Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 10/1998/TT-TCHQ thủ tục hải quan hoạt động cửa hàng kinh doanh hàng miễn thuế hướng dẫn quyết định 205/1998/TT-TCHQ

Số hiệu: 10/1998/TT-TCHQ Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan Người ký: Nguyễn Văn Cầm
Ngày ban hành: 19/11/1998 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TỔNG CỤC HẢI QUAN
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 10/1998/TT-TCHQ

Hà Nội, ngày 19 tháng 11 năm 1998

 

THÔNG TƯ

CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN SỐ 10/1998/TT-TCHQ NGÀY 19 THÁNG 11 NĂM 1998 HƯỚNG DẪN THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỬA HÀNG KINH DOANH HÀNG MIỄN THUẾ THEO QUY CHẾ BAN HÀNH TẠI QUYẾT ĐỊNH 205/1998/QĐ-TTG NGÀY 19.10.1998 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

A/ QUI ĐỊNH CHUNG:

1. Hàng nhập khẩu bán tại cửa hàng miễn thuế được miễn thuế nhập khẩu, miễn thuế tiêu thụ đặc biệt và miễn thuế giá trị gia tăng nhưng phải bán đúng đối tượng, đúng định lượng qui định.

Hàng xuất khẩu đưa vào bán tại cửa hàng miễn thuế phải tuân thủ chính sách mặt hàng và các Luật Thuế liên quan đồng thời phải phù hợp với danh mục hàng hoá đăng ký kinh doanh bán miễn thuế quy định trong giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế của doanh nghiệp.

2. Nhân viên cửa hàng miễn thuế chỉ được bán trực tiếp cho các đối tượng được phép mua hàng miễn thuế ngay tại vị trí của quầy hàng theo đúng định lượng qui định.

Các đối tượng là thuyền viên được mua hàng miễn thuế chung theo đơn hàng có xác nhận của Thuyền trưởng hoặc người đại diện tầu.

3. Hoạt động của cửa hàng miễn thuế từ khi xuất khẩu, nhập khẩu hàng để bán, đến hoạt động của kho hàng, bán hàng tại cửa hàng, hàng tái xuất tiêu thụ nội địa hoặc hàng phải xử lý do hư hỏng đều chịu sự kiểm tra giám sát quản lý của Hải quan.

4. Những quy định về địa điểm của cửa hàng miễn thuế:

Địa điểm của cửa hàng miễn thuế phải đảm bảo yêu cầu công tác giám sát quản lý của cơ quan Hải quan . Địa điểm cửa hàng, kho hàng, điều kiện làm việc của cơ quan Hải quan phải được Tổng cục Hải quan chấp thuận trên cơ sở đề nghị của Cục Hải quan các tỉnh, thành phố nơi Doanh nghiệp xin mở cửa hàng miễn thuế.

4.1 Sân bay quốc tế:

- Cửa hàng miễn thuế đặt tại khu vực cách ly (sau khu vực làm thủ tục hải quan và thủ tục xuất cảnh) nhà ga đi của các sân bay quốc tế để bán hàng cho khách xuất cảnh, quá cảnh.

- Cửa hàng miễn thuế đặt tại nhà ga đến của sân bay quốc tế, sau khu vực làm thủ tục nhập cảnh và trước khu vực làm thủ tục hải quan để bán hàng cho khách nhập cảnh.

4.2 Cảng biển quốc tế:

Cửa hàng miễn thuế đặt tại khu vực cảng biển quốc tế để bán cho khách xuất cảnh và thuyền viên trên các tầu biển đi viễn dương (Trường hợp đặt ngoài khu vực cảng biển phải có ý kiến của UBND tỉnh, thành phố nơi có cửa hàng miễn thuế và được Tổng cục Hải quan chấp thuận).

4.3 Cửa khẩu đường bộ quốc tế:

Cửa hàng miễn thuế đặt tại cửa khẩu quốc tế và trong khu vực khách đã làm xong thủ tục xuất cảnh để bán cho khách xuất cảnh có hộ chiếu và giấy thông hành XNC. Trong điều kiện cụ thể của từng cửa khẩu, UBND tỉnh, thành phố qui định vị trí đặt cửa hàng miễn thuế tại cửa khẩu nhưng phải đảm bảo yêu cầu giám sát quản lý của Hải quan và được Tổng cục Hải quan chấp thuận.

4.4 Cửa hàng miễn thuế trong nội địa:

- Cửa hàng miễn thuế bán cho đối tượng ưu đãi miễn trừ theo Nghị định 73/CP ngày 30 tháng 7 năm 1994 và cửa hàng miễn thuế nội thành (Dowtown Duty Free Shop) do UBND tỉnh, thành phố nơi mở cửa hàng miễn thuế qui định địa điểm trên cơ sở thống nhất với Tổng cục Hải quan.

- Cửa hàng miễn thuế trong nội thành (Dowtown Duty Free Shop) là nơi trưng bày, giới thiệu sản phẩm, giao dịch viết hoá đơn bán hàng cho khách chờ xuất cảnh và phải có địa điểm giao hàng trực tiếp cho khách xuất cảnh đã làm xong thủ tục xuất cảnh. Địa điểm giao hàng tại khu vực cách ly của nhà ga đi sân bay quốc tế và khu vực cảng biển. Địa điểm giao hàng phải được Cục Hải quan các tỉnh, thành phố chấp thuận.

4.5 Cửa hàng miễn thuế tại sân bay quốc tế hoặc cảng biển quốc tế có thể được mở quầy bán hàng phục vụ tại chỗ phục vụ cho khách chờ xuất cảnh, thuyền viên trên tầu đang neo đậu tại cảng. Quy chế cho phép và hoạt động của loại hình này do Tổng cục Hải quan hướng dẫn.

B/ MỘT SỐ QUI ĐỊNH CỤ THỂ VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN:

I. THỦ TỤC KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN ĐỂ HOẠT ĐỘNG CỬA HÀNG MIỄN THUẾ:

- Hồ sơ Doanh nghiệp cung cấp cho Hải quan tỉnh, thành phố:

+ Đơn xin mở cửa hàng miễn thuế.

+ Các hồ sơ về quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng cửa hàng, kho hàng, sơ đồ vị trí về toàn bộ hệ thống cửa hàng, kho hàng.

- Cục Hải quan tỉnh, thành phố kiểm tra cụ thể về các điều kiện:

+ Hệ thống kho, cửa hàng đủ điều kiện tiêu chuẩn.

+ Đảm bảo việc giám sát, kiểm tra, kiểm soát của Hải quan.

+ Vị trí cửa hàng đúng theo qui định.

Nếu các điều kiện trên đảm bảo thì Cục Hải quan Tỉnh, Thành phố có văn bản xác nhận và báo cáo về Tổng cục Hải quan.

II. THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ BÁN TẠI CỬA HÀNG MIỄN THUẾ:

1. Hàng xuất khẩu (hàng sản xuất tại Việt nam và hàng có nguồn gốc nhập khẩu hợp pháp):

- Các hàng hoá xuất khẩu có điều kiện thì phải có giấy phép của Bộ Thương mại cho phép, các hàng hoá thuộc sự quản lý chuyên ngành thì phải được cơ quan chức năng cho phép, còn các hàng hoá khác Doanh nghiệp trực tiếp làm thủ tục Hải quan (không phải giấy phép của Bộ Thương mại) và không bị hạn chế về số lượng và trị giá.

- Hải quan làm thủ tục như đối với một lô hàng xuất khẩu, căn cứ vào chính sách mặt hàng và các Luật Thuế liên quan để giải quyết.

- Tại mỗi cửa hàng Hải quan phải mở sổ theo dõi hàng xuất khẩu đưa vào bán tại cửa hàng miễn thuế.

Thủ tục cụ thể :

k Doanh nghiệp nộp cho Hải quan:

- Tờ khai hàng phi mậu dịch xuất khẩu;

- Hoá đơn mua hàng (Hoá đơn Bộ Tài chính);

- Tờ khai nhập khẩu, biên lai thuế nhập khẩu hoặc các chứng từ chứng minh hàng nhập khẩu hợp pháp (đối với hàng đã nhập khẩu lưu thông hợp pháp trên thị trường nội địa).

k Hải quan:

- Kiểm tra hồ sơ; đăng ký tờ khai;

- Kiểm hoá, tính thuế và thông báo thuế (nếu có);

- Xác nhận kiểm hoá, đóng dấu "Đã làm thủ tục hải quan";

- Giám sát hàng đưa vào kho, niêm phong kho;

- Vào sổ theo dõi kho hàng miễn thuế.

2. Hàng nhập khẩu:

2.1 Hàng nhập khẩu của cửa hàng miễn thuế do Hải quan nơi quản lý cửa hàng miễn thuế làm thủ tục và chịu trách nhiệm quản lý từ khi nhập khẩu đến khi thanh khoản hàng bán.

k Doanh nghiệp phải nộp cho Hải quan các giấy tờ sau:

- Văn bản cho phép của Bộ Thương mại hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành (đối với hàng nhập khẩu có điều kiện);

- Tờ khai Hải quan ( mỗi loại hàng cùng tên hàng khai vào một tờ khai ví dụ: Các loại ti vi, các loại cassette được khai riêng vào 02 tờ khai khác nhau; các loại rượu whisky, Cognac được khai riêng vào 02 tờ khai khác nhau , các loại hàng có trị giá nhỏ , mà cùng nhóm hàng như mỹ phẩm được khai vào 01 tờ khai).

- Hợp đồng thương mại (bản sao có xác nhận của Giám đốc doanh nghiệp) hoặc đơn đặt hàng của Doanh nghiệp;

- Hoá đơn mua hàng;

- Vận đơn hàng;

- Bản kê chi tiết hàng.

k Hải quan:

- Kiểm tra hồ sơ và đăng ký tờ khai;

- Kiểm hoá chi tiết số lượng, tên hàng, ký mã hiệu;

- Xác nhận kết quả kiểm hóa, đóng dấu "Hàng được miễn thuế "và dấu " Đã làm thủ tục hải quan" lên tờ khai hải quan;

- Giám sát hàng đã hoàn thành thủ tục hải quan đưa vào kho hàng miễn thuế và niêm phong kho;

- Vào sổ theo dõi kho hàng miễn thuế.

Hải quan cửa khẩu nơi có hàng nhập khẩu của cửa hàng miễn thuế nhập khẩu tạo điều kiện, phối hợp cùng Hải quan nơi quản lý cửa hàng miễn thuế để làm thủ tục nhanh chóng thuận tiện.

2.2 Hàng nhập khẩu của cửa hàng miễn thuế không phải kiểm tra chất lượng (doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm trước Pháp luật), ngoài những giấy tờ đã qui định tại điểm 2.1 nói trên Doanh nghiệp không phải nộp thêm giấy tờ khác.

Doanh nghiệp kinh doanh cửa hàng miễn thuế được nhập khẩu hàng để bán tại cửa hàng miễn thuế phù hợp với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và phải làm thủ tục hải quan theo quy định.

2.3 Hàng bán tại cửa hàng miễn thuế phục vụ đối tượng ưu đãi miễn trừ Ngoại giao được phép nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu của đối tượng ưu đãi Ngoại giao.

- Xe ôtô tay lái thuận, xe gắn máy từ 175cm3 trở xuống, chỉ được phép nhập khẩu xe mới theo đơn đặt hàng trước của đối tượng ưu đãi miễn trừ Ngoại giao, đơn hàng này phải được Hải quan nơi quản lý cửa hàng miễn thuế duyệt về tiêu chuẩn định lượng.

3. Hàng tái xuất:

- Doanh nghiệp có văn bản gửi Hải quan trình bày về nội dung hàng xin tái xuất:

+ Lý do xin tái xuất;

+ Bản kê chi tiết: Số lượng, tên hàng, trị giá;

+ Hàng nhập khẩu theo tờ khai nào, số giấy phép...;

+ Xin tái xuất tại cửa khẩu nào.

- Hải quan cửa hàng miễn thuế xem xét và kiểm tra thực tế giữa hàng hoá và hồ sơ nhập khẩu để xác định đúng là hàng đã nhập khẩu của cửa hàng miễn thuế.

- Hàng hoá nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Thương mại thì khi tái xuất phải có ý kiến đồng ý của Bộ Thương mại.

- Hải quan cửa hàng miễn thuế là đơn vị làm thủ tục và giám sát tái xuất hàng, trong trường hợp cửa khẩu xin tái xuất thuộc địa phương khác thì Hải quan cửa hàng miễn thuế phải giám sát, áp tải tới cửa khẩu xuất và bàn giao cho Hải quan cửa khẩu xuất để hoàn thành thủ tục tái xuất. Sau khi hàng được tái xuất, Hải quan cửa khẩu xuất cuối cùng phải xác nhận, ký, đóng dấu vào tờ khai và gửi trả cho hải quan cửa hàng miễn thuế để thanh khoản.

- Căn cứ bộ hồ sơ tái xuất (có xác nhận thực xuất), Hải quan cửa hàng miễn thuế thanh khoản đối với tờ khai nhập khẩu lô hàng.

4. Hàng chuyển vào bán nội địa:

4.1 Đối với hàng nhập khẩu không phải xin phép Bộ Thương mại:

- Doanh nghiệp phải có văn bản gửi Hải quan, nêu rõ: Lý do xin chuyển hàng vào tiêu thụ nội địa.

- Bản kê chi tiết hàng hoá xin chuyển vào bán nội địa (tên hàng, số lượng, trị giá);

- Tờ khai hàng khi nhập khẩu;

4.2 Đối với hàng nhập khẩu có giấy phép Bộ Thương mại, cơ quan quản lý chuyên ngành:

- Giấy phép của Bộ Thương mại cho phép hàng tiêu thụ nội địa đối với hàng nhập khẩu có điều kiện.

- Văn bản cho phép đối với hàng thuộc loại quản lý của cơ quan chuyên ngành.

- Bản kê chi tiết hàng hoá xin chuyển vào bán nội địa (tên hàng, số lượng, trị giá);

- Tờ khai khi nhập khẩu;

4.3 Thủ tục hải quan:

- Hải quan hướng dẫn Doanh nghiệp khai báo trên tờ khai hàng phi mậu dịch.

- Làm thủ tục hải quan để cho chuyển vào nội địa như đối với lô hàng nhập khẩu.

- Tính thuế và thu thuế đối với hàng chuyển vào nội địa tại thời điểm Doanh nghiệp được phép mở tờ khai hàng nhập khẩu để làm thủ tục chuyển vào nội địa.

- Thanh khoản tờ khai hàng nhập khẩu ban đầu.

5. Hàng hoá cần xử lý, hàng tiêu huỷ tại cửa hàng miễn thuế.

5.1 Đối với hàng đổ vỡ, hư hỏng, kém phẩm chất.

- Hàng đổ vỡ trong quá trình vận chuyển, bốc xếp, thì doanh nghiệp phải lập biên bản và có xác nhận của doanh nghiệp và của Hải quan kiểm hoá hoặc Hải quan áp tải hàng.

- Hàng lưu kho, lưu quầy lâu ngày bị mất phẩm chất, theo đề nghị bằng văn bản của Doanh nghiệp trên cơ sở kiểm tra thực tế hàng hoá.

Cục Hải quan các tỉnh, thành phố cùng Doanh nghiệp tổ chức Hội đồng huỷ bỏ dưới sự giám sát của Hải quan và đại diện doanh nghiệp, lập biên bản huỷ bỏ có xác nhận của đại diện các bên.

5.2 Cục Hải quan các tỉnh, thành phố có quy định cụ thể về việc thực hiện giám sát kiểm tra đối với hàng xử lý và hàng tiêu huỷ của cửa hàng miễn thuế để đảm bảo đúng quy định của Nhà nước.

III. CHẾ ĐỘ BÁN HÀNG:

1. Khi bán hàng nhân viên cửa hàng phải ghi đầy đủ các nội dung cơ bản trong hoá đơn bán hàng:

- Tên người mua hàng;

- Số hộ chiếu người mua, ngày cấp;

- Tên hàng, số lượng, trị giá;

- Ngày, tháng, năm bán hàng;

- Tên người bán hàng.

2. Đối tượng được phép mua hàng, định lượng hàng được phép bán cho mỗi đối tượng phải thực hiện theo đúng các quy định tại Điều 7, 8 của Quyết định 205/1998/QĐ-TTg ngày 19/10/1998 của Thủ tướng Chính phủ.

3. Hoá đơn bán hàng miễn thuế cho mỗi đối tượng mua hàng, Doanh nghiệp cửa hàng miễn thuế phải giao cho Hải quan 01 liên. Sau mỗi ngày bán hàng, Doanh nghiệp phải làm báo cáo bán hàng và giao cho Hải quan cửa hàng miễn thuế một bản (thời gian của một ngày bán hàng do Hải quan và cửa hàng miễn thuế thống nhất qui định).

IV. CHẾ ĐỘ THANH KHOẢN HÀNG:

1. Hàng nhập của cửa hàng miễn thuế (kể cả một lô hàng có nhiều mặt hàng), mỗi loại hàng cùng tên hàng phải khai báo vào riêng một tờ khai để tiện việc theo dõi thanh khoản hàng và quyết toán hàng sau khi bán hết hàng.

Tại mỗi cửa hàng miễn thuế, Doanh nghiệp và Hải quan cửa hàng miễn thuế đều phải có sổ theo dõi hàng nhập kho, xuất kho. Sổ có cột mục để theo dõi về hàng: Tờ khai nhập khẩu (số, ngày tháng năm), tên hàng, số lượng, trị giá...

Mỗi khi có hàng nhập khẩu nhập kho, Doanh nghiệp đều phải lập phiếu nhập kho và giao cho Hải quan cửa hàng miễn thuế 01 liên.

- Việc vào sổ hàng nhập khẩu phải theo từng chương, nhóm, phân nhóm và mã hàng. Nếu hàng cùng loại thì sau khi vào cùng một chương mục trong sổ và cộng dồn để biết hiện tại số lượng loại hàng này có trong kho bao nhiêu.

- Việc vào sổ hàng xuất kho bán tại quầy:

Hàng xuất kho đưa lên quầy đều phải lập phiếu xuất kho và vào sổ ghi rõ nội dung hàng. Hàng xuất kho đưa lên quầy phải phù hợp với phiếu xuất kho .

2. - Tại mỗi quầy hàng miễn thuế Doanh nghiệp và Hải quan cửa hàng miễn thuế đều phải có sổ theo dõi hàng nhập khẩu xuất lên quầy, sổ theo dõi bán hàng tương tự như sổ kho nêu trên.

- Sau mỗi tháng, Doanh nghiệp cùng nhân viên Hải quan đối chiếu xác nhận lượng hàng đã bán và lượng hàng tồn quầy. Số liệu các chứng từ bao gồm hoá đơn bán hàng và sổ theo dõi bán hàng phải phù hợp với nhau.

3. Hàng xuất khẩu và hàng nhập khẩu có nguồn gốc hợp pháp bán tại cửa hàng miễn thuế có sổ theo dõi riêng. Việc theo dõi tương tự như hàng nhập khẩu nhập kho và xuất lên quầy.

4. Thanh khoản hàng tồn:

- Hàng nhập khẩu tại cửa hàng miễn thuế được thanh khoản hàng tồn kho trên cơ sở hàng nhập khẩu theo tờ khai.

- Theo quy định tại điểm 2, 3 trên đây thì các tờ khai có cùng một loại hàng nhập khẩu được vào chung một mục trong sổ, trên cơ sở hàng bán, đối chiếu sổ theo dõi quầy và sổ theo dõi kho. Khi số lượng hàng thực bán đúng với số lượng hàng của một tờ khai thì thanh khoản tờ khai nhập khẩu (theo thứ tự tờ khai nhập khẩu trước thanh khoản trước).

- Hàng tháng, Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế cùng cửa hàng miễn thuế đối chiếu để đảm bảo cân đối giữa hàng xuất kho với hàng tồn quầy, hàng đã bán, hàng tái xuất, hàng được phép tiêu thụ nội địa, hàng đổ vỡ hư hỏng, kém phẩm chất phải tiêu huỷ. Đối chiếu giữa hàng xuất kho để xác định hàng còn tồn kho. Trên cơ sở số liệu trên Doanh nghiệp hàng miễn thuế lập báo cáo gửi Cục Hải quan tỉnh, thành phố có xác nhận của Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế.

- Thủ tục thanh khoản:

+ Định kỳ 3 tháng, khi bán hết cùng một loại hàng tương ứng số lượng hàng trong một tờ khai, Doanh nghiệp cửa hàng miễn thuế có văn bản gửi Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi quản lý cửa hàng miễn thuế xin thanh khoản hàng, văn bản này có xác nhận của Hải quan cửa hàng miễn thuế (Tuỳ điều kiện thực tế tại địa phương Cục hải quan tỉnh, thành phố qui định đơn vị Hải quan có thẩm quyền thanh khoản).

+ Cục Hải quan các tỉnh, thành phố kiểm tra và duyệt cho phép thanh khoản. Sau khi thanh khoản xong, Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế ký đóng dấu hàng 'Đã thanh khoản" lên tờ khai hải quan.

5. Thời hạn hàng nhập khẩu bán tại cửa hàng miễn thuế:

Để đảm bảo cho công tác theo dõi, thanh khoản hàng nhập khẩu bán tại cửa hàng miễn thuế, nếu hàng quá 2 năm (24 tháng kể từ ngày nhập khẩu) không bán được thì Doanh nghiệp phải làm thủ tục tái xuất hoặc tiêu thụ nội địa. Cục Hải quan tỉnh, thành phố có thể xem xét gia hạn nhưng thời gian gia hạn không quá 1 năm.

V. NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ KHO HÀNG MIỄN THUẾ:

1. Hoạt động kho hàng miễn thuế phải chịu sự kiểm tra giám sát quản lý của Hải quan quản lý hàng miễn thuế. Hàng nhập khẩu, hàng xuất khẩu nhập kho để bán tại cửa hàng miễn thuế phải hoàn thành thủ tục hải quan trước khi nhập kho.

2. Mỗi lần hàng nhập kho hoặc xuất kho, Doanh nghiệp phải lập phiếu nhập kho hoặc phiếu xuất kho và giao cho Hải quan quản lý hàng miễn thuế 01 liên. Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế giám sát việc đưa hàng vào kho, giám sát việc đưa hàng lên quầy và vào sổ nhập kho, hoặc xuất kho, nhập quầy. Trước khi hàng xuất lên quầy để bán, hàng hoá phải được dán tem theo quy định của Bộ Tài chính.

3. Kho hàng miễn thuế phải thực hiện chế độ niêm phong hải quan theo qui định.

4. Hàng tháng Doanh nghiệp phải lập báo cáo quyết toán hàng tồn kho và phải có xác nhận của Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế. Định kỳ hàng quý, năm, Doanh nghiệp phải kiểm kê kho hàng có sự giám sát của Hải quan và lập báo cáo quyết toán hàng tồn gửi Tổng cục Hải quan có xác nhận của Cục Hải quan tỉnh, thành phố.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Sáu tháng một lần, Cục Hải quan các tỉnh, thành phố tổ chức kiểm tra việc thanh khoản tờ khai, kiểm tra đối chiếu sổ sách, phiếu xuất kho, nhập kho, nhập quầy, hoá đơn bán hàng, báo cáo ngày, tháng, quí. Sau khi kiểm tra, báo cáo kết quả về Tổng cục Hải quan.

2. Trong quá trình quản lý cửa hàng miễn thuế nếu phát hiện nhân viên của cửa hàng vi phạm quy định bán hàng, đưa hàng vào nội địa tiêu thụ; nhân viên Hải quan có hành vi vi phạm trong việc mua hàng tại cửa hàng miễn thuế hoặc có hành vi lợi dụng chức năng, quyền hạn để bao che, thông đồng với những nhân viên tiêu cực đưa hàng vào nội địa tiêu thụ, bán hàng sai đối tượng quy định... đều phải được lập biên bản tại chỗ, nhanh chóng làm rõ tính chất, mức độ vi phạm để xử lý.

Doanh nghiệp vi phạm quy định tại Quyết định 205/1998/QĐ-TTg ngày 19/10/1998 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư này thì tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh, thành phố phải báo cáo Tổng cục Hải quan để có thể ra quyết định tạm thời đình chỉ hoạt động của cửa hàng miễn thuế.

VII. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH:

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Các quy định trước đây trái với quy định tại Thông tư này đều bị bãi bỏ.

Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh, thành phố có cửa hàng miễn thuế chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo và thực hiện Quyết định 205/1998/QĐ-TTg ngày 19/10/1998 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư này.

 

Nguyễn Văn Cầm

(Đã ký)

 

THE GENERAL DEPARTMENT OF CUSTOMS
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------

No. 10/1998/TT-TCHQ

Hanoi, November 19, 1998

 

CIRCULAR

GUIDING CUSTOMS PROCEDURES FOR DUTY-FREE SHOPS' OPERATION UNDER THE REGULATION ISSUED TOGETHER WITH DECISION No.205/1998/QD-TTg OF OCTOBER 19, 1998 OF THE PRIME MINISTER

A. GENERAL PROVISIONS

1. Import goods sold at duty-free shops shall be exempt from import tax, special consumption tax and value added tax but must be sold to the right objects and in fixed quantities.

Export goods sold at duty-free shops must comply with the commodity policy and the relevant tax laws and, at the same time, conform to the list of goods registered for duty-free sale as stipulated in the enterprises' certificates of duty- free goods trading qualifications.

2. The personnel of duty-free shops shall only be allowed to sell goods directly to the eligible subjects right at the shops' counters in fixed quantities.

Subjects being crew members shall be entitled to buy duty-free goods collectively at the goods order certified by the shipmaster or ship's representative.

3. Duty-free-shops' operations, including the goods export and/or import for sale, warehousing, goods sale at shops, the sale of re-export goods on domestic market or handling of damaged goods, shall all be subject to inspection, supervision and management by the customs authorities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The locations of duty-free shops must satisfy the requirements of the supervision and management work of the customs authorities. Locations of shops and warehouses as well as working conditions of the customs authorities must be approved by the General Department of Customs at the proposal of the Customs Departments of the provinces or cities where the concerned enterprises apply for the opening of duty free shops.

4.1. For international airports.

- Duty-free shops shall be located in boarding rooms (behind the customs control and passport control area) of departure lounges of international airports so as to sell goods to passengers on exit and in transit.

-Duty-free shops shall be located at arrival lounges of international airports. behind the passport control area and in front of the customs control area so as to sell goods to passengers on entry.

4 2. For international seaports:

Duty-free shops shall be located at international seaports so as to sell goods to passengers on exit and to crew members on board ocean liners (in cases where duty-free shops are located outside the international seaports, the consent of the People's Committees of the provinces and/or cities where such shops are located and the General Department of Customs' approval are required).

4.3. For international land-road border-gates:

Duty-free shops shall be located at international border-gates and in the areas reserved for those passengers who have cleared the exit procedures in order to sell goods to them, provided that they have passports and entry/exit laissez passers. Depending on specific conditions of each border-gate, the concerned provincial/municipal People's Committee shall stipulate the location of duty-free shop at the border-gate, which must, however, satisfy the requirement for customs' supervision and management and be approved by the General Department of Customs.

4.4. For inland duty-fee shops:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- A downtown duty-free shop is a place where products are exhibited and showed, transactions are made and sale invoices are issued to passengers awaiting departure. Such a shop must encompass also an area for the direct delivery of goods to passengers who have cleared the exit procedures. The area of goods delivery shall be the boarding room of departure lounge of an international airport or seaport. The area of goods delivery must be approved by the provincial/ municipal Customs Department.

4.5. Duty-free shops at international airports or seaports may open kiosks for on-spot sale of goods to passengers awaiting departure or crew members on board the ships anchoring at ports. The General Department of Customs shall provide detailed guidance for such activities.

B. SPECIFIC PROVISIONS ON CUSTOMS PROCEDURES

I. PROCEDURES FOR EXAMINING THE OPERATION QUALIFICATIONS OF DUTY-FREE SHOPS

- A dossier to be supplied by an enterprise to the provincial/municipal Customs Department shall include:

+ An application for the opening of duty-free shop(s).

+ Documents proving the right to own or use shop(s), warehouse(s) and diagram on the locations of the whole system of shop(s) and warehouse(s).

- The provincial/municipal Customs Department shall examine the following specific conditions:

+ The qualification of the warehouse and shop system.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ The shop(s) being located in the right place(s) as prescribed.

If the above-said conditions are satisfied, the provincial/municipal Customs Department shall issue the enterprise a certificate of qualifications and report thereon to the General Department of Customs

II. CUSTOMS PROCEDURES RELATED TO GOODS SOLD AT DUTY-FREE SHOPS

1. For export goods (goods made in Vietnam and goods from lawful import sources):

- For goods subject to conditional export, the Ministry of Trade s permit is required, for goods subject to specialized management, permission from the functional agency is required; and for other Goods, the concerned enterprise shall fill the customs procedures itself (without having to obtain a Trade Ministry's permit) and shall not be subject to restrictions on goods quantity and value.

- The customs authority shall clear customs procedures as for a lot of export goods, based on the commodity policy and relevant tax laws.

- For each duty-free shop, the customs authority shall have to open a book for the control of export goods brought for sale thereat.

Concrete procedures:

* The enterprise shall submit to the customs authority:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- A goods purchase invoice (according to form issued be the Ministry of Finance);

- An import declaration, import tax receipt or other documents proving that the goods are imported lawfully (for import goods lawfully circulated on the domestic market).

* The customs authority shall:

- Examine dossiers and register declarations;

- Inspect the goods, calculate taxes and issue tax notices (if any):

- Certify the goods inspection and affix the "customs clearance" stamp.

- Supervise the warehousing of goods and seal up warehouse(s);

- Make book entry for the control of warehouse(s) of duty-free goods.

2. For import goods:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



* The enterprise shall have to submit to the custom authority the following papers:

- A permit issued by the Ministry of Trade or the specialized management agency (for goods subject to conditional import):

-The customs declarations (each category of goods with the same name shall be stated in the same declaration form, for example: televisions and cassettes of different kinds shall be declared in two different declaration forms: whisky and cognac of different kinds shall be declared in two different declaration forms; goods of small value but of the same category like cosmetics shall be declared in the same declaration form).

- The commercial contract (a copy with certification of the enterprise's Director) or the enterprise's goods order.

- Goods purchase invoice(s).

- Bill(s) of lading;

- Goods catalogue(s).

* The customs authority shall:

- Examine dossiers and register declarations:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Certify the goods inspection results, affix the "duty-free goods" and "customs clearance" stamps on the customs declarations:

- Supervise the warehousing of goods which have gone through the customs procedures, and seal up warehouse(s):

- Make book entry for the control of warehouse(s) of duty-free goods.

Customs authorities at border-gates through which duty-free goods of duty-free shops are imported shall create conditions and coordinate with customs authorities in charge of duty-free shops in quickly and conveniently clearing customs procedures for the goods.

2.2. Import goods of duty-free shops shall not be subject to quality control (the concerned enterprise shall take responsibility therefor before law), and beside the papers stipulated in Point 2.1 above. the enterprise shall not have to submit any other papers.

Enterprises doing business with duty-free shops shall be entitled to import goods for sale thereat in line with their business registration certificates and shall have to fill customs procedures as prescribed.

2.3. Duty-free shops in service of diplomatic immunity subjects shall be entitled to import goods for the sale thereat to meet the demand of those subjects.

- Only brand-new automobiles of left-hand drives and motorbikes of 175 cm3 or under shall be imported but at the advance orders of diplomatic immunity subjects. which must be approved by the customs authority in charge of duty-free shops in term of their quantities.

3. For re-export goods:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ The reasons for re-export:

+ The goods catalogue: their quantity(ies), names and value:

+ The goods imported under which declaration form and the serial number of the permit....

+ The border-gate where the goods shall be re- exported.

- The customs authority in charge of duty-free shops shall consider and compare the goods actually imported with the import dossier so as to determine that they are the goods imported by the duty-free shops.

- For the re-export of goods which have earlier been imported according to the Ministry of Trade's permits, the Trade Ministry's approval is required.

- The customs authority in charge of duty-free shops shall clear customs procedures and supervise the re-export of goods: in cases where the re-export border-gate belongs to another locality the customs authority in charge of duty-free shops shall have to supervise and escort the goods to the re-export border gate the hand them over to the border-gate customs authority for completion of the re-export procedures. After the goods have been re- exported, the customs authority at the final re- export border-gate shall have to make certification, affix signature and stamp on the declarations and forward them back to the customs authority in charge of duty-free shops for liquidation.

- Basing itself on the re-export dossier (with certification of the actual re-export), the customs authority in charge of duty-free shops shall liquidate declarations on the import of the lot of goods.

4. For Goods transferred for sale on domestic market

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- A document, clearly stating the reasons for the transfer of goods for sale on domestic market.

- A catalogue of the goods to be transferred for sale on domestic market (Goods' names, quantities and values).

- The import goods declaration;

4.2. For goods imported under permits granted by the Ministry of Trade or the specialized management agency, the enterprise shall submit to the customs authority:

- The permit issued by the Ministry of Trade allowing the sale of goods on domestic market, for goods subject to conditional import.

- A written approval, for goods subject to the management by the specialized agency;

- A catalogue of goods to be transferred for sale on domestic market (goods names, quantities and values).

- The import goods declaration:

4.3. Customs procedures:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Provide guidance for the enterprise to declare the goods in the non-commercial goods declaration form.

- Clear the customs procedures for the transfer of goods into domestic market as for lots of import goods:

- Calculate and collect taxes levied on goods transferred into domestic market at the time the enterprise is allowed to make an import goods declaration for the fulfillment of customs procedures for the transfer of goods into domestic market.

- Liquidate the initial import goods declaration.

5. For goods which must be dealt with or destroyed at duty-free shops

5.l. For cracked, damaged goods and goods of poor quality.

- For goods cracked in the course of transport, loading and unloading, the enterprise shall have to make a report with certifications by itself and by the customs authority that inspects the goods or that escorts them.

- For goods left unsold in warehouses and at counters for a long period, thus resulting in the quality deterioration, they shall be dealt with on the basis of the enterprise's written proposal and the actual inspection.

The provincial/municipal Customs Department shall, together with the enterprise, organize a council for goods destruction supervised by the customs authority and enterprise's representative, and make a record on destruction to be certified by representatives of the concerned parties.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



III. THE GOODS SALE REGULATIONS

1. When selling goods, the duty-free shops’ personnel shall have to write down the following basic contents on sale invoices:

The purchaser's name:

- The serial number of the purchaser's passport and the date of its issue;

- The goods names, quality and value:

- The date of the sale of goods;

The goods seller's name.

2. Subjects entitled to purchase goods and the fixed quantity of goods allowed to be sold to each subject must comply with the provisions in Articles 7 and 8 of Decision No.205/1998/QD-TTg of October 19, 1998 of the Prime Minister.

3. The enterprise doing business with duty-free shops shall have to give the customs authority a copy of the goods sale invoice it has given to each goods purchaser. After every sale day, the enterprise shall have to make a sale report and submit a copy thereof to the customs authority in charge of duty-free shops (a sale day time shall be agreed upon by the customs authority and the duty-free shops).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. For import goods of duty-free shops (including a lot of goods of different categories), each category of goods with the same name shall be declared in a separate declaration form for convenient supervision of goods liquidation and final settlement after the goods are all sold.

At each duty -free shop, the enterprise and customs authority in charge of the shop shall have to open a book to monitor goods taken in and out of warehouses. Such a book shall include columns for goods supervision in term of the import goods declarations (their serial numbers, dates), good's names, quantities and prices...

Upon each warehousing of import goods, the enterprise shall have to make a warehousing note and give the customs authority in charge of duty-free shops a copy of such note.

- The book entry of import goods must be made according to the chapters, groups, divisions and codes of goods. For goods of the same category, they shall, after being classified in the same column of the book, be accrued so that the figure showing the quantity of the goods in stock is obtained.

-Book entry of goods taken out of warehouses for sale at shops counters;

All goods taken out of warehouses and put at counters must be accompanied with ex-warehouse notes and clearly recorded in book(s). The goods taken out of warehouses and sold at counters must conform with the ex-warehouse notes.

2. At each duty-free shop's counter, the enterprise and customs authority in charge of duty- free shops shall have to open a book to monitor the import goods ex-warehoused to the counter, which is similar to the above-mentioned warehouse book.

- At the end of every month, the enterprise and customs personnel shall make comparison and certify the amount of goods already sold and that of goods left unsold. The figures stated in documents, including sale invoices, and those in sales book must be consistent.

3. Export and import goods of lawful origin which are sold at duty-free shops shall be monitored in separate books. Such monitoring shall be similar to that for the warehoused import goods and the goods ex-warehoused to counters.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



-The unsold import goods at duty-free shops shall be liquidated on the basis of the amount of import goods stated in the customs declarations.

- According to the provisions in Points 2 and 3 above, declarations of the same category of goods shall be included in the same column of book on the basis of the amount of goods already sold and comparison between the sales book and the warehouse book. If the amount of actually sold goods in consistent with the goods amount stated in the declaration form, the import declaration shall be liquidated (following the order that the first import declaration shall be liquidated first).

-Every month, the customs authority in charge of duty-free shops shall, together with the shops, make comparison to ensure balance between the ex-warehoused goods, unsold goods, already sold goods, re-exported goods, goods allowed to be sold on domestic market, cracked and damaged goods and goods destroyed due to poor quality. The comparison of ex-warehoused goods is made to determine the goods in stock. On the basis of the above data, the enterprise doing business with duty-free shops shall make a report and submit it to the provincial/ municipal Customs Department alter getting certification thereof from the customs authority in charge of duty-free shops.

Liquidation procedures:

+ Every 3 months, upon the full sale of goods of the same category corresponding to the amount of goods stated in the same declaration form, the duty-free shop enterprise shall send to the provincial/ municipal Customs Department that manages its duty-free shops a document asking for the liquidation of the goods; such document is certified by the customs authority in charge of duty-free shops (depending on the specific conditions of the locality. the provincial/ municipal Customs Department shall determine the customs authority competent to make the liquidation).

The provincial/municipal Customs Departments shall inspect and approve the liquidation. After liquidation, the customs authority in charge of duty-free shops shall affix the "already liquidated" stamp on the customs declarations.

5. Time-limit for sale of import goods at duty-free shops

To ensure the supervision and liquidation of import goods sold at duty-free shops, if after 2 years (24 months from the date of import) the goods remain unsold, the enterprise shall have to fill the procedures for their re-export or consumption on domestic market. The provincial/municipal Customs Department may consider the extension of this time -limit but such an extension must not exceed 1 year.

V. PROVISION ON DUTY-FREE GOODS WAREHOUSES

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. For each time of warehousing or ex-warehousing goods, the enterprise shall have to make a warehousing goods, the enterprise shall have to make a warehousing or ex-warehousing note and deliver a copy of it to the customs authority in charge of duty-free shops. The customs authority in charge of duty-free shops shall supervise the warehousing of goods, the ex-warehousing of goods to counters and make book entry of the goods warehoused, ex-warehoused as well as the goods sold at counters. Before the goods are ex-warehoused to counters for sale, they must be stamped as prescribed by the Ministry of Finance.

3. The duty-free goods warehouses shall have to comply with the regulations on customs sealing-up.

4. Every moth, the enterprise shall have to make a final settlement report on unsold goods, which must be certified by the customs authority in charge of duty-free shops. Every quarter and year, the enterprise shall have to inventory the goods warehouses under the customs supervision and make final settlement reports on goods in stock and submit them to the General Department of Customs after getting certification thereof from the provincial/municipal Customs Department.

VI. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. Once every six months, the provincial/municipal Customs Departments shall organize the inspection of the liquidation of declaration, examine and compare books, ex-warehousing and warehousing notes, notes on goods reception at counters, sale invoices, and daily, monthly and quarterly reports. The inspection results shall be reported to the General Department of Custom.

2. In the course of management of duty-free shops. if it is detected that any staff member of a shop breaches the goods sale regulations or brings goods into domestic market for sale; any customs officer commits act of violation in goods purchase at duty-free shops or abuses his/her functions and/or power to cover, act in complicity with persons with negative attitudes to bring goods to domestic market for sale or to sell goods to wrong subjects... such breaches or violations shall be recorded in minutes on spot while their nature and seriousness shall be quickly determined for handling.

Enterprises that violate the provisions of Decision No. 205/1998/QD-TTg of October 19, 1998 of the Prime Minister and this Circular shall , depending on the seriousness of their violations, be subject to administrative sanctions or examination for penal liability. The directors of the provincial/municipal Customs Departments shall report violations to the General Department of Customs so that the latter may issue decisions on the temporary suspension of operation of duty-free shops.

VII. IMPLEMENTATION PROVISIONS

This Circular takes effect from the date of its signing.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The directors of Customs Departments of the provinces and cities where duty-free shops are located shall have to organize and direct the implementation of Decision No. 205/1998/QD-TTg of October 19, 1998 of the Prime Minister and this Circular and implement them.

 

 

FOR THE GENERAL DIRECTOR OF CUSTOMS
DEPUTY GENERAL DIREC




Nguyen Van Cam

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 10/1998/TT-TCHQ ngày 19/11/1998 hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hoạt động cửa hàng kinh doanh hàng miễn thuế theo Quy chế ban hành tại quyết định 205/1998/TT-TCHQ do Tổng cục Hải quan ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.401

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.9.141
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!