing by the Health Ministry and the Directorate for Standards, Metrology and Quality.

4. Only inspection of the dossiers: is the form only receive the applications for inspection (no taking sample of products) to issue a notice of goods lot only inspected dossiers after having written certification of the Department of Safety and Food Hygiene that it is subject only to the inspection of dossiers prescribed in Article 5 hereof. Products of this inspection method only required to check by the normal inspection mode or any one-time reduction among the times of import within a year for the same goods of the same owner.

Article 5. Imported food applied method of only checking records (exempted from inspection and testing of samples)

1. Imported foods have been certified meeting the requirements of food safety by the competent authorities of the countries signed the international Treaty of mutual recognition with Vietnam in operations of inspecting quality, hygiene, and food safety certification products.

2. Imported foods have been certified in accordance with standards and food of organizations, individuals producing, trading that have been certified to have the management system of food safety in accordance with Vietnam standards or the foreign standards, international standards permitted to apply in Vietnam.

3. The goods lots of the same type having the same origin which were tested previously five times reaching the import requirements.

4. Department of Safety and Food Hygiene certifies in writing "products of only dossier inspection" if the goods owners meeting one of three conditions specified in Clause 1, Clause 2, Clause 3 of this Article have written proposals or on the basis of the proposals of the inspection agency.

5. The goods lots subject to only dossier inspection can be inspected irregularly if there are signs of violation of the provisions of the Vietnam law for the quality, hygiene, and food safety.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

PROCEDURES AND PROCESS OF INSPECTION

Article 6. Inspection registration dossier

The goods owners must register the state inspection on food safety at one of the inspection agencies prescribed in Article 7 and Article 8 for a period of at least 5 days before goods arrived the port (border gate).

1. Dossier of State inspection registration on food safety includes:

a) The written registration of State inspection on food safety (Form1: written registration for inspection - attached to this Regulation).

b) A lawful copy of the facility standards (with seal of the Department of Safety and Food Hygiene) or certification of products allowed to be released by Department of Safety and Food Hygiene (before the publication of products standard) as stipulated in the Regulation of product standards publication, issued together with Decision No.42/2005/QD-BYT dated 08/12/2005 of the Ministry of Health.

c) The dossiers of customs procedures as prescribed;

d) Medical certificates of the competent State agencies of the country of origin for foods of animal origin and plant processed high-temperature sterilization (only required when having epidemic publication of the Ministry of Agriculture and Rural Development or announced in writing by the Department of Safety and Food Hygiene);

e) A copy of the certificate of testing analysis results (Certificate of Analysis) of the Laboratory indicated or of the manufacturer with seal and signature of the Director of the enterprise or the person authorized for foods not yet published criteria (if any);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The registration of State inspection on food safety for exported food shall comply with bilateral or multilateral agreements between Vietnam and countries and concerned international organizations or when the goods owners self-request the implementation of service contracts certify food safety for goods lot, product lots at the request of the importing country.

Article 7. Inspection organization appointed

1. The inspection agencies are the agencies, professional and technical units having sufficient conditions, the technical capacity that have been and will be appointed to perform the functions of state inspection on food safety by the Ministry of Health.

2. Depending on requirements of management, organizations, technical and study units of the state having sufficient conditions, the technical capacity can also be considered, appointed to perform the functions of state inspection on quality, hygiene and food safety for imported goods, food by the Ministry of Health, or appointed to inspect in the special circumstances as specified in Article 8.

3. Agencies of Border Health Quarantine that have not been appointed in writing to perform functions of state inspection on food safety at the border gates by Ministry of Health, take the sample of monitoring only by a process, specific regulation of the Ministry of Health upon request in writing.

Article 8. Appointment of inspection agency in the special cases

Goods owners who regularly gather at a location away from the head office of the inspection agency, they may request the Department of Safety and Food Hygiene temporarily to appoint an technical agency locating in the same area with the location gathering goods for inspecting, testing actuality of goods lot to conclude and issue notices of inspection results before requesting the Ministry of Health officially to appoint in writing.

Article 9. The cases of independent appraisal

Where the imports owners detect by themselves that foods are lost or damaged during the handling, storage, transport, they must make dossiers and make independent appraisal to request the foreign side to pay compensation; in accordance with international common practice, the owners may request an independent appraisal agency to grant certificate without going through state inspection on food safety.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The inspection agencies receive, consider inspection registration dossiers to anticipate the method of inspection for the goods lot (which may include one or more lots of products) and confirm the written registration of inspection unless the products of the mode of only dossiers inspection, then issue a notice of goods lot of only dossiers inspection if it is not required to inspect irregularly as prescribed in Clause 5 of Article 5 hereof.

2. Conducting the inspection and sampling at the locations where the goods owners registered. In cases the goods owner sold or distributed goods from the storage place before sampling inspection, the inspection agency sends written notification to the customs authorities where goods have been cleared and the Department of Safety and Food Hygiene to take measures to withdraw or of appropriate treatment.

3. Making records in the process of inspection and sampling. These inspection records must be fully signed by the concerned parties and saved in the general inspection dossiers of the goods lot.

4. Grounds for the inspection and testing: Based on the inspection registration documents and history of the goods to determine the specific test methods, sample volume, number of targets required to test, test methods and conduct sample test according to the following contents:

a) For food products announced the product standards:

- Based on the contents published in the facility standard for comparison with product samples to determine the normal or mitigated inspection mode;

- The duration of use and content of labeling;

- Other safety requirements as having information on risks or requested in writing by the Ministry of Health.

b) For food products which have not been yet announced product standards applicable to common test methods at least twice in five consecutive tests

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- The duration of use and content of labeling;

- Other safety requirements as having information on risks or requested in writing by the Ministry of Health (Department of Safety and Food Hygiene or Inspectorate of the Health Ministry).

5. Pursuant to compare the test results:

a) The facility standard of the products sealed of the Department of Safety and Food Hygiene (granted certificate of product standards).

b) The regulations, applicable mandatory standards of Vietnam on quality, hygiene, food safety, labeling in the case of products not yet announced.

c) The international or regional provisions (Codex) for special foods, food additives in the case of absence of regulations of Vietnam and certified in writing products permitted to use by the Department of Safety and Food Hygiene.

6. Conclusion after examining: By the specific provisions in Article 11.

7. Granting Notices of test results as specified in Clause 2, Article 14 of this Regulation.

Article 11. Conclusion after examining

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. If the goods lots do not meet import requirements as prescribed, the inspection agency shall send the notice of the goods lot not meeting import requirements (Form 4) together with test result sheets to the owner and the customs authorities where goods are arrived, each place of a copy, and send a written report to the Ministry of Health (Department of Safety and food Hygiene) in which proposes measures to handle the goods lot. Not more than 15 days (excluding holidays), Department of Safety and Food Hygiene must make decisions of appropriate treatment.

Chapter 4

FEES, CHARGES OF INSPECTION

Article 12. Fees, charges payment

Goods owners must pay fees, charges of examination according to the provisions of rates of collection, remittance, management and use of fees, charges of managing quality, hygiene and food safety issued together with Decision No.80/2005/QD-BTC dated 17/11/2005 of the Ministry of Finance to the inspection agency prior to issuing notices of test results.

Article 13. Management of testing fees, charges

The management of testing fees, charges shall comply with current regulations of the State.

Chapter 5

RESPONSIBILITY AND COMPETENCE

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. To certify the written registration of inspection within a day of working and monitor to make the state inspection within the appointed scope.

2. To notify the test results according to the right time specified below:

Certificate of goods lot of import requirement satisfactory:

a) Not more than five working days from the date of taking samples of inspection registration plus the time needed for testing in accordance with provisions of the test methods which are being conducted for the food subject to the case required to be inspected by the method of testing closely prescribed in clause 1, Article 4 of this Regulation.

- Not exceeding two working days from the date of taking samples of inspection registration plus the time needed for testing in accordance with provisions of the test methods which are being conducted, for food under normal testing methods and the mitigated inspection as specified in Clause 2 and 3 of Article 4 of this Regulation.

b) To report the goods lot of only dossiers inspection: not exceeding 02 working days from the date of goods’ arrival for the food specified in Article 5 hereof.

c) To notify the test results under close inspection mode and notify goods lot of import requirement unsatisfactory, required to accompany the test results for each lot of products as being delivered to the importer, while report to the Ministry of Health (Department of Safety and Food Hygiene).

3. To keep food samples according to provisions for each type of food for re-testing upon request. Over the above mentioned time limit, the inspection agency notifies goods owner to come to take back samples or make record of sample liquidation as prescribed.

4. To ensure accuracy, honesty and objective upon inspection and certification of food safety for imported food goods lots. Strictly comply with the regulations on the procedure of inspection and testing.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. To archive dossiers of inspection within three years from the date of granting notification of inspection results and present the archived dossiers when the competent agency requests.

7. Quarterly report (after ten days of the end of each quarter), the inspection agencies report to the Ministry of Health (Department of Safety and Food Hygiene) in Form 5 and Form 6 attached to this Decision and recommend the list of foods that can be considered to issue permit of mitigated inspection, only dossier inspection.

8. The inspection agencies shall report to the Ministry of Health (Department of Safety and Food Hygiene) as:

a) Changing, supplementing working head office;

b) The suspension or termination of operations.

Article 15. Powers of the inspection agency

1. To request goods owners to supply relevant documents specified in Article 6 of this Regulation.

2. To have the right to go in or out the places of storing, preserving the goods or to allow the enterprise to present the entire product lot in the inspection agency for inspection and sampling.

3. To test food by the methods and procedures prescribed in this Regulation and have the right to take the initiative to apply two times of the usual test mode in five times of tests.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. To grant a certificate of inspection registration with content "goods lot pending the results of tests" and inform the border gate customs agency to coordinate the clearance only after having the test results in the following cases:

a) Having objective evidence on the import goods lot requesting for inspection registration not meeting the requirements of regulations on food safety;

b) Identifying goods lot of the same type imported previously by the same goods owner not meeting the requirements of regulations on food safety;

c) Goods which are subject to tightened inspection mode prescribed in clause 1, Article 4 of this Regulation.

d) Food additives imported out of the list of food additives permitted for use issued by the Ministry of Health and type that has not been announced the standard or has not been certified by the Department for Safety and Food Hygiene permitted for use in the food processing purposes after comparing to Codex standards and permit of free circulation of the country of origin.

e) The special foods (including nutritional food of treatment, feed through exhaling used for severe patients, supplement food and foods fortified with micro-nutrients, functional food) that have not yet been granted certificate of product standards publication or not yet confirmed in writing by the Department of Safety and Food Hygiene.

6. Supervising the handling of the goods lot not meeting import requirements and/or requesting the local competent health authorities to coordinate and supervise the handling of the above goods lot in the area.

Article 16. Responsibilities of importers

1. Prior to the customs procedures, the goods owner must register the state inspection on food safety with the inspection agency as prescribed in Clause 1, Article 6 of this Regulation and pay fees, charges of test under regulations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Being permitted to put the food imported into the use and circulation only when being granted one of the notices of inspection results specified in Clause 2, Article 1 of this Regulation by the inspection agency.

4. Solely taking responsibility for the preservation of the goods which have been tested during the pending time for inspection conclusion or awaiting of decision of the competent authorities for the case of the goods lot has got the conclusion of inspection not meeting import requirements in accordance with applicable mandatory provisions on food safety, labeling or as published product standards.

5. Taking responsibility for paying for all costs incurred for the agency supervising the handling of the goods lots not meeting import requirements, including costs for staffs of the supervising agency.

6. May request re-examination or prove the goods lot satisfying requirements on food safety by certificate of analyzing goods lot of at least two other accredited laboratories, including the results consistent with the basis comparing to test results specified in Clause 5, Article 10 of this Regulation.

7. May propose to the Department of Safety and Food Hygiene one of the following handling measures:

a) Recycling: the goods owner must report measures of recycling and address of recycling goods owner to the inspection agency and conduct the recycling only when approved of the inspection agency. After recycling, goods owners make written request to the inspection agency to test the goods lot which were recycled for the inspection agency handles in the following cases:

- If the goods lot meets the import requirements after recycled and/or be able to modify the content of labeling if the product quality is lower than the announced quality on the label, the inspection agency must report to the Ministry of Health (Department of Safety and Food Hygiene) for comments in writing before issuing the certificate of import requirements satisfactory after recycled, in which clearly stating "goods lot satisfying import requirements after recycled" for consumption on the Vietnam market.

- If the goods lot is still not satisfactory the import requirements after recycled, the inspection agency will issue a notice of import requirements unsatisfactory goods lot after recycled and request the Ministry of Health (Department of Safety and Food Hygiene) to appoint an agency to supervise the goods lot destruction of goods owner or transfer for not using as food defined in clause 6 of this Article.

b) Transferring for not using as food after revising labeling content.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Destruction: the goods owner must sign contract with the agency handling the destruction and required to have certification record of the environmental management agency or of Inspector of the Department of Health where monitors the destruction on the time, place and methods, content of destruction implementation.

8. If the imported goods owner of foods that violate the provisions of the Regulations shall be sanctioned according to current regulations.

Article 17. Powers of import goods owner

1. Within 10 days from receiving notice of the goods lot not meeting import requirements, goods owners are allowed to present the evidences in writing and request the agency inspecting their goods to review the test results or re-inspect.

After being accepted:

a) If the results of the re-inspection contrary with the results of the first inspection, the goods owners must not pay for the re-inspection.

b) If re-inspection results are consistent with the results of the first inspection, the goods owner shall bear the cost of re- inspection.

2. Goods owners are allowed to present to the inspection agency and the Ministry of Health (Department of Safety and Food Hygiene) the sample analysis results which are certified, tested at the laboratory obtaining standards and regulations by international laws or the country allowing circulating on the contents of pollution and small errors allowed in food for human use.

3. Goods owner may request the Department of Safety and Food Hygiene one of the measures prescribed in Clause 7, Article 16 of the Regulations for the handling of product lots not meeting the import requirements. Proposed measures must be specific and in accordance with the provisions of law to be accepted.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Goods owners can reduce costs and are shorten the time of receipt of notification of inspection results for imported foods in the following cases:

a) Requesting the Department of Safety and Food Hygiene to agree in writing to be applied methods for mitigated inspection after two times of being granted notices of goods lots meeting the import requirements if they meet the requirements specified in Clause 3, Article 4 and applied the method of only dossiers inspection if they meet the conditions specified in Article 5 hereof.

b) The products of adequate conditions provided in Clause 3, Article 4 of this Regulation for the inspection agency to apply the mitigated inspection method.

c) Requesting the Department for Safety and Food Hygiene to agree in writing to be done the state inspection on food safety in a technical agency that its head office locates near the place regularly gathering goods (provisions in Article 8 of the Regulations).

Article 18. Responsibilities of the Department of Safety and Food Hygiene:

1. Deciding and guiding the measures to deal with imported goods not meeting food safety requirements.

2. Deciding the method of inspection for import goods lots: mitigated inspection, only dossiers inspection on the basis of recommendations of the state inspection agency or owner's request.

3. Presiding over coordinate with relevant units (Inspectorate of the Ministry of Health, the concerned Departments) to evaluate and propose to the Ministry of Health for appointing the organizations, technical and study units of the state to participate in performing the function of State inspection on quality, hygiene and food safety for imported food goods or designated testing in the special cases specified in Article 8.

4. Periodically inspecting the qualifications of the state inspection agencies and propose to the Ministry of Health the forms of: suspension, expansion or limitation of the operation scope of the state inspection agencies.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. Resolving the recommendations of the good owners, the state inspection agencies and proposing the Ministry of Health inspectors to handle administrative violations for the violations of law.

7. Annually, the Department of Safety and Food Hygiene shall review and report to the Ministry of Health the issues related to state inspection for imported foods, and propose the management measures to suit each period.

IMPLEMENTATION ORGANIZATION

Article 19. Organization of the Regulation implementation

1. Department of Safety and Food Hygiene is responsible for organizing the implementation of this Regulation.

2. Every 2 years or irregularly, the Ministry of Health’s Inspectorate shall coordinate with Department of Safety and Food Hygiene for the examination, inspection of the implementation of this Regulation of the inspection agency and report to leader of the Health Ministry.

 

FORM 1

(Issuing together the Decision No.23/2007/QD-BYT dated March 29, 2007 of the Minister of Health)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Exporter:

Address:

Tel:

Fax:

E-mail

Contract No.:

B/L No.:

Departure:

Importer:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Tel:

Fax:

E-mail

Arrival:

ET :

Goods description:

Goods’ name:

Code:

Origin:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Volume:

Value of goods:

Place to gather goods:

 

1. Inspection time:

2. Inspection location:

 

Representative of importer

(sign and seal)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Date…. month….. year…..

Representative of the inspection agency

(sign and seal)

Location:

Date…. month….. year…..

 

FORM 2

(Issuing together the Decision No.23/2007/QD-BYT dated March 29, 2007 of the Minister of Health)

NAME OF INSPECTION AGENCY OF CERTIFICATE OF IMPORT REQUIREMENT SATISFACTORY

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Address:

Tel:

Fax:

E-mail:

Contract No.:

Arrival:

 

Exporter:

Address:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Fax:

E-mail

Departure:

 

Goods description:

Goods’ name:

Code:

Origin:

Quantity:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

B/L No.

Date…. month….. year…..

Value of goods:

Conclusion: THE FOOD GOODS LOT SATISFIES REQUIREMENTS

 

This Certificate is valid until:

Recipient

- Importer:

- Border gate Customs:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(Sign and seal)

Location:

Date…. month….. year…..

 

FORM 3

(Issuing together the Decision No.23/2007/QD-BYT dated March 29, 2007 of the Minister of Health)

NAME OF INSPECTION AGENCY NOTIFYING THE GOODS LOT OF ONLY DOSSIER INSPECTION

Importer:

Address:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Fax:

E-mail

Contract No.:

Arrival:

 

Exporter

Address:

Tel:

Fax:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Departure:

 

Goods description:

Goods’ name:

Code:

Origin:

Quantity:

Volume:

B/L No.:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Value of goods:

Conclusion: THE GOODS LOT OF ONLY DOSSIER INSPECTION

 

This Certificate is valid until:

Recipient

- Importer:

- Border gate Customs:

Representative of the inspection agency

(Sign and seal)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Date…. month….. year…..

 

FORM 4

(Issuing together the Decision No.23/2007/QD-BYT dated March 29, 2007 of the Minister of Health)

NAME OF INSPECTION AGENCY NOTIFYING THE GOODS LOT NOT SATISFYING IMPORT REQUIREMENTS

 

Importer:

Address:

Tel:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

E-mail :

Contract No.:

Departure:

 

Exporter

Address:

Tel:

Fax:

E-mail :

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

Goods description:

Goods’ name:

Code:

Origin:

Quantity:

Volume:

B/L No.:

Date…. month….. year…..

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Inspection location:

2. Inspection time:

 

CONCLUSION: THE FOOD GOODS LOT NOT SATISFYING IMPORT REQUIREMENTS

Method of inspection:

Reason:

 

Recipient

- Importer:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Ministry of Health

Representative of the inspection agency

(Sign and seal)

Location:

Date…. month….. year…..

 

FORM 5

(Issuing together the Decision No.23/2007/QD-BYT dated March 29, 2007 of the Minister of Health)

REPORT OF IMPORTED FOODS LOT SATISFYING IMPORT REQUIREMENTS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Food names and group of foods

Quantity

Origin

Year of import

1

2

3

4

5

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Oil, grease and emulsoid grease

- Milk and milk products

- Ice, freezed fruit juice, fruit ice cream

- Vegetable and fruits

- Candy of all kinds

- Cereals and cereal products

- Pies of all kinds

- Meat and meat products (including poultry and meat)

- Fisheries and aquaculture products (including mollusks, crustaceans, echinoderms)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Sweet substance, including sugar, syrup, honey

- Salt, spices, soup, salad oil, protein spices

- Special Nutrition Food 

-  Drinks other than beverages from milk

- Instant food with high salt

- Mixture Food

- Food additives of all kinds

 

FORM 6

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

REPORT OF IMPORTED FOODS LOT SATISFYING IMPORT REQUIREMENTS

No.

Name and Address of the Company

Food names and group of foods

Quantity – Lot No. - Expiry – B/L No.

Original

Reason

Measures handled

Note

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

2

3

4

5

6

7

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

Note: The groups in column 2: According to Codex

- Milk and milk products

- Oil, grease, and emulsoid grease

- Ice, freezed fruit juice, fruit ice cream

- Vegetable and fruits

- Candy of all kinds

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Pies of all kinds

- Meat and meat products (including poultry and meat)

- Fisheries and aquaculture products (including mollusks, crustaceans, echinoderms)

- Eggs and egg products

- Sweet substance, including sugar, syrup, honey

- Salt, spices, soup, salad oil, protein spices

- Special Nutrition Food 

- Drinks other than beverages from milk

- Instant food with high salt

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Food additives of all kinds

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 23/2007/QĐ-BYT ngày 29/03/2007 về "Quy chế kiểm tra nhà nước về chất lượng vệ sinh an toàn đối với thực phẩm nhập khẩu" do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


13.257

DMCA.com Protection Status
IP: 3.15.156.140
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!