QUỐC HỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do - Hạnh phúc
---------------

Nghị quyết số: 85/2014/QH13

Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2014

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC LẤY PHIẾU TÍN NHIỆM, BỎ PHIẾU TÍN NHIỆM ĐỐI VỚI NGƯỜI GIỮ CHỨC VỤ DO QUỐC HỘI, HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN BẦU HOẶC PHÊ CHUẨN

QUỐC HỘI
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Căn cứ Luật tổ chức Quốc hội số 30/2001/QH10 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 83/2007/QH11;

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân số 11/2003/QH11;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 17/2008/QH12;

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Nghị quyết này quy định việc Quốc hội, Hội đồng nhân dân lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.

2. Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ sau đây:

a) Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước;

b) Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội;

c) Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ;

d) Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng kiểm toán nhà nước.

3. Hội đồng nhân dân lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ sau đây:

a) Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy viên Thường trực Hội đồng nhân dân, Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân;

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân.

4. Quốc hội, Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.

5. Trường hợp một người đồng thời giữ nhiều chức vụ quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này thì việc lấy phiếu tín nhiệm được thực hiện một lần đối với các chức vụ đó.

6. Không lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này có thời gian đảm nhiệm chức vụ liên tục chưa đủ 09 tháng, tính đến ngày khai mạc kỳ họp tổ chức lấy phiếu tín nhiệm của Quốc hội, Hội đồng nhân dân.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị quyết này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Lấy phiếu tín nhiệm là việc Quốc hội, Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát, đánh giá mức độ tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn để làm cơ sở cho việc xem xét đánh giá cán bộ.

2. Bỏ phiếu tín nhiệm là việc Quốc hội, Hội đồng nhân dân thể hiện sự tín nhiệm hoặc không tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn để làm cơ sở cho việc miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm người không được Quốc hội, Hội đồng nhân dân tín nhiệm.

Điều 3. Mục đích lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm

Việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước; giúp người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm thấy được mức độ tín nhiệm của mình để phấn đấu, rèn luyện, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động; làm cơ sở để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét đánh giá cán bộ.

Điều 4. Nguyên tắc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm

1. Bảo đảm quyền và đề cao trách nhiệm của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm; tôn trọng quyền báo cáo, giải trình của người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.

2. Công khai, công bằng, dân chủ, khách quan; bảo đảm đánh giá đúng thực chất kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.

3. Bảo đảm sự ổn định và hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, sự lãnh đạo của Đảng trong công tác cán bộ.

Điều 5. Căn cứ đánh giá mức độ tín nhiệm

Căn cứ đánh giá mức độ tín nhiệm đối với người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm gồm:

1. Kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao;

2. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; việc chấp hành Hiến pháp và pháp luật.

Điều 6. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm

1. Quốc hội, Hội đồng nhân dân tổ chức lấy phiếu tín nhiệm bảo đảm đúng đối tượng, nguyên tắc, thời hạn và quy trình theo quy định của Nghị quyết này.

2. Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm tham gia lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm tại kỳ họp Quốc hội, Hội đồng nhân dân; cân nhắc thận trọng, khách quan, công tâm, công bằng khi thể hiện mức độ tín nhiệm.

3. Người được lấy phiếu tín nhiệm phải báo cáo trung thực kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, kê khai tài sản, thu nhập cá nhân, những hạn chế, thiếu sót, phương hướng khắc phục và giải trình đầy đủ các nội dung mà đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân yêu cầu.

4. Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp tập hợp, tổng hợp đầy đủ, kịp thời ý kiến, kiến nghị của cử tri liên quan đến người được lấy phiếu tín nhiệm (nếu có) gửi đến Quốc hội, Hội đồng nhân dân trước kỳ họp.

5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân không được lợi dụng việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm để vận động hoặc có hành vi trái pháp luật tác động đến đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.

Điều 7. Thời hạn và thời điểm tổ chức lấy phiếu tín nhiệm

Quốc hội, Hội đồng nhân dân tổ chức lấy phiếu tín nhiệm một lần trong mỗi nhiệm kỳ vào kỳ họp thường lệ cuối năm thứ ba của nhiệm kỳ.

Điều 8. Quy trình lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội

1. Người được lấy phiếu tín nhiệm quy định tại khoản 2 Điều 1 của Nghị quyết này có báo cáo bằng văn bản theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết này gửi đến Uỷ ban thường vụ Quốc hội chậm nhất là 30 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội.

2. Uỷ ban thường vụ Quốc hội gửi báo cáo của người được lấy phiếu tín nhiệm và báo cáo tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri liên quan đến người được lấy phiếu tín nhiệm của Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (nếu có) đến đại biểu Quốc hội chậm nhất là 20 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội.

3. Trường hợp thấy cần làm rõ vấn đề liên quan đến người được lấy phiếu tín nhiệm thì chậm nhất là 15 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp tổ chức lấy phiếu tín nhiệm, đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xác minh và trả lời bằng văn bản.

4. Chậm nhất là 10 ngày trước ngày tiến hành lấy phiếu tín nhiệm, đại biểu Quốc hội có thể gửi văn bản đến Ủy ban thường vụ Quốc hội và người được lấy phiếu tín nhiệm để yêu cầu người được lấy phiếu tín nhiệm làm rõ những nội dung thuộc căn cứ đánh giá mức độ tín nhiệm. Người được lấy phiếu tín nhiệm có trách nhiệm trả lời bằng văn bản gửi đến Ủy ban thường vụ Quốc hội và đại biểu Quốc hội có yêu cầu trước ngày lấy phiếu tín nhiệm.

5. Tại kỳ họp, Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội quyết định danh sách những người được lấy phiếu tín nhiệm.

Trước khi tiến hành lấy phiếu tín nhiệm, Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội về các vấn đề có liên quan đến việc lấy phiếu tín nhiệm. Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo trước Quốc hội kết quả thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội.

6. Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu.

7. Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín. Trên phiếu ghi rõ họ tên, chức vụ của những người được lấy phiếu tín nhiệm, các mức độ: “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm”, “tín nhiệm thấp”.

8. Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu.

9. Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Điều 9. Quy trình lấy phiếu tín nhiệm tại Hội đồng nhân dân

1. Người được lấy phiếu tín nhiệm quy định tại khoản 3 Điều 1 của Nghị quyết này có báo cáo bằng văn bản theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết này gửi đến Thường trực Hội đồng nhân dân chậm nhất là 30 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Hội đồng nhân dân.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân gửi báo cáo của người được lấy phiếu tín nhiệm và báo cáo tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri liên quan đến người được lấy phiếu tín nhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp (nếu có) đến đại biểu Hội đồng nhân dân chậm nhất là 20 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Hội đồng nhân dân.

3. Trường hợp đại biểu Hội đồng nhân dân thấy cần làm rõ vấn đề liên quan đến người được lấy phiếu tín nhiệm thì chậm nhất là 15 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp tổ chức lấy phiếu tín nhiệm, đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền đề nghị Thường trực Hội đồng nhân dân yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xác minh và trả lời bằng văn bản.

4. Chậm nhất là 10 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp, đại biểu Hội đồng nhân dân có thể gửi văn bản đến Thường trực Hội đồng nhân dân và người được lấy phiếu tín nhiệm để yêu cầu người được lấy phiếu tín nhiệm làm rõ những nội dung thuộc căn cứ đánh giá tín nhiệm. Người được lấy phiếu tín nhiệm có trách nhiệm trả lời bằng văn bản gửi đến Thường trực Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân có yêu cầu trước ngày lấy phiếu tín nhiệm.

5. Tại kỳ họp, Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân quyết định danh sách những người được lấy phiếu tín nhiệm.

Trước khi tiến hành lấy phiếu tín nhiệm, Hội đồng nhân dân thảo luận tại Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân về các vấn đề có liên quan đến việc lấy phiếu tín nhiệm. Thường trực Hội đồng nhân dân báo cáo trước Hội đồng nhân dân kết quả thảo luận tại Tổ đại biểu.

6. Hội đồng nhân dân thành lập Ban kiểm phiếu.

7. Hội đồng nhân dân lấy phiếu tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín. Trên phiếu ghi rõ họ tên, chức vụ của người được lấy phiếu tín nhiệm, các mức độ: “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm”, “tín nhiệm thấp”.

8. Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu.

9. Hội đồng nhân dân xem xét, thông qua Nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân.

Điều 10. Hệ quả đối với người được lấy phiếu tín nhiệm

1. Người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân đánh giá “tín nhiệm thấp” thì có thể xin từ chức.

2. Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trở lên đánh giá “tín nhiệm thấp” thì Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm.

Điều 11. Các trường hợp bỏ phiếu tín nhiệm

1. Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn trong trường hợp sau đây:

a) Ủy ban thường vụ Quốc hội tự mình đề nghị;

b) Có kiến nghị của Hội đồng dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội;

c) Có kiến nghị của ít nhất hai mươi phần trăm tổng số đại biểu Quốc hội;

d) Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội trở lên đánh giá “tín nhiệm thấp”.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu trong các trường hợp sau đây:

a) Có kiến nghị của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân;

b) Có kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp;

c) Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ hai phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân trở lên đánh giá “tín nhiệm thấp”.

Điều 12. Thủ tục đề nghị, kiến nghị Quốc hội, Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm

1. Việc đề nghị, kiến nghị Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 11 của Nghị quyết này được thực hiện như sau:

a) Ủy ban thường vụ Quốc hội tự mình quyết định việc trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn khi xét thấy cần thiết;

b) Trong quá trình giám sát, nếu phát hiện người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn có hành vi vi phạm pháp luật hoặc không thực hiện đúng và đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn được giao, gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc khi có kiến nghị bằng văn bản của ít nhất hai mươi phần trăm tổng số thành viên Hội đồng dân tộc, thành viên Uỷ ban của Quốc hội về việc xem xét bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn thì Thường trực Hội đồng, Thường trực Uỷ ban có trách nhiệm báo cáo Hội đồng, Uỷ ban quyết định. Trong trường hợp có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên Hội đồng, thành viên Uỷ ban bỏ phiếu tán thành kiến nghị đó thì Hội đồng, Uỷ ban kiến nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm;

c) Đại biểu Quốc hội kiến nghị Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn bằng cách gửi văn bản đến Ủy ban thường vụ Quốc hội. Khi nhận được kiến nghị của ít nhất hai mươi phần trăm tổng số đại biểu Quốc hội đối với một người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn thì Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm. Việc tổng hợp số lượng kiến nghị của đại biểu Quốc hội về việc bỏ phiếu tín nhiệm được tính trong khoảng thời gian từ ngày khai mạc kỳ họp này đến ngày khai mạc kỳ họp tiếp theo của Quốc hội.

2. Đại biểu Hội đồng nhân dân kiến nghị Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu bằng cách gửi văn bản đến Thường trực Hội đồng nhân dân. Khi nhận được kiến nghị của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân đối với một người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu thì Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm. Việc tổng hợp số lượng kiến nghị của đại biểu Hội đồng nhân dân về việc bỏ phiếu tín nhiệm được tính trong khoảng thời gian từ ngày khai mạc kỳ họp này đến ngày khai mạc kỳ họp tiếp theo của Hội đồng nhân dân.

Điều 13. Quy trình bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn

1. Uỷ ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn tại kỳ họp Quốc hội.

2. Người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm có quyền trình bày ý kiến của mình trước Quốc hội.

3. Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội.

4. Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Quốc hội họp với các Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội để trao đổi về các vấn đề có liên quan.

5. Uỷ ban thường vụ Quốc hội báo cáo trước Quốc hội kết quả thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội.

6. Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu.

7. Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín. Trên phiếu ghi rõ họ tên, chức vụ của người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm, các mức độ: “tín nhiệm”, “không tín nhiệm”.

8. Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu đối với người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm.

9. Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết xác nhận kết quả bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Điều 14. Quy trình bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu

1. Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu tại kỳ họp Hội đồng nhân dân.

2. Người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm có quyền trình bày ý kiến của mình trước Hội đồng nhân dân.

3. Hội đồng nhân dân thảo luận.

4. Hội đồng nhân dân thành lập Ban kiểm phiếu.

5. Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín. Trên phiếu ghi rõ họ tên, chức vụ của người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm, các mức độ: “tín nhiệm”, “không tín nhiệm”.

6. Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu đối với người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm.

7. Hội đồng nhân dân xem xét, thông qua Nghị quyết xác nhận kết quả bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân.

Điều 15. Hệ quả đối với người không được Quốc hội, Hội đồng nhân dân tín nhiệm

Người được bỏ phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân đánh giá “không tín nhiệm” thì có thể xin từ chức; trường hợp không từ chức thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu người đó để Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn có trách nhiệm trình Quốc hội, Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định việc miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm đối với người đó.

Điều 16. Phiếu sử dụng trong lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm và việc xác định phiếu hợp lệ

1. Phiếu sử dụng trong lấy phiếu tín nhiệm được thể hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết này, gồm các phiếu riêng đối với từng chức vụ và nhóm chức vụ. Trên từng phiếu ghi rõ họ tên, chức vụ của người được Quốc hội, Hội đồng nhân dân lấy phiếu tín nhiệm kèm theo các ô tương ứng với các mức độ “tín nhiệm cao”,“tín nhiệm”, “tín nhiệm thấp”. Trường hợp một người đồng thời giữ nhiều chức vụ quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 1 của Nghị quyết này thì trên phiếu tín nhiệm ghi đầy đủ các chức vụ đó.

Phiếu sử dụng trong bỏ phiếu tín nhiệm được thể hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết này, gồm phiếu riêng đối với từng người được Quốc hội, Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm. Trên phiếu ghi rõ họ tên, chức vụ của người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm kèm theo các ô tương ứng với các mức độ “tín nhiệm” và “không tín nhiệm”.

2. Những trường hợp sau đây là phiếu không hợp lệ:

a) Phiếu không theo mẫu quy định do Ban kiểm phiếu phát ra;

b) Phiếu không xác định mức độ tín nhiệm hoặc lựa chọn nhiều hơn một mức độ tín nhiệm.

3. Trường hợp phiếu ghi tên nhiều người mà phần thể hiện mức độ tín nhiệm đối với một người không hợp lệ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì chỉ xác định kết quả không hợp lệ đối với người đó, kết quả thể hiện mức độ tín nhiệm đối với những người còn lại trong danh sách vẫn hợp lệ.

Trường hợp phiếu có ghi thêm tên của người ngoài danh sách đã có trong phiếu do Ban kiểm phiếu phát ra thì phần ghi thêm đó không có giá trị; kết quả thể hiện mức độ tín nhiệm đối với những người còn lại trong danh sách vẫn hợp lệ.

Điều 17. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm

1. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với từng người được Ban kiểm phiếu công bố công khai tại kỳ họp gồm các nội dung sau đây:

a) Họ tên, chức vụ của người được lấy phiếu tín nhiệm;

b) Tổng số phiếu phát ra, số phiếu thu về và số phiếu hợp lệ;

c) Tổng số phiếu đánh giá “tín nhiệm cao”, tỷ lệ phần trăm so với tổng số đại biểu Quốc hội hoặc đại biểu Hội đồng nhân dân;

d) Tng số phiếu đánh giá “tín nhiệm”, tỷ lệ phần trăm so với tổng số đại biu Quốc hội hoặc đại biểu Hội đồng nhân dân;

đ) Tổng số phiếu đánh giá “tín nhiệm thấp”, tỷ lệ phần trăm so với tổng số đại biu Quc hội hoặc đại biểu Hội đồng nhân dân.

2. Kết quả bỏ phiếu tín nhiệm đối với từng người được Ban kiểm phiếu công bố công khai tại kỳ họp gồm các nội dung sau đây:

a) Họ tên, chức vụ của người được bỏ phiếu tín nhiệm;

b) Tổng số phiếu phát ra, số phiếu thu về và số phiếu hợp lệ;

c) Tổng số phiếu “tín nhiệm”, tỷ lệ phần trăm so với tổng số đại biểu Quốc hội hoặc đại biểu Hội đồng nhân dân;

d) Tổng số phiếu “không tín nhiệm”, tỷ lệ phần trăm so với tổng số đại biểu Quốc hội hoặc đại biểu Hội đồng nhân dân.

3. Tổng số đại biểu Quốc hội, tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân được sử dụng làm căn cứ để tính tỷ lệ phiếu là số đại biểu của Quốc hội, Hội đồng nhân dân tại thời điểm lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm. Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân đang bị tạm đình chỉ thực hiện nhiệm vụ đại biểu không được tính vào tổng số này.

4. Nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm ghi rõ thời gian lấy phiếu tín nhiệm, tổng số người được lấy phiếu tín nhiệm; đánh giá chung về việc thực hiện lấy phiếu tín nhiệm và kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với từng người; xác định những người thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 10 của Nghị quyết này.

5. Nghị quyết xác nhận kết quả bỏ phiếu tín nhiệm ghi rõ thời gian, kết quả bỏ phiếu tín nhiệm, xác định người có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội hoặc đại biểu Hội đồng nhân dân không tín nhiệm.

Điều 18. Hiệu lực thi hành

1. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2015.

2. Nghị quyết này thay thế Nghị quyết số 35/2012/QH13 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.

3. Ủy ban thường vụ Quốc hội hướng dẫn thi hành Nghị quyết này.

Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 28 tháng 11 năm 2014.

 

 

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI




N
guyễn Sinh Hùng

 

PHỤ LỤC

MẪU PHIẾU, BÁO CÁO SỬ DỤNG TRONG QUY TRÌNH LẤY PHIẾU TÍN NHIỆM, BỎ PHIẾU TÍN NHIỆM ĐỐI NGƯỜI GIỮ CHỨC VỤ DO QUỐC HỘI, HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN BẦU HOẶC PHÊ CHUẨN
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 85/2014/QH13 của Quốc hội khoá XIII, kỳ họp thứ 8)

1. Phiếu sử dụng trong quy trình lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội

QUỐC HỘI KHÓA ...
KỲ HỌP THỨ ....
-----------------

(Đóng dấu của Quốc hội)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày … tháng … năm …

 

PHIẾU TÍN NHIỆM

Đối với .......(1)...........

(Dùng cho việc lấy phiếu tín nhiệm)

STT

Họ và tên

Chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn

Mức độ tín nhiệm

Tín nhiệm cao

Tín nhiệm

Tín nhiệm thấp

1

(2)

(3)

2

 

 

...

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

(1) Tên các loại phiếu dùng trong quy trình lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội, cụ thể như sau:

- Phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch Quốc hội.

- Phiếu tín nhiệm đối với Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội.

- Phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch nước.

- Phiếu tín nhiệm đối với Phó Chủ tịch nước.

- Phiếu tín nhiệm đối với Thủ tướng Chính phủ.

- Phiếu tín nhiệm đối với Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ.

- Phiếu tín nhiệm đối với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

- Phiếu tín nhiệm đối với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

- Phiếu tín nhiệm đối với Tổng Kiểm toán nhà nước.

(2) Ghi rõ họ và tên.

(3) Các chức vụ tương ứng với phạm vi những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn ghi trên tên phiếu ở phần (1).

 

2. Phiếu sử dụng trong quy trình bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội

QUỐC HỘI KHÓA ...
KỲ HỌP THỨ ....
-----------------

(Đóng dấu của Quốc hội)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày … tháng … năm …

 

PHIẾU TÍN NHIỆM

Đối với ông (bà) .........(1).........., .............(2)..............

(Dùng cho việc bỏ phiếu tín nhiệm)

Tín nhiệm

Không tín nhiệm

 

 

 

 

Ghi chú:

(1) Họ và tên của người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm.

(2) Các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.

 

3. Phiếu sử dụng trong quy trình lấy phiếu tín nhiệm tại Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
... (1) ...
NHIỆM KỲ ...
KỲ HỌP THỨ ....
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

(Đóng dấu của Hội đồng nhân dân)

         (2)…, ngày … tháng … năm …

 

PHIẾU TÍN NHIỆM

Đối với .............(3)..........

(Dùng cho việc lấy phiếu tín nhiệm)

STT

Họ và tên

Chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu

Mức độ tín nhiệm

Tín nhiệm cao

Tín nhiệm

Tín nhiệm thấp

1

(4)

(5)

2

 

 

.....

 

 

 

Ghi chú:

(1) Cấp đơn vị hành chính và tên địa phương.

(2) Tên địa danh.

(3) Tên các loại phiếu sử dụng trong quy trình lấy phiếu tín nhiệm tại Hội đồng nhân dân, cụ thể như sau:

- Phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch Hội đồng nhân dân.

- Phiếu tín nhiệm đối với Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy viên Thường trực Hội đồng nhân dân.

- Phiếu tín nhiệm đối với Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân.

- Phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân.

- Phiếu tín nhiệm đối với Phó Chủ tịch, các thành viên khác của Ủy ban nhân dân.

(4) Ghi rõ họ và tên.

(5) Các chức vụ tương ứng với phạm vi những người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu ghi trên tên phiếu ở phần (3).

 

4. Phiếu sử dụng trong quy trình lấy phiếu tín nhiệm tại Hội đồng nhân dân cấp xã

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
... (1) ...
NHIỆM KỲ ...
KỲ HỌP THỨ ....
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

(Đóng dấu của Hội đồng nhân dân)

         (2)…, ngày … tháng … năm …

 

PHIẾU TÍN NHIỆM

Đối với ...........(3)........................

(Dùng cho việc lấy phiếu tín nhiệm)

STT

Họ và tên

Chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu

Mức độ tín nhiệm

Tín nhiệm cao

Tín nhiệm

Tín nhiệm thấp

1

(4)

(5)

2

 

 

....

 

 

 

Ghi chú:

(1) Cấp đơn vị hành chính và tên địa phương.

(2) Tên địa danh.

(3) Tên các loại phiếu sử dụng trong quy trình lấy phiếu tín nhiệm tại Hội đồng nhân dân, cụ thể như sau:

- Phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch Hội đồng nhân dân.

- Phiếu tín nhiệm đối với Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân.

- Phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân.

- Phiếu tín nhiệm đối với Phó Chủ tịch, các thành viên khác của Ủy ban nhân dân.

(4) Ghi rõ họ và tên.

(5) Các chức vụ tương ứng với phạm vi những người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu ghi trên tên phiếu ở phần (3).

 

5. Phiếu sử dụng trong quy trình bỏ phiếu tín nhiệm tại Hội đồng nhân dân

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
... (1) ...
NHIỆM KỲ ...
KỲ HỌP THỨ ....
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

(Đóng dấu của Hội đồng nhân dân)

         (2)…, ngày … tháng … năm …

 

PHIẾU TÍN NHIỆM

Đối với ông (bà) .........(3).........., .............(4)..............

(Dùng cho việc bỏ phiếu tín nhiệm)

Tín nhiệm

Không tín nhiệm

 

 

 

 

Ghi chú:

(1) Cấp đơn vị hành chính và tên địa phương.

(2) Tên địa danh.

(3) Họ và tên của người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm.

(4) Các chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu.

 

6. Báo cáo của người được lấy phiếu tín nhiệm

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

(1)… , ngày … tháng … năm …

 

BÁO CÁO

CỦA NGƯỜI ĐƯỢC LẤY PHIẾU TÍN NHIỆM

Tại kỳ họp thứ …

Kính gửi: …………………(2)………………………………………

- Tôi là (ghi rõ họ và tên): …………………………………………………

- Chức vụ: …………………..……(3)…………………………………….

- Đơn vị công tác: ………………………………………………………….

Căn cứ vào Nghị quyết số 85/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn, tôi xin báo cáo như sau:

1. Về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật đối với các chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn (nội dung báo cáo đầy đủ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật đối với các chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn).

…………………………………………………………………………………….

2. Tự đánh giá về các nội dung tu dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

…………………………………………………………………………………….

3. Giải trình đầy đủ các nội dung mà đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân yêu cầu (nếu có)

…………………………………………………………………………………….

4. Giải trình về ý kiến, kiến nghị của cử tri do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc chuyển đến (nếu có)

…………………………………………………………………………………….

 

 

Người báo cáo

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

Ghi chú:

(1) Tên địa danh.

(2) Ghi các vị đại biểu Quốc hội (đối với Quốc hội); các vị đại biểu Hội đồng nhân dân (đối với Hội đồng nhân dân).

(3) Các chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.

THE NATIONAL ASSEMBLY
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
----------------

No. 85/2014/QH13

Hanoi, November 28, 2014

 

RESOLUTION

ON THE COLLECTION AND CASTING OF VOTES OF CONFIDENCE ON PERSONS HOLDING POSITIONS ELECTED OR APPROVED BY THE NATIONAL ASSEMBLY OR PEOPLE’S COUNCILS

THE NATIONAL ASSEMBLY OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Pursuant to the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;

Pursuant to Law No. 30/2001/QH10 on Organization of the National Assembly, which was revised under Law No. 83/2007/QH11;

Pursuant to Law No. 11/2003/QH11 on Organization of the People’s Councils and People's Committees;

Pursuant to Law No. 17/2008/QH12 on Promulgation of Legal Documents;

RESOLVES:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. This Resolution provides the National Assembly’s and the People’s Councils’ collection and casting of votes of confidence on persons holding positions elected or approved by the National Assembly or People’s Councils, who are defined in Clauses 2, 3 and 4 of this Article.

2. The National Assembly may collect votes of confidence on persons holding the following positions:

a/ President, Vice President;

b/ Chairperson or Vice Chairperson of the National Assembly, members of the National Assembly Standing Committee, Chairperson of the Ethnic Council, and Chairperson of a Committee of the National Assembly;

c/ Prime Minister, Deputy Prime Minister, minister and other members of the Government;

d/ Chief Justice of the Supreme People’s Court, Procurator General of the Supreme People’s Procuracy, State Auditor General.

3. The People’s Councils may collect votes of confidence on persons holding the following positions:

a/ Chairperson or Vice Chairperson of the People’s Council, standing member of the People’s Council, and Head of a Committee of the People’s Council;

b/ Chairperson or Vice Chairperson of the People’s Committee and other members of the People’s Committee.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. In case a person concurrently holds a number of positions defined in Clause 2 or 3 of this Article, votes of confidence may be collected once for such positions.

6. Not to collect votes of confidence on persons holding positions defined in Clause 2 or 3 of this Article for less than nine consecutive months up to the opening date of the session during which collection of votes of confidence of the National Assembly or People’s Council shall be conducted.

Article 2. Interpretation of terms

In this Resolution, the terms below are construed as follows:

1. Collection of votes of confidence means the exercise of the oversight power and assessment of the level of confidence by the National Assembly or People’s Councils on persons holding positions elected or approved by the National Assembly or People’s Councils, which serves as a basis for consideration and assessment of officials.

2. Casting of votes of confidence means the expression by the National Assembly or People’s Councils of confidence or non-confidence on persons holding positions elected or approved by the National Assembly or People’s Councils, which serves as a basis for removal from duty, or approval of proposals on removal from duty of persons who no longer gain the confidence of the National Assembly or People’s Councils.

Article 3. Purposes of the collection and casting of votes of confidence

The collection and casting of votes of confidence aim to enhance the effect and effectiveness of oversight activities of the National Assembly and People’s Councils; to raise the quality and effectiveness of operation of the state apparatus; to help the persons on whom votes of confidence are collected or cast aware of the levels of confidence on them so as to strive harder, temper themselves and raise the quality and effectiveness of their activities; to serve as a basis for competent agencies or organizations to consider and assess officials.

Article 4. Principles of collection and casting of votes of confidence

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. To ensure publicity, fairness, democracy and objectiveness; to ensure the truthful assessment of the performance of tasks and exercise of powers by, and the political quality, virtue and lifestyle of persons on whom votes of confidence are collected or cast.

3. To ensure the stability and effectiveness of operation of the state apparatus and the leadership of the Party in personnel work.

Article 5. Grounds for assessment of the level of confidence

Grounds for assessment of the level of confidence on persons on whom votes of confidence are collected or cast include:

1. Results of performance of their assigned tasks and exercise of their delegated powers;

2. Political quality, virtue and lifestyle; the observance of the Constitution and laws.

Article 6. Responsibilities of agencies, organizations and individuals in the collection or casting of votes of confidence

1. The National Assembly and People’s Councils shall organize the collection of votes of confidence, ensuring proper subjects, principles, time and process prescribed by this Resolution.

2. National Assembly and People’s Council deputies shall participate in the collection or casting of votes of confidence at the sessions of the National Assembly or People’s Councils; show their caution, objectivity, impartiality and fairness in expressing their confidence.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. The Vietnam Fatherland Front Central Committee and the Fatherland Front Committees at all levels shall collect, fully and promptly summarize voters’ opinions and petitions (if any) which are related to persons on whom votes of confidence are collected and submit them prior to the sessions of the National Assembly or People’s Councils.

5. Agencies, organizations and individuals may not abuse the collection or casting of votes of confidence to canvass or commit illegal acts to affect National Assembly or People’s Council deputies.

Article 7. Time and place for organization of the collection of votes of confidence

The National Assembly or People’s Councils shall organize the collection of votes of confidence once at the regular session at the end of the third year of their term.

Article 8. Process of collecting votes of confidence at the National Assembly

1. The person on whom votes of confidence will be collected, who is defined in Clause 2, Article 1 of this Resolution, makes a report according to the form provided in the Appendix to this Resolution to the National Assembly Standing Committee at least 30 days before the opening date of the National Assembly session.

2. The National Assembly Standing Committee sends the report made by the person on whom votes of confidence will be collected and a report of the Vietnam Fatherland Front Central Committee summarizing voters’ opinions and petitions (if any) related to this person to National Assembly deputies at least 20 days before the opening date of the National Assembly session.

3. In case issues related to the person on whom votes of confidence will be collected must be clarified, at least 15 days before the opening date of the session during which the collection of votes of confidence will be conducted, National Assembly deputies may propose the National Assembly Standing Committee to request competent agencies to verify and give written replies.

4. At least 10 days before the date of collecting votes of confidence, National Assembly deputies may send written requests to the National Assembly Standing Committee and the person on whom votes of confidence will be collected, for the person concerned to clarify the contents serving as the grounds for assessment of the level of confidence. The person on whom votes of confidence will be collected shall send his/her written reply to the National Assembly Standing Committee and the requesting deputies before the date of collecting votes of confidence.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Before votes of confidence are collected, the National Assembly shall discuss in National Assembly deputies’ delegations issues related to the collection of votes of confidence. The National Assembly Standing Committee shall report before the National Assembly on the results of discussions in the National Assembly deputies’ delegations.

6. The National Assembly forms a Vote Counting Board.

7. The National Assembly collects votes of confidence through secret ballots. The ballot papers shall be pre-printed with the full name and position of the person concerned, and the levels of “high confidence,” “confidence” and “low confidence”.

8. The Vote Counting Board announces the vote count result.

9. The National Assembly considers and adopts a resolution confirming the results of the collection of votes of confidence at the proposal of the National Assembly Standing Committee.

Article 9. Process of collecting votes of confidence at People’s Councils

1. The person on whom votes of confidence will be collected, who is defined in Clause 3, Article 1 of this Resolution, makes a report according to the form provided in the Appendix to this Resolution to the People’s Council Standing Body at least 30 days before the opening date of the People’s Council session.

2. The People’s Council Standing Body sends the report of the person concerned and a report of the Fatherland Front Committee of the same level summarizing voters’ opinions and petitions (if any) related to the person concerned to People’s Council deputies at least 20 days before the opening date of the People’s Council session.

3. In case People’s Council deputies want to clarify issues related to the person on whom votes of confidence will be collected, at least 15 days before the opening date of the session during which votes of confidence will be collected, the deputies may propose the People’s Council Standing Body to request competent agencies to verify and give written replies.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. At the session, the People’s Council Standing Body shall submit the list of persons on whom votes of confidence will be collected to the People’s Council for decision.

Before votes of confidence are collected, the People’s Council shall discuss in People’s Council deputies groups issues related to the collection of votes of confidence. The People’s Council Standing Body shall report before the People’s Council on the results of discussions in People’s Council deputies’ groups.

6. The People’s Council forms a Vote Counting Board.

7. The People’s Council collects votes of confidence through secret ballots. The ballot papers shall be pre-printed with the full name and position of the person concerned, and the levels “high confidence,” “confidence” and “low confidence”.

8. The Vote Counting Board announces the vote count results.

9. The People’s Council considers and adopts a resolution confirming the results of the collection of votes of confidence at the proposal of the People Council Standing Body.

Article 10. Effects on persons on whom votes of confidence are collected

1. A person on whom votes of confidence are collected and who is assessed as “low confidence” by more than half of the total number of National Assembly or People’s Council deputies may submit his/her resignation.

2. When a person on whom votes of confidence are collected is assessed as “low confidence” by two-thirds or more of the total number of National Assembly or People’s Council deputies, the National Assembly Standing Committee may propose the National Assembly or the People’s Council Standing Body may propose the People’s Council to cast votes of confidence.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The National Assembly Standing Committee may propose the National Assembly to cast votes of confidence on persons holding positions elected or approved by the National Assembly in the following cases:

a/ It is so proposed by the National Assembly Standing Committee;

b/ It is so petitioned by the Ethnic Council or a Committee of the National Assembly;

c/ It is so petitioned by at least 20 percent of the total number of National Assembly deputies;

d/ The person on whom votes of confidence are collected is assessed as “low confidence” by two-thirds or more of the total number of National Assembly deputies.

2. The People’s Council Standing Body may propose the People’s Council to cast votes of confidence on persons holding positions elected by the People’s Council in the following cases:

a/ It is so petitioned by at least one-third of the total number of People’s Council deputies;

b/ It is so petitioned by the Fatherland Front Committee of the same level;

c/ The person on whom votes of confidence are collected is assessed as “low confidence” by two-thirds or more of the total number of People’s Council deputies.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The proposal or petition to the National Assembly to cast votes of confidence specified at Points a, b and c, Clause 1, Article 11 of this Resolution shall be made as follows:

a/ When considering it necessary, the National Assembly Standing Committee may make its own decision to propose the National Assembly to cast votes of confidence on persons holding positions elected or approved by the National Assembly;

b/ During the oversight process, if a person holding a position elected or approved by the National Assembly is detected as having committed illegal acts or having failed to fully and properly perform his/her assigned tasks or exercise his/her designated powers, causing serious damage to the interests of the State, the lawful rights and interests of organizations and individuals, or if there are petitions of at least 20 percent of the total number of the Ethnic Council or a Committee of the National Assembly for considering the casting of votes of confidence on the person holding the position elected or approved by the National Assembly, the Standing Body of the Council or the Committee shall report to the Council or the Committee for decision. In case at least two-thirds of the total number of the Council or the Committee vote for the petition, the Council or the Committee shall petition the National Assembly Standing Committee to propose the National Assembly to cast votes of confidence;

c/ National Assembly deputies shall petition the National Assembly for casting votes of confidence on persons holding positions elected or approved by the National Assembly by sending documents to the National Assembly Standing Committee. Upon the receipt of petitions of at least 20 percent of the total number of National Assembly deputies on one person holding a position elected or approved by the National Assembly, the National Assembly Standing Committee shall propose the National Assembly to cast votes of confidence. The number of National Assembly deputies’ petitions on the casting of votes of confidence shall be counted from the opening date of one session to the opening date of the following session of the National Assembly.

2. People’s Council deputies shall petition the People’s Councils for casting votes of confidence on persons holding positions elected by the People’s Councils by sending documents to the People’s Council Standing Body. Upon the receipt of petitions of at least one-third of the total number of People’s Council deputies on one person holding a position elected by the People’s Council, the People’s Council Standing Body shall propose the People’s Council to cast votes of confidence. The number of People’s Council deputies’ petitions on the casting of votes of confidence shall be counted from the opening date of one session to the opening date of the following session of the People’s Council.

Article 13. Process of casting votes of confidence on persons holding positions elected or approved by the National Assembly

1. The National Assembly Standing Committee proposes the National Assembly to cast votes of confidence on a person holding a position elected or approved by the National Assembly at a National Assembly session.

2. The person concerned may present his/her opinions before the National Assembly.

3. The National Assembly discusses in National Assembly deputies’ delegations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. The National Assembly Standing Committee reports before the National Assembly on the results of discussions in the National Assembly deputies’ delegations.

6. The National Assembly forms a Vote Counting Board.

7. The National Assembly casts votes of confidence through secret ballots. The ballot papers shall be pre-printed with the full name and position of the person concerned, and the levels “confidence” and “non-confidence”.

8. The Vote Counting Board announces the vote count result on the person concerned;

9. The National Assembly considers and adopts a resolution confirming the results of the casting of votes of confidence on the person concerned at the proposal of the National Assembly Standing Committee.

Article 14. Process of casting votes of confidence on persons holding positions elected by the People’s Councils

1. The People’s Council Standing Body proposes the People’s Council to cast votes of confidence on a person holding a position elected by the People’s Council at a People’s Council session.

2. The person concerned may present his/her opinions before the People’s Council.

3. The People’s Council discusses.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. The People’s Council casts votes of confidence through secrete ballots. The ballot papers shall be pre-printed with the full name and position of the person concerned, and the levels “confidence” and “non-confidence”.

6. The Vote Counting Board announces the vote count result on the person concerned.

7. The People’s Council considers and adopts a resolution confirming the results of the casting of votes of confidence on the person concerned at the proposal of the People’s Council Standing Body.

Article 15. Effects on persons winning no confidence of the National Assembly or People’s Councils

The person on whom votes of confidence are cast and who receives votes of non-confidence of more than half of the total number of National Assembly or People’s Council deputies may submit his/her resignation. If such person does not resign, the agency or competent person that has nominated such person for election or approval by the National Assembly or the People’s Council shall propose the National Assembly or the People’s Council to consider and decide on the removal from duty or to approve the proposal on removal from duty of that person.

Article 16. Ballot papers used in the collection or casting of votes of confidence and confirmation of valid ballot papers

1. Ballot papers used in the collection of votes of confidence, including separate ones for each position and position group, shall be made according to the form provided in the Appendix to this Resolution. The ballot papers shall be pre-printed with the full name and position of the person on whom votes of confidence will be cast by the National Assembly or the People’s Council and boxes corresponding to the levels of “high confidence”, “confidence,” and “low confidence”. In case a person concurrently holding a number of positions defined in Clause 2 or 3, Article 1 of this Resolution, such positions shall be clearly indicated on the ballot papers.

Ballot papers used in the casting of votes of confidence, including separate ones for each person on whom votes of confidence will be cast by the National Assembly or People’s Councils, shall be made according to the form provided in the Appendix to this Resolution. The ballot papers shall be pre-printed with the full name and position of the person concerned and boxes corresponding to the levels of “confidence” and “non-confidence”.

2. Ballot papers are invalid in the following cases:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ No level of confidence is indicated or more than one level of confidence are indicated on the ballot paper.

3. In case a ballot paper on which many persons’ names are pre-printed contains an invalid expression of the level of confidence for one person as specified at Point b, Clause 2 of this Article, the result shall only be determined to be invalid for that person while the results of the levels of confidence on remaining persons in the list remain valid.

In case a ballot paper is additionally written with the name of a person outside the list pre-printed on the ballot papers distributed by the Vote Counting Board, such writing shall be invalid while the results of the levels of confidence on other persons in the list remain valid.

Article 17. Results of the collection and casting of votes of confidence

1. The Vote Counting Board shall publicly announce at the session the results of the collection of votes of confidence on each person, including the following contents:

a/ The full name and position of the person on whom votes of confidence are collected;

b/ The total numbers of distributed, received and valid ballot papers;

c/ The total number of votes of “high confidence”, the percentage compared with the total number of National Assembly or People’s Council deputies;

d/ The total number of votes of “confidence”, the percentage compared with the total number of National Assembly or People’s Council deputies;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The Vote Counting Board shall publicly announce at the session the results of the casting of votes of confidence on each person, including the following contents:

a/ The full name and position of the person on whom votes of confidence are cast;

b/ The total numbers of distributed, received and valid votes;

c/ The total number of votes of “confidence”, the percentage compared with the total number of National Assembly or People’s Council deputies;

d/ The total number of votes of “non-confidence”, the percentage compared with the total number of National Assembly or People’s Council deputies.

3. The total number of National Assembly or People’s Council deputies used to calculate the voting rates is the number of National Assembly or People’s Council deputies at the time of the collection or casting of votes of confidence. National Assembly or People’s Council deputies who are being suspended from their deputy task shall not be included in the total.

4. A resolution confirming the results of the collection of votes of confidence must clearly state the time of the collection of votes of confidence, total number of persons on whom votes of confidence are collected; general assessment of the collection of votes of confidence and the results of the collection of votes of confidence on each person; and determine persons who fall in the cases specified in Clause 2, Article 10 of this Resolution.

5. A resolution confirming the results of the casting of votes of confidence must clearly state the time and results of the casting of votes of confidence and determine persons who receive non-confidence votes from more than half of National Assembly or People’s Council deputies.

Article 18. Effect

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. This Resolution replaces the National Assembly’s Resolution No. 35/2012/QH13 on the collection and casting of votes of confidence on persons holding positions elected or approved by the National Assembly or People’s Councils.

3. The National Assembly Standing Committee shall guide the implementation of this Resolution.

This Resolution was adopted on November 28, 2014, by the XIIIth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at its 8th session.-

 

 

CHAIRMAN OF THE NATIONAL ASSEMBLY




Nguyen Sinh Hung

 

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Resolution No. 85/2014/QH13 dated November 28, 2014, on the collection and casting of votes of confidence on persons holding positions elected or approved by the national assembly or people’s councils
Official number: 85/2014/QH13 Legislation Type: Resolution
Organization: The National Assembly Signer: Nguyen Sinh Hung
Issued Date: 28/11/2014 Effective Date: Premium
Gazette dated: Updating Gazette number: Updating
Effect: Premium

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Resolution No. 85/2014/QH13 dated November 28, 2014, on the collection and casting of votes of confidence on persons holding positions elected or approved by the national assembly or people’s councils

Address: 17 Nguyen Gia Thieu street, Ward Vo Thi Sau, District 3, Ho Chi Minh City, Vietnam.
Phone: (+84)28 3930 3279 (06 lines)
Email: info@ThuVienPhapLuat.vn

Copyright© 2019 by THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu

DMCA.com Protection Status