Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 125/1999/CT-BNN-KH Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Lê Huy Ngọ
Ngày ban hành: 04/09/1999 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 125/1999/CT-BNN-KH

Hà Nội, ngày 04 tháng 09 năm 1999 

 

CHỈ THỊ

VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN NĂM 2000

Năm 1999, mặc dù phải đối phó với những diễn biến phức tạp của khí hậu, thời tiết và ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tiền tệ, nhưng nhờ sự quan tâm lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo sâu sát của Chính phủ và chính quyền các cấp cùng với những nỗ lực to lớn của nhân dân, sản xuất nông nghiệp vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng, an ninh lương thực quốc gia được đảm bảo, khối lượng xuất khẩu tăng nhanh. Tuy vậy, năm 1999 cũng làm bộc lộ rõ hơn những yếu kém trong cơ cấu kinh tế, cơ sở hạ tầng, dịch vụ và trong hệ thống quản lý nhà nước của ngành, đòi hỏi phải có sự điều chỉnh kịp thời.

Bước sang năm 2000, Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải phấn đấu tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng nông nghiệp 3,5 - 4%, nhằm hoàn thành các mục tiêu của kế hoạch 5 năm 1996 - 2000, đạt thành tích tốt để đánh dấu năm cuối cùng của thiên niên kỷ và thiết thực kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc, góp phần chấm dứt sự giảm sút nhịp độ tăng trưởng của nền kinh tế, đồng thời tạo ra những chuyển biến mới tạo đà phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao nhanh năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh; thúc đẩy phát triển toàn diện kinh tế - xã hội nông thôn trong những năm tiếp theo.

Để đạt những mục tiêu nêu trên, thực hiện Chỉ thị số 17/1999/CT-TTg ngày 30/6/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2000, Bộ yêu cầu các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị trực thuộc tập trung làm tốt công tác xây dựng kế hoạch phát triển của ngành và đơn vị mình năm 2000. Trong quá trình xây dựng kế hoạch cần quán triệt một số yêu cầu như sau:

1. Về nông nghiệp:

- Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của nông nghiệp là phải tiếp tục phát triển sản xuất, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia và từng khu vực, đẩy mạnh thâm canh lúa trên cơ sở phát triển thủy lợi và áp dụng các giống mới có năng suất cao, có chất lượng phù hợp với yêu cầu của thị trường, mở rộng diện tích ngô lai và hoa màu khác.

- Việc phát triển cây công công nghiệp, cây ăn quả, rau, đậu...phải căn cứ trước hết vào yêu cầu của thị trường và lợi thế về đất đai, khí hậu...ở từng vùng. Hướng dẫn nông dân đẩy mạnh sản xuất các loại cây có thị trường và có thể cạnh tranh, nhất là các loại cây xuất khẩu có giá trị cao, hình thành các vùng sản xuất tập trung gắn với công nghiệp chế biến. Cần khắc phục những hạn chế trong các khâu giống, kỹ thuật canh tác, thu hoạch, vận chuyển, bảo quản, chế biến nhằm tăng năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.

- Thực hiện các giải pháp thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển, bao gồm: hạ giá thành và nâng cao chất lượng thức ăn; cải thiện điều kiện thú y; nâng cao chất lượng giống; cải thiện điều kiện nuôi dưỡng; phát triển thị trường...

2. Về lâm nghiệp:

- Thực hiện dự án trồng 5 triệu ha rừng. Làm tốt các khâu điều tra cơ bản; giao đất giao rừng; nghiên cứu khoa học; chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị giống, vốn; đào tạo cán bộ; tăng cường bộ máy quản lý.

- Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng tự nhiên hiện có; ưu tiên bố trí vốn đảm bảo thực hiện các hợp đồng đã ký với dân; ở những nơi có điều kiện, có chính sách để dân hưởng lợi trực tiếp từ rừng thay cho việc trả tiền từ ngân sách nhà nước.

- Ưu tiên phát triển khoanh nuôi, tái sịnh rừng phòng hộ, đặc dụng; tập trung trồng mới rừng phòng hộ ở các vùng ưu tiên, tránh phân tán, dàn trải.

- Có biện pháp hỗ trợ thiết thực các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và nông dân phát triển gây trồng rừng sản xuất.

3. Về sản xuất muối:

Đầu tư nâng cấp, tổ chức lại sản xuất, nâng cao năng suất các đồng muối hiện có, xây dựng các đồng muối mới, phát triển chế biến muối đáp ứng yêu cầu về chất lượng của các ngành công nghiệp trong nước và xuất khẩu, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của diêm dân.

4. Phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản:

- Có kế hoạch phát triển các ngành bảo quản chế biến nông lâm sản gắn với việc xây dựng các vùng nguyên liệu. Trước hết phải đảm bảo đủ nguyên liệu cho các nhà máy đường và các nhà máy chế biến khác hiện có. Đổi mới công nghệ và trang thiết bị chế biến. Có biện pháp hỗ trợ cụ thể để khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế vào phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản.

- Năm 2000 phải có sự chuyển biến mạnh về bảo quản nông lâm sản, nhất là các mặt hàng tươi sống (rau, quả, thịt...), để nâng cao giá trị thương phẩm, tăng khả năng tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

5. Về thủy lợi:

- Về đê điều: đảm bảo an toàn hệ thống đê điều ở đồng bằng sông Hồng (đặc biệt là đê Hà Nội) và Bắc khu 4 cũ, đảm bảo an toàn các hồ chưa nước lớn trong mùa mưa bão...thực hiện tốt chương trình nâng cấp, củng cố đê biển ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

- Về thủy nông: Ưu tiên thực hiện các dự án phục hồi nâng cấp các công trình thủy lợi; tăng cường và hiện đại hoá công tác quản lý khai thác các công trình thủy lợi. Tiếp tục thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương.

- Tập trung đầu tư để đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình hoàn thành trong năm, công trình vượt lũ, công trình dở dang đảm bảo an toàn trong mừa mưa lũ.

- Về xây dựng mới, phát triển các công trình tưới cho cà phê, chè, mía, rau quả, các công trình thủy lợi đa mục tiêu ở Trung du miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây nguyên, thực sự gắn phát triển thuỷ lợi với việc cung cấp nước sinh hoạt, xây dựng các vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu, xoá đói giảm nghèo, thực hiện các mục tiêu an ninh quốc phòng; kết hợp các biện pháp thuỷ lợi và lâm nghiệp để nâng cao hiệu quả của công trình.

6.Về phát triển nông thôn:

- Tiếp tục hỗ trợ nông dân chuyển đổi hợp tác xã nông nghiệp khá và trung bình, xử lý hợp tác xã yếu kém, xây dựng hợp tác xã mới và phát triển các hình thức kinh tế hợp tác đa dạng; đổi mới nông lâm trường quốc doanh. Đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, đồng thời sắp xếp lại và đầu tư hợp lý nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả; áp dụng các hình thức cho thuê hoặc khoán, bán doanh nghiệp, giải thể, phá sản các doanh nghiệp bị thua lỗ kéo dài.

- Sử dụng hợp lý sự hỗ trợ của Nhà nước đối với các thành phần kinh tế gồm cả kinh tế ngoài quốc doanh, nhất là tín dụng đầu tư, để đạt hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất.

- Thực hiện Chương trình xóa đói giảm nghèo (định canh định cư, xây dựng vùng kinh tế mới và ổn định dân di cư tự do...), Chương trình quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, Chương trình hỗ trợ 1715 xã nghèo có nhiều khó khăn.

7. Phát triển khoa học công nghệ:

Trong thời gian tới, một trong những nhiệm vụ quan trọng của khoa học và công nghệ là góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn theo tinh thần Nghị quyết số 06 ngày 10/11/1998 của Bộ Chính trị khóa VIII “về một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn”, trong đó tập trung cho áp dụng các thành tựu công nghệ sinh học hiện đại, nghiên cứu và áp dụng giống mới để tạo khâu đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp, phát triển công nghệ chế biến, bảo quản...; tạo điều kiện để đẩy mạnh nghiên cứu và sản xuất các loại máy móc, thiết bị, công cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp, chế biến nông sản. Năm 2000 tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

- Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện các dự án về giống cây trồng, vật nuôi, giống cây lâm nghiệp, bao gồm: đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, chọn tạo và phổ biến giống mới. Ưu tiên phát triển giống các loại cây, con có ưu thế ở từng địa phương và giống cây, con có sản phẩm xuất khẩu.

- Lựa chọn và tăng cường đầu tư nâng cao năng lực của một số cơ sở đầu ngành phục vụ nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ.

8. Phát triển nhân lực:

Đi đôi với việc tăng cường năng lực của các cơ sở đào tạo, chú trọng hơn tới công tác đào tạo cán bộ quản lý nhà nước thuộc ngành, cán bộ hợp tác xã, cán bộ và công nhân kỹ thuật... ở các tỉnh miền núi, Tây Nguyên cần chú trọng đào tạo cán bộ tại chỗ, cán bộ dân tộc ít người.

9. Tăng cường năng lực quản lý nhà nước của ngành:

Bố trí đủ cán bộ, tăng cường phương tiện làm việc cho Sở, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tăng cường hệ thống các cơ quan khuyến nông, khuyến lâm, kiểm lâm, thú y, bảo vệ thực vật, quản lý thủy nông, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; xây dựng hệ thống kiểm tra chất lượng nông lâm sản, giống cây trồng vật nuôi, cây lâm nghiệp và vật tư nông nghiệp để đủ sức giải quyết các vấn đề đặt ra. Đẩy mạnh thực hiện phân cấp quản lý các doanh nghiệp và các hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành, xã hội hóa các loại dịch vụ công ích.

10. Tiếp tục hoàn thiện một bước các chính sách lớn có liên quan trực tiếp tới ngành, trước hết là về: đất đai, lao động, vốn và thị trường. Thực hiện các biện pháp phát triển thị trường nông sản trong nước; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp để thúc đẩy mạnh mẽ công tác xuất khẩu nông lâm sản, nhập khẩu đủ và kịp thời phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi và các loại vật tư nông nghiệp.

11. Những yêu cầu lớn về dự toán chi ngân sách và sử dụng tín dụng đầu tư ưu đãi của Nhà nước năm 2000.

- Đối với vốn đầu tư xây dựng cơ bản, bao gồm cả vốn ngân sách và tín dụng đầu tư, cần rà soát bố trí sử dụng hợp lý để đạt hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất, đáp ứng sát các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển của ngành. Trong khi vẫn ưu tiên cao cho đầu tư phát triển thủy lợi, chú trọng dành phần vốn thoả đáng để thực hiện chương trình giống cây trồng vật nuôi, đầu tư tăng cường hệ thống nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật, đào tạo cán bộ, tăng cường các hệ thống quản lý ngành; tập trung đầu tư hoàn thành dứt điểm các hạng mục công trình để sớm đưa vào sử dụng, tránh đầu tư phân tán và kéo dài.

- Các địa phương bố trí sử dụng hợp lý khoản thu thuế sử dụng đất nông nghiệp cho các mục tiêu phát triển nông nghiệp và nông thôn theo cơ cấu và thứ tự ưu tiên phù hợp với điều kiện cụ thể và định hưóng của ngành.

- Dự toán chi sự nghiệp cần được xây dựng ở mức cần thiết, hợp lý, tiết kiệm, xoá bao cấp của ngân sách nhà nước đối với các doanh nghiệp, không bố trí kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho các hoạt động sự nghiệp khoa học, y tế, đào tạo của các Tổng công ty (trừ trường hợp đặc biệt theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ).

12. Tiến độ xây dựng kế hoạch:

Trong tháng 9 năm 1999 sẽ bố trí làm việc với các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Tổng công ty và đơn vị trực thuộc để phối hợp kế hoạch, dự kiến phương án phân bổ dự toán ngân sách của gành (Bộ đã có Công văn số 2824 BNN/KH, ngày 6/8/1999 về hướng dẫn kế hoạch tổng hợp nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2000).

Bộ yêu cầu Giám đốc các Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thủ trưởng các cơ quan đơn vị trực thuộc tổ chức thực hiện tốt chỉ thị này. Bộ gửi kèm theo Chỉ thị này biểu tóm tắt chỉ tiêu kế hoạch kinh tế của ngành năm 2000 để các địa phương vận dụng khi xây dựng kế hoạch nông nghiệp và phát triển nông thôn của địa phương./.

 

 

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
 



Lê Huy Ngọ

 

THE MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 125/1999/CT-BNN/KH

Hanoi, September 4, 1999

 

DIRECTIVE

ON ELABORATING THE PLAN FOR AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT IN THE YEAR 2000

In 1999, in spite of the confrontation with complex developments of the climate and weather and the impact of the monetary and financial crisis, thanks to the leadership of the Party and the State, the comprehensive and close guidance of the Government and the administration at various levels and the great efforts deployed by the people, agricultural production maintained its growth rate, national food security is assured and the volume of export recorded a quick growth. However, 1999 also revealed weaknesses in the economic structure, in the infrastructure and in the service industry as well as in the State management system of the branch which require a timely readjustment.

In the year 2000, the agricultural and rural development service must strive to continue maintaining the growth rate of agriculture at 3.5-4% with a view to reaching the targets of the five-year plan 1996-2000, achieving good results to mark the last year of the millenium and practically celebrating the major anniversaries of the nation, contributing to ending the decrease of the growth rate of the economy and at the same time creating new upturns as basis for the development of agriculture in the direction of rapidly raising productivity, quality and competitiveness, promoting the comprehensive socio-economic development of the countryside in the following years.

To that end, in execution of Directive No. 17/1999/CT-TTg of June 30, 1999 of the Prime Minister on elaborating the plan for socio-economic development and the draft State budget plan for the year 2000, the Ministry urges the Agriculture and Rural Development Services and the attached units to focus on drafting the plan for development of the branch and their units in the year 2000. In the process of elaborating the plan, the following requirements should be given due attention:

1. On agriculture:

- The foremost task of agriculture is to continue developing production, firmly ensure national and regional food security, promote intensive cultivation of rice on the basis of the development of water conservancy and the use of high productivity and high quality strains suited to the needs of the market, increase the acreage under hybrid maize and other food crops.

- The expansion of industrial plants, fruit trees, vegetables, beans... must be based first of all on the needs of the market and the advantages in land and climate of each region. To guide the farmers in expanding the growing of marketable and competitive crops, especially export plants of high economic value and the formation of concentrated production areas linked to the processing industry. It is necessary to overcome the limitations in the domains of seeds and techniques of farming, harvesting, transportation, maintenance and processing aimed at boosting productivity, quality and reducing product cost.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. On forestry:

- To execute the project of planting 5 million hectares of forest. To carry out well the basic survey, allocation of land and forests, scientific research, preparations for investment, seeds and capital, training of staff, strengthening of the managerial apparatus.

-To continue stepping up measures of protecting the existing natural forests; to give priority to allocating fund for the implementation of the contracts already signed with the people; where conditions permit, to adopt policies to make the people benefit directly from the forests instead of paying them from the State budget.

- To give priority to developing enclosed nursing forests, regeneration of protection forests and special-purpose forests; to concentrate on planting new protection forests in the priority areas, to avoid scattered or evenly distributed planting.

- To adopt measures of practical support for the enterprises of all economic sectors and the farmers in developing the planting of production forests.

3. On salt production:

To invest in upgrading and reorganizing the production of salt, to raise productivity of the existing salt fields, to build new salt fields, to develop salt processing to meet the demand in quality of the industries in the country and for export, to raise the income and improve the living standard of the salt makers.

4. To develop the industry of processing agricultural and forestrial products:

- To adopt the plan to develop the industries for the preservation and processing of agricultural and forestry products linked with the building of raw material areas. First of all, there must be enough raw materials for the sugar mills and the other existing processing factories. To renovate processing technology and equipment. To take measures to provide practical assistance so as to encourage the participation of all economic sectors in the development of the industry of processing agricultural and forestrial products.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. On water conservancy:

- On dykes: To ensure the safety of the dyke system in the Red River delta (particularly the Hanoi dyke) and the dykes in the northern part of the former 4th Interzone, to ensure the safety of the major reservoirs during the rain and storm season..., to carry out well the program of upgrading and strengthening the sea dykes in the Red River delta and the Mekong River delta.

- On irrigation: To give priority to the implementation of the projects of restoring and upgrading the irrigation works; to strengthen and modernize the management and exploitation of the irrigation works. To continue carrying out the program of solidifying the irrigation canals and ditches.

- To concentrate investment on speeding up the building of the projects to be completed within the year, the flood damming projects and half-finished projects in order to ensure safety during the flood season.

- On new constructions, to build irrigation projects to water coffee, tea, sugar cane, vegetables and fruit trees and the multi-purpose irrigation projects in the midlands and highlands in the North, the Center and the Central Highlands, really associating the development of irrigation with the supply of water for daily life to build raw material areas for processing and export industries, to eradicate hunger and alleviate poverty, to achieve the targets of national security and defense, to combine irrigation measures with forestry measures in order to raise the efficiency of the projects.

6. On rural development:

- To continue helping the peasants to transform above-average and average agricultural cooperatives, deal with weak and inefficient cooperatives, build new cooperatives and develop diversified forms of cooperative economy; renovate the State-owned agricultural and forestry farms. To step up the equitization of State enterprises, to rearrange them and make rational investments in order to help them carry out effective production and business; to apply the forms of leasing or contracting, selling, dissolving or bankrupting those enterprises which operate at a loss over a long period.

- To use rationally the assistance of the State to all economic sectors, including non-State economy, especially investment credit with a view to obtaining the highest socio-economic results.

- To execute the Program of eradication of hunger and alleviation of poverty (sedentarisation of cultivation and domicile, building of new economic zones and stabilization of the migrant population...), the national program on clean water and environ-mental hygiene in the rural areas, the program of assistance for 1,715 poor communes still meeting with many difficulties.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In the period to come, one of the important tasks of science and technology is to help step up the process of industrialization and modernization of the agriculture and rural areas in the spirit of Resolution No. 06 of November 10, 1998 of the Political Bureau of the VIIIth Party Congress on "A number of questions in the agricultural and rural development" with focus being laid on the application of the achievements of modern bio-technology; to study and apply the new strains in order to achieve a breakthrough in productivity and quality of agricultural products; to develop the processing and preservation technology..., creating conditions to step up the research on and production of various kinds of machines, equipment and tools in service of agricultural production and farm product processing. In the year 2000, efforts should be concentrated on the following tasks:

- To elaborate and organize the execution of the projects on strains of crops, animals and forest trees including: investing in building the material and technical bases, selecting, creating and popularizing new strains. To give priority to the development of the strains of plants and animals that can be best developed in each locality or that can yield products for export.

- To select and increase investment in raising the capacity of a number of main establishments in service of research and scientific-technological transfer.

8. To develop human resources:

Along with increasing the capacity of the training establishments, to pay more attention to training State managerial cadres of the branch, cooperative cadres, technical staff and workers... In the mountain areas and the Central Highlands, attention should be paid to training cadres on the spot and cadres of ethnic minorities.

9. To increase State managerial capacity of the branch:

To appoint enough cadres, strengthen the working means of the agricultural and rural development services and sections; to strengthen the system of agricultural and forestry promotion agencies, rangers, veterinary agencies and plant protection agencies, management of irrigation works, clean water and environmental hygiene in the countryside; to build a system of quality inspection for agricultural and forestrial products, strains of plants and animals, forest trees and agricultural materials in order to enable them to settle arising problems. To step up the assignment of powers in the management of enterprises and the systems of material and technical bases of the branch, to socialize the different public utility services.

10. To further improve by one step the major policies directly related to the branch, first of all on land, labor, capital and market. To take measures to develop the market for farm produce in the country; to create favorable conditions for the enterprises to strongly expand the exportation of farm and forest products, and to import enough and in time fertilizers, plant protection pesticides, veterinary medicaments, raw materials for the production of animal feeds and other kinds of agricultural raw materials.

11. Major demands in budget expenditure drafting and the use of the State preferential investment credits in the year 2000.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The localities should rationally use the tax on agricultural land use for the targets of agricultural and rural development according to the structure and priority order and the concrete conditions and orientations of the branch.

- Expenditures estimates for non-business work must be elaborated on the necessary, rational and thrifty levels, to eliminate State subsidies by the State budget for the enterprises, stop the provision of aid from the State budget for the non business activities in science, medical care and training of the corporations (except for special cases as decided by the Prime Minister).

12. Tempo of plan elaboration:

In September, 1999 the Ministry shall hold working sessions with the Agriculture and Rural Development Services, the corporations and attached units in order to coordinate their work in planning and projecting the allocation of the State budget of the branch (the Ministry has issued Official Dispatch No. 2824-BNN/KH on August 6, 1999 to guide the overall planning of agriculture and rural development in the year 2000).

The Ministry urges the directors of the Agriculture and Rural Development Services and the heads of the attached units to organize the implementation of this Directive.

 

 

MINISTER OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT






Le Huy Ngo

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Chỉ thị 125/1999/CT-BNN-KH ngày 04/09/1999 về xây dựng kế hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn năm 2000 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.220

DMCA.com Protection Status
IP: 18.116.63.236
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!