Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 50/2002/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong du lịch

Số hiệu: 50/2002/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 25/04/2002 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 50/2002/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2002

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 50/2002/NĐ-CP NGÀY 25 THÁNG 4 NĂM 2002 VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 06 tháng 7 năm 1995;
Căn cứ Pháp lệnh Du lịch số 11/1999/PL-UBTVQH10 ngày 08 tháng 02 năm 1999;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch là những hành vi của cá nhân, tổ chức vô ý hoặc cố ý vi phạm các quy định của Nhà nước trong hoạt động du lịch nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch quy định trong Nghị định này bao gồm: Các hành vi vi phạm quy định quản lý nhà nước trong hoạt động của hướng dẫn viên du lịch; hoạt động kinh doanh lữ hành; hoạt động kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch; các hoạt động xâm hại đến cảnh quan, môi trường, trật tự, trị an tại các khu, điểm du lịch và những hành vi vi phạm khác trong lĩnh vực du lịch.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch đều bị xử phạt theo quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính có liên quan.

2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch trên lãnh thổ Việt Nam thì bị xử phạt như đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác.

3. Người chưa thành niên có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch bị xử phạt theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 và Điều 6 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 3. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch

1. Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch phải do người có thẩm quyền tiến hành theo đúng quy định của pháp luật.

2. Mọi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch phải được phát hiện kịp thời, xử lý vi phạm theo đúng quy định của Nghị định này và phải bị đình chỉ ngay. Việc xử phạt phải được tiến hành nhanh chóng, công minh theo đúng quy định của pháp luật.

3. Một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch chỉ bị xử phạt một lần. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt.

4. Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng quy định tại các Điều 7 và Điều 8 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính để quyết định hình thức xử phạt, mức xử phạt và các biện pháp khác phù hợp với quy định của pháp luật.

5. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch phải lập thành văn bản, các hành vi vi phạm hành chính bị xử phạt đều phải lập thành hồ sơ và lưu giữ đầy đủ tại cơ quan xử phạt trong thời hạn theo pháp luật quy định.

6. Không xử phạt vi phạm hành chính trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi.

Điều 4. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch áp dụng theo quy định tại Điều 9 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 5. Áp dụng các hình thức xử phạt hành chính và biện pháp khác

1. Khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch, người có thẩm quyền xử phạt chỉ được áp dụng các hình thức xử phạt và các biện pháp khác quy định trong Nghị định này và các quy định khác của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.

2. Các hình thức xử phạt chính:

a) Phạt cảnh cáo: áp dụng đối với những vi phạm nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ;

b) Phạt tiền: Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ để quyết định mức phạt tiền trong khung phạt đã được quy định.

Vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì có thể phạt thấp hơn, nhưng không được dưới mức thấp nhất của khung phạt tiền đã được pháp luật quy định.

Vi phạm có nhiều tình tiết tăng nặng thì có thể phạt đến mức cao nhất của khung phạt tiền đã được pháp luật quy định.

3. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch còn bị xử phạt bằng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, thẻ hướng dẫn viên du lịch;

b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

4. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp quy định tại khoản 3 Điều 11 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

5. Các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khác được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính.

6. Khi tiến hành xử phạt, nếu hành vi vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của cơ quan chức năng khác thì người xử phạt phải lập biên bản vi phạm và chuyển cho cơ quan chức năng có thẩm quyền để xử lý.

Chương 2:

HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH, HÌNH THỨC VÀ MỨC PHẠT

Điều 6. Vi phạm các quy định về hoạt động của hướng dẫn viên du lịch

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không hướng dẫn đầy đủ cho khách du lịch việc tuân thủ pháp luật và các quy định pháp luật khác có liên quan về cư trú, đi lại, thủ tục hải quan, nội quy phòng ngừa tai nạn, nội quy nơi đến tham quan du lịch;

b) Không thực hiện đầy đủ chế độ ghi nhật ký chương trình du lịch;

c) Không đeo thẻ hướng dẫn viên khi hướng dẫn khách du lịch;

d) Không cung cấp đầy đủ thông tin về chương trình du lịch cho khách du lịch bao gồm cả quyền và nghĩa vụ của khách du lịch;

đ) Không hướng dẫn đầy đủ cho khách du lịch về biện pháp bảo đảm an toàn, tính mạng, tài sản của khách.

2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Hướng dẫn khách du lịch là người nước ngoài mà không có hợp đồng lao động với doanh nghiệp có chức năng kinh doanh lữ hành;

b) Làm sai lệch nội dung thẻ hướng dẫn viên du lịch;

c) Cho người khác thuê, mượn thẻ hướng dẫn viên du lịch.

3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi:

a) Có những hành vi, lời nói không phù hợp với thuần phong mỹ tục, gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh, bản sắc văn hóa Việt Nam;

b) Đưa khách du lịch đến những khu vực không được tới tham quan, du lịch trừ trường hợp được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

c) Tự ý thay đổi chương trình du lịch đã thông báo cho khách mà không có sự đồng ý của khách và của doanh nghiệp tổ chức chương trình;

d) Tạo cớ để thu tiền của khách du lịch không đúng với quy định;

đ) Tự ý cắt giảm các tiêu chuẩn, dịch vụ của khách du lịch;

e) Có thái độ phân biệt đối xử làm cho khách du lịch có phản ứng, bất bình.

4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi hướng dẫn khách du lịch mà không có thẻ hướng dẫn viên du lịch.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

Hướng dẫn viên du lịch có thể bị thu hồi thẻ hướng dẫn viên du lịch có thời hạn hoặc không có thời hạn đối với một trong các hành vi quy định tại điểm a, b, c khoản 2 hoặc tại điểm a, b, c, d, đ, e khoản 3 Điều này.

Điều 7. Vi phạm các quy định về kinh doanh lữ hành

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a) Không thông báo bằng văn bản về thời điểm bắt đầu hoạt động kinh doanh lữ hành cho cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày doanh nghiệp chính thức đi vào hoạt động;

b) Không thông báo bằng văn bản về việc thay đổi giám đốc, trụ sở và việc tạm ngừng hoặc chấm dứt hoạt động kinh doanh cho cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày doanh nghiệp thay đổi giám đốc, trụ sở hay tạm ngừng hay chấm dứt hoạt động kinh doanh;

c) Không thông báo bằng văn bản về việc đổi tên địa chỉ của chi nhánh, văn phòng đại diện cho cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính và cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày chi nhánh, văn phòng đại diện đổi tên hay chuyển tới địa điểm mới;

d) Không thông báo bằng văn bản về việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện cho cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày chi nhánh, văn phòng đại diện chính thức đi vào hoạt động;

đ) Không cung cấp đầy đủ thông tin về chương trình du lịch tới khách du lịch;

e) Không hướng dẫn cho khách du lịch về việc tuân thủ pháp luật Việt Nam, các quy định của Nhà nước về an ninh và trật tự, an toàn xã hội; về bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên du lịch, bản sắc văn hoá và thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam;

g) Không có các biện pháp bảo đảm an toàn về sức khoẻ, tính mạng, tài sản của khách du lịch;

h) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chế độ lưu trữ hồ sơ, tài liệu, chế độ báo cáo theo quy định của pháp luật;

i) Làm mất giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế mà không thông báo với cơ quan cấp phép trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày mất giấy phép.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a) Thực hiện không đúng chương trình du lịch đã cam kết;

b) Không cung cấp đầy đủ các dịch vụ cho khách du lịch đúng số lượng và chất lượng đã quảng cáo;

c) Sử dụng phương tiện vận chuyển không theo đúng quy định của pháp luật;

d) Đưa khách du lịch tới nghỉ tại các cơ sở lưu trú du lịch không có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;

đ) Sử dụng hướng dẫn viên du lịch không có thẻ hướng dẫn viên để hướng dẫn khách du lịch là người nước ngoài;

e) Không quản lý khách vào Việt Nam du lịch kể từ khi nhập cảnh đến khi xuất cảnh;

g) Không quản lý khách từ Việt Nam ra nước ngoài du lịch kể từ khi xuất cảnh đến khi nhập cảnh;

h) Kinh doanh lữ hành quốc tế mà không có đủ từ 3 hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ trở lên.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a) Kinh doanh lữ hành mà không thành lập doanh nghiệp;

b) Không có chức năng kinh doanh lữ hành mà hoạt động kinh doanh lữ hành;

c) Cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng tư cách pháp nhân, tên doanh nghiệp của mình để hoạt động kinh doanh lữ hành;

d) Đã thông báo tạm ngừng hoặc chấm dứt hoạt động kinh doanh lữ hành mà vẫn tiếp tục kinh doanh lữ hành;

đ) Đã bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bị buộc phải giải thể mà vẫn tiếp tục hoạt động kinh doanh lữ hành;

e) Hoạt động kinh doanh không đúng nội dung ghi trong giấy phép, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

g) Không bảo đảm đủ số tiền ký qũy theo quy định tại Điều 4 và Điều 6 Nghị định số 27/2001/NĐ-CP ngày 05 tháng 6 năm 2001 của Chính phủ về kinh doanh lữ hành, hướng dẫn du lịch;

h) Kinh doanh lữ hành quốc tế mà không có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế hoặc sử dụng giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế của doanh nghiệp khác;

i) Làm sai lệch nội dung giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế;

k) Cho người khác thuê, mượn giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế;

l) Không quản lý chi nhánh, Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế có thời hạn hoặc không có thời hạn đối với một trong các hành vi quy định tại điểm e, g khoản 2, hoặc điểm c, d, đ, i, k khoản 3 Điều này.

5. Đối với hành vi vi phạm các quy định về việc thành lập, hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp, thương nhân nước ngoài tại Việt Nam trong lĩnh vực du lịch, xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 01/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 01/CP ngày 03 tháng 01 năm 1996 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại.

Điều 8. Vi phạm các quy định về kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a) Không thông báo bằng văn bản về thời điểm bắt đầu hoạt động, tạm ngừng hoặc chấm dứt hoạt động kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch cho cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày chính thức đi vào hoạt động, tạm ngừng hoặc chấm dứt hoạt động kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch;

b) Không làm thủ tục đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch có thẩm quyền để phân loại, xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch sau 6 tháng, kể từ khi chính thức đi vào hoạt động;

c) Không gắn biển loại, hạng khi cơ sở lưu trú du lịch đã được phân loại, xếp hạng hoặc gắn biển loại, hạng không đúng theo quy định của pháp luật;

d) Làm mất quyết định công nhận loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch mà không thông báo với cơ quan ra quyết định công nhận trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày mất quyết định;

đ) Không có các biện pháp bảo đảm an toàn về sức khoẻ, tính mạng, tài sản của khách lưu trú;

e) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chế độ lưu trữ hồ sơ, tài liệu về hoạt động kinh doanh, chế độ báo cáo theo quy định của pháp luật;

g) Không thực hiện đúng quy định về công bố nội quy tại cơ sở lưu trú du lịch;

h) Không thực hiện quản lý khách lưu trú theo quy định của pháp luật.

2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi cho thuê hoặc cho mượn quyết định công nhận loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch hoặc sử dụng quyết định công nhận loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch được cấp cho cơ sở lưu trú du lịch này sử dụng cho cơ sở lưu trú du lịch khác.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a) Không có chức năng kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch mà kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch;

b) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về đặt tên cơ sở lưu trú du lịch;

c) Đã thông báo tạm ngừng hoặc chấm dứt hoạt động kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch mà vẫn tiếp tục kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch;

d) Không thông báo với cơ quan có thẩm quyền trước khi kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ có điều kiện (áp dụng đối với cơ sở lưu trú đã được công nhận hạng từ 1 đến 5 sao).

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a) Không duy trì các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị quy định cho loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch đã được cơ quan quản lý nhà nước về du lịch có thẩm quyền công nhận;

b) Kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ có điều kiện mà không có giấy phép theo quy định của pháp luật (áp dụng đối với cơ sở lưu trú chưa được công nhận hạng từ 1 đến 5 sao);

c) Không bảo đảm các điều kiện theo quy định của pháp luật trong quá trình kinh doanh loại hàng hoá, dịch vụ có điều kiện trong cơ sở lưu trú du lịch;

d) Sử dụng người không có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật để hành nghề dịch vụ kinh doanh có điều kiện tại cơ sở lưu trú du lịch;

đ) Đối với hành vi quảng cáo sai với loại, hạng của cơ sở lưu trú du lịch đã được công nhận thì bị xử phạt theo quy định tại Nghị định số 31/2001/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2001 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá - thông tin.

Điều 9. Vi phạm các quy định về quản lý khu, điểm du lịch

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 20.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

Bán hàng hoá, dịch vụ tại khu, điểm du lịch mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Sử dụng, khai thác trái phép tài nguyên du lịch nhằm mục đích kiếm lợi hoặc để phổ biến mê tín dị đoan;

b) Xây dựng công trình hoặc có các hành vi đào xới, tu sửa làm ảnh hưởng đến mỹ quan, cảnh quan môi trường tại khu, điểm du lịch;

c) Làm hư hỏng, biến dạng tài nguyên du lịch.

3. Đối với hành vi hành nghề mê tín dị đoan tại khu, điểm du lịch, xử phạt theo quy định tại Nghị định số 31/2001/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2001 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa - thông tin; đối với hành vi chèo kéo, đeo bám, ép khách du lịch mua hàng hóa dịch vụ, xử phạt theo quy định tại Nghị định số 49/CP ngày 15 tháng 8 năm 1996 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự; đối với hành vi lấn chiếm đất đai thuộc quy hoạch của khu, điểm du lịch, xử phạt theo quy định tại Nghị định số 04/CP ngày 10 tháng 01 năm 1997 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai.

Điều 10. Xử phạt vi phạm đối với các hành vi cản trở nhân viên, cơ quan nhà nước thi hành nhiệm vụ kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a) Không xuất trình hoặc xuất trình không đầy đủ các giấy tờ có liên quan đến việc kiểm tra, xử lý vi phạm;

b) Không khai báo hoặc khai báo không đúng, không đầy đủ về nội dung liên quan đến việc kiểm tra.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a) Cản trở việc kiểm tra, kiểm soát của nhân viên, cơ quan nhà nước đang thi hành công vụ;

b) Cố ý trì hoãn hoặc trốn tránh việc thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

c) Tẩu tán tang vật vi phạm đang bị kiểm tra hoặc tạm giữ;

d) Cố tình vắng mặt để cản trở việc tiến hành kiểm tra của nhân viên, cơ quan nhà nước.

Chương 3:

THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH

Điều 11. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch của Thanh tra chuyên ngành du lịch

1. Thanh tra viên chuyên ngành du lịch đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 200.000 đồng;

c) áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khác quy định tại điểm c khoản 1 Điều 34 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

2. Chánh Thanh tra chuyên ngành du lịch cấp Sở có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;

c) Thu hồi thẻ hướng dẫn viên du lịch có thời hạn hoặc không có thời hạn;

d) áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khác quy định tại điểm c khoản 2 Điều 34 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

3. Chánh Thanh tra chuyên ngành Tổng cục Du lịch có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c) Thu hồi thẻ hướng dẫn viên du lịch có thời hạn hoặc không có thời hạn;

d) Kiến nghị Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế;

đ) áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khác quy định tại điểm c khoản 3 Điều 34 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 12. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra chuyên ngành du lịch trong các lĩnh vực khác có liên quan

Thanh tra chuyên ngành du lịch có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm liên quan đến hoạt động du lịch theo pháp luật xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định này.

Điều 13. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp

1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có quyền áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 26 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính để xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch.

2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có quyền áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 27 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính để xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch.

3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 28 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính để xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch.

Điều 14. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch của cơ quan cảnh sát nhân dân, quản lý thị trường và các cơ quan thanh tra nhà nước chuyên ngành khác

Người có thẩm quyền của các cơ quan cảnh sát nhân dân, quản lý thị trường, các cơ quan thanh tra nhà nước chuyên ngành khác được quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch theo quy định tại Điều 29, Điều 33, Điều 34 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi thẩm quyền của mình liên quan đến hoạt động du lịch.

Điều 15. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch

Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch phải tuân theo quy định tại Điều 45, Điều 46, Điều 47, Điều 48, Điều 49, Điều 50, Điều 51, Điều 52, Điều 53, Điều 54, Điều 55 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 16. Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch

Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch áp dụng theo quy định tại Điều 56 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 17. Xử lý vi phạm đối với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch

Việc xử lý vi phạm đối với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động du lịch phải tuân theo các quy định tại Điều 91 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 18. Khiếu nại, tố cáo

1. Công dân có quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những vi phạm hành chính của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực du lịch quy định tại Nghị định này hoặc tố cáo những vi phạm của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

2. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

3. Trình tự, thủ tục khiếu nại, tố cáo và thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch được áp dụng theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 02 tháng 12 năm 1998 và các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo khác có liên quan.

Chương 4:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 19. Hiệu lực của Nghị định

Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 20. Trách nhiệm thi hành Nghị định

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 50/2002/ND-CP

Hanoi, April 25, 2002

 

DECREE

ON SANCTIONING ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE FIELD OF TOURISM

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Organization of the Government of December 25, 2001;
Pursuant to the Ordinance on the Handling of Administrative Violations of July 6, 1995;
Pursuant to Tourism Ordinance No.11/1999/PL-UBTVQH10 of February 8, 1999;
At the proposal of the General Director of Tourism,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Scope of regulation

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Administrative violations in the field of tourism prescribed in this Decree include: Acts of violating the regulations on State management over activities of tourist guides; tour business activities; tourist accommodation business establishments activities; activities harming landscapes and the environment, infringing upon order and security at tourist zones and sites, and other acts of violation in the field of tourism.

Article 2.- Objects of application

1. Organizations and individuals that commit acts of administrative violation in the field of tourism shall all be sanctioned according to the provisions of this Decree and other relevant law provisions on sanctioning administrative violations.

2. Foreign organizations and individuals that commit acts of administrative violation in the field of tourism on the Vietnamese territory shall be sanctioned like Vietnamese organizations and individuals, except otherwise provided for by the international treaties which Vietnam has signed or acceded to.

3. Minors who commit acts of administrative violation in the field of tourism shall be sanctioned according to the provisions at Point a, Clause 1, Article 5 and Article 6 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations.

Article 3.- Principles for the sanctioning of administrative violations in the field of tourism

1. The sanctioning of administrative violations in the field of tourism must be carried out by competent persons in strict compliance with law provisions.

2. All acts of administrative violation in the field of tourism must be promptly detected and handled in strict compliance with the provisions of this Decree and immediately stopped. The sanctioning must be carried out in a quick, just and transparent manner and in strict compliance with law provisions.

3. One act of administrative violation in the field of tourism shall be sanctioned only once. One person who commits many acts of administrative violation shall be sanctioned for each of his/her acts of violation. It several persons jointly commit one act of administrative violation, each violator shall be sanctioned.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. Decisions on sanctioning administrative violations in the field of tourism must be made in writing, while all sanctioned acts of administrative violation must be recorded in dossiers which shall be kept at the sanctioning bodies for durations prescribed by law.

6. Administrative violations committed in cases of emergency, legitimate self-defense, unexpected events or those committed by persons who suffer from mental diseases or other illnesses, which render them incapable of being aware of or controlling their acts, shall not be sanctioned.

Article 4.- The statute of limitations for sanctioning administrative violations in the field of tourism

The statute of limitations for sanctioning administrative violations in the field of tourism shall comply with the provisions in Article 9 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations.

Article 5.- Application of forms of administrative sanctions and other measures

1. When sanctioning administrative violations in the field of tourism, the persons with sanctioning competence shall only be allowed to apply the sanctioning forms and other remedies prescribed in this Decree and other provisions of the legislation on sanctioning administrative violations.

2. The principal sanctioning forms:

a/ Caution: shall apply to minor, first-time violations and violations with extenuating circumstances;

b/ Fine: Fine levels already prescribed in the fine bracket shall be decided, depending on the nature and seriousness of violations as well as aggravating or extenuating circumstances.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Violations with aggravating circumstances may be imposed with up to the highest level of the fine bracket prescribed by law.

3. Depending on the nature and seriousness of violations, organizations or individuals that commit acts of violation in the field of tourism may also be sanctioned with one or several of the following additional sanctioning forms:

a/ Withdrawal of international tour business licenses or tourist guide’s cards;

b/ Confiscation of material evidences or means used in the administrative violations.

4. Besides the sanctioning forms prescribed in Clauses 2 and 3 of this Article, organizations or individuals that commit administrative violations in the field of tourism may also be subject to one or several of the measures prescribed in Clause 3, Article 11 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations.

5. The additional sanctioning forms and other measures shall be applied in conjunction with the principal sanctioning forms.

6. When carrying out the sanctioning, if detecting that administrative violations fall under the sanctioning competence of other functional bodies, the sanctioning persons shall have to make written records of such violations and transfer them to the competent functional bodies for handling.

Chapter II

ACTS OF ADMINISTRATIVE VIOLATION IN THE FIELD OF TOURISM, SANCTIONING FORMS AND LEVELS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. A caution or a fine of between VND 100,000 and 200,000 shall be imposed for one of the following acts:

a/ Failing to provide tourists with adequate guidance for observance of laws and other relevant legal provisions on residence, movement, customs procedures, internal regulations on accident prevention and internal rules of sites where they visit or tour;

b/ Failing to fully observe the regime of keeping the diary on tourist programs;

c/ Failing to wear tourist guide’s cards when guiding tourists;

d/ Failing to provide adequate information on tourist programs to tourists, including their rights and obligations;

e/ Failing to adequately guide tourists on measures, to protect their safety, life and property.

2. A fine of between VND 200,000 and 500,000 shall be imposed for one of the following acts:

a/ Guiding foreign tourists without having entered into labor contracts with tour business enterprises;

b/ Distorting the content of tourist guide’s cards;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. A fine of between VND 500,000 and 1,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a/ Taking acts or making speeches contrary to the fine traditions and customs, thus badly affecting the image and cultural identity of Vietnam;

b/ Taking tourists to areas banned from visit or sightseeing, except where it is so permitted by the competent State agencies;

c/ Changing tourist programs already informed to tourists without consents of tourists and program-organizing enterprises;

d/ Finding excuses to collect money from tourists in contravention of regulations;

e/ Reducing accommodation criteria and services, which tourists expect to enjoy, without the latter’s consents;

f/ Showing discriminatory attitude against tourists, thus provoking their discontent;

4. A fine of between VND 1,000,000 and 2,000,000 shall be imposed for acts of guiding tourists without tourist guide’s cards.

5. Additional sanctioning forms:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 7.- Violations of regulations on tour business

1. Caution or a fine of between VND 200,000 and 1,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a/ Failing to notify in writing the time of commencing tour business activities to the agencies in charge of State management over tourism in the provinces or centrally-run cities where enterprises are headquartered within 15 days after such enterprises officially commence their operation;

b/ Failing to notify in writing the change of directors, headquarters and temporary cessation or termination of business operation to the agencies in charge of State management over tourism in the provinces or centrally-run cities where enterprises are headquartered within 15 days after the enterprises change their directors, headquarters or temporary cease or terminate their business operations;

c/ Failing to notify in writing the change of names and/or addresses of branches and/or representative offices to the agencies in charge of State management over tourism in the provinces or centrally-run cities where enterprises are headquartered and those in the provinces or centrally-run cities where their branches and/or representative offices are located within 15 days after such branches and/or representative offices are renamed or relocated;

d/ Failing to notify in writing the setting up of branches and/or representative offices to the agencies in charge of State management over tourism in the provinces or centrally-run cities where enterprises are headquartered within 15 days after such branches and/or representative offices officially commence their operation;

e/ Failing to provide adequate information on tourist programs to tourists;

f/ Failing to guide tourists in the observance of the Vietnamese laws and the States regulations on security and social order and safety; protection of the environment and tourist resources, preservation of the cultural identity, fine traditions and customs of Vietnam;

g/ Failing to apply measures to ensure the health, life and property of tourists;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



i/ Losing international tour business licenses without notifying such to the licensing agencies within 7 days after such licenses are lost.

2. A fine of between VND 1,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a/ Failing to properly undertake the already contracted tourist programs;

b/ Failing to fully provide the already advertised services to tourists, both quantitatively and qualitatively;

c/ Using transport means not in compliance with provisions of law;

d/ Taking tourists to the tourist accommodation establishments that have no business registration as prescribed by law;

e/ Using tourist guides who have no guide’s cards to guide foreign tourists;

f/ Failing to manage tourists entering Vietnam for tourist purposes from their entry till their exit;

g/ Failing to manage tourists leaving Vietnam for foreign countries for tourist purposes from their exit till their entry;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a/ Conducting tour business without setting up an enterprise;

b/ Conducting tour business activities while having no function to do so;

c/ Letting other organizations and/or individuals use one’s own legal person status or enterprise name for tour business activities;

d/ Continuing tour business activities after having made notification on temporary cessation or termination of such activities;

e/ Continuing tour business activities after having business registration certificates withdrawn or being compelled to dissolve;

f/ Conducting business activities not in line with contents inscribed in licenses or business registration certificates;

g/ Failing to make sufficient deposits prescribed in Articles 4 and 6 of the Government’s Decree No.27/2001/ND-CP of June 5, 2001 on tour business and tourist guide business;

h/ Conducting the international tour business without international tour business licenses or using international tour business licenses of other enterprises;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



j/ Leasing or lending international tour business licenses to others;

k/ Failing to manage branches or representative offices according to the provisions of law.

4. The additional sanctioning forms:

Withdrawal of international tour business licenses for a definite or indefinite time, for one of the acts prescribed at Points f and g, Clause 2, or Points c, d, e, i and j, Clause 3 of this Article.

5. Acts of violation of regulations on setting up and operation of branches and representative offices of foreign enterprises and traders in Vietnam in the field of tourism shall be sanctioned according to the provisions in Clause 2, Article 1 of the Government’s Decree No.01/2002/ND-CP of January 3, 2002 amending and supplementing a number of articles of the Government’s Decree No.01/CP of January 3, 1996 on sanctioning administrative violations in the field of trade.

Article 8.- Violations of regulations on dealing in tourist accommodation establishments

1. Caution or a fine of between VND 200,000 and 1,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a/ Failing to notify in writing the time of commencing, temporarily ceasing or terminating business operation of tourist accommodation establishments to the agencies in charge of State management over tourism in the provinces or centrally-run cities within 15 days after the official commencement, temporary cessation or termination of business operation of such tourist accommodation establishments;

b/ Failing to carry out registration procedures with the competent agencies in charge of State management over tourism for categorization and classification of tourist accommodation establishments within 6 months after the official operation commencement;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ Losing decisions on recognition of categorization or classification of tourist accommodation establishments without notifying such to the agencies that have issued such recognition decisions within 7 days after they are lost;

e/ Failing to take measures to ensure safety of health, life and property of staying guests;

f/ Failing to observe or improperly observing the regime of archiving dossiers and/or documents on business activities as well as the reporting regime prescribed by law;

g/ Failing to strictly comply with regulations on publication of internal rules at tourist accommodation establishments;

h/ Failing to manage staying guests according to the provisions of law.

2. A fine of between VND 200,000 and 500,000 shall be imposed for acts of leasing or lending decisions on recognition of category or class of tourist accommodation establishments or using decisions on recognition of category or class of a tourist accommodation establishment for another one.

3. A fine of between VND 1,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a/ Dealing in tourist accommodation establishments while having no function to do so;

b/ Failing to strictly comply with the provisions of law on naming tourist accommodation establishments;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ Failing to give notification to competent agencies before trading in or providing conditional goods or services (applicable to accommodation establishments already recognized of one to five-star class).

4. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a/ Failing to maintain conditions regarding material bases, facilities and equipment prescribed for categories or classes of tourist accommodation establishments already recognized by the competent agencies in charge of State management over tourism;

b/ Trading in or providing conditional goods or services without licenses as prescribed by law (applicable to accommodation establishments not yet recognized of one to five-star class);

c/ Failing to ensure the conditions prescribed by law in the course of trading in or providing conditional goods or services by accommodation establishments;

d/ Employing persons, who fail to satisfy the law-prescribed conditions and criteria, to provide conditional services at tourist accommodation establishments;

e/ Particularly, acts of untruthfully advertising categories or classes of the already recognized tourist accommodation establishments shall be sanctioned according to the provisions of the Government’s Decree No.31/2001/ND-CP of July 26, 2001 on sanctioning administrative violations in the field of culture and information.

Article 9.- Violations of regulations on management of tourist zones and sites

1. Caution or a fine of between VND 20,000 and 200,000 shall be imposed for one of the following acts:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. A fine of between VND 500,000 and 5,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a/ Illegally using and/or exploiting the tourist resources for purposes of seeking profits or popularizing superstitions;

b/ Building projects or taking acts of digging or renovation, thus affecting the beautiful view, landscape and/or environment at tourist zones or sites.

c/ Damaging or deforming the tourist resources.

3. Particularly, acts of engaging in superstitious practices at tourist zones or sites shall be sanctioned according to the provisions of the Government’s Decree No.31/2001/ND-CP of June 26, 2001 on sanctioning administrative violations in the field of culture and information; acts of soliciting, tagging along or forcing tourists to buy goods or services shall be sanctioned according to the provisions of the Government’s Decree No.49/CP of August 15, 1996 on sanctioning administrative violations in the field of security and order; acts of encroaching upon land under the planning of tourist zones or sites shall be sanctioned according to the provisions of the Government’s Decree No.04/CP of January 10, 1997 on sanctioning administrative violations in the field of land management and use.

Article 10.- Sanctioning violations being acts of obstructing State officials or agencies from performing their tasks of inspecting and handling administrative violations in the field of tourism

1. Caution or a fine of between VND 200,000 and 1,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a/ Failing to produce or inadequately producing papers related to the inspection and handling of violations;

b/ Failing to declare or untruthfully and inadequately declaring contents related to the inspection.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Impeding the inspection or control by State officials or agencies that are on duty;

b/ Deliberately delaying or shirking the execution of decisions on sanctioning of administrative violations;

c/ Dispersing material evidences involved in violations, which are inspected or kept in custody;

d/ Making deliberate absence in order to impede the inspection by State officials or agencies.

Chapter III

COMPETENCE AND PROCEDURES FOR SANCTIONING ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE FIELD OF TOURISM

Article 11.- Competence of specialized tourist inspectors to sanction administrative violations in the field of tourism

1. Specialized tourist inspectors who are on duty have the right to:

a/ Serve cautions;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Apply the additional sanctioning forms and other measures prescribed at Point c, Clause 1, Article 34 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations.

2. Specialized tourist chief inspectors at the provincial/municipal service level have the right to:

a/ Serve cautions;

b/ Impose fines of up to VND 10,000,000 each;

c/ Withdraw tourist guide’s cards for a definite or indefinite time;

d/ Apply the additional sanctioning forms and other measures prescribed at Point c, Clause 2, Article 34 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations.

3. The specialized chief inspector of the General Administration of Tourism has the right to:

a/ Serve cautions;

b/ Impose fines of up to VND 20,000,000 each;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ Propose the General Director of Tourism to withdraw international tour business licenses;

e/ Apply the additional sanctioning forms and other measures prescribed at Point c, Clause 3, Article 34 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations.

Article 12.- Competence of specialized tourist inspectors to sanction administrative violations in other relevant fields

Specialized tourist inspectors are competent to sanction administrative violations related to tourist activities according to the provisions on sanctioning of administrative violations prescribed in the Ordinance on the Handling of Administrative Violations and this Decree.

Article 13.- Competence of the presidents of People’s Committees at all levels to sanction administrative violations in the field of tourism

1. The presidents of the People’s Committees of communes, wards or district townships can apply the administrative violation-sanctioning forms prescribed in Article 26 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations in handling administrative violations in the field of tourism.

2. The presidents of the People’s Committees of urban or rural districts or provincial towns or cities can apply the administrative violation sanctioning forms prescribed in Article 27 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations in handling administrative violations in the field of tourism.

3. The presidents of the People’s Committees of provinces or centrally-run cities can apply the administrative violation sanctioning forms prescribed in Article 28 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations in handling administrative violations in the field of tourism.

Article 14.- Competence of the people’s police offices, market management forces and other specialized State inspection bodies to sanction administrative violations in the field of tourism

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 15.- Procedures for sanctioning administrative violations in the field of tourism

Procedures for sanctioning administrative violations in the field of tourism shall comply with the provisions in Articles 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54 and 55 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations.

Article 16.- Statute of limitations for executing decisions on sanctioning administrative violations in the field of tourism

The statute of limitations for executing decisions on sanctioning administrative violations in the field of tourism shall comply with Article 56 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations.

Article 17.- Handling of violations committed by the persons competent to sanction administrative violations in the field of tourism

The handling of violations committed by the persons competent to sanction administrative violations in the field of tourism shall comply with the provisions of Article 91 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations.

Article 18.- Complaints and denunciations

1. Citizens have the right to denounce to the competent State agencies administrative violations committed by organizations and individuals in the field of tourism or denounce violations committed by persons competent to sanction administrative violations in the field of tourism according to the provisions of the legislation on complaints and denunciations.

2. Individuals and organizations sanctioned for their administrative violations or their lawful representatives have the right to lodge complaints about administrative violation-sanctioning decisions according to the provisions of the legislation on complaints and denunciations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter IV

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 19.- Effect of the Decree

This Decree takes effect 15 days after its signing.

Article 20.- Responsibilities to implement the Decree

The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 50/2002/NĐ-CP ngày 25/04/2002 về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.263

DMCA.com Protection Status
IP: 18.222.115.120
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!