Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 461-TTg Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Phạm Văn Đồng
Ngày ban hành: 07/10/1957 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 461-TTg

Hà Nội, ngày 07 tháng 10 năm 1957 

 

CHỈ THỊ

VỀ THUẾ NÔNG NGHIỆP VỤ ĐÔNG 1957

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Kính gửi: Các ông Chủ tịch Ủy ban Hành chính các liên khu, khu, thành phố và tỉnh

1. – Vấn đề lương thực ở nước ta hết sức trọng yếu. Để Nhà nước nắm đủ lực lượng lương thực, cần thu thuế nông nghiệp và thu mua nhất là thu thuế. Hai vụ thuế đông 1956 và chiêm 1957 vừa qua kéo dài, thu không đúng thời vụ, thất thu nghiêm trọng (nhất là vụ đông 1956). Năm nay, thuế nông nghiệp vụ đông sắp bắt đầu. Các Ủy ban Hành chính địa phương và các ngành có trách nhiệm cần rút kinh nghiệm thu thuế nông nghiệp trong thời gian qua mà cải tiến công tác của mình để đảm bảo hoàn thành việc thu thuế nông nghiệp vụ đông 1957 đủ mức, dùng chính sách, đúng thời vụ, sau khi đã cố gắng điều chỉnh diện tích, sản lượng cho tương đối hợp lý trong phạm vi có thể.

Việc điều chỉnh diện tích, sản lượng và thu thuế nông nghiệp vụ đông này đặc biệt quan trọng vì không những nhằm mục đích đảm bảo lực lượng thóc gạo trong tay Nhà nước, góp phần ổn định vật giá, mà còn góp phần ổn định quyền sở hữu ruộng đất cho nông dân, ổn định đóng góp, làm cho nông dân yên tâm sản xuất.

2. – Việc điều chỉnh diện tích, sản lượng tiến hành theo yêu cầu cụ thể sau đây:

VỀ DIỆN TÍCH, nói chung là phải điều chỉnh. Cần dựa vào tài liệu nào tương đối chính xác nhất, tùy theo từng địa phương (tài liệu hồi Pháp thuộc, tài liệu trước, trong hoặc sau cải cách ruộng đất…) mà thẩm tra lại và xác nhận diện tích ở tất cả các nơi đã cải cách ruộng đất, chủ yếu là để có căn cứ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu ruộng đất cho nông dân và để làm cơ sở cho việc thu thuế nông nghiệp từ nay về sau. Không để sót ruộng đất có trồng trọt mà không có trên sổ sách, không có chủ, hoặc ngược lại. chỉ có trên sổ sách mà không có ruộng đất.

VỀ SẢN LƯỢNG, phân biệt hai trường hợp:

- Đối với những nơi đã tuyên bố ổn định sản lượng hồi đầu năm 1956 và đối với những nơi trong sửa sai đã điều chỉnh được tốt thì nay, trên cơ sở ấy, thẩm tra lại, chỉ điều chỉnh những trường hợp cao thấp quá đáng; tránh tình trạng điều chỉnh tràn lan. Những nơi nào cần điều chỉnh, Ủy ban Hành chính xã và huyện làm đề nghị gửi Ủy ban Hành chính tỉnh xét và quyết định.

- Đối với những nơi chưa điều chỉnh trong sửa sai nên còn cao quá hoặc thấp quá, hoặc điều chỉnh trong sửa sai nhưng đã đưa xuống thấp quá thì phải tập trung lực lượng, tập trung cán bộ mà điều chỉnh lại cho tương đối hợp lý. Trọng điểm của việc điều chỉnh hướng vào đó. Tuy nhiên, đối với những nơi này, nơi nào xét tình hình còn nhiều khó khăn, việc điều chỉnh kéo dài, không bảo đảm thời gian thu thuế thì tạm thời lấy sản lượng một năm nào đó tương đối không cao quá hay thấp quá (sản lượng trước hoặc trong cải cách ruộng đất) mà tính thuế và thu thuế.

Tóm lại, phải căn cứ tình hình địa phương và khả năng của mình: tổ chức và cán bộ, để làm kế hoạch điều chỉnh cho thích hợp và thiết thực.

Trong việc lãnh đạo điều chỉnh diện tích, sản lượng, cần đề phòng hai khuynh hướng không đúng sau đây:

Một là muốn điều chỉnh tràn lan ở tất cả mọi nơi, thoát ly tình hình thực tế ở nông thôn, quá khả năng lãnh đạo. Kết quả cuối cùng là làm không được tốt, không đạt được yêu cầu là điều chỉnh cho tương đối hợp lý. phải làm đi làm lại, kéo dài thời gian, thuế không thu được.

Hai là vin vào khó khăn khách quan, không cố gắng điều chỉnh cho tương đối hợp lý trong phạm vi có thể, không đáp ứng được đòi hỏi rất chính đáng của nông dân là ổn định việc đóng góp, không đạt được yêu cầu thu thuế đúng thời gian và đúng mức đã định.

Việc điều chỉnh diện tích, sản lượng ở vùng núi chưa cải cách ruộng đất không đặt ra.

3. – Về thu thuế nông nghiệp:

a) Mức thuế đã giao cho các địa phương là mức tối thiểu phải bảo đảm. Các địa phương cần phát huy nỗ lực chủ quan, tranh thủ thu đúng chính sách, đúng thời gian và thu đúng mức.

b) Thuế nông nghiệp vụ đông 1957 nói chung chỉ thu bằng thóc. Những nơi nào đặc biệt, xét không có nhiều hoặc không có thóc, mà cần thu tiền (vùng trồng cây công nghiệp…), hoặc có thóc nhưng thu thì không sử dụng được mà dân có khả năng đóng tiền (vùng núi cao không vận chuyển được) thì Ủy ban Hành chính khu phải đề nghị lên Bộ Tài chính quyết định.

c) Thuế nông nghiệp vụ đông 1957 nhất định phải thu đúng thời vụ, thu ngay sau khi gặt xong, thu xong trong vòng một tháng: nếu việc thu thuế kéo dài sẽ tốn nhiều công, ảnh hưởng đến các công tác khác, thuế bị thất thu, mà nhân dân thì kêu ca. Cho nên phải rất cố gắng điều chỉnh diện tích, sản lượng, lập sổ thuế và căn cứ vào đó để thu thuế. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp đặc biệt, đến thời vụ thu thuế mà chưa lập xong sổ thuế thì cũng vận động nông dân tạm nộp cho Nhà nước; chờ lập sổ thuế xong sẽ thanh toán dứt khoát ngay trong vụ đông này.

4. – Việc điều chỉnh diện tích, sản lượng và thu thuế sắp tới tiến hành trong hoàn cảnh thuận lợi là công tác sửa sai nói chung đã kết thúc, tình hình nông thôn sẽ chuyển biến khá hơn. Nhưng có nhiều khó khăn: khối lượng công tác ở nông thôn nhiều; cán bộ thuế, nhất là cán bộ xã thì yếu, và uể oải; nông thôn, sau sửa sai, cũng còn một số vấn đề tồn tại… Để khắc phục khó khăn, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ, cần chú ý giải quyết tốt mấy vấn đề sau đây:

a) Coi trọng việc giải quyết tư tưởng cho cán bộ, giải thích nông dân và coi đó là mấu chốt để hoàn thành nhiệm vụ; đồng thời có thái độ xử trí đúng, kịp thời đối với những phần tử xấu cố tình chống việc thu thuế.

Phải làm cho cán bộ, kể cả cán bộ các ngành, trước hết là cán bộ phụ trách, thống nhất nhận định về tầm quan trọng của vấn đề lương thực, sự cấp thiết phải soát lại diện tích, điều chỉnh sản lượng lại cho phù hợp trong phạm vi có thể, hoàn thành nhiệm vụ thu thuế vụ đông này. Cán bộ có thông thì mới quyết tâm làm, mới làm cho dân hiểu. Riêng đối với cán bộ thuế, cần giúp anh em khắc phục những tư tưởng không đúng như mệt mỏi, không yên tâm công tác, bi quan… bồi dưỡng cho anh em lòng tin vào chính sách, tin tưởng ở dân, tin tưởng nhiệm vụ nhất định hoàn thành. Đối với cán bộ thuế xã, cần hết sức khuyến khích, nâng đỡ, giúp đỡ, vận động nhân dân giúp đỡ trong việc sản xuất.

Mặt khác, đề phòng những luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, những hành động chống lại cán bộ, cản trở việc thu thuế. Đối với những phần tử làm trái phép này, cần giải thích, thuyết phục để họ hiểu và tuân theo pháp luật; những kẻ nào cố tình chống việc thu thuế thì kiên quyết dùng pháp luật xử trí kịp thời, để đề cao pháp luật của Nhà nước, uy lực của chính quyền xã, và đảm bảo việc thu thuế tiến hành thuận lợi.

b) Cần củng cố tổ chức ngành thuế nông nghiệp, theo đúng điều lệ thuế nông nghiệp và theo đúng tầm quan trọng của công tác thuế nông nghiệp. Ngoài ra, cần tập trung một số cán bộ các ngành và cán bộ sửa sai có năng lực, giáo dục kỹ về chính sách và đưa về huyện, xã giúp việc chỉ đạo làm thuế.

c) Về vấn đề kho tàng, trước mắt cần kịp thời sửa chữa những kho hỏng; làm thêm một số kho ở những nơi thật cần thiết; tận dụng những kho hiện có; sử dụng thêm một phần đồn bốt: sử dụng một số đình chùa ở những nơi có điều kiện (trong việc này, cần tranh thủ sự đồng tình của nhân dân). Nguyên tắc là dựa vào dân là chính để giải quyết vấn đề kho tàng, bảo quản. Trong việc bố trí kho tàng, tránh khuynh hướng tập trung nhiều; đồng thời tránh phân tán, trở ngại cho việc chuyên chở, quản lý và tốn kém ngân quỹ.

5. – Thời gian tới, ở nông thôn bận nhiều công tác lớn. Do đó, cần bố trí lãnh đạo, sắp xếp kết hợp công tác cho hợp lý để bảo đảm điều chỉnh diện tích, sản lượng và thu thuế nông nghiệp được tốt:

Việc điều chỉnh diện tích, sản lượng là một vấn đề tồn tại của công tác sửa sai, trách nhiệm lãnh đạo chính là Ủy ban hành chính các cấp. Chi phí về điều chỉnh diện tích, sản lượng quá số đã dự trù do tổng dự toán trung ương đài thọ.

Trong thời gian trước và sau gặt mùa, phải coi công tác thuế nông nghiệp là công tác rất trọng yếu, phải tập trung lực lượng làm cho nhanh, gọn. Mọi công tác phải kết hợp với việc thu thuế, nhằm hoàn thành việc thu thuế trong vòng một tháng.

Việc thu thuế nông nghiệp vụ đông năm nay nhất định phải thu đúng chính sách, đúng thời vụ, đủ mức và tranh thủ vượt mức. Yêu cầu các cấp lãnh đạo nhận rõ tính chất trọng yếu và phức tạp của công việc, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân, phát huy tinh thần cố gắng, tận tụy của cán bộ để làm tròn nhiệm vụ.

 

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ




Phạm Văn Đồng

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Chỉ thị 461-TTg ngày 07/10/1957 về thuế nông nghiệp vụ đông 1957 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.072

DMCA.com Protection Status
IP: 18.218.61.16
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!