Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 29/2007/QĐ-BCN Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Công nghiệp Người ký: Hoàng Trung Hải
Ngày ban hành: 11/07/2007 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ CÔNG NGHIỆP

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Số:     29/2007/QĐ-BCN

Hà Nội, ngày 11 tháng 07 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG ĐẾN NĂM 2015, CÓ XÉT ĐẾN NĂM 2020

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP

 Căn cứ Nghị định số 55/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2003 của Chính Phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công nghiệp;

Căn cứ Thông báo số 3174/VPCP-CN của Văn phòng Chính phủ ngày 11 tháng 6 năm 2007 thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về việc thẩm định, phê duyệt chiến lược, quy hoạch và uỷ quyền cho Bộ trưởng Bộ Công nghiệp phê duyệt các chiến lược quy hoạch;

Xét tờ trình số 242/TTr-VCL ngày 10 tháng 7 năm 2007 của Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách công nghiệp;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch,     

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp Vùng Kinh tế trọng điểm Miền Trung đến năm 2015, có xét đến năm 2020 với các nội dung chủ yếu sau:

1. Quan điểm phát triển

Phát triển công nghiệp Vùng với tốc độ cao, hiệu quả và bền vững, phát huy được lợi thế của từng tỉnh trong vùng. Đảm bảo tính liên kết vùng trên cơ sở phân bố hợp lý về không gian lãnh thổ, về cơ cấu các ngành công nghiệp. Hình thành được một số ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn có sức cạnh tranh trong nước và quốc tế, đưa Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung trở thành một trong những vùng phát triển năng động của cả nước, bảo đảm vai trò hạt nhân tăng trưởng và thúc đẩy phát triển khu vực Miền Trung và Tây Nguyên.

Phát triển công nghiệp kết hợp chặt chẽ với phát triển các ngành kinh tế khác, bảo vệ môi trường và đảm bảo an ninh, quốc phòng.

2. Mục tiêu phát triển

Tốc độ tăng trưởng GDP công nghiệp và xây dựng giai đoạn 2006-2010 đạt 13,5%; giai đoạn 2011 - 2015 đạt 12,5%;

Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong cơ cấu GDP năm 2010 chiếm 40,91%; năm 2015 chiếm 43,70% (trong đó công nghiệp là 30,73% và 34,28%);

Tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm công nghiệp giai đoạn 2006-2010 là 16,90%, giai đoạn 2011-2015 là 15,0%. Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2006-2010 là 20,16%, giai đoạn 2011 - 2015 là 19,35%.

3. Định hướng phát triển

Phát triển công nghiệp theo phương châm huy động tối đa mọi nguồn lực của các địa phương trong vùng, thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực bên ngoài, coi trọng và nâng cao hiệu quả của hợp tác quốc tế, hợp tác liên vùng và liên ngành.

Phát triển các khu công nghiệp tập trung gắn với nguồn nguyên liệu để giảm chi phí sản xuất. Chú trọng phát triển các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn nông thôn, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, rút ngắn dần khoảng cách về kinh tế - xã hội giữa nông thôn và thành thị, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn.

Chú trọng phát triển các sản phẩm chủ lực có hàm lượng chất xám cao như kỹ thuật điện tử, cơ điện tử, sản xuất thiết bị máy móc siêu trường, siêu trọng, đóng và sửa chữa tầu thủy, sản xuất thép, vật liệu xây dựng cao cấp.

Khẩn trương xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, các ngành cơ khí chế tạo thiết bị và phụ tùng cho sản xuất ô tô, xe máy, linh kiện điện tử, động cơ điện.

Đa dạng hoá về quy mô và loại hình sản xuất công nghiệp. Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề.

4. Quy hoạch phát triển các ngành

4.1. Quy hoạch ngành công nghiệp cơ khí, luyện kim

a) Quan điểm phát triển

Phát triển công nghiệp cơ khí và luyện kim thành ngành công nghiệp chủ lực của Vùng, từng bước trang bị các máy móc thiết bị và công nghệ tiên tiến; tăng cường liên kết sản xuất các linh kiện, phụ kiện; từng bước hội nhập vào tiến trình phân công sản xuất quốc tế.

b)  Mục tiêu phát triển

Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2006 - 2010 khoảng 22,94%; giai đoạn 2011 - 2015 khoảng 20,50%.

Phấn đấu đến năm 2010 và 2015, các sản phẩm chủ yếu như máy động lực, máy nông nghiệp, linh kiện ô tô, xe máy, van công nghiệp, thiết bị y tế, thép cán đáp ứng đủ nhu cầu trong vùng và một phần cho xuất khẩu.

c) Định hướng phát triển 

 -  Khai thác thế mạnh của vùng để đầu tư phát triển ở những nơi có hạ tầng cơ sở tốt. Hình thành mạng lưới doanh nghiệp sản xuất hỗ trợ phục vụ cho nhu cầu phát triển ngành.

- Từng bước trang bị lại và hiện đại hoá các trang thiết bị, đổi mới công nghệ, ứng dụng kỹ thuật số trong khâu thiết kế, chế tạo.

Đầu tư mới cơ sở sản xuất thép tấm với công nghệ hiện đại, phục vụ nhu cầu trong vùng và cả nước.

d) Quy hoạch phát triển

   - Các sản phẩm cơ khí chế tạo máy, chế tạo thiết bị tập trung phát triển tại Đà Nẵng, các ngành phụ trợ tại Quảng Nam;

Lắp ráp ô tô, xe máy và phương tiện vận tải tập trung phát triển tại Quảng Nam, chế tạo linh kiện thiết bị phụ trợ tại Đà Nẵng;

Công nghiệp đóng tàu tập trung phát triển tại Quảng Ngãi;

Công nghiệp luyện kim phát triển tại Quảng Ngãi, Đà Nẵng.

4.2. Quy hoạch công nghiệp chế biến nông lâm, thuỷ sản - thực phẩm

a) Quan điểm phát triển

- Tập trung phát triển những sản phẩm truyền thống và có nguồn nguyên liệu tại địa phương phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Chú trọng liên kết ngành và liên kết vùng trong sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng.

- Phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản gắn với phát triển bền vững nguồn nguyên liệu và đảm bảo vệ sinh thực phẩm, môi trường công nghiệp.

b)  Mục tiêu phát triển

- Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2006 - 2010 khoảng 18,53%; giai đoạn 2011 - 2015 khoảng 18,17%.

c)  Định hướng phát triển

- Chú trọng đầu tư chiều sâu nâng cao trình độ công nghệ và chất lượng chế biến, đặc biệt với nhóm sản phẩm thuỷ sản, súc sản, nước giải khát, đồ gỗ;

- Tăng cường nghiên cứu đa dạng hoá sản phẩm và nguồn nguyên liệu để  chủ động trong sản xuất, hạn chế ảnh hưởng bởi tính mùa vụ, tình trạng thời tiết.

d)  Quy hoạch phát triển

- Thành phố Đà Nẵng, tỉnh Bình Định là trung tâm sản xuất thuỷ, hải sản đông lạnh xuất khẩu. Phát triển vùng nguyên liệu, công nghiệp sơ chế bán thành phẩm và thức ăn nuôi trồng thuỷ sản ở Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Quảng Nam.

- Đồ gỗ xuất khẩu và đồ gỗ cao cấp phục vụ nhu cầu nội địa tập trung phát triển tại Bình Định - Quảng Ngãi với mạng lưới sản xuất hỗ trợ ở Thành phố Đà Nẵng, Quảng Ngãi, vùng nguyên liệu là Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và cao nguyên miền Trung.

            - Đồ uống phục vụ tiêu dùng trong nước, cho khách du lịch và xuất khẩu sang Lào, Campuchia  tập trung phát triển ở Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế.

4.3. Quy  hoạch ngành sản xuất vật liệu xây dựng

a)  Quan điểm phát triển

- Phát triển đa dạng chủng loại và đáp ứng đủ nhu cầu trong vùng các vật liệu xây dựng thông thường trên cơ sở nguồn nguyên liệu tại địa phương.

- Đầu tư công nghệ, kỹ thuật để sản xuất một số chủng loại vật liệu xây dựng mới, cao cấp tại một số địa phương có lợi thế, trong đó tập trung khai thác đá khối, gia công đá ốp lát để xuất khẩu.

- Việc phát triển quy mô và phân bố sản xuất phải phù hợp với nguồn tài nguyên, thị trường tiêu thụ.

b)  Mục tiêu phát triển

- Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2006 - 2010 khoảng 22,05%; giai đoạn 2011 - 2015 khoảng 19,53%.

- Phấn đấu đến năm 2015, các sản phẩm chủ yếu như xi măng, gạch ốp lát, sứ vệ sinh, đá ốp lát đáp ứng đủ nhu cầu của Vùng và đẩy mạnh xuất khẩu.

c)  Định hướng phát triển

- Tập trung phát triển các loại vật liệu có lợi  thế như khai thác đá khối, gia công đá ốp lát, vật liệu xây, vật liệu lợp, đá xây dựng, cát sỏi xây dựng,  gạch ốp lát các loại, gạch ceramic.

- Tăng cường đầu tư công nghệ để sản xuất một số sản phẩm cao cấp, sản phẩm mới phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.

- Chuyển đổi dần công nghệ sản xuất xi măng theo công nghệ tiên tiến lò quay và sản xuất gạch nung theo công nghệ lò tuy nen.

d)  Quy hoạch phát triển

Ưu tiên phát triển sản xuất xi măng ở các địa phương như Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định; Đá ốp lát ở Đà Nẵng, Bình Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi; gạch ốp lát ở Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định;  Men màu cho sản xuất gốm, sứ, gạch men ở Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi; Kính xây dựng ở Quảng Nam; sứ vệ sinh ở Bình Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi...

4.4. Quy hoạch công nghiệp điện tử - tin học

a)  Quan điểm phát triển

- Phát triển ngành điện tử - tin học thành ngành công nghiệp mũi nhọn của Vùng.

- Phát triển ngành gắn với phân công lao động, tăng cường hợp tác liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước và đầu tư nước ngoài, đặc biệt với các doanh nghiệp có công nghệ nguồn.

- Đi thẳng vào công nghệ hiện đại, đẩy mạnh hợp tác quốc tế để khai thác nguồn vốn và công nghệ mới.

b)  Mục tiêu phát triển

- Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2006 - 2010 khoảng 21,81%; giai đoạn 2011 - 2015 khoảng 31,58%.

- Đưa Đà Nẵng trở thành thành phố đầu tàu trong lĩnh vực phát triển công nghệ phần mềm và tạo mạng lưới liên kết với các địa phương trong vùng sản xuất máy tính, thiết bị văn phòng, điện tử dân dụng, thiết bị truyền thông, ...và các dịch vụ nhằm đáp ứng 70 - 85% nhu cầu của toàn Vùng.

c)  Định hướng phát triển

- Tập trung phát triển các nhóm sản phẩm điện tử với công nghệ cao, sản xuất linh kiện điện tử, ti vi màu. Chú trọng đầu tư nghiên cứu, thiết kế một số loại sản phẩm điện tử công nghiệp, gắn với sản phẩm cơ khí, hình thành các sản phẩm cơ điện tử có khả năng cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu trong nước.

- Phát triển các sản phẩm tin học, hình thành một số khu, cụm công nghiệp phần mềm. Nghiên cứu thiết kế, sản xuất các thiết bị thu phát sóng vô tuyến và truyền thanh phục vụ cho nhu cầu của các huyện, các tỉnh trong vùng và toàn quốc.

d)  Quy hoạch phát triển

 Giai đoạn đến năm 2015, tập trung đầu tư để Đà Nẵng trở thành trung tâm điện tử - công nghệ thông tin của Vùng ; từng bước phát triển công nghiệp phần mềm tại Đà Nẵng, Huế và Bình Định cùng với phát triển phần cứng tại các tỉnh trong vùng.

4.5. Quy hoạch công nghiệp hóa chất

a)  Quan điểm phát triển

- Phát triển công nghiệp hóa chất nhằm đáp ứng đủ một số sản phẩm thiết yếu, có lợi thế trong vùng để cung cấp cho thị trường trong nước và tham gia xuất khẩu như phân bón, lốp ôtô - xe máy, lốp xe đạp...

- Hình thành và phát triển công nghiệp lọc hoá dầu với công nghệ hiện đaị, nhằm tạo ra sản phẩm có đủ sức cạnh tranh, góp phần giảm kim ngạch nhập khẩu và chuyển đổi cơ cấu ngành.

b)  Mục tiêu phát triển

Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2006 - 2010 khoảng 15,26%; giai đoạn 2011 - 2015 khoảng 31,80%.

 c)  Định hướng phát triển

- Từng bước xây dựng ngành công nghiệp hóa chất, hoá dầu hiện đại, hình thành các tổ hợp sản xuất có quy mô lớn, sử dụng công nghệ tiên tiến, tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh, từng bước đáp ứng nhu cầu trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu.

- Ưu tiên phát triển các loại hoá chất phục vụ nông nghiệp, các loại phân bón có hàm lượng dinh dưỡng cao, các loại phân bón lá và phân vi sinh, các loại thuốc bảo vệ thực vật ít độc hại đối với môi trường và con người.

- Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về các sản phẩm chế biến từ cao su, các sản phẩm hoá chất tiêu dùng và gia dụng khác với nhiều mẫu mã đẹp, chất lượng và giá cả cạnh tranh.

d) Quy hoạch phát triển

Tại Thừa Thiên Huế phát triển công nghiệp phân bón, nhựa dân dụng, bao bì, sơn, composit, hình thành cơ sở chế biến các sản phẩm từ rác thải.

Tại Đà Nẵng phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm từ cao su, phân bón, khí công nghiệp, nến mỹ thuật…

Tại Quảng Nam phát triển các loại phân vi sinh, lốp ôtô, xà phòng và chất tẩy rửa tổng hợp, các loại nhựa PP, PE, PVC, UPR...

Tại Quảng Ngãi phát triển công nghiệp lọc hoá dầu.

Tại Bình Định phát triển công nghiệp phân bón hữu cơ, vi sinh, phân NPK, một số sản phẩm cao su dân dụng, cao su kỹ thuật.

4.6. Quy hoạch công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản

a)  Quan điểm phát triển

- Phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản trên cơ sở lợi thế về tài nguyên khoáng sản của mỗi tỉnh trong Vùng.

- Tăng cường chế biến sâu khoáng sản, hạn chế xuất khẩu khoáng sản thô; sử dụng tổng hợp các loại khoáng sản, nâng cao tối đa hệ số thu hồi khoáng sản chính, các khoáng sản đi kèm và giá trị của các sản phẩm chế biến.

- Phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản chủ yếu dựa vào nội lực trong nước. Trong trường hợp cần thiết, có thể liên doanh với nước ngoài để điều tra, thăm dò, tiến tới khai thác các khoáng sản ở dưới sâu, chưa được phát hiện, đòi hỏi kinh phí đầu tư lớn, công nghệ phức tạp.

b)  Mục tiêu phát triển ngành

Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2006-2010 khoảng 22,38%; giai đoạn 2011 - 2015 khoảng 18,77%.

c)  Định hướng phát triển

- Coi trọng các điều kiện phát triển bền vững, quản lý tốt nguồn tài nguyên, bảo vệ tốt môi trường, ổn định đời sống của người lao động.

- Việc phân bố các cơ sở khai thác, chế biến phải gắn với thị trường, gần nguồn tài nguyên và xa các khu du dịch đã được khoanh vùng, đặc biệt là các lăng tẩm ở Thừa Thiên Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn...

- Tiếp tục tổ chức đánh giá trữ lượng đối với các mỏ, điểm quặng có triển vọng, làm cơ sở tin cậy để đầu tư khai thác, chế biến đáp ứng nhu cầu nguyên liệu phục vụ trong nước và xuất khẩu.

 d)  Quy hoạch phát triển

Khai thác vàng ở Quảng Nam; Quặng titan ở Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định; grafit ở Quảng Ngãi; đá ốp lát, đá xây dựng Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định; cao lanh , fenspat ở Quảng Nam, Quảng Ngãi...

4.7. Quy hoạch ngành dệt may - da giầy

a)  Quan điểm phát triển

- Đầu tư phát triển ngành dệt may, da giày theo hướng chuyên môn hoá, hiện đại, hướng vào khâu thiết kế, tạo mẫu mốt, sản phẩm cao cấp. Chú trọng phát triển mạnh sản xuất nguyên phụ liệu và phụ tùng cho ngành.

- Phát triển ngành dệt may, da giầy bằng mọi nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực của tư nhân trong và ngoài nước, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế nhiều thành phần, hình thành nhiều doanh nghiệp mới, tạo nhiều việc làm cho người lao động.

b)  Mục tiêu phát triển

Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2006 - 2010 khoảng 21,45%; giai đoạn 2011 - 2015 khoảng 16,48%. Trong đó tương ứng dệt may đạt 18,66% và 16,48%; Da giày đạt 29,85% và 16,47%.

Đến năm 2015 sản xuất trong nước đáp ứng phần lớn nguyên, phụ liệu của ngành.

c)  Định hướng phát triển

- Phát triển ngành dệt may, da giày theo định hướng xuất khẩu. Bố trí lại lực lượng sản xuất theo hướng hình thành các cụm công nghiệp dệt may, da giày. Tại các đô thị, thành phố, các đầu mối giao thông chính, các cảng biển, dân trí cao, hạ tầng cơ sở thuận lợi sẽ phát triển các nhà máy có quy mô lớn, sản xuất các sản phẩm thời trang, cao cấp và xuất khẩu. Tại các khu dân cư thị trấn, thị xã, thị tứ dọc các tuyến giao thông chính, phát triển các cơ sở sản xuất quy mô vừa và nhỏ, sử dụng lao động tại chỗ, sản xuất các sản phẩm tiêu dùng nội địa và làm vệ tinh cho các nhà máy lớn.

- Tập trung đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu, hình thành một số cụm chợ đầu mối cung cấp nguyên phụ liệu cho vùng, giảm dần tỷ trọng sản phẩm gia công, tăng tỷ trọng sản phẩm tự sản xuất.

- Tăng cường khâu nghiên cứu, thiết kế mẫu mốt; mở rộng hệ thống siêu thị, bán buôn, hệ thống đại lý; ứng dụng công nghệ điện tử trong các hoạt động giao dịch, nhất là hoạt động xuất nhập khẩu.

d)  Quy hoạch phát triển

* Dệt may: Phát triển các nhà máy sản xuất sợi, nhà máy dệt ở Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam; Phát triển các nhà máy may ở Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định ; Phát triển Đà Nẵng, Quảng Nam trở thành trung tâm sản xuất nguyên phụ liệu dệt may của vùng.

* Da giầy: Phát triển các nhà máy sản xuất giày dép ở Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định; Phát triển sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành ở Đà Nẵng.

(Danh mục các công trình công nghiệp chủ yếu xây dựng mới xem Phụ lục 1)

4.8. Quy hoạch công nghiệp điện lực

a)  Quan điểm phát triển

- Phát triển điện lực Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung phải phù hợp với Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, có tính đến các điều kiện cụ thể Vùng, đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định.

- Huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn trong nước và vốn nước ngoài, đa dạng hoá các hình thức đầu tư để phát triển nguồn điện. Ưu tiên phát triển nguồn năng lượng mới và tái tạo cho các địa bàn thuộc vùng sâu, vùng xa, hải đảo.

- Ưu tiên xây dựng các công trình thuỷ điện đa mục tiêu trong vùng nhằm chống lũ, cấp nước, phát điện cho vùng và hỗ trợ nguồn cho hệ thống điện cả nước.

- Phát triển và hoàn thiện mạng lưới điện trong Vùng nhằm nâng cao độ ổn định, tin cậy trong cung cấp điện theo tiêu chí N-1, giảm thiểu tổn thất điện năng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cải tạo lưới trung áp sang điện áp 22kV và điện khí hoá nông thôn.

- Sơ đồ lưới điện phải có độ dự trữ và tính linh hoạt cao, cung cấp điện an toàn, ổn định, đảm bảo chất lượng điện năng (điện áp và tần số) cho phát triển kinh tế - xã hội của Vùng, đặc biệt đối với khu vực trung tâm thành phố Huế, Đà Nẵng, Dung Quất, Quy Nhơn và các khu chế xuất, khu công nghiệp.

b)  Mục tiêu phát triển

- Đảm bảo cung cấp đầy đủ nhu cầu tiêu dùng điện của sản xuất và tiêu dùng dân cư trong Vùng, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện và chất lượng điện áp, chú trọng tới các khu vực trung tâm, các khu công nghiệp, khu chế xuất.

- Trong giai đoạn 2006 - 2010, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng điện năng khoảng 22%/năm; tốc độ tăng trưởng công suất khoảng 19,3%/năm. Trong các giai đoạn sau tốc độ tăng trưởng điện năng và công suất khoảng 17,3% - 16% (giai đoạn 2011 - 2015) và khoảng 14,5% - 13,1% (giai đoạn 2016 - 2020).

c) Quy hoạch phát triển

Thực hiện theo Quy hoạch phát triển điện lực Việt Nam giai đoạn 2006-2015 có xét đến triển vọng 2025 và các Quy hoạch phát triển điện lực các tỉnh trong Vùng giai đoạn đến 2015. Đến 2015 trong Vùng sẽ phát triển thêm 12 công trình thuỷ điện với tổng công suất khoảng 1.450 MW và các công trình thuỷ điện nhỏ, nâng tổng công suất nguồn lên khoảng 1.560 MW. Khẩn trương nghiên cứu địa điểm phát triển thêm các nhà máy nhiệt điện than, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của Vùng trong trường hợp tăng trưởng cao hơn dự kiến. Phát triển đồng bộ lưới điện ở các cấp điện áp nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu dùng điện cho Vùng.

4.9. Quy hoạch tiểu  thủ công nghiệp

a)  Quan điểm phát triển

- Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên cơ sở những ngành nghề truyền thống, có lợi thế về lao động, tài nguyên trên địa bàn, chú trọng các vùng nông thôn đang đô thị hoá, chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công nghiệp, góp phần công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

 - Phát triển tiểu thủ công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường, môi sinh; Kết hợp hài hoà giữa công nghệ mới với công nghệ cổ truyền, giữa sản xuất với kinh doanh du lịch và các hoạt động dịch vụ khác.

b)  Mục tiêu phát triển

Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2006 - 2010 khoảng 14,84%; giai đoạn 2011 - 2015 khoảng 11,23%.

c)  Định hướng phát triển

- Phát triển tiểu thủ công nghiệp phải gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội,  chỉnh trang nông thôn trong vùng, với phát triển thương mại, dịch vụ và giải quyết tốt các vấn đề môi trường. 

- Ưu tiên phát triển các ngành nghề truyền thống, kết hợp mở thêm nghề mới, sản xuất sản phẩm xuất khẩu, chế biến nông sản, thực phẩm và các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp khác.

- Chú trọng đầu tư công nghệ tiên tiến, hiện đại kết hợp với công nghệ cổ truyền, nâng cao chất lượng và đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm, thể hiện được bản sắc văn hoá dân tộc

- Hình thành một số làng văn hoá - du lịch tạo thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.

d)  Quy hoạch phát triển

- Phát triển nghề gốm Phước Tích làm gốm trang trí nội ngoại thất để trùng tu các di tích lịch sử. Tranh gương ở phố cổ Bao Vinh. Đúc đồng (Thừa Thiên Huế), tre đan (ở Bao La, Thuỷ lập - Huyện Quảng Điền), mộc mỹ nghệ Mỹ Xuyên - Phong Điền, dệt zeng ở A Lưới.

- Quy hoạch làng đúc nhôm đồng Phước Kiều - Quảng Nam thành làng nghề kiểu mẫu, hình thành khu thương mại làng nghề, trưng bày giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm.

- Phát triển nghề dâu tằm tơ tại Đông Yên (Quảng Nam) sản xuất các loại lụa cao cấp...

- Khôi phục và phát triển nghề đan mây tre tại Tam Vinh (Phú Ninh) và Duy Sơn (Duy Xuyên) tỉnh Quảng Nam với sự tài trợ của các tổ chức phát triển liên hợp quốc UNIDO và UNESCO.

- Phát triển nghề đá mỹ nghệ tại Non nước, Đà Nẵng; đẩy mạnh các hoạt động thương mại tạo thị trường cho nghề phát triển.

- Đầu tư phát triển sản phẩm Rượu Bầu Đá (Bình Định) để cung cấp cho thị trường khu vực và tham gia xuất khẩu .

- Tập trung phát triển sản phẩm gỗ mỹ nghệ tại An Nhơn để đáp ứng nhu cầu trong nuớc, phục vụ du lịch và xuất khẩu.

4.10. Quy hoạch phân bố khu công nghiệp

a)  Quan điểm quy hoạch

-   Tập trung thu hút đầu tư để lấp đầy diện tích các khu cụm công nghiệp hiện có. Chỉ đầu tư mở rộng hoặc đầu tư mới khi tỷ lệ lấp đầy đạt được trên 75%.

-   Cần hình thành một số khu công nghiệp chuyên ngành như điện tử tin học, hoá chất, một số khu công nghệ cao.

-   Các khu cụm công nghiệp cần được đầu tư từ mọi nguồn vốn, nhất là vốn từ các doanh nghiệp và cần được đầu tư cơ sở hạ tầng tốt nhất để tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư.

b)  Mục tiêu quy hoạch

Trong giai đoạn đến năm 2015, 2020 dự kiến mở rộng và triển khai xây dựng thêm khoảng 22 nghìn ha các khu cụm công nghiệp.

c)  Định hướng quy hoạch

- Hình thành mối liên kết theo tuyến các khu công nghiệp trong các khu kinh tế lớn như Chân Mây - Lăng Cô, Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội nhằm phát triển nhanh các ngành công nghiệp có khả năng phát huy lợi thế cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu, như công nghiệp phục vụ cảng, vận tải biển, chế biến hàng xuất khẩu, công nghiệp điện - điện tử, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí lắp ráp, công nghiệp hàng tiêu dùng, lọc hóa dầu, hóa chất…

Trong đó:

- Khu công nghiệp Chân Mây Lăng Cô (Thừa Thiên Huế): Phát triển công nghiệp phục vụ cảng, vận tải biển, chế biến hàng xuất khẩu.

- Khu công nghiệp  Tam Hiệp (Quảng Nam): công nghiệp điện tử, cơ khí lắp ráp chính xác; công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản; công nghiệp hàng tiêu dùng.

- Khu công nghiệp  Bắc Chu Lai (Quảng Nam): công nghiệp lắp ráp cơ khí; điện dân dụng, vật liệu điện, vật liệu xây dựng; công nghiệp may, sản xuất hàng tiêu dùng.

- Khu công nghiệp  Tam Thăng (Quảng Nam): công nghiệp vật liệu xây dựng; công nghiệp da giày, may mặc; công nghiệp lắp ráp hàng điện, điện tử, điện lạnh.

-  Khu công nghiệp  Phía Đông (Quảng Ngãi): lọc - hóa dầu, hóa chất, đóng tàu, luyện - cán thép, sản xuất xi măng, chế tạo thiết bị nặng, lắp ráp ôtô, dịch vụ cảng.

- Khu công nghiệp  phía Tây (Quảng Ngãi): Là Khu công nghiệp  nhẹ tập trung các cơ sở sản xuất VLXD, cơ khí sửa chữa, chế biến nông hải sản, hàng dệt may, hàng tiêu dùng, hàng xuất  khẩu, công nghiệp điện, điện tử; kho bãi.

- Khu công nghiệp  Nhơn Hội (Bình Định): Công nghiệp hóa dầu, đóng tàu, cơ khí, điện tử, lắp ráp ôtô, dệt may.

Hình thành một số trung tâm đô thị - công nghiệp - dịch vụ khu vực Nam Trung Bộ mà nòng cốt là các khu kinh tế mở Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội và Vân Phong (Khánh Hòa).

(Danh mục các khu cụm công nghiệp như Phụ lục số 2)

5. Nhu cầu vốn đầu tư

- Nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2006 - 2015 khoảng 131.039 tỷ đồng, trong đó cho các ngành công nghiệp khoảng  98.539 tỷ đồng; cho cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp khoảng  28.500 tỷ đồng; cho điện, nước khoảng 4.000 tỷ đồng (chỉ tính riêng cho lưới điện trung, hạ thế).

- Khả năng huy động các nguồn vốn dự kiến:

a. Vốn trong nước khoảng 57- 67% gồm huy động từ ngân sách khoảng 12-14%, vay tín dụng khoảng 14-16%, vốn liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp khoảng 9-10%, huy động từ thị trường chứng khoán và các nguồn khác khoảng  22-24%.

b. Vốn nước ngoài khoảng 33 - 43% gồm vay ưu đãi khoảng 10-12%, vốn FDI  khoảng 23 - 31%.

6. Giải pháp và chính sách

6.1. Các giải pháp chủ yếu

a)  Giải pháp về tổ chức quản lý

- Từng bước hình thành các cụm liên kết doanh nghiệp trong đó bao gồm doanh nghiệp sản xuất, cơ sở dịch vụ công nghiệp, cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu-triển khai, cơ sở cung ứng nguyên liệu, kho bãi…

- Hình thành một số khu công nghiệp chuyên ngành, khu công nghệ cao, khu công nghiệp hỗ trợ, một số trung tâm cung cấp nguyên phụ liệu chuyên ngành.

b)  Giải pháp về vốn

- Vốn từ nguồn ngân sách tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để đến năm 2010 hoàn thành các công trình chủ yếu, đảm bảo thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong Vùng; một phần hỗ trợ cho đầu tư nghiên cứu đổi mới khoa học công nghệ và đào tạo phát triển nguồn nhân lực.

- Ưu tiên cho các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp vay đầu tư phát triển các lĩnh vực sản xuất kinh doanh mà Nhà nước khuyến khích.

- Huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn cho đầu tư phát triển, chú trọng các nguồn vốn của doanh nghiệp, từ thị trường chứng khoán, từ cổ phần hoá doanh nghiệp, nguồn FDI, vốn vay...Kết hợp lồng ghép giữa các nguồn vốn để bảo đảm hiệu quả sử dụng.

- Khuyến khích thành lập doanh nghiệp mới, khuyến khích tư nhân đầu tư sản xuất thông qua việc đơn giản hóa các thủ tục thành lập, tạo điều kiện tiếp cận mặt bằng sản xuất, nguồn vốn, thông tin...

c)  Giải pháp về đất đai

- Phân bố kế hoạch sử dụng đất một cách hợp lý, có hiệu quả, đặc biệt đất giành cho khu công nghiệp.

- Có giải pháp và chính sách tích cực, đồng bộ để thực hiện giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư cho các dự án bảo đảm tiến độ xây dựng.

d)  Giải pháp về công nghệ

- Khuyến khích doanh nghiệp hình thành Quỹ phát triển khoa học công nghệ, tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất theo phương châm đổi mới từng phần, từng công đoạn tiến tới đổi mới toàn bộ.

- Phát triển hệ thống thông tin khoa học và công nghệ phục vụ nghiên cứu đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp công nghiệp trong vùng. Gắn hoạt động nghiên cứu phát triển của các cơ sở nghiên cúu với các doanh nghiệp.

đ)  Giải pháp về nguồn nhân lực

- Tập trung đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành then chốt như: cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin, sản xuất vật liệu mới... cho các khu công nghiệp, các dự án công nghiệp trọng điểm, các ngành nghề mới. Chú trọng đào tạo nghề để có đội ngũ công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ lành nghề đủ khả năng nắm bắt và sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Tổ chức đào tạo lại đội ngũ cán bộ kỹ thuật và quản lý, nâng dần chất lượng đào tạo lên ngang tầm các nước trong khu vực và thế giới.

- Thực hiện xã hội hóa công tác đào tạo nghề nhằm thu hút mọi nguồn lực, đa dạng hóa các loại hình đào tạo. Củng cố và đầu tư phát triển các Trường công nhân kỹ thuật, Trường dạy nghề của các tỉnh trong Vùng.

- Có chính sách khuyến khích doanh nghiệp và các địa phương tổ chức đào tạo nguồn nhân lực bằng các hình thức đào tạo theo địa chỉ, đào tạo tại chỗ, tổ chức dạy nghề cho cư dân nông thôn.

e) Giải pháp bảo vệ môi trường

- Thực hiện các quy định của pháp luật về đánh giá tác động môi trường của dự án và đánh giá môi trường chiến lược của các quy hoạch.

- Giành đủ nguồn lực cho việc đầu tư các dự án bảo vệ môi trường, xử lý chất thải từ các nhà máy tới các khu công nghiệp. Khuyến khích doanh nghiệp tăng tích luỹ, hình thành nguồn vốn hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường.

- Thực hiện đầy đủ công tác theo dõi, quan trắc, đo đạc và quản lý các chỉ tiêu môi trường; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định bảo vệ môi trường của doanh nghiệp.

6.2 Các chính sách chủ yếu

a)  Chính sách về thị trường

- Xây dựng đồng bộ chính sách kích cầu, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp ở nông thôn.

- Mở rộng và nâng cao hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại, thông tin thị trường để giúp các doanh nghiệp mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh.

- Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý liên quan tới thương mại để hạn chế những hành vi gian lận thương mại (hàng giả, hàng nhái, buôn lậu...), vi phạm các nguyên tắc và luật lệ thương mại quốc tế như trợ cấp, bán phá giá; các hành vi cạnh tranh không bình đẳng; nâng cao ý thức của người tiêu dùng và tăng cường vai trò của Hội bảo vệ người tiêu dùng.

- Nâng cao vai trò của các Hiệp hội ngành hàng trong công tác xúc tiến thương mại, phát triển thị trường và hỗ trợ giữa các doanh nghiệp trong Vùng.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, để giảm phiền hà và chi phí cho các doanh nghiệp, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh cho ngành.

b)  Chính sách xúc tiến đầu tư

-  Công bố danh mục các dự án công nghiệp kêu gọi đầu tư trong từng thời kỳ để các nhà đầu tư lựa chọn các phương án đầu tư thích hợp.

- Triển khai cụ thể hoá các chủ trương chính sách phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn trong vùng.

- Khuyến khích các Tập đoàn, Tổng công ty lớn trong và ngoài nước đầu tư vào các ngành nghề công nghệ cao, các dự án có quy mô lớn, công nghệ tiên tiến, với nhiều hình thức đầu tư khác nhau.

c)  Chính sách huy động vốn

- Áp dụng chính sách tạo vốn đầu tư thông qua hình thức thuê tài chính, nhất là thuê tài chính của các tổ chức nước ngoài.

- Áp dụng huy động vốn ứng trước đối với khách hàng để đầu tư hạ tầng mà trước tiên là đầu tư cho điện,  nước và giao thông.

- Các địa phương trong Vùng có kế hoạch giành từ ngân sách địa phương 0,5 - 1% tổng thu ngân sách hàng năm để bổ sung nguồn kinh phí khuyến công.

d)  Chính sách về tài chính, thuế

 - Tạo thuận lợi cho các loại hình doanh nghiệp được tiếp cận các nguồn tài chính một cách bình đẳng, nhanh chóng. Có cơ chế hỗ trợ tích cực cho các hoạt động khoa học công nghệ, hình thành doanh nghiệp mới, tiếp cận thị trường của các doanh nghiệp vừa và nhỏ...

- Từng địa phương cần công khai khung giá thuê đất cho từng khu vực tạo điều kiện cho các nhà đầu tư lựa chọn; phổ biến các biểu thuế theo lộ trình cam kết với WTO để doanh nghiệp chủ động các giải pháp thực hiện.

- Sử dụng công cụ thuế, phí một cách linh hoạt, phù hợp với các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế để khuyến khích cạnh tranh bình đẳng, đồng thời bảo hộ hợp lý một số sản phẩm công nghiệp.

đ)  Chính sách khoa học công nghệ

- Có chính sách hỗ trợ một phần kinh phí để đổi mới, công nghệ, chuyển giao hoặc mua thiết kế, đào tạo nhân lực.....

- Hình thành một số trung tâm nghiên cứu và phát triển mạnh đủ khả năng cung cấp thông tin, tư vấn chuyển giao công nghệ tiên tiến cho các doanh nghiệp công nghiệp trong vùng.

- Có chính sách hỗ trợ tài chính để tạo lập và phát triển thị trường công nghệ, sản xuất sản phẩm công nghệ cao, sản phẩm chế thử lần đầu từ các kết quả nghiên cứu.

- Các địa phương nghiên cứu giành một phần ngân sách để hỗ trợ các hoạt động khoa học công nghệ, nghiên cứu triển khai áp dụng công nghệ mới, các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học, áp dụng các giải pháp hữu ích...

- Cần có chính sách để thu hút cán bộ quản lý giỏi, các chuyên gia khoa học kỹ thuật đầu đàn, công nhân có tay nghề cao như về nhà ở, phương tiện đi lại, phương tiện làm việc, phụ cấp lương...

e)  Chính sách phát triển vùng nguyên liệu

- Khuyến khích hình thành mối liên kết giữa nhà sản xuất với người cung cấp nguyên liệu bằng nhiều hình thức phù hợp trên cơ sở hài hoà lợi ích để phát triển vùng nguyên liệu và ổn định nguồn cung cấp.

- Các địa phương, doanh nghiệp có cơ chế hỗ trợ người trồng nguyên liệu về giống, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật thâm canh, chăm sóc cây trồng, vật nuôi, kỹ thuật thu hái và sơ chế, bảo quản, vận chuyển sau thu hoạch để nâng cao chất lượng nguyên liệu và hiệu quả sản xuất.

g)  Chính sách đào tạo và sử dụng lao động

- Có chính sách thu hút các trí thức, chuyên gia, thợ lành nghề giỏi chuyển về công tác tại các địa phương trong vùng. Các doanh nghiệp cần giành kinh phí đưa  cán bộ trẻ có năng lực đi đào tạo tại các nước phát triển.

- Thực hiện chính sách tuyển dụng cán bộ thông qua thi tuyển, bố trí đúng người, đúng việc; chuyển dần hình thức bổ nhiệm giám đốc doanh nghiệp sang hình thức ký hợp đồng.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ công nghiệp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Uỷ ban nhân dân các tỉnh trong Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung  thực hiện quy hoạch này và tham gia có hiệu quả các hoạt động của Ban chỉ đạo điều phối phát triển các Vùng Kinh tế trọng điểm do Phó thủ tướng Chính phủ phụ trách.

2. Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Xây dựng, Thương mại, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông Vận tải, Ngân hàng Nhà nước theo chức năng của mình phối hợp với Bộ Công nghiệp triển khai các giải pháp, chính sách nêu trong Quyết định này.

3. Uỷ ban nhân dân các tỉnh trong Vùng Kinh tế trọng điểm Miền Trung chỉ đạo các Sở Công nghiệp:

- Hoàn thiện quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn mỗi tỉnh, thành phố cho phù hợp với quy hoạch tổng thể của Vùng.

- Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp triển khai các dự án.

- Đưa các nội dung triển khai quy hoạch công nghiệp theo vùng vào kế hoạch hàng năm, kế hoạch 5 năm (đến năm 2015) để Bộ Công nghiệp tổng hợp, cân đối.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, - Cơ quan thuộc Chính phủ;

- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố   trực thuộc Trung ương

- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội;

- Văn phòng Quốc hội;

- Toà án nhân dân tối cao

- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

- Kiểm toán Nhà nước;

- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;

- VPCP: BTCN, các Phó chủ nhiệm,

- VPCP: BTCN, các Phó chủ nhiệm,

Website Chính  phủ,Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;

- Lưu: VT, KH.

BỘ TRƯỞNG

 

 

 

 

(đã ký)

Hoàng Trung Hải


PHỤ LỤC 1. DANH MỤC MỘT SỐ DỰ ÁN ĐẦU TƯ CHỦ YẾU THEO CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP

VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG ĐẾN NĂM 2015, CÓ XÉT ĐẾN NĂM 2020

(Ban hành kèm theo Quyết định số              /2007/QĐ-BCN  ngày        tháng      năm 2007)

 

A. NGÀNH CƠ KHÍ VÀ LUYỆN KIM

 

TT

Tên dự án

(Theo toàn Vùng)

Địa điểm

(Tỉnh, Thành phố, Huyện, Khu CN)

Năng lực thiết kế

Vốn đầu tư (tỷ đồng)

Nguồn vốn

Thời gian

2006-2010

2011-2015

2006-2010

2011-2015

 

 

1.       

NMSX van công nghiệp.

Quảng Ngãi

10.000 tấn/năm

 

500

 

Vốn tự có + vốn vay

2006-2010

2.       

SX và sửa chữa thiết bị dầu khí

KCN Dung Quất

-

50.000 tấn/n

 

1000

Vốn tự có + vốn vay

2011-2015

3.       

Mở rộng NM đóng tàu Dung Quất

KCN Dung Quất

2 chiếc 100.000 DWT/năm

2 chiếc 100.000 DWT/n

600

600

Vốn tự có + vốn vay

2006-2015

4.       

Dự án công nghiệp nặng DOOSAN.

Khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi).

 

 

160 triệu USD

100 triệu USD

Vốn vay + LD

2006-2015

5.       

NM luyện phôi thép lò cao Dung Quất (Tập đoàn Tycoons)

KCN Dung Quất, Q Ngãi

2 triệu tấn/n

2 triệu tấn/n

1,5 tỉ USD

 

Vốn tự có + vốn vay

2006-2010

6.       

Đúc và cán phôi thép cho chế tạo chi tiết lớn của tàu thuỷ.

KCN Dung Quất

 

-

150.000 t/n

 

650

Vốn tự có + vốn vay

2011-2015

7.       

XD Trung tâm nghiên cứu SX phần mềm Tự động hoá.

TT Huế

 

 

100

 

Vốn tự có + vốn vay

2006-2010

8.       

XD Trung tâm phát triển công nghệ và sản phẩm Cơ điện tử.

Đà Nẵng

 

 

 

200

Vốn tự có + vốn vay

2011-2015


B. NGÀNH CHẾ BIẾN NÔNG SẢN THỰC PHẨM VÀ ĐỒ UỐNG

 

TT

Tên dự án

(Theo toàn Vùng)

Địa điểm

(Tỉnh, Thành phố, Huyện, Khu CN)

Năng lực thiết kế

Vốn đầu tư (tỷ đồng)

Nguồn vốn

Thời gian

2006-2010

2011-2015

2006-2010

2011-2015

1.       

NM chế biến sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu.

Bình Định

5000 tấn/năm

10.000

tấn/năm

50

50

Vốn tự có + vốn vay

2006-2015

2.       

Xây dựng NM chế biến sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu.

QuảngNgãi

-

5.000 tấn/năm

 

50

Vốn tự có + vốn vay

2011-2015

3.       

Xây dựng cụm chế biến sản phẩm gỗ cao cấp cho nhu cầu nội địa. 

Quảng Ngãi

-

100.000 m3/năm

 

50

Vốn tự có + vốn vay

2011-2015

4.       

Xây dựng NM chế biến bột giấy, công suất.

Quảng Ngãi

-

100.000 tấn/năm

 

1000

Vốn tự có + vốn vay

2011-2015

5.       

Nâng công suất NM Bia Huế

 TT Huế

100 triệu lít/năm

-

500

 

Vốn tự có + vốn vay

2006-2010

6.       

Xây dựng NM Bia Phú Bài.

KCN Phú Bài, TT Huế

50 triệu lít/năm

100 triệu lít/năm

600

600

Vốn tự có + vốn vay

2006-2015

7.       

NM chế biến Sữa Đà Nẵng (Vinamilk).

KCN Hoà Khánh, Đà Nẵng

70-100 triệu lít/năm

-

250

 

Vốn tự có + vốn vay

2006-2010

8.       

Nhà máy Bia Sài Gòn.

KCN Quảng Phú, Quảng Ngãi

100 triệu lít/năm

 

1.200

 

Vốn tự có + vốn vay

2006-2010


C. CÔNG NGHIỆP HOÁ CHẤT-CAO SU-NHỰA

 

TT

Tên dự án

(Theo toàn Vùng)

Địa điểm

(Tỉnh, Thành phố, Huyện, Khu CN)

Năng lực thiết kế

Vốn đầu tư (tỷ đồng)

Nguồn vốn

Thời gian

2006-2010

2011-2015

2006-2010

2011-2015

Các dự án sản phẩm phân bón các loại

1

Đầu tư nhà máy chế biến phân hữu cơ vi sinh

Đà Nẵng

1.200 tấn/năm

 

87 tỷ đ

 

Vốn vay

2006-2010

2

Nhà máy SX phân bón NPK

Tịnh Phong-Quảng Ngãi

 

50.000 tấn/năm

 

6 Tr USD

Vốn vay

2011-2015

Các dựa án sản phẩm sơn và chất chống thấm

1

Xây dựng mới một cơ sở sản xuất sơn, vecni và chất  chống thấm

Đà Nẵng

10.090 Tấn/năm

 

20 triệu USD

 

Kêu gọi VĐT

2006-2010

2

Nhà máy sản xuất sơn công nghiệp và tàu biển

Dung Quất-Quảng Ngãi

10.000 tấn/năm

29.000 tấn/năm

12 triệu USD

8 Tr USD

Kêu gọi VĐT

2006-2015

Các dự án nhà máy sản xuất sản phẩm nhựa các loại

1

Nhà máy chế tạo thiết bị khuôn mẫu ngành nhựa

KCN Chân Mây (KCN Phú Bài)-Thừa Thiên Huế

80.000 tấn/năm

 

10 triiệu USD

 

Kêu gọi VĐT

2006-2010

2

Nhà máy sản xuất sản phẩm bằng nhựa và composit

KCN Chân Mây- Thừa Thiên Huế

5.000 tấn SP/năm

 

3-5 triệu USD

 

VĐT nước ngoài

2006-2010

3

Nhà máy sản xuất bao bì cao cấp (màng phức hợp đa lớp)

Đà Nẵng

 

 

80 tỷ đ

 

Liên doanh (cổ phần)

2006-2010

4

Nhà máy sản xuất linh kiện chi tiết nhựa ôtô

Dung Quất-Quảng Ngãi

 

1.000 tấn/năm

 

15 Tr USD

Liên doanh

2011-2015

Các dự án nhà máy sản xuất các sản phẩm từ cao su

1

Nhà máy hiện đại sản xuất săm lốp ôtô

Đà Nẵng

2-3 triệu bộ/năm

 

1.500 tỷ đồng

 

Kêu gọi VĐT

2006-2010

2

Liên doanh SX săm lốp ôtô

Nhơn Hội-Bình Định

 

2 Tr bộ/năm

 

800 tỷ đồng

Liên doanh

2011-2015

3

Nhà máy sản xuất cao su dân dụng và y tế

Nhơn Hội-Bình Định

 

3.000 tấn/năm

 

30 tỷ đồng

Vốn vay

2011-2015

Các dự án sản phẩm chất tẩy rửa

1

Nhà máy sản xuất hoá mỹ phẩm

KCN Chân Mây-Thừa Thiên Huế

10.000 SP/năm

 

5-10 Tr USD

 

ĐTNN

2006-2010

2

Nhà máy sản xuất chất tẩy rửa CN

Dung Quất-Quảng Ngãi

 

80.000 tấn/năm

 

100 tỷ đồng

Kêu gọi VĐT

2011-2015

Các dự án sản phẩm lọc dầu và hoá dầu

1       

Nhà máy lọc dầu số 1

Dung Quất-Quảng Ngãi

6,5 Tr tấn/năm

 

2.500TrUSD (40.000 tỷđ)

 

TCty Dầu khí VN

2006-2010

2       

Nhà máy Polypropylen

Dung Quất-Quảng Ngãi

145.000 Tấn/năm

 

154,7TrUSD  (2.400 tỷđ)

 

Liên doanh

2006-2010

3       

Nhà máy nhựa PP

Quảng Ngãi

150.000 tấn/năm

 

200 Tr USD

 

Liên doanh

2006-2010

4       

Nhà máy sản xuất PE

Dung Quất-Quảng Ngãi

350.000 tấn/năm

 

320 Tr USD

 

ĐTNN

2006-2010

Các dự án sản phẩm hoá chất cơ bản

 

           1  

Nhà máy chế biến khí công nghiệp

Đà Nẵng

 

 

150 tỷ đồng

 

Kêu gọi ĐT

2006-2010

          2  

Nhà máy SX keo dán

Đà Nẵng

 

 

75 tỷ đồng

 

Kêu gọi ĐT

2006-2010

          3  

SX Cồn công nghiệp

Chu Lai- Quảng Nam

 

 

15 Tr USD

 

Cty Amasia VN (Mỹ)

2006-2010

          4  

Nhà máy SX Sô đa

Núi Thành-Quảng Nam

 

20.000 tấn/năm

 

500 tỷ đồng

ĐTNN

2011-2015

Các dự án sản phẩm hoá dược

 

1

Nhà máy chiết xuất dược liệu và bán tổng hợp

 

 

350-400 tấn/năm

 

10 Tr.USD

Kêu gọi ĐT

2011-2015

2

ĐT chiều sâu XN SX thuốc các loại

Bình Định

1,2Tr SP/năm

1,7 Tr SP/năm

30 tỷ đồng

20 tỷ đồng

Kêu gọi ĐT

2006-2015

3

Nhà máy dịch truyền

Bình Định

20.000 chai/năm

25.000 chai/năm

120 tỷ đồng

30 tỷ đồng

Kêu gọi ĐT

2006-2015

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

D. CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN

TT

Tên dự án

Địa điểm

Năng lực thiết kế

Vốn đầu tư (tỷ đồng)

Nguồn vốn

Thời gian

2006-2010

2011-2015

2006-2010

2011-2015

1.     

Khai thác quặng Ti tan tại 2 khu vực mỏ sa khoáng lớn Quảng Ngạn, Kế Sung

Thừa Thiên Huế

1,2 triệu tấn

1,3 triệu tấn

120

20

Vốn tự có + vốn vay

2006-2015

2.     

Đầu tư mở rộng nâng cao công suất khai thác Vàng Bồng Miêu, Phước Đạt

Quảng Nam

1 tấn Au/năm

 

100

50

Vốn tự có + vốn vay

2006-2015

3.     

Đầu tư khai thác nguyên liệu đá vôi, sét xi măng và mỏ than đá Nông Sơn

Quảng Nam

 

 

60

20

Vốn tự có + vốn vay

2006-2015

4.     

Đầu tư khai thác đá ốp lát Granit Núi Dung, An Tường, An Nhơn, Canh Vinh

Bình Định

200.000m3/năm

250.000m3/năm

100

10

Vốn tự có + vốn vay

2006-2015

5.     

Đầu tư mở rộng các cơ sở khai thác quặng Ti tan

Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định

1 triệu tấn

1,2 triệu tấn

300

120

Vốn tự có + vốn vay

2006-2015


E. CÔNG NGHIỆP DỆT – MAY, DA GIẦY

TT

Tên dự án

(Theo toàn Vùng)

Địa điểm

(Tỉnh, Thành phố, Huyện, Khu CN)

Năng lực thiết kế

Vốn đầu tư (tỷ đồng)

Nguồn vốn

Thời gian

2006-2010

2011-2015

2006-2010

2011-2015

I. NGÀNH DỆT - MAY

1.       

Đầu tư xây dựng mới và mở rộng CCN dệt may hiện đại.

KCN Hòa Khánh - Đà Nẵng

 

 

1.300

500

TCT Dệt May LD với Hoa Kỳ

2006-2007

2011-2012

2.       

Đầu tư xây dựng mới và mở rộng nhà máy sợi, vải tại Quảng Nam

Quảng Nam

 

 

500

500

TCT Dệt May

2006-2008

2011-2012

3.       

Xây dựng mới 6 cơ sở may quy mô lớn

Đà Nẵng, Q.Nam, QuảngNgãi

20tr.sp

 

200

 

Vốn tự có, vốn vay

2006-2007

 

4.       

Xây dựng mới thêm 3 - 4 cơ sở may

Đà Nẵng, Q.Nam, Q.Ngãi.

 

30tr.sp

 

300

Vốn tự có, vốn vay

2011-2012

II. NGÀNH DA - GIẦY

1.       

Đầu tư xây mới và mở rộng nhà máy sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành da - giầy (đế giầy, form giầy, mút xốp, mút VA).

Đà Nẵng

 

 

40

40

 

2006-2007

2011-2012

2.       

Đầu tư mới khoảng 10 dây chuyền sản xuất giầy các loại tại các tỉnh .

các tỉnh trong Vùng

10tr. đôi

10 tr.đôi

300

300

Vốn tự có, vốn vay

2006-2012

3.       

Đầu tư mới và mở rộng công suất 5 cơ sở sản xuất cặp, túi xách, valy

các tỉnh trong Vùng

2 tr. chiếc

2 tr. chiếc

50

40

Vốn tự có, vốn vay

2006-2007


PHỤ LỤC 2. DANH MỤC CÁC KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP DỰ KIẾN XÂY DỰNG MỚI VÀ MỞ RỘNG ĐẾN NĂM 2015

(Ban hành kèm theo Quyết định số  29 /2007/QĐ-BCN ngày 11  tháng  7  năm 2007)

 

STT

Khu công nghiệp

Dtích (ha)

 

Địa điểm

 

1.           

KCN Phú Bài 1 (cũ, bao gồm giai đoạn 1, 2, 3)

300

Hương Thủy, TT. Huế

2.           

KCN Phú Bài 2 (mở rộng giai doạn 4)

600

3.           

KCN Chân Mây 1

398

Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô

4.           

KCN Chân Mây 2

346

5.           

KCN Chân Mây 3

164

6.           

KCN Tứ Hạ

300

Hương Trà - TT. Huế

7.           

KCN Phong Điền

400

Phong Điền – TT. Huế

8.           

28 CCN – TTCN và 4 CCN làng nghề thuộc các huyện – TT.Huế

1.427

TP. Huế và các huyện Hương Trà, Hương Thủy, Phú Vang,  Hương Điền, Phong Điền, Phú Lộc, Quảng Điền, Nam Đông, A Lưới – TT. Huế

9.           

Tổng DT đã quy hoạch các KCN của Đà Nẵng, bao gồm: Hòa Khánh, Hòa Khánh mở rộng, Đà Nẵng, Liên Chiểu, Hòa Cầm, dịch vụ thủy sản Đà Nẵng, Thanh Vinh

1.357

 

10.       

Mở rộng KCN Hòa Khánh mở rộng  về hướng Tây – Bắc

110

Quận Liên Chiểu - Đà Nẵng

11.       

KCN Hòa Khương

400

Hòa Khương – Hòa Vang – ĐN

12.       

KCN Hòa Minh

200

Hòa Minh – Hòa Vang – ĐN

13.       

6 CCN tại một số huyện - Đà Nẵng

316

Các huyện Hòa Vang, Quận Ngũ Hành Sơn, Q. Thanh Khê, Q. Liên Chiểu, Q. Sơn Trà – ĐN

14.       

KCN Điện Nam- Điện Ngọc

418

Huyện Điện Bàn – Quảng Nam

15.       

KCN Thuận Yên

130

Thị Xã Tam Kỳ – Quảng Nam

16.       

KCN Tam Hiệp

120

H. Núi Thành  - Qnam

17.       

KCN Bắc Chu Lai

120

          H. Núi Thành  - Qnam

18.       

KCN Tam Thăng

292

H. Thăng Bình – Qnam

19.       

KCN Đông Quế Sơn

381

Huyện Quế Sơn – Qnam

20.       

KCN  An Hòa – Nông Sơn

300

H. Duy Xuyên – Qnam

21.       

KCN Phú Mỹ Xuân

550

            H. Phú Ninh – Qnam

22.       

KCN  Phú Xuân (giai đoạn 1)

350

H. Phú Ninh – Qnam

23.       

157 CCN nằm ở các huyện – Quảng Nam

3.096

Các huyện Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Đại Lộc, Quế Sơn, Phước Sơn, Nam Trà My, Hiệp Đức, Tiên Phước, Điện Bàn, Duy Xuyên, Hội An, Thăng Bình, Tam Kỳ, Phú Ninh, Núi Thành – Quảng Nam

24.       

KCN Phía Đông (Khu Kinh tế Dung Quất)

5.054

Khu Kinh tế Dung Quất – Quảng Ngãi

25.       

KCN Phía Tây (Khu Kinh tế Dung Quất)

2.100

Khu Kinh tế Dung Quất

26.       

KCN Tịnh Phong

350

Quảng Ngãi

27.       

KCN Quảng Phú

147

Phía Tây TX. Q.Ngãi

28.       

KCN Phổ Phong

138

Đức Phổ – Q.Ngãi

29.       

KCN phía Tây Sơn Tịnh

80

Quảng Ngãi

30.       

Các CCN (vốn ĐT 300tỷ đ) tại một số huyện – Quảng Ngãi

25

TX. Q. Ngãi, Huyện Nghĩa Hành...

31.       

KCN Phú Tài

348

TP. Quy Nhơn – Bình Định

32.       

KCN KCN Long Mỹ

210

TP. Quy Nhơn – Bình Định

33.       

KCN Nhơn Hòa

272

An Nhơn – BĐ

34.       

KCN Bình Nghi

150

Bình Định

35.       

KCN Nhơn Hội

1.077

Bình Định

36.       

KCN Hòa Hội

300

Cát Hanh, Phù Cát – BĐ

37.       

KCN Cát Khánh

150

Phù Cát – BĐ

38.       

KCN Bồng Sơn

100

Hoài Nhơn – BĐ

39.       

33 CCN thuộc các huyện – Bình Định

670

Tại các huyện, thành phố

 

Tổng  diện tích các KCN dự kiến đến 2015 (ha)

16.476

 

 

Tổng  diện tích các CCN dự kiến đến 2015 (ha)

5.534

 

 

Vốn đầu tư vào các KCN dự kiến đến 2015 (tỷ đ)

23.000

 

 

Vốn đầu tư vào các CCN dự kiến đến 2015 (tỷ đ)

5.500

 

 

Tổng diện tích đất x/d Khu cụm công nghiệp đến 2015 (ha)

22.010

 

 

Tổng vốn đầu tư  Khu cụm công nghiệp đến 2015 (tỷ đ)

28.500

 

 

 

 

 

THE MINISTRY OF INDUSTRY
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence- Freedom- Happiness
---------

No. 29/2007/QD-BCN

Hanoi, July 11, 2007

 

DECISION

APPROVING THE PLANNING ON INDUSTRIAL DEVELOPMENT IN THE CENTRAL VIETNAM KEY ECONOMIC REGION UP TO 2015, WITH THE 2020 VISION TAKEN INTO CONSIDERATION

THE MINISTER OF INDUSTRY

Pursuant to the Government's Decree No. 55/ 2003/ND-CP of May 28, 2003, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Industry;
Pursuant to the Government Office’s Notice No. 3174/VPCP-CN of June II, 2007. announcing the Prime Minister's opinions on evaluation and approval of strategies and planning and authorizing the Minister of Industry to approve strategies and planning;
Considering Report No. 242/TTr-VCLofMy 10, 2007, of the Institute for Industrial Strategy and Policy Research;
Al the proposal of the director of the Planning Department,

DECIDES:

Article 1.- To approve the planning on industry development in the Central Vietnam key economic region up to 2015, with the 2020 vision taken into consideration, with the following principal contents.

1. Development viewpoint:

- To develop the region's industry at a high speed and in an efficient and sustainable manner, bringing into play advantages of each province in the region. To ensure regional interlink based on rational location and structure of industries. To form a number of priority industries and spearhead industries of high domestic and international competitiveness, thereby turning the Central Vietnam key economic region into one of the country’s dynamic development regions playing the role of a growth nucleus and development driving force of Central Vietnam and the Central Highlands.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Development targets:

- The industry and construction GDP growth rate in the 2006-2010 and 2011-2015 periods will be 13.5% and 12.5%, respectively;

- The industry and construction chare in GDP will be 40.91 % by 2010 and 43.70 % by 2015 (of which the industry share will be 30.73% and34.28%, respectively);

- The growth rate of industry's added value in the 2006-2010 and2011-2015 periods will be 16.9% and 15%, respectively. The growth rate of industrial production value in the 2006-2010 and 2011-2015 periods will be 20.16% and 19.35%, respectively.

3. Development orientations

-To develop industry under the guideline of mobilizing to the utmost all local resources in the region, attracting and efficiently using external resources, appreciating, and raising the efficiency of, international, inter-regional and inter-branch cooperation.

-To develop industrial parks associated with raw material areas in order to reduce production costs. To attach importance to development of industry, cottage industry and handicraft clusters in rural areas, with a view to creating jobs and increasing incomes for laborers, gradually narrowing the socio­economic gap between rural and urban areas, and accelerating agricultural and rural industrialization.

-To attach importance to development of key products of high intellectual content, such as electronic engineering, electro-mechanical products, extra-sized and extra-heavy equipment and machinery, ship building and repair, steel and high-quality building materials.

-To quickly build and develop subsidiary industries and mechanical engineering industries manufacturing equipment and spare parts for the production of automobiles and motorbikes, electronic components and electric motors.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Planning on development of industries

4.1. Planning of mechanical engineering and metallurgy

a/ Development viewpoint:

To develop mechanical engineering and metallurgy into a key industry of the region, step by step furnishing it with advanced machinery, equipment and technologies; intensify the associated production of components and spare parts; and gradually integrate into the process of global production distribution.

b/ Development targets:

To strive for the targets production value in the 2006-2010 and 2011-2015 periods will be 22.94% and 20.50%, respectively.

To strive for the target that by 2010 and 2015 the output of key products, including prime movers, agricultural machinery, automobile and motorbike parts, industrial valves, medical instruments and rolled steel, will satisfy the region's demands and be partly exported.

c/ Development orientations:

-To bring into play the advantages of the region through making development investment in areas where exists good infrastructure .To form a network of supporting production enterprises to meet branch development requirements.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

-To make new investments in establishments producing steel sheets with modem technologies to meet regional and national demands.

d/ Development planning:

- Machine and equipment-manufacturing mechanical engineering will be developed in Da Nang, while subsidiary industries will be developed in Quang Nam;

- Assembly of automobiles, motorbikes and means of transport will be developed in Quang Nam, while manufacture of their parts and accessories will be developed in Da Nang;

- Shipbuilding will be developed in Quang Ngai;

- Metallurgy will be developed in Quang Ngai and Da Nang.

4.2. Planning of agricultural forest and aquatic product and food processing industry

a/ Development viewpoint

-To concentrate on developing traditional products made of local raw materials to meet domestic demands and for export .To attach importance to branch and regional links in production in order to raise productivity, quality and added value.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ Development targets

- To strive for the targets that the growth rate of production value in the 2006-2010 and 2011-2015 periods will be 18-53% and l&17% respectively.

c/ Development orientations

-To attach importance lo intensive investment to raise the technological level of the processing industry and the quality of processed products, especially aquatic and livestock products, beverage and wood furniture;

-To intensify research into and diversify products and material sources in order to supply sufficient production materials in all circumstances and reduce production's dependence on seasons and weather

d/ Development planning

- Da Nang city and Binh Dinh province will become centers for production of frozen aquatic and marine products for export .To develop material areas and the preliminary processing of semi-­finished products and aquaculture feeds in Thua Thien - Hue, Quang Ngai and Quang Nam.

- Production of wood articles for export and high-class wood products for domestic consumption will be developed in Binh Dinh and Quang Ngai with a network of supporting production establishments based in Da Nang city and Quang Ngai province, and material areas in Thua Thien - Hue. Quang Nam , Quang Ngai and Binh Dinh provinces and the Central Highlands.

- Production of beverage for domestic consumption, tourism, and export to Laos and Cambodia will be developed in Da Nang and Thua Thien - Hue.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ Development viewpoint

- To develop production of diversified kinds of common building materials made of local raw materials to meet the region's demand.

- To invest in technologies and techniques for production of some new and high-quality building material in localities with advantages, concentrating on exploitation of block stone and processing of floor- and wall-covering for export.

- The production development and distribution must suit natural resources and markets.

b/ Development targets

- To strive for the target that the growth rate of production value in the 2006-2010 and 2011 - 2015 periods will be 22,05% and 19.53%, respectively.

- To strive for the target that by 2015. the output of key products including cement floor- and wall-­covering tiles, ceramic sanitary ware and ashlar, will fully satisfy the region's demand and be exported in increasing volumes

c/ Development orientations

-To concentrate on developing building materials in which the region has advantages, such as exploited block stone, processed floor- and wall-covering ashlar, walling and tiling materials, building stone, sand and gravel, floor- and wall-covering tiles of all kinds and ceramic bricks.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

-To gradually replace existing cement production technologies with modem technology using rotary kilns and produce baked bricks with tunnel furnace technology.

d/ Development planning

To prioritize development of production of cement in Thua Thien - Hue, Quang Nam, Quang Ngai. Binh Dinh; floor and wall-covering ashlar in Da Nang, Binh Dinh, Quang Nam and Quang Ngai; floor and wall-covering tiles in Thua Thien - Hue, Quang Nam, Quang Ngai and Binh Dinh; color enamels for production of porcelain, ceramic and glazed tiles in Thua Thien - Hue and Quang Ngai; building glass in Quang Nam; and ceramic sanitary ware in Binh Dinh, Quang Nam and Quang Ngai.

4.4 Planning of electro-informatics industry

 a/ Development viewpoint

-To develop the electro-informatics industry into a spearhead one of the region.

- To combine development of the industry with labor distribution and intensified cooperation and linkage between domestic enterprises and foreign-invested enterprises, especially those possessing source technologies.

- To apply only modern technologies, and enhance international cooperation with a view to making the fullest use of capital sources and new technologies.

b/ Development targets

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To develop Da Nang into a leading city in software technology development and form a network of cooperative links between Da Nang and other regional localities in the manufacture of computers, office equipment, electronic home appliances, communication equipment, etc., and provision of related services, with a view to meeting 70-85% of the region's demand.

c/ Development orientations

-To concentrate on developing groups of hi-tech electronic products and components and color television sets. To attach importance to investment in research into and designing of a number of industrial electronic products combined with mechanical products to make competitive electro­mechanical products for domestic consumption.

-To develop information technology products, and build some software industry parks and clusters. To research, design and produce television and radio receiving and transmitting equipment to meet the needs of districts and provinces in the region and throughout the country.

d/ Development planning

In the period from now to 2015, to concentrate investment in developing Da Nang city into an electronic-information technology center of the region; to step by step develop a software industry in Da Nang, Hue and Binh Dinh and a hardware industry in the regional provinces.

4.5. Planning of chemical industry

a/ Development viewpoint

- To develop the chemical industry in order to manufacture sufficient essential products with competitive edge in the region for the domestic market and export, such as fertilizers, automobile, motorbike and bicycle tires.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ Development targets

- To strive for the target that the growth rate of production value in the 2006-2010 and 2011-2015 periods will be 15.26% and 31.80%, respectively,

c/ Development orientations

- To step by step build modern chemical and petrochemical industries, form big production groups using advanced technologies capable of turning out competitive products, with a view to meeting domestic demand and expanding export markets.

- To prioritize development of various chemicals used for agriculture. highly nutritious fertilizers, leaf fertilizer and microbiological fertilizers, and plant protection drugs less harmful to the environment and people,

- To satisfy increasing demand for rubber products, chemical consumer goods and other products for domestic use with nice packages, high quality and competitive prices.

d/ Development planning

In Thua Thien - Hue. to develop fertilizer, domestic use plastic, package^ paint and composite production industries, and set up establishments processing products from garbage.

In Da Nang, to develop the processing of rubber products, fertilizers, industrial gases, fine-art candles, etc

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

In Quang Ngai, to develop the petrochemical industry.

In Binh Dinh, to develop the production of organic, microbiological and NPK fertilizers, some ordinary and technical rubber products.

4.6. Planning of mineral exploitation and processing industry

a/ Development viewpoint

- To develop mineral exploitation and processing based on mineral resource advantages of each province in the region.

- To intensify the deep processing of minerals; limit export of crude minerals; utilize various types of mineral together and maximize the extraction coefficient of main minerals, admixed minerals and the value of processed products.

-To develop mineral exploitation and processing based largely on domestic resources. In case of necessity, joint ventures involving foreign parties may be established to conduct survey, exploration and exploitation of minerals lying deep underground and not yet discovered, which require large investment capital and complicated technologies.

b/ Development targets

- To strive for the target that the growth rate of production value in the 2006-2010 and 2011-2015 periods will be 22.38% and 18.77%, respectively.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To attach importance to sustainable development, effective management of natural resources, environmental protection and stabilization of laborers’ life.

- Exploitation and processing establishment must be associated with markets, close to natural resources and far from classified tourist sites, especially tombs and monuments in Thua Thien -Hue. Hoi An ancient town, My Son sanctuary, etc.

- To organize further assessment of reserves of potential mines and ore sates, serving as a reliable basis for investment in exploitation and processing of minerals to be used as raw materials for domestic production and export.

d/ Development planning

To exploit gold in Quang Nam, titanium ores in Thua Thien - Hue, Quang Nam, Quang Ngai and Binh Dinh; graphite in Quang Ngai; floor- and wall-covering ashlar and building stone in Thua Thien -Hue. Quang Nam, Quang Ngai and Binh Dinh; kaolin and feldspar in Quang Nam and Quang Ngai

4.7. Planning of textile, garment, leather and shoe production industry

a/ Development viewpoint

- To invest in development of textile, garment, leather and shoe production in the direction of specialization and modernization, attaching importance to the stages of designing and modeling and high-class products. To attach importance to the vigorous development of production of raw materials, auxiliary materials and accessories for die industry,

- To develop textile, garment, leather and shoe production with all resources, especially resources of the private sector at home and abroad, thus contributing to stepping up the development of a multi-sector economy, forming new enterprises and creating jobs for laborers.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

To strive for the target that the growth rate of production value in the 2006-2010 and 2011-2015 periods will be 21.45% and 16.48%, respectively, of which textile and garment, leather and shoes account for 18,66%, 16,48%, 29.85% and 16-47%, respectively.

By 2015, domestic production will largely satisfy the industry's demand for raw and auxiliary materials,

c/ Development orientations

- To develop textile, garment leather and shoe production in the export-led direction. To redistribute production forces in the direction of forming textile, garment, leather and shoe production clusters. In cities, urban centers, major traffic hubs and seaports where people's intellectual level is high and infrastructure is good, to develop big plants that produce fashionable and high-quality products and export products. In residential areas in townships and provincial towns along major roads, to develop small-and medium-sized production establishments that employ local laborers, manufacture products for domestic consumption and operate as satellites of big plants.

-To concentrate investment in production of raw and auxiliary materials, form a number of wholesale marketplaces to supply raw and auxiliary materials for the region, gradually reduce the ratio of products contractually processed for foreign parties and increase the ratio of locally made products.

- To intensify fashion research and designing; to expand the system of department stores, wholesale markets and sale agents; to apply electronic technologies to transactions, especially in export and import.

d/ Development planning

* Textile and garment: To develop yarn production plants and textile mills in Hue Da Nang and Quang Nam; to develop garment plants in Da Nang, Quang Ngai and Binh Dinh; to develop Da Nang and Quang Nam into regional centers for production of textile and garment raw and auxiliary materials.

* Leather and shoes: lb develop footwear plants in Da Nang, Quang Nam and Binh Dinh;to develop the production of leather and shoe raw and auxiliary materials in Da Nang.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4.8. Planning of electric power industry

a/ Development viewpoint

- To develop electric power In the Central Vietnam key economic region in line with the national electric power development planning, taking into consideration specific conditions of the region and ensuring safe and stable power supply.

- To mobilize and efficiently use all domestic and foreign capital sources, diversify investment forms for development of power sources. To prioritize the development of new and renewable energy sources in deep-lying and remote areas and islands.

- To prioritize the building of multi-purpose hydropower plants in the region which help combat flood, supply water and electricity to the region and create backup sources for the national power grid

- To develop and perfect the regional power grid in order to raise the stability and reliability of power supply according to N-1 standard, reduce power wastage and create favorable conditions for transforming the medium-voltage grid into 22kV one and electrifying rural areas.

- The power grid plan must be forward-looking and highly flexible, ensuring safe and stable power supply and power quality (voltage and frequency) in service of socio-economic development of the region, especially Hue, Da Nang, Dung Quat and Quy Nhon cities as welt as export processing zones and industrial parks.

b/ Development targets

- To ensure sufficient power supply to meet the needs of the region's production and people's daily life, raise the power supply reliability and voltage stability, 3nJ attach importance to central areas, industrial parks and export processing zones.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ Development planning

The regional power development planning must be in line with the national power development planning for the 2006-2015 period, with the 2025 vision taken into account, and based on the into account and based on the regional provinces’ planning on power development up to 2015. By 2015. twelve new hydropower plants with a total output of some 1,450 MW will be built in the region. These plants and other small ones will bring the total source output to some 1,560 MW. To expeditiously plan areas for development of more coal-fired thermal power plants, with a view to meeting the region's power needs in case the growth rare is higher than expected. To synchronously develop power grids for all voltages in order to meet the region's power consumption needs.

4.9. Planning of cottage industries and handicraft

a/ Development viewpoint

- To develop cottage industries and handicraft on the basis of traditional crafts and trades with labor and natural resource advantages in the region, attaching importance to currently urbanized rural areas where agricultural land areas are converted into industrial land areas, contributing to agricultural and rural industrialization and modernization.

- To combine cottage industry and handicraft development with environmental and ecological protection. To harmoniously combine new technologies with traditional ones, production with tourism and other services.

b/ Development targets

To strive for the target that the growth rate of production value in the 2006 – 2010 and 2011-2015 periods will be 14.84% and 11.23%, respectively.

c/ Development orientations

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To prioritize the development of traditional crafts and trades and the creation of new ones, production of export goods, and processing of agricultural products and foodstuffs as well as other handicrafts.

- To attach importance to investment in advanced and modern technologies combined with traditional technologies to raise the quality and diversify model designs of products capable of showing the national cultural identity.

- To form a number of cultural and tourist villages where industrial products, cottage industry and handicraft articles are marketed.

d/ Development planning

- To develop pottery production in Phuoc Tich to supply interior and exterior decoration pottery articles for refurbishment of historical relics; production of mirror paintings in Bao Vinh ancient town; bronze casting in Thua Thien - Hue; bamboo wickerwork production in Bao La and Thuy Lap of Quang Dien district and line-art wood articles in My Xuyen and Phong Dien; zeng weaving in A Luoi,

To plan the building of the aluminum and bronze casting village of Phuoc Kieu in Quang Nam province into a model craft village where a commercial zone for display, advertisement and sale of handicrafts will be formed.

- To develop mulberry growing and silk worm rearing in Dong Yen ( Quang Nam) for the production of high class silk.

- To revitalize and develop rattan and bamboo wickerwork in Tarn Vinh (Phu Ninh) and Duy Son (Duy Xuyen) in Quang Nam province with financial supports of the United Nations Industrial Development Organization (UNIDO) and the United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization (UNESCO).

- To develop the production of fine-art stonework in Non Nuoc (Da Nang); to promote commercial activities to seek outlets for these products.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To concentrate on developing fine-art wood articles in An Nhon to satisfy domestic consumption, tourist and export demands.

4.10. Planning on distribution of industrial parks

a/ Planning viewpoint

- To concentrate efforts on attracting investment in existing industrial parks and clusters in order to fill tip their ground areas. Extensive or new investment is allowed to be made only when more than 75% of ground areas of these industrial parks and clusters are occupied.

- To form some specialized industrial parks for electronics, informatics or chemical production, and some hi-tech parks.

- To invest in industrial park and cluster infrastructure with all capital sources, especially capital from enterprises, in order to attract investors,

b/ Planning targets

In the period from now to 2015 and 2020, to expand existing industrial parks and clusters and build new ones on a total land area of some 22,000 hectares.

c/ Planning orientations

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

In which;

- In Chan May - Lang Co industrial park (Thua Thien - Hue): To develop port services, sea transportation and export processing.

- In Tam Hiep industrial park: (Quang Nam): To develop the electronic industry and precision assembly mechanical engineering; processing of agricultural, forest and aquatic products; and consumer goods production,

- In Northern Chu Lai industrial park (Quang Nam): To develop assembly mechanical engineering, daily-life power supply, electric and building material production, garment industry and consumer goods production.

- In Tarn Thang industrial park (Quang Nam): To develop building material production, leather and shoe industry, garment industry, and assembly of electric, electronic and refrigeration appliances.

- In the eastern industrial park (Quang Ngai): To develop petrochemical and chemical industries, shipbuilding, steel metallurgy and rolling, cement production, heavy equipment manufacture, automobile assembly and port services.

- The western industrial park (Quang Ngai) is a light industry park for building material production, repair mechanical engineering, processing of agricultural and aquatic products, textile and garment product, consumer goods and export goods production electric and electronic appliance manufacture establishments; and providing warehouses and storing yards,

- In Nhon Hoi industrial park (Binh Dinh); To develop petrochemical, shipbuilding, mechanical engineering electronic, automobile assembly, textile and garment industries.

To form a number of urban - industrial - service centers in Southern Central Vietnam surrounding Chu Lai, Dung Quat, Nhon Hoi and Van Phong (Khanh Hoa) open economic zones.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5- Investment capital needs:

- Investment capital needed for the 2006-2015 period will be VND 131.039 billion, of which VND 98,539 billion will be for industries, VND 28,500 billion for industrial park infrastructure and some VND 4,000 billion for power and water supply (for medium and low-voltage power grids only).

- Expected mobilization of capital sources:

a/ Domestic capital will account for 57-67% of the total capital and include budget capital (12<14%). credit loan (14-16%), joint-venture and association capital contributed by enterprises (9-10%), and capital raised on the securities market and other capital sources (22-24%).

b/ Foreign capital will account for 33-43% of the total capital and include preferential loans (10-12%) and FDI capital (23-31%).

6. Solutions and policies

6.1. Major solutions

a/ Management organization solutions

- To step by step form clusters of interlinked enterprises, including production enterprises, industrial service establishments, training establishments, research and development establishments, establishments supplying raw materials or providing warehouses and storing yards, etc.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ Capital solutions

- The state budget capital will be invested in infrastructure building so that by 2010 major infrastructure works will be completed to facilitate I he achievement of strategic socio-economic development targets of localities in the region. Part of this capital source will be used to support investment in scientific and technological research and renewal and human resource training and development.

- To give economic sectors and enterprises priority access to loans for investment in the development of production and business domains encouraged by the State.

- To mobilize and efficiently use all capital sources for development investment, attaching importance to capital sources of enterprises, from the securities market or equitization of enterprises, FDI capital and borrowed capital. To integrate capital sources to ensure use efficiency.

- To encourage the establishment of new enterprises and production investment by individuals through simplifying establishment procedures and facilitating access to production grounds, capital sources and information.

c/ Land solutions

- To make rational and effective land use plans, especially for use of land of industrial parks.

- To adopt active and coordinated measures and policies for ground clearance and resettlement for projects, ensuring their construction schedules.

d/ Technology solutions

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To develop a scientific and technological information system in service of technological research and renewal in industrial enterprises in the region. To combine research and development activities of research institutes with activities of enterprises.

e/ Human resource solutions

- To concentrate on training human resources for key industries, such as mechanical engineering, electronics, information technology, production of new materials, for industrial parks, key industrial projects and new occupations and trades. To attach importance to job training to build a contingent of skilled technical workers and professional staffs capable of mastering and using modern technical equipment and technologies. To organize retraining for technical workers and managerial officers, gradually raising training quality up to that of countries in the region and the world.

- To socialize job training in order to attract all resources and diversify framing forms. To consolidate and invest in the development of technical workers' training schools and job training schools in the region's provinces,

- To adopt policies to encourage enterprises and localities to organize correspondence or on-spot training courses for their human resources and job training courses for rural inhabitants.

f/ Environmental protection solutions

- To enforce legal provisions on assessment of environmental impacts of projects and strategic environmental assessment of plannings.

- To reserve sufficient resources for investment in projects on environmental protection and waste treatment in plants and industrial parks. To encourage enterprises to increase accumulative funds and create capital sources in support of environmental protection.

- To adequately conduct monitoring, observation, measurement and management of environmental criteria; to inspect enterprises in the observance of environmental protection regulations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ Market policies

- To formulate synchronous policies on demand stimulation and expansion of outlets for industrial products in rural areas.

- To expand and improve trade promotion and market information in order to help enterprises expand their markets and raise production and business efficiency,

- To further improve the legal framework on commerce in order to prevent trade frauds (manufacturing counterfeit or imitation goods, smuggling), breaches of international commercial rules on subsidies and dumping, acts of unfair competition; and raise consumers’ sense of law observance and enhance the role of the .society for protection of consumers,

- To enhance the role of goods line associations in conducting trade promotion, market development and providing assistance for enterprises in the region.

- To further step up administrative reforms with a view to reducing inconveniences and expenses for enterprises and contributing to raising the competitiveness of industrial products.

b/ Investment promotion policies

- To promulgate a list of industrial projects calling for investment in each period for investors to make appropriate Investment plans.

- To implement and concretize policies on development of priority industries and spearhead industries m the region.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ Capital mobilization policies

-To apply the policy on raising investment capital through financial leasing, especially financial leasing of foreign organizations.

-To apply the policy on mobilization of advance capital from customers for investment in infrastructure, first of all power, water and traffic infrastructure.

- The localities in the region will set aside 0.5-1% of total revenues of their budget* for industrial extension.

d/ Financial and tax policies

- To create favorable conditions for all types of enterprises to get an equal and quick access to financial sources. To adopt a mechanism to actively support scientific and technological activities, the founding of new enterprises and marketing activities of small- and medium-sized enterprises.

- Each locality should publicize land rent brackets applicable to different areas, helping investors select appropriate areas to invest; to publicize tariffs according to WTO commitments for enterprises to take the initiative in devising implementation measures.

- To flexibly use tax and charge tools in compliance with international economic integration commitments so as to promote fair competition and rationally protect some industrial products.

e/ Scientific and technological policies

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To form a number of strong research and development centers capable of supplying information and providing consultancy on transfer of advanced technologies to industrial enterprises in the region.

- To adopt policies on provision of financial supports for setting up and development of a technology market, manufacture of hi-tech products and initial trial products resulted from researches.

- Localities will consider and set aside part of their budgets to support scientific and technological activities, research, development and application of new technologies, scientific research programs and subjects, application of utility solutions.

- To adopt preferential policies related to dwelling houses, travel, working conditions, salaries and allowances to attract experienced managerial officers, leading scientists and technical experts and highly skilled workers to work in the region,

f/ Policies on development of raw material areas

- To encourage the formation of appropriate links between producers and material suppliers on the basis of interest harmonization, with a view to developing raw material areas and stabilizing supply sources.

- Localities and enterprises shall adopt mechanisms of providing supports to raw material growers in terms of seeds and applied technical advances for intensive farming, plant and animal tending, harvesting, preliminary processing, preservation and post-harvest transportation, in order to raise the quality of raw materials and production efficiency.

g/ Policies on training and use of laborers

- To adopt policies to attract intellectuals, experts and skilled workers to work in die region*& localities. Enterprises should set aside funds for sending talented young cadres to attend training in developed countries. To implement policies on recruiting employees through exams, and arranging qualified personnel in suitable positions. To gradually shift from appointment of enterprise directors to signing labor contracts with them.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The Ministry of Industry shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches and the People's Committees of the provinces in the Central Vietnam key economic region in, implementing this planning and effectively participating in activities of die Steering Committee for coordinated development of key economic regions headed by a Deputy Prime Minister.

2. The Ministries of Planning and Investment, Finance. Agriculture and Rural Development, Construction, Trade. Science and Technology, Natural Resources and Environment, and Transport, and the State Bank shall, within the ambit of their functions, coordinate with the Ministry of Industry in applying solutions and policies mentioned in this Decision.

3. The People's Committees of the provinces in the Central Vietnam key economic region shall direct provincial Industry Services in:

- Perfecting plannings on industrial development in each province or city in line with the general planning of the region.

- Coordinating with state management agencies and enterprises in implementing projects

- Incorporating the contents furthering the regional industrial planning in their annual and live year plans (up to 2015) and submitting them to the Ministry of Industry for summing up and balance.

Article .3.-This Decision takes effect 15 days after its publication in “CONG BAO."

Article 4.- Ministers, heads of ministerial-level agencies and government-attached agencies, presidents of People's Committees of the provinces in the Central Vietnam key economic region, and concerned agencies shall implement this Decision.

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

MINISTER OF INDUSTRY




Hoang Trung Hai

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 29/2007/QĐ-BCN ngày 11/07/2007 phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp Vùng Kinh tế trọng điểm Miền Trung đến năm 2015, có xét đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.435

DMCA.com Protection Status
IP: 18.220.106.241
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!