Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 08/1999/TT-BXD hướng dẫn lập và quản lý chi phí xây dựng công trình thuộc các dự án đầu tư

Số hiệu: 08/1999/TT-BXD Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Xây dựng Người ký: Nguyễn Mạnh Kiểm
Ngày ban hành: 16/11/1999 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ XÂY DỰNG
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 08/1999/TT-BXD

Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 1999 

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ XÂY DỰNG SỐ 08/1999/TT-BXD NGÀY 16 THÁNG 11 NĂM 1999 HƯỚNG DẪN VIỆC LẬP VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THUỘC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Căn cứ Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ ban hành Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng.
Để thực hiện cơ chế quản lý  đối với công trình của các dự án đầu tư và xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước, vốn do doanh nghiệp nhà nước tự huy động và vốn tín dụng thương mại không do Nhà nước bảo lãnh quy định tại các điều 10,11 và 12 Nghị định số 52/1999/NĐ-CP; Bộ Xây dựng hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí xây dựng công trình thuộc các dự án đầu tư như sau:

I- NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1- Chi phí xây dựng công trình thuộc các dự án đầu tư  là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng mới hoặc cải tạo, mở rộng hay trang bị lại kỹ thuật công trình. Do đặc điểm của quá trình sản xuất và đặc điểm của sản phẩm xây dựng nên mỗi công trình có chi phí xây dựng riêng được xác định theo quy mô, đặc điểm, tính chất kỹ thuật và yêu cầu công nghệ của quá trình xây dựng.

Theo các giai đoạn của quá trình đầu tư và xây dựng, chi phí xây dựng công trình được biểu thị qua chỉ tiêu tổng mức đầu tư ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư, tổng dự toán công trình, dự toán hạng mục công trình ở giai đoạn thực hiện đầu tư, giá thanh toán và quyết toán vốn đầu tư công trình khi kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng.

Tổng mức đầu tư là toàn bộ chi phí đầu tư và xây dựng (kể cả vốn sản xuất ban đầu) và là giới hạn chi phí tối đa của dự án được xác định trong Quyết định đầu tư. Tổng dự toán công trình, tổng giá trị quyết toán công trình khi kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng nằm trong giới hạn tổng mức đầu tư đã duyệt hoặc đã được điều chỉnh theo quy định tại điều 25 của Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ.

2- Chi phí xây dựng công trình được xác định trên cơ sở khối lượng công việc, hệ thống định mức, chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật và các chế độ chính sách của Nhà nước phù hợp những yếu tố khách quan của thị trường trong từng thời kỳ và được quản lý theo Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ.

3- Tất cả các công trình của các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước, vốn do doanh nghiệp nhà nước tự huy động và vốn tín dụng thương mại không do Nhà nước bảo lãnh đều phải thực hiện theo hướng dẫn lập và quản lý chi phí xây dựng được quy định trong Thông tư này.

II- NỘI DUNG CHI PHÍ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THEO
CÁC GIAI ĐOẠN ĐẦU TƯ

1- Tổng mức đầu tư    

Tổng mức đầu tư được phân tích, tính toán và xác định trong giai đoạn lập báo cáo nghiên cứu khả thi (hoặc báo cáo đầu tư) của dự án, bao gồm những chi phí cho việc chuẩn bị đầu tư (điều tra khảo sát, lập và thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án), chi phí chuẩn bị thực hiện đầu tư (đền bù đất đai hoa màu, di chuyển dân cư, các công trình trên mặt bằng xây dựng, chuyển quyền sử dụng đất ..., khảo sát, thiết kế, lập và thẩm định thiết kế, tổng dự toán, chi phí đấu thầu, hoàn tất các thủ tục đầu tư, xây dựng đường, điện, nước thi công, khu phụ trợ, nhà ở tạm công nhân (nếu có)), chi phí thực hiện đầu tư và xây dựng (xây lắp, mua sắm thiết bị và các chi phí khác có liên quan), chi phí chuẩn bị sản xuất để đưa dự án vào khai thác sử dụng (chi phí đào tạo, chạy thử, sản xuất thử,  thuê chuyên gia vận hành trong thời gian chạy thử), vốn lưu động ban đầu cho sản xuất (đối với dự án sản xuất), lãi vay ngân hàng của chủ đầu tư trong thời gian thực hiện đầu tư, chi phí bảo hiểm, chi phí dự phòng.

Đối với các dự án nhóm A và một số dự án có yêu cầu đặc biệt được Thủ tướng Chính phủ cho phép thì ngoài các nội dung nói trên, trong tổng mức đầu tư còn bao gồm các chi phí nghiên cứu khoa học, công nghệ có liên quan đến dự án.

Nội dung chi tiết, phương pháp và căn cứ để tính tổng mức đầu tư theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

2- Tổng dự toán công trình

Tổng dự toán công trình là tổng chi phí cần thiết cho việc đầu tư xây dựng công trình được tính toán cụ thể ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế kỹ thuật- thi công. Tổng dự toán công trình bao gồm: chi phí xây lắp, chi phí thiết bị (gồm thiết bị công nghệ, các loại thiết bị phi tiêu chuẩn cần sản xuất gia công (nếu có) và các trang thiết bị khác phục vụ cho sản xuất, làm việc, sinh hoạt), chi phí khác và chi phí dự phòng (gồm cả dự phòng do yếu tố trượt giá và dự phòng do khối lượng phát sinh).

Các khoản mục chi phí trong tổng dự toán công trình gồm những nội dung cụ thể như sau:

2.1- Chi phí xây lắp bao gồm:

- Chi phí phá và tháo dỡ các vật kiến trúc cũ (Có tính đến giá trị vật tư, vật liệu được thu hồi (nếu có) để giảm vốn đầu tư);

- Chi phí san lấp mặt bằng xây dựng;

- Chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công (đường thi công, điện nước, nhà xưởng v.v... ), nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công (nếu có);

- Chi phí xây dựng các hạng mục công trình;

- Chi phí lắp đặt thiết bị ( đối với thiết bị cần lắp đặt );

- Chi phí di chuyển lớn thiết bị thi công và lực lượng xây dựng ( trong trường hợp chỉ định thầu nếu có).

2.2- Chi phí thiết bị bao gồm:

- Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ (gồm cả thiết bị phi tiêu chuẩn cần sản xuất, gia công (nếu có)), các trang thiết bị khác phục vụ sản xuất, làm việc, sinh hoạt của công trình (bao gồm thiết bị lắp đặt và thiết bị không cần lắp đặt );

            - Chi phí vận chuyển từ cảng hoặc nơi mua đến công trình, chi phí lưu kho, lưu bãi, lưu Container (nếu có) tại cảng Việt nam (đối với các thiết bị nhập khẩu), chi phí bảo quản, bảo dưỡng tại kho bãi ở hiện trường;

            - Thuế và  phí bảo hiểm thiết bị công trình.

2.3- Chi phí khác bao gồm:

            Do đặc điểm riêng biệt của khoản chi phí này nên nội dung của từng loại chi phí được phân chia theo các giai đoạn của quá trình đầu tư và xây dựng. Cụ thể là:

a. ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư:

- Chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đối với dự án nhóm A hoặc dự án nhóm B (nếu cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư yêu cầu bằng văn bản), báo cáo nghiên cứu khả thi đối với các dự án nói chung và các dự án chỉ thực hiện lập báo cáo đầu tư;

- Chi phí tuyên truyền, quảng cáo dự án (nếu có);

- Chi phí nghiên cứu khoa học, công nghệ có liên quan đến dự án (đối với các dự án nhóm A và một số dự án có yêu cầu đặc biệt được  Thủ tướng Chính phủ cho phép);

- Lệ phí thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tư.

b. ở giai đoạn thực hiện đầu tư:

- Chi phí khởi công công trình (nếu có);

- Chi phí đền bù và tổ chức thực hiện trong quá trình đền bù đất đai hoa màu, di chuyển dân cư và các công trình trên mặt bằng xây dựng, chi phí  phục vụ cho công tác tái định cư và phục hồi (đối với công trình xây dựng của dự án đầu tư có yêu cầu tái định cư và phục hồi);

            - Tiền thuê đất hoặc tiền chuyển quyền sử dụng đất;

- Chi phí khảo sát xây dựng, thiết kế công trình, chi phí mô hình thí nghiệm (nếu có), chi phí lập hồ sơ mời thầu, phân tích, đánh giá  kết quả đấu thầu xây lắp, mua sắm vật tư thiết bị; chi phí giám sát thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị và các chi phí tư vấn khác... .

- Chi phí Ban quản lý dự án;

- Chi phí bảo vệ an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng công trình (nếu có);

- Chi phí kiểm định chất lượng công trình (nếu có);

            - Chi phí lập, thẩm tra đơn giá dự toán; quản lý chi phí xây dựng công trình;

            - Chi phí bảo hiểm công trình;

            - Lệ phí địa chính;

            - Lệ phí thẩm định thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế kỹ thuật-thi công, tổng dự toán công trình, kết quả đấu thầu.

c. ở giai đoạn kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng:

            - Chi phí lập hồ sơ hoàn công; quy đổi vốn; thẩm tra và phê duyệt quyết toán công trình;

- Chi phí tháo dỡ công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công, nhà tạm (trừ giá trị  thu hồi) v.v...

- Chi phí thu dọn vệ sinh công trình, tổ chức nghiệm thu, khánh thành và bàn giao công trình;

- Chi phí đào tạo công nhân kỹ thuật và cán bộ quản lý sản xuất;

- Chi phí thuê chuyên gia vận hành và sản xuất trong thời gian chạy thử (nếu có);

- Chi phí nguyên liệu, năng lượng và nhân lực cho quá trình chạy thử không tải và có tải  (trừ giá trị sản phẩm thu hồi được) v.v ...

2.4- Chi phí dự phòng:

Chi phí dự phòng là khoản chi phí chỉ để dự trù vốn tính cho các khối lượng phát sinh do thay đổi thiết kế theo yêu cầu của Chủ đầu tư được cấp có thẩm quyền chấp nhận, khối lượng phát sinh không lường trước được, dự phòng do yếu tố trượt giá trong quá trình thực hiện dự án.

3- Dự toán xây lắp hạng mục công trình

Dự toán xây lắp hạng mục công trình là chi phí cần thiết để hoàn thành khối lượng công tác xây lắp của hạng mục công trình được tính toán từ thiết kế bản vẽ thi công hoặc thiết kế kỹ thuật-thi công.

Dự toán xây lắp hạng mục công trình bao gồm:

3.1- Giá trị dự toán xây lắp trước thuế  gồm: chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công, chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước.

3.2- Giá trị dự toán xây lắp sau thuế gồm: giá trị dự toán xây lắp trước thuế và khoản thuế giá trị gia tăng đầu ra.

4- Giá thanh toán

4.1- Đối với trường hợp đấu thầu thì gía thanh toán được thực hiện theo tiến độ và theo giá trúng thầu (đối với hợp đồng trọn gói) hoặc thanh toán theo đơn giá trúng thầu và các điều kiện được ghi trong hợp đồng giữa chủ đầu tư và doanh nghiệp xây dựng (đối với hợp đồng có điều chỉnh giá).

4.2-  Đối với trường hợp được phép chỉ định thầu thì giá thanh toán được thực hiện theo giá trị dự toán hạng mục hay toàn bộ công trình được duyệt trên cơ sở nghiệm thu khối lượng và chất lượng từng kỳ thanh toán.

5 -Vốn đầu tư được quyết toán

 Vốn đầu tư được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp đã thực hiện trong quá trình đầu tư  và xây dựng.

Nội dung chi tiết vốn đầu tư được quyết toán theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

III. CĂN CỨ LẬP CHI PHÍ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TRONG GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN ĐẦU TƯ

Để xác định được toàn bộ các chi phí cần thiết trong giai đoạn thực hiện đầu tư theo nội dung trong điểm 2; 3 mục II nói trên phải căn cứ vào các tài liệu cần thiết sau đây:

1- Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có) và báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2- Hồ sơ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công hoặc thiết kế kỹ thuật-thi công.

3- Khối lượng công tác xây lắp tính theo thiết kế phù hợp với danh mục của đơn giá xây dựng cơ bản.

4- Danh mục và số lượng các thiết bị công nghệ (bao gồm cả thiết bị phi tiêu chuẩn cần sản xuất, gia công (nếu có)), các trang thiết bị khác phục vụ sản xuất, làm việc, sinh hoạt cần phải lắp đặt, không cần lắp đặt theo yêu cầu công nghệ sản xuất của công trình xây dựng.

Các tổ chức tư vấn thiết kế chịu trách nhiệm về mức độ đầy đủ, chính xác, hợp lý của các nội dung nêu trong điểm 3 và 4 nói trên.

5- Giá tính theo một đơn vị diện tích hay một đơn vị công suất sử dụng của các hạng mục công trình thông dụng: Là chỉ tiêu xác định chi phí xây lắp bình quân để hoàn thành một đơn vị diện tích hay một đơn vị công suất sử dụng hoặc một đơn vị kết cấu của từng loại nhà, hạng mục công trình thông dụng được xây dựng theo thiết kế điển hình hay theo thiết kế hợp lý kinh tế. Mức giá này được tính toán từ giá trị dự toán trước thuế của các loại công tác, kết cấu xây lắp trong phạm vi ngôi nhà, hạng mục công trình ( dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi v.v...), không bao gồm các chi phí không cấu thành trực tiếp trong phạm vi ngôi nhà hoặc hạng mục công trình như các chi phí để xây dựng các hạng mục đường xá, cấp thoát nước, điện ngoài nhà ... và chi phí thiết bị của ngôi nhà hay hạng mục công trình.

6- Đơn giá xây dựng cơ bản: Đơn giá xây dựng cơ bản do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành bao gồm những chi phí trực tiếp về vật liệu, nhân công và chi phí sử dụng máy thi công tính trên một đơn vị khối lượng công tác xây lắp riêng biệt hoặc một bộ phận kết cấu xây lắp và được xác định trên cơ sở định mức dự toán xây dựng cơ bản.

Đối với những công trình quan trọng của Nhà nước, có quy mô xây dựng và yêu cầu kỹ thuật phức tạp được phép xây dựng đơn giá riêng thì căn cứ vào đơn giá xây dựng cơ bản lập phù hợp với các bước thiết kế được cấp có thẩm quyền ban hành.

7- Giá các thiết bị theo kết quả đấu thầu hoặc chào hàng cạnh tranh mua sắm thiết bị hoặc theo các thông tin thương mại trên thị trường.

8- Giá cước vận tải, bốc xếp, chi phí lưu kho, bãi theo hướng dẫn của Ban Vật giá Chính phủ.

9- Định mức các chi phí, phí, lệ phí tính theo tỷ lệ % hoặc các bảng giá bao gồm:

- Chi phí đền bù đất đai hoa màu, di chuyển dân cư và các công trình trên mặt bằng xây dựng, chi phí phục vụ cho công tác tái định cư và phục hồi (đối với công trình xây dựng của các dự án đầu tư có yêu cầu tái định cư và phục hồi) căn cứ theo quy định của Chính phủ,  hướng dẫn của Bộ Tài chính và các cơ quan có thẩm quyền.

- Tiền thuê đất hoặc tiền chuyển quyền sử dụng đất căn cứ theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền.

- Định mức chi phí chung, giá khảo sát, chi phí thiết kế, chi phí Ban quản lý  dự án, chi phí  tư vấn đầu tư xây dựng, các lệ phí thẩm định (báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế kỹ thuật - thi công, tổng dự toán, dự toán công trình...)  theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính và các cơ quan có thẩm quyền.

- Lệ phí địa chính, các loại lệ phí khác, thuế, phí bảo hiểm ... căn cứ vào hướng dẫn của Bộ Tài chính.

            10- Các chế độ, chính sách có liên quan do Bộ Xây dựng và các cơ quan có thẩm quyền ban hành.

IV- PHƯƠNG PHÁP LẬP CHI PHÍ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
       TRONG GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN ĐẦU TƯ

1 - Tổng dự toán công trình

            Tổng dự toán công trình được xác định theo nguyên tắc và phương pháp như sau:

- Công trình có kỹ thuật cao, có kết cấu nền móng và địa chất công trình, địa chất thuỷ văn phức tạp phải thực hiện thiết kế kỹ thuật (thiết kế triển khai) trước khi thiết kế bản vẽ thi công (thiết kế chi tiết) thì tổng dự toán công trình lập theo thiết kế kỹ thuật.

- Công trình kỹ thuật đơn giản hoặc thông dụng hoặc đã có thiết kế mẫu chỉ thực hiện thiết kế kỹ thuật-thi công thì tổng dự toán lập theo thiết kế kỹ thuật-thi công.

1.1.- Chi phí xây lắp:

1.1.1- Những hạng mục công trình xây dựng thực hiện bước thiết kế kỹ thuật trước khi thiết kế bản vẽ thi công thì chi phí xây lắp được xác định trên cơ sở khối lượng công tác xây lắp theo thiết kế kỹ thuật và đơn giá xây dựng cơ bản của các loại công tác hoặc kết cấu xây lắp được lập phù hợp với thiết kế kỹ thuật.

1.1.2- Những hạng mục công trình chỉ thực hiện bước thiết kế kỹ thuật-thi công  thì chi phí xây lắp được xác định trên cơ sở khối lượng công tác xây lắp theo thiết kế kỹ thuật-thi công và đơn giá xây dựng cơ bản ở nơi xây dựng công trình do ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.

1.1.3- Những hạng mục công trình thông dụng  thì chi phí xây lắp được xác định trên cơ sở tổng diện tích sàn hay công suất thiết kế của hạng mục công trình và mức gía tính theo một đơn vị diện tích hay một đơn vị công suất sử dụng của hạng mục công trình như nội dung trong điểm 5, mục III nói trên.

1.1.4- Đối với các hạng mục công trình thuộc khu phụ trợ, nhà ở tạm của công nhân xây dựng phục vụ thi công xây lắp công trình của các dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền quyết định trong tổng mức đầu tư, việc tính chi phí xây lắp cho các hạng mục nói trên được thực hiện như sau:

1.1.4.1- Về xây dựng khu phụ trợ

Chi phí xây dựng khu phụ trợ được lập thành dự toán xây lắp riêng tùy thuộc vào thiết kế cụ thể theo quy mô, tính chất của từng hạng mục công trình trong khu phụ trợ nhưng tổng chi phí xây lắp của các hạng mục công trình không được vượt quá mức chi phí ghi trong tổng mức đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Dự toán xây lắp hạng mục công trình xác định theo phương pháp nêu trong phụ lục số 2 của Thông tư này.

1.1.4.2- Về xây dựng nhà ở tạm của công nhân xây dựng

Chi phí xây dựng nhà ở tạm của công nhân xây dựng được tính toán căn cứ vào nhu cầu cần thiết của loại nhà ở tạm cần xây dựng nhưng không vượt quá 2% giá trị xây lắp trong tổng dự toán đã được phê duyệt của công trình (đối với công trình mới khởi công xây dựng ở xa khu dân cư, những công trình đi theo tuyến (đường xá, kênh mương cấp I, đường lâm nghiệp, đường dây)) và không vượt quá 1% giá trị xây lắp trong tổng dự toán đã được phê duyệt của công trình (đối với các công trình khác).

Chi phí xây dựng khu phụ trợ, nhà ở tạm của công nhân xây dựng được tính trong giá của các gói thầu (đối với công trình thực hiện phương thức đấu thầu) hoặc khoán trọn gói các chi phí này (đối với công trình được cấp có thẩm quyền chỉ định thầu).

1.2- Chi phí thiết bị:

Chi phí thiết bị được xác định theo số lượng từng loại thiết bị và giá trị tính cho một tấn hoặc một cái thiết bị của loại tương ứng; Trong đó, giá trị tính cho 1 tấn hoặc 1 cái thiết bị bao gồm: giá mua, chi phí vận chuyển từ cảng hoặc nơi mua đến công trình, chi phí lưu kho, lưu bãi, lưu Container (nếu có) tại cảng Việt nam (đối với các thiết bị nhập khẩu), chi phí bảo quản, bảo dưỡng tại kho bãi ở hiện trường, thuế và phí bảo hiểm thiết bị công trình. Trường hợp đấu thầu thì giá thiết bị là giá trúng thầu gồm các nội dung như đã nói ở trên và các khoản chi phí khác (nếu có) được ghi trong hợp đồng.

Riêng đối với các thiết bị phi tiêu chuẩn cần sản xuất, gia công thì chi phí cho các loại thiết bị này được xác định trên cơ sở khối lượng thiết bị cần sản xuất, gia công và mức giá sản xuất, gia công tính cho 1 tấn hoặc 1 cái phù hợp với tính chất, chủng loại thiết bị phi tiêu chuẩn và các khoản chi phí khác có liên quan như đã nói ở trên.

1.3- Chi phí khác:

Bao gồm các chi phí không thuộc chi phí xây lắp, chi phí thiết bị và được phân theo các giai đoạn của quá trình đầu tư và xây dựng như nội dung trong khoản 2.3, điểm 2, mục II của Thông tư này. Các khoản chi phí này được xác định theo định mức tính bằng tỷ lệ (%) hoặc bảng giá cụ thể và được chia làm 2 nhóm:

- Nhóm chi phí, lệ phí xác định theo định mức tính bằng tỷ lệ (%) bao gồm: chi phí thiết kế, chi phí Ban quản lý dự án, lệ phí thẩm định và các chi phí tư vấn khác v.v...

Trong đó: Chi phí Ban quản lý dự án được tính theo quy mô và loại công trình. Trị số định mức tỷ lệ (%) và phương thức tính khoản chi phí Ban quản lý dự án thực hiện theo quy định trong phụ lục số 3 kèm theo Thông tư này.

- Nhóm chi phí xác định bằng cách lập dự toán bao gồm chi phí không xác định theo định mức tính bằng tỷ lệ (%) như: Chi phí khảo sát xây dựng, chi phí tuyên truyền quảng cáo dự án, chi phí đào tạo công nhân, cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý sản xuất, chi phí thuê chuyên gia vận hành và sản xuất thử (nếu có), chi phí đền bù và chi phí tổ chức thực hiện trong quá trình đền bù đất đai hoa màu, di chuyển dân cư và các công trình trên mặt bằng xây dựng, chi phí phục vụ cho công tác tái định cư và phục hồi (đối với công trình xây dựng của dự án đầu tư có yêu cầu tái định cư và phục hồi)  v.v...

1.4- Phí dự phòng:

Theo quy định thì định mức chi phí dự phòng trong tổng dự toán công trình được tính bằng 10% trên tổng chi phí xây lắp, chi phí thiết bị và chi phí khác nêu trong điểm 1.1, 1.2 và 1.3 nói trên.

Trình tự và phương pháp lập tổng dự toán công trình xây dựng theo hướng dẫn trong phụ lục số1 kèm theo Thông tư này.

2 - Dự toán xây lắp hạng mục công trình

            Dự toán xây lắp hạng mục công trình được xác định trên cơ sở khối lượng các công tác xây lắp tính theo thiết kế, đơn giá xây dựng cơ bản do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành hoặc đơn giá xây dựng công trình (đối với công trình được lập đơn giá riêng), định mức chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước và thuế giá trị giă tăng đầu ra.

            Phương pháp lập dự toán xây lắp hạng mục công trình theo hướng dẫn trong phụ lục số 2 kèm theo Thông tư này.

V-  QUẢN LÝ CHI PHÍ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TRONG
GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN ĐẦU TƯ

1- Về định mức dự toán

Định mức dự toán xây dựng cơ bản do Bộ Xây dựng nghiên cứu và ban hành áp dụng thống nhất trong cả nước. Đơn giá xây dựng cơ bản do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành hoặc đơn giá xây dựng cơ bản công trình (đối với công trình được lập đơn giá riêng) đều phải lập trên cơ sở các định mức dự toán nói trên. Trường hợp những loại công tác xây lắp hoặc kết cấu xây dựng chưa có trong danh mục định mức dự toán hiện hành thì các Bộ có xây dựng chuyên ngành và các địa phương phải tổ chức nghiên cứu xây dựng các loại định mức đó và thoả thuận với Bộ Xây dựng để áp dụng.

- Các Bộ có xây dựng chuyên ngành tổ chức soát xét, sửa đổi, bổ sung các định mức dự toán chuyên ngành thoả thuận với Bộ Xây dựng để ban hành áp dụng; Không áp dụng các định mức dự toán do các Bộ có xây dựng chuyên ngành ban hành trước ngày 30/3/1994.

- Sở Xây dựng các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm chủ trì và phối hợp với các Sở có xây dựng chuyên ngành tổ chức xây dựng định mức cho các công tác xây lắp sử dụng các loại vật tư, vật liệu và công nghệ xây dựng mới thuộc các công trình xây dựng trên địa phương trình Bộ Xây dựng để áp dụng. Sở Xây dựng và các Sở có xây dựng chuyên ngành không được thoả thuận hoặc thống nhất tạm thời việc bổ sung, điều chỉnh định mức dự toán các công tác xây lắp để lập đơn giá công trình.

2- Về đơn giá xây dựng cơ bản

2.1- Đơn giá xây dựng cơ bản được lập tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi là đơn giá địa phương) do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành chỉ sử dụng để lập dự toán xây lắp riêng cho các hạng mục công trình, công trình hoặc xác định chi phí xây lắp trong tổng dự toán đối với các công trình xây dựng tại địa phương (không được sử dụng bộ đơn giá xây dựng cơ bản của địa phương khác), làm căn cứ để tổ chức đấu thầu xây lắp đối với tất cả các công trình của Trung ương và địa phương, không phụ thuộc vào cấp quyết định đầu tư, xây dựng trên địa phương đó. Riêng các tập đơn giá xây dựng cơ bản của các thành phố Hà nội, Hồ Chí Minh, Hải phòng, Đà nẵng và Cần thơ trước khi ban hành hoặc bổ sung, sửa đổi phải có sự thoả thuận bằng văn bản của Bộ Xây dựng (chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị). Đơn giá xây dựng cơ bản do Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan (Tài chính, Vật giá, Giao thông, Nông nghiệp và phát triển nông thôn...) xây dựng theo nguyên tắc , phương pháp hướng dẫn của Bộ Xây dựng .

2.2- Đối với những công trình quan trọng của Nhà nước có quy mô xây dựng và yêu cầu kỹ thuật phức tạp, một số công trình có yêu cầu đặc biệt hoặc một số công trình có điều kiện riêng biệt được phép lập đơn giá riêng (đơn giá xây dựng cơ bản công trình) theo phương pháp lập đơn giá do Bộ Xây dựng hướng dẫn. Bộ Xây dựng thống nhất với cấp quyết định đầu tư việc thành lập Ban đơn giá công trình và thoả thuận ban hành đơn giá riêng của những công trình đó.

 3- Về tổng dự toán công trình

Tất cả các công trình xây dựng không phân biệt đấu thầu hay được phép chỉ định thầu đều phải lập tổng dự toán theo đúng các nội dung, nguyên tắc, phương pháp hướng dẫn tại Thông tư này.

Trước khi Chủ đầu tư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt tổng dự toán thì tổng dự toán phải được cơ quan có chức năng quản lý xây dựng được  phân cấp thẩm định. Cơ quan thẩm định tổng dự toán bảo đảm nội dung thẩm định quy định tại khoản 2 điều 37 của Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả và nội dung thẩm định như đã nói ở trên. Khi cần thiết, cơ quan thẩm định thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán thống nhất với cơ quan phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán thuê các tổ chức tư vấn (hoặc chuyên gia) thực hiện việc thẩm định. Trong trường hợp này, lệ phí thẩm định được dùng để thuê tổ chức tư vấn (hoặc chuyên gia) thực hiện thẩm định. Riêng tổng dự toán công trình các dự án thuộc nhóm A do Bộ Xây dựng tổ chức thẩm định.

Tổng dự toán do cấp có thẩm quyền phê duyệt không được vượt tổng mức đầu tư đã duyệt.

3.1- Tổng dự toán công trình của các dự án nhóm B,C sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh thuộc các Bộ, Ngành, cơ quan Trung ương và các Tổng công ty nhà nước do Người có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt sau khi được cơ quan có chức năng quản lý xây dựng của cấp quyết định đầu tư hoặc cơ quan chuyên môn có chức năng quản lý đơn giá, dự toán xây dựng của các Bộ có xây dựng chuyên ngành (đối với các dự án mà cấp quyết định đầu tư không có cơ quan chức năng nói trên) thẩm định.

3.2- Tổng dự toán công trình của các dự án thuộc nhóm B,C sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước, vốn do doanh nghiệp nhà nước tự huy động và vốn tín dụng thương mại không do Nhà nước bảo lãnh do Người có thẩm quyền quyết định đầu tư của doanh nghiệp  phê duyệt sau khi được cơ quan có chức năng quản lý xây dựng của doanh nghiệp hoặc do cơ quan chuyên môn có chức năng quản lý đơn giá, dự toán xây dựng của các Bộ, địa phương (đối với các dự án đầu tư xây dựng của doanh nghiệp không có cơ quan chức năng nói trên) thẩm định.

3.3- Tổng dự toán công trình được Người có thẩm quyền phê duyệt là giới hạn tối đa chi phí xây dựng công trình, làm căn cứ để tổ chức đấu thầu và quản lý chi phí sau đấu thầu. Người có thẩm quyền phê duyệt tổng dự toán chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung phê duyệt theo quy định tại khoản 2, điều 38 của Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng và các quy định khác của pháp luật.

- Trường hợp dự án nhóm A được phép phân ra các dự án thành phần (hoặc tiểu dự án) thì tổng dự toán công trình của từng dự án thành phần (hoặc tiểu dự án) được lập như công trình của một dự án đầu tư độc lập. Việc thẩm định, phê duyệt tổng dự toán công trình của từng dự án thành phần (hoặc tiểu dự án) thực hiện như quy định đối với công trình thuộc dự án nhóm A.

- Trường hợp riêng biệt, nếu công trình xây dựng của dự án nhóm A, B chưa có tổng dự toán được phê duyệt hoặc chưa đủ điều kiện lập tổng dự toán thì chậm nhất sau khi thực hiện được 50% giá trị khối lượng công tác xây lắp của toàn bộ công trình phải có tổng dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt:

+ Trường hợp trong quyết định đầu tư đã quy định mức vốn của từng hạng mục nhưng cần thiết phải tiến hành khởi công công trình thì phải có dự toán hạng mục công trình khởi công được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

+ Đối với các dự toán hạng mục thuộc công trình xây dựng của dự án thành phần thuộc các nhóm dự án nói trên, trước khi Chủ đầu tư thực hiện phê duyệt dự toán các hạng mục của công trình thì các dự toán này phải được cơ quan chuyên môn có chức năng quản lý đơn giá, dự toán xây dựng thẩm định. Dự toán của các hạng mục đã được Chủ đầu tư phê duyệt không được vượt dự toán công trình của dự án thành phần trong tổng dự toán của toàn bộ công trình được lập để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3.4- Thời gian thẩm định tổng dự toán không quá 45 ngày đối với công trình thuộc dự án nhóm A, 30 ngày đối với công trình thuộc dự án nhóm B, 20 ngày đối với công trình thuộc dự án  nhóm C kể từ ngày cơ quan thẩm định nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

4. Điều chỉnh chi phí xây dựng công trình

Tổng dự toán công trình cũng như dự toán hạng mục công trình hoặc công tác xây lắp riêng biệt đã được phê duyệt có thể được điều chỉnh, bổ sung, nhưng không được vượt tổng mức đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

            4.1- Trường hợp được cấp quyết định đầu tư cho phép thay đổi thiết kế một số bộ phận, hạng mục của công trình, khi lập lại dự toán cho các bộ phận, hạng mục đó theo cùng mặt bằng giá của tổng dự toán đã được phê duyệt mà làm vượt tổng dự toán (bao gồm cả chi phí dự phòng) đã được phê duyệt thì Chủ đầu tư phải lập lại tổng dự toán và thực hiện việc thẩm định lại để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

            4.2- Trong trường hợp được cấp quyết định đầu tư cho phép thay đổi thiết kế  một số bộ phận, hạng mục của công trình, mà không làm vượt tổng dự toán đã được phê duyệt (bao gồm cả chi phí dự phòng) thì khi lập lại dự toán cho các bộ phận, hạng mục đó vẫn phải áp dụng theo cùng một mặt bằng giá của tổng dự toán đã được phê duyệt để bảo đảm sự nhất quán của tài liệu dự toán công trình.

            4.3- Việc điều chỉnh chi phí xây dựng công trình được tiến hành thường xuyên theo tháng hoặc quí bằng cách xác định mức bù, trừ chênh lệch hoặc điều chỉnh riêng từng khoản mục chi phí trong dự toán, sau đó tổng hợp lại để xác định mức điều chỉnh chung của dự toán công trình.

Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì với sự tham gia của Sở Tài chính-Vật giá và các cơ quan có liên quan trong việc xác định giá vật liệu đến hiện trường xây lắp trên cơ sở thông báo định kỳ của Liên Sở Xây dựng-Tài chính-Vật giá về giá các loại vật tư, vật liệu xây dựng tại nơi bán tập trung hoặc các nơi sản xuất trên địa bàn tỉnh, thành phố để làm căn cứ xác định mức bù, trừ chênh lệch chi phí vật liệu trong dự toán.

            Khi có sự thay đổi lớn về giá cả, tiền lương và các chế độ chính sách có liên quan thì các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Chủ đầu tư   (đối với công trình được lập đơn giá riêng) phải tiến hành xây dựng lại bộ đơn giá xây dựng cơ bản theo quy định của Nhà nước.

4.4 - Việc thanh toán vốn đầu tư đối với các công trình đấu thầu hoặc chỉ định thầu thực hiện theo nội dung quy định trong điều 49 của Quy chế  Quản lý đầu tư và xây dựng  và hướng dẫn của Bộ Tài chính.

             

VI- TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Thông tư này áp dụng thống nhất trong cả nước kể từ ngày ký ban hành. Những Thông tư hướng dẫn  trước đây của Bộ Xây dựng có nội dung liên quan đến Thông tư này đều bãi bỏ.

 

Nguyễn Mạnh Kiểm

(Đã ký)

 

PHỤ LỤC SỐ 1

PHƯƠNG PHÁP LẬP

TỔNG DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
( Kèm theo Thông tư số:  08  /1999/TT-BXD ngày 16  tháng 11 năm 1999 )

Tổng dự toán công trình là tổng chi phí cần thiết cho việc đầu tư xây dựng công trình và được tính toán cụ thể ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật (đối với công trình thiết kế 2 bước) hoặc thiết kế kỹ thuật-thi công (đối với công trình thiết kế 1 bước). Tổng dự toán công trình bao gồm: Chi phí xây lắp (GXL), chi phí thiết bị (GTB), chi phí khác (GK) và chi phí dự phòng (GDP).

Tổng dự toán công trình được tính theo công thức:

               GTDT    =          GXL + GTB  + GK + GDP                        (1)

1. Phương pháp tính chi phí xây lắp:

Chi phí xây lắp công trình xây dựng là toàn bộ chi phí để thực hiện công tác xây dựng và lắp đặt của từng hạng mục công trình thuộc công trình đó.

Chi phí xây lắp công trình được tính theo công thức sau:

                                               n

                           Gxl    =    å gixl  (1 + TXLGTGT)                                  (2)

                                              i=1

Trong đó:

gixl             : Giá trị dự toán xây lắp trước thuế của hạng mục công trình thứ i;

TXLGTGT     : Mức thuế suất thuế giá trị gia tăng quy định cho công tác xây

                 dựng, lắp đặt.

- Đối với những hạng mục công trình xây dựng theo thiết kế riêng biệt thì giá trị dự toán xây lắp trước thuế hạng mục công trình được tính theo phương pháp lập dự toán xây lắp trong phụ lục số 2 kèm theo Thông tư này.

- Đối với những hạng mục công trình thông dụng (như nhà ở, nhà làm việc, hội trường, kho tàng, đường xá, sân bãi ... ) thì giá trị dự toán xây lắp trước thuế  được xác định theo công thức:

                                                               n

                                           gixl         =       å   Pi x Si                            (3)

                                                               i=1                              

Trong đó:

Pi: Mức giá tính theo một đơn vị diện tích hay một đơn vị công suất sử dụng của hạng mục công trình thứ i;

   Si: Diện tích hay công suất sử dụng của hạng mục công trình thứ i.

2- Phương pháp tính chi phí thiết bị.

 Chi phí thiết bị được tính theo công thức sau:

                                              n

                              GTB     =   å  QiMi      (1 + TTBGTGT)                   (4)

                                              i=1

   Trong đó:

Qi: Trọng lượng (tấn) hoặc số lượng (cái) thiết bị (nhóm thiết bị) thứ i;

Mi: Giá tính cho 1 tấn hoặc 1 cái (1 nhóm) thiết bị thứ i của công trình;

                                       Mi = mi + ni + ki + vi  + h                     (5)

mi: Giá của thiết bị thứ i ở nơi mua (nơi sản xuất, chế tạo hoặc nơi cung

       ứng thiết bị công nghệ tại Việt nam) hay giá tính đến  cảng Việt nam

      (đối với thiết bị công nghệ nhập khẩu);

ni : Chi phí vận chuyển 1 tấn hoặc 1 cái ( 1nhóm) thiết bị thứ i từ nơi mua

      hay từ cảng Việt nam đến công trình;

ki : Chi phí lưu kho, lưu bãi, lưu Container 1 tấn hoặc 1 cái (1 nhóm) thiết  

       bị thứ i (nếu có) tại cảng Việt nam (đối với thiết bị nhập khẩu);

   vi : Chi phí bảo quản, bảo dưỡng 1tấn hoặc 1 cái(1nhóm) thiết bị thứ i tại

      hiện trường;

hi : Thuế và phí bảo hiểm thiết bị thứ i;

TTBGTGT: Mức thuế suất thuế giá trị gia tăng quy định đối với từng loại thiết bị.

Riêng đối với các loại thiết bị phi tiêu chuẩn cần sản xuất, gia công thì chi phí tính cho loại thiết bị này thực hiện theo nguyên tắc, phương pháp trong khoản 1.2, điểm 1 mục IV của Thông tư này và bao gồm các nội dung như đã nói ở trên.

   3. Phương pháp tính chi phí khác:

Chi phí khác được tính theo công thức sau:

                                                n                   m

                               G   =   ( å Bi    +        å Cj )  x   (1 + TKGTGT)         (6)

                                                                     i=1                   j=1

Trong đó:

Bi: Giá trị của khoản mục chi phí khác thứ i thuộc nhóm chi phí, lệ phí  

       tính theo định mức tỷ lệ %;                      

Cj: Giá trị của khoản mục chi phí khác thứ j thuộc nhóm chi phí khác                

       tính bằng cách lập dự toán;

TKGTGT: Mức thuế suất thuế giá trị gia tăng theo quy định đối với từng loại

      chi phí khác là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng.

4- Chi phí dự phòng:

Chi phí dự phòng (bao gồm cả dự phòng do khối lượng phát sinh và dự phòng do yếu tố trượt giá ) được tính bằng 10% trên toàn bộ chi phí xây lắp, chi phí thiết bị và chi phí khác của công trình theo cách tính nói trên và xác định theo công thức:

                           GDP  = (GXL  + GTB + GK) x 10%                            (7)

HỒ SƠ, BIỂU MẪU TỔNG DỰ TOÁN

1- Hồ sơ tổng dự toán bao gồm:

- Tờ trình xin duyệt tổng dự toán;

- Bản thuyết minh tổng dự toán;

- Biểu tổng hợp tổng dự toán, các biểu tổng hợp riêng từng khoản mục chi phí bao gồm: chi phí xây lắp, chi phí thiết bị, chi phí khác và biểu tính khối lượng công tác xây lắp (Theo hình thức và nội dung trong mục 2 dưới đây).

-  v.v  ...

2- Biểu mẫu tổng dự toán

2.1 - Biểu tổng hợp tổng dự  toán (biểu số 1 - TDT)

Ngày ......... tháng........... năm ..........

Tên công trình:

STT

Khoản mục chi phí

giá trị

trước thuế

thuế giá trị

gia tăng đầu ra

giá trị

sau thuế

1

2

3

4

5

 

 

 

 

 

1

Chi phí xây lắp

 

 

GXL

2

Chi phí thiết bị

           

 

 

GTB

3

Chi phí khác:

 

 

GK

 

- Giai đoạn chuẩn bị đầu tư

 

 

 

 

- Giai đoạn thực hiện đầu tư

 

 

 

 

- Giai đoạn kết thúc xây dựng

  đưa dự án vào khai thác sử dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Chi phí dự phòng

 

 

GDP

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng: ( 1+ 2 + 3 + 4 )

 

 

GTDT

 

 

 

 

 

Người tính                                 Người kiểm tra                          Cơ quan lập

  

2.2 Biểu tổng hợp chi phí xây lắp (biểu số 2-TDT)

                                                                                    Ngày ........... tháng ......... năm .......

Tên công trình:

STT

Tên hạng mục công trình

Giá trị dự toán

xây lắp trước thuế

 

thuế giá trị               gia tăng đàu ra

Giá trị dự toán

xây lắp sau thuế

 

1

2

3

4

5

1

Hạng mục .....

 

 

 

2

Hạng mục .....

 

 

 

3

..............................

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

gxl

Người tính                                Người kiểm tra                           Cơ quan lập

  

Ghi chú: - Giá trị dự toán xây lắp trước thuế của từng hạng mục công trình xác định theo phương pháp nêu trong điểm 1 của phụ lục số 1 kèm theo Thông tư này.

2.3 Biểu tổng hợp chi phí thiết bị ( Biểu số 3-TDT)

                                                               Ngày....... tháng......... năm .......

Tên công trình :

Số TT

Tên thiết bị hay nhóm thiết bị

Đơn vị

Số lượng

Gía mua

Thành tiền mua TB

Chi phí vận chuyển

Chi phí lưu kho, lưu bãi, lưu Container (nếu có) tại cảng Việt nam

Chi phí bảo quản

Phí bảo hiểm

Tổng giá trị trước thuế

Thuế giá trị gia tăng đầu ra

Tổng giá trị sau thuế

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I.Thiết bị phải lắp

.

.

II.Thiết bị    không phải lắp

.

.

 

 

 

 

có thể tính chung cho toàn bộ hoặc tính cho từng thiết bị

 

Có thể tính chung cho toàn bộ hoặc tính cho từng thiết bị

 

 

 

 

 

III. Thiết bị phi tiêu chuẩn phải gia công, sản xuất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GTB

Người tính                            Người kiểm tra                             Cơ quan lập

2.4 - Biểu tổng hợp chi phí khác (Biểu số 4-TDT)

Ngày ........... tháng .......... năm ...........

Tên công trình:

Các khoản chi phí khác

giá trị       trước thuế

thuế giá trị gia tăng đầu ra

giá trị               sau thuế

1

2

3

4

 

 

 

 

1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư

 

 

 

-

 

 

 

-

 

 

 

-

 

 

 

2. Giai đoạn thực hiện đầu tư

 

 

 

-

 

 

 

-

 

 

 

-

 

 

 

3. Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng

 

 

 

-

 

 

 

-

 

 

 

-

 

 

 

-

 

 

 

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG CỘNG

 

 

Gk

Người tính                             Người kiểm tra                              Cơ quan lập

2.5 - Biểu tính khối lượng công tác xây lắp chủ yếu

(Biểu số 5 - TDT)

                                                               Ngày........ tháng.......... năm ...........

Tên công trình

STT

Loại công tác

Đơn vị

Khối lượng công tác

Tổng cộng

 

 

 

Hạng mục 1

Hạng mục 2

Hạng mục 3

Hạng mục 4

v.v...

Hạng mục n

 

1

2

3

4

5

6

7

...

m-1

m

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Đào đắp đất đá, cát

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Đào đất

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Đắp đất

 

 

 

 

 

 

 

 

.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

n

v.v..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Công tác đóng cọc

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Đóng cọc tre

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Đóng cọc gỗ

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Đóng cọc bê tông

 

 

 

 

 

 

 

 

.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

n

v.v...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 Người tính                             Người kiểm tra                            Cơ quan lập

PHỤ LỤC SỐ 2

PHƯƠNG PHÁP LẬP DỰ TOÁN XÂY LẮP
HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

(Kèm theo Thông tư số  08 /1999/TT-BXD  ngày  16  tháng  11  năm 1999 )

Giá trị dự toán xây lắp sau thuế của hạng mục công trình bao gồm giá trị dự toán xây lắp trước thuế và khoản thuế giá trị gia tăng đầu ra.

Giá trị dự toán xây lắp trước thuế của hạng mục công trình bao gồm chi phí trực tiếp, chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước.

Chi phí trực tiếp: Bao gồm chi phí vật liệu, chi phí nhân công và chi phí sử dụng máy thi công. Chi phí vật liệu, chi phí nhân công và chi phí sử dụng máy thi công được xác định dựa trên cơ sở khối lượng công tác xây lắp và đơn giá xây dựng của công tác xây lắp tương ứng.

Riêng chi phí nhân công trong đơn giá xây dựng nói trên bao gồm:

- Tiền lương cơ bản theo Bảng lương A6 ban hành kèm theo Nghị định số 05/CP ngày 26/1/1994 của Chính phủ, trong đó mức tiền lương tối thiểu bằng 144.000đ áp dụng theo Nghị định số  06/CP ngày 21 tháng 1 năm 1997 của Chính phủ.

- Các khoản phụ cấp: bao gồm phụ cấp lưu động ở mức thấp nhất bằng  20% tiền lương tối thiểu, phụ cấp không ổn định sản xuất ở mức thấp nhất bình quân bằng 10% tiền lương cơ bản, một số khoản lương phụ (nghỉ lễ, tết, phép ... ) bằng 12% và một số chi phí có thể khoán trực tiếp cho người lao động tính bằng 4% so với tiền lương cơ bản.

Đối với các công trình được cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước cho phép được hưởng thêm các khoản phụ cấp lương và chế độ chính sách khác chưa tính vào chi phí nhân công trong đơn giá nêu trên hoặc được hưởng phụ cấp lưu động ở mức cao hơn 20% hay được hưởng phụ cấp không ổn định sản xuất ở mức cao hơn 10% thì được bổ sung các khoản này vào chi phí nhân công trong dự toán theo hướng dẫn ở bảng 1 (bảng tổng hợp dự toán xây lắp hạng mục công trình xây dựng) của phụ lục này.

Đối với chi phí cấp nước ngọt phục vụ sinh hoạt ở những nơi thiếu nước ngọt được đưa vào dự toán xây lắp công trình cùng với nước ngọt phục vụ sản xuất.

Chi phí chung: Được tính bằng tỷ lệ (%) so với chi phí nhân công trong dự toán xây lắp. Khoản chi phí chung này quy định theo từng loại công trình  tại bảng 2 của phụ lục này.

Thu nhập chịu thuế tính trước:  Được tính bằng tỷ lệ (%) so với chi phí trực tiếp và chi phí chung quy định theo từng loại công trình tại bảng 2 của phụ lục này.

BẢNG 1

BẢNG TỔNG HỢP DỰ TOÁN XÂY LẮP
HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH  XÂY DỰNG

STT

Khoản mục chi phí

Cách tính

Kết quả

I

Chi phí trực tiếp

 

 

1

Chi phí vật liệu

              m

SQj  x Djvl + CLvl

             j=1

VL

2

Chi phí nhân công

        m                   F1      F2

     SQj  x Djnc(1 +       +        )

        j=1                 h1n     h2n

NC

3

Chi phí máy thi công

                    m

SQj  x Djm

                   j=1

M

 

Cộng chi phí trực tiếp

VL+NC+M

T

II

Chi phí chung

P x NC

C

III

thu nhập chịu thuế tính trước

(T+C) x tỷ lệ qui định

TL

 

Giá trị dự toán xây lắp trước thuế

(T+C+TL)

gXL

IV

Thuế giá trị gia tăng đầu ra

gXL x TXLGTGT

VAT

 

Giá trị dự toán xây lắp sau thuế

(T+C+TL)+VAT

Gxl

Trong đó:

 Qj : Khối lượng công tác xây lắp thứ j

Djvl , Djnc , Djm: Chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công trong đơn giá xây dựng của công tác xây lắp thứ j

F1 : Các khoản phụ cấp lương (nếu có) tính theo tiền lương tối thiểu mà

       chưa được tính hoặc chưa đủ trong đơn giá xây dựng.      

F2: Các khoản phụ cấp lương (nếu có) tính theo tiền lương cấp bậc mà

       chưa được tính hoặc chưa đủ trong đơn giá xây dựng.

h1n: Hệ số biểu thị quan hệ giữa chi phí nhân công trong đơn giá so với tiền lương tối thiểu của các nhóm lương thứ n

- Nhóm I                        :  h1.1    = 2,342

- Nhóm II                       :  h1.2    = 2,493

- Nhóm III                      :  h1.3    = 2,638

- Nhóm IV                      :  h1.4    = 2,796

h2n: Hệ số biểu thị quan hệ giữa chi phí nhân công trong đơn giá so với tiền lương cấp bậc của các nhóm lương thứ n.

- Nhóm I                        :  h2.1    = 1,378

- Nhóm II                       :  h2.2    = 1,370

- Nhóm III                      :  h2.3    = 1,363

- Nhóm IV                      :  h2.4    = 1,357

P            : Định mức chi phí chung (%).

TL          : Thu nhập chịu thuế tính trước .

gXL          : Gía trị dự toán xây lắp trước thuế.

Gxl          : Giá trị dự toán xây lắp sau thuế.

CLvl        : Chênh lệch vật liệu (nếu có)

TXLGTGT: Mức thuế suất thuế giá trị gia tăng quy định cho công tác

      xây dựng, lắp đặt.

VAT: Tổng số thuế giá trị  gia tăng đầu ra (gồm thuế giá trị gia tăng đầu

          vào để trả khi mua các loại vật tư, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng ...

          và phần thuế giá trị  gia tăng mà doanh nghiệp xây dựng phải nộp).

BẢNG 2

ĐỊNH MỨC CHI PHÍ CHUNG VÀ THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH TRƯỚC

Đơn vị tính: %

STT

 

Loại công trình

Chi phí chung

Thu nhập chịu thuế tính trước

1

 Xây lắp công trình dân dụng.

58,0

5,5

2

 Xây lắp công trình công nghiệp, trạm thuỷ điện nhỏ.

67,0

5,5

3

 Xây lắp công trình thuỷ điện, đường dây tải điện, trạm biến thế.

71,0

6,0

4

 Xây dựng đường hầm, hầm lò, lắp đặt máy trong đường hầm, hầm lò.

74,0

6,5

5

 Xây dựng nền đường, mặt đường.

66,0

6,0

6

 Xây lắp cầu cống giao thông, bến cảng, các công trình biển.

64,0

6,0

7

 Xây lắp công trình thuỷ lợi

            - Riêng đào, đắp đất thủ công công trình thuỷ lợi (trừ lực lượng dân công nghĩa vụ).

64,0

51,0

5,5

5,0

8

 Xây lắp công trình thông tin bưu điện, thông tin tín hiệu đường sắt, phát thanh truyền hình.

69,0

5,5

9

 Xây dựng và lắp đặt bể xăng dầu, đường ống dẫn dầu, dẫn khí.

66,0

6,0

10

 Xây dựng trạm, trại các loại, trồng rừng, trồng cây công nghiệp, khai hoang xây dựng đồng ruộng.

55,0

5,5

  

PHỤ LỤC SỐ 3

ĐỊNH MỨC  CHI PHÍ  BAN QUẢN LÝ  DỰ ÁN
(Kèm theo Thông tư  số:  08 /1999/TT-BXD ngày   16  tháng  11 năm 1999)

I- QUY ĐỊNH ÁP DỤNG

1. Chi phí Ban quản lý dự án được tính bằng cặp trị số định mức tỷ lệ % theo mức chi phí xây lắp và chi phí thiết bị được duyệt trong tổng dự toán công trình được duyệt quy định trong các bảng 1 và 2 mục II của phụ lục này.

2. Trường hợp chi phí xây lắp hoặc chi phí thiết bị được duyệt nằm trong khoảng giữa giá trị quy định ở các bảng trong mục II của phụ lục này thì trị số định mức được xác  định theo phương pháp nội suy.     

3. Đối với những công trình có tổng chi phí xây lắp hoặc chi phí thiết bị trong tổng dự toán của công trình có giá trị trên 2000 tỉ đồng thì các Bộ, Ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thoả thuận  với Bộ Xây dựng để xác định  định mức chi phí cho phù hợp.

4. Chi phí Ban quản lý dự án theo hình thức Chủ nhiệm điều hành dự án được  tính bằng  định mức chi phí  qui định trong các bảng ở mục II của phụ lục này theo quy mô và loại công trình của dự án do Ban quản lý dự án đảm nhiệm.

5. Đối với dự án áp dụng hình thức Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án nếu không thành lập Ban quản lý dự án thì Chủ đầu tư được hưởng định mức chi phí quản lý bằng 60% định mức chi phí quy định trong các bảng ở mục II của phụ lục này. Trường hợp thành lập Ban quản lý dự án thì được hưởng theo định mức quy định ở các bảng trong mục II của phụ lục này. Trường hợp Chủ đầu tư thuê tư vấn theo hình thức Chủ nhiệm điều hành dự án và có Ban quản lý dự án giúp việc thuộc Chủ nhiệm điều hành dự án thì định mức chi phí Ban quản lý dự án được thực hiện như quy định trong các bảng ở mục II của phụ lục này và được phân chia như sau:

- Chi phí Ban quản lý dự án theo hình thức Chủ nhiệm điều hành dự án: 80% của định mức chi phí,

- Chủ đầu tư: 20% của định mức chi phí.

Trường hợp phải thuê tư vấn thực hiện quản lý chi phí xây dựng công trình thì chi phí Ban quản lý dự án được điều chỉnh với hệ số 1,18 so với định mức quy định tại bảng 1 và 2 ở mục II của phụ lục này.

6. Đối với dự án áp dụng hình thức chìa khoá trao tay, sau khi Chủ đầu tư tổ chức đấu thầu và lựa chọn được nhà thầu thực hiện tổng thầu toàn bộ dự án thì định mức chi phí Ban quản lý dự án được thực hiện như quy định trong các bảng ở mục II của phụ lục này và được phân chia như sau:

- Tổng thầu         :           60% của định mức chi phí Ban quản lý dự án,

- Chủ đầu tư       :           40% của định mức chi phí Ban quản lý dự án.

7.  Đối với hình thức Tự thực hiện dự án, Chủ đầu tư được hưởng định mức chi phí Ban quản lý dự án bằng 30% định mức chi phí quy định trong các bảng ở mục II của phụ lục này.

8.  Kinh phí của Ban quản lý dự án Trung ương (được gọi tắt là CPO) do các Ban quản lý dự án trực thuộc trích nộp với mức bằng 20% của định mức chi phí quy định trong các bảng ở mục II của phụ lục này.

9.  Chi phí của Ban quản lý dự án ở giai đoạn lập dự án tiền khả thi, Chủ đầu tư lập dự toán chi phí cụ thể trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và được tính vào chi phí Ban quản lý dự án của công trình.

10.  Chi phí Ban quản lý dự án của các dự án đầu tư xây dựng ở vùng núi, biên giới được điều chỉnh với hệ số 1,15; dự án đầu tư xây dựng ở hải đảo được điều chỉnh với hệ số 1,35 so với định mức quy định trong các bảng ở mục II của phụ lục này

II- BẢNG ĐỊNH MỨC CHI PHÍ BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN

1- So với  chi phí xây lắp  trong tổng dự toán công trình được duyệt

BẢNG 1                                       Đơn vị tính: %

TT

Loại công trình

chi phí xây lắp  

(tỷ đồng)

 

 

£ 0,5

1

5

15

25

50

100

200

500

1000

2000

1

Công nghiệp

1,46

1,40

1,35

1,25

1,15

0,88

0,62

0,50

0,35

0,23

0,15

2

Dân dụng

1,37

1,30

1,25

1,15

1,05

0,78

0,52

0,40

0,27

0,2

0,14

3

Thuỷ lợi,thông tin bưu điện, đường dây tải điện và công trình khác

1,43

1,37

1,30

1,20

1,12

0,85

0,60

0,46

0,33

0,21

0,13

4

Giao thông (cầu, đường)

2,2

2,0

1,62

1,50

1,36

1,05

0,73

0,58

0,43

0,28

0,23

5

Đê điều, lâm sinh

2,3

2,2

1,78

1,64

1,50

1,20

0,9

0,72

0,54

0,38

0,30

 

 

 

 2- So với  chi phí thiết bị  trong tổng dự toán công trình được duyệt

            BẢNG 2                                              Đơn vị tính: %

Loại công trình

Chi phí  thiết bị   

(tỷ đồng)

 

£ 0,5

1

5

15

25

50

100

200

500

1000

2000

     Các loại công trình      xâydựng.

0,80

0,56

0,48

0,44

0,30

0,18

0,12

0,08

0,05

0,03

0,02

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THE MINISTRY OF CONSTRUCTION
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence- Freedom- Happiness
------------

No.08/1999/TT-BXD

Hanoi, November 16, 1999

 

CIRCULAR

GUIDING THE ELABORATION AND MANAGEMENT OF THE CONSTRUCTION EXPENSES FORTHE CONSTRUCTION WORKS OF INVESTMENT PROJECTS

Pursuant to the Government's Decree No.52/1999/ND-CP of July 8, 1999 promulgating the Regulation on Investment and Construction Management;
In order to apply the managerial mechanism to the construction works of investment and construction projects using the State budget capital, the State-guaranteed credit capital. the State's development investment credit capital, the State enterprises' development investment capital, the self-mobilized capital of State enterprises and/or commercial credit capital not guaranteed by the State prescribed in Articles 10, 11 and 12 of Decree No.52/1999/ND-CP, the Ministry of Construction hereby guides the elaboration and management of the construction expenses for the construction works of investment projects as follows:

I. GENERAL PROVISIONS

1. The construction expense for the construction works of an investment project is the total expense needed for building a new construction work or renovating, expanding or technically equipping an existing construction work. Due to the characteristics of the production process and the characteristics of the construction products; each construction work shall require its own construction expense which is determined according to the size, characteristics, technical nature as well as technological requirements of the construction process.

In each stage of the investment and construction process the construction expense is demonstrated through the norm of the total investment amount in the investment preparation stage, the total cost estimate of the construction work, the cost estimate of the construction items in the investment execution stage, the payment and settlement prices of the construction work’s investment capital when construction is completed and the project is put into exploitation and use.

The total investment amount is the total amount of all investment and construction expenses (including the capital for initial production) and is the project’s maximum expense limit determined in the investment decision. The construction work’s total cost estimate and total value to be settled when construction is completed and the project is put into exploitation and use shall be within the limit of the total investment amount already approved or adjusted as prescribed in Article 25 of the Regulation on Investment and Construction Management issued together with the Government’s Decree No.52/1999/ND-CP of July 8, 1999.

2. The expense for the construction of a work shall be determined on the basis of the work volume, the State's system of economic and technical norms and criteria as well as policies and regimes compatible with the objective market factors in each period of time and be managed in accordance with the Regulation on Investment and Construction Management issued together with the Government's Decree No.52/1999/ND-CP of July 8, 1999.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



II. CONTENTS OF THE CONSTRUCTION EXPENSE FOR CONSTRUCTION WORKS IN DIFFERENT INVESTMENT STAGES

1. The total investment amount

The total investment amount, which is analyzed, calculated and determined in the stage of making the feasibility study report (or the investment report) of the project, includes the expenses for the investment preparation (conducting survey, making and evaluating the project's feasibility study report), the expense for preparation for the investment execution (land and crop compensation, relocation of inhabitants and projects on the construction ground, transfer of the land-use right..., survey, designing, elaboration and evaluation of the design, total cost estimate and bidding expense, completion of the investment procedures, building of roads, electricity and water supply systems in service of construction, the support area, workers' make-shift houses (if any), the expense for the investment execution and construction (construction and installation, procurement of equipment and other related expenses), the expense for production preparation to put the project into exploitation and use (the expenses for training, test run, trial production, hiring of specialists during the test run time), the initial working capital for production (for production projects), bank interests payable by the investor during the investment execution time, the insurance premium and the reserve expense.

For group A projects and a number of projects which have special requirements permitted by the Prime Minister, apart from the above-mentioned contents, their total investment amount shall also include the expenses for project-related scientific and technological research.

The detailed contents, the method and bases for the calculation of the total investment amount shall comply with the guidance of the Ministry of Planning and Investment.

2. The total cost estimate of a construction work

The total cost estimate of a construction work is the total of expenses needed for the investment in building the construction work, which are calculated in detail in the technical designing or construction technical designing stage. The total cost estimate includes: construction and installation expenses, the equipment expense (including technology(ies), various kinds of non-standard equipment to be manufactured and/or processed (if any) and other equipment and facilities in service of production, working and daily-life activities), other expenses and the reserve expense (including the reserve expense for price inflation and for newly arising work volume).

The expense items in the total cost estimate of a construction work include the following specific contents:

2.1. The construction and installation expense, including:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The expense for leveling the construction ground;

- The expense for building make-shift and support facilities in service of the construction (roads, electricity, after, workshops, etc..), make-shift houses at the construction site for accommodation as well as construction control (if any);

- The expense for building construction items;

- The expense for installing equipment (for equipment which needs to be installed);

- The expense for major movement of the construction equipment and labor force (in cases of appointment of bidders, if any).

2.2 The equipment expense, including.

- The expense for procurement of technological equipment (including non-standard equipment to be manufactured or processed (if any), other equipment in service of production, working and daily-life activities of the construction work (including equipment which needs or does not need to be installed);

- The expense for transport from the port(s) or the place(s) of purchase to the construction site, the expense for storage at warehouses and/or storing yards or containers storage (if any) at the Vietnamese port (for) imported equipment), the expense for preservation and maintenance of equipment in the warehouses and/or storing yards at the construction sites;

- Taxes and insurance premiums for construction equipment.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Due to the particular characteristics of these expenses, the contents of each expense shall be categorized according to the various stages of the investment and construction process. Specifically:

a/ In the investment preparation stage:

- The expense for making the pre-feasibility study report for Group A projects or Group B projects (if the level competent to decide investment have a written request therefor), the feasibility study report for common projects and projects which only make investment reports.

- The expense for project propagation and/or advertisement (if any);

- The expense for scientific and technological research pertaining to the project (for Group A projects and same projects with special requirements permitted by the Prime Minister);

- Fee for evaluation of the feasibility study reports of investment projects.

b/ In the investment execution stage:

- The expense for construction commencement of the construction work (if any):

- The expense for compensation and implementation organization during the process of making land and crop compensation, relocation of inhabitants and projects on the construction site; expenses for resettlement and rehabilitation work (for construction works of investment projects that require resettlement and rehabilitation);

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The expense for construction survey, construction work's design, the expense for experimental model (if any), the expense for compilation of bidding dossiers, analysis and appraisal of the results of bidding for construction and installation, procurement of equipment; the expenses for construction supervision and equipment installation and other consultancy expenses...;

- The expense for the project management board;

- The expense for security protection and environmental protection during the construction process (if any);

- The expense for inspection and evaluation of the construction quality (if any);

- The expense for making and evaluating the unit prices of the cost estimate; the expense for management of the construction work;

- The work construction's insurance premium;

- Land administration fee;

- Fees for evaluation of the technical design or technical-construction design, the total cost estimate of the construction work, the bidding results.

c/ In the stage of completion of construction and putting the project into exploitation and use:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The expense for dismantling make-shift and support facilities in service of construction, and make-shift houses (after deducting the recovered value), etc.

- The expense for cleaning up the construction, organizing the test operation before acceptance, the inauguration and hand-over of the construction work;

- The expense for training technical workers and production managerial staff;

- The expense for hiring operation and production specialists during the test run period (if any);

- The expense for raw materials, energy and labor for the non-loaded and loaded lest run process after deducting the recovered value of products), etc.

2.4. The reserve expense.

- The reserve expense is an amount to be used only as reserve capital for work volumes arising due to changes in design at the investor's request which is approved by the competent level, for unforeseeably arising work volume, and for price inflation during the project implementation course.

3. The construction and installation cost estimate for construction items

The construction and installation cost estimate for construction items is the expense needed for completing the volume of construction and installation work of the construction items, which is calculated on the basis of the construction drawing design or the technical-construction design.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3.1. The before-tax value of the construction and installation cost estimate, including: The material cost, the labor cost, the expense for construction machines, the general expense and the pre-calculated taxable income.

3.2. The after-tax value of the construction and installation cost estimate, including: the before-tax value of the construction and installation cost estimate and the output value-added tax amount.

4. The payment price

4.1. For cases of bidding, the payment price shall be effected according to the construction tempo and the bid-winning price (for package contracts) or according to the bid-winning unit price and the conditions recorded in the contract between the investor and the construction enterprise (for contracts involving price adjustments).

4.2. For cases where appointment of bidders is permitted, the payment price shall be effected according to the value of the approved cost estimate of each construction item or the entire construction work on the basis of the volume and quality tests before acceptance in each period of payment.

5. The settled investment capital

The settled investment capital is the total of all lawful expenses already paid during the investment and construction process.

The detailed contents of the settled investment capital shall comply with the guidance of the Ministry of Finance.

III. BASES FOR ELABORATING THE CONSTRUCTION EXPENSE FOR THE CONSTRUCTION WORK IN THE INVESTMENT EXECUTION STAGE

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The pre-feasibility study report (if any) and the feasibility study report or the investment report approved by the competent authorities.

2. The technical design dossier, the construction drawing design or the technical-construction design.

3. The construction and installation work volume calculated according to the design and compatible with the list of basic construction unit prices.

4. The list and quantity of technological equipment (including non-standard equipment to be manufactured and processed (if any)), other equipment which needs or does not need to be installed according to the requirements of the production technology(ies) of the construction work to serve production, working and daily-life activities.

The design consultancy organizations shall be accountable for the degree of completeness, accuracy, and reasonability of the contents stated at Points 3 and 4 above.

5. The price calculated per one area unit or one use capacity unit of the common construction items: It is the criterion for determining the average construction and installation expense for completion of an area unit or use capacity unit or structure unit of each common type of house or construction item built according to a typical design or an economically reasonable design. This price level shall be calculated on the basis of the before-tax value of the cost estimate of various construction and installation operations or structures within a house or construction item (civil, industrial, communications, irrigation, etc.), excluding expenses not directly for construction and installation operations within a house or construction item such as expenses for building roads, water supply and drainage, electricity outside the house... and expenses for the equipment of the house or construction item.

6. The basic construction unit price: The basic construction unit price, issued by the provincial-level People's Committees, includes direct expenses for materials, labor and the expense for the use of construction machines calculated per separate construction and installation work volume or a construction and installation structure part and determined on the basis of the basic construction cost estimate.

For important construction works of the State involving large construction volumes and complicated technical requirements, which are permitted to make their own unit prices, these unlit prices can be set on the basis of the basic construction unlit price and compatible with the design steps issued by the competent authorities.

7. The equipment prices shall be determined according to the bidding results, the competitive sale offers on the procurement of equipment, or the market commercial information.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



9. The limits of expenses, charges and fees calculated in percentage % or according to price indices, including:

- The expense for compensation for land and crops, relocation of inhabitants and projects on the construction ground, the expense for the resettlement and rehabilitation work (for construction works of investment projects requiring the resettlement and rehabilitation) shall comply with the Government's regulations, the guidance of the Ministry of Finance and competent agencies.

- Land rental or the land use right transfer fee shall comply with the Government's regulations and the competent agencies' guidance.

- The common spending limits, the survey cost, the design expense, the expense for the project management board, the expense for investment and construction consultancy, the evaluation fees (for the feasibility study report, technical design or technical-construction design, total cost estimate, cost estimate of the construction work...) shall comply with the guidance of the Ministry of Construction, the Ministry of Finance and other competent agencies.

- The land administration fee, other fees, taxes, insurance premium... shall comply with the guidance of the Ministry of Finance.

10. The relevant regimes and policies issued by the Ministry of Construction and other competent agencies.

IV. METHOD OF ELABORATING THE CONSTRUCTION EXPENSES FOR CONSTRUCTION WORKS IN THE INVESTMENT EXECUTION STAGE

1. The total cost estimate of a construction work

The total cost estimate of a construction work shall be determined according to the following principle and method:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- For projects with simple or common technical requirements or model design, which require the technical design only, the total cost estimate shall be elaborated according to the technical-construction design.

1.1. The construction and installation expense

1.1.1. For construction items which require the technical design before the construction drawing design, the construction and installation expense shall be determined on the basis of the construction and installation volume stated in the technical design and the basic construction unit prices of various construction and installation operations or structures which are elaborated in conformity with the technical design.

1.1.2. For construction items which only require the technical-construction design, the construction and installation expenses shall be determined on the basis of the construction and installation volume stated in the technical-construction design and the basic construction unit price issued by the provincial-level People's Committee of the locality where the work is constructed.

1.1.3. For common construction items, the construction and installation expenses shall be determined on the basis of the total floor area or the design capacity of the construction items and the price per area unit or use capacity unit of the construction item as mentioned at Point 5, Section III above.

1.1.4. For construction items of the support facilities, make-shift houses of construction workers in service of construction and installation of the construction works of investment projects already decided by the competent level in the total investment amount, the construction and installation expense for these construction items shall be calculated as follows:

1.1.4.1. Regarding the construction of the support facilities

The expense for constructing the support facilities shall be drawn up in a separate construction and installation cost estimate depending on the concrete design according to the size and characteristics of each construction item within the support facilities but the total expense for constructing and installing these construction items must not exceed the level of expenses written in the total investment amount already approved by the competent authorities.

The construction and installation cost estimate for these construction items shall be determined according to the method described in Appendix No.2(*) of this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The expense for building the construction workers' make-shift houses shall be calculated on the basis of the demand for this kind of make-shift houses but must not exceed 2% of the construction and installation value in the approved total cost estimate of the construction work (for construction works far from the populated areas, construction works built along various lines (roads, canals of grade 1, forestry paths, wire lines)) and must not exceed 1% of the construction and installation value in the approved total cost estimate of the construction work (for the rest of construction works).

The expense for building the support facilities, construction workers' make-shift houses shall be calculated in the price of bids (for construction works where the bidding is applied) or included in package contracts (for construction works where bidders are appointed by the competent authorities).

1.2. The equipment expense:

The equipment expense shall be determined according to the quantity of each kind of equipment and the value per ton or unit of equipment of the equivalent kind, in which the value per ton or unit of equipment includes: The buying price, expenses for transport from the port or the buying place to the construction work, storage and container charges (if any) at a Vietnamese port (for imported equipment), expenses for their preservation and maintenance in the warehouse or storing yard at the construction site, taxes and insurance premiums for construction equipment. In case of bidding, the equipment price shall be the bid-winning price which consists of the above, mentioned contents and other expenses (if any) written in the contract.

Particularly for non-standard equipment which needs to be manufactured and/or processed, the expense for these kinds of equipment shall be determined on the basis of the quantity of such equipment, the manufacturing or processing cost per ton or unit suitable to the nature and type of the non-standard equipment and other related expenses as mentioned above.

1.3. Other expenses:

These expenses are those other than the construction and installation expense, the equipment expense, which are classified according to the different stages of the investment and construction process as stated in Clause 2.3, Point 2, Section II of this Circular. These expenses shall be determined according to the limits calculated in percentage (%) or a concrete price index and divided into two groups:

- The group of expenses and fees which are determined according to the limits calculated in percentage (%), including the design expense, the expense for the project management board, the evaluation fee and other consultancy fees, etc.

In which, the expense for the project management board shall be calculated according to the size and type of the construction work. The determined value of the percentage (%) limit and the method for calculation of this expense shall be as prescribed in Appendix No.3 (*) attached to this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.4. The reserve expense:

According to regulations the limit of the reserve expense in the total cost estimate is calculated equal to 10% of the total of the construction and installation expense, the equipment expense and other expense stated at Points 1.1, 1.2, and 1.3 above.

The order and method of elaborating the total cost estimate of a construction work shall comply with the guidance in Appendix No.1(*) attached to this Circular.

2. The cost estimate of construction and installation of construction items

The cost estimate of construction and installation of a construction item shall be determined on the basis of the construction and installation work volume which is calculated according to the design, the basic construction unit price issued by the provincial-level People's Committee or the construction unit price of the construction work (for construction works entitled to set their own unit price), the limit of the general expense, the pre-calculated taxable income and the output value added tax.

The method of elaborating the cost estimate of construction and installation of a construction work shall comply with the guidance in Appendix No.2(*) attached to this Circular.

V. MANAGEMENT OF THE CONSTRUCTION EXPENSE FOR A CONSTRUCTION WORK AT THE INVESTMENT EXECUTION STAGE

1. Regarding the cost estimate limit

The limit of the basic construction cost estimate shall be studied and issued by the Ministry of Construction for uniform application nationwide. The basic construction unit price issued by the provincial People's Committees or the basic construction unit price of a construction work (for construction works entitled to set their own unit price) must be made on the basis of the above-mentioned cost estimate limits. For construction and installation operations or construction structures which are not yet on the list of cost estimate limits currently applied, the ministries with specialized construction activities and the localities shall have to study and work out these limits after consulting the Ministry of Construction for application.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The Construction Services of the provinces and centrally-run cities shall assume the prime responsibility and coordinate with the other provincial/municipal Services with specialized construction activities in working out the expense limits for construction and installation operations, which use supplies, materials and new construction technologies of construction works in the localities and submit them to the Ministry of Construction for application. The provincial/municipal Construction Services and other Services with specialized construction activities shall not be allowed to work out a temporary agreement or supplementing and/or adjusting the cost estimate limits of construction and installation operations so as to make the construction work unit price.

2. Regarding the basic construction unit price

2.1. The basic construction unit prices are drawn up in the provinces and centrally-run cities (referral to as local unit prices), issued by the presidents of the provincial People's Committees, and only used for elaborating cost estimates of the construction items or construction works, or for determining the construction and installation expense in the total cost estimate of the construction works in the localities (the set of basic construction unit prices of other localities must not be used). They serve as basis for holding construction and installation bidding for all construction works of the central and local levels, regardless of the investment-or construction-deciding levels in such localities. Particularly for the sets of basic construction unit prices of Hanoi, Ho Chi Minh city, Hai Phong, Da Nang and Can Tho, before they are issued, supplemented or amended, there must be written consent of the Ministry of Construction (within 30 days from the date of receipt of the written request). The provincial/municipal Construction Services shall assume the prime responsibility and coordinate with the concerned agencies (of Finance, Pricing, Communications, Agriculture and Rural Development) in elaborating the basic construction unit prices according to the principle and method guided by the Ministry of Construction.

2.2. For the State’s important construction works involving a large construction volume and complicated technical requirements, a number of construction works with special requirements or a number of construction works with unique conditions, they shall be allowed to work out their own unit prices (the basic construction unit prices of the construction works) according to the unit price-making method guided by the Ministry of Construction. The Ministry of Construction shall consult the investment-deciding level in setting up a board on the construction works’ unit prices and issuing these construction works’ own unit prices.

3. Regarding the total cost estimate of construction works

All construction works, regardless of whether biddings are organized or bidders arc appointed therefor, must make their total cost estimates according to the contents, principles and method guided in this Circular.

Before the total cost estimate is submitted by the investor to the competent level for approval, it must be evaluated by the agency which has the construction management function and is assigned to evaluate it. The agency evaluating the total cost estimate must ensure the evaluation contents prescribed in Clause 2, Article 37 of the Regulation on Investment and Construction Management and shall be responsible before law for the evaluation results and contents as mentioned above. When necessary, the agency evaluating the technical design and the total cost estimate shall consult the agency approving the technical design and the total cost estimate in hiring a consultancy organization (or specialist) to conduct the evaluation. In this case, the evaluation fee shall be used for the hiring of the consultancy organization (or specialist) to conduct the evaluation. Particularly for the total cost estimates of the construction works of Group A projects, the Ministry of Construction shall organize the evaluation thereof.

The total cost estimate approved by the competent level must not exceed the total investment amount already approved.

3.1. The total cost estimates of the construction works of Group B and Group C projects, which use the State budget capital, the State's development investment credit capital or the State-guaranteed credit capital of the ministries, branches, central agencies or State corporations, shall be approved by the persons competent to decide investment after they are evaluated by the construction management agency of the investment-deciding level or by the specialized agency with the function to manage the construction unit prices and cost estimates of the ministries with specialized construction activities (for projects where the investment-deciding level has no such functional agency).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3.3. A construction work’s total cost estimate which is approved by the competent person shall be the maximum limit of the construction expense for the construction work, serve as basis for organization of the bidding and management of expenses after the bidding. The person competent to approve the total cost estimate shall be responsible before law for the approved contents as prescribed in Clause 2, Article 38 of the Regulation on Investment and Construction Management and other law provisions.

- In cases where a Group A project is divided into component projects (or sub-projects), the total cost estimate of the construction works of each component project (or sub-project) shall be made like that of the construction works of an independent investment project. The evaluation and approval of the total cost estimate of the construction works of each component project (or sub-project) shall be effected in the same way as the construction works of Group A projects.

- In separate cases, if a construction work of a Group A or Group B project still has its total cost estimate to be approved or does not have enough conditions for making its total cost estimate, it must have its total cost estimate approved by the competent level no later than after it has completed 50% of the value of the construction and installation volume of the entire construction work.

+ Where the capital amount of each construction item has been determined in the investment decision but it is necessary to commence the construction of the construction work, there must be the cost estimate of the construction item already approved by the competent level.

+ For the cost estimates of the construction items of the construction works of the component projects belonging to the above-mentioned groups of projects, before being approved by the investor, these cost estimates must be evaluated by the specialized agency with the function to manage the construction unit prices and cost estimates. The cost estimates of the construction items already approved by the investor must not exceed the cost estimate of the construction works of the component project within the total cost estimate of the entire construction work already dawn up and submitted to the competent level for approval.

3.4. The time for evaluation of the total cost estimate must not exceed 45 days for the construction works of Group A projects, 30 days for those of Group B projects and 20 days for those of Group C projects alter the evaluating agency receives the full and valid dossiers.

4. Adjustment of the construction expenses for construction works

The approved total cost estimate of a construction work as well as the approved cost estimate of a construction item or a separate construction and installation operation may be adjusted and supplemented but must not exceed the total investment amount already approved by the competent level.

4.1. Where the investment-deciding level permits a change in the design of a number of components or items of the construction work, when remaking the cost estimate for these parts or items at the same price level of the approved total cost estimate, which results in an increase in the approved total cost estimate (including the reserve expense), the investor must remake the total cost estimate and conduct the revaluation thereof for submission to the competent level for approval.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4.3. The adjustment of the construction expense for a construction work shall be effected on a monthly or quarterly basis by determining the amounts to be made up for and reduced or separately adjusting each expense item in the cost estimate, which shall be then synthesized to determine the final to-be-adjusted amount of the construction work’s cost estimate.

The Construction Services of the provinces and centrally-run cities shall assume the prime responsibility with the participation of the Finance- Pricing Services and concerned agencies in determining the prices of materials transported at the construction and installation site on the basis of the periodical notices issued jointly by the Construction and Finance-Pricing Services regarding the prices of various kinds of construction supplies and materials at the concentrated selling place or the manufacturing places in their province or city, which shall serve as the basis for determining the amounts to be made up for and reduced in the material expense in the cost estimate.

Where there is a major change in the prices, wages and the relevant regimes and policies, the provinces and centrally-run cities and the investors (for construction works permitted to make their own unit prices) shall have to rework out a set of the basic construction unit prices in accordance with the State regulations.

4.4. The payment of the investment capital for construction works where bidding is organized or the bidders are appointed shall comply with the contents of Article 49 of the Regulation on Investment and Construction Management and the guidance of the Ministry of Finance.

VI. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

This Circular shall be uniformly applicable nationwide from the date of its signing for issuance. The Ministry of Construction’s earlier guiding circulars having the contents related to this Circular are now annulled.

  

MINISTER OF CONSTRUCTION




Nguyen Manh Kiem

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 08/1999/TT-BXD ngày 16/11/1999 hướng dẫn lập và quản lý chi phí xây dựng công trình thuộc các dự án đầu tư do Bộ Xây dựng ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


8.667

DMCA.com Protection Status
IP: 3.149.26.246
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!