Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 2546/QĐ-TTg chương trình phòng chống mua bán người giai đoạn 2016 2020

Số hiệu: 2546/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 31/12/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2546/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG, CHỐNG MUA BÁN NGƯỜI GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Phòng, chống mua bán người ngày 29 tháng 3 năm 2011;

Căn cứ Bộ luật Hình sự ngày 21 tháng 11 năm 1999 (sửa đổi, bổ sung ngày 19 tháng 6 năm 2009);

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016 - 2020, với các nội dung sau:

1. Mục tiêu của Chương trình

a) Mục tiêu chung

Giảm nguy cơ mua bán người; giảm tội phạm mua bán người; thực hiện hiệu quả công tác tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về.

b) Các mục tiêu cụ thể

- Mục tiêu 1: Nâng cao ý thức trách nhiệm, năng lực của cá nhân, gia đình và toàn xã hội nhằm chủ động phòng ngừa, ứng phó với nguy cơ mua bán người.

- Mục tiêu 2: Đẩy mạnh công tác phát hiện, điều tra, truy tố và xét xử tội phạm mua bán người.

- Mục tiêu 3: Tiếp nhận, xác minh, giải cứu, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân kịp thời, an toàn nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của nạn nhân.

- Mục tiêu 4: Hoàn thiện pháp luật và thực hiện hiệu quả chính sách, pháp luật về phòng, chống mua bán người.

- Mục tiêu 5: Tăng cường hợp tác và thực hiện các cam kết quốc tế về phòng, chống mua bán người.

2. Đối tượng thụ hưởng, phạm vi áp dụng và thời gian thực hiện

a) Đối tượng thụ hưởng

Công dân Việt Nam; người nước ngoài, người không quốc tịch cư trú trên lãnh thổ Việt Nam.

b) Phạm vi áp dụng

Chương trình được thực hiện trên phạm vi cả nước và các nước hoặc vùng lãnh thổ khác theo cam kết quốc tế và pháp luật Việt Nam; ưu tiên các tuyến, địa bàn trọng điểm, các tỉnh giáp biên giới Căm-pu-chia, Lào và Trung Quốc.

c) Thời gian thực hiện: Từ năm 2016 đến hết năm 2020.

3. Giải pháp và nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác phòng, chống mua bán người; nâng cao năng lực quản lý nhà nước; hoàn thiện pháp luật, lồng ghép vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội; xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành và tăng cường kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống mua bán người.

- Chỉ đạo, triển khai các lực lượng, tiến hành đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ nhằm nâng cao tỷ lệ phát hiện, điều tra tội phạm mua bán người, tập trung triệt phá các tổ chức đường dây mua bán người vì mục đích cưỡng bức lao động hoặc vô nhân đạo; truy tố, xét xử nghiêm minh tội phạm mua bán người; thực hiện hiệu quả chính sách, pháp luật của Nhà nước trong tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trnạn nhân.

- Đa dạng hóa các hình thức truyền thông, giáo dục về phòng, chống mua bán người; xây dựng, duy trì và nhân rộng các mô hình phòng, chống mua bán người hiệu quả ở cộng đồng.

- Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính để thực hiện Chương trình, ưu tiên nguồn lực cho các địa phương trọng điểm, địa phương không tự cân đối được ngân sách; thực hiện công tác giám sát, đánh giá theo từng đề án và toàn bộ Chương trình.

- Thực hiện công tác nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về phòng, chống mua bán người; chủ động tham gia và đăng cai tổ chức các sự kiện quốc tế về phòng, chống mua bán người.

4. Các đề án của Chương trình

a) Đề án 1: “Truyền thông phòng, chống mua bán người”

- Cơ quan chủ trì: Bộ Thông tin và Truyền thông.

- Các chỉ tiêu:

+ Chỉ tiêu 1: Đến năm 2017, đạt 75% và năm 2020 đạt 100% số xã, phường, thị trấn (viết gọn là cấp xã) nhận và triển khai tài liệu hướng dẫn thực hiện chính sách pháp luật, tài liệu truyền thông thay đổi hành vi về phòng, chống mua bán người.

+ Chỉ tiêu 2: Đến năm 2020, ít nhất 30% số xã thuộc địa bàn trọng điểm (Địa bàn có nhiều vụ việc xảy ra, có nhiều nạn nhân bị mua bán trở về hoặc có nhiều nguy cơ) có mô hình chuyên sâu về phòng ngừa mua bán người và 50% số xã trên toàn quốc có mô hình lồng ghép về phòng, chống mua bán người.

+ Chỉ tiêu 3: Từ năm 2016, thông tin về phòng, chống mua bán người được đăng tải trên cơ quan báo chí cấp Trung ương và cấp tỉnh ít nhất một tháng một lần.

+ Chỉ tiêu 4: Đến năm 2020, đạt 75% người dân tại các địa bàn trọng điểm, tập trung vào nhóm tuổi từ 14 - 60 tuổi, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em được tiếp cận các thông tin có kiến thức pháp luật về phòng, chống mua bán người, kỹ năng xử lý các tình huống liên quan đến mua bán người.

- Tiểu đề án 1: “Truyền thông phòng, chống mua bán người trên các phương tiện thông tin đại chúng”

+ Cơ quan chủ trì: Bộ Thông tin và Truyền thông.

+ Cơ quan phối hợp: Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đài Truyn hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, các cơ quan báo chí và các Bộ, Ban, ngành, tổ chức khác có liên quan.

+ Hoạt động chính:

Xây dựng và thực hiện chuyên trang/chuyên mục về phòng, chống mua bán người trên các cơ quan báo chí ở Trung ương và địa phương nhm cung cấp thông tin, hướng dẫn cho người dân cách ứng phó khi gặp tình hung có dấu hiệu mua bán người xảy ra.

Xây dựng các tiểu phẩm, ký sự, phóng sự, bài viết, tăng thời lượng phát sóng, đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở về công tác phòng, chống mua bán người, nhất là cách thức giải quyết, ứng phó giúp cho người dân nâng cao cảnh giác và tự bảo vệ mình.

Xây dựng hướng dẫn thực hiện phòng, chống mua bán người tập trung vào việc cung cấp thông tin, giám sát phát hiện và thông báo các trường hợp có dấu hiệu mua bán người; khuyến khích đưa vào áp dụng tại các đơn vị làm dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch, kết hôn có yếu tố nước ngoài, cho nhận con nuôi, giới thiệu việc làm, đưa người Việt Nam đi lao động nước ngoài theo hợp đồng.

Tăng cường truyền thông về các nội dung liên quan đến mua bán người vì mục đích cưỡng bức lao động.

Định hướng người sử dụng dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, Internet đăng tải bài viết về phòng, chống mua bán người của các cơ quan báo chí trên trang thông tin cá nhân, mạng xã hội để tăng cường hiệu quả truyền thông.

Tập huấn nâng cao năng lực, kiến thức về phòng, chống mua bán người cho người làm công tác thông tin cơ sở, các phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tin đại chúng.

- Tiểu đề án 2: “Truyền thông phòng, chống mua bán người tại cộng đồng”

+ Cơ quan chủ trì: Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

+ Cơ quan phối hợp: Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tư pháp, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các Bộ, Ban, ngành, tổ chức khác có liên quan.

+ Hoạt động chính:

Thực hiện Chiến lược truyền thông thay đổi hành vi tại cộng đồng trên phạm vi toàn quốc, ưu tiên triển khai tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trọng điểm.

Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống mua bán người; tổ chức các hoạt động truyền thông tại cộng đồng, các chiến dịch truyền thông, trao đổi thông tin, kinh nghiệm với các nước trong khu vực, đặc biệt là các nước có chung đường biên giới; các hoạt động truyền thông mang tính tương tác cao.

Hoàn thiện và tổ chức triển khai Bộ tài liệu truyền thông chung về phòng, chống mua bán người đến cấp cơ sở, điều chỉnh phù hợp với từng nhóm đối tượng, đặc biệt là nhóm dân tộc thiểu số. Tập huấn nâng cao năng lực cho mạng lưới báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên tại địa phương, hỗ trợ thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền và hướng dẫn cộng đồng về phòng, chống mua bán người.

Thu thập, nắm bắt kịp thời các thông tin và dấu hiệu liên quan đến mua bán người tại cộng đồng thông qua các mô hình hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp.

Tư vấn nâng cao nhận thức cho nạn nhân, gia đình và cộng đồng về phòng, chống mua bán người, góp phần hỗ trợ phụ nữ, trẻ em bị mua bán trở về hòa nhập cộng đồng.

Khảo sát, xây dựng, duy trì và nhân rộng các mô hình phòng ngừa có hiệu quả về mua bán người; trao đổi thông tin, kinh nghiệm với Hội phụ nữ các nước trong khu vực, đặc biệt là các nước có chung đường biên giới.

Huy động nguồn lực tài chính và kỹ thuật từ các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật và truyền thông phòng, chống mua bán người tại cộng đồng.

b) Đề án 2: “Đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người”

- Cơ quan chủ trì: Bộ Công an.

- Các chỉ tiêu:

+ Chỉ tiêu 1: Hàng năm, 100% các tuyến, địa bàn trọng điểm về mua bán người được các cơ quan chức năng áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn.

+ Chỉ tiêu 2: 100% thông tin liên quan đến tội phạm mua bán người chuyển đến cơ quan có thẩm quyền được phân loại, xử lý và những trường hợp có dấu hiệu tội phạm được xác minh theo luật định.

+ Chỉ tiêu 3: Hàng năm, tăng ít nhất 2% tỷ lệ khởi tố điều tra các vụ án mua bán người trên tổng số các vụ việc được phát hiện.

+ Chỉ tiêu 4: Hàng năm, đạt 95% số vụ án mua bán người được truy tố trên tổng số vụ do Viện Kiểm sát thụ lý.

+ Chỉ tiêu 5: Hàng năm, đạt 95% số vụ án mua bán người được giải quyết và xét xử trên tổng số vụ do Tòa án thụ lý.

- Tiểu đề án 1: “Đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người khu vực nội địa”

+ Cơ quan chủ trì: Bộ Công an.

+ Cơ quan phối hợp: Bộ Quốc phòng, Viện Kiểm sát nhân dân ti cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Ngoại giao và Bộ Tư pháp.

+ Hoạt động chính:

Điều tra cơ bản, áp dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, tập trung vào các tuyến, địa bàn trọng điểm để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tội phạm mua bán người.

Tiếp nhận, xác minh các nguồn tin báo, tố giác về tội phạm mua bán người.

Điều tra khám phá các vụ án, đường dây tội phạm mua bán người, truy bắt đối tượng phạm tội, chú trọng thực hiện các biện pháp giải cứu và bảo vệ nạn nhân.

Mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm mua bán người trên phạm vi toàn quốc, trọng tâm trên các tuyến, địa bàn trọng điểm.

Nghiên cứu và xây dựng bài giảng; tổ chức tập huấn kỹ năng, phương pháp điều tra các vụ án mua bán người.

Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người từ cấp cơ sở.

Tăng cường phối hợp giữa các ngành, địa phương, lực lượng chức năng các nước, tổ chức quốc tế, nhất là những nước có chung đường biên giới trong công tác điều tra, xử lý tội phạm mua bán người và giải cứu, tiếp nhận, bảo vệ nạn nhân.

Huy động nguồn lực tài chính và hỗ trợ kỹ thuật từ các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ cho công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người và bảo vệ nạn nhân.

- Tiểu đề án 2: “Đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người khu vực biên giới, biển và hải đảo”

+ Cơ quan chủ trì: Bộ Quốc phòng (Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng).

+ Cơ quan phối hợp: Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Ngoại giao.

+ Hoạt động chính:

Nm tình hình, điều tra cơ bản, triển khai các biện pháp nghiệp vụ, kết hợp với tun tra, kiểm soát biên giới và quản lý xuất nhập cảnh với đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng ngừa nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn tội phạm mua bán người và lợi dụng đưa người di cư trái phép qua biên giới để lừa bán.

Tiếp nhận, xác minh các nguồn tin báo, tố giác về tội phạm mua bán người; điều tra, phát hiện, truy bắt đối tượng phạm tội; thu thập tài liệu chứng cứ khởi tố vụ án; tiến hành điều tra theo thẩm quyền và thực hiện các biện pháp giải cứu, tiếp nhận, bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân theo quy định của pháp luật.

Phối hợp với lực lượng Công an mở các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm mua bán người, trọng tâm trên các tuyến biên giới.

Tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng phát hiện, điều tra ban đầu các vụ án mua bán người, tiếp nhận và bảo vệ nạn nhân cho cán bộ trinh sát thuộc lực lượng Biên phòng.

Tăng cường phối hợp với lực lượng chức năng Căm-pu-chia, Lào và Trung Quốc trong điều tra, truy bắt đối tượng phạm tội; giải cứu, tiếp nhận và bảo vệ nạn nhân; huy động nguồn lực tài chính và kỹ thuật từ các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ hỗ trợ công tác đấu tranh chống tội phạm mua bán người và bảo vệ nạn nhân.

- Tiểu đề án 3: “Truy tvà xét xử tội phạm mua bán người”

+ Cơ quan chủ trì: Viện Kiểm sát nhân dân ti cao.

+ Cơ quan phối hợp: Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp và Tòa án nhân dân tối cao.

+ Hoạt động chính:

Thực hành quyền công tố và kiểm sát công tác tiếp nhận, xử lý tin báo, tgiác về tội phạm và kiến nghị khởi t, kim sát công tác điều tra, xét xử các vụ án mua bán người.

Xét xcác vụ án mua bán người, phối hợp lựa chọn án điểm và tổ chức phiên tòa xét xử lưu động vụ án mua bán người.

Thực hiện công tác thống kê số liệu tội phạm mua bán người.

Thực hiện các biện pháp bảo vệ nạn nhân trong quá trình truy tố, xét xử các vụ án mua bán người, đặc biệt với các nạn nhân là trẻ em.

Thực hiện hiệu quả quy trình phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra, truy tố và xét xử tội phạm mua bán người.

Thực hiện các hoạt động tương trợ tư pháp về phòng, chống tội phạm mua bán người.

Tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng cho kiểm sát viên, thẩm phán về công tác truy tố, xét xử, nhất là các vụ án mua bán người vì mục đích cưỡng bức lao động; công tác bảo vệ và bồi thường cho nạn nhân trong các vụ án mua bán người.

Huy động nguồn lực tài chính, kỹ thuật từ các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ hỗ trợ công tác truy tố, xét xử tội phạm mua bán người và bảo vệ nạn nhân.

c) Đề án 3: “Tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán”

- Cơ quan chủ trì: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Các chỉ tiêu:

+ Chỉ tiêu 1: 100% các trường hợp đã tiếp nhận được tiến hành các thủ tục xác minh, xác định nạn nhân và được hưởng các chế độ hỗ trợ theo quy định của pháp luật.

+ Chỉ tiêu 2: 100% nạn nhân có nhu cầu được hỗ trợ chế độ theo quy định của pháp luật.

+ Chỉ tiêu 3: 100% nạn nhân và người thân thích có nhu cầu được bảo vệ an toàn theo quy định của pháp luật.

+ Chỉ tiêu 4: Đến năm 2020, 100% các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trọng điểm xây dựng được các mô hình hỗ trợ hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân bị mua bán.

- Tiểu đề án 1: Tiếp nhận, xác minh và bảo vệ nạn nhân”

+ Cơ quan chủ trì: Bộ Công an.

+ Cơ quan phối hợp: Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các Bộ, ngành liên quan.

+ Hoạt động chính:

Tiếp nhận, xác minh, xác định nạn nhân và thực hiện chế độ hỗ trợ ban đầu theo quy định của pháp luật.

Thực hiện các biện pháp bảo vệ an toàn cho nạn nhân, người thân thích của họ và bí mật thông tin về nạn nhân theo quy định của pháp luật.

Thực hiện hiệu quả quy chế phối hợp liên ngành, tổ chức sơ kết, tổng kết, đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản hướng dẫn trình tự, thủ tục, thẩm quyền tiếp nhận, xác minh, xác định và bảo vệ nạn nhân phù hợp với quy định hiện hành.

Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ có liên quan và chia sẻ kinh nghiệm trong phối hợp giữa các ngành, địa phương, các tổ chức xã hội về công tác tiếp nhận, xác minh, xác định và bảo vệ nạn nhân.

- Tiểu đề án 2: “Hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về”

+ Cơ quan chủ trì: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Cơ quan phối hợp: Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các Bộ, ngành, tổ chức có liên quan.

+ Hoạt động chính:

Nghiên cứu, xây dựng cơ chế chuyển tuyến cho nạn nhân bị mua bán; hình thành mạng lưới hỗ trợ nạn nhân và thực hiện quy trình chuẩn về hỗ trợ nạn nhân hòa nhập cộng đồng theo hướng bình đẳng giới, chú ý nhu cầu và đặc điểm của các nhóm đối tượng khác nhau, đặc biệt là trẻ em.

Thực hiện công tác hỗ trợ nạn nhân tại các cơ sở bảo trợ, cơ sở hỗ trợ nạn nhân và tại cộng đồng theo quy định pháp luật.

Sơ kết, tổng kết, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về chế độ, chính sách hỗ trợ nạn nhân và quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân, cơ sở bảo trợ xã hội phù hợp với quy định pháp luật hiện hành.

Tập huấn nâng cao năng lực cho các cán bộ ngành Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan để thực hiện tốt quy trình tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân hòa nhập cộng đồng.

Nâng cấp trang thiết bị phục vụ cho công tác hỗ trợ nạn nhân tại các cơ sở hỗ trợ nạn nhân, cơ sở bảo trợ thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trọng điểm.

Đánh giá, rút kinh nghiệm và nhân rộng các mô hình hỗ trợ nạn nhân thành công tại cộng đồng; khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia vào công tác hỗ trợ nạn nhân.

Theo dõi, đôn đốc công tác thi hành án về dân sự sau khi bản án hình sự xét xử về vụ án mua bán người có hiệu lực pháp luật.

Huy động nguồn lực tài chính và kỹ thuật từ các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ hỗ trợ công tác tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân.

d) Đề án 4: “Hoàn thiện pháp luật và theo dõi thi hành chính sách, pháp luật về phòng, chống mua bán người”

- Cơ quan chủ trì: Bộ Công an.

Cơ quan phối hợp: Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và các Bộ, ngành, tổ chức khác có liên quan.

- Các chỉ tiêu:

+ Chỉ tiêu 1: 100% các văn bản hướng dẫn thực hiện Bộ luật Hình sự (sửa đổi) và Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) phần có liên quan đến tội phạm mua bán người, bảo vệ nạn nhân được ban hành và có hiệu lực cùng thời điểm với Bộ luật Hình sự (sửa đổi), Bộ luật Tố tụng Hình sự (sửa đổi).

+ Chỉ tiêu 2: 100% cơ quan tiến hành tố tụng hình sự cấp Trung ương và cấp tỉnh có kế hoạch triển khai và theo dõi thi hành Bộ luật Hình sự (sửa đổi), Bộ luật Tố tụng Hình sự (sửa đổi), trong đó, có các quy định liên quan đến phòng, chống tội phạm mua bán người và bảo vệ người bị hại trong vụ án mua bán người.

+ Chỉ tiêu 3: 100% các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Phòng, chống mua bán người và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến phòng, chống mua bán người được theo dõi thi hành và đánh giá hiệu quả.

+ Chỉ tiêu 4: Hoàn thiện các thủ tục, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định khả năng Việt Nam gia nhập Nghị định thư về chống người di cư trái phép bằng đường bộ, đường biển và đường không bổ sung cho Công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (Công ước TOC).

- Hoạt động chính:

+ Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cần thiết hướng dẫn thi hành Bộ luật Hình sự (sửa đổi) và Bộ luật Tố tụng Hình sự (sửa đổi) liên quan đến tội phạm mua bán người và bảo vệ nạn nhân.

+ Ban hành kế hoạch triển khai và theo dõi thi hành Bộ luật Hình sự (sửa đổi), Bộ luật Tố tụng Hình sự (sửa đổi), trong đó, có các quy định liên quan đến phòng, chống tội phạm mua bán người và bảo vệ người bị hại trong vụ án mua bán người.

+ Xây dựng Đề án nghiên cứu về việc gia nhập Nghị định thư về chống người di cư trái phép bằng đường bộ, đường biển và đường không bổ sung cho Công ước TOC.

+ Đánh giá tác động của Luật Phòng, chống mua bán người, kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành hoặc hoàn thiện luật.

+ Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Phòng, chống mua bán người.

+ Sơ kết, tổng kết, đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật để đảm bảo tính nhất quán và tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về công tác phòng, chống mua bán người.

+ Theo dõi, giám sát thi hành pháp luật về phòng, chống mua bán người.

đ) Đề án 5: “Hợp tác quốc tế về phòng, chống mua bán người”

- Cơ quan chủ trì: Bộ Công an.

Cơ quan phối hợp: Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và các Bộ, ngành, tổ chức có liên quan.

- Các chỉ tiêu:

+ Chỉ tiêu 1: 100% số vụ, việc mua bán người có yếu tố nước ngoài phải được các cơ quan chức năng xem xét phối hợp với lực lượng thực thi pháp luật của các nước và các tổ chức quốc tế có liên quan để giải quyết.

+ Chỉ tiêu 2: 100% các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về phòng, chống mua bán người mà Việt Nam là thành viên được triển khai thực hiện.

+ Chỉ tiêu 3: 100% các điều ước quốc tế về phòng, chống mua bán người mà Việt Nam là thành viên được sơ kết, tổng kết theo định kỳ và có kế hoạch phối hợp triển khai trong thời gian tiếp theo.

+ Chỉ tiêu 4: Đến năm 2020, các hoạt động nghiên cứu, khảo sát và xác định cơ chế hợp tác, cơ quan đầu mối được thực hiện ít nhất với 5 nước; ký kết điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế hoặc văn bản hợp tác về phòng, chống mua bán người ít nhất với 2 nước.

- Hoạt động chính:

+ Thi hành các điều ước quốc tế và cam kết quốc tế về phòng, chống mua bán người mà Việt Nam là thành viên, trọng tâm là Công ước TOC, Nghị định thư về ngăn ngừa, trấn áp và trừng trị tội phạm mua bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, Công ước và Tuyên bố chung các nước Đông Nam Á (ASEAN), Tuyên bố chung các nước Tiểu vùng sông Mê-Kông (Tuyên bCOMMIT), hiệp định hợp tác song phương giữa Việt Nam với Căm-pu-chia, Lào, Thái Lan, Trung Quốc về phòng, chống mua bán người.

+ Tăng cường hợp tác trao đổi thông tin, giải quyết vụ việc mua bán người, truy bắt đối tượng phạm tội, giải cứu và hồi hương nạn nhân, chia sẻ kinh nghiệm và đào tạo nâng cao năng lực phòng, chống mua bán người.

+ Tổ chức nghiên cứu, khảo sát tình hình hoạt động tội phạm mua bán người và tìm hiểu chính sách pháp luật tại một số nước có nhiều nạn nhân là người Việt Nam bị mua bán để xác định cơ quan đầu mối, cơ chế phối hợp trong trao đổi thông tin, giải quyết vụ việc mua bán người, giải cứu và hồi hương nạn nhân, bắt giữ đối tượng phạm tội.

+ Sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế hoặc văn bản hợp tác đã ký kết giữa Việt Nam với các nước về phòng, chống mua bán người, nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn.

+ Nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền xây dựng, đàm phán, ký kết, gia nhập và tổ chức triển khai các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế hoặc văn bản hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ và cá nhân người nước ngoài về phòng, chống mua bán người phù hợp với các quy định của pháp luật.

+ Tổ chức các đoàn ra và đón đoàn vào để trao đổi, chia sẻ, học tập kinh nghiệm trong lĩnh vực phòng, chống mua bán người; tổ chức các hội nghị, hội thảo, diễn đàn quốc tế về phòng, chống mua bán người tại Việt Nam.

5. Kinh phí thực hiện Chương trình

a) Kinh phí thực hiện Chương trình được bố trí trong dự toán chi thường xuyên của các Bộ, ngành và địa phương. Ngoài ra, được huy động từ Quỹ phòng, chống tội phạm, viện trợ quốc tế và huy động nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

b) Căn cứ nhiệm vụ được giao theo quy định tại Quyết định này, hàng năm, các Bộ, ngành, địa phương lập dự toán chi ngân sách, bảo đảm các hoạt động của Chương trình và trình cấp có thẩm quyền quyết định.

Điều 2. Tổ chức thực hiện Chương trình

1. Cơ chế điều hành

Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016 - 2020 do Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ (Ban Chỉ đạo 138/CP) điều hành theo Quyết định số 187/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Phân công trách nhiệm

- Bộ Công an chủ trì Đề án 2, Đề án 4, Đề án 5; xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện Tiểu đề án 1 thuộc Đề án 2, Tiểu đề án 1 thuộc Đề án 3; phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thực hiện các đề án còn lại theo quy định; phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, ngành liên quan thẩm định các đề án trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Bộ Quốc phòng chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện Tiểu đề án 2 thuộc Đề án 2; phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thực hiện các đề án còn lại thuộc địa bàn biên giới, biển và hải đảo theo quy định.

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì Đề án 3; xây dựng và tổ chức thực hiện Tiểu đề án 2 thuộc Đề án 3; phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thực hiện các đề án còn lại về hỗ trợ nạn nhân theo quy định.

- Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì Đề án 1; phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện Tiểu đề án 1 thuộc Đề án 1.

- Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và các Bộ, ngành chức năng thống nhất xác định và bố trí kinh phí thực hiện Chương trình trong dự toán chi thường xuyên của các Bộ, ngành và địa phương theo phân cấp ngân sách hiện hành.

- Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và các Bộ, ngành liên quan đánh giá tác động của Luật Phòng, chống mua bán người; phổ biến giáo dục pháp luật, thi hành án dân sự về phòng, chống mua bán người và trợ giúp pháp lý cho nạn nhân. Quản lý, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động hỗ trợ kết hôn, cho, nhận con nuôi nhằm phòng, chống việc lợi dụng các hoạt động này đmua bán người.

- Bộ Ngoại giao chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thực hiện công tác bảo hộ đối với công dân Việt Nam là nạn nhân bị mua bán ra nước ngoài; phối hợp với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và nước ngoài thực hiện xác minh và làm các thủ tục cần thiết khác để đưa nạn nhân là công dân Việt Nam về nước.

- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tham gia thực hiện Đề án 1, lồng ghép nội dung tuyên truyền về phòng, chống mua bán người vào các chương trình văn hóa, du lịch; quản lý, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động du lịch, dịch vụ văn hóa nhằm phòng, chống việc lợi dụng các hoạt động này để mua bán người.

- Đnghị Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện Tiểu đề án 2 thuộc Đề án 1; tham gia thực hiện các đề án, tiểu đề án còn lại theo quy định.

- Đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện Tiu đề án 3 thuộc Đề án 2; tham gia thực hiện các đề án, tiểu đề án còn lại theo quy định.

- Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tham gia thực hiện Đề án 2 và các đề án, tiểu đề án khác theo quy định.

- Các Bộ khác và các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tham gia thực hiện Chương trình trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, tổ chức thực hiện Chương trình tại địa phương; lồng ghép thực hiện Chương trình với nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội và thực hiện công tác giám sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình tại địa phương mình.

- Đnghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình tham gia giám sát thực hiện Chương trình; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật và vận động toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm, cảm hóa, giáo dục người phạm tội tại gia đình, cộng đồng dân cư, phòng, chống mua bán người.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Bộ Công an chủ trì, quản lý Chương trình và chịu trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc thực hiện Chương trình này.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân h
àng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
-
Lưu: VT, NC (3b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

 

THE PRIME MINISTER
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom - Happiness

---------------

No. 2546/QD-TTg

Hanoi, December 31, 2015

 

DECISION

GRANTING APPROVAL FOR HUMAN TRAFFICKING PREVENTION AND FIGHTING PROGRAM IN 2016 – 2020 PERIOD

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Government organization dated December 25, 2001;

Pursuant to the Law on Prevention of Human trafficking dated March 29, 2011;

Pursuant to the Criminal Code dated November 21, 1999 (amended in June 19, 2009);

At the request of the Minister of Public Security,

HEREBY DECIDE:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Objectives

a) General objectives

Reduce human trafficking risks; reduce human trafficking crimes; effectively carry out the tasks of receiving, protecting and supporting victims in returing home;

b) Particular objectives

- Objective 1: Enhance awareness of responsibility and capacity of individuals, families and entire society with the aim of preventing and coping with human trafficking risks.

- Objective 2: Reinforce detection, inspection, prosecution and bringing to justice any human trafficking crime.

- Objective 3: Receive, verify, rescue, protect and support victims in a timely and safe manner.

- Objective 4: Complete legislation and effectively implement policies and laws on human trafficking prevention and fighting.

- Objective 5: Reinforce cooperation and implementation of international commitments to human trafficking prevention and fighting.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Beneficiaries

Vietnamese citizens; foreigners residing in the territory of Vietnam.

b) Governing scope

The Program shall be implemented across the country, other countries or territories under international commitments and laws of Vietnam with priority given to key routes, administrative divisions, provinces bordering on Cambodia, Laos and China.

c) Implementation period: From 2016 to the end of 2020.

3. Key measures and tasks of the Program

- Reinforce leadership, direction and inspection of Party committees, authorities on the tasks of human trafficking prevention and fighting; increase state management; complete legislation, include the Program in the socio-economic development plan; construct mechanism of intersectoral coordination and reinforce inspection and assessment of the implementation of policies and laws on human trafficking prevention and fighting.

- Direct and deploy forces, carry out professional measures consistently to increase the ratio of detection and investigation of human trafficking crimes, concentrate on destroying and wiping out organizations trafficking human beings for coercive labor; prosecute any human trafficking crime and bring it to justice; effectively implement policies and laws on reception and protection of victims.

- Diversify propagation and education about human trafficking prevention and fighting; maintain and spread efficient human trafficking prevention and fighting models in communities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Carry out activities of scientific research and international cooperation in human trafficking prevention and fighting; take the initiative in joining and hosting international events on human trafficking prevention and fighting.

4. Projects of the Program

a) Project 1: “Propaganda about human trafficking prevention and fighting”

- Leading agency: The Ministry of Information and Communications

- Targets:

+ Target 1: At least 75% and 100% (in 2017 and 2020 respectively) of the number of communes, wards, towns (herein 'communes') shall receive and implement written instructions on the policies and laws, media information on change of attitude towards human trafficking prevention and fighting.

+ Target 2: To 2020, at least 30% of the communes in key areas (Areas where human trafficking is rampant and lots of human trafficking victims return) shall have an intensive model for human trafficking prevention and fighting and 50% of the communes across the country shall have an integrated model for human trafficking prevention and fighting.

+ Target 3: From 2016, information concerning human trafficking prevention and fighting shall published on central and provincial-level media at least once a month.

+Target 4: To 2020, at least 75% of the residents in key areas, aged mainly 14 - 60, especially women and children shall have access to information concerning knowledge of laws on human trafficking prevention and fighting, skills of coping with circumstances relating to human trafficking.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Leading agency: The Ministry of Information and Communications

+ Coordinating agency: The Ministry of Public Security, Ministry of Defence, Ministry of Foreign Affairs, Ministry of Culture, Sports and Tourism, Ministry of Justice, Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs, Vietnam Women’s Union, Vietnam Television, Voice of Vietnam, press agencies and other relevant ministries, sectors and organizations.

+ Main activities:

Create columns on human trafficking prevention and fighting in central and local press with the aim of providing information and instructions to residents on responses to signs of human trafficking detected.

Create sketches, newspaper reports, articles; increase airtime on mass media and grassroots cultural institutions for human trafficking prevention and fighting, especially how to help residents heighten vigilance and self-protection.

Provide instructions on implementation of human trafficking prevention and fighting with focus on provision of information, detection and notification of signs of human trafficking; encourage application of such instructions in entities that provide services concerning culture, sporting, tourism, marriage with foreigners, child adoption, job counseling, sending Vietnamese people to work overseas under contract.

Reinforce propaganda on human trafficking for the purpose of coercive labor;

Orient telecommunications, information technology and Internet service users toward publishing articles on human trafficking prevention and fighting from mass media in their personal blogs, social media to intensify communication efficiency.

Organize training to enhance capacity and knowledge of human trafficking prevention and fighting for reporters, editors from press agencies.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Leading agency: Vietnam Women’s Union

+ Coordinating agency: The Ministry of Public Security, Ministry of Defence, Ministry of Information and Communications, Ministry of Culture, Sports and Tourism, Ministry of Justice, Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs, Ministry of Education and Training, Vietnam Fatherland Front, Communist Youth Union of Ho Chi Minh City, and other relevant ministries, sectors and organizations.

+ Main activities:

Carry out communication strategies to change attitudes of communities across the country with priority placed on key provinces and municipalities.

Carry out propagation and education about laws on human trafficking prevention and fighting; organize communication activities in communities, communication strategies, exchange of information and experience with regional countries, especially the countries sharing having common borderlines; communication activites shall be highly interactive;

Complete and spread the implementation of the common set of communication materials on human trafficking prevention and fighting to grassroots agencies, with adjustments being made to suit individual groups, especially ethnic minorities. Organize training to enhance capacity of speakers, commentators, collaborators in localities, provide supports for effectively carrying out propaganda and instruction to communities on human trafficking prevention and fighting.

Collect information and signs relating to human trafficking in communities in a timely manner through the models of activities of Women’s associations at all levels;

Heighten awareness of victims, families and communities about human trafficking prevention and fighting, make contribution to supporting human trafficking victims as women, children in returning home and joining communities.

Carry out survey, build, maintain and propagate effective human trafficking prevention models; carry out exchange of information and experience with women associations of other countries in the region, especially the countries having common borderlines.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Project 2: “Human trafficking prevention and fighting”

- Leading agency: The Ministry of Public Security

- Targets:

+ Target 1: Annually, 100% of key routes, areas shall be supported by functional agencies in taking professional measures to prevent, detect and deter crimes.

+ Target 2: 100% of the information related to human trafficking crimes forwarded to competent agencies shall be classified and handled. Any sign of crime shall be verified according to laws.

+ Target 3: Number of cases facing charges of human trafficking over total number of cases detected shall increase by 2% annually.

+ Target 4: Annually, number of cases prosecuted over the total number of cases handled by the Procuracy shall reach 95%.

+ Target 5: Annually, number of cases brought to trial over the total number of cases handled by the Procuracy shall reach 95%.

- Sub-project 1: “Human trafficking prevention and fighting in inland areas”

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Coordinating agency: The Ministry of Defence, the Supreme People’s Procuracy, the Supreme People’s Court, Ministry of Foreign Affairs and Ministry of Justice.

+ Main activities:

Conduct basic criminal investigation, apply professional measures consistently with focus on key routes, areas to prevent, detect and deter acts in violation of laws on human trafficking crimes.

Receive and verify reports on, denunciations of human trafficking crimes.

Investigate and discover human trafficking rings, pursue and capture criminals and concentrate on measures to rescue and protect victims.

Open intensive attacks on and suppress human trafficking criminals across the country with focus on key routes and areas.

Study and prepare lectures; conduct training in investigation skills and methods.

Carry out inspection of human trafficking prevention and fighting activities from grassroots agencies.

Reinforce cooperation among sectors, local governments, functional forces and other countries, international organizations, especially the countries having common borderlines in investigation and handling of crimes, rescuing and protecting victims.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Sub-project 2: “Human trafficking prevention and fighting in border, sea and island areas”

+ Leading agency: The Ministry of Defence (Command of Border Defence Force)

+ Coordinating agency: The Ministry of Public Security, the Supreme People’s Procuracy, the Supreme People’s Court and Ministry of Foreign Affairs.

+ Main activities:

Conduct basic criminal investigation, deploy professional measures, combine border patrols and entry & exit control with intensification of propaganda with the aim of detecting and preventing human trafficking crimes.

Receive and verify reports on, denunciations of human trafficking crimes; investigate, discover, pursue and capture criminals; collect evidence for human trafficking charges; carry out investigation within competence and take measures to rescue, receive, protect and support victims according to laws.

Cooperate with police forces in opening intensive attacks on human trafficking crimes with focus on border routes.

Organize training for reconnaissance officers belonging to border defence force to enhance knowledge and skills in detecting and investigating human trafficking cases, receiving and protecting victims.

Strengthen cooperation with functional forces from Cambodia, Laos and China in investigating, pursuing and capturing criminals; rescuing, receiving and protecting victims; mobilize financial resources and technical assistance from international organizations, non-governmental organizations for the fight against human trafficking crimes and protection of victims.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Leading agency: The Supreme People’s Procuracy

+ Coordinating agency: The Ministry of Public Security, Ministry of Defence, Ministry of Justice and the Supreme People’s Court.

+ Main activities:

Exercise the rights of prosecution and supervising the tasks of receiving and handling reports on, denunciations of criminals and requisitions for criminal charges; supervise investigation and adjudication of human trafficking cases.

Adjudicate human trafficking lawsuits, coordinate organization of mobile trials of human trafficking lawsuits.

Carry out statistical work concerning figures of human trafficking crime;

Implement measures to protect victims during the process of prosecution, adjudication of human trafficking lawsuits, especially victims as children.

Maintain effective coordination among presiding agencies in order to create favorable conditions for investigation, prosecution and adjudication of human trafficking criminals.

Carry out activities of judicial assistance for human trafficking prevention and fighting.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Mobilize financial resources and technical assistance from international organizations, non-governmental organizations for the tasks of prosecution and adjudication of human trafficking lawsuits and protection of victims.

c) Project 3: “Reception, verification, protection and assistance for victims”

- Leading agency: The Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs

- Targets:

+ Target 1: Number of received cases with procedures for verification, identification of victims and supportive benefits according to laws being fulfilled shall reach 100%.

+Target 2: Number of victims in need of supports according to laws shall reach 100%.

+ Target 3: Number of victims and relatives in need of protection according to laws shall reach 100%.

+ Target 4: To 2020, number of key provinces and municipalities carrying out the establishment of community integration support models for victims shall reach 100%.

- Sub-project 1: “Reception, verification and protection of victims”

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Coordinating agency: Ministry of Defence, Ministry of Foreign Affairs, Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs, the Supreme People’s Procuracy, the Supreme People’s Court, Vietnam Women’s Union, the People’s Committees of provinces and relevant ministries, sectors.

+ Main activities:

Receive, verify and identify victims; provide initial supportive benefits according to laws.

Take appropriate measures to protect victims and their relatives, keep victim information secret according to laws.

Implement regulations on intersectoral coordination effectively, make preliminary and summary wrap-up reports, propose amendments and supplements to written instructions on procedures, authority on reception, verification, identification and protection of victims according to applicable regulations.

Enhance capacity for relevant officials and share experience in coordination among sectors, local governments, social organizations in reception, verification, identification and protection of victims.

- Sub-project 2: “Supporting rescued human trafficking victims”

+ Leading agency: The Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs

+ Coordinating agency: The Ministry of Public Security, Ministry of Defence, Ministry of Foreign Affairs, Ministry of Education and Training, Ministry of Justice, the Supreme People’s Court, Vietnam Women’s Union, the People’s Committees of provinces and relevant ministries, sectors and organizations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Carry out study on the establishment of the mechanism on transfer of medical facilities for victims; establish supporting networks for victims and follow standard procedures for supporting rescued victims in joining the community with priority placed on victims as women and children.

Carry out victim support tasks in social relief establishments, victim assistance centers and in communities according to laws.

Make preliminary and summary wrap-up reports, propose amendments and supplements to legislative documents on benefits and policies for victims, regulations on conditions and procedures for establishment of victim assistance centers, social relief establishments according to applicable regulations.

Organize training to enhance capacity for cadres from labor, invalid and social affairs sector and relevant agencies to effectively implement the tasks of receiving and supporting rescued victims in joining communities.

Upgrade facilities serving victim support tasks in victim assistance centers and social relief establishments affiliated to key provinces and municipalities.

Carry out assessment, learn experience and propagate successful victim support models in communities; encourage organizations and/or individuals at home and abroad to take part in victim support tasks.

Follow up and speed up enforcement of sentences for human trafficking which have been pronounced effective in court.

Mobilize financial resources and technical assistance from international organizations, non-governmental organizations for reception, protection and assistance for victims.

d) Project 4: “Completing legislation and overseeing implementation of policies and laws on human trafficking prevention and fighting”

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Coordinating agency: The Office of the National Assembly, Office of Government, Ministry of Justice, Ministry of Defence, Ministry of Foreign Affairs, Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs, the Supreme People’s Procuracy, the Supreme People’s Court, Central Committee of Vietnam Fatherland Front, Vietnam Women’s Union and relevant ministries, sectors.

- Targets:

+ Target 1: 100% of written instructions on the execution of the Criminal Code (amended) and the Criminal Procedure Code (amended) concerning human trafficking crime and protection of victims shall be promulgated and take effect at the same time as the Criminal Code (amended), the Criminal Procedure Code (amended).

+ Target 2: 100% of presiding agencies at central and provincial levels shall have the plan for deployment and inspection of the enforcement of the Criminal Code (amended), the Criminal Procedure Code (amended) including regulations on human trafficking prevention and fighting, protection of human trafficking victims.

+ Target 3: 100% of written instructions on the implementation of the Law on Prevention of Human trafficking and other relevant documents shall be strictly complied.

+ Target 4: Complete and submit procedures to competent authorities for decision on accession of Vietnam to the Protocol against the smuggling of migrants by land, sea and air supplementing the Convention against transnational organized crime (TOC)

- + Main activities:

+ Promulgate legislative documents instructing implementation of the Criminal Code (amended) and the Criminal Procedure Code (amended) concerning human trafficking crime and protection of human trafficking victims.

+ Promulgate plan for deployment and inspection of the enforcement of the Criminal Code (amended), the Criminal Procedure Code (amended) including regulations on human trafficking prevention and fighting, protection of human trafficking victims.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Assess the impact of the Law on Prevention of Human trafficking, make proposal to competent agencies for measures to enhance efficiency in implementation and completion of laws.

+ Propose amendments and supplements to, or promulgate written instructions on the implementation of the Law on Prevention of Human trafficking.

+ Make preliminary and summary wrap-up reports, propose amendments and supplements to legislative documents to ensure consistency and intensify efficiency in state administration for human trafficking prevention and fighting.

+ Follow up and supervise the implementation of laws on  human trafficking prevention and fighting.

dd) Project 5 “International cooperation in human trafficking prevention and fighting”

- Leading agency: The Ministry of Public Security

+ Coordinating agency: Ministry of Foreign Affairs, Ministry of Justice, Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs, Ministry of Defence, the Supreme People’s Procuracy, the Supreme People’s Court, Vietnam Women’s Union and relevant ministries, sectors.

- Targets:

+ Target 1: 100% of human trafficking cases associated with foreigners shall be handled under coordination between the country’s functional agencies and law enforcement forces of other countries and relevant organizations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Target 3: 100% of international agreements on human trafficking prevention and fighting to which Vietnam is a signatory shall be reviewed periodically and planned for implementation in the next time.

+ Target 4: To 2020, the promotion of activities of studying, surveying and defining mechanism of cooperation, agencies (as head contacts) for cooperation shall be carried out with at least five countries; the signing of international treaties, international agreements on cooperation in human trafficking prevention and fighting shall be executed with at least two countries.

- Main activities:

+ Implement international agreements and international commitments to human trafficking prevention and fighting to which Vietnam is a signatory, specially the TOC, the Protocol to Prevent, Suppress and Punish Trafficking in Persons, especially Women and Children, ASEAN Joint Declaration, COMMIT Joint Declaration, Bilateral Cooperation Agreement between Vietnam and Cambodia, Laos, Thailand, China on human trafficking prevention and fighting.

+ Strengthen cooperation in exchange of information, settlement of human trafficking cases, pursuing and capturing criminals, rescuing victims, sharing experience and training to enhance capacity for human trafficking prevention and fighting;

+ Organize study and investigation of human trafficking activities and learn about policies and laws of the countries where most of the victims are Vietnamese to identify the agencies (as head contacts), mechanism of cooperation in exchange of information, settlement of human trafficking cases, rescuing victims and capturing criminals.

+ Make preliminary and summary wrap-up reports on the implementation of international agreements, international treaties or any cooperation agreements signed between Vietnam and other countries for human trafficking prevention and fighting, propose amendments and supplements thereto to competent authorities if necessary.

+ Study and put forward proposals to competent authorities for construction, negotiation, accession and implementation of international agreements, international treaties or other cooperation agreements with other countries, international organizations, non-governmental organizations and individuals as foreigners for human trafficking prevention and fighting in accordance with laws of Vietnam.

+ Organize visits from international delegations or oversea trips for Vietnamese delegations to learn and share experience in the area of human trafficking prevention and fighting; organize international conferences, workshops and forums on human trafficking prevention and fighting in Vietnam.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Expenditures shall be allocated within the recurring expenditure estimates of ministries, sectors and local governments. In addition, budgets shall be mobilized from funds for crime prevention and fighting, international grants and other legal sources according to laws.

b) Annually, based on the tasks assigned under this Decision, the ministries, sectors and local governments shall carry out the formulation of budget spending estimates to ensure activities of the Program and make the submission to competent authorities for decision.

Article 2. Implementation

1. Management mechanism

The Program for human trafficking prevention and fighting in 2016 – 2020 period shall be managed by the Government’s Steering Committee for Crime Prevention and Control (138/CP Steering Committee) under the Prime Minister’s Decision No. 187/QD-TTg dated January 18, 2013.

2. Responsibility

- The Ministry of Public Security shall preside over projects 2, 4, 5; formulate and implement Sub-project 1 under Project 2, Sub-project 1 under Project 3; cooperate with relevant ministries, sectors in implementing the remaining projects as prescribed; cooperate with the Ministry of Finance, Ministry of Planning and Investment and other relevant ministries and sectors in inspecting the projects prior to the submission to competent authorities for approval.

- The Ministry of Defence shall preside over the formulation and implementation of Sub-project 2 under Project 2; cooperate with relevant ministries and sectors in implementing the remaining projects within border, sea and island areas as prescribed.

- The Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs shall preside over Project 3; formulate and implement Sub-project 2 under Project 3; cooperate with relevant ministries and sectors in implementing the remaining projects on victim assistance as prescribed.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- The Ministry of Finance shall preside over and cooperate with the Ministry of Public Security and other ministries, sectors in determining and allocating budgets for implementation of the program within recurrent expenditure estimates of the ministries, sectors and local governments according to current budget management decentralization.

- The Ministry of Justice shall preside over and cooperate with the Ministry of Public Security and relevant ministries, sectors in assessing the impact of the Law on Prevention of Human trafficking; carry out dissemination and education about laws on human trafficking prevention and fighting, and legal assistance for victims. Govern, direct and inspect marriage support and child adoption activities to prevent and fight against corrupt use of such activities to traffick human beings.

- The Ministry of Foreign Affairs shall provide instructions to Vietnam’s representative bodies overseas on the provision of protection for Vietnamese citizens as human trafficking victims; cooperate with competent agencies at home and abroad in carrying out verifications and other necessary procedures for bringing the victims home.

- The Ministry of Culture, Sports and Tourism shall cooperate with relevant ministries, sectors in implementing Project 1, integrating contents of the propaganda on human trafficking prevention and fighting into cultural and tourism programs; direct and inspect tourism activities, cultural services to prevent and fight against corrupt use of such activities to traffic human beings.

- Vietnam Women’s Union shall preside over and cooperate with relevant ministries, sectors in constructing and implementing Sub-project 2 under Project 1; engage in the implementation of the remaining projects, sub-projects as prescribed.

- The Supreme People’s Procuracy shall preside over and cooperate with relevant ministries, sectors in constructing and implementing sub-project 3 under Project 2; engage in the implementation of the remaining projects, sub-projects as prescribed.

- The Supreme People’s Court shall cooperate with relevant ministries, sectors in implementing Project 2 and other projects, sub-projects as prescribed.

- Other ministries and ministerial-level agencies, governmental agencies shall engage in the implementation of the Program within functions, duties assigned.

- People’s Committees of central-affiliated provinces shall direct the implementation of the Program in localities; integrate the Program into socio-economic development objectives and carry out the monitoring and assessment of the implementation of the Program in localities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 3. This Decision takes effect since the date of its promulgation.

Article 4. The Ministry of Public Security shall preside over the management of the Program and take responsibility for inspecting and speeding up the implementation of the Program.

Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of governmental agencies, presidents of the People’s Committees of central-affiliated provinces, cities shall be responsible for executing this Decision./.

 

 

PP THE PRIME MINISTER
DEPUTY MINISTER




Nguyen Xuan Phuc

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2546/QĐ-TTg ngày 31/12/2015 phê duyệt Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


15.938

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.86.138
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!