Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 47/2002/TT-BTC danh mục hàng hoá và thuế suất của Việt Nam để thực hiện Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT)...2002

Số hiệu: 47/2002/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Lê Thị Băng Tâm
Ngày ban hành: 28/05/2002 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 47/2002/TT-BTC

Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2002

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 47/2002/TT-BTC NGÀY 28 THÁNG 5 NĂM 2002 VỀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 21/2002/NĐ-CP NGÀY 28/2/2002; NGHỊ ĐỊNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG SỐ 53/2002/NĐ-CP NGÀY 13/05/2002 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ BAN HÀNH DANH MỤC HÀNG HOÁ VÀ THUẾ SUẤT CỦA VIỆT NAM ĐỂ THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH VỀ ƯU ĐÃI THUẾ QUAN CÓ HIỆU LỰC CHUNG (CEPT) CỦA CÁC NƯỚC ASEAN CHO NĂM 2002

Thực hiện Nghị định thư về việc tham gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào Hiệp định về Chương trình Thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT) để thực hiện Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) (sau đây được gọi là Hiệp định CEPT/AFTA), ký tại Băng cốc ngày 15/12/1995;

Thi hành Nghị định số 21/2002/NĐ-CP ngày 28/2/2002 của Chính phủ về ban hành Danh mục hàng hoá và thuế suất của Việt Nam để thực hiện Hiệp định CEPT/AFTA cho năm 2002; Nghị định số 53/2002/NĐ-CP ngày 13/05/2002 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 21/2002/NĐ-CP ngày 28/2/2002 của Chính phủ về ban hành Danh mục hàng hoá và thuế suất của Việt Nam để thực hiện Hiệp định CEPT/AFTA cho năm 2002;

Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện như sau:

I/ PHẠM VI ÁP DỤNG

Hàng hoá nhập khẩu thuộc diện áp dụng thuế suất ưu đãi CEPT, quy định tại Điều 1 của Nghị định số 21/2002/NĐ-CP ngày 28/2/2002 của Chính phủ phải đáp ứng các điều kiện sau:

1. Nằm trong Danh mục hàng hoá và thuế suất của Việt Nam để thực hiện Hiệp định CEPT/AFTA cho năm 2002 ban hành kèm theo Nghị định số 21/2002/NĐ-CP ngày 28/2/2002 của Chính phủ; và Nghị định sửa đổi, bổ sung số 53/2002/NĐ-CP ngày 13/05/2002 của Chính phủ.

2. Được nhập khẩu từ các nước thành viên ASEAN vào Việt Nam, bao gồm các nước sau:

- Bru-nây Đa-ru-sa-lam;

- Vương quốc Cam-pu-chia;

- Cộng hoà In-đô-nê-xi-a;

- Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào;

- Liên bang My-an-ma;

- Cộng hoà Phi-lip-pin;

- Cộng hoà Sin-ga-po; và

- Vương quốc Thái Lan;

3. Thoả mãn yêu cầu xuất xứ ASEAN, được xác nhận bằng giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá ASEAN - Mẫu D (quy định tại phần III của Thông tư này); và

4. Được chuyển thẳng từ nước xuất khẩu là thành viên của ASEAN đến Việt Nam.

II/ THUẾ SUẤT NHẬP KHẨU ÁP DỤNG:

1. Mức thuế suất nhập khẩu áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu thuộc diện hưởng thuế suất ưu đãi CEPT theo quy định tại Phần I của Thông tư này là thuế suất CEPT được quy định tại Danh mục hàng hoá và thuế suất của Việt Nam để thực hiện Hiệp định CEPT/AFTA cho năm 2002 ban hành kèm theo Nghị định số 21/2002/NĐ-CP ngày 28/2/2002 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là mức thuế suất ưu đãi CEPT 2002).

Riêng đối với 4 nhóm mặt hàng cụ thể gồm phomát (nhóm 0406), cà phê (nhóm 0901), động cơ xe (nhóm 8407, 8408), mức thuế suất nhập khẩu áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu thuộc diện hưởng thuế suất ưu đãi CEPT là thuế suất CEPT được quy định tại Danh mục sửa đổi, bổ sung ban hành kèm theo Nghị định số 53/2002/NĐ-CP ngày 13/05/2002 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 21/2002/NĐ-CP .

2. Trường hợp mức thuế suất MFN của một mặt hàng quy định trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi hiện hành trong năm 2002 được điều chỉnh thấp hơn so với mức thuế suất ưu đãi CEPT 2002 thì mức thuế suất nhập khẩu áp dụng cho mặt hàng này sẽ là mức thuế suất MFN thấp hơn đó.

Khi mức thuế suất MFN quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi của mặt hàng này được điều chỉnh cao hơn mức thuế suất ưu đãi CEPT 2002 thì mức thuế suất nhập khẩu áp dụng sẽ là mức thuế suất ưu đãi CEPT 2002.

3. Trường hợp hàng hoá do doanh nghiệp nhập khẩu để sản xuất, lắp ráp sản phẩm cơ khí - điện - điện tử vừa đủ điều kiện để áp dụng mức thuế suất ưu đãi CEPT 2002, vừa đủ điều kiện áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu theo tỷ lệ nội địa hoá theo các quy định hiện hành thì doanh nghiệp sẽ được áp dụng mức thuế suất nhập khẩu thấp hơn trong hai mức thuế suất trên.

4. Trường hợp có thay đổi đối với những mặt hàng trong các văn bản pháp lý của các nước ASEAN ban hành để thực Hiệp định CEPT/AFTA làm ảnh hưởng đến quyền được hưởng thuế suất ưu đãi của Việt Nam quy định tại Phần I, Bộ Tài chính sẽ có hướng dẫn phù hợp với từng trường hợp cụ thể.

III/ GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ VÀ KIỂM TRA GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ

1. Các quy tắc để hàng hoá được công nhận là có xuất xứ từ các nước ASEAN được quy định tại Quy chế xuất xứ dùng cho Hiệp định CEPT/AFTA (Phụ lục 1, 3 và 5) của Quy chế cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá ASEAN của Việt Nam, ban hành kèm theo Quyết định số 416/TM-ĐB ngày 13/05/1996, Quyết định số 0878/1998/QĐ-BTM ngày 30/07/1998, Quyết định số 1000/1998/QĐ-BTM ngày 03/09/1998, Quyết định số 0034/2000/QĐ-BTM ngày 10/01/2000, Quyết định số 0492/2000/QĐ-BTM ngày 20/03/2000 và Quyết định số 1448/2001/QĐ-BTM ngày 25/12/2001 của Bộ Thương mại.

2. Giấy chứng nhận xuất xứ phải có chữ ký và con dấu phù hợp với mẫu chữ ký và con dấu chính thức do các Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hàng hoá ASEAN - Mẫu D của các nước thành viên ASEAN sau đây cấp:

- Tại Bru-nây Đa-ru-sa-lam là Bộ Công nghiệp và Tài nguyên;

- Tại Vương quốc Cam-pu-chia là Bộ Thương mại;

- Tại Cộng hoà In-đô-nê-xi-a là Bộ Thương mại và Công nghiệp;

- Tại Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào là Bộ Thương mại;

- Tại Ma-lay-xi-a là Bộ Ngoại thương và Công nghiệp;

- Tại Liên bang My-an-ma là Bộ Thương mại;

- Tại Cộng hòa Phi-líp-pin là Bộ Tài chính;

- Tại Cộng hòa Sin-ga-po là Cục Phát triển Thương mại;

- Tại Vương quốc Thái Lan là Bộ Thương mại; và

- Tại Việt Nam là Bộ Thương mại và các Ban quản lý Khu Công nghiệp - Khu Chế xuất được Bộ Thương mại uỷ quyền.

3. Trong trường hợp có sự nghi ngờ về tính trung thực và chính xác của giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá ASEAN - Mẫu D thì Cơ quan Hải quan có quyền:

- Yêu cầu kiểm tra lại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá ASEAN - Mẫu D. Cơ quan Hải quan sẽ gửi yêu cầu tới Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ này của nước xuất khẩu để đề nghị xác nhận.

- Đình chỉ việc áp dụng mức thuế suất ưu đãi CEPT 2002 và tạm thu theo mức thuế suất của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi hoặc thông thường hiện hành.

- Yêu cầu người nhập khẩu cung cấp thêm tài liệu (nếu có) để chứng minh hàng hoá thực sự có xuất xứ từ các nước ASEAN trong thời hạn chậm nhất không quá 01 (một) năm.

- Trong thời gian chờ kết quả kiểm tra lại, vẫn tiếp tục thực hiện các thủ tục để giải phóng hàng theo các quy định nhập khẩu thông thường.

- Khi có đủ tài liệu chứng minh đúng là hàng có xuất xứ từ ASEAN, Cơ quan Hải quan có trách nhiệm tiến hành các thủ tục thoái trả lại cho người nhập khẩu khoản chênh lệch giữa số tiền thuế tạm thu theo Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi hoặc thông thường hiện hành và số tiền thuế tính theo mức thuế suất ưu đãi CEPT 2002.

IV/ CÁC QUY ĐỊNH KHÁC

Các quy định về căn cứ tính thuế, chế độ thu nộp thuế, chế độ miễn, giảm thuế, chế độ hoàn thuế, xử lý vi phạm và các quy định khác thực hiện theo các quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các văn bản hướng dẫn hiện hành.

V/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2002 và thay thế cho Thông tư số 52/2001/TT/BTC ngày 02/7/2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 28/2001/NĐ-CP ngày 06/6/2001 ban hành Danh mục hàng hoá và thuế suất của Việt Nam để thực hiện Hiệp định CEPT/AFTA cho năm 2001.

Đối với những trường hợp thuộc diện được hưởng các thuế suất ưu đãi CEPT theo hiệu lực thi hành của Nghị định số 21/2002/NĐ-CP ngày 28/2/2002 và Nghị định sửa đổi, bổ sung số 53/2002/NĐ-CP ngày 13/05/2002 của Chính phủ nhưng đã thu thuế theo thuế suất ưu đãi CEPT của năm 2001 (theo Nghị định số 28/2001/NĐ-CP ngày 06/6/2001) hoặc thuế suất của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi hoặc thông thường hiện hành, cơ quan Hải quan sẽ kiểm tra hồ sơ và thoái trả lại số tiền chênh lệch về thuế nhập khẩu cho người nhập khẩu mà không truy thu trong trường hợp có sự chênh lệch giữa thuế suất đã áp dụng để tính thuế và mức thuế suất ưu đãi CEPT 2002.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời để Bộ Tài chính có hướng dẫn bổ sung cho phù hợp.

 

Lê Thị Băng Tâm

(Đã ký)

 

THE MINISTRY OF FINANCE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 47/2002/TT-BTC

Hanoi, May 28, 2002

 

CIRCULAR

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF THE GOVERNMENT’S DECREE No. 21/2002/ND-CP OF FEBRUARY 28, 2002 PROMULGATING VIETNAM’S 2002 LIST OF COMMODITIES AND THEIR TAX RATES FOR THE IMPLEMENTATION OF ASEAN COUNTRIES� AGREEMENT ON COMMON EFFECTIVE PREFERENTIAL TARIFFS (CEPT) AND DECREE No. 53/2002/ND-CP OF MAY 13, 2002 ON AMENDMENTS AND SUPPLEMENTS THERETO

In furtherance of the Protocol on the Socialist Republic of Vietnam’s participation in the Agreement on Common Effective Preferential Tariffs (CEPT) for materializing ASEAN Free Trade Area (AFTA) (hereinafter referred to as the CEPT/AFTA Agreement), concluded on December 15, 1995 in Bangkok;

In furtherance of the Government’s Decree No. 21/2002/ND-CP of February 28, 2002 promulgating Vietnam’s 2002 List of commodities and their tax rates for the implementation of the CEPT/AFTA Agreement and Decree No. 53/2002/ND-CP of May 13, 2002 amending and supplementing Decree No. 21/2002/ND-CP;

The Ministry of Finance hereby guides the implementation thereof as follows:

I. SCOPE OF APPLICATION

Import goods eligible for the CEPT preferential tax rates as defined in Article 1 of the Government’s Decree No. 21/2002/ND-CP of February 28, 2002 must meet the following conditions:

1. Being included in Vietnam’s 2002 List of commodities and their tax rates for the implementation of the CEPT/AFTA Agreement, issued together with the Government’s Decree No. 21/2002/ND-CP of February 28, 2002, and Decree No. 53/2002/ND-CP of May 13, 2002.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Brunei Darussalam;

- The Kingdom of Cambodia;

- The Republic of Indonesia;

- The People’s Democratic Republic of Laos;

- Malaysia;

- The Federation of Myanmar;

- The Republic of Philippines;

- The Republic of Singapore; and

- The Kingdom of Thailand.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Being transported directly to Vietnam from exporting countries being ASEAN members.

II. APPLICABLE IMPORT TAX RATES

1. The import tax rates applicable to import goods eligible for the CEPT preferential tax rates as prescribed in Part I of this Circular shall be the CEPT tax rates specified in Vietnam’s 2002 List of commodities and their tax rates for the implementation of the CEPT/AFTA Agreement, issued together with the Government’s Decree No. 21/2002/ND-CP of February 28, 2002 (hereinafter called the 2002 CEPT preferential tax rates for short).

Particularly for four specific commodity groups, including cheese (Heading No. 0406), coffee (Heading No. 0901) and vehicles engines (Headings No. 8407 and 8408), the import tax rates applicable to import goods eligible for the CEPT preferential tax rates shall be the CEPT tax rates specified in the amended and supplemented List issued together with the Government’s Decree No. 53/2002/ND-CP of May 13, 2002 amending and supplementing Decree No. 21/2002/ND-CP.

2. In cases where, the MFN tax rate of one commodity item specified in the current 2002 Preferential Import Tariff is adjusted to be lower than the 2002 CEPT preferential tax rate, the import tax rate applicable to such commodity item shall be such lower MFN tax rate.

If the MFN tax rate specified in the Preferential Import Tariff of such commodity item is adjusted to be higher than the 2002 CEPT preferential tax rate, the applicable import tax rate shall be the 2002 CEPT preferential tax rate.

3. In cases where goods imported by enterprises for production and/or assembly of mechanical, electrical, and electronic products meet both the conditions for the application of the 2002 CEPT preferential tax rates and the conditions for the application of import tax rates according to the localization rate under current regulations, the enterprises shall enjoy the lower import tax rate of the two said-above tax rates.

4. In cases where there are changes in the commodity items in the legal documents promulgated by ASEAN countries for the implementation of the CEPT/AFTA Agreement that affect the right to enjoy Vietnam’s preferential tax rates as prescribed in Part I, the Ministry of Finance shall provide appropriate guidance for each specific case.

III. CERTIFICATES OF ORIGIN AND INSPECTION OF CERTIFICATES OF ORIGIN

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The certificates of origin must bear signatures and seals compatible with the official specimen signatures and seals of the following agencies of ASEAN member countries, which are competent to grant certificates of ASEAN goods origin - Form D:

- In Brunei Darussalam: The Ministry of Industry and Natural Resources;

- In the Kingdom of Cambodia: The Ministry of Trade;

- In the Republic of Indonesia: The Ministry of Trade and Industry;

- In the People’s Democratic Republic of Laos: The Ministry of Trade;

- In Malaysia: The Ministry of Foreign Trade and Industry;

- In the Federation of Myanmar: The Ministry of Trade;

- In the Republic of Philippines: The Ministry of Finance;

- In the Republic of Singapore: The Department for Trade Development;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- In Vietnam: The Ministry of Trade and the Industrial Parks and Export-Processing Zones Management Boards authorized by the Ministry of Trade.

3. In case of suspicion of the truthfulness and accuracy of the certificates of ASEAN goods origin � Form D, the customs offices shall be entitled to:

- Request the re-examination of the certificates of ASEAN goods origin � Form D. The customs offices shall send their requests to the exporting countries agencies competent to grant the certificates of origin, requesting the verification.

- Suspend the application of the 2002 CEPT preferential tax rates and temporarily collect tax at the rates specified in the current preferential or ordinary import tariff.

- Request the importers to provide additional documents (if any) to prove that their goods actually originate from ASEAN countries, within 01 (one) year at most.

- Pending the re-examination results, continue filling in the procedures for the release of according to the ordinary import regulations.

- When having enough documents to prove that the goods actually have the ASEAN origin, the customs offices shall have to carry out procedures to reimburse the importers the difference between the tax amounts temporarily collected according to the current preferential or ordinary import tariff and the tax amounts calculated at the 2002 CEPT preferential tax rates.

IV. OTHER PROVISIONS

The regulations on tax calculation bases, the regime of tax collection, payment, exemption, reduction and reimbursement, the handling of violations and other regulations shall comply with the provisions of the Law on Export Tax and Import Tax and current guiding documents.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



This Circular takes effect as from January 1, 2002 and replaces Circular No. 52/2001/TT-BTC of July 2, 2002 of the Ministry of Finance guiding the implementation of Decree No. 28/2001/ND-CP of June 6, 2001 which promulgates Vietnam’s 2001 List of commodities and their tax rates for the implementation of the CEPT/AFTA Agreement.

For cases eligible for the CEPT preferential tax rates under the Government’s Decree No. 21/2002/ND-CP of February 28, 2002 and Decree No. 53/2002/ND-CP of May 13, 2002, for which the import tax has already been collected at the 2001 CEPT preferential tax rates (under Decree No. 28/2001/ND-CP of June 6, 2001) or at the current preferential or ordinary import tax rates, the customs offices shall check the dossiers, reimburse the importers the import tax difference amounts, for cases where the tax rate already applied for tax calculation and the 2002 CEPT preferential tax rate are different.

Any difficulties or problems arising during the course of implementation should be timely reported to the Ministry of Finance for appropriate additional guidance.

 

 

FOR THE MINISTER OF FINANCE
VICE MINISTER




Le Thi Bang Tam

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 47/2002/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 21/2002/NĐ-CP, Nghị định 53/2002/NĐ-CP sửa đổi về ban hành danh mục hàng hoá và thuế suất của Việt Nam để thực hiện Hiệp định về ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) các nước Asean cho ngày 28/05/2002 do Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.472

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.189.85
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!