Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 36-CP Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Hội đồng Chính phủ Người ký: Nguyễn Duy Trinh
Ngày ban hành: 07/02/1964 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ VÀ THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 36-CP

Hà Nội, ngày 07 tháng 02 năm 1964 

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VẤN ĐỀ QUY VÙNG TRỒNG THUỐC LÁ

Thuốc lá là một cây công nghiệp quan trọng làm nguyên liệu cho nhà máy thuốc lá và là một thứ vật tư dùng để xuất khẩu.

Trong mấy năm nay, Đảng và Chính phủ đã chú ý khuyến khích, giúp đỡ nhân dân đẩy mạnh trồng thuốc lá, diện tích, sản lượng thuốc lá mỗi năm một tăng: 1956 trồng 1.650Ha, đạt 870 tấn, năm 1963 lên 8.000Ha đạt 3.600 tấn. Do đó ta đã có đủ nguyên liệu cho nhà máy, ngoài ra còn xuất khẩu được mỗi năm mỗi nhiều. Đó là một thành tích quan trọng về mặt nông nghiệp phục vụ công nghiệp và phục vụ xuất khẩu.

Tuy nhiên năng suất thuốc lá nói chung còn thấp và chưa được ổn định, phẩm chất thuốc lá còn quá kém. Năm 1957 năng suất bình quân là 5,86 tạ/Ha, năm 1958 xuống 4,39 tạ/Ha, năm 1960 lên 5,97 tạ/Ha, năm 1963 lại xuống 4,4 tạ/Ha. Vì phẩm chất kém cho nên thuốc mua về bị loại bỏ nhiều, chẳng những không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu mà còn khó tiêu thụ cả ở thị trường trong nước. Trong năm 1962 – 1963, số thuốc lá không dùng được tại nhà máy Thăng long lên tới 600 tấn, một số khác phẩm chất quá kém, cả về hương vị và mầu sắc, hút đắng, khét, tàn đen, không cháy. Năng suất phẩm chất thuốc lá kém là do kỹ thuật trồng thuốc lá kém. Mặt khác việc chế biến, bảo quản kém trong quá trình thu mua cũng làm cho thuốc lá giảm phẩm chất rất nhiều. Thêm vào đó, do thu mua chưa tốt, ở một số nơi nhân dân giữ thuốc lá tốt lại, làm cho tỷ lệ thuốc lá tốt ít đi. Kỹ thuật trồng, kỹ thuật chế biến kém, cũng như bảo quản kém chính là do việc trồng thuốc lá quá phân tán. Vì trồng quá phân tán nên việc hướng dẫn kỹ thuật trồng, kỹ thuật chế biến không làm được đầy đủ, việc thu mua bảo quản cũng gặp nhiều khó khăn.

Yêu cầu về thuốc lá dùng trong nước và để xuất khẩu ngày càng nhiều, diện tích có thể trồng thuốc lá cũng rất lớn, nhất là ở trung du và miền núi. Nông dân ta đã có nhiều kinh nghiệm trồng và sấy thuốc lá, nếu ta quy vùng trồng thuốc lá tập trung hơn, các cơ quan Nhà nước phát huy được khả năng tích cực của mình trong việc cải tiến kỹ thuật trồng và sấy thuốc lá, cải tiến phương pháp thu mua và bảo quản thuốc lá thì năng suất và phẩm chất thuốc lá có thể lên cao, đáp ứng được yêu cầu.

Vì những lẽ trên, Hội đồng Chính phủ quyết định quy vùng trồng thuốc lá và ban hành những chính sách khuyến khích, giúp đỡ các hợp tác xã đẩy mạnh sản xuất như sau:

1. Quy định trồng thuốc lá tập trung vào những nơi sau đây:

Cao-bằng: tập trung trồng ở các huyện Hòa-an, Trùng-khánh, Quảng-uyên,Trà-linh, Hạ-lang, Phục hòa, Nguyên-bình;

Lạng-sơn: tập trung trồng ở các huyện Cao-lộc, thị xã, Văn-uyên, và On-châu;

Thanh-hóa: tập trung trồng ở các huyện Vĩnh-lộc, Thọ-xuân, Cẩm-thủy;

Ninh-bình: tập trung trồng ở các huyện Nho-quan, Gia-viễn;

Vĩnh-phúc: tập trung trồng ở các huyện Kim-anh, Đa-phúc;

Sơn-tây: tập trung trồng quanh vùng Ba-vì, Tùng-thiện, Bất-bạt.

Hà-bắc: tập trung trồng ở các huyện Yên-thế, Lạng-giang, Tân-yên.

Trên đây là hướng tập trung vào các vùng, các huyện, trong mỗi huyện, mỗi xã cũng phải trồng tập trung.

Ở những nơi hiện nay đã có trồng, mà sau này không vào trong vùng thì địa phương căn cứ vào từng vùng cụ thể mà chuyển dần. Riêng đối với hai tỉnh Cao-bằng, Lạng-sơn có nhiều đất thích hợp với thuốc lá, thì ngoài các huyện đã nêu trên đây, Ủy ban hành chính tỉnh cần nghiên cứu kỹ và có đề nghị cụ thể.

2. Đối với những vùng trồng thuốc lá tập trung:

- Bộ Thủy lợi phải quy hoạch thủy lợi cho những vùng trồng thuốc lá. Phải bảo đảm đủ nước tưới, và độ ẩm theo yêu cầu của cây thuốc trong từng giai đoạn.

- Bộ nông nghiệp phải phụ trách cơ sở gây giống thuốc lá ở Cao-bằng và Ba-vì để có giống tốt thay giống xấu ở tất cả các nơi.

Bảo đảm đủ cán bộ kỹ thuật trồng trọt và chế biến cho mỗi vùng ở những tỉnh có vùng trồng thuốc lá trên 1.000Ha như Ninh-bình, Vĩnh-phúc, Sơn-tây, Thanh-hóa, Hà-bắc thì Ty Nông nghiệp phải có một cán bộ trình độ đại học, một cán bộ trung cấp chuyên hướng dẫn trồng và chế biến thuốc lá. Các tỉnh Cao-bằng, Lạng-sơn cần có thêm cán bộ trung cấp chuyên trách. Đối với huyện trồng nhiều thuốc lá, trong vụ thuốc lá cần bố trí cho mỗi huyện một cán bộ trung cấp để hướng dẫn trồng thuốc lá là chính, kết hợp với một số công tác khác, cụ thể: Nho-quan, Gia-viễn (Ninh-bình) 2 cán bộ trung cấp; Vĩnh-lộc, Thọ-xuân (Thanh-hoá) 2; Lạng-giang, Tân-yên, Yên-thế (Hà-bắc) 3; Cao-lộc, On-châu (Lạng-sơn) 2; Kim-anh, Đa-phúc, (Vĩnh-phúc) 2; Bất-bạt, Tùng-thiện (Sơn-tây) 2; Trùng-khánh, Hòa-an (Cao-bằng) 2.

Bảo đảm cung cấp đủ phân hóa học và thuốc trừ sâu theo kế hoạch.

3. Tổng cục Lương thực có trách nhiệm thi hành đúng chính sách cung cấp lương thực cho nông dân ở những vùng trồng thuốc lá cũng như vùng trồng cây công nghiệp tập trung khác. Các cơ quan thuộc Bộ Nội thương có trách nhiệm cung cấp gỗ, tôn… để làm lò sấy và than để sấy thuốc lá. Ủy ban hành chính tỉnh phải đề ra yêu cầu sớm cho các ngành có trách nhiệm.

4. Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Nội thương, Bộ Công nghiệp nhẹ cần nghiên cứu và trình sớm lên Hội đồng Chính phủ chính sách giá cả mua thuốc lá, dựa theo những điểm sau đây:

- Định phẩm chất không lấy vị bộ là chính mà phải kết hợp cả màu sắc, vị bộ, hương vị, độ cháy;

- Giá cả phải có mục đích khuyến khích tăng sản lượng, đồng thời chú ý khuyến khích tăng phẩm chất;

- Giá cả phải lấy phẩm chất làm chính, giá theo vùng chỉ dùng để tham khảo.

5. Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Công nghiệp nhẹ, Bộ Nội thương phải bảo đảm đủ kho bảo quản thuốc lá được tốt. Việc thu mua thuốc lá trong năm 1964 vẫn giao cho Công ty nông sản (thuộc Bộ Nội thương) phụ trách, những nơi nào thấy có thể giao thẳng cho Bộ Công nghiệp nhẹ (cụ thể là nhà máy thuốc lá Thăng-long) thu mua mà có lợi, thì Bộ Công nghiệp nhẹ bàn với Bộ Nội thương chọn một nơi làm thí điểm để rút kinh nghiệm.

Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Nông nghiệp, Bộ Thủy lợi, Bộ Nội thương, Bộ Công nghiệp nhẹ, Tổng cục Lương thực, các cơ quan có trách nhiệm và Ủy ban hành chính các tỉnh đã được quy vùng trồng thuốc lá thi hành nghiêm chỉnh quyết định này.

 

 

KT .THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
PHÓ THỦ TƯỚNG
 


 

Nguyễn Duy Trinh

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 36-CP ngày 07/02/1964 về vấn đề quy vùng trồng thuốc lá do Hội đồng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.713

DMCA.com Protection Status
IP: 3.137.170.183
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!