Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 33/2004/QĐ-BGDĐT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo Người ký: Bành Tiến Long
Ngày ban hành: 28/09/2004 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Số: 33/2004/QĐ-BGDĐT

Hà Nội, ngày 28 tháng 9 năm 2004

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH MÔN TRIẾT HỌC DÙNG CHO HỌC VIÊN CAO HỌC VÀ NGHIÊN CỨU SINH KHÔNG THUỘC CHUYÊN NGÀNH TRIẾT HỌC

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 18/07/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Căn cứ vào Điều 36 của Luật Giáo dục.
Căn cứ vào ý kiến thẩm định tại Công văn số 4938/CV-TTVH ngày 06/08/2004 của Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương và Công văn số 1682/CV-KGTW ngày 12/08/2004 của Ban Khoa giáo Trung ương.
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Đại học và Sau Đại học.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình môn Triết học dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành Triết học.

Điều 2. Vụ trưởng Vụ Đại học và Sau Đại học chịu trách nhiệm tổ chức biên soạn giáo trình và hướng dẫn thực hiện.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay cho chương trình môn Triết học dùng cho nghiên cứu sinh và cao học không thuộc chuyên ngành Triết học ban hành theo Quyết định số 1339/QĐ-SĐH ngày 07/07/1992 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 4. Các Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Đại học và Sau Đại học, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, thủ trưởng các cơ sở đào tạo sau đại học chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

 KT. BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THỨ TRƯỞNG




Bành Tiến Long

 

CHƯƠNG TRÌNH

MÔN TRIẾT HỌC DÙNG CHO HỌC VIÊN CAO HỌC VÀ NGHIÊN CỨU SINH KHÔNG THUỘC CHUYÊN NGÀNH TRIẾT HỌC
(ban hành kèm theo Quyết định số 33/2004/QĐ-BGDĐT ngày 28/09/2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạ).

A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

Chương trình Triết học dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành Triết học nhằm nâng cao tính khoa học và tính hiện đại của lý luận, gắn lý luận với những vấn đề của thời đại và của đất nước, đặc biệt là nâng cao năng lực vận dụng lý luận vào thực tiễn, vào lĩnh vực khoa học chuyên môn của học viên cao học và nghiên cứu sinh.

2. Yêu cầu:

Để thực hiện được mục đích trên, chương trình triết học dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành triết học cần đạt được các yêu cầu sau:

- Thứ nhất: Kế thừa những kiến thức đã có ở trình độ đào tạo đại học và phát triển sâu thêm những nội dung cơ bản trong lịch sử triết học và trong triết học Mác-Lênin.

- Thứ hai: Trên cơ sở những nội dung cơ bản về lịch sử triết học, triết học Mác-Lênin, chương trình được bổ sung, phát triển nhằm nâng cao tính hiện đại gắn liền với các thành tựu mới của khoa học và công nghệ, với những vấn đề của thời đại và của đất nước đang đặt ra.

- Thứ ba: Nâng cao năng lực cho học viên cao học và nghiên cứu sinh trong việc vận dụng các nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh vào những vấn đề thực tiễn đất nước đang đặt ra cũng như trong học tập, nghiên cứu và trong lĩnh vực công tác của mình.

B. PHÂN BỔ THỜI GIAN

Chương trình triết học dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành Triết học với thời lượng 6 đơn vị học trình (90 tiết).

Chương trình được phân bổ như sau:

 

Thứ tự

Nội dung

Số tiết

Chương I

Khái luận về Triết học và lịch sử Triết học

2

Chương II

Khái lược lịch sử triết học Phương Đông cổ – trung đại

10

Chương III

Khái lược lịch sử triết học Phương Tây

10

Chương IV

Khái lược lịch sử triết học Mác-Lênin

14

Chương V

Thế giới quan duy vật biện chứng – Vai trò của nó trong nhận thức và thực tiễn

8

Chương VI

Phép biện chứng duy vật – Phương pháp luận nhận thức khoa học và thực tiễn

10

Chương VII

Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn của triết học Mác-Lênin

6

Chương VIII

Lý luận hình thái kinh tế - xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

10

Chương IX

Vấn đề giai cấp dân tộc, nhân loại trong thời đại hiện nay và vận dụng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

6

Chương X

Lý luận về nhà nước và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

7

Chương XI

Quan điểm triết học Mác-Lênin về con người và vấn đề xây dựng con người Việt Nam

7

 

C. NỘI DUNG

Chương 1

KHÁI LUẬN VỀ TRIẾT HỌC VÀ LỊCH SỬ TRIẾT HỌC

I. Triết học - chức năng thế giới quan và phương pháp luận của triết học

1. Khái niệm triết học và nguồn gốc của triết học

- Khái niệm triết học

- Nguồn gốc của triết học

2. Chức năng thế giới quan và phương pháp luận của triết học.

- Chức năng thế giới quan của triết học.

- Chức năng phương pháp luận của triết học.

II. Vấn đề cơ bản của triết học và các trường phái triết học

1. Vấn đề cơ bản của triết học

- Nội dung vấn đề cơ bản của triết học.

- Vai trò vấn đề cơ bản của triết học.

2. Các trường phái triết học

- Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.

- Thuyết khả tri, thuyết hoài nghi, thuyết không thể biết.

III. Biện chứng và siêu hình

1. Phương pháp siêu hình và phương pháp biện chứng

- Phương pháp siêu hình.

- Phương pháp biện chứng.

2. Các hình thức cơ bản của phép biện chứng.

- Phép biện chứng.

- Các hình thức của phép biện chứng.

IV. Lịch sử triết học và sự phân kỳ lịch sử triết học

1. Khái niệm lịch sử triết học

- Lịch sử triết học với tính cách là lịch sử phát triển của tư duy.

- Lịch sử triết học với tính cách là một khoa học.

2. Các tính quy luật phát triển của lịch sử triết học

- Điều kiện kinh tế - xã hội với sự phát triển của triết học.

- Các thành tựu khoa học cụ thể với sự phát triển của triết học.

- Sự thâm nhập và đấu tranh lẫn nhau giữa các trường phái triết học trong quá trình phát triển.

3. Phân kỳ lịch sử triết học

- Các căn cứ phân kỳ lịch sử triết học.

- Phân chia các thời kỳ lịch sử triết học.

+ Triết học phương Đông cổ - Trung đại.

+ Triết học phương Tây cổ, trung - cận và hiện đại.

+ Triết học Mác – Lênin.

Chương 2

KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG CỔ - TRUNG ĐẠI

I. Triết học Ấn Độ cổ - Trung đại

1. Điều kiện ra đời và nét đặc thù của triết học Ấn Độ cổ - Trung đại.

a) Điều kiện ra đời của triết học Ấn Độ cổ - Trung đại.

b) Nét đặc thù của triết học Ấn Độ cổ - Trung đại.

2. Những tư tưởng cơ bản của triết học Ấn Độ cổ - Trung đại.

a) Tư tưởng triết học thời kỳ Vêđa.

b) Tư tưởng triết học của một số trường phái kỳ cổ đại (9 trường phái).

c) Tư tưởng triết học thời kỳ Hồi giáo

3. Một số kết luận về triết học Ấn Độ cổ - Trung đại.

II. Triết học Trung Quốc cổ - Trung đại

1. Điều kiện ra đời và nét đặc thù của triết học Trung Quốc cổ - Trung đại.

a) Điều kiện ra đời của triết học Trung Quốc cổ - Trung đại.

b) Nét đặc thù của triết học Trung Quốc cổ - Trung đại.

2. Tư tưởng triết học của một số trường phái thời cổ đại (6 trường phái là Âm dương gia, Nho gia, Mặc gia, Đạo gia, Pháp gia, Danh gia).

3. Diễn biến của tư tưởng triết học cổ đại trong xã hội phong kiến Trung Quốc (5 thời kỳ: Thời Hán, Ngụy Tấn, Tùy Đường, Tống – Minh, Thanh).

4. Một số kết luận về triết học Trung Quốc cổ - Trung đại.

III. Khái lược về lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam

1. Điều kiện lịch sử và nét đặc thù về tư tưởng triết học Việt Nam.

a) Điều kiện ra đời tư tưởng triết học Việt Nam.

b) Nét đặc thù về tư tưởng triết học Việt Nam.

2. Một số nội dung cơ bản của lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam.

a) Sự đan xen giữa tư tưởng duy vật và duy tâm.

b) Tư tưởng yêu nước.

c) Tư tưởng lấy dân làm gốc.

d) Tư tưởng nhân văn.

3. Sự kế thừa và phát triển tư tưởng triết học Việt Nam của Hồ Chí Minh.

a) Sự kế thừa và phát triển chủ nghĩa yêu nước.

b) Sự kế thừa và phát triển tư tưởng lấy dân làm gốc.

c) Sự kế thừa và phát triển tư tưởng nhân văn.

Chương 3

KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY

I. Triết học Hy Lạp cổ đại

1. Điều kiện ra đời và nét đặc thù của triết học Hy Lạp cổ đại.

a) Điều kiện ra đời của triết học Hy Lạp cổ.

b) Nét đặc thù triết học Hy Lạp cổ đại.

2) Tư tưởng triết học Hy Lạp cổ đại.

a) Tư tưởng triết học Hy Lạp thời kỳ sơ khai.

b) Tư tưởng triết học Hy Lạp thời kỳ cực thịnh.

c) Tư tưởng triết học thời kỳ Hy Lạp hóa.

3. Một số kết luận về triết học Hy Lạp cổ đại.

II. Triết học Tây Âu thời trung cổ

1. Điều kiện ra đời và nét đặc thù triết học Tây Âu thời trung cổ.

a) Điều kiện ra đời của triết học Tây Âu thời trung cổ.

b) Nét đặc thù triết học Tây Âu thời trung cổ.

2. Tư tưởng triết học Tây Âu thời trung cổ.

a) Tư tưởng triết học Tây Âu từ thế kỷ II – IV.

b) Triết học Kinh viện Tây Âu thời trung cổ.

3. Một số kết luận về triết học Tây Âu thời trung cổ.

III. Triết học Tây Âu thời Phục hưng và cận đại (XVII – XVIII)

1. Điều kiện ra đời và nét đặc thù triết học Tây Âu thời Phục hưng và cận đại.

a) Điều kiện ra đời của triết học Tây Âu thời Phục hưng và cận đại.

b) Nét đặc thù của triết học Tây Âu thời Phục hưng và cận đại.

2. Triết học Tây Âu thời Phục hưng và cận đại (XVII – XVIII)

a) Triết học Tây Âu thời kỳ Phục hưng.

b) Triết học Tây Âu thời kỳ cận đại.

 3. Một số kết luận về triết học Tây Âu thời kỳ Phục hưng và Cận đại (XVII – XVIII).

IV. Triết học cổ điển Đức

1. Điều kiện ra đời và nét đặc thù triết học cổ điển Đức.

a) Điều kiện ra đời của triết học cổ điển Đức.

b) Nét đặc thù của triết học cổ điển Đức.

2. Tư tưởng triết học cổ điển Đức qua các đại biểu xuất sắc (Ba đại biểu: Cantơ, Hêghen, Phoi-ơ-bắc).

3. Một số kết luận về triết học cổ điển Đức.

V. Một số trào lưu triết học phương Tây hiện đại

1. Tình hình kinh tế xã hội cuối thế kỷ XIX đầu XX.

2. Một số trào lưu triết học phương Tây hiện đại.

a) Trào lưu triết học duy khoa học.

b) Trào lưu triết học phân bản phi lý tính.

c) Trào lưu triết học tôn giáo.

3. Một số kết luận về triết học phương Tây hiện đại.

Chương 4

KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN

I. Điều kiện ra đời triết học Mác

1. Điều kiện kinh tế - xã hội

- Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản những năm 30 của thế kỷ XIX.

- Mâu thuẫn trong xã hội tư bản và cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân.

2. Tiền đề lý luận

- Lịch sử triết học nhân loại

- Triết học cổ điển Đức

3. Tiền đề khoa học tự nhiên

- Quy luật bảo toàn chuyển hóa năng lượng.

- Học thuyết tế bào.

- Học thuyết tiến hóa.

II. Những giai đoạn chủ yếu trong sự hình thành và phát triển của triết học Mác-Lênin

1. Giai đoạn Mác-Ăngghen

a) Quá trình chuyển biến tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen từ chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa cộng sản.

- Bước đầu hoạt động chính trị - xã hội và khoa học của C.Mác và Ph.Ăngghen.

- Một số tác phẩm chủ yếu:

* Sự khác nhau giữa triết học tự nhiên của Đêmôcrit và triết học tự nhiên của Êpiquya. (C.Mác).

* Những bức thư từ vesphali (bài báo của Ph.Ăngghen).

* Sêlinh và sự linh báo (Ph.Ăngghen)

- Sự chuyển biến từ chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy vật biện chứng và từ chủ nghĩa dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa xã hội khoa học của C.Mác và Ph.Ăngghen.

- C.Mác làm biên tập viên cho Báo Sông Ranh (từ 1842 – 1843).

- Một số tác phẩm chủ yếu:

* Góp phần phê phán triết học Pháp quyền của Hê ghen, lời nói đầu (C.Mác, 1943).

* Lược thảo phê phán khoa kinh tế chính trị (Ph. Ăngghen, 1844).

b) Thời kỳ đề xuất những nguyên lý triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.

- Đây là thời kỳ từ 1844 đến 1848, C.Mác và Ph.Ăngghen đã từng bước xây dựng những nguyên lý triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.

- Một số tácphẩm tiêu biểu của giai đoạn này:

* Bản thảo kinh tế triết học năm 1844 (C.Mác).

* Tình cảnh của giai cấp lao động ở Anh (Ph.Ăngghen, 1845).

* Gia đình thần thánh (C.Mác – Ph.Ăngghen, 1845).

* Luận cương về Phoi ơ bắc (C.Mác, 1945)

* Hệ tư tưởng Đức (C.Mác – Ph.Ăngghen, 1846).

* Sự khốn cùng của triết học (C.Mác, 1847).

* Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (C.Mác – Ph.Ăngghen, 1848).

c) Giai đoạn C.Mác và Ph.Ăngghen bổ sung và phát triển những quan điểm triết học.

- Đây là giai đoạn đoạn từ 1848 – 1886, C.Mác và Ph.Ăngghen đã hoàn chỉnh những tư tưởng triết học của mình.

- Một số tác phẩm chủ yếu của giai đoạn này:

* Đấu tranh giai cấp ở Pháp (C.Mác, 1850).

* Cách mạng và phản cách mạng ở Đức (Ph.Ăngghen, 1852).

* Ngày mười tám tháng Sương mù của Lui Bônapactơ (C.Mác, 1852).

* Tư bản (C.Mác, 1867).

* Phê phán cương lĩnh Gôta (C.Mác, 1875).

* Chống Đuy rinh (Ph.Ăngghen, 1878).

* Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước (Ph.Ăngghen, 1884).

* Biện chứng của tự nhiên (Ph.Ăngghen, 1886).

* Lút vích phoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức (Ph.Ăngghen, 1886).

2. V.I. Lênin phát triển triết học Mác.

a) Hoàn cảnh lịch sử

- Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

- Những thành tựu của khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.

- Có nhiều khuynh hướng triết học đối lập với triết học Mác.

b) Nội dung cơ bản của quá trình Lênin phát triển triết học Mác.

- Giai đoạn 1893 – 1907.

+ Một số tác phẩm chủ yếu:

* Những người bạn dân là thế nào và họ đấu tranh chống những người dân chủ - xã hội ra sao (1894).

* Làm gì (1902)

* Hai sách lược của Đảng dân chủ - xã hội trong cách mạng dân chủ (1905).

- Giai đoạn từ 1907 đến cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga 1917.

Một số tác phẩm chủ yếu của thời kỳ này:

* Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán (1909).

* Ba nguồn gốc và ba bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác (1913).

* Bút ký triết học (1916).

* Chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản (1916).

* Nhà nước và cách mạng (1917).

* Bệnh ấu trĩ “tả khuynh” trong phong trào cộng sản (1920).

* Về chính sách kinh tế mới (1921).

* Về tác dụng của chủ nghĩa duy vật chiến đấu (1922).

3. Thực chất của cuộc cách mạng trong triết học do C.Mác và Ph.Ăngghen thực hiện, Lênin phát triển.

a) Sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng.

b) Sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử.

c) Thống nhất giữa lý luận với thực tiễn.

d) Thống nhất giữa tính khoa học với tính cách mạng.

e) Xác định đúng đắn mối quan hệ giữa triết học với các khoa học cụ thể.

4. Triết học Mác-Lênin trong thời đại hiện nay.

a) Những biến đổi của thời đại.

b) Vai trò thế giới quan và phương pháp luận của triết học Mác-Lênin trong thời đại hiện nay.

Chương 5

THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT BIỆN CHỨNG – VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG NHẬN THỨC VÀ THỰC TIỄN

I. Thế giới quan và thế giới quan duy vật

1. Thế giới quan và các hình thức cơ bản của thế giới quan.

a) Thế giới quan và chức năng của thế giới quan.

- Khái niệm thế giới quan.

- Chức năng thế giới quan.

b) Những hình thức cơ bản của thế giới quan

- Thế giới quan huyền thoại.

- Thế giới quan tôn giáo.

- Thế giới quan triết học.

2. Thế giới quan duy vật và lịch sử phát triển thế giới duy vật.

a) Thế giới quan duy tâm và thế giới quan duy vật.

b) Khái quát lịch sử phát triển của thế giới quan duy vật.

- Thế giới quan duy vật mộc mạc chất phác thời cổ đại.

- Thế giới quan duy vật siêu hình thời cận đại.

- Thế giới quan duy vật biện chứng.

II. Thế giới quan duy vật biện chứng

1. Nội dung của thế giới quan duy vật biến chứng

a) Quan điểm duy vật về thế giới.

b) Quan điểm duy vật về xã hội.

2. Bản chất của thế giới quan duy vật biện chứng.

a) Giải quyết đúng đắn vấn đề cơ bản của triết học.

b) Thống nhất giữa thế giới quan duy vật với phép biện chứng.

c) Duy vật triệt để.

d) Tính thực tiễn – cách mạng.

III. Những nguyên tắc phương pháp luận của thế giới quan duy vật biện chứng và vận dụng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay

1. Các nguyên tắc phương pháp luận

a) Nguyên tắc khách quan.

b) Phát huy tính năng động chủ quan, chống chủ quan duy ý chí.

2. Vận dụng vào cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

a) Tôn trọng các quy luật khách quan và điều kiện cụ thể ở Việt Nam.

b) Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và tính chủ động sáng tạo của quần chúng.

Chương 6

PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT – PHƯƠNG PHÁP LUẬN NHẬN THỨC KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

I. Khái niệm phép biện chứng và khái quát lịch sử phát triển phép biện chứng

1. Khái niệm phép biện chứng.

- Biện chứng và siêu hình.

- Biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan.

- Phép biện chứng.

2. Khái quát lịch sử phát triển của phép biện chứng.

a) Phép biện chứng chất phác thời cổ đại.

b) Phép biện chứng duy tâm trong triết học cổ điển Đức.

c) Phép biện chứng duy vật.

II. Nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật – tính khoa học và tính cách mạng của nó

1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

a) Khái niệm mối liên hệ phổ biến.

b) Các mối liên hệ phổ biến (các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng).

2. Nguyên lý về sự phát triển của phép biện chứng duy vật.

a) Khái niệm về sự phát triển.

b) Các quy luật cơ bản của sự phát triển.

3. Tính khoa học và tính cách mạng của phép biện chứng duy vật.

- Tính khoa học.

- Tính cách mạng.

- Sự thống nhất giữa tínhj khoa học và tính cách mạng.

III. Phương pháp và phương pháp luận, các nguyên tắc phương pháp luận cơ bản của phép biện chứng duy vật.

1. Phương pháp và phương pháp luận

- Khái niệm phương pháp.

- Khái niệm phương pháp luận và các cấp độ phương pháp luận.

- Phương pháp luận biện chứng duy vật.

2. Các nguyên tắc phương pháp luận cơ bản của phép biện chứng duy vật.

- Nguyên tắc toàn diện trong nhận thức và thực tiễn.

- Nguyên tắc phát triển trong nhận thức và thực tiễn.

- Nguyên tắc lịch sử cụ thể trong nhận thức và thực tiễn.

Chương 7

NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN

I. Khái niệm lý luận và thực tiễn

1. Khái niệm và các hình thức thực tiễn.

a) Khái niệm thực tiễn

- Lược sử vấn đề thực tiễn.

- Khái niệm thực tiễn trong triết học Mác-Lênin.

b) Chức năng của thực tiễn

- Chức năng cải tạo tự nhiên.

- Chức năng cải tạo xã hội và bản thân con người.

c) Các hình thức thực tiễn

- Hoạt động sản xuất vật chất.

- Hoạt động chính trị - xã hội.

- Hoạt động thực nghiệm khoa học.

2. Khái niệm và các cấp độ lý luận

a) Khái niệm lý luận.

- Các trường độ nhận thức.

- Khái niệm lý luận.

b) Chức năng lý luận.

- Chức năng phản ánh khách quan

- Chức năng phục vụ thực tiễn

c) Các cấp độ lý luận

- Triết học.

- Lý luận chuyên ngành.

II. Những nguyên tắc cơ bản của sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn

1. Thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức, của lý luận, lý luận hình thành, phát triển phải xuất phát từ thực tiễn, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

- Quá trình phát triển của thực tiễn đặt ra những vấn đề đòi hỏi lý luận phải giải đáp.

- Sự phát triển của lý luận phải giải đáp được những vấn đề đòi hỏi của thực tiễn.

- Lý luận phải khái quát hóa được những kinh nghiệm của thực tiễn.

2. Thực tiễn phải được chỉ đạo bởi lý luận khoa học, ngược lại lý luận khoa học phải được vận dụng vào thực tiễn, kiểm nghiệm trong thực tiễn, tiếp tục bổ sung và phát triển trong thực tiễn.

- Sự phát triển của thực tiễn đòi hỏi phải có lý luận khoa học soi đường: Lý luận đề ra mục tiêu, phương hướng, biện pháp cho thực tiễn.

- Lý luận phải trở lại chỉ đạo hoạt động thực tiễn, kiểm nghiệm trong thực tiễn và tiếp tục bổ sung, phát triển trong thực tiễn.

III. Ý nghĩa phương pháp luận của nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong giai đoạn cách mạng hiện nay ở nước ta

1. Vận dụng sáng tạo của chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như các tri thức khoa học mà nhân loại đã đạt được vào điều kiện cụ thể nước ta.

- Vận dụng sáng tạo những nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh vào hoàn cảnh cụ thể của thực tiễn cách mạng Việt Nam hiện nay.

- Vận dụng sáng tạo các tri thức khoa học nhân loại đã đạt được vào điều kiện cụ thể của nước ta.

2. Nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm thực tiễn Việt Nam và quốc tế để tiếp tục hoàn thiện lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

- Tổng kết kinh nghiệm thực tiễn để hoàn thiện mô hình chủ nghĩa xã hội.

- Tổng kết kinh nghiệm thực tiễn để hoàn thiện con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

3. Trong giáo dục và đào tạo phải kết hợp nhà trường với xã hội, lý luận với thực tiễn.

- Giáo dục, đào tạo phải đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.

- Giáo dục phải kết hợp giữa lý luận với thực tiễn, học đi đôi với hành.

4. Khắc phục bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều.

- Bệnh kinh nghiệm, nguyên nhân và con đường khắc phục.

- Bệnh giáo điều, nguyên nhân và con đường khắc phục.

Chương.8

LÝ LUẬN HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

I. Lý luận hình thái kinh tế - xã hội và vai trò phương pháp luận của lý luận đó

1. Những tiền đề xuất phát để xây dựng lý luận hình thái kinh tế - xã hội.

- Quan điểm duy tâm về lĩnh vực xã hội.

- Tiền đề xuất phát để xây dựng quan điểm duy vật về xã hội.

2. Cấu trúc xã hội - phạm trù hình thái kinh tế - xã hội.

- Cấu trúc xã hội.

- Phạm trù hình thái kinh tế - xã hội.

3. Phép biện chứng về sự vận động, phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội.

- Biện chứng giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất.

- Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng.

- Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên.

4. Lý luận hình thái kinh tế - xã hội và cách tiếp cận lịch sử nhân loại theo lý thuyết các nền văn minh.

- Khái niệm văn minh và việc phân chia sự phát triển xã hội theo các trình độ văn minh.

- Sự khác nhau giữa lý luận hình thái kinh tế - xã hội với tiếp cận theo lý thuyết các nền văn minh.

5. Tính khoa học và vai trò phương pháp luận của lý luận hình thái kinh tế - xã hội.

- Tính khoa học của lý luận hình thái kinh tế - xã hội.

- Vai trò phương pháp luận của lý luận hình thái kinh tế - xã hội.

II. Nhận thức về chủ nghĩa xã hội

1. Dự báo của C.Mác và V.I.Lênin về chủ nghĩa xã hội.

- C.Mác vận dụng lý luận hình thái kinh tế - xã hội trong việc phân tích xã hội tư bản và dự báo về sự ra đời của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.

- V.I.Lênin kế thừa và phát triển tư tưởng của C.Mác trong việc phân tích xã hội tư bản và dự báo về chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.

2. Những biểu hiện mới của thời đại và vấn đề quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

- Sự khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội theo mô hình kế hoạch hóa tập trung, sự phát triển của chủ nghĩa tư bản và vai trò lịch sử của nó.

- Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ với việc hình thành lực lượng sản xuất hiện đại, tính quốc tế của lực lượng sản xuất với quá trình toàn cầu hóa, sự hình thành, phát triển kinh tế tri thức.

- Quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản với tính cách là một hình thái kinh tế - xã hội cao hơn chủ nghĩa tư bản là một xu hướng tất yếu của thời đại.

III. Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

1. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa - Sự vận dụng sáng tạo lý luận hình thái kinh tế - xã hội vào điều kiện cụ thể ở Việt Nam.

2. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ - Sự vận dụng lý luận hình thái kinh tế - xã hội trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

3. Kết hợp giữa phát triển lực lượng sản xuất với xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội.

4. Kết hợp giữa kinh tế với chính trị và các mặt khác của đời sống xã hội trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Chương 9

VẤN ĐỀ GIAI CẤP, DÂN TỘC, NHÂN LOẠI TRONG THỜI ĐẠI HIỆN NAY VÀ VẬN DỤNG VÀO SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

I. Giai cấp và đấu tranh giai cấp

1. Khái quát các quan điểm ngoài Mác xít về giai cấp và đấu tranh giai cấp.

- Quan điểm trước Mác về giai cấp và đấu tranh giai cấp.

- Quan điểm của các nhà tư tưởng tư sản hiện nay về giai cấp và đấu tranh giai cấp.

2. Quan điểm Mác xít về giai cấp và đấu tranh giai cấp.

- Khái niệm giai cấp, nguồn gốc giai cấp và kết cấu giai cấp.

- Đấu tranh giai cấp và vai trò của đấu tranh giai cấp trong xã hội có đối kháng giai cấp.

- Đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản trong thời đại hiện nay.

3. Vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

- Đặc điểm giai cấp và quan hệ giai cấp trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

- Nội dung và hình thức đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

II. Quan hệ giai cấp với dân tộc và nhân loại trong thời đại hiện nay

1. Dân tộc và quan hệ giữa giai cấp với dân tộc

- Khái niệm dân tộc, lợi ích dân tộc, sự hình thành dân tộc, nét đặc thù của sự hình thành dân tộc Việt Nam.

- Khái quát về quan hệ giữa giai cấp với dân tộc và biểu hiện trong lịch sử.

- Vấn đề dân tộc và quan hệ giữa giai cấp với dân tộc trong thời đại hiện nay.

2. Nhân loại và quan hệ giai cấp với nhân loại.

- Khái niệm nhân loại và lợi ích nhân loại.

- Khái quát về quan hệ giữa giai cấp với nhân loại và biểu hiện trong lịch sử.

- Những vấn đề có tính nhân loại và quan hệ giữa giai cấp với nhân loại trong thời đại hiện nay.

3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ giai cấp, dân tộc, nhân loại trong cách mạng Việt Nam.

- Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới.

- Giải phóng giai cấp phải gắn liền với giải phóng dân tộc, độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

- Phát huy khối đoàn kết toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.

4. Vấn đề quan hệ giai cấp, dân tộc, nhân loại trong cách mạng Việt Nam hiện nay.

- Phát huy khối đoàn kết toàn dân tộc trên cơ sở liên minh công – nông – trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Mở rộng quan hệ quốc tế trên cơ sở giữ vững độc lập chủ quyền của đất nước.

- Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

Chương 10

LÝ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

I. Những nội dung cơ bản của lý luận về nhà nước

1. Về bản chất của Nhà nước.

- Nhà nước – công cụ chuyên chính giai cấp của giai cấp thống trị.

- Nhà nước – công cụ thực hiện quyền lực giai cấp và quyền lực xã hội.

2. Về chức năng của Nhà nước.

- Chức năng thống trị chính trị của giai cấp và chức năng xã hội của các nhà nước. Mối quan hệ biện chứng giữa hai chức năng này.

- Chức năng đối nội và đối ngoại. Mối quan hệ biện chứng giữa hai chức năng này.

3. Về những đặc trưng của Nhà nước.

- Quản lý dân cư theo lãnh thổ quốc gia.

- Xác lập hệ thống tổ chức - thiết chế quyền lực chuyên nghiệp để thực hiện sự cai trị.

- Xác lập chế độ thuế khóa.

- Quản lý xã hội bằng pháp luật.

4. Về nguồn gốc ra đời của Nhà nước.

- Nguồn gốc giai cấp.

- Nguồn gốc kinh tế.

5. Lịch sử Nhà nước và các hình thức của Nhà nước.

- Nhà nước của các giai cấp bóc lột.

- Nhà nước chuyên chính vô sản (Nhà nước xã hội chủ n ghĩa).

II. Nhà nước pháp quyền và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1. Nhà nước pháp quyền và nhà nước pháp quyền tư sản.

- Khái quát một số tư tưởng triết học về Nhà nước pháp quyền thời cận đại Tây Âu và cổ điển Đức. (Lý thuyết pháp quyền tự nhiên của B.Xpinôda, lý thuyết về tự do của G.Lôccơ, Lý thuyết về tam quyền phân lập của Môngtexkilô, Lý thuyết về chủ quyền nhân dân và khế ước xã hội của J.J.Rút xô, Lý thuyết về triết học pháp quyền của Kant và Hêghen).

- Khái quái chung về nhà nước pháp quyền và nhà nước pháp quyền tư sản.

- Nhà nước pháp quyền tư sản với kinh tế thị trường.

2. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Bản chất Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

- Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Chương 11

QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ CON NGƯỜI VÀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY

I. Một số quan điểm triết học trước Mác về con người

1. Quan điểm về con người trong triết học phương Đông.

2. Quan điểm về con người trong triết học phương Tây.

II. Quan điểm triết học Mác – Lênin về con người

1. Quan điểm triết học Mác – Lênin về bản chất conn gười.

- Con người là thực thể sinh vật – xã hội

- Con người là chủ thể của lịch sử.

- Bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội.

2. Quan điểm triết học Mác – Lênin về giải phóng con người.

- Vị trí vấn đề giải phóng con người trong triết học Mác – Lênin.

- Thực chất quan điểm giải phóng con người trong triết học Mác – Lênin (phân biệt với tôn giáo và cách mạng tư sản phương Tây).

- Quan điểm triết học Mác về phương thức và lực lượng thực hiện việc giải phóng con người.

III. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người trong sự nghiệp cách mạng do Đảng ta lãnh đạo

1. Cơ sở hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người.

- Cơ sở lý luận.

- Cơ sở thực tiễn.

2. Nội dung cơ bản Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người trong cách mạng Việt Nam.

- Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng nhân dân lao động.

- Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng.

- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người toàn diện.

IV. Vấn đề xây dựng con người Việt Nam hiện nay

1. Con người Việt Nam trong lịch sử

- Điều kiện lịch sử hình thành con người Việt Nam.

- Mặt tích cực và mặt hạn chế của con người Việt Nam.

2. Con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

- Cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và những vấn đề đặt ra đối với con người.

- Xây dựng con người đáp ứng yêu cầu của giai đoạn cách mạng hiện nay./.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THỨ TRƯỞNG




Bành Tiến Long

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 33/2004/QĐ-BGDĐT ngày 28/09/2004 ban hành Chương trình môn Triết học dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành Triết học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.505

DMCA.com Protection Status
IP: 3.134.104.173
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!