Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 254/1998/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Mạnh Cầm
Ngày ban hành: 30/12/1998 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 254/1998/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 1998

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 254/1998/QĐ-TTG NGÀY 30 THÁNG 12 NĂM 1998 VỀ ĐIỀU HÀNH XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA NĂM 1999

 THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Nghị định của Chính phủ số 57/1998/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 1998 ''Quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về họat động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hóa với nước ngoài'';

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu năm 1999:

- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu (Phụ lục 1).

- Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện (Phụ lục 2).

Điều 2. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu quản lý bằng hạn ngạch.

1. Hàng dệt may xuất khẩu vào thị trường có quy định hạn ngạch năm 1999, thực hiện theo các nguyên tắc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 1126/CP-KTTH ngày 21 tháng 9 năm 1998 của Chính phủ, về việc giao hạn ngạch hàng dệt, may xuất khẩu vào thị trường có hạn ngạch và văn bản hướng dẫn của Liên bộ Thương mại - Công nghiệp - Kế họach và Đầu tư và Bộ Tài chính.

2.Việc điều hành xuất khẩu gạo năm 1999 thực hiện theo Quyết định riêng của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 3. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện:

1. Xăng dầu (trừ dầu nhờn):

- Bộ Thương mại điều hành, bảo đảm nhập khẩu năm 1999 khoảng 7,0 triệu tấn sản phẩm xăng dầu ; giao một lần từ đầu năm toàn bộ chỉ tiêu xăng dầu nhập khẩu cho các doanh nghiệp chuyên doanh nhập khẩu xăng dầu, trong đó Tổng công ty Xăng dầu nhập khoảng 60% chỉ tiêu năm 1999.

- Trường hợp cần điều chỉnh hạn mức nhập khẩu, Bộ Kế họach và Đầu tư trao đổi với Bộ Thương mại trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

- Giao Ban Vật giá Chính phủ chủ trì cùng các Bộ, ngành liên quan theo dõi sát tình hình giá cả, thị trường xăng dầu và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, điều chỉnh giá trần bán lẻ xăng dầu trong trường hợp cần thiết để ổn định giá cả xăng dầu trên thị trường.

2.Việc điều hành nhập khẩu phân bón năm 1999 thực hiện theo quyết định riêng của Thủ tướng Chính phủ.

3. Việc nhập khẩu ô tô và xe 2 bánh gắn máy các loại:

a) Không nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ 15 chỗ ngồi trở xuống; xe hai, ba bánh gắn máy nguyên chiếc; linh kiện CKD lắp ráp xe 2 bánh gắn máy các loại, trừ trường hợp nhập khẩu theo phương thức đổi hàng quy định tại Điều 7 Quyết định này.

b) Các doanh nghiệp lắp ráp, sản xuất ô tô các loại và xe 2 bánh gắn máy dạng IKD có vốn đầu tư nước ngoài được nhập khẩu (theo quy định về phân cấp quản lý xuất nhập khẩu hiện hành) linh kiện để sản xuất, lắp ráp theo đúng giấy phép đầu tư đã cấp, phù hợp với quy định của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Công nghiệp, Bộ Giao thông vận tải và Bộ Tài chính về tiêu chuẩn phương tiện và chính sách nội địa hóa hiện hành của nhà nước đối với các sản phẩm này.

c) Các doanh nghiệp trong nước có đầu tư sản xuất lắp ráp xe 2 bánh gắn máy dạng IKD đã được Bộ Công nghiệp, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Bộ Giao thông vận tải công nhận đủ tiêu chuẩn kỹ thuật và bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng, được nhập khẩu linh kiện IKD để lắp ráp theo năng lực sản xuất.

Việc lắp ráp xe hai bánh gắn máy dạng IKD tại điểm b, c nêu trên phải có bản quyền về nhãn mác sản phẩm.

4. Hàng hóa xuất nhập khẩu theo quản lý chuyên ngành: Giao cho các Bộ, ngành tiếp tục rà soát để lược bỏ hơn nữa những mặt hàng xét thấy không cần hạn chế; xây dựng Quy chế quản lý xuất nhập khẩu rõ ràng, giảm thiểu các thủ tục phiền hà để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước tháng 02 năm 1999.

Điều 4. Căn cứ khả năng cán cân thương mại, giao Bộ Kế họach và Đầu tư chủ trì cùng Bộ Thương mại và các Bộ quản lý ngành liên quan điều hành cụ thể việc nhập khẩu một số các nhóm, mặt hàng có điều kiện (nêu tại Phụ lục số II Nghị định số 57/1998-NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 1998 và được cụ thể hóa tại Phụ lục số 2 Quyết định này) và một số nhóm, mặt hàng dưới đây:

1. Quạt điện dân dụng.

2. Gạch lát Ceramíc và Granít.

3. Hàng tiêu dùng bằng sành sứ (kể cả sứ vệ sinh), thủy tinh và gốm.

4. Bao bì bằng nhựa thành phẩm.

5. ống thép các loại ặ từ 20 mm đến 114 mm; ống gang cầu.

6. Máy, khung xe 2 bánh, 3 bánh gắn máy các loại không đồng bộ.

7. Xút lỏng NaOH.

8. Xe đạp.

9. Dầu thực vật tinh chế.

10. Chất hóa dẻo DOP.

11. Xe tải dưới 5 tấn.

12. Xe chở khách từ 15 chỗ ngồi đến 50 chỗ ngồi.

13. Xe ô tô vừa chở hàng vừa chở người.

14. Xe cứu thương đã qua sử dụng.

15. Clinker.

Điều 5. Hàng tiêu dùng và một số vật tư nhập khẩu (phôi thép, PVC nguyên liệu, thanh nhôm và cấu kiện bằng nhôm) được điều tiết chủ yếu bằng thuế, phụ thu và các phương thức thanh toán của ngân hàng. Doanh nghiệp nhập khẩu hàng tiêu dùng phải tự cân đối ngoại tệ để nhập khẩu và phải thanh toán theo phương thức trả tiền ngay.

Điều 6. Việc xuất khẩu sản phẩm gỗ và nhập khẩu gỗ nguyên liệu thực hiện theo Quyết định số 65/1998/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm 1998 và Quyết định số 136/1998/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi một số quy định tại Quyết định số 65/1998/QĐ-TTg .

Điều 7. Để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sản xuất chủ yếu từ nguồn nguyên liệu trong nước, khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu thông qua hợp đồng hàng đổi hàng trong đó bao gồm cả một số mặt hàng nhập khẩu có điều kiện.

Bộ Thương mại thống nhất với Bộ Kế họach và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước và Tổng cục Hải quan xây dựng danh mục hàng hóa xuất đổi hàng nói trên, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 01 năm 1999, trước khi ban hành thực hiện.

Điều 8. Đối với các nước, có nhu cầu bán hàng hóa vào Việt Nam với khối lượng lớn và được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của Việt Nam, Bộ Thương mại đàm phán thoả thuận việc cân đối một cách hợp lý về kim ngạch buôn bán hai chiều, nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang các nước này.

Điều 9. Các mặt hàng Nhà nước bảo đảm cân đối ngoại tệ cho nhu cầu nhập khẩu như: xăng dầu, phân bón, sắt thép chỉ được phép tái xuất khi khách hàng nước ngoài bảo đảm thanh toán lại bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi; trường hợp các nước có chung đường biên có yêu cầu chính thức về việc mua các vật tư nói trên nhưng không có khả năng thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi, thì Bộ Thương mại báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Điều 10. Đối với các loại vật tư hàng hóa khác ngoài danh mục hàng hóa và quy định nêu tại Quyết định này, các doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, ngành nghề phù hợp, có mã số doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, được xuất khẩu, nhập khẩu theo nhu cầu và hướng dẫn của Bộ thương mại.

Điều 11. Bộ trưởng Bộ thương mại hướng dẫn thi hành Quyết định này; chịu trách nhiệm phối hợp với các Bộ, ngành liên quan điều hành đẩy mạnh xuất khẩu; quản lý chặt chẽ nhập khẩu để bảo đảm mức nhập siêu của các doanh nghiệp Việt Nam dưới mức Quốc hội cho phép trong kế họach năm 1999.

Điều 12. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 1999 đến ngày 31 tháng 3 năm 2000. Trong quá trình thi hành, Bộ Thương mại theo dõi tổng hợp ý kiến các Bộ, ngành, địa phương, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ xử lý các vấn đề vướng mắc nảy sinh vượt thẩm quyền các Bộ, ngành.

Điều 13. Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Nguyễn Mạnh Cầm

(Đã ký)

 

PHỤ LỤC I

HÀNG HÓA CẤM XUẤT KHẨU, CẤM NHẬP KHẨU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 254/1998/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ)

I. HÀNG CẤM XUẤT KHẨU:

1. Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ, trang thiết bị kỹ thuật quân sự

2. Đồ cổ

3. Các loại ma tuý

4. Hóa chất độc

5. Gỗ tròn, gỗ xẻ, gỗ bóc trừ gỗ rừng tự nhiên trong nước; củi, than từ gỗ hoặc củi; các sản phẩm bán sản phẩm làm từ gỗ rừng tự nhiên trong nước quy định cấm xuất khẩu tại Quyết định số 65/1998/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ.

6. Các loại động vật hoang và động vật, thực vật quý hiếm tự nhiên

II. HÀNG CẤM NHẬP KHẨU:

1. Vũ khí, đạn được, vật liệu nổ (trừ vật liệu nổ công nghiệp theo quy định riêng của Thủ tướng Chính phủ) trang thiết bị kỹ thuật quân sự.

2. Các loại ma tuý

3. Hóa chất độc

4. Các loại văn hóa phẩm đồi truỵ, phản động

5. Pháo các loại (trừ pháo hiệu các loại cho an toàn hàng hải và nhu cầu khác theo quy định riêng của Thủ tướng Chính phủ). Đồ chơi trẻ em có ảnh hưởng xấuđến giáo dục nhân cách, đến trật tự, an toàn xã hội.

6. Thuốc lá điếu (trừ hành lý cá nhân theo định lượng).

7. Hàng tiêu dùng đã qua sử dụng (trừ tài sản di chuyển bao gồm cả hàng hóa phục vụ nhu cầu của các cá nhân thuộc thân phận ngoại giao của các nước, các tổ chức quốc tế và hành lý cá nhân theo định lượng).

8. Ô tô có tay lái nghịch (kể cả dạng tháo rời và dạng đã chuyển đổi tay lái trước khi nhập vào Việt Nam).

Riêng đối với các phương tiện tự hành chuyên dùng có tay lái nghịch họat động ở phạm vi hẹp, như: xe cần cẩu, máy đào kênh rãnh, xe chở rác, xe quét đường, xe thi công mặt đường, xe chở khách ở sân bay, xe nâng hàng trong kho, cảng ... được phép nhập và do Bộ trưởng Bộ Thương mại giải quyết khi có nhu cầu.

9. Phụ tùng đã qua sử dụng của các loại ô tô, xe hai bánh và ba bánh gắn máy, kể cả khung gầm có gắn động cơ ô tô các loại đã qua sử dụng.

10. Sản phẩm vật liệu có chứa amiăng thuộc nhóm amphibole.

11. Động cơ đốt trong đã qua sử dụng, có công suất dưới 30 CV.

PHỤ LỤC II

HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU CÓ ĐIỀU KIỆN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 254/1998/QĐ-TTgngày 30 tháng 12 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ)

I. HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU CÓ HẠN NGẠCH

1. Gạo

2. Hàng hóa theo hạn ngạch do các tổ chức kinh tế và nước ngoài ấn định đối với Việt Nam.

II. HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU CÓ GIẤY PHÉP

A. HÀNG HÓA NHẬP KHẨU:

1. Xăng dầu

2. Phân bón

3. Xe 2 bánh, 3 bánh gắn máy và linh kiện lắp ráp đồng bộ

4. Ô tô du lịch từ 15 chỗ ngồi trở xuống

5. Một số chủng loại thép.

6. Xi măng đen

7. Đường tinh luyện, đường thô nguyên liệu

8.Giấy viết, giấy in các loại

9. Một số chủng loại kính.

10. Rượu

11. Hàng hóa quản lý chuyên ngành theo Danh mục được Chính phủ phê duyệt.

B. HÀNG HÓA XUẤT KHẨU

Hàng hóa quản lý chuyên ngành theo Danh mục được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

THE PRIME MINISTER
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------

No.245/1998/QD-TTg

Hanoi, December 21, 1998

 

DECISION

ON THE EXERCISE OF STATE MANAGERIAL RESPONSIBILITY OF VARIOUS LEVELS CONCERNING FORESTS AND FOREST LAND

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Organization of the Government dated September 30, 1992;
Pursuant to the Law on the Protection and Development of Forests dated August 12,1991;
Pursuant to the Land Law of July 14,1993;
Pursuant to Ordinance of June 25, 1996 on the specific tasks and powers of the People
s Council and People’s Committee at each level;
In order to continue concretizing the implementation of Decree No.17/HDBT of January 17, 1992 of the Council of Ministers (now the Government) on the implementation of the Law on Protection and Development of Forests and the implementation of the strategy to renew the forestry service in the new stage;
-At the proposals of the Minister of Agriculture and Rural Development, the Minister-Head of the Government Commission for Oganization and Personnel and the Director General of the General Land Administration,

DECIDES

Article 1.- This Decision aims to define clearly the State managerial responsibility of the competent levels with authority over forests and forest land, contribute to the prevention of destructive acts against forest resources and forest land and create conditions for all organizations, family households and individuals to take part actively in the protection and development of forests.

Article 2.- Contents of State management over forests and forest land:

1. To survey and determine the various types of forest; to delineate the forests and forest lands on the maps and on the terrain down to the communal level administrative unit; and to inventorize and monitor the evolution of the forests and the changes in forest land.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. To issue legal documents on the management protection and development of forests and the use forests and forest land and to organize the implementation of documents already issue according to the competence prescribed by law.

4. To allocate forest land and forests, to recover forest land and forests.

5. To register, draw up and manage the land register and to issue certificates of land use right.

6. To check, inspect and handle violations in the implementation of the law and policies on management, protection and development of forests and the use of forests and forest land.

7. To settle disputes on forests and forest land.

Article 3.- State managerial responsibly concerning forests and forest land of the various Ministries and branches in the management of the protection of forests, in the prevention and fight against forest fires and in the building and development of forests, especially in deep-lying, remote and border areas and on offshore islands in association with the protection of security and national defense.

1. The Ministry of Agriculture and Rural Development is the agency answerable to the Government on State management of forests.

a/ To conduct periodical survey, control and classification of forests, inventorize the acreage and reserve of each type of forest, to draw up forest maps and maps of forest land in the whole country.

b/ To draw up the general plan and plans for the protection and development of forests and the long-term use of forests in the whole country to submit to the Government for approval.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ To submit to the Government for approval the volume of timber output of natural forests allowed to be exploited and consumed each year in the whole country.

To evaluate the general dossier about designing and exploiting the natural forests and issue the decision to open the forests for exploitation by the provinces and cities directly under the Central Government.

d/ To make proposals for the Government to decide on the setting up of national parks, natural preserves, protection forests of national importance or located on the territory of many provinces, national seed forests and assign them to organizations under the Ministry of Agriculture and Rural Development and relevant branches or the People's Committees in the provinces for management, protection and building.

e/ To elaborate sub-law documents to submit to the Government for promulgation and to promulgate according to their competence policies, regimes, regulations, technical processes and norms related to the management, protection, development and use of forests and forest land in the whole country.

f/ To organize in cooperation with the State Inspectorate the inspection and control of the State management of forests by the administration at various levels, the inspection of the observance of law on forests by the organizations, family households and individuals that have been assigned forests and forest land.

g/ To settle disputes on forests and to coordinate with the General Land Administration in the settlement of disputes on forest land among the forest owners in different province; to reward those organizations, family households and individuals with outstanding achievements.

h/ In special cases, to coordinate with the Ministry of Defense and the Ministry of Public Security in guiding the effective protection of forests and

prevention and fight against forest fires.

To direct the Forest Rangers Service under the Ministry of Agriculture and Rural Development in sanctioning or prosecuting lawbreaking acts causing damage to the forest resources as provided for by law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The Ministry of Defense and the Ministry of Public Security have the responsibility to direct the grassroots units to take measures to coordinate with the Forest Rangers Service in patrolling and tracking down forest poachers, protecting forests, preventing and fighting forest fires and cooperating with the Agricultural and Rural Development Services to build and develop the forests. In particular, in deep-lying, remote and border areas and on offshore islands, the protection and development of forests must be linked to the protection of security and national defense.

Article 4.- Responsibility of the People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government (provincial People's Committees) in exercising State management over forests and forest land:

1. The Presidents of the provincial People's Committees are answerable to the Prime Minister for protecting and developing forests and using forests and forest land in their localities.

a/ To organize the survey and classification of forests, inventorize the acreage and reserve of each type of forest, draw maps of forests and forest land in their localities under the guidance of the Ministry of Agriculture and Rural Development and the General Land Administration.

To direct the district-level People's Committees to monitor the evolution of the forest resources (in terms of structure, acreage and reserve), the forest land and make integrated reports to the provincial level.

b/ To draw up the general plan and plans to protect and develop forests, use forests and forest land in the locality and to submit them to the provincial People 's Council for approval before submitting them to the Government for ratification.

To guide the district-level People's Committees to make the general plan and plans to protect and develop forests and use forest land, to approve these general plans and plans.

To approve the overall design of forest owners of exploiting natural forests, to issue decisions to grant permits of exploitation after the Ministry of Agriculture and Rural Development has evaluated the overall dossier and issued the decision to open the forests for exploitation.

c/ To determine the protection forest areas and the nature preserve areas, forests with cultural and historical relics, scenery and touristic value in the localities after the written consent of the Ministry of Agriculture and Rural Development, of the related branches and assign their management and use to the organizations directly attached to the provincial level People’s Committees.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



With regard to the forest acreage and forest land in the communes which are not yet assigned to anyone for management and use, the commune level People 's Committee shall have to manage them and work out the plan to put them into use step by step.

e/ To organize the prevention and fight against forest fires and prevention and fight against forest pest in the locality.

f/ To organize the forest protection network, to mobilize forces to cooperate with the rangers service to prevent all acts of destruction of forests in the whole province

g/ To organize according to the assigned competence the management of protection forests and special use forests in the province.

h/ To issue documents under its competence to direct the district and commune level People's Committees and the organizations, family households and individuals based in the province to implement the legislation, policies, regimes and regulations of the State on the management, protection, building and development of forests.

i/ To conduct inspection and control of the implementation of legislation on forest protection and development in the province. To sanction administrative violations in the management and protection of forests according to provisions of law.

j/ To settle disputes on the right to use forests and forest land according to provisions of law.

2. The provincial Agriculture and Rural Development Service is the agency to help the provincial People's Committee perform the responsibility of conducting State management of forests and forest land.

3. The Rangers Service is the agency to perform the responsibility of controlling and supervising the observance of the legislation on the management, protection and development of forests in the province. In special cases, it shall organize the cooperation with the armed forces and police in the locality to patrol and track down forest poachers and protecting the forests and prevent and fight against forest fires.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 5.- Responsibility of State management of the district-level People's Committees of exerting State management over forests and forest land:

1. The President of the district-level People's Committee is answerable to the President of the provincial level People's Committee for the protection and development of forests and the use of forest and forest land in the district.

a/ Basing himself on the general plan and plans for forest development of the province, he shall draw up the general plan and plans to manage protect and develop forests and use forest land in the district and submit them to the district People's Council for approval before submitting them to the provincial People's Committee for ratification.

He shall have to guide the drawing up and approval of the general plan and plans for forest protection and development and use of forests and forest land of the People's Committees of communes and townships directly attached to the district.

b/ To monitor the evolution of the forest resources and the changes of the forest land in the district and periodically report to the provincial level People's Committee.

c/ To organize the allocation of forests and forest land, the retrieval of forests and forest land, to issue and revoke certificates of the right to use forest land with regard to persons and organizations under the competence of the district.

d/ To organize the network of forest protection, to mobilize the forces in the locality to coordinate with the rangers force in preventing all acts of destruction of forest and together with the forest owners to prevent and fight forest fires and prevent and fight forest pests.

e/ To guide the commune-level People's Committees in monitoring and inspecting the implementation of the regulations and contracts on land allocation, and the allocation and contracting of forests to the organizations, family households and individuals in the district.

f/ To issue documents under its competence to direct the implementation of the laws, policies, regimes and regulations of the State in the management, protection and development of forests, the use of forests and forest land in the district.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



h/ To settle disputes on the right to use forest and forest land as prescribed by law.

2. The Agriculture and Rural Development Section is the agency to help the district-level People's Committee to perform the function of State management over forests.

3. The district Forest Rangers Service is the agency tasked to control and supervise the enforcement of legislation on the management, protection and development of forests in the district.

4. The Land Administration Section is the agency to help the district-level People's Committee perform the function of State management over forest land.

Article 6.- Responsibility of State management over forests and forest land of the People 's Committee at the communes, wards and townships directly attached to the district (commonly called commune-level People's Committee).

The President of the commune-level People's Committee is answerable to the President of the district-level People's Committee in the protection and development of forests and the use of forest land in the commune.

a/ To manage the forests and forest land in the commune in these fields: the list of forest owner; acreage and delineration of the forests; the contracts on forest allocation, contracts on assignment and acceptance to protect, tend, reproduce and plant forests among organizations, family households and individuals in the commune.

b/ To direct the hamlets in elaborating and implementing conventions on management, protection, building and use of forests in the commune in line with the current legislation.

c/ On the basis of the general plan and plans of the district, to draw up the general plan and plans to protect and develop forests, to use forests and forest land, to elaborate the plan of allocating forests and forest land to submit to the commune People 's Council for approval before submitting to the district People 's Committee for ratification; to organize the allocation of the forest land to organizations, family households and individuals under the guidance of the district People's Committee, certify the demarcation of forests and forest land among forest owners on the terrain.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e/ To coordinate with the rangers and the police and armed forces in the territory to organize the force of the masses to protect forests in the commune, detect and prevent in time violations and acts of sabotage against forests.

f/ To educate, persuade and guide the population to take measures to prevent and fight forest fires, to mobilize forces to help forest owners to fight forest fires in the commune.

g/ To impose sanctions against administrative violations in the domain of management and protection of forests according to their competence.

h/ To reconcile the disputes on forests and forest land in their respective locality.

Article 7.- This Decision takes effect 15 days after its signing; the previous regulations which are contrary to this Decision are now annulled.

Article 8. - The Ministers, the Heads of ministeria1-level agencies attached to the Government, the President of the People's Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to organize the implementation of this Decision.

 

 

THE PRIME MINISTER




Phan Van Khai

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 254/1998/QĐ-TTg ngày 30/12/1998 về việc điều hành xuất nhập khẩu hàng hoá năm 1999 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.729

DMCA.com Protection Status
IP: 18.226.150.175
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!