Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Lệnh 44-LCT/HĐNN8 công bố Pháp lệnh Thừa kế 1990

Số hiệu: 44-LCT/HĐNN8 Loại văn bản: Lệnh
Nơi ban hành: Hội đồng Nhà nước Người ký: Võ Chí Công
Ngày ban hành: 10/09/1990 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

HỘI ĐỒNG NHÀ NƯỚC
--------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 44-LCT/HĐNN8

Hà Nội, ngày 10 tháng 9 năm 1990

 

LỆNH

CÔNG BỐ PHÁP LỆNH THỪA KẾ

HỘI ĐỒNG NHÀ NƯỚC
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Điều 34 của Luật Tổ chức Quốc hội và Hội đồng Nhà nước,

NAY CÔNG BỐ:

Pháp lệnh thừa kế đã được Hội đồng Nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 30 tháng 8 năm 1990.

 

 

T.M. HỘI ĐỒNG NHÀ NƯỚC
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CHỦ TỊCH




Võ Chí Công

 

PHÁP LỆNH

THỪA KẾ

Để bảo hộ quyền thừa kế của công dân;

Căn cứ vào Điều 27 và Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Pháp lệnh này quy định quyền thừa kế của công dân.

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Quyền thừa kế của công dân

Công dân có quyền lập di chúc đề định đoạt tài sản của mình, để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật, hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Điều 2: Quyền bình đẳng về thừa kế của công dân

Công dân không phân biệt nam, nữ đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác theo di chúc hoặc theo pháp luật, quyền hưởng di sản.

Điều 3: Thời điểm, địa điểm mở thừa kế

1- Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết hoặc được Toà án xác định là đã chết.

2- Địa điểm mở thừa kế là nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản. Nếu không xác định được nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản, thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ hoặc phần lớn di sản.

Điều 4: Di sản

1- Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác, quyền về tài sản do người chết để lại.

Tài sản gồm có tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, các thu nhập hợp pháp.

2- Trong trường hợp vợ hoặc chồng chết thì một nửa tài sản chung của vợ chồng thuộc về di sản của người chết.

Điều 5: Người thừa kế

1- Người thừa kế theo di chúc có thể là cá nhân, Nhà nước, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế.

Người thừa kế theo di chúc là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế. Người sinh ra sau khi người lập di chúc chết, nhưng đã thành thai trước khi người lập di chúc chết cũng là người thừa kế di chúc.

Người thừa kế là cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế phải là cơ quan, tổ chức còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

2- Người thừa kế theo pháp luật phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế. Con của người để lại di sản sinh ra sau khi người để lại di sản chết cũng là người thừa kế theo pháp luật của người chết.

Điều 6: Việc thừa kế của những người được coi là chết trong cùng một thời điểm

Trong trường hợp những người có quyền thừa kế tài sản của nhau đều chết mà không xác định được người nào chết trước, thì họ không được thừa kế tài sản của nhau và di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng.

Điều 7: Những người thừa kế không có quyền hưởng di sản

1- Những người thừa kế sau đây không có quyền hưởng di sản:

a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản;

b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế khác có quyền hưởng;

d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép người có tài sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, huỷ di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người có tài sản.

2- Những người nói tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người có tài sản thể hiện ý chí vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.

Điều 8: Nghĩa vụ về tài sản của người thừa kế

Người thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại.

Điều 9: Di sản thuộc về Nhà nước

Trong trường hợp không có người thừa kế hoặc những người thừa kế đều không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản, khước từ quyền hưởng di sản, thì di sản thuộc về Nhà nước.

Chương 2:

THỪA KẾ THEO DI CHÚC

Điều 10: Quyền lập di chúc

Công dân có quyền lập di chúc để chuyển quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ tài sản của mình cho một hoặc nhiều người trong hoặc ngoài các hàng thừa kế theo pháp luật, cũng như cho Nhà nước, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế.

Điều 11: Quyền của người lập di chúc

1- Khi lập di chúc người có tài sản có quyền:

a) Chỉ định người thừa kế;

b) Phân định tài sản cho người thừa kế;

c) Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;

d) Truất quyền hưởng di sản của một hoặc nhiều người thừa kế theo pháp luật mà không nhất thiết phải nêu lý do.

2- Người lập di chúc có quyền sửa đổi, bổ sung di chúc đã lập, thay thế di chúc đã lập bằng di chúc khác, huỷ bỏ di chúc.

Điều 12: Di chúc hợp pháp

1- Di chúc hợp pháp là di chúc do người từ đủ mười tám tuổi trở lên tự nguyện lập trong khi minh mẵn, không bị lừa dối và không trái với quy định của pháp luật.

Di chúc cũng được coi là hợp pháp nếu do người từ đủ mười sáu tuổi trở lên nhưng chưa đủ mười tám tuổi tự nguyện lập trong khi minh mẵn, được sự đồng ý của cha mẹ hoặc người đỡ đầu, không bị lừa dối và không trái với quy định của pháp luật.

2- Di chúc do công dân Việt Nam lập ở nước ngoài theo pháp luật của nước ngoài, nếu có nội dung không trái với pháp luật của Việt Nam, cũng được coi là di chúc hợp pháp.

Điều 13: Nội dung bản di chúc

1- Trong bản di chúc phải ghi rõ: Ngày, tháng, năm lập di chúc; họ, tên và nơi thường trú của người lập di chúc; họ, tên người được hưởng di sản; tên cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; tài sản, quyền về tài sản để lại cho người, cơ quan tổ chức được hưởng; nơi có tài sản đó. Nếu người lập di chúc giao nghĩa vụ cho người thừa kế thì phải nêu rõ là giao cho ai, nghĩa vụ gì.

2- Trong bản di chúc phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.

Điều 14: Di chúc viết được cơ quan công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân chứng thực

1- Người lập di chúc có thể yêu cầu cơ quan công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn chứng thực bản di chúc.

2- Người lập di chúc có thể tự viết hoặc nhờ người khác viết bản di chúc, nhưng người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ trước mặt người có trách nhiệm chứng thực của cơ quan công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

3- Trong trường hợp người lập di chúc không đọc bản di chúc được, không ký hoặc điểm chỉ được, thì phải nhờ người chứng kiến. Người chứng kiến đọc bản di chúc cho người lập di chúc nghe và ký vào bản di chúc trước mặt người có trách nhiệm chứng thực của cơ quan công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

4- Người có trách nhiệm của cơ quan công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân chứng thực vào bản di chúc trước mặt người lập di chúc, người chứng kiến.

Điều 15: Di chúc viết được cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng thực

Công dân Việt Nam đang ở nước ngoài có thể yêu cầu cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng thực di chúc theo thủ tục như quy định tại Điều 14 của Pháp lệnh này.

Điều 16: Di chúc viết có giá trị như di chúc được chứng thực

Các di chúc sau đây cũng có giá trị như di chúc được chứng thực:

1- Di chúc của quân nhân có xác nhận của thủ trưởng đơn vị quân đội từ cấp đại đội hoặc cấp tương đương trở lên trong trường hợp quân nhân không thể yêu cầu cơ quan công chứng, Uỷ ban nhân dân chứng thực;

2- Di chúc của người đang đi trên tầu biển, máy bay có xác nhận của người chỉ huy phương tiện đó;

3- Di chúc của người đang điều trị tại cơ sở chữa bệnh, cơ sở điều dưỡng có xác nhận của người phụ trách cơ sở đó;

4- Di chúc của người đang làm công việc khảo sát, thăm dò, nghiên cứu ở vùng rừng núi, hải đảo có xác nhận của người phụ trách đơn vị đó;

5- Di chúc của người đang bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang cải tạo ở trại cải tạo có xác nhận của người phụ trách cơ sở giam giữ, cải tạo đó.

Điều 17: Di chúc viết không có chứng thực, xác nhận

Di chúc viết không có chứng thực, xác nhận như quy định tại các Điều 14, 15, 16 của Pháp lệnh này chỉ được coi là di chúc hợp pháp, nếu đúng là do người để lại di sản tự nguyện lập trong khi minh mẫn, không bị lừa dối và không trái với quy định của pháp luật.

Điều 18: Di chúc miệng

1- Trong trường hợp tính mạng bị đe doạ nghiêm trọng mà không thể lập di chúc viết được thì có thể lập di chúc miệng.

2- Di chúc miệng cũng là di chúc hợp pháp nếu đúng là do người để lại di sản tự nguyện lập trong khi minh mẫn, không bị lừa dối và không trái với quy định của pháp luật.

3- Sau ba tháng kể từ ngày lập di chúc miệng, nếu người lập di chúc còn sống và minh mẫn, thì coi như di chúc miệng đó bị huỷ bỏ.

Điều 19: Người không được chứng thực, xác nhận di chúc, chứng kiến việc chứng thực di chúc

1- Người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc của người nào thì không được chứng thực hoặc xác nhận di chúc của người đó.

2- Người dưới mười sáu tuổi, người không minh mẫn không được làm người chứng kiến việc chứng thực di chúc.

Điều 20: Những người được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

Trong trường hợp không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu như di sản được chia theo pháp luật, thì những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng ít nhất là hai phần ba suất đó, trừ trường hợp họ là người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Pháp lệnh này:

a) Cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên không đủ khả năng lao động và túng thiếu;

b) Con chưa thành niên.

Điều 21: Di sản dùng vào việc thờ cúng

Nếu người lập di chúc có để di sản dùng vào việc thờ cúng thì di sản đó được coi như di sản chưa chia. Khi việc thờ cúng không được thực hiện theo di chúc thì những người thừa kế của người để lại di sản dùng vào việc thờ cúng có quyền hưởng di sản đó. Nếu những người thừa kế đó đều đã chết, thì di sản thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thừa kế theo pháp luật quy định tại Điều 25 và Điều 26 của Pháp lệnh này.

Điều 22: Sửa đổi, bổ sung, thay thế di chúc

1- Trong trường hợp người lập di chúc sửa đổi di chúc thì phần của di chúc không bị sửa đổi vẫn hợp pháp.

2- Trong trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và điều bổ sung di chúc đều hợp pháp.

3- Trong trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc thì coi như không có di chúc trước.

Điều 23: Hiệu lực của di chúc

1- Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế.

Trong trường hợp di chúc do nhiều người lập chung, mà có người chết trước, thì chỉ phần di chúc có liên quan đến tài sản của người chết trước có hiệu lực.

2- Di chúc không có hiệu lực, nếu người thừa kế theo di chúc chết trước người lập di chúc, cơ quan, tổ chức được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Trong trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước người lập di chúc, cơ quan, tổ chức được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế, thì chỉ phần của di chúc có liên quan đến người chết trước, liên quan đến cơ quan, tổ chức không còn tồn tại đó không có hiệu lực.

3- Di chúc không có hiệu lực nếu tài sản, quyền về tài sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế. Nếu tài sản, quyền về tài sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần của di chúc về phần còn lại đó vẫn có hiệu lực.

4- Nếu di chúc có phần không hợp pháp thì chỉ phần đó không có hiệu lực.

Chương 3:

THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT

Điều 24: Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

1- Người thừa kế theo pháp luật được hưởng di sản trong những trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Người thừa kế theo di chúc chết trước người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc đều không có quyền hưởng di sản, khước từ quyền hưởng di sản.

2- Các phần di sản sau đây cũng do người thừa kế theo pháp luật hưởng:

a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực;

c) Phần di sản có liên quan đến người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, khước từ quyền hưởng di sản hoặc chết trước người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Điều 25: Những người thừa kế theo pháp luật

1- Những người thừa kế theo pháp luật gồm có:

a) Hàng thứ nhất: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

b) Hàng thứ hai: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết.

c) Hàng thứ ba: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột.

2- Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản ngang nhau.

3- Trong trường hợp không có người thừa kế hàng thứ nhất hoặc những người thừa kế hàng thứ nhất đều không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản, khước từ quyền hưởng di sản, thì những người thừa kế hàng thứ hai được hưởng di sản.

4- Trong trường hợp không có người thừa kế hàng thứ nhất và hàng thứ hai hoặc những người thừa kế thuộc cả hai hàng này đều không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản, khước từ quyền hưởng di sản, thì những người thừa kế hàng thứ ba hưởng di sản.

Điều 26: Thừa kế thế vị

Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước người để lại di sản, thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng đã chết trước người để lại di sản, thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Điều 27: Quan hệ thừa kế giữa con nuôi với cha nuôi, mẹ nuôi và gia đình cha, mẹ đẻ

Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế tài sản của nhau và còn được thừa kế tài sản theo quy định tại Điều 25 và Điều 26 của Pháp lệnh này.

Điều 28: Quan hệ thừa kế giữa con riêng và cha kế, mẹ kế

Con riêng và cha kế, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế tài sản của nhau; ngoài ra họ vẫn được thừa kế tài sản theo quy định tại Điều 25 và Điều 26 của Pháp lệnh này.

Điều 29: Việc thừa kế trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung, đang xin ly hôn, đã kết hôn với người khác

1- Trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung theo Điều 18 của Luật hôn nhân và gia đình mà sau đó một người chết, thì người còn sống vẫn được thừa kế tài sản của người đã chết.

2- Trong trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được Toà án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết, thì người còn sống vẫn được thừa kế tài sản của người đã chết.

3- Vợ goá hoặc chồng goá người đã chết dù kết hôn với người khác cũng vẫn được thừa kế tài sản của người đã chết.

Chương 4:

QUYỀN LỢI, NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI THỪA KẾ

Điều 30: Sự phát sinh quyền lợi, nghĩa vụ của người thừa kế

Từ thời điểm mở thừa kế, di sản thuộc quyền sở hữu của người thừa kế và từ đó họ có quyền lợi, nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại.

Điều 31: Khước từ quyền hưởng di sản

1- Người thừa kế có thể khước từ quyền hưởng di sản, trừ trường hợp việc khước từ đó nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ của bản thân về tài sản. Người thừa kế có thể nhường quyền hưởng di sản cho người thừa kế khác.

2- Thời hạn khước từ quyền hưởng di sản là sáu tháng, kể từ ngày người thừa kế biết thời điểm mở thừa kế.

3- Người khước từ quyền hưởng di sản phải thông báo việc khước từ cho người thừa kế khác, Uỷ ban nhân dân hoặc cơ quan công chứng nơi mở thừa kế.

Điều 32: Việc thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại

1- Nếu di sản chưa được chia thì người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại trong phạm vi di sản.

2- Nếu di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại tương ứng với phần di sản mà mình đã nhận.

3- Nếu Nhà nước, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế hưởng di sản theo di chúc, thì cũng thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.

Chương 5:

BẢO QUẢN, THANH TOÁN, PHÂN CHIA DI SẢN

Điều 33: Bảo quản di sản

1- Việc giao di sản chưa chia cho ai bảo quản do những người thừa kế quyết định.

2- Người bảo quản di sản chưa chia không được bán, cho, đổi, cầm cố, thế chấp di sản đó, trừ trường hợp được sự thoả thuận của những người thừa kế.

3- Trong trường hợp chưa xác định được người thừa kế hoặc di sản là tài sản vắng chủ, thì di sản do Nhà nước quản lý.

Điều 34: Thanh toán các khoản chi từ di sản trước khi chia di sản

Trước khi chia di sản, nếu có các khoản chi phí, cấp dưỡng, trợ cấp, nợ hoặc các khoản khác phải thanh toán từ di sản, thì thanh toán theo thứ tự sau đây:

1- Chi phí về mai táng cho người đã chết;

2- Tiền cấp dưỡng còn thiếu;

3- Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ;

4- Tiền công lao động;

5- Tiền bồi thường thiệt hại;

6- Tiền thuế;

7- Tiền phạt;

8- Các món nợ khác của Nhà nước;

9- Các món nợ khác của công dân, pháp nhân;

10- Chi phí cho việc bảo quản di sản, các chi phí khác.

Điều 35: Phân chia di sản

1- Trong trường hợp những người thừa kế theo pháp luật không thoả thuận được với nhau về phân chia di sản thì những người thừa kế cùng hàng được chia phần di sản ngang nhau.

Khi phân chia di sản nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra, thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng, để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra thì được hưởng, nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.

2- Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật. Trong trường hợp không thể chia đều hiện vật thì người nhận hiện vật có giá trị cao phải thanh toán tiền chênh lệch cho người nhận hiện vật có giá trị thấp.

3- Di sản là hiện vật mà không có người thừa kế nào nhận thì được bán để chia tiền.

4- Trong trường hợp người lập di chúc không phân định tài sản cho những người thừa kế, thì việc phân chia di sản được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều này.

Điều 36: Thời hiệu khởi kiện về thừa kế

1- Trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế, người thừa kế có quyền khởi kiện để yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác.

2- Trong thời hạn ba năm, kể từ thời điểm mở thừa kế, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại, thanh toán các khoản chi từ di sản.

3- Trong trường hợp do trở ngại khách quan mà không thể thực hiện được quyền khởi kiện trong thời hạn quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này thì thời gian bị trở ngại khách quan không tính vào thời hiệu khởi kiện.

4- Đối với các việc thừa kế đã mở trước ngày ban hành Pháp lệnh này thì thời hạn quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này được tính từ ngày công bố Pháp lệnh này.

Chương 6:

ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

Điều 37: Quyền thừa kế của người nước ngoài

Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ quyền thừa kế của người nước ngoài đối với tài sản có trên lãnh thổ Việt Nam theo quy chế về người nước ngoài tại Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc công nhận.

Điều 38: Những quy định trước đây trái với Pháp lệnh này đều bãi bỏ.

 

 

T.M. HỘI ĐỒNG NHÀ NƯỚC
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CHỦ TỊCH




Võ Chí Công

 

 

 

THE STATE COUNCIL
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence-Freedom-Happiness.
--------

No. 44-LCT/HDNN8

Hanoi, August 30, 1990

 

ORDINANCE

ON INHERITANCE

Chapter I

 GENERAL PROVISIONS

Article 1.

Citizens' heritage right

Citizens have the right by will to determine or bequeath their own property to legal heirs, and to inherit property under wills or due to operation of law.

Article 2.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



All citizens regardless of sex shall have equal rights in bequeathing their own property to others by will in conformity with the law, and equal rights in inheriting property.

Article 3.

Time and place to open a will

1. Time for opening a will shall be after the death of a property-owner or the moment decided by the courts that he has been dead.

2. Place for opening a will shall be the latest permanent residence of the person making the bequest. If such permanent residence cannot be determined, it will be the place where all or most of the properties inherited are located.

Article 4.

Inherited properties

1. Inherited properties shall comprise private properties of the deceased person, his share in any property jointly owned with other persons, and all the rights pertaining to the properties left by the deceased person.

Property is defined to include any means of livelihood; means of production or lawful income.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 5.

Heirs and beneficiaries

1. A beneficiary under a will may be an individual, the State or any State authority, social organisation or economic organisation.

If a beneficiary under a will is an individual, he shall be a person living at the time the will is opened. A person born after yet being a foetus before the death of the person making a will, is also a beneficiary under the will.

If the beneficiary is a State authority, a social or an economic organisation, such beneficiary must be in existence at the time of opening the will.

2. A legitimate their under the law shall be a person living at the time a will is opened. Any child belonging to, yet born after the death of the person making a bequest shall also be a legitimate their of the deceased under the law.

Article 6.

Inheritance by persons who have died at the same time with the bequeath.

Legitimate heirs of the bequeather who have also died and there is no way to determine which of them died first, shall not be considered as beneficiaries of the inherited property, and in such a case the inheritance rights to the property shall be passed on to the next heirs.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



People loosing the right to inherit properties

1. The following people shall be deprived of the right to inherit properties:

a- A person convicted of premeditated offences against the life, health or of serious ill-treatment of the person bequeathing properties;

b- A person seriously neglecting his obligation to care for the person who owned the properties;

c- A person convicted of offences against the life of the other heir with a view to taking over the whole or part of the inherited property to which the other heir is entitled;

d- A person engaging in acts of deception or coercion against the bequeather in making a will, in the act of forging or destroying it with a view to receiving the whole or part of the inherited property contrary to the wish of the bequeather.

2. Those persons referred to in paragraph 1 of this article are however entitled to inherit the bequeath property if the property-owner clearly indicates his intention to that effect.

Article 8.

Obligations of the person inheriting the property The person inheriting the property shall have the responsibility to carry out all the obligations relating to the property bequeathed by a deceased person.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Inherited property reverting to the State

Where there is no legitimate heir, or none of the heirs has the rights to receive the inherited property being deprived of such rights or having waived them, that property shall revert to the State.

Chapter II

 INHERITANCE UNDER A WILL

Article 10.

The right to bequeath

Citizens have the right by will to bequeath part or all of their property to one or more persons from within or outside the ranks of legal heirs, to the State, as well as to any State authority, social organisation or economic organisation.

Article 11.

Rights of the person devising a will

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(a) To name a person as heir;

(b) To specify the property to be handed down to an heir;

(c) To assign an obligation forthwith to an heir;

(d) To deprive an heir of the legal right to inherit the property without giving reasons.

2. The person devising a will also has the right to change, supplement or replace his devised will by another one or declare such will to be null and void.

Article 12.

Legitimate will

1. A legitimate will shall be one made by a person of or over 18 years of age, of his own free will, having a sound state of mind when devising it, without being victim of any deception, and the content of which is not in contravention of the law.

A will shall also be considered legitimate if it is made by a person between 16 and 18 years of age with the consent of his parents or legal guardian, of his own free will, having a sound state of mind, not being a victim of deception, and the content of which is not contrary to the law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 13.

Form and content of a will

1. It should be clearly stated in a will the date, month and year when it is devised, name and permanent residence of the bequeath, full name of the inheritor, or the authority or organisation entitled to inherit the property, property rights pertaining to the inheriting person or authority or organisation, and location of the property. If the bequeather intends to assign any obligation to an heir, he should clearly specify such obligation and the person assigned.

2. A will shall bear the signature or fingerprints of the person devising it.

Article 14.

Certification by a notary's office or People's Committee

1. The bequeather may request the notary's office or People's Committee of a commune, district, or town to certify the will.

2. The bequeather may write the will himself or have it written by another person, but the bequeather shall sign or fingerprint it in the presence of the responsible person from the notary's officer or the People's Committee of the commune, district or town.

3. Where the bequeather is unable to read or fingerprint a will, he shall request the help of a witness. The witness shall read the will for the bequeather and sign it in the presence of the responsible person from the notary's office or the People's Committee of the commune, district or town.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 15.

Certification by Vietnamese diplomatic missions or consulates in other countries

Overseas-Vietnamese citizens may request Vietnamese diplomatic missions or consulates in their countries of residence to certify their wills in accordance with the procedures set out in article 14 of this Ordinance.

Article 16.

Written wills deemed to have validity as certified wills

A written will shall be deemed to have validity as a certified will in the following cases:

1. A will devised by a military person, with confirmation from the head of company level or upward, in cases where the military person cannot request certification from a notary's office or People's Committee.

2. A will devised by a person travelling on a ship or aircraft, with confirmation from the commander of the means of transport.

3. A will devised by a person undergoing treatment at a medical establishment or sanatorium, with confirmation from the person in charge of the establishment concerned.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. A will by a person held in temporary detention, serving a sentence in prison or in an education centre, with confirmations from the person in charge of the prison or re-education centre.

Article 17.

Written will bearing no certification or confirmation A written will bearing no certification or confirmation, as set out in article 14, 15 and 16 of this Ordinance, shall only be considered as legitimate if it is genuinely made by a person bequeathing his property of his own free will in a sound state of mind, and not being the victim  of deception, and the content of which is not contrary to the law.

Article 18.

Oral will

1. Where a person's life is in such danger that he cannot devise a written will, he may make an oral will.

2. Such an oral will shall be deemed as legitimate if it is genuinely made by the person bequeathing his property of his own free will, in a sound state of mind, and not being the victim of deception, and the content of which is not in contravention of the law.

3. After three months from the date the oral will is made, if the person is still alive and in a sound state of mind, the oral will shall be without validity.

Article 19.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. A legitimate heir or beneficiary under a will shall have no right to certify or confirm such a will devised by the bequeather.

2. Persons under 16 years of age, and those of a sound state of mind, shall not be allowed to act as witnesses to the certification of a will.

Article 20.

Persons entitled to inherited property irrespective of the contents of a will

The following categories of persons are entitled to inherit the bequeathed property when it is divided, at least to the amount equal to two-third of the share of other legitimate heirs, even if they are not named in the will by the bequeather, or are given less than two-third of the share given to other heirs, except when they are barred by the law in accordance with paragraph 1 of article 7 of this Ordinance:

(a) The father, mother, wife, husband, or mature children incapable of work and in poverty;

(b) Adolescent child.

Article 21.

Heritage property used for worship

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 22.

Alteration, addition to and replacement of a will

1. Where the content of a will is altered by the bequeather, the unchanged part of the will shall remain valid.

2. Where an additional will has been devised by the bequeather, the original and the additional wills shall both be valid.

3. Where a new will has been devised by the bequeather to replace the existing will, the former shall be considered as invalid.

Article 23.

Validity of a will

1. A will shall be considered as valid from the time of its opening.

Where a will is devised jointly by several persons and one of these dies, the will shall be partially valid with regard to the property belonging to the person that has died.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Where there are several beneficiaries, under a will and one of the dies before the bequeather or the beneficiary, authority or organisation so named no longer exists at the time a will is opened, only that part of the will that concerns those beneficiaries shall become invalid.

3. A will shall not be valid if the bequeathed property or rights pertaining to that property no longer exist at the time it is opened.

If only part of the property or of the rights pertaining to that property remain in existence the will shall be considered valid in regard to the remaining part of the above-said property or rights.

4. If a will contains parts that are incompatible with the law, only such parts are considered invalid.

Chapter III

 INHERITANCE DUE TO OPERATION OF THE LAW

Article 24.

Cases of inheritance due to operation of the law.

1. An heir at law shall be entitled to inherit property in the following cases:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(b) There is a will incompatible with the law;

(c) The beneficiary under a will dies before the bequesther, or in the case of an authority or organisation, such beneficiary no longer exists at the time the will is opened;

(d) Persons listed as beneficiaries under a will have no right to inherit the property or waive such right.

2. The following are also included in the bequeathed properties:

(a) Any property owned by the bequeather which is left unspecified in his will;

(b) Any property related to the invalid part of a will;

(c) Any property related to a beneficiary under a will who has no right to inherit or has waived such right or has died before the bequeather and/or where an authority or organisation, has no longer existed at the time the will is opened.

Article 25.

Heirs at law

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(a) In the first rank: the wife, husband, father, mother, adoptive father, adoptive mother, child and adopted child of the deceased person.

(b) In the second rank: the paternal grandfather, grandmother, maternal grandfather, grandmother, brother, and sister of the deceased person.

(c) In the third rank: the paternal great grandparents, maternal great grandparents of the deceased person; the paternal uncles and aunts, maternal uncles and aunts, nephews and nieces of the deceased person.

2. Heirs in the same category receive equal shares of the inherited property.

3. Where there is no heir of the first rank, or these heirs have no right to inherit the property or have waived that right, heirs in the second rank shall inherit the property.

4. Where there is no heir in the first or second categories, or the heirs in those categories have no right to inherit or have waived that right, heirs in the third category shall inherit the property.

Article 26.

Heirs by substitution

Where a heir being son or daughter of the bequeather has died, his or her children shall receive instead the share of the inherited property that he or she is entitled to; if heir children have also died before the bequeather, their grandchildren shall be entitled to that share of the property.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Inheritance between an adopted child and his/her adoptive father or mother as compared to natural father or mother.

An adopted child and his/her adoptive father or mother may inherit each other's property and shall be legitimate inheritors as set out in article 25 and 26 of this Ordinance.

Article 28.

Inheritance between a step-child and her/his step-mother or father

A step-child and his/her step-mother or step-father may inherit each other's property if they are linked by guardianship or custodianship; In addition, they shall be considered as legitimate heirs as set out in article 25 and 26 of this Ordinance.

Article 29.

Inheritance in the case of a couple having divided up their common property, applying for a divorce, or having married other persons.

1. A couple who had divided up their common property in accordance with article 18 of the Law on Marriage and the Family and subsequently one person died, the surviving partner may still inherit the property of the deceased.

2. A couple who have asked for a divorce and have not yet obtained a court decision, or the court decision has not taken effect, and one of the spouses dies, the surviving person may still inherit the property of the deceased.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter IV

 RIGHTS AND OBLIGATIONS OF THE INHERITORS

Article 30.

The starting point of rights and obligations

Legitimate ownership over the bequeathed property by the heirs shall come into effect from the moment a will is opened, and from then on heirs shall assume all the rights and obligations regarding the property bequeathed by the deceased.

Article 31.

Waiver of the right to inherit

1. An heir may waive the right to inherit, except where such refusal is aimed at evading the fulfilment of his obligations regarding the property. The heir may give up his right in favour of

another inheritor.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The waiver shall notify his decision to other heirs, and to the People's Committee or Notary's Office of the place where the will is opened.

Article 32.

Fulfilment of obligations regarding the property bequeathed by a deceased person

1. The heirs shall fulfil all obligations relating to the bequeathed property which is not yet divided up.

2. If the bequeathed property has been divided up, each heir shall fulfil the obligations relating to the proportion to which he/she is entitled.

3. If the State or a State authority, a social or an economic organisation becomes a beneficiary under a will, it shall fulfil the obligations relating to the bequeathed property in the same manner as an individual heir.

Chapter V

MAINTENANCE, COST SHARING, DISTRIBUTION OF BEQUEATHED PROPERTY

Article 33.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The heirs shall decide on the assignment of a person taking care of the bequeathed property.

2. The person taking care of the bequeathed property shall not be allowed to sell, give, exchange, or mortgage that property, except with the agreement of all heirs.

3. Where legitimate heirs cannot be identified or it is unoccupied property, the bequeathed property shall be administered by the State.

Article 34.

Subtraction of costs incurred in connection with the property before dividing it up.

Before dividing up the inherited property, all the expenses allowances, subsidies, debts or other costs must be subtracted from the inherited property; these will be settled according to the following order:

1. Funeral expenses for the deceased;

2. Money provided as subsistence for the deceased;

3. Subsidies to be paid to the deceased's dependants;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. Compensation for damage;

6. Taxes;

7. Fines;

8. Debts to the State;

9. Debts owed to other individuals or legal entities;

10. Cost of maintenance of the property and other expenses.

Article 35.

Distribution of property

1. Where legitimate heirs at law cannot agree on dividing up the bequeathed property, heirs in the same rank shall receive equal shares of the inherited property.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



If he is not born alive, the other heirs are then entitled to that share.

2. An heir shall have the right to receive his share in kind. Where the inherited property cannot be divided up in equal part, the person receiving an object of higher value may reimburse other person(s) in cash for receiving an object of lower value.

3. Those properties which are not accepted by any heir shall be put on sale; the proceeds shall then be divided up in cash.

4. Where the bequeather did not specify in his will as to whom his property should be allocated, the division of his property shall be carried out in accordance with the provisions of paragraphs 1, 2 and 3 of this article.

Article 36.

Time limits on legal action regarding inheritance

1. Within a period of ten years from the opening time of a will an heir shall have the right to initiate legal action requesting the dividing up of the inherited property, confirming his right to inherit or reject another person's right of inheritance.

2. Within a three-year period from the moment a will is opened, other individuals, authorities or organisations shall have the right to initiate legal action requesting the heirs to fulfil their obligations relating to the bequeathed property and to settle accounts incurred in connection with the inherited property.

3. Where there are avoidable reasons preventing the initiation of the legal action in due time as set out in paragraphs 1 and 2 of this article, the delay caused by such reasons shall not be taken into the time limits for proceedings.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter VI

 FINAL PROVISIONS

Article 37.

Foreigners' rights to inheritance

The State of the Socialist Republic of Vietnam recognises and safeguards the foreigners' rights to inherit property located on the territory of Vietnam in accordance with the statute on foreigners in Vietnam and with international conventions signed or recognised by Vietnam.

Article 38.

All prior provisions in conflict with this Ordinance shall be repealed.

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Lệnh số 44-LCT/HĐNN8 về công bố Pháp lệnh Thừa kế ngày 10/09/1990 do Hội đồng Nhà nước ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


93.050

DMCA.com Protection Status
IP: 18.222.119.148
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!