Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 03/HD-SLĐTBXH Loại văn bản: Hướng dẫn
Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng Người ký: Nguyễn Hùng Hiệp
Ngày ban hành: 07/04/2008 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 03/HD-SLĐTBXH

Đà Nẵng, ngày 07 tháng 04 năm 2008

 

HƯỚNG DẪN

THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUYẾT ĐỊNH SỐ 19/2008/QĐ-UBND NGÀY 17 THÁNG 3 NĂM 2008 CỦA UBND THÀNH PHỐ VỀ CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP CÁC ĐỐI TƯỢNG BẢO TRỢ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Nhằm triển khai thực hiện Quyết định số 19/2008/QĐ-UBND ngày 17 tháng 3 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Căn cứ Thông tư số 09/2007/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 7 năm 2007 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số điều của Nghị định 67/2007/NĐ-CP về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về đối tượng, hồ sơ, thủ tục và kinh phí thực hiện chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng như sau:

I . ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN ĐỂ XÉT HƯỞNG CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP

1. Một số đối tượng quy định tại Điều 1 Quyết định số 19/2008/QĐ-UBND được hiểu theo khái niệm thống nhất như sau:

a) Hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn là hộ gia đình không có người lao động hoặc có người lao động nhưng vì lý do chính đáng nào đó không thể lao động tạo ra thu nhập để nuôi sống gia đình dẫn đến hoàn cảnh thiếu đói hoặc túng thiếu thường xuyên.

Hộ gia đình nghèo là hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người bằng hoặc thấp hơn mức chuẩn nghèo theo quy định hiện hành và đang được quản lý theo danh sách hộ nghèo đã được UBND quận, huyện phê duyệt.

b) Người cao tuổi là người từ 60 tuổi trở lên, không phân biệt nam hay nữ.

c) Người từ 85 tuổi đến 89 tuổi không có lương hưu hoặc không có trợ cấp bảo hiểm xã hội.

“Lương hưu” hoặc “trợ cấp bảo hiểm xã hội” bao gồm lương hưu theo quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội (kể cả lương hưu theo quy định tại Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ); trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng; trợ cấp tuất hàng tháng; trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; trợ cấp hàng tháng theo quy định tại Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 04 tháng 8 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ; trợ cấp hàng tháng của công nhân cao su nghỉ việc; trợ cấp của cán bộ xã nghỉ việc hưởng theo Quyết định 130-CP ngày 20 tháng 6 năm 1975 của Hội đồng Chính phủ, Quyết định số 111/HĐBT ngày 13 tháng 10 năm 1981 của Hội đồng Bộ trưởng và Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1998 của Chính phủ.

d) Người tàn tật nặng không có khả năng lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên bị tàn tật, giảm thiểu chức năng không thể trực tiếp sản xuất, kinh doanh, được bệnh viện quận, huyện (sau đây gọi là cấp huyện) xác nhận hoặc Hội đồng xét duyệt xã, phường (sau đây gọi là cấp xã) công nhận.

e) Người tàn tật nặng không có khả năng tự phục vụ là người không có khả năng tự phục vụ sinh hoạt cá nhân, được bệnh viện cấp huyện xác nhận hoặc Hội đồng xét duyệt cấp xã công nhận.

g) Người tâm thần mãn tính là người mắc bệnh tâm thần thuộc các loại tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần đã được cơ quan chuyên khoa y tế tâm thần chữa trị nhiền lần nhưng chưa thuyên giảm và có kết luận bệnh mãn tính.

h) Người bị nhiễm HIV/AIDS là người được cơ quan y tế có thẩm quyền (quy định tại Quyết định số 3052/2000/QĐ-BYT ngày 29 tháng 8 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành tiêu chuẩn phòng xét nghiệm được phép khẳng định các trường hợp HIV dương tính) kết luận nhiễm HIV/AIDS.

i) Người đơn thân đang nuôi con là người không có chồng hoặc vợ; chồng hoặc vợ đã chết; chồng hoặc vợ mất tích theo quy định tại Điều 78 Bộ Luật Dân sự đang nuôi con đẻ, con nuôi hợp pháp.

k) Người bị thương nặng là người bị thương phải cấp cứu hoặc phải điều trị tại cơ sở y tế.

l) Hộ gia đình phải di dời khẩn cấp là hộ gia đình phải di dời khẩn cấp nhà ở từ nơi ở cũ đến nơi ở mới do nguy cơ sạt lở đất, lũ quét theo Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

m) Người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú là người gặp rủi ro ngoài địa bàn xã, phường đang sinh sống.

2. Các đối tượng được xét hưởng trợ cấp phải có hộ khẩu thường trú và hiện đang sinh sống trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (trừ đối tượng là trẻ em bị bỏ rơi, người lang thang xin ăn, người tâm thần lang thang, người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú).

3. Các đối tượng được xét duyệt phải có độ tuổi theo đúng theo quy định. Tuổi của đối tượng được tính theo ngày, tháng, năm sinh ghi trong hộ khẩu thường trú (người lớn tính theo năm sinh; trẻ em theo tháng và năm sinh).

Một số ví dụ tính tuổi

Ví dụ 1: Để xét hưởng chế độ cho đối tượng trong năm 2008, đối với đối tượng ở nhóm 2 (Người cao tuổi cô đơn từ 60 tuổi trở lên) được tính như sau:

Năm sinh (viết tắt là N) = (2008 - 60) + 1 = 1949. Như vậy người cao tuổi cô đơn là những người sinh từ năm 1949 trở về trước.

Ví dụ 2: Để xét hưởng chế độ cho đối tượng trong năm 2008, đối với đối tượng ở nhóm 3 (Người từ 85 tuổi trở lên) được tính như sau:

Ns = (2008 - 85) + 1 = 1924. Như vậy người cao tuổi từ 85 tuổi trở lên là những người sinh từ năm 1924 trở về trước.

Ví dụ 3: Để xét hưởng chế độ cho đối tượng trong năm 2008, đối với trẻ em trên 18 tháng tuổi đến 16 tuổi được tính như sau:

Ns = (2008 - 16) + 1 = 1983. Như vậy trẻ em dưới 16 tuổi là những trẻ sinh từ năm 1983 trở về sau.

Trường hợp đặc biệt (trẻ em đang học văn hóa, học nghề) được hưởng thêm 2 năm: 1983 - 2 = 1981 (Là năm sinh)

Ví dụ 4: Đối với trẻ em dưới 18 tháng tuổi: Để xét hưởng chế độ cho đối tượng tại thời điểm tháng 1 năm 2008, bao gồm những trẻ em sinh từ tháng 7 năm 2006 trở về sau.

II. HỒ SƠ, THỦ TỤC, THẨM QUYỀN XÉT HƯỞNG CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP

1. Hồ sơ hưởng trợ cấp thường xuyên

a) Hồ sơ đối tượng hưởng trợ cấp xã hội tại cộng đồng gồm:

- Đơn đề nghị của đối tượng hoặc gia đình, người thân, người giám hộ có đề nghị của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố (sau đây gọi chung là thôn) và UBND cấp xã nơi đối tượng cư trú (mẫu số 1, 1a, 1b và 1c):

- Sơ yếu lý lịch của đối tượng hưởng trợ cấp, có xác nhận của UBND cấp xã (mẫu 1d) và bản sao hộ khẩu của đối tượng được hưởng trợ cấp.

- Văn bản xác nhận của cơ quan y tế cấp huyện về tình trạng tàn tật đối với người tàn tật, văn bản xác nhận của Bệnh viện Tâm thần về tình trạng bệnh tâm thần đối với người tâm thần, văn bản về kết quả xét nghiệm dương tính HIV/AIDS của Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS đối với người nhiễm HIV/AIDS; giấy báo tử của bố, mẹ đối với trẻ em mồ côi; biên bản xác nhận tình trạng trẻ bị bỏ rơi đối với trẻ bị bỏ rơi.

- Biên bản của Hội đồng xét duyệt cấp xã (mẫu số 2).

- Quyết định hưởng trợ cấp (mẫu số 3), điều chỉnh mức trợ cấp (mẫu số 3a) của Chủ tịch UBND cấp huyện;

- Quyết định tiếp nhận đối tượng vào cơ sở bảo trợ xã hội (mẫu số 4);

- Quyết định chấm dứt hưởng trợ cấp hàng tháng của Chủ tịch UBND cấp huyện.

Đối với trường hợp nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi ngoài hồ sơ nêu trên còn có:

- Đơn của người nhận nuôi có ý kiến đồng ý cho nhận nuôi của người giám hộ hoặc người đang nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trường hợp trẻ em từ đủ 9 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của trẻ em trong đơn (mẫu số 1b); xác nhận của thôn, tổ và ý kiến chấp thuận của UBND cấp xã nơi trẻ em sinh sống;

- Bản sao giấy khai sinh; sơ yếu lí lịch của trẻ em;

- Sơ yếu lý lịch của cá nhân hoặc chủ hộ gia đình nhận nuôi dưỡng trẻ em có xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú, kèm theo bản sao công chứng giấy chứng minh nhân dân.

b) Hồ sơ đối tượng nuôi dưỡng ở cơ sở bảo trợ xã hội gồm:

- Đơn đề nghị của đối tượng hoặc gia đình, người thân, người giám hộ có đề nghị của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và UBND cấp xã nơi đối tượng cư trú (mẫu số 1c);

- Sơ yếu lý lịch của đối tượng có xác nhận của UBND cấp xã;

- Văn bản xác nhận của cơ quan y tế cấp huyện về tình trạng tàn tật đối với người tàn tật, của Bệnh viện Tâm thần về tình trạng bệnh tâm thần đối với người tâm thần, của Trung tâm Phòng chống AIDS về kết quả dương tính HIV/AIDS đối với người bị nhiễm HIV/AIDS; giấy báo tử của bố, mẹ đối với trẻ em mồ côi; biên bản xác nhận tình trạng trẻ bị bỏ rơi đối với trẻ bị bỏ rơi.

- Biên bản của Hội đồng xét duyệt cấp xã (mẫu số 2);

- Văn bản đề nghị của cấp huyện gửi cơ quan quản lý cơ sở bảo trợ xã hội;

- Quyết định tiếp nhận của Thủ trưởng cơ quan quản lý cơ sở bảo trợ xã hội;

- Quyết định đưa đối tượng không còn đủ điều kiện ra khỏi cơ sở bảo trợ xã hội về gia đình của Giám đốc cơ sở bảo trợ xã hội (mẫu số 5);

c) Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí mai táng gồm:

- Đơn, văn bản đề nghị của cơ quan, đơn vị, tổ chức, gia đình, cá nhân đứng ra tổ chức mai táng đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp bị chết, có xác nhận của UBND cấp xã (nếu là gia đình, cá nhân) nơi đối tượng cư trú (mẫu số 1a); bản gốc giấy khai tử;

- Quyết định hỗ trợ kinh phí mai táng của Chủ tịch UBND cấp huyện (mẫu số 6).

2. Quy trình, thủ tục xét hưởng trợ cấp thường xuyên

a) Để được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng hoặc tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội hoặc hỗ trợ kinh phí mai táng thì đối tượng hoặc gia đình, người thân, người giám hộ phải làm đủ hồ sơ theo quy định gửi UBND cấp xã.

b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc từ khi nhận đủ hồ sơ đề nghị của đối tượng, UBND cấp xã có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, trường hợp xét thấy đủ tiêu chuẩn thì niêm yết công khai tại Trụ sở UBND cấp xã và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng của xã (nếu có) về trích yếu lý lịch của đối tượng, nội dung chế độ trợ cấp đề nghị được hưởng. Sau 30 ngày kể từ ngày niêm yết công khai, nếu không có ý kiến thắc mắc, khiếu nại thì UBND cấp xã hoàn thiện hồ sơ của đối tượng theo quy định gửi phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện để xem xét, giải quyết.

Trường hợp đối tượng hiện đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định 61/2006/QĐ-UBND và Quyết định 1449/QĐ-UBND mà có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Quyết định 19/2008/QĐ-UBND thì phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện kiểm tra, đối chiếu hồ sơ gốc và tổng hợp trình Chủ tịch UBND cấp huyện ra Quyết định.

Trường hợp đối tượng không đủ tiêu chuẩn theo quy định thì UBND cấp xã thông báo cho đối tượng biết; trường hợp có ý kiến thắc mắc, khiếu nại, tố cáo của nhân dân thì Hội đồng xét duyệt cấp xã phải tổ chức thẩm tra và họp xét.

c) Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ do cấp xã gửi, phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện có trách nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch UBND cấp huyện ra Quyết định cho từng trường hợp cụ thể hoặc hoàn thiện hồ sơ, đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội do Sở quản lý.

d) Thủ tục điều chỉnh mức trợ cấp; chấm dứt hưởng trợ cấp, tạm dừng hưởng trợ cấp:

Khi đối tượng có sự thay đổi về độ tuổi, hoàn cảnh, mức độ tàn tật và số người hưởng trợ cấp trong hộ gia đình hoặc không còn đủ tiêu chuẩn hưởng trợ cấp thì UBND cấp xã có văn bản gửi phòng Lao động - Thương binh và Xã hội. Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận văn bản của cấp xã, phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm xem xét, trình Chủ tịch UBND cấp huyện ra Quyết định điều chỉnh mức trợ cấp hoặc chấm dứt hưởng trợ cấp theo quy định.

Các đối tượng được hưởng trợ cấp phải trực tiếp ký nhận tiền trợ cấp hàng tháng, nếu ủy quyền cho người khác ký nhận thay phải có xác nhận của UBND cấp xã. Trường hợp quá 3 tháng mà đối tượng bảo trợ xã hội thuộc diện hưởng trợ cấp không đến nhận tiền trợ cấp thì UBND cấp xã kiểm tra thực tế và có văn bản gửi phòng Lao động - Thương binh và Xã hội để đề nghị UBND cấp huyện ra Quyết định tạm dừng hưởng trợ cấp.

3. Hồ sơ, quy trình và thủ tục trợ cấp đột xuất

a) Thôn lập danh sách đối tượng trợ cấp đột xuất theo các nhóm đối tượng quy định tại Điều 1 của Quyết định 19/2008/QĐ-UBND kèm theo biên bản họp thôn gửi UBND cấp xã.

b) Chủ tịch UBND cấp xã triệu tập họp khẩn cấp Hội đồng xét duyệt thống nhất danh sách đối tượng cứu trợ đột xuất đề nghị cấp huyện hỗ trợ (mẫu số 7). Nếu cấp xã có nguồn cứu trợ dự phòng thì Chủ tịch UBND cấp xã quyết định cứu trợ ngay những trường hợp cấp thiết.

c) Sau khi được cấp huyện hỗ trợ, cấp xã tổ chức cứu trợ cho đối tượng và thực hiện việc công khai theo quy định tại Thông tư số 54/2006/TT-BTC ngày 19 tháng 6 năm 2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy chế công khai hỗ trợ trực tiếp của ngân sách nhà nước đối với cá nhân, dân cư.

d) Cơ sở y tế trực tiếp cấp cứu, chữa trị cho người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú dẫn đến bị thương nặng, gia đình không biết để chăm sóc, có trách nhiệm làm văn bản gửi Chủ tịch UBND cấp huyện đề nghị cấp kinh phí hỗ trợ theo quy định.

đ) Chủ tịch UBND cấp xã, Giám đốc bệnh viện, thủ trưởng cơ quan, đơn vị tổ chức mai táng cho người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú bị chết (trường hợp gia đình không biết mai táng) làm văn bản gửi Chủ tịch UBND cấp huyện đề nghị cấp kinh phí mai táng theo quy định.

e) Trường hợp cấp huyện không đủ kinh phí cứu trợ, Chủ tịch UBND cấp huyện phải có văn bản kèm danh sách (mẫu số 8) đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trình Chủ tịch UBND thành phố xem xét, hỗ trợ.

4. Việc thành lập Hội đồng xét duyệt cấp xã: Hội đồng xét duyệt cấp xã do UBND cấp xã thành lập, thành phần Hội đồng gồm có: Chủ tịch (hoặc Phó chủ tịch UBND) làm Chủ tịch Hội đồng; cán bộ Lao động - Thương binh và Xã hội làm Ủy viên thường trực; cán bộ Tài chính - Kế toán; Văn phòng - Thống kê; Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc và đại diện một số đoàn thể làm ủy viên.

III. PHƯƠNG THỨC VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Phương thức

a) Đối với đối tượng bảo trợ xã hội sống tại cộng đồng do xã, phường quản lý: Trên cơ sở danh sách đối tượng đã được điều tra, khảo sát từ thôn (tổ), UBND cấp xã tổ chức hướng dẫn đối tượng hoặc gia đình đối tượng làm hồ sơ, tổng hợp báo cáo (mẫu số 9 và mẫu số 9a). Đồng thời, UBND cấp xã, phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện tiến hành các bước theo quy định nêu trên.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội bàn giao toàn bộ hồ sơ gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi theo Thông tư liên tịch số 10/2004/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 28/6/2004 hướng dẫn thực hiện Quyết định 38/2004/QĐ-TTg ngày 17/3/2004 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách trợ giúp cho gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện quản lý.

Riêng năm 2008, để đối tượng sớm được hưởng trợ cấp, khoảng thời gian theo quy định phải rút ngắn lại: Đối tượng hoặc gia đình đối tượng phải được hướng dẫn và hoàn tất hồ sơ trong 7 ngày. UBND cấp xã thẩm định hồ sơ, niêm yết công khai, tổng hợp báo cáo trong 7 ngày, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện thẩm định hồ sơ, trình Chủ tịch UBND cấp huyện ra quyết định cho từng trường hợp cụ thể trong 7 ngày và thực hiện chi trả cho đối tượng trong tháng 4/2008.

b) Đối với đối tượng sống tại các cơ sở bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng: Cơ sở bảo trợ xã hội có trách nhiệm rà soát đối tượng đang nuôi dưỡng, chăm sóc đảm bảo đúng đối tượng, đúng chế độ theo Quyết định số 19/2008/QĐ-UBND của UBND thành phố Đà Nẵng.

2. Kinh phí

a) Kinh phí trợ cấp cho đối tượng bảo trợ xã hội sống tại cộng đồng do ngân sách quận, huyện đảm bảo. Hàng năm, phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện lập dự toán và dự kiến kinh phí đảm bảo cho việc thực hiện chính sách trợ giúp đối tượng bảo trợ xã hội của địa phương trình UBND cùng cấp quyết định, đồng thời báo cáo về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính trước ngày 30/6 (mẫu số 10a).

Riêng năm 2008, UBND cấp huyện tiến hành lập dự toán ngân sách chi trợ cấp (theo mẫu số 10) gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 10/4/2008 để Sở phối hợp với Sở Tài chính trình UBND thành phố cấp bổ sung cho các địa phương.

b) Kinh phí trợ cấp cho các đối tượng bảo trợ xã hội sống tại cơ sở bảo trợ xã hội:

Ngân sách thành phố đảm bảo toàn bộ kinh phí trợ cấp cho Trung tâm Bảo trợ xã hội và Trung tâm Điều dưỡng người tâm thần.

Ngân sách thành phố đảm bảo kinh phí để thực hiện chính sách bảo hiểm y tế miễn phí, miễn học phí và các khoản đóng góp của nhà trường, học nghề miễn phí theo quy định hiện hành của Nhà nước, đối với các đối tượng bảo trợ xã hội đang được nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội trên địa bàn.

c) Thực hiện truy lĩnh tiền trợ cấp

- Đối với đối tượng bảo trợ xã hội thuộc diện xã, phường quản lý theo quy định tại Quyết định 19/2008/QĐ-UBND đang được hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định 61/2006/QĐ-UBND và Quyết định 1449/QĐ-UBND của UBND thành phố Đà Nẵng, Quyết định 38/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Được truy lĩnh tiền trợ cấp chênh lệch theo quy định, thời gian được tính truy lĩnh kể từ ngày 01/01/2008 đến ngày Chủ tịch UBND cấp huyện ký quyết định điều chỉnh.

- Đối với đối tượng bảo trợ xã hội thuộc diện xã, phường quản lý theo quy định tại Quyết định số 19/2008/QĐ-UBND chưa được hưởng trợ cấp hàng tháng: Được truy lĩnh tiền trợ cấp hàng tháng theo quy định, thời hạn được tính truy lĩnh kể từ ngày 01/01/2008 đến ngày Chủ tịch UBND cấp huyện ký quyết định ban hành.

IV. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO

UBND các quận, huyện, các cơ sở bảo trợ xã hội có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình và kết quả thực hiện chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 30/6, 31/12 hàng năm.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Các đối tượng bảo trợ xã hội đủ điều kiện hưởng trợ cấp trong năm 2008, đề nghị UBND các quận, huyện thực hiện chi trả trợ cấp trước ngày 30/4/2008.

Đề nghị các địa phương và các cơ sở bảo trợ xã hội căn cứ Thông tư số 09/2007/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 7 năm 2007 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Quyết định số 19/2008/QĐ-UBND ngày 17 tháng 3 năm 2008 của UBND thành phố về chính sách trợ giúp đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và Hướng dẫn này để triển khai thực hiện.

Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có gì vướng mắc, các đơn vị phản ánh bằng văn bản về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu giải quyết.

 

 

Nơi nhận:
- UBND thành phố (báo cáo);
- Sở Nội vụ (để biết);
- Sở TC, GD&ĐT, Y tế (Để phối hợp)
- UBND các quận, huyện (chỉ đạo);
- Phòng: LĐTBXH, Tài chính, Giáo dục các quận, huyện;
- UBND các xã, phường;
- Các cơ sở Bảo trợ xã hội;
- Lưu: TXLTT, BTXH.

KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC




Nguyễn Hùng Hiệp

 

Mẫu số 3 - BB

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BIÊN BẢN

Họp hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội đối với bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần

Hôm nay, vào lúc ………. giờ … ngày … tháng … năm 200 ……… tại ……….............................

Chúng tôi gồm:

1. Ông (bà) ………………………… Chủ tịch UBND xã (phường) ................................................

Chủ tịch Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội

2. Ông (bà) ………………………… Cán bộ LĐ-TBXH, thường trực Hội đồng;

3. Ông (bà) ………………………… Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã, Thành viên;

4. Ông (bà) …………………………. Đại diện ……………………... Thành viên;

5. Ông (bà) …………………………. Đại diện ……………………... Thành viên;

6. Ông (bà) …………………………. Đại diện ……………………... Thành viên;

.............................................................................................................................................

Đã họp Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội để xem xét những nội dung sau:

1. .........................................................................................................................................

2. .........................................................................................................................................

3. .........................................................................................................................................

Cuộc họp đã thống nhất một số kết luận sau:

a) Các trường hợp đủ tiêu chuẩn hưởng trợ cấp hàng tháng:

1. .........................................................................................................................................

2. .........................................................................................................................................

b) Các trường hợp chưa đủ tiêu chuẩn hưởng trợ cấp hàng tháng:

1. .........................................................................................................................................

Lý do: ...................................................................................................................................

2. .........................................................................................................................................

Lý do: ...................................................................................................................................

Cuộc họp nhất trí đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã (phường) xem xét, đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định.

Cuộc họp kết thúc lúc ….. giờ ….. ngày ….. tháng ….. năm 200 …

Biên bản này được làm thành 04 bản, gửi UBND quận (huyện) 02 bản (qua phòng Lao động - Thương binh và Xã hội) và lưu tại xã 02 bản.

 

Thư ký Hội đồng
(Ký, ghi rõ họ tên)

Chủ tịch Hội đồng
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

Mẫu số 01-HC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ HƯỞNG TRỢ CẤP XÃ HỘI

(Dùng cho cá nhân, hộ gia đình)

Kính gửi:

- Chủ tịch Ủy ban Nhân dân phường ………………………….
- Chủ tịch UBND quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

Tôi tên là: ………………………………………………. Nam, nữ: ...................................................

Sinh ngày ……… tháng …….. năm ……….. Số điện thoại liên hệ: .............................................

Quê quán: .............................................................................................................................

Hiện có hộ khẩu thường trú tại số nhà: ……………. đường .......................................................

Tổ …………………… phường ...........................................................................  quận Hải Châu

Nêu hoàn cảnh cá nhân: .........................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

Nêu hoàn cảnh gia đình: .........................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

Tôi thuộc dạng đối tượng: .......................................................................................................

Vậy tôi làm đơn này đề nghị quý cấp xét cho tôi được hưởng trợ cấp xã hội.

 

 

XÁC NHẬN CỦA TỔ TRƯỞNG DÂN PHỐ:

Trường hợp của Ông, Bà …………………..

Nêu trên là đúng đề nghị UBND phường, quận xem xét giải quyết.

TỔ TRƯỞNG DP ………………………..
(Ký, ghi rõ họ và tên)

Ngày ….. tháng ….. năm …..
Người làm đơn (ký, ghi rõ họ và tên)

 

UBND phường …………………………….

Căn cứ hồ sơ và kết quả niêm yết công khai tại UBND phường và thông báo trên các phương tiện thông tin của phường từ ngày …/…/…….. đến ngày …../…../…..

Đề nghị Chủ tịch UBND quận xem xét, quyết định.

CHỦ TỊCH UBND PHƯỜNG

 

Mẫu số 1a

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
…………., ngày … tháng … năm 200...

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Hỗ trợ kinh phí mai táng đối tượng bảo trợ xã hội

Kính gửi:

- Ủy ban nhân dân xã (phường) ………………………….
- Ủy ban nhân dân huyện (quận) …….., thành phố Đà Nẵng

Tôi tên là: ………………………………………………. Nam, nữ: ...................................................

Xã (phường) ……………………………………… huyện (quận) .....................................................

Tỉnh (thành phố) .....................................................................................................................

có quan hệ với người chết: .....................................................................................................

đã đứng ra tổ chức lễ tang cho ...............................................................................................

là người đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng đã qua đời ngày    tháng    năm 200 … tại ……. (giấy chứng tử số ………………………….. ngày      tháng      năm 200 … do UBND xã (phường) ...........................    cấp).

Vậy tôi làm đơn này đề nghị cho tôi được hưởng chế độ hỗ trợ kinh phí mai táng cho ………….. nêu trên.

Tôi xin cam đoan lời khai trên là đúng sự thật, nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

 

 

Xác nhận của Trưởng thôn

xác nhận trường hợp ông (bà) ………….. nêu trên là đúng, đề nghị UBND xã (phường), quận (huyện) xem xét hỗ trợ kinh phí mai táng

(Ký, ghi rõ họ và tên)

Người viết đơn
(ký, ghi rõ họ tên)

 

Xác nhận và đề nghị của UBND cấp xã
UBND xã (phường) ……………………………. xác nhận trường hợp trên là đúng đề nghị UBND quận (huyện) hỗ trợ kinh phí mai táng cho ………………………… theo quy định.

Chủ tịch UBND xã (phường)
(Ký tên, đóng dấu)

 

Mẫu số 1b

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
…………., ngày … tháng … năm 200...

ĐƠN NHẬN NUÔI TRẺ EM MỒ CÔI, BỊ BỎ RƠI

Kính gửi:

- Ủy ban nhân dân xã (phường) ………………………….
- Ủy ban nhân dân huyện (quận) …….., thành phố Đà Nẵng

Tên tôi là: ………………………………………………. Nam, nữ: ...................................................

Hiện có hộ khẩu thường trú tại ................................................................................................

.............................................................................................................................................

Giấy chứng minh nhân dân số …………………… do CA ....................  cấp ……….. ngày ………..

xin đề nghị UBND xã (phường) ……………….. UBND quận (huyện) …………………… cho phép

tôi được nhận nuôi cháu: ………………………………………………………………….…………….

hiện ở: ..................................................................................................................................

sinh ngày ……. tháng ….. năm 200 ….. là trẻ em mồ côi cả cha lẫn mẹ (hoặc bị bỏ rơi).

Tôi xin cam đoan sẽ nuôi dưỡng, chăm sóc cháu và đảm bảo cho cháu được thực hiện quyền của trẻ em.

 

Ý kiến của người giám hộ và trẻ em được nhận nuôi (trường hợp trẻ từ đủ 9 tuổi trở lên)

………………………………………………….

………………………………………………….

…………………………………………………

(Ký, ghi rõ họ tên)

Người viết đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ý kiến chấp thuận của UBND cấp xã
UBND xã (phường): ……………………..
đồng ý để ông bà: ……………… nhận nuôi cháu …………………….. theo đơn đề nghị trên

Chủ tịch UBND xã (phường)
(Ký tên, đóng dấu)

Xác nhận của Trưởng thôn, Tổ trưởng
xác nhận trường hợp ………………………. hiện cư trú tại thôn (tổ) ……………………….

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Mẫu số 1c

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
…………., ngày … tháng … năm 200...

ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐƯỢC NUÔI DƯỠNG TẠI CƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI

Kính gửi:

- Ủy ban nhân dân xã (phường) …………………………………………
- Ủy ban nhân dân huyện (quận) …………………………………………
- Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Đà Nẵng

Tên tôi là: ………………………………………………. Nam, nữ: ...................................................

Sinh ngày …………………. tháng ………………………. năm .....................................................

.............................................................................................................................................

Trú quán tại ...........................................................................................................................

.............................................................................................................................................

Hiện nay, tôi ..........................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

Tôi đề nghị quý cơ quan xem xét cho tôi được vào sống tại ......................................................

.............................................................................................................................................

Tôi xin cam đoan thực hiện đúng nội quy, quy định của cơ sở bảo trợ xã hội và Luật pháp của Nhà nước.

 

 

Người viết đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)

Xác nhận của Trưởng thôn (Tổ trưởng)
xác nhận trường hợp ông (bà) ……………..
hiện cư trú tại thôn (tổ) ……………………..

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

Đề nghị của UBND cấp xã
UBND xã (phường) …………………..
đề nghị Ủy ban nhân dân (quận) huyện xem xét, giải quyết.

Chủ tịch UBND xã (phường)
(Ký tên, đóng dấu)

 

Mẫu số 1d

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

SƠ YẾU LÝ LỊCH

PHẦN I: LỊCH SỬ BẢN THÂN

1. Họ và tên: ………………………………………………. 2. Nam, nữ: ...........................................

3. Ngày, tháng, năm sinh: ...............................................................................................................

4. Thường trú số nhà: ………………….. Đường: ………………….. Tổ, thôn: ...............................

Xã, phường: …………………………………. Quận, huyện: ..........................................................

5. Nguyên quán: .....................................................................................................................

6. Dân tộc: ……………………………………………. 7. Tôn giáo: .................................................

8. Lịch sử bản thân:

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

9. Hoàn cảnh cá nhân, gia đình đối tượng: ...............................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

10. Chính sách đang hưởng (ghi cụ thể): ..................................................................................

PHẦN II: QUAN HỆ GIA ĐÌNH

11. Họ và tên cha: ………………………………………………. Năm sinh: ......................................

Nghề nghiệp: ..........................................................................................................................

Chỗ ở hiện nay: .....................................................................................................................

12. Họ và tên mẹ: …………………………………………… Năm sinh: ...........................................

Nghề nghiệp: ..........................................................................................................................

Chỗ ở hiện nay: .....................................................................................................................

13. Họ và tên vợ hoặc chồng: ………………………………….. Năm sinh: .....................................

Nghề nghiệp: ..........................................................................................................................

Chỗ ở hiện nay: .....................................................................................................................

14. Họ và tên các con: Tuổi, làm gì, ở đâu?

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

15. Họ và tên các anh, chị, em ruột: Tuổi, làm gì, ở đâu?

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

 

 

………, ngày ….. tháng ….. năm …..
Người khai
(Ký tên)
Họ tên

NHẬN XÉT VÀ CHỨNG NHẬN CỦA CƠ QUAN, CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

Nội dung chứng nhận cần ghi bản lý lịch này đúng hay sai. Nếu sai thì ghi rõ sai ở cột nào (có thể nhận xét về tư cách và hoàn cảnh người khai).

 

 

Ngày ….. tháng ….. năm …..
UBND xã, phường …………….

 

Mẫu số 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BIÊN BẢN

Họp hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội

Hôm nay, vào lúc …………. giờ ………. ngày ….. tháng ….. năm 200 …. tại ..............................

Chúng tôi, gồm:

1. Ông (bà) …………………………………… Chủ tịch UBND xã (phường) ...................................

Chủ tịch Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội

2. Ông (bà) …………………………………. Cán bộ LĐ-TBXH, thường trực Hội đồng;

3. Ông (bà) ………………………………… Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã, Thành viên;

4. Ông (bà) ………………………………… Đại diện ……………………….. Thành viên;

5. Ông (bà) ………………………………… Đại diện ……………………….. Thành viên;

6. Ông (bà) ………………………………… Đại diện ……………………….. Thành viên;

.............................................................................................................................................

Đã họp Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội (thường xuyên, đột xuất hoặc đưa vào Cơ sở bảo trợ xã hội) để xem xét những nội dung sau:

1. .........................................................................................................................................

2. .........................................................................................................................................

3. .........................................................................................................................................

Cuộc họp đã thống nhất một số kết luận sau:

a) Các trường hợp đủ tiêu chuẩn hưởng trợ cấp (thường xuyên, đột xuất hoặc đưa vào cơ sở bảo trợ xã hội):

1. .........................................................................................................................................

2. .........................................................................................................................................

b) Các trường hợp chưa đủ tiêu chuẩn hưởng trợ cấp (thường xuyên, đột xuất hoặc đưa vào cơ sở bảo trợ xã hội):

1. .........................................................................................................................................

Lý do: ...................................................................................................................................

2. .........................................................................................................................................

Lý do: ...................................................................................................................................

Cuộc họp nhất trí đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã (phường) xem xét, đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định.

Cuộc họp kết thúc lúc ….. giờ ….. ngày ….. tháng ….. năm 200 …..

Biên bản này được làm thành 04 bản, gửi UBND quận (huyện) 02 bản (qua phòng Lao động - Thương binh và Xã hội) và lưu tại xã 02 bản.

 

Thư ký Hội đồng
(Ký, ghi rõ họ tên)

Chủ tịch Hội đồng
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Hướng dẫn 03/HD-SLĐTBXH ngày 07/04/2008 thực hiện Quyết định 19/2008/QĐ-UBND về chính sách trợ giúp đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Đà Nẵng ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.778

DMCA.com Protection Status
IP: 18.223.160.61
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!