Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 02-TT/LB Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Lao động, Bộ Nội vụ Người ký: Lê Tất Đắc, Nguyễn Đăng
Ngày ban hành: 19/01/1961 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG –BỘ NỘI VỤ
*******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******

Số: 02-TT/LB

Hà Nội, ngày 19  tháng 01 năm 1961

 

THÔNG TƯ        

QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP CHO GIA ĐÌNH CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC CÁC CƠ QUAN, XÍ NGHIỆP NHÀ NƯỚC GẶP KHÓ KHĂN

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG-BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ

Kính gửi:

Các Bộ, cơ quan, đoàn thể trung ương.
Các Ủy ban hành chính khu, thành, tỉnh.
Các Sở, Ty, Phòng lao động.

 

Sau 3 năm cải tạo và phát triển kinh tế, Chính phủ đã nâng mức lương bình quân của công nhân, viên chức lên 25% so với năm 1957. Đi đôi với việc tăng lương, Chính phủ đã bình ổn giá cả thị trường và giải quyết việc làm cho một số người thiếu việc trong đó có những người trong gia đình công nhân, viên chức. Vì vậy mà mức sinh hoạt của gia đình công nhân, viên chức nói chung đã được cải thiện rõ rệt, nhưng riêng một số người do hoàn cảnh đông con, phải nuôi cha mẹ già mức sức lao động hoặc gặp những hoạn nạn bất thường mà tiền lương bản thân thấp, thu nhập gia đình ít, nên sinh hoạt còn gặp nhiều khó khăn.

Để giải quyết hoàn cảnh khó khăn túng thiếu cho số công nhân, viên chức như đã nói trên, ngày 14 tháng 12 năm 1960 Ban Thường vụ Hội đồng Chính phủ đã thông qua đề nghị của Liên bộ: Lao động - Nội vụ “tạm thời sử dụng một số tiền trong quỹ xã hội để trợ cấp cho số công nhân, viên chức đó, nhằm giúp đỡ anh chị em giải quyết một phần khó khăn về sinh hoạt để anh chị em an tâm, phấn khởi công tác và sản xuất”.

Liên bộ Lao động - Nội vụ ra thông tư quy định và hướng dẫn thi hành chế độ trợ cấp đó như sau:

I. PHƯƠNG CHÂM, NGUYÊN TẮC

1. Việc xét trợ cấp cho gia đình công nhân, viên chức với nhân dân địa phương.

2. Cần phân biệt hoàn cảnh người khó khăn nhiều hay ít, khó khăn thường xuyên hay khó khăn tạm thời để định mức trợ cấp  cho thích đáng.

3. Cách xét trợ cấp cần làm nhanh và gọn để giải quyết kịp thời khó khăn cho công nhân, viên chức.

Để bảo đảm phương châm, nguyên tắc nói trên, khi xét trợ cấp cho công nhân, viên chức cần phải căn cứ hai điểm sau đây:

1. Mức thu nhập bình quân đầu người trong gia đình.

2. Hoàn cảnh khó khăn đáng được trợ cấp

II. NỘI DUNG CỤ THỂ

1. Những gia đình công nhân, viên chức có những điều kiện như sau thì được xét trợ cấp:

a) Mức thu nhập bình quân đầu người trong gia đình ngang với những mức quy định cho từng địa phương như sau:

- Những gia đình sống ở nội thành Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định và khu vực Hòn Gay, Cẩm Phả có mức thu nhập bình quân đầu người 12 đồng trở xuống.

- Những gia đình sống ở các thị xã có mức thu nhập bình quân đầu người 10 đồng trở xuống.

- Những gia đình sống ở nông thôn có mức thu nhập bình quân đầu người 8 đồng trở xuống.

b) Những gia đình có mức thu nhập bình quân như trên và có những hoàn cảnh như sau thì được xét trợ cấp:

- Do đông con nhỏ, nuôi cha mẹ già mất sức lao động, gia đình có người ốm đau luôn mà mức thu nhập bình quân đầu người trong gia đình thấp nên phải ăn đói mặc rách, và nếu có vay mượn cũng không có khả năng trả dần.

- Do đông người ăn, còn có người chưa có việc làm mà mức thu nhập bình quân đầu người trong gia đình thấp nên có ăn thì thiếu mặc hoặc ngược lại.

- Do gia đình có người chết hay gặp những hoạn nạn bất ngờ nên phải chi tiêu mất nhiều tiền làm cho mức sinh hoạt trong gia đình đang bình thường trở nên quá thiếu thốn và phải ăn đói mặc rách để trả nợ.

Những hoàn cảnh khó khăn trên đây là biểu hiện của 3 trường hợp: khó khăn thường xuyên, khó khăn tạm thời và khó khăn đột xuất. Cả 3 trường hợp đó có dẫn đến hoàn cảnh ăn đói, mặc rách, hoặc thiếu ăn, thiếu mặc thì mới trợ cấp và tùy theo mức độ khó khăn nhiều hay ít để trợ cấp cho thích hợp với những mức đã quy định.

Đối với những gia đình sống ở nông thôn được quy định mức thu nhập bình quân đầu người là 8 đồng trở xuống và có những hoàn cảnh khó khăn như trên thì được xét để trợ cấp, nhưng khi xét trợ cấp cần giữ quan hệ với mức thu nhập bình quân của gia đình xã viên hợp tác xã nơi gia đình người đó ở. Vì vậy tiền trợ cấp cộng với thu nhập gia đình chia bình quân đầu người không được cao hơn mức thu nhập bình quân đầu người của những gia đình xã viên được thu nhập cao nhất ở hợp tác xã nơi đó (không kể những trường hợp cá biệt đột xuất).

c) Trong những trường hợp thật đặc biệt như: có gia đình gặp cả hai, ba trường hợp khó khăn như trên hoặc gặp trường hợp khó khăn đột xuất khác, thì dù mức thu nhập bình quân đầu người trong gia đình có cao hơn mức quy định là 8 đồng, 10 đồng và 12 đồng, cũng được xét trợ cấp. Nhưng mức thu nhập bình quân đầu người trong những gia đình đó, nếu cao hơn những mức quy định sau đây thì dù có khó khăn cũng không được trợ cấp (vì họ có khả năng vay mượn để giải quyết khó khăn và sau đó có khả năng trả dần):

- Ở thành phố: 15 đồng

- Ở thị xã: 12 đồng

- Ở nông thôn: 10 đồng

2. Cách tính thu nhập bình quân:

a) Tất cả những thứ thu nhập hàng ngày, hàng tháng, hàng năm để sử dụng vào ăn, mặc, tiêu dùng trong gia đình mà có thể ghi chép được để quy ra tiền thì đều gọi là thu nhập và được chia bình quân đầu người trong gia đình.

Những thu nhập khác quá ít, hoặc không thể ghi chép được để quy ra tiền thì không coi là thu nhập. Thí dụ: mò cua, bắt ốc bán để thêm vào mức ăn hàng ngày, nhặt nhạnh, quét tước rơm rạ, lá cây về thổi nấu hàng ngày, bán một vài con gà, vịt (không phải chuyên về nghề chăn nuôi), trồng được luống rau đủ ăn hoặc con nhỏ đi bán kem, bán lạc rang, v.v…

b) Khi tính thu nhập bình quân đầu người trong gia đình thì lấy tổng số thu nhập của 1 năm hoặc 3 tháng kể trước để chia cho 12 tháng hoặc 3 tháng rồi lấy mức thu nhập bình quân của 1 tháng chia cho số người trong gia đình mà người công nhân, viên chức trực tiếp nuôi. Nếu những gia đình chỉ có một nguồn thu nhập đều đặn về tiền lương hàng tháng thi lấy thu nhập tháng đó chia cho số người trong gia đình. Thí dụ:

- Tháng 1 năm 1961 xét trợ cấp cho gia đình anh A thì lấy tổng số thu nhập trong gia đình anh A từ tháng 10, 11, 12 năm 1960 (hoặc từ tháng 1 đến tháng 12 năm 1960) để chia cho 3 tháng (hoặc 12 tháng) rồi lấy mức thu nhập bình quân trong 1 tháng để chia cho số người trong gia đình mà anh A trực tiếp nuôi. Trường hợp này áp dụng cho tất cả những gia đình có nguồn thu nhập thất thường (tháng này nhiều tháng sau ít hay ngược lại) như người buôn bán, người làm nghề chăn nuôi, trồng trọt và những người hưởng lương công nhật, lương khoán v.v…

- Nhưng nếu là người chỉ có nguồn thu nhập là lương tháng cố định thì lấy tiền thu nhập 1 tháng để chia cho số người trong gia đình mà người công nhân, viên chức trực tiếp nuôi.

c) Trường hợp người công nhân, viên chức không ăn chung với gia đình, thì khi tính mức thu nhập bình quân đầu người trong gia đình đó sẽ trừ đi một số tiền tương đương với mức tiền ăn thực tế 1 tháng của 1 công nhân, viên chức ăn trong cơ quan hay xí nghiệp (không tính tiền quà và tiêu vặt) phần tiền lương còn lại sẽ tính cộng vào thu nhập của gia đình (nếu có) để chia cho đầu người trong gia đình. Thí dụ:

1. Anh B công tác ở Hà Nội, lương mỗi tháng 52 đồng, có 1 vợ và 2 con ở Thanh Hóa, mức thu nhập bình quân 1 tháng của vợ và con là 8 đồng thì tính như sau:

- Thu nhập của bản thân anh B là 52 đồng và được trừ đi một mức ăn thực tế của cơ quan là 18 đồng.

- Số tiền còn lại tính vào thu nhập của gia đình là: 52đ – 18đ = 34 đồng.

- Bình quân đầu người trong gia đình anh B là: (34đ + 8đ) : 3 = 14 đồng.

2. Hai vợ chồng công tác ở hai cơ quan khác nhau và không có điều kiện ăn chung, có 4 con và các con ăn ở cùng với mẹ chúng thì phần tiền lương của anh B cũng được tính như thí dụ 1 trên đây.

3. Hai vợ chồng công tác ở hai cơ quan khác nhau và không có điều kiện ăn chung, có 4 con và các con sống với bà ở một nơi khác thì phần tiền lương của mỗi người (vợ và chồng) được trừ một số tiền như thí dụ 1 nói trên, phần tiền lương còn lại của hai người sẽ cộng vào thu nhập (nếu có) của 4 con và 1 mẹ già để chia bình quân cho 5 người đó.

4. Hai vợ chồng sinh hoạt ở hai nơi, có 4 con nhưng 2 con sống với bố và 2 con sống với mẹ, trường hợp này cộng cả thu nhập của vợ và chồng để chia cho 6 người (không trừ như thí dụ 1).

3. Mức trợ cấp:

Tùy theo mức độ khó khăn của từng người nhiều hay ít, khó khăn thường xuyên hay tạm thời để áp dụng mức tiền trợ cấp mỗi lần như sau:

- Mức nhiều nhất là 30 đồng.

- Mức ít nhất là 10 đồng.

Trong khoảng cách từ 10 đồng đến 30 đồng có thể chia làm ba mức 15 đồng, 20 đồng và 25 đồng, không nên chia nhiều mức nữa.

4. Phạm vi và đối tượng trợ cấp:

- Tất cả công nhân, viên chức kể cả trong và ngoài biên chế đã công tác thường xuyên, liên tục được 1 năm trở lên trong các cơ quan, xí nghiệp Nhà nước đều là đối tượng để xét trợ cấp.

Trường hợp công nhân, viên chức thuyên chuyển từ cơ quan này sang cơ quan khác, xí nghiệp này sang xí nghiệp khác (không bị đứt đoạn), thời gian chờ đợi phân công tác, thời gian ốm đau phải nghỉ việc được coi như liên tục công tác.

- Đối với công nhân, viên chức công tác và sản xuất trong các cơ quan, xí nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được áp dụng theo những quy định trong thông tư này nhưng kinh phí do ngân sách Bộ Quốc phòng đài thọ.

- Đối với những công nhân, viên chức công tác và sản xuất trong các xí nghiệp địa phương mới xây dựng không có chỉ tiêu lao động và tiền lương trong kế hoạch Nhà nước, những công nhân, viên chức trong các trường phổ thông dân lập v.v… thì các Ủy ban hạn mức tùy theo khả năng tài chính của địa phương và của mỗi xí nghiệp mà quyết định đối tượng, mức độ và phạm vi áp dụng thông tư này. Các xí nghiệp công tư hợp doanh sẽ quy định riêng.

5. Dự trù xin cấp phát và thanh toán kinh phí:

Số tiền dự chi cho khoản trợ cấp khó khăn năm 1961 nằm trong quỹ xã hội do Nghị định số 167-TTg ngày 27-4-1959 của Thủ tướng Chính phủ quy định về thành phần tổng mức tiền lương ở mục 5 phụ cấp ngoài lương, tiết trợ cấp xã hội. Quỹ xã hội đã được Nhà nước quy định theo tỷ lệ so với tổng quỹ lương, do đó những cơ quan, xí nghiệp nào có kế hoạch lao động và tiền lương đều là những đơn vị được dự trù tiền trợ cấp khó khăn với một tỷ lệ nhất định so với quỹ xã hội.

Nhưng vì qũy xã hội hiện nay chưa được phân bổ, Liên bộ tạm thời phân phối mức dự trù tính bằng tiền cho mỗi địa phương. Các cơ quan, xí nghiệp thuộc địa phương nào thì căn cứ mức tiền đã quy định và số lượng công nhân, viên chức thuộc đối tượng trợ cấp (những người đã công tác 12 tháng trở lên) để lập dự trù. Số tiền trợ cấp đó mỗi cơ quan, xí nghiệp sẽ sử dụng để trợ cấp trong thời gian 6 tháng cho công nhân, viên chức trong cơ quan xí nghiệp mình. Các địa phương không được điều chỉnh giữa nơi thừa qua nơi thiếu, giữa xí nghiệp này và xí nghiệp khác, giữa khu vực sản xuất với khu vực hành chính sự nghiệp. Riêng đối với một số cơ quan thuộc khu vực hành chính sự nghiệp vì trường hợp phân tán quá ít người sẽ quy định cụ thể ở đoạn b dưới đây.

a) Mức tiền dự trù quy định cho các cơ quan, xí nghiệp ở các địa phương như sau:

- Các cơ quan (trừ các cơ quan và đoàn thể trung ương) và các xí nghiệp ở nội thành Hà Nội, Hải Phòng, khu vực Hòn Gay - Cẩm Phả, tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Vĩnh Linh được dự trù 2đ10 nhân với tổng số công nhân, viên chức thuộc đối tượng trợ cấp (những người đã công tác 12 tháng trở lên).

- Các cơ quan, xí nghiệp ở thành phố Nam Định, các cơ quan và đoàn thể trung ương ở Hà Nội được dự trù 2 đồng nhân với tổng số công nhân, viên chức thuộc đối tượng trợ cấp.

- Các cơ quan, xí nghiệp ở ngoại thành Hà Nội Hải Phòng và các khu, tỉnh khác được dự trù 1đ90 nhân với tổng số công nhân, viên chức thuộc đối tượng trợ cấp.

b) Những cơ quan, xí nghiệp được dự trù tiền trợ cấp quy định cụ thể như sau:

- Ở khu vực sản xuất: Tất cả những xí nghiệp đã có kế hoạch lao động và tiền lương đều là đơn vị dự trù tiền trợ cấp.

Riêng đối với một số xí nghiệp quá ít người, số tiền dự trù được ít nên không giải quyết được những trường hợp khó khăn của công nhân, viên chức thì các Bộ, các ngành chủ quản sẽ bàn với Bộ Lao động để giải quyết.

- Ở khu vực hành chính sự nghiệp:

Các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ là những đơn vị dự trù tiền trợ cấp cho tất cả các cơ quan trực thuộc mình và căn cứ tình hình cụ thể từng cơ quan trực thuộc để giao lại mức bình quân quy định trên cho những cơ quan đó tự quản lý sử dụng.

Ở các thành phố, khu, tỉnh, Ủy ban hành chính sẽ lập dự trù chung cho tất cả các huyện và Ủy ban hành chính căn cứ tình hình cụ thể từng cơ quan để giao lại mức bình quân quy định trên cho những cơ quan đó tự quản lý sử dụng, nhưng nếu có cơ quan ít người, số tiền được tính theo mức bình quân quá ít nên không giải quyết được những trường hợp khó khăn trong cơ quan, thì Ủy ban có thể không phân phối theo mức bình quân cho từng đơn vị, mà tập trung lại để giải quyết chung cho những cơ quan đó.

c) Thể thức xin cấp phát và thanh toán:

- Các cơ quan thuộc khu vực hành chính sự nghiệp lập dự toán xin cơ quan Tài chính cấp phát theo thể lệ cấp phát dự toán hiện hành. Nếu đầu năm 1961 có cơ quan đã dự trù số tiền chi về trợ cấp khó khăn nhưng số tiền dự trù đó không bằng số tiền tính bình quân đầu người quy định trong thông tư này và cơ quan phải chi nhiều hơn số tiền đã dự trù thì cơ quan lập dự toán xin cấp phát thêm cho đủ.

Thí dụ: cơ quan có 200 người, đầu năm 1961 đã dự trù 300đ để trợ cấp khó khăn nhưng theo mức bình quân quy định trong thông tư này thì cơ quan được dự trù (200 xí nghiệp 2đ) = 400đ, như vậy cơ quan được dự toán xin cấp phát 100 đồng nữa.

- Đối với các xí nghiệp quốc doanh thuộc khu vực sản xuất, khoản trợ cấp khó khăn này sẽ lấy trong quỹ xã hội để chi và thực chi tháng nào thì thanh toán vào khoản chi phí về quỹ xã hội tháng đó.

Những xí nghiệp có quỹ xí nghiệp, nếu đã chi hết số tiền theo mức quy định thuộc quỹ xã hội mà còn có người phải trợ cấp thì lấy quỹ xí nghiệp để chi thêm (thể lệ 133/TTg ngày 04-4-1957 của Thủ tướng Chính phủ).

III. KẾ HOẠCH TIẾN HÀNH

Để chấp hành đúng đắn chủ trương của Chính phủ gây ảnh hưởng tốt trong quần chúng, các Bộ, các cơ quan Dân, Đảng và các Ủy ban hành chính địa phương cần lưu ý các vấn đề sau đây:

1. Các Bộ, các cơ quan Dân, Đảng và các Ủy ban hành chính địa phương có trách nhiệm tổ chức phổ biến chính sách cho các xí nghiệp và cơ quan thuộc phạm vi mình phụ trách và có kế hoạch phổ biến đến tận công nhân, viên chức.

2. Các cơ quan, xí nghiệp được dự trù một số tiền tính bình quân theo đầu người  thuộc đối tượng trợ cấp quy định trên đây để chi trong 6 tháng đầu năm 1961, khi nào có người gặp khó khăn cần phải trợ cấp thì thủ trưởng cơ quan, xí nghiệp phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn xét trợ cấp theo đúng những quy định trong thông tư này, không dùng hình thức bình nghị, không làm từng đợt và cũng không phải qua Ủy ban hành chính địa phương xét duyệt như những năm trước đây.

3. Tuy không phải xét duyệt việc trợ cấp cho các cơ sở nhưng Ủy ban hành chính thành phố, khu, tỉnh có nhiệm vụ kiểm tra, đôn đốc, lãnh đạo việc thực hiện chính sách trong địa phương mình và theo dõi tổng hợp tình hình để báo cáo cho Liên bộ Lao động, Nội vụ và Tài chính (mỗi nơi 1 bản).

4. Các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ và các cơ quan Dân, Đảng ở trung ương phối hợp chặt chẽ với Ban chấp hành Công đoàn cơ quan xét trợ cấp cho công nhân, viên chức trong cơ quan mình và báo cáo thẳng cho Liên bộ Lao động, Nội vụ và Tài chính (mỗi nơi 1 bản).

5. Những công nhân, viên chức đi học, đi điều trị và đi công tác trong hay ngoài nước, nằm chờ phân công tác, thuộc đơn vị nào trả lương thì đơn vị dò xét duyệt và xuất tiền trợ cấp.

6. Đối với gia đình ở lại trong nước của những công nhân, viên chức công tác ở các cơ quan ngoại giao của ta ở nước ngoài sẽ do Bộ Ngoại giao xét duyệt và xuất tiền trợ cấp.

7. Trường hợp hai vợ chồng công tác ở hai cơ quan khác nhau thì đơn vị sử dụng người chồng xét và xuất tiền trợ cấp (nếu chồng là quân nhân tại ngũ thì cơ quan sử dụng người vợ xét cấp).

Ở những nơi cần xét trợ cấp cho người vợ thì cơ quan, xí nghiệp sử dụng phải báo cáo cho cơ quan sử dụng người chồng biết để tránh trường hợp hai nơi cùng trợ cấp cho 1 gia đình.

8. Bước đầu thực hiện cách phân phối tiền trợ cấp (thuộc quỹ xã hội) tính bình quân theo đầu người chưa có kinh nghiệm, tất nhiên không thể tránh khỏi những mắc mứu cụ thể khi thực hiện ở cơ sở, vì vậy đề nghị các Bộ, các cơ quan trung ương, các Ủy ban hành chính thành phố, khu, tỉnh và các xí nghiệp cần đặc biệt chú ý và thực hiện đúng kỳ hạn báo cáo như sau để Liên bộ kịp thời phát hiện tình hình thiếu sót và bổ sung chính sách cho 6 tháng cuối năm được sát đúng hơn:

- Các cơ quan, xí nghiệp ở địa phương nào thì gửi báo cáo cho Ủy ban hành chính địa phương ấy vào ngày 25 đến ngày 30-3-1961.

- Các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ, các cơ quan Dân, Đảng trung ương và các Ủy ban hành chính địa phương tập hợp những báo cáo của các đơn vị trực thuộc gửi cho Liên bộ Lao động. Nội vụ và Tài chính (mỗi nơi 1 bản) vào ngày 5 đến ngày 10-4-1961. Trong báo cáo cần nêu thật cụ thể những khó khăn, mắc mứu của địa phương và những ý kiến đề nghị để Liên bộ có cơ sở kịp thời bổ sung những điểm cần thiết.

Liên bộ gửi mẫu báo cáo kèm theo thông tư này, các cơ quan, xí nghiệp lập sổ sách thống nhất, theo dõi từ khi bắt đầu tiến hành trợ cấp để giúp cho việc báo cáo 3 tháng được dễ dàng.

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ban hành. Trong lúc thi hành gặp mắc mứu thì các Bộ, các cơ quan, xí nghiệp phản ảnh cho Liên bộ biết để giải quyết kịp thời.

K.T. BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
THỨ TRƯỞNG




Lê Tất Đắc

K.T. BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG
THỨ TRƯỞNG

 


Nguyễn Đăng  

 

 

 


Tên cơ quan báo cáo

(Bộ, UBHC……..)

BÁO CÁO TÌNH HÌNH TRỢ CẤP CHO GIA ĐÌNH CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC GẶP KHÓ KHĂN 1961 (Quý… hay năm…) THUỘC KHU VỰC SẢN XUẤT VÀ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP

(Những đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng sẽ có hướng dẫn sau)

 

I. MẪU TỔNG HỢP

Số thứ tự

Tên cơ quan hay xí nghiệp

Tổng số công nhân viên chức

Số CNVC thuộc đối tượng được trợ cấp

Số lần đã trợ cấp

Số lần đã trợ cấp theo những mức quy định

Tổng số tiền đã trợ cấp

Tính bình quân 1 người được trợ cấp

Trong biên chế

Ngoài biên chế

Số CNVC thuộc đối tượng

Số CNVC đã được trợ cấp

10đ

15đ

20đ

25đ

30đ

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

 

Khu vực sản xuất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng:

Khu vực hành chính

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giải thích: Cột 3: Ghi số công nhân, viên chức trong và ngoài biên chế thường xuyên, liên tục được một năm trở lên.

(Số công nhân, viên chức thuộc đối tượng).

Cột 4: Ghi tổng số người được trợ cấp, có thể có người được trợ cấp 2, 3 lần nhưng chỉ ghi vào cột thống kê: 1 người.

Cột 5: Ghi tổng số lần mà cơ quan đã trợ cấp, có thể có người được trợ cấp 2, 3 lần thì cũng ghi là 2, 3 lần. Mỗi lần trợ cấp bao nhiêu tiền thì ghi vào cột 6, 7, 8, 9, 10. Thí dụ: trợ cấp mức 10đ có 25 lần, mức 15đ có 20 lần, v.v…

II. NHỮNG MẮC MỨU VÀ ĐỀ NGHỊ:

- Kế hoạch phổ biến chính sách và tiến hành trợ cấp ở cơ sở như thế nào?

- Quá trình tiến hành trợ cấp gặp những mắc mứu gì?

- Tác dụng của chính sách đối với quần chúng?

- Cơ sở và địa phương đề nghị gì?

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư liên bộ 02-TT/LB ngày 19/01/1961 quy định tạm thời về chế độ trợ cấp cho gia đình công nhân, viên chức các cơ quan, xí nghiệp Nhà nước gặp khó khăn do Liên bộ Bộ Nội vụ và Bộ Lao động ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.652

DMCA.com Protection Status
IP: 13.59.243.194
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!