Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 32-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Võ Văn Kiệt
Ngày ban hành: 14/04/1997 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 32-CP

Hà Nội, ngày 14 tháng 4 năm 1997

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 32-CP NGÀY 14 THÁNG 4 NĂM 1997 BAN HÀNH QUY CHẾ VỀ CƠ SỞ GIÁO DỤC

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 06 tháng 7 năm 1995;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ;

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1.- Nay ban hành kèm theo Nghị định này "Quy chế về cơ sở giáo dục".

Điều 2.- Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký, những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.

Bộ trưởng các Bộ: Nội vụ, Tư pháp, Tài chính, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có nhiệm vụ hướng dẫn và tổ chức thi hành Nghị định này.

Điều 3.- Các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Võ Văn Kiệt

(Đã ký)

 

QUY CHẾ

VỀ CƠ SỞ GIÁO DỤC
(Ban hành kèm theo Nghị định số 32/CP ngày 14 tháng 4 năm 1997 của Chính phủ)

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.- Đưa vào cơ sở giáo dục là biện pháp xử lý hành chính buộc những người thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều 2 của Quy chế này phải học tập, lao động và chịu sự quản lý của cơ sở giáo dục từ 6 tháng đến 2 năm nhằm giáo dục họ trở thành công dân lương thiện.

Người đang chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục gọi tắt là "trại viên".

Điều 2.- Đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục bao gồm những người có hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm tài sản của Nhà nước, tài sản của các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, tài sản của các tổ chức nước ngoài, tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân, của người nước ngoài và vi phạm trật tự, an toàn xã hội có tính chất thường xuyên nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, đã được chính quyền và nhân dân địa phương giáo dục nhiều lần mà vẫn không chịu sửa chữa.

Không đưa vào cơ sở giáo dục người chưa đủ 18 tuổi, nữ trên 55 tuổi, nam trên 60 tuổi.

Điều 3.- Việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục phải bảo đảm đúng người, đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Quy chế này.

Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản, danh dự và nhân phẩm của người phải chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục.

Điều 4.- Cơ sở giáo dục là nơi học tập, lao động và sinh hoạt tập trung của người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định việc thành lập, giải thể và thống nhất quản lý các cơ sở giáo dục.

Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nội vụ trong việc tổ chức quản lý các cơ sở giáo dục.

Điều 5.- Kinh phí cho việc xây dựng cơ bản, tổ chức hoạt động và mua sắm trang thiết bị của cơ sở giáo dục do Bộ Nội vụ cấp trên cơ sở kế hoạch ngân sách Nhà nước phân bổ hàng năm.

Chương 2:

THỦ TỤC ĐƯA NGƯỜI VÀO CƠ SỞ GIÁO DỤC

Điều 6.-

1. Đối với người thuộc đối tượng cần đưa vào cơ sở giáo dục thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi người đó cư trú, xem xét, lập hồ sơ, gửi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

Trong thời hạn bảy ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện thẩm tra, làm văn bản đề nghị đưa vào cơ sở giáo dục và gửi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Đối với người không có nơi cư trú nhất định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại Điều 2 Quy chế này, lập biên bản báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét, lập hồ sơ. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được biên bản, báo cáo, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở giáo dục gửi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

Trường hợp người không có nơi cư trú nhất định do cơ quan công an cấp huyện hoặc cấp tỉnh phát hiện, lập biên bản vi phạm thì cơ quan công an phải tiến hành xác minh, làm báo cáo gửi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp để xem xét, lập hồ sơ đưa vào cơ sở giáo dục.

Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm cấp kinh phí, xây dựng nơi tạm giữ hành chính, tiền ăn cho các đối tượng trên và chỉ đạo các ngành hữu quan tổ chức quản lý chặt chẽ các đối tượng không có nơi cư trú nhất định hoặc những đối tượng có khả năng bỏ trốn trong thời gian lập hồ sơ chờ quyết định, hoặc chờ đưa vào cơ sở giáo dục.

Đối với người đang bị tạm giữ hoặc tạm giam trong các vụ án hình sự mà qua điều tra thấy chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục thì Thủ trưởng cơ quan điều tra báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở giáo dục.

3. Hồ sơ đề nghị đưa người vào cơ sở giáo dục gồm có bản tóm tắt lý lịch, tài liệu về các vi phạm pháp luật của người đó, các biện pháp giáo dục đã được áp dụng, nhận xét của cơ quan công an, ý kiến của tổ chức xã hội hữu quan ở cơ sở.

4. Cơ quan công an có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp trong việc thu thập tài liệu để lập hồ sơ.

Điều 7.- Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị đưa người vào cơ sở giáo dục, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh gửi ngay hồ sơ đó cho Hội đồng tư vấn.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Hội đồng tư vấn phải họp để xét duyệt hồ sơ, làm văn bản trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Hội đồng tư vấn do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thành lập gồm đại diện lãnh đạo cơ quan Công an, cơ quan Tư pháp, cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh. Đại diện cơ quan công an là Thường trực Hội đồng tư vấn, có trách nhiệm chuẩn bị tài liệu cần thiết, tổ chức, chủ trì phiên họp và làm báo cáo trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Hội đồng tư vấn làm việc theo chế độ tập thể để xem xét biểu quyết từng trường hợp cụ thể và quyết định theo đa số. Trường hợp biểu quyết ngang nhau thì quyết định theo ý kiến của biểu quyết của Thường trực Hội đồng tư vấn. Trường hợp ý kiến của Thường trực Hội đồng trái với đa số thành viên thì quyết định theo ý kiến của đa số, đồng thời Thường trực Hội đồng có quyền báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ý kiến của mình.

Phiên họp của Hội đồng tư vấn có đại diện Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp tham dự.

Điều 8.-

1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc đưa người vào cơ sở giáo dục trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Hội đồng tư vấn.

2. Quyết định đưa vào cơ sở giáo dục phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ tên, chức vụ của người ra quyết định; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nghề nghiệp, nơi cư trú của người được đưa vào cơ sở giáo dục; lý do, điều khoản, tên văn bản pháp luật được áp dụng, thời hạn và nơi thi hành, trách nhiệm phải chấp hành quyết định của người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục; quyền khiếu nại của họ, nơi và thời hạn khiếu nại.

3. Quyết định đưa vào cơ sở giáo dục được gửi cho người phải chấp hành quyết định đó, đồng thời gửi cho Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cơ quan Công an cấp tỉnh, Uỷ ban nhân dân cấp huyện và Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc đã lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở giáo dục.

Điều 9.-

1. Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được quyết định đưa người vào cơ sở giáo dục, cơ quan Công an cấp tỉnh phải tổ chức đưa người đó vào cơ sở giáo dục.

2. Thời hạn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục được tính từ ngày người bị áp dụng biện pháp đó bắt đầu chấp hành tại cơ sở.

3. Khi nhận được quyết định đưa vào cơ sở giáo dục, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện phải chỉ đạo cơ quan Công an cùng cấp và Uỷ ban nhân dân cấp xã có kế hoạch, biện pháp cụ thể để phối hợp với Cơ quan Công an cấp tỉnh trong việc đảm bảo thi hành quyết định đó.

4. Trường hợp người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục thuộc diện được xét hoãn, miễn chấp hành theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 71 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan đã lập hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Quy chế này phải làm ngay văn bản báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc hoãn, miễn chấp hành. Cơ quan Công an có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp trong việc xem xét hồ sơ đề nghị việc hoãn, miễn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục.

Điều 10.-

1. Khi đưa người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục phải có hồ sơ kèm theo bao gồm:

- Quyết định đưa vào cơ sở giáo dục;

- Bản tóm tắt lý lịch của người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

- Bản tóm tắt hành vi vi phạm pháp luật đề nghị đưa người vào cơ sở giáo dục;

- Danh chỉ bản của người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

- Những tài liệu khác liên quan đến nhân thân của người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục cần thiết cho việc giáo dục người đó (nếu có).

2. Khi tiếp nhận người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục phải lập biên bản giao nhận. Cơ sở giáo dục phải kiểm tra hồ sơ, căn cước, sức khoẻ của người đó trước khi tiếp nhận. Nếu sức khoẻ của người đó không bình thường thì phải lập biên bản xác nhận tình trạng sức khoẻ của họ khi đến cơ sở giáo dục với sự chứng kiến của bên giao và bên nhận.

Điều 11.- Người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục, nếu không tự giác chấp hành hoặc trốn tránh, chống đối thì cơ quan Công an áp dụng những biện pháp ngăn chặn và cưỡng chế cần thiết theo quy định của pháp luật để buộc người đó phải thi hành.

Điều 12.- Người đã có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục đang ở ngoài xã hội mà bỏ trốn thì Giám đốc Công an cấp tỉnh ra lệnh truy bắt, tạm giữ người theo thủ tục hành chính. Người đang chấp hành tại cơ sở giáo dục mà bỏ trốn thì Giám đốc cơ sở giáo dục ra lệnh truy bắt đưa về cơ sở giáo dục. Thời gian trốn khỏi cơ sở giáo dục không được tính vào thời gian chấp hành quyết định.

Khi phát hiện người trốn khỏi cơ sở giáo dục, mọi người phải có trách nhiệm báo ngay cho cơ quan Công an hoặc Uỷ ban nhân dân nơi gần nhất.

Trong mọi trường hợp, việc bắt, tạm giữ người nói trên đều phải lập biên bản và lấy lời khai của người đó. Sau khi nhận người bị bắt, cơ quan Công an phải ra lệnh tạm giữ hành chính và đưa ngay người đó đến nhà tạm giữ hành chính gần nhất, đồng thời thông báo cho cơ quan đã ra lệnh truy bắt biết.

Khi nhận được thông báo Giám đốc Công an cấp tỉnh hoặc Giám đốc cơ sở giáo dục phải cử người đến ngay để nhận người tạm giữ và tiến hành lập biên bản giao nhận.

Chương 3:

TỔ CHỨC CƠ SỞ GIÁO DỤC VÀ QUẢN LÝ TRẠI VIÊN

Điều 13.-

1. Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định việc thành lập cơ sở giáo dục; bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc, Phó giám đốc; quyết định biên chế và tổ chức bộ máy của cơ sở giáo dục.

2. Tổ chức, bộ máy của cơ sở giáo dục gồm có Giám đốc, các Phó giám đốc, cán bộ quản lý, cán bộ giáo dục, hướng nghiệp dạy nghề, cán bộ hậu cần, y tế và lực lượng cảnh sát bảo vệ.

Quy mô mỗi cơ sở giáo dục quản lý từ ba trăm đến một nghìn trại viên.

Điều 14.- Giám đốc cơ sở giáo dục có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

Điều hành và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của cơ sở giáo dục.

Phó giám đốc giúp Giám đốc thực hiện những nhiệm vụ theo sự phân công của Giám đốc.

Điều 15.- Tiêu chuẩn của Giám đốc, Phó giám đốc và cán bộ, nhân viên của cơ sở giáo dục:

Giám đốc, Phó giám đốc, cán bộ quản lý, cán bộ giáo dục, cán bộ hậu cần, y tế và cảnh sát bảo vệ phải có phẩm chất chính trị tốt, có ý thức tổ chức kỷ luật, hiểu biết chuyên môn và pháp luật.

Giám đốc, Phó giám đốc phải là người tốt nghiệp một trong các trường Đại học Cảnh sát, Đại học An ninh, Đại học Luật, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học sư phạm hoặc tương đương trở lên và có kinh nghiệm về quản lý, giáo dục, những người vi phạm pháp luật.

Cán bộ quản lý, cán bộ giáo dục và chỉ huy lực lượng cảnh sát bảo vệ phải là người đã tốt nghiệp Trung học Cảnh sát, Trung học An ninh hoặc tương đương trở lên.

Sĩ quan, chiến sĩ cảnh sát làm nhiệm vụ dẫn giải, bảo vệ phải là những người được đào tạo về nghiệp vụ bảo vệ chuyên ngành theo quy định của Bộ Nội vụ.

Điều 16.- Cơ sở giáo dục được tiếp nhận sự tài trợ, giúp đỡ về vật chất của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; được tham gia hợp đồng liên doanh liên kết với các tổ chức, cá nhân, cơ sở kinh tế quy định của pháp luật.

Điều 17.- Cơ sở giáo dục được quy hoạch, thiết kế xây dựng theo quy định thống nhất của Bộ Nội vụ, phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của công tác quản lý giáo dục và đảm bảo tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường.

Điều 18.- Giám đốc cơ sở giáo dục căn cứ vào số lượng trại viên, thời hạn giáo dục, đặc điểm nhân thân, tính chất, mức độ vi phạm, tình trạng sức khoẻ, giới tính và lứa tuổi của họ để tổ chức quản lý cho phù hợp.

Điều 19.- Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chế độ, cách thức sử dụng tiền mặt và danh mục đồ vật cho phép hoặc cấm trại viên đem vào cơ sở giáo dục.

Điều 20.- Việc trích xuất trại viên ra khỏi cơ sở giáo dục để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử hoặc trong những trường hợp đặc biệt khác chỉ được thực hiện theo lệnh trích xuất của cơ quan có thẩm quyền.

Lệnh trích xuất trại viên phải ghi rõ mục đích và thời hạn trích xuất, cấp bậc, chức vụ của người ký lệnh trích xuất.

Thủ tục trích xuất do Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định.

Cơ quan có yêu cầu trích xuất chịu trách nhiệm đưa người có lệnh trích xuất đi và trả lại cho cơ sở giáo dục theo đúng thời hạn đã ghi trong lệnh, khi giao nhận người theo lệnh trích xuất phải lập biên bản; thời hạn trích xuất trại viên được tính vào thời hạn chấp hành tại cơ sở giáo dục.

Điều 21.- Giám đốc cơ sở giáo dục định kỳ đánh giá kết quả giáo dục, sự tiến bộ của trại viên. Đối với những người đã chấp hành được một nửa thời hạn, nếu có tiến bộ rõ rệt hoặc lập công thì lập hồ sơ đề nghị Bộ trưởng Bộ Nội vụ xem xét quyết định giảm thời hạn chấp hành.

Điều 22.-

1. Trại viên đã chấp hành xong thời hạn giáo dục, thì Giám đốc cơ sở giáo dục phải cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong thời hạn giáo dục cho họ.

Người đã chấp hành xong thời hạn giáo dục được nhận lại tiền, vật gửi lưu ký tại cơ sở (nếu có), được cơ sở giáo dục cấp tiền tàu xe, tiền ăn đường và một bộ quần áo thường (nếu họ không có) để trở về nơi cư trú và phải trả lại những vật dụng, trang thiết bị dùng cho lao động, sinh hoạt đã được cơ sở giáo dục cho mượn, nếu làm mất hoặc hư hỏng phải bồi thường.

2. Giám đốc cơ sở giáo dục gửi bản sao giấy chứng nhận đã chấp hành xong thời hạn giáo dục cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi đã ra quyết định đưa người đó vào cơ sở giáo dục, Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi đề nghị và Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó về cư trú, đồng thời thông báo cho gia đình họ biết. Trường hợp những người đã hết thời hạn giáo dục tại cơ sở mà vẫn chưa thực sự tiến bộ thì Giám đốc cơ sở giáo dục phải có bản nhận xét riêng và kiến nghị các biện pháp quản lý, giáo dục tiếp theo gửi Uỷ ban nhân dân các cấp. Khi về địa phương nếu người đó vẫn không thực sự tiến bộ, tiếp tục có các hành vi vi phạm pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Quy chế này thì Uỷ ban nhân dân phải lập ngay hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở giáo dục.

Chương 4:

CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI TRẠI VIÊN

Điều 23.-

1. Trại viên phải lao động, học tập và sinh hoạt dưới sự quản lý, giám sát của cơ sở giáo dục. Trại viên được bố trí ở theo buồng tập thể, có giường (hoặc sàn nằm), có chiếu, màn. Chỗ nằm tối thiểu của mỗi người không dưới 2,5 m2. Khu vực ở của nam, nữ tách riêng.

2. Trại viên được mang vào cơ sở giáo dục những đồ dùng cá nhân thiết yếu để sử dụng theo quy định của Bộ Nội vụ.

3. Trại viên phải học nội quy, quy chế về cơ sở giáo dục và nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế đó.

Điều 24.-

1. Mỗi năm, mỗi trại viên được cấp 2 bộ quần áo dài, 2 bộ quần áo lót, 2 khăn mặt, 1 đôi dép, 1 bàn chải đánh răng, 1 áo mưa, 1 chiếc mũ. Mỗi quý được cấp 1 hộp kem đánh răng, 0,6 kg xà phòng. Ba năm được cấp 1 chăn, 1 màn. Đối với những vùng rét phía Bắc được cấp thêm 1 áo ấm và 1 chăn bông dùng trong 3 năm.

2. Trại viên là phụ nữ được cấp thêm mỗi tháng số tiền tương đương với 1,5 kg gạo.

Điều 25.-

1. Định mức ăn hàng tháng của trại viên được quy định như sau: gạo 15kg; thịt hoặc cá 0,8kg; đường 0,3kg; muối 0,5kg; nước mắm 1 lít; rau xanh 15kg; chất đốt 15kg củi hoặc tương đương; tiền thuốc hàng tháng tương đương với 1kg gạo. Ngày lễ, ngày Tết định mức ăn có thể cao hơn nhưng không quá 5 lần ngày thường.

Đối với những người lao động nặng hoặc trong môi trường độc hại định lượng ăn trong tháng có thể tăng thêm, theo quy định của pháp luật.

Chế độ ăn, nghỉ đối với trại viên bị bệnh do Giám đốc cơ sở giáo dục quyết định theo chỉ định của cơ quan y tế.

Kinh phí cho việc ăn, mặc, ở và chữa bệnh của trại viên do ngân sách Nhà nước cấp.

Điều 26.- Trại viên được hoạt động thể dục thể thao, văn hoá văn nghệ, được đọc sách báo, nghe đài, xem vô tuyến truyền hình theo quy định của Bộ Nội vụ.

Điều 27.- Trong thời gian ở cơ sở giáo dục trại viên được khám sức khoẻ định kỳ 6 tháng một lần.

Trại viên bị bệnh, thì căn cứ vào chỉ định của cán bộ y tế, Giám đốc cơ sở xét cho họ tạm nghỉ lao động, học tập hoặc giảm định mức, giảm giờ lao động trong thời gian bị bệnh; trường hợp cần thiết thì cho điều trị tại bệnh xá của cơ sở hoặc cho đi bệnh viện cấp cứu. Trường hợp trại viên là phụ nữ có thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, là người bị mắc bệnh hiểm nghèo hoặc đang bị ốm nặng kéo dài thì Giám đốc cơ sở giáo dục phải lập hồ sơ đề nghị Bộ trưởng Bộ Nội vụ ra quyết định tạm đình chỉ việc chấp hành cho người đó để đưa đi bệnh viện hoặc đưa về gia đình điều trị, chăm sóc nếu thân nhân của họ xin bảo lãnh. Quyết định này phải được gửi cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đã ra quyết định đưa vào cơ sở giáo dục. Khi điều kiện tạm đình chỉ không còn thì người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục phải đến để tiếp tục chấp hành quyết định. Thời gian tạm đình chỉ không được tính vào thời hạn chấp hành quyết định.

Điều 28.-

1. Trường hợp trại viên bị chết thì cơ sở giáo dục phải báo ngay cho cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân và cơ quan y tế gần nhất đến lập biên bản xác nhận nguyên nhân chết, có trại viên cùng cơ sở làm chứng, đồng thời thông báo cho thân nhân người chết biết.

Sau 24 giờ kể từ khi thông báo cho các cơ quan nói trên và gia đình, cơ sở giáo dục có trách nhiệm mai táng. Kinh phí mai táng do ngân sách Nhà nước cấp.

2. Trường hợp trại viên bị tai nạn thì Giám đốc cơ sở giáo dục phải làm các thủ tục cần thiết để giải quyết chế độ trợ cấp theo quy định của pháp luật.

Điều 29.-

1. Trại viên lao động mỗi ngày 8 giờ, được nghỉ các ngày chủ nhật, ngày lễ, ngày Tết theo quy định của pháp luật. Trường hợp có công việc đột xuất, Giám đốc có thể yêu cầu làm thêm giờ nhưng cũng không quá 2 giờ trong một ngày và sẽ được nghỉ bù.

2. Ngoài giờ lao động hàng ngày theo quy định, cơ sở giáo dục có thể cho phép trại viên lao động thêm để cải thiện đời sống theo nguyện vọng của họ nhưng phải tuân thủ nội quy, Quy chế về cơ sở giáo dục.

Điều 30.-

1. Trại viên phải hoàn thành định mức lao động được giao. Kết quả lao động được cơ sở giáo dục thống nhất quản lý sau khi trừ những chi phí hợp lý được sử dụng để bù đắp một phần cho chi phí ăn uống, khám chữa bệnh, chi phí cho việc khen thưởng cán bộ chiến sĩ của cơ sở giáo dục có thành tích trong tổ chức quản lý sản xuất; thưởng cho trại viên có thành tích trong lao động và học tập, bổ sung một phần cho quỹ phúc lợi của cơ sở. Nộp ngân sách Nhà nước để đầu tư trở lại mở rộng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất của cơ sở giáo dục.

2. Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết việc quản lý sử dụng kết quả lao động của trại viên.

3. Trại viên lao động vượt chỉ tiêu được giao sẽ được sử dụng một phần kết quả vượt chỉ tiêu đó theo quy định của Bộ Nội vụ.

Điều 31.- Đối với những công việc mà pháp luật quy định phải có bảo hộ lao động thì cơ sở giáo dục có trách nhiệm trang bị quần áo, thiết bị bảo hộ lao động phù hợp với yêu cầu của công việc. Trường hợp làm ca đêm, làm việc ngoài giờ theo yêu cầu đột xuất, làm việc trong các điều kiện độc hại hoặc công việc nặng nhọc thì được bồi dưỡng hiện vật hoặc bằng tiền.

Điều 32.-

1. Trại viên được học văn hoá để xoá mù chữ mỗi tuần 2 buổi, mỗi buổi 4 giờ. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của cơ sở, Giám đốc có thể sắp xếp thời gian học văn hoá cho những đối tượng khác.

2. Trại viên được nghe phổ biến thời sự, chính sách, được học các chương trình giáo dục công dân mỗi tuần một buổi, mỗi buổi 4 giờ.

3. Căn cứ vào điều kiện cụ thể, cơ sở giáo dục, có thể bố trí cho trại viên lao động kết hợp với học những nghề phù hợp.

4. Kinh phí cho việc mua sắm sách vở đồ dùng học tập của mỗi trại viên hàng tháng được Nhà nước cấp tương đương 2 kg gạo.

5. Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chương trình học tập và đào tạo, bố trí giáo viên dạy văn hoá, dạy nghề cho các cơ sở giáo dục.

Điều 33.-

1. Trại viên được gặp người thân 1 tháng 2 lần. Mỗi lần không quá 2 giờ tại nhà tiếp đón của cơ sở và phải chấp hành đúng những quy định về thăm gặp. Trường hợp gặp lâu hơn thì phải được sự đồng ý của Giám đốc cơ sở giáo dục, nhưng cũng không quá 4 giờ.

Trại viên có nhiều cố gắng trong lao động, học tập, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy chế về cơ sở giáo dục thì Giám đốc cơ sở giáo dục có thể cho gặp vợ hoặc chồng đến 48 giờ và được ở lại qua đêm tại nhà tiếp đón của cơ sở giáo dục.

2. Người đến thăm trại viên tại cơ sở giáo dục phải có chứng minh thư nhân dân, đơn xin thăm (có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú hoặc đơn vị nơi công tác), nếu là vợ hoặc chồng, đến thăm và nghỉ qua đêm phải có giấy đăng ký kết hôn.

3. Trại viên được nhận và gửi thư, quà và tiền; các thư và quà đều phải qua kiểm tra của cơ sở giáo dục; riêng tiền mặt người đang được giáo dục phải gửi vào bộ phận lưu ký của cơ sở và sử dụng theo quy định tại Điều 19 Quy chế này.

Điều 34.- Trại viên chấp hành tốt Quy chế, nội quy cơ sở giáo dục, tích cực học tập, lao động vượt chỉ tiêu hoặc có những thành tích đột xuất, sẽ được Giám đốc cơ sở giáo dục quyết định khen thưởng bằng các hình thức: biểu dương, thưởng tiền mặt hoặc hiện vật, tăng số lần và thời gian gặp gỡ người thân, được đề nghị giảm thời hạn chấp hành tại cơ sở giáo dục theo quy định tại Điều 72 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 35.- Trại viên vi phạm Quy chế, nội quy cơ sở giáo dục, chây lười lao động, học tập không tự giác sửa chữa lỗi lầm, thường xuyên không hoàn thành định mức lao động được giao, thì tuỳ theo tính chát và mức độ vi phạm, Giám đốc cơ sở giáo dục sẽ quyết định kỷ luật bằng các hình thức sau: Cảnh cáo, hạn chế số lần gặp người thân và nhận quà hoặc bị cách ly tại buồng kỷ luật từ 7 đến 10 ngày. Nếu vi phạm tới mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì đề nghị cơ quan có thẩm quyền lập hồ sơ truy tố trước pháp luật. Trường hợp vi phạm chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng đã được giáo dục và bị kỷ luật nhiều lần, đến khi hết thời hạn giáo dục tại cơ sở vẫn không chịu sửa chữa, thuộc đối tượng cần phải áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục thì Giám đốc cơ sở giáo dục lập hồ sơ báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi cơ sở giáo dục đóng xem xét quyết định việc đưa người đó vào cơ sở giáo dục theo thủ tục quy định tại Điều 7 và Điều 8 Quy chế này. Quyết định đưa người vào cơ sở giáo dục trong trường hợp này phải được gửi cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trước đây đã đưa người đó vào cơ sở giáo dục để biết và gửi báo cáo Bộ Nội vụ.

Điều 36.- Trại viên có quyền khiếu nại, tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật theo quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và các quy định khác của pháp luật.

Chương 5:

TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC QUẢN LÝ CƠ SỞ GIÁO DỤC

Điều 37.- Bộ Nội vụ có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra giám sát việc thực hiện biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục đảm bảo cho các hoạt động đó theo đúng quy định của pháp luật; ban hành nội quy cơ sở giáo dục và các biểu mẫu để thực hiện thống nhất; phối hợp với các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh để thực hiện biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục.

Điều 38.- Bộ Tài chính có trách nhiệm cấp kinh phí cho cơ sở giáo dục theo dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Nội vụ đã được duyệt.

Điều 39.- Bộ Y tế có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nội vụ hướng dẫn việc phòng, khám chữa bệnh cho những người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục

Điều 40.- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nội vụ trong việc dạy văn hoá, dạy nghề và thực hiện các chế độ bảo hiểm lao động cho người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật.

Điều 41.- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm cấp đất, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ sở giáo dục tại địa phương mình; giúp đỡ những người đã chấp hành xong quyết định đưa vào cơ sở giáo dục tìm việc làm, sớm hoà nhập với cuộc sống cộng đồng.

Điều 42.- Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn chi tiết thi hành Quy chế này.

THE GOVERNMENT
---------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom Happiness
--------------

No. 32-CP

Hanoi, April 14, 1997

 

DECREE

PROMULGATING THE REGULATION ON RE-EDUCATION ESTABLISHMENTS

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Ordinance on the Handling of Administrative Violations of July 6, 1995;
At the proposal of the Minister of the Interior,

DECREES:

Article 1.- To promulgate together with this Decree the Regulation on Re-education Establishments.

Article 2.- This Decree takes effect after 15 days from the date of its signing, the earlier provisions which are contrary to this Decree are now annulled.

The Minister of the Interior, the Minister of Justice, the Minister of Finance, the Minister of Health, the Minister of Education and Training, the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs shall, within the ambit of their functions and tasks, have to guide and organize the implementation of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT THE PRIME MINISTER




Vo Van Kiet

 

REGULATION ON RE-EDUCATION ESTABLISHMENTS
(issued together with Decree No.32-CP of April 14, 1997 of the Government)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- The consignment to re-education establishments is an administrative measure to compel the persons defined in Item 1, Article 2 of this Regulation to learn, to labor and place themselves under the management of the re-education establishments for 6 months to 2 years, with a view to reforming them into honest citizens.

Persons abiding by decisions on their consignment to re-education establishments are called "inmates" for short.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Persons of under 18 years old, women of over 55 years old and men of over 60 years of age shall not be sent to re-education establishments.

Article 3.- The measure to consign a person to a re-education establishment must be applied to the right person, according to the right order, procedures and competence prescribed in the Ordinance on the Handling of Administrative Violations and this Regulation.

All acts of infringement upon the life, health, properties, honor and dignity of the persons who are abiding by the decisions on consignment to re-education establishments are strictly forbidden.

Article 4.- A re-education establishment is a place of collective education, labor and daily activities of the persons subject to decision on consignment to the re-education establishments.

The Minister of the Interior shall decide the establishment, dissolution and uniform management of re-education establishments.

The Ministry of Finance, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Ministry of Health and the Ministry of Education and Training shall, within the ambit of their functions and tasks, have to cooperate with the Ministry of the Interior in organizing the management of re-education establishments.

Article 5.- The funds for the capital construction, operations of re-education establishments and the purchase of equipment therefor shall be allocated by the Ministry of the Interior on the basis of the annual State budget allocation plan.

Chapter II

PROCEDURES FOR CONSIGNING A PERSON TO A RE-EDUCATION ESTABLISHMENT

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. To consign a person to a re-education establishment, the President of the Peoples Committee of the commune where such person resides shall consider and make a dossier and send it to the President of the district People’s Committee.

Within 7 days from the date of receiving the dossier, the President of the district People’s Committee shall conduct the examination, make a written proposal to consign such person to a re-education establishment and submit it to the President of the provincial People’s Committee.

2. For a person without a permanent place of residence, the President of the People’s Committee of the commune where that person has committed offenses prescribed in Article 2 of this Regulation shall make a record and a report then submit them to the President of the district People’s Committee for consideration and compilation of a dossier. Within 10 days from the date of receiving the record and the report, the President of the district People’s Committee shall consider, make a dossier proposing the consignment of such person to a re-education establishment to be submitted to the President of the provincial People’s Committee.

In cases where a person without a permanent place of residence is caught in the act of committing an offense by the district or provincial police agency that has made a record thereon, the involved police agency shall have to conduct the examination and make a report to the President of the People’s Committee of the same level for consideration and compilation of a dossier for sending such person to a re-education establishment.

The provincial People’s Committee shall have to provide funds for the construction of administrative temporary detention house and for the meals of aforesaid persons and to direct the related branches in organizing the strict management of the persons without permanent places of residence or persons tending to escape while the dossiers are compiled for decision or while they are waiting for being sent to re-education establishments.

For persons in temporary detention or custody in criminal cases, whose offenses, as shown through the investigation, are not serious enough for being examined for penal liability but who are subject to the measure of consignment to re-education establishments, the Head of the investigating agency shall report to the President of the People’s Committee of the same level for compiling dossiers proposing the consignment of such persons to re-education establishments.

3. The dossier proposing the sending of a person to a re-education establishment shall include his/her curriculum vitae, the record on his/her offenses, the re-education measures already taken, the polices comments and the opinions of the related social organizations in the locality.

4. The police shall have to assist the People’s Committee of the same level in gathering documents to make the dossier.

Article 7.- After receiving the dossier proposing the consignment of a person to a re-education establishment, the President of the provincial People’s Committee shall immediately send it to the Consulting Council.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The Consulting Council is set up by the President of the provincial People’s Committee and composed of leading officials of the provincial police agency, Justice Service, Labor, War Invalids and Social Affairs Service and the Fatherland Front. The representative of the police agency shall act as the standing member of the Consulting Council, who is responsible for preparing necessary documents, organizing and chairing the Council’s meetings and making reports to be submitted to the President of the provincial People’s Committee for decision. The Consulting Council works collectively to consider and vote on the case-by-case basis and make decisions by a majority vote. In cases where the voles for and against are in equal numbers, the decision shall be made according to the vote of the standing member of the Consulting Council. In cases where the opinion of the standing member of the Council is contrary to the opinion of the majority, the opinion of the majority shall prevail and at the same time, the standing member of the Council is entitled to report his/her opinion to the President of the provincial People’s Committee.

The Consulting Council’s meetings shall be attended by a representative of the People’s Procuracy of the same level.

Article 8.-

1. The President of the provincial People’s Committee shall decide the consignment of a person to a re-education establishment within 10 days from the date of receiving the written proposal from the Consulting Council.

2. The decision on the consignment of a person to a re-education establishment must state clearly the date of its issue; the name and position of the person issuing the decision; the name, date of birth, occupation and place of residence of the person being consigned to the re-education establishment; the reasons, clauses and names of the applied legal documents; the time and place for the enforcement of the decision, the responsibility of the person subject to the measure of consignment to the re-education establishment; his/her right to make complaints, the place and time-limit for making complaints.

3. Copies of the decision to consign a person to a re-education establishment shall be sent to the person subject to the execution thereof, and at the same time, to the provincial People’s Procuracy, the provincial police agency, the district People’s Committee and the People’s Committee of the commune where that person resides or where the dossier proposing the consignment of that person to the re-education establishment is made.

Article 9.-

1. Within 5 days from the date of receiving the decision to consign a person to a re-education establishment, the provincial police shall have to consign such person thereto.

2. The term for execution of the decision on the consignment to a re-education establishment shall be counted from the date when the subject person starts executing the decision at the establishment.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. In cases where the person subject to the measure of consignment to a re- education establishment is considered for the suspension or exemption from the execution of the decision as prescribed in Items 1 and 2, Article 71 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations, the President of the commune People’s Committee or the agency that has made the dossier as stipulated in Item 2, Article 6 of this Regulation shall have to immediately make a written report submitted to the President of the district People’s Committee. Within 5 days from the date of receiving the report, the President of the district People’s Committee shall consider and make a proposal to the President of the provincial People’s Committee for decision. Within 10 days from the date of receiving the proposal from the President of the district People’s Committee, the President of the provincial People’s Committee shall decide the suspension or exemption from the execution of the decision. The police agency shall have to assist the People’s Committee of the same level in considering the dossier proposing the suspension or exemption from the execution of the decision on consignment to the re-education establishment.

Article 10.-

1. When consigning a person to the re-education establishment, the accompanying dossier shall include:

- The decision on the consignment to the re-education establishment;

- The curriculum vitae of the person subject to the measure of consignment to the re-education establishment;

- The summary of the offense committed by such person, that has prompted his/her proposed consignment to the re-education establishment;

- The criminal record of the person subject to the measure of consignment to the re-education establishment;

- Other documents related to the personal identification of the person subject to the measure of consignment to the re-education establishment, which are necessary for the re-education of that person (if any);

2. The reception of the person subject to the measure of consignment to the re-education establishment must be recorded in minutes. The re-education establishment must examine the dossier, identity card and health conditions of that person before the reception. If his/her health is abnormal, a record certifying the state of his/her health at the time of arrival at the establishment must be made in the witness of the assigning and receiving parties.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 12.- If a person who is subject to a decision on consignment to a re-education establishment and living among others escapes, the provincial police chief shall issue a search, arrest and temporary custody warrant in accordance with the administrative procedures. If a person who is executing the decision in the re-education establishment escapes, the Director of the re-education establishment shall order the search for and arrest of the escapee who shall be escorted back to the re-education establishment. The time of his/her escape shall not be calculated in the term of execution of the decision.

When detecting a person escaping from the re-education establishment, every people shall have to inform the nearest police station or Peoples Committee.

In any case, the arrest and temporary custody of the aforesaid person must be made in a minutes with his/her declarations. After receiving the arrested person, the police shall have to issue an order on the administrative temporary custody and take that person to the nearest administrative temporary custody house and at the same time notify the agency that has issued the search and arrest warrant.

When receiving the notice, the provincial police chief or the Director or the re-education establishment shall have to immediately send official(s) to receive back the person in temporary custody and make a record on the hand-over.

Chapter III

ORGANIZATION OF RE-EDUCATION ESTABLISHMENTS AND MANAGEMENT OF INMATES

Article 13.-

1. The Minister of the Interior shall decide the establishment of a re-education establishment; appoint and dismiss the Director and Deputy Directors of the establishment; decide the payroll and organizational apparatus.

2. The organizational apparatus of the re-education establishment is composed of the Director, the Deputy Directors, the managerial cadres, the educationalists, the job and vocational training cadres, the logistics cadres, the medical cadres and the police guards.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 14.- The Director of the re-education establishment shall have the following tasks and powers:

To control and take responsibility for all operations of the re-education establishment.

The Deputy Directors shall assist the Director, performing tasks assigned by the Director.

Article 15.- Qualifications of the Director, Deputy Directors and officials and employees of the re-education establishment:

The Director, the Deputy Directors, the managerial cadres, the educationalists, the logistics cadres, the medical cadres and the police guards must be possessed of good political qualifications, a good sense of organization and discipline and obtain professional and legal knowledge.

The Director and Deputy Directors must have graduated from one of such universities as the Police University, the Security University, the Law University, the University of Social Sciences and Humanities, the Teachers’ Training College, or have the equivalent and higher degree and experiences in managing and educating offenders.

The managerial cadres, the educationalists and the chief of the police guards must be graduated from either of the Police Intermediate School, the Security Intermediate School or have the equivalent or higher degrees.

The police officers and policemen who have the task of escorting and guarding the inmates must have been trained in the related specialized protection as prescribed by the Ministry of the Interior.

Article 16.- The re-education establishment is entitled to receive aid and material assistance from domestic and overseas organizations and individuals; to enter into cooperation contracts with organizations, individuals and economic establishments in accordance with the provisions of law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 18.- Depending on the number of inmates, their re-education terms, the characteristics of their personal identification, the nature and seriousness of their offenses, their health conditions, sex and ages, the Director of the re-education establishment shall organize the proper management.

Article 19.- The Minister of the Interior shall prescribe the regime and the mode of using cash and list of objects the inmates are allowed to bring or banned from bringing into the re-education establishments.

Article 20.- The segregation of an inmate from his/her re-education establishment in service of an investigation, prosecution or trial or in other special cases shall be done only on the order of the competent agency.

The order for segregation of an inmate must clearly state the purpose and duration thereof, the rank and position of the person signing the segregation order.

The segregation procedures shall be defined by the Minister of the Interior.

The agency requesting the segregation of the inmate shall be responsible for taking him/her from and back to the re-education establishment in accordance with the time-limit defined in the order; the hand-over and reception of such inmate must be recorded in a minutes; the segregation duration shall be calculated in the re-education term of the inmate in the re-education establishment.

Article 21.- The Director of the re-education establishment shall periodically evaluate the educational results and progress of inmates. For the inmates who have finished half of their re-education terms and made marked progress or had meritorious deeds, the Director shall make a dossier proposing the Minister of the Interior to consider and decide the reduction of their re-education terms.

Article 22.-

1. The inmate having completed his/her re-education term shall be granted a certificate on the completion of the re-education term by the Director of the re-education establishment.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The Director of the re-education establishment shall send copies of the inmate’s certificate on the completion of his/her re-education term to the provincial People’s Committee which has issued the decision to consign him/her to the re-education establishment, the district People’s Committee which has made the proposal and the People’s Committee of the commune where such person returns to reside and at the same time inform his/her family. For those inmates who have completed their re-education terms but have not made real progress, the Director of the establishment must made separate comments proposing measures for the continued management and re-education and send them to the People’s Committees of various levels. After their return to the locality, if such persons still fails to make real progress and continues committing offenses as prescribed in Item 1, Article 2 of this Regulation, the related People’s Committee shall immediately make dossiers proposing their consignment to the re-education establishment.

Chapter IV

REGIME TOWARDS THE INMATES

Article 23.-

1. The inmates must participate in labor, education and collective activities under the management and supervision of the re-education establishments. The inmates are arranged to live in collective rooms with beds (or floorboards), mats and mosquito-nets. The sleeping area for each inmate is not less than 2.5 m2. Male and female inmates shall live separately.

2. The inmates are entitled to bring into the re-education establishments their essential effects for use as prescribed by the Ministry of the Interior.

3. The inmates must learn the rules of and the regulation on re-education establishments and strictly abide by those rules and regulation.

Article 24.-

1. Every year, each inmate shall be provided with 2 sets of clothes, 2 sets of underwear, 2 face towels, one pair of sandals, one toothbrush, one raincoat and one hat. Every quarter, he/she shall be provided with one toothpaste and 0.6 kg of soap. Every three years, he/she shall be provided with one blanket and one mosquito-net. With regard to northern cold areas, each inmate shall be given additionally one coat and one cotton blanket to be used for three years.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 25.-

1. The monthly food ration for each inmate is prescribed as follows:

Rice: 15 kg; meat or fish: 0.8 kg; salt: 0.5 kg; fish sauce: 1 liter; vegetable: 15 kg; fuel: 15 kg of firewood or the equivalent; and money for monthly medicaments equivalent to 1 kg of rice. On festive and new year days, the daily food ration may increase but must not be 5 times more than that for the ordinary day.

For persons involved in hard or hazardous jobs, the monthly food ration may be increased in accordance with the provisions of law.

The food and rest regime for the sick inmates shall be decided by the Director of the re-education establishment according to the prescription of the medical service.

2. The expenses on food, clothing, accommodation and medical treatment of the inmates shall be covered by the State budget.

Article 26.- The inmates are entitled to enjoy sport and cultural activities, read newspapers, listen to the radio and watch television in accordance with the provisions of the Ministry of the Interior.

Article 27.- During their stay in re-education establishments, the inmates are given medical checkups every six months.

For sick inmates, the Director of the establishment shall, basing him/herself on the prescription of the medical cadres, consider and allow them to cease working and studying temporarily or reduce the labor quotas and working hours during the treatment period; in case of necessity, they shall be treated at the medical station of the establishment or taken to the hospital for emergency aid. If the inmate is a pregnant woman or a nursing mother of a child of under 12 months old or is a person suffering from a serious disease or being critically ill for a long time, the Director of the re-education establishment shall have to compile a dossier proposing the Minister of the Interior to issue a decision on temporary suspension of the re-education measure so that such person may be taken to the hospital or to her family for treatment and care, if she/he is guaranteed by relatives. Such decision must be sent to the President of the provincial Peoples Committee which has issued the decision on consignment to the re-education establishment. When conditions for temporary suspension no longer exist, the person subject to the measure of consignment to the re-education establishment shall have to return to the establishment to resume his/her execution of the decision. The period of suspension shall not be calculated in his/her re-education term.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. In cases where an inmate dies, the re-education establishment shall have to immediately inform the investigative agency, the Peoples Procuracy and the nearest medical station so that such agencies send their officials thereto for making a record on the death, determining causes of the death in the witness of other inmates of the establishment and at the same time, notify the relatives of the dead inmate thereof.

24 hours after informing the above-said agencies and the inmates family, the re-education establishment shall have to organize the burial of the inmate. The expenses for burial shall be covered by the State budget.

2. In cases where an inmate gets an accident, the Director of the re-education establishment shall have to fill necessary procedures for his/her entitlement to the allowance regime under the provisions of law.

Article 29.-

1. The inmates shall work for 8 hours a day and be entitled to enjoy holidays on Sundays, festive days and new year holidays under the provisions of law. In case of an urgent work, the Director may request them to work overtime but for not more than 2 hours a day and the inmates shall be given time off later.

2. Besides the prescribed daily working hours, the re-education establishment may allow the inmates to do extra work at their own wish so as to improve their living conditions but must abide by the rules and regulation on re-education establishments.

Article 30.-

1. The inmates must fulfill the labor quotas set for them. The fruits of their labor shall be uniformly managed by the re-education establishment and, after being deducted for reasonable expenses, shall be used to partly cover the expenditures on meals, medicare, rewards and commendation for cardres and combatants of the establishment, who have obtained achievements in organizing and managing production activities, rewards for inmates who have recorded achievements in labor and study; supplement to the welfare fund of the establishment and remittance to the State budget for re-investment in the production expansion and capital construction of the establishment.

2. The Ministry of the Interior and the Ministry of Finance shall provide detailed guidances for the management and use of the fruits of the inmates’ labor.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 31.- With regard to the jobs that, as prescribed by law, require labor safety devices, the re-education establishment shall have to provide the inmates with labor safety devices and clothes suited to the jobs. The inmates working on night shifts, working overtime at unexpected request or under the hazardous or hard conditions shall be entitled to allowances in kind or in cash.

Article 32.-

1. The inmates are entitled to anti-illiteracy classes twice a week and each time lasts for 4 hours. Basing him/herself on the practical conditions of the establishment, the Director may arrange a study timetable for other persons in the establishment.

2. The inmates are entitled to be briefed on topical issues, policies and to follow programs on the education of citizens once a week for 4 hours.

3. Basing itself on specific conditions, the re-education establishment may organize labor in combination with the training in suitable crafts for the inmates.

4. The fund for the monthly purchase of books, notebooks and learning aid for each inmate shall be allocated by the State, which is equivalent to 2 kg of rice.

5. The Ministry of the Interior, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Ministry of Education and Training shall determine the education and training programs as well as appoint teachers for general education and job training in re-education establishments.

Article 33.-

1. The inmates are entitled to meet their relatives twice a month. Each meeting shall not last for more than two hours at the reception house of the establishment and must comply with the regulations on relatives visits and meetings. For a longer meeting, it must be agreed upon by the Director of the re-education establishment but must not last for more than 4 hours.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. A person wishing to visit an inmate of the re-education establishment must produce his/her identity card, an application for the visit (with certification of the administration of the locality where he/she resides or the unit where he/she works); if he/she is the spouse of the inmate and wants to stay over night at the establishment, he/she must produce the marriage certificate.

3. The inmates are entitled to receive and send letters, presents and money; all letters and presents must be checked by the re-education establishment; as for cash, the inmates must deposit it at the depository of the establishment and use it in accordance with the provisions of Article 19 of this Regulation.

Article 34.- Those inmates who strictly abide by the rules and regulations of the re-education establishment, actively study and labor, over-fulfill their set quotas or record outstanding progress shall be rewarded or commended by the Director of the re-education establishment in one of the following forms: commendation, reward in cash or in kind, having the duration and time of meeting relatives increased or being proposed to have their re-education terms at the establishment shortened as prescribed in Article 72 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations.

Article 35.- Those inmates who violate the rules and regulations of the re-education establishment, who are lazy in labor and study, who do not voluntarily amend their mistakes, or who often fail to achieve the set labor quota shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined by the Director of the re-education establishment in one of the following forms: Warning, having the duration of his/her meeting with relatives and receiving gifts reduced and being put into the disciplinary room for 7 to 10 days, separated from others. If the violation is serious enough for being examined for penal liability, the competent agency is required to make a dossier for prosecution before law. In cases where the violation is not to the extent of being examined for penal liability but the violator has been re-educated and disciplined for many times and has not rectified him/herself even by the time his/her re-education term has ended, still needs to be subject to the measure of consignment to the re-education establishment, the Director of the re-education establishment shall make a dossier and submit it to the President of the People’s Committee of the province where the re-education establishment is located for consideration and decision to consign that person to the re-education establishment in accordance with Articles 7 and 8 of this Regulation. The decision on consignment of a person to the re-education establishment in this case must be sent to the provincial People’s Committee that earlier consigned such person to the re-education establishment so that it may report to the Ministry of the Interior.

Article 36.- The inmates have the right to lodge complaints and denunciations against acts of law breaking as prescribed in the Ordinance on the Handling of Administrative Violations and other provisions of law.

Chapter V

RESPONSIBILITY OF THE STATE AGENCIES IN THE MANAGEMENT OF RE-EDUCATION ESTABLISHMENTS

Article 37.- The Ministry of the Interior is responsible for regularly inspecting and supervising the enforcement of the measure of consignment to re-education establishments to ensure that it is done in compliance with the provisions of law; promulgating the regulations on re-education establishments and forms to be uniformly applied; coordinating with other Ministries, branches and provincial Peoples Committees in enforcing the measure of consignment to re-education establishments.

Article 38.- The Ministry of Finance shall have to provide funds for re-education establishments in accordance with the approved annual budget estimates of the Ministry of the Interior.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 40.- The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Ministry of Education and Training shall have to coordinate with the Ministry of the Interior in the work of general education and job training as well as in implementing social insurance regimes for persons consigned to re-education establishments in accordance with the provisions of law.

Article 41.- The People’s Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall have to allot land and create favorable conditions for re-education establishments in their respective localities; and assist the persons who have completed their terms in the re-education establishments to find jobs and integrate into the community life.

Article 42.- The Ministry of the Interior, the Ministry of Finance, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Ministry of Health and the Ministry of Education and Training shall have to provide detailed guidances for the implementation of this Regulation.

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 32-CP ngày 14/04/1997 ban hành Quy chế về cơ sở giáo dục

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


9.745

DMCA.com Protection Status
IP: 18.118.254.94
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!