Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 225/2010/TT-BTC chế độ quản lý tài chính nhà nước

Số hiệu: 225/2010/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Trần Xuân Hà
Ngày ban hành: 31/12/2010 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 225/2010/TT-BTC

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2010

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI CỦA NƯỚC NGOÀI THUỘC NGUỒN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ ban hành Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 9/11/2006 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA);
Căn cứ Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý tài chính nhà nước đối với viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước như sau:

Phần I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với nguồn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài cho Việt Nam thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước.

Viện trợ không hoàn lại của nước ngoài (sau đây gọi tắt là viện trợ) quy định tại Thông tư này là sự trợ giúp không phải hoàn trả dưới hình thức bằng tiền, bằng hiện vật của Bên tài trợ nước ngoài, nhằm hỗ trợ thực hiện các mục tiêu phát triển, nhân đạo hoặc tài trợ cho hoạt động khoa học và công nghệ, được cấp có thẩm quyền của Việt Nam phê duyệt theo quy định tại Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 9/11/2006 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài.

Các hàng hoá là quà biếu, quà tặng do các tổ chức, cá nhân từ nước ngoài tặng cho các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam, được điều chỉnh theo quy định của pháp luật về quà biếu, quà tặng hiện hành, không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.

2. Bên tài trợ nước ngoài trong Thông tư này bao gồm:

a) Các chính phủ nước ngoài, các tổ chức tài trợ song phương và đa phương, các tổ chức liên quốc gia hoặc liên chính phủ cung cấp các khoản viện trợ không hoàn lại cho Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong khuôn khổ các hoạt động hợp tác hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) giữa Việt Nam với Bên tài trợ nước ngoài (sau đây viết tắt là ODA không hoàn lại).

b) Các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, các tổ chức và cá nhân người nước ngoài khác, kể cả các tập đoàn, công ty có vốn nước ngoài, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, tôn trọng và chấp hành luật pháp Việt Nam, có thiện chí cung cấp viện trợ không hoàn lại nhằm hỗ trợ cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và nhân đạo của Việt Nam (viện trợ phi chính phủ nước ngoài, sau đây viết tắt là viện trợ PCPNN).

3. Các đối tượng tiếp nhận viện trợ nước ngoài trong Thông tư này bao gồm:

a) Các tổ chức thuộc bộ máy nhà nước Việt Nam, bao gồm các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là các Bộ); Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là UBND cấp tỉnh); Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

b) Các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam.

c) Các hội có tính chất đặc thù được Nhà nước giao biên chế, hỗ trợ về kinh phí và điều kiện hoạt động, theo quy định tại Quyết định số 68/2010/QĐ-TTg ngày 01/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định hội có tính chất đặc thù.

4. Các hội khác (ngoài các hội có tính chất đặc thù nêu tại điểm c khoản 3 trên) do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân, nhóm cá nhân hoặc cộng đồng dân cư thành lập, tự đảm bảo kinh phí hoạt động bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước, là các đối tượng tiếp nhận viện trợ nước ngoài quy định tại Thông tư số 109/2007/TT-BTC ngày 10/9/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý tài chính nhà nước đối với viện trợ phi chính phủ nước ngoài không thuộc nguồn thu NSNN.

5. Viện trợ thuộc nguồn thu Ngân sách trung ương bao gồm:

a) ODA không hoàn lại;

b) Viện trợ PCPNN cho các tổ chức thuộc bộ máy nhà nước Việt Nam (không kể viện trợ PCPNN cho UBND cấp tỉnh và các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc UBND cấp tỉnh);

c) Viện trợ PCPNN cho các doanh nghiệp nhà nước do Trung ương quản lý.

d) Viện trợ PCPNN cho các Hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi cả nước, được xác định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 68/2010/QĐ-TTg ngày 01/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

6. Viện trợ nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách địa phương:

a) Viện trợ PCPNN trực tiếp cho UBND cấp tỉnh và các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc UBND cấp tỉnh;

b) Viện trợ PCPNN cho các doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý.

c) Viện trợ PCPNN cho các Hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi địa phương do Chủ tịch UBND tỉnh xác định, căn cứ vào Quyết định số 68/2010/QĐ-TTg ngày 01/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng Thông tư

1. Các cơ quan nhà nước được giao trách nhiệm quản lý nhà nước đối với viện trợ nước ngoài;

2. Các cơ quan chủ quản dự án viện trợ nước ngoài;

3. Các chủ chương trình, chủ dự án, đơn vị sử dụng viện trợ nước ngoài.

Điều 3. Nguyên tắc quản lý tài chính nhà nước đối với viện trợ nước ngoài thuộc nguồn thu NSNN

1. Viện trợ nước ngoài cho các đối tượng tiếp nhận viện trợ nêu tại Thông tư này thuộc nguồn thu của ngân sách nhà nước, phải được hạch toán đầy đủ, kịp thời vào NSNN theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, theo phân cấp quản lý ngân sách như sau:

a) Bộ Tài chính thực hiện thu, chi ngân sách trung ương đối với các khoản viện trợ thuộc nguồn thu ngân sách trung ương (bao gồm cả nguồn thu ngân sách trung ương ghi chi bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương).

b) Sở Tài chính thực hiện thu, chi ngân sách địa phương đối với các khoản viện trợ thuộc nguồn thu của ngân sách địa phương và phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện ghi thu ghi chi ngân sách địa phương đối với các khoản viện trợ thuộc nguồn thu ngân sách trung ương ghi chi bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương.

2. Các khoản viện trợ nước ngoài thuộc phạm vi áp dụng Thông tư này chỉ được tiếp nhận và sử dụng, sau khi được cấp có thẩm quyền (quy định tại Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 và Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ) phê duyệt.

3. Các đối tượng tiếp nhận viện trợ nước ngoài chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng vốn viện trợ theo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam và các thoả thuận, cam kết với Bên tài trợ. Trong trường hợp các quy định hoặc điều kiện viện trợ của Bên tài trợ khác với quy định của pháp luật Việt Nam thì phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều 4. Phương thức cung cấp viện trợ

1. Viện trợ bằng hiện vật hoặc bằng tiền:

Viện trợ bằng hiện vật hoặc bằng tiền có thể được cung cấp theo các chương trình, dự án (bao gồm cả các công trình xây dựng cơ bản) hoặc viện trợ phi dự án (viện trợ lẻ, cứu trợ khẩn cấp khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh).

2. Viện trợ phi vật chất:

Viện trợ nước ngoài phi vật chất là việc Bên tài trợ chuyển giao không thu tiền đối với các tài sản thuộc sở hữu trí tuệ (quyền tác giả, quyền sở hữu tác phẩm, quyền sở hữu công nghiệp, chuyển giao công nghệ); hoặc Bên tài trợ thanh toán trực tiếp các chi phí đào tạo, tham quan, khảo sát, hội thảo, chuyên gia tại nước ngoài.

Điều 5. Giải thích từ ngữ

Trong phạm vi Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. “Cơ quan chủ quản” là các Bộ, UBND cấp tỉnh, cơ quan Trung ương của các Hội và các cấp chính quyền chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp các doanh nghiệp nhà nước.

2. “Chủ dự án/Đơn vị sử dụng viện trợ (sau đây gọi chung là Chủ dự án)” là các tổ chức được Cơ quan chủ quản giao trách nhiệm quản lý và sử dụng vốn viện trợ và vốn đối ứng để thực hiện chương trình, dự án hoặc tiếp nhận các khoản viện trợ phi dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3. “Hỗ trợ cán cân thanh toán” là phương thức viện trợ mà Bên tài trợ hỗ trợ cân đối ngoại tệ cho Chính phủ Việt Nam để nhập khẩu trang thiết bị, hàng hoá nước ngoài (hoặc mua hàng hoá có nguồn gốc nhập khẩu tại Việt Nam) theo các thoả thuận hỗ trợ cán cân thanh toán.

4. “Hỗ trợ ngân sách trực tiếp” là phương thức viện trợ mà tiền viện trợ được chuyển trực tiếp vào NSNN nhằm hỗ trợ chi tiêu chung của NSNN (hỗ trợ ngân sách chung), hoặc hỗ trợ chi tiêu ngân sách cho một ngành kinh tế cụ thể (hỗ trợ ngân sách ngành).

5. “Hỗ trợ tiếp cận theo ngành, lĩnh vực” là phương thức viện trợ cho chương trình phát triển của một ngành hay một lĩnh vực kinh tế cụ thể, để hỗ trợ nguồn lực bổ sung nhằm đảm bảo cho ngành, lĩnh vực kinh tế đó được thực hiện một cách đồng bộ, bền vững và hiệu quả.

Hỗ trợ tiếp cận theo ngành, lĩnh vực được tổ chức theo một chương trình bao gồm nhiều dự án thành phần, với sự tham gia của nhiều cơ quan chủ quản, trong đó một cơ quan chủ quản giữ vai trò điều phối chung đối với các cơ quan chủ quản dự án thành phần.

6. “Viện trợ nước ngoài do Việt Nam điều hành” là phương thức viện trợ theo đó nhà tài trợ chuyển tiền viện trợ cho chủ dự án phía Việt Nam để tự tổ chức quản lý và thực hiện dự án viện trợ theo thoả thuận hai bên. Phương thức viện trợ này bao hàm cả các dự án đồng giám đốc điều hành của hai bên, hoặc theo mô hình quỹ uỷ thác của Bên tài trợ cho Việt Nam.

7. “Viện trợ nước ngoài do Bên tài trợ trực tiếp quản lý” là phương thức viện trợ theo đó Bên tài trợ trực tiếp quản lý tài chính dự án, hoặc uỷ thác cho một tổ chức PCPNN thực hiện dự án viện trợ. Kết thúc dự án, Bên tài trợ chuyển giao lại tài sản và kết quả của dự án cho phía Việt Nam.

8. "Hỗ trợ kỹ thuật" là phương thức viện trợ nhằm mục tiêu hỗ trợ phát triển năng lực và thể chế cho phía Việt Nam, hoặc cung cấp các yếu tố đầu vào kỹ thuật để chuẩn bị và thực hiện các dự án đầu tư, như cung cấp chuyên gia, đào tạo, hỗ trợ trang thiết bị, tư liệu và tài liệu, chi phí tham quan, khảo sát, hội thảo.

9. “Viện trợ hàng hoá” là phương thức viện trợ trực tiếp bằng hàng hoá, vật tư của Chính phủ nước ngoài tài trợ cho Chính phủ Việt Nam. Hàng hoá, vật tư viện trợ được Bộ Tài chính tổ chức bán đấu giá tại thị trường Việt Nam và tiền bán đấu giá được nộp vào NSNN hoặc được cấp phát cho các dự án theo thoả thuận giữa các Chính phủ.

10. “Cứu trợ khẩn cấp” là phương thức viện trợ mà các nhà tài trợ chuyển giao tiền hoặc hàng hoá cho các nạn nhân bị thiệt hại ngay khi xảy ra các trường hợp thiên tai, dịch bệnh hoặc chiến tranh.

11. “Viện trợ phi dự án” là các khoản viện trợ lẻ, không theo các chương trình, dự án cụ thể, được cung cấp dưới dạng hiện vật, tiền hoặc chuyên gia (kể cả chuyên gia tình nguyện).

Phần II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 6. Lập kế hoạch tài chính dự án viện trợ

1. Kế hoạch tài chính dự án viện trợ là kế hoạch giải ngân vốn viện trợ và vốn đối ứng của các dự án ODA không hoàn lại và dự án viện trợ PCPNN (bao gồm cả kế hoạch vốn cho thời kỳ chuẩn bị và thời kỳ thực hiện dự án), do các chủ dự án viện trợ lập theo các hướng dẫn về lập kế hoạch tài chính đối với các dự án ODA quy định tại Thông tư số 108/2007/TT-BTC ngày 7/9/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).

Kế hoạch tài chính dự án viện trợ phải phù hợp với văn kiện dự án viện trợ được cấp có thẩm quyền phê duyệt, kèm theo báo cáo thuyết minh cụ thể cơ sở, căn cứ tính toán.

Kế hoạch tài chính dự án viện trợ hàng năm được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 Thông tư này.

2. Hàng năm, vào thời điểm lập dự toán NSNN, chủ dự án viện trợ lập kế hoạch tài chính dự án viện trợ cùng với dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi nhiệm vụ được giao, gửi cho cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp. Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (trường hợp không phải là đơn vị dự toán cấp I) có trách nhiệm xem xét, tổng hợp dự toán ngân sách của các đơn vị cấp dưới trực thuộc để gửi cho cơ quan quản lý cấp trên là đơn vị dự toán cấp I.

Các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương (đơn vị dự toán cấp I) xem xét, tổng hợp dự toán của các đơn vị trực thuộc vào dự toán ngân sách thuộc phạm vi trực tiếp quản lý, gửi cơ quan Tài chính và cơ quan Kế hoạch và Đầu tư cùng cấp.

Sau khi dự toán ngân sách hàng năm được Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo dự toán được giao cho các Bộ, địa phương thực hiện.

3. Đối với viện trợ nước ngoài trực tiếp cho ngân sách nhà nước theo các chương trình “hỗ trợ tiếp cận theo ngành, lĩnh vực”:

Vào thời điểm lập dự toán NSNN hàng năm, căn cứ vào nhu cầu giải ngân cho năm kế hoạch và tình hình thực hiện chương trình năm trước, cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm lập và tổng hợp nhu cầu sử dụng vốn viện trợ của chương trình.

Bộ Tài chính phối hợp với Bên tài trợ để xác định chính thức mức giải ngân vốn viện trợ năm kế hoạch và thông báo cho chủ dự án để xây dựng phương án phân bổ dự toán của chương trình, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính để tổng hợp trình Chính phủ, Quốc hội quyết định.

4. Đối với “vốn viện trợ hỗ trợ trực tiếp cho NSNN” được cân đối vào dự toán thu NSNN hàng năm và bố trí dự toán chi NSNN để thực hiện các nhiệm vụ chi chung của NSNN. Việc lập dự toán nguồn vốn viện trợ hỗ trợ trực tiếp cho NSNN được thực hiện theo các quy định về lập và chấp hành ngân sách hiện hành và phù hợp với các điều ước, thoả thuận quốc tế đã ký kết (nếu có).

5. Không phải lập kế hoạch tài chính viện trợ nước ngoài đối với các khoản viện trợ phi dự án, viện trợ hàng hoá, cứu trợ khẩn cấp, hoặc với các dự án do Bên tài trợ trực tiếp quản lý. Căn cứ vào thực tế tiền, hàng viện trợ, hoặc tài sản bàn giao của Bên tài trợ, cơ quan hoặc đơn vị được giao trách nhiệm tiếp nhận, sử dụng khoản viện trợ phi dự án, viện trợ hàng hoá, tài sản bàn giao từ dự án do Bên tài trợ trực tiếp quản lý có trách nhiệm gửi báo cáo thực hiện kèm theo hồ sơ viện trợ cho cơ quan chủ quản và cơ quan Tài chính để làm thủ tục xác nhận viện trợ và hạch toán ngân sách.

6. Trong trường hợp điều ước, thoả thuận quốc tế về dự án đã ký kết nhưng chưa có hiệu lực, hoặc đã có hiệu lực nhưng chưa hoàn thành các thủ tục đầu tư trong nước, trong thời hạn lập dự toán ngân sách hàng năm, cơ quan chủ quản có trách nhiệm báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để bố trí trong dự phòng chi XDCB hoặc từng lĩnh vực chi HCSN, trình cấp có thẩm quyền quyết định (nếu là trường hợp ngân sách trung ương chịu trách nhiệm bố trí vốn đối ứng), hoặc chủ dự án có trách nhiệm báo cáo cơ quan chủ quản dự án ở địa phương để bố trí trong dự phòng ngân sách địa phương, trình cấp có thẩm quyền quyết định (nếu là trường hợp ngân sách địa phương chịu trách nhiệm bố trí vốn đối ứng).

7. Đối với các dự án viện trợ được phê duyệt sau thời điểm lập kế hoạch ngân sách hàng năm, cơ quan chủ quản lập kế hoạch bổ sung vào thời gian bổ sung kế hoạch ngân sách hàng năm. Đối với các khoản viện trợ PCPNN nhỏ, lẻ, phát sinh đột xuất trong năm, cơ quan chủ quản báo cáo cơ quan Kế hoạch và Đầu tư và cơ quan Tài chính đồng cấp để xử lý từng trường hợp cụ thể, căn cứ vào thông báo giải ngân của Bên tài trợ.

8. Kế hoạch tài chính dự án viện trợ nước ngoài hàng năm, sau khi đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và thông báo, là cơ sở để cơ quan Tài chính thực hiện việc rút vốn viện trợ, cấp phát vốn đối ứng và quản lý tài chính đối với dự án.

9. Đối với một số dự án viện trợ nhỏ, có thời gian thực hiện gối đầu giữa 2 năm ngân sách liên tục, thì kế hoạch tài chính lập năm trước được chuyển sang năm sau để thực hiện, không phải lập kế hoạch tài chính cho năm sau.

Điều 7. Xác nhận viện trợ

1. Xác nhận viện trợ là việc cơ quan Tài chính các cấp (Bộ Tài chính, Sở Tài chính) xác nhận hàng hoá nhập khẩu, hàng hoá dịch vụ trong nước mua bằng tiền viện trợ hoặc xác nhận số tiền viện trợ đã nhận được trên Tờ khai xác nhận viện trợ do chủ dự án kê khai.

2. Các trường hợp không cần xác nhận viện trợ gồm có:

a) Các khoản viện trợ bằng tiền theo hình thức hỗ trợ ngân sách trực tiếp.

b) Các khoản viện trợ phi vật chất.

3. Phân công xác nhận viện trợ: được thực hiện phù hợp với phân cấp nguồn thu giữa ngân sách các cấp, cụ thể như sau:

a) Bộ Tài chính ký xác nhận trên các Tờ khai xác nhận viện trợ đối với:

- Viện trợ nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách trung ương nêu tại khoản 5 Điều 1 Thông tư này;

- Các khoản cứu trợ khẩn cấp không có địa chỉ cụ thể, thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (quy định tại Điều 15 Nghị định số 93/2009/NĐ-CP của Chính phủ);0

- Viện trợ hàng hoá nhập khẩu cho một số địa phương, nhưng do một tổ chức nhà nước thuộc Trung ương làm đầu mối nhận hàng và phân phối (hàng nhập chung vận đơn).

b) Sở Tài chính ký xác nhận trên các Tờ khai xác nhận viện trợ đối với viện trợ nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách địa phương nêu tại khoản 6 Điều 1 Thông tư này.

4. Mục đích lập Tờ khai xác nhận viện trợ:

a) Để cơ quan Tài chính tổng hợp số liệu và tình hình tiếp nhận và sử dụng viện trợ nước ngoài và thực hiện hạch toán NSNN đối với viện trợ nước ngoài thuộc nguồn thu NSNN.

b) Là một trong những tài liệu pháp lý để cơ quan Hải quan thực hiện việc miễn thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu đối với trang thiết bị, máy móc, vật tư, đồ dùng và các loại hàng hoá nhập khẩu bằng nguồn tiền viện trợ nước ngoài; hoặc để cơ quan Thuế hoàn lại thuế giá trị gia tăng đối với các hàng hoá và dịch vụ mua sắm, chi tiêu trong nước bằng nguồn tiền viện trợ nước ngoài, theo quy định của pháp luật về thuế hiện hành.

c) Để chủ dự án theo dõi quản lý dự án viện trợ nước ngoài và lập các báo cáo về tiếp nhận và sử dụng viện trợ theo quy định tại Thông tư này.

5. Mẫu Tờ khai xác nhận viện trợ được quy định tại Phụ lục 2 Thông tư này, gồm có:

a) Mẫu C1-HD/XNVT “Tờ khai xác nhận viện trợ hàng hoá nhập khẩu”: được sử dụng trong kê khai tiếp nhận viện trợ bằng hiện vật là các trang thiết bị, máy móc, vật tư, nguyên liệu và các loại hàng hoá khác nhập khẩu từ nước ngoài.

b) Mẫu C2-HD/XNVT “Tờ khai xác nhận viện trợ hàng hoá, dịch vụ trong nước” được sử dụng trong kê khai tiếp nhận viện trợ nước ngoài là các trang thiết bị, máy móc, vật tư, nguyên liệu và các loại hàng hoá khác mua trong nước (kể cả chi phí dịch vụ phục vụ) từ nguồn tiền viện trợ nước ngoài.

c) Mẫu C3-HD/XNVT “Tờ khai xác nhận viện trợ bằng tiền” được sử dụng trong kê khai khi tiếp nhận viện trợ nước ngoài bằng tiền.

6. Số lượng Tờ khai xác nhận viện trợ: Tờ khai xác nhận viện trợ được lập ít nhất thành sáu (06) bản chính, trong đó:

a) Cơ quan Tài chính giữ ba (03) bản chính, trong đó hai (02) bản để hạch toán NSNN và một (01) bản để lưu Sổ đăng ký xác nhận viện trợ;

b) Cơ quan Hải quan/Cơ quan Thuế mỗi cơ quan giữ một (01) bản chính để xử lý và lưu hồ sơ miễn thuế, hoàn thuế;

c) Cơ quan chủ quản giữ một (01) bản chính để theo dõi quản lý và lập các báo cáo tổng hợp viện trợ nước ngoài;

d) Chủ dự án giữ một (01) bản chính để lập các báo cáo tiếp nhận, thanh toán và quyết toán chương trình, dự án viện trợ. Trong trường hợp có nhiều đơn vị sử dụng viện trợ được xác nhận viện trợ trong một Tờ khai xác nhận viện trợ, thì cần khai thêm đủ số bản chính để mỗi đơn vị sử dụng viện trợ được giữ một (01) bản chính Tờ khai xác nhận viện trợ.

Trường hợp hàng viện trợ là các phương tiện vận tải (tầu thuyền, xe máy, ô tô), chủ dự án cần lập thêm một (01) bản chính để sử dụng khi đăng ký lưu hành phương tiện.

7. Thời điểm lập Tờ khai xác nhận viện trợ:

a) Mẫu C1-HD/XNVT: “Tờ khai xác nhận viện trợ hàng hoá nhập khẩu” được khai ngay sau khi chủ dự án nhận được chứng từ hàng hoá nhập khẩu.

b) Mẫu C2-HD/XNVT: “Tờ khai xác nhận viện trợ hàng hoá, dịch vụ trong nước” được khai ngay sau khi chủ dự án nhận được các hoá đơn, chứng từ mua sắm hàng hoá, thanh toán dịch vụ trong nước.

c) Mẫu C3-HD/XNVT: “Tờ khai xác nhận viện trợ bằng tiền” được khai ngay khi nhận “giấy báo có” của Ngân hàng phục vụ hoặc của Kho bạc nhà nước nơi mở tài khoản tiếp nhận tiền viện trợ.

8. Hồ sơ cần thiết kèm theo Tờ khai xác nhận viện trợ:

a) Đối với xác nhận viện trợ lần đầu tiên, chủ dự án cần cung cấp cho cơ quan Tài chính các tài liệu pháp lý chứng minh nguồn viện trợ không hoàn lại, gồm có:

- Điều ước quốc tế cụ thể về ODA và văn bản uỷ quyền của Chính phủ về đàm phán, ký kết điều ước quốc tế cụ thể về ODA, được quy định tại Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 9/11/2006 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).

- Văn bản ghi nhớ về viện trợ PCPNN, Thoả thuận viện trợ PCPNN và văn bản phê duyệt việc tiếp nhận các khoản viện trợ PCPNN, được quy định tại Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài.

- Văn bản xác nhận việc viện trợ, tài trợ, hiến, tặng (sau đây gọi chung là tài trợ) của Bên tài trợ để hỗ trợ cho hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ và văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng tài trợ của tổ chức, cá nhân nước ngoài để hoạt động khoa học, công nghệ, được quy định tại Nghị định số 80/2010/NĐ-CP ngày 14/7/2010 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.

b) Đối với các dự án có sự tham gia của nhiều cơ quan, trong lần đầu lập Tờ khai xác nhận viện trợ, Ban quản lý dự án Trung ương cần sao thêm một số bản các tài liệu pháp lý nói trên (số lượng tuỳ theo số địa phương thụ hưởng chương trình, dự án) gửi cho Bộ Tài chính chuyển lại cho các Sở Tài chính liên quan để phối hợp theo dõi quản lý và hạch toán NSNN nguồn viện trợ nước ngoài cho các đơn vị địa phương thụ hưởng.

c) Các tài liệu, chứng từ cụ thể là căn cứ để kê khai xác nhận viện trợ từng lần, như các chứng từ nhập khẩu, chứng từ mua hàng hoá và thuê dịch vụ trong nước, quyết định trúng thầu và hợp đồng giao nhận thầu (hợp đồng nhập khẩu hoặc uỷ thác nhập khẩu, hợp đồng xây dựng, hợp đồng mua bán hoặc hợp đồng tư vấn), biên bản nghiệm thu, bàn giao, quyết toán công trình xây dựng do nước ngoài viện trợ theo hình thức “chìa khoá trao tay”; thông báo giải ngân hoặc chứng từ chuyển tiền của nhà tài trợ và các tài liệu khác có liên quan.

9. Địa điểm xác nhận viện trợ:

a) Bộ Tài chính: tại Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại - Bộ Tài chính tại Hà Nội (địa chỉ: 28 Trần Hưng Đạo), hoặc tại Tổ quản lý và tiếp nhận viện trợ quốc tế thuộc Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại đóng tại Thành phố Hồ Chí Minh (địa chỉ:138 Nguyễn Thị Minh Khai) và đóng tại Thành phố Đà Nẵng (địa chỉ: 64 Pasteur).

b) Sở Tài chính: Tuỳ theo tình hình thực tế mà từng địa phương có thể bố trí địa điểm và tổ chức bộ phận chuyên trách hoặc giao cho một phòng chức năng của Sở Tài chính thực hiện.

10. Một số chú ý khi kê khai Tờ khai xác nhận viện trợ:

a) Các Tờ khai Xác nhận viện trợ C1, C2C3-HD/XNVT phải được kê khai trên hai mặt của cùng một Tờ khai xác nhận viện trợ (không khai thành 2 tờ một mặt riêng biệt). Trường hợp tại các mục kê khai theo các mẫu Tờ khai xác nhận viện trợ là không đủ chỗ trống để kê khai chi tiết (đặc biệt là mục kê khai chi tiết về tiền, hàng viện trợ), chủ dự án có thể khai chi tiết từng mục trên các phụ lục đính kèm Tờ khai xác nhận viện trợ đó. Các phụ lục chi tiết này cũng được chủ dự án ký tên và đóng dấu.

b) Các mẫu số C1, C2C3-HD-XNVT nói trên còn được dùng để kê khai các khoản tiền, hàng viện trợ để thực hiện một công trình xây dựng cơ bản theo hình thức “chìa khoá trao tay”. Trong trường hợp này, tại mặt sau các Tờ khai xác nhận viện trợ này, chủ dự án có trách nhiệm kê khai thêm các thông tin cơ bản về công trình xây dựng cơ bản có liên quan (tại mục chi tiết “Viện trợ để xây dựng công trình”) để phục vụ cho việc hạch toán và quyết toán công trình xây dựng cơ bản sau khi đã hoàn thành và bàn giao cho phía Việt Nam.

c) Giá cả kê khai trên Tờ khai xác nhận viện trợ:

- Mẫu C1-HD/XNVT “Tờ khai xác nhận viện trợ hàng hoá nhập khẩu”: theo giá mua trên hoá đơn hàng nhập khẩu (FOB, CIF, C&F...).

Trong trường hợp hàng hoá viện trợ nhập khẩu được nhà tài trợ ký hợp đồng uỷ thác nhập khẩu hoặc ký hợp đồng đấu thầu mua hàng hoá nhập khẩu với một doanh nghiệp trong nước, ngoài việc kê khai theo giá mua theo hoá đơn hàng nhập khẩu nói trên, chủ dự án cần khai thêm giá thực tế mà nhà tài trợ đã thanh toán cho doanh nghiệp trong nước từ nguồn viện trợ. Trị giá mua thực tế là cơ sở để cơ quan Tài chính hạch toán ghi thu ghi chi ngân sách khoản viện trợ đó.

- Mẫu C2-HD/XNVT “Tờ khai xác nhận viện trợ hàng hoá, dịch vụ trong nước” được kê khai theo giá không có thuế và giá có thuế (nếu có) trên hoá đơn cung cấp hàng hoá, dịch vụ trong nước. Trị giá mua không có thuế là cơ sở để cơ quan Tài chính hạch toán ghi thu ghi chi ngân sách khoản viện trợ đó.

d) Tỷ giá quy đổi ngoại tệ sang đồng Việt Nam trên Tờ khai xác nhận viện trợ:

- Trường hợp Bên tài trợ đã quy định tỷ giá quy đổi cố định trong văn kiện dự án ký kết với Chính phủ Việt Nam: áp dụng theo tỷ giá quy đổi đã thoả thuận với Bên tài trợ.

- Trường hợp Bên tài trợ thông qua các ngân hàng thương mại, kể cả ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, để chuyển đổi số ngoại tệ viện trợ ra đồng Việt Nam: áp dụng theo tỷ giá chuyển đổi thực tế do Ngân hàng phục vụ thông báo.

- Trường hợp Bên tài trợ chuyển trực tiếp bằng ngoại tệ cho dự án: áp dụng tỷ giá hạch toán ngoại tệ do Bộ Tài chính công bố hàng tháng trên Website Bộ Tài chính (http://www.mof.gov.vn).

đ) Để thuận lợi trong quá trình xử lý về thuế và hạch toán ngân sách nhà nước đối với nguồn viện trợ nước ngoài, mục khai về chủ dự án trên Tờ khai xác nhận viện trợ cần bảo đảm các yêu cầu chính sau đây:

- Khai đầy đủ, chính xác tên, địa chỉ liên hệ của chủ dự án và cơ quan chủ quản dự án.

- Khai mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách của chủ dự án. Trong trường hợp các đơn vị sử dụng viện trợ là các doanh nghiệp, hoặc đơn vị sự nghiệp có thu, cần khai thêm mã số thuế để thuận lợi trong việc hoàn thuế.

Điều 8. Mở tài khoản tiếp nhận tiền viện trợ

1. Chủ dự án được mở tài khoản tiền gửi viện trợ nước ngoài riêng cho từng dự án tại Kho bạc nhà nước nơi đăng ký giao dịch. Trường hợp Hiệp định hoặc Thoả thuận tài trợ có quy định mở tài khoản tại ngân hàng thương mại để phục vụ cho việc giải ngân, thanh toán chi trả (sau đây gọi chung là Ngân hàng phục vụ), thì chủ dự án được mở tài khoản tại Ngân hàng phục vụ.

2. Sau khi mở tài khoản tiếp nhận tiền viện trợ, chủ dự án có trách nhiệm báo cáo cho cơ quan chủ quản và cơ quan Tài chính đồng cấp việc mở các tài khoản nói trên, để phối hợp theo dõi và quản lý.

3. Nghiêm cấm việc dùng tài khoản cá nhân, thuê mượn hoặc nhờ tài khoản của cơ quan, đơn vị khác, hoặc mở tài khoản tại nước ngoài để tiếp nhận nguồn vốn viện trợ nước ngoài tài trợ cho các dự án. Các trường hợp vi phạm nói trên sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 9. Giải ngân nguồn vốn viện trợ

1. Đối với các khoản viện trợ bằng tiền theo phương thức hỗ trợ trực tiếp vào NSNN: Số ngoại tệ viện trợ chuyển vào Quỹ ngoại tệ tập trung của NSNN. Việc bán ngoại tệ cho Ngân hàng Nhà nước được thực hiện theo kế hoạch bán ngoại tệ được Bộ Tài chính phê duyệt.

2. Đối với các khoản tiền viện trợ theo phương thức hỗ trợ tiếp cận theo ngành, lĩnh vực:

a) Trường hợp Hiệp định hoặc Thoả thuận tài trợ không có quy định về việc giải ngân qua Ngân hàng phục vụ, số ngoại tệ được chuyển vào Quỹ ngoại tệ tập trung của NSNN theo quy định tại khoản 1 Điều này.

b) Trường hợp Hiệp định hoặc Thoả thuận tài trợ có quy định việc giải ngân qua Ngân hàng phục vụ, số ngoại tệ viện trợ được chuyển vào tài khoản của Bộ Tài chính (hoặc của chủ dự án) tại Ngân hàng phục vụ.

3. Đối với các khoản viện trợ theo phương thức bằng tiền khác không thuộc các trường hợp quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này, căn cứ vào Hiệp định hoặc Thoả thuận tài trợ và Sổ tay hướng dẫn giải ngân của Bên tài trợ (nếu có), Bộ Tài chính sẽ có hướng dẫn cụ thể trên cơ sở đề nghị của cơ quan chủ quản và chủ dự án.

Điều 10. Thực hiện hạch toán thu, chi NSNN đối với nguồn viện trợ nước ngoài:

1. Đối với khoản viện trợ bằng tiền theo hình thức hỗ trợ trực tiếp vào NSNN (quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư này):

a) Hạch toán thu NSNN: Căn cứ vào chứng từ chuyển tiền, Kho bạc nhà nước thực hiện hạch toán thu NSNN theo quy định (trường hợp chuyển tiền bằng ngoại tệ được hạch toán theo quy định đối với các khoản thu NSNN bằng ngoại tệ).

b) Hạch toán chi NSNN: Căn cứ vào Hiệp định hoặc Thoả thuận tài trợ và dự toán được giao, Kho bạc nhà nước thực hiện thanh toán, chi trả, kiểm soát chi và hạch toán chi NSNN theo quy định như đối với nguồn vốn trong nước.

2. Đối với các khoản viện trợ bằng tiền theo phương thức hỗ trợ tiếp cận theo ngành, lĩnh vực (quy định tại khoản 2, Điều 9 Thông tư này):

a) Trường hợp giải ngân bằng ngoại tệ trực tiếp vào NSNN (theo điểm a khoản 2 Điều 9 Thông tư này): thực hiện thu, chi ngân sách theo quy định tại khoản 1 Điều này.

b) Trường hợp giải ngân qua tài khoản đặc biệt mở tại Ngân hàng phục vụ do Bộ Tài chính (Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại) làm chủ tài khoản:

- Căn cứ yêu cầu chi của chủ dự án, Bộ Tài chính làm thủ tục rút tiền từ tài khoản đặc biệt để chuyển vào tài khoản của chủ dự án mở tại Kho bạc nhà nước nơi giao dịch.

- Kho bạc nhà nước thực hiện kiểm soát chi theo quy định như đối với nguồn vốn trong nước. Trường hợp Hiệp định hoặc Thoả thuận tài trợ có quy định khác thì thực hiện kiểm soát chi theo quy định của Hiệp định hoặc Thoả thuận tài trợ đó.

- Hạch toán NSNN đối với các khoản viện trợ thuộc nguồn thu NSTW: Căn cứ chứng từ chuyển tiền từ tài khoản đặc biệt của Bộ Tài chính cho chủ dự án, Bộ Tài chính lập Lệnh ghi thu ghi chi ngân sách (Mẫu C2-13/NS) gửi Kho bạc nhà nước để hạch toán chi tạm ứng cho dự án. Trong vòng năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được Lệnh ghi thu ghi chi NSNN, các cơ quan chủ quản có trách nhiệm thông báo lại ngay cho các chủ dự án để theo dõi thanh toán tạm ứng sau này.

Hàng quý, chủ dự án lập Báo cáo sử dụng vốn viện trợ (có xác nhận của Kho bạc nhà nước về số liệu kiểm soát chi) gửi Bộ Tài chính để lập Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn viện trợ đã ghi thu ghi chi (Mẫu C2-14/NS) gửi Kho bạc nhà nước để hạch toán chuyển từ tạm ứng sang thực chi. Trong vòng năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn viện trợ đã ghi thu, ghi chi (Mẫu C2-14/NS), cơ quan chủ quản có trách nhiệm thông báo lại ngay cho các chủ dự án để theo dõi quyết toán sử dụng viện trợ.

- Hạch toán NSNN đối với các khoản viện trợ thuộc nguồn thu NSTW chi bổ sung có mục tiêu cho NSĐP: Căn cứ chứng từ chuyển tiền từ tài khoản đặc biệt của Bộ Tài chính cho chủ dự án, Bộ Tài chính lập Lệnh ghi thu ghi chi ngân sách (Mẫu C2-13/NS) gửi Kho bạc nhà nước để hạch toán ghi thu NSNN và ghi chi bổ sung có mục tiêu cho NSĐP. Sở Tài chính và Kho bạc nhà nước địa phương phối hợp thực hiện hạch toán thu NSĐP và ghi chi tạm ứng cho dự án. Hàng quý, chủ dự án lập Báo cáo sử dụng vốn viện trợ (có xác nhận của Kho bạc nhà nước về số liệu kiểm soát chi) gửi Sở Tài chính để lập Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn viện trợ đã ghi thu ghi chi (Mẫu C2-14/NS) gửi Kho bạc nhà nước địa phương để hạch toán chuyển từ tạm ứng sang thực chi.

c) Trường hợp giải ngân qua tài khoản của chủ dự án mở tại Ngân hàng phục vụ: Thực hiện việc kiểm soát và hạch toán NSNN như các khoản viện trợ bằng tiền trực tiếp cho các dự án do phía Việt Nam điều hành, được quy định cụ thể tại khoản 3 Điều này.

3. Hạch toán NSNN đối với các khoản viện trợ bằng tiền trực tiếp cho các dự án do phía Việt Nam điều hành:

a) Đối với các khoản viện trợ bằng tiền thuộc nguồn thu ngân sách trung ương:

- Hàng quý, Bộ Tài chính tổng hợp các Tờ khai xác nhận viện trợ bằng tiền trong quý theo từng cơ quan chủ quản, trên cơ sở đó lập Lệnh ghi thu ghi chi ngân sách (Mẫu C2-13/NS) gửi Kho bạc nhà nước để hạch toán chi tạm ứng (đối với viện trợ bằng tiền cho các cơ quan, đơn vị thuộc Trung ương); hoặc chi bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương (đối với viện trợ bằng tiền cho các cơ quan, đơn vị tại địa phương). Sau khi đã hạch toán ngân sách, Bộ Tài chính sẽ gửi một (01) bản Lệnh ghi thu ghi chi ngân sách nói trên, kèm theo Bảng kê chi tiết các Tờ khai xác nhận viện trợ bằng tiền có liên quan đã ghi tạm ứng hoặc chi bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương theo từng dự án viện trợ, cho các cơ quan chủ quản tại Trung ương để theo dõi và quyết toán hoàn vốn tạm ứng, hoặc gửi cho Sở Tài chính để hạch toán thu ngân sách địa phương và chi tạm ứng cho chủ dự án tại địa phương. Trong vòng năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được Lệnh ghi thu ghi chi NSNN, các cơ quan chủ quản có trách nhiệm thông báo lại ngay cho các chủ dự án để theo dõi thanh toán tạm ứng sau này.

- Định kỳ hàng quý, chủ dự án gửi báo cáo thanh toán tạm ứng đối với các khoản viện trợ bằng tiền trong quý gửi cho cơ quan chủ quản là các đơn vị dự toán cấp I tại Trung ương và địa phương để kiểm tra và tổng hợp gửi Bộ Tài chính (hoặc Sở Tài chính) để lập Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn viện trợ đã ghi thu, ghi chi (Mẫu C2-14/NS) chi tiết cho từng dự án, gửi Kho bạc nhà nước để hạch toán từ tạm ứng sang thực chi, sau đó gửi một (01) bản Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn viện trợ đã ghi thu, ghi chi cho cơ quan chủ quản. Trong vòng năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn viện trợ đã ghi thu, ghi chi (Mẫu C2-14/NS), cơ quan chủ quản có trách nhiệm thông báo lại ngay cho các chủ dự án để theo dõi quyết toán sử dụng viện trợ.

Cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm kiểm tra tính chính xác, hợp lệ trên các báo cáo thanh toán tạm ứng của các chủ dự án thuộc và trực thuộc.

Thời hạn thanh toán hoàn vốn tạm ứng đối với các khoản ghi thu NSNN, ghi chi tạm ứng cho chủ dự án hàng năm không được chậm hơn thời hạn chỉnh lý quyết toán NSNN theo quy định hiện hành. Trường hợp phải kéo dài thời hạn thanh toán hoàn vốn tạm ứng do Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định.

Kết thúc thời hạn chỉnh lý NSNN, số dư vốn viện trợ bằng tiền đã ghi thu ngân sách, ghi chi tạm ứng cho chủ dự án, nhưng chưa thanh toán tạm ứng hoặc chưa được sử dụng sẽ được chuyển sang năm sau thanh toán tạm ứng theo chế độ quy định hoặc được sử dụng tiếp theo quy định của Bên tài trợ.

b) Đối với các khoản viện trợ bằng tiền thuộc nguồn thu ngân sách địa phương: Sở Tài chính phối hợp với Kho bạc nhà nước tỉnh và các cơ quan chủ quản dự án thực hiện việc hạch toán thu, chi ngân sách địa phương đối với viện trợ bằng tiền thuộc nguồn thu ngân sách địa phương, theo quy trình tương tự như viện trợ bằng tiền thuộc nguồn thu ngân sách trung ương quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.

4. Hạch toán NSNN đối với viện trợ bằng hiện vật là các hàng hoá, vật tư, thiết bị lẻ:

a) Đối với viện trợ thuộc nguồn thu ngân sách trung ương:

Hàng quý, căn cứ vào Tờ khai xác nhận viện trợ được tổng hợp theo Mục lục NSNN, Bộ Tài chính lập Lệnh ghi thu ghi chi ngân sách gửi Kho bạc nhà nước để hạch toán chi cho dự án (đối với viện trợ cho các chủ dự án thuộc Trung ương quản lý), hoặc chi bổ sung có mục tiêu cho địa phương (đối với viện trợ cho các chủ dự án thuộc địa phương quản lý).

b) Đối với viện trợ thuộc nguồn thu ngân sách địa phương:

Hàng quý, căn cứ vào Tờ khai xác nhận viện trợ được tổng hợp theo mục lục NSNN, Sở Tài chính lập Lệnh ghi thu ngân sách địa phương, ghi chi cho dự án và chuyển cho Kho bạc nhà nước tỉnh để hạch toán ghi thu, ghi chi ngân sách địa phương.

c) Quy định về hạch toán NSNN nêu tại các điểm a và b trên đây chỉ áp dụng đối với hàng nhập khẩu hoặc hàng mua trong nước do Bên tài trợ trực tiếp mua sắm và chuyển giao cho phía Việt Nam. Đối với hàng hoá, vật tư, thiết bị lẻ được chủ dự án nhập khẩu hay mua trong nước từ nguồn viện trợ bằng tiền, khi kê khai xác nhận viện trợ, chủ dự án cần đánh dấu vào mục “đề nghị cơ quan Tài chính không hạch toán NSNN đối với Tờ khai XNVT này, với lý do đã được XNVT bằng tiền” tại mặt sau Tờ khai xác nhận viện trợ, để cơ quan Tài chính không hạch toán trùng lắp các khoản viện trợ bằng hiện vật và bằng tiền liên quan.

5. Hạch toán NSNN đối với viện trợ bằng hiện vật sử dụng cho công trình xây dựng cơ bản theo hình thức viện trợ “chìa khoá trao tay”:

Hàng quý, cơ quan Tài chính sẽ tổng hợp các Tờ khai xác nhận viện trợ bằng hàng hoá, thiết bị lẻ hoặc bằng tiền theo từng công trình, trên cơ sở đó lập Lệnh ghi thu ghi chi ngân sách gửi Kho bạc nhà nước để hạch toán chi tạm ứng cho công trình. Sau khi Kho bạc nhà nước đã hạch toán ngân sách, cơ quan Tài chính gửi bản sao Lệnh ghi thu ghi chi ngân sách nói trên, kèm theo Bảng kê chi tiết các Tờ khai xác nhận viện trợ đã ghi chi tạm ứng có liên quan cho cơ quan chủ quản để theo dõi và quyết toán. Sau khi công trình hoàn thành và bàn giao cho phía Việt Nam, chủ dự án tập hợp các Tờ khai xác nhận viện trợ và các tài liệu, chứng từ liên quan khác đến xây dựng công trình để lập “Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành”, quy định tại Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 9/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước và Thông tư số 98/2007/TT-BTC ngày 9/8/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 9/4/2007, gửi cho cơ quan chủ quản và cơ quan Tài chính cùng cấp để thực hiện hạch toán NSNN (thu hồi tạm ứng) theo giá trị công trình viện trợ đã nhận bàn giao.

6. Hạch toán NSNN đối với viện trợ bằng hiện vật cho các doanh nghiệp nhà nước:

a) Đối với viện trợ bằng hiện vật là các vật tư tiêu hao trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước (nguyên, nhiên, vật liệu và vật rẻ tiền mau hỏng): Doanh nghiệp được hạch toán vào “thu nhập khác” của doanh nghiệp theo giá thị trường vào thời điểm tiếp nhận, trên cơ sở đó tính vào lợi nhuận của doanh nghiệp và thực hiện các nghĩa vụ thuế đối với nhà nước. Cơ quan Tài chính không hạch toán ghi thu ghi chi NSNN các khoản viện trợ nói trên.

b) Đối với viện trợ bằng hiện vật hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp nhà nước: Hạch toán ngân sách cấp vốn cho doanh nghiệp nhà nước được tiếp nhận và sử dụng tài sản cố định đó. Trường hợp doanh nghiệp này trực thuộc các Tổng công ty nhà nước hoặc Tập đoàn kinh tế nhà nước hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con, việc hạch toán ngân sách cấp vốn sẽ được thực hiện thông qua công ty mẹ là doanh nghiệp mà nhà nước sở hữu 100 % vốn điều lệ.

c) Đối với viện trợ bằng hiện vật hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp cổ phần: hạch toán ngân sách nhà nước “chi hỗ trợ doanh nghiệp”. Hội đồng quản trị của doanh nghiệp cổ phần chịu trách nhiệm sử dụng và quản lý các tài sản này theo đúng mục đích cam kết, thoả thuận với Bên tài trợ và theo quy định của pháp luật hiện hành.

7. Trong trường hợp đơn vị thụ hưởng viện trợ là các tổ chức, đơn vị, cá nhân tại các địa phương không có quan hệ với ngân sách nhà nước (các quỹ xã hội, quỹ từ thiện, cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập, cơ sở tôn giáo) được tiếp nhận ODA không hoàn lại thông qua các hiệp định, thoả thuận ODA không hoàn lại ký giữa Chính phủ và Bên tài trợ (viện trợ nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách trung ương, theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Thông tư này): Bộ Tài chính ghi thu ngân sách trung ương và ghi chi bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương (ngân sách cấp tỉnh). Tuỳ theo từng đối tượng tiếp nhận viện trợ cụ thể, UBND cấp tỉnh giao trách nhiệm cho các cơ quan chuyên môn, các tổ chức sự nghiệp trực thuộc trong việc quản lý việc sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả tiền, hàng viện trợ.

UBND cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan trực thuộc quản lý trực tiếp các đơn vị thụ hưởng viện trợ thuộc địa phương quản lý và cấp giấy phép hoạt động, bảo đảm sử dụng tiền, hàng viện trợ đúng mục đích và tuân thủ các quy định của pháp luật. Trường hợp phát hiện ra vi phạm, UBND cấp tỉnh có biện pháp xử lý kịp thời các vi phạm, đồng thời báo cáo ngay cho các cơ quan quản lý nhà nước về viện trợ nước ngoài có liên quan để phối hợp theo dõi và tăng cường quản lý.

Điều 11. Điều chỉnh hạch toán NSNN

1. Điều chỉnh số liệu hạch toán ngân sách nhà nước được tiến hành thường xuyên trong năm ngân sách nhằm xử lý chênh lệch giữa số liệu ghi thu, ghi chi NSNN với quyết toán thực tế sử dụng viện trợ nước ngoài, có thể phát sinh trong những trường hợp cụ thể sau:

a) Tài sản, hàng hoá, tiền viện trợ qua kiểm kê, đánh giá lại có phát sinh thừa, thiếu về số lượng, hoặc tăng giảm về giá trị so với số liệu đã xác nhận viện trợ và hạch toán NSNN (bao gồm cả trường hợp điều chỉnh lại giá mua bằng ngoại tệ thực tế theo hoá đơn hàng nhập khẩu đã kê khai trên Tờ khai xác nhận viện trợ theo mẫu C1-HD/XNVT cho phù hợp với mặt bằng giá cả thị trường trong nước);

b) Tiền viện trợ không sử dụng hết hoàn trả lại cho Bên tài trợ;

c) Các khoản tiền, hàng viện trợ đã ghi thu ngân sách nhà nước năm trước, nhưng được chuyển sang sử dụng cho năm sau hoặc được trừ vào ngân sách của năm sau (theo thiết kế của dự án hoặc theo thoả thuận với Bên tài trợ);

d) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thay đổi về cơ chế tài chính áp dụng (ví dụ quyết định cho chuyển từ cơ chế cho vay lại sang cấp phát từ NSNN)

2. Quy trình điều chỉnh:

a) Căn cứ vào các báo cáo quyết toán sử dụng vốn viện trợ thực tế và các quyết định điều chỉnh về số liệu, cơ chế tài chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan Tài chính các cấp tiến hành rà soát số liệu và lập các Phiếu điều chỉnh số liệu ngân sách gửi các chủ dự án và Kho bạc nhà nước để làm căn cứ hạch toán tăng, giảm số liệu ghi thu, ghi chi NSNN các cấp.

b) Căn cứ vào phiếu điều chỉnh số liệu ngân sách, Kho bạc nhà nước thực hiện hạch toán điều chỉnh số liệu ngân sách theo đúng các nội dung ghi trên Phiếu điều chỉnh. Căn cứ vào liên Phiếu điều chỉnh ngân sách do Kho bạc nhà nước gửi, chủ dự án thực hiện hạch toán để điều chỉnh lại báo cáo kế toán và quyết toán vốn viện trợ nước ngoài.

3. Điều chỉnh số dư tiền gửi viện trợ: Đối với số dư tài khoản tiền viện trợ đã ghi thu ngân sách năm trước và thuộc nhiệm vụ chi ngân sách năm trước nhưng chưa chi hết được chuyển sang năm sau tiếp tục sử dụng. Chủ dự án báo cáo với Kho bạc nhà nước nơi giao dịch (chi tiết theo Mục lục ngân sách nhà nước) để Kho bạc nhà nước tổng hợp theo đơn vị dự toán cấp I gửi cơ quan Tài chính cùng cấp làm thủ tục giảm chi năm trước và chuyển nguồn sang năm sau (trong thời hạn 45 ngày sau khi hết thời gian chỉnh lý quyết toán của từng cấp ngân sách).

4. Điều chỉnh hàng viện trợ tồn kho chưa sử dụng: Đối với hàng hoá, vật tư viện trợ tồn kho đã được quyết toán vào chi ngân sách năm trước, nếu còn sử dụng tiếp cho năm sau, thì chủ dự án tổ chức theo dõi, sử dụng đúng mục đích và có báo cáo riêng cho Kho bạc nhà nước nơi giao dịch và cơ quan Tài chính cùng cấp. Không tiến hành điều chỉnh số liệu hạch toán ngân sách nhà nước trong trường hợp này.

5. Thời hạn ghi thu, ghi chi và điều chỉnh số liệu ghi thu, ghi chi ngân sách nhà nước hàng năm được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 108/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý ngân sách cuối năm và lập báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm.

Trong trường hợp phải điều chỉnh số liệu hạch toán ngân sách sau khi đã quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm, các cơ quan chủ quản là các đơn vị dự toán ngân sách cấp I cần báo cáo cho Bộ Tài chính (đối với các khoản viện trợ thuộc nguồn thu ngân sách trung ương) hoặc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh (đối với các khoản viện trợ thuộc nguồn thu ngân sách địa phương) để xem xét và hướng dẫn xử lý cụ thể từng trường hợp.

Điều 12. Chế độ mua sắm và định mức chi tiêu

1. Chế độ mua sắm:

a) Cơ quan chủ quản, chủ dự án phải tuân thủ nghiêm Luật đấu thầu và các quy định về mua sắm hiện hành của Việt Nam trong quá trình thực hiện các chương trình, dự án viện trợ nước ngoài.

b) Trong trường hợp Bên tài trợ yêu cầu áp dụng các quy định về mua sắm khác với luật pháp hiện hành của Việt Nam và được quy định trong các điều ước, thoả thuận quốc tế hoặc văn kiện dự án viện trợ, chủ dự án được áp dụng các quy định liên quan trong các tài liệu pháp lý này. Trong quá trình đàm phán điều ước, thoả thuận quốc tế về viện trợ, các cơ quan, đơn vị được uỷ quyền đàm phán cần báo cáo cho cơ quan chủ quản cấp trên và cơ quan Tài chính cùng cấp các quy định khác biệt nói trên, để có chỉ đạo kịp thời về biện pháp xử lý trước khi ký kết.

c) Cơ quan chủ quản phối hợp với cơ quan Tài chính cùng cấp hướng dẫn chủ dự án việc thực hiện các quy định về mua sắm và định mức chi tiêu đối với các chương trình, dự án do Việt Nam điều hành.

2. Định mức chi tiêu:

a) Định mức chi tiêu nguồn vốn đối ứng: áp dụng định mức chi tiêu quy định tại Thông tư số 219/2009/TT-BTC ngày 19/11/2009 của Bộ Tài chính quy định một số định mức chi tiêu áp dụng cho các dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).

b) Định mức chi tiêu nguồn vốn viện trợ:

- Việc chi tiêu từ nguồn vốn viện trợ áp dụng các định mức chi theo quy định của nhà tài trợ, hoặc được ghi trong các điều ước, thoả thuận quốc tế hoặc văn kiện dự án viện trợ.

- Đối với các khoản chi đặc thù, trường hợp Bên tài trợ chưa có quy định, trong các điều ước, thoả thuận quốc tế hoặc văn kiện dự án không có quy định về định mức chi và cũng chưa được quy định tại Thông tư số 219/2009/TT-BTC ngày 19/11/2009 của Bộ Tài chính, thì cơ quan chủ quản phối hợp với Bên tài trợ xây dựng định mức chi tiêu và thống nhất với Bộ Tài chính trước khi thực hiện.

Điều 13. Kế toán và quyết toán

1. Chủ dự án phải tổ chức bộ máy kế toán, bổ nhiệm kế toán trưởng hoặc bố trí phụ trách kế toán theo quy định của pháp luật hiện hành về kế toán và hạch toán kế toán quá trình tiếp nhận và sử dụng vốn viện trợ theo Chế độ kế toán hiện hành của Việt Nam. Kế toán phải mở sổ theo dõi chi tiết theo từng chương trình, dự án viện trợ và theo từng nguồn vốn (vốn viện trợ, vốn đối ứng) và theo các khoản mục chi trong dự toán được phê duyệt. Không được hạch toán kế toán kinh phí viện trợ chung vào tài khoản kinh phí hành chính sự nghiệp của ngân sách cấp cho cơ quan, đơn vị mình.

2. Trong trường hợp Bên tài trợ có các yêu cầu về sử dụng hệ thống kế toán khác với hệ thống kế toán hiện hành của Việt Nam, hoặc có yêu cầu chuyển đổi từ hệ thống kế toán khác sang hệ thống kế toán hiện hành của Việt Nam, chủ dự án cần báo cáo ngay cho cơ quan chủ quản và Bộ Tài chính biết để hướng dẫn thực hiện phù hợp với quy định hiện hành của Việt Nam.

3. Đối với các dự án có yêu cầu phải lập các báo cáo tài chính theo mẫu của Bên tài trợ, chủ dự án phải mở thêm sổ kế toán hoặc sử dụng phần mềm kế toán thích hợp để vừa có thể báo cáo theo yêu cầu của chế độ kế toán Việt Nam và yêu cầu của Bên tài trợ.

Đối với các dự án do yêu cầu bắt buộc phải nộp chứng từ (bản gốc) cho Bên tài trợ, chủ dự án thực hiện sao chụp lại chứng từ kế toán theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 128/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán áp dụng trong lĩnh vực kế toán nhà nước.

4. Đối với các chương trình, dự án viện trợ chấm dứt hoạt động hoặc có quyết định giải thể, sáp nhập trong năm ngân sách, giám đốc dự án và người phụ trách kế toán phải chịu trách nhiệm giải quyết các khoản thu, chi và hoàn thành việc báo cáo quyết toán chi viện trợ đến thời điểm chấm dứt hoạt động, giải thể, sáp nhập, mới được điều chuyển đi công tác khác và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những sai phạm (nếu có) trong thời gian thực hiện nhiệm vụ.

5. Hàng năm, các chủ dự án là các đơn vị dự toán cấp I có trách nhiệm tổng hợp và lập báo cáo quyết toán năm gửi cơ quan Tài chính cùng cấp để xét duyệt, thẩm định và thông báo quyết toán hàng năm.

a) Đối với vốn đầu tư xây dựng cơ bản: thực hiện theo Thông tư số 53/2005/TT-BTC ngày 23/6/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập, thẩm định báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước theo niên độ ngân sách hàng năm.

b) Đối với vốn sự nghiệp: thực hiện theo Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn xét duyệt, thẩm định và thông báo quyết toán hàng năm đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ.

6. Kết thúc dự án, chủ dự án đều phải lập báo cáo quyết toán dự án hoàn thành (đối với dự án xây dựng cơ bản), báo cáo quyết toán vốn hành chính sự nghiệp (đối với dự án có tính chất chi hành chính sự nghiệp) để trình cơ quan chủ quản thẩm định và phê duyệt theo chế độ kế toán hiện hành.

a) Báo cáo quyết toán quyết toán dự án hoàn thành áp dụng theo các quy định tại Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 9/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước và Thông tư số 98/2007/TT-BTC ngày 9/8/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 9/4/2007.

b) Báo cáo quyết toán vốn hành chính sự nghiệp áp dụng theo các quy định tại Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán hành chính sự nghiệp.

Điều 14. Kiểm toán

1. Kiểm toán dự án viện trợ được tiến hành căn cứ vào yêu cầu, phạm vi, mục tiêu, nội dung, cách thức tổ chức và kinh phí kiểm toán, quy định tại các điều ước, thoả thuận quốc tế hoặc văn kiện dự án viện trợ. Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán dự án viện trợ theo kế hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc có yêu cầu bằng văn bản chính thức. Trường hợp các chương trình/dự án viện trợ không có kế hoạch kiểm toán nhà nước, Bên tài trợ hoặc chủ dự án Việt Nam thuê dịch vụ kiểm toán độc lập để tiến hành việc kiểm toán theo quy định tại các điều ước, thoả thuận quốc tế hoặc văn kiện dự án viện trợ.

2. Trường hợp kiểm toán độc lập do nhà tài trợ thuê: Kinh phí để thuê kiểm toán được lấy từ nguồn kinh phí riêng do nhà tài trợ thu xếp, hoặc được lấy từ nguồn tiền viện trợ cho dự án theo thoả thuận viện trợ. Chủ dự án có trách nhiệm gửi, hoặc đề nghị nhà tài trợ gửi các báo cáo kiểm toán độc lập hàng năm hoặc kiểm toán theo chuyên đề cho cơ quan chủ quản và cơ quan Tài chính đồng cấp để theo dõi quản lý và phục vụ cho việc thanh quyết toán nguồn vốn viện trợ của dự án.

3. Trường hợp kiểm toán do phía Việt Nam thực hiện: Chủ dự án báo cáo với cơ quan chủ quản và cơ quan Tài chính đồng cấp để xem xét và cho phép thuê kiểm toán độc lập từ nguồn vốn đối ứng để kiểm toán theo quy định tại các điều ước, thoả thuận quốc tế hoặc văn kiện dự án viện trợ. Báo cáo kiểm toán này được gửi cho cơ quan chủ quản và cơ quan Tài chính đồng cấp để theo dõi, quản lý và phục vụ cho việc thanh quyết toán nguồn vốn viện trợ, vốn đối ứng của dự án.

Điều 15. Chế độ quản lý vốn, tài sản hình thành từ nguồn viện trợ

1. Tài sản hình thành từ nguồn viện trợ nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước là tài sản được xác lập quyền sở hữu nhà nước. Việc xác lập quyền sở hữu tài sản nhà nước được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 137/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ về phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tài sản được xác lập quyền sở hữu của nhà nước.

2. Việc quản lý, sử dụng tài sản trong quá trình thực hiện chương trình, dự án viện trợ nước ngoài (bao gồm cả ODA không hoàn lại và viện trợ PCPNN) được thực hiện theo Chỉ thị số 17/2007/CT-TTg ngày 25/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý tài sản của các Ban quản lý dự án sử dụng vốn nhà nước.

3. Chế độ quản lý tài sản của dự án viện trợ khi dự án đang hoạt động:

a) Đối với các tài sản phục vụ công tác của Ban quản lý dự án như ô tô, thiết bị văn phòng (sau đây gọi chung là tài sản quản lý): Ban quản lý dự án các cấp có trách nhiệm mở sổ sách theo dõi các tài sản này theo đúng chế độ kế toán hiện hành của nhà nước và chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về quản lý tài sản nhà nước.

Trong trường hợp các tài sản quản lý trên không còn sử dụng được hoặc không cần sử dụng trong quá trình thực hiện dự án, thì việc xử lý tài sản cũng được thực hiện như đối với các tài sản của dự án viện trợ khi dự án kết thúc theo quy định tại khoản 4 Điều này.

b) Đối với các tài sản quản lý, nhưng do Bên tài trợ quản lý và chỉ được bàn giao cho phía Việt Nam khi kết thúc dự án (như tài sản phục vụ hoạt động của các chuyên gia nước ngoài, nhà thầu tư vấn, giám sát, thi công dự án): Trên các Tờ khai xác nhận viện trợ bằng hiện vật (mẫu C1-HD/XNVT, mẫu C2- HD/XNVT), chủ dự án cần đánh dấu vào mục “Đề nghị cơ quan Tài chính không hạch toán NSNN đối với Tờ khai XNVT này, với lý do chưa được Bên tài trợ bàn giao quyền sở hữu”, để cơ quan Tài chính không hạch toán NSNN ngay đối với loại tài sản này. Các tài sản này được xử lý khi dự án kết thúc theo quy định tại khoản 4 Điều này.

c) Đối với tài sản, trang thiết bị được đầu tư, mua sắm bằng nguồn tiền viện trợ và giao cho các đơn vị thụ hưởng dự án sử dụng (sau đây gọi chung là tài sản đầu tư): Căn cứ vào quyết định phân phối tài sản của chủ dự án hoặc Ban quản lý dự án các cấp, các đơn vị thụ hưởng tiến hành hạch toán tăng tài sản và nguồn hình thành theo đúng chế độ kế toán hiện hành của nhà nước và chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về quản lý tài sản nhà nước.

4. Xử lý tài sản của dự án viện trợ khi dự án kết thúc:

a) Đối với các chủ dự án là các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp: các đơn vị có trách nhiệm quyết toán dự án hoàn thành, tiến hành kiểm kê, đề xuất phương án xử lý và bàn giao tài sản theo hướng dẫn tại Thông tư số 87/2010/TT-BTC ngày 15/6/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý và xử lý tài sản của các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước khi dự án kết thúc.

b) Đối với dự án viện trợ do các doanh nghiệp thực hiện: Doanh nghiệp có trách nhiệm quyết toán dự án hoàn thành gửi Bộ Tài chính (đối với dự án thuộc nguồn thu của ngân sách trung ương) hoặc Sở Tài chính (đối với dự án thuộc nguồn thu của ngân sách địa phương) để làm căn cứ hạch toán giao vốn và bàn giao tài sản của dự án viện trợ cho doanh nghiệp quản lý và sử dụng.

c) Đối với các tài sản thuộc các dự án viện trợ nước ngoài do Bên tài trợ trực tiếp quản lý (quy định tại Điều 5 Thông tư này): Căn cứ vào biên bản chuyển giao của Bên tài trợ cho các đối tác Việt Nam có liên quan, cơ quan chủ quản có trách nhiệm lập hồ sơ xử lý tài sản của dự án kết thúc để xử lý theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành. Trường hợp điều chuyển cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị không thuộc phạm vi quản lý của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các đoàn thể và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thì cơ quan chủ quản đề nghị Bộ Tài chính quyết định điều chuyển.

d) Đối với các dự án viện trợ khác thì việc xử lý tài sản khi dự án kết thúc được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 87/2010/TT-BTC ngày 15/6/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý và xử lý tài sản của các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước khi dự án kết thúc.

đ) Đối với tài sản được tạm nhập miễn thuế của chuyên gia nước ngoài làm việc cho các dự án viện trợ: sau khi dự án kết thúc, nếu tài sản được chuyển giao lại cho Chính phủ Việt Nam, chủ dự án viện trợ hoặc cơ quan được giao xử lý tài sản làm thủ tục chuyển nhượng và nộp thuế (nếu có) theo quy định của pháp luật.

e) Cơ quan, đơn vị được giao tiếp nhận, quản lý và sử dụng tài sản của dự án kết thúc chỉ được phép ghi tăng tài sản và nguồn vốn hình thành tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước, sau khi có quyết định xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

5. Xử lý các khoản vốn bằng tiền của dự án viện trợ khi kết thúc dự án:

a) Lãi tiền gửi viện trợ phát sinh trên tài khoản tiền gửi viện trợ phải được hạch toán theo dõi riêng và trong quá trình thực hiện dự án chỉ được sử dụng để thanh toán các chi phí giao dịch của ngân hàng phục vụ (nếu có). Sau khi kết thúc dự án, chủ dự án có trách nhiệm làm thủ tục xác nhận viện trợ cho khoản tiền lãi bổ sung này như một khoản viện trợ mới và được sử dụng theo đúng các điều ước, thoả thuận quốc tế hoặc văn kiện dự án viện trợ. Trường hợp không có cam kết, thoả thuận quốc tế về sử dụng lãi tiền gửi viện trợ, chủ dự án nộp toàn bộ số lãi đó vào ngân sách nhà nước.

b) Kinh phí kết dư là số tiền do Bên tài trợ chuyển cho phía Việt Nam để thanh toán cho những hoạt động dự án nhưng sau khi kết thúc dự án vẫn còn dư trên tài khoản tiếp nhận tiền viện trợ. Sau khi kết thúc dự án, nếu như không phải trả lại nhà tài trợ theo điều ước, thoả thuận quốc tế, số kinh phí kết dư trên được nộp về một tài khoản riêng do cơ quan chủ quản quản lý.

c) Chênh lệch tỷ giá giữa tỷ giá hạch toán trên sổ sách kế toán và tỷ giá thực tế phát sinh trong quá trình hạch toán, chuyển đổi số ngoại tệ viện trợ sang nội tệ, được hạch toán riêng và xử lý kết chuyển vào chi phí, hoặc thu nhập hoạt động dự án hàng năm. Sau khi kết thúc dự án, nếu như không có thoả thuận xử lý cụ thể với Bên tài trợ, số tiền chênh lệch trên (chênh lệch dương) được nộp về một tài khoản riêng do cơ quan chủ quản quản lý.

Hàng năm, cơ quan chủ quản có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính xử lý kinh phí kết dư và chênh lệch tỷ giá theo quy định.

6. Đối với các hợp phần tín dụng trong các chương trình, dự án viện trợ: Sau khi kết thúc chương trình, dự án, tuỳ theo hiệp định, thoả thuận quốc tế cụ thể với Bên tài trợ, các hợp phần tín dụng có thể được thu hồi về cho ngân sách nhà nước, hoặc tiếp tục giao cho các tổ chức tín dụng để cho vay theo hình thức quỹ tín dụng quay vòng.

7. Cùng thời điểm phê duyệt quyết toán và xử lý tài sản, vốn bằng tiền của các dự án hoàn thành, cơ quan chủ quản có trách nhiệm tiến hành việc bàn giao các thành quả khác của chương trình, dự án viện trợ, như bàn giao các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, tài liệu phổ cập của dự án, các mô hình trình diễn, thử nghiệm của dự án, các loại vật tư, hàng hoá tiêu hao còn tồn kho của dự án, cho các cơ quan, đơn vị liên quan để tiếp tục quản lý và sử dụng.

Điều 16. Chính sách thuế và ưu đãi về thuế đối với viện trợ nước ngoài

Chính sách thuế và ưu đãi về thế đối với viện trợ không hoàn lại được thực hiện theo các quy định của pháp luật về thuế hiện hành.

Điều 17. Chế độ báo cáo

1. Chủ dự án lập và gửi Báo cáo tình hình tiếp nhận viện trợ 6 tháng và cả năm cho cơ quan chủ quản cấp trên, chậm nhất vào ngày 10/7 đối với báo cáo 6 tháng và ngày 20/01 năm sau đối với báo cáo năm.

2. Cơ quan chủ quản là các đơn vị dự toán cấp I lập và gửi:

a) Báo cáo tổng hợp tình hình tiếp nhận viện trợ 6 tháng và cả năm cho cơ quan Tài chính đồng cấp, chậm nhất vào ngày 20/7 đối với báo cáo quý và chậm nhất vào ngày 31/01 năm sau đối với báo cáo năm;

b) Báo cáo kết thúc toàn bộ chương trình, dự án viện trợ, chậm nhất 6 tháng sau khi kết thúc chương trình, dự án.

Các báo cáo hàng tháng, quý và cả năm được lập căn cứ vào các Tờ khai xác nhận viện trợ và tình hình thực tế tiếp nhận viện trợ của chủ dự án trong kỳ báo cáo, theo Mẫu số 1 (đối với chủ dự án) và Mẫu số 2 (đối với cơ quan chủ quản) tại Phụ lục 3 Thông tư này.

Báo cáo kết thúc dự án được lập theo mẫu Báo cáo quyết toán vốn đầu tư (đối với các dự án xây dựng cơ bản) hoặc Báo cáo quyết toán vốn dự án hành chính sự nghiệp (đối với các dự án do các đơn vị hành chính, sự nghiệp thực hiện) theo quy định hiện hành. Đối với các khoản viện trợ không hoàn lại phi vật chất chỉ đưa vào các báo cáo trên trong trường hợp có thể quy ra tiền và có đủ tài liệu, chứng từ chứng minh.

3. Cơ quan chủ quản có trách nhiệm lập báo cáo tổng hợp tiếp nhận và sử dụng viện trợ và gửi cho cơ quan Tài chính đồng cấp và các cơ quan quản lý nhà nước về viện trợ có liên quan theo quy định hiện hành.

4. Báo cáo của chủ dự án là đơn vị dự toán cấp I thuộc Ngân sách trung ương được gửi cho Bộ Tài chính (Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại) một (1) bản chính, đồng thời truyền báo cáo này qua thư điện tử cho Bộ Tài chính theo địa chỉ email: taichinhdoingoai@ mof.gov.vn

5. Các báo cáo gửi cho nhà tài trợ được thực hiện theo các văn kiện dự án, hiệp định hoặc thoả thuận tài trợ đã ký kết với nhà tài trợ. Các báo cáo này cũng được chủ dự án gửi cho cơ quan chủ quản và cơ quan Tài chính đồng cấp để theo dõi, chỉ đạo thực hiện dự án.

Điều 18. Trách nhiệm quản lý tài chính đối với viện trợ nước ngoài

1. Trách nhiệm của cơ quan tài chính:

a) Bộ Tài chính:

- Hướng dẫn việc thực hiện các chế độ quản lý tài chính đối với nguồn viện trợ nước ngoài; chịu trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện các chế độ quản lý tài chính đối với các cơ quan chủ quản dự án viện trợ nước ngoài, các đối tượng tiếp nhận viện trợ nước ngoài;

- Thực hiện xác nhận viện trợ và hạch toán ngân sách nhà nước đối với viện trợ nước ngoài thuộc nguồn thu của ngân sách trung ương;

- Kiểm tra, giám sát việc sử dụng viện trợ nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách trung ương. Theo dõi, đôn đốc các chủ dự án thanh toán hoàn tạm ứng đối với đối với các khoản viện trợ thuộc nguồn thu NSTW, bảo đảm thời hạn thanh toán vốn tạm ứng không chậm hơn thời hạn chỉnh lý quyết toán NSNN hàng năm theo quy định hiện hành.

- Thẩm định quyết toán sử dụng viện trợ năm đối với các chủ dự án viện trợ là đơn vị dự toán cấp I thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và cơ quan khác ở Trung ương.

b) Sở Tài chính:

- Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các chế độ quản lý tài chính đối với nguồn viện trợ nước ngoài trực tiếp cho địa phương;

- Thực hiện xác nhận viện trợ và hạch toán ngân sách địa phương đối với viện trợ nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách địa phương;

- Phối hợp với Bộ Tài chính trong việc hạch toán ngân sách đối với viện trợ nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách địa phương;

- Kiểm tra, giám sát việc sử dụng viện trợ nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách địa phương và viện trợ nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách địa phương. Theo dõi, đôn đốc các chủ dự án thanh toán hoàn tạm ứng đối với các khoản viện trợ thuộc nguồn thu NSTW chi bổ sung cho NSĐP và viện trợ thuộc nguồn thu NSĐP, đã ghi chi tạm ứng cho dự án, bảo đảm thời hạn thanh toán vốn tạm ứng không chậm hơn thời hạn chỉnh lý quyết toán NSNN hàng năm theo quy định hiện hành.

- Thẩm định quyết toán viện trợ năm đối với các chủ dự án viện trợ là đơn vị dự toán cấp I thuộc UBND cấp tỉnh.

2. Trách nhiệm của Cơ quan chủ quản và Chủ dự án

a) Cơ quan chủ quản:

- Phối hợp với cơ quan Tài chính trong việc chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị trực thuộc trong việc thực hiện nghiêm chỉnh chế độ quản lý tài chính quy định tại Thông tư này;

- Lập và tổng hợp kế hoạch tài chính đối với viện trợ nước ngoài của các đơn vị trực thuộc vào dự toán ngân sách nhà nước hàng năm; thẩm tra, phê duyệt và thông báo phê duyệt quyết toán nguồn viện trợ nước ngoài cho các đơn vị dự toán cấp dưới;

- Tổng hợp báo cáo quyết toán viện trợ nước ngoài hàng năm và báo cáo kết thúc dự án của các chủ dự án là các cơ quan cấp dưới (thuộc và trực thuộc) để báo cáo cho cơ quan Tài chính cùng cấp theo quy định hiện hành;

- Chủ trì, phối hợp với cơ quan Tài chính đồng cấp trong việc đôn đốc, hướng dẫn và phê duyệt đối với báo cáo quyết toán viện trợ hàng năm; xử lý tài sản, kinh phí, chênh lệch tỷ giá kết dư và quyết toán chương trình, dự án viện trợ nước ngoài đã hoàn thành theo hướng dẫn tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.

b) Chủ dự án:

- Chấp hành các quy định về chế độ quản lý tài chính theo hướng dẫn tại Thông tư này;

- Chịu trách nhiệm chính trước pháp luật về việc thực hiện các chương trình, dự án viện trợ nước ngoài theo đúng các quy định đã cam kết trong các hiệp định, thoả thuận hoặc văn kiện dự án viện trợ;

- Kê khai và thực hiện xác nhận của cơ quan Tài chính tại Tờ khai xác nhận viện trợ theo hướng dẫn tại Thông tư này;

- Lập báo cáo quyết toán viện trợ năm và báo cáo quyết toán dự án viện trợ hoàn thành để trình cơ quan chủ quản xem xét và phê duyệt theo đúng quy định hiện hành.

Phần III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/3/2011 và thay thế Thông tư số 82/2007/TT-BTC ngày 12/7/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý tài chính nhà nước đối với viện trợ nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước.

Trong quá trình thực hiện, nếu có những vấn đề còn vướng mắc hoặc chưa được hướng dẫn tại Thông tư này, đề nghị các cơ quan, đơn vị có liên quan phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn bổ sung và sửa đổi kịp thời./.

 

 

Nơi nhận:
- VPCP;
- VPTW Đảng;
- VP Chủ tịch nước;
- VP Quốc hội;
- Các Bộ, CQ ngang Bộ,CQ thuộc CP;
- UBND tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cơ quan TW các tổ chức, đoàn thể;
- TAND tối cao;
- VKSND tối cao;
- Kiểm toán NN;
- Sở Tài chính, KBNN tỉnh TP;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- VP Ban chỉ đạo TW về phòng, chống tham nhũng;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Website Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, QLN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Xuân Hà

 

 

 

THE MINISTRY OF FINANCE
--------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
----------------

No. 225/2010/TT-BTC

Hanoi, December 31st 2010

 

CIRCULAR

ON THE STATE FINANCIAL MANAGEMENT OF NON-REFUNDABLE AID CLASSIFIED AS STATE BUDGET REVENUES

Pursuant to the Government's Decree No. 60/2003/ND-CP dated June 06th 2003 elaborating and providing guidance on the implementation of the Law on State budget;

Pursuant to the Government's Decree No. 131/2006/ND-CP dated November 09th 2006 on the management and use of Official Development Assistance (ODA);

Pursuant to the Government's Decree No. 93/2009/ND-CP dated October 22nd 2009 on the management and use of foreign non-governmental aid;

Pursuant to the Government's Decree No. 118/2008/ND-CP dated November 27th 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;

The Ministry of Finance provide guidance on the state financial management of foreign non-refundable aid classified as State budget revenues:

Part I

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 1. Scope of regulation

1. This Circular provide guidance on the financial management of foreign non-refundable aid provided for Vietnam that is classified as State budget revenues.

Foreign non-refundable aid (hereinafter referred to as aid) in this Circular is non-refundable aid in cash or in kind provided by foreign parties aiming for the development, humanity purposes, or sponsoring science and technology activities approved by Vietnamese competent authorities in the Government's Decree No. 131/2006/ND-CP dated November 09th 2006 on the management and use of ODA and the Government's Decree No. 93/2009/ND-CP dated October 22nd 2009 on the management and use of foreign non-governmental aid.

Goods being donations made by foreign organizations and individuals to organizations and individuals in Vietnam regulated by current laws on donation are not regulated in this Circular.

2. Foreign donors in this Circular include:

a) Governments of other countries, bilateral and multilateral aid organizations, international organizations or inter-governmental organizations that provide non-refundable aid for the State or the Government of the Socialist Republic of Vietnam within the framework of cooperation in official development assistance between Vietnam and foreign donors (hereinafter referred to as non-refundable ODA).

b) Foreign non-governmental organizations, other foreign organizations and individuals, including corporations and companies funded by foreigners, Vietnamese communities overseas that comply with Vietnam’s law and are willing to provide non-refundable aid in order to assist in the socio-economic development and humanity in Vietnam.  

3. Aid receivers in this Circular include:

a) Organizations affiliated to the governing apparatus of Vietnam, including the agencies of the Communist Party, the National Assembly, the Supreme People’s Court, the Supreme People’s Procuracy; Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies (hereinafter referred to as Ministries); People’s Committees of central-affiliated cities and provinces (hereinafter referred to as provincial People’s Committees); Vietnamese Fatherland Front, Confederation of Labour, Communist Youth Union, Vietnam Farmers' Association, Vietnam Veterans’ Association, Vietnam Women’s Union.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) The special associations of which personnel is decided by the State and funding is supported by the State, according to the Prime Minister’s Decision No. 68/2010/QD-TTg dated October 01st 2010 on special associations.

4. Other associations (apart from special associations in Point c Clause 3 above) established by social organizations, socio-professional organizations, economic organization, individuals, groups of individuals, or communities, of which funding is provided from non-state sources, are aid receivers prescribed in the Circular No. 109/2007/TT-BTC dated September 10th 2007 of the Ministry of Finance providing guidance on the state financial management of foreign non-governmental aid not being classified as State budget revenues.

5. Aid classified as central budget revenues include:

a) Non-refundable ODA;

b) Foreign non-governmental aid provided for the Government of Vietnam (not including foreign non-governmental aid provided for provincial People’s Committees and the units affiliated to provincial People’s Committees);

c) Foreign non-governmental aid provided for state-owned enterprises under the management of central agencies.

d) Foreign non-governmental aid provided for special associations prescribed in the Appendix to the Prime Minister’s Decision No. 68/2010/QD-TTg dated October 10th 2010.

6. Foreign aid classified as local budget revenues includes:

b) Direct foreign non-governmental aid provided for provincial People’s Committees and affiliated units;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Foreign non-governmental aid provided for local special associations identified by the President of the provincial People’s Committee, according to the Prime Minister’s Decision No. 68/2010/QD-TTg.

Article 2. Subjects of application

1. The state authorities assigned to manage foreign aid;

2. Governing bodies of foreign aid projects;

3. Investors in projects funded by foreign partners.

Article 3. Principles of State financial management of non-refundable aid classified as State budget revenues

1. Foreign aid classified as State budget revenues provided for the aid receivers prescribed in this Circular shall be sufficiently recorded in the State budget as prescribed by the Law on State budget, in particular:

a) The Ministry of Finance is in charge of the revenues and expenditures of the central budget relating to the aid classified as central budget revenues (including central budget revenues recorded as targeted additional expenditures for local budget).

a) Services of Finance are in charge of the revenues and expenditures of local budgets relating to the aid classified as local budget revenues, and cooperate with the Ministry of Finance in recording the revenues and expenditures of local budgets relating to the aid classified as central budget revenues recorded as targeted additional expenditures for local budget)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Aid receivers shall manage and use aid in accordance with Vietnam’s law, agreements and commitments to the donors. Where regulations or conditions for providing aid imposed by donors are at odds with Vietnam’s law, Vietnam’s law shall be complied with.

Article 4. Methods of aid provision

1.  Aid in kind or cash:

Aid in kind or cash may be provided through programs/projects (including fundamental constructions) or non-project aid (separate aid, emergency aid in relieving consequences of disasters, epidemics, and wars).

2. Intangible aid:

Foreign intangible aid is donors transferring intellectual assets (patents, copyrights, industrial property rights, technology transfers) free of charge, or donors directly paying the costs of overseas training, visits, conventions, and consultancy.

Article 5. Interpretation of terms

In this Circular, the terms below are construed as follows:

1. Governing bodies mean Ministries, provincial People’s Committees, central agencies of associations and authorities in charge of state-owned enterprises.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Balance-of-payments assistance is an aid method by which donors shall assist in balancing foreign currencies for Vietnam’s Government to import equipment and goods (or buy imported goods in Vietnam) according to the agreements on balance-of-payments assistance.

4. Direct budgeting assistance is an aid method by which financial aid is directly remitted to the State budget in order to support general expenditures of the State budget (general budgeting assistance) or expenditures on a specific economic sector (sectoral budgeting assistance)

5. Sectoral access assistance is an aid to a development program of a particular sector to provide resources and ensure the comprehensive and sustainable development of that sector.

Sectoral access assistance is rendered through a program that includes multiple sub-projects, participated by multiple governing bodies. One of them shall coordinate governing bodies of sub-projects.

6. Foreign aid under the management of Vietnam is an aid method by which donors shall transfer grants to Vietnamese project owners for them to management and execute the aid projects themselves in accordance with bilateral agreements This aid method includes the projects that follow the trust fund model of donors.  

7. Foreign aid under the management of donors is an aid method by which donors directly manage the finance of projects or entrust a foreign non-governmental organization to execute the aid projects. When a project is done, the donor shall handover assets and project results to Vietnam.

8. Technical assistance is an aid method aiming to support the development of capability and of Vietnam, or provide technical input elements to prepare for and execute projects such as providing experts, training, support for equipment, documents, costs of visits, surveys, and conventions.

9. Commodity aid is direct aid in the form of commodities and supplies provided for Vietnam’s Government by foreign Governments. Commodities and supplies shall be put up for auction in Vietnam by the Ministry of Finance, and the receipts from the auctions shall be sent to the State budget or allocated to projects according to agreements among Governments.

10. Emergency aid is an aid method by which donors shall send money or commodities to victims when disasters, epidemics, or wars occur.  

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Part II

SPECIFIC PROVISIONS

Article 6. Making financial plans for aid projects

1. Financial plans for aid projects are plans for disbursement of aid and counterpart fund of non-refundable ODA projects and foreign non-governmental aid projects (including capital plans for the preparation and execution of projects) made by project owners according to guidance on making financial plans of ODA projects in the Circular No. 108/2007/TT-BTC dated September 07th 2007 of the Ministry of Finance providing guidance on the financial management mechanism applicable to ODA programs and projects.

Financial plans for aid projects shall be conformable with the aid project documents approved by competent authorities, enclosed with description of the calculation basis.

Annual financial plans for aid projects shall be made according to Appendix 1 to this Circular.

2. Annually, when making the State budget estimates, project owners shall make financial plans together with budget estimates and send them to their governing bodies. The governing bodies (not estimating budget units level I) shall examine and summarize budget estimates of affiliated units and send reports to superior governing bodies being estimating units level I.

Central and local state authorities (estimating units level I) shall examine and integrate estimates made by affiliated units into the budget estimates under their management and send them to Finance authorities and Planning and Investment authorities at the same level.

After the annual budget estimate is decided by the National Assembly, the Prime Minister shall allocate budget, the Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment shall notify other Ministries and local governments of their allocated budget.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

When making annual the State budget estimates, according to the demand for aid disbursement in the year and the result of the program in the previous year, governing bodies shall estimate the need for aid of programs.

The Ministry of Finance shall cooperate with donors to determine the level of aid disbursement in the year and request project owners to make plans for distributing budget of programs, then send them to the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance. The Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance shall summarize them and request the Government and the National Assembly to make decisions.

4. Direct aid for the State budget shall be included in annual estimates of State budget revenues and expenditures to cover general expense of the State budget. The making of estimates of direct aid for the State budget shall comply with current regulations on budget and international treaties and agreements signed (if any).

5. Financial plans for foreign non-project aid, commodity aid, emergency aid, or for projects under the management of donors are exempt. According to the actual financial or commodity aid or assets handed over by donors, the units assigned to receive and use non-project aid, commodity aid, and assets handed over from the projects under the management of donors shall send reports enclosed with aid documents to governing bodies and Finance authorities to initiate the procedure for certifying assistance and budget accounting.

6. Where an international treaty or agreement on the project is signed but has not taken effect, or has taken effect but the procedure for domestic investment is not completed, within the time limit for making the annual budget estimate, the governing body shall send a report to the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance for them to make provisions for fundamental construction or each administrative expenditure, and request competent authorities to make decision (if counterpart fund is provided by the central budget), or the project owner shall send reports to the local governing body for them to make provisions in the local budget and request competent authorities to make decisions (if counterpart fund is provided by the local budget).

7. For the aid projects approved after annual budget plans are made, governing bodies shall make additional budget plans. Governing bodies shall report minor, separate, and unscheduled foreign non-governmental aid in the year to Finance authorities and Planning and Investment authorities at the same level to handle on a case-by case basis, according to the notifications of aid disbursement sent by donors.

8. Annual financial plans for aid projects approved and announced by competent authorities are the basis for Finance authorities to withdraw aid, allocate counterpart fund and manage project finance.

9. Financial plans for minor aid projects that begin in one fiscal year and end in another shall be moved to the next year. The making of next year's financial plan is exempt.

Article 7. Aid certification

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The following cases are exempt from aid certification:

a) Financial aid in the form of direct budgeting assistance.

b) Intangible assistance:

3. The assignment to aid certification shall be consistent with the distribution of revenues among levels of budget, in particular:

a) The Ministry of Finance shall sign Declarations of:

- Foreign aid classified as central budget revenues in Clause 5 Article 1 of this Circular;

- Emergency aid without specific addresses approved by the President of Vietnamese Fatherland Front (specified in Article 15 of the Government's Decree No.  93/2009/ND-CP);

- Aid being imported commodities provided for some localities, received and distributed by one central state organization (imported commodities in the same bill of lading)

b) Services of Finance shall sign and certify the Declarations of foreign aid classified as local budget revenues prescribed in Clause 6 Article 1 of this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Finance authorities shall summarize information about the receipt and use of foreign aid and record foreign aid classified as State budget revenues.

b) A declaration of aid is one of legal documents for customs authority to decide the exemption of export and import duties, special excise duty (if any) and value-added tax when importing equipment, machinery, supplies, appliances, and commodities using foreign financial aid; or for tax authority to refund the value-added tax on goods and services purchased in Vietnam using foreign financial aid according to current laws on tax.

c) For project owners to monitor and administer foreign aid projects and make reports on the receipt and use of aid as prescribed in this Circular.

5. The forms of the Declarations of aid are provided in Appendix 2 to this Circular, including:

a) Form C1-HD/XNVT “Declarations of aid being imported commodities” is used for making declarations of aid in kind being machinery, equipment, supplies, raw materials, and commodities imported.

b) Form C2-HD/XNVT “Declarations of aid being domestic commodities and services” is used for making declarations of foreign aid being machinery, equipment, supplies, raw materials, and commodities purchased in Vietnam (including service fees) by foreign financial aid.

c) Form C3-HD/XNVT “Declaration of financial aid” is used for making declarations of foreign financial aid received.

6. A Declaration of aid shall be made into 06 original copies, including:

a) 03 original copies kept by Finance authorities; 02 of them are for State budget accounting and 01 of them is enclosed with the register of aid certification;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) 01 original copy kept by the governing body for monitoring and making reports on foreign aid;

d) 01 original copy kept by the project owner to make reports on the receipt and payment for aid projects/programs. Where multiple aid receivers are certified in the same Declaration, more original copies shall be made so that each unit shall keep 01 original copy of the Declaration.

If the aid is vehicles (boats, ships, bikes, cars), the project owner shall make 01 more original copy for vehicle registration.

7. Time of making Declarations of aid:

a) Form C1-HD/XNVT “Declaration of aid being imported commodities” shall be made right after the project owner receives invoice of imported goods.

a) Form C2-HD/XNVT “Declaration of aid being domestic commodities and services” shall be made right after the project owner receives invoice of commodities and services purchased in Vietnam.

c) Form C3-HD/XNVT “Declaration of financial aid” shall be made on receipt of the credit note made by the bank or the State Treasury where the account for receiving financial aid is opened

8. Papers enclosed with the Declarations of aid:

a) For the first declaration of aid, the project owner shall provide the Finance authority with legal documents proving the non-refundable aid, including:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- The memorandum of foreign non-governmental aid, the agreement on foreign non-governmental aid and the written approval for the receipt of foreign non-governmental aid prescribed in the Government's Decree No. 93/2009/ND-CP dated October 22nd 2009 on the management and use of foreign non-governmental aid;

- Written certification of aid, funding, donation (hereinafter referred to as funding) provided by the donor to support joint activities in science and technology, and the written decision made by a competent state authority on the receipt, management, and use of funding provided by a foreign organization or individual to serve science and technology activities prescribed in the Government's Decree No. 80/2010/ND-CP dated July 14th 2010 on international cooperation and investment in science and technology.

b) For projects participated by multiple agencies, when making the first Declaration of aid, the central project management board shall make more copies of the legal documents above (the quantity of copies depend on the quantity of localities that benefit from such programs/projects) and send them to the Ministry of Finance, the Ministry of Finance shall send them to relevant Services of Finance to monitor the management in cooperation and record the foreign aid to local budget.

c) The documents being basis for making each Declaration of aid such as import documents, invoices of goods and service purchased in Vietnam, decision on successful bid, and contracts (import contracts, entrusted import contracts, building contracts, sale contracts, consultancy contracts), final assessment record, record of handover and settlement of turnkey constructions funded by foreign partners; notes of aid disbursement or remittance made by donors, and relevant documents.  

9. Location of aid certification

a) The Ministry of Finance: at the Department of Debt Management and External Finance – The Ministry of Finance in Hanoi (at 28 Tran Hung Dao Str.), or at the International Aid Receipt and Management Office affiliated to the Department of Debt Management and External Finance in Ho Chi Minh city (at 138 Nguyen Thi Minh Khai Str.) and in Da Nang city (at 64 Pasteur Str.).

b) Services of Finance: each local government shall decide the location and assigned a specialized unit or a department of the Service of Finance depending on the actual condition.

10. Some notes when making Declarations of aid:

a) Fill both sides of Declarations of aid C1, C2 and C3-HD/XNVT (do not make two 1-side papers). If the space in the form is not sufficient to provide detailed information (especially the information about financial aid and commodity aid), the project owner may provide detailed information on the Appendixes to that Declaration. These Appendixes shall also bear the signature and seal of the project owner.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Prices on Declarations of aid:

- Form C1-HD/XNVT “Declaration of aid being imported commodities”: according to purchase prices on import invoices (FOG, CIF, C&F, etc.).

When the donor signs a contract to entrust the import or a bidding contract with a Vietnamese enterprise, apart from the declaration of prices according to import invoices mentioned above, the project owner shall make a declaration of the prices that have been actually paid by the donors using the aid. The actual purchase value is the basis for the Finance authority to record the budget revenues and expenditures relating to that aid.

- Form C2-HD/XNVT “Declaration of aid being domestic commodities and services” shall be made according to prices, exclusive and inclusive of tax (if any), on the invoices of domestic commodities and services The actual purchase value exclusive of tax is the basis for the Finance authority to record budget revenues and expenditures relating to that assistance.

d) Exchange rates on Declarations of aid:

- Where the donor has fix exchange rates in the agreement signed with Vietnam’s Government, the exchange rates agreed with the donor shall apply.

- Where the donor exchanges the foreign currencies for VND via commercial banks, including foreign banks in Vietnam, the actual exchange rates announced by such banks shall apply.  

- Where the donor directly transfers foreign currencies to the project, the exchange rates annually announced by the Ministry of Finance on its website (http://www.mof.gov.vn) shall apply.

dd) For the purpose of facilitating the taxation process and State budget accounting, the information about the project owner on the Declarations of aid shall:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Include the code of the unit in financial relation to the project owner Where aid receivers are enterprises, public service providers, their tax codes shall be provided to facilitate tax refund.

Article 8. Opening accounts to receive financial aid

1. Project owners may open deposit accounts to receive foreign financial aid for each project at State Treasuries.  Project owners may open accounts at commercial banks to serve the aid disbursement and payment if treaties or agreements on funding allow.

2. After such an account is opened, the project owner  shall send a report to their governing body and Finance authority at the same level  to monitor and manage them in cooperation.

3. It is prohibited to use personal accounts, to rent or borrow accounts of other units, or to open accounts overseas to receive foreign financial aid for projects.  The violations above shall be penalized as prescribed by law.

Article 9. Aid disbursement

1. For financial aid in the form of direct budgeting assistance: foreign currencies shall be remitted to the foreign currency fund of the State budget. The sale of foreign currencies to the State bank shall be made according to the foreign currency sale plan approved by the Ministry of Finance.

2. For financial aid in the form of sectoral access assistance:

a) Where the treaty or agreement on the aid does not mention the disbursement via commercial banks, foreign currencies shall be transferred to the Foreign currency fund of the State budget as prescribed in Clause 1 of this Article.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. For other financial aid not falling into the cases in Clause 1 and Clause 2 of this Article, the Ministry of Finance shall provide specific guidance at the request of governing bodies and project owners in accordance with the treaties and agreements on the aid and the Instruction on aid disbursement given by donors (if any).

Article 10. Recording state budget revenues and expenditures relating to foreign aid:

1. For financial aid in the form of direct budgeting assistance (prescribed in Clause 1 Article 9 of this Circular):

a) Recording state budget revenues: according to remittance notes, State Treasuries shall record State budget revenues as prescribed (except for the remittance of foreign currencies recorded as State budget revenues in foreign currencies).

b) Recording State budget expenditures: according to the treaties or agreements on aid and allocated budget, State Treasuries shall make payments, control the payments, and record State budget expenditures similarly to domestic capital sources.

2. For financial aid in the form of sectoral access assistance (prescribed in Clause 2 Article 9 of this Circular):

a) If foreign currencies are directly remitted to the State budget (according to Point a Clause 2 Article 9 of this Circular): budget revenues and expenditures shall be made in accordance with Clause 1 of this Article.  

b) If aid is disbursed via special accounts held by the Ministry of Finance opened at commercial banks (the Department of Debt Management and External Finance):

- According to the need for expenditure of the project owner, the Ministry of Finance shall withdraw cash from special accounts and remit it to project owners’ accounts opened at State Treasuries.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- State budget accounting of aid classified as central budget revenues: the Ministry of Finance shall make and send record orders - Form  C2-13/NS (hereinafter referred to as Form C2-13/NS) to State Treasuries to record expenditures on advanced payments for projects according to documents about the remittances from special accounts of the Ministry of Finance to project owners. Within 05 working days from the day on which the record order is received, governing bodies shall immediately notify project owners for monitoring future advanced payments.

Every quarter, project owners shall make and send reports on the use of aid (the expenditures are certified by State Treasuries) to the Ministry of Finance for making the Application for advanced payment of aid recorded – Form C2-14/NS (hereinafter referred to as Form C2-14/NS) and send it to a State Treasury to convert from advance payment into actual expense. Within 05 working days from the day on which the Application (Form C2-14/NS) is received, the governing body shall request project owners to monitor the use of aid.

- Recoding aid classified as central budget revenues: according to the notes of remittances from special accounts of the Ministry of Finance to project owners, the Ministry of Finance shall fill and send Form C2-13/NS to State Treasuries for recoding the State budget revenues and targeted additional expenditures for local budgets. The Services of Finance and local State Treasuries shall cooperate in recording local budget revenues and expenditures on advanced payments for projects. Every quarter, project owners shall make and send reports on the use of aid (of which expenditures are certified by State Treasuries) to Services of Finance for making and sending the Application (Form C2-14/NS) to local State Treasuries to convert from advance payment to actual expense.

c) If aid is disbursed via project owners’ accounts opened at commercial banks, the State budget shall be controlled and recorded similarly to direct financial aid for projects under the management of Vietnam specified in Clause 3 of this Article.

3. State budget accounting direct financial aid provided for projects under the management of Vietnam:

a) For aid classified as central budget revenues:

- The Ministry of Finance shall summarize Declarations of financial aid of every governing body in each quarter, thence fill and send Form C2-13/NS to State Treasuries for recording advanced payments (applicable to financial aid provided for central agencies); or targeted additional expenditures for local budget (applicable to financial aid provided for local agencies). After budget accounting is done, the Ministry of Finance shall send the Form C2-13/NS enclosed with the list of Declarations of financial aid according to each aid project to central governing bodies to monitor and refund advanced payments, or to Services of Finance for recording local budget revenues and make advanced payments to local project owners. Within 05 working days from the day on which the Form C2-13/NS is received, governing bodies shall immediately notify project owners for monitoring future advanced payments.

- Project owners shall send reports on advance payments for financial aid in each quarter to governing bodies being central and local estimating units level I to inspect, summarize, and send reports to the Ministry of Finance (or Services of Finance) to make Applications (Form C2-14/NS) and send them to State Treasuries to convert from advance payment to actual expense, then send 01 copy of the Application (Form C2-14/NS) to the governing body. Within 05 working days from the day on which the Application (Form C2-14/NS) is received, the governing body shall request project owners to monitor the use of aid.

Governing bodies shall inspect the accuracy and legitimacy of advance payment reports made by project owners under their management.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

After the deadline for adjusting the State budget, the residual financial aid recorded as advanced payments for project owners that has not been paid shall be moved to the next year or be used subject to the decisions of donors.

b) For financial aid classified as local budget revenues: Services of Finance shall cooperate with provincial State Treasuries and governing bodies in recording local budget revenues and expenditures following the same procedure as financial aid classified as central budget revenues prescribed in Point a Clause 3 of this Article.

4. State budget accounting of aid in kind being commodities, supplies, and equipment to the State budget:

a) For aid classified as central budget revenues:

Annually, according to Declarations of aid, the Ministry of Finance shall make and send Form C2-13/NS to State Treasuries to record the expenditures on projects (applicable to the aid provided for projects under the management of central agencies), or targeted additional expenditures (applicable to the aid provided for projects under the management of local governments).

b) For aid classified as local budget revenues:

Annually, according to Declarations of aid, Services of Finance shall make orders to record local budget revenues and expenditures on projects, then send them to provincial State Treasuries to record local budget revenues and expenditures.

c) The regulations on State budget accounting in Points a and b above are only applicable to imported commodities or domestic commodities directly purchased and handed over to Vietnam by donors. For commodities, supplies, and equipment imported or purchased in Vietnam by project owners using financial aid, when making Declaration of aids, project owners shall mark the box “Finance authority shall not include items in this Declaration to the State budget because financial aid is certified” on the overleaf of the Declaration of aid, so that Finance authorities shall not record relevant financial aid and commodity aid twice.  

5. State budget accounting of commodity aid provided for fundamental constructions in the form of turnkey aid.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. State budget accounting of commodity aid provided for state-owned enterprises:

a) Commodity aid being supplies consumed during the process of production or business of state-owned enterprises (raw materials, fuel, frail items) shall be classified as “other incomes” at market prices at that time, thence included in the profits, and used to calculate tax liability to the State. Finance authorities shall not record the aid mentioned above to the State budget revenues and expenditures.

b) For commodity aid that form fixed assets of state-owned enterprises: record the funding for state-owned enterprises that receive and use such assets. In case such enterprises are affiliated to state-owned corporations in parent/subsidiary relationships, funding shall be recorded via parent companies of which 100% of charter capital is held by the State.

b) For commodity aid that form fixed assets of joint-stock companies: record them as “expenditures on supporting enterprises”.  Boards of Directors of joint-stock companies are responsible for using and managing such assets in accordance with the agreements with donors and current law.

7. Where beneficiaries of aid being organizations and individuals that are not in a relation with the State budget (social funds, charities, social protection institutions, non-public service providers, religious organizations) receive non-refundable ODA via non-refundable ODA agreements signed by the Government and donors (foreign aid classified as central budget revenues as prescribed in Clause 5 Article 1 of this Circular): the Ministry of Finance shall record central budget revenues and record provincial budget expenditures.  Depending on the aid receivers, provincial People’s Committees shall assigned specialized agencies to ensure the proper and efficient use of aid.

Provincial People’s Committees shall assign affiliated agencies to directly monitor aid beneficiaries under the management of local governments, issue operation licenses, and ensure that aid is used properly and lawfully. Provincial People’s Committees shall penalized violations and notify them to state management authorities in charge of foreign aid to monitor in cooperation and enhance control.

Article 11. Adjustment of State budget accounting

1. The State budget accounting shall be regularly adjusted in a fiscal year to settle the difference between budget revenues and expenditures and actual use of foreign aid that may occur in the following cases:

a) The amount or value of assets, commodities, financial aid that are different from the recorded figures (including the cases in which sale prices in foreign currencies are adjusted according to import invoices on Declarations of aid  - Form C1-HD/XNVT to match domestic prices);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Financial and commodity aid recorded as State budget revenues in the previous year that are used in succeeding year or deducted from the succeeding year's budget (according to the design of the project or agreement with donors);

d) Competent state authorities change the financial mechanism (such as changing from on-lending to allocation from the State budget)

2. Adjustment procedure

a) According to the financial statements of the actual use of aid and decisions to adjust figures and financial mechanism made by competent state authority, Finance authorities shall review the data and make notes of budget data adjustment, send them to project owners and State Treasuries as the basis for recording the increase and decreases of the State budget revenues and expenditures.

b) State Treasuries shall adjust budget data in accordance with the notes of budget data adjustment  Project owners shall adjust the financial statements of foreign aid in accordance with the notes of budget data adjustment sent by State Treasuries.

3. Adjusting excess financial aid: the excess financial aid in the previous year shall be used in the next year. Project owners shall send reports to State Treasuries (according to the list of state budget), thence State Treasuries shall request Finance authorities at the same level to decrease the expenditure in the previous year and move it to the succeeding year (within 45 days from the deadline for adjusting settlement of each budget level).

4. Adjusting excess commodity aid: project owners shall monitor and use the excess commodities and supplies included in budget expenditure in the previous year, and send reports to State Treasuries and Finance authorities at the same level. Do not adjust the State budget accounting in this case.

5. The deadline for recording and adjusting State budget revenues and expenditures are specified in the Circular No. 108/2008/TT-BTC dated November 18th 2008 of the Ministry of Finance, providing guidance on settling budget at the end of years and making annual financial statements of State budget.

When adjusting budget accounting after making the annual State budget settlement, governing bodies being estimating units level I shall send the reports on the aid classified as central budget revenues to the Ministry of Finance or send reports on the aid classified as local budget revenues to provincial People’s Committees for consideration and settlement.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Procurement regime:

a) Governing bodies and project owners shall comply with the Law on Investment and current regulations on procurement during the execution of aid programs/projects.

b) Where donors wish to apply other regulations on procurement at odds with current Vietnam's law that are specified in international treaties or agreements on aids, such regulations shall be complied with. During the negotiation of international treaties and agreements on aid, negotiators shall report such differences in regulations to superior governing bodies and Finance authorities at the same level so that they may provide responsive guidance before the conclusion.

c) Governing bodies shall cooperate with Finance authorities at the same level to in providing project owners with guidance on the implementation of regulations on procurement and spending limits applicable to programs/projects under the management of Vietnam.

2. Spending limits:

a) Limits on spending counterpart fund: apply the spending limits prescribed in the Circular No. 219/2009/TT-BTC dated November 19th 2009 of the Ministry of Finance on some spending limits applicable to the projects funded by ODA.

b) Limits on spending aid:

- The spending of aid shall apply the limits imposed by donors or stated in international treaties or agreements or aid documents.

- For special expenditures that are not specified by donors or in international treaties or agreements or in the Circular No. 219/2009/TT-BTC dated November 19th 2009 of the Ministry of Finance, governing bodies shall cooperate with donors in imposing spending limits and reach an agreement with the Ministry of Finance before applying it.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The project owner shall organize their accounting apparatus, appoint a Chief accountant as prescribed by current laws on accounting the receipt and use of aid in accordance with current Accounting Regime of Vietnam. Accountants shall make a book to monitor each aid program/project and each capital source (aid, counterpart fund) and each expenditure in the estimate approved. Do not include general aid in administrative expenses.

2. Where donors wish to use an accounting system that is different from that of Vietnam, or to change from using another accounting system to a system of Vietnam, the project owner shall immediately request the governing body and the Ministry of Finance to provide guidance.

3. For projects that require financial statements in a format required by donors, project owners shall open more accounting books or use suitable accounting software to make reports in accordance with both Vietnam's accounting regime and donors' requirements.

For projects that require submission of original papers to donors, project owners shall photocopy the accounting papers as prescribed in Article 18 of the Government's Decree No.  128/2004/ND-CP dated May 31st 2004, elaborating and providing guidance on the implementation of the Law on Accounting applicable to state accounting.  

4. For aid programs/projects that are terminated or dissolved or amalgamated in the fiscal year, project directors and accountants shall settle revenues, expenditures, and complete the financial statements of aid up to the date of termination, dissolution, or amalgamation before they take other jobs, and are still accountable for the violations committed during the performance of their tasks.

5. Project owners being estimating units level I shall make and send annual financial statements to Finance authorities at the same level for consideration, verification, and announcement.

a) Fundamental construction capital shall comply with the Circular No. 53/2005/TT-BTC dated June 23rd 2005 of the Ministry of Finance, providing guidance on the making and verification of annual financial statements of fundamental construction capital classified as state capital.

b) Administrative capital shall comply with Circulars of the Ministry of Finance providing guidance on the examination, verification, and announcement of annual settlement, applicable to administrative agencies, public service providers, and organizations funded by the State budget.

6. When a project is done, the project owner shall make a financial statement of finished project (applicable to fundamental construction projects) or financial statement of administrative capital (applicable to administrative projects) and send it to the governing body for verification and approval under the current accounting regime.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Financial statements on administrative capital shall comply with the Decision No. 19/2006/QD-BTC dated March 30th 2006 of the Minister of Finance promulgating the regime for administrative accounting.

Article 14. Audit

1. Aid projects shall be audited depending on the requirements, scale, targets, contents, methods, and cost of audit specified in international treaties, agreements or aid documents. State Audit Agency shall audit aid projects in accordance with the plans approved by competent authorities or official written requests Where the audit of an aid project is not planned, the donor or the project owner shall hire independent auditors to audit the project in accordance with the international treaties or agreement or aid documents.

2. The cost of independent auditors hired by donors shall be covered by donors or financial aid according to aid agreements. Project owners shall send or request donors to send annual reports on independent audit or thematic audit to governing bodies and Finance authorities at the same level to monitor and serve the settlement of financial aid provided for projects.

3. Where the audit is done by Vietnam: project owners shall request their governing bodies and Finance authorities at the same level to hire independent auditors using counterpart fund as prescribed in international treaties and agreements or aid documents.  Audit reports shall be sent to governing bodies and Finance authorities at the same level to monitor and serve the settlement of financial aid and counterpart fund provided for projects.

Article 15. The management of capital and assets formed from aid

1. Assets formed from the foreign aid classified as State budget revenues are assets under state ownership. The ownership of State-owned property shall be established in accordance with the Government's Decree No. 137/2006/ND-CP dated November 14th 2006 on the decentralization of state management of State-owned property at administrative agencies, public service providers, and property under the State ownership.

2. The management and use of assets during the execution of foreign aid programs/projects (including non-refundable ODA and foreign non-governmental aid) shall comply with the Prime Minister’s Directive No. 17/2007/CT-TTg dated July 25th 2007 on the enhancement of asset management of management boards of projects funded by the State.

3. Management of assets of aid projects during their operation:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Where such administrative equipment is no longer usable or needed during the execution of projects, it shall be handled similarly to assets of aid projects until projects are complete as prescribed in Clause 4 of this Article.

b) For the administrative equipment under the management of the donor that shall be handed over to Vietnam the project are done (such as the assets serving foreign experts, advisory, supervisory and building contractors): on the Declaration of aid in kind (Form C1-HD/XNVT and Form C2- HD/XNVT), the project owners shall check the box "Finance authority do not make State budget accounting of this foreign because the ownership is not handed over by the donor" for the Finance authority to avoid making state budget accounting of such assets.  Those assets shall be handed the project is finished as prescribed in Clause 4 of this Article.

c) For assets and equipment purchased using financial aid and handed over to beneficiaries of aid (hereinafter referred to as investment assets): according to the decision to distribute assets made by the project owner or the project management board, beneficiaries shall record the increase of assets and their sources in accordance with the current accounting regime, and comply with the laws on state asset management.

4. Handling assets after aid project are done:

a) Project owners being state agencies and public service providers shall make financial statements when projects are done, make statistics, and plans for handling and passing assets as guided in the Circular No. 87/2010/TT-BTC dated June 15th 2010 of the Ministry of Finance, providing guidance on managing and handling assets of projects funded by the State budget after they are done.

b) For aid projects executed by enterprise: enterprises shall make and send financial statements to the Ministry of Finance (applicable to projects classified as central budget revenues) or Services of Finance (applicable to projects classified as local budget revenues) as the basis for making financial statements and handing over assets of aid projects to enterprises.  

c) For assets belonging to foreign aid projects under the management of donors (as prescribed in Article 5 of this Circular): according to handover records, governing body shall handover assets of finished projects or request competent authorities to handle them as prescribed by law. When handing over to organizations and units that are not under the management of Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies, central agencies of associations and provincial People’s Committees, governing bodies shall request the Ministry of Finance to decide the handover.

d) Assets of other aid projects shall be handed as guided in the Circular No. 87/2010/TT-BTC dated June 15th 2010 of the Ministry of Finance, providing guidance on the management of assets of projects funded by the State budget when such projects are finished.

dd) For temporarily imported assets eligible for tax exemption of foreign experts working for aid projects: if such assets are handed over to Vietnam’s Government after the projects are finished, project owners or agencies assigned to handle assets shall follow the procedure for passing assets and pay tax (if any) as prescribed by law.  

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Handling capital in cash of finished aid projects:

a) Interest on the deposit of financial aid shall be recorded and monitored separately, and only be used for paying the transaction cost at commercial banks during the execution of projects (if any). After a project is finished, the project owner shall record that interest as a new aid and use it in accordance with international treaties and agreements or aid documents.  If international treaties and agreements do not mention the use of such interest, the project owner shall remit it to the State budget.

b) Residual budget is the amount of money that remains in accounts after Vietnam have all payments for activities of a project. If residual budget is not returned to donors by agreement, it shall be credited to a separate account under the management of a governing body.  

c) The difference between the exchange rate on the accounting book and the actual exchange rate shall be recorded separately and included in annual expenditures or revenues of the project.  After the project, if the residual budget is not returned to donors by agreement, it shall be credited to a separate account under the management of a governing body.  

Annually, governing bodies shall cooperate with the Ministry of Finance in handling residual budget and exchange rate differences as prescribed.

6. After a program/project is finished, the credit components in aid programs/projects may be sent to the State budget or given to credit institutions so that they may give loans depending on the international treaty or agreement signed with the donor.

7. When examining the financial statement and handling assets and capital in cash of a finished project, the governing body shall hand over other accomplishments of the aid project such as technical documents, models for demonstration or testing, residual supplies and commodities to relevant units.  

Article 16. Taxation policies and taxation incentives for foreign aid

The taxation policies and taxation incentives for non-refundable aid shall comply with current laws on taxation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Project owners shall make and send superior governing bodies annual and biannual reports on the receipt of aid (biannual reports shall be sent on July 10th at the latest, annual reports shall be sent on January 20th at the latest).

2. Governing bodies being estimating units level I shall make and send:

a) Biannual and annual summary reports to Finance authorities at the same level (quarterly reports shall be sent on July 20th at the latest, annual reports shall be sent on January 31st of the next year at the latest);

b) Completion reports within 06 months from the completion.

Monthly, quarterly and annual reports shall be made based on Declarations of aid and actual receipt of aid in the reporting period, according to Form I (applicable to project owners) and Form 2 (applicable to governing bodies) provided in Appendix 3 to this Circular.  

Completion reports shall be made according to the form of financial statement of investment capital (applicable to fundamental construction projects) or financial statement of administrative capital (applicable to the projects executed by administrative units) as prescribed by current regulations. Non-refundable intangible aid shall be included in reports if they can be cashed in and sufficient evidence is provided.

3. Governing bodies shall make and send summary reports on the receipt and use of aid to Finance authorities at the same level and relevant state authorities in charge of aid as prescribed by law.

4. 1 original copy of the report made by project owners being estimating units level I belonging to central budget shall be sent to the Ministry of Finance (the Department of Debt Management and External Finance), and sent to the Ministry of Finance via the email: taichinhdoingoai@ mof.gov.vn

5. Reports sent to donors shall comply with documents, treaties or agreements on aid signed with donors. Project owners shall also sent those reports to governing bodies and Finance authorities at the same level for monitoring and directing

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Responsibilities of Finance authorities:

a) The Ministry of Finance shall:

- Provide guidance on the financial management of foreign aid, inspect the adherence to financial management regime of governing bodies and aid receivers.

- Certify and record foreign aid classified as central budget revenues to the State budget;

- Inspect and supervise the use of foreign aid classified as central budget revenues: Urge project owners to refund the advanced payments for the aid classified as central budget revenues, ensure that the refunds are given no later than the deadline for adjusting the annual the State budget statement as prescribed by current regulations..

- Verify annual reports on the use of aid made by project owners being estimating units level I affiliated to Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies, and other central agencies.

b) Services of Finance shall:

- Provide guidance and inspect the adherence to financial management of foreign aid directly provided to local governments;

- Certify and record foreign aid classified as central budget revenues to the State budget;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Inspect and supervise the use of foreign aid classified as central budget revenues used for supporting local budget, and foreign aid classified as local budget revenues. Urge project owners to refund the advanced payments for the aid classified as central budget revenues and aid classified as local budget revenues, ensure that the refunds are given no later than the deadline for adjusting the annual the State budget statement as prescribed by current regulations..

- Verify annual financial statements of aid made by project owners being estimating units level I affiliated to provincial People’s Committees.

2. Responsibilities of governing bodies and project owners

a) Governing bodies shall:

- Cooperate with Finance authorities in providing guidance and inspect the adherence to financial management regime of affiliated units;

- Make and integrate financial plans for foreign aid made by affiliated units into annual State budget estimates; verify estimates and allocate foreign aid to inferior estimating units;

- Summarize annual financial statements of foreign aid and completion reports made by inferior project owners and send reports to Finance authorities at the same level;

- Cooperate with Finance authorities at the same level in providing guidance and verifying annual financial statements of aid; handle assets, budget, exchange rate difference, and financial statements of finished foreign aid programs/projects as guided in this Circular and relevant laws.

b) Project owners shall:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Take responsibility before law for the execution of foreign aid programs/projects in accordance with international treaties, agreements or aid documents;

-  Make Declarations of aid and have them certified by Finance authorities as guided in this Circular;

- Make and send annual financial statements of aid and completion reports to governing bodies for consideration and approval in accordance with current regulations.

Part III

IMPLEMENTATION ORGANIZATION

This Circular takes effect on March 01st 2011 and supersedes the Circular No. 82/2007/TT-BTC dated July 12th 2007 of the Ministry of Finance, providing guidance on the financial management regime applicable to foreign aid classified as State budget revenues.

Agencies and units are recommended to report difficulties arising during the implementation of this Circular to the Ministry of Finance for consideration, guidance, and amendment./.

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

ATTACHED FILE

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 225/2010/TT-BTC ngày 31/12/2010 quy định chế độ quản lý tài chính nhà nước đối với viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước do Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


35.793

DMCA.com Protection Status
IP: 18.117.196.184
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!