Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1734/QĐ-TTg phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng gắn phát triển kết cấu hạ tầng trong nước 2016

Số hiệu: 1734/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 06/09/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 1734/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt đề án "Chính sách phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng, gắn phát triển kết cấu hạ tầng trong nước với mạng lưới hạ tầng trong các liên kết khu vực".

 

Đề án ban hành kèm theo Quyết định số 1734 gồm các nội dung sau:
 
- Quan điểm chỉ đạo: Phát triển kết cấu hạ tầng trong nước kết nối với hạ tầng khu vực; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng theo hướng hiện đại phù hợp với xu thế phát triển khoa học công nghệ, phát triển hệ thống hạ tầng thông minh; huy động tối đa mọi nguồn lực để tăng cường thực hiện kết nối kết cấu hạ tầng trong nước với mạng lưới hạ tầng trong các liên kết khu vực; đảm bảo phát triển bền vững, gắn với bảo vệ môi trường, tăng trưởng xanh và ứng phó với biến đổi khí hậu.
 
- Mục tiêu đến năm 2020: Theo Quyết định 1734/TTg, đảm bảo cơ bản hình thành khung kết nối hạ tầng ASEAN theo chương trình tổng thể kết nối ASEAN; xây dựng đồng bộ hạ tầng giao thông trong nước, gắn kết chiến lược phát triển giữa các ngành nhằm phát triển vận tải đa phương thức, đưa Việt Nam trở thành cửa ngõ kết nối Đông Nam Á tới Ấn Độ Dương; hài hòa hóa chính sách thương mại, đầu tư và xuất nhập cảnh đối với các quốc gia trong khu vực.
 
- Định hướng chính sách phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng, gắn phát triển kết cấu hạ tầng trong nước với mạng lưới hạ tầng trong các liên kết khu vực
 
+ Đối với hạ tầng giao thông: Đề án tại Quyết định số 1734/QĐ tập trung đồng bộ các giải pháp kết nối giao thông vận tải trong ASEAN; đồng thời phát triển đồng bộ, hiện đại hạ tầng giao thông trong nước về đường bộ, đường sắt, đường biển, hàng không, đường thủy nội địa.
 
+ Đối với hạ tầng năng lượng: Nghiên cứu mô hình hệ thống điện hợp nhất các nước tiểu vùng sông Mê Kông; phát triển hạ tầng năng lượng kết nối với Trung Quốc, Lào và Campuchia; tập trung phát triển hạ tầng năng lượng các nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận I và Ninh Thuận II.
 
+ Đối với hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông: Đề án được phê duyệt theo Quyết định 1734/TTg năm 2016 tập trung chọn lựa, ứng dụng các công nghệ hiện đại, tiên tiến, phù hợp với xu thế phát triển chung của khu vực và trên thế giới; ứng dụng công nghệ thông tin và phương pháp quản lý hiện đại trong việc tổ chức xây dựng, khai thác và quản lý các công trình kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông; rà soát, hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật.
 
- Giải pháp thực hiện gồm các chính sách về: Hoàn thiện pháp luật về nội dung và quy trình xây dựng chính sách liên quan đến phát triển kết cấu hạ tầng; đổi mới, xây dựng mô hình tổ chức quản lý quá trình xây dựng; xác lập cơ chế tham gia của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội và nhà đầu tư vào quá trình xây dựng và thực hiện chính sách phát triển kết cấu hạ tầng.
 
Quyết định 1734/QĐ-TTg có hiệu lực ngày 06/9/2016.

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1734/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 06 tháng 09 năm 2016

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐỒNG BỘ KẾT CẤU HẠ TẦNG, GẮN PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG TRONG NƯỚC VỚI MẠNG LƯỚI HẠ TẦNG TRONG CÁC LIÊN KẾT KHU VỰC

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10 tháng 4 năm 2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế;

Căn cứ Nghị quyết số 31/NQ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10 tháng 4 năm 2013 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về hội nhập quốc tế;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt đề án “Chính sách phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng, gắn phát triển kết cấu hạ tầng trong nước với mạng lưới hạ tầng trong các liên kết khu vực” với những nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO

Quán triệt và thực hiện Nghị quyết số 31/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về hội nhập quốc tế, chính sách phát triển đồng bộ kết cấu hạ tng trong nước, gắn với mạng lưới hạ tầng trong các liên kết khu vực dựa trên những quan Điểm chỉ đạo sau đây:

1. Phát triển kết cấu hạ tầng trong nước kết ni với hạ tầng khu vực đảm bảo phù hợp và thực hiện các cam kết của Kế hoạch tổng thể kết nối các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhằm đáp ứng yêu cầu hình thành Cộng đng ASEAN và các chương trình hợp tác Tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS), đảm bảo tính đồng bộ, liên thông trong từng lĩnh vực, công trình và trong toàn bộ hệ thống hạ tầng trong nước kết nối với khu vực.

2. Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng theo hướng hiện đại phù hợp với xu thế phát triển khoa học công nghệ, phát triển hệ thống hạ tầng thông minh, đặc biệt là đối với các công trình có giá trị sử dụng lâu dài. Chú trọng áp dụng các biện pháp tiên tiến trong tổ chức khai thác, sử dụng và phát triển các dịch vụ hạ tầng nhằm đảm bảo hiệu quả đầu tư và hiệu quả của toàn hệ thống kết cấu hạ tầng trong nước kết nối với mạng lưới hạ tầng trong khu vực.

3. Đổi mới tư duy đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng theo hướng Điều chỉnh cơ cấu và nâng cao hiệu quả đầu tư công, thực hiện phân bvà sử dụng ngun lực theo nguyên tắc thị trường Nhà nước tập trung đầu tư vào công tác quy hoạch, đầu tư giải phóng mặt bằng, đầu tư hỗ trợ để tăng tính thương mại của các dự án kết cu hạ tầng, đồng thi Nhà nước dành nguồn vốn thích đáng đầu tư vào các công trình thiết yếu, quan trọng khó huy động các nguồn lực xã hội.

4. Huy động tối đa mọi nguồn lực để tăng cường thực hiện kết nối kết cấu hạ tầng trong nước với mạng lưới hạ tầng trong các liên kết khu vực. Đổi mới mạnh mẽ cơ chế, phương thức đầu tư, kinh doanh, quản lý đhuy động tổng thể các nguồn lực từ các khu vực ngoài Nhà nước vào đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng theo hướng Nhà nước từng bước chuyển từ đầu tư trực tiếp sáng tạo môi trường, chia sẻ rủi ro với khu vực tư nhân trong xây dựng kết cấu hạ tầng trên cơ sở hợp tác công - tư. Tiếp tục tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức quốc tế như ADB, WB, JICA... cũng như của các nhà tài trợ trong phát triển kết cấu hạ tầng. Tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp vào quá trình hội nhập và kết nối hạ tầng trong ASEAN; tăng cường liên doanh, liên kết giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp ASEAN để tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng dịch vụ.

5. Đảm bảo phát triển bền vững, gắn với bảo vệ môi trường, tăng trưởng xanh và ứng phó với biến đổi khí hậu. Hạn chế tác động xấu về môi trường, đồng thời phải tính đến giảm thiểu các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

II. MỤC TIÊU ĐẾN NĂM 2020

Hướng tới năm 2020 đảm bảo cơ bản hình thành khung kết nối hạ tầng ASEAN theo chương trình tổng thể kết nối ASEAN, đặc biệt là hạ tầng giao thông, đồng thời kết nối được một cách tương đối đồng bộ mạng hạ tầng trong nước với khung hạ tầng kết nối khu vực ASEAN, nhất là các tuyến trục chính thuộc các hành lang Đông Tây. Xây dựng đồng bộ hạ tầng giao thông trong nước, gắn kết chiến lược phát triển giữa các ngành nhằm phát triển vận tải đa phương thức, đưa Việt Nam trở thành cửa ngõ kết nối Đông Nam Á tới Ấn Độ Dương. Hài hòa hóa một bước căn bản về các chính sách thương mại, đầu tư và xuất nhập cảnh với các quốc gia trong khu vực đảm bảo giao thương thuận lợi, nâng cao hiệu quả đầu tư kết cấu hạ tầng nói chung và hạ tầng kết nối khu vực nói riêng.

III. ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐỒNG BỘ KẾT CẤU HẠ TẦNG, GẮN PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG TRONG NƯỚC VỚI MẠNG LƯỚI HẠ TẦNG TRONG CÁC LIÊN KẾT KHU VỰC

1. Đối với hạ tầng giao thông

a) Chính sách phát triển hạ tầng giao thông trong nước gắn với mng lưới hạ tng giao thông khu vực

Tiếp tục tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp tăng cường thực hiện kết nối giao thông vận tải trong ASEAN giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 604/QĐ-TTg ngày 08/5/2015.

b) Chính sách phát triển đồng bộ hạ tầng giao thông trong nước

Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông trong nước đồng bộ, hiện đại trên cơ sở sử dụng nguồn lực hợp lý để đầu tư có trọng tâm, trọng Điểm; ưu tiên các công trình có tính lan tỏa, đảm bảo kết nối các phương thức vận tải; các trung tâm kinh tế lớn, các vùng kinh tế trọng Điểm, các cửa ngõ, đu mi giao thông quan trọng gắn với với mạng lưới hạ tầng giao thông trong các liên kết khu vực.

- Đường bộ:

Tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ: đường cao tốc, đường Hồ Chí Minh.., và đầu tư cải tạo, nâng cấp cơ bản đưa vào cấp kỹ thuật các tuyến quốc lộ, nối thông và nâng cấp các quốc lộ thuộc hệ thống vành đai phía Bắc, phía Tây Nam, tuyến ni các cảng biển Việt Nam với các nước láng giềng như Lào, Thái Lan, Campuchia...

+ Đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc để phấn đấu đến năm 2020 có Khoảng 2.000-2.500 km, trên tổng số Khoảng 6.400 km đường cao tốc cần đầu tư theo quy hoạch.

+ Đầu tư hoàn hành 601 km đường Hồ Chí Minh để đến năm 2020 cơ bản nối thông tuyến đường này.

+ Đầu tư hệ thống đường ven biển, hành lang và đường tuần tra biên giới theo quy hoạch được duyệt.

- Đường sắt:

Tập trung đầu tư nâng cấp cải tạo tuyến đường sắt Bắc - Nam; đầu tư xây dựng mt số tuyến đường sắt kết nối được xác định theo Kế hoạch tổng thể kết ni hạ tầng ASEAN mà Việt Nam đã cam kết, gắn với hạ tầng giao thông đồng bộ trong nước, với các khu kinh tế, khu công nghiệp và cảng bin Việt Nam.

+ Đầu tư cải tạo nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh, nâng cao tốc độ chạy tàu đạt 80-90 km/h đối với tàu khách và 50-60 km/h đối với tàu hàng và nâng cao năng lực thông qua trên toàn tuyến.

+ Tiếp tục đầu tư nâng cấp đường sắt hiện có, nghiên cứu xây dựng mới tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội.

+ Nghiên cứu, kêu gọi đầu tư cho hai tuyến Lộc Ninh - Thành phố HChí Minh và tuyến Mụ Giạ - Tân Ấp - Vũng Áng thuộc hệ thống đường st Xinhgapo - Côn Minh để có thể triển khai đầu tư xây dựng trước năm 2020.

+ Đầu tư các công trình đường sắt kết nối với các khu công nghiệp, cảng biển lớn: cải tạo, nâng cấp tuyến Hà Nội - Hải Phòng, xây dựng đường st Diêu Trì - Nhơn Bình - Cảng Nhơn Hội, đường sắt xuống cảng Cửa Lò, đường st vào mỏ sắt Thạch Khê, đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu, đường st vào cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng...

+ Cải tạo, nâng cấp đường ngang, xây dựng đường gom, hàng rào đường gom xây dựng các cầu đường bộ vượt đường st tại các Điểm giao ct gia đường bộ và đường sắt có lưu lượng giao thông lớn; Giải tỏa hành lang an toàn đường sắt trên địa bàn 05 tỉnh/thành ph, (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nng, TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa - Đồng Nai); Cải tạo, nâng cấp hệ thống thông tin tín hiệu, xây dựng hệ thống giám sát của các ga thuộc tuyến đường st phía Bắc và khu vực đầu mối Hà Nội giai đoạn 2 đ nâng cao tc độ chạy tàu, đảm bảo an toàn giao thông.

- Đường biển:

Tiếp tục đầu tư phát triển hệ thống cảng biển quốc gia, các cảng cửa ngõ quốc tế tại các vùng kinh tế trọng Điểm có khả năng tiếp nhận các tàu công- ten-nơ thế hệ mới phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt.

Hoàn thành đưa vào khai thác đồng bộ khu bến cảng Lạch Huyện thuộc cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng; khai thác hiệu quả khu bến cảng Cái Mép - Thị Vải thuộc cảng cửa ngõ quốc tế Vũng Tàu, khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài phát triển cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong.

Hoàn thành Dự án xây dựng luồng cho tàu có trọng tải lớn vào sông Hậu; tập trung cải tạo, nâng cấp luồng vào các cảng biển quan trọng... đưa tổng công suất các cảng biển khai thác đạt Khoảng 680 triệu tấn/năm vào năm 2020 theo quy hoạch được duyệt (tăng Khoảng gần 2 lần so với hiện nay). Chú trọng đầu tư đảm bảo sự kết nối liên hoàn giữa cảng biển với mạng giao thông quốc gia và đầu mối logistics ở khu vực, xây dựng các cảng cạn và các kết cấu hạ tng khác hỗ trợ phát triển dịch vụ logistics.

- Hàng không:

Tập trung rà soát để tiếp tục đầu tư nâng cấp đồng bộ, hiện đại các cảng hàng không quốc tế; xây dựng các công trình để khai thác an toàn, có hiệu quả các cảng hàng không khác đưa tổng năng lực thông qua tại các cảng hàng không đạt Khoảng 100 triệu hành khách/năm theo đúng quy hoạch được duyệt (tăng Khoảng 1,5 lần so với năm 2015). Triển khai đầu tư cảng hàng không quốc tế Long Thành.

- Đường thủy nội địa:

Đưa vào cấp kỹ thuật, đảm bảo chạy tầu 24/24h các tuyến đường thủy nội địa quan trọng, trong đó ưu tiên hoàn thành nâng cấp các tuyến kết nối vùng đng bng sông Cửu Long với TP. H Chí Minh, các tuyến sông Tin, sông Hậu, sông Hng, sông Thái Bình, tăng chiu dài các đoạn tuyến sông được khai thác; Nâng cấp và xây dựng mới một scảng chính, bên hàng hóa và hành khách ở đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng; Quy hoạch và đầu tư mạng lưới kết cu hạ tng phục vụ vận tải sông pha biển.

2. Đối với hạ tầng năng lượng

a) Chính sách phát triển hạ tng năng lượng trong nước gắn với mng lưới hạ tầng năng lượng khu vực

- Nghiên cứu mô hình hệ thống điện hp nhất các nước tiểu vùng sông Mê Kông (GMS), liên kết với nhau ở cấp 500 kV và 220 kV (do hiện nay điện áp lưới truyn tải các nước khá tương đồng ở các cấp điện áp 500 kV - 220 kV - 110 kV).

- Định hướng chính sách phát triển hạ tầng năng lượng kết nối khu vực đến năm 2020, như sau:

+ Kết nối với Trung Quốc

Việt Nam không xây dựng đường dây 500 kV để nhập khẩu điện từ Trung Quốc. Xem xét tiếp tục nhập khẩu điện của Trung Quốc bằng đường dây 220 kV và 110 kV hiện hữu qua các trạm tại Lào Cai và Hà Giang. Trong đó, nghiên cứu giải pháp hòa không đồng bộ, không tách lưới giữa 2 hệ thống điện (Việt Nam và Trung Quốc) thông qua sử dụng trạm chuyển đổi một chiều - xoay chiều.

+ Kết nối với Lào

Tăng cường hợp tác với Lào để đầu tư xây dựng thủy điện và nhập khẩu điện về Việt Nam. Việt Nam nhập khẩu Khoảng 850 MW từ cụm nhà máy thủy điện XêKaman - Xê Kông bằng cấp điện áp 220 kV; từ XêKaman 1 về PleiKu 2 (vào các năm 2016-2017); từ các nhà máy thủy điện phía trung Lào như cụm thủy điện Nậm Sum 290 MW, Nậm Theun 400 MW...

Nghiên cứu các giải pháp hòa mạng không đồng bộ giữa 2 hệ thống điện (Việt Nam và Lào).

+ Kết nối với Campuchia

Tập trung nghiên cứu vấn đề vận hành tách lưới không đồng bộ giữa hai quốc gia (Việt Nam và Campuchia).

b) Chính sách phát triển đồng bộ hạ tầng năng lượng trong nước

Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng năng lượng trong nước. Thực hiện đúng tiến độ các nhà máy điện theo Quy hoạch điện lực quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Ưu tiên các nhà máy có công suất từ 1.000 MW trở lên. Phát triển cân đối công suất nguồn trên từng miền: Bắc, Trung, Nam. Ưu tiên phát triển nguồn điện năng lượng mặt trời, điện gió; nghiên cứu đưa nhà máy thủy điện tích năng vào vận hành phù hợp với sự phát triển của hệ thống điện.

Tập trung phát triển các nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận I và Ninh Thuận II, phấn đấu đến năm 2030, đưa tổng công suất của ngun điện hạt nhân lên Khoảng 10.700 MW.

Phát triển lưới điện truyền tải đồng bộ, phù hợp với tiến độ vận hành các nhà máy điện. Nghiên cứu áp dụng lưới điện thông minh, công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng lưới điện phân phối; kết nối, hòa mạng đồng bộ hệ thống điện Việt Nam với hệ thống điện các nước trong khu vực.

3. Đối với hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông

a) Chính sách phát triển hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông gắn với hạ tầng công nghệ thông tin và truyn thông khu vực

Tập trung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Kế hoạch tng th Công ngh thông tin và Truyền thông ASEAN đến năm 2020 (ASEAN ICT Master Plan 2020) đã được Hội nghị Bộ trưởng Vin thông và Công nghệ thông tin ASEAN lần thứ 15 (TELMIN) diễn ra tại Đà Nng ngày 26-27/11/2015 thông qua.

- Xây dựng chính sách ưu tiên, ưu đãi đối với các dự án đầu tư hạ tng công nghệ thông tin và truyền thông nói chung.

- Chọn lựa, ứng dụng các công nghệ hiện đại, tiên tiến, phù hợp với xu thế phát triển chung của khu vực và trên thế giới trong việc phát triển hạ tng công nghệ thông tin và truyền thông. Đảm bảo phát triển hạ tng công nghệ thông tin và truyền thông đồng bộ, bền vững.

- Lựa chọn một số công trình quan trọng có sức lan tỏa, tạo đột phá lớn để tập trung đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông; từ đó rút ra những ưu Điểm và hạn chế đ hình thành mô hình đầu tư tối ưu.

- Xây dựng, chọn lựa và triển khai hệ thống phần mềm tiên tiến, gọn nhẹ; đảm bảo tính tương thích ti đa và khai thác hiệu quả cao nhất hạ tng phần cứng tương ứng.

- ng dụng công nghệ thông tin và phương pháp quản hiện đại trong việc tổ chức xây dựng, khai thác và quản lý các công trình kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông.

- Gắn kết phát triển hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông thống nhất; đảm bảo quản lý, khai thác, vận hành hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin hiệu quả, an toàn, thông sut.

- Xây dựng, hoàn thiện và bổ sung thêm các chính sách ưu đãi, ưu tiên cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực gia công, phát triển phần mềm nhằm tạo ra nhiều sản phẩm tốt có khả năng tăng cường năng lực cạnh tranh trong nước cũng như xuất khẩu ra nước ngoài, bảo đảm phát triển hạ tng công nghệ thông tin và truyền thông bền vững, độc lập và không bị phụ thuộc vào bên ngoài.

- Đầu tư xây dựng và phát triển các công viên phần mềm, khu công nghệ thông tin tập trung, hiện đại: Xây dựng một số khu công nghệ thông tin tập trung ở các tỉnh, thành phố có đủ Điều kiện theo quy định của pháp luật; xây dựng hai đến ba khu công nghệ thông tin tập trung tại mi thành phố Hà Nội, Đà Nng, TP. Hồ Chí Minh; hoàn thiện, bổ sung cơ chế, chính sách ưu đãi đối với khu công nghệ thông tin tập trung; xây dựng và phát triển mạng liên kết giữa các khu công nghệ thông tin tập trung với các trường đại học, viện nghiên cứu, các doanh nghiệp và cơ quan nhà nước; lựa chọn, triển khai đầu tư một số vườn ươm tại các khu công nghệ thông tin tập trung. Hình thành chuỗi các khu công nghệ thông tin, vườn ươm doanh nghiệp và trung tâm cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin đạt chuẩn quốc tế.

- Đầu tư trin khai một sdự án trọng Điểm để phát triển hạ tầng công nghiệp, nhân lực và dịch vụ công nghệ thông tin.

b) Chính sách phát triển đng bộ hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông trong nước

- Rà soát, hoàn thiện thể chế; rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các nghị định của Chính phủ về công tác thẩm định và phê duyệt quy hoạch theo hướng tạo cơ chế thẩm định độc lập, tập trung, do một đầu mối chịu trách nhiệm. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính gắn với tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

- Xây dựng và hoàn thiện chính sách quản lý và vận hành các công trình kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông. Xây dựng và hoàn thiện chính sách tạo lập thị trường cho phát triển kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông. Đảm bảo lợi ích chính đáng của các bên tham gia.

- Phát triển mạnh hệ thống kết nối đa dạng với quốc tế, hình thành siêu xa lộ thông tin trong nước và liên kết quốc tế. Tiếp tục phát triển vệ tinh viễn thông; xây dựng khu công nghệ thông tin trọng Điểm quốc gia.

- Đẩy mạnh nghiên cứu và ưu tiên triển khai các dự án công nghệ thông tin theo hình thức thuê dịch vụ công nghệ thông tin đã được quy định tại Quyết định số 80/2014/QĐ-TTg ngày 30/12/2014 về việc thí Điểm dịch vụ công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về công dân, đất đai, nhà ở, doanh nghiệp, làm cơ sở cho việc ứng dụng công nghệ thông tin quản lý các ngun lực phát triển đất nước. Đẩy nhanh tiến trình thực hiện thẻ công dân điện tử, Chính phủ điện tử và cam kết ASEAN điện t. Thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp xây dựng Chính phủ điện tử theo Nghị quyết 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, khai thác, vận hành hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội và toàn bộ nền kinh tế. Coi thúc đẩy phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin là nhiệm vụ ưu tiên hàng đu trong lộ trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong từng ngành, từng lĩnh vực. Phát triển mạnh công nghiệp công nghệ thông tin, thúc đẩy ngành công nghiệp phần mềm phát triển nhanh, bền vững.

- Nâng cao năng lực làm chủ công nghệ và hiệu lực, hiệu quả quản lý hệ thống hạ tng thông tin; bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, chủ quyền quốc gia về không gian mạng.

- Ưu tiên triển khai xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia như: cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia, cơ sở dữ liệu quốc gia vtài chính, cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm, cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu quốc gia về thống kê tổng hợp về dân stạo nn tảng phát triển Chính phủ điện tử và ứng dng công nghệ thông tin trong quản lý các nguồn lực phát triển đất nước. Đy nhanh tiến trình phát triển Chính phủ điện tử tại Việt Nam và cam kết về ASEAN điện tử.

IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN HIỆU QUẢ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG KẾT NỐI KHU VỰC

1. Hoàn thiện pháp luật về nội dung và quy trình xây dựng chính sách liên quan đến phát trin kết cấu hạ tng

a) Tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt các chủ trương lớn của Đảng và Chính phủ về phát triển kết cấu hạ tầng. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 về “Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”; Nghị quyết số 16-NQ/CP ngày 08/6/2012 của Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW; Nghị quyết số 31/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về hội nhập Quốc tế cũng khng định cần phải hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng để hội nhập kinh tế quốc tế.

b) Hoàn thiện môi trường pháp đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng.

- Khẩn trương hoàn thành việc xây dựng các Luật, văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện trong các lĩnh vực kết cấu hạ tầng theo tinh thần Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 về “Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”;

- Hoàn chỉnh các thể chế, chính sách về đầu tư; tổ chức thực hiện tốt các chính sách về đầu tư PPP, BOT... đã được Chính phủ bán hành tại Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 về đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

Đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là theo hình thức hợp tác công - tư (PPP) nhằm tạo bước đột phá về huy động nguồn vn trên cơ sở nghiên cứu lựa chọn mô hình, hoàn thiện khung chính sách về hình thức đầu tư PPP trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng.

Ban hành khuôn khổ tài chính PPP bằng việc kết hp các nguồn tài chính khác nhau như ngân sách nhà nước, trái phiếu chính phủ, viện trợ phát trin chính thức (ODA)... và các nguồn vốn tư nhân, phù hợp với việc phân bố lợi ích và rủi ro.

Đồng thời, xác định rõ mô hình đầu tư, kinh doanh các công trình hạ tầng theo hướng nhượng quyền đầu tư, khai thác kinh doanh có Điều kiện bảo đảm nguyên tắc cung cấp hàng hóa và dịch vụ công.

- Hoàn thiện các chính sách về phí sử dụng kết cấu hạ tầng, sau khi Luật phí và lệ phí được Quốc hội khóa XIII thông qua;

c) Tiếp tục rà soát quy hoạch các lĩnh vực kết cấu hạ tầng đảm bảo đồng bộ, gắn phát triển mạng lưới hạ tầng trong nước với hạ tầng trong các liên kết khu vực, đảm bảo cân đi giữa nhu cu và nguồn lực thực hiện.

2. Đi mới, xây dựng mô hình tổ chức quản lý quá trình xây dựng và thực hiện chính sách phát triển kết cấu hạ tầng

a) Tiếp tục nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác giám sát các dự án đầu tư nhà nước thông qua việc tăng cường vai trò giám sát của Quốc hội, công tác kim toán, cũng như cơ chế giám sát của người dân và các tổ chức xã hội đối với hoạt động đầu tư công từ công tác lập quy hoạch, lập dự án, thẩm định; bố trí vn và thực hiện các dự án đầu tư.

b) Tổ chức rà soát, Điều chỉnh (tăng/giảm quy mô hợp lý, đảm bảo cân đi giữa nhu cu và các ngun lực), phân kỳ đầu tư các công trình kết cu hạ tầng, đảm bảo đầu tư đúng trọng tâm, trọng Điểm, tránh dàn trải, phân tán.

c) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý ngay những vấn đề vướng mắc liên quan đến tiến độ và chất lượng công trình, xử lý kịp thời những tồn tại về chất lượng, sự cố công trình; nghiêm khắc xử lý trách nhiệm của những tập thể, cá nhân có liên quan; tiếp tục đẩy mạnh công tác chống tham nhũng trong đầu tư xây dựng.

d) Tập trung chỉ đạo các chủ đầu tư, ban quản lý dự án đẩy nhanh tiến độ các dự án đã có ngun vn, đặc biệt các dự án bị chậm tiến độ, các công trình trọng Điểm quốc gia, các dự án kết cấu hạ tầng quan trọng để sớm đưa vào khai thác, phát huy hiệu quả.

đ) Chấn chỉnh nâng cao năng lực của các chủ đầu tư, các ban quản lý dự án, các tổ chức tư vấn thiết kế, giám sát; kiên quyết loại bỏ ngay các nhà thu có năng lực yếu kém khỏi các dự án đầu tư kết cấu hạ tng.

e) Tăng cường phối hợp giữa các Bộ, ngành với các địa phương để đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch đẩy nhanh tiến độ thi công các, đảm bảo chất lượng xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng.

3. Xác lập chế tham gia của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội và nhà đầu tư vào quá trình xây dựng và thực hiện chính sách phát triển kết cấu hạ tầng

a) Điều chỉnh cơ cấu phân bổ và sử dụng ngân sách nhà nước theo hướng:

- Nguồn vốn ngân sách cho phát trin kết cấu hạ tầng phải được sử dụng, btrí tập trung cho các công trình trọng Điểm, cấp bách (kể cả nguồn vốn bằng trái phiếu Chính phủ) và giải quyết nhu cầu đầu tư đối với các dự án, công trình ít mang lại lợi ích kinh tế tài chính trực tiếp (kém hấp dẫn đi với khu vực tư);

- Đồng thời, nguồn vốn ngân sách nhà nước được sử dụng hợp lý trong việc tạo môi trường đầu tư hấp dẫn (vốn mồi) trong đầu tư phát triển hạ tng, đảm bảo vốn đối ứng các dự án ODA hoặc tham gia các công trình 5 dự án đầu tư theo mô hình đối tác công - tư (PPP).

Thực hiện tốt Luật đầu tư công (năm 2014), bố trí ngân sách theo tng kỳ kế hoạch 5 năm và hàng năm đảm bảo vốn đầu tư các công trình kết cu hạ tầng sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

b) Thu hút mạnh và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA; Rà soát, sửa đổi bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan, ưu tiên b trí vn đi ứng và tháo gỡ khó khăn để đẩy nhanh tiến độ giải ngân và hoàn thành các dự án, tạo Điều kiện vận động tìm kiếm các nguồn tài trợ mới.

c) Tiếp tục tạo môi trường thuận lợi, thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vào đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, bảo đảm lợi ích hài hòa cho nhà đầu tư, không phân biệt thành phần kinh tế. Nhà nước hỗ trợ các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thông qua việc sửa đổi chính sách theo hướng thông thoáng, tạo thuận lợi và chia sẻ rủi ro với các nhà đầu tư, đặc biệt đối với các chính sách hỗ trợ tài chính, thuế, phí, lệ phí, nhượng quyền... để tăng tính thương mại của dự án.

d) Đổi mới cơ chế, chính sách huy động mạnh nguồn lực đất đai vào phát triển hạ tầng. Xây dựng chính sách quản lý đất đai và huy động tài chính từ tài nguyên đất trên cơ sở Luật đất đai (năm 2013) cho thực hiện công trình, dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Thực hiện cơ chế thị trường thông qua việc đấu giá quyền sử dụng đất đối với các dự án kinh doanh để tạo vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng.

đ) Nhanh chóng hoàn thành cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng nhằm tập trung nguồn lực vào đúng lĩnh vực hoạt động chủ yếu, sản phẩm chủ yếu, tăng cường năng lực cạnh tranh.

e) Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hóa (giảm) các thủ tục hành chính nhưng vẫn đảm bảo thực hiện đúng các quy định của pháp luật, đặc biệt đi với việc thực hiện các quy định về chuẩn bị đầu tư và phê duyệt dự án đầu tư...

g) Tăng cường phối hợp với các tổ chức quốc tế, các tổ chức tài chính, các cơ quan tài trợ (như ADB, WB…) để huy động nguồn lực tài chính cho các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cũng như các dự án hỗ trợ kỹ thuật và nâng cao năng lực để tăng cường kết nối kinh tế trong ASEAN.

h) Phát huy tối đa sự hỗ trợ huy động nguồn lực từ các cơ chế tài chính ASEAN và Châu Á khác như Quỹ kết cấu hạ tầng ASEAN (AIF), Quỹ hợp tác và Hội nhập Khu vực (RCIF), Quỹ Biến đổi Khí hậu (CCF), Quỹ Hợp tác và Môi trường Châu Á (FACE), Quỹ Hỗ trợ tài chính cho Cơ sở hạ tầng Châu Á, Quỹ Hợp tác Đầu tư ASEAN - Trung Quốc (CAICF)...

4. Tài chính thực hiện Đề án

a) Các dự án, nhiệm vụ thuộc phạm vi và thẩm quyền quản lý của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện trên cơ snguồn vốn được phân bổ từ ngân sách nhà nước hoặc từ các ngun huy động khác đthực hiện các Mục tiêu đã đra theo chiến lược, quy hoạch ngành đã được phê duyệt.

b) Các dự án, nhiệm vụ thuộc phạm vi và thẩm quyền quản lý của các Bngành khác có liên quan đến các lĩnh vực kết cấu hạ tầng trong đề án này thực hiện trên cơ sở ngun vn được phân bổ từ ngân sách nhà nước hoặc từ các ngun huy động khác.

5. Các giải pháp khác

a) Tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ trong đầu tư phát triển kết cu hạ tng góp phần nâng cao chất lượng công trình, hạ giá thành sản phẩm, rút ngn thời gian thi công và tiếp cận được các công nghệ mới từ các nước phát triển.

b) Tiếp tục thực hiện các hiệp định song phương và đa phương về kết cấu hạ tng, đặc biệt đi với hạ tng giao thông (như hàng không, hàng hải, đường bộ, đường st và đường thủy nội địa) đtạo thuận lợi cho vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới, vận tải liên quốc gia, vận tải đa phương thức trong khuôn khổ ASEAN, Tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS) và với các nước láng giềng.

c) Tăng cường sự phối hợp ở mọi cấp độ với các nước thành viên ASEAN để thực hiện có hiệu quả các Mục tiêu đã đề ra. Đxuất các lộ trình, cơ chế phù hợp với từng trường hợp cụ thể để vừa đảm bảo thực hiện các Mục tiêu chung, vừa đảm bảo lợi ích của các nước thành viên.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư

a) Chủ trì, Điều phối hoạt động của Ban chỉ đạo về Điều phối kết nối ASEAN của Việt Nam, phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông và các Bộ ngành, địa phương có liên quan để đảm bảo việc triển khai, thực hiện các chiến lược, kế hoạch hành động, các dự án quốc gia thuộc khuôn khổ Kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN; nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách, giải pháp thực hiện Kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN.

b) Làm đầu mối phối hợp với Ủy ban Điều phối kết nối của ASEAN; với các nước đối tác của ASEAN, các ngân hàng phát triển đa phương, các tổ chức quốc tế, khu vực; với Đại diện thường trực của Việt Nam tại ASEAN và các Bộ, ngành, cơ quan, địa phương trong nước, bao gm cả khu vực tư nhân nhm huy động tối đa các nguồn lực phục vụ quá trình thực hiện Kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN.

c) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hoàn chỉnh các thể chế, chính sách về đu tư; chính sách về phí sử dụng kết cấu hạ tầng; nghiên cứu thêm các mô hình đầu tư, kinh doanh các công trình kết cấu hạ tầng, dịch vụ công theo hướng nhượng quyền đầu tư, khai thác kinh doanh có Điều kiện; tổ chức thực hiện tốt các chính sách về đầu tư PPP, BOT... đã được Chính phủ ban hành tại Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 về đu tư theo hình thức đối tác công tư.

d) Chủ trì tổ chức theo dõi, giám sát, xây dựng kế hoạch, cân đối vn đthực hiện đề án. Phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu xây dựng cơ chế sử dng vn ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển kết cu hạ tng. Ưu tiên b trí vốn đầu tư phát triển của Ngân sách nhà nước, ODA thực hiện các dự án quốc gia có phần góp vốn của Nhà nước đ tăng cường kết ni hạ tng, đc biệt là giao thông vận tải trên các trục hành lang kết ni khu vc.

2. Bộ Tài chính

a) Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng cơ chế, chính sách tài chính khuyến khích đầu tư phát triển và khai thác các công trình kết cấu hạ tầng nhằm thu hút và đảm bảo tính hiệu quả, đồng bộ của hệ thống kết cu hạ tầng trong nước kết nối khu vực.

b) Hướng dẫn xác định giá và phí sử dụng kết cấu hạ tầng theo cơ chế thị trường; hướng dẫn sử dụng kinh phí chuẩn bị đầu tư; cơ chế tài chính thực hiện dự án đầu tư theo hợp đng BT; phương án tài chính của dự án; quyết toán công trình dự án và các vn đcó liên quan khác thuộc thẩm quyền quy định tại Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 về đầu tư theo hình thức đối tác công tư, nhằm tạo Điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tư nhân tham gia đầu tư kết cấu hạ tầng thông qua các mô hình PPP.

c) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành liên quan đề xuất các giải pháp huy động nguồn lực thực hiện các dự án quốc gia tăng cường kết nối hạ tầng khu vực.

d) Chỉ đạo, Điều phối hoạt động triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một ca ASEAN theo phạm vi chức năng của Bộ; làm đu mối phi hợp với các nước thành viên ASEAN để kết ni Cơ chế một cửa ASEAN vào năm 2016 theo lộ trình chung của ASEAN.

3. Bộ Ngoại giao

Làm đầu mối phối hợp với các nước trong khu vực, các nước đối tác và các tổ chức, cơ chế hợp tác đa phương thúc đẩy hoạt động hợp tác, phối hợp huy động nguồn lực hỗ trợ việc tăng cường kết nối hạ tầng khu vực.

4. Bộ Giao thông vận tải

a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương triển khai các nhiệm vụ ưu tiên thực hiện tăng cường kết nối giao thông vận tải trong ASEAN của Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 604/QĐ-TTg ngày 08/5/2015.

b) Xây dựng danh Mục và đề xuất hình thức chuyển nhượng quyền khai thác, cho thuê các dự án, hạng Mục kết cấu hạ tầng giao thông vận tải được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách hoặc có nguồn gốc từ ngân sách, nhằm huy động thêm nguồn lực đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng giao giao thông trong nước kết nối khu vực.

c) Rà soát, đánh giá thực hiện đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông theo tinh thần Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 của Ban Chấp hành Trung ương về “Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020” và Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 08/6/2012 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ trin khai thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW, chủ động nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách cần sửa đổi, bổ sung trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết.

d) Chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan thực hiện các giải pháp cải thiện chất lượng và dịch vụ hạ tầng giao thông, nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách cần sửa đổi, bổ sung trong quá trình triển khai thực hiện.

đ) Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, xây dựng hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động đồng bộ với hạ tng giao thông.

5. Bộ Công Thương

a) Rà soát, đánh giá thực hiện đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng năng lượng theo tinh thần Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 của Ban Chấp hành Trung ương về “Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020” và Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 08/6/2012 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ trin khai thực hiện Nghị quyết s13-NQ/TW, chủ động nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách cần sửa đổi, bổ sung trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết.

b) Chtrì phối hp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng và cụ thhóa chương trình đầu tư đồng bộ hạ tầng năng lượng trong nước kết nối với khu vực và đảm bảo khai thác có hiệu quả, bn vững các công trình hạ tng năng lượng kết nối khu vực...

c) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng cơ chế, chính sách cho các doanh nghiệp và các nhà đầu tư xây dựng hạ tng điện trong nước kết nối với khu vực được tiếp cận các nguồn vốn ODA, OCR, tín dụng ưu đãi để xây dựng các công trình hạ tng.

d) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi cao hơn cho các tổ chức và người dân bthu hồi đất và bị hạn chế sử dụng đất khi dành đất để đầu tư các dự án lưới điện; cơ chế đặc thù để triển khai thực hiện các dự án lưới điện, đặc biệt đi với các dự án đảm bảo kết nối với khu vực.

đ) Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động đồng bộ với hạ tầng cấp điện.

6. Bộ Thông tin và Truyền thông

a) Rà soát, đánh giá thực hiện đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thông tin và truyền thông theo tinh thần Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 của Ban Chấp hành Trung ương về “Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020” và Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 08/6/2012 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW chủ động nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách cần sửa đổi, bổ sung trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết.

b) Chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng và cụ thể hóa chương trình đu tư kết nối hạ tầng thông tin và truyền thông trong nước kết nối với khu vực và đảm bảo khai thác có hiệu quả nâng cao năng lực truyn dẫn, trao đổi thông tin trong nước và kết ni khu vực.

c) Phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia trong khu vực về phát triển kết cấu hạ tầng thông tin, đồng thời đẩy mnh hợp tác trong việc trao đổi thông tin, quảng bá giới thiệu về Việt Nam với các quốc gia trong khu vực và ngược lại.

7. Bộ Tư pháp

Tiếp tục chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương rà soát tính tương thích của các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam liên quan đến phát triển kết cấu hạ tầng trong các cam kết của Việt Nam với các nước trong khu vực để kiến nghị sửa đổi, bổ sung và ban hành mới văn bản về phát triển kết cấu hạ tầng đảm bảo phù hợp với các cam kết của Việt Nam trong khu vực.

8. Các Bộ, ngành khác

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của Bộ, ngành mình, phối hợp với các Bộ Giao thông vận tải, Công Thương, Thông tin và Truyền thông triển khai thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 của Ban Chấp hành Trung ương về “Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020” và Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 08/6/2012 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW, đặc biệt đối với các công trình kết cấu hạ tầng giao thông, năng lượng và hạ tầng thông tin và truyền thông đồng bộ trong nước kết nối với mạng lưới hạ tầng khu vực.

9. Ủy ban nhân dân tỉnh

a) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đặc biệt là các địa phương trực tiếp liên quan đến các công trình hạng Mục kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong khuôn khổ hợp tác khu vực chủ động phối hợp với các Bộ, ngành trong việc hợp tác với các nước trong khu vực, đặc biệt là các nước láng giềng thực hiện các hiệp định đã ký kết giữa Việt Nam và các nước trong khuôn khổ hợp tác ASEAN...

b) Chủ động, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tích cực thực hiện công tác giải phóng và bàn giao mặt bằng đúng tiến độ, đảm bảo tiến độ và chất lượng xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng đảm bảo kết nối khu vực.

c) Phối hợp với các Bộ ngành, xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển các hạng Mục công trình kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi địa phương quản lý, đảm bảo sự kết nối đồng bộ giữa các hạng Mục công trình kết cấu hạ tng trên địa bàn quản lý. Phối hợp tổ chức quản lý, bảo vệ các công trình kết cu hạ tng trên địa bàn địa phương.

d) Xây dựng kế hoạch xúc tiến đầu tư, quảng bá hình ảnh, thế mạnh về hợp tác kinh tế, du lịch của địa phương để thu hút đầu tư, phát triển du lịch, gia tăng sự lưu chuyển người, phương tiện và hàng hóa giữa Việt Nam với các nước trong khu vực.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Ban Chỉ đạo Quốc gia về Hội nhập Quốc tế;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, TGĐ cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc;
- Lưu: Văn thư, QHQT(3)đh

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

THE PRIME MINISTER
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom - Happiness

---------------

No. 1734/QD-TTg

Hanoi, September 06, 2016

 

DECISION

GRANTING APPROVAL FOR PROJECT “POLICIES ON SYNCHRONOUS DEVELOPMENT OF INFRASTRUCTURE IN THE COUNTRY, LINKING DOMESTIC INFRASTRUCTURE DEVELOPMENT WITH REGIONAL INFRASTRUCTURE NETWORKS”

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Government organization dated June 19, 2015;

Pursuant to Poliburo’s Resolution No. 22-NQ/TW dated April 10, 2013 on international integration;

Pursuant to the Government’s Resolution No. 31/NQ-CP dated May 13, 2014 on the promulgation of the Government’s action program for the implementation of the Resolution No. 22-NQ/TW;

At the request of the Minister of Planning and Investment,

HEREBY DECIDE:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

I. POINTS OF VIEW

To be fully alive to and in the implementation of the Resolution No. 31/NQ-CP, the policies on synchronous development of infrastructure in the country, linking domestic infrastructure development with inter-regional infrastructure networks shall be based on following points of view:

1. Developing domestic infrastructure and linking the development with regional infrastructure networks shall ensure full compliance with the commitments to the Master Plan on ASEAN Connectivity to meet the requirement for the establishment of the ASEAN community and Greater Mekong Subregion Cooperation Programs (GMS programs), ensure consistency and complementaries of individual areas, projects and entire infrastructure system in the country connected to regional infrastructure networks.

2. Orientate the development of infrastructure toward modernity to keep pace with the trends in development of science and technology, development of smart infrastructure, especially projects of long-term useful life. Place importance on the application of advanced methods to the exploitation, use and development of infrastructural services to ensure efficiency of investment and the entire infrastructure in the country connected to the regional networks.

3. Innovate the thinking in the investment and development of infrastructure in the direction of changing the mechanism and enhancing efficiency of public investment, implementing allocation and use of resources based on market principle. The State shall focus on the implementation of planning, site clearance, subsidize the enhancement of commerciality of infrastructure projects and set aside an appropriate fund for financing essential and important projects for which it is difficult to mobilize social forces.

4. Make maximum mobilization of resources to strengthen connectivity between domestic infrastructure and regional networks; Innovate mechanisms and modes of investment, trade and management to mobilize all resources from non-state sectors for the development of infrastructure in the manner that the State shall change gradually from making direct investments into creating favorable conditions and sharing risks with private sectors in the construction of infrastructure on the basis of private public partnership. Continue to take advantage of supports from international organizations such as ADB, WB, JICA… as well as other donors in the area of infrastructure development. Strengthen involvement of enterprises in ASEAN infrastructure connectivity and integration; reinforce partnerships, joint ventures between domestic enterprises and SEAN enterprises to increase competitiveness, expand market and enhance service quality.

5. Ensure sustainable development associated with environmental protection, green development and responses to climate change. Minimize negative effects on environment, impacts of climate change and rising sea;

II. TARGETS TO 2020

Ensure the ASEAN connectivity framework within the Master Plan on ASEAN Connectivity will have been basically taken shape by 2020, especially traffic infrastructure, and synchronous connectivity between domestic infrastructure networks with ASEAN infrastructure networks, especially main axes of East-West corridors. Carry out synchronous development of traffic infrastructure in the country; connect development strategies of different sectors to develop multimodal transport, turning Vietnam into a gateway connecting to ASEAN and Indian Ocean. Basically harmonize policies on trade, investment, entry and exit with the countries in the region, ensuring favorable trades and efficiency of investment in infrastructure in general and regional infrastructure connectivity in particular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Traffic infrastructure

a) Policies on traffic infrastructure development in the country connected with regional infrastructure networks;

Keep focusing on synchronous implementation of measures aimed at reinforcing traffic connectivity in ASEAN from now to 2020, a vision to 2030, approved by the Prime Minister at the Decision No. 604/QD-TTg dated May 08, 2015.

b) Policies on synchronous development of domestic traffic infrastructure

Develop a consistent and modern traffic infrastructure system in the country on the basis of appropriate use of resources; prioritize projects of pervasive influence, capable of being connected to transport modes; major economic centers, key economic regions, important traffic gateways connected with regional traffic infrastructure networks.

- Roads:

Focus on the construction of road traffic: high-speed roads, Ho Chi Minh Road …, renovate, upgrade national routes and basically classify them as technical class, make traffic through and upgrade national roads that belong to northern, south-western belt system, routes connecting Vietnamese seaports and neighboring countries: Laos, Thailand and Cambodia.

+ Finance the construction of a number of high-speed roads to achieve approximately from 2,000 – 2,500 km by 2020, over a total of 6,400 km of high-speed road that needs financing as planned.

+ Complete the construction of 601 km of Ho Chi Minh Road by 2020 to basically get connected to these routes.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Railway:

Focus on financing the upgrading of North-South railway route; finance the construction of a number of connecting railway routes as defined in the Master Plan on ASEAN Connectivity of which Vietnam is a signatory, linking to the country’s synchronous traffic infrastructure, economic zones, industrial zones and seaports.

+ Finance the renovation and upgrading of Hanoi – Ho Chi Minh City railway route, increasing speed to 80 - 90 km/h for passenger trains and 50 – 60 km/h for cargo train and traffic capacity of the entire route.

+ Keep financing the upgrading of existing railway routes, study the construction of new Lao Kai - Hanoi railway route.

+ Study and call for investment in Loc Ninh – HCMC route and Mu Gia – Tan Ap – Vung Ang route that belong to Singapore – Kumming Railway to be able to start the construction before 2020.

+ Finance railway projects connecting to major industrial zones, seaports: renovate and upgrade Hanoi – Hai Phong railway route, construct Dieu Tri – Nhon Binh – Cang Nhon Hoi railway route, railway routes leading to Cua Lo Port, Thach Khe Iron Mine, Bien Hoa – Vung Tau railway route, railway routes leading to Hai Phong gateway port…

+ Renovate, upgrade railroad crossing; construct collector roads, collector roads’ fence; construct road bridges over railroad tracks at junctions of roads and railways where traffic is heavy; clear railway safety corridors in five provinces/cities (Hanoi, Hai Phong, Da Nang, HCMC, Bien Hoa - Dong Nai); renovate and upgrade signal system, construct the monitoring system for railway stations on the railway routes in the north and traffic center in Hanoi in the second phase to increase railway speed, ensuring traffic safety.

- Seaway:

Keep developing national seaport system, international gateway ports in key economic regions being able to receive container ships of new generation in accordance with approved planning;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Complete the construction of navigable channels for large ships (high carrying capacity) to enter Hau River; focus on renovation and upgrading of navigable channels leading to important seaports … bringing total capacity of all seaports to 680 million tonnes/year by 2020 according to approved plan (twice as much as existing capacity). Focus on investment to ensure uninterrupted connection between seaports and national traffic networks and logistics centers in the region, construction of dry ports and other infrastructure systems to support logistics service development.

- Airway:

Focus on checking and financing the upgrading and modernization of international airports; develop construction works to make effective and safe use of other airports in order to bring total traffic capacity of the airports to 100 million passengers/year according to approved master plan (approximately 1.5 times the year 2015). Develop the investment and construction of Long Thanh international airport.

- Inland waterways:

Carry out technical classification and ensure 24/7 operation of important inland waterway routes with priority given being given to the upgrading of connections between Mekong River Delta areas and Ho Chi Minh City, routes of Tien, Hau, Red, Thai Binh rivers, increase length of operated river routes; upgrade and construct a number of main ports, cargo and passenger wharves in Mekong River Delta, Red River Delta; Carry out planning and financing infrastructure networks serving river and sea transport.

2. Energy infrastructure

a) Policies on energy infrastructure development in the country connected with regional energy infrastructure networks;

- Study model of integrated GMS power system, connectivity at 500 kV and 220 kV (due to similarity in transmission grid voltage among the countries, normally ranging from 110 kV to 500 kV)

- Orientation of policies on development of energy infrastructure connected to regional energy infrastructure networks by 2020 as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Vietnam shall not construct a 500kV line to import electricity from China. Consider importation of electricity from China on existing 220kV and 110 kV lines through stations in Lao Kai and Ha Giang with focus on studying non-synchronizing methods without grid separation between two power systems (Vietnam and China) through the use of a converter station.

+ To Laos

Strengthen cooperation with Laos for in the investment and construction of hydropower plants for importation of electricity to Vietnam. Vietnam shall import about 850 MW of electricity from Xekaman – Sekong hydropower plant complex through 220 kV lines; from Xekaman 1 to Pleiku 2 (in 2016 – 2017); from Nam Sum Hydropower Plant (290 MW), Nam Theun Hydropower Plant (400 MW) … in central Laos.

Study non-synchronizing methods between the two power systems (Vietnam and Laos);

+ To Cambodia

Focus on development of nuclear power plants of Ninh Thuan I and Ninh Thuan II to bring about a total output of approximately 10,700 MW in nuclear power by 2030.

Develop transmission grids synchronously and in accordance with operation progress of power plants. Study application of smart electrical grids, state-of-the-art technologies to enhance quality of distribution networks; connect power system in Vietnam synchronously to regional power networks.

3. Information and communication technology (ICT) infrastructure

a) Policies on development of ICT infrastructure connected with regional ICT infrastructure networks:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Establish preferential, incentive policies for ICT infrastructure projects in general.

- Select and apply technologies which are state-of-the-art and appropriate for general development trends in the region and the world to the development of ICT infrastructure. Ensure synchronous and sustainable development of ICT infrastructure;

- Select a number of projects of major breakthroughs and pervasive influence for investment and development of ICT infrastructure; learn advantages and restrictions therefrom to build an optimal investment model.

- Develop advanced and compact software system; ensure maximum compatibility and most effective exploitation of corresponding hardware infrastructure.

- Apply information technology and state-of-the-art management methods to the construction, operation and management of ICT infrastructure works.

- Connect development of ICT infrastructure synchronously; ensure the ICT infrastructure system is controlled and operated in an effective, safe and smooth way.

- Formulate, complete and provide further incentive, preferential policies for enterprises manufacturing and developing software products to create products capable of strengthening competitiveness at home and abroad, ensuring sustainable and independent development of ICT infrastructure.

- Finance the construction and development of centralized and state-of-the-art software development and information technology parks: Construct a number of centralized information technology parks in provinces and cities meeting the conditions as prescribed; construct from two to three centralized information technology parks in each city of Hanoi, Da Nang and Ho Chi Minh. Complete and provide further incentive mechanisms, policies for centralized information technology parks; construct and develop connectivity between centralized information technology parks and universities, research institutes, enterprises and regulatory agencies; finance in a selective manner the development of a number of arboretums in centralized parks. Establish a series of information technology parks, business incubators and IT service centers of international standards.

- Finance the development of a number of key projects to develop industrial infrastructure, human resources and information technology services.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Check and complete institutions; check, amend and issue governmental decrees on appraisal of master plans and granting approval therefor in the direction of creating an independent and centralized appraising mechanism for which only one entity is responsible. Step up reformation of administrative procedures associated with reinforcing application of information technology to the management and provision of online services.

- Construct and complete policies on management and operation of ICT infrastructure works. Construct and complete policies on the establishment of markets for development of ICT infrastructure. Ensure legitimate benefits to the parties involved.

- Strongly develop diversified connectivity to the world, form information superhighway in the country and internationally connected. Keep developing telecommunication satellites; construct key information technology park of the country.

- Step up research and prioritize development of information technology projects in the form of leasing information technology services as prescribed in the Decision No. 80/2014/QD-TTg dated December 30, 2014 on pilot leasing of information technology service in state agencies.

- Establish national database of citizens, land, housing, enterprises as foundations for application of information technology to the management of development resources of the country. Hasten the process of making electronic citizen cards, government and fulfilling commitments to E-ASEAN. Synchronously implement the tasks and measures of constructing E-government according to the Government’s Resolution No. 36a/NQ-CP dated October 14, 2015 on E-government.

- Step up application of information technology to management and operation of socio-economic infrastructure and the entire economy. Consider the development and application of information technology as top priority in the course of industrialization and modernization in individual sectors, areas. Strongly develop information technology industry and boost sustainable development of software industry.

- Enhance capacity of mastering technology and efficiency of management of information infrastructure system; ensure security and safety of information, national sovereignty over cyberspace.

- Prioritize development of such national databases as national database of population, national database of land, national database of finance, national database of insurance, national database of enterprise registration, national database of general population statistics serving as foundations for development of E-government and application of information technology to the management of the country’s development resources. Fasten the process of developing E-government in Vietnam and fulfilling commitments to E-ASEAN.

IV. EFFECTIVE METHODS FOR DEVELOPMENT OF INFRASTRUCTURE CONNECTED TO THE REGION

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Keep being fully alive to major policies of the Communist Party and the Government on development of infrastructure. Keep implementing the Resolution No.13-NQ/TW dated January 16, 2012 on “Synchronous development of infrastructure in order to basically turn our country into a modernity-oriented industrialized country by 2020”; the Government’s Resolution No. 16-NQ/CP dated June 08, 2012 promulgating the action program of the government for the implementation of the Resolution No. 13-NQ/TW; the Government’s Resolution No. 31/NQ-CP on the Government’s action program for the implementation of the Poliburo’s Resolution No. 22-NQ/TW dated April 10, 2013 on international integration.

b) Complete legal environment for investment in the development of infrastructure;

- Hasten completion of laws, legislative documents on the areas of infrastructure in the spirit of the Resolution No. 13-NQ/TW.

- Complete institutions and policies on investment; well implement policies on investment in the form of PPP, BOT … as stipulated in the Government's Decree No. 15/2015/ND-CP dated February 14, 2015 on investment in the form of public-private partnerships.

Step up private sector involvement in development of infrastructure, especially in the form of PPP in order to create a breakthrough in the mobilization of capital on the basis of study and selection of model, completion of PPP policy framework in the area of infrastructure.

Promulgate PPP framework through combination with different financial sources such as the state budget, government bonds, ODA … and private sources in accordance with distribution of benefits and risks.

Clearly define model of investment and trade in infrastructural constructions in the direction of assignment of rights to investment and exploitation of conditional business ensuring the principle of supplying goods and public services.

- Complete policies on fees for the use of infrastructure after the Law on Fees and Charges is passed by the Eighth National Assembly;

c) Keep checking master plans in the areas of infrastructure, ensuring synchronization and connectivity between development of infrastructure in the county and regional infrastructure networks, ensuring balance between demand and resources.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Keep enhancing efficiency of supervising state investment projects through reinforcement of audits, supervisory roles of the National Assembly, people and social organizations on public investment activities from the establishment of master plans, project feasibility studies, project appraisal to the allocation of capital and implementation of investment projects.

b) Make checks and adjustments (increase or decrease the scale appropriately to ensure balance between demand and resources), carry out the phasing of investment in infrastructure works to ensure the investment is made in a right and purposeful manner.

c) Reinforce inspection, supervision and handling of difficulties, problems relating to progress and quality of the constructions; impose strict penalties on illegal acts committed by relevant collectives, individuals; keep reinforcing the combat against corruption in the area of investment and construction.

d) Focus on directing project investors, project management boards to boost progress of financed projects, especially projects behind schedule, construction works of national importance, key infrastructure works to put them into operation soon.

dd) Reorganize and enhance capability of project investors, project management boards, design and supervision consultancies; be strongly determined to eliminate unqualified contractors from infrastructure projects.

e) Step up coordination among ministries, sectors, localities to boost site clearance, create clean land funds, accelerate construction progress and ensure quality of infrastructure works.

3. Establish the mechanism of involvement of enterprises, social organizations and investors in the process of constructing and implementing policies on development of infrastructure

a) Adjust the mechanism of allocation and use of state budget as follows:

- State funds (including funds from government bonds) for development of infrastructure shall be used and allocated for important and pressing construction works and to address demands for investment of projects of less economic and financial attraction to private sectors;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Comply well with the Law on Investment 2014, allocate budget according to five-year and annual plans, ensuring investment capital for state-funded infrastructure works.

b) Strongly attract and effectively use ODA sources; Make checks, amendments and supplements to relevant legislative documents, prioritize allocation of counterpart fund and removal of difficulties to boost progress of disbursement and completion of projects, create conditions for seeking new sponsorships.

c) Continue to create favorable environment, attract and effectively use resources for the construction of infrastructure, ensuring harmonious benefits for investors regardless of economic sectors. The State shall support economic sectors involved in the investment and development of infrastructure by changing policies toward creating more favorable conditions and sharing risks with investors, especially policies on financial supports, taxes, fees and charges, assignment … to increase commerciality of the projects.

d) Innovate mechanisms and policies on mobilization of land resources for infrastructure development. Construct policies on land management and mobilization of funds from land resources on the basis of the Law on Land (2013) for the implementation of construction works, investment projects on infrastructure development. Implement market mechanism through land use right auctions with respect to business projects to create funds for the construction of infrastructure.

dd) Complete equitization of state-owned enterprises in the area of infrastructure in order to concentrate resources on the areas of activities, main products correctly and increase competitiveness.

e) Step up reformation of administrative procedures in the direction of simplifying administrative procedures but ensuring full compliance with laws, especially regulations on investment preparations and project approval …

g) Strengthen cooperation with international organizations, financial institutions and other donors such as ADB, WB…to mobilize financial resources for infrastructure projects as well as projects on technical assistance and capability enhancement to reinforce economic connectivity to ASEAN.

h) Promote most of the supports in mobilization of resources from other financial mechanisms in ASEAN and Asia such as ASEAN Infrastructure Fund (AIF), Regional Cooperation and Integration Fund (RCIF), Climate Change Fund (CCF), Facility for Asia Cooperation and Environment (FACE), China-ASEAN Investment Cooperation Fund (CAICF) …

4. Finance for implementation

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Finance for implementation of projects within authority of other ministries, sectors relating to infrastructure prescribed herein shall be based on sources from state budget or other sources.

5. Other measures

a) Reinforce application of science and technology to investment and development of infrastructure making contribution to enhancing quality of construction works, lowering product cost price, shortening construction time and approaching new technologies from developed countries.

b) Keep implementing bilateral and multilateral agreements on infrastructure, especially traffic infrastructure (aviation, maritime, roads, railways and inland waterways) to create favorable conditions for cross-border transport of passenger and cargo, multi-national transport, multimodal transportation within ASEAN framework, GMS and neighboring counties.

c) Strengthen cooperation at all levels with ASEAN member countries to effectively implement set targets. Propose plans and mechanisms as appropriate in each specific case to ensure fulfillment of common targets and interests of individual member countries.

V. IMPLEMENTATION

1. Ministry of Planning and Investment

a) Preside over and coordinate activities of Vietnam's ASEAN Connectivity Coordinating Committee, establish close cooperation with the Ministry of Transport, Ministry of Industry and Trade, Ministry of Information and Communications and other relevant ministries, sectors and localities in developing and implementing strategies, action plans and national projects within the framework of the Master Plan on ASEAN Connectivity; study and submit a proposal to the Prime Minister for policies and measures for the implementation of the Master Plan on ASEAN Connectivity.

b) Function as a center of coordination with ASEAN Connectivity Coordinating Committee; ASEAN counterparts, local development banks, international and regional organizations; Vietnam’s permanent representatives to ASEAN and ministries, sectors, agencies and localities in the country, including private sectors with the aim of making maximum mobilization of resources for the implementation of the Master Plan on ASEAN Connectivity.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Preside over the monitoring, supervision and construction of capital balance plans for the implementation of projects; cooperate with the Ministry of Finance in studying the construction of mechanism of using state funds for investment in infrastructure development. Prioritize allocation of development investment funds from state budget, ODA sources for national projects which are partly funded by the state to strengthen infrastructure connectivity, especially traffic transport on corridor axes connected to the region.

2. Ministry of Finance

a) Cooperate with relevant ministries, sectors in constructing financial policies with the aim of encouraging development investment and exploiting infrastructure works in order to attract investment and ensure efficiency and synchronicity of infrastructure system connected to regional networks.

b) Provide instructions on determination of price and fees for the use of infrastructure according to market mechanism; provide instructions on use of expenditures on investment preparation; financial mechanism for the implementation of investment projects under BT contracts; projects’ financial plans; liquidation of projects and relevant issues within authority as prescribed in the Decree No. 15/2015/ND-CP dated February 14, 2015 on investment in the form of public-private partnerships in order to create favorable conditions for the investors to take part in the investment in infrastructure through PPP.

c) Cooperate with the Ministry of Planning and Investment and relevant ministries and sectors in proposing measures for mobilization of resources to implement national projects and step up connectivity to regional infrastructure networks.

d) Direct and coordinate activities of developing National single-window system and ASEAN single-window system within competence of the Ministry; function as a center of coordination with ASEAN member countries in connecting to ASEAN single-window system in 2016 according to the Roadmap for ASEAN.

3. Ministry of Foreign Affairs

Function as a center of coordination with countries in the region, counterparts and multilateral cooperation mechanisms to boost activities of cooperation in the mobilization of resources to support intensification of regional infrastructure connectivity.

4. Ministry of Transport

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Formulate a list of projects and items of traffic infrastructure funded by state budget or originated from state budget to make proposal for assignment of the rights to operation or lease thereof in order to mobilize more resources for synchronous development of infrastructure in the country connected to regional networks.

c) Carry out checks and assessment of the implementation of investment and construction of traffic infrastructure in the spirit of the Central Executive Committee’s Resolution No. 13-NQ/TW dated January 16, 2012 on “Synchronous development of infrastructure in order to basically turn our country into a modernity-oriented industrialized country by 2020” and the Government’s Resolution No. 16/NQ-CP dated June 08, 2012 promulgating the Government’s action program for the implementation of the Resolution No. 13-NQ/TW; take the initiative in studying and making proposals for amendments and supplements to relevant mechanisms, policies during the implementation of the Resolution.

d) Preside over and cooperate with relevant ministries, sectors and localities in taking measures to improve service quality of traffic infrastructure; study and make proposals for amendments to relevant mechanisms and policies during the implementation.

dd) Cooperate with the Ministry of Information and Communications in constructing passive telecommunications technical infrastructure synchronized with the traffic infrastructure.

5. Ministry of Industry and Trade

a) Carry out checks and assessment of the implementation of investment and construction of traffic infrastructure in the spirit of the Central Executive Committee’s Resolution No. 13-NQ/TW dated January 16, 2012 on “Synchronous development of infrastructure in order to basically turn our country into a modernity-oriented industrialized country by 2020” and the Government’s Resolution No. 16/NQ-CP dated June 08, 2012 promulgating the Government’s action program for the implementation of the Resolution No. 13-NQ/TW; take the initiative in studying and making proposals for amendments and supplements to relevant mechanisms, policies during the implementation of the Resolution.

b) Preside over and cooperate with relevant ministries, sectors in formulating and detailing the program for synchronous development of energy infrastructure in the country, connecting to the region and ensuring effective and sustainable operation of energy infrastructure works connected to the region ...

c) Preside over and cooperate with relevant ministries, sectors in formulating mechanisms and policies that facilitate domestic enterprises and investors to have access to ODA, OCR, credit incentives for the construction of infrastructure works.

d) Preside over and cooperate with relevant ministries, sectors in studying and formulating better incentive policies for organizations and individuals whose lands are subject to expropriation for electrical grid projects; particular mechanisms for the implementation of electrical grid projects, especially projects connected to the region.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. Ministry of Information and Communications

c) Carry out checks and assessment of the implementation of investment and construction of ICT infrastructure in the spirit of the Central Executive Committee’s Resolution No. 13-NQ/TW dated January 16, 2012 on “Synchronous development of infrastructure in order to basically turn our country into a modernity-oriented industrialized country by 2020” and the Government’s Resolution No. 16/NQ-CP dated June 08, 2012 promulgating the Government’s action program for the implementation of the Resolution No. 13-NQ/TW; take the initiative in studying and making proposals for amendments and supplements to relevant mechanisms, policies during the implementation of the Resolution.

b) Preside over and cooperate with relevant ministries, sectors in constructing and detailing the regional ICT infrastructure connectivity program and ensuring effective operation and enhancement of information transmission and exchange capability between the country and the region.

c) Cooperate with relevant ministries, sectors in stepping up cooperation with regional countries in infrastructure development and cooperation in exchange of information concerning promotion of Vietnam with the countries in the region and vice versa.

7. Ministry of Justice

Continue to preside over and cooperate with relevant ministries, sectors and localities in checking compatibility of legislative documents concerning infrastructure development relating to Vietnam’s commitments to the region to make amendments and supplements appropriately.

8. Other ministries, sectors

Cooperate with the Ministry of Transport, Ministry of Industry and Trade, Ministry of Information and Communications in implementing the Central Executive Committee’s Resolution No. 13-NQ/TW dated January 16, 2012 on “Synchronous development of infrastructure in order to basically turn our country into a modernity-oriented industrialized country by 2020” and the Government’s Resolution No. 16/NQ-CP dated June 08, 2012 promulgating the Government’s action program for the implementation of the Resolution No. 13-NQ/TW, especially traffic, energy and ICT infrastructure works connected to regional infrastructure networks.

9. People’s Committees of provinces

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Cooperate with relevant ministries, sectors in carrying out site clearance and hand over of land on schedule, ensuring the progress and quality of infrastructure constructions connected to the region.

c) Cooperate with ministries, sectors in implementing the master plan for development of infrastructure works within local management, ensuring synchronous connectivity among infrastructure works in the administrative division. Coordinate management and protection of infrastructure works in localities.

d) Construct plans for promoting investment and advertising advantages of local economic and tourism cooperation to attract investment and development of tourism, increasing circulation of people, vehicles and goods between Vietnam and the countries in the region.

Article 2. This Decision takes effect since the signing date.

Article 3. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of governmental agencies, presidents of the People’s Committees of central-affiliated provinces, cities shall be responsible for executing this Decision./.

 

 

PRIME MINISTER




Nguyen Xuan Phuc

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1734/QĐ-TTg ngày 06/09/2016 phê duyệt đề án "Chính sách phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng, gắn phát triển kết cấu hạ tầng trong nước với mạng lưới hạ tầng trong các liên kết khu vực" do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.817

DMCA.com Protection Status
IP: 3.139.107.241
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!