Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 15/1999/TT-BLĐTBXH thực hiện chế độ ăn giữa ca công nhân, viên chức làm việc trong các doanh nghiệp Nhà nước

Số hiệu: 15/1999/TT-BLĐTBXH Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Người ký: Nguyễn Thị Hằng
Ngày ban hành: 22/06/1999 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 15/1999/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 22 tháng 6 năm 1999

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 15/1999/TT-BLĐTBXH NGÀY 22 THÁNG 6 NĂM 1999 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ ĂN GIỮA CA ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC LÀM VIỆC TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 

Thi hành Nghị định số 27/1999/NĐ-CP ngày 20/4/1999 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung Quy chế tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 59/CP ngày 3/10/1996 của Chính phủ, sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính tại công văn số 2462/TC/TCDN ngày 21/5/1999, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tại Công văn số 617/TLĐ ngày 21/5/1999 và các Bộ, ngành liên quan, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ ăn giữa ca đối với người lao động trong doanh nghiệp nhà nước như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

Đối tượng áp dụng chế độ ăn giữa ca là công nhân, viên chức đang làm việc theo các loại hợp đồng lao động quy định tại Điều 27 của Bộ Luật Lao động trong các doanh nghiệp nhà nước, bao gồm:

- Doanh nghiệp nhà nước hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoạt động công ích theo Luật doanh nghiệp nhà nước;

- Tổ chức, đơn vị được phép hoạt động, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc cơ quan hành chính, sự nghiệp, Đảng, Đoàn thể, các Hội quần chúng tự trang trải về tài chính;

- Công ty cổ phần có trên 50% tổng số vốn Nhà nước hoặc do các doanh nghiệp nhà nước đóng góp theo Luật công ty và Nghị định số 28/CP ngày 07/5/1996 của Chính phủ.

Riêng đối với người lao động trong các doanh nghiệp nếu làm việc trong các ngành, nghề đặc thù đang áp dụng chế độ ăn định lượng theo quy định tại Quyết định số 611/TTg ngày 24/9/1996 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 06/LB-TT ngày 28/2/1997 của Liên bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định nói trên; Lao động của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam trong những ngày làm việc trên biển cho các nhà thầu dầu khí nước ngoài được hưởng chế độ tại văn bản số 4123/LĐTBXH-TL ngày 14/11/1997 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì không áp dụng chế độ ăn giữa ca quy định tại tThông tư này.

II. MỨC ĂN GIỮA CA

Căn cứ vào tổ chức sản xuất, kinh doanh năng suất lao động và hiệu quả đạt được trong sản xuất, kinh doanh, Giám đốc doanh nghiệp sau khi trao đổi với ban chấp hành Công đoàn cùng cấp quyết định mức ăn cho một bữa giữa ca, nhưng tối đa tiền chi cho bữa ăn giữa ca tính theo ngày công chế độ trong tháng cho một người không quá mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định tại thời điểm năm 1999 là 144.000 đồng/tháng.

III. NGUYÊN TẮC HƯỞNG BỮA ĂN GIỮA CA

1. Ăn theo ngày thực tế làm việc, kể cả làm thêm (đủ 8 giờ);

2. Ngày không làm việc, kể cả ngày nghỉ ốm đau, thai sản v.v... thì không ăn và không được thanh toán tiền;

3. Những ngày làm việc không đủ giờ tiêu chuẩn (dưới 50% giờ tiêu chuẩn) thì không ăn giữa ca;

4. Ngoài những điều kiện trên, doanh nghiệp có thể quy định thêm các điều kiện khác, nếu xét thấy có lợi cho việc gắn hiệu quả và trách nhiệm của mỗi cá nhân với hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

5. Đối với những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn chưa thể đưa chi phí bữa ăn giữa ca vào giá thành hoặc phí lưu thông thì doanh nghiệp phải tìm các biện pháp giảm chi phí khác để có nguồn tổ chức bữa ăn giữa ca. Trường hợp, doanh nghiệp đã tìm các biện pháp tiết kiệm các chi phí khác nhưng vẫn không đủ nguồn thì Giám đốc doanh nghiệp trao đổi, thống nhất với Ban chấp hành Công đoàn tạm thời chưa thực hiện bữa ăn giữa ca theo quy định tại Thông tư này.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Căn cứ vào mức ăn giữa ca quy định, doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức bữa ăn giữa ca cho người lao động mà không được phát tiền. Trường hợp đặc biệt không thể tổ chức bữa ăn giữa ca thì cấp tiền cho người lao động tự lo ăn ca, sau khi đã thống nhất ý kiến với Ban chấp hành công đoàn của doanh nghiệp.

2. Chi phí ăn giữa ca được hạch toán vào giá thành hoặc phí lưu thông.

3. Các Bộ, ngành, địa phương, các Tổng công ty 91/TTg căn cứ quy định của Thông tư này chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện bữa ăn giữa ca tại các doanh nghiệp thuộc quyền quản lý, bảo đảm việc thực hiện bữa ăn giữa ca có tác dụng tích cực đến việc thúc đẩy tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm giá thành và bảo đảm sức khoẻ cho người lao động.

4. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Riêng những doanh nghiệp từ 1/1/1999 đến ngày Thông tư này có hiệu lực, đã tổ chức ăn ca theo quy định tại Nghị định số 30/1998/NĐ-CP ngày 13/5/1998 của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn số 99/1998/TT-BTC ngày 14/7/1998 của Bộ Tài chính thì cũng được hạch toán vào giá thành hoặc phí lưu thông chi phí ăn ca theo mức quy định tại Thông tư này tính từ ngày doanh nghiệp tổ chức bữa ăn giữa ca.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị các Bộ, ngành, địa phương phản ảnh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu giải quyết.

 

Nguyễn Thị Hằng

(Đã ký)

 

THE MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness

----------

No. 15/1999/TT-BLDTBXH

Hanoi, June 22, 1999

 

CIRCULAR

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF THE REGIME OF MID-SHIFT MEAL FOR WORKERS AND PUBLIC SERVANTS AT STATE ENTERPRISES

In execution of Decree No. 27/1999/ND-CP of April 20, 1999 of the Government amending and supplementing the Financial and Business Accounting Regulation at State Enterprises issued together with Decree No. 59/CP of October 3, 1996 of the Government, after consultations with the Ministry of Finance in Official Dispatch No. 2462/TC/TCDN of May 21, 1999, the Vietnam General Federation of Labor in Official Dispatch No. 617/TLD of May 21, 1999 and related ministries and branches, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs provides the following guidance for effecting the regime of mid-shift meal for laboring people at State enterprises:

I. OBJECTS OF APPLICATION

The objects of application of the regime of mid-shift meal are workers and public servants who are working under labor contracts stipulated in Article 27 of the Labor Code at State Enterprises, comprising:

- State enterprises engaged in production and business activities and public utility services under the Law on State enterprises;

- Organizations and units belonging to administrative, non-business, Party, mass organizations and mass associations that are allowed to operate and engage in production, business and service activities and that are self-reliant financially;

- Stock companies with more than 50% of their total fund coming from the State or contributed by State enterprises under the Corporate Law and Decree No. 28/CP of May 7, 1996 of the Government.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



II. SIZE OF MID-SHIFT MEAL

Basing himself on the organization of production and business, on the labor productivity and the result achieved in production and business, the Director of the enterprise after consulting the Executive Committee of the Trade Union of the same level shall decide the size of the mid-shift meal, but the average cost per month of this meal for a person working under the regulatory labor regime must not exceed the general minimum monthly wage of 144,000 VND/month prescribed in 1999.

III. PRINCIPLE FOR ENJOYING MID-SHIFT MEAL

1. The meal is accorded on the basis of real working days, including extra working days (full eight-hours day);

2. No provision of meal and no payment in cash on non-working days, including sick-leave, pregnancy and childbirth leave

3. No provision of mid-shift meal if the working time falls short of the regulatory time (less than 50% of the regulatory time).

4. Apart from these conditions, the enterprise may set other conditions if it deems advantageous to associate the efficiency and responsibility of each individual with the result of production and business of the enterprise.

5. Those production and business enterprises, which are meeting with difficulties and cannot yet account the mid-shift meal into the production cost or circulation cost, shall have to seek measures of cost reduction in order to have the necessary fund to organize the mid-shift meal. In case the enterprise cannot find the necessary fund after taking other cost reduction measures, the Director of the enterprise shall discuss with the Executive Committee of the Trade Union and agree with the latter on temporarily not effecting the mid-shift meal as stipulated in this Circular.

IV. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The expenditures on the mid-shift meal shall be accounted for in the production cost or the circulation cost.

3. The ministries, branches, localities and Corporations 91/TTg shall base themselves on the stipulations of this Circular to direct, inspect and supervise the organization of the mid-shift meal at the enterprises under their management and ensure its positive effect in promoting labor productivity, raising the effectiveness of production, reducing production cost and ensuring health for the laborers.

4. This Circular takes effect on the date of its signing.

For those enterprises which have from January 1st, 1999 to the day when this Circular takes effect organized the mid-shift meal according to Decree No. 30/1998/ND-CP of May 13, 1998 of the Government and the guiding Circular No. 99/1998/TT-BTC of July 14, 1998 of the Ministry of Finance, they are also allowed to account the meal into the production cost or circulation cost as provided for in this Circular from the date when the enterprise begins to organize the mid-shift meal.

In the process of implementation if any difficulties arise, the ministries, branches and localities are requested to report to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs for study and settlement.

 

 

THE MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS




Nguyen Thi Hang

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 15/1999/TT-BLĐTBXH ngày 22/06/1999 thực hiện chế độ ăn giữa ca đối với công nhân, viên chức làm việc trong các doanh nghiệp Nhà nước do Bộ Lao động, thương binh và xã hội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


8.293

DMCA.com Protection Status
IP: 13.59.82.167
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!