Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 333/QĐ-BNN-KHCN Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Đinh Vũ Thanh
Ngày ban hành: 12/03/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 333/QĐ-BNN-KHCN

Hà Nội, ngày 12 tháng 03 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG THỰC HIỆN NĂM 2014 NHIỆM VỤ: ĐÁNH GIÁ TRỮ LƯỢNG CAC BON RỪNG, XÂY DỰNG ĐƯỜNG PHÁT THẢI CƠ SỞ THỰC HIỆN REDD+ Ở VIỆT NAM

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 07/2010/TTLT-BTNMT-BTC-BKHĐT ngày 15/3/2010 hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH giai đoạn 2009-2015;

Căn cứ Quyết định số 2547/QĐ-BNN-KHCN ngày 19/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt đề cương, tổng dự toán thực hiện nhiệm vụ "Đánh giá trữ lượng cac bon rừng, xây dựng đường phát thải cơ sở thực hiện REDD+ ở Việt Nam";

Căn cứ Quyết định số 1742/QĐ-BNN-KHCN ngày 31/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung đề cương, tổng dự toán thực hiện nhiệm vụ "Đánh giá trữ lượng cac bon rừng, xây dựng đường phát thải cơ sở thực hiện REDD+ ở Việt Nam";

Căn cứ Quyết định số 104/QĐ-BNN-KHCN ngày 20/1/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc Phê duyệt Kế hoạch năm 2014 thực hiện các nhiệm vụ thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH của Bộ Nông nghiệp và PTNT;

Xét Tờ tình số 52/TTr-ĐTQHR-KH&HTQT ngày 3/3/2014 và Đcương chi tiết thực hiện nhiệm vụ năm 2014 của Viện Điều tra Quy hoạch rừng lập;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt đề cương thực hiện năm 2013, nhiệm vụ "Đánh giá trữ lượng các-bon rừng, xây dựng đường phát thải cơ sở thực hiện REDD+ ở Việt Nam", giao cho Viện Điều tra Quy hoạch rừng, Tổng cục Lâm nghiệp thực hiện, chi tiết như sau:

I. NỘI DUNG THỰC HIỆN:

1. Tính toán trữ lượng các-bon rừng:

- Lập bản đồ trữ lượng các bon rừng giai đoạn 1989-1990 và 4 chu kỳ cấp vùng tỷ lệ 1/250.000

+ Lập bản đồ trữ lượng các bon rừng cấp vùng (8 vùng, 5 giai đoạn).

+ Xây dựng các báo cáo “Bản đồ trữ lượng các bon rừng”. Mỗi giai đoạn gồm 1 bản đồ toàn quốc và 8 bản đồ cấp vùng.

2. Xây dựng đường phát thải cơ sở tạm thời cấp quốc gia

a) Tính tổng trữ lượng carbon rừng Việt Nam cho từng thời kỳ

- Tính tổng trữ lượng các bon rừng các thời kỳ trên cơ sở số liệu diện tích các trạng thái rừng và trữ lượng các bon trung bình của các trạng thái ở cùng thời kỳ đó.

b) Xây dựng đường phát thải cơ sở tạm thời cấp quốc gia

- Tính số liệu đu vào (activity data)

+ Diện tích rừng bị mất qua các thời kỳ

+ Diện tích rừng bị suy thoái qua các thời kỳ

+ Diện tích rừng được tăng cường chất lượng qua các thời kỳ

- Tính toán nhân tố phát thải - emission factors

- Tính lượng phát thải trung bình cho một trạng thái trên 1 ha cho từng thời kỳ

- Tính tổng lượng phát thải trong quá khứ.

- Mô phỏng đường phát thải trong tương lai.

- Tổng hợp phân tích xây dựng đường phát thải cơ sở tạm thời.

- Xây dựng báo cáo “Đường phát thải cơ sở tạm thời cấp quốc gia”.

3. Đề xuất định hướng ưu tiên và các giải pháp thực hiện REDD+ tại Việt Nam

a) Phân tích ảnh hưởng của chính sách, kinh tế, xã hội đến diễn biến trữ lượng các bon rừng giai đoạn 1990-2010

- Xây dựng bản đồ và số liệu diễn biến trữ lượng các bon giai đoạn 1990-2010 theo vùng sinh thái và toàn quốc.

- Phân tích sự thay đổi trữ lượng các bon theo vùng sinh thái và toàn quốc dưới sự ảnh hưởng của các chính sách, điều kiện kinh tế xã hội.

- Hội thảo tham vấn.

b) Phân tích khả năng tham gia REDD+ của Việt Nam

- Tổng quan quá trình thực hiện REDD+ tại Việt Nam.

- Phân tích tác động của REDD+ về các mặt: kinh tế, môi trường và xã hội.

- Đánh giá về năng lực thực hiện REDD+ tại Việt Nam

- Hội thảo tham vấn.

c) Đxuất định hướng ưu tiên và giải pháp thực hiện REDD+ tại Việt Nam

- Đề xuất định hướng ưu tiên thực hiện REDD+ tại Việt Nam.

- Đxuất giải pháp thực hiện REDD+ tại Việt Nam.

- Hội thảo tham vấn (thu thập ý kiến phản biện của các chuyên gia và hoàn thiện)

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT THỰC HIỆN:

1. Phương pháp tiếp cận:

- Tiếp cận hệ thống:

+ Xây dựng đường phát thải cơ sở tạm thời cấp quốc gia: đường phát thải cơ sở sẽ được xây dựng theo tiêu chuẩn của IPCC, đảm bảo 3 tiêu chí (i) khung phương pháp của IPCC; (ii) minh bạch trong kết quả và các bước tiến hành; (iii) kỹ thuật thực hiện trong từng khâu công việc có thể thay đổi nhưng độ chính xác của kết quả vẫn đảm bảo theo yêu cầu quc tế. Như vậy, din biến trữ lượng các bon rừng Việt Nam được đặt trong một thể thống nhất về phương pháp và chất lượng của quốc tế.

+ Đề xuất định hướng ưu tiên và các giải pháp thực hiện REDD+ tại Việt Nam: áp dụng phương pháp tiếp cận theo hệ thống dựa trên phân tích mối quan hệ: chi phí sản xuất, chất lượng sản phẩm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường để đề xuất mô hình tổ chức sản xuất cải tiến ứng dụng trong thực tiễn;

- Tiếp cận chuyên gia: diễn biến trữ lượng các bon rừng Việt Nam giai đoạn 1990-2010 sẽ được phân tích để tìm ra các nhân tố có ảnh hưởng ví dụ như bi cảnh kinh tế, các chính sách lâm nghiệp đã triển khai, tập quán canh tác.. .Từ đó, tận dụng kiến thức các chuyên gia để đề xuất các giải pháp nhm phát triển rừng ổn định và nâng cao khả năng hấp thụ các bon của rừng.

2. Kỹ thuật thực hiện:

- Tính tổng trữ lượng các bon rừng Việt Nam cho từng thời kỳ: Tổng trữ lượng các bon rừng các thời kỳ được tính toán trên cơ sở số liệu diện tích các trạng thái rừng và trữ lượng các bon trung bình của các trạng thái ở cùng thời kỳ đó.

- Tính số liệu đầu vào và tổng diện tích từng trạng thái rừng bị mất qua các thi kỳ; tổng diện tích từng trạng thái rừng bị suy thoái qua các thời kỳ; tổng diện tích từng trạng thái rừng được tăng cường chất lượng qua các thời kỳ qua các thời kỳ; diện tích rừng trồng mới và mới phục hồi thành rừng

- Tính toán nhân tố phát thải - emission factors

- Phương pháp Stock Change của IPCC được áp dụng để xây dựng đường phát thải cơ sở tạm thời.

III. THỜI GIAN, TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN:

TT

Nội dung/hoạt động

Thi gian

1

Tính toán trữ lượng các bon rừng

 

 

Lập bản đồ trữ lượng các bon rừng giai đoạn 1989-1990 và 4 chu kỳ cấp vùng tỷ lệ 1/250.000

1/2014-10/2014

2

Xây dựng đường phát thi cơ sở tạm thời cấp quốc gia

 

 

Tính tổng trữ lượng các bon toàn quốc tại 5 thời điểm

1/2014-10/2014

 

Xây dựng đường phát thải cơ sở tạm thời cấp quốc gia

1/2014-10/2014

 

Báo cáo: Đường phát thải cơ sở tạm thời quốc gia

10/2014

3

Đ xut định hướng ưu tiên và các giải pháp thực hiện REDD+ tại Việt Nam

 

 

Phân tích ảnh hưởng của chính sách, kinh tế, xã hội đến diễn biến trữ lượng các bon rừng giai đoạn 1990-2010

1/2014-12/2014

 

Phân tích khả năng tham gia REDD+ của Việt Nam

1/2014-12/2014

 

Đề xuất định hướng ưu tiên và giải pháp thực hiện REDD+ tại Việt Nam

1/2014-12/2014

 

Xây dựng báo cáo thực hiện năm 2014 và báo cáo tng kết thực hiện nhiệm vụ

 

IV. SẢN PHẨM NĂM 2014:

TT

Tên sản phẩm

Yêu cầu

1

Bản đồ trữ lượng các bon rừng theo vùng và toàn quốc giai đoạn 1989-1990; 1990-1995; 1995-2000; 2000-2005 và 2005-2010

- Hệ tọa độ VN2000

- Cấp vùng tỷ lệ 1/250.000, cấp toàn quốc tỷ lệ 1/1.000.000

- Đảm bảo độ chính xác và phản ánh được thực tế của giai đoạn

- Phù hợp với thực tiễn

2

Báo cáo “Đường phát thải cơ sở tạm thời quốc gia”

3

Báo cáo “Đề xuất định hướng ưu tiên và các giải pháp thực hiện REDD+ tại Việt Nam”

4

Báo cáo thực hiện năm 2014 và báo cáo tổng hợp thực hiện nhiệm vụ 2012-2014

Được tổng hợp từ các báo cáo thực hiện năm, thể hiện đầy đủ nội dung nhiệm vụ, phương pháp thực hiện và các kết quả đạt được

V. Kinh phí: 1.500.000.000 đồng (Một tỷ năm trăm triệu đồng)

Điều 2. Căn cứ quyết định này Thủ trưởng đơn vị được giao nhiệm vụ có trách nhiệm tổ chức thực hiện và báo cáo Bộ kết quả thực hiện theo quy định hiện hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Vụ trưởng Vụ Tài chính, Thủ trưởng đơn vị và cá nhân được giao tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
-
Bộ trưởng (để b/cáo);
- TT Hoàng Văn Thng (để b/cáo);
- Lưu: VT, KHCN (10b)

TL. BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Đinh Vũ Thanh

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 333/QĐ-BNN-KHCN ngày 12/03/2014 phê duyệt đề cương thực hiện, nhiệm vụ: Đánh giá trữ lượng cac bon rừng, xây dựng đường phát thải cơ sở thực hiện REDD+ ở Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.796

DMCA.com Protection Status
IP: 3.129.247.196
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!