Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 13-LCT/HĐNN8 Loại văn bản: Pháp lệnh
Nơi ban hành: Hội đồng Nhà nước Người ký: Võ Chí Công
Ngày ban hành: 28/01/1989 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

HỘI ĐỒNG NHÀ NƯỚC
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 13-LCT/HĐNN8

Hà Nội, ngày 28 tháng 1 năm 1989

 

PHÁP LỆNH

BẢO HỘ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP CỦA HỘI ĐỒNG NHÀ NƯỚC SỐ 13-LCT/HĐNN8 NGÀY 28/1/1989

Để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong hoạt động sở hữu công nghiệp, khuyến khích hoạt động sáng tạo và áp dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học - kỹ thuật vào thực tiễn, thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần mở rộng các quan hệ kinh tế, khoa học - kỹ thuật với nước ngoài ;
Căn cứ vào Điều 72 và Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ;
Pháp lệnh này quy định việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ở Việt Nam.

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Công nhận và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.

1- Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của tổ chức Nhà nước, tập thể và tư nhân có tư cách pháp nhân (sau đây gọi là tổ chức) và cá nhân bao gồm quyền sở hữu đối với Sáng chế, Giải pháp hữu ích, Kiểu dáng công nghiệp, Nhãn hiệu hàng hoá và quyền sử dụng đối với Tên gọi xuất xứ hàng hoá.

Nhà nước bảo hộ quyền lợi của tác giả Sáng chế, Giải pháp hữu ích, Kiểu dáng công nghiệp.

2- Nhà nước quan tâm và khuyến khích việc tạo ra, áp dụng rộng rãi Sáng chế, Giải pháp hữu ích, Kiểu dáng công nghiệp.

Điều 2: Nguyên tắc bình đẳng trong bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.

Nhà nước thực hiện nguyên tắc bình đẳng trong bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, không phân biệt thành phần kinh tế.

Điều 3: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của tổ chức, cá nhân nước ngoài.

Quyền sở hữu công nghiệp của tổ chức, cá nhân nước ngoài cũng được bảo hộ theo Pháp lệnh này phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.

Điều 4: Các đối tượng sở hữu công nghiệp được Nhà nước bảo hộ.

1- Sáng chế là giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, có tính sáng tạo, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội.

2- Giải pháp hữu ích là giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật ở Việt Nam, có khả năng hiện thực áp dụng trong điều kiện kinh tế, kỹ thuật hiện tại.

3- Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng đường nét, hình khối, mầu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố đó, có tính mới đối với thế giới và dùng làm mẫu để chế tạo sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.

4- Nhãn hiệu hàng hoá là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hoá có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc.

5- Tên gọi xuất xử hàng hoá là tên địa lý của nước, địa phương dùng để chỉ xuất xứ của mặt hàng từ nước, địa phương đó với điều kiện những mặt hàng này có tính chất, chất lượng đặc thù dựa trên điều kiện địa lý độc đáo và ưu việt, bao gồm yếu tố tự nhiên, con người hoặc kết hợp cả hai yếu tố đó.

6- Những đối tượng sở hữu công nghiệp trái với lợi ích xã hội, trật tự công cộng, nguyên tắc nhân đạo và đạo đức xã hội chủ nghĩa thì không được bảo hộ.

Điều 5: Quản lý Nhà nước đối với hoạt động sở hữu công nghiệp.

1- Hội đồng bộ trưởng thực hiện việc quản lý chung, ban hành các chính sách khuyến khích, phát triển hoạt động sở hữu công nghiệp.

2- Uỷ ban khoa học và kỹ thuật Nhà nước tổ chức chỉ đạo việc thực hiện chính sách Nhà nước đối với hoạt động sở hữu công nghiệp.

3- Cục sáng chế thuộc Uỷ ban khoa học và kỹ thuật Nhà nước (sau đây gọi là Cục sáng chế) là cơ quan Nhà nước quản lý hoạt động sở hữu công nghiệp, tiến hành các thủ tục công nhận quyền sở hữu công nghiệp, phối hợp với các tổ chức xã hội, các hội sáng tạo trong việc phát triển hoạt động sở hữu công nghiệp.

4- Các Bộ, Uỷ ban Nhà nước, các cơ quan khác thuộc Hội đồng bộ trưởng, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các đơn vị hành chính tương đương có trách nhiệm phát triển hoạt động sở hữu công nghiệp, trong phạm vi quản lý của mình, bảo đảm việc thực hiện các chính sách của Nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân trong hoạt động đó.

Điều 6

Trách nhiệm của các đơn vị cơ sở trong việc phát triển hoạt động sở hữu công nghiệp.

Các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và nghiên cứu khoa học - kỹ thuật có trách nhiệm tạo mọi điều kiện thuận lợi để người lao động tạo ra, thử nghiệm và hoàn thiện Sáng chế, Giải pháp hữu ích, Kiểu dáng công nghiệp ; thực hiện các biện pháp để các đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ kịp thời và sử dụng có hiệu quả, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả.

Điều 7: Vai trò của các tổ chức xã hội.

Liên đoàn lao động Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, các hội sáng tạo và các tổ chức xã hội khác có quyền thực hiện hoặc phối hợp với cơ quan quản lý Nhà nước và các đơn vị cơ sở thực hiện các biện pháp hỗ trợ các hoạt động tạo ra và áp dụng Sáng chế, Giải pháp hữu ích, Kiểu sáng công nghiệp và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật và chính sách khuyến khích phát triển hoạt động sở hữu công nghiệp.

Điều 8: Các khái niệm dùng trong Pháp lệnh.

1- Chủ Văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp là tổ chức hoặc cá nhân được cấp Văn bằng bảo hộ hoặc được chuyển giao quyền sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp.

2- Tác giả Sáng chế, Giải pháp hữu ích, Kiểu dáng công nghiệp là người tạo ra Sáng chế, Giải pháp hữu ích, Kiểu dáng công nghiệp bằng chính lao động sáng tạo của mình.

Đồng tác giải Sáng chế, Giải pháp hữu ích, Kiểu dáng công nghiệp là những người cùng đóng góp lao động sáng tạo để tạo ra Sáng chế, Giải pháp hữu ích, Kiểu dáng công nghiệp.

3- Sáng chế, Giải pháp hữu ích và Kiểu dáng công nghiệp công vụ là Sáng chế, Giải pháp hữu ích, Kiểu dáng công nghiệp được tạo ra khi tác giả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan Nhà nước, đơn vị kinh tế quốc doanh hoặc tập thể trong phạm vi trách nhiệm được giao hoặc khi cơ quan, đơn vị đầu tư kinh phí, thiết bị để tạo ra Sáng chế, Giải pháp hữu ích, Kiểu dáng công nghiệp đó.

Chương 2:

QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

Điều 9: Quyền của chủ Văn bằng bảo hộ.

1- Đối với Sáng chế, Giải pháp hữu ích, Kiểu dáng công nghiệp, Nhãn hiệu hàng hoá, chủ Văn bằng bảo hộ có quyền sở hữu các đối tượng đã được bảo hộ.

Chủ Văn bằng bảo hộ được độc quyền sử dụng, chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp cho tổ chức, cá nhân khác.

2- Đối với Tên gọi xuất xứ hàng hoá, chủ Văn bằng bảo hộ có quyền sử dụng từ ngày được cấp Văn bằng bảo hộ nhưng không được chuyển giao quyền sử dụng đó cho tổ chức, cá nhân khác.

3- Chủ Văn bằng bảo hộ có quyền yêu cầu Toà án xét xử hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của mình.

Điều 10: Chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.

Việc chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp phải thông qua hợp đồng viết, đăng ký tại Cục sáng chế và tuân theo pháp luật về chuyển giao công nghệ.

Điều 11: Sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đã được bảo hộ.

1- Các hoạt động sau đây được coi là sử dụng Sáng chế, Giải pháp hữu ích, Kiểu dáng công nghiệp : sản xuất, sử dụng, nhập khẩu, quảng cáo và lưu thông các sản phẩm được sản xuất theo Sáng chế, Giải pháp hữu ích, Kiểu dáng công nghiệp đã được bảo hộ cũng như việc áp dụng các phương pháp đã được bảo hộ là Sáng chế, Giải pháp hữu ích.

2- Các hoạt động sau đây được coi là sử dụng Nhãn hiệu hàng hoá và Tên gọi xuất xứ hàng hoá : gắn Nhãn hiệu hàng hoá, Tên gọi xuất xử hàng hoá trên sản phẩm, bao bì sản phẩm hoặc trên giấy tờ giao dịch nhằm đánh dấu hoặc chỉ rõ xuất xứ sản phẩm ; quảng cáo Nhãn hiệu hàng hoá hoặc Tên gọi xuất xứ hàng hoá.

Điều 12: Xâm phạm quyền của chủ Văn bằng bảo hộ.

1- Những hành vi dưới đây bị coi là xâm phạm quyền của chủ Văn bằng bảo hộ :

a) Thực hiện bất cứ hành vi nào quy định tại Điều 9 và Điều 11 Pháp lệnh này mà không được phép của chủ Văn bằng bảo hộ ;

b) Sử dụng một dấu hiệu hoặc tên gọi giống với Nhãn hiệu hàng hoá đã được bảo hộ đến mức có thể gây nhầm lẵn cho người tiêu dùng, gây thiệt hại cho quyền lợi của chủ Văn bằng bảo hộ.

2- Những hành vi dưới đây không bị coi là xâm phạm quyền của chủ Văn bằng bảo hộ :

a) Sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp không nhằm mục đích kinh doanh ;

b) Lưu thông và sử dụng các sản phẩm do chủ Văn bằng bảo hộ, người được quyền sử dụng trước hoặc người được chuyển giao quyền sử dụng đã đưa ra thị trường ;

c) Sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được bảo hộ trên các phương tiện vận tải của nước ngoài đang quá cảnh hoặc tạm thời ở trên lãnh thổ việt Nam, nếu việc sử dụng chỉ nhằm mục đích duy trì hoạt động của các phương tiện đó.

Điều 13: Nghĩa vụ của chủ Văn bằng bảo hộ.

Chủ văn bằng bảo hộ có các nghĩa vụ sau đây :

1- Sử dụng hoặc chuyển giao quyền sử dụng Sáng chế, Giải pháp hữu ích, Kiểu dáng công nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

2- Nộp lệ phí duy trì hiệu lực của Văn bằng bảo hộ và trả thù lao cho tác giả theo quy định của Hội đồng bộ trưởng.

Điều 14: Các trường hợp bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.

1- Trong những trường hợp sau đây, Chủ nhiệm Uỷ ban khoa học và kỹ thuật Nhà nước có quyền cấp giấy phép sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu sử dụng :

a) Nếu sau thời hạn do Hội đồng bộ trưởng quy định, chủ Văn bằng bảo hộ không sử dụng Sáng chế, giải pháp hữu ích hoặc mức độ sử dụng không phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước mà không có lý do chính đáng và tổ chức, cá nhân có yêu cầu sử dụng, sau khi không thoả thuận được với chủ Văn bằng bảo hộ về việc chuyển giao quyền sử dụng, đã đề nghị với Uỷ ban khoa học và kỹ thuật Nhà nước.

b) Khi một tổ chức, cá nhân có đơn yêu cầu sử dụng một Sáng chế, Giải pháp hữu ích để sử dụng một Sáng chế, Giải pháp hữu ích khác mà người có yêu cầu không thoả thuận được với chủ Văn bằng bảo hộ về việc chuyển giao quyền sử dụng ;

c) Khi Chủ nhiệm Uỷ ban khoa học và kỹ thuật Nhà nước xét có yêu cầu sử dụng Sáng chế, Giải pháp hữu ích, Kiểu dáng công nghiệp để đáp ứng nhu cầu quốc phòng, an ninh quốc gia cũng như nhu cầu phòng và chữa bệnh cho nhân dân và những nhu cầu cấp thiết khác của xã hội.

2- Trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, khoản 1 Điều này, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép sử dụng phải trả cho chủ Văn bằng bảo hộ một khoản tiền thoả đáng trên cơ sở lợi ích thu được. Nếu chủ Văn bằng bảo hộ và tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép sử dụng không thoả thuận được với nhau về việc trả tiền thì có thể yêu cầu Toà án giải quyết.

Điều 15: Quyền của người sử dụng trước.

Nếu trước ngày ưu tiên của đơn yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp quy định tại Điều 19 Pháp lệnh này mà một tổ chức hoặc cá nhân đã sử dụng hoặc chuẩn bị đầy đủ điều kiện để sử dụng Sáng chế, Giải pháp hữu ích, Kiểu dáng công nghiệp một cách độc lập với người nộp đơn, thì mặc dù Văn bằng bảo hộ đã được cấp, vẫn có quyền tiếp tục sử dụng các đối tượng đó, nhưng không được mở rộng khối lượng, phạm vi áp dụng và không được chuyển giao quyền sử dụng cho người khác.

Điều 16: Quyền và nghĩa vụ của người được chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.

1- Người được chuyển giao quyền sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp có các quyền và nghĩa vụ của chủ Văn bằng bảo hộ kể từ ngày việc chuyển giao được đăng ký tại Cục sáng chế.

2- Người được chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp có quyền đề nghị chủ Văn bằng bảo hộ yêu cầu toà án xét xử những xâm phạm gây thiệt hại cho mình. Nếu sau thời hạn 3 tháng kể từ khi nhận được đề nghị mà chủ Văn bằng bảo hộ không thực hiện đề nghị đó thì người được chuyển giao quyền sử dụng tự mình có quyền yêu cầu Toà án xét xử.

Điều 17: Quyền của tác giả.

1- Tác giả Sáng chế, Giải pháp hữu ích, Kiểu dáng công nghiệp có quyền được ghi họ, tên trong Văn bằng bảo hộ và các tài liệu khoa học - kỹ thuật được công bố.

Tác giả Sáng chế, Giải pháp hữu ích và Kiểu dáng công nghiệp công vụ có nghĩa vụ thông báo cho cơ quan, đơn vị về kết quả có khả năng được bảo hộ do mình tạo ra.

2- Tác giả Sáng chế, Giải pháp hữu ích, Kiểu dáng công nghiệp có quyền được nhận thù lao, khiếu nại về các vi phạm quyền của tác giả.

Chủ Văn bằng bảo hộ có trách nhiệm xác định mức thù lao và trả thù lao động cho tác giả trên cơ sở lợi ích thu được do áp dụng Sáng chế, Giải pháp hữu ích, Kiểu dáng công nghiệp.

Hội đồng bộ trưởng quy định mức thù lao tối thiểu cho tác giả.

Chương 3:

THỦ TỤC CÔNG NHẬN QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

Điều 18: Quyền nộp đơn yêu cầu bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp.

1- Đối với Sáng chế, Giải pháp hữu ích, Kiểu dáng công nghiệp, quyền nộp đơn yêu cầu bảo hộ thuộc về tác giả hoặc người thừa kế hợp pháp của tác giả.

2- Đối với Sáng chế, Giải pháp hữu ích và Kiểu dáng công nghiệp công vụ, quyền nộp đơn yêu cầu bảo hộ thuộc về cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 3 Điều 8 Pháp lệnh này. Nếu sau thời hạn 2 tháng kể từ ngày nhận được thông báo của tác giả mà cơ quan, đơn vị không nộp đơn yêu cầu bảo hộ thì quyền nộp đơn thuộc về tác giả.

3- Đối với Sáng chế, Giải pháp hữu ích và Kiểu dáng công nghiệp được tạo ra khi thực hiện hợp đồng nghiên cứu, triển khai khoa học - kỹ thuật thì quyền nộp đơn yêu cầu bảo hộ thuộc về bên đã giao việc, nếu trong hợp đồng không có thoả thuận về quyền nộp đơn yêu cầu bảo hộ.

4- Đối với Sáng chế, Giải pháp hữu ích và Kiểu dáng công nghiệp được tạo ra ở các đơn vị cơ sở thực hiện chế độ hợp đồng lao động thì quyền nộp đơn yêu cầu bảo hộ thuộc về đơn vị cơ sở, nếu trong hợp đồng lao động không ghi rõ ai có quyền nộp đơn yêu cầu bảo hộ.

5- Đối với Nhãn hiệu hàng hoá, quyền nộp đơn yêu cầu bảo hộ thuộc về tổ chức hoặc cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp.

6- Đối với tên gọi xuất xứ hàng hoá, quyền nộp đơn yêu cầu bảo hộ thuộc về tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp tại địa phương có những yếu tố đặc trưng quy định tại khoản 5 Điều 4 Pháp lệnh này.

7- Đối với Sáng chế, Giải pháp hữu ích, Kiểu dáng công nghiệp, quyền nộp đơn yêu cầu bảo hộ có thể được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân khác bằng văn bản.

Điều 19: Quyền ưu tiên đối với đơn yêu cầu bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp.

1- Quyền ưu tiên đối với đơn yêu cầu bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp được xác định theo ngày ưu tiên. Ngày ưu tiên là ngày đơn tới Cục sáng chế hoặc được xác định theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.

2- Trong trường hợp muốn hưởng quyền ưu tiên theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, người nộp đơn yêu cầu bảo hộ phải nêu rõ trong đơn và có trách nhiệm chứng minh quyền đó.

Điều 20: Thủ tục nộp đơn muốn yêu cầu bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp.

1- Đơn yêu cầu bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp bao gồm những tài liệu cần thiết do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định và được nộp cho Cục sáng chế.

Cục sáng chế có quyền yêu cầu người nộp đơn sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu bảo hộ.

2- Tổ chức, cá nhân có thể trực tiếp yêu cầu bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp hoặc thông qua người đại diện sở hữu công nghiệp.

Tổ chức, cá nhân không thường trú, không có trụ sở, hoặc không có cơ quan đại diện ở Việt Nam yêu cầu bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp ở Việt Nam phải thông qua người đại diện sở hữu công nghiệp.

Điều 21: Người đại diện sở hữu công nghiệp.

1- Người đại diện sở hữu công nghiệp là tổ chức, cá nhân được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép hoạt động và phải đăng ký tại Cục sáng chế.

2- Người đại diện sở hữu công nghiệp thực hiện dịch vụ đại diện trong hoạt động bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và thực hiện các dịch vụ khác liên quan đến hoạt động sở hữu công nghiệp.

Điều 22: Xem xét đơn yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, cấp Văn bằng bảo hộ và công bố đối tượng được bảo hộ.

Cục sáng chế có trách nhiệm xem xét đơn yêu cầu bảo hộ, cấp Văn bằng bảo hộ và công bố đối tượng được bảo hộ theo thủ tục do Hội đồng bộ trưởng quy định.

Điều 23: Văn bằng bảo hộ và thời hạn hiệu lực.

1- Văn bằng bảo hộ xác nhận quyền sở hữu công nghiệp của chủ Văn bằng bảo hộ ; quyền của tác giả Sáng chế, Giải pháp hữu ích, Kiểu dáng công nghiệp.

2- Hình thức và thời hạn hiệu lực của Văn bằng bảo hộ được quy định như sau :

a) Văn bằng bảo hộ Sáng chế là Bằng độc quyền Sáng chế, có thời hạn hiệu lực 15 năm tính từ ngày ưu tiên ;

b) Văn bằng bảo hộ Giải pháp hữu ích là Bằng độc quyền Giải pháp hữu ích, có thời hạn hiệu lực 6 năm tính từ ngày ưu tiên ;

c) Văn bằng bảo hộ Kiểu dáng công nghiệp là Giấy chứng nhận Kiểu dáng công nghiệp, có thời hạn hiệu lực 5 năm tính từ ngày ưu tiên ;

d) Văn bằng bảo hộ Nhãn hiệu hàng hoá là Giấy chứng nhận đăng ký Nhãn hiệu hàng hoá, có thời hạn hiệu lực 10 năm tính từ ngày ưu tiên ;

đ) Văn bằng bảo hộ Tên gọi xuất xứ hàng hoá là giấy chứng nhận đăng ký Tên gọi xuất xứ hàng hoá có hiệu lực kể từ ngày cấp và không bị giới hạn về thời gian.

3- Theo yêu cầu của chủ Văn bằng bảo hộ, Cục sáng chế gia hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận Kiểu dáng công nghiệp hai lần, thời hạn mỗi lần là 5 năm và gia hạn hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký Nhãn hiệu hàng hoá nhiều lần thời hạn mỗi lần là 10 năm.

Điều 24: Những trường hợp Văn bằng bảo hộ mất hiệu lực trước thời hạn.

1- Văn bằng bảo hộ mất hiệu lực trước thời hạn trong những trường hợp sau đây :

a) Chủ Văn bằng bảo hộ nộp đơn từ bỏ việc bảo hộ cho Cục sáng chế ;

b) Chủ bằng độc quyền Sáng chế, Giải pháp hữu ích không nộp lệ phí duy trì hiệu lực đúng thời hạn ;

c) Người được cấp Giấy chứng nhận đăng ký Nhãn hiệu hàng hoá, Tên gọi xuất xứ hàng hoá ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh ;

d) Người được cấp Giấy chứng nhận đăng ký Nhãn hiệu hàng hoá không sử dụng hoặc không chuyển giao cho người khác sử dụng trong thời hạn 5 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận ;

đ) Các yếu tố tạo nên tính chất đặc thù của sản phẩm mang Tên gọi xuất xứ hàng hoá không còn tồn tại hoặc sản phẩm do người được cấp Giấy chứng nhận đăng ký Tên gọi xuất xứ hàng hoá sản xuất không đạt được tính chất, chất lượng đặc thù.

2- Việc Văn bằng bảo hộ mất hiệu lực trước thời hạn được ghi vào sổ đăng bạ và công bố trong Công báo sở hữu công nghiệp.

Điều 25: Sửa đổi, huỷ bỏ Văn bằng bảo hộ.

Văn bằng bảo hộ bị sửa đổi hoặc huỷ bỏ hiệu lực toàn bộ hoặc từng phần theo các quy định tại Điều 28 Pháp lệnh này.

Điều 26: Sáng chế mật, Giải pháp hữu ích mật.

1- Sáng chế, Giải pháp hữu ích liên quan đến quốc phòng và an ninh quốc gia mà theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền được coi là bí mật quốc gia, thì được gọi là Sáng chế mật, Giải pháp hữu ích mật.

2- Tác giả, chủ Văn bằng bảo hộ và những người liên quan đến việc làm, nộp, xem xét đơn yêu cầu bảo hộ, sử dụng, chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng các Sáng chế, Giải pháp hữu ích mật có trách nhiệm giữ bí mật các đối tượng đó theo chế độ bảo vệ bí mật quốc gia.

Điều 27: Bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp ở nước ngoài.

Sáng chế, Giải pháp hữu ích, Kiểu dáng công nghiệp được tạo ra ở Việt Nam cũng như Nhãn hiệu hàng hoá, Tên gọi xuất xứ hàng hoá của Việt Nam đều có thể được yêu cầu bảo hộ ở nước ngoài, sau khi đơn yêu cầu bảo hộ các đối tượng đó đã được nộp ở Việt Nam, nếu các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia không quy định khác.

Chương 4:

GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TRANH CHẤP, XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 28

Khiếu nại, giải quyết khiếu nại.

1- Người nộp đơn yêu cầu bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp có quyền khiếu nại về các quyết định liên quan đến việc nhận, xem xét đơn, từ chối cấp Văn bằng bảo hộ.

Trong suốt thời hạn hiệu lực của Văn bằng bảo hộ, mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền khiếu nại về việc cấp Văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp không đáp ứng các yêu cầu quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 4 Pháp lệnh này.

Cục trưởng Cục sáng chế có trách nhiệm giải quyết các khiếu nại quy định tại đoạn 1 và đoạn 2 khoản 1 Điều này. Nếu người khiếu nại không đồng ý với quyết định của Cục trưởng Cục sáng chế thì có quyền khiếu nại với Chủ nhiệm Uỷ ban khoa học và kỹ thuật Nhà nước. Quyết định của Chủ nhiệm Uỷ ban khoa học và kỹ thuật Nhà nước là quyết định cuối cùng.

2- Mọi tổ chức, các nhân đều có quyền khiếu nại về việc Văn bằng bảo hộ cấp cho người không có quyền nộp đơn quy định tại Điều 18 Pháp lệnh này hoặc Văn bằng bảo hộ xác nhận không đúng tác giả.

Cục trưởng cục sáng chế có trách nhiệm giải quyết các khiếu nại quy định tại đoạn 1 khoản này. Nếu không đồng ý với quyết định của Cục trưởng Cục sáng chế thì trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày nhận được quyết định đó các bên liên quan có quyền yêu cầu Toà án xét xử. Sau khi được Toà án xét xử, Cục trưởng Cục sáng chế làm thủ tục giữ nguyên, sửa đổi hoặc huỷ bỏ hiệu lực của Văn bằng bảo hộ theo quyết định đã có hiệu lực của Toà án.

3- Trong trường hợp không đồng ý với việc trả thù lao, tác giả Sáng chế, Giải pháp hữu ích, Kiểu dáng công nghiệp và người thừa kế hợp pháp của tác giả có quyền yêu cầu Toà án giải quyết.

4- Thời hạn giải quyết các khiếu nại theo thủ tục hành chính quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này do Hội đồng bộ trưởng quy định.

Điều 29: Thẩm quyền xét xử của Toà án.

Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị hành chính tương đương là cấp xét xử sơ thẩm theo trình tự tố tụng dân sự đối với các tranh chấp và vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 9, khoản 2 Điều 14, khoản 2 và khoản 3 Điều 28 Pháp lệnh này.

Trong trường hợp một hoặc cả hai bên đương sự là tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài thì tranh chấp do Toà án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xét xử theo yêu cầu của nguyên đơn.

Điều 30: Giải quyết các tranh chấp liên quan đến hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.

1- Các tranh chấp liên quan đến hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp được giải quyết theo trình tự tố tụng đối với các tranh chấp về hợp đồng dân sự hoặc hợp đồng kinh tế theo quy định của pháp luật.

2- Các tranh chấp liên quan đến hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp mà một hoặc cả hai bên là cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài được giải quyết tại cơ quan trọng tài hoặc tại cơ quan xét xử khác do hai bên thoả thuận.

Điều 31: Xử lý các vi phạm.

Người nào xâm phạm quyền của chủ Văn bằng bảo hộ, quyền của tác giả, sử dụng trái phép Nhãn hiệu hàng hoá, Tên gọi xuất xứ hàng hoá gây thiệt hại cho người tiêu dùng ; vi phạm các nghĩa vụ đăng ký Nhãn hiệu hàng hoá ; làm lộ bí mật các Sáng chế, Giải pháp hữu ích ; vi phạm quy định về việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ở nước ngoài hoặc các quy định khác của Pháp lệnh này thì tuỳ mức độ nhẹ hoặc nặng có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Chương 5:

ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

Điều 32: Khuyến khích hoạt động sáng kiến cải tiến kỹ thuật - hợp lý hoá sản xuất.

Nhà nước khuyến khích hoạt động sáng kiến cải tiến kỹ thuật - hợp lý hoá sản xuất (gọi tắt là sáng kiến) và bảo đảm quyền lợi của tác giả.

Các đơn vị cơ sở có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sáng kiến của người lao động, xét công nhận áp dụng sáng kiến và trả thù lao cho tác giả theo quy định của Hội đồng bộ trưởng.

Điều 33: Hội đồng bộ trưởng quy định chi tiết việc thi hành Pháp lệnh này.

Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn xét xử các tranh chấp về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.

Hà Nội, ngày 28 tháng 1 năm 1989

 

Võ Chí Công

(Đã ký)

 

THE NATIONAL COUNCIL
---------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
--------------

13-LCT/HDNN8

Hanoi, January 28th, 1989.

 

ORDINANCE

ON THE PROTECTION OF INDUSTRIAL PROPERTY RIGHTS

In order to protect the legitimate rights and interests of organizations and individuals engaged in industrial property activity; to encourage the creation and effective utilization of scientific and technological achievements, promote national social and economic development and contribute to the expansion of economic, scientific and technological relations with foreign countries;
In accordance with articles 72 and 100 of the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;
This Ordinance provides for the protection of industrial property rights in Vietnam.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1

Recognition and protection of industrial property rights:

1. The State recognizes and protects the industrial property rights of State organizations, collective bodies or legal entities (hereinafter referred to as organizations) and individuals. Industrial property rights comprise the ownership rights to an invention, utility solution, industrial design or trade mark and the right to use and appellation of origin. In respect of goods the State protects the rights of the creator of an invention, utility solution or industrial design.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2

Principle of equality in the protection of industrial property rights:

The State shall without discriminating between the economic sectors apply the principle of equality in the protection of industrial property rights.

Article 3

Protection of industrial property rights of a foreign organization or individual :

The industrial property rights of a foreign organization or individual shall also be protected under this Ordinance in accordance with the international treaties to which Vietnam is a party or on the basis of reciprocity.

Article 4

Definitions of industrial property under the protection of the State:

1. Invention means a technical solution which is new in comparison with the existing level of technology in Vietnam, and which may be achieved in the current socio-economic conditions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Trade mark means a mark which is used to distinguish the goods or services of a individual from goods or services of the same kind of another person. Trade marks may be in the form of words, pictures, or any combination thereof presented in one or more colors.

4. Appellation of origin of goods means the geographical name of a country or locality which serves to designate the origin of a product manufactured in the country or locality, provided that its qualities and characteristics are due exclusively or essentially to the geographical environment including natural, and human factors or a combination there of.

5. Industrial property which is contrary to the social interest, public order, the principles of humanity or socialist morality shall not be protected.

Article 5

State management of industrial property:

1. The Council of Ministers shall be responsible for general management of and the issue of State policies on promotion and development of industrial property.

2. The State Committee for Science and Technology shall be responsible for organizing, supervising and implementing State policies on industrial property.

3. The State office in charge of controlling matters relating to industrial property is the Inventions Department, which is directly under the State Committee for Science and Technology (hereinafter

referred to as the Inventions Department) and which is responsible for the procedures for recognition of industrial property rights, and for co-operation with social organizations and inventors associations in relation to industrial property matters.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



administrative units shall be responsible for the organization and development of industrial property within their sectors or territories and for ensuring the implementation of the State policies concerning organizations and individuals engaged in industrial property activities.

Article 6

Responsibility of organizations in the development of industrial property :

Organizations involved in production, commerce, services and scientific technological research shall be responsible for creating favorable conditions for their staff to create, examine, test and improve their inventions, utility solutions or industrial designs, taking necessary measures to ensure that industrial property is protected and effectively utilized, and for ensuring the legitimate rights and interests of the inventors.

Article 7

Role of social organizations in industrial property:

The General Federation of Labour of Vietnam, the Ho Chi Minh Communist Youth League, inventors associations, and other social organizations shall, by themselves, or in conjunction with the State management body and basic units, have the right to take necessary measures in support of creating and utilizing inventions, utility solutions or industrial designs, to protect the legitimate rights and interests of authors and to control the implementation of the relevant regulations and policies of the State designed to encourage the development of industrial property.

Article 8

Definition of terms used in this Ordinance:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Inventor or author of an invention, utility solution or industrial design means the person, who by his creative work, creates the invention, utility solution or industrial design.

Co-authors of an invention, utility solution or industrial design means the individuals who by their creative work, jointly create the invention, utility solution, or industrial design.

3. service invention, service utility solution, or service industrial design means an invention, utility solution or industrial design which is created by authors on behalf of a State organization, State run economic unit, or collective group or is created using the financial resources and facilities of the organizations or units.

Chapter II

INDUSTRIAL PROPERTY RIGHTS

Article 9

Rights of owners of protected titles:

1. The owner of a protected title to an invention, utility solution, industrial design or trade mark, shall have ownership rights in respect of the protected object.

The owner of a protected title shall be entitled to utilize exclusively, the protected object and to transfer the ownership right or the right to utilize the protected object to another organization or individual.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The owner of a protected titled may file a complaint with the court in the event that his industrial property rights are infringed.

Article 10

Transfer of the ownership of or of the right to utilize a protected object:

The transfer of the ownership of or of the right to utilize a protected object shall take place by way of a written contract registered with the Inventions Department in compliance with the provisions on transfer of technology.

Article 11

Utilization of industrial property which is protected:

1. The following shall be regarded as utilization of an invention,utility solution or industrial design: manufacturing, using, importing, advertising and placing in circulation the product in which the protected invention, utility solution or industrial design is embodied; or, applying the process which is protected as an invention or utility solution.

2. The following shall be regarded as utilization of a trade mark or an appellation of origin: placing the trade mark or the appellation of origin on a product or on the packaging of a product or on documents or vouchers in order to mark the product or to indicate the origin of that product, advertising the trade mark or appellation of origin.

Article 12

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Any of the following acts shall constitute an infringement of the rights of the owner of a protected title:

(a) Any act referred to in articles 9 and 11 of this Ordinance which is committed without the consent of the owner of the protected title.

(b) The utilization of a sign or name similar to a protected trade mark to the extent that it may mislead consumers and cause damage to the owner.

2. The following acts shall not be considered to amount to infringement of the rights of an owner of a protected title:

(a) The utilization of the object of industrial property for non-commercial purposes.

(b) Circulating products which have been placed in the market by the owner of a protected title, the prior manufacturers or the licenses.

(c) The use of industrial property which has been protected, in transport vehicles of foreigners, when such vehicles temporarily enter or are in the territory of Vietnam, provided that the property is used only for the purpose of ensuring the operation of the vehicles.

Article 13

Obligations of the owner of a protected title:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. To utilize or transfer the right to utilize the invention, utility solution or industrial design in the territory of Vietnam, to the extent required to meet the needs of the socio economic development of the country.

2. To pay a fee to maintain the validity of the protected title and to pay remuneration to the author according to the relevant regulations of the Council of Ministers.

Article 14

Compulsory transfer of the ownership of, or the right to utilize, a protected object:

1. The Chairman of the State Committee for Science and Technology shall have power to grant a license to utilize industrial property upon the request of an organization or individual in the following cases:

(a) Where, after the expiry of the period prescribed by the Council of Ministers the owner of a protected title has, in the absence justifiable reasons, not utilized the invention or utility solution or

the extent of his utilization has not met the needs of the social or economic development of the country and the organization or individual requesting the utilization has been unable to secure the agreement of the owner of a protected title to transfer the right to utilize the protected invention or utility solution to it and has submitted the request to the State Committee for Science and Technology.

(b) Where an organization or individual needs to utilize one invention or utility solution in order to utilize another invention or utility solution but has been unable to secure the agreement of the owner to transfer the right to utilization of the said invention or utility solution.

(c) Where the Chairman of the State Committee for Science and Technology considers it necessary to utilize the protected invention, utility solution or industrial design for the requirements of national defense and security or for prevention or treatment of disease of

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. In the cases referred to in paragraph (a), (b) and (c) of clause 1 of this article, the organization or individual to whom a compulsory license is granted shall pay the owner of the protected title

adequate compensation determined on the basis of the benefit obtained.Where the organization or individual and the owner of the protected title are unable to agree on the amount of compensation, they may file a claim with the court.

Article 15

Rights derived from previous utilization:

Where an organization or individual, prior to an applicant gaining priority in an application for protection as prescribed in article 19 of this Ordinance, has independently of the applicant utilized or undertaken serious preparation to utilize the invention, utility solution or industrial design, that organization or individuals shall, despite the grant of a protected title to the applicant, have the right to continue in the utilization, increase its volume or scope of application, or transfer the right.

Article 16

Rights and obligations of the individual to whom the ownership right or right to utilize industrial property has been transferred:

1. The individual to whom the ownership right or the right to utilize industrial property has been transferred shall have the rights and obligations of the owner of the protected title from the date on which the transfer is registered with the Inventions Department.

2. The individual to whom the ownership right or the right to utilize the industrial property has been transferred, shall be entitled to require the owner of the protected title to institute proceedings in respect of nay infringing act. If within three months from the receipt of the request, the owner of a protected title has not responded, the individual may himself institute proceedings in respect of the infringing act.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Rights of an author:

1. The author of an invention, utility solution or industrial design shall be named as such in the protected title and in other scientific and technical documents.

The author of a service invention, service utility solution or service industrial design shall be obliged to inform the organization or unit to which be belongs of his creative work where it is able to be protect.

2. The author of an invention, utility solution or industrial design shall have the right to receive his remuneration and to lodge and appeal against any infringement of its rights.

The owner of a protected title shall be obliged to determine the amount of remuneration to be paid on the basis of the benefit resulting from the utilization of the invention, utility solution or industrial design.The Council of Ministers shall fix a minimum amount of remuneration to be paid to the author.

Chapter III

PROCEDURES FOR THE RECOGNITION OF INDUSTRIAL PROPERTY RIGHTS

Article 18

Right to file an application for protection :

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. In cases of a service invention, service utility solution or service industrial design the organization or unit referred to in clause 3 of article 8 of this Ordinance shall have the right to file

an application for protection. If, within two months following the date of notification given by the author, the organization or unit has not filed the application for protection, the author shall have the right to file to the application himself.

3. In cases of an invention, utility solution or industrial design which is created during the conduct of a scientific technological research and development contract, the right to file an application for protection shall belong, except where otherwise provided in the contract, to the employing party.

4. In the case of an invention, utility solution or industrial design which is created in a basic unit which uses labour subject to labour contract, the right to file an application for protection shall belong to that basic unit if the name of individual who has the right to file an application for protection is not defined in the labour contract.

5. In the case of a trade mark, the right to file an application for protection shall belong to the organization or individual engaged in lawful manufacturing commercial activities.

6. In the case of an appellation of origin, the right to file an application for protection shall belong to the organization or individual engaged in lawful manufacturing commercial activities in the locality and which has the distinctive characteristics described in clause 5 of article 4 of this Ordinance.

7. In the case of an invention, utility solution or industrial design, the right to file an application for protection may be transferred in writing to another organization or individual.

Article 19

Right of priority of an application for protection of industrial property:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Any applicant who claims the right of priority according to the international treaties to which Vietnam is a party shall make a declaration in his application and shall be obliged to prove that right.

Article 20

Procedures for filing an application for protection of industrial property:

1. The application for protection of industrial property shall consist of the necessary documents prescribed by the competent authority of the State and shall be filed with the Inventions Department.The Inventions Department shall have the right to request that the applicant amend or supplement his application.

2. An organization or individual may file an application for protection himself or through an industrial property agent. An organization which or individual who, has no permanent residence, headquarters or representative office in Vietnam shall file an application for protection through an industrial property agent.

Article 21

Industrial property agent:

1. An industrial property agent means an organization which or individual who, is authorized to function by the competent authority of the State. The industrial property agent shall be registered with the Inventions Department.

2. An industrial property agent shall provide representative services in relation to industrial property protection and other services in relation to industrial property.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Examination of an application for protection, grant of a protected title and publication of protected property. The Inventions Department shall be empowered to examine applications for protection, and publish the protected projects in accordance with the procedures provided by the Council of Ministers.

Article 23

Protected titles and term of validity:

1. The protected title certifies the industrial property which is protected and the rights of the author of an invention, utility solution or industrial design.

2. The form and validity of a protected title shall be determined as follows:

(a) In the case of an invention, the protected title is a patent for invention. The term of validity of a patent for invention shall be fifteen (15) years from the date of priority.

(b) In the case of a utility solution, the protected title is a patent for utility solution. The term of validity of a patent for invention shall be six years from the date of priority.

(c) In the case of an industrial design, the protected title is a certificate of industrial design. The term of validity of a certificate of industrial design. The term of validity of a certificate of industrial design shall be five years from the date of priority.

(d). In the case of a trade mark, the protected title is a certificate of registration of trade mark. The term of validity of a certificate of registration of trade mark shall be ten (10) years calculated from the date of priority.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. At the request of the owner of a protected title, the Inventions Department shall extend the term of validity of a certificate of industrial design twice, each for a period of five years, and shall extend the validity of a certificate of registration of trade mark for an unlimited number of terms each for a period of ten (10) years.

Article 24

Cases where a protected title shall become ineffective before the expiration of its term of validity :

1. The protected title shall in the following cases become ineffective before the expiration of its term of validity :

(a) The owner of a protected title files a written surrender with the Inventions Department.

(b) The owner of a patent for protection or utility solution has not paid the prescribed annual fee.

(c) The owner of a certificate of registration of trade mark or of a certificate of registration of appellation of origin has ceased his manufacturing commercial activities.

(d) The owner of a certificate of registration of trade mark has not utilized or has not transferred the right to utilization of the trade mark within five years from the date of registration.

(e) Where the factors which create the qualities and characteristics of products bearing the appellation of origin no longer exits, or, the products made by the owner of the certificate of registration of appellation of origin no longer contain the said qualities and characteristics.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 25 :

Amendment to and cancellation of a protected title :

A protected title may be amended or canceled in whole or in accordance with the provisions contained in article 28 of this Ordinance.

Article 26 :

Secret invention, secret utility solution :

1. An invention or utility which relays to the defense and security of the State and is considered by the competent State authority concerned to be a secret of the State, shall be named as a secret invention or secret utility solution.

2. The author and the owner of a protected title and those concerned with marking, filing, examining the application for protected of, utilizing or transferring the ownership right or the right to utilization of, a secret invention or secret utility solution shall, pursuant to the provisions of the competent State authority concerned, be responsible for keeping those solutions and inventions secret.

Article 27

Protection of industrial property rights abroad :

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter IV

RESOLUTION OF COMPLAINTS, DISPUTES AND DEALING WITH BRANCHES.

Article 28 :

Filing and resolution of complaints :

1. Application for a protected title may file complaints in relation to any decision concerning the receipt and examination of an application and the refusal to grant a protected title.During the term of validity of the protected title, any organization or individual may appeal against the grant of a protected title to industrial property which does not satisfy the requirement prescribed in clause 1, 2, 3, 4, 5 and 6 of article 4 of this Ordinance.The Director of the Inventions Department shall be responsible for resolution of the appeals referred to in clause 1 and 2 of this article. In the event that the appellant is not satisfied with the decision of the Director of the Inventions Department he may file a further appeal to the Chairman of the State Committee for Science and Technology. The decision of the Chairman of the State Committee for Science and Technology shall be final.

2. Any organization or individual may appeal against the grant of a protected title to an individual who has no right to file an application as referred to in article 18 of this Ordinance or if the protected title wrongly identifies the author.

The Director of the Inventions Department shall be responsible for resolving the appeals prescribed in clause 1 of this article. Any party dissatisfied with the decision of the Director of the Inventions Department may, within three months from receipt of that decision, institute legal proceedings in the court. After the court proceedings, the Director of the Inventions Department shall maintain, amend or invalidate the protected title on the basis of the decision of the court.

3. In the event of a disagreement arising in relation to remuneration to be paid, the author of an invention, utility solution or industrial design, or his successor in title, may institute legal proceedings in the court.

4. The time limit for resolution of appeals pursuant to the administrative procedures referred to in clauses 1 and 2 of this article shall be determined by the Council of Ministers.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Jurisdiction and competence of the court :

The people's court of the provinces and cities directly under central authority or a corresponding administrative unit shall be a competent court of first instance to deal with appeals and disputes referred to in clause 3 of article 9, clause 2 of article 24 and clause 2 and 3 of article 28 of this Ordinance in accordance with the Civil procedure Code. In cases where one both parties are foreign organizations or persons, disputes shall upon the request of a plaintiff be judged by the

People's Court of Hanoi or by the People's Court of Ho Chi Minh City.

Article 30

Resolution of disputes concerning a contract of transfer of the ownership right or right to utilization of industrial property :

1. Disputes concerning a contract of transfer of the ownership or right to utilization of industrial property shall be resolved according to the trial procedures for disputes of a civil or economic contract.

2. Disputes concerning a contract of transfer of the ownership right or right to utilization of industrial property to which one or both parties are foreign organizations or individuals shall be resolved by the arbitration or other judicial body agreed both parties.

Article 31 :

Dealing with breaches :

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter V

FINAL PROVISIONS

Article 32 :

Encouragement of technical innovation and improvement and rationalization of production :

The State encourages technical innovation and improvement and rationalization of production (hereinafter referred to as innovation) and guarantees the rights of any author in relation thereto).

Basic units shall be responsible for the creation of favorable conditions for the innovations of working people, the examination and utilization of innovations and the payment of remuneration to the authors in accordance with the regulations of the Council of Ministers.

Article 33 :

The Council of Ministers shall issue detailed provisions for the implementation of this Ordinance.

The Supreme People's Court shall be responsible for the resolution of disputes in relation to the protection of industrial property.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

FOR THE STATE COUNCIL OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
PRESIDENT




Vo Chi Cong

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Pháp lệnh Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ngày 28/01/1989 do Hội đồng Nhà nước ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.253

DMCA.com Protection Status
IP: 18.118.200.86
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!