Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 928/2002/QĐ-BYT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Y tế Người ký: Lê Văn Truyền
Ngày ban hành: 21/03/2002 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ Y TẾ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 928/2002/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 21 tháng 3 năm 2002

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ SỐ 928/2002/QĐ-BYT NGÀY 21/3/2002 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG SẢN XUẤT, KINH DOANH, SỬ DỤNG PHỤ GIA THỰC PHẨM

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Điều 7 Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân và Điều lệ Vệ sinh ban hành kèm theo Nghị định số 23/HĐBT ngày 24/1/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ);
Căn cứ Nghị đinh số 68/CP ngày 11-10-1993 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm - Bộ Y tế;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về điều kiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng phụ gia thực phẩm.

Điều 2. Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Các Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, Vụ trưởng các Vụ thuộc Bộ Y tế, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, Cục trưởng Cục Quản lý dược Việt Nam, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng y tế các ngành chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Lê Văn Truyền

(Đã ký)

 

QUY ĐỊNH

ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG SẢN XUẤT, KINH DOANH, SỬ DỤNG PHỤ GIA THỰC PHẨM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 928/2002/QĐ-BYT ngày 21/3 /2002 của Bộ Y tế)

Chương 1:

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh:

Quy định này quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng phụ gia thực phẩm.

Điều 2. Đối tượng áp dụng:

Quy định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước, các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất, kinh doanh, sử dụng phụ gia thực phẩm.

Điều 3. Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Phụ gia thực phẩm là những chất không được coi là thực phẩm hoặc một thành phần của thực phẩm. Phụ gia thực phẩm có ít hoặc không có giá trị dinh dưỡng, được chủ động cho vào với mục đích đáp ứng yêu cầu về công nghệ trong sản xuất, chế biến, xử lý, bao gói, vận chuyển, bảo quản thực phẩm. Phụ gia thực phẩm không bao gồm các chất ô nhiễm hoặc các chất bổ sung vào thực phẩm với mục đích tăng thêm giá trị dinh dưỡng của thực phẩm.

2. Cơ sở sản xuất phụ gia thực phẩm là cơ sở sản xuất, pha chế, đóng gói, bảo quản phụ gia thực phẩm.

3. Cơ sở kinh doanh phụ gia thực phẩm là cơ sở buôn, bán, xuất khẩu, nhập khẩu phụ gia thực phẩm.

4. Cơ sở sử dụng phụ gia thực phẩm là cơ sở sử dụng phụ gia thực phẩm để chế biến thực phẩm.

Điều 4. Việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng phụ gia thực phẩm trong chế biến thực phẩm phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

1. Theo danh mục quy định của Bộ Y tế.

2. Đảm bảo độ tinh khiết dùng cho thực phẩm.

3. Sử dụng theo liều lượng quy định.

4. Có nhãn phụ gia thực phẩm theo quy định và công bố tên phụ gia được sử dụng trên nhãn thực phẩm (nếu thực phẩm có sử dụng phụ gia).

Chương 2:

ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG SẢN XUẤT, KINH DOANH, SỬ DỤNG PHỤ GIA THỰC PHẨM

Điều 5. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng phụ gia thực phẩm phải thực hiện quy định về đăng ký kinh doanh, công bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật; đảm bảo đứng với nội dung đã đăng ký công bố và chịu sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

Điều 6. Điều kiện cơ sở kinh doanh, xuất nhập khẩu phụ gia thực phẩm:

1. Cơ sở phải dăng ký kinh doanh, có địa chỉ rõ ràng.

2. Có biển hiệu ghi rõ tên thương mại: Cửa hàng hoặc quầy kinh doanh, xuất nhập khẩu phụ gia thực phẩm.

3. Người bán hàng phải qua khóa tập huấn kiến thức kinh doanh phụ gia thực phẩm, do cơ quan y tế có thẩm quyền tổ chức.

4. Chỉ được phép kinh doanh, xuất nhập khẩu phụ gia thực phẩm theo danh mục cho phép của Bộ Y tế.

5. Phụ gia thực phẩm phải đảm bảo đúng chủng loại dùng cho thực phẩm, có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng.

6. Phụ gia thực phẩm phải có nhãn sản phẩm bằng tiếng Việt, trên nhãn có ghi hướng dẫn sử dụng và các nội dung theo quy định. Trường hợp xé lẻ, đóng gói lại, cửa hàng phải tuân thủ quy định về nhãn thực phẩm.

7. Điều kiện xuất, nhập khẩu phụ gia thực phẩm: Phải có đầy đủ chứng từ, bao gồm hóa đơn gốc mua hàng, giấy phép nhập khẩu (đối với hàng nhập), giấy phép xuất khẩu (đối với hàng xuất); phiếu tiếp nhận công bố tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm từng loại phụ gia thực phẩm của cơ quan quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm.

8. Phụ gia thực phẩm được sắp xếp bán quầy, ô riêng biệt, không được để lẫn lộn với hàng hóa, thực phẩm khác.

Điều 7. Điều kiện đối với cơ sở sản xuất, đóng gói phụ gia thực phẩm.

1. Điều kiện cơ sở:

a) Vệ sinh môi trường: Vị trí mặt bằng sản xuất, đóng gói phụ gia thực phẩm phải đảm bảo các điều kiện vệ sinh môi trường và phải cách biệt với nhà vệ sinh và các nguồn ô nhiễm khác.

b) Thiết kế: Xưởng sản xuất, đóng gói phụ gia thực phẩm được thiết kế và tổ chức theo nguyên tắc một chiều: khu vực tập kết, bảo quản, xử lý nguyên liệu, khu vực chế biến, đóng gói, bảo quản phụ gia thực phẩm.

c) Yêu cầu đảm bảo vệ sinh:

- Trần, sàn, tường bằng vật liệu không thấm nước, dễ lau chùi, cọ rửa.

- Trang thiết bị, dụng cụ chứa đựng như khay, thùng chậu phải làm bằng vật liệu được phép dùng trong thực phẩm như thép Inox, nhôm, vật liệu tráng epoxy v.v... không dùng nhựa mầu, nhựa tái sinh; có dụng cụ đo lường đáp ứng tiêu chuẩn.

- Thiết bị, dụng cụ phải được cọ rửa sạch sau mỗi ca sản xuất.

- Chỉ dùng các chất tẩy rửa được phép sử dụng trong gia dụng và chế biến thực phẩm, không được dùng chất tẩy rửa công nghiệp.

- Khu vực đóng gói, kho chứa, nơi bảo quản phụ gia thực phẩm phải được giữ vệ sinh sạch sẽ, không có côn trùng, chuột bọ tiếp xúc với phụ gia thực phẩm.

- Thùng chứa rác có nắp đậy, không để rác rơi vãi ra xung quanh và nước thải rò rỉ ra ngoài. Rác được tập trung xa nơi chế biến và phải được vận chuyển hàng ngày.

- Cống rãnh phải được thông thoát, không ứ đọng, không lộ thiên.

- Có nhà vệ sinh đảm bảo tiêu chuẩn.

d) Yêu cầu đối với nguồn nước cấp:

- Nước sử dụng phải đảm bảo nước đúng theo quy định của Bộ Y tế.

- Phải có đủ nước sạch để duy trì các sinh hoạt bình thường của cơ sở, có nước rửa tay cho công nhân trước khi vào sản xuất, chế biến. Nếu sử dụng nước giếng phải được xử lý theo quy định và xét nghiệm định kỳ.

e) Vệ sinh đối với công nhân sản xuất:

- Phải được khám sức khỏe trước khi tuyển dụng, được khám sức khỏe định kỳ hàng năm sau khi tuyển dụng và xét nghiệm phân ít nhất mỗi năm 1 lần.

- Phải được học kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và nắm vững quy trình công nghệ và trách nhiệm của mình.

- Không được để quần áo và tư trang trong khu vực sản xuất, đóng gói.

- Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng trước khi sản xuất, đóng gói phụ gia thực phẩm.

- Phải mặc quần áo bảo hộ (mũ, khẩu trang,...) và đeo găng tay khi đóng gói phụ gia thực phẩm.

- Không được ăn, uống, hút, hít tại khu vực sản xuất, đóng gói.

2. Yêu cầu đối với nguyên liệu sản xuất:

a) Nguyên liệu, hàng phụ gia thực phẩm mua vào để pha chế, đóng gói phải có hồ sơ đầy đủ, rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ và chất lượng của phụ gia.

b) Phải có nhãn rõ ràng, kèm phiếu ghi số lô hàng nhập xuất bán.

c) Hóa đơn mua nguyên liệu ghi rõ địa chỉ cơ sở bán.

d) Các phụ gia đưa vào chế biến, sang chai, đóng gói, bán lẻ phải còn hạn sử dụng ít nhất 6 tháng và hạn sử dụng của sản phẩm chế biến đóng gói ra phải theo hạn sử dụng của nguyên liệu ban đầu.

3. Yêu cầu ghi nhãn sản phẩm:

a) Đảm bảo sản phẩm sản xuất, đóng gói phải có nhãn sản phẩm phụ gia thực phẩm.

b) Đảm bảo nhãn ghi đúng nội dung tối thiểu theo quy định sau:

- Tên phụ gia thực phẩm, chỉ số quốc tế.

- Địa chỉ cơ sở sản xuất.

- Khối lượng tịnh.

- Hạn sử dụng (hoặc ngày sản xuất và thời hạn sử dụng).

- Thành phần.

- Hướng dẫn sử dụng và bảo quản.

Trường hợp phụ gia thực phẩm nhập ngoại, khi tiêu thụ phải có nhãn phụ bằng tiếng Việt theo các nội dưng quy định trên.

4. Hồ sơ ghi chép, theo dõi hàng ngày phải được ghi chép đầy đủ thường xuyên:

- Tên phụ gia thực phẩm.

- Nguồn gốc xuất xứ.

- Quy trình công nghệ.

- Lô sản xuất, hạn sử dụng.

- Có hoá đơn mua bán ghi rõ địa chỉ khách hàng mua bán với cơ sở.

Điều 8. Điều kiện cơ sở chế biến thực phẩm có sử dựng phụ gia thực phẩm:

a) Không được sử dựng nguyên liệu là các phẩm mầu, chất ngọt tổng hợp, chất bảo quản và các chất phụ gia khác không nằm trong danh mục phụ gia thực phẩm do Bộ Y tế quy định để chế biến thực phẩm.

b) Chỉ sử dụng phụ gia thực phẩm được đóng gói, ghi nhãn đúng nội dung quy định tại Điều 7 của Quy định này.

c) Phụ gia thực phẩm phải đảm bảo độ tinh khiết sử dựng cho thực phẩm.

e) Phụ gia thực phẩm được sử dụng đúng liều lượng, công thức và có hướng dẫn cho từng loại thực phẩm.

g) Sản phẩm bao gói có sử dựng phụ gia thực phẩm thì trên nhãn sản phẩm phải ghi rõ và đầy đủ tên các loại phụ gia thực phẩm sử dụng.

Chương 3:

TRÁCH NHIỆM CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH, SỬ DỰNG PHỤ GIA THỰC PHẨM

Điều 9. Trách nhiệm cơ sở sản xuất, đóng gói, xuất nhập khẩu phụ gia thực phẩm:

1. Phải đăng ký kinh doanh với cơ quan quản lý.

2. Phải công bố tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ quan y tế theo quy định của pháp luật.

3. Phải tuân thủ quy trình công nghệ, sản phẩm luôn đồng đều tiêu chuẩn chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

4. Đóng gói phụ gia thực phẩm đảm bảo định lượng. Dụng cụ, bao bì, nhãn mác đóng gói từng loại phải sắp xếp để riêng biệt tránh nhầm lẫn ảnh hưởng đến chất lượng từng loại phụ gia thực phẩm.

Điều 10. Trách nhiệm cơ sở kinh doanh:

1. Phải đăng ký kinh doanh với cơ quan quản lý.

2. Chỉ kinh doanh, bầy bán phụ gia thực phẩm đã công bố tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ quan y tế.

3. Phương thức phục vụ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo văn hóa, văn minh thương mại.

4. Niêm yết giá, hướng dẫn sử dụng và bán hàng theo đúng giá được mềm yết.

5. Giới thiệu đầy đủ với khách hàng xuất xứ và hướng dẫn sử dựng từng loại phụ gia thực phẩm đối với từng loại mặt hàng, món ăn.

6. Không có những hành vi sau đây: Gian lận trong kinh doanh phụ gia thực phẩm giả, kém phẩm chất, đánh tráo, đổi hàng phụ gia thực phẩm, gian lận thanh toán tiền hàng với khách.

7. Cơ sở xuất, nhập khẩu phụ gia thực phẩm phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện quy định tại khoản 7 Điều 6 của Quy định này.

Điều 11. Trách nhiệm của khách hàng:

1. Chỉ mua phụ gia thực phẩm có công bố tiêu chuẩn chất lượng tại cơ quan y tế.

2. Đọc kỹ nhãn phụ gia trước khi mua và sử dựng.

3. Chỉ mua phụ gia thực phẩm có bao gói, nhãn mác rõ ràng, có nội dung ghi nhãn đầy đủ theo quy định.

4. Sử dụng phụ gia thực phẩm đúng liều lượng hướng dẫn.

5. Phát hiện và thông báo với cơ quan quản lý những cơ sở sản xuất kinh doanh phụ gia thực phẩm không đúng quy định.

Điều 12. Quy định chế độ báo cáo, điều tra ngộ độc phụ gia thực phẩm:

1. Khi phát hiện hoặc nghi ngờ có ngộ độc thực phẩm (có sử dụng phụ gia), nơi xảy ra ngộ độc phải báo cáo ngay cho cơ quan y tế gần nhất và giữ phụ gia thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc, lưu mẫu để điều tra xác minh.

2. Chủ cơ sở sử dụng, kinh doanh phụ gia thực phẩm liên đới tới vụ ngộ độc thực phẩm phải chịu trách nhiệm về hành vi sai phạm và bồi hoàn về vật chất (tiền chi phí dịch vụ y tế) cho người bị ngộ độc.

Chương 4:

TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ SẢN XUẤT, KINH DOANH SỬ DỤNG PHỤ GIA THỰC PHẨM

Điều 13.

1. Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm Bộ Y tế có trách nhiệm:

a) Chỉ đạo, hướng dẫn và phối hợp các cấp, các ngành kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất kinh doanh nhằm đảm bảo sản xuất kinh doanh phụ gia thực phẩm theo Quy định này trên phạm vi toàn quốc.

b) Quản lý, tiếp nhận hồ sơ công bố chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất chế biến phụ gia thực phẩm, cơ sở kinh doanh xuất nhập khẩu phụ gia thực phẩm; quản lý phụ gia thực phẩm xuất, nhập khẩu trên phạm vi toàn quốc.

2. Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm hướng dẫn cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện đúng các quy định pháp luật hiện hành và có trách nhiệm quản lý cơ sở kinh doanh buôn bán, sử dụng phụ gia thực phẩm trên địa bàn.

Chương 5:

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 14. Khen thưởng.

Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, sử dụng phụ gia thực phẩm thực hiện tốt các quy định trong Quy định này sẽ được khen thưởng theo chế độ chung của Nhà nước.

Điều 15. Xử lý vi phạm.

Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, sử dụng phụ gia thực phẩm vi phạm các quy định trong Quy định này, tùy theo mức độ sẽ bị xử lý hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

THE MINISTRY OF PUBLIC HEALTH
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 928/2002/QD-BYT

Hanoi, March 21, 2002

 

DECISION

ISSUING THE REGULATION ON CONDITIONS FOR ENSURING FOOD HYGIENE AND SAFETY IN THE PRODUCTION OF, TRADING IN, AND USE OF, FOOD ADDITIVES

THE MINISTER OF HEALTH

Pursuant to Article 7 of the Law on Protection of the People’s Health and the Hygiene Regulation issued together with Decree No. 23/HDBT of January 24, 1991 of the Council of Ministers (now the Government);
Pursuant to the Government’s Decree No. 68/CP of October 11, 1993 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Health;
At the proposal of the director of the Department for Food Quality, Hygiene and Safety Management, the Ministry of Health,

DECIDES:

Article 1.- To issue together with this Decision the Regulation on conditions for ensuring food hygiene and safety in the production of, trading in, and use of, food additives.

Article 2.- The director of the Department for Food Quality, Hygiene and Safety Control shall have to guide and inspect the implementation of this Decision.

Article 3.- This Decision takes effect 15 days after its signing for issuance.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

FOR THE MINISTER OF HEALTH
VICE MINISTER




Le Van Truyen

 

REGULATION

ON CONDITIONS FOR ENSURING FOOD HYGIENE AND SAFETY IN THE PRODUCTION OF, TRADING IN, AND USE OF, FOOD ADDITIVES
(Issued together with the Health Ministry’s Decision No. 928/2002/QD-BYT of March 21, 2002)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Scope of regulation: This Regulation prescribes the conditions for ensuring food hygiene and safety in the production of, trading in, and use of, food additives.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 3.- For the purposes of this Regulation, the following terms shall be construed as follows:

1. Food additives are substances which are not regarded as food or food components. Food additives are of little or no nutritious value, deliberately added in order to meet the technological requirements in the food production, processing, treatment, packaging, transportation and preservation. Food additives shall not include contaminated substances or substances added to food for the purpose of increasing the nutritious value of food.

2. Food additive-producing establishments are establishments which produce, prepare, package and/or preserve food additives.

3. Food additive-trading establishments are establishments which trade in, export and/or import food additives.

4. Food additive-using establishments are establishments which use food additives for food processing.

Article 4.- The production of, trading in, and use of, food additives in food processing must ensure the following principles:

1. Food additives are on the lists prescribed by the Ministry of Health.

2. Food additives ensure the purity required for food.

3. Food additives are used within the prescribed amounts.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter II

CONDITIONS FOR ENSURING FOOD HYGIENE AND SAFETY IN THE PRODUCTION OF, TRADING IN, AND USE OF, FOOD ADDITIVES

Article 5.- The establishments producing, trading in and/or using food additives must comply with the regulations on business registration, publicization of food quality, hygiene and safety standards according to the provisions of law; ensure the publicized registration contents, and submit to the supervision and inspection by the agencies performing the State management over food quality, hygiene and safety.

Article 6.- Conditions required for establishments trading in, exporting and/or importing food additives:

1. The establishments must make business registration and have clear addresses.

2. They must have signboards clearly showing the trade names: Shops or stalls for trading in, exporting and/or importing food additives.

3. Salespersons must go through training courses on food additive trading, organized by competent medical agencies.

4. The establishments may only trade in, export and/or import food additives on the list permitted by the Ministry of Health.

5. Food additives must be of the right kinds usable for food, of a clear origin or source.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



7. Conditions for exporting and importing food additives: The establishments must have adequate documents, including the original purchase invoices, the import permit (for imported goods), the export permit (for exported goods); the paper acknowledging the publicization of the food quality, hygiene and safety standards of each kind of food additive, issued by the agency performing the State management over food hygiene and safety.

8. Food additives for sale must be arranged separately in stalls or boxes, not together with other merchandise or foods.

Article 7.- Conditions required for establishments producing and packaging food additives

1. Conditions for the establishments:

a/ Environmental sanitation: The location of grounds for the production and packaging of food additives must ensure the environmental sanitation conditions and be isolated from toilets and other polluting sources.

b/ Design: Food additive-producing and -packaging workshops must be designed and organized on the one-direction principle: The area for gathering, preserving and treating raw materials, followed by the area for processing, packaging and preserving food additives.

c/ Hygiene requirements:

- Ceilings, floors and walls must be made of non-absorbent materials, easy to clean.

- Equipment and containing tools such as trays, buckets, basins must be made of materials permitted for use in the food production such as stainless steel, aluminum, epoxy-coated material, etc., but neither color nor recycled plastic; there must be gauging devices up to standards.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Only detergents permitted for household use and food processing can be used, but not industrial detergents.

- The packaging areas, storehouses, and the food additive-preserving places must be kept clean and hygienic, free from insects and rats.

- Garbage bins must have lids, not letting litters scatter around and waste water leak out. Rubbish must be gathered at places far from the processing areas and taken away everyday.

- Sewage must be unchoked with no stagnant water and must not be open-air.

- There must be toilets up to standards.

d/ Requirements for the water-supplying sources:

- The used water must meet the criteria set by the Ministry of Health.

- There must be adequate clean water for normal operations of the establishments, water for workers to wash their hands before taking part in production and processing. If well water is used, it must be treated according to regulations and tested periodically.

e/ Hygiene for production workers:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- They must have the knowledge about food hygiene and safety and firmly grasp the technological process and their responsibility.

- They must not leave their clothes and personal belongings in the production and packaging areas.

- They must keep personal hygiene, wash their hands with soap before taking part in producing and packaging food additives.

- They must wear labor protection clothes (caps, gauze-masks) and gloves when packaging food additives.

- They must not eat, drink nor smoke in the production and packaging areas.

2. Requirements for production materials:

a/ Materials and food additives purchased for preparation and packaging must be accompanied with adequate dossiers explicitly showing the origin and quality of food additives.

b/ They must have explicit labels, enclosed with the cards showing the serial numbers of the goods lots already warehoused and delivered for sale.

c/ Material purchase invoices must clearly show the addresses of the sellers.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Product labeling requirements:

a/ The produced and packaged products must bear food additive labels.

b/ Ensuring that labels are inscribed with at least the following contents:

- The name of the food additive, its international index.

- The address of the producer.

- The net weight.

- Use duration (or the date of manufacture and use duration).

- Ingredients.

- Use and preservation instructions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. The following must be fully recorded daily for monitoring:

- The name of the food additive.

- The origin.

- The technological process.

- The production lot and use duration.

- Accompanied invoices showing clearly the addresses of purchasers and buyers of the establishments.

Article 8.- Conditions for food-processing establishments using food additives

a/ They must not use materials being color dyes, synthetic sweeteners, preservatives and other additives not on the list of food additives prescribed by the Ministry of Health for food processing.

b/ They must use only food additives which are packaged and labeled according to the provisions in Article 7 of this Regulation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ Food additives must be used within the prescribed amounts and according to the prescribed formula, and have instructions for use with each kind of food.

e/ For packaged products using food additives, their labels must clearly show the names of all the used food additives.

Chapter III

RESPONSIBILITIES OF ESTABLISHMENTS PRODUCING, TRADING IN AND USING FOOD ADDITIVES

Article 9.- Responsibilities of the establishments producing, packaging, exporting and/or importing food additives

1. To make business registration with the managing agencies.

2. To publicize the food quality, hygiene and safety standards at the medical agencies according to the provisions of law.

3. To comply with the technological process; to produce products of constant quality standards, ensuring food hygiene and safety.

4. To package food additives within the prescribed amounts. Tools, packages and labels for packaging each kind of food additive must be separately kept to avoid confusion, which may affect the quality of each kind of food additive.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. To make business registration with the managing agencies.

2. To trade in and put for sale only food additives with their quality, hygiene and safety standards already publicized at the medical agencies.

3. To adopt the servicing modes ensuring food hygiene and safety and a cultured and civilized style of trading.

4. To post up prices, use instructions and to sell products at the posted prices.

5. To introduce fully to the customers the origin and use instructions of each kind of food additive for use in each goods item or dish.

6. Not to commit the following acts: trading in fake and inferior-quality food additives, exchanging fraudulently food additives, cheating in payment with customers.

7. The establishments exporting and/or importing food additives must meet all conditions prescribed in Clause 7, Article 6 of this Regulation.

Article 11.- Responsibilities of customers

1. To buy only food additives with their quality standards already publicized at the medical agencies.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. To buy only food additives in packages with clear labels having all the contents as prescribed.

4. To use food additives in right amounts as prescribed.

5. To detect and inform the managing agencies of the establishments producing and/or trading in food additives at variance with regulations.

Article 12.- Regulations on the reporting regime and investigation of food additive poisoning

1. When detecting or doubting that food poisoning cases have occurred (due to the use of food additives), those who are present at the places of their occurrence must immediately report them to the nearest medical agencies and keep the samples of food additives doubted to cause poisoning for investigation and verification.

2. The owners of the establishments using and/or trading in food additives related to food poisoning cases must be responsible for their wrong doings and violations and pay material indemnification (medical treatment charges) to the poisoned persons.

Chapter IV

RESPONSIBILITIES TO MANAGE THE PRODUCTION OF, TRADING IN, AND USE OF FOOD ADDITIVES

Article 13.-

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Guiding, instructing and coordinating with the authorities and branches to supervise and monitor the producing and trading establishments to ensure that their food additive production and trading comply with this Regulation on the national scale.

b/ Managing, receiving dossiers of publicization of food quality, hygiene and safety standards from the establishments producing and/or processing food additives, the establishments trading in, exporting and/or importing food additives; managing exported and imported food additives in the whole country.

2. The provincial/municipal Health Services shall be responsible for guiding the producing and trading establishments to comply with the current law provisions and for managing the establishments trading in and/or using food additives in their respective localities.

Chapter V

COMMENDATION AND HANDLING OF VIOLATIONS

Article 14.- Commendation

If organizations and individuals producing, trading in and/or using food additives well implement the provisions of this Regulation, they shall be commended and/or rewarded according to the general regimes of the State.

Article 15.- Handling of violations

If organizations and individuals trading in and/or using food additives violate the provisions of this Regulation, they shall, depending on the seriousness of their violations, be administratively sanctioned; if causing any damage, they shall have to pay compensation therefor according to the provisions of law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

FOR THE MINISTER OF HEALTH
VICE MINISTER




Le Van Truyen

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 928/2002/QĐ-BYT ngày 21/03/2002 về điều kiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng phụ gia thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


8.725

DMCA.com Protection Status
IP: 3.22.181.209
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!