Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 464/QĐ-UBND 2015 phổ biến pháp luật cho người lao động người sử dụng lao động Bình Định

Số hiệu: 464/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định Người ký: Ngô Đông Hải
Ngày ban hành: 06/02/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 464/QĐ-UBND

Bình Định, ngày 06 tháng 02 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN II (2015 - 2016) VÀ CÁC NĂM TIẾP THEO

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 31/2009/QĐ-TTg ngày 24/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp từ 2009 đến 2012;

Căn cứ Quyết định số 579/QĐ-BLĐTBXH ngày 10/4/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án Tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người lao động, người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2013 - 2016;

xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn II (2015 - 2016) và các năm tiếp theo.

Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính, Tư pháp, Thông tin và Truyền thông; Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Trưởng ban Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh; Thủ trưởng các sở, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Ngô Đông Hải

 

KẾ HOẠCH

TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN II (2015 - 2016) VÀ CÁC NĂM TIẾP THEO
(Ban hành kèm theo Quyết định số 464/QĐ-UBND ngày 06/02/2015 của UBND tỉnh)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a. Nâng cao nhận thức pháp luật, ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật nói chung, trước hết là pháp luật về lao động và các quy định pháp luật liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp và quyền, nghĩa vụ của công dân cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp, nhằm bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, thực hiện tốt hơn các chính sách và pháp luật của Nhà nước, xây dựng quan hệ lao động hài hòa tại doanh nghiệp, góp phần tăng năng suất lao động, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, tạo điều kiện thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

b. Tăng cường sự phối hợp ba bên giữa các cơ quan quản lý nhà nước về lao động, tổ chức công đoàn và tổ chức của người sử dụng lao động ở mọi cấp, góp phần tạo sự đồng thuận xã hội, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.

c. Nâng cao năng lực điều phối công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động và các quy định pháp luật khác liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp và quyền, nghĩa vụ công dân cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp.

2. Yêu cầu

a. Triển khai Quyết định số 31/2009/QĐ-TTg ngày 24/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ phải được tiến hành thường xuyên, liên tục và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ngành, đoàn thể, địa phương trong toàn tỉnh. Kết hợp giữa việc triển khai đại trà với việc thực hiện có trọng tâm, trọng điểm.

b. Hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp phải được lồng ghép hợp lý và hiệu quả trong thực hiện các chương trình phát triển kinh tế xã hội.

c. Sử dụng, khai thác các hình thức, phương pháp tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đang phát huy tác dụng; đồng thời thường xuyên đổi mới về nội dung, hình thức trong phương thức thực hiện, bảo đảm tính phù hợp, khả thi, với từng đối tượng, địa bàn.

d. Xây dựng chính sách khuyến khích các doanh nghiệp chủ động tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động và các pháp luật khác liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp và quyền, nghĩa vụ công dân và người lao động tại doanh nghiệp cho người lao động và người sử dụng lao động.

3. Mục tiêu

Đến hết năm 2016, phấn đấu đạt 90% người sử dụng lao động được tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lao động và các quy định pháp luật liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp và 95% người lao động được tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lao động và các quy định pháp luật liên quan tới quyền và nghĩa vụ của công dân và người lao động.

Các năm tiếp theo, mỗi năm đều phấn đấu đạt 100% người sử dụng lao động được tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lao động và các quy định pháp luật liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp và 100% người lao động được tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lao động và các quy định pháp luật liên quan tới quyền và nghĩa vụ của công dân và người lao động.

II. NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT

1. Nội dung

- Bộ Luật Lao động và các văn bản quy phạm pháp luật về lao động;

- Luật Việc làm và các văn bản hướng dẫn quy phạm pháp luật;

- Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản quy phạm pháp luật về Luật Bảo hiểm xã hội;

- Luật người Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng và các văn bản quy phạm pháp luật về người Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng;

- Các văn bản liên quan đến sử dụng lao động là người nước ngoài;

- Luật Công đoàn;

- Các pháp luật khác liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp, của hợp tác xã và quyền, nghĩa vụ công dân và người lao động.

2. Đối tượng

- Người lao động và người sử dụng lao động trong Doanh nghiệp nhà nước; Doanh nghiệp dân doanh; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Các hợp tác xã hoạt động theo mô hình doanh nghiệp;

- Người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG

1. Các hoạt động phục vụ chung

- Tổ chức các lớp tập huấn tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ lao động huyện, thành phố; tuyên truyền viên pháp luật, tư vấn viên pháp luật ở các Trung tâm giới thiệu việc làm...

- Phối hợp với các sở, ngành xây dựng chuyên mục ‘‘Tuyên truyền, phổ biến pháp luật” đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên trang Web của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở, ngành.

- Biểu dương, tôn vinh các doanh nghiệp làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật.

- Tổ chức các hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động tại các doanh nghiệp.

- Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông, Liên đoàn Lao động tỉnh, Liên minh các Hợp tác xã tỉnh.

2. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động, người sử dụng lao động trong các Công ty TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu và các công ty cổ phần có vốn Nhà nước chi phối

a. Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

b. Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, Sở Thông tin và Truyền thông, Liên đoàn Lao động tỉnh.

c. Đối tượng: Người lao động, người sử dụng lao động, cán bộ làm công tác nhân sự, công đoàn trong các Doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh quản lý và thuộc Trung ương quản lý đóng trên địa bàn tỉnh.

d. Mục tiêu:

+ Đến hết năm 2015, phấn đấu đạt 75% người sử dụng lao động được tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động và các quy định pháp luật liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp và 70% người lao động được tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động và các quy định pháp luật liên quan tới quyền và nghĩa vụ của công dân và người lao động.

+ Đến hết năm 2016, phấn đấu đạt 100% người sử dụng lao động được tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động và các quy định pháp luật liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp và 95% người lao động được tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động và các quy định pháp luật liên quan tới quyền và nghĩa vụ của công dân và người lao động.

đ. Các hoạt động:

* Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ tuyên truyền viên:

- Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng:

+ Lãnh đạo và chuyên viên Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thị xã, thành phố, cán bộ làm công tác lao động trong các Khu kinh tế, Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp;

+ Cán bộ hòa giải viên lao động cấp huyện;

+ Các thành viên hội đồng hòa giải cơ sở;

+ Cán bộ làm công tác tư vấn, thông tin thị trường lao động thuộc các Trung tâm giới thiệu việc làm.

- Nội dung: Kiến thức pháp luật; kỹ năng tuyên truyền, phổ biến pháp luật và cách sử dụng các hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật.

* Các hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật:

- Đối với lãnh đạo các Doanh nghiệp nhà nước:

+ Cung cấp văn bản pháp luật và các tài liệu hướng dẫn thực hiện thông qua sách báo, tài liệu, Internet kết hợp với việc tổ chức các cuộc thảo luận theo chuyên đề và giải đáp các vướng mắc;

+ Tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật về lao động và các pháp luật khác liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp và quyền, nghĩa vụ của công dân và người lao động theo định kỳ, áp dụng khen thưởng và kỷ luật thích đáng;

+ Đưa nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lao động và các pháp luật khác liên quan tới quyền và nghĩa vụ công dân thành một chỉ tiêu trong Kế hoạch nhiệm vụ hàng năm của doanh nghiệp.

+ Xây dựng “Văn hóa tôn trọng pháp luật” trong các Doanh nghiệp nhà nước làm gương cho cộng đồng doanh nghiệp.

- Đối với người lao động trong Doanh nghiệp nhà nước:

+ Sử dụng các hình thức tuyên truyền, phổ biến hiện đang triển khai: Tuyên truyền miệng thông qua hòa giải viên, cán bộ công đoàn, cán bộ làm công tác lao động tiền lương, sinh hoạt đoàn thể, 15 phút truyền thanh pháp luật trong lúc nghỉ ăn trưa, v.v...; bằng phương pháp trực quan như tờ rơi, tờ gấp, pano, áp phích; xây dựng tủ sách pháp luật, sách hỏi đáp pháp luật bỏ túi, giỏ pháp luật;

+ Tùy theo điều kiện của từng doanh nghiệp có thể tổ chức buổi đối thoại trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động với sự tham gia của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tư pháp, Liên đoàn Lao động tỉnh với tư cách tư vấn.

- Đối với lao động đi làm việc ở nước ngoài: Thông qua các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, các doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu lao động, các Trung tâm giới thiệu việc làm, tổ chức tư vấn, thông tin thị trường lao động, định hướng trước khi đi cho lao động đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam và các hiệp định, thỏa thuận, hợp đồng đã ký kết và phong tục, tập quán pháp luật của nước nhận lao động, với thời lượng, chương trình và nội dung phù hợp với từng đối tượng (lao động có nghề, lao động chưa có nghề, lao động đi xuất khẩu lần hai...), từng địa bàn nhận lao động và từng ngành nghề cụ thể.

3. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động và các quy định pháp luật liên quan cho người sử dụng lao động tại các doanh nghiệp dân doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

a. Cơ quan tổ chức thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

b. Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, UBND các huyện, thị xã, thành phố, Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh.

c. Đối tượng:

- Các chủ doanh nghiệp dân doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài;

- Cán bộ phụ trách công tác nhân sự trong doanh nghiệp dân doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài.

d. Mục tiêu:

- Đến hết năm 2015, phấn đấu đạt 75% người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp dân doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được tuyên truyền, phổ biến về pháp luật lao động và các quy định pháp luật liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp.

- Đến hết năm 2016, phấn đấu đạt 90% người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp dân doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được tuyên truyền, phổ biến về pháp luật lao động và các quy định pháp luật liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp.

- Các năm tiếp theo, phấn đấu đạt 100% người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp dân doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được tuyên truyền, phổ biến về pháp luật lao động và các quy định pháp luật liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp.

đ. Các hoạt động:

* Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ tuyên truyền viên:

- Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng:

+ Cán bộ làm công tác nhân sự tiền lương trong các doanh nghiệp;

+ Đại diện người sử dụng lao động trong Hội đồng hòa giải cơ sở.

- Nội dung: Kiến thức pháp luật lẫn kỹ năng tuyên truyền, phổ biến pháp luật; các hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và cách thức sử dụng; cách thức xây dựng quy tắc ứng xử và văn hóa kinh doanh trong cộng đồng doanh nghiệp dân doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

* Hình thức tuyên truyền:

- Tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật lao động và các pháp luật khác liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp cho người sử dụng lao động tại các doanh nghiệp dân doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thông qua các hình thức như: Sách báo, tài liệu, Internet kết hợp với các cuộc thảo luận, tọa đàm theo chuyên đề và giải đáp các thắc mắc của người lao động và người sử dụng lao động.

- Xây dựng “Quy tắc tôn trọng pháp luật” thành quy tắc ứng xử và văn hóa kinh doanh trong cộng đồng doanh nghiệp dân doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đưa nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động và các pháp luật khác liên quan tới quyền và nghĩa vụ công dân thành một chỉ tiêu trong Kế hoạch nhiệm vụ hàng năm của doanh nghiệp.

- Triển khai thực hiện chính sách khuyến khích người sử dụng lao động tổ chức tuyên truyền pháp luật lao động và các pháp luật khác liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp và quyền, nghĩa vụ của công dân trong doanh nghiệp dân doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

4. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động, pháp luật Công đoàn và các quy định pháp luật liên quan cho người lao động tại các doanh nghiệp dân doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

a. Cơ quan tổ chức thực hiện: Liên đoàn Lao động tỉnh.

b. Cơ quan phối hợp: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tư pháp, Liên minh các Hợp tác xã tỉnh, Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh.

c. Đối tượng: người lao động làm việc trong các doanh nghiệp dân doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; cán bộ công đoàn làm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động tại doanh nghiệp.

d. Mục tiêu:

- Đến hết năm 2015, phấn đấu đạt 70% người lao động được tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động và các quy định pháp luật liên quan tới quyền và nghĩa vụ của công dân và người lao động.

- Đến hết năm 2016, phấn đấu đạt 85% người lao động được tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động và các quy định pháp luật liên quan tới quyền và nghĩa vụ của công dân và người lao động.

- Các năm tiếp theo, phấn đấu tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động và các quy định pháp luật liên quan tới quyền và nghĩa vụ của công dân và người lao động mỗi năm đều đạt 100% người lao động được tuyên truyền.

đ. Các hoạt động:

* Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ tuyên truyền viên:

- Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng:

+ Cán bộ công đoàn các huyện, thị xã, thành phố;

+ Cán bộ công đoàn tại các doanh nghiệp hoặc đại diện công đoàn trong Hội đồng hòa giải cơ sở.

- Nội dung đào tạo, bồi dưỡng: Bồi dưỡng về kiến thức pháp luật và kỹ năng tuyên truyền, phổ biến pháp luật, cách sử dụng các hình thức phổ biến pháp luật như: tuyên truyền, phổ biến pháp luật thông các loại hình văn hóa truyền thống, các loại hình văn hóa, văn nghệ vv..., cách thức xây dựng, quản lý và khai thác tủ sách pháp luật tại doanh nghiệp.

* Hình thức tuyên truyền, phổ biến:

- Tùy theo điều kiện của từng doanh nghiệp, áp dụng các hình thức tuyên truyền như:

+ Tuyên truyền miệng thông qua hòa giải viên lao động cơ sở, hòa giải viên lao động cấp huyện, báo cáo viên pháp luật, cán bộ công đoàn, cán bộ nhân sự của doanh nghiệp, 15 phút truyền thanh pháp luật trong lúc nghỉ giải lao, nghỉ ăn trưa; vv...;

+ Bằng hình thức trực quan như tờ rơi, tờ gấp, pano, áp phích;

+ Xây dựng tủ sách pháp luật, sách hỏi đáp pháp luật bỏ túi, giỏ pháp luật. Mỗi doanh nghiệp tự xây dựng tủ sách pháp luật từ nguồn thu hợp pháp của doanh nghiệp;

+ Tổ chức cho người lao động tại các doanh nghiệp tham gia các cuộc thi tìm hiểu pháp luật lao động và các pháp luật khác liên quan tới quyền và nghĩa vụ của công dân trên truyền hình, trên báo, đài và tại các địa phương, cơ sở.

- Đưa nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động, pháp luật công đoàn và các quy định pháp luật liên quan thành nhiệm vụ trong kế hoạch công tác hàng năm và chỉ tiêu thi đua của tổ chức công đoàn các cấp.

- Tăng cường thời lượng phát hành và nâng cao chất lượng các chương trình, các chuyên mục đã có như Lao động - Công đoàn v.v... đồng thời mở chuyên mục mới về luật pháp lao động và các pháp luật khác liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp và quyền, nghĩa vụ công dân trên các phương tiện báo hình, báo viết, báo điện tử của địa phương, của các ngành, các tổ chức liên quan.

- Tổ chức các buổi tư vấn trực tiếp cho các đối tượng là người lao động giữ các cương vị tổ trưởng, ca trưởng, đốc công vv ... về pháp luật lao động và các quy định pháp luật khác liên quan tới quyền, nghĩa vụ của công dân và người lao động.

5. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động và các quy định pháp luật liên quan cho người lao động và người sử dụng lao động tại các Hợp tác xã theo mô hình doanh nghiệp

a. Cơ quan tổ chức thực hiện: Liên minh các hợp tác xã tỉnh.

b. Cơ quan phối hợp: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tư pháp, Liên đoàn lao động tỉnh.

c. Đối tượng:

- Ban Chủ nhiệm các hợp tác xã;

- Các thành viên và người lao động trong các hợp tác xã;

- Cán bộ chuyên trách về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động trong Liên minh Hợp tác xã cấp tỉnh, cấp huyện, thành phố.

d. Mục tiêu:

- Đến hết năm 2015, phấn đấu đạt 75% người sử dụng lao động được tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động và các quy định pháp luật liên quan tới hoạt động của Hợp tác xã và 70% người lao động trong các hợp tác xã theo mô hình doanh nghiệp được tuyên truyền, phổ biến về pháp luật lao động và các quy định pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân và người lao động.

- Đến hết năm 2016, phấn đấu đạt 90% người sử dụng lao động được tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động và các quy định pháp luật liên quan tới hoạt động của Hợp tác xã và 95% người lao động trong các hợp tác xã theo mô hình doanh nghiệp được tuyên truyền, phổ biến về pháp luật lao động và các quy định pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân và người lao động.

- Các năm tiếp theo, mỗi năm đều phấn đấu đạt 100% người sử dụng lao động được tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động và các quy định pháp luật liên quan tới hoạt động của Hợp tác xã và 95% người lao động trong các hợp tác xã theo mô hình doanh nghiệp được tuyên truyền, phổ biến về pháp luật lao động và các quy định pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân và người lao động.

đ. Các hoạt động:

* Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ tuyên truyền viên:

- Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng:

+ Cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tại Liên minh Hợp tác xã cấp tỉnh;

+ Cán bộ nhân sự, cán bộ công đoàn làm công tác tuyên truyền viên, báo cáo viên tại các Hợp tác xã.

- Nội dung: Kiến thức pháp luật lẫn kỹ năng tuyên truyền, phổ biến pháp luật.

* Hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật:

- Đối với Ban chủ nhiệm các hợp tác xã:

+ Tổ chức giới thiệu, tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật lao động và các pháp luật khác liên quan tới hoạt động của Hợp tác xã và quyền, nghĩa vụ của công dân thông qua hình thức sách báo, tài liệu, internet, các cuộc thảo luận theo chuyên đề và giải đáp các vướng mắc; kết hợp với kiểm tra, khen thưởng, xử lý vi phạm thích đáng.

+ Xây dựng “Quy tắc tôn trọng pháp luật” thành quy tắc ứng xử trong cộng đồng các hợp tác xã.

- Đối với người lao động:

+ Tổ chức giới thiệu, tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật lao động và các pháp luật khác liên quan tới hoạt động của Hợp tác xã, quyền và nghĩa vụ công dân bằng hình thức tuyên truyền miệng thông qua hòa giải viên lao động cấp huyện, báo cáo viên pháp luật tại các Liên minh Hợp tác xã, cán bộ công đoàn, cán bộ nhân sự của Hợp tác xã, tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh nội bộ;

+ Phát huy các hình thức truyền thống đã và đang được áp dụng có hiệu quả như: Các tài liệu tuyên truyền với các nội dung pháp luật thiết thực, ngắn gọn, dễ hiểu dưới dạng tờ gấp, sách hỏi đáp pháp luật bỏ túi, giỏ pháp luật, tủ sách pháp luật, 15 phút truyền thanh pháp luật trong lúc nghỉ ăn trưa, v.v...

+ Tổ chức cho người lao động tại các hợp tác xã tham gia các cuộc thi Tìm hiểu pháp luật lao động và các pháp luật khác liên quan tới hoạt động của Hợp tác xã, quyền và nghĩa vụ công dân trên ti vi, trên báo, đài và tại các địa phương, cơ sở.

IV. THỜI GIAN THỰC HIỆN VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Thời gian thực hiện: Từ năm 2015 - 2016 và các năm tiếp theo.

2. Kinh phí thực hiện: Kế hoạch chi tiết theo tổng hợp từng năm.

3. Nguồn kinh phí:

- Ngân sách Trung ương;

- Ngân sách địa phương theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành;

- Nguồn kinh phí huy động đóng góp của các doanh nghiệp;

- Nguồn tài trợ khác.

Hàng năm, các cơ quan được giao chủ trì thực hiện các nội dung tuyên truyền lập dự toán gửi đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, gửi Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định.

Riêng Liên đoàn Lao động tỉnh lập dự toán gửi Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam để tổng hợp gửi Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ theo quy định.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Tổ chức điều hành

a. Thành lập Ban điều hành công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp do Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng Ban, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội làm Phó Trưởng ban Thường trực, các thành viên là đại diện lãnh đạo Sở Tài chính, Sở Tư pháp, Sở Thông tin và Truyền thông, Liên đoàn Lao động tỉnh, Liên minh các Hợp tác xã tỉnh.

b. Tổ Thư ký giúp việc cho Ban điều hành do Trưởng ban quyết định thành lập.

2. Phân công nhiệm vụ

a. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Tổ chức phối hợp, kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng kết và báo cáo kết quả thực hiện các hoạt động của Kế hoạch này trên phạm vi toàn tỉnh.

- Chủ trì thực hiện các hoạt động: Tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nguồn làm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho các doanh nghiệp; tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các Công ty TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu, các công ty cổ phần có vốn nhà nước chi phối; người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

- Chủ trì thực hiện hoạt động tập huấn về tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động, pháp luật công đoàn và một số nội dung pháp luật liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp cho người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp dân doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

- Phối hợp với các sở, ngành liên quan cung cấp kịp thời văn bản quy phạm pháp luật cho Cổng Thông tin điện tử của UBND tỉnh, Báo điện tử Bình Định, của các sở, ngành và các tổ chức liên quan. Đồng thời hoàn thiện Chuyên mục Tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động trên website của Sở để người sử dụng lao động và người lao động dễ dàng tra cứu miễn phí các thông tin về pháp luật lao động.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ pháp luật lao động, có biện pháp khen thưởng đối với các điển hình tốt và xử lý thích đáng đối với những vi phạm.

b. Sở Tư pháp:

- Tư vấn về phương pháp thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật.

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính, Liên đoàn Lao động tỉnh, Sở Công Thương, Liên minh Hợp tác xã tỉnh xây dựng chính sách khuyến khích doanh nghiệp chủ động tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động.

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở, ngành liên quan khác trong việc soạn thảo tài liệu, đào tạo cán bộ và tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động và các pháp luật khác liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp và quyền, nghĩa vụ công dân cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp.

c. Liên đoàn Lao động tỉnh: Chủ trì thực hiện hoạt động về tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động, pháp luật công đoàn và một số nội dung pháp luật liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp cho người lao động trong các doanh nghiệp dân doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; tham gia các hoạt động chung của Kế hoạch.

d. Sở Tài chính: Hàng năm, căn cứ tình hình và khả năng ngân sách địa phương phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tính toán, xác định kinh phí cụ thể trình UBND tỉnh xem xét, quyết định để triển khai thực hiện kế hoạch.

đ. Liên minh các Hợp tác xã tỉnh: Chủ trì thực hiện hoạt động về tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động và một số nội dung pháp luật khác liên quan tới hoạt động của hợp tác xã và quyền, nghĩa vụ của công dân và người lao động trong các hợp tác xã theo mô hình doanh nghiệp; tham gia các hoạt động chung Kế hoạch.

e. Sở Thông tin và Truyền thông: Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng, củng cố, duy trì và nâng cao chất lượng các chuyên trang, chuyên mục thông tin phổ biến pháp luật lao động và các pháp luật khác liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp và quyền, nghĩa vụ công dân trên các phương tiện thông tin đại chúng.

g. Các sở, ngành liên quan: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình và quy định tại Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 28/5/2008 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, có trách nhiệm phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động tỉnh, Liên minh Hợp tác xã tỉnh triển khai các hoạt động của Kế hoạch này.

h. UBND các huyện, thị xã, thành phố: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình và quy định tại Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 28/5/2008 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, phối hợp với các sở, ngành, cơ quan, tổ chức liên quan triển khai các hoạt động của Kế hoạch này.

i. Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh: Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động tỉnh, Liên minh Hợp tác xã tỉnh và các sở, ngành có liên quan triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động, người sử dụng lao động trong các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp./.

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 464/QĐ-UBND ngày 06/02/2015 về Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn II (2015 - 2016) và các năm tiếp theo

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.324

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.60.166
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!