Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 12/2010/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Sóc Trăng Người ký: Mai Khương
Ngày ban hành: 10/12/2010 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH SÓC TRĂNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 12/2010/NQ-HĐND

Sóc Trăng, ngày 10 tháng 12 năm 2010

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ DỰ TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG TỈNH SÓC TRĂNG GIAI ĐOẠN ỔN ĐỊNH 2011 - 2015

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG
KHOÁ VII, KỲ HỌP THỨ 19

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16/12/2002;

Căn cứ Quyết định số 59/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2011;

Sau khi xem xét tờ trình số 22/TTr-UBND ngày 26/11/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh về định mức phân bổ dự toán chi ngân sách địa phương, tỉnh Sóc Trăng giai đoạn ổn định 2011 - 2015; báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế và ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và phát biểu giải trình của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Nhất trí thông qua Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương, tỉnh Sóc Trăng giai đoạn ổn định 2011 - 2015 (đính kèm định mức).

Điều 2.

1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Sóc Trăng khoá VII, kỳ họp thứ 19 thông qua và có hiệu lực từ niên độ ngân sách 2011.

 

 

Nơi nhận:
- UBTVQH;
- Ban công tác đại biểu;
- Chính phủ;
- Văn phòng Chính phủ;
- VP.Quốc hội (bộ phận phía Nam);
- VP.Chủ tịch nước;
- Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính;
- TTTU, TT.HĐND, UBMTTQ, UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành tỉnh;
- Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh ST;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- TT.HĐND, UBND huyện, thành phố ST;
- Trung tâm Công báo tỉnh;
- Lưu: VT.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Mai Khương

 

ĐỊNH MỨC

PHÂN BỔ DỰ TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG TỈNH SÓC TRĂNG GIAI ĐOẠN ỔN ĐỊNH 2011 - 2015
(Ban hành theo Nghị quyết số 12/2010/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sóc Trăng)

A. CĂN CỨ PHÁP LÝ:

Quyết định số 59/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2011.

B. NGUYÊN TẮC VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC:

I. ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ CHI NGÂN SÁCH CỦA CÁC CẤP CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG PHẢI BẢO ĐẢM THEO CÁC NGUYÊN TẮC SAU ĐÂY:

1. Không thấp hơn dự toán 2010:

1.1. Dự toán chi năm 2011 áp dụng theo định mức này phải bảo đảm nhiệm vụ chi, thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng ở từng địa bàn và không thấp hơn mức dự toán đã được phân bổ năm 2010; trường hợp thấp hơn mức dự toán năm 2010 được Ủy ban nhân dân tỉnh giao thì sẽ được bổ sung để đảm bảo không thấp hơn mức dự toán năm 2010.

Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập sẽ thực hiện theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ, riêng chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề, sự nghiệp khoa học công nghệ, sự nghiệp môi trường đảm bảo không thấp hơn mức Thủ tướng Chính phủ giao.

1.2. Phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách địa phương và trong phạm vi tổng mức được trung ương giao hàng năm.

2. Theo phân cấp ngân sách hiện hành:

Phải đúng theo phân cấp quản lý ngân sách mà Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua; dự kiến từ năm 2011 điều chỉnh nhiệm vụ chi sự nghiệp y tế giữa ngân sách tỉnh và ngân sách huyện, thành phố;

2.1. Điều chỉnh phân cấp về chi sự nghiệp y tế:

Thực hiện phân cấp chi theo nguyên tắc cơ quan quản lý về tổ chức bộ máy thuộc cấp nào do cấp đó đảm bảo và phù hợp với quy định tại Nghị định số 14/2008/NĐ-CP , ngày 04/02/2008 của Chính phủ và Thông tư Liên tịch số 03/2008/TTLT-BYT-BNV, ngày 25/04/2008 của Liên Bộ Y tế và Bộ Nội vụ.

a) Đối với cấp tỉnh: Sự nghiệp y tế cấp tỉnh sẽ đảm bảo chi cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh, các Bệnh viện chuyên khoa, các Trung tâm cấp tỉnh; Bệnh viện đa khoa và Trung tâm Y tế các huyện, thành phố và y tế cấp xã (bao gồm tiền lương và kinh phí hoạt động cán bộ của các Trạm Y tế xã, phường, thị trấn theo định mức) về hoạt động của bộ máy, trang thiết bị ngành, thực hiện công tác khám, chữa bệnh; phối hợp giữa tỉnh với các huyện, thành phố để thực hiện công tác phòng bệnh trên địa bàn, theo chức năng nhiệm vụ quy định.

b) Đối với cấp huyện, thành phố: Ngân sách huyện, thành phố sẽ đảm bảo nhiệm vụ chi về công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn (không bao gồm các khoản kinh phí của Trung tâm y tế tuyến huyện, thành phố do ngân sách tỉnh đảm bảo nêu trên).

2.2. Điều chỉnh nhiệm vụ chi ngân sách huyện, thành phố về sự nghiệp giáo dục: Điều chỉnh phân cấp nhiệm vụ chi thường xuyên hàng năm đối với các Trường Dân tộc nội trú thuộc ngân sách huyện, thành phố về Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý do ngân sách tỉnh đảm bảo, theo quy định tại Thông tư số 06/2009/TT-BGDĐT ngày 31/3/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Đảm bảo các chế độ chi hiện hành:

Định mức phân bổ giai đoạn 2011 - 2015 đã bao gồm toàn bộ tiền lương, phụ cấp lương, gồm phụ cấp ưu đãi ngành giáo dục, y tế; các chế độ phụ cấp nghề, phụ cấp ngành nghề đặc thù khác (ngành văn hoá thông tin, tài nguyên và môi trường, thanh tra - kiểm tra, ngành lao động thương binh xã hội, kiểm lâm,...) theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004; hoạt động cơ sở đảng theo Nghị quyết 84/BBT; Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; theo mức lương tối thiểu là 730.000 đồng; kinh phí khen thưởng theo quy định tại Nghị định số 42/2010/NĐ-CP , ngày 15/4/2010 của Chính phủ...

Khi có thay đổi nâng mức lương tối thiểu cao hơn mức 730.000 đồng/tháng, sẽ được bổ sung theo cơ chế cải cách tiền lương do Chính phủ quy định.

Tiền lương của cán bộ, công chức và viên chức được hiểu là lương cơ bản và các khoản theo lương, có tính chất lương như: Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn, phụ cấp đặc thù, phụ cấp ngành, phụ cấp thu hút, ưu đãi…tính theo mức lương tối thiểu là 730.000 đồng/tháng (gọi tắt là tổng tiền lương).

Tiền lương của cán bộ xã, phường, thị trấn bao gồm tiền lương và các khoản theo lương, có tính chất lương như: Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, phụ cấp thâm niên ngành, phụ cấp kiêm nhiệm, phụ cấp cấp ủy của cán bộ, công chức chuyên trách cấp xã và các khoản trợ cấp của cán bộ và những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tính theo mức lương tối thiểu là 730.000 đồng/tháng (gọi tắt là tổng tiền lương).

II. CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ NSNN:

Định mức phân bổ ngân sách căn cứ trên 2 cơ sở chính để xác định là:

1. Yêu cầu về chi ngân sách để thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội của từng lĩnh vực chi của các cấp ngân sách theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành.

2. Xác định tiêu chí phân bổ (hay gọi là đối tượng phân bổ): Tương tự như giai đoạn 2007 - 2010, các đối tượng phân bổ là dân số; biên chế; chỉ tiêu giường bệnh; học sinh đào tạo; đối tượng xã hội; tỷ lệ %. Trong đó:

2.1. Tiêu chí dân số: Được phân bổ cho 11 lĩnh vực chi là sự nghiệp giáo dục cấp huyện (dân số từ 0 tuổi đến 18 tuổi thuộc các xã đặc biệt khó khăn); sự nghiệp kinh tế; sự nghiệp môi trường; chi phòng bệnh; sự nghiệp văn hoá thông tin; phát thanh truyền hình; thể dục thể thao; đảm bảo xã hội; an ninh - quốc phòng và trợ giá, trợ cước (tăng thêm 01 lĩnh vực là chi sự nghiệp kinh tế).

Dân số được xác định theo số liệu do Cục Thống kê tỉnh công bố năm 2009; tuy nhiên do dân số giữa các huyện, thành phố có sự chênh lệch khá lớn, nếu tính bình quân chung thì phát sinh khoản chi thường xuyên của các khoản chi phân bổ về dân số giữa các huyện, thành phố sẽ chênh lệch khá nhiều, trong khi đó thì nhu cầu chi thường xuyên giữa các huyện, thành phố chênh lệch nhau không nhiều (trừ chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề).

Để khắc phục nhược điểm trên, cần xác định quan hệ về yêu cầu chi từng lĩnh vực giữa các huyện, thành phố (hay gọi là hệ số phân bổ) nên dự kiến chia thành 02 nhóm và phải đảm bảo nguyên tắc là “khi nhân hệ số phân bổ thì tổng kinh phí được phân bổ của đơn vị có dân số ít không được cao hơn đơn vị có dân số nhiều trong cùng một nhóm hoặc nhóm khác”, cụ thể như sau:

a) Nhóm huyện có quy mô dân số trên 100 ngàn dân trở lên thì hệ số phân bổ là 1,00.

b) Nhóm huyện có quy mô dân số dưới 100 ngàn dân thì hệ số phân bổ từ 1,10 đến 1,45 (huyện Thạnh Trị, Ngã Năm và Cù Lao Dung).

Thực hiện theo nhóm và nguyên tắc nêu trên, thì hệ số phân bổ ngân sách các huyện, thành phố như sau:

ĐVT: Người

Đơn vị

Dân số 2009

Hệ số

Dân số phân bổ Dự toán

1. Thành phố Sóc Trăng

2. Huyện Kế Sách

3. Huyện Long Phú

4. Huyện Cù Lao Dung

5. Huyện Mỹ Tú

6. Huyện Châu Thành

7. Huyện Mỹ Xuyên

8. Huyện Thạnh Trị

9. Huyện Ngã Năm

10. Huyện Vĩnh Châu

11. Huyện Trần Đề

Tổng cộng:

136.018

157.783

110.955

62.931

106.361

100.758

149.984

85.565

79.677

163.800

139.020

1.292.852

1,00

1,00

1,00

1,45

1,00

1,00

1,00

1,10

1,15

1,00

1,00

 

136.018

157.783

110.955

91.250

106.361

100.758

149.984

94.122

91.629

163.800

139.020

1.341.679

c) Ngoài ra, ngân sách thành phố Sóc Trăng còn được bổ sung thêm từ kinh phí sự nghiệp kinh tế để đảm bảo hoạt động công tác kiến thiết thị chính và chỉnh trang đô thị là 25 tỷ đồng/năm (cao hơn mức quy định của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 59/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010, do thành phố Sóc Trăng là đô thị loại III).

2.2. Tiêu chí biên chế: Áp dụng đối với chi sự nghiệp kinh tế, khối phòng bệnh, chi hành chính nhà nước, đảng, đoàn thể (đơn vị có giao biên chế).

2.3. Tiêu chí giường bệnh: Áp dụng cho các Bệnh viện, Trung tâm thuộc Sở Y tế quản lý theo mô hình tổ chức quản lý được quy định tại Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BYT-BNV, ngày 25/04/2008 của Liên Bộ Y tế và Bộ Nội vụ về hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân quản lý nhà nước về y tế ở địa phương.

2.4. Tiêu chí học sinh: Áp dụng đối với chi sự nghiệp đào tạo; riêng các Trung tâm dạy nghề và kinh phí đào tạo cán bộ huyện được tính trên cơ sở bình quân.

2.5. Tiêu chí đối tượng xã hội: Áp dụng cho 02 đơn vị là Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội và Trung tâm Bảo trợ xã hội.

Về số lượng tiêu chí biên chế, giường bệnh, học sinh, đối tượng sẽ căn cứ vào chỉ tiêu được cấp có thẩm quyền giao; trường hợp chưa được giao thì sẽ căn cứ vào số liệu thực hiện năm 2010 để xác định.

2.6. Đối với các đơn vị thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 và số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 của Chính phủ: Dự toán kinh phí được xác định theo phương án thực hiện tự chủ, theo nguyên tắc dự toán được giao năm 2011 không thấp hơn dự toán đã giao tự chủ của giai đoạn 2007 - 2010.

Trường hợp, các tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ chưa tự bảo đảm kinh phí hoạt động thường xuyên theo Nghị định số 115/2005/NĐ-CP nêu trên, thì được đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên đến hết ngày 31/12/2013, theo quy định tại Nghị định số 96/2010/NĐ-CP ngày 20/9/2010 của Chính phủ.

2.7. Chi ngân sách xã được phân bổ theo đặc thù (đơn vị hành chính và các tiêu chí phụ, tương tự như giai đoạn 2007 - 2010) và phân bổ vào khoản chi hành chính cấp xã.

III. ĐỐI VỚI NHỮNG KHOẢN CHI ĐẶC THÙ:

Những khoản chi có tính đặc thù, chuyên ngành không thể phân bổ theo định mức như: Chi chương trình khuyến công, khuyến ngư, khuyến nông, kinh phí chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, chương trình giống, sự nghiệp nông nghiệp về hợp tác xã, chương trình trợ giúp pháp lý, kinh phí rà soát văn bản, tuyên truyền pháp luật, kinh phí an ninh vùng trọng điểm, các khoản chi không khoán, chi trợ cấp thường xuyên cho các đối tượng bảo trợ xã hội theo Nghị định 67/2007/NĐ-CP và Nghị định 13/2010/NĐ-CP của Chính phủ; chế độ phụ cấp thu hút, ưu đãi theo Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006; kinh phí thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 vào các cơ quan nhà nước theo Quyết định số 144/2006/QĐ-TTg ngày 20/6/2006 và số 118/2009/QĐ-TTg ngày 30/9/2009 của Chính phủ; chi tham gia vốn cho vay chính sách xã hội, vốn quốc gia giải quyết việc làm của địa phương, công tác quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch ngành (vốn sự nghiệp), kinh phí đối ứng dự án (vốn sự nghiệp), chương trình mục tiêu của tỉnh...: Căn cứ vào mức thực hiện của năm trước, nhu cầu, nhiệm vụ và khả năng cân đối ngân sách địa phương hàng năm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ dự kiến mức chi cụ thể và thông qua Hội đồng nhân dân tỉnh trong phương án phân bổ dự toán chi ngân sách hàng năm.

Riêng kinh phí khám chữa bệnh (mua bảo hiểm y tế) cho người nghèo, cho trẻ em dưới 6 tuổi và cho các đối tượng bắt buộc khác được phân bổ theo mức quy định hiện hành trong khoản chi sự nghiệp y tế hàng năm được xác định bằng mệnh giá x (nhân) số lượng đối tượng được hưởng.

C. ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ:

I. SỰ NGHIỆP KINH TẾ:

1. Tiêu chí phân bổ:

1.1. Đối với cấp tỉnh: Kinh phí hoạt động của bộ máy được giao biên chế thì tiêu chí phân bổ là định mức phân bổ nhân (x) biên chế được giao cộng (+) tiền lương và các khoản theo lương (gọi chung là tiền lương) tính theo lương tối thiểu 730.000 đồng/tháng. Đối với kinh phí chuyên ngành, kinh phí đặc thù thì mức phân bổ dựa trên cơ sở mức dự toán giao năm 2010 và khả năng ngân sách năm 2011, đề nghị giao cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định cụ thể đối với từng đơn vị.

1.2. Đối với cấp huyện: Được giao theo dân số nhân (x) với định mức và cộng (+) tiền lương (tính theo mức lương tối thiểu 730.000 đồng/tháng). Theo nguyên tắc không thấp hơn năm 2010. Riêng, thành phố Sóc Trăng được bổ sung thêm để đảm bảo hoạt động công tác kiến thiết thị chính và chỉnh trang đô thị là 25 tỷ đồng/năm.

2. Định mức phân bổ:

2.1. Cấp tỉnh: 20.000.000 đồng/biên chế/năm (+) cộng tổng tiền lương;

2.2. Cấp huyện: 30.000 đồng/người dân (+) cộng tổng tiền lương;

Ngoài ra, các đô thị loại III, loại IV theo quy định tại Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ, được phân bổ thêm: 3.500 triệu đồng/đô thị loại III/năm; 2.500 triệu đồng/đô thị loại IV/năm (để đảm bảo công tác kiến thiết thị chính và chỉnh trang đô thị).

2.3. Đối với khoản chi sự nghiệp kinh tế khác, kinh phí chuyên ngành nêu tại mục III phần B, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, bố trí trong phạm vi dự toán được Chính phủ phân bổ và thông qua Hội đồng nhân dân tỉnh trong phương án phân bổ dự toán chi ngân sách hàng năm.

II. SỰ NGHIỆP MÔI TRƯỜNG:

Kinh phí sự nghiệp môi trường được bố trí để đảm bảo cho các hoạt động sau:

Đối với cấp tỉnh: Chi hỗ trợ hoạt động phòng, chống tội phạm về môi trường; chi phục vụ công tác tuyên truyền về bảo vệ môi trường đối với các Sở, Ngành, Đoàn thể có liên quan và các khoản chi sự nghiệp môi trường khác.

Đối với cấp huyện: Chi phục vụ các hoạt động sự nghiệp môi trường, bao gồm chi trả tiền công hợp đồng lao động theo Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23/5/2007 của Chính phủ và chi hỗ trợ công tác thu, gom, vận chuyển và xử lý rác.

1. Tiêu chí phân bổ: Dân số trên toàn tỉnh.

2. Định mức phân bổ:

2.1. Cấp tỉnh: Căn cứ dự toán được Chính phủ giao và khả năng ngân sách năm 2011, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định cụ thể đối với từng đơn vị (theo phương án phân bổ dự toán chi ngân sách hàng năm đã được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua);

2.2. Cấp huyện: 5.000 đồng/người dân (+) cộng tổng tiền lương.

Ngoài ra, tùy theo khối lượng công tác thu gom, xử lý rác phát sinh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định cụ thể đối với từng đơn vị (theo phương án phân bổ dự toán chi ngân sách hàng năm đã được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua).

2.3. Hàng năm trong giai đoạn ổn định, trường hợp Chính phủ giao dự toán chi lĩnh vực này tăng hơn năm trước, thì địa phương sẽ bố trí tăng tương ứng trong phương án phân bổ đã được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua, đảm bảo bằng mức Chính phủ giao.

III. SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC:

1. Tiêu chí phân bổ: Tiền lương tính theo lương tối thiểu 730.000 đồng/tháng cộng (+) 20% kinh phí hoạt động so với tổng tiền lương tính theo lương mức tối thiểu 730.000 đồng/tháng và cộng (+) thêm 50.000 đồng/người dân từ 0 tuổi đến 18 tuổi thuộc các xã đặc biệt khó khăn.

Hàng năm trong giai đoạn ổn định, trường hợp Chính phủ giao dự toán chi lĩnh vực này tăng hơn năm trước, thì địa phương sẽ bố trí tăng tương ứng trong phương án phân bổ đã được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua, đảm bảo bằng mức Chính phủ giao.

2. Định mức phân bổ:

2.1. Cấp tỉnh: Tiền lương tính theo lương tối thiểu 730.000 đồng/tháng cộng (+) 20% kinh phí hoạt động so với mức tiền lương. Riêng, đối với các trường có tính chất đặc thù được phân bổ, cụ thể như sau:

a) Trường Nuôi dạy trẻ Khuyết tật: 15.000.000 đồng/học sinh/năm (+) cộng tổng tiền lương.

b) Trường Trung học phổ thông Dân tộc nội trú Huỳnh Cương: 15.000.000 đồng/học sinh/năm cộng (+) tổng tiền lương.

c) Các Trường Dân tộc nội trú (chuyển về Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý) sẽ được bố trí kinh phí hoạt động (bao gồm học bổng và các chính sách khác cho học sinh) đảm bảo theo mức: Tiền lương cộng (+) 20% kinh phí hoạt động theo lương tối thiểu 730.000 đồng/tháng.

2.2. Cấp huyện: Tiền lương tính theo lương tối thiểu 730.000 đồng/tháng cộng (+) 20% kinh phí hoạt động so với mức tiền lương và cộng (+) thêm 50.000 đồng/người dân từ 0 tuổi đến 18 tuổi thuộc các xã đặc biệt khó khăn.

IV. SỰ NGHIỆP ĐÀO TẠO VÀ DẠY NGHỀ:

1. Tiêu chí phân bổ: Chỉ tiêu đào tạo học sinh hàng năm được cấp thẩm quyền giao.

2. Định mức phân bổ: Dự toán kinh phí được xác định theo phương án thực hiện tự chủ, theo nguyên tắc dự toán được giao năm 2011 không thấp hơn dự toán đã giao tự chủ của giai đoạn 2007 – 2011, cụ thể như sau:

2.1. Trường Cao đẳng Sư phạm: 2.500.000 đồng/học sinh/năm cộng (+) tổng tiền lương.

2.2. Trường Cao đẳng Nghề: 2.500.000 đồng/học sinh/năm cộng (+) tổng tiền lương.

2.3. Trường Cao đẳng Cộng đồng: 2.500.000 đồng/học sinh/năm cộng (+) tổng tiền lương.

2.4. Trường Trung học Văn hoá Nghệ thuật: 2.500.000 đồng/học sinh/năm cộng (+) tiền lương tính theo lương tối thiểu 730.000 đồng/tháng.

2.5. Trường Chính trị: 2.500.000 đồng/học sinh/năm cộng (+) tổng tiền.

2.6. Trường Trung học Y tế: 2.500.000 đồng/học sinh/năm cộng (+) tổng tiền lương.

2.7. Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể dục thể thao: 35.000.000 đồng/vận động viên/năm cộng (+) tổng tiền lương.

2.8. Trường Bổ túc văn hóa Pali Trung cấp Nam Bộ: 15.000.000 đồng/học sinh/năm cộng (+) tổng tiền lương.

Ngoài ra, các Trường nêu trên còn được bố trí kinh phí hoạt động chuyên ngành để thực hiện tự chủ theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, bố trí trong phạm vi dự toán được Chính phủ phân bổ và thông qua Hội đồng nhân dân tỉnh trong phương án phân bổ dự toán chi ngân sách hàng năm.

2.9. Trung tâm Bồi dưỡng chính trị các huyện, thành phố: 700.000.000 đồng/trung tâm/năm;

2.10. Kinh phí đào tạo dạy nghề các huyện, thành phố: 300.000.000 đồng/đơn vị/năm;

2.11. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các huyện, thành phố: 300.000.000 đồng/đơn vị/năm;

2.12. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã các huyện, thành phố: 200.000.000 đồng/đơn vị/năm;

2.13. Đối với kinh phí bồi dưỡng, đào tạo lại, đào tạo khác (kể cả giáo dục quốc phòng, đào tạo cán bộ xã đạt chuẩn) và kinh phí thực hiện Chương trình ST150 của cấp tỉnh: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, bố trí trong phạm vi dự toán được Chính phủ phân bổ và thông qua Hội đồng nhân dân tỉnh trong phương án phân bổ dự toán chi ngân sách hàng năm.

V. SỰ NGHIỆP Y TẾ:

1. Tiêu chí phân bổ:

1.1. Đối với sự nghiệp phòng bệnh: Dân số trên toàn tỉnh.

1.2. Đối với sự nghiệp chữa bệnh của các Trung tâm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, huyện, thành phố: Số lượng giường bệnh nhân (x) định mức cộng (+) tổng tiền lương.

1.3. Đối với Trung tâm Y tế huyện, thành phố: Biên chế nhân (x) định mức cộng (+) tổng tiền lương.

1.4. Đối với Y tế xã: Tiền lương tính theo lương tối thiểu 730.000 đồng/tháng cộng (+) 20% kinh phí hoạt động theo lương tối thiểu 730.000 đồng/tháng (+) cộng phụ cấp y tế thôn bản.

2. Định mức phân bổ:

2.1. Chi sự nghiệp phòng bệnh:

a) Cấp tỉnh: 5.000 đồng/người dân/năm để đảm bảo phục vụ công tác phòng bệnh cấp tỉnh;

b) Cấp huyện: 5.000 đồng/người dân/năm để đảm bảo phục vụ công tác phòng bệnh trên địa bàn các huyện, thành phố.

2.2. Chi sự nghiệp chữa bệnh của các Trung tâm, Bệnh viện Đa khoa, Bệnh viện chuyên khoa: 20.000.000 đồng/giường bệnh/năm nhân (x) số giường bệnh được giao (+) cộng tổng tiền lương.

2.3. Khối phòng bệnh và sự nghiệp y tế khác cấp tỉnh: 20.000.000 đồng/biên chế/năm nhân (x) số biên chế được giao cộng (+) tổng tiền lương.

2.4. Trung tâm Y tế các huyện, thành phố: 20.000.000 đồng/biên chế/năm nhân (x) số biên chế được giao cộng (+) tổng tiền lương tính.

2.5. Trung tâm Dân số Kế hoạch hóa gia đình các huyện, thành phố: 200.000.000 đồng/đơn vị/năm.

2.6. Kinh phí khám chữa bệnh cho người nghèo, cho trẻ em dưới 6 tuổi và cho các đối tượng bắt buộc khác: Căn cứ nhu cầu phát sinh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, bố trí trong phạm vi dự toán được Chính phủ phân bổ và thông qua Hội đồng nhân dân tỉnh trong phương án phân bổ dự toán chi ngân sách hàng năm.

VI. SỰ NGHIỆP KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

Căn cứ nhu cầu phát sinh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, bố trí trong phạm vi dự toán được Chính phủ phân bổ và thông qua Hội đồng nhân dân tỉnh trong phương án phân bổ dự toán chi ngân sách hàng năm (đảm bảo bố trí không thấp hơn mức dự toán Trung ương giao hàng năm).

VII. SỰ NGHIỆP VĂN HOÁ THÔNG TIN:

1. Tiêu chí phân bổ: Dân số trên toàn tỉnh.

2. Định mức phân bổ:

2.1. Cấp tỉnh: 5.000 đồng/người dân/năm nhân (x) số lượng dân số cộng (+) tổng tiền lương;

2.2. Cấp huyện: 4.500 đồng/người dân/năm nhân (x) số lượng dân số cộng (+) tổng tiền lương;

VIII. SỰ NGHIỆP PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH:

1. Tiêu chí phân bổ: Dân số trên toàn tỉnh.

2. Định mức phân bổ:

2.1. Cấp tỉnh: 2.000 đồng/người dân/năm nhân (x) số lượng dân số cộng (+) tổng tiền lương;

2.2. Cấp huyện: 2.500 đồng/người dân/năm nhân (x) số lượng dân số cộng (+) tổng tiền lương.

IX. SỰ NGHIỆP THỂ DỤC THỂ THAO:

1. Tiêu chí phân bổ: Dân số trên toàn tỉnh.

2. Định mức phân bổ:

2.1. Cấp tỉnh: 5.500 đồng/người dân/năm nhân (x) số lượng dân số cộng (+) tổng tiền lương;

2.2. Cấp huyện: 5.000 đồng/người dân/năm nhân (x) số lượng dân số cộng (+) tổng tiền lương.

X. SỰ NGHIỆP ĐẢM BẢO XÃ HỘI:

1. Tiêu chí phân bổ:

1.1. Đối với các đơn vị cấp tỉnh thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ: Dự toán kinh phí được xác định theo phương án thực hiện tự chủ theo nguyên tắc dự toán được giao năm 2011 không thấp hơn dự toán đã giao tự chủ của giai đoạn 2007 – 2010.

1.2. Trung tâm Giáo dục, Lao động Xã hội: Đối tượng tập trung giáo dục (trại viên);

1.3. Trung tâm Bảo trợ Xã hội: Đối tượng nuôi dưỡng tập trung;

1.4. Chi cứu tế, thăm hỏi gia đình chính sách, tôn giáo nhân ngày lễ, tết... và các nội dung chi đảm bảo xã hội còn lại: Sẽ được bố trí theo nhiệm vụ hàng năm (không định mức cụ thể).

2. Định mức phân bổ: Định mức chi cho đối tượng tập trung nhân (x) số lượng đối tượng cộng (+) tổng tiền lương.

2.1. Theo số lượng đối tượng tập trung:

a) Đối tượng là trại viên do Trung tâm Lao động Xã hội quản lý: 20.000.000 đồng/đối tượng/năm.

b) Đối tượng là trại viên do Trung tâm Bảo trợ Xã hội quản lý: 20.000.000 đồng/đối tượng nuôi dưỡng/năm.

2.2. Định mức phân bổ chi cứu tế, thăm hỏi gia đình chính sách, gia đình có công cách mạng, chính sách tôn giáo, chi an sinh xã hội:

a) Cấp tỉnh: Căn cứ nhu cầu phát sinh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, bố trí trong phạm vi dự toán được Chính phủ phân bổ và thông qua Hội đồng nhân dân tỉnh trong phương án phân bổ dự toán chi ngân sách hàng năm.

b) Cấp huyện: 5.000 đồng/người dân/năm.

XI. CHI QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH:

Kinh phí hoạt động tính trên chỉ tiêu biên chế được giao hàng năm nhân (x) với định mức (không bao gồm tiền lương) cộng (+) tổng tiền lương. Trong đó:

1. Hệ Đảng:

1.1. Định mức phân bổ:

a) Cấp tỉnh: 32.500.000 đồng/biên chế năm nhân (x) số biên chế được giao cộng (+) tổng tiền lương;

b) Cấp huyện: 20.000.000 đồng/biên chế năm nhân (x) số biên chế được giao cộng (+) tổng tiền lương.

1.2. Đối với kinh phí để đảm bảo nhiệm vụ đặc thù của hệ Đảng (bao gồm kinh phí đảm bảo hoạt động của Huyện ủy, Thành ủy và Đảng ủy khối các cơ quan, theo Quy định số 05 – QĐ/TU ngày 31/12/2009 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sóc Trăng) do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định, trên cơ sở thống nhất giữa Thường trực Tỉnh ủy và Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh và đảm bảo nguyên tắc trong phạm vi tổng dự toán chi ngân sách địa phương được Trung ương giao.

2. Quản lý hành chính và Đoàn thể:

2.1. Đối với cấp tỉnh:

Đvt: đồng/biên chế/năm.

Số biên chế/đơn vị

Định mức phân bổ

- Dưới 10 biên chế

35.000.000

- Từ 10 đến dưới 15 biên chế

32.500.000

- Từ 15 biên chế trở lên

30.000.000

2.2 Đối với cấp huyện:

a) Định mức: 20.000.000 đồng/biên chế năm nhân (x) số biên chế được giao cộng (+) tổng tiền lương.

Ngoài ra, mỗi huyện, thành phố được cộng thêm không quá 20% kinh phí hoạt động/tổng chi hành chính để đảm bảo các hoạt động không tự chủ.

3. Phụ cấp đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp (tỉnh, huyện, xã): Chi phụ cấp cho đại biểu HĐND các cấp trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng theo mức quy định.

4. Kinh phí hoạt động đặc thù của HĐND các cấp: Do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định, trên cơ sở thống nhất giữa Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh và Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh (theo phương án phân bổ dự toán chi ngân sách hàng năm đã được HĐND tỉnh thông qua) và đảm bảo nguyên tắc trong phạm vi tổng dự toán chi ngân sách địa phương được trung ương giao.

5. Đối với chi hành chính khác, kinh phí chuyên ngành, nhiệm vụ đặc thù, các khoản chi không thực hiện chế độ tự chủ nêu tại mục III phần B, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ bố trí trong phạm vi dự toán được Chính phủ phân bổ và thông qua Hội đồng nhân dân tỉnh trong phương án phân bổ dự toán chi ngân sách hàng năm.

6. Đối với cơ quan Thanh tra tỉnh, huyện, thành phố và Thanh tra các Sở, sẽ được bổ sung kinh phí hoạt động theo quy định tại Thông tư liên tịch số 04/2008/TTLT-BTC-TTCP ngày 04/01/2008 của Bộ Tài chính và Thanh tra Chính phủ: căn cứ kết quả thu nộp vào ngân sách nhà nước Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quyết định bổ sung theo quy định.

7. Ngân sách xã, phường, thị trấn (gọi chung là ngân sách xã):

a) Định mức phân bổ bình quân theo đơn vị hành chính xã:

- Đảm bảo kinh phí lương, các khoản theo lương và các hoạt động của cán bộ công chức, chuyên trách; trợ cấp cán bộ không chuyên trách của xã theo mức Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định; kinh phí hoạt động cơ sở Đảng theo Quyết định 84/BBT của Ban Bí thư và các chế độ hiện hành.

- Ngân sách các phường thuộc thành phố Sóc Trăng định mức phân bổ kinh phí hoạt động bình quân là 500.000.000 đồng/phường/năm cộng (+) tiền lương (bao gồm tiền lương cán bộ không chuyên trách các phường, tính theo lương tối thiểu 730.000 đồng/tháng).

- Ngân sách các xã, thị trấn thuộc các huyện định mức phân bổ là 400.000.000 đồng/xã, thị trấn/năm cộng (+) tiền lương (bao gồm tiền lương cán bộ không chuyên trách cấp xã, tính theo lương tối thiểu 730.000 đồng/tháng).

b) Định mức phân bổ theo tiêu chí phụ:

- Kinh phí đảm bảo trợ cấp đối với cán bộ ấp theo mức Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định, trên cơ sở tính bình quân tiêu chí ấp, với định mức phân bổ 34.165.000 đồng/ấp, khóm/năm.

- Kinh phí đảm bảo thực hiện “Cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, với mức phân bổ là 4.000.000 đồng/năm/ấp, khóm và 6.000.000 đồng/năm/xã thuộc vùng khó khăn (theo Quy định tại Thông tư số 160/2010/TT-BTC ngày 19/10/2010 của Bộ Tài chính).

- Kính phí hoạt động của Thanh tra nhân dân được phân bổ theo đơn vị hành chính xã, với mức phân bổ là 2.000.000 đồng/xã/năm.

c) Phân bổ ngân sách cấp xã: Căn cứ vào tiêu chí và định mức phân bổ chi ngân sách cấp xã, tỉnh sẽ phân bổ tổng thể chi ngân sách cấp xã trong ngân sách huyện, thành phố. Việc phân bổ chi tiết từng xã, phường, thị trấn trên địa bàn do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố quyết định trên cơ sở đã thông qua Hội đồng nhân dân cùng cấp theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và ổn định trong giai đoạn 2011 - 2015.

XII. ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ CHI AN NINH - QUỐC PHÒNG:

1. Tiêu chí phân bổ: Dân số trên toàn tỉnh.

2. Định mức phân bổ:

2.1. Quốc phòng:

a) Cấp tỉnh: 20.000 đồng/người dân/năm.

b) Cấp huyện: 10.000 đồng/người dân/năm.

2.2. An ninh:

a) Cấp tỉnh: 3.000 đồng/người dân/năm.

b) Cấp huyện: 2.000 đồng/người dân/năm.

2.2. Bộ đội Biên phòng:

Căn cứ khả năng ngân sách, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, bố trí trong phạm vi dự toán được Chính phủ phân bổ và thông qua Hội đồng nhân dân tỉnh trong phương án phân bổ dự toán chi ngân sách hàng năm và ổn định trong cả giai đoạn 2011 - 2015.

2.3. Chi công tác an ninh vùng trọng điểm:

Căn cứ khả năng ngân sách, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, bố trí trong phạm vi dự toán được Chính phủ phân bổ và thông qua Hội đồng nhân dân tỉnh trong phương án phân bổ dự toán chi ngân sách hàng năm.

XIII. CHI KHÁC NGÂN SÁCH:

1. Tiêu chí phân bổ: Căn cứ khả năng ngân sách, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, bố trí trong phạm vi dự toán được Chính phủ phân bổ và thông qua Hội đồng nhân dân tỉnh trong phương án phân bổ dự toán chi ngân sách.

2. Định mức phân bổ:

2.1. Cấp tỉnh: Khoản chi này không thể phân bổ theo định mức cụ thể, mà được bố trí kinh phí theo nhiệm vụ thực hiện, tối thiểu bằng mức dự toán năm trước. Trong đó: Kinh phí khen thưởng được bố trí tối đa bằng 1% chi thường xuyên của ngân sách cấp tỉnh hàng năm, theo quy định tại khoản 2 điều 67 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ.

2.2. Cấp huyện: Tối thiểu 600.000.000 đồng/huyện, thành phố/năm. Hàng năm, trong giai đoạn ổn định, căn cứ khả năng ngân sách Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, bố trí trong phạm vi dự toán được Chính phủ phân bổ và thông qua Hội đồng nhân dân tỉnh trong phương án phân bổ dự toán chi ngân sách.

XIV. CHI TRỢ GIÁ, TRỢ CƯỚC:

Được phân bổ về ngân sách các huyện, thành phố để thực hiện chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn theo Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg ngày 07/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

1. Tiêu chí phân bổ: Dân số trên toàn tỉnh.

2. Định mức phân bổ: 18.000 đồng/người dân/năm.

XV. DỰ PHÒNG NGÂN SÁCH:

1. Tiêu chí phân bổ: Tỷ lệ % và đảm bảo không thấp hơn mức dự toán được Thủ tướng Chính phủ giao hàng năm.

2. Định mức phân bổ:

2.1. Cấp tỉnh: Tính theo tỷ lệ % nhân (x) các khoản chi từ mục thứ I đến mục thứ XIV nêu trên với mức phân bổ tối thiểu là 3%.

2.2. Cấp huyện: Tính theo tỷ lệ % nhân (x) các khoản chi từ mục thứ I đến mục chi thứ XIV nêu trên với mức phân bổ tối thiểu là 2%.

D. HIỆU LỰC THI HÀNH:

Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên của ngân sách địa phương tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2011 2015 kể từ niên độ kế ngân sách năm 2011.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 12/2010/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 về định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương tỉnh Sóc Trăng giai đoạn ổn định 2011-2015

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.712

DMCA.com Protection Status
IP: 3.146.65.212
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!