BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 09/2010/TT-BGTVT

Hà Nội, ngày 06 tháng 04 năm 2010

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 04 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 05 năm 2007 của Chính phủ về việc Quy định tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về bảo vệ môi trường trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông như sau:

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

Thông tư này quy định về hoạt động bảo vệ môi trường trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.

Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu của các hoạt động xây dựng tới môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường; phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học trong hoạt động phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.

2. Báo cáo môi trường là việc lập và cung cấp các thông tin có liên quan đến số liệu, dữ liệu các thành phần môi trường tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên về trữ lượng, giá trị sinh thái, giá trị kinh tế; về các tác động đối với môi trường; về chất thải, mức độ ô nhiễm, suy thoái và thông tin về các vấn đề môi trường khác do cơ quan, đơn vị, cá nhân thực hiện xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông.

Chương 2.

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG CHIẾN LƯỢC, QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG

Điều 3. Bảo vệ môi trường trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông

1. Tổ chức được giao chủ trì xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược theo quy định tại Nghị định số 140/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển; Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 8 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường (sau đây gọi là Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT).

2. Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm tổ chức Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo quy định tại Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 (sau đây gọi là Nghị định số 80/2006/NĐ-CP) quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP (sau đây gọi là Nghị định 21/2008/NĐ-CP).

Chương 3.

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG

Điều 4. Bảo vệ môi trường trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông

1. Chủ đầu tư dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông có trách nhiệm lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định tại Nghị định số 80/2006/NĐ-CP, Nghị định số 21/2008/NĐ-CP; Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT và tuân thủ các biện pháp bảo vệ môi trường trong báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

2. Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường các dự án thuộc thẩm quyền theo quy định tại Nghị định số 80/2006/NĐ-CP và Nghị định số 21/2008/NĐ-CP. Đối với các dự án không thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ thì chủ đầu tư dự án có trách nhiệm gửi bản sao văn bản kết quả thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về Bộ Giao thông vận tải trước khi phê duyệt dự án đầu tư hoặc quyết định đầu tư.

3. Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án phải được đưa vào hồ sơ mời thầu, đơn vị trúng thầu phải cam kết thực hiện đầy đủ những nội dung bảo vệ môi trường theo báo cáo đã được phê duyệt.

4. Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông có trách nhiệm bố trí kế hoạch, kinh phí cho công tác bảo vệ môi trường ngay từ khâu lập dự án đầu tư và được coi là bộ phận của dự án. Kinh phí bảo vệ môi trường của dự án gồm kinh phí thực hiện công tác bảo vệ môi trường trong giai đoạn lập dự án đầu tư và triển khai thực hiện dự án theo quy định của pháp luật.

Điều 5. Bảo vệ môi trường trong quá trình thực hiện dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông.

1. Chủ đầu tư dự án phải hướng dẫn và yêu cầu nhà thầu thực hiện các nội dung bảo vệ môi trường đã cam kết trong báo cáo đánh giá tác động môi trường; cam kết bảo vệ môi trường của dự án đã được phê duyệt.

2. Chủ đầu tư dự án phải chịu trách nhiệm quản lý công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng và thực hiện các công việc sau:

a) Định kỳ kiểm tra việc tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường theo tiến độ triển khai xây dựng của dự án;

b) Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường để chỉ đạo thực hiện thường xuyên và ứng phó kịp thời các sự cố môi trường xảy ra trong quá trình xây dựng.

c) Kế hoạch bảo vệ môi trường là một phần quan trọng trong kế hoạch công tác của đơn vị và phải được phổ biến rộng rãi tới cán bộ, công nhân viên trong cơ quan biết, thực hiện;

3. Nhà thầu, đơn vị thi công phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng; đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường, thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường trong báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường.

4. Công tác bảo vệ môi trường của nhà thầu, đơn vị thi công thành viên gồm các hoạt động cơ bản sau:

a) Nâng cao nhận thức, xây dựng ý thức bảo vệ môi trường; cập nhật và phổ biến quy định pháp luật về bảo vệ môi trường cho người sử dụng lao động, người lao động;

b) Quản lý vận chuyển và xử lý chất thải rắn, chất thải lỏng, khí thải (gồm cả bụi), chất thải nguy hại, chất thải thông thường, chất thải sinh hoạt, nguyên liệu, nhiên liệu sử dụng, các yếu tố gây ô nhiễm khác từ quá trình xây dựng và triển khai dự án. Các chất thải phải được kiểm soát và xử lý theo quy định trước khi thải ra môi trường;

c) Thực hiện công tác giám sát môi trường, định kỳ quan trắc các chất thải, không khí, nước, tiếng ồn, rung và yếu tố khác gây ô nhiễm môi trường do hoạt động xây dựng trong quá trình triển khai dự án; thực hiện các giải pháp giảm thiểu chất thải và kiểm soát ô nhiễm đã được phê duyệt trong báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường;

d) Thực hiện ghi chép và lưu giữ thông tin hiện trạng của các thiết bị, hệ thống công trình xử lý chất thải;

đ) Quản lý chất thải nguy hại theo Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại và Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại;

e) Chủ động lập kế hoạch, phương án và cơ sở vật chất, kỹ thuật để ứng phó sự cố môi trường, khắc phục hậu quả do sự cố môi trường;

g) Các hoạt động sản xuất của cơ sở dịch vụ trong quá trình thực hiện dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông cần từng bước áp dụng quy trình sản xuất sạch hơn trong tất cả các công đoạn xây dựng bao gồm:

- Quản lý, bảo trì, bảo dưỡng, vận hành phương tiện vận tải, thiết bị, máy xây dựng; ngăn ngừa rò rỉ, thất thoát nguyên liệu, nhiên liệu nhằm giảm tổn thất năng lượng;

- Nghiên cứu áp dụng thiết bị công nghệ mới tiên tiến, hiệu quả và thân thiện với môi trường; cải tiến thiết bị, công nghệ hiện có để giảm tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu nhằm hạn chế phát tán chất thải gây ô nhiễm và giảm thiểu ô nhiễm môi trường;

- Tái sử dụng, tái chế chất thải trong hoạt động xây dựng để sử dụng cho mục đích có ích ngay tại cơ sở sản xuất; tận dụng phế liệu, phế thải xây dựng kết hợp với thành quả nghiên cứu khoa học hoặc công nghệ mới để tạo thành những sản phẩm có ích, phù hợp quy chuẩn và bảo đảm an toàn vệ sinh môi trường;

- Khuyến khích áp dụng những giải pháp khai thác và sử dụng nguyên vật liệu xây dựng thiên nhiên một cách hợp lý, hiệu quả về kinh tế, cân bằng môi trường sinh thái;

- Cập nhật, lưu trữ, báo cáo môi trường theo quy định tại Điều 7 của Thông tư này;

h) Bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Bản cam kết bảo vệ môi trường trong toàn bộ quá trình triển khai dự án; chú trọng công tác phục hồi môi trường sau khi hoàn công (còn gọi là công tác hoàn nguyên môi trường);

i) Khuyến khích nhà thầu, đơn vị thi công thực hiện quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14.000

Điều 6. Trích lập Quỹ Bảo vệ môi trường của doanh nghiệp

Khuyến khích các nhà thầu, đơn vị thi công thành lập Quỹ bảo vệ môi trường theo quy định tại khoản 1 Điều 115 Luật Bảo vệ môi trường.

Chương 4.

CÔNG TÁC KIỂM TRA, BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG

Điều 7. Chế độ báo cáo

1. Báo cáo môi trường của các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông được thực hiện định kỳ mỗi năm một lần, khi kết thúc dự án và tổng hợp định kỳ 5 năm một lần để phục vụ báo cáo môi trường tổng hợp của toàn ngành trong báo cáo môi trường quốc gia.

2. Tổng cục Đường bộ, các Cục quản lý chuyên ngành, các Ban Quản lý dự án, Tổng Công ty, Công ty trực thuộc Bộ có trách nhiệm tổng hợp báo cáo môi trường thuộc thẩm quyền quản lý của mình về tình hình bảo vệ môi trường các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông.

3. Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm theo dõi tổng hợp báo cáo môi trường các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông thuộc thẩm quyền và địa bàn quản lý.

4. Các cơ quan đơn vị thuộc khoản 2 và khoản 3 của Điều này có trách nhiệm gửi báo cáo môi trường các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đã và đang thực hiện về Bộ Giao thông vận tải trước ngày 31 tháng 12 hàng năm (theo mẫu quy định tại Phụ lục 1) để tổng hợp và báo cáo theo quy định của pháp luật. Báo cáo phải gửi bằng văn bản và qua thư điện tử.

5. Các nhà thầu, đơn vị thi công có trách nhiệm gửi báo cáo môi trường các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông do đơn vị mình thực hiện về chủ đầu tư dự án để tổng hợp và báo cáo theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 của Điều này (theo mẫu quy định tại Phụ lục 2).

6. Trong trường hợp đột xuất, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các nhà thầu, đơn vị thi công báo cáo hoặc cung cấp thông tin bằng văn bản. Đơn vị được yêu cầu báo cáo có trách nhiệm cung cấp thông tin và trả lời bằng văn bản trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc tính từ ngày nhận được công văn yêu cầu của Bộ Giao thông vận tải.

Điều 8. Thông tin và nội dung báo cáo môi trường của nhà thầu, đơn vị thi công

1. Báo cáo môi trường hàng năm và đột xuất của nhà thầu, đơn vị thi công không được coi là thông tin bí mật và phải được công khai khi có yêu cầu của cơ quan quản lý có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

2. Nhà thầu, đơn vị thi công và tổ chức, cá nhân cung cấp nội dung, thông tin trong báo cáo môi trường phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung và thông tin trong báo cáo cũng như hậu quả do cung cấp những thông tin sai lệch gây ra.

Điều 9. Kiểm tra công tác bảo vệ môi trường các công trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông

1. Tổng cục Đường bộ, các Cục quản lý chuyên ngành, các Ban Quản lý dự án, Tổng Công ty, Công ty trực thuộc Bộ và các Sở Giao thông vận tải phải xây dựng kế hoạch kiểm tra và thực hiện kế hoạch kiểm tra công tác bảo vệ môi trường các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông thuộc phạm vi quản lý của mình. Kế hoạch kiểm tra của các cơ quan, đơn vị quản lý được thực hiện như sau:

a) Kế hoạch kiểm tra công tác bảo vệ môi trường các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông phải được xây dựng hàng năm và báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Giao thông vận tải;

b) Kế hoạch kiểm tra công tác bảo vệ môi trường các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông theo định kỳ phải được thông báo trước cho nhà thầu, đơn vị thi công bằng văn bản trong thời hạn ít nhất 5 ngày làm việc tính từ ngày đơn vị nhận được thông báo;

c) Nội dung kiểm tra gồm việc tuân thủ quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông và việc thực hiện các nội dung đã được phê duyệt trong báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường.

2. Ngoài quy định tại khoản 1 Điều này, trường hợp có yêu cầu, Bộ Giao thông vận tải sẽ tiến hành kiểm tra đột xuất việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường của các cơ quan trực thuộc Bộ và nhà thầu, đơn vị thi công trong quá trình thực hiện dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông.

Chương 5.

TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN LỢI TRONG VIỆC THỰC HIỆN CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Điều 10. Trách nhiệm của nhà thầu, đơn vị thi công

1. Thực hiện công tác bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật và Thông tư này.

2. Chấp hành chế độ thanh tra, kiểm tra, báo cáo về bảo vệ môi trường trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông của cơ quan quản lý cấp trên.

3. Nghiêm chỉnh thực hiện công tác bảo vệ môi trường theo báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường đã được phê duyệt và nội dung về bảo vệ môi trường trong Quyết định phê duyệt dự án.

4. Phối hợp với chính quyền địa phương xử lý các vấn đề môi trường phát sinh do hoạt động xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông.

5. Phòng ngừa, hạn chế các tác động tiêu cực đối với môi trường từ các hoạt động xây dựng, thi công hoặc hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phục vụ công trình.

Điều 11. Quyền lợi của các nhà thầu, đơn vị thi công

1. Có quyền đề nghị Bộ Giao thông vận tải tạo điều kiện tiếp cận vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng phát triển, Quỹ Bảo vệ môi trường cho các dự án đầu tư để ngăn ngừa, giảm thiểu, xử lý ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường, khắc phục sự cố môi trường theo quy định hiện hành.

2. Được hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn trong quá trình thực hiện xây dựng các dự án, chương trình giảm thiểu chất thải, tái chế, tái sử dụng; áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 14.001; áp dụng sản xuất sạch hơn; sản xuất, sử dụng sản phẩm được cấp nhãn sinh thái và sản phẩm thân thiện với môi trường theo cơ chế hiện hành, phù hợp quy định của pháp luật.

3. Được hỗ trợ nâng cao nhận thức về quản lý môi trường, các công cụ quản lý môi trường và các thông tin về bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông.

4. Được quảng cáo miễn phí thương hiệu và sản phẩm thân thiện môi trường của doanh nghiệp trên website của Bộ Giao thông vận tải.

Điều 12. Trách nhiệm của Tổng cục Đường bộ, các Cục Quản lý chuyên ngành, Ban Quản lý dự án, Chủ đầu tư

1. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định của Thông tư này.

2. Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người lao động trong đơn vị thành viên.

3. Có bộ phận, cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm về công tác bảo vệ môi trường trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông; báo cáo về Bộ Giao thông vận tải các thông tin liên quan tới công tác bảo vệ môi trường của cơ quan mình.

4. Chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý các vấn đề môi trường phát sinh trong quá trình xây dựng thuộc phạm vi quản lý.

5. Hướng dẫn các đơn vị thành viên thực hiện báo cáo hiện trạng môi trường theo mẫu quy định tại Phụ lục 2.

6. Có quy định về bảo vệ môi trường áp dụng đối với các tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân tham gia vào công tác thi công dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông thuộc thẩm quyền quản lý.

Điều 13. Trách nhiệm của cơ quan tham mưu của Bộ

1. Vụ Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn triển khai công tác bảo vệ môi trường các công trình, dự án thuộc phạm vi trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải và các quy định tại Thông tư này, cụ thể như sau:

a) Có trách nhiệm phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức công tác kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông;

b) Định kỳ hàng năm báo cáo lãnh đạo Bộ việc thực hiện hoạt động bảo vệ môi trường trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

c) Tổ chức thẩm định các công việc liên quan đến báo cáo môi trường chiến lược và báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ theo quy định của pháp luật;

d) Kiểm tra, giám sát việc chấp hành báo cáo đánh giá tác động môi trường các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đã được phê duyệt;

đ) Xác nhận Chủ dự án đã thực hiện các nội dung của báo cáo, Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung (nếu có) trước khi dự án đi vào vận hành, khai thác;

e) Hướng dẫn, phê duyệt kế hoạch quan trắc môi trường; theo dõi và giải quyết các vấn đề phát sinh về môi trường trong suốt quá trình lập dự án, thi công và khai thác các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông;

g) Giải quyết các vấn đề phát sinh về môi trường và bảo vệ môi trường với các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông sử dụng vốn nước ngoài thuộc lĩnh vực Bộ Giao thông vận tải quản lý, đảm bảo sự tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường trong nước và các yêu cầu khác của nhà tài trợ.

2. Thanh tra Bộ chủ trì phối hợp với Vụ Môi trường và các đơn vị liên quan kiểm tra, thanh tra việc tuân thủ quy định của Thông tư này.

3. Vụ Kế hoạch Đầu tư chủ trì, phối hợp với Vụ Môi trường, Vụ Tài chính bố trí kế hoạch, kinh phí theo quy định hiện hành về lĩnh vực môi trường của các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông.

4. Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông chủ trì phối hợp với Vụ Môi trường kiểm tra việc tuân thủ công tác bảo vệ môi trường; giám sát việc thực hiện chương trình quan trắc môi trường, kiểm soát ô nhiễm của các dự án trong quá trình xây dựng dự án theo đề xuất trong hồ sơ dự thầu đã được chấp thuận của nhà thầu.

Điều 14. Trách nhiệm của cơ quan địa phương

1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo Sở Giao thông vận tải hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Thông tư này tại các nhà thầu, đơn vị thi công thực hiện các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông thuộc phạm vi quản lý; tham gia đoàn thanh tra, kiểm tra về môi trường, chủ động nắm tình hình, diễn biến môi trường tại các công trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông trong địa bàn để có những biện pháp quản lý, phối hợp và thực hiện phù hợp.

2. Các Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm phối hợp với các bên liên quan xây dựng và triển khai chương trình kiểm tra công tác bảo vệ môi trường và xử lý các vấn đề môi trường của các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông thuộc thẩm quyền và địa bàn quản lý.

Chương 6.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 15. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký. Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện nếu có vướng mắc kịp thời báo cáo về Bộ Giao thông vận tải xem xét, giải quyết.

Điều 16. Trách nhiệm thi hành

Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ, Cục trưởng các Cục chuyên ngành, Thủ trưởng các cơ quan, Giám đốc các Sở Giao thông vận tải và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 16;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các Thứ trưởng;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Cổng thông tin điện tử của Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử Bộ GTVT;
- Công báo;
- Lưu: VT, MT.

BỘ TRƯỞNG




Hồ Nghĩa Dũng

 

PHỤ LỤC 1

MẪU BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG
Kèm theo Thông tư số 09/2010/TT-BGTVT ngày 06 tháng 04 năm 2010
Dùng cho Tổng cục đường bộ, các Cục quản lý chuyên ngành, các Ban Quản lý dự án, các Sở GTVT

…(1)…

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: ........

...(2)…, ngày … tháng …. năm ………

 

Kính gửi: Bộ Giao thông vận tải

 

BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG
DỰ ÁN XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG
Năm (3)

I. Mở đầu:

Phần này trình bày một cách tổng quan và ngắn gọn về nội dung, vấn đề sẽ trình bày xuyên suốt trong báo cáo. Gồm nội dung sau:

- Mục tiêu và phạm vi báo cáo:

- Căn cứ lập báo cáo:

- Đối tượng lập báo cáo:

- Tóm tắt những nội dung chính và những vấn đề trình bày trong báo cáo.

II. Tổng hợp, thống kê các dự án, công trình (Thời gian từ … đến ……):

Phần này mỗi một đơn vị căn cứ vào tình hình thực tế thực hiện dự án xây dựng KCHTGT thuộc phạm vi quản lý của mình thống kê theo lĩnh vực sau:

1. Đường bộ:

2. Đường sắt:

3. Đường thủy nội địa:

4. Hàng không:

5. Hàng hải:

Các thông tin gồm các nội dung cơ bản như các bảng sau:

Bảng ……: Các công trình/dự án để lập báo cáo

TT

Tên dự án

Cấp thiết kế

Dạng xây dựng

Thời gian thực hiện

Hồ sơ môi trường

Ghi chú

Mới

Nâng cấp, cải tạo

Dạng báo cáo (ĐTM/CKBVMT)

QĐ phê duyệt

Cấp phê duyệt

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

Ghi chú: Nội dung các cột của bảng ghi như sau:

(6) Ghi khoảng thời gian thực hiện Dự án theo quyết định đầu tư.

(7) Nếu có báo cáo đánh giá tác động môi trường thì ghi ĐTM, nếu là cam kết bảo vệ môi trường ghi CKBVMT.

(8) Ghi số Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết.

(9) Nếu Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt ghi BTNMT, nếu Bộ GTVT ghi BGTVT, Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc huyện ghi: UBND Tỉnh …, UBND Huyện …………..

III. Các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường do hoạt động xây dựng dự án kết cấu hạ tầng giao thông:

1. Các nguồn thải chính (nước thải, khí thải, chất thải rắn): từ các hoạt động của xây dựng KCHTGT: Phạm vi và lượng phát thải vào môi trường, diễn biến qua từng năm, chỉ ra tác động rộng hơn của vấn đề (nếu có). Phần này có thể sử dụng những chỉ số, số liệu thống kê và ước lượng để tính toán và dự báo xu hướng phát triển của các nguồn ô nhiễm.

2. Các thông tin về nguồn gây ô nhiễm môi trường: do hoạt động xây dựng tác động đến các thành phần môi trường khác như: hoạt động khai thác tài nguyên (Sử dụng đất, sử dụng vật liệu tự nhiên, đất, đá, cát sỏi, nước … vv).

3. Hệ thống xử lý các nguồn thải gây ô nhiễm:

- Hệ thống xử lý nước thải:

- Hệ thống xử lý bụi, khí thải:

- Hệ thống thu gom vận chuyển và xử lý chất thải rắn:

4. Dự báo mức phát thải: đất, nước, khí thải, chất thải rắn trong tương lai dựa vào dự báo phát triển của Bộ, ngành.

IV. Hiện trạng môi trường với các dự án xây dựng KCHTGT

1. Tổng hợp các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường: (Tổng hợp những số liệu, thông tin môi trường theo nội dung từ mục f ) đến mục i) của Phụ lục 2 của các đơn vị thành viên).

2. Thực trạng quản lý môi trường và việc thực hiện công tác giảm thiểu ô nhiễm: (Tổng hợp, phân tích, đánh giá các thông số và các biện pháp giảm thiểu đã được thực hiện … trên cơ sở đó phân tích các nguyên nhân và đánh giá tính hiệu quả của công tác bảo vệ môi trường chung cho toàn bộ các dự án).

3. Những dự báo về vấn đề môi trường trong thời gian tới : (Để cập tới những dự báo về mức độ nguy hại của chất thải, sự cố môi trường tự nhiên, xã hội và dự báo ô nhiễm trong tương lai của các dự án).

V. Kết luận, kiến nghị:

VI. Danh sách những báo cáo cơ sở: (Liệt kê toàn bộ số báo cáo của đơn vị cơ sở dùng để xây dựng báo cáo tổng hợp này).

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
-
- Lưu: …

Thủ trưởng cơ quan
(Ký, ghi rõ họ tên)
…(4)…
(Ký, ghi rõ họ tên, chức danh, đóng dấu)

 

Ghi chú:

(1) Tên đơn vị;

(2) Địa danh;

(3) Thời gian báo cáo;

(4) Thủ trưởng cơ quan.

 

PHỤ LỤC 2

MẪU BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG
Kèm theo Thông tư số 09/2010/TT-BGTVT ngày 06 tháng 04 năm 2010
(Dùng cho Nhà thầu, Đơn vị thi công)

…(1)…

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: ........

...(2)…, ngày … tháng …. năm ………

 

Kính gửi: ………………………

 

BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG
DỰ ÁN XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG
Năm (3)

I. Thông tin chung

1. Tên đơn vị: (Nhà thầu, đơn vị thi công) .................................................................................

2. Địa chỉ: .............................................................................................................................

3. Điện thoại/Fax: ..................................................................................................................

4. Email: ...............................................................................................................................

II. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường các dự án XDKCHTGTVT:

Trình bày lần lượt từng dự án theo thứ tự (dự án 1, dự án 2 …) và gồm các nội dung như sau:

1. Dự án 1:

a) Tên dự án: (theo quyết định phê duyệt)

b) Tiến độ thực hiện: (theo quyết định phê duyệt; theo thực tế)

c) Địa điểm thực hiện dự án:

d) Quy mô dự án: (Tóm tắt các vấn đề về: loại dự án, hạng mục thực hiện, tiêu chuẩn thiết kế, công nghệ áp dụng, tổng mức đầu tư (giá trị xây lắp, GPMB và tái định cư, tổng mức đầu tư cho công trình bảo vệ môi trường … vv theo hồ sơ thiết kế lập bản vẽ thi công đã được phê duyệt).

e) Hồ sơ quản lý môi trường:

- Hồ sơ chung: ĐTM

CKBVMT

 

 

- Cấp phê duyệt: Bộ TNMT

Bộ GTVT

UBND Huyện

- Thời điểm phê duyệt:

 

…………..

 

…………

 

- Số quyết định phê duyệt:

 

………….

 

………...

 

- Các loại giấy phép nguy hại:

Không

+ Giấy phép đăng ký chủ nguồn thải:

Không

+ Giấy phép thu gom, lưu giữ chất thải:

Không

+ Vận chuyển chất thải:

Không

+ Xử lý chất thải:

Không

+ Các loại giấy phép khác (thuê dịch vụ vận chuyển, xử lý chất thải):

Không

- Chứng nhận các công trình xử lý môi trường:

Không

- Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ theo báo cáo ĐTM hoặc CKBVMT

Không

Ghi chú: (Giải thích hoặc bổ sung những vấn đề trong hồ sơ quản lý)

f) Các thông tin môi trường khác:

- Các thông tin định lượng về tổng lượng chất thải: Không khí, đất, nước ngầm, nước mặt … (nếu có)

- Các thông tin định lượng gây ô nhiễm khác: nguồn gây ô nhiễm trực tiếp, gián tiếp …

- Các thông tin về nguyên, nhiên liệu sử dụng: đất, đá, cát, sỏi, nước, xăng, dầu … (nếu có).

- Các thông tin hệ thống xử lý nước, khí thải, hệ thống xử lý môi trường khác, công trình hệ thống xử lý chất thải rắn: Công suất xử lý, tiêu chuẩn đạt được … vvv

- Các thông tin về các chương trình hoàn nguyên, phục hồi môi trường của các dự án (nếu có).

g) Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường đã được thực hiện theo Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường:

- Các biện pháp giảm thiểu môi trường trong giai đoạn chuẩn bị thi công:

- Các biện pháp giảm thiểu môi trường trong giai đoạn thi công:

- Các biện pháp giảm thiểu môi trường trong giai đoạn vận hành khai thác:

h) Các vấn đề môi trường còn tồn tại cần được khắc phục:

i) Đề xuất với cơ quan quản lý cấp trên:

III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
-
- Lưu: …

Thủ trưởng cơ quan
(Ký, ghi rõ họ tên)
…(4)…
(Ký, ghi rõ họ tên, chức danh, đóng dấu)

 

Ghi chú:

(1) Tên đơn vị;

(2) Địa danh;

(3) Thời gian báo cáo;

(4) Thủ trưởng cơ quan.

THE MINISTRY OF TRANSPORT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No. 09/2010/TT-BGTVT

Hanoi, April 06, 2010

 

CIRCULAR

ON ENVIRONMENTAL PROTECTION IN THE DEVELOPMENT OF TRANSPORT INFRASTRUCTURE

Pursuant to November 29, 2005 Environmental Protection Law No. 52/2005/ QHU and guiding documents;
Pursuant to November 26, 2003 Construction Law No. J6/2003/QH11 and guiding documents;
Pursuant to the Government's Decree No. 51/ 2008/ND-CP of April 22, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Transport;
Pursuant to the Government's Decree No. 81/ 2007/ND-CP of May 23, 2007, providing for environmental protection organizations and sections in state agencies and state enterprises;
The Minister of Transport provides for environmental protection in the construction of transport infrastructure as follows:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation and subjects of application

This Circular provides for environmental protection in the development of transport infrastructure.

This Circular applies to agencies, organizations and individuals involved in the development of transport infrastructure.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

In this Circular, the terms below are construed as follows:

1. Environmental protection means activities to preserve a healthy, clean and beautiful environment; prevent and mitigate adverse impacts of construction activities on the environment and respond to environmental incidents; remedy environmental pollution and deterioration; restore and improve the environment; rationally and effectively exploit and use natural resources; and preserve the bio­diversity in the development of transport infrastructure.

2. Environmental report means a document elaborated by an agency, unit or individual engaged in the construction of transport infrastructure to provide information concerning data on natural environment elements, deposits, ecological and economic value of natural resources, environmental impacts, waste, pollution and deterioration degrees and information on other environmental issues.

Chapter II

ENVIRONMENTAL PROTECTION CONTENTS IN TRANSPORT INFRASTRUCTURE DEVELOPMENT STRATEGIES, PLANNINGS AND PLANS

Article 3. Environmental protection contents in transport infrastructure development strategies, plannings and plans

1. Organizations in charge of elaborating transport infrastructure development strategies, plannings and plans under the management of the Ministry of Transport shall conduct the strategic environmental assessment under the

Government's Decree No. 140/2006/ND-CP of November 22.2(X)6. providing for environmental protection in the elaboration, appraisal, approval and implementation of development strategies, plannings. plans, programs and projects; the Natural Resources and Environment Ministry's Circular No. 05/2008/TT-BTNMT of December 8. 2008. guiding strategic environmental assessment, environmental impact assessment and environmental protection commitment (below referred to as Circular No. 05/2008nT-BTNMT).

2. The Ministry of Transport shall establish a council for appraisal of strategic environmental assessment reports of transport infrastructure development strategies, plannings and plans under the Government's Decree No. 80/2006/ ND-CP of August 9. 2006 (below referred to as Decree No. 80/2006/ND-CP) detailing and guiding a number of articles of the Law on Environmental Protection, and Decree No. 21/ 2008/ND-CP of February 28, 2008, amending and supplementing a number of articles of Decree No. 80/2008/ND-CP (below referred to as Decree No. 21/2008/ND-CP).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

ENVIRONMENTAL PROTECTION IN TRANSPORT INFRASTRUCTURE CONSTRUCTION INVESTMENT

Article 4. Environmental protection in the stage of making investment preparations for transport infrastructure construction projects

1. The investor of an investment project on transport infrastructure construction shall elaborate an environmental impact assessment report or make a written environmental protection commitment document under Decree No. 80/ 2006/ND-CP. Decree No. 21/2008/ND-CP and

Circular No. 05/2008m'-BTNMT and comply with environmental protection measures stated in the environmental impact assessment report or the written environmental protection commitment approved by a competent authority.

2. The Ministry of Transport shall appraise and approve environmental impact assessment reports of projects falling within its competence according to Decree No. 80/2006/ND-CP and Decree No. 2I/2008/ND-CP. For projects beyond the Transport Ministry's approving competence, project investors shall send to the Ministry of Transport a copy of the document showing the results of appraisal of the environmental impact assessment reports by a competent state management agency before approving the investment projects or making investment decisions.

3. Projects environmental impact assessment reports shall be incorporated in bidding dossiers and bid winners shall commit to fulfill all environmental protection contents stated in approved reports.

4. Investors of investment projects on transport infrastructure construction shall allocate funds for environmental protection work, which is regarded as a constituent of the projects, right at the stage of project formulation. Funds for a project's environmental protection work consist of funds for the performance of environmental protection work in the stage of project formulation and in the course of project implementation under law.

Article 5. Environmental protection in the course of implementation of transport infrastructure construction projects

1. Project investors shall guide and request contractors to fulfill environmental protection commitments stated in the approved environmental impact assessment reports or written environmental protection commitments of the projects.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ Conducting periodical inspection of the observance of environmental protection regulations according to the projects' construction schedule;

b/ Working out an environmental protection plan and regularly directing the implementation of this plan for promptly responding to environmental incidents occurring in the construction process.

c/ Disseminating the environmental protection plan, which constitutes an important part of their working plans, among their employees for compliance.

3. Contractors and construction units shall comply with regulations on environmental protection in construction activities; meet environmental standards and regulations and realize environmental protection solutions set forth in environmental impact assessment reports or written environmental protection commitments.

4. Environmental protection work to be carried out by contractors and construction units includes the following principal activities:

a/ Raising the awareness about and the sense of environmental protection; updating and disseminating regulations on environmental protection to employers and employees;

b/ Managing the transportation and treatment of solid and liquid wastes and gas emissions (including dusts), hazardous waste, ordinary waste, household waste, used materials and fuels and other pollutants resulting from the process of project formulation and implementation. Wastes must be controlled and treated under regulations before being discharged into the environment;

c/ Carrying out environmental monitoring and periodical observation of wastes, air. water, noise, vibration and other pollutants resulting from construction activities in the process of project implementation; applying waste reduction and pollution control solutions approved in environmental impact assessment reports or written environmental protection commitments.

d/ Recording and archiving information on the current state of waste treatment equipment, systems and facilities;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

f/ Elaborating plans on. and preparing physical and technical foundations for. responding to environmental incidents and remedying consequences of environmental incidents;

g/ Step by step applying a cleaner production process to all production activities of service establishments in all stages of implementation of transport infrastructure construction projects. Construction activities include:

- Managing, maintaining, repairing and operating vehicles, equipment and construction machinery; preventing the leakage or loss of materials and fuels so as to reduce energy loss;

- Researching into and applying new and advanced technologies which are efficient and environmentally friendly; renewing existing equipment and technologies in order to reduce energy and fuel consumption, aiming to restrict the dispersion of polluting waste and reduce environmental pollution;

- Re-using and re-cycling construction refuse for use for beneficial purposes right at production establishments; applying the outcome of scientific research or new technologies to turn construction refuse and waste into useful products which are conformable with technical regulations and meet environmental safety and sanitation standards;

- Encouraging the application of solutions to rationally and economically exploiting and using natural materials for construction activities so as to ensure the ecological balance;

- Updating, preserving and making environ­mental reports under Article 7 of this Circular:

h/ Satisfying environmental protection requirements set forth in decisions approving environmental impact assessment reports or written environmental protection commitments throughout the course of project implementation; attaching importance to environmental rehabilitation after construction completion (also referred to as environmental restoration);

i/ Encouraging contractors and construction units to manage the environment according to standard ISO 14.000.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Contractors and construction units are encouraged to set up environmental protection funds under Clause 1, Article 115 of the Law on Environmental Protection.

Chapter IV

ENVIRONMENTAL INSPECTION AND REPORTING

Article 7. Reporting regime

1. Environmental reports of transport infrastructure construction projects shall be elaborated on an annual basis and upon the project termination and summarized once every 5 years to serve the elaboration of environmental reports of the whole transport sector which will be incorporated in national environmental reports.

2. The Vietnam Road Administration, specialized departments, project management units, corporations and companies under the Transport Ministry shall summarize environ­mental reports on the performance of environ­mental protection work in transport infrastructure construction projects under their management.

3. Provincial-level Transport Departments shall monitor and summarize environmental reports of transport infrastructure construction projects which fall under their management competence or are carried out in their localities.

4. Agencies and units mentioned in Clauses 2 and 3 of this Article shall send environmental reports (made according to the form provided in Appendix 1 - not printed herein) of transport infrastructure construction projects which have been or are being implemented to the Transport Ministry before December 31 every year for summarization and reporting under law. Reports must be in writing and sent by email.

5. Contractors and construction units shall send environmental reports (made according to the form provided in Appendix 2 - not printed herein) of transport infrastructure construction projects they implement to projects investors for summarization and reporting under Clauses 1. 2, 3 and 4 of this Article.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 8. Information and contents of environmental reports of contractors and construction units

1. Annual and irregular environmental reports of contractors and construction units are not regarded as secret information and must be publicized upon request of competent state management agencies under law.

2. Contractors, construction units and organizations and individuals that supply information included in environmental reports shall take responsibility before law for such information as well as consequences of the supply of false information.

Article 9. Inspection of environmental protection work in transport infrastructure construction projects

1. The Vietnam Road Administration, specialized departments, project management units, corporations and companies under the Ministry of Transport and provincial-level Transport Departments shall elaborate and implement plans on inspection of environmental protection work in transport infrastructure construction projects under their management. Inspection plans of management agencies and units shall be implemented as follows:

a/ Plans on inspection of environmental protection work in transport infrastructure construction projects shall be elaborated on an annual basis and their implementation results shall be reported to the Ministry of Transport:

b/ Plans on periodical inspection of environmental protection work in transport infrastructure construction projects shall be notified in writing to contractors and construction units at least 5 working days in advance counting from the date of receiving the written notification:

c/ Inspection covers the observance of the law on environmental protection in the construction of transport infrastructure and the implemen­tation of contents approved in environmental impact assessment reports or written environmental protection commitments.

2. Apart from inspection mentioned in Clause 1 of this Article, when requested, the Ministry of Transport shall conduct extraordinary inspection of environmental protection work performed by its attached agencies, contractors and construction units in the course of implementation of transport infrastructure construction projects.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

RESPONSIBILITIES AND RIGHTS IN ENVIRONMENTAL PROTECTION WORK

Article 10. Responsibilities of contractors and construction units

1. To perform environmental protection work in accordance with law and this Circular.

2. To comply with the regime of inspection, examination and reporting on environmental protection work in transport infrastructure construction to superior management agencies.

3. To perform environmental protection work in accordance with approved environmental impact assessment reports or written environmental protection commitments and environmental protection contents in project-approving decisions.

4. To coordinate with local administrations in handling environmental issues stemming from to the construction of transport infrastructure.

5. To prevent and mitigate negative impacts on the environment resulting from construction activities or production, business or service activities carried out in service of the construction.

Article 11. Rights of contractors and construction units

1. To request the Ministry of Transport to facilitate their access to preferential loans from the Vietnam Development Bank or the Environmental Protection Fund for investment projects on preventing, mitigating or treating pollution, improving environmental quality and responding to environmental incidents under current regulations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. To be provided with support to raise their awareness about environmental management, environmental management tools and information on environmental protection in the construction of transport infrastructure.

4. To have their brands and environmentally friendly products advertised free-of-charge on the Transport Ministry's website.

Article 12. Responsibilities of the Vietnam

Road Administration, specialized departments, project management units and investors

1. To strictly abide by the law on environmental protection and this Circular.

2. To conduct communication and education so as to raise the sense of environmental protection for laborers in their affiliated units.

3. To organize specialized sections or arrange full-time or part-time cadres in charge of environmental protection in the construction of transport infrastructure; to report to the Ministry of Transport information related to environmental protection in their agencies.

4. To direct the implementation of plans on inspection, examination, supervision and handling of environmental issues stemming from the process of construction under their management.

5. To guide their affiliated units to make environmental state reports according to (he form provided in Appendix 2 (not printed herein).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 13. Responsibilities of the Transport Ministry's counseling agencies

1. The Environment Department shall guide environmental protection in works or projects under the management of the Ministry of Transport and the implementation of this Circular. Specifically, it shall:

a/ Collaborate with functional agencies in inspecting and overseeing the observance of regulations on environmental protection by transport infrastructure construction projects;

b/ Annually, report to the Transport Ministry's leadership on the implementation of environmental protection activities under transport infrastructure development strategies, plannings and plans approved by competent authorities;

c/ Appraise strategic environmental reports and environmental impact assessment reports of investment projects on construction of transport infrastructure to be approved by the Ministry of Transport under law;

d/ Inspect and oversee the observance of approved environmental impact assessment reports of transport infrastructure construction projects;

e/ Make certification of project investors1 compliance with contents of environmental impact assessment reports, additional environmental impact assessment reports (if any) and decisions approving these reports before the projects are commissioned;

f/ Guide and approve environmental observation plans; monitor and settle environmental issues arising in the formulation, implementation and operation of transport infrastructure construction projects;

g/ Settle issues related to the environment and environmental protection for transport infrastructure construction projects in the domains managed by the Ministry of Transport which are funded with foreign loans so as to ensure the compliance with domestic laws on environmental protection and other requirements of donors.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The Planning and Investment Department shall assume the prime responsibility for. and coordinate with the Environment Department and the Finance Department in. allocating funds for transport infrastructure construction projects according to current regulations on environment.

4. The Transport Engineering Construction and Quality Management Bureau shall assume the prime responsibility, and coordinate with the Environment Department in. inspecting the observance of environmental protection regulations: and supervise the implementation of environmental observation and pollution control programs during the process of project formulation at the proposals made in the approved bid dossiers of contractors.

Article 14. Responsibilities of local agencies

1. Provincial-level People's Committees shall direct provincial-level Transport Departments to guide and inspect the implementation of this Circular by contractors and construction units which carry out transport infrastructure construction projects under their management: join in environmental inspection and examination teams and take the initiative in studying the situation and developments of environmental issues in transport infrastructure works and projects in their localities so as to work out appropriate measures for coordinated management and implementation.

2. Provincial-level Transport Departments shall coordinate with concerned agencies in elaborating and implementing programs on inspection of the performance of environmental protection work and handling of environmental issues in transport infrastructure construction projects under their management.

Chapter VI

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 15. Effect

This Circular takes effect 45 days from the date of its signing. Any problems arising in the implementation process should be promptly reported to the Ministry of Transport for consideration and settlement.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The chief of the Ministry's Office, the Ministry's Chief Inspector, directors of concerned departments, the director of the Vietnam Road Administration, directors of specialized departments, heads of agencies, directors of provincial-level Transport Departments, and concerned organizations and individuals shall implement this Circular.-

 

 

MINISTER OF TRANSPORT




Ho Nghia Dung

 

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Circular No. 09/2010/TT-BGTVT of Apirl 06, 2010, on environmental protection in the development of transport infrastructure
Official number: 09/2010/TT-BGTVT Legislation Type: Circular
Organization: The Ministry of Transportation and Communications Signer: Ho Nghia Dung
Issued Date: 06/04/2010 Effective Date: Premium
Gazette dated: Updating Gazette number: Updating
Effect: Premium

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Circular No. 09/2010/TT-BGTVT of Apirl 06, 2010, on environmental protection in the development of transport infrastructure

Address: 17 Nguyen Gia Thieu street, Ward Vo Thi Sau, District 3, Ho Chi Minh City, Vietnam.
Phone: (+84)28 3930 3279 (06 lines)
Email: info@ThuVienPhapLuat.vn

Copyright© 2019 by THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu

DMCA.com Protection Status