Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 357-NN/QLN/QĐ Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Nguyễn Công Tạn
Ngày ban hành: 13/03/1997 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 357-NN/QLN/QĐ

Hà Nội, ngày 13 tháng 3 năm 1997

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH "QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ VIỆC THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ CẤP PHÉP THĂM DÒ, KHAI THÁC, HÀNH NGHỀ KHOAN NƯỚC NGẦM VÀ ĐĂNG KÝ CÔNG TRÌNH KHAI THÁC NƯỚC NGẦM"

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định 73/CP ngày 01/11/1995 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; - Căn cứ Quyết định 354/TTg ngày 28/5/1996 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Cục quản lý nước và công trình thuỷ lợi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Chỉ thị số 487/TTg ngày 30/7/1996 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý Nhà nước đối với tài nguyên đất nước;
Căn cứ văn bản chỉ đạo số 5073/KTN ngày 18/10/1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc bàn giao nhiệm vụ quản lý Nhà nước nước dưới đất từ Bộ Công nghiệp sang Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ biên bản bàn giao nhiệm vụ quản lý Nhà nước về nước dưới đất, ngày 30/10/1996 giữa Bộ Công nghiệp và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ văn bản chỉ đạo số 487/KTN ngày 29/01/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy định tạm thời việc cấp phép thăm dò, khai thác hành nghề khoan nước ngầm;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục quản lý nước và công trình thuỷ lợi.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này "Quy định tạm thời về việc thực hiện chế độ cấp phép thăm dò, khai thác, hành nghề khoan nước ngầm và đăng ký công trình khai thác nước ngầm" để thống nhất áp dụng trong cả nước.

Điều 2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Cục trưởng cục quản lý nước và Công trình thuỷ lợi; các tổ chức, cá nhân thăm dò và khai thác và hành nghề khoan nước ngầm có trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Các quy định trước đây về thủ tục cấp phép thăm dò, khai thác nước ngầm trái với Quy định được ban hành kèm theo Quyết định này đều bị bãi bỏ.

 

 

Nguyễn Công Tạn

(Đã ký)

 

QUY ĐỊNH TẠM THỜI

VỀ VIỆC THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ CẤP PHÉP THĂM DÒ, KHAI THÁC, HÀNH NGHỀ KHOAN NƯỚC NGẦM VÀ ĐĂNG KÝ CÔNG TRÌNH KHAI THÁC NƯỚC NGẦM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 357 ngày 13 tháng 3 năm 1997 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Điều 1. Quy định chung

Trong quy định này những thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

- Nước ngầm (nước dưới đất) là nước thiên nhiên tồn tại và lưu thông trong lòng đất và có thể lộ ra trên mặt đất.

- Nước khoáng là nước thiên nhiên dưới đất, có nơi lộ ra trên mặt đất, có chứa một số hợp chất có hoạt tính sinh học với nồng độ cao theo quy định của tiêu chuẩn Việt Nam, hoặc tiêu chuẩn nước ngoài được Nhà nước Việt Nam cho phép áp dụng.

- Nước nóng thiên nhiên là nước thiên nhiên dưới đất, có nơi lộ ra trên mặt đất, luôn luôn có nhiệt độ theo quy định tiêu chuẩn của Việt Nam, hoặc theo tiêu chuẩn nước ngoài được Nhà nước Việt nam cho phép áp dụng.

- Khu vực khai thác là khu vực được bố trí các công trình khai thác nước ngầm, bao gồm cả phạm vi mà mực nước ngầm bị hạ thấp do bơm hút nước từ công trình khai thác gây ra.

- Công trình khai thác nước ngầm là các giếng khoan, giếng đào, hang động hoặc hành lang khai thác nước, điểm lộ được xây dựng hoặc sử dụng để khai thác nước ngầm.

- Hộ khai thác nước ngầm là tổ chức hoặc cá nhân được làm chủ giấp phép khai thác nước hợp pháp.

- Hộ thi công là doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân hoặc cá nhân được Nhà nước cho phép thi công công trình khai thác nước ngầm.

- Quy định này chỉ áp dụng cho nước ngầm là loại nước nhạt, nước lợ (không áp dụng cho nước khoáng và nước nóng thiên nhiên).

Điều 2. Khai thác nước ngầm không phải xin phép

- Khai thác nước lưu lượng nhỏ bằng sức người do mục đích ăn uống sinh hoạt gia đình từ các giếng đào, giếng khoan có chiều sâu nhỏ hơn 30 m và đường kính nhỏ hơn 90 mm.

- Trong trường hợp kích thước giếng vượt quá giới hạn cho phép dưới đây thì phải đăng ký tại Uỷ ban nhân dân xã, phường:

+ Giếng đào có đường kính lớn hơn 2 m, hoặc chiều sâu cột nước trong giếng mùa kiệt lớn hơn 5 m;

+ Giếng khoan có đường kính giếng lớn hơn 50mm, hoặc chiều sâu cột nước trong giếng lớn hơn 20m.

Điều 3. Khai thác nước ngầm cho mọi mục đích, trong mọi trường hợp, trừ quy định ở Điều 2, đều phải xin phép.

Điều 4. Việc cho phép khai thác nước ngầm phải tuân theo các nguyên tắc dưới đây:

4.1. Nước ngầm có chất lượng tốt được ưu tiên cho ăn uống sinh hoạt, nếu còn thừa mới được sử dụng cho các mục đích khác.

4.2. Lượng nước ngầm được phép khai thác trong một vùng không được vượt quá trữ lượng có thể khai thác được của vùng, đồng thời phải phù hợp với kế hoạch khai thác hàng năm và kế hoạch khai thác của vùng.

4.3. Ở vùng khai thác nước ngầm đã đạt tới trữ lượng có thể khai thác được thì phải quản lý chặt chẽ hơn việc khai thác, không được mở rộng việc khai thác nước. Nghiêm cấm việc khai thác nước ngầm ở vùng đã khai thác vượt quá mức quy định mà chưa được bổ sung nhân tạo.

4.4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Công nghiệp, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khoanh định các vùng khai thác nước ngầm vượt mức và khu vực cấm khai thác nước ngầm nếu chưa được bổ sung nhân tạo để trình Chính phủ phê duyệt.

4.5. Khi cấp giấy phép thăm dò và khai thác nước ngầm phải dựa trên kết quả đánh giá các đề án thăm dò và báo cáo trữ lượng của các đơn vị chuyên môn hoặc của Hội đồng chuyên môn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ có quy định cụ thể về vấn đề này).

Điều 5. Thẩm quyền cấp phép:

5.1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm cấp phép và tổ chức thực hiện quản lý, theo dõi việc cấp phép ở các địa phương về thăm dò, khai thác nước ngầm và hành nghề khoan khai thác nước ngầm trong phạm vi cả nước.

5.2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điều chỉnh, cấp và thu hồi giấy phép khai thác nước ngầm đối với các công trình khai thác nước tập trung với lưu lượng bằng và lớn hơn 1000 m3/ngày.

5.3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Uỷ ban nhân dân tỉnh) điều chỉnh, cấp và thu hồi giấy phép đối với các công trình thăm dò, khai thác nước ngầm đơn lẻ quy mô nhỏ, lưu lượng khai thác nhỏ hơn 1000m3/ngày.

(Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Uỷ ban nhân dân tỉnh sẽ quy định cụ thể trong việc phân cấp quản lý đối với Cục quản lý nước và Công trình thuỷ lợi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc cơ quan có chức năng về công việc này).

5.4. Trong các vùng trọng điểm, việc cấp giấy phép thăm dò, khai thác nước ngầm phải quản lý chặt chẽ hơn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ thoả thuận với Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố có các khu vực nêu trên để quy định cụ thể cấp lưu lượng dùng trong việc phân cấp cấp phép ở các vùng này.

Điều 6. Mọi công trình khai thác nước ngầm đều phải đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép (điểm 5.2 và 5.3 của Điều 5).

Điều 7. Khai thác nước ngầm từ các hố khoan, giếng đào hoặc các dạng công trình khai thác thay thế các hố khoan, giếng đào hoặc các công trình khai thác đã bị hư hỏng hoặc giảm công suất khai thác có lưu lượng hút và mực nước hạ thấp nhỏ hơn giới hạn cho phép, nằm trong khu vực bãi giếng đã được xác định trong giấy phép thì không phải xin phép, nhưng phải có hồ sơ gửi đến cơ quan cấp giấy phép.

Điều 8. Các công trình khai thác nước mới, hoặc mở rộng nhất thiết phải trình cơ quan cấp phép để xin giấy phép khai thác nước. Hộ khai thác phải trình dự kiến xin phép khai thác nước trước khi lập Dự án khả thi.

Điều 9. Hồ sơ xin phép thăm dò, khai thác nước ngầm gồm:

a. Đơn xin phép thăm dò nước ngầm (nếu vùng chưa có tài liệu thăm dò):

+ Đơn xin thăm dò;

+ Đề án thăm dò đã được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt;

+ Công văn của Uỷ ban nhân dân địa phương thoả thuận, cho phép sử dụng đất để thăm dò, hoặc bản sao quyền sử dụng đất tại nơi thăm dò;

+ Các văn bản pháp luật liên quan khác.

b. Đơn xin phép khai thác nước ngầm: (Phụ lục 1, 2, 3 kèm theo Quy định này).

+ Đơn xin phép khai thác nước ngầm;

+ Dự án khai thác nước ngầm;

+ Bản đồ khu vực và vị trí giếng khai thác nước.

Các tài liệu kèm theo gồm:

+ Kết quả đánh giá chất lượng nước ngầm của sở Y tế hoặc cơ quan y tế có thẩm quyền hoặc các phòng thí nghiệm được các cơ quan có thẩm quyền cho phép đánh giá;

+ Báo cáo thăm dò đánh giá trữ lượng nước ngầm;

+ Bản sao quyền sử dụng đất tại nơi đặt giếng khai thác (nếu như nơi đặt giếng khai thác không thuộc quyền sử dụng đất của hộ khai thác thì phải có văn bản thoả thuận quyền sử dụng đất giữa hộ khai thác và hộ được quyền sử dụng đất có xác nhận của Uỷ ban nhân dân địa phương).

+ Các văn bản có liên quan làm căn cứ cấp phép: Giấy chấp thuận của hộ dùng nước khác nếu việc khai thác nước có ảnh hưởng tới các hộ này (có xác nhận của Uỷ ban nhân dân địa phương)

Điều 10. Đối với chương trình khai thác nước ngầm cho ăn uống sinh hoạt nông thôn, cơ quan thực hiện chương trình có trách nhiệm làm thủ tục xin khai thác nước ngầm theo Dự án, kế hoạch theo sự hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, được Uỷ ban nhân dân tỉnh và các cấp thẩm quyền duyệt hàng năm.

Hồ sơ xin khai thác nước ngầm gửi về Uỷ ban nhân dân tỉnh hoặc cơ quan được Uỷ ban nhân dân tỉnh uỷ quyền, gồm:

- Đơn xin khai thác nước ngầm;

- Dự án khai thác nước ngầm;

- Sơ đồ bố trí công trình khai thác và vị trí khu vực công trình khai thác nước ngầm;

- Bảng tổng hợp thống kê vị trí công trình và tên hộ được đặt công trình khai thác nước ngầm;

Điều 11. Thủ tục trình duyệt:

11.1. Trình tự xin phép và cấp phép:

- Hộ khai thác nước phải gửi đơn nêu dự kiến khai thác và xin thăm dò nước ngầm, kèm theo đề án thăm dò nước ngầm và các hồ sơ cần thiết khác (theo Điều 9a) tới cơ quan quản lý nước.

- Sau khi nhận được đơn nêu dự kiến khai thác và xin thăm dò nước ngầm, Cục Quản lý nước và công trình thuỷ lợi hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm xem xét kiểm tra thực tế hiện trường, chuẩn bị văn bản trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định.

11.2. Sau khi kết thúc công tác thăm dò và khai thác thử, có đầy đủ tài liệu thực tế về địa chất thuỷ văn, hộ khai thác phải nộp đầy đủ các tài liệu thực tế, các hồ sơ cần thiết (theo điều 9b) cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ để tổ chức đánh giá và xét duyệt, trình cấp trên có thẩm quyền ra quyết định cho phép khai thác nước và thi công khai thác nước.

11.3. Đối với các công trình xin khai thác nước ngầm đã có trước (giếng khoan cải tạo từ lỗ khoan tìm kiếm thăm dò nước ngầm, đã có đầy đủ tài liệu địa chất, địa chất thuỷ văn - cột địa tầng địa chất thuỷ văn, kết quả bơm hút thí nghiệm và kết quả phân tích thành phần hoá học và vi trùng của nước...) thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ chuẩn bị văn bản trình cấp trên ra quyết định cho phép khai thác.

11.4. Khi hộ xin khai thác nước ngầm trình bản Dự án khả thi công trình khai thác nước phải có ý kiến thoả thuận bằng văn bản của cơ quan quản lý nước thì hộ khai thác mới được phép thi công.

11.5. Sau khi thi công công trình khai thác nước và bơm khai thác thử, hộ khai phải gửi văn bản phê duyệt dự án khả thi, nộp hồ sơ tài liệu về các giếng khai thác và tài liệu bơm khai thác thử, chất lượng nước tới cơ quan quản lý nước. Cơ quan quản lý nước sẽ xem xét tài liệu để cấp giấy phép chính thức cho phép khai thác nước.

Điều 12. Nếu việc xin phép khai thác nước ngầm gây ra tranh chấp hoặc tố tụng thì cơ quan cấp phép phải thông báo bằng văn bản cho hộ xin phép. Việc tranh chấp hoặc tố tụng sau khi được giải quyết theo pháp luật thì hộ xin phép khai thác nước phải làm đơn và xin phép lại.

Điều 13. Các hộ xin phép khai thác nước đã qua thẩm tra, phê chuẩn và đã được cấp giấy phép khai thác nước thì được ghi vào trong tập đăng ký được phép khai thác nước và định kỳ thông báo chung.

Điều 14. Trường hợp hồ sơ xin phép khai thác nước ngầm không đầy đủ hoặc chưa đúng thủ tục, cơ quan quản lý nước yêu cầu hộ xin phép phải hoàn chỉnh hồ sơ.

Điều 15. Trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày nhận được đơn và đủ hồ sơ xin thăm dò khai thác nước ngầm cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét thẩm định, chuẩn bị văn bản trình cấp có thẩm quyền quyết định.

Trong trường hợp phải kéo dài để bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ, tổ chức kiểm tra thực địa, xử lý các tranh chấp thì thời hạn trên do hai bên nhận đơn và nộp đơn thoả thuận nhưng không được quá 3 tháng.

Nếu đơn không đựơc chấp thuận thì cơ quan nhận đơn phải trả lời bằng văn bản giải thích rõ lý do cho bên nộp đơn.

Điều 16. Tất cả các hội đang khai thác nước ngầm thuộc diện phải xin phép mà chưa có giấy phép thì phải làm thủ tục đăng ký công trình khai thác nước ngầm tại cơ quan quản lý nước để xin cấp giấy phép khai thác nước (nhỏ hơn 1000m3/ngày thì đăng ký tại Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố; Từ 1000m3/ngày trở lên thì đăng ký tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Trong vòng 3 tháng sau khi quy định này có hiệu lực mà không đăng ký thì sẽ bị xử lý và đình chỉ khai thác nước.

Điều 17. Khi có một trong các tình huống dưới đây thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh có thể quyết định giảm thấp hoặc hạn chế lượng khai thác nước của hộ đã được cấp giấy phép khai thác nước:

16.1. Do nguyên nhân tự nhiên khiến nguồn nước không đủ thoả mãn việc cấp nước bình thường của vùng đó.

16.2. Khai thác nước ngầm quá mức gây sụt lún mặt đất hoặc nhiễm bẩn nguồn nước ngầm.

16.3. Tổng lượng nước khai thác do yêu cầu chung tăng lên mà không có nguồn nước khác hoặc biện pháp bổ sung.

Điều 18. Quyền và nghĩa vụ của hộ được phép khai thác nước ngầm: 1. Hộ được cấp giấy phép khai thác nước ngầm có quyền khai thác nước theo quy định của giấy phép và có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các điều quy định trong giấy phép và các quy định về bảo vệ nước ngầm, các quy định về kỹ thuật và các luật pháp khác có liên quan.

2. Hộ khai thác nước ngầm phải lắp đặt thiết bị đo lường theo quy định, ghi chép và báo cáo lượng nước khai thác, mực nước hạ thấp từng thời kỳ theo quy định.

3. Khi cơ quan quản lý nước kiểm tra tình hình khai thác nước, hộ khai thác nước phải có trách nhiệm hợp tác, hỗ trợ và cung cấp trung thực các thông tin liên quan về tình trạng khai thác nước.

4. Khi phát hiện thấy các thay đổi lớn về số lượng, chất lượng nước ngầm và môi trường thì hộ khai thác phải báo cáo kịp thời tới cơ quan quản lý nước.

Điều 19. Quyền và nghĩa vụ của hộ được phép thăm dò nước ngầm:

- Tiến hành thăm dò theo Dự án được duyệt;

- Thực hiện các quy định trong giấy phép thăm dò, các quy định về bảo vệ nước ngầm, các quy phạm kỹ thuật và luật pháp khác có liên quan;

- Khi cơ quan quản lý nước kiểm tra tình hình thăm dò, hộ thăm dò phải có trách nhiệm hợp tác, hỗ trợ, cung cấp trung thực các thông tin về tình hình thăm dò;

- Trình duyệt báo cáo thăm dò;

- Sau khi hoàn thành nhiệm vụ thăm dò phải nộp một bộ báo cáo vào Lưu trữ Địa chất Nhà nước và một bộ cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Trong trường hợp muốn thay đổi phương án thăm dò so với dự án được duyệt phải được sự đồng ý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh.

Điều 20. Nếu có một trong các tình huống dưới đây thì cơ quan cấp giấy phép khai thác nước ra quyết định cho hộ khai thác nước trong thời hạn nhất định phải khắc phục:

- Không khai thác nước theo quy định;

- Không lắp đặt thiết bị đo lường trong thời gian quy định;

- Không cung cấp đầy đủ các số liệu liên quan hoặc cung cấp số liệu giả;

- Không chấp hành quyết định giảm bớt hoặc hạn chế lượng khai thác nước của cơ quan quản lý nước.

- Không chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường;

- Khi nguồn nước ngầm bị cạn kiệt, thì phải điều chỉnh việc khai thác theo yêu cầu của cơ quan quản lý.

Điều 21. Các hộ chưa được cấp giấy phép, nếu tự ý khai thác nước thì cơ quan quản lý nước ra quyết định đình chỉ khai thác nước.

Điều 22. Thủ tục đăng ký công trình khai thác nước ngầm

Hồ sơ đăng ký gồm:

- Bản đăng ký công trình khai thác nước ngầm;

- Bản đồ khu vực và vị trí công trình khoan đào và khai thác nước.

- Kết quả đánh giá chất lượng nước của Sở y tế hoặc của cơ quan có thầm quyền tương đương.

- Báo cáo đánh giá trữ lượng và tình hình khai thác nước;

- Văn bản đánh giá trữ lượng nước ngầm (nếu có);

- Bản sao quyền sử dụng đất, nơi đặt công trình khai thác ngầm. Nếu khu vực đất đặt công trình khai thác không thuộc quyền sử dụng của của hộ khai thác thì phải có văn bản thoả thuận giữa hộ khai thác nước và hộ được quyền sử dụng đất có xác nhận của Uỷ ban nhân dân địa phương.

Trong vòng 30 ngày kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có trách nhiệm xem xét, kiểm tra thực tế hiện trường, chuẩn bị văn bản trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định.

Điều 23. Quy định về việc hành nghề khoan khai thác nước ngầm:

- Mọi tổ chức, cá nhân không có giấy phép hành nghề khoan nước ngầm do cơ quan quản lý Nhà nước về tài nguyên nước cấp đều không có quyền khoan các hố khoan thăm dò và khai thác nước ngầm (kể cả các hố khoan tay).

- Tổ chức hoặc cá nhân được cấp giấy phép hành nghề khoan thăm dò và khai thác nước ngầm phải có tiêu chuẩn sau đây:

Người chỉ đạo kỹ thuật phải tốt nghiệp đại học các ngành về địa chất, khoan với một năm kinh nghiệm trong công tác khoan giếng; hoặc tốt nghiệp trung cấp các ngành địa chất, khoan với 3 năm kinh nghiệm trong công tác khoan giếng.

Điều 24. Thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề khoan giếng:

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp giấy phép đăng ký hành nghề khoan thăm dò, khai thác nước ngầm cho các doanh nghiệp trực thuộc Trung ương và các doanh nghiệp hộ tư nhân có phạm vi hoạt động trên địa bàn từ hai tỉnh trở lên.

- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp giấy phép hành nghề khoan thăm dò và khai thác nước ngầm cho các doanh nghiệp trực thuộc tỉnh và đơn vị, cá nhân có phạm vi hoạt động trên địa bàn tỉnh mình.

Điều 25. Quyền và nghĩa vụ của hộ, doanh nghiệp được cấp giấy phép hành nghề khoan giếng:

- Tuân thủ các quy trình kỹ thuật khoan, các quy định trong giấy phép và bảo vệ tầng chứa nước.

- Báo cáo định kỳ hàng năm cho cơ quan cấp giấy phép về tình hình khoan thăm dò, khai thác nước ngầm của đơn vị mình.

Điều 26. Các đơn vị đã được cấp giấy phép hành nghề khoan nước ngầm do các cơ quan khác cấp phải trình giấy phép tới cơ quan quản lý nước để được cấp lại. Các đơn vị chưa có giấy phép hành nghề khoan nước ngầm phải làm thủ tục xin cấp giấy phép tại cơ quan có thẩm quyền cấp phép theo quy định ở Điều 23.

Trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày ban hành Quy định này, mọi tổ chức, cá nhân khoan giếng thăm dò, khai thác nước ngầm không có giấy phép hành nghề khoan nước ngầm do cơ quan quản lý nước cấp đều không được hành nghề khoan thăm dò, khai thác nữa.

Điều 27. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào những quy định trên đây để xây dựng nguyên tắc thực hiện chi tiết hơn cho địa phương mình và không trái với nội dung, nguyên tắc của Quy định này.

Điều 28. Quy định này có hiệu lực từ ngày ký quyết định. Những quy định trước đây trái với Quy định này đều bị bãi bỏ.

 

 

THE MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
---------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom Happiness
--------------

No. 357/NN/QLN/QD

Hanoi, March 13, 1997

 

DECISION

ISSUING THE PROVISIONAL REGULATION ON THE GRANTING OF PERMITS FOR UNDERGROUND WATER PROSPECTION, EXPLOITATION, DRILLING AND THE REGISTRATION OF UNDERGROUND WATER EXPLOITATION WORKS

THE MINISTER OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT

Pursuant to Decree No.73-CP of November 1st, 1995 of the Government defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural Development;
Pursuant to Decision No.354-TTg of May 28, 1996 of the Prime Minister defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Department for the Management of Water Resources and Irrigation Works under the Ministry of Agriculture and Rural Development;
Pursuant to Directive No.487-TTg of July 30, 1996 of the Prime Minister on enhancing State management over water resources;
Pursuant to the guiding Document No.5073/KTN of October 18, 1996 of the Prime Minister on assigning the task of State management over underground water resources from the Ministry of Industry to the Ministry of Agriculture and Rural Development;
Pursuant to the record on the transfer of the task of State management over underground water resources signed between the Ministry of Industry and the Ministry of Agriculture and Rural Development on October 30, 1996;
Pursuant to the guiding Document No.478/KTN of January 29, 1997 of the Prime Minister on the issue of the provisional regulation on the granting of permits for underground water prospection, exploitation and drilling;
At the proposal of the Head of the Department for the Management of Water Resources and Irrigation Works,

DECIDES:

Article 1.-To issue together with this Decision the provisional Regulation on the Granting of Permits for Underground Water Prospection, Exploitation and Drilling and the Registration of Underground Water Exploitation Works for uniform application in the whole country.

Article 2.-The Presidents of the People’s Committees of the provinces and cities directly under the Central Government, the Head of the Department for the Management of Water Resources and Irrigation Works; organizations and individuals engaged in prospecting, exploiting and drilling for underground water shall have to implement this Decision.

Article 3.-This Decision takes effect from the date of its signing. The earlier regulations on the procedure for the granting of underground water prospection and exploitation permits which are contrary to this Regulation are now annulled.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

THE MINISTER OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT




Nguyen Cong Tan

 

PROVISIONAL REGULATION

ON THE GRANTING OF PERMITS FOR UNDERGROUND WATER PROSPECTION, EXPLOITATION, DRILLING AND THE REGISTRATION OF UNDERGROUND WATER EXPLOITATION WORKS
(issued together with Decision No.357 of March 13, 1997 of the Minister of Agriculture and Rural Development

Article 1.- General provisions:

In this Regulation the following terms shall be construed as follows:

- Underground water (water under land surface) is the natural water existing and flowing under the ground and occasionally on the ground.

- Mineral water is the natural undergound water which in some areas may come to the open and contains a number of active biological compounds of high concentration according to Vietnamese standards or foreign standards applicable under the permission of the State of Vietnam.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Exploitation area is the area where underground water exploitation works are located, including the territory where the level of underground water is lowered due to the pumping of water from the exploitation works.

- Underground water exploitation works are wells, dug or drilled, caves or water exploitation corridors, open-air spots built or used for the exploitation of underground water.

- Underground water exploiting unit is an organization or individual possessing a legal water exploitation permit.

- Construction unit is a State or private enterprise or individual allowed by the State to build underground water exploitation works.

- This Regulation shall apply only to underground water that is tasteless or brackish (not to mineral water and natural hot water).

Article 2.- Exploitation of underground water without need of permission.

- The manual exploitation of a small volume of water for daily use by families from a dug or drilled well having a depth of less than 30 m and a diameter of less than 90 mm.

- In cases where a well size exceeds the limits defined below, it must be registered at the ward/commune People’s Committee:

+ Dug wells with a diameter of more than 2 m or a depth of the well water column exceeding 5 m in the dry season;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 3.- The exploitation of underground water for any purpose and in any case, except as stipulated in Article 2, must get permission.

Article 4.- The permission for the exploitation of underground water must comply with the following principles:

4.1- Priority in the use of underground water of good quality shall be given to the needs of daily life, including eating and drinking. For other purposes it can be used only there is a surplus.

4.2- The volume of underground water allowed to be exploited in an area must not exceed the exploitable water reserve of that area and at the same time must conform to the annual exploitation plan and the exploitation plan of the area.

4.3- In areas where the exploited volume of underground water has reached the exploitable reserve, the exploitation must be managed more strictly and the expansion of exploitation is forbidden. Exploitation of underground water is strictly prohibited in areas where the exploited volume has exceeded the prescribed level while supplementary source is not yet available

4.4- The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the main responsibility and coordinate with the Ministry of Industry and the People’s Committees of the provinces and cities directly under the Central Government in marking off areas for underground water exploitation and areas banned from underground water exploitation pending the availability of supplementary sources and submit the plan to the Government for ratification.

4.5- The granting of the underground water prospection and exploitation permits must be based on the results of the evaluation of the prospection projects and on water reserves reports of specialized units or specialized councils (to be stipulated for in details by the Ministry of Agriculture and Rural Development).

Article 5.- Competence to grant permits:

5.1- The Ministry of Agriculture and Rural Development shall grant permits and organize the management and supervision of permits granting in localities for the prospection, exploitation and drilling of underground water in the whole country.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5.3- The Presidents of the People’s Committees of the provinces and cities directly under the Central Government (referred to as provincial People’s Committees) shall adjust, grant and withdraw permits with regard to single small-size underground water prospection and exploitation projects with a flow of less than 1000 m3/day.

(The Ministry of Agriculture and Rural Development and the provincial People’s Committees shall detail the management responsibilities of the Department for the Management of Water Resources and Irrigation Works, the provincial/municipal Agriculture and Rural Development Services and other specialized agencies).

5.4- In key areas, the granting of underground water prospection and exploitation permits must be controlled more closely. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall consult the provincial and municipal People’s Committees in the above-said areas so as to specifically determine the specific degree of water flow for the assignment of responsibilities in granting permits.

Article 6.- All underground water exploitation works must be registered at the agency competent to grant permits (Points 5.2 and 5.3 of Article 5).

Article 7.- For the exploitation of underground water from drilled pits, dug wells or their substitutes or from exploitation works which have been damaged or have had their exploitation capacity reduced to a pumping capacity and level lower than the prescribed limits, or which are located in the well area already defined in the permits, there shall be no need to obtain the permission but a dossier must be submitted to the permit-granting agency.

Article 8.- New or expanded water exploitation works must be reported to the permit-granting agency. The exploiting unit shall have to submit its plan of application for water exploitation before making the feasibility project.

Article 9.- A dossier of application for underground water prospection and exploitation permit includes:

a/ Application for underground water prospection (if prospection documents are not available in the area):

+ The application for prospection;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ The official dispatch of the local People’s Committee allowing the use of land for prospection or a copy of the certificate of the right to use land at the place of prospection;

+ Other related legal documents.

b/ Application for underground water exploitation:

+ The application for underground water exploitation;

+ The underground water exploitation project;

+ A map of the area and the location of the wells to be exploited.

Enclosed documents include:

+ The results of evaluation of underground water quality made by the provincial/municipal medical service or the competent medical agency or the laboratories authorized by the competent agencies to make such evaluation;

+ A report on the estimated underground water reserve;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ Other related legal documents to serve as basis for the granting of permit: The letter of acceptance from other water users if they are affected by the water exploitation (with certification by the local Peoples Committee).

Article 10.- With regard to an underground water exploitation program in service of daily life in rural areas, the program performing agency shall have to fill the procedures for underground water exploitation in accordance with the projects, plans and guidance of the Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Health, which are annually ratified by the provincial Peoples Committees and competent levels.

A dossier of application for water exploitation to be sent to the provincial People’s Committee or the agency authorized by the provincial Peoples Committee shall include:

- The application for underground water exploitation;

- The underground water exploitation project;

- A map of the exploitation works and locations of underground water exploitation works;

- The list of the works and the names of units allowed to instal their underground water exploitation works.

Article 11.- Submission and ratification procedures :

11-1: Order of application for permission and permit granting:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- After receiving the application describing the plan for underground water prospection and exploitation, the Department for Management of Water Resources and Irrigation Works or the provincial/municipal Agriculture and Rural Development Service shall have to consider and make an inspection of the site and prepare documents to be submitted to the Minister of Agriculture and Rural Development or the President of the provincial People’s Committee for decision.

11-2: After finishing the prospection and trial exploitation and obtaining all practical hydro-geographical documents, the exploiting unit shall have to fully submit those documents and other necessary documents (according to Article 9b) to the dossier receiving agency for evaluation, ratification and submission to the competent higher-level agency which shall issue a decision to allow the water exploitation and the construction of the water exploitation works.

11-3: With regard to the application for exploitation of existing underground water works (drilled wells improved on the basis of pits drilled for underground water prospection with sufficient documents on geology, hydro-geology and hydro-geological stratigraphy, the experimental pumpings and the results of the analyses of the chemical composition and microbes of the water...) the dossier receiving agency shall prepare documents to be submitted to the higher-level agency for decision to permit the exploitation.

11-4: When submitting the water exploitation feasiblity project, the underground water exploiting unit must obtain a written agreement from the water resource managing agency before proceeding with the construction.

11-5: Upon completion of the construction of the water exploitation work and trial pumping, the exploiting unit shall send the document ratifying the feasibility project, the documents on the exploitation wells, the document on trial pumping and the water quality to the water resource managing agency. The water managing agency shall consider the documents before granting the official permit for water exploitation.

Article 12.- In cases where the application for underground water exploitation permit causes a dispute or a litigation, the permit granting agency shall have to inform in writing the applying unit thereof. After the dispute or litigation is settled, the unit applying for water exploitation shall have to apply for a new permit.

Article 13.- The units applying for water exploitation which have been examined, ratified and granted water exploitation permits shall be recorded in a register of units allowed to exploit water for periodical public announcement.

Article 14.- In cases where the dossier of application for water exploitation is insufficient or not valid procedurally, the water resource managing agency shall request the applicant to complete the dossier.

Article 15.- Within one month after receiving the full dossier of application for underground water exploitation, the dossier receiving agency shall have to consider, evaluate the dossier and prepare documents to be submitted to the competent level for decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



If the application is rejected, the application receiving agency shall have to reply in writing to the applicant and clearly state the reason(s).

Article 16.- All underground water exploiting units which must obtain permits but have not yet obtained them shall have to fill the procedure for the registration of their underground water works at the water managing agency so as to apply for the water exploitation permits (at the provincial/municipal People’s Committee for an exploitation volume of less than 1000 m3/day; at the Ministry of Agriculture and Rural Development for an exploitation volume of 1000 m3 or more per day). Within three months after this regulation takes effect, if registration is not completed, the units shall be sanctioned or have their water exploitation suspended.

Article 17.- In one of the following circumstances, the Ministry of Agriculture and Rural Development or the provincial Peoples Committee may decide to reduce or limit the exploitation volume of the unit which has been granted a water exploitation permit:

17.1- For a natural cause, the water sources cannot meet the demand of water supply for the area.

17.2- The excessive exploitation of underground water that causes landslide or contamination of the underground water source.

17.3- The total exploitation volume of water for common use has increased but there is no other source or measures for supplementary supply.

Article 18.- Rights and obligations of units permitted to exploit underground water:

1. A unit which is granted an underground water exploitation permit shall have the right to exploit water in accordance with the permit and be obliged to fully comply with the provisions of the permit, provisions on underground water protection, technical regulations and relevant provisions of law.

2. The underground water exploiting unit shall have to install measurement equipment as prescribed, record and report the exploitation volume as well as the lowered level of water in each period.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. When discovering a major change in the volume and quality of the underground water and the environment, the exploiting unit shall have to promptly report to the water managing agency.

Article 19.- Rights and obligations of units permitted to prospect for underground water:

- To conduct the prospection in accordance with the ratified project;

- To comply with the provisions in the prospection permit, provisions on underground water protection, technical regulations and relevant provisions of law;

- When the water managing agency inspects the exploration situation, the exploring unit shall have to cooperate with, support and honestly provide it with information on the exploration situation;

- To submit reports on exploration;

- Upon fulfillment of the exploration task, it must submit one set of reports to the State Geological Archives and another to the Ministry of Agriculture and Rural Development;

- In cases where the unit wishes to change the exploration plan compared to the ratified project, it must obtain permission from the Ministry of Agriculture and Rural Development or the provincial Peoples Committee.

Article 20.- In one of the following events, the water exploiting unit shall have to overcome the situation within a certain time limit as decided by the agency granting water exploitation permit:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Failing to install measurement equipment within the prescribed time limit;

- Failing to fully provide related data or providing false data;

- Failing to execute the decision on the reduction or limitation of water exploitation volume issued by the water managing agency.

- Failing to observe provisions on environmental protection.

- When the underground water source has dried up, exploitation must be adjusted at the request of the water managing agency.

Article 21.- A unit which exploits water without permit shall have to suspend the exploitation according to a decision issued by the water managing agency.

Article 22.- Procedure for registration of underground water exploitation works

A registration dossier shall include:

- The registration paper of the water exploitation work;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The result of water quality evaluation conducted by the provincial/municipal Health Service or an equivalent competent agency;

- The report on the evaluation of underground water reserve and exploitation situation;

- The document evaluating the underground water reserve (if any);

- The copy of the land use right certificate and the location of the underground water exploitation work. In cases where the land area of the exploitation work does not belong to the land use right of the exploiting unit, there must be a written agreement between the water exploiting unit and the unit having the land use right certified by the local Peoples Committee.

Within 30 days after receiving the full registration dossier, the dossier receiving agency shall have to consider, inspect the site and prepare documents to be submitted to the Minister of Agriculture and Rural Development or the President of the provincial/municipal People’s Committee for decision.

Article 23.- Provisions on the professional practice of underground water drilling:

- Organizations and/or individuals having no permits for underground water drilling granted by the State agency for the management of water resources shall not be entitled to drill pits for the exploitation and exploration of underground water (including hand drilled pits).

- Organizations and/or individuals that have been granted permits for the drilling, prospection and exploitation of underground water shall have to meet the following criteria:

The person in charge of technical matters must have a university degree in geology or drilling and at least one year of work in well drilling; or must graduate from an intermediate school in geology or drilling and have at least 3 year of work in well drilling.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The Ministry of Agriculture and Rural Development shall grant permits for underground water drilling, prospection and exploitation to the central and local enterprises that operate on the territories of at least two provinces.

- The Peoples Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall grant permits for underground water drilling, exploration and exploitation to provincial enterprises, units and individuals operating on the provincial territory.

Article 25.- Rights and obligations of households and enterprises that have been granted permits for well drilling :

- To observe the technical regulations on drilling, the provisions and regulations in the permit on the protection of the water holding layer.

- To periodically report to the permit granting agency on the drilling for prospection and exploitation by their units.

Article 26.- The units which have been granted permits for underground water drilling by other agencies shall have to produce them to the water managing agency so as to be granted new permits. The units which have not obtained permits for underground water drilling shall have to fill permit granting procedures at the competent agencies stipulated in Article 23.

Within 3 months from the date of promulgation of this Regulation, all organizations and individuals drilling wells for underground water exploration and exploitation without permits granted by the water managing agency shall no longer be allowed to conduct water drilling, exploration and exploitation.

Article 27.- The People’s Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall base themselves on the above-said provisions to elaborate principles for the detailed implementation in the localities which must not be contrary to the contents and principles of this Regulation.

Article 28.- This Regulation takes effect from the date of its signing. The earlier provisions which are contrary to this Regulation are now annulled.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 357-NN/QLN/QĐ ngày 13/03/1997 về Quy định tạm thời về việc thực hiện cấp phép thăm dò, khai thác, hành nghề khoan nước ngầm và đăng ký công trình khai thác nước ngầm do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


8.714

DMCA.com Protection Status
IP: 3.15.5.183
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!