Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 11/1999/PL-UBTVQH10 Loại văn bản: Pháp lệnh
Nơi ban hành: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Người ký: Nông Đức Mạnh
Ngày ban hành: 08/02/1999 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 11/1999/PL-UBTVQH10

Hà Nội, ngày 08 tháng 2 năm 1999

PHÁP LỆNH

CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI SỐ 11/1999/PL-UBTVQH10 NGÀY 8 THÁNG 2 NĂM 1999 VỀ DU LỊCH

Để phát triển du lịch trong nước và du lịch quốc tế, đẩy mạnh giao lưu, hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc; tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch và góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 4 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa X và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 1999;
Pháp lệnh này quy định về du lịch.

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1

Nhà nước Việt Nam xác định du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao; phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng của nhân dân và khách du lịch quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Điều 2

Pháp lệnh này điều chỉnh các hoạt động du lịch; xác định quyền và nghĩa vụ của khách du lịch, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 3

Nhà nước thống nhất quản lý hoạt động du lịch; bảo đảm phát triển du lịch theo hướng du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam.

Điều 4

Nhà nước tôn trọng, bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của khách du lịch; khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam đi du lịch trong nước và ngoài nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài vào Việt Nam du lịch.

Điều 5

Nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch.

Điều 6

Nhà nước có chính sách và biện pháp thực hiện quy hoạch phát triển du lịch và xúc tiến du lịch; đầu tư thỏa đáng để xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật cho khu du lịch và điểm du lịch trọng điểm.

Nhà nước có biện pháp bảo vệ, tôn tạo, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên du lịch để phát triển du lịch bền vững.

Điều 7

Nhà nước khuyến khích việc mở rộng hợp tác quốc tế về du lịch trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia.

Điều 8

Nghiêm cấm mọi hoạt động du lịch làm ảnh hưởng xấu đến môi trường, bản sắc văn hóa và thuần phong mỹ tục của dân tộc, làm phương hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội.

Điều 9

Cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi cá nhân có trách nhiệm thi hành pháp luật về du lịch và tham gia phát triển du lịch.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phát triển du lịch, giữ gìn và bảo vệ tài nguyên du lịch; giám sát thi hành pháp luật về du lịch.

Điều 10

Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.

2. Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến.

3. Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch.

4. Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có khả năng thu hút khách du lịch.

5. Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch với ưu thế nổi bật về cảnh quan thiên nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường.

6. Tuyến du lịch là lộ trình nối các điểm du lịch, khu du lịch khác nhau.

7. Kinh doanh du lịch là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình hoạt động du lịch hoặc thực hiện dịch vụ du lịch trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.

8. Lữ hành là việc thực hiện chuyến đi du lịch theo kế hoạch, lộ trình, chương trình định trước.

9. Cơ sở lưu trú du lịch là cơ sở kinh doanh buồng, giường và các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch. Cơ sở lưu trú du lịch gồm khách sạn, làng du lịch, biệt thự, căn hộ, lều bãi cắm trại cho thuê, trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch chủ yếu.

10. Xúc tiến du lịch là hoạt động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội phát triển du lịch.

Chương 2:

BẢO VỆ, KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN TÀI NGUYÊN DU LỊCH

Điều 11

Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch đang khai thác, tài nguyên du lịch chưa khai thác.

Căn cứ vào quy định của Chính phủ, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch có trách nhiệm xác định khu vực có tài nguyên du lịch.

Nhà nước thống nhất quản lý tài nguyên du lịch trong phạm vi cả nước.

Điều 12

Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp quản lý tài nguyên du lịch và tài nguyên liên quan đến du lịch có trách nhiệm phối hợp trong việc bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý và phát triển tài nguyên du lịch.

Điều 13

Cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi cá nhân có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch.

Mọi hành vi xâm hại tài nguyên du lịch phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Điều 14

Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch có trách nhiệm bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, có hiệu quả tài nguyên du lịch và bảo vệ môi trường tại khu du lịch, tuyến du lịch, điểm du lịch.

Tổ chức, cá nhân quản lý tài nguyên du lịch tại điểm du lịch, khu du lịch được thu phí, lệ phí. Chính phủ quy định cụ thể việc thu, quản lý và sử dụng phí, lệ phí.

Điều 15

Việc quy hoạch, thiết kế, xây dựng công trình tại các điểm du lịch, khu du lịch phải được thực hiện theo quy định của pháp luật và có ý kiến thoả thuận của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch có thẩm quyền.

Điều 16

Nhà nước đầu tư cho việc điều tra cơ bản về tài nguyên du lịch; ưu tiên đầu tư cho các dự án bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch tại các điểm du lịch, khu du lịch; có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư vào việc bảo vệ, tôn tạo, sử dụng và phát triển tài nguyên du lịch.

Chương 3:

XÚC TIẾN DU LỊCH

Điều 17

Nhà nước có chính sách và biện pháp đẩy mạnh xúc tiến du lịch theo các nội dung chủ yếu sau đây:

1. Tuyên truyền, giới thiệu rộng rãi về đất nước, con người Việt Nam, danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử, di tích cách mạng, di sản văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người, bản sắc văn hóa dân tộc cho các tầng lớp nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế;

2. Nâng cao nhận thức xã hội về du lịch, tạo môi trường du lịch văn minh, lành mạnh, an toàn, phát huy truyền thống mến khách của dân tộc;

3. Phát triển các khu du lịch, điểm du lịch đa dạng, độc đáo, có chất lượng cao, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc trong cả nước, từng vùng, từng địa phương;

4. Phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch.

Điều 18

Nhà nước có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân đầu tư vào các lĩnh vực sau đây:

1. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch;

2. Tuyên truyền, quảng bá du lịch;

3. Nghiên cứu khoa học, ứng dụng và triển khai công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực du lịch;

4. Hiện đại hóa các phương tiện giao thông, thông tin liên lạc và các trang thiết bị liên quan đến hoạt động du lịch;

5. Xây dựng kết cấu hạ tầng các tuyến du lịch, điểm du lịch, khu du lịch;

6. Xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch ở những địa bàn du lịch trọng điểm;

7. Sản xuất hàng lưu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ; khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống;

8. Nâng cao chất lượng các dịch vụ lữ hành, hướng dẫn, lưu trú, vận chuyển khách du lịch;

9. Khai thác tiềm năng du lịch ở các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Điều 19

Nhà nước có chính sách khuyến khích việc đóng góp tự nguyện bằng tiền của và công sức của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước vào việc xúc tiến du lịch, bảo vệ, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch.

Chính phủ lập quỹ phát triển du lịch bằng một phần nguồn thu ngân sách nhà nước hàng năm từ hoạt động kinh doanh du lịch và bằng nguồn góp của các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, các tổ chức, cá nhân khác trong nước và ngoài nước. Việc quản lý, sử dụng quỹ này do Chính phủ quy định.

Chương 4:

KHÁCH DU LỊCH

Điều 20

Khách du lịch gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế.

Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch.

Điều 21

Khách du lịch có những quyền sau đây:

1. Lựa chọn một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch, dịch vụ du lịch của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch;

2. Yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch cung cấp thông tin cần thiết về chương trình du lịch, dịch vụ du lịch;

3. Được tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, lưu trú, đi lại, hải quan;

4. Hưởng các dịch vụ du lịch theo hợp đồng;

5. Được bảo đảm an toàn về tính mạng, tài sản trong chuyến đi du lịch;

6. Được bồi thường thiệt hại trong trường hợp bị thiệt hại do lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch gây ra;

7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện các hành vi vi phạm pháp luật về du lịch;

8. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Điều 22

Khách du lịch có những nghĩa vụ sau đây:

1. Tôn trọng và giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, danh lam, thắng cảnh, môi trường, di tích lịch sử, di tích cách mạng, di sản văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc và trật tự, an toàn xã hội ở nơi đến du lịch;

2. Thực hiện nội quy, quy chế của khu du lịch, điểm du lịch và cơ sở lưu trú du lịch;

3. Thanh toán tiền dịch vụ du lịch theo hợp đồng và các khoản phí, lệ phí theo quy định của pháp luật;

4. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch;

5. Tôn trọng và chấp hành các quy định khác của pháp luật.

Điều 23

Nhà nước áp dụng các biện pháp cần thiết để phòng ngừa rủi ro, bảo đảm an toàn về tính mạng, tài sản của khách du lịch và ngăn chặn những hành vi nhằm thu lợi bất chính đối với khách du lịch.

Chương 5:

KINH DOANH DU LỊCH

Điều 24

Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch phải tuân theo các quy định của Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 25

Các ngành nghề kinh doanh du lịch gồm có:

1. Kinh doanh lữ hành nội địa và kinh doanh lữ hành quốc tế;

2. Kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch;

3. Kinh doanh vận chuyển khách du lịch;

4. Kinh doanh các dịch vụ du lịch khác.

Điều 26

Tổ chức, cá nhân có thể đăng ký kinh doanh các ngành nghề quy định tại Điều 25 của Pháp lệnh này, nhưng phải có một ngành nghề kinh doanh du lịch chính. Trong trường hợp kinh doanh lữ hành nội địa, kinh doanh lữ hành quốc tế thì tổ chức, cá nhân phải thành lập doanh nghiệp.

Điều 27

Để thành lập doanh nghiệp du lịch, đăng ký kinh doanh du lịch, tổ chức, cá nhân phải có đủ các điều kiện sau đây:

1. Có cán bộ, nhân viên am hiểu chuyên môn, nghiệp vụ, có sức khoẻ phù hợp với ngành nghề và quy mô kinh doanh du lịch;

2. Có phương án kinh doanh du lịch khả thi;

3. Có cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết phù hợp với ngành nghề và quy mô kinh doanh du lịch;

4. Có địa điểm kinh doanh phù hợp với ngành nghề kinh doanh du lịch.

Điều 28

Thủ tục thành lập, chia tách, sáp nhập, giải thể, tuyên bố phá sản doanh nghiệp du lịch, đăng ký kinh doanh du lịch của tổ chức, cá nhân được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Việc thành lập doanh nghiệp du lịch, việc đăng ký kinh doanh du lịch của doanh nghiệp du lịch và doanh nghiệp khác có kinh doanh du lịch phải có ý kiến thoả thuận của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch có thẩm quyền.

Điều 29

Việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp du lịch Việt Nam ở nước ngoài phải có ý kiến thoả thuận của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch có thẩm quyền.

Việc thành lập văn phòng đại diện của doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam để xúc tiến du lịch phải được phép của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch có thẩm quyền.

Việc thành lập và hoạt động của chi nhánh doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam do Chính phủ quyết định.

Điều 30

1. Để được kinh doanh lữ hành nội địa, doanh nghiệp phải có đủ điều kiện quy định tại Điều 27 của Pháp lệnh này và các điều kiện sau đây:

a) Có chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa;

b) Đóng tiền ký quỹ theo quy định của Chính phủ.

2. Doanh nghiệp lữ hành nội địa không được kinh doanh lữ hành quốc tế.

Điều 31

1. Để được kinh doanh lữ hành quốc tế, doanh nghiệp phải có đủ điều kiện quy định tại Điều 27 của Pháp lệnh này và các điều kiện sau đây:

a) Có chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế;

b) Có hướng dẫn viên phù hợp với chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế;

c) Đóng tiền ký quỹ theo quy định của Chính phủ.

2. Doanh nghiệp lữ hành quốc tế được kinh doanh lữ hành nội địa và phải có chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa.

3. Doanh nghiệp lữ hành quốc tế chỉ được sử dụng người có Thẻ hướng dẫn viên du lịch để hướng dẫn du lịch cho khách du lịch quốc tế.

Điều 32

1. Người hành nghề hướng dẫn du lịch cho khách du lịch quốc tế phải có Thẻ hướng dẫn viên du lịch.

2. Để được cấp Thẻ hướng dẫn viên du lịch, cá nhân phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Là công dân Việt Nam;

b) Có phẩm chất đạo đức, tư cách tốt;

c) Có sức khoẻ phù hợp;

d) Sử dụng thành thạo ít nhất một ngoại ngữ;

đ) Có bằng tốt nghiệp đại học về chuyên ngành lữ hành, hướng dẫn du lịch hoặc có bằng tốt nghiệp đại học về chuyên ngành khác và có chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng về hướng dẫn du lịch do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp.

3. Thẻ hướng dẫn viên du lịch do cơ quan quản lý nhà nước về du lịch có thẩm quyền cấp.

Điều 33

Tổ chức, cá nhân kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch phải có cơ sở lưu trú đủ điều kiện, tiêu chuẩn do cơ quan quản lý nhà nước về du lịch có thẩm quyền quy định.

Cơ sở lưu trú du lịch phải được phân hạng theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch có thẩm quyền.

Điều 34

Tổ chức, cá nhân kinh doanh vận chuyển khách du lịch đường bộ, đường thủy phải có đủ các điều kiện và tiêu chuẩn về phương tiện vận chuyển và người điều khiển phương tiện theo quy định của pháp luật.

Người điều khiển phương tiện vận chuyển chuyên dùng cho khách du lịch phải được bồi dưỡng nghiệp vụ vận chuyển khách du lịch.

Điều 35

Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch có các quyền sau đây:

1. Lựa chọn ngành nghề kinh doanh theo quy định tại Điều 25 và Điều 26 của Pháp lệnh này;

2. Được Nhà nước bảo hộ hoạt động kinh doanh du lịch hợp pháp;

3. Tham gia hiệp hội nghề nghiệp, xúc tiến du lịch;

4. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Điều 36

Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch có các nghĩa vụ sau đây:

1. Tuân thủ pháp luật Việt Nam;

2. Kinh doanh đúng ngành nghề ghi trong giấy phép, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; công khai biển hiệu, trụ sở chính, các chi nhánh và văn phòng đại diện;

3. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo hợp đồng đã cam kết với khách du lịch; chịu trách nhiệm về chất lượng dịch vụ, hàng hoá bán cho khách; công khai giá dịch vụ và hàng hóa; có biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản và cung cấp thông tin cần thiết về chuyến đi du lịch cho khách du lịch; hướng dẫn khách du lịch về nội quy, quy chế nơi đến du lịch;

4. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp gây thiệt hại cho khách du lịch;

5. Chấp hành quy định của Nhà nước về chế độ báo cáo, kế toán, thống kê, tuyên truyền, quảng cáo.

Chương 6:

HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ DU LỊCH

Điều 37

Nhà nước có chính sách và biện pháp đẩy mạnh hợp tác quốc tế về du lịch với các nước, các tổ chức quốc tế trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi; phù hợp với pháp luật mỗi bên, pháp luật và thông lệ quốc tế nhằm phát triển du lịch, góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc.

Điều 38

Hợp tác quốc tế về du lịch có các nội dung chủ yếu sau đây:

1. Tuyên truyền, quảng bá du lịch;

2. Phát triển nguồn khách du lịch;

3. Tham gia các tổ chức du lịch quốc tế và khu vực;

4. Phát triển nguồn nhân lực du lịch;

5. Nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực du lịch;

6. Trao đổi chuyên gia, thông tin, kinh nghiệm phát triển du lịch;

7. Điều tra cơ bản, bảo vệ, tôn tạo, khai thác, sử dụng và phát triển tài nguyên du lịch;

8. Xây dựng và thực hiện các dự án phát triển du lịch;

9. Bảo vệ môi trường ở các điểm du lịch, khu du lịch.

Điều 39

Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch của Việt Nam được tham gia các tổ chức du lịch quốc tế và khu vực, được đặt đại diện du lịch ở nước ngoài theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Việc đặt đại diện của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch của nước ngoài, của tổ chức du lịch quốc tế tại Việt Nam được thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Các hiệp hội du lịch và doanh nghiệp du lịch của Việt Nam được tham gia các hiệp hội du lịch quốc tế theo quy định của pháp luật.

Điều 40

Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác về du lịch của tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài với tổ chức, cá nhân Việt Nam theo các nội dung quy định tại Điều 38 của Pháp lệnh này.

Tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đến các điểm du lịch, khu du lịch và trong khu du lịch; phát triển nguồn nhân lực du lịch; bảo vệ, tôn tạo, phát triển tài nguyên du lịch; cải thiện môi trường sinh thái; nghiên cứu khoa học về du lịch; nghiên cứu phát triển loại hình du lịch mới tại Việt Nam được hưởng các chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật.

Chương 7:

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH

Điều 41

Nội dung quản lý nhà nước về du lịch gồm:

1. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về du lịch;

2. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch;

3. Quy định về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, về việc phối hợp của các cơ quan nhà nước trong việc quản lý nhà nước về du lịch;

4. Tổ chức và quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực du lịch, nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, việc bảo vệ tài nguyên du lịch, môi trường, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc trong hoạt động du lịch;

5. Tổ chức và quản lý công tác xúc tiến du lịch và hợp tác quốc tế về du lịch;

6. Cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận trong hoạt động du lịch;

7. Kiểm tra, thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về du lịch.

Điều 42

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về du lịch, có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội dự án luật, dự án pháp lệnh về du lịch;

b) Ban hành văn bản quy định về tiêu chuẩn của khu du lịch, tuyến du lịch, điểm du lịch quốc gia và địa phương, các văn bản quy phạm pháp luật khác về du lịch;

c) Phê duyệt và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển du lịch;

d) Chỉ đạo việc tổ chức và phối hợp các hoạt động liên quan đến phát triển du lịch;

đ) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác trong quản lý nhà nước về du lịch.

2. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập các khu du lịch quốc gia, tuyến du lịch quốc gia, điểm du lịch quốc gia và quy định việc quản lý các khu du lịch quốc gia, điểm du lịch quốc gia.

Điều 43

Tổng cục Du lịch là cơ quan thuộc Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch, có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết, nghị định, quyết định và các văn bản quy phạm pháp luật khác quy định tại Điều 41 và Điều 42 của Pháp lệnh này;

2. Ban hành văn bản quy định về tiêu chuẩn phân hạng cơ sở lưu trú du lịch, các văn bản quy phạm pháp luật khác về du lịch theo thẩm quyền;

3. Tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch;

4. Tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực du lịch và công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực du lịch;

5. Tổ chức thực hiện xúc tiến du lịch và hợp tác quốc tế về du lịch;

6. Cấp, thu hồi Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, Thẻ hướng dẫn viên du lịch, Giấy chứng nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch, Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam;

7. Kiểm tra, thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về du lịch theo thẩm quyền;

8. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác trong quản lý nhà nước về du lịch theo quy định của pháp luật.

Điều 44

1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Tổng cục Du lịch trong việc thực hiện quản lý nhà nước về du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch.

2. Chính phủ quy định cụ thể trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 45

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện việc quản lý nhà nước về du lịch tại địa phương, có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Căn cứ vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch đã được phê duyệt, quyết định thành lập các khu du lịch địa phương, tuyến du lịch địa phương, điểm du lịch địa phương và quy định việc quản lý các khu du lịch địa phương, điểm du lịch địa phương;

2. Quản lý tài nguyên du lịch và tài nguyên khác có liên quan đến du lịch theo phân cấp của Chính phủ;

3. Quản lý hoạt động du lịch tại địa phương;

4. Kiểm tra, thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về du lịch theo thẩm quyền;

5. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác trong quản lý nhà nước về du lịch theo quy định của pháp luật.

Điều 46

Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về du lịch tại địa phương theo quy định của pháp luật.

Điều 47

Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn, văn minh, vệ sinh môi trường tại các điểm tham quan, du lịch; giữ gìn, bảo vệ tài nguyên du lịch và tài nguyên khác có liên quan đến du lịch; thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác trong quản lý nhà nước về du lịch theo quy định của pháp luật.

Điều 48

Thanh tra du lịch là thanh tra chuyên ngành về du lịch.

Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra du lịch do Chính phủ quy định.

Chương 8:

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 49

Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc phát triển du lịch thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Điều 50

Người nào có hành vi vi phạm quy định của Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật về du lịch thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 51

Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch không có giấy phép, không đăng ký kinh doanh, kinh doanh không đúng ngành nghề đã đăng ký; hành nghề hướng dẫn du lịch cho khách du lịch quốc tế mà không có Thẻ hướng dẫn viên du lịch; có hành vi nhằm thu lợi bất chính đối với khách du lịch hoặc có hành vi khác vi phạm các quy định của pháp luật về du lịch thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 52

1. Mọi hành vi trái pháp luật nhằm cản trở hoạt động du lịch đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm các quy định của Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật về du lịch thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Chương 9:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 53

Mọi tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động du lịch tại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải tuân thủ các quy định của Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

Điều 54

Giấy phép, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh du lịch được cấp trước ngày Pháp lệnh này có hiệu lực mà còn thời hạn và không trái với quy định của Pháp lệnh này thì vẫn có giá trị thi hành.

Điều 55

Pháp lệnh này có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 5 năm 1999.

Những quy định trước đây trái với Pháp lệnh này đều bãi bỏ.

Điều 56

Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này.

Nông Đức Mạnh

(Đã ký)

THE STANDING COMMITTEE OF NATIONAL ASSEMBLY
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------

No: 11/1999/PL-UBTVQH10

Hanoi, February 08, 1999

 

ORDINANCE

ON TOURISM

In order to develop domestic and international tourism, promote bilateral exchange and mutual understanding among nations; enhance the effectiveness of State management over tourism and contribute to the national socio-economic development;
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;
Pursuant to the Resolution of the X th National Assembly, 4th session on the legislative program during the X th National Assemblys tenure and the 1999 legislative program;
This Ordinance provides for tourism.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- The State of the Socialist Republic of Vietnam considers tourism to be an important and comprehensive economic branch with profound cultural contents of an inter-branch, inter-regional and highly-socialized character; development of tourism is aimed at meeting the demand for excursion, recreation and rest of the people and foreign tourists, thus contributing to raising the population’s educational standard, generating more jobs and bringing about socio-economic development in the country.

Article 2.- This Ordinance regulates tourist activities; determines the rights and obligations of tourists as well as of organizations and individuals doing tourist business in the Socialist Republic of Vietnam.

Article 3.- The State exercises the unified management over tourist activities; and ensure that tourism is developed along the line of cultural and ecological tourism while preserving and bringing into play the cultural identity and the fine traditions and customs of the Vietnamese nation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 5.- The State protects the legitimate rights and interests of organizations and individuals doing tourist business; and encourages all economic sectors to take part in the development of tourism.

Article 6.- The State shall adopt policies and measures for the implementation of the planning on tourist development and promotion; and make adequate investments for the construction of the infrastructure and material and technical foundations for the key tourist resorts and tourist sites.

The State shall work out measures to protect, upgrade, rationally exploit and use tourist resources for the sustainable development of tourism.

Article 7.- The State encourages the expansion of international cooperation in tourism on the basis of equality, mutual benefit and conformity with the Vietnamese law as well as international agreements which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to.

Article 8.- All tourist activities which badly affect the environment, the cultural identity or the fine traditions and customs of the nation, or which infringe upon the national independence, sovereignty, defense, security and social order, and safety, are strictly prohibited.

Article 9.- State agencies, economic organizations, political organizations, socio-political organizations, social organizations, socio-professional organizations, people’s armed forces units and all individuals shall have to implement the tourist legislation and take part in tourist development.

The Vietnam Fatherland Front and its member organizations shall, within their tasks and powers, have to launch campaigns and mobilize people to take part in tourist development, preservation and protection of tourist resources; and supervise the implementation of the tourist legislation.

Article 10.- In this Ordinance, the following terms shall be construed as follows:

1. Tourism is human activities outside their habitual residence, aimed at satisfying their need for excursion, recreation and/or rest within a certain period of time.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Tourist resources are the natural scenery, historical and revolutionary relics, humanist values and works of human creative labor, which may be used to satisfy the human need for tourism; which are the basic factor for the establishment of tourist sites and tourist resorts in order to create tourist attraction.

4. Tourist site is a place with attractive tourist resources capable of attracting tourists.

5. Tourist resort is a place where tourist resources are available with prominent advantages in terms of natural landscapes, which is included in the planning and entitled to investment development for the satisfaction of different needs of tourists, thus bringing about socio-economic and environmental results.

6. Tourist line is a route that links different tourist sites or tourist resorts.

7. Tourist business is the performance of one, a number of or all stages of a tourist process or the performance of tourist services on the market for profit-making.

8. Tour is a travel made according to a set plan, route or program.

9. Tourist accommodation are facilities doing tourist business by providing rooms, beds and other tourist services for tourists. Tourist accommodation facilities include hotels, tourist villages, villas, flats and camps for rent, of which hotels are the most important.

10. Tourist promotion are activities aimed at seeking and promoting opportunities for tourist development.

Chapter II

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 11.- Tourist resources include those under exploitation and potential resources.

Basing itself on the Government’s provisions, the tourist State management agency shall have to define areas with tourist resources.

The State shall exercise unified management over tourist resources in the whole country.

Article 12.- The State tourist management agency, the ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government, the People’s Committees of different levels that manage tourist resources and tourism-related resources shall have to coordinate with one another in the protection, rational exploitation and use and development of tourist resources.

Article 13.- State agencies, economic organizations, political organizations, socio-political organizations, social organizations, socio-professional organizations, people’s armed forces units and all individuals shall have to protect tourist resources.

All acts of infringing upon tourist resources shall be strictly handled in accordance with the provisions of law.

Article 14.- Organizations and individuals doing tourist business shall have to protect, exploit and rationally and efficiently use tourist resources and protect the environment of tourist resorts, tourist lines and tourist sites.

Organizations and individuals managing tourist resources at tourist sites and tourist resorts are entitled to collect charges and fees. The Government shall provide detailed guidance for the collection, management and use of such charges and fees.

Article 15.- The planning, designing and construction of projects at tourist sites and/or tourist resorts must comply with the provisions of law and be approved by the competent tourist State management agency.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter III

TOURIST PROMOTION

Article 17.- The State shall elaborate policies and measures to step up tourist promotion with the following main contents:

1. Widely advertising and introducing the country and people of Vietnam; its scenery and beauty sites, its historical, revolutionary and cultural relics, its works of human creative labor and its national cultural identity, to the people of different strata inside and outside the country;

2. Raising the knowledge of society about tourism, creating a civilized, healthy and safe tourist environment, bringing into play the national tradition of hospitality;

3. Developing diversified and unique tourist resorts and tourist sites of high quality, imbued with the cultural identity of different ethnic groups in the whole country, of each region and each locality;

4. Developing the infrastructure, material and technical foundations of tourism, diversifying and raising the quality of tourist services.

Article 18.- The State shall elaborate policies to encourage and create favorable conditions for organizations and individuals to invest in the following fields:

1. Training and development of the human resource in tourism;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Conducting scientific research and application and development of advanced technologies in the field of tourism;

4. Modernization of communication and transport means as well as equipment and facilities related to tourist activities;

5. Building the infrastructure for tourist lines, tourist sites and tourist resorts;

6. Building and upgrading the material and technical foundations in the key tourist areas;

7. Making souvenirs and fine-art goods; restoring and developing traditional handicrafts;

8. Raising the quality of tours, of tourist-guide, tourist accommodation and transportation services;

9. Exploiting tourist potentials in the areas with socio-economic difficulties or special socio-economic difficulties.

Article 19.- The State shall elaborate policies to encourage the voluntary pecuniary and labor contributions of Vietnamese and foreign organizations and/or individuals to tourist promotion, protection, upgrading and development of tourist resources.

The Government shall set up a tourism development fund with part of the annual State budget revenues from tourist business activities and with contributions from organizations and/or individuals doing tourist business and other organizations and/or individuals inside and outside the country. The management and use of this fund shall be provided for by the Government.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



TOURISTS

Article 20.- Tourists include domestic tourists and international tourists.

Domestic tourists are Vietnamese citizens and foreigners residing in Vietnam who travel within the Vietnamese territory.

International tourists are foreigners, overseas Vietnamese who travel to Vietnam and Vietnamese citizens and foreigners residing in Vietnam who travel abroad.

Article 21.- Tourists have the following rights:

1. To select part or the entire tourist program and services provided by organization(s) and/or individual(s) doing tourist business;

2. To request the organization(s) and/or individual(s) doing tourist business to supply necessary information on the tourist program and tourist services;

3. To be given favorable conditions to clear the procedures related to their entry, exit, transit, stay or travel and customs procedures;

4. To enjoy tourist services according to the contract;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. To be compensated if they suffer damage caused by the organization(s) and/or individual(s) doing tourist business;

7. To complain, denounce or initiate a lawsuit against acts of violation of tourism legislation;

8. To enjoy other rights as prescribed by law.

Article 22.- Tourists have the following obligations:

1. To respect and preserve the natural scenery, lands-capes, environment, historical, revolutionary and cultural relics, national fine traditions and customs as well social order and safety at the place of their arrival for tourism;

2. To abide by the rules and regulations of the concerned tourist resort, tourist site and the establishment of their stay;

3. To pay tourist service charges according to the contract and other charges and fees as prescribed by law;

4. To pay compensation if they cause damage to the organization(s) and/or individual(s) doing tourist business;

5. To respect and observe other provisions of law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter V

TOURIST BUSINESS

Article 24.- Organizations and individuals doing tourist business shall have to comply with the provisions of this Ordinance and the relevant provisions of law.

Article 25.- Tourist business lines include:

1. Domestic and international tour business;

2. Tourist accommodation business;

3. Tourist transportation business; and

4. Other tourist service businesses.

Article 26.- Organizations and/or individuals may register tourist business lines provided for in Article 25 of this Ordinance, one of which must be their main line. If they want to organize domestic and international tour business, the concerned organizations and/or individuals shall have to set up enterprises.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Having a personnel with good professional knowledge and health conditions suited to the tourist business line(s) and scope;

2. Having a feasible tourist business plan;

3. Having adequate material foundations and facilities suited to the tourist business line(s) and scope;

4. Having a business location compatible to the tourist business line.

Article 28.- The procedures for the establishment, split, merger, dissolution and declaration of bankruptcy of tourist enterprises; the registration of tourist business of organizations and/or individuals shall comply with the provisions of law.

The establishment of tourist enterprises, the registration of tourist business of tourist enterprises and other enterprises engaged in tourist business must be approved by the competent tourist State management agency.

Article 29.- The establishment of branches and/or representative offices of overseas Vietnamese tourist enterprises must be approved by the competent tourist State management agency.

The establishment of representative offices of foreign tourist enterprises in Vietnam for tourist promotion must be permitted by the competent tourist State management agency.

The establishment and operation of branches of foreign tourist enterprises in Vietnam shall be decided by the Government.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. To be entitled to engage in domestic tour business, an enterprise shall have to fully meet the conditions stipulated in Article 27 of this Ordinance as well as the following conditions:

a/ Having tourist programs for domestic tourists;

b/ Making payment for escrow account according to the Government’s stipulations;

2. Domestic tour business enterprises shall not be allowed to engage in international tour businesses.

Article 31.-

1. To be entitled to engage in international tour business, an enterprise shall have to fully meet the conditions stipulated in Article 27 of this Ordinance as well as the following conditions:

a/ Having tourist programs for foreign tourists;

b/ Having tourist guides compatible to the tourist programs provided for foreign tourists;

c/ Making payment for escrow account according to Government’s stipulations;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. International tour business enterprises shall employ only the persons with tourist guide cards to work as tourist guides for international tourists.

Article 32.-

1. A tourist guide for foreign tourists must have a tourist guide’s card.

2. To be granted a tourist guides card, an individual shall have to satisfy the following conditions:

a/ Being a Vietnamese citizen;

b/ Having good ethics and personal behaviors;

c/ Having suitable health condition;

d/ Mastering at least one foreign language;

e/ Having a university diploma on the tour or tourist-guide specialty or a university diploma on another specialty, accompanied with a certificate of tourist-guide training or fostering issued by a competent training establishment.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 33.- Organizations and/or individuals involved in tourist accommodation business must have qualified places of residence which meet the criteria set by the competent tourist State management agency.

Tourist accommodation establishments must be classified according to the regulations of the competent tourist State management agency.

Article 34.- Organizations and/or individuals involved in land and/or waterway tourist transportation business shall have to satisfy conditions and criteria on transport means and drivers as prescribed by law.

Drivers of transport means used specifically for tourists must get professional training on tourist transportation.

Article 35.- Organizations and/or individuals doing tourist business shall have the following rights:

1. To select business lines according to the provisions of Articles 25 and 26 of this Ordinance;

2. To be protected by the State for their lawful tourist business activities;

3. To join professional associations and associations for tourism promotion;

4. To enjoy other rights as prescribed by law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. To abide by the Vietnamese law;

2. To do business in strict compliance with the lines stated in their permits and their business registration certificates; to publicize their signboards, locations of head office, branches and representative offices;

3. To fully perform their obligations under the contracts signed with tourists; to be responsible for the quality of services and goods sold to tourists; to publicize service charges and goods prices; to undertake measures to ensure safety for tourists’ life and property and provide necessary information on tours to tourists; to provide tourists guidance on the rules and regulations at the places of their arrival.

4. To pay compensations for damage caused to tourists;

5. To observe the State regulations on reporting, accounting and statistical regimes as well as on publicity and advertisement.

Chapter VI

INTERNATIONAL COOPERATION IN TOURISM

Article 37.- The State shall elaborate policies and measures to promote international cooperation in tourism with foreign countries and international organizations on the basis of equality and mutual benefit; conformity with the law of each party as well as with international laws and practices so as to develop tourism and contribute to enhancing the cooperative and friendly relationship and mutual understanding among the nations.

Article 38.- International cooperation in tourism shall have the following main contents:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Development of tourist sources;

3. Participation in international and regional tourist organizations;

4. Development of human resource in tourism;

5. Scientific research, application and transfer of advanced technologies in the field of tourism;

6. Exchange of specialists, information and experiences on tourist development;

7. Basic surveys, protection, upgrading, exploi-tation, use and development of tourist resources;

8. Elaboration and execution of tourist develop-ment projects;

9. Protection of the environment of tourist sites and tourist resorts.

Article 39.- The tourist State management agency of Vietnam is entitled to join international and regional tourist organizations and set up representative offices overseas by decision of the Prime Minister.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Vietnamese tourist associations and tourist enterprises are entitled to join international tourist associations in accordance with the provisions of law.

Article 40.- The State shall create favorable conditions for tourist cooperation of foreign organizations and individuals, and overseas Vietnamese with Vietnamese organizations and/or individuals in the country, on the basis of the stipulations in Article 38 of this Ordinance.

Foreign organizations and individuals and overseas Vietnamese investing in infrastructure construction of tourist sites, tourist resorts and facilities therein; development of human resource in tourism; protection, upgrading and development of tourist resources; improvement of the ecological environment; scientific research on tourism; study and development of new forms of tourism in Vietnam, are eligible for preferences as prescribed by law.

Chapter VII

STATE MANAGEMENT OVER TOURISM

Article 41.- Contents of State management over tourism:

1. Promulgating and organizing the implementation of legal documents on tourism;

2. Drafting and directing the implementation of strategies, planning, plans and policies on tourist development;

3. Deciding on the State apparatus for tourist management and on the coordination of State agencies in the State management over tourism;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. Organizing and managing the work of tourism promotion and international cooperation in tourism;

6. Granting and withdrawing permits and certificates for tourist activities;

7. Examining, inspecting; settling complaints and denunciations, and handling violations of the tourist legislation.

Article 42.-

1. The Government shall exercise unified State management over tourism with the following tasks and powers:

a/ To submit to the National Assembly and the National Assembly Standing Committee draft laws and ordinances on tourism;

b/ To issue legal documents on the criteria for national and local tourist resorts, tourist lines and tourist sites as well as other legal documents on tourism;

c/ To ratify and direct the implementation of strategies, planning and plans on tourist development;

d/ To direct the organization and coordination of activities related to tourist development;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The Prime Minister shall decide the establish-ment of the national tourist resorts, tourist lines and tourist sites and shall stipulate the management of the national tourist resorts and tourist sites.

Article 43.- The General Department of Tourism is a Government-attached agency answerable to the Government for the performance of the function of State management over tourism. It has the following tasks and powers:

1. To submit to the Government and the Prime Minister draft laws, ordinances, resolutions, decrees, decisions and other legal documents as defined in Articles 41 and 42 of this Ordinance;

2. To promulgate legal documents determining the criteria for the classification of tourist accommodation facilities and other legal documents on tourism according to their competence;

3. To organize the implementation of strategies, planning, plans and policies for tourist development;

4. To organize the training, fostering and development of tourism as well as scientific and technological research and application in the field of tourism;

5. To organize tourist promotion and international cooperation in tourism;

6. To grant, withdraw permits for international tour business, tourist guide cards, certificates of the classification of tourist accommodation facilities, permits for the establishment of representative offices of foreign tourist enterprises in Vietnam;

7. To examine and inspect; to settle complaints and denunciations and handle violations of the legislation on tourism according to its competence;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 44.-

1. The ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government shall, within their tasks and powers, have to coordinate with the General Department of Tourism in exercising State management over tourism and creating favorable conditions for tourist development.

2. The Government shall specify the responsibilities of the ministries, the ministerial-level agencies and the agencies attached to the Government in the performance of the tasks defined in Clause 1 of this Article.

Article 45.- The People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall exercise State management over tourism in their respective localities with the following tasks and powers:

1. Basing themselves on the ratified strategies, planning and plans on tourist development to decide the establishment of local tourist resorts, tourist lines and tourist sites and stipulate the management of the local tourist resorts and tourist sites;

2. To manage tourist resources and other tourism-related resources as assigned by the Government;

3. To manage tourist activities in their respective localities;

4. To examine, inspect; to settle complaints and denunciations and handle violations of the tourist legislation according to their competence;

5. To perform other tasks and exercise other powers in State management over tourism as prescribed by law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 47.- The People’s Committees of communes, wards and townships shall have to undertake measures to ensure order, safety, civility and environmental hygiene at places of excursion and tourism; preserve and protect tourist resources and other tourism-related resources; perform other tasks and exercise other powers in the State management over tourism as prescribed by law.

Article 48.- The tourist inspectorate is the inspectorate specialized in tourism.

The organization, powers and tasks or the tourist inspectorate shall be defined by the Government.

Chapter VIII

COMMENDATION AND HANDLING OF VIOLATIONS

Article 49.- Organizations and/or individuals with meritorious achievements in tourist development shall be commended or rewarded in accordance with the provisions of law.

Article 50.- Persons who commit acts of violation of this Ordinance or of the tourist legislation shall, depending on the nature and seriousness of their violation, be subject to administrative sanction or examination for penal liability; and pay compensation if they cause damage, as prescribed by law.

Article 51.- Organizations and/or individuals that do tourist business with neither permit nor business registration or that fail to comply with their registered business lines; act as tourist guides for foreign tourists without tourist guide cards; commit acts of unlawfully making profits from tourists or other acts of violation of the tourist legislation shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be subject to administrative sanctions or examination for penal liability; and pay compensation if they cause damage as prescribed by law.

Article 52.-

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Persons who abuse their position and/or power to violate the provisions of this Ordinance and other provisions of the tourist legislation shall, depending on the nature and seriousness of their violation, be disciplined or examined for penal liability; and pay compensation if they cause damage, as prescribed by law.

Chapter IX

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 53.- All organizations and individuals engaged in tourist activities in the Socialist Republic of Vietnam shall have to observe the provisions of this Ordinance and related legal documents; Where it is otherwise provided for by an international agreement which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to, such international agreement shall apply.

Article 54.- Permits and tourist business registration certificates issued before the effective date of this Ordinance which are still valid and are not contrary to the provisions of this Ordinance continue to be effective.

Article 55.- This Ordinance takes effect from May 1st, 1999.

The earlier regulations contrary to this Ordinance are all now annulled.

Article 56.- The Government shall provide detailed guidance for the implementation of this Ordinance

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



THE STANDING COMMITTEE OF NATIONAL ASSEMBLY




Nong Duc Manh

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Pháp lệnh Du lịch năm 1999

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


12.541

DMCA.com Protection Status
IP: 52.14.0.24
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!