Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 07-BYT/TT Hành nghề y dược tư nhân lĩnh vực hành nghề y tư nhân hướng dẫn Pháp lệnh 6-CP

Số hiệu: 07-BYT/TT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Y tế Người ký: Lê Ngọc Trọng
Ngày ban hành: 30/04/1994 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ Y TẾ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 07-BYT/TT

Hà Nội, ngày 30 tháng 4 năm 1994

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ Y TẾ SỐ 7-BYT/TT NGÀ Y 30-4-1994 HƯỚNG DẪN VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LỆNH HÀNH NGHỀ Y, DƯỢC TƯ NHÂN VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 6-CP NGÀY 29-02-1994 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CỤ THỂ HOÁ MỘT SỐ ĐIỀU CỦA PHÁP LỆNH HÀNH NGHỀ Y, DƯỢC TƯ NHÂN THUỘC LĨNH VỰC HÀNH NGHỀ Y TƯ NHÂN 

Căn cứ Pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân và Nghị định số 6-CP ngày 29-1-1994 của Chính phủ về cụ thể hoá một số điều của Pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân, Bộ Y tế hướng dẫn chi tiết việc hành nghề y tư nhân như sau :

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Hình thức tổ chức hành nghề y tư nhân bao gồm:

- Bệnh viện tư nhân;

- Phòng khám bệnh đa khoa hoặc chuyên khoa;

- Phòng khám chữa răng và làm răng giả;

- Phòng xét nghiệm, thăm dò chức năng;

- Phòng chiếu, chụp X quang;

- Cơ sở giải phẫu thẩm mỹ;

- Cơ sở dịch vụ điều dưỡng và phục hồi chức năng;

- Nhà hộ sinh tư;

- Cơ sở dịch vụ kế hoạch hoá gia đình: đặt vòng tránh thai, hút điều hoà kinh nguyệt, biện pháp đình sản không dùng dao cho nam giới và tư vấn về kế hoạch hoá gia đình;

- Cơ sở dịch vụ y tế tiêm, chích, thay băng.

2. Công chức, viên chức tại chức trong bộ máy Nhà nước, sĩ quan tại ngũ trong lực lượng vũ trang nhân dân không được phép tham gia thành lập hoặc quản lý bệnh viện tư nhưng được phép hành nghề y tư nhân ngoài giờ làm việc dưới các hình thức tổ chức khác theo quy định tại mục I.1, nếu các đối tượng đó được Thủ trưởng cơ quan đồng ý cho phép.

3. Quyền sở hữu về cơ sở vật chất, Quyền thừa kế về tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của chủ cơ sở hành nghề y tư nhân được Nhà nước bảo hộ.

4. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho người đăng ký hành nghề y tư nhân ở các vùng cao, vùng núi, hải đảo, vùng xa xôi hẻo lánh.

5. Người đăng ký hành nghề y tư nhân phải nộp lệ phí thẩm định theo quy định của Bộ Y tế và Bộ Tài chính.

II. TIÊU CHUẨN, ĐIỀU KIỆN ĐỐI VỚI TỪNG LOẠI HÌNH THỨC TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ Y TƯ NHÂN VÀ PHẠM VI CHUYÊN MÔN ĐƯỢC HÀNH NGHỀ

1. Tiêu chuẩn và phạm vi chuyên môn được hành nghề y tư nhân của người đăng ký hành nghề y tư nhân :

Ngoài các tiêu chuẩn của người đăng ký hành nghề y tư nhân được quy đinh tại điều 6, điều 11 của Pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân và giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn sức khoẻ, người đăng ký hành nghề y tư nhân phải có các tiêu chuẩn chuyên môn cụ thể cho từng loại hình thức tổ chức hành nghề y tư nhân như sau:

a) Giám đốc bệnh viện tư nhân phải là bác sĩ đa khoa hoặc chuyên khoa đã qua thực hành 5 năm liên tục ở các cơ sở khám, chữa bệnh của Nhà nước, được Hội đồng chuyên môn của Sở Y tế kiểm tra xác nhận có đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

b) Người đăng ký các phòng khám đa khoa, chuyên khoa phải là bác sĩ đa khoa hay chuyên khoa đã qua thực hành 5 năm liên tục ở các cơ sở khám, chữa bệnh của Nhà nước hoặc tư nhân.

c) Người đăng ký phòng khám, chữa răng và làm răng giả phải là bác sĩ chuyên khoa răng đã qua thực hành 5 năm liên tục ở cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về chuyên khoa này. Riêng thợ trồng răng đã hành nghề từ năm 1980 trở về trước, có giấy xác nhận của chính quyền địa phương được làm các dịch vụ về răng giả, hàm giả theo quy định trong giấy phép.

d) Người đăng ký phòng xét nghiệm, phòng thăm dò chức năng, phòng chiếu, chụp X quang phải là bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên khoa đã qua thực hành 5 năm liên tục ở các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về chuyên khoa của mình.

đ) Người đăng ký cơ sở giải phẫu thẩm mỹ phải là bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật tạo hình đã qua thực hành 5 năm liên tục ở cơ sở về chuyên khoa này.

e) Người đăng ký các cơ sở dịch vụ điều dưỡng và phục hồi chức năng phải là bác sĩ đã qua thực hành 5 năm liên tục về công tác phục hồi chức năng ở các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hay các cơ sở điều dưỡng.

f) Người đăng ký nhà hộ sinh phải là bác sĩ chuyên khoa sản hoặc nữ hộ sinh trung học đã qua thực hành 5 năm liên tục ở các cơ sở sản khoa.

g) Người đăng ký các cơ sở dịch vụ kế hoạch hoá gia đình phải là bác sĩ chuyên khoa sản đã qua thực hành 5 năm liên tục ở các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về chuyên khoa này.

h) Người đăng ký làm dịch vụ y tế tiêm, chích, thay băng theo đơn của bác sĩ phải là y tá đã qua thực hành 2 năm liên tục ở các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

i) Y sĩ đa khoa hoặc chuyên khoa đã nghỉ hưu ở các vùng núi cao (theo quyết định số 21-UB/QĐ ngày 26-1-1993 của Bộ trưởng Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc và Miền núi) đã qua thực hành 5 năm liên tục ở các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sẽ được đăng ký phòng khám bệnh đa khoa hoặc chuyên khoa nếu đủ tiêu chuẩn và điều kiện khác theo quy định tại thông tư này.

2. Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và kỹ thuật:

a) Đối với bệnh viện tư nhân :

Theo mô hình tổ chức và yêu cầu về cơ sở, trang thiết bị y tế và các điều kiện đảm bảo hoạt động của bệnh viện như đối với một bệnh viện đa khoa hay bệnh viện chuyên khoa của Nhà nước.

b) Đối với các loại hình tổ chức hành nghề y tư nhân khác : Cơ sở phải thoáng khí, đủ ánh sáng, đảm bảo vệ sinh và có các phòng sau:

- Phòng chờ đợi, nhận bệnh nhân.

- Phòng khám bệnh.

- Phòng phẫu thuật, thủ thuật (nếu là phòng khám chuyên khoa, giải phẫu thẩm mỹ và dịch vụ kế hoạch hoá gia đình).

- Phòng hồi sức cấp cứu (Nếu là các cơ sở có tiến hành phẫu thuật, thủ thuật).

- Phòng đẻ nếu là nhà hộ sinh.

- Phòng lưu bệnh nhân.

Mỗi phòng nêu trên có diện tích tối thiểu là 8 m2.

Phải có đầy đủ các trang thiết bị y tế và chất lượng tốt tuỳ theo quy định đối với từng loại hình thức tổ chức.

Nếu là cơ sở dịch vụ tiêm chích, thay băng chỉ cần một phòng diện tích tối thiểu là 6 m2 và đầy đủ các dụng cụ trang thiết bị y tế theo quy định.

III. THỦ TỤC VÀ THẨM QUYỀN CẤP GIẤY PHÉP VÀ GIẤY CHỨNG NHẬN CHO CÁC CƠ SỞ HÀNH NGHỀ Y TƯ NHÂN

A. Thực hiện theo điều 24 Pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân, ngoài ra Bộ Y tế hướng dẫn thêm các thủ tục như sau:

1. Đối với các loại hình tổ chức hành nghề y tư nhân trừ bệnh viện tư nhân:

Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận bao gồm:

- Đơn xin đăng ký hành nghề, trong đơn phải ghi rõ:

+ Họ tên, năm sinh và địa chỉ thường trú của người đăng ký hành nghề.

+ Nội dung chuyên môn xin phép được hành nghề.

+ Biện pháp bảo vệ môi trường.

- Bản sao văn bằng, chứng chỉ chuyên môn có chứng nhận của công chứng Nhà nước.

- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đương sự đăng ký thường trú.

- Giấy xác nhận đã qua thực hành 5 năm ở các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

- Phiếu khám sức khoẻ.

- Giấy cho phép làm ngoài giờ của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị nếu người xin đăng ký hành nghề đang làm việc trong các cơ sở y, dược của Nhà nước.

- Bản diễn giải về địa điểm, cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị kỹ thuật chuyên môn.

2. Đối với hình thức tổ chức bệnh viện tư nhân :

Hồ sơ thủ tục như ở mục III.1 nhưng phải có thêm đề án hoạt động ban đầu (Luận chứng kinh tế kỹ thuật) và điều lệ hoạt động của bệnh viện, trong đề án hoạt động ban đầu phải ghi rõ : vốn phù hợp với quy mô giường bệnh và trang thiết bị chuyên môn phục vụ người bệnh, giải trình về tổ chức và hoạt động của bệnh viện, biện pháp bảo vệ môi trường (cung cấp nước, thải nước, xử lý chất thải, an toàn bức xạ y học...)

B. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề y tư nhân.

1. Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện thành lập bệnh viện tư nhân.

2. Sở Y tế cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện đăng ký hành nghề đối với tất cả các loại hình thức tổ chức hành nghề y tư nhân trừ các loại hình đã quy định tại điểm B.1.

C. Thời hạn của giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề y tư nhân.

1. Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện thành lập bệnh viện tư nhân có giá trị trong 5 năm. Hết thời hạn 5 năm nếu tiếp tục hoạt động, bệnh viện phải làm lại thủ tục để xin gia hạn giấy chứng nhận.

2. Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện đăng ký hành nghề y tư nhân có giá trị trong 3 năm, hết thời hạn 3 năm, nếu tiếp tục hoạt động, cơ sở phải làm lại thủ tục để xin gia hạn giấy chứng nhận.

3. Trong thời gian hoạt động, nếu có sự thay đổi địa điểm thì cơ sở phải làm lại thủ tục để xin đổi giấy chứng nhận mới.

IV. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC CƠ SỞ HÀNH NGHỀ Y TƯ NHÂN

Ngoài quyền và nghĩa vụ của người hành nghề y tư nhân quy định tại chương III của Pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân, điều 16 của nghị định số 6-CP ngày 29-1-1994 của Chính phủ về cụ thể hoá một số điều của Pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân, người hành nghề y tư nhân còn có quyền và nghĩa vụ sau:

1. Được sử dụng tủ thuốc cấp cứu theo quy định để dùng cho bệnh nhân. Không được vừa kê đơn vừa bán thuốc. Không được dùng các loại thuốc, hoá chất đối với khách hàng trái với quy định của Bộ Y tế.

2. Bệnh viện tư nhân được phép tổ chức nhà thuốc bán theo đơn của bệnh viện nhưng thủ tục thành lập nhà thuốc theo quy định của Pháp lệnh Hành nghề y, dược tư nhân.

3. Tự nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân, tham gia đều các sinh hoạt, hoạt động và bồi dưỡng chuyên môn của ngành y tế.

V. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

1. Bộ Y tế và các Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức Hội đồng chuyên môn với sự tham gia của các chuyên viên chuyên khoa đầu ngành, đại diện của Tổng hội y, dược học Việt Nam, Hội y, dược học tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để xét duyệt đơn của người xin đăng ký hành nghề y tư nhân và thẩm định các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế của các cơ sở đó.

2. Bộ Y tế (Vụ Điều trị) và các Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải cử cán bộ chuyên trách theo dõi quản lý hành nghề y tư nhân. Tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số thành phố lớn, Sở Y tế có thể xem xét và trình Uỷ ban Nhân dân thành phố ra quyết định thành lập tổ chức chuyên trách thích hợp để theo dõi quản lý các cơ sở hành nghề y tư nhân trong địa phương.

3. Trong báo cáo định kỳ của các Sở Y tế gửi lên Bộ Y tế phải báo cáo thêm cả phần quản lý hành nghề y tư nhân của địa phương.

4. Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải tổ chức và củng cố hệ thống thanh tra chuyên ngành về khám bệnh, chữa bệnh và tăng cường hoạt động thanh tra tại các cơ sở hành nghề y tư nhân để phát hiện và sử lý các vi phạm theo quy định về sử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế (ban hành kèm theo Nghị định số 341-HĐBT ngày 22-9-1992 của Hội đồng Bộ trưởng, nay là Chính phủ).

5. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với thông tư này đều bãi bỏ.

 

Lê Ngọc Trọng

(Đã ký)

 

THE MINISTRY OF PUBLIC HEALTH
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No: 07-BYT/TT

Hanoi, April 30, 1994

 

CIRCULAR

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF THE ORDINANCE ON PRIVATE MEDICAL AND PHARMACEUTICAL PRACTICE AND DECREE No. 6-CP ON THE 29th OF JANUARY 1994 OF THE GOVERNMENT CONCRETIZING A NUMBER OF ARTICLES OF THIS ORDINANCE IN THE AREA OF PRIVATE MEDICAL PRACTICE

Pursuant to the Ordinance on Private Medical and Pharmaceutical Practice and Decree No-6-CP on the 29th of January 1994 of the Government concretizing a number of articles of this Ordinance, the Ministry of Public Health provides the following details to guide the private medical practice:

I. GENERAL PROVISIONS

1. Private medical practice comprises:

- Private clinics;

- Polyclinical or specialized consulting rooms;

- Dentistry and denture rooms;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- X-ray examination and X-ray photography rooms;

- Aesthetic surgery rooms;

- Establishment for treatment and rehabilitation services;

- Private maternity homes;

- Establishments for birth control services: placing of intra-uterine (contraceptive) device (IUCD), abortion by aspiration, non-scalpel male sterilization and consultancy on family planning.

- Establishments for medical injection, puncture and bandaging services.

2. Employees and public servants in the State apparatus, and active officers in the People's Armed Forces are not allowed to take part in the setting up or management of private clinics but they are allowed to carry out private medical practice outside office hours in other forms of organization as stipulated in Section I.1, if they obtain permission from the heads of their offices.

3. The right to ownership of the material bases, the right to inheritance of properties and the other legitimate rights and lawful interests of the owners of private medical establishments are protected by the State.

4. The State encourages and creates favorable conditions for the registration to conduct private medical practice in the highlands, mountainous regions, offshore islands and other remote areas.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



II. CRITERIA AND CONDITIONS FOR EACH FORM OF PRIVATE MEDICAL PRACTICE AND THE AREAS OF SPECIALITY DEFINED FOR THE PRACTICE

1. Criteria and speciality area for private medical practice of an applicant for private medical practice:

Aside from the criteria set out for an applicant for private medical practice stipulated at Articles 6 and 11 of the Ordinance on Private Medical and Pharmaceutical Practice and a health certificate, a person who applies for private medical practice shall have to meet concrete criteria for the speciality in each form of private medical practice as follows:

a/ The director of a private clinic must be a general practitioner or a specialist doctor with at least five years of continuous practice at a consulting or treatment establishment of the State. He/she must be checked by the professional council of the Medical Service and certified as having the necessary professional qualifications.

b/ The applicant for opening general consulting room or a specialized consulting room must be general practitioner or a specialist doctor with at least five years of continuous practice at State-owned or private consulting or treatment institutions.

c/ The applicant for opening a dentist room or a denture room must be a dentistry doctor with a least five years of continuous practice at a dentist's consulting or treatment in situation. With regard to those denture workers who had practiced their job before 1980 and if this practice is certified by the local administration, they are allowed to provide services on artificial teeth and jaws as prescribed in the operating permit.

d/ The applicant for opening a test laboratory, a functional probe laboratory, an X-ray photography or examination room must be a specialist doctor or pharmacist with at least five years of continuous practice at a consulting or treatment of his/her specialty.

e/ The applicant for opening an aesthetic surgery establishment must be a doctor specializing in plastic surgery with at least five years of continuous practice at establishments of this speciality.

f/ The applicant for opening a convalescence home or a functional rehabilitation center must be a doctor with at least five years of continuous practice in functional rehabilitation at consulting or treatment establishments or convalescence homes.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



h/ The applicant for opening an establishment for birth control services must be an obstetric doctor with at least five years of continuous practice at consulting and treatment establishments of this specialty.

i/ The applicant for providing medical injections or bandaging on the doctor's prescriptions must be a nurse with at least two years of continuous practice at consulting and treatment establishments.

j/ A retired general practitioner of intermediate level or a retired specialized physician of intermediate level in the highlands (as stipulated in Decision No. 21-UB/QD on the 26th of January 1993 of the Minister-Chairman of the Committee for the Ethnic Minorities and the Mountainous Regions) with more than five years of continuous practice at consulting and treatment establishments may apply to open a general or specialized consulting room if he meets the criteria and other conditions stipulated in this Circular.

2. Conditions on material bases, equipment and techniques:

a/ For a private clinic:

It has to be patterned on the model of organization and meet the requirements on material basis, medical equipment and other conditions for the operation of the clinic as is the case with a polyclinic or a specialized clinic of the State.

b/ For other forms of private medical practice: the establishment must be airy, sufficiently lighted, meet the sanitation norms and must be provided with the following rooms:

- A waiting or reception rooms for patients.

- A consulting room.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- A recovery and emergency room (if it is an establishment conducting surgical or manual operations).

- A delivery room (if it is a maternity home).

- A patient retaining room.

Each of the above-mentioned rooms must have a minimum space of eight square meters.

The clinic must have the necessary medical equipment in good conditions depending on the prescriptions for each type of organization.

In the case of an establishment for medical injection or bandaging services, there needs only six square meters of floor space with the necessary equipment and instruments as prescribed.

III. PROCEDURES AND COMPETENCE IN ISSUING LICENSES AND CERTIFICATES TO PRIVATE MEDICAL PRACTICE ESTABLISHMENTS.

A. PURSUANT TO ARTICLE 24 OF THE ORDINANCE ON PRIVATE MEDICAL AND PHARMACEUTICAL PRACTICE, THE MINISTRY OF PUBLIC HEALTH ALSO PROVIDES FOR FOLLOWING PROCEDURES:

1. For all forms of private medical practice, except private clinics:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ The application for medical practice in which the following must be specified:

- Name, date of birth and permanent address of the applicant;

- The content of the specialty the applicant wishes to practice;

- Measures for environmental protection;

- A copy of the diploma or certificate of professional qualifications certified by the State Notary Public.

+ A CV certified by the People's Committee of the commune, ward or township where the applicant wishes to carry out his medical practice.

+ A certificate of at least five years of practice at consulting or treatment establishments.

+ A health certificate.

+ A permit of the head of the office or unit allowing the applicant to work off-hours, it he is working at a medical or pharmaceutical establishment of the State.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. For a private clinic:

The same procedures and file as in Section III. 1 plus a program of initial activities (economic and technical feasibility studies) and operational statute of the clinic. The program of initial activities must specify: the capital corresponding with the number of beds and technical equipment in service of the patients, description of the organization and activities of the clinic, measures for environmental protection (water supply, drainage, waste disposal, medical radioactivity safety...)

B. COMPETENCE IN ISSUING CERTIFICATES OF CRITERIA AND CONDITIONS FOR PRIVATE MEDICAL PRACTICE.

1. The Ministry of Public Health shall issue the certificate of criteria and conditions for opening a private clinic.

V. PROVISIONS ON IMPLEMENTATION

1. The Ministry of Public Health and the health services in the provinces and cities directly under the Central Government shall set up their professional councils composed of head specialists of different specialities, representatives of the Vietnam General Medicine and Pharmacy Association and the medicine and pharmacy associations in the provinces and cities directly under the Central Government to consider and approve the applications for opening private medical establishments and examine their material conditions and medical equipment.

2. The Ministry of Public Health (the Treatment Department) and the health services in the provinces and cities directly under the Central Government have to appoint full-time specialized cadres to monitor and manage private medical practice. In Hanoi, Ho Chi Minh City and some other major cities, the health service may propose to the Municipal People's Committee to set up an appropriate specialized organization to monitor and manage the private medical establishments in its locality.

3. The health services in the provinces and cities must include, in their periodical reports to the Ministry of Public Health, a section on the management of private medical practice in their localities.

4. The health services in the provinces and cities directly under the Central Government must set up and strengthen their specialized system of inspection of medical examinations and treatment, and strengthen their inspectoral activities at the private medical establishments in order to detect and handle the violations as prescribed by the regulations on administrative sanctions in the medical service (issued along with Decree No.341-HDBT on the 22nd of September, 1992 of the Council of Ministers, now the Government).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

FOR THE MINISTER OF PUBLIC HEALTH
VICE MINISTER




Professor Le Ngoc Trong

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 07-BYT/TT ngày 30/04/1994 hướng dẫn Pháp lệnh Hành nghề y, dược tư nhân và Nghị định 6-CP-1994 về cụ thể hoá một số Điều của Pháp lệnh Hành nghề y, dược tư nhân thuộc lĩnh vực hành nghề y tư nhân do Bộ Y tế ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


28.418

DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.160.156
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!