Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 21/2005/QĐ-BTS Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Thuỷ sản Người ký: Tạ Quang Ngọc
Ngày ban hành: 25/05/2005 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ THUỶ SẢN
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 21/2005/QĐ-BTS

Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH TIÊU CHUẨN CHỨC DANH VIÊN CHỨC CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ TRONG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC NGÀNH THỦY SẢN

BỘ TRƯỞNG BỘ THUỶ SẢN

Căn cứ Nghị định số 43/2003/NĐ-CP ngày 02 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thủy sản;
Để xác định nhiệm vụ, trách nhiệm và yêu cầu trình độ theo từng chức danh viên chức trong doanh nghiệp nhà nước ngành Thủy sản;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Tiêu chuẩn cấp Ngành: 28TCN 224: 2005: Chức danh viên chức chuyên môn, nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước ngành Thủy sản làm căn cứ bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng có hiệu quả đội ngũ viên chức trong các doanh nghiệp nhà nước của Ngành.

Điều 2. Tiêu chuẩn này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Các quy định trước đây trái với những quy định trong Tiêu chuẩn này đều bãi bỏ.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ; Thủ trưởng các Vụ, Cục; Thanh tra Bộ; Thủ trưởng các đơn vi trực thuộc Bộ; Giám đốc các Sở Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quản lý thủy sản; Giám đốc các doanh nghiệp nhà nước của ngành Thủy sản và các đơn vị khác có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Tạ Quang Ngọc

(Đã ký)

 

TIÊU CHUẨN NGÀNH THỦY SẢN

28 TCN 224: 2005

CHỨC DANH VIÊN CHỨC CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ TRONG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC NGÀNH THỦY SẢN

LỜI NÓI ĐẦU

28 TCN 224: 2005 (Chức danh viên chức chuyên môn, nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước Ngành Thủy sản) dó Vụ Tổ chức Cán bộ biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ đề nghị, Bộ Thủy sản ban hành theo Quyết định số 21/2005/QĐ-BTS ngày 25 tháng 5 năm 2005.

CHỨC DANH VIÊN CHỨC CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ TRONG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC NGÀNH THỦY SẢN

1. Phạm vi áp dụng

1.1. Tiêu chuẩn này quy định các loại chức danh và nội dung tiêu chuẩn các chức danh viên chức chuyên môn, nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước của Ngành Thủy sản.

1.2. Đối với các chức danh viên chức khác được sử dụng trong doanh nghiệp không thuộc các chức danh chuyên môn, nghiệp vụ của Ngành Thủy sản; doanh nghiệp tham khảo quy định của các Bộ, ngành khác để xây dựng tiêu chuẩn cho phù hợp với đặc điểm, tình hình của doanh nghiệp mình.

1.3. Tiêu chuẩn này khuyến khích áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác hoạt động trong Ngành Thủy sản.

2. Danh mục các chức danh viên chức

Danh mục và việc sử dụng các chức danh viên chức chuyên môn, nghiệp vụ trong các loại hình doanh nghiệp nhà nước của Ngành Thủy sản theo quy định trong Bảng 1.

Bảng 1. Danh mục chức danh viên chức chuyên môn, nghiệp vụ

STT Chức danh Loại hình doanh nghiệp

 Tổng công ty Công ty hạng I Công ty hạng II Công ty hạng III

I. Ngạch nghiệp vụ

1 Cán sự + + + +

2 Chuyên viên + + + +

3 Chuyên viên chính + + + 

4 Chuyên viên cao cấp +

II Ngạch kỹ thuật

5 Kỹ thuật viên nuôi trồng thủy sản + + + +

6 Kỹ sư nuôi trồng thủy sản + + + +

7 Kỹ sư chính nuôi trồng thủy sản + + + 

8 Kỹ sư cao cấp nuôi trồng thủy sản +

9 Kỹ thuật viên khai thác thủy sản + + + +

10 Kỹ sư khai thác thủy sản + + + +

11 Kỹ sư chính khai thác thủy sản + + + 

12 Kỹ sư cao cấp khai thác thủy sản +

13 Kỹ thuật viên chế biến thủy sản + + + +

14 Kỹ sư chế biến thủy sản + + + +

15 Kỹ sư chính chế biến thủy sản + + + 

16 Kỹ sư cao cấp chế biến thủy sản +

3. Quy định chung

Viên chức chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định tại Bảng 1 phải thực hiện đúng những quy định sau đây:

3.1. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Bộ Luật Lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và văn bản quy định của Nhà nước về trách nhiệm và nghĩa vụ đối với người lao động.

3.2. Thực hiện đúng các quy định của Luật Thủy sản và quy định khác của Ngành.

3.3. Chấp hành các nội quy và quy định trong doanh nghiệp.

3.4. Thường xuyên học tập để nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, ngoại ngữ, tin học có liên quan đến nhiệm vụ của mình.

3.5. Chức danh viên chức chuyên môn, nghiệp vụ ở ngạch trên phải hiểu biết và thực hiện tốt các chức trách, nhiệm vụ của mình và phải kèm cặp, hướng dẫn được cho những chức danh viên chức cấp dưới cùng ngành nghề. Đồng thời, chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của viên chức nghiệp vụ ở ngạch cao hơn.

3.6. Thực hiện các ý kiến chỉ đạo trong công việc và chịu trách nhiệm trước lãnh đạo phòng, ban và lãnh đạo đơn vị về nhiệm vụ được giao phụ trách.

4. Quy định cụ thể

4.1. Cán sự

Chức trách: Là viên chức chuyên môn, nghiệp vụ trong hệ thống tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nước của Ngành Thủy sản; có nhiệm vụ giúp lãnh đạo các phòng, ban trong việc hướng dẫn, theo dõi và đôn đốc thực hiện một hoặc một số phần việc được phân công thuộc lĩnh vực quản lý sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Nhiệm vụ cụ thể.

1. Xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện một hoặc một số công việc được giao thuộc lĩnh vực quản lý về nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy sản, cơ khí đóng sửa tầu cá, kinh doanh tiêu thụ, kinh tế thủy sản và tổ chức hành chính của doanh nghiệp.

2. Theo dõi, kiểm tra và đôn đốc các đơn vị, bộ phận trực thuộc thực hiện các chính sách, chế độ, điều lệ, quy chế quản lý của Nhà nước, của Ngành và của doanh nghiệp có liên quan đến phần việc được giao.

3. Tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các phần việc được phân công, báo cáo và đề xuất với lãnh đạo các biện pháp phòng ngừa, khắc phục những sai phạm, bất hợp lý trong quá trình sản xuất kinh doanh, góp phần bảo đảm công tác quản lý của doanh nghiệp có hiệu quả.

4. Thực hiện nhiệm vụ thống kê, báo cáo các phần việc được giao; quản lý và lưu trữ hồ sơ, tài liệu theo quy định.

Hiểu biết:

1. Nắm được phương hướng, nhiệm vụ và kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Nắm được các chính sách, chế độ, nguyên tắc thủ tục hành chính của Nhà nước, của Ngành và nội quy, quy định của doanh nghiệp liên quan đến chức trách, nhiệm vụ được giao.

3. Hiểu rõ được hoạt động của các đối tượng quản lý, công việc được giao, các yêu cầu và quy trình giải quyết công việc liên quan; có mối quan hệ phối hợp công tác tốt.

4. Hiểu được cơ cấu, tổ chức bộ máy của doanh nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

5. Viết được các văn bản nghiệp vụ thông thường và biết cách triển khai thực hiện.

6. Xây dựng được nền nếp quản lý, lưu trữ hồ sơ, tài liệu; tổ chức được việc thống kê, báo cáo số liệu đầy đủ và chính xác đúng yêu cầu nghiệp vụ.

Yêu cầu trình độ

1. Tốt nghiệp trung cấp nghiệp vụ chuyên ngành có liên quan.

2. Sử dụng được máy vi tính và các thiết bị văn phòng.

4.2. Chuyên viên

Chức trách: Là viên chức chuyên môn, nghiệp vụ trong hệ thống tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nước của Ngành Thủy sản; có nhiệm vụ giúp lãnh đạo phòng, ban xây dựng chương trình, kế hoạch; chỉ đạo hoặc trực tiếp thực hiện một hoặc một số phần việc được phân công thuộc lĩnh vực quản lý về: kinh doanh tiêu thụ, kế hoạch, tài chính, tổ chức hành chính và các ngạch chuyên môn, nghiệp vụ khác của doanh nghiệp.

Nhiệm vụ cụ thể.

1. Xây dựng chương trình, kế hoạch, chỉ đạo hoặc trực tiếp thực hiện một hoặc một số phần việc thuộc lĩnh vực quản lý được giao.

2. Tham gia xây dựng một số quy chế, quy định, quy trình, quy phạm kỹ thuật, tiêu chuẩn và định mức kinh tế - kỹ thuật về lĩnh vực được phân công.

3. Tổng kết, phân tích, đánh giá tình hình về kết quả thực hiện công việc được giao; báo cáo đề xuất với lãnh đạo các giải pháp, biện pháp khắc phục, điều chỉnh, bổ sung; góp phần bảo đảm công tác quản lý của đơn vị thông suốt và có hiệu quả.

4. Xây dựng các văn bản quy định và hướng dẫn thực hiện trong doanh nghiệp theo lĩnh vực chuyên môn được giao; tham gia biên soạn điều lệ hoạt động, đề án sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực được phân công.

5. Tham gia xây dựng nền nếp quản lý, tổ chức việc thu thập thông tin, thống kê, lưu trữ tài liệu, số liệu đầy đủ, chính xác và kịp thời.

6. Chủ động tổ chức phối hợp công việc với các viên chức nghiệp vụ khác có liên quan.

7. Tham gia biên soạn tài liệu, bài giảng; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho nhân viên cấp dưới trong doanh nghiệp.

Hiểu biết:

1. Nắm được đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, chế độ của Nhà nước, của Ngành Thủy sản thuộc lĩnh vực nghiệp vụ được giao.

2. Nắm vững tình hình, phương hướng, nhiệm vụ và kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

3. Nắm vững các kiến thức cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ và các kiến thức cần thiết khác có liên quan thuộc lĩnh vực được giao.

Nắm được mục tiêu và các đối tượng quản lý, hệ thống các nguyên tắc và cơ chế quản lý, thủ tục hành chính theo quy định.

5. Nắm được những nội đung cơ bản của Luật Thủy sản.

Yêu cầu trình độ:

1. Tốt nghiệp đại học đúng chuyên ngành được phân công phụ trách. Nếu có trình độ đại học khác thì phải qua lớp bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ tương đương đại học chuyên ngành thuộc lĩnh vực đòi hỏi.

2. Qua lớp bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ thủy sản.

3. Có một ngoại ngữ thông dụng trình độ A (đọc, hiểu được sách chuyên môn).

4. Sử dụng thành thạo máy vi tính trong công tác nghiệp vụ.

4.3. Chuyên viên chính

Chức trách: Là viên chức chuyên môn, nghiệp vụ trong hệ thống tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nước của Ngành Thủy sản; có nhiệm vụ giúp lãnh đạo doanh nghiệp chủ trì nghiên cứu, đề xuất và tổ chức thực hiện các công việc tương đối phức tạp được giao thuộc lĩnh vực quản lý về: kinh doanh tiêu thụ, kế hoạch, tài chính, tổ chức hành chính và các ngạch chuyên môn nghiệp vụ khác của doanh nghiệp.

Nhiệm vụ cụ thể.

1. Chủ trì xây dựng chương trình, kế hoạch sản xuất kinh doanh và tổ chức chỉ đạo thực hiện các công việc thuộc lĩnh vực được giao.

2. Chủ trì xây dựng các quy chế, quy định, quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn và định mức kinh tế - kỹ thuật về lĩnh vực được phân công.

3. Viết được các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện trong doanh nghiệp; chủ trì biên soạn các phương án, đề án sản xuất kinh doanh được phân công.

4. Tổng kết, phân tích, đánh giá tình hình quản lý sản xuất kinh doanh của đơn vị; báo cáo, đề xuất với lãnh đạo doanh nghiệp các phương án sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung cơ chế quản lý hoặc phương án sản xuất kinh doanh thuộc lĩnh vực được giao phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp và tình hình thị trường.

5. Chủ trì tổ chức xây dựng nền nếp quản lý về thông tin, thống kê, hồ sơ, lưu trữ, chế độ báo cáo trong doanh nghiệp thuộc lĩnh vực phụ trách.

6. Biên soạn tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ và tổ chức giảng dạy, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho viên chức cấp dưới cùng ngành nghề.

7. Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu các đề tài về quản lý hoặc các công trình phục vụ cho việc phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Hiểu biết.

1. Nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, chế độ của Nhà nước, của Ngành Thủy sản thuộc lĩnh vực được giao và các lĩnh vực khác có liên quan.

2. Nắm vững tình hình sản xuất kinh doanh, phương hướng nhiệm vụ và kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, của Ngành; tình hình thị trường trong và ngoài nước có liên quan.

3. Nắm vững các kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ và các kiến thức khác có liên quan.

4. Nắm vững mục tiêu và đối tượng quản lý, các nguyên tắc và cơ chế quản lý, thủ tục hành chính theo quy định.

5. Có năng lực nghiên cứu khoa học.

Có trình độ tổng hợp, tổ chức chỉ đạo, kiểm tra, phối hợp công tác để thực hiện các công việc được giao.

7. Nắm được Luật Thủy sản.

Yêu cầu trình độ:

1. Tốt nghiệp từ đại học trở lên đúng chuyên ngành được phân công phụ trách. Nếu có trình độ đại học khác thì phải có chứng chỉ đã qua lớp bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ tương đương đại học chuyên ngành thuộc lĩnh vực đòi hỏi.

2. Đã có thời gian công tác ở ngạch chuyên viên không ít hơn 6 năm.

3. Qua khóa bồi dưỡng về quản lý hành chính nhà nước hoặc quản lý doanh nghiệp ở trình độ chuyên viên chính.

4. Có ít nhất một ngoại ngữ thông dụng trình độ B (đọc, nói thông thường).

5. Có đề tài hoặc công trình được áp dụng trong công tác quản lý hoặc phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

4.4. Chuyên viên cao cấp

Chức trách: Là viên chức chuyên môn, nghiệp vụ trong hệ thống tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nước cấp tổng công ty của Ngành Thủy sản; có nhiệm vụ giúp lãnh đạo doanh nghiệp chủ trì nghiên cứu, đề xuất và tổ chức thực hiện các công việc lớn có độ phức tạp rất cao thuộc lĩnh vực quản lý về: kinh doanh tiêu thụ, kế hoạch, tài chính, tổ chức hành chính và các ngạch chuyên môn nghiệp vụ khác của doanh nghiệp.

Nhiệm vụ cụ thể.

1. Chủ trì xây dựng các phương án, đề án chiến lược, kế hoạch trung hạn, dài hạn phát triển doanh nghiệp thuộc lĩnh vực chuyên môn theo từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội của ngành thủy sản và của đất nước.

2. Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các chương trình, dự án triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh trung hạn và dài hạn của doanh nghiệp đã được lãnh đạo thông qua.

3. Chủ trì tổng hợp số liệu, lập báo cáo về tình hình thực hiện của doanh nghiệp đối với lĩnh vực được phân công phụ trách và đề xuất với lãnh đạo các biện pháp phòng ngừa, khắc phục những sai phạm, bất hợp lý trong quá trình sản xuất kinh doanh; góp phần bảo đảm công tác quản lý của đơn vị thông suốt và hiệu quả.

4. Tham mưu cho Ngành xây dựng các dự luật, chính sách, chế độ, cơ chế quản lý sản xuất kinh doanh thuộc lĩnh vực chuyên môn được giao.

5. Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu các đề tài nghiên cứu khoa học về quản lý kinh tế cấp Nhà nước và cấp ngành phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

6. Chủ trì biên soạn các giáo trình, tài liệu chuyên môn, nghiệp vụ và tham gia đào tạo, bồi dưỡng viên chức doanh nghiệp của Ngành.

Hiểu biết

1. Nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, chế độ của Nhà nước, của Ngành Thủy sản thuộc lĩnh vực được giao và các lĩnh vực khác có liên quan.

2. Nắm vững tình hình sản xuất kinh doanh, phương hướng nhiệm vụ và kế hoạch sản xuất kinh doanh của Ngành; tình hình thị trường trong nước và thế giới có liên quan.

3. Có kiến thức sâu, rộng về chuyên môn, nghiệp vụ và các kiến thức cần thiết khác

4. Am hiểu tình hình chính trị, kinh tế xã hội trong nước, của khu vực và trên thế giới.

5. Có khả năng tổ chức chỉ đạo, tổ chức phối hợp, hướng dẫn kiểm tra triển khai công việc đạt hiệu quả cao.

6. Có năng lực nghiên cứu khoa học và tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học quản lý vào việc phát triển doanh nghiệp và của Ngành Thủy sản.

7. Nắm vững Luật Thủy sản và tổ chức triển khai thực hiện trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Yêu cầu trình độ:

1. Có trình độ sau đại học chuyên ngành được phân công phụ trách.

2. Đã có thời gian công tác ở ngạch chuyên viên chính không ít hơn 9 năm.

3. Qua khóa đào tạo về quản lý kinh tế - kỹ thuật và tốt nghiệp Học viện Hành chính quốc gia ở ngạch cao cấp.

4. Có trình độ lý luận chính trị trung - cao cấp.

5. Có ít nhất một ngoại ngữ thông dụng trình độ C (đọc, nói thông thạo).

6. Có các công trình nghiên cứu về khoa học quản lý hoặc về kinh tế kỹ thuật được Hội đồng Khoa học của Ngành công nhận và được áp dụng có hiệu quả.

4.5. Kỹ thuật viên nuôi trồng thủy

Chức trách: là viên chức chuyên môn kỹ thuật, trong hệ thống tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nước của Ngành Thủy sản; chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề kỹ thuật hoặc trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ kỹ thuật ở trình độ trung cấp về nuôi trồng thủy sản ở các công ty, xí nghiệp, trạm, trại nuôi trồng thủy sản.

Nhiệm vụ cụ thể:

1. Trực tiếp thực hiện một số khâu kỹ thuật được giao về giống, thức ăn, phòng trị bệnh, nuôi thương phẩm và thu hoạch đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế.

2. Hướng dẫn công nhân và theo dõi kiểm tra các khâu kỹ thuật đã thực hiện bảo đảm đúng quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn và định mức kinh tế - kỹ thuật trong công nghệ nuôi trồng thủy sản.

3. Đề xuất biện pháp cải tiến lao động trong các phần việc được giao; hướng dẫn công nhân áp dụng các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong các khâu nuôi trồng thủy sản; tổ chức nơi làm việc và sinh hoạt của công nhân hợp lý, khoa học.

4. Lập hồ sơ, tài liệu kỹ thuật và các báo cáo chuyên môn theo quy định của doanh nghiệp.

5. Tham gia hướng dẫn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho công nhân trong doanh nghiệp.

Hiểu biết:.

1. Nắm được phương hướng, nhiệm vụ và kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Nắm vững lý thuyết và thục hành thành thạo kỹ thuật nuôi trồng thủy sản; hiểu biết một số lĩnh vực khác có liên quan như tình hình khí tượng thủy văn, xây dựng công trình nuôi; sửa chữa đơn giản các thiết bị và ngư cụ dùng trong nuôi trồng thủy sản.

3. Nắm được các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, an toàn và vệ sinh lao động đối với người và thiết bị kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản.

4. Có kỹ năng thực hiện các giải pháp kỹ thuật, biết tổ chức triển khai các khâu kỹ thuật nuôi trồng thủy sản ở các công ty, xí nghiệp, trạm, trại nuôi trồng thủy sản.

Yêu cầu trình độ:

1. Tốt nghiệp trung cấp ngành nuôi trồng thủy sản.

2. Sử dụng được máy vi tính và các thiết bị văn phòng.

4.6. Kỹ sư nuôi trồng thủy sản

Chức trách: là viên chức chuyên môn kỹ thuật trong hệ thống tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nước của Ngành Thủy sinh chịu trách nhiệm giải quyết hoặc chỉ đạo thực hiện một số công việc kỹ thuật về nuôi trồng thủy sản ở các công ty, xí nghiệp, trạm, trại nuôi trồng thủy sản.

Nhiệm vụ cụ thể:

1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện các phương án kỹ thuật phục vụ kế hoạch sản xuất được giao đạt chỉ tiêu năng suất, sản lượng, chất lượng và hiệu quả kinh tế.

2. Chỉ đạo thực hiện đúng các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn và định mức kinh tế kỹ thuật trong công nghệ nuôi trồng thủy sản; trực tiếp quan sát, theo dõi sự tăng trưởng của các đối tượng nuôi trồng để phát hiện những hiện tượng bất thường; đề xuất chỉ đạo khắc phục bảo đảm năng suất, sản lượng, chất lượng sản phẩm; bảo vệ môi sinh, môi trường, nguồn lợi thủy sản.

3. Tổng kết kinh nghiệm sản xuất, đề xuất các sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong nghề nuôi trồng thủy sản và phổ biến áp dụng trong doanh nghiệp.

4. Tham gia hoặc trực tiếp nghiên cứu các đề tài khoa học công nghệ nhằm nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng sản phẩm và hiệu quả của nghề nuôi trồng thủy sản.

5. Tham gia biên soạn tài liệu, bài giảng và đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho công nhân và kỹ thuật viên trong doanh nghiệp.

Hiểu biết:

1. Nắm được đường lối, chủ trương, phương hướng phát triển kinh tế và khoa học công nghệ của Ngành có liên quan đến chức trách, nhiệm vụ được giao và phương hướng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Nắm vững các kiến thức cơ bản về công nghệ nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là môi trường sinh thái, sản xuất giống, thức ăn, chế độ chăm sóc, phòng trị bệnh cho các đối tượng nuôi trồng, vận chuyển giống,… Hiểu biết cơ bản một số kỹ thuật có liên quan (công trình thủy lợi ngư cụ, điện, cơ khí,...).

3. Nắm vững nội dung và nghiệp vụ quản lý kỹ thuật; các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn và định mức kinh tế - kỹ thuật trong công nghệ nuôi trồng thủy sản; nắm được các yếu tố bất lợi (thiên tai, dịch bệnh,...) tác động xấu đến tình hình sản xuất để có biện pháp bảo vệ phòng ngừa.

4. Có kỹ năng thực hành kỹ thuật và biết tổ chức triển khai các biện pháp kỹ thuật ở các công ty, xí nghiệp, trạm, trại nuôi trồng thủy sản.

5. Nắm được tình hình kinh tế xã hội có liên quan, các thành tựu khoa học công nghệ về nuôi trồng thủy sản ở trong nước và ngoài nước.

6. Nắm được những nội dung cơ bản của Luật Thủy sản.

Yêu cầu trình độ:

1. Tốt nghiệp đại học khoa nuôi trồng thủy sản.

2. Có một ngoại ngữ thông dụng trình độ A (đọc, hiểu được sách chuyên môn).

3. Biết sử dụng máy vi tính và xử lý thông tin chuyên ngành.

4.7. Kỹ sư chính nuôi trồng thủy sản:

 Chức trách: là viên chức chuyên môn kỹ thuật trong hệ thống tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nước của Ngành Thủy sản; chịu trách nhiệm giải quyết hoặc chủ trì tổ chức thực hiện các công việc kỹ thuật có độ phức tạp cao ở các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản.

Nhiệm vụ cụ thể:

1. Chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện các đề án, phương án cải tiến, đổi mới kỹ thuật và thiết bị công nghệ nhằm bảo đảm thực hiện tốt các kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Tổ chức chỉ đạo thực hiện đúng các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn và định mức kinh tế kỹ thuật trong công nghệ nuôi trồng các đối tượng thủy sản.

3. Tổng kết các phương án, các giải pháp kỹ thuật về nuôi trồng thủy sản nhằm không ngừng cải tiến và đổi mới kỹ thuật, thiết bị công nghệ; cải thiện điều kiện lao động sản xuất của công nhân.

4. Chủ từ nghiên cứu và tham gia hội đồng nghiệm thu các đề tài khoa học công nghệ ở cơ sở. Xây dựng mới hoặc sửa đổi bổ sung các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn và định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.

5. Chủ trì biên soạn giáo trình, tài liệu và trực tiếp tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho kỹ sư, kỹ thuật viên và công nhân kỹ thuật nuôi trồng thủy sản.

6. Kịp thời phát hiện và đề nghị điều chỉnh hoặc đình chỉ (trong phạm vi quyền hạn được giao) các hoạt động khoa học công nghệ trái với quy định hiện hành về quản lý khoa học công nghệ của Nhà nước và chịu trách nhiệm cá nhân về quyết định của mình.

Hiểu biết:

1. Nắm vững đường lối, chủ trương, phương hướng phát triển kinh tế và khoa học công nghệ của Nhà nước và của Ngành Thủy sản có liên quan đến chức trách, nhiệm vụ được giao và phương hướng, nhiệm vụ phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Nắm vững quy trình công nghệ nuôi trồng các đối tượng thủy sản; nắm vững tính năng kỹ thuật, nguyên tắc hoạt động của các thiết bị công nghệ dùng trong nuôi trồng thủy sản; nắm vững các tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật trong công nghệ nuôi trồng các đối tượng thủy sản.

3. Có năng lực điều hành một tập thể lao động kỹ thuật (gồm kỹ sư, kỹ thuật viên, công nhân kỹ thuật) để thực hiện các nhiệm vụ kỹ thuật về nuôi trồng thủy sản.

4. Nắm vững các thành tựu khoa học công nghệ, các thông tin kinh tế kỹ thuật, thị trường thuộc lĩnh vực về nuôi trồng thủy sản ở trong và ngoài nước.

5. Có năng lực nghiên cứu khoa học và tổ chức nghiên cứu giải quyết những vấn đề kỹ thuật trong nuôi trồng thủy.

6. Nắm được Luật Thủy sản.

Yêu cầu trình độ:

1. Tốt nghiệp đại học chuyên ngành nuôi trồng thủy sản.

2. Đã và có thời gian công tác ở ngạch kỹ sư nuôi trồng thủy sản không ít hơn 6 năm.

3. Qua lớp bồi dưỡng về quản lý kinh tế kỹ thuật thủy sản và trung cấp quản lý hành chính nhà nước.

4. Có ít nhất một ngoại ngữ thông dụng trình độ B (đọc, nói thông thường).

5. Có đề án hoặc công trình nghiên cứu khoa học công nghệ được áp dụng có hiệu quả trong doanh nghiệp.

4.8. Kỹ sư cao cấp nuôi trồng thủy sản

Chức trách: là viên chức chuyên môn kỹ thuật đầu ngành về nuôi trồng thủy sản trong hệ thống tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nước cấp tổng công ty của Ngành Thủy sản; giúp lãnh đạo doanh nghiệp chủ trì tổ chức chỉ đạo và thực hiện các nhiệm vụ kỹ thuật có độ phức tạp rất cao trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản và những vấn để kỹ thuật tổng hợp khác có liên quan.

Nhiệm vụ cụ thể:

1. Chủ trì xây đựng và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án kỹ thuật tổng hợp về nuôi trồng thủy sản; trực tiếp xử lý những vấn để kỹ thuật phức tạp nhất của doanh nghiệp hoặc của Ngành liên quan đến hoạt động nuôi trồng thủy sản.

2. Chủ trì tổ chức xét duyệt các quy hoạch nuôi trồng thủy sản trên các loại hình thủy vực, quy hoạch mạng lưới giống quốc gia và các vấn đề khác có liên quan đến nuôi trồng thủy sản; tham gia giám định các sáng kiến, sáng chế, đánh giá kết quả các đề tài nghiên cứu khoa học và tiến bộ kỹ thuật được áp dụng trong sản xuất.

3. Xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật chuyên ngành nuôi trồng thủy sản của doanh nghiệp và của Ngành.

4. Chủ trì nghiên cứu các đề tài khoa học công nghệ và tổng kết kinh nghiệm quản lý sản xuất, quản lý kỹ thuật trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.

5. Trong phạm vi quyền hạn được giao, có quyền điều chỉnh, đình chỉ hoặc đề nghị điều chỉnh, đình chỉ các hoạt động khoa học công nghệ trái với các quy định hiện hành về quản lý khoa học công nghệ của Nhà nước tại doanh nghiệp và chịu trách nhiệm cá nhân về quyết định của mình.

Hiểu biết.

1. Nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách, chế độ và phương hướng phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước và của Ngành Thủy sản.

2. Nắm vững kiến thức chuyên sâu về công nghệ nuôi trồng thủy sản và những kiến thức cơ bản khác có liên quan (nông lâm nghiệp, sinh học, nguồn lợi, môi trường,...).

3. Có kiến thức kinh tế và năng lực tổ chức, chỉ đạo một tập thể lao động kỹ thuật (gồm kỹ sư, kỹ thuật viên của nhiều chuyên ngành) để giải quyết các vấn đề kỹ thuật có độ phức tạp rất cao trong nuôi trồng thủy sản.

4. Nắm vững và vận dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học công nghệ, các ' thông tin kinh tế, thị trường thuộc lĩnh vực nuôi trồng thủy sản ở trong và ngoài nước.

5. Có khả năng chủ trì nghiên cứu các đề tài khoa học công nghệ phức tạp về  nuôi trồng thủy sản.

6. Có năng lực giảng dạy, kỹ năng truyền đạt kiến thức cho các kỹ sư và kỹ thuật viên.

7. Nắm vững Luật Thủy sản và tổ chức triển khai thực hiện trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Yêu cầu trình độ:

1. Có trình độ sau đại học chuyên ngành nuôi trồng thủy sản.

2. Đã có thời gian công tác ở ngạch kỹ sư chính nuôi trồng thủy sản không ít hơn 9 năm.

3. Qua khóa đào tạo về quản lý kinh tế kỹ thuật thủy sản và tốt nghiệp Học viện Hành chính quốc gia ở ngạch cao cấp.

4. Có ít nhất một ngoại ngữ thông dụng trình độ C (đọc, nói thông thạo).

5. Có đề án sáng tạo hoặc công trình nghiên cứu khoa học công nghệ được Hội đồng Khoa học của Ngành thừa nhận và được áp dụng có hiệu quả.

4.9. Kỹ thuật viên khai thác thủy sản

Chức trách: là viên chức chuyên môn kỹ thuật trong hệ thống tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nước của Ngành Thủy sản, chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề kỹ thuật hoặc trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ kỹ thuật ở trình độ trung cấp về khai thác thủy sản ở các công ty, xí nghiệp nhai thác thủy sản.

Nhiệm vụ cụ thể:

1. Thực hiện việc thi công hoặc sửa chữa theo thiết kế các ngư cụ khai thác thủy sản.

2. Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra hoặc trực tiếp thực hiện một số khâu kỹ thuật được giao bảo đảm các hoạt động khai thác được thực hiện đúng quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn và định mức kinh tế - kỹ thuật trong công nghệ khai thác thủy sản.

3. Đề xuất biện pháp cải tiến lao động trong các phần việc được giao; hướng dẫn công nhân áp dụng các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật khai thác; tổ chức nơi làm việc, sinh hoạt của thủy thủ hợp lý, khoa học.

4. Tham gia bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ thuật cho công nhân trong doanh nghiệp.

Hiểu biết:

1. Nắm được phương hướng, nhiệm vụ và kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Nắm vững lý thuyết và thực hành thành thạo kỹ thuật khai thác thủy sản; hiểu biết một số lĩnh vực khác có liên quan như hàng hải, nguồn lợi, ngư trường...

3. Nắm được các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, an toàn và vệ sinh lao động đối với người và thiết bị kỹ thuật dùng trong khai thác thủy sản.

4. Có kỹ năng thực hiện các giải pháp kỹ thuật, biết tổ chức triển khai các khâu kỹ thuật về khai thác thủy sản được giao ở công ty, xí nghiệp.

5. Sử dụng được các trang thiết bi được trang bị trên tầu: rada, định vị, la bàn,...

6. Nắm được những nội dung cơ bản của Luật Thủy sản và các hiệp định song phương về phân định vùng biển giáp ranh giữa Việt Nam và các nước.

Yêu cầu trình độ:

1. Tốt nghiệp trung cấp ngành khai thác thủy sản.

2. Sử dụng được máy vi tính và các thiết bị văn phòng.

4.10. Kỹ sư khai thác thủy sản:

Chức trách: là viên chức chuyên môn kỹ thuật trong hệ thống tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nước của Ngành Thủy sản; chịu trách nhiệm giải quyết hoặc chỉ đạo thực hiện một số công việc kỹ thuật về khai thác thủy sản ở các công ty, xí nghiệp khai thác thủy sản.

Nhiệm vụ cụ thể:

1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện các phương án kỹ thuật phục vụ kế hoạch sản xuất được giao đạt chỉ tiêu năng suất, sản lượng, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế.

2. Tổ chức hướng dẫn và kiểm tra thực hiện các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn và định mức kinh tế - kỹ thuật trong công nghệ khai thác thủy sản; sử dụng máy móc, thiết bị trong khai thác thủy sản; thao tác ngư cụ, kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động, bảo vệ môi sinh, môi trường và nguồn lợi thủy sản.

3. Tổng kết kinh nghiệm sản xuất, đề xuất các sáng kiến cải tiến kỹ thuật về khai thác thủy sản và phổ biến áp dụng trong doanh nghiệp.

4. Tham gia hoặc trực tiếp nghiên cứu các đề tài khoa học công nghệ, đề xuất các giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng sản phẩm và hiệu quả của nghề khai thác thủy sản.

5. Tham gia biên soạn tài liệu, bài giảng và đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho công nhân và kỹ thuật viên khai thác thủy sản trong doanh nghiệp.

Hiểu biết:

1. Nắm được đường lối, chủ trương, phương hướng phát triển kinh tế và khoa học công nghệ của Ngành Thủy sản có liên quan đến chức trách, nhiệm vụ được giao và phương hướng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Nắm vững các kiến thức cơ bản về công nghệ khai thác thủy sản. Hiểu biết cơ bản một số kỹ thuật khác có liên quan (hàng hải, ngư trường, nguồn lợi thủy sản,...).

3. Nắm vững nội dung và nghiệp vụ quản lý kỹ thuật trong quy trình khai thác ở trên biển các đối tượng thủy sản; nắm chắc các tiến bộ kỹ thuật được áp dụng vào thực tiễn sản xuất.

4. Có kỹ năng thực hành kỹ thuật và biết tổ chức triển khai kỹ thuật ở công ty, xí nghiệp khai thác thủy sản.

5. Nắm được những nội dung cơ bản của Luật Thủy sản và các hiệp định song phương về phân định vùng biển giáp ranh giữa Việt Nam và các nước.

6. Nắm được tình hình kinh tế xã hội có liên quan, các thành tựu khoa học công nghệ về khai thác thủy sản ở trong và ngoài nước.

7. Biết sử dụng thành thạo và khai thác tối ưu các trang thiết bị hàng hải.

8. Nắm vững các quy phạm của Đăng kiểm Việt Nam và Ngành Thủy sản; các quy định về an toàn về người và phương tiện trên biển của Việt Nam và các công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết.

9. Nắm được các quy tắc bảo hiểm đối với tầu cá và thuyền viên.

Yêu cầu trình độ:

1 Tốt nghiệp đại học chuyên ngành khai thác thủy sản.

2. Có một ngoại ngữ thông dụng trình độ A (đọc, hiểu được sách chuyên môn).

3. Biết sử dụng máy vi tính và xử lý thông tin chuyên ngành.

4.11. Kỹ sư chính khai thác thủy sản

Chức trách: là viên chức chuyên môn kỹ thuật trong hệ thống tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nước của Ngành Thủy sản; chịu trách nhiệm giải quyết hoặc chủ trì tổ chức thực hiện các công việc kỹ thuật có độ phức tạp cao ở các công ty, xí nghiệp khai thác thủy sản.

Nhiệm vụ cụ thể:

1. Chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch khai thác thủy sản; đề xuất các phương án cải tiến, đổi mới kỹ thuật, thiết bị công nghệ nhằm bảo đảm thực hiện tốt các kế hoạch khai thác thủy sản của doanh nghiệp.

2. Tổ chức chỉ đạo thực hiện đúng các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn và định mức kinh tế kỹ thuật trong công nghệ khai thác thủy sản ở trên biển.

3. Tổng kết các phương án, giải pháp kỹ thuật về khai thác thủy sản nhằm không ngừng cải tiến và đổi mới kỹ thuật, thiết bị công nghệ, cải thiện điều kiện lao động và sinh hoạt của thủy thủ trên tầu cá.

4. Chủ trì nghiên cứu các đề tài khoa học công nghệ ở cơ sở. Xây dựng mới hoặc sửa chữa, bổ sung các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn và định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực khai thác thủy sản.

5. Chủ trì biên soạn giáo trình tài liệu và trực tiếp tham gia đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho kỹ sư, kỹ thuật viên và công nhân khai thác thuỷ sản trong doanh nghiệp.

6. Kịp thời phát hiện và đề nghị điều chỉnh hoặc đình chỉ (trong phạm vi quyền hạn được giao) các hoạt động khoa học công nghệ trái với quy định hiện hành về quản lý khoa học công nghệ của Nhà nước và chịu trách nhiệm cá nhân về quyết định của mình.

Hiểu biết:

1. Nắm vững đường lối chủ trương, phương hướng phát triển kinh tế và khoa học công nghệ của Nhà nước và của Ngành Thủy sản có liên quan đến chức trách, nhiệm vụ được giao và phương hướng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Nắm được Luật Thủy sản và các hiệp định song phương về phân định vùng giáp ranh giữa Việt Nam và các nước.

3. Nắm vững các quy trình công nghệ khai thác thủy sản và một số chuyên ngành kỹ thuật liên quan như hàng hải, ngư trường, sinh học, nguồn lợi thủy sản,...

4. Nắm vững các tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, vật tư và lao động cho một kế hoạch khai thác trên biển.

5. Có năng lực điều hành một tập thể lao động kỹ thuật (gồm kỹ sư, kỹ thuật viên và công nhân kỹ thuật) để thực hiện các nhiệm vụ kỹ thuật khai thác thủy sản.

6. Nắm vững các thành tựu khoa học công nghệ, các thông tin kinh tế kỹ thuật, thị trường thuộc lĩnh vực về khai thác thủy sản ở trong và ngoài nước.

7. Có năng lực nghiên cứu và tổ chức nghiên cứu giải quyết những vấn đề kỹ thuật trong công nghệ khai thác thủy sản.

8. Nắm vững và phân tính được tập tính sinh thái của các đối tượng thủy sản ở ngư trường Biển Đông phục vụ cho kỹ thuật khai thác.

Yêu cầu trình độ:

1. Tốt nghiệp đại học chuyên ngành khai thác thủy sản.

2. Đã có thời gian công tác ở ngạch kỹ sư không ít hơn 6 năm.

3. Qua lớp bồi dưỡng về quản lý kinh tế kỹ thuật thủy sản và trung cấp quản lý hành chính nhà nước.

4. Có ít nhất một ngoại ngữ thông dụng trình độ B (đọc, nói thông thường).

5. Có đề án hoặc công trình nghiên cứu khoa học công nghệ được áp dụng có hiệu quả trong doanh nghiệp.

4.12. Kỹ sư cao cấp khai thác thủy sản

Chức trách: là viên chức chuyên môn kỹ thuật đầu ngành về khai thác thủy sản trong hệ thống tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nước cấp tổng công tycủa Ngành Thủy sản; giúp lãnh đạo doanh nghiệp chủ trì tổ chức chỉ đạo và thực hiện các nhiệm vụ kỹ thuật có độ phức tạp rất cao trong lĩnh vực khai thác thủy sản và những vấn đề kỹ thuật tổng hợp khác có liên quan.

Nhiệm vụ cụ thể:

1. Chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án kỹ thuật tổng hợp về khai thác thủy sản; trực tiếp xử lý các vấn đề kỹ thuật phức tạp nhất của doanh nghiệp hoặc của Ngành liên quan đến hoạt động khai thác thủy.

2. Chủ trì tổ chức xét duyệt các phương án, đề án, luận chứng kinh tế kỹ thuật về đổi mới kỹ thuật và quy trình công nghệ khai thác thủy sản; tham gia giám định các sáng kiến, sáng chế, đánh giá kết quả các đề tài nghiên cứu khoa học và tiến bộ kỹ thuật được áp dụng trong sản xuất.

3. Xây dựng chương trình kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật chuyên ngành khai thác thủy sản của doanh nghiệp và của Ngành.

4. Trong phạm vi quyền hạn được giao, có quyền điều chỉnh, đình chỉ hoặc đề nghị điều chỉnh, đình chỉ các hoạt động khoa học công nghệ trái với các quy định hiện hành về quản lý khoa học công nghệ của Nhà nước tại doanh nghiệp và chịu trách nhiệm cá nhân về quyết định của mình.

Hiểu biết:

1. Nắm vững đường lối, chủ trương chính sách, chế độ và phương hướng phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước và của Ngành Thủy sản.

2. Nắm vững kiến thức chuyên sâu về công nghệ khai thác thủy sản và những kiến thức cơ bản khác có liên quan (cơ khí tầu thuyền, hàng hải, sinh học, ngư trường, nguồn lợi,...).

3. Có kiến thức kinh tế và năng lực tổ chức chỉ đạo một tập thể lao động kỹ thuật (gồm kỹ sư, kỹ thuật viên của nhiều chuyên ngành) để giải quyết các vấn đề kỹ thuật có độ phức tạp rất cao trong khai thác thủy sản.

4. Có khả năng chủ trì nghiên cứu các đề tài khoa học công nghệ phức tạp về khai thác thủy sản.

5. Có năng lực giảng dạy, kỹ năng truyền đạt kiến thức cho các kỹ sư và kỹ thuật viên.

6. Có khả năng đề xuất và tổ chức thực hiện các đề án về hợp tác quốc tế đánh bắt thủy sản trong vùng biển Việt Nam và hợp tác quốc tế đánh bắt ở ngoài vùng biển Việt Nam.

7. Nắm vững và vận dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học công nghệ, các thông tin kinh tế, thị trường thuộc lĩnh vực khai thác thủy sản ở trong và ngoài nước.

8. Nắm vững Luật Thủy sản và tổ chức triển khai thực hiện trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; nắm vững các hiệp định song phương về phân định vùng giáp ranh giữa Việt Nam và các nước.

Yêu cầu trình độ:

1. Có trình độ sau đại học chuyên ngành khai thác thủy sản.

2. Đã có thời gian công tác ở ngạch kỹ sư chính khai thác thủy sản không ít hơn 9 năm.

3. Qua khóa đào tạo về quản lý kinh tế kỹ thuật thủy sản và tốt nghiệp Học viện Hành chính quốc gia ngạch cao cấp.

4. Có ít nhất một ngoại ngữ thông dụng trình độ C (đọc, nói thông thạo).

5. Có đề án sáng tạo hoặc công trình nghiên cứu khoa học công nghệ được Hội đồng Khoa học của Ngành thừa nhận và được áp dụng có hiệu quả.

4.13. Kỹ thuật viên chế biến thủy

Chức trách: là viên chức chuyên môn kỹ thuật trong hệ thống tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nước của Ngành Thủy sản; chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề kỹ thuật hoặc trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ kỹ thuật ở trình độ trung cấp về chế biến thủy sản ở các công ty, xí nghiệp chế biến thủy sản.

Nhiệm vụ cụ thể:

1. Trực tiếp thực hiện một số khâu kỹ thuật được giao như: tiếp nhận nguyên liệu, kiểm tra chất lượng nguyên liệu chế biến, các nguyên vật liệu phụ; chế biến bán thành phẩm và thành phẩm đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế.

2. Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra các khâu kỹ thuật đã thực hiện bảo đảm đúng quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn và định mức kinh tế - kỹ thuật trong công nghệ chế biến thủy sản.

3. Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các quy định về vệ sinh công nghiệp (nhà xưởng, thiết bị, nước thải,...) an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường xung quanh cơ sở chế biến.

4. Đề xuất biện pháp cải tiến lao động trong các phần việc được giao; hướng dẫn công nhân áp dụng các sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong các khâu chế biến; tổ chức nơi làm việc hợp lý, khoa học.

5. Tham gia bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ thuật cho công nhân trong doanh nghiệp.

Hiểu biết:

1. Nắm được phương hướng, nhiệm vụ và kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Nắm vững lý thuyết và thực hành thành thạo kỹ thuật chế biến thủy sản; hiểu biết một số lĩnh vực khác có liên quan như: hóa thực phẩm, vi sinh thực phẩm,…

3. Nắm được các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn và định mức kinh tế - kỹ thuật, an toàn và vệ sinh lao động đối với người, thiết bị kỹ thuật dùng trong chế biến thủy sản.

4. Nắm được các tiêu chuẩn về quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh trong lĩnh vực chế biến thủy sản.

5. Có kỹ năng thực hiện các giải pháp kỹ thuật chế biến thủy sản, biết tổ chức triển khai các khâu kỹ thuật được giao ở công ty, xí nghiệp chế biến thủy sản.

Yêu cầu trình độ:

1. Tốt nghiệp trung cấp ngành chế biến thủy sản hoặc công nghệ chế biến thực phẩm.

2. Sử dụng được máy vi tính và các thiết bị văn phòng.

4.14. Kỹ sư chế biến thủy sản

Chức trách: là viên chức chuyên môn kỹ thuật trong hệ thống tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nước của Ngành Thủy sản; chịu trách nhiệm giải quyết hoặc chỉ đạo thực hiện một số công việc kỹ thuật về chế biến thủy sản ở các công ty, xí nghiệp chế biến thủy sản.

Nhiệm vụ cụ thể:

1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện các phương án kỹ thuật phục vụ kế hoạch sản xuất được giao đạt chỉ tiêu năng suất, sản lượng, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế.

2. Tổ chức hướng dẫn và kiểm tra thực hiện các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn và định mức kinh tế - kỹ thuật trong công nghệ chế biến thủy sản; các quy định về an toàn lao động, an toàn thiết bị, xử lý chất thải công nghiệp, bảo vệ môi trường xung quanh khu vực cơ sở chế biến.

3. Xây dựng nội quy và tổ chức thực hiện bảo đảm đúng các quy định của Nhà nước và yêu cầu của khách hàng về an toàn vệ sinh thực phẩm.

4. Tổng kết kinh nghiệm sản xuất; đề xuất sáng kiến cải tiến kỹ thuật về chế biến thủy sản và phổ biến áp dụng trong doanh nghiệp.

5. Tham gia hoặc trực tiếp nghiên cứu các đề tài khoa học công nghệ; đề xuất các giải pháp kỹ thuật nhằm ổn định và nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm; nghiên cứu mở rộng mặt hàng mới; tổ chức việc áp dụng các quy trình công nghệ mới vào sản xuất.

6. Tham gia biên soạn tài liệu, bài giảng và đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho công nhân và kỹ thuật viên chế biến thủy sản trong doanh nghiệp.

Hiểu biết:

1. Nắm được đường lối, chủ trương phương hướng phát triển kinh tế và khoa học công nghệ kỹ thuật của Ngành có liên quan đến chức trách, nhiệm vụ được giao và phương hướng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Nắm vững các kiến thức cơ bản về công nghệ chế biến thủy sản và tính năng kỹ thuật, nguyên tắc hoạt động của máy móc, thiết bị công nghệ chế biến các sản phẩm thủy sản.

3. Nắm vững các tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật về vật tư, nguyên liệu, chi phí lao động và giá thành cho một đơn vị sản phẩm.

4. Nắm vững các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh cá nhân, an toàn lao động, an toàn thiết bị và bảo vệ môi trường trong sản xuất.

5. Nắm được tình hình kinh tế xã hội có liên quan, các thành tựu khoa học công nghệ về chế biến thủy sản ở trong và ngoài nước.

6. Tham gia biên soạn tài liệu phục vụ công tác đào tạo bồi dưỡng kỹ thuật viên và công nhân kỹ thuật chế biến thủy sản.

7. Nắm được những nội dung cơ bản của Luật Thủy sản.

Yêu cầu trình độ:

1. Tốt nghiệp đại học chuyên ngành chế biến thủy sản hoặc công nghệ chế biến thực phẩm.

2. Có một ngoại ngữ thông dụng trình độ A (đọc, hiểu được sách chuyên môn).

3. Biết sử dụng máy vi tính và xử lý thông tin chuyên ngành.

4.15. Kỹ sư chính chế biến thủy sản

Chức trách: là viên chức chuyên môn kỹ thuật trong hệ thống tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nước của Ngành Thủy sản; chịu trách nhiệm giải quyết hoặc chủ trì tổ chức thực hiện các công vnệc kỹ thuật có độ phức tạp cao về chế biến thủy sản ở cấp công ty, xí nghiệp chế biến thủy sản.

Nhiệm vụ cụ thể:

1. Chủ trì xây dựng và tổ chức thục hiện các đề án, phương án cải tiến, đổi mới kỹ thuật và thiết bị công nghệ nhằm bảo đảm thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Tổ chức chỉ đạo thực hiện đúng các quy trình, quy phạm tiêu chuẩn và định mức kinh tế kỹ thuật trong công nghệ chế biến thủy sản.

3. Tổng kết các phương án, các giải pháp kỹ thuật về chế biến thủy sản nhằm không ngừng cải tiến và đổi mới kỹ thuật, thiết bị công nghệ; tận dụng nguyên liệu, phế liệu tạo thêm nhiều mặt hàng; cải thiện điều kiện lao động và sinh hoạt của công nhân.

4. Chủ trì nghiên cứu các đề tài khoa học công nghệ ở cơ sở. Xây dựng mới hoặc sửa chữa bổ sung các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn và định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực chế biến thủy sản.

5. Chủ trì biên soạn giáo trình tài liệu và trực tiếp tham gia đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho kỹ sư, kỹ thuật viên và công nhân kỹ thuật chế biến thủy sản.

6. Kịp thời phát hiện và đề nghị điều chỉnh hoặc đình chỉ (trong phạm vi quyền hạn được giao) các hoạt động khoa học công nghệ trái với quy định hiện hành về quản lý kỹ thuật của Nhà nước và chịu trách nhiệm cá nhân về quyết định của mình.

Hiểu biết:

1. Nắm vững đường lối chủ trương, phương hướng phát triển kinh tế và khoa học công nghệ của Nhà nước và của Ngành Thủy sản có liên quan đến chức trách, nhiệm vụ được giao và phương hướng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Nắm vững quy trình công nghệ chế biến các sản phẩm thủy sản; nắm vững tính năng kỹ thuật, nguyên tắc hoạt động của máy móc, thiết bị chuyên dùng trong công nghệ chế biến thủy sản.

3. Nắm vững các tiêu chuẩn và định mức kinh tế - kỹ thuật về vật tư, nguyên liệu, lao động cho một kế hoạch sản xuất.

4. Nắm vững các quy định của Nhà nước và yêu cầu của từng thị trường về tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các sản phẩm chế biến thủy sản.

5. Có năng lực điều hành một tập thể lao động kỹ thuật (gồm kỹ sư, kỹ thuật viên, công nhân kỹ thuật) để thực hiện các nhiệm vụ kỹ thuật chế biến thủy sản.

6. Nắm vững các thành tựu khoa học công nghệ, các thông tin kinh tế kỹ thuật, thị trường, giá cả thuộc lĩnh vực chế biến thủy sản ở trong và ngoài nước.

7. Có năng lực nghiên cứu và tổ chức nghiên cứu giải quyết những vấn đề kỹ thuật trong công nghệ chế biến thủy sản.

8. Nắm được Luật Thủy sản.

Yêu cầu trình độ:

1. Tốt nghiệp đại học chuyên ngành chế biến thủy sản hoặc công nghệ chế biến thực phẩm.

2. Đã có thời gian công tác ở ngạch kỹ sư chế biến thủy sản không ít hơn 6 năm.

3. Qua lớp bồi dưỡng về quản lý kinh tế kỹ thuật thủy sản và trung cấp quản lý hành chính nhà nước.

4. Có ít nhất một ngoại ngữ thông dụng trình độ B (đọc, nói thông thường).

5. Có đề án hoặc công trình nghiên cứu khoa học công nghệ được áp dụng có hiệu quả trong doanh nghiệp.

4.16. Kỹ sư cao cấp chế biến thủy sản

Chức trách: là viên chức chuyên môn kỹ thuật đầu ngành về công nghệ chế biến thủy sản trong hệ thống tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nước cấp tổng công ty của Ngành Thủy sản; giúp lãnh đạo doanh nghiệp chủ trì tổ chức chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ kỹ thuật có độ phức tạp rất cao trong lĩnh vực chế biến thủy sản và những vấn đề tổng hợp khác có liên quan.

Nhiệm vụ cụ thể:

1. Chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án kỹ thuật tổng hợp về chế biến thủy sản phục vụ tiêu dùng nội địa và kinh doanh xuất nhập khẩu thủy sản; trực tiếp xử lý các vấn đề kỹ thuật phức tạp nhất của doanh nghiệp hoặc của Ngành liên quan đến hoạt động chế biến thủy sản.

2. Chủ trì tổ chức xét duyệt các phương án, đề án, luận chứng kinh tế kỹ thuật về đổi mới thiết bị và quy trình công nghệ chế biến thủy sản; tham gia giám định các sáng kiến, sáng chế, đánh giá kết quả các đề tài nghiên cứu khoa học và tiến bộ kỹ thuật được áp dụng trong sản xuất.

3. Chủ trì nghiên cứu các đề tài khoa học công nghệ; tham gia quy hoạch xây dựng các nhà máy chế biến thủy sản của Ngành; tham gia xây dựng hệ thống tổ chức kiểm tra chất lượng và vệ sinh thủy sản. Chủ trì hoặc tham gia tổng kết kinh nghiệm quản lý sản xuất, quản lý kỹ thuật trong lĩnh vực công nghệ chế biến thủy sản.

4. Xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật chuyên ngành chế biến thủy sản của doanh nghiệp và của Ngành.

5. Trong phạm vi quyền hạn được giao, có quyền điều chỉnh, đình chỉ hoặc đề nghị điều chỉnh, đình chỉ các hoạt động khoa học công nghệ trái với các quy định hiện hành về quản lý khoa học công nghệ của Nhà nước tại doanh nghiệp và chịu trách nhiệm cá nhân về quyết định của mình.

Hiểu biết:

1. Nắm vững đường lối, chủ trương chính sách, chế độ và phương hướng phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước và của Ngành Thủy sản.

2. Nắm vững kiến thức chuyên môn sâu về công nghệ chế biến thủy sản và những kiến thức cơ bản khác có liên quan (như chế biến thực phẩm, vi sinh học, cơ điện lạnh, xuất nhập khẩu thủy sản và kinh tế thủy sản,...).

3. Có năng lực tổ chức và chỉ đạo một tập thể lao động kỹ thuật (gồm kỹ sư, kỹ thuật viên của nhiều chuyên ngành) để giải quyết các vấn đề kỹ thuật có độ phức tạp rất cao trong chế biến thủy sản.

4. Có khả năng chủ trì nghiên cứu các đề tài khoa học công nghệ phức tạp về chế biến thủy sản.

5. Có năng lực giảng dạy, kỹ năng truyền đạt kiến thức cho các kỹ sư và kỹ thuật viên.

6. Nắm vững và vận dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học công nghệ, các thông tin kinh tế, thị trường thuộc lĩnh vực khai thác thủy sản ở trong và ngoài nước.

7. Nắm vững Luật Thủy sản và tổ chức triển khai thực hiện trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Yêu cầu trình độ:

1. Có trình độ sau đại học chuyên ngành chế biến thủy sản hoặc công nghệ chế biến thực phẩm.

2. Đã có thời gian công tác ở ngạch kỹ sư chính chế biến thủy sản không ít hơn 9 năm.

3. Qua khóa đào tạo về quản lý kinh tế kỹ thuật thủy sản và tốt nghiệp Học viện Hành chính quốc gia ở ngạch cao cấp.

4. Có ít nhất một ngoại ngữ thông dụng trình độ C (đọc, nói thông thạo).

5. Có đề án sáng tạo hoặc công trình nghiên cứu khoa học công nghệ được Hội đồng Khoa học của Ngành thừa nhận và được áp dụng có hiệu quả.

PHỤ LỤC

(QUY ĐỊNH)

1. Bộ Luật Lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được sửa đổi, bổ sung năm 2002.

2. Luật Thủy sản năm 2003.

3. Tiêu chuẩn viên chức chuyên môn, nghiệp vụ mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 04/1998/TT-BLĐTBXH ngày 04/4/1998 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

4. Tiêu chuẩn viên chức chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 21/2005/QĐ-BTS ngày 25/05/2005 về Tiêu chuẩn Chức danh viên chức chuyên môn, nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước ngành Thủy sản do Bộ trưởng Bộ thủy sản ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.993

DMCA.com Protection Status
IP: 18.117.70.132
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!