Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1590/1997/TTLT-BKHCNMT-BXD Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Xây dựng Người ký: Chu Tuấn Nhạ, Nguyễn Mạnh Kiểm
Ngày ban hành: 17/10/1997 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG-BỘ XÂY DỰNG
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 1590/1997/TTLT-BKHCNMT-BXD

Hà Nội , ngày 17 tháng 10 năm 1997

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

CỦA BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG - XÂY DỰNG SỐ 1590/1997/TTLT- BKHCN MT- BXD NGÀY 17 THÁNG 10 NĂM 1997 HƯỚNG DẪN THI HÀNH CHỈ THỊ SỐ 199/TTG NGÀY 3/4/1997 CỦATHỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ CÁC BIỆN PHÁP CẤP BÁCH TRONG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Ở CÁC ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP

Căn cứ Luật bảo vệ môi trường ngày 27 tháng 12 năm 1993; Nghị định 175/CP ngày 18/10/1994 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường; Nghị định 22/CP ngày 22/5/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường; Nghị định 15/CP ngày 4/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ xây dựng.
Căn cứ Chỉ thị 199/TTg ngày 3/4/1997 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách trong quản lý chất thải rắn ở các đô thị và khu công nghiệp.
Căn cứ tình hình thực tiễn công tác quản lý chất thải rắn ở các đô thị và khu công nghiệp trên địa bàn toàn quốc.
Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường và bộ Xây dựng hướng dẫn thi hành Chỉ thị số 199/TTg ngày 3/4/1997 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách trong quản lý chất thải rắn ở các đô thị và khu công nghiệp như sau:

I- NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1- Chất thải rắn trong Thông tư này được hiểu là chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động ở các đô thị và khu công nghiệp bao gồm: Chất thải khu dân cư, chất thải từ các hoạt động thương mại, dịch vụ đô thị, bệnh viện, chất thải công nghiệp, chất thải do hoạt động xây dựng (sau đây gọi tắt là chất thải).

2- Quản lý chất thải là các hoạt động nhằm kiểm soát toàn bộ quá trình từ khâu sản sinh chất thải đến thu gom, vận chuyển, xử lý (tái sử dụng, tái chế), tiêu huỷ (thiêu đốt, chôn lấp...) chất thải và giám sát các địa điểm tiêu huỷ chất thải.

3- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý chất thải theo các quy định tại Chỉ thị 199/TTg ngày 3/4/1997 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư hướng dẫn này.

II- TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1- Các tổ chức, cá nhân (các cơ sở sản xuất, kinh doanh, kể cả các cơ sở sản xuất kinh doanh liên doanh với nước ngoài hoặc có 100% vốn đầu tư của nước ngoài, các công sở, trường học bệnh viện, các hộ gia đình ở các dô thị và khu công nghiệp...) trong hoạt động của mình có phát sinh chất thải cần phải:

- Áp dụng các biện pháp giảm thiểu sự phát sinh chất thải, phân loại chất thải ngay từ ngay từ nguồn, chấp hành quy định của các cơ quan có chức năng thu gom chất thải, nhằm thu gom tối đa lượng chất thải đã phát sinh, vận chuyển đến nơi xử lý hoặc tiêu huỷ.

- Phải có biện pháp xử lý đến mức tối đa lượng chất thải do mình tạo ra. Trong trường hợp không có thiết bị xử lý thì phải có hợp đồng với một đơn vị có chức năng quản lý chất thải để thu gom triệt để lượng chất thải phát sinh.

- Không được đổ các chất thải nguy hại vào bất cứ nơi nào khi chưa có giấy phép của Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.

- Tuân thủ nghiêm các quy định về việc trả phí quản lý chất thải đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

2- Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

2.1- Khẩn trương phê duyệt quy hoạch bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh của địa phương mình kết hợp với khu xử lý tái chế chất thải. Diện tích các bãi chôn lấp chất thải tuỳ thuộc tình hình cụ thể về dân số, điều kiện kinh tế - xã hội và sự phát triển công nghiệp của từng địa phương. Tuy nhiên, việc quy hoạch và xây dựng các bãi chôn lấp chất thải của các đô thị phải đáp ứng một số yêu cầu cơ bản sau đây:

- Có đủ khả năng đáp ứng việc chôn lấp chất thải ít nhất là 25 năm. Diện tích quy hoạch bãi chôn lấp chất thải cho mỗi đô thị được quy định như sau:

Đô thị loại 1: Từ 100 đến 150 ha Đô thị loại 2: Từ 50 đến 100 ha Đô thị loại 3: Từ 20 đến 50 ha Đô thị loại 4: Từ 10 đến 20 ha

- Địa điểm bãi chôn lấp chất thải không đặt gần các khu dân cư để tránh các tác động có hại tới môi trường và sức khoẻ con người nhưng không quá xa trung tâm các đô thị và khu công nghiệp để hạn chế chi phí cho việc vận chuyển.

- Thiết kế xây dựng các bãi chôn lấp chất thải phù hợp các yêu cầu về kỹ thuật và vệ sinh môi trường, phải có hệ thống thu gom và xử lý nước thải thoát ra từ các bãi chôn lấp chất thải để tránh ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước mặt của khu vực.

2.2 Huy động các nguồn vốn đầu tư để xây dựng các bãi chôn lấp chất thải và có cơ chế thích hợp để khuyến khích các tổ chức phi chính phủ (các công ty tư nhân, liên doanh, hợp tác xã...) tham gia việc thu gom, xử lý chất thải.

2.3- Chỉ đạo Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường.

2.3.1 Tổ chức điều tra khảo sát các điều kiện địa chất thuỷ văn, địa chất công trình và môi trường của khu vực được quy hoạch làm cơ sở cho việc thiết kế xây dựng bãi chôn lấp và khu xử lý chất thải. Theo dõi, đôn đốc chủ đầu tư xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường bãi chôn lấp chất thải để trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

2.3.2- Giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập báo cáo về tình hình quản lý chất thải của địa phương mình theo định kỳ hàng năm hoặc đột xuất, gửi về Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường để Bộ tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

2.4- Chỉ đạo Sở Xây dựng tổ chức việc thiết kế và xây dựng bãi chôn lấp chất thải đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường hiện hành của Việt Nam.

2.5- Chỉ đạo Sở giao thông Công chính tổ chức việc thu gom vận chuyển và xử lý chất thải tại địa phương mình; phối hợp với sở Tài chính xây dựng trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành lệ phí thu gom xử lý chất thải cho địa phương (trong khi Nhà nước chưa ban hành Phí quản lý chất thải áp dụng chung cho cả nước).

3- Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường:

3.1- Khẩn trương ban hành "Quy chế quản lý chất thải", "Quy chế quản lý chất thải nguy hại" và "Phí thu gom vận chuyển tiêu huỷ chất thải".

3.2- Nghiên cứu đề xuất các công nghệ xử lý chất thải và các tiêu chuẩn môi trường cho việc thiết kế xây dựng và vận hành các bãi chôn lấp chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường. Hướng dẫn các chủ đầu tư xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường bãi chôn lấp chất thải để trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

3.3- Phối hợp với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho mọi người dân về vấn đề quản lý chất thải. Tổ chức các lớp đào tạo bồi dưỡng trong và ngoài nước về chuyên môn nghiệp vụ quản lý chất thải cho cán bộ của các đơn vị liên quan.

3.4- Hướng dẫn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch hàng năm và kế hoạch dài hạn về quản lý chất thải và tổng hợp tình hình quản lý chất thải hàng năm trong phạm vi cả nước để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

4- Bộ Xây dựng:

4.1- Hướng dẫn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng quy hoạch phát triển đô thị gắn với quy hoạch xây dựng các bãi chôn lấp và các khu xử lý chất thải hợp vệ sinh môi trường.

4.2- Chỉ đạo các Sở Xây dựng lập quy hoạch và kế hoạch xây dựng các bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh trình Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt.

4.3- Phối hợp với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo và giám sát việc quản lý đô thị đặc biệt lưu ý tới vấn đề thu gom, vận chuyển, xử lý, chôn lấp chất thải của các đô thị và các khu công nghiệp sao cho đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường.

4.4- Ban hành các quy trình, quy phạm, hướng dẫn việc thu gom và vận chuyển chất thải tại các công trình xây dựng, đặc biệt tại các đô thị lớn.

4.5- Ban hành văn bản hướng dẫn thiết kế kỹ thuật các bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh và một số loại nhà máy xử lý tái chế chất thải đảm bảo các yêu cầu công nghệ và kỹ thuật môi trường.

III- ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Trong qua trình thực hiện nếu có vướng mắc gì đề nghị các ngành các địa phương phản ảnh về Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ Xây dựng để nghiên cứu bổ sung cho phù hợp.

 

Chu Tuấn Nhạ

(Đã ký)

Nguyễn Mạnh Kiểm

(Đã ký)

 

THE MINISTRY OF SCIENCE, TECHNOLOGY AND ENVIRONMENT
THE MINISTRY OF CONSTRUCTION
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 1590/1997/TTLT/BKHCNMT-BXD

Hanoi, October 17, 1997

 

INTER-MINISTERIAL CIRCULAR

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF DIRECTIVE No.199-TTg OF APRIL 3, 1997 OF THE PRIME MINISTER ON URGENT MEASURES TO MANAGE SOLID WASTE IN URBAN AREAS AND INDUSTRIAL PARKS.

Pursuant to the Law on Protection of Environment of December 27, 1993; Decree No.175-CP of October 18, 1994 of the Government guiding the implementation of the Law on Protection of Environment; Decree No.22-CP of May 22, 1993 of the Government on the tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Science, Technology and Environment; and Decree No.15-CP of March 4, 1994 of the Government on the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Construction;
Pursuant to Directive 199-TTg of April 3, 1997 of the Prime Minister on urgent measures to manage solid waste in urban areas and industrial parks;
On the basis of the practical situation of the management of solid waste in urban areas and industrial parks throughout the country;
The Ministry of Science, Technology and Environment and the Ministry of Construction hereby provide the following guidances for the implementation of Directive No.199-TTg of April 3, 1997 of the Prime Minister on urgent measures to manage solid waste in urban areas and industrial parks:

I.- GENERAL PROVISIONS

1. The "solid waste" referred to in this Circular is understood as the solid waste from various activities in urban areas and industrial parks, including: waste from living quarters, waste from commercial activities, urban services, hospitals, industrial discharge and waste from construction activities (hereafter referred to as waste for short).

2. The waste management is an activity aimed to control the whole process from waste discharge to the collection, transport, treatment (re-use or recycling) and destruction (incineration, burial...) of waste as well as control of waste destroying places.

3. The ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government, the People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall, according to their respective functions, tasks and powers, have to manage waste in accordance with provisions of Directive No.199-TTg of April 3, 1997 of the Prime Minister and this guiding Circular.

II.- ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Apply measures to minimize waste, classify waste at its very sources, abide by the regulations of the waste-collecting agencies, so as to thoroughly collect discharged waste and transport them to the treating or destroying sites.

- Apply measures to treat their waste to the utmost. If they don't have waste treating facilities, they must sign contracts with waste-managing units for the collection of all discharged waste.

- Not dump hazardous waste at any places without permission from the State management agency in charge of environmental protection.

- Strictly abide by the regulations on payment of waste management fees already approved by the competent agency.

2. The People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall:

2.1. Quickly approve plans for construction of waste burying sites up to the hygiene standards in their respective localities together with waste treating and recycling projects. The area of a waste burying site shall be determined depending on the demographic situation, the socio-economic conditions and industrial development of each locality. However, the planning and construction of waste burying sites in urban areas must meet the following basic requirements:

- Being capable of satisfying the requirement of burying waste for at least 25 years. The planned area of a waste burying site for each urban center shall be determined as follows:

Urban center of class 1: From 100 to 150 hectares

Urban center of class 2: From 50 to 100 hectares

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Urban center of class 4: From 10 to 20 hectares

- Waste burying sites shall not be located near living quarters to avoid harmful impacts on the environment and human health but not too far from the urban centers and industrial parks so as to reduce transport costs.

- Waste burying sites must be designed and constructed in conformity with the technical and environmental hygiene standards, they must have systems for storing and treating waste water discharged from waste burying sites to prevent the pollution of underground and surface water sources;

2.2. Mobilize investment capital from various sources for the construction of waste burying sites and work out a proper mechanism to encourage the non-governmental organizations (private companies, joint ventures, cooperatives, etc.) to take part in the waste collection and treatment.

2.3. Direct the provincial/municipal Departments of Science, Technology and Environment in:

2.3.1. Organizing the inspection and survey of geo-hydrological, geo-building and environmental conditions of the planned areas, which shall serve as basis for designing and constructing waste burying sites and waste treating projects. Monitoring and urging the construction investors to make reports on assessment of environmental impacts of waste burying sites, then submit them to the competent agency for approval;

2.3.2. Helping the People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government make annual or irregular reports on waste management in their respective localities, and submitting them to the Ministry of Science, Technology and Environment for summing up and reporting to the Prime Minister.

2.4. Direct the provincial/municipal Departments of Construction in organizing the designing and construction of waste burying sites up to Vietnam's current environmental standards.

2.5. Direct the provincial/municipal Departments of Communication and Public Works in organizing the collection, transport and treatment of waste in their respective localities; coordinate with the provincial/municipal Departments of Finance in elaborating and submitting to the People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government for issuance the regulation on waste collection and treatment fees in their respective localities (pending the issuance of the Regulation on waste management fees by the State for uniform application throughout the country).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3.1. Promptly issue "the Regulation on waste management", "the Regulation on hazardous waste management" and "the waste collection, transport and destruction fees".

3.2. Study and propose waste treatment technologies and environmental standards to serve as basis for the designing, construction and operation of waste burying sites up to the environmental hygiene standards. It shall also guide the investors in making reports on assessment of the environmental impacts of the waste burying sites and submitting them to the competent agency for approval.

3.3. Coordinate with the provinces and cities directly under the Central Government in disseminating the question of waste management and raising the people's awareness thereof; organize the training and fostering courses inside and outside the country on the waste management for officials of the concerned units.

3.4. Guide the provinces and cities directly under the Central Government in drawing up annual and long-term plans for waste management; make annual review of the waste management situation throughout the country and report it to the Prime Minister.

4. The Ministry of Construction shall:

4.1. Guide the provinces and cities directly under the Central Government in drawing up urban development master plans which must be associated with the plans for construction of waste burying sites and waste treating projects up to environmental hygiene standards.

4.2. Direct the provincial/municipal Departments of Construction in drawing up planning and plans for construction of waste burying sites up to hygiene standards and submitting them to the People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government for approval.

4.3. Coordinate with the provinces and cities directly under the Central Government in directing and supervising the urban management with special attention paid to the waste collection, transport, treatment and burial in urban areas and industrial parks in a way that ensure the environmental standards.

4.4. Issue the procedures, norms and guidances for the collection and transport of waste at construction sites, especially in big cities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



III. IMPLEMENTATION PROVISIONS:

This Circular takes effect 15 days after its signing. Any problem arising in the course of implementation shall be reported by the branches and localities to the Ministry of Science, Technology and Environment and the Ministry of Construction for consideration and proper amendments.

 

THE MINISTRY OF SCIENCE, TECHNOLOGY AND ENVIRONMENT
MINISTER




Chu Tuan Nha

THE MINISTRY OF CONSTRUCTION
MINISTER




Nguyen Manh Kiem

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư liên tịch 1590/1997/TTLT-BKHCNMT-BXD ngày 17/10/1997 hướng dẫn Chỉ thị 199/TTg về các biện pháp cấp bách trong quản lý chất thải rắn ở các đô thị và khu công nghiệp do Bộ Khoa Học Công Nghệ Và Môi Trường-Bộ Xây Dựng ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.674

DMCA.com Protection Status
IP: 18.116.13.113
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!