Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 100/QĐ-UBND 2015 Bộ tiêu chí xã Nông thôn mới kiểu mẫu Nghệ An 2015 2020

Số hiệu: 100/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An Người ký: Nguyễn Xuân Đường
Ngày ban hành: 12/01/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 100/QĐ-UBND

Nghệ An, ngày 12 tháng 01 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH TẠM THỜI BỘ TIÊU CHÍ XÃ NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2015-2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 491/2009/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về Nông thôn mới; Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020; Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 08/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi nguyên tắc cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010-2020;

Căn cứ Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/10/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc Hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới;

Căn cứ Thông báo số 1169-TB/TU ngày 17/7/2014 kết luận của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Nam Đàn; Thông báo số 1321-TB/TU ngày 06/11/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Đề án xây dựng xã Kim Liên (huyện Nam Đàn) thành xã Nông thôn mới kiểu mẫu;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 3820/TTr-SNN-VPĐP ngày 25/12/2014,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành Quy định tạm thời Bộ tiêu chí xã Nông thôn mới kiểu mẫu tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015-2020 (Có Quy định kèm theo).

Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì phối hợp với các Sở, ngành có liên quan, các địa phương được UBND tỉnh giao xây dựng xã Nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2015-2020 tổ chức thực hiện.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, Chủ tịch UBND các xã được UBND tỉnh giao xây dựng xã Nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2015-2020 và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Xuân Đường

 

QUY ĐỊNH TẠM THỜI

BỘ TIÊU CHÍ XÃ NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2015-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 100/QĐ-UBND ngày 12/01/2015 của UBND tỉnh Nghệ An)

Căn cứ Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010-2020;

Căn cứ Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới và Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;

Căn cứ Thông tư số 41/2013/TTBNNPTNT ngày 04/10/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc Hướng dẫn thực hiện tiêu Quốc gia về Nông thôn mới;

Trên cơ sở ý kiến của các Sở, ban, ngành cấp tỉnh và đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới;

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định tạm thời Bộ tiêu chí xã Nông thôn mới kiểu mẫu tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015-2020.

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi và đối tượng áp dụng

1.1. Phạm vi điều chỉnh: Quy định này quy định về việc xây dựng xã Nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015-2020.

1.2. Đối tượng áp dụng: Quy định này áp dụng đối với các xã được UBND tỉnh giao xây dựng xã Nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2015-2020.

2. Giải thích từ ngữ

Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

2.1. Nông thôn là phần lãnh thổ được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Uỷ ban nhân dân xã.

2.2. Thôn (xóm, làng,…) là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư có chung địa bàn cư trú trong một xã.

II. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CÁC TIÊU CHÍ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU

1. Tiêu chí quy hoạch và thực hiện theo quy hoạch

Xã đạt tiêu chí khi đáp ứng đủ 03 yêu cầu sau:

1.1. Có quy hoạch Nông thôn mới: Được lập theo quy định tại Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT ngày 28/10/2011 của liên Bộ: Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới và được cấp có thẩm quyền phê duyệt và được công bố rộng rãi tới các thôn.

1.2. Các bản vẽ quy hoạch: Được niêm yết công khai để người dân biết và thực hiện; hoàn thành việc cắm mốc chỉ giới các công trình hạ tầng theo quy hoạch được duyệt.

1.3. Có Quy chế quản lý quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Tiêu chí giao thông

2.1. Giải thích từ ngữ:

a) Cứng hóa là đường được trải nhựa, trải bê tông, lát bằng gạch, đá xẻ hoặc trải cấp phối có lu lèn bằng đá dăm, đá thải, gạch vỡ, gạch xỉ.

b) Các loại đường giao thông nông thôn:

- Đường trục xã là đường nối trung tâm hành chính xã đến trung tâm các thôn;

- Đường trục thôn là đường nối trung tâm thôn đến các cụm dân cư trong thôn;

- Đường ngõ, xóm là đường nối giữa các hộ gia đình trong các cụm dân cư;

- Đường trục chính nội đồng là đường chính nối từ khu dân cư đến khu sản xuất tập trung của thôn, xã.

c) Quy mô đường giao thông nông thôn:

- Quy hoạch theo quy định của Bộ Giao thông vận tải: Việc quy hoạch và thiết kế giao thông nông thôn căn cứ vào tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) 4054:2005 và Quyết định bổ sung số 315/QĐ-BGTVT ngày 23/02/2011;

- Về xây dựng giao thông: Xây dựng hệ thống giao thông nông thôn đồng bộ và phải đảm bảo:

+ Được bố trí đầy đủ biển báo hiệu đường bộ, cọc tiêu, mốc lộ giới;

+ Trên các trục đường phải trồng cây xanh, bố trí đầy đủ hệ thống mương thoát nước;

+ Tại các ngã ba, ngã tư phải có hệ thống đèn chiếu sáng công cộng. Đối với xã có du lịch phát triển thì phải có phần hè đi bộ, đèn chiếu sáng ở các tuyến chính;

+ Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt quy chế quản lý, bảo trì các tuyến đường giao trên địa bàn xã quản lý;

+ Thực hiện trách nhiệm quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được quy định tại Điều 42, Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010.

- Đối với đường đang sử dụng: Nơi nào mặt đường hẹp, không thể mở rộng theo quy định thì có thể cải tạo, tận dụng tối đa diện tích 2 bên để mở rộng mặt đường, đồng thời nâng cấp tạo các điểm tránh xe thuận lợi dọc tuyến (đồng thời quy hoạch các bãi đỗ xe để các hộ có xe ô tô có thể gửi xe thuận lợi). Nếu mặt đường đảm bảo 80% theo quy định và đảm bảo các điều kiện trên thì coi là đạt tiêu chí tuyến đó.

2.2. Quy định xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu: Xã đạt tiêu chí giao thông khi đáp ứng đủ 04 yêu cầu:

- Có tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVG đạt 100%;

- Có tỷ lệ đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT đạt 100%;

- Có tỷ lệ đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa đạt 100%;

- Có tỷ lệ đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện đạt 100%.

3. Tiêu chí thuỷ lợi

3.1. Giải thích từ ngữ:

a) Kiên cố hoá là gia cố kênh mương bằng các vật liệu (đá xây, gạch xây, bê tông, composite) để bảo đảm kênh mương hoạt động ổn định, bền vững. Trường hợp tưới tiêu bằng đường ống cố định cũng được coi là kiên cố hoá.

Tỷ lệ kênh mương do xã quản lý được kiên cố hoá được tính bằng tỷ lệ % (phần trăm) giữa tổng số km kênh mương đã được kiên cố hoá so với tổng số km kênh mương cần được kiên cố hoá theo quy hoạch.

b) Hệ thống thủy lợi trong phạm vi xã, do xã quản lý cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh phải bảo đảm các yêu cầu sau:

- Có hệ thống công trình thuỷ lợi được xây dựng theo quy hoạch và thiết kế được duyệt, được bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên bảo đảm phát huy trên 80% năng lực thiết kế;

- Phục vụ sản xuất trồng trọt, nuôi trồng thủy sản; Tạo nguồn để cơ bản đáp ứng yêu cầu nước cho sinh hoạt, chăn nuôi gia súc, gia cầm và hoạt động sản xuất phi nông nghiệp trên địa bàn;

- Có tổ chức (Hợp tác xã hoặc Tổ hợp tác) quản lý khai thác và bảo vệ công trình, đảm bảo kênh mương, cống, kè, đập, bờ bao. Được vận hành có hiệu quả bền vững, phục vụ cho sản xuất, dân sinh, được đa số người dân hưởng lợi đồng thuận.

3.2. Quy định xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu: Xã đạt tiêu chí thủy lợi khi đáp ứng đủ 02 yêu cầu:

- Đạt tỷ lệ kiên cố hóa kênh mương theo quy định (trừ các vùng không áp dụng kiên cố hoá), đạt từ 90% trở lên.

- Có hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh.

4. Tiêu chí điện nông thôn

4.1. Giải thích từ ngữ:

a) Hệ thống điện nông thôn bao gồm: Các trạm biến áp phân phối, các tuyến đường dây trung áp, các tuyến đường dây hạ áp, công tơ đo đếm điện năng phục vụ sản xuất và đời sống khu vực nông thôn.

b) Hệ thống điện bảo đảm yêu cầu kỹ thuật của ngành điện được hiểu là đảm bảo đáp ứng các nội dung của Quy định kỹ thuật điện nông thôn (viết tắt là QĐKT-ĐNT-2006) ban hành kèm theo Quyết định số 44/2006/QĐ-BCN ngày 08/12/2006 của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương), cả về xác định phụ tải điện, lưới điện phân phối, trạm biến áp phân phối, đường dây cấp hạ áp, khoảng cách an toàn và hành lang bảo vệ, chất lượng điện áp. Cơ quan quản lý hệ thống điện trên địa bàn xã có trách nhiệm xác định mức độ đạt chuẩn của chỉ tiêu này.

c) Nguồn cấp điện cho nông thôn gồm: Nguồn điện được cấp từ lưới điện quốc gia, hoặc ngoài lưới điện quốc gia. Tại địa bàn chưa được cấp điện lưới quốc gia, tùy vào điều kiện cụ thể của địa phương để xem xét, áp dụng phương tiện phát điện tại chỗ như thủy điện nhỏ, điện gió, điện mặt trời, diesel hoặc kết hợp các nguồn nói trên.

d) Sử dụng điện thường xuyên là đảm bảo có điện sử dụng hàng ngày.

đ) Đảm bảo an toàn về điện khi đạt các quy định trong Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về an toàn điện (QCVN 01:2008/BCT) ban hành kèm theo Quyết định số 12/2008/QĐ-BCT ngày 17/6/2008 của Bộ trưởng Bộ Công Thương.

4.2. Quy định xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu: Xã đạt tiêu chí điện nông thôn khi đáp ứng đủ 02 yêu cầu:

a) Có hệ thống đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện;

b) Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn đạt quy định, đạt từ 99% trở lên.

5. Tiêu chí trường học

5.1. Xã đạt tiêu chí trường học khi có tỷ lệ trường học các cấp có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia:

5.2. Giải thích từ ngữ:

5.2.1. Trường học các cấp thuộc xã bao gồm: Mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở.

5.2.2. Đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất theo quy định của Bộ Giáo dục:

a) Trường mầm non: Cơ sở vật chất đạt chuẩn Quốc gia 100%, gồm các nội dung:

- Địa điểm trường: Diện tích, khuôn viên, cổng trường, tên trường: Địa điểm trường đặt nơi thuận lợi, an toàn cho trẻ, đủ diện tích học tập và các hoạt động của trường; Khuôn viên trường luôn sạch sẽ, hệ thống điện cây cối trong trường đảm bảo an toàn và đảm bảo thẩm mỹ.

- Các phòng chức năng: Đủ và đúng kích thước các khối phòng sau:

+ Khối Phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo: Phòng sinh hoạt chung, Phòng ngủ, Phòng vệ sinh, hiên phơi.

+ Khối phòng phục vụ học tập: Phòng giáo dục thể chất (60m2 và thiết bị, đồ dùng hoạt động), Phòng nghệ thuật (60m2 và thiết bị, đồ dùng hoạt động).

+ Khối phòng tổ chức ăn: Khu vực nhà bếp, kho thực phẩm, tủ lạnh lưu nấu thức ăn.

+ Khối phòng hành chính quản trị: Văn phòng trường (30m2), Phòng Hiệu trưởng (15m2), Phòng các Phó Hiệu trưởng, Phòng Hành chính quản trị (15m2), Phòng Y tế (12m2, thiết bị y tế, theo dõi,…), Phòng Bảo vệ (6m2 và bàn ghế), Phòng dùng cho nhân viên (16m2, có tủ để đồ dùng cá nhân), Khu vệ sinh cho giáo viên, nhân viên (9m2, có nước sử dụng, có bồn rửa tay, bồn tắm riêng), Khu để xe cho cán bộ, giáo viên.

+ Sân vườn: Đủ diện tích, có nhiều mô hình hoạt động cho các cháu mẫu giáo, tạo môi trường xanh, sạch, đẹp.

b) Trường tiểu học: Có cơ sở vật chất đạt chuẩn 100%, các nội dung sau:

- Diện tích, khuôn viên, sân chơi, bãi tập, cổng, bờ rào, biển trường: Phù hợp, đủ diện tích, khuôn viên trường luôn sạch sẽ, hệ thống điện, cây cối trong trường đảm bảo an toàn, mát mẻ.

- Phòng học, bảng, bàn ghế:

+ Trường không quá 30 lớp, mỗi lớp không quá 35 học sinh, đủ 1 phòng/1 lớp, diện tích phòng học đủ theo quy định.

+ Bàn ghế (kích thước, vật liệu, kết cấu, kiểu dáng, màu sắc đúng quy định).

- Trang thiết bị văn phòng phục vụ công tác quản lý, dạy học: Có đầy đủ, đúng quy định các khối sau: Khối phòng phục vụ học tập, Phòng bếp, nhà nghỉ.

- Khu vệ sinh, nhà để xe, hệ thống nước sạch, hệ thống thoát nước, có hệ thống thu gom rác thải.

- Thư viện: Thư viện đạt chuẩn; Hoạt động của Thư viện đầy đủ trong các ngày hoạt động của trường.

- Thiết bị dạy học và hiệu quả sử dụng.

- Không có học sinh bỏ học, tỷ lệ trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%, trẻ hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6 THCS đạt 100%.

c) Trường trung học cơ sở (THCS): Có cơ sở vật chất đạt chuẩn Quốc gia 100% các nội dung sau:

- Địa điểm: Diện tích, khuôn viên, cổng trường, tên trường: Phù hợp, đủ diện tích, khuôn viên trường luôn sạch sẽ, hệ thống điện, cây cối trong trường đảm bảo an toàn, mát mẻ.

- Các phòng chức năng: Có đủ số phòng, đạt tiêu chuẩn về diện tích các phòng theo quy định, được trang bị các điều kiện làm việc phù hợp, tiên tiến.

+ Có đủ và đúng quy định khối phòng học, phòng bộ môn, nhà đa chức năng: Phòng học (không quá 2 ca, diện tích, bàn ghế, bảng,… đúng quy định), Phòng Y tế, Phòng bộ môn, Thư viện, Phòng truyền thống, Văn phòng, Phòng họp Hội đồng, Phòng các tổ bộ môn, Phòng Hiệu trưởng, Phòng các Phó Hiệu trưởng, Phòng Đoàn Đội, Phòng thường trực, Phòng kho.

+ Có đủ hệ thống nước sạch cho hoạt động dạy, học và các hoạt động khác trong trường.

+ Có khu vệ sinh cho giáo viên, nhân viên, học sinh (có nước sử dụng, có bồn rửa tay, bồn tắm riêng). Được bố trí hợp lý, sử dụng thuận tiện, luôn luôn sạch sẽ, có hệ thống thu gom rác thải.

+ Có khu để xe cho cán bộ, giáo viên: Đủ diện tích, ngăn nắp, gọn gàng, đảm bảo an toàn.

+ Sân chơi: Có đủ diện tích, vệ sinh, văn minh, lịch sự; Đủ thiết bị luyện tập và đảm bảo an toàn.

+ Hệ thống công nghệ thông tin, trang Websie, đảm bảo hoạt động liên tục, có nhiều thông tin bổ ích, thiết thực.

- Không có học sinh bỏ học, không có học sinh xếp loại học lực loại yếu, không có học sinh vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật.

6. Tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa

6.1. Về Diện tích quy hoạch:

a) Đối với xã:

- Diện tích đất quy hoạch Khu trung tâm Văn hoá - Thể thao xã vùng đô thị đồng bằng tối thiểu: 2.500 m2, vùng miền núi tối thiểu: 1.500 m2 (chưa tính diện tích sân vận động).

- Diện tích sân vận động tối thiểu: 90m x 120m.

b) Đối với thôn, xóm (gọi tắt là thôn).

- Diện tích đất quy hoạch Khu nhà văn hoá: Vùng đô thị, đồng bằng tối thiểu 500m2, vùng miền núi tối thiểu 300m2.

- Diện tích đất quy hoạch khu thể thao: Vùng đô thị, đồng bằng tối thiểu 2.000m2, vùng miền núi tối thiểu: 1.500m2.

6.2. Về quy mô xây dựng:

a) Cấp xã:

- Đối với nhà văn hoá: Nhà văn hoá xã, phường, thị trấn vùng đô thị, đồng bằng: có hội trường tối thiểu 250 chỗ ngồi, có sân khấu, có 05 phòng chức năng (hành chính, thông tin truyền thanh; đọc sách, báo, thư viện; phòng sinh hoạt của các câu lạc bộ, phòng luyện tập các môn thể thao đơn giản); Nhà văn hoá xã phường, thị trấn miền núi: có hội trường tối thiểu 200 chỗ ngồi, có sân khấu, có 04 phòng chức năng (hành chính, thông tin truyền thanh; đọc sách, báo, thư viện; phòng sinh hoạt của các câu lạc bộ, phòng luyện tập các môn thể thao đơn giản).

- Đối với công trình thể thao: Sân bóng đá tối thiểu (90m x 120m) có tường rào bao quanh, sân khấu ngoài trời, hệ thống mương thoát nước, mặt sân đảm bảo; Nhà tập luyện, các công trình phụ trợ (Nhà vệ sinh, nhà để xe…) các công trình thể thao khác.

b) Cấp thôn:

- Nhà văn hoá: có hội trường tối thiểu 100 chỗ ngồi, sân khấu 30m2 đối với vùng đồng bằng; có hội trường tối thiểu 80 chỗ ngồi, sân khấu 25m2 đối với miền núi. Các bản vùng dân tộc miền núi khuyến khích làm kiểu nhà truyền thống.

- Sân tập thể thao đơn giản: đối với đồng bằng diện tích tối thiểu: 250m2, miền núi diện tích tối thiểu 200m2.

6.3. Trang thiết bị:

- Hội trường Văn hóa đa năng có đủ: Bàn, ghế, giá, tủ, trang bị âm thanh, ánh sáng, thông gió, đài truyền thanh.

- Dụng cụ thể dục, thể thao đảm bảo theo công trình thể dục thể thao và các môn thể thao của từng xã.

6.4. Cán bộ:

- Cán bộ quản lý: đạt trình độ trung cấp về văn hóa, thể dục thể thao trở lên; được hưởng phụ cấp chuyên trách và bán chuyên trách.

- Cán bộ nghiệp vụ có chuyên môn về văn hóa, thể thao; được hợp đồng và hưởng thù lao bán chuyên trách: có cộng tác viên thường xuyên.

6.5. Kinh phí hoạt động:

- Đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên, ổn định hàng năm.

- Thù lao cho cán bộ chuyên trách và bán chuyên trách được quy định tại Thông tư liên tịch 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH ngày 12/5/2010.

6.6. Hoạt động Văn hoá, văn nghệ:

- Tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị các xã đồng bằng tối thiểu: 12 cuộc/năm; các xã miền núi tối thiểu: 04 cuộc/năm.

- Liên hoan, hội diễn văn nghệ quần chúng các xã đồng bằng tối thiểu 4 cuộc/ năm; các xã miền núi tối thiểu: 02 cuộc/năm.

- Duy trì hoạt động thường xuyên các câu lạc bộ xã đồng bằng tối thiểu: 05 Câu lạc bộ/ năm; các xã miền núi tối thiểu 03 Câu lạc bộ trở lên.

- Thư viện, phòng đọc, sách báo các xã đồng bằng: Hoạt động tốt; các xã miền núi: Có hoạt động.

- Hoạt động xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, nếp sống văn hóa, bảo tồn các di sản văn hóa dân tộc các xã đồng bằng: Hoạt động tốt; các xã miền núi: Có hoạt động.

- Thu hút nhân dân hưởng thụ và tham gia các hoạt động, sáng tạo văn hóa các xã đồng bằng tối thiểu: 30% /tổng số dân; các xã miền núi tối thiểu 20% /tổng số dân.

6.7. Hoạt động Thể dục thể thao:

- Thi đấu thể thao các xã đồng bằng 06 cuộc/năm, các xã miền núi: 04 cuộc/ năm.

- Thu hút nhân dân tham gia tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên các xã đồng bằng tối thiểu 25%/ năm, các xã miền núi tối thiểu 20%/ tổng số dân.

6.8. Hoạt động văn hoá, vui chơi giải trí cho trẻ em:

Thu hút trẻ em trên địa bàn dân cư tham gia hoạt động văn hóa, thể thao vùng đồng bằng: Đạt 30% thời gian hoạt động trong năm; vùng miền núi: Đạt 20% thời gian hoạt động trong năm.

6.9. Chỉ đạo hướng dẫn nghiệp vụ:

Chỉ đạo, hướng dẫn nhà văn hóa, khu thể thao (Khối, xóm, thôn, làng, hiện có): Đạt 100%.

6.10. Quy định xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu: Có 100% thôn có nhà văn hóa và khu thể thao đạt chuẩn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Thông tư số 06/2011/TT-BVHTTDL ngày 08/3/2011 quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của nhà văn hóa - khu thể thao thôn.

7. Tiêu chí chợ nông thôn

7.1. Chợ đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu khi đáp ứng đủ 02 yêu cầu:

a) Về công trình kỹ thuật: Có đủ các công trình của chợ nông thôn do xã quản lý (chợ hạng 3) được quy định trong TCVN 9211: 2012 Chợ - Tiêu chuẩn thiết kế ban hành tại Quyết định 3621/QĐ-BKHCN ngày 28/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc công bố Tiêu chuẩn quốc gia.

b) Điều hành quản lý chợ:

- Có tổ chức quản lý;

- Có Nội quy chợ do UBND xã quy định và niêm yết công khai để điều hành hoạt động, xử lý vi phạm;

- Có sử dụng cân đối chứng, thiết bị đo lường để người tiêu dùng tự kiểm tra về số lượng, khối lượng hàng hóa;

- Các hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại chợ không thuộc danh mục cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.

7.2. Đối tượng áp dụng:

a) Chợ đạt chuẩn chỉ áp dụng đối với các xã có chợ theo quy hoạch mạng lưới chợ nông thôn được UBND cấp huyện phê duyệt;

b) Xã có chợ nhưng không thuộc loại quy hoạch của huyện thì xét theo quy định riêng (nếu có) của UBND cấp huyện.

8. Tiêu chí bưu điện

8.1. Xã đạt tiêu chí bưu điện khi đáp ứng đủ 02 yêu cầu:

a) Có ít nhất 01 (một) điểm cung cấp được 02 dịch vụ bưu chính và viễn thông đạt tiêu chuẩn ngành theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông tại Quyết định số 463/QĐ-BTTTT ngày 22/3/2012 về việc ban hành hướng dẫn thực hiện tiêu chí ngành thông tin và truyền thông về xây dựng nông thôn mới.

Đối với các xã đảo có từ 200 người dân trở lên phải có điểm cung cấp dịch vụ bưu chính và viễn thông công cộng;

b) Có phủ sóng hoặc mạng để truy cập internet.

8.2. Giải thích từ ngữ:

a) Điểm phục vụ bưu chính, viễn thông là địa điểm cung ứng một hoặc cả hai dịch vụ: Dịch vụ bưu chính, dịch vụ viễn thông công cộng do doanh nghiệp dịch vụ bưu chính viễn thông quản lý, đóng tại địa bàn xã.

b) Dịch vụ bưu chính là dịch vụ chấp nhận, vận chuyển và phát bưu gửi bằng các phương thức từ địa điểm của người gửi đến địa điểm của người nhận qua mạng bưu chính, trừ phương thức điện tử.

c) Viễn thông là việc gửi, truyền, nhận và xử lý ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng thông tin khác bằng đường cáp, sóng vô tuyến điện, phương tiện quang học và phương tiện điện từ khác.

d) Dịch vụ viễn thông là dịch vụ gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin giữa hai hoặc một nhóm người sử dụng dịch vụ viễn thông, bao gồm dịch vụ cơ bản và dịch vụ giá trị gia tăng.

9. Tiêu chí nhà ở dân cư

9.1. Xã được công nhận đạt tiêu chí nhà ở dân cư khi đáp ứng đủ 02 yêu cầu:

a) Trên địa bàn không còn hộ gia đình ở trong nhà tạm, nhà dột nát;

b) Đạt mức quy định tối thiểu của vùng về tỷ lệ hộ gia đình có nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng. Đạt từ 95% trở lên.

9.2. Giải thích từ ngữ:

a) Nhà tạm, nhà dột nát là loại nhà xây dựng bằng các vật liệu tạm thời, dễ cháy, có niên hạn sử dụng dưới 5 năm hoặc không đảm bảo ‘‘3 cứng’’ (nền cứng, khung cứng, mái cứng), thiếu diện tích ở, bếp, nhà vệ sinh theo quy định, không đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

b) Nhà ở nông thôn đạt chuẩn Bộ Xây dựng phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Nhà ở đảm bảo “03 cứng” (nền cứng, khung cứng, mái cứng) và diện tích nhà ở đạt từ 14m2/người trở lên;

- Niên hạn sử dụng công trình nhà ở từ 20 năm trở lên;

- Các công trình phụ trợ (bếp, nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi,...) phải được bố trí đảm bảo vệ sinh, thuận tiện cho sinh hoạt;

- Kiến trúc, mẫu nhà ở phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống của từng dân tộc, vùng miền.

10. Tiêu chí thu nhập

10.1. Phương pháp tính thu nhập bình quân/người/năm:

a) Thu nhập bình quân đầu người là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật sau khi trừ chi phí sản xuất trong năm của hộ chia đều cho số thành viên trong hộ.

b) Nguồn thu nhập của hộ gia đình bao gồm:

- Thu từ sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản, diêm nghiệp, sau khi đã trừ chi phí sản xuất và thuế, các chi phí khác (nếu có);

- Thu từ sản xuất ngành nghề phi nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, sau khi đã trừ chi phí sản xuất và thuế, các chi phí khác (nếu có);

- Thu từ tiền công, tiền lương;

- Thu từ tiền công, tiền lương của thành viên trong gia đình làm việc phi nông nghiệp trong và ngoài địa bàn xã;

- Thu khác được tính vào thu nhập, như: Quà biếu, lãi tiết kiệm,…

c) Các khoản thu không tính vào thu nhập, gồm: Các khoản trợ cấp xã hội, hỗ trợ tiền điện, rút tiền tiết kiệm, thu nợ, bán tài sản, vay nợ, tạm ứng.

d) Mức thu nhập bình quân đầu người/năm của xã sẽ do xã tự điều tra, thu thập thông tin và tính toán theo hướng dẫn thống nhất của Tổng cục Thống kê. Chi cục Thống kê huyện có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ các xã điều tra, đồng thời thẩm định trình UBND huyện công nhận.

10.2. Quy định xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu: Xã được công nhận đạt tiêu chí thu nhập khi có mức thu nhập bình quân đầu người/năm của xã đạt mức tối thiểu từ 30 triệu đồng/người/năm vào năm 2016, đạt 35 triệu đồng/người/năm trở lên vào năm 2017, đạt 45 triệu đồng/người/năm trở lên vào năm 2018, đạt 50 triệu đồng/người/năm trở lên vào năm 2019 và đạt 60 triệu đồng/người/năm trở lên vào năm 2020.

11. Tiêu chí hộ nghèo

11.1. Xã được công nhận đạt tiêu chí hộ nghèo: Khi có tỷ lệ hộ nghèo của xã ở dưới mức tối thiểu theo quy định của vùng.

11.2. Hộ nghèo nông thôn: là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người theo chuẩn hộ nghèo được Thủ tướng Chính phủ quy định áp dụng cho từng giai đoạn.

11.3. Quy định xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu: Định mức áp dụng đối với xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu là < 3% (dưới 3%).

12. Tiêu chí tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên

12.1. Lao động có việc làm thường xuyên của xã: là những người trong độ tuổi có khả năng lao động, có đăng ký hộ khẩu thường trú tại xã, có thời gian làm việc bình quân 20 ngày công/tháng trở lên trong năm cả ở trong và ngoài địa bàn xã.

Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên là tỷ lệ phần trăm giữa số người lao động có việc làm thường xuyên trong tổng số dân trong độ tuổi lao động của xã.

12.2. Quy định xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu: Xã được công nhận đạt tiêu chí này khi có tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt từ 90% trở lên.

13. Tiêu chí về hình thức tổ chức sản xuất

13.1. Giải thích từ ngữ:

a) Hợp tác xã hoạt động có hiệu quả khi đảm bảo 03 yêu cầu:

- Được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật hợp tác xã năm 2012;

- Tổ chức được ít nhất 01 loại dịch vụ cơ bản, thiết yếu theo đặc điểm từng vùng phục vụ thành viên hợp tác xã và người dân trên địa bàn;

- Kinh doanh có lãi liên tục trong 03 năm liền kề (trường hợp mới thành lập thì cũng phải đủ 2 năm liền kề có lãi liên tục).

b) Tổ hợp tác hoạt động có hiệu quả đảm bảo 02 yêu cầu:

- Thành lập, tổ chức, quản lý và hoạt động theo đúng quy định tại Nghị định số 151/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 của Chính phủ và Thông tư số 04/2008/TT-BKH ngày 09/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

- Hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi liên tục trong 03 năm liền kề được Uỷ ban nhân dân xã xác nhận.

c) Liên kết giữa hộ nông dân (hoặc tổ hợp tác, hợp tác xã) với doanh nghiệp, tổ chức khoa học hoặc nhà khoa học lâu dài là có hợp đồng được ký kết giữa các bên và thực hiện có hiệu quả các khâu sản xuất - chế biến - tiêu thụ nông sản với thời hạn tối thiểu 03 năm.

13.2. Quy định xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu: Xã được công nhận đạt tiêu chí về hình thức tổ chức sản xuất khi có ít nhất 01 hợp tác xã hoặc tổ hợp tác có đăng ký, hoạt động đạt hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo Luật, có hợp đồng liên kết với doanh nghiệp.

14. Tiêu chí giáo dục

14.1. Xã đạt tiêu chí giáo dục khi khi đáp ứng đủ 02 yêu cầu:

a) Đạt phổ cập giáo dục trung học cơ sở;

b) Đạt tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học và tỷ lệ lao động qua đào tạo theo quy định của vùng.

14.2. Giải thích từ ngữ:

a) Đạt phổ cập giáo dục THCS khi đạt 02 nội dung sau:

- Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THCS hàng năm đạt từ 98% trở lên;

- Tỷ lệ thanh, thiếu niên từ 15 đến hết 18 tuổi có bằng tốt nghiệp THCS (bao gồm cả hệ bổ túc) từ 90 - 95%.

b) Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học bậc trung học phổ thông, bổ túc trung học, học nghề (tại các trung tâm giáo dục thường xuyên hoặc trường dạy nghề) đạt từ 90% trở lên.

c) Lao động qua đào tạo là lao động trong độ tuổi đã tham gia các khóa bồi dưỡng dạy nghề ngắn hạn hoặc đào tạo dài hạn được cấp chứng chỉ nghề hoặc văn bằng từ trung cấp chuyên môn nghiệp vụ trở lên, đạt từ 40% trở lên.

15. Tiêu chí y tế

15.1. Trạm xá xã đạt chuẩn quốc gia: Khi đạt các chỉ tiêu theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế tại Quyết định số 3447/QĐ-BYT ngày 22/9/2011 về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011-2020 và được Sở Y tế xác nhận.

15.2. Tỷ lệ người dân tham gia Bảo hiểm y tế: Là tỷ lệ phần trăm (%) giữa số người dân trong xã có thẻ Bảo hiểm y tế còn hiệu lực trên tổng số dân trong xã.

Bảo hiểm y tế bao gồm: Bảo hiểm do nhà nước hỗ trợ, bảo hiểm bắt buộc hoặc bảo hiểm tự nguyện.

15.3. Quy định xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu: Là xã có tỷ lệ người dân tham gia các hình bảo hiểm y tế đạt từ 65% trở lên. Đồng thời phải đáp ứng 02 yêu cầu: Trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia; Tỷ lệ người dân tham gia Bảo hiểm y tế đạt từ 70% trở lên.

16. Tiêu chí văn hóa

Xã được công nhận đạt tiêu chí văn hóa kiểu mẫu khi có từ 100% thôn trở lên được công nhận và giữ vững danh hiệu “Thôn văn hóa” liên tục từ 05 năm trở lên.

17. Tiêu chí môi trường

17.1. Xã được công nhận đạt tiêu chí môi trường khi đạt được 05 yêu cầu:

a) Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy định đạt mức quy định của vùng;

b) 90% cơ sở sản xuất - kinh doanh trên địa bàn đạt chuẩn về môi trường. (10% còn lại tuy có vi phạm nhưng đang khắc phục);

c) Đường làng, ngõ xóm, cảnh quan từng hộ xanh - sạch - đẹp, không có hoạt động làm suy giảm môi trường;

d) Nghĩa trang có quy hoạch và quản lý theo quy hoạch;

đ) Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định.

17.2. Giải thích từ ngữ:

a) Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy định: Nước sạch theo Quy chuẩn Quốc gia là nước đáp ứng các chỉ tiêu theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia (QCVN: 02:2009/BYT) về chất lượng nước sinh hoạt do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tại Thông tư số 05/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009; Nước hợp vệ sinh là nước sử dụng trực tiếp hoặc sau lọc thoả mãn yêu cầu chất lượng: không màu, không mùi, không vị lạ, không chứa thành phần gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, có thể dùng để ăn uống sau khi đun sôi; Tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh và nước theo Quy chuẩn Quốc gia đạt 95% số hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó 50% số hộ sử dụng nước sạch đáp ứng Quy chuẩn Quốc gia.

b) Các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường nếu trong quá trình sản xuất, chế biến có xả nước thải, chất thải rắn, mùi, khói bụi, tiếng ồn nằm trong giới hạn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Thông tư số 46/2011/TT-BTNMT ngày 26/12/2011 quy định về bảo vệ môi trường làng nghề, Thông tư số 47/2011/TT-BTNMT ngày 28/12/2011 quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường và các văn bản khác có liên quan.

Chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh là chuồng trại đáp ứng các yêu cầu: Nằm cách biệt với nhà ở; chất thải chăn nuôi (phân, nước tiểu) được thu gom xử lý; không xả, chảy tràn trên bề mặt đất; không gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường xung quanh.

c) Đạt tiêu chí đường làng, ngõ xóm, cảnh quan từng hộ xanh - sạch - đẹp, không có hoạt động làm suy giảm môi trường khi đáp ứng các yêu cầu: Đường làng, ngõ xóm xanh, sạch, đẹp; Trên 90% số hộ đã thực hiện cải tạo vườn, chỉnh trang hàng rào; cổng ngõ không lầy lội; Không có cơ sở sản xuất kinh doanh (chăn nuôi, chế biến thực phẩm, sản xuất nghề tiểu thủ công nghệ, buôn bán phế liệu) gây ô nhiễm môi trường.

d) Nghĩa trang có quy hoạch và quản lý theo quy hoạch: Mỗi thôn hoặc liên thôn hoặc xã, liên xã có quy hoạch đất làm nghĩa trang lâu dài phù hợp với tập quán của địa phương (trừ nơi có tập quán an táng không ở nghĩa trang); Có Quy chế quản lý nghĩa trang; Việc táng người chết phải được thực hiện phù hợp với tín ngưỡng, phong tục, tập quán tốt, truyền thống văn hóa và nếp sống văn minh hiện đại.

đ) Rác thải, chất thải, nước thải được thu gom và xử lý là: Hộ gia đình có nhà vệ sinh, nhà tắm đạt tiêu chuẩn quy định; có hệ thống tiêu thoát (nước thải, chất thải sinh hoạt) đảm bảo vệ sinh, không gây ô nhiễm không khí và nguồn nước xung quanh; Mỗi khu dân cư tập trung của thôn, xã phải có hệ thống tiêu thoát nước thải thông thoáng, hợp vệ sinh; Thôn, xã có tổ dịch vụ thu gom rác thải và xử lý tại bãi rác tập trung.

18. Tiêu chí hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh

18.1. Giải thích từ ngữ:

a) Hệ thống tổ chức chính trị xã hội ở xã bao gồm: Tổ chức đảng, Chính quyền và Đoàn thể chính trị - xã hội: Mặt trận Tổ quốc, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh xã.

b) Cán bộ, công chức xã bao gồm các chức vụ, chức danh quy định tại Điều 61 của Luật Cán bộ, công chức năm 2008.

Cán bộ, công chức xã đạt chuẩn khi có đủ các điều kiện sau:

- Trình độ văn hóa: Tốt nghiệp trung học phổ thông đối với khu vực đồng bằng và đô thị, tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên đối với khu vực miền núi, hải đảo;

- Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của chức danh công chức được đảm nhiệm;

- Trình độ tin học: Có chứng chỉ tin học văn phòng trình độ A trở lên;

- Công tác lâu dài ở địa bàn dân tộc thiểu số, phải biết sử dụng thành thạo một tiếng dân tộc thiểu số chính trong khu vực;

- Sau khi được tuyển dụng phải hoàn thành chứng chỉ quản lý nhà nước và lý luận chính trị theo quy định;

- Tiêu chuẩn cụ thể đối với chức danh Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã và Trưởng Công an xã thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành đối với các chức danh này.

c) Danh hiệu: “Tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh” do Ban Chấp hành đảng bộ huyện xét, công nhận hàng năm.

d) Danh hiệu chính quyền "Trong sạch, vững mạnh" do UBND huyện xét, công nhận hàng năm.

đ) Danh hiệu tiên tiến của các đoàn thể của xã do tổ chức đoàn thể cấp huyện xét, công nhận hàng năm.

18.2. Xã đạt tiêu chí hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh khi đáp ứng đủ 04 yêu cầu:

a) 100% cán bộ, công chức xã đạt chuẩn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nội vụ tại Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn;

b) Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định;

c) Đảng bộ xã đạt tiêu chuẩn “Trong sạch, vững mạnh” theo quy định của Ban Tổ chức Trung ương tại Hướng dẫn số 07-HD/BTCTW ngày 11/10/2011 về đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên;

d) Các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội của xã được công nhận đạt danh hiệu tiên tiến trở lên.

19. Tiêu chí an ninh, trật tự xã hội được giữ vững

Xã đạt tiêu chí “An ninh trật tự xã hội được giữ vững” khi đạt 04 yêu cầu:

19.1. Không có tổ chức, cá nhân hoạt động chống Đảng, chính quyền, phá hoại kinh tế; truyền đạo trái pháp luật, khiếu kiện đông người kéo dài;

19.2. Không có tụ điểm phức tạp về trật tự xã hội và không phát sinh thêm người mắc các tệ nạn xã hội trên địa bàn;

19.3. Trên 80% số thôn được công nhận đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh, trật tự;

19.4. Hàng năm Công an xã đạt danh hiệu đơn vị tiên tiến trở lên.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các Sở, ban, ngành cấp tỉnh: Căn cứ Quy định, phối hợp với các huyện chỉ đạo, hướng dẫn các xã theo nội dung, tiêu chí của ngành mình.

Trên cơ sở các nội dung, tiêu chí thuộc lĩnh vực ngành quản lý, chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan hướng dẫn việc thực hiện, đánh giá và thẩm định mức đạt từng tiêu chí, chỉ tiêu thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành trên địa bàn.

2. Ủy ban nhân dân các huyện: Căn cứ Quy định này, tập trung chỉ đạo các xã được phê duyệt đề án xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu từng bước xây dựng theo lộ trình được duyệt.

3. Ủy ban nhân dân các xã: Căn cứ vào Quy định, xây dựng đề án, kế hoạch thực hiện từng năm. Đồng thời đánh giá kết quả thực hiện từng nội dung, tiêu chí.

Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vấn đề phát sinh hoặc khó khăn vướng mắc các địa phương phản ánh về Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới để kịp thời bổ sung, sửa đổi./.

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 100/QĐ-UBND ngày 12/01/2015 về Quy định tạm thời Bộ tiêu chí xã Nông thôn mới kiểu mẫu tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015-2020

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.887

DMCA.com Protection Status
IP: 18.222.69.152
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!