Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 354/2002/QĐ-BYT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Y tế Người ký: Lê Ngọc Trọng
Ngày ban hành: 06/02/2002 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ Y TẾ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 354/2002/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 06 tháng 2 năm 2002

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ SỐ 354/2002/QĐ-BYT NGÀY 06-2-2002 VỀ VIỆC BAN HÀNH BẢN HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN, XỬ TRÍ VÀ PHÒNG NGỘ ĐỘC CÁ NÓC

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Nghị định 68/CP ngày 11-10-1993 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Y tế ;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Điều trị, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này bản hướng dẫn chẩn đoán, xử trí và phòng ngộ độc cá Nóc.

Điều 2. Hướng dẫn chẩn đoán, xử trí và phòng ngộ độc cá Nóc được áp dụng trong tất cả các cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước, bán công, dân lập, tư nhân và các cơ sở khám chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký ban hành. Các quy định trước đây trái với quy định trong Quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 4. Chánh Văn phòng, Chánh thanh tra, Vụ trưởng Vụ điều trị, Vụ trưởng các vụ của cơ quan Bộ Y tế, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, Giám đốc Sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc các bệnh viện, các viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế, thủ trưởng y tế các ngành, người đứng đầu các cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước, tư nhân, bán công, dân lập, vốn đầu tư nước ngoài chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

 

Lê Ngọc Trọng

(Đã ký)


HƯỚNG DẪN

CHẨN ĐOÁN, XỬ TRÍ VÀ PHÒNG NGỘ ĐỘC CÁ NÓC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 354/2002/QĐ-BYT ngày 06-2-2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế).

Ngộ độc do ăn cá Nóc đang là vấn đề bức xúc hiện nay. Số người ăn cá Nóc bị ngộ độc cá Nóc ngày một tăng, tỷ lệ tử vong cao (tới 60%). Ngộ độc cá Nóc thường gặp nhất ở các tỉnh miền Trung như: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị đến Phú Yên, quy Nhơn, Quảng Ngãi... thậm chí ngay tại Hà Nội và một số tỉnh không có bờ biển do ăn phải cá Nóc khô và cá Nóc đông lạnh.... Để bảo vệ sức khoẻ và tính mạng của nhân dân, Bộ Y tế hướng dẫn chẩn đoán, xử trí và phòng ngộ độc cá Nóc như sau:

I. ĐẠI CƯƠNG

1- Cá Nóc (có nơi gọi là cá cóc, cá bống biển, cá đùi gà) với hàng trăm loài trên thế giới: ở Mỹ (gọi là Pufferfish), ở Nhật Bản (gọi là Fugu fish).... ở Việt Nam gần 70 loài khác nhau.

- Cá Nóc sống ở nước mặn nhiều hơn ở nước ngọt.

- Loại cá Nóc độc người dân ăn thường có thân 4 - 40 cm, chắc, vẩy ngắn, đầu to, mắt lồi, thịt trắng. Chất độc của cá tập trung ở da, ruột, gan, cơ bụng, tinh hoàn và nhiều nhất ở trứng cá, vì vậy con cái độc hơn con đực và đặc biệt mùa cá đẻ trừng. Chất độc đó gọi là TETRODOTOXIN (TTX).

2- Chất độc tetrodotoxin (TTX) C11 H17 08 N3 nói trên: là chất độc thần kinh, rất độc, gây tử vong cao, chất này cũng được phân lập từ một số loại vi khuẩn: Epiphytic bacterium, vibrio species, pseudomonas species (Yasumoto 1987), ở da và nội tạng con sa giông, kỳ nhông, bạch tuộc vòng xanh...

- Tetrodotoxin không phải là Proteine, tan trong nước, không bị nhiệt phá huỷ, nấu chín hay phơi khô, sấy, độc chất vẫn tồn tại (có thể bị phân huỷ trong môi trường kiềm hay acid mạnh).

- Tetrodotoxin được phát hiện bởi thử nghiệm sinh học với chuột hay phương pháp quang phổ huỳnh quang, sắc khí lớp mỏng, sắc khi lỏng cao áp.

3- Cơ chế gây độc TTX: ức chế hoạt động bơm kênh Na+ và K+ qua màng tế bào thần kinh cơ, ngừng dẫn truyền TK - cơ gây liệt cơ xương, cơ hô hấp...

- Sau khi ăn cá Nóc có TTX, chất độc này hấp thụ nhanh qua đường ruột, dạ dày trong 5-15 phút. Đỉnh cao TTX trong máu là 20 phút và thải tiết qua nước tiểu sau 30 phút tới 3-4 giờ. Ăn cá Nóc có TTX từ 4-7g sẽ gây ra triệu chứng ngộ độc. Theo cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ, liều tử vong đối với người là 1-2mg.

4- Nguyên nhân tử vong do ngộ độc cá Nóc là liệt cơ hô hấp và hạ huyết áp.

II- CHẨN ĐOÁN

1- Dịch tễ học: Có ăn cá Nóc (trước đó 5 phút đến 3-4 giờ).

2- Triệu chứng:

2.1- Triệu chứng nhẹ: Xuất hiện sớm sau ăn cá Nóc (tươi, khô, mắm cá) từ 5-10 phút, muộn hơn có thể đến 3 giờ:

- Tê lưỡi, miệng, môi, mặt, tê ngón và bàn tay, ngón chân và bàn chân.

- Đau đầu, vã mồ hôi.

- Đau bụng, buồn nôn và nôn, tăng tiết nước bọt.

2.2- Triệu chứng nặng:

- Loạn ngôn, mất phối hợp, mệt lả.

- Yếu cơ, liệt cơ tiến triển, suy hô hấp, tím, ngừng thở, co giật.

- Mạch chậm, huyết áp hạ và hôn mê.

Có thể xuất hiện: Tăng huyết áp do thiếu ô xy hoặc ở người bệnh đã có bệnh tăng huyết áp từ trước.

3- Xét nghiệm: Xác định độc tố Tetrodotoxine (nếu có điều kiện).

4- Chẩn đoán phân biệt: Với các trường hợp dị ứng hoặc sốc phản vệ do ăn bất kỳ loại cá biển hoặc thực phẩm khác. Các trường hợp này có các triệu trứng sau: Khó thở kiểu hen, mạch tăng, hạ huyết áp, rối loạn tiêu hoá, da đỏ ngứa ngay sau khi ăn.

III- HƯỚNG DẪN XỬ TRÍ

1- Tại nơi ăn cá:

Ngay khi có dấu hiệu đầu tiên: tê môi, tê tay (người bệnh vẫn còn tỉnh).

1.1- Gây nôn, đề phòng bệnh nhân bị sặc (để bệnh nhân nằm tư thế nghiêng, đầu thấp).

1.2- Than hoạt (bột hay nhũ):

Người lớn: Uống 30g + 250 ml nước sạch quấy đều.

Trẻ 1-12 tuổi: Uống 25g pha với 100-200 ml nước sạch quấy đều.

Trẻ dưới 1 tuổi: Uống 1g/kg pha với 50ml nước sạch quấy đều.

Có thể cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi uống 1 lọ than hoạt nhũ 30 ml.

Đưa người bệnh đến bệnh viện.

Uống than hoạt sớm trong vòng 1 giờ sau khi ăn cá sẽ có hiệu quả cao, loại bỏ chất độc, chống chỉ định khi người bệnh đã hôn mê hay rối loạn ý thức.

1.3- Nếu người bệnh có rối loạn ý thức, hôn mê, thở yếu hoặc ngừng thở, tím: thổi ngạt miệng hay miệng mũi hoặc qua canun Mayo hai chiều.

2- Trên xe cấp cứu:

2.1- Đảm bảo hô hấp:

- Để bệnh nhân nằm nghiêng, đầu thấp tránh sặc.

- Thở ô xy và bóp bóng (ambu) nếu bệnh nhân tím và ngừng thở, đặt nội khí quản, bơm bóng chèn (nếu có điều kiện) để tránh sặc.

2.2- Đảm bảo huyết động:

- Duy trì huyết áp trên 90 mmHg: truyền dịch Natriclorua 0,9% hoặc Glucose 5%.

- Nếu nhịp tim chậm dưới 60 lần/phút: Atropin sunphat ống 0,25mg/ml, liều dùng 0,5-1,5 mg, tiêm tĩnh mạch, cứ 5-10 phút tiêm nhắc lại một lần, duy trì nhịp tim trên 70 lần/phút.

- Nếu vô tâm thu: Người lớn: tiêm tĩnh mạch Atropin sunphat ống 0,25mg/ml, cứ 5 phút tiêm nhắc lại một lần. Trẻ nhỏ từ 1-12 tuổi tiêm tĩnh mạch 0,02 mg/kg, cứ 5 phút tiêm nhắc lại một lần, tiêm tĩnh mạch, tổng liều tối đa 1 mg. Trẻ trên 12 tuổi tổng liều 2 mg.

- Nếu huyết áp hạ mà truyền dịch huyết áp không cải thiện: Tiếp tục truyền Dopamine hydrocholoride 40m/ml ống 5 ml + 250 NaCl 0,9% hoặc Glucose 5% với liều 3-10 mg/kg/phút, hoặc kết hợp norepinephrin (Noradrenalin) liều 0,1-0,3 mg/kg/phút để duy trì HA³ 90 mmHg.

- Nếu huyết áp tăng: đảm bảo thở ô xy và thông khí, thuốc an thần. Nếu huyết áp tăng kịch phát thì phải hạ huyết áp bằng nifedipin (nang 10 mg) ngậm dưới lưỡi 5 giọt (5 mg).

2.3- Thuốc hấp phụ chất độc.

- Than hoạt 30g + 250 ml nước sạch, quấy đều uống hết một lần (nếu chưa được uống và bệnh nhân còn tỉnh). Nếu người bệnh có rối loạn ý thức thì phải dặt ống thông dạ dày trước khi bơm than hoạt.

- Chú ý: Nếu người bệnh co giật, trước khi đặt ống thông dạ dày bơm than hoạt cần tiêm bắp diazepam (Seduxen ống 5 mg/1ml, ống 10 mg/2ml, Valium ống 10mg/2ml), liều dùng 5 mg đến 10 mg.

3- Tại khoa cấp cứu và chống độc:

Chủ yếu hồi sức hô hấp, tuần hoàn, bảo đảm chức năng sống.

3.1- Nếu người bệnh đến sớm trước 3 giờ thì xử trí như sau:

3.1.1- Rửa dạ dày: tốt nhất là bằng dung dịch kiềm 2% hoặc 1,4%, mỗi lần dịch vào 150 - 200 ml hoặc 10 ml/kg ở trẻ < 5 tuổi, dịch ấm. Dịch lấy ra tương đương dịch đưa vào, tổng số từ 5-10 lít.

Nếu có dấu hiệu rối loạn ý thức, tím, thở chậm, đặt nội khí quản, bơm bóng chèn trước khi rửa dạ dày.

3.1.2- Than hoạt 30g pha với 250 ml nước sạch, trẻ 1-12 tuổi uống 25 g pha với 100-200ml nước, trẻ < 1 tuổi uống 1g/kg pha với 50ml nước.

3.1.3- Sorbitol 40g, nếu bệnh nhân không ỉa chảy. Trẻ <1 tuổi không cho Sorbitol vì trẻ dễ nôn, rối loạn nước điện giải. Hoặc thay thế bằng 1 lọ than hoạt nhũ 30ml.

3.2- Nếu người bệnh đến muộn sau 3 giờ thì xử trí như sau:

3.2.1- Hồi sức hô hấp, đảm bảo huyết động truyền dịch là cơ bản.

3.2.2- Theo dõi chức năng sống liên tục trong 24 giờ đầu.

3.3- Đảm bảo thông khí:

3.3.1- Thở ô xy qua sonde mũi hoặc mask.

3.3.2- Nếu người bệnh có suy hô hấp (tím, liệt cơ hô hấp, ngừng thở, hôn mê) thì đặt nội khí quản thở máy, thời gian thở máy từ 4-20 giờ.

3.4- Duy trì huyết áp:

Truyền dịch Natriclorua 0,9%, Glucose 5%.

- Nếu nhịp chậm < 60 lần/phút: Atropin (liều như trên), đặt máy tạo nhịp chờ.

- Nếu nhịp nhanh, rối loạn nhịp: Xylocain đặt máy tạo nhịp chờ.

- Nếu huyết áp tiếp tục hạ < 90mmHg: truyền dopamin 3-5 mg/kg/phút hoặc Adenaline, kết hợp dobutamin hoặc norepinephrine (noradrenaline).

3.5- Thăng bằng toan kiềm: điều chỉnh theo lâm sàng và xét nghiệm (chất khí trong máu, điện giải đồ).

3.6- Thăng bằng điện giải: Theo xét nghiệm điện giải đồ.

Nếu người bệnh sống được > 20 giờ khả năng cứu sống cao.

- Chưa có thuốc giải độc đặc hiệu cho tetrodotoxin.

- Thuốc kháng men cholinestelaza: Edrophonium tĩnh mạch chậm, hoặc neostigmoine tiêm bắp hoặc tiêm dưới da, có thể dùng ở những bệnh nhân liệt hô hấp nhẹ, đến sớm, tuy nhiên không thể thay thế các phương tiện hồi sức hô hấp (thuốc này mới chỉ áp dụng cho thực nghiệm trên động vật).

IV- ĐỀ PHÒNG NGỘ ĐỘC CÁ NÓC

1- Biện pháp tốt nhất là không ăn cá Nóc.

2- Khi ăn phải cá nghi là cá Nóc (có dấu hiệu tê môi, tê bàn tay) gây nôn và uống thuốc giải độc ngay (than hoạt và sorbitol) đồng thời phải đến ngay bệnh viện - Khoa hồi sức cấp cứu, chống độc để xử trí.

3- Người đi biển đánh cá, mỗi gia đình nên có một túi cấp cứu bao gồm: than hoạt nhũ, canun Mayo hai chiều.

4- Không được phơi khô cá Nóc làm cá thường, không làm chả cá nóc, bột cá nóc để bán.

THE MINISTRY OF PUBLIC HEALTH
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 354/2002/QD-BYT

Hanoi, February 06, 2002

 

DECISION

PROMULGATING THE WRITTEN GUIDANCE ON DIAGNOSIS, HANDLING AND PREVENTION OF PUFFER POISONING

THE HEAL MINISTER

Pursuant to the Governments Decree No.68/CP of October 11, 1993 defining the functions, tasks, powers and organizational apparatus of the Health Ministry;
At the proposals of the directors of the Therapy Department and of the Department for Food Quality, Hygiene and Safety Control,

DECIDES:

Article 1.- To promulgate together with this Decision the written "Guidance on diagnosis, handling and prevention of puffer poisoning."

Article 2.- The written "Guidance on diagnosis, handling and prevention of puffer poisoning" shall apply to all State-run, semi-public, people-founded, private and foreign-invested medical establishments.

Article 3.- This Decision takes effect 15 days after its signing for promulgation. The previous regulations contrary to the provisions of this Decision shall all be annulled.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

FOR THE HEALTH MINISTER
VICE MINISTER




Le Ngoc Trong

 

GUIDANCE

ON DIAGNOSIS, HANDLING AND PREVENTION OF PUFFER POISONING
(Issued together with the Health Ministers Decision No. 354/QD-BYT of February 6, 2002)

The poisoning through eating puffer is being a burning issue now. The number of people poisoned through eating puffer fish has risen with high mortality rate (60%). Puffer poisoning has usually occurred in central provinces such as Ha Tinh, Quang Binh, Quang Tri, Phu Yen, Quy Nhon, Quang Ngai, and even in Hanoi and non-coastal provinces, due to eating of dried and frozen puffer... In order to protect the peoples health and lives, the Health Ministry hereby guides the diagnosis, handling and prevention of puffer poisoning as follows:

I. GENERAL INFORMATION

1. Puffer fish (also called toadfish, sculpin, chicken thigh fish in some places) exist in hundreds of species in the world, called puffer fish in the United States, Fugu fish in Japan... There are in Vietnam nearly 70 different species.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The poisonous puffer fish often eaten by people have the body of 4- 40 cm long, firm, short scales, big heads, protruding eyes and white meat. The fishs poison concentrates in their skin, intestine, liver, abdominal muscle, spermarium and largely in their eggs, hence, female puffers are more poisonous than male puffers, particularly in the egg-laying season. That poison is called TETRODOTOXIN (TTX).

2. Tetrodotoxin (TTX) C11H17O8N3 is a neurotoxin, which is extremely noxious, causing high mortality and may be also isolated from some types of bacteria such as epiphytic bacterium, vibrio species, pseudomonas species (Yasumoto 1987), found on skin and viscera of the smooth newt, salamander, green-circle octopus.

- Tetrodotixin is not proteine, dissolves in water, is not disintegrated by heat; when cooked or sun-dried, the toxin still exists (which can be disintegrated in the alkaline environment or strong acid).

- Tetrodotoxin is detected through biological test on mouse or by the method of fluorescent spectrum, thin-layer chromatography, high-pressure liquid chromatography.

3. TTX poisoning mechanism: suppressing Na+ and K+ channel pump through myo-neurocyte membrane, stopping myoneurocyte transmission, causing myo-osseous palsy, myo-respiratory lapsy.

- After eating puffer with TTX, this toxin is quickly absorbed through intestines and stomach within 5- 15 minutes. TTX will reach its peak in blood within 20 minutes and discharge through urea after 30 minutes, lasting for up to 3-4 hours. Eating puffer with 4-7 g of TTX will result in poisoning symtoms. According to the US drug and food control agency, a dose of 1-2 mg will cause human death.

4. The cause of death due to puffer poisoning is myorespiratory lapsy and hypotention.

II. DIAGNOSIS

1 Epidemiology: Eating puffer (5 minutes up to 3-4 hours before).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.1. Light symptoms: appearing 5-10 minutes or possibly up to 3 hours after eating puffer (fresh, dried, pickled):

- Getting numbed in tongue, mouth, lips, face, fingers and hands, toes and feet.

- Getting headache, perspirating.

- Getting stomachache, feeling nausea and vomiting, accelerated salivation.

2.2. Serious symptoms:

- Rash talking, loss of coordination, feeling exhausted.

- Getting vasculo-weak, myoprogressive lapsy, respiratory failure, getting purple, breath stoppage, convulsion.

- Slow pulse, lowering blood pressure and getting comatose.

Possible occurrence: Higher blood pressure due to oxygen inadequacy or in high blood- pressure patients.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Splitting diagnosis: For cases of allergy or reactive shock from eating any kind of sea fish or other sea food. These cases show the following symptoms: Getting difficulty to breath like suffering from asthma, quicker pulse, lowering blood pressure, digestive disorder, getting itchy red skin after eating.

III. TREATMENT GUIDANCE

1. At places where puffer are eaten:

Immediately after the first symptoms: numbed lips, numbed hands (victims are still conscious):

1.1. Making the patients vomit, avoiding chokes for patients (letting them lie on either side with low heads).

1.2. Active coal (flour or powder):

Adults: Orally taking 30g stirred slowly in 250 ml of clean water.

Children aged 1-12: Orally taking 12 g stirred slowly in 100-200 ml of clean water.

Under 1-year children: Orally taking 1g/kg, stirred slowly in 50 ml of clean water.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Taking the patients to hospitals.

Orally taking active coal within 1 hour after eating puffer will be highly effective, doing away with the toxin, contra-indication when the patients get coma or sense disorder.

1.3. If the patients get the sense disorder, coma, breathing decline or cessation, turn purple: giving resuscitation from mouth to mouth, mouth to nose or through two-way Mayo canun.

2. On the ambulance cars:

2.1. To ensure respiration:

- Letting the patient lie on either side with low heads to avoid choke.

- Giving oxygen breathing and ambu if the patients get purple and stop breathing, inserting windpipe, pumping chock vesticle (if conditions permit) to avoid choke.

2.2. To ensure blood circulation:

- Maintaining blood pressure at over 90 mmHg: Transfusing the solution of 0.9%- sodium chlorate or 5% glucose.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- In case of sans-systole: Adults: Intravenous injection with atropine sulfate ampoule of 0.25 mg/ml, repeated at every 5 minutes. Children aged between 1 and 12 years, intravenous injection, 0.02 mg/kg, repeated at every 5 minutes, the total dose of 1 mg. Children of over 12 years old, the total dose shall be 2 mg.

- In case of lowering blood pressure in spite of solution transfusion: Continuing transfusing dopamine hydrochloride 40 mg/ml, ampoule of 5 ml + 250 NaCl 0.9% or 5% glocose with a dose of 3-10 mg/kg/minute, or in combination with norepinephrin (noradrenalin), a dose of 0.1-0.3 mg/kg/minute in order to maintain HA ≥90 mmHg.

- If the blood pressure rises: Ensuring oxygen breathing, aeration, calmatives. If the blood pressure rises exacerbatedly, it must be lowered with nifedipin (capsule of 10 mg), kept under tongue 5 drops (5 mg).

2.3. Toxin absorbents:

- Active coal 30 g + 250 ml of clean water, stirring slowly and drinking once (if having not yet orally taken and the patients are still conscious. If the patients get sense disorder, the stomach probe shall be placed before pumping the active coal.

- Attention: If patients get convulsion, before the stomach probe is placed for active coal pumping, intramuscular injection of diazepam (seduxen ampoule of 5 mg/1 ml, ampoule of 10 mg/2 ml, valium ampoule of 10 mg/2 ml), use dose of between 5 mg and 10 mg.

3. At the Emergency and Anti-Poisoning Departments

Mainly to revive respiration, circulation, ensuring the revival of function.

3.1. If patients are hospitalized within 3 hours after getting poisoned, the treatment shall be as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In cases where appear signs of sense disorder, purple, slow breathing, placing windpipe and pumping chock vesicle before cleaning the stomach.

3.1.2. Active coal with 30 g mixed in 250 ml of clean water, children aged 1-12 orally take 20 g mixed with 100-200 ml of water, children of under 1 year old, 1g/1kg mixed with 50 ml of water.

3.1.3. Sorbitol 40 g, if patients do not get diarrhoea. Children of under 1 year old, no sorbitol shall be given as it may easily cause vomiting, electrolysis water disorder. Or replacing it with 01 bottle of active coal powder of 30 ml.

3.2. If the patients are hospitalized after getting poisoned for more than 3 hours, the treatment shall be as follows:

3.2.1. Giving respiratory revival, ensuring blood circulation mainly through solution transfusion.

3.2.2. Monitoring surviving function incessantly within the first 24 hours.

3.3. Ensuring aeration:

3.3.1. Oxygen breathing through nose or mask sonde.

3.3.2. If patients get respiratory failure (purple, respiratory palsy, breathing cessation, coma) placing inside the windpipe device for mechanical breathing for 4-20 hours.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Fluid transfusion: 0.9% sodium chloride, 5% glucose

- If the heart beat is <60 beats/minute: Atropine (the above dose), placing devices to create pending beats.

- If the heart beat is fast, in disorder: xylocain, placing devices to create pending beats.

- If blood pressure continues to drop to under 90 mmHg: Transfusing dopamin of 3-5 g/kg/minute or adrenaline in combination with dobutamin or norepinephrine (Noradrenaline).

3.5. Acid- alkali balancing: Readjusting according to clinical symptoms and tests (gaseous substance in blood, electrolysis).

3.6. Electrolytic balancing: According to electrolytic test.

If patients can live for > 20 hours, the survival rate is high.

- No specific effective antidote for tetrodotoxin.

- Cholinesteraza antifermment: edrophonium, slow intravenous injection, or neostigmine, intravascular or under-skin injection, which can be used on patients with light respiratory palsy and early arrival, but cannot replace respiratory reviving means (this drug is only tested on animals)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The best way is not to eat puffer.

2. When eating fish suspected to be puffer (with symptoms of numbed lips, numbed hands): causing emisis and immediately taking antidote orally (active coal and sorbitol) and quickly going to hospitals- Emergency and Anti-Poisoning Departments) for treatment.

3. For offshore fishermen, their families would prepare first-aid kits, each including active coal powder, two-way Mayo canun.

4. Not to sun-dry puffer for use as common fishes, not to make puffer barbecue, puffer powder for sale.

 

 

FOR THE HEALTH MINISTER
VICE MINISTER
ASSOCIATE PROF. DR.




Le Ngoc Trong

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 354/2002/QĐ-BYT ngày 06/02/2002 về bản hướng dẫn chuẩn đoán, xử trí và phòng ngộ độc cá Nóc do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.428

DMCA.com Protection Status
IP: 3.149.213.209
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!