Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 465/2002/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 17/06/2002 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 465/2002/QĐ-TTG

Hà Nội, ngày 17 tháng 06 năm 2002 

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Điều lệ quản lý quy hoạch đô thị ban hành kèm theo Nghị định số 91/CP ngày 17 tháng 8 năm 1994 của Chính phủ;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng (tờ trình số 04/TTr-BXD ngày 01 tháng 02 năm 2002) và Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (tờ trình số 1486/TT-UB ngày 06 tháng 6 năm 2001),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau :

1. Phạm vi nghiên cứu :

Phạm vi nghiên cứu Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng được xác định trong phạm vi ranh giới hành chính trên đất liền của thành phố Đà Nẵng với diện tích 94.261 ha (chưa kể huyện đảo Hoàng Sa).

2. Tính chất :

Là một đô thị trung tâm cấp quốc gia và trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung với chức năng là trung tâm kinh tế (cảng, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, tài chính ngân hàng); là đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế; là một trong những trung tâm văn hoá, thể dục thể thao, giáo dục đào tạo, khoa học kỹ thuật và công nghệ; có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và cả nước.

3. Quy mô dân số :

- Năm 2005 : khoảng 770.000 người.

- Năm 2020 : khoảng 1.200.000 người.

4. Quy mô đất xây dựng :

a) Đô thị trung tâm :

- Năm 2005 : diện tích đất xây dựng là 7.100 ha, trong đó đất dân dụng là 4.210 ha, chỉ tiêu : 118 m2/người.

- Năm 2020 : diện tích đất xây dựng là 10.900 ha, trong đó đất dân dụng là 6.400 ha, chỉ tiêu : 131 m2/người.

b) Các đô thị vệ tinh :

- Năm 2005 : tổng diện tích đất xây dựng đô thị thuộc vùng ngoại thành khoảng 950 ha, trong đó đất xây dựng các thị trấn, trung tâm xã, cụm xã khoảng 600 ha, bình quân 158 m2/người.

- Năm 2020 : tổng diện tích đất xây dựng đô thị thuộc vùng ngoại thành khoảng 1.900 ha, trong đó đất xây dựng các thị trấn, trung tâm xã, cụm xã khoảng 1.100 ha, bình quân 200 m2/người.

5. Định hướng phát triển không gian :

a) Hướng phát triển đô thị : khai thác quỹ đất hiện có chưa sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả và chỉnh trang đô thị để mở rộng thành phố về phía Tây, Tây Bắc, Tây Nam và Đông Nam. Trước mắt ưu tiên phát triển theo hướng Tây Bắc, khu vực giữa quốc lộ 1A và đường Liên Chiểu - Thuận Phước; mở rộng đô thị trên cơ sở xây dựng các đô thị vệ tinh, các thị trấn, trung tâm xã, cụm xã và phát triển kết cấu hạ tầng diện rộng để từng bước hình thành chùm đô thị Đà Nẵng.

b) Phân khu chức năng :

- Các khu dân cư :

+ Khu hạn chế phát triển : Khu vực I là khu vực trung tâm thành phố cũ thuộc quận Hải Châu và Thanh Khê, diện tích đất xây dựng đô thị 3.000 ha, dân số là 370.000 người vào năm 2020, chỉ tiêu đất xây dựng đô thị 81 m2/người;

Khu vực II : thuộc quận Sơn Trà, diện tích xây dựng đô thị 1.200 ha, dân số là 138.000 người vào năm 2020, chỉ tiêu đất xây dựng đô thị 87 m2/người;

+ Khu phát triển mở rộng vào năm 2020 bao gồm : khu Nam thành phố thuộc quận Ngũ Hành Sơn, có mở rộng thêm xã Hoà Xuân là khu du lịch, dịch vụ du lịch, trung tâm đào tạo, làng sinh thái và tiểu thủ công nghiệp; diện tích xây dựng đô thị 2.400 ha, dân số là 126.000 người; khu Tây Bắc thành phố là khu đô thị công nghiệp tập trung mới thuộc quận Liên Chiểu có diện tích xây dựng đô thị là 2.600 ha, dân số 116.000 người; khu đô thị mới được bố trí tại phía Tây và Nam sân bay Đà Nẵng (thuộc các xã Hoà Phát, Hoà Thọ) là khu ở, khu dịch vụ thương mại và tiểu thủ công nghiệp; diện tích xây dựng đô thị 1.700 ha, dân số 85.000 người vào năm 2020; các khu dân cư đô thị khác gồm thị trấn Hoà Vang và các điểm thị tứ phục vụ du lịch, công nghiệp trong bán kính 5 - 10 km đối với các quận nội thành.

- Các khu công nghiệp - kho tàng : khu công nghiệp và dịch vụ cảng Liên Chiểu có quy mô 373,5 ha, bổ sung thêm 100 ha làm kho tàng và dịch vụ phục vụ cảng; khu công nghiệp Hoà Khánh có quy mô 423,5 ha; khu công nghiệp An Đồn có quy mô 63 ha; khu công nghiệp và dịch vụ cảng Tiên Sa có quy mô 100 ha, trong đó công nghiệp chế biến thuỷ hải sản chiếm 50 ha, dịch vụ và kho tàng cảng Tiên Sa chiếm 50 ha; khu công nghiệp, kho tàng Hoà Khương có quy mô 300 ha; khu công nghiệp Hoà Cầm có quy mô 100 ha; cụm kho - cảng xăng dầu Mỹ Khê - Nại Hiên cần được di chuyển về vị trí thích hợp trước năm 2005.

- Hệ thống các trung tâm :

+ Khu trung tâm hành chính, chính trị của thành phố Đà Nẵng khoảng 20 ha bố trí tại các trục đường Trần Phú - Bạch Đằng, Quang Trung, Lý Tự Trọng, Lê Lợi, Lê Hồng Phong;

+ Các công trình phục vụ công cộng được tổ chức theo ba cấp : các công trình phục vụ hàng ngày được bố trí gắn với các đơn vị ở và khu phố; các công trình phục vụ định kỳ được bố trí gắn với trung tâm các quận và các công trình phục vụ không thường xuyên được bố trí tại trung tâm của thành phố;

+ Các trung tâm chuyên ngành gồm : trung tâm bưu chính viễn thông thuộc phường Hòa Cường quy mô khoảng 5 ha; trung tâm vui chơi giải trí, sân golf bố trí gần khu vực Bà Nà và Ngũ Hành Sơn, mỗi nơi có quy mô khoảng 70 - 100 ha; trung tâm di tích lịch sử và vui chơi giải trí Ngũ Hành Sơn có quy mô khoảng 165 ha; trung tâm thể dục thể thao kết hợp công viên cây xanh bố trí tại phía Bắc phường Hòa Qúy, quận Ngũ Hành Sơn có quy mô khoảng 135 ha; trung tâm thương mại dịch vụ, tài chính, ngân hàng, hội chợ, triển lãm bố trí tại quận Hải Châu có quy mô 50 ha; trung tâm y tế cấp vùng bố trí tại quận Ngũ Hành Sơn có quy mô 600 giường; Đại học quốc gia Đà Nẵng có quy mô 300 ha trong đó có diện tích thuộc địa bàn Đà Nẵng khoảng 120 ha; trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ miền Trung bố trí tại quận Hải Châu quy mô khoảng 1 ha; trung tâm văn hóa nghệ thuật bố trí tại phường Hòa Cường, quận Hải Châu có quy mô khoảng 10 ha và một số trung tâm chuyên ngành khác, như trung tâm nghiên cứu hải dương học 5 ha. Trung tâm khí tượng thủy văn 5 ha. Trung tâm tìm kiếm, cứu hộ - cứu nạn 5 ha.

- Các khu du lịch tập trung gồm : khu du lịch nghỉ mát ven Biển Đông từ bán đảo Sơn Trà đến thắng cảnh Non Nước, hướng vào Hội An bao gồm các khu vực : Sơn Trà, bãi Nam, bãi Bụt, Mỹ Khê, Bắc Mỹ An - Furama, Ngũ Hành Sơn - Non Nước; khu vực du lịch Xuân Thiền - Nam Ô - Trường Định - Hải Vân; du lịch sinh thái sông : dọc các sông Hàn - Vĩnh Điện - Cổ Cò, Cu Đê, Cẩm Lệ, hồ Tràng Định, hồ Đồng Nghệ. Du lịch sinh thái núi, nghỉ dưỡng : cụm Bà Nà, Suối Mơ, Núi Chúa, cụm Phước Tường - Nam Hải Vân, làng Vân; du lịch tham quan Núi Chúa, làng cá Nại Hiên, làng hoa Phước Mỹ, làng dân tộc Katu ở Hòa Phú, vùng vịnh Đà Nẵng - Liên Chiểu - Tiên Sa; du lịch di tích lịch sử : Ngũ Hành Sơn, K20 Viện Cổ Chàm, Nghĩa Trùng, thành Điện Hải.

- Hệ thống công trình thể dục thể thao, công viên, cây xanh :

+ Nâng cấp các cơ sở hiện có như sân vận động Chi Lăng khoảng 4,5 ha; các trung tâm thể dục thể thao Nguyễn Tri Phương; trung tâm giải trí ven sông Hàn; xây dựng trung tâm thể dục thể thao thành tích cao kết hợp trung tâm thể dục thể thao cấp thành phố tại Hòa Cường, quận Hải Châu có quy mô 30 ha; xây dựng các trung tâm thể dục thể thao cấp quận kết hợp công viên cây xanh tại các quận Liên Chiểu, Thanh Khê, Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà và thị trấn huyện Hòa Vang quy mô từ 10 đến 15 ha cho mỗi khu;

+ Xây dựng các khu cây xanh gắn với các trung tâm giải trí ở khu vực gần Bà Nà, ven sông Hàn, Mỹ Khê, Non Nước, Ngũ Hành Sơn, công viên 29/3, công viên đường 2/9, công viên Hòa Cường - Khuê Trung; hình thành các công viên rừng bảo tồn thiên nhiên tại Sơn Trà, Phước Tường, Bà Nà - Núi Chúa;

+ Xây dựng các hệ thống rừng đặc dụng gồm : khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà có tổng diện tích tự nhiên 4.439 ha; khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà có tổng diện tích tự nhiên 8.437 ha; hệ thống rừng phòng hộ có diện tích 5.004 ha. Rừng phòng hộ đầu nguồn lưu vực hồ Hòa Trung và Đồng Nghệ; hệ thống rừng sản xuất có tổng diện tích 27.022 ha.

- Các khu vực an ninh, quốc phòng gắn với cơ cấu quy hoạch chung thành phố. Việc khai thác và sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và các quy định của pháp luật về đất đai.

c) Định hướng kiến trúc và bảo vệ cảnh quan thiên nhiên :

Trên cơ sở tổng mặt bằng quy hoạch chung thành phố, phân vùng kiến trúc cảnh quan và quy định các tiêu chí quản lý kiến trúc đối với mỗi vùng để làm cơ sở cho việc thiết kế đô thị, bảo tồn, tôn tạo phát huy các giá trị truyền thống và phát triển kiến trúc mới hiện đại giàu bản sắc dân tộc.

6. Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật :

a) Hệ thống giao thông :

- Giao thông liên tỉnh :

+ Đường sắt : tuyến đường sắt Thống Nhất đến năm 2020 vẫn giữ nguyên khổ đường 1.000 mm trục chính qua Đà Nẵng; ga Đà Nẵng được dịch chuyển ra phường Hòa Thành giữ chức năng là ga khách và ga tác nghiệp kỹ thuật;

+ Đường thuỷ : cảng Tiên Sa được cải tạo, mở rộng, nâng cấp, khu hậu cần dự kiến quy mô 70 - 100 ha; xây dựng cảng tổng hợp Liên Chiểu, khu hậu cần dự kiến quy mô 150 - 300 ha; nâng cao năng lực vận tải, dịch vụ du lịch bằng vận tải đường thuỷ trên sông Hàn, sông Vĩnh Điện, sông Cu Đê, sông Cổ Cò nối tiếp đến Hội An;

+ Đường hàng không : sân bay Đà Nẵng được nâng cấp, mở rộng phần hàng không dân dụng đạt tiêu chuẩn quốc tế;

+ Đường bộ : đường cao tốc Đà Nẵng - Dung Quất đi sát chân núi Phước Tường, trở thành tuyến vành đai vận tải phía Tây thành phố; quốc lộ 1A được nâng cấp, mở rộng trở thành đường nội thị, nút giao thông Hoà Cầm trước mắt được xác định giao cắt cùng cốt, tương lai sẽ giao cắt khác cốt; xây dựng đường Hồ Chí Minh giai đoạn 2 qua hầm Hải Vân, chạy phía Tây núi Phước Tường qua Tuý Loan đi Tây Nguyên; nâng cấp, mở rộng đường Ngô Quyền, hình thành trục đường vận tải chính của thành phố : cảng Tiên Sa - đường Ngô Quyền - cầu Tuyên Sơn - đường 2/9 - đường Cách mạng Tháng 8 - Ngã tư Hoà Cầm - quốc lộ 14B thuộc hành lang Đông Tây của tuyến đường xuyên á.

- Giao thông đô thị : xây dựng đường Liên Chiểu - Thuận Phước, đường từ cầu sông Hàn ra biển, đường du lịch ven biển Đông Sơn Trà - Non Nước hướng về Hội An; tiếp tục xây dựng nối dài đường Bạch Đằng Đông ven bờ Đông sông Hàn đến cầu Tuyên Sơn hướng về Non Nước và đường Nguyễn Tri Phương qua bệnh viện C17, dọc theo phía Đông và phía Nam sân bay Đà Nẵng ra quốc lộ 1A; mở rộng và nâng cấp một số tuyến đường Đông Tây nối khu vực nội thành với đường cao tốc, đường Hồ Chí Minh, tỉnh lộ 601, 602 và các khu vực ngoại thành ở phía Tây.

b) Chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng :

- San nền : cao độ xây dựng tối thiểu tại các khu vực ven sông, biển là +2,50 m; cao độ xây dựng đối với các khu vực đô thị cũ : giữ nguyên cao độ địa hình tự nhiên, từng bước nâng cao độ tới mức tối thiểu là +2,00 m khi tiến hành cải tạo chỉnh trang.

- Thoát nước mưa : các trục chính thoát nước mưa cho thành phố sẽ là sông Hàn, sông Cu Đê, sông Phú Lộc; tận dụng các đường cống cũ tại các khu vực hiện đang sử dụng cống chung cho nước mưa và nước thải; cải tạo dần từng bước để tách nước thải, nước mưa riêng.

c) Cấp nước :

- Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt : đợt đầu là 130l/người/ngày đêm, dài hạn 170l/người/ngày đêm.

- Nguồn nước : sông Cẩm Lệ và sông Cu Đê.

- Xây dựng nhà máy nước Cầu Đỏ : công suất 170.000 m3/ngày đêm; cải tạo nhà máy nước Sân Bay nâng cấp lên 30.000 m3/ngày đêm; mở rộng công suất nhà máy nước Hoà Khánh, xây dựng nhà máy nước Liên Chiểu có công suất 250.000 m3/ngày đêm.

d) Cấp điện :

- Tiêu chuẩn cấp điện cho sinh hoạt :

+ Giai đoạn 1 : 1.000 KWh/ người.năm với Tmax = 2.500h.

+ Giai đoạn 2 : 2.000KWh/ người.năm với Tmax = 3.000h.

- Nguồn điện : từ hệ thống điện lưới quốc gia - qua trạm giảm áp chính khu vực 500/220KV, Cầu Đỏ : công suất giai đoạn đầu 1 x 450MVA, tương lai 2 x 450MVA. Xây dựng mới thêm 1 trạm biến áp 500 KV.

đ) Thoát nước bẩn, vệ sinh môi trường :

- Nước thải sinh hoạt : thu gom và làm sạch tại các trạm xử lý tập trung, trước khi thải vào hệ thống thoát chung.

- Nước thải của các nhà máy xí nghiệp, bệnh viện : được xử lý cục bộ đạt tiêu chuẩn vệ sinh sau đó mới được xả vào hệ thống thoát nước chung.

- Rác thải : được thu gom tập trung xử lý tại bãi rác Khánh Sơn; xây dựng mới bãi rác tại Hoà Quý để phục vụ cho việc thu gom xử lý rác thải của khu vực Đông sông Hàn.

- Nghĩa địa : xây dựng nghĩa trang tập trung kết hợp với hỏa táng tại Hòa Sơn và Hòa Cầm.

7. Quy hoạch xây dựng đợt đầu đến năm 2005 :

Về cơ bản thống nhất với quy hoạch xây dựng đợt đầu của thành phố Đà Nẵng. ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng lập kế hoạch và cơ chế chính sách, biện pháp triển khai các dự án đầu tư phù hợp với khả năng huy động vốn và thực tế của địa phương.

Điều 2. Giao cho ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng

- Phê duyệt hồ sơ thiết kế và tổ chức công bố Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2020.

- Ban hành Quy chế quản lý xây dựng theo Điều chỉnh quy hoạch chung.

- Tổ chức lập và xét duyệt quy hoạch chi tiết, quy hoạch xây dựng chuyên ngành phù hợp Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố.

- Xây dựng các chương trình dự án đầu tư phát triển thành phố đến năm 2005 và năm 2010 kèm theo cơ chế chính sách thích hợp để huy động thực hiện các điều chỉnh quy hoạch chung thành phố.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này ./.

 


Nơi nhận :

- Ban Bí thư Trung ương Đảng,
- Thủ tướng, các PTT Chính phủ,
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ,
- Thành ủy, HĐND, UBND TP Đà Nẵng,
- UBND các tỉnh : Thừa Thiên Huế, Quảng Nam,
- Văn phòng Quốc hội,
- Văn phòng Chủ tịch nước,
- Văn phòng Trung ương của các đoàn thể,
- Công báo,
- VPCP : BTCN, các PCN, các Vụ, Cục,
- Lưu : CN (5), Văn thư.

KT. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
PHÓ THỦ TƯỚNG



 
Nguyễn Tấn Dũng

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 465/2002/QĐ-TTg ngày 17/06/2002 phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.794

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.189.177
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!