Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 167/2000/QĐ-BTC Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Trần Văn Tá
Ngày ban hành: 25/10/2000 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SỐ: 167/2000/QĐ-BTC

Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2000

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH SỐ: 167/2000/QĐ-BTC NGÀY 25 THÁNG 10 NĂM 2000 VỀ VIỆC BAN HÀNH CHẾ ĐỘ BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Căn cứ Luật Doanh nghiệp Nhà nước ngày 20 tháng 4 năm 1995;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp số 13/1999/QH10 ngày 12 tháng 6 năm 1999;
Căn cứ Pháp lệnh Kế toán và Thống kê được công bố theo Lệnh số 06-LCT/HĐNN ngày 20/5/1988 của Hội đồng Nhà nước và Điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước ban hành theo Nghị định số 25-HĐBT ngày 18/3/1989 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ);
Căn cứ Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02/3/1993 của Chính phủ quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 178/CP ngày 28/10/1994 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính;
Để đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý kinh tế, tài chính của các doanh nghiệp và các đối tượng có liên quan, theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và Chánh văn phòng Bộ Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Ban hành Chế độ báo cáo tài chính áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế. Hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp, gồm:

- Những quy định chung;

- Hệ thống biểu mẫu báo cáo tài chính;

- Nội dung và phương pháp lập báo cáo tài chính.

Điều 2: Các công ty, Tổng công ty căn cứ vào chế độ báo cáo tài chính doanh nghiệp, tiến hành nghiên cứu, cụ thể hóa và xây dựng hệ thống chế độ báo cáo tài chính phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh, yêu cầu quản lý từng ngành, từng lĩnh vực hoạt động và áp dụng sau khi có sự thỏa thuận đồng ý bằng văn bản của Bộ Tài chính.

Điều 3: Chế độ báo cáo tài chính doanh nghiệp ban hành theo Quyết định này được áp dụng thống nhất trong cả nước kể từ ngày 01/01/2001. Các quy định về chế độ báo cáo tài chính doanh nghiệp ban hành theo Quyết định này thay thế các quy định về hệ thống báo cáo tài chính ban hành theo Quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 và các Thông tư sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT của Bộ Tài chính. Các ngành, các công ty, tổng công ty có chế độ báo cáo tài chính đặc thù đã được Bộ Tài chính chấp thuận hoặc quy định trước đây, phải căn cứ vào chế độ báo cáo tài chính ban hành theo Quyết định này tiến hành sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Điều 4: Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm chỉ đạo, triển khai thực hiện chế độ báo cáo tài chính doanh nghiệp ở các đơn vị trên địa bàn quản lý.

Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán, Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Vụ trưởng Vụ Tài chính ngân hàng và các tổ chức tài chính chịu trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Quyết định này.

 

Trần Văn Tá

(Đã ký)

 

CHẾ ĐỘ BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

(Ban hành theo Quyết định số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25 tháng 10 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

PHẦN THỨ NHẤT

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

I - MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp được lập với mục đích sau:

1- Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nguồn vốn, công nợ, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán.

2- Cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp, đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong kỳ hoạt động đã qua và những dự đoán trong tương lai. Thông tin của báo cáo tài chính là căn cứ quan trọng cho việc đề ra các quyết định về quản lý, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoặc đầu tư vào doanh nghiệp của các chủ doanh nghiệp, chủ sở hữu, các nhà đầu tư, các chủ nợ hiện tại và tương lai của doanh nghiệp.

II - NỘI DUNG CỦA HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1- Báo cáo tài chính quy định cho các doanh nghiệp bao gồm 4 biểu mẫu báo cáo:

- Bảng cân đối kế toán

 

Mẫu số B 01 - DN

- Kết quả hoạt động kinh doanh

 

Mẫu số B 02 - DN

- Lưu chuyển tiền tệ

 

Mẫu số B 03 - DN

- Thuyết minh báo cáo tài chính

 

Mẫu số B 09 - DN

Ngoài ra, để phục vụ yêu cầu quản lý kinh tế, tài chính, yêu cầu chỉ đạo, điều hành, các ngành, các Tổng công ty, các tập đoàn sản xuất, liên hiệp các xí nghiệp, các công ty liên doanh... có thể quy định thêm các báo cáo tài chính chi tiết khác.

2- Nội dung, phương pháp tính toán, hình thức trình bày các chỉ tiêu trong từng báo cáo quy định trong chế độ này được áp dụng thống nhất cho các doanh nghiệp.

Trong quá trình áp dụng, nếu thấy cần thiết, các doanh nghiệp có thể bổ sung, sửa đổi hoặc chi tiết các chỉ tiêu cho phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình, nhưng phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản.

III - TRÁCH NHIỆM, THỜI HẠN LẬP VÀ GỬI BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Tất cả các doanh nghiệp phải lập và gửi báo cáo tài chính theo đúng các quy định của chế độ này. Riêng báo cáo lưu chuyển tiền tệ tạm thời chưa quy định là báo cáo bắt buộc phải lập và gửi nhưng khuyến khích các doanh nghiệp lập và sử dụng báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

1- Thời hạn lập và gửi báo cáo tài chính doanh nghiệp:

Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp phải lập và gửi vào cuối quý, cuối năm tài chính cho các cơ quan quản lý Nhà nước và cho doanh nghiệp cấp trên theo quy định. Trường hợp có công ty con (công ty trực thuộc) thì phải gửi kèm theo bản sao báo cáo tài chính cùng quý, cùng năm của công ty con.

1.1- Báo cáo tài chính quý đối với doanh nghiệp nhà nước:

- Các doanh nghiệp hạch toán độc lập và hạch toán phụ thuộc Tổng công ty và các doanh nghiệp hạch toán độc lập không nằm trong Tổng công ty, thời hạn gửi báo cáo tài chính quý chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày kết thúc quý;

- Đối với các Tổng công ty, thời hạn gửi báo cáo tài chính quý chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày kết thúc quý.

1.2- Báo cáo tài chính năm

a - Đối với doanh nghiệp nhà nước:

- Các doanh nghiệp hạch toán độc lập và hạch toán phụ thuộc Tổng công ty và các doanh nghiệp hạch toán độc lập không nằm trong các Tổng công ty, thời hạn gửi báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính;

- Đối với Tổng công ty, thời hạn gửi báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

b- Đối với các doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, thời hạn gửi báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

c- Đối với các công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các loại hình hợp tác xã, thời hạn gửi báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

1.3- Đối với các doanh nghiệp có năm tài chính kết thúc không vào ngày 31/12 hàng năm thì phải gửi báo cáo tài chính quý kết thúc vào ngày 31/12 và có số luỹ kế từ đầu năm tài chính đến hết ngày 31/12.

2- Nơi nhận báo cáo tài chính

Các loại doanh nghiệp

Thời hạn lập báo cáo

Nơi nhận báo cáo

 

 

Cơ quan tài chính (1)

Cục Thuế

(2)

Cơ quan Thống kê

DN

cấp trên

(3)

Cơ quan đăng ký kinh doanh

1. Doanh nghiệp Nhà nước

Quý, Năm

x

x

x

x

x

2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Năm

x

x

x

 

x

3. Các loại doanh nghiệp khác

Năm

 

x

 

 

x


(1) - Đối với các doanh nghiệp Nhà nước đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải lập và gửi báo cáo tài chính cho Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đối với doanh nghiệp Nhà nước Trung ương còn phải gửi báo cáo tài chính cho Bộ Tài chính (Cục Tài chính doanh nghiệp).

- Đối với các loại doanh nghiệp Nhà nước như: Ngân hàng thương mại, công ty xổ số kiến thiết, tổ chức tín dụng, doanh nghiệp bảo hiểm, công ty kinh doanh chứng khoán phải gửi báo cáo tài chính cho Bộ Tài chính (Vụ Tài chính các ngân hàng và các tổ chức tài chính). Riêng đối với các công ty kinh doanh chứng khoán Nhà nước còn phải gửi báo cáo tài chính cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.

(2) Các doanh nghiệp phải gửi báo cáo tài chính cho cơ quan thuế địa phương. Đối với các Tổng công ty 90 và 91 còn phải gửi báo cáo tài chính cho Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế).

(3) Đối với doanh nghiệp đã thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, phải đính kèm báo cáo kiểm toán vào báo cáo tài chính khi gửi báo cáo tài chính cho các cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp cấp trên.


PHẦN THỨ HAI

HỆ THỐNG BIỂU MẪU BÁO CÁO TÀI CHÍNH

 

Mẫu số B 01 - DN :   Bảng cân đối kế toán

 

 

Mẫu số B 02 - DN :   Kết quả hoạt động kinh doanh

 

 

Mẫu số B 03 - DN :   Lưu chuyển tiền tệ

 

 

Mẫu số B 09 - DN :   Thuyết minh báo cáo tài chính

 

 

BỘ, TỔNG CÔNG TY:............

ĐƠN VỊ:.................

MẪU SỐ B 01 - DN

 

Ban hành theo QĐ số 167/2000/QĐ-BTC
ngày 25 tháng 10 năm 2000 của

Bộ trưởng Bộ Tài chính

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

tại ngày ... tháng ... năm ...

Đơn vị tính:.............

 

Tài sản

Mã số

Số

đầu năm

Số cuối

kỳ

1

2

3

4

A- TÀI SẢN LƯU ĐỘNG VÀ ĐẦU TƯ NGẮN HẠN
(100 = 110 + 120 + 130 + 140 + 150 + 160)

100

 

 

I. Tiền

110

 

 

1. Tiền mặt tại quỹ (gồm cả ngân phiếu)

111

 

 

2. Tiền gửi Ngân hàng

112

 

 

3. Tiền đang chuyển

113

 

 

II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

120

 

 

1. Đầu tư chứng khoán ngắn hạn

121

 

 

2. Đầu tư ngắn hạn khác

128

 

 

3. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*)

129

 

 

III. Các khoản phải thu

130

 

 

1. Phải thu của khách hàng

131

 

 

2. Trả trước cho người bán

132

 

 

3. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ

133

 

 

4. Phải thu nội bộ

134

 

 

    - Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc

135

 

 

    - Phải thu nội bộ khác

136

 

 

5. Các khoản phải thu khác

138

 

 

6. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (*)

139

 

 

IV. Hàng tồn kho

140

 

 

1. Hàng mua đang đi trên đường

141

 

 

2. Nguyên liệu, vật liệu tồn kho

142

 

 

3. Công cụ, dụng cụ trong kho

143

 

 

4. Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang    

144

 

 

5. Thành phẩm tồn kho

145

 

 

6. Hàng hóa tồn kho

146

 

 

7. Hàng gửi đi bán

147

 

 

8. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*)

149

 

 

V. Tài sản lưu động khác

150

 

 

1. Tạm ứng

151

 

 

2. Chi phí trả trước

152

 

 

3. Chi phí chờ kết chuyển

153

 

 

4. Tài sản thiếu chờ xử lý

154

 

 

5. Các khoản cầm cố, ký cược, ký quỹ ngắn hạn

155

 

 

VI. Chi sự nghiệp

160

 

 

1. Chi sự nghiệp năm trước

161

 

 

2. Chi sự nghiệp năm nay

162

 

 

B- TÀI SẢN CỐ ĐỊNH, ĐẦU TƯ DÀI HẠN
(200 = 210 + 220 + 230 + 240)

200

 

 

I. Tài sản cố định

210

 

 

1. Tài sản cố định hữu hình

211

 

 

    - Nguyên giá

212

 

 

    - Giá trị hao mòn luỹ kế (*)

213

 

 

2. Tài sản  cố định thuê tài chính

214

 

 

    - Nguyên giá

215

 

 

    - Giá trị hao mòn luỹ kế (*)

216

 

 

3. Tài sản cố định vô hình

217

 

 

    - Nguyên giá

218

 

 

    - Giá trị hao mòn luỹ kế (*)

219

 

 

II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

220

 

 

1. Đầu tư chứng khoán dài hạn

221

 

 

2. Góp vốn liên doanh

222

 

 

3. Đầu tư dài hạn khác

228

 

 

4. Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn (*)

229

 

 

III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang

230

 

 

IV. Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn

240

 

 

TỔNG CỘNG TÀI SẢN (250 = 100 + 200)

250

 

 

NGUỒN VỐN

 

 

 

A- NỢ PHẢI TRẢ (300 = 310 + 320 + 330)

300

 

 

I. Nợ ngắn hạn

310

 

 

1. Vay ngắn hạn

311

 

 

2. Nợ dài hạn đến hạn trả

312

 

 

3. Phải trả cho người bán

313

 

 

4. Người mua trả tiền trước

314

 

 

5. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

315

 

 

6. Phải trả công nhân viên

316

 

 

7. Phải trả cho các đơn vị nội bộ

317

 

 

8. Các khoản phải trả, phải nộp khác

318

 

 

II. Nợ dài hạn

320

 

 

1. Vay dài hạn

321

 

 

2. Nợ dài hạn

322

 

 

III. Nợ khác

330

 

 

1. Chi phí phải trả

331

 

 

2. Tài sản thừa chờ xử lý

332

 

 

3. Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn

333

 

 

B - NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU (400 = 410 + 420)

400

 

 

I. Nguồn vốn, quỹ

410

 

 

1. Nguồn vốn kinh doanh

411

 

 

2. Chênh lệch đánh giá lại tài sản

412

 

 

3. Chênh lệch tỷ giá

413

 

 

4. Quỹ đầu tư phát triển

414

 

 

5. Quỹ dự phòng tài chính

415

 

 

6. Lợi nhuận chưa phân phối

416

 

 

7. Nguồn vốn đầu tư XDCB

417

 

 

II. Nguồn kinh phí, quỹ khác

420

 

 

1. Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm

421

 

 

2. Quỹ khen thưởng và phúc lợi

422

 

 

3. Quỹ quản lý của cấp trên

423

 

 

4. Nguồn kinh phí sự nghiệp

424

 

 

    - Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước

425

 

 

    - Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay

426

 

 

5. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ

427

 

 

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (430 = 300 + 400)

430

 

 

Ghi chú: Số liệu trong các chỉ tiêu có dấu (*) được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ).


CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Chỉ tiêu

Số đầu năm

Số cuối kỳ

1. Tài sản thuê ngoài

 

 

2. Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công

 

 

3. Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi

 

 

4. Nợ khó đòi đã xử lý

 

 

5. Ngoại tệ các loại

 

 

6. Hạn mức kinh phí còn lại

 

 

7. Nguồn vốn khấu hao cơ bản hiện có

 

 

 

Người lập biểu

(Ký, họ tên)

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

Lập, ngày... tháng... năm...

Giám đốc

(Ký, họ tên, đóng dấu)

 


BỘ, TỔNG CÔNG TY:.....

ĐƠN VỊ:.................

Mẫu số B 02-DN
Ban hành theo QĐ số 167/2000/QĐ-BTC

ngày 25 tháng 10 năm 2000 của

Bộ trưởng Bộ Tài chính

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Quý... Năm...

PHẦN I - LÃI, LỖ

Đơn vị tính:............

 

CHỈ TIÊU

Mã số

Kỳ

này

Kỳ

trước

Luỹ kế từ đầu năm

1

2

3

4

5

Tổng doanh thu

01

 

 

 

Trong đó: Doanh thu hàng xuất khẩu

02

 

 

 

Các khoản giảm trừ (03 = 05 + 06 + 07)

03

 

 

 

    + Giảm giá hàng bán

05

 

 

 

    + Hàng bán bị trả lại

06

 

 

 

    + Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp

07

 

 

 

1. Doanh thu thuần (10 = 01 - 03)

10

 

 

 

2. Giá vốn hàng bán

11

 

 

 

3. Lợi nhuận gộp (20 = 10 - 11)

20

 

 

 

4. Chi phí bán hàng

21

 

 

 

5. Chi phí quản lý doanh nghiệp

22

 

 

 

6. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

    [30 = 20 - (21 + 22)]

 

30

 

 

 

7. Thu nhập hoạt động tài chính

31

 

 

 

8. Chi phí hoạt động tài chính

32

 

 

 

9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính

    (40 = 31 - 32)

40

 

 

 

10. Các khoản thu nhập bất thường

41

 

 

 

11. Chi phí bất thường

42

 

 

 

12. Lợi nhuận bất thường (50 = 41 - 42)

50

 

 

 

13. Tổng lợi nhuận trước thuế (60 = 30 + 40 + 50)

60

 

 

 

14. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp

70

 

 

 

15. Lợi nhuận sau thuế (80 = 60 - 70)

80

 

 

 


PHẦN II

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHĨA VỤ VỚI NHÀ NƯỚC

 

 

Chỉ tiêu

số

Số còn phải nộp đầu kỳ

Số phát sinh

trong kỳ

Luỹ kế 

từ đầu năm

Số còn phải nộp cuối kỳ

 

 

 

Số phải nộp

Số đã nộp

Số phải nộp

Số đã nộp

 

1

2

3

4

5

6

7

8 = 3+4-5

I. Thuế (10 = 11 + 12 + 13 + 14 +          15 + 16 + 17 + 18 + 19 + 20)

10

 

 

 

 

 

 

1. Thuế GTGT hàng bán nội địa

11

 

 

 

 

 

 

2. Thuế GTGT hàng nhập khẩu

12

 

 

 

 

 

 

3. Thuế Tiêu thụ đặc biệt

13

 

 

 

 

 

 

4. Thuế xuất, nhập khẩu

14

 

 

 

 

 

 

5. Thuế Thu nhập doanh nghiệp

15

 

 

 

 

 

 

6. Thu trên vốn

16

 

 

 

 

 

 

7. Thuế Tài nguyên

17

 

 

 

 

 

 

8. Thuế Nhà đất

18

 

 

 

 

 

 

9. Tiền thuê đất

19

 

 

 

 

 

 

10. Các loại thuế khác

20

 

 

 

 

 

 

II. Các khoản phải nộp khác

     (30 = 31 + 32 + 33)

30

 

 

 

 

 

 

1. Các khoản phụ thu

31

 

 

 

 

 

 

2. Các khoản phí, lệ phí

32

 

 

 

 

 

 

3. Các khoản khác

33

 

 

 

 

 

 

TỔNG CỘNG (40 = 10 + 30)

40

 

 

 

 

 

 

Tổng số thuế còn phải nộp năm trước chuyển sang năm nay ........................

Trong đó: Thuế Thu nhập doanh nghiệp..........................................


- PHẦN III -

THUẾ GTGT ĐƯỢC KHẤU TRỪ, THUẾ GTGT ĐƯỢC HOÀN LẠI,
THUẾ GTGT ĐƯỢC GIẢM, THUẾ GTGT HÀNG BÁN NỘI ĐỊA

Đơn vị tính:...........

Chỉ tiêu

Mã số

Số tiền

 

 

Kỳ này

Luỹ kế từ đầu năm

1

2

3

4

I. Thuế GTGT được khấu trừ

 

 

 

1. Số thuế GTGT còn được khấu trừ, còn được hoàn lại     đầu kỳ

10

 

x

2. Số thuế GTGT được khấu trừ phát sinh

11

 

 

3. Số thuế GTGT đã khấu trừ, đã hoàn lại, thuế GTGT     hàng mua trả lại và không được khấu trừ

 (12 = 13 + 14 + 15 + 16)

12

 

 

Trong đó:

 

 

 

    a/ Số thuế GTGT đã khấu trừ

13

 

 

    b/ Số thuế GTGT đã hoàn lại

14

 

 

    c/ Số thuế GTGT hàng mua trả lại, giảm giá hàng mua

15

 

 

    d/ Số thuế GTGT không được khấu trừ

16

 

 

4. Số thuế GTGT còn được khấu trừ, còn được hoàn lại     cuối kỳ (17 = 10 + 11 - 12)

17

 

x

II. Thuế GTGT được hoàn lại

 

 

 

1. Số thuế GTGT còn được hoàn lại đầu kỳ

20

 

x

2. Số thuế GTGT được hoàn lại phát sinh

21

 

 

3. Số thuế GTGT đã hoàn lại

22

 

 

4. Số thuế GTGT còn được hoàn lại cuối kỳ

    (23 = 20 + 21 - 22)

23

 

x

III. Thuế GTGT được giảm

 

 

 

1. Số thuế GTGT còn được giảm đầu kỳ

30

 

x

2. Số thuế GTGT được giảm phát sinh

31

 

 

3. Số thuế GTGT đã được giảm

32

 

 

4. Số thuế GTGT còn được giảm cuối kỳ

    (33 = 30 + 31 - 32)

33

 

x

IV. Thuế GTGT hàng bán nội địa

 

 

 

1. Thuế GTGT hàng bán nội địa còn phải nộp đầu kỳ

40

 

x

2. Thuế GTGT đầu ra phát sinh

41

 

 

3. Thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ

42

 

 

4. Thuế GTGT hàng bán bị trả lại, bị giảm giá

43

 

 

5. Thuế GTGT được giảm trừ vào số thuế phải nộp

44

 

 

6. Thuế GTGT hàng bán nội địa đã nộp vào Ngân sách  Nhà nước

45

 

 

7. Thuế GTGT hàng bán nội địa còn phải nộp cuối kỳ

    (46 = 40 + 41 - 42 - 43 - 44 - 45)

46

 

x

Ghi chú: Các chỉ tiêu có dấu (x) không có số liệu.

Lập, ngày... tháng... năm...

Người lập biểu

(Ký, họ tên)

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

Giám đốc

(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

BỘ, TỔNG CÔNG TY:.......

ĐƠN VỊ:..............................

Mẫu số B 03 - DN

Ban hành theo QĐ số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25 tháng 10 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính

LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ

(Theo phương pháp gián tiếp)

Quý... Năm...

Đơn vị tính:........

Chỉ tiêu

Mã số

Kỳ này

Kỳ trước

1

2

3

4

I - LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT,
KINH DOANH

 

 

 

Lợi nhuận trước thuế

01

 

 

Điều chỉnh cho các khoản:

 

 

 

- Khấu hao tài sản cố định

02

 

 

- Các khoản dự phòng

03

 

 

- Lãi, lỗ do bán tài sản cố định

04

 

 

- Lãi, lỗ do đánh giá lại tài sản và chuyển đổi tiền tệ

05

 

 

- Lãi do đầu tư vào các đơn vị khác

06

 

 

- Thu lãi tiền gửi

07

 

 

Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động

10

 

 

- Tăng, giảm các khoản phải thu

11

 

 

- Tăng, giảm hàng tồn kho

12

 

 

- Tăng, giảm các khoản phải trả

13

 

 

- Tiền thu từ các khoản khác

14

 

 

- Tiền chi cho các khoản khác

15

 

 

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động sản xuất, kinh doanh

20

 

 

II- LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ

 

 

 

- Tiền thu hồi từ các khoản đầu tư vào đơn vị khác

21

 

 

- Tiền thu từ lãi các khoản đầu tư vào đơn vị khác

22

 

 

- Tiền thu do bán tài sản cố định

23

 

 

- Tiền đầu tư vào các đơn vị khác

24

 

 

- Tiền mua tài sản cố định

25

 

 

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư

30

 

 

III - LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH

 

 

 

- Tiền thu do đi vay

31

 

 

- Tiền thu do các chủ sở hữu góp vốn

32

 

 

- Tiền thu từ lãi tiền gửi

33

 

 

- Tiền đã trả nợ vay

34

 

 

- Tiền đã hoàn vốn cho các chủ sở hữu

35

 

 

- Tiền lãi đã trả cho các nhà đầu tư vào doanh nghiệp

36

 

 

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính

40

 

 

Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ

50

 

 

Tiền tồn đầu kỳ

60

 

 

Tiền tồn cuối kỳ

70

 

 

Lập, ngày... tháng... năm...

Người lập biểu

(Ký, họ tên)

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

Giám đốc

(Ký, họ tên, đóng dấu)

BỘ, TỔNG CÔNG TY:.....

ĐƠN VỊ:....................

Mẫu số B 03 - DN
Ban hành theo QĐ số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25 tháng 10 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính

LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ

(Theo phương pháp trực tiếp)

Quý... Năm...

Đơn vị tính:..............

 

Chỉ tiêu

Mã số

Kỳ này

Kỳ trước

1

2

3

4

I. LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT,
KINH DOANH

 

 

 

1. Tiền thu bán hàng

01

 

 

2. Tiền thu từ các khoản nợ phải thu

02

 

 

3. Tiền thu từ các khoản thu khác

03

 

 

4. Tiền đã trả cho người bán

04

 

 

5. Tiền đã trả cho công nhân viên

05

 

 

6. Tiền đã nộp thuế và các khoản khác cho Nhà nước

06

 

 

7. Tiền đã trả cho các khoản nợ phải trả khác

07

 

 

8. Tiền đã trả cho các khoản khác

08

 

 

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động sản xuất, kinh doanh

20

 

 

II. LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ

 

 

 

1. Tiền thu hồi từ các khoản đầu tư vào đơn vị khác

21

 

 

2. Tiền thu từ lãi các khoản đầu tư vào đơn vị khác

22

 

 

3. Tiền thu do bán tài sản cố định

23

 

 

4. Tiền đầu tư vào các đơn vị khác

24

 

 

5. Tiền mua tài sản cố định

25

 

 

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư

30

 

 

III. LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH

 

 

 

1. Tiền thu do đi vay

31

 

 

2. Tiền thu do các chủ sở hữu góp vốn

32

 

 

3. Tiền thu từ lãi tiền gửi

33

 

 

4. Tiền đã trả nợ vay

34

 

 

5. Tiền đã hoàn vốn cho các chủ sở hữu

35

 

 

6. Tiền lãi đã trả cho các nhà đầu tư vào doanh nghiệp

36

 

 

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính

40

 

 

Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ

50

 

 

Tiền tồn đầu kỳ

60

 

 

Tiền tồn cuối kỳ

70

 

 

Lập, ngày... tháng... năm...

Người lập biểu

(Ký, họ tên)

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

Giám đốc

(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

BỘ, TỔNG CÔNG TY:....

ĐƠN VỊ:...........................

Mẫu số B 09 - DN
Ban hành theo QĐ số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25 tháng 10 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính

THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Quý... Năm...

1. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp

1.1. Hình thức sở hữu vốn:

1.2. Lĩnh vực kinh doanh:

1.3.  Tổng số công nhân viên:

Trong đó: Nhân viên quản lý:

1.4. Những ảnh hưởng quan trọng đến tình hình kinh doanh trong năm báo cáo:

2. Chính sách kế toán áp dụng tại doanh nghiệp:

2.1. Niên độ kế toán (bắt đầu từ ngày... kết thúc vào ngày...)

2.2. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán và nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác:

2.3. Hình thức sổ kế toán áp dụng:

2.4. Phương pháp kế toán tài sản cố định:

- Nguyên tắc đánh giá tài sản cố định;

- Phương pháp khấu hao áp dụng và các trường hợp khấu hao đặc biệt.

2.5. Phương pháp kế toán hàng tồn kho:

- Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho.

- Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ.

- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho (kê khai thường xuyên hay kiểm kê định kỳ).

2.6. Tình hình trích lập và hoàn nhập dự phòng.

3. Chi tiết một số chỉ tiêu trong báo cáo tài chính

3.1. Chi phí sản xuất, kinh doanh theo yếu tố:

Yếu tố chi phí

Số tiền

1. Chi phí nguyên liệu, vật liệu

    -

    -

2. Chi phí nhân công

    -

    -

3. Chi phí khấu hao tài sản cố định

4. Chi phí dịch vụ mua ngoài

5. Chi phí khác bằng tiền

 

Tổng cộng

 

3.2. Tình hình tăng, giảm tài sản cố định:

Theo từng nhóm tài sản cố định, mỗi loại tài sản cố định (tài sản cố định hữu hình; tài sản cố định thuê tài chính; tài sản cố định vô hình) trình bày trên một biểu riêng:

Đơn vị tính:.............

Nhóm TSCĐ

Chỉ tiêu

Nhà cửa, vật kiến trúc

Máy móc, thiết bị

...

Tổng

I. Nguyên giá tài sản cố định

1. Số dư đầu kỳ

2. Số tăng trong kỳ

    Trong đó: - Mua sắm mới

                     - Xây dựng mới

3. Số giảm trong kỳ

    Trong đó: - Thanh lý

                     - Nhượng bán

4. Số cuối kỳ

    Trong đó: - Chưa sử dụng

                     - Đã khấu hao hết

                     - Chờ thanh lý

II. Giá trị đã hao mòn

1. Đầu kỳ

2. Tăng trong kỳ

3. Giảm trong kỳ

4. Số cuối kỳ

III. Giá trị còn lại

1. Đầu kỳ

2. Cuối kỳ

 

 

 

 

Lý do tăng, giảm:

3.3.Tình hình thu nhập của công nhân viên:

Chỉ tiêu

Kế hoạch

Thực hiện

 

 

Kỳ này

Kỳ trước

1. Tổng quỹ lương

2. Tiền thưởng

3. Tổng thu nhập

4. Tiền lương bình quân

5. Thu nhập bình quân

 

 

 

Lý do tăng, giảm:

3.4. Tình hình tăng, giảm nguồn vốn chủ sở hữu:

Chỉ tiêu

Số đầu kỳ

Tăng trong kỳ

Giảm trong kỳ

Số cuối kỳ

I. Nguồn vốn kinh doanh

Trong đó: Vốn Ngân sách Nhà nước cấp

II. Các quỹ

1. Quỹ đầu tư phát triển

2. Quỹ nghiên cứu khoa học và đào tạo

3. Quỹ dự phòng tài chính

III. Nguồn vốn đầu tư XDCB

1. Ngân sách cấp

2. Nguồn khác

IV. Quỹ khác

1. Quỹ khen thưởng

2. Quỹ phúc lợi

3. Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

Lý do tăng, giảm:

3.5. Tình hình tăng, giảm các khoản đầu tư vào đơn vị khác:

Chỉ tiêu

Số đầu kỳ

Tăng trong kỳ

Giảm trong kỳ

Số cuối kỳ

Kết quả đầu tư

I. Đầu tư ngắn hạn:

1. Đầu tư chứng khoán

2. Đầu tư ngắn hạn khác

II. Đầu tư dài hạn:

1. Đầu tư chứng khoán

2. Đầu tư vào liên doanh

3. Đầu tư dài hạn khác

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

Lý do tăng, giảm:

3.6. Các khoản phải thu và nợ phải trả:

Chỉ tiêu

Số đầu kỳ

Số cuối kỳ

Tổng số tiền

 

 

Tổng số

Trong đó số quá hạn

Tổng số

Trong đó số quá hạn

tranh chấp, mất khả năng thanh toán

1

2

3

4

5

6

1. Các khoản phải thu

- Phải thu từ khách  hàng

- Trả trước cho người bán

- Cho vay

- Phải thu tạm ứng

- Phải thu nội bộ

- Phải thu khác

2. Các khoản phải trả

2.1. Nợ dài hạn

- Vay dài hạn

- Nợ dài hạn

2.2. Nợ ngắn hạn

- Vay ngắn hạn

- Phải trả cho người bán

- Người mua trả trước

- Doanh thu nhận trước

- Phải trả công nhân viên

 

 

 

 

 

- Phải trả thuế

- Các khoản phải nộp Nhà nước

- Phải trả nội bộ

- Phải trả khác

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

Trong đó:

- Số phải thu bằng ngoại tệ (quy ra USD):

- Số phải trả bằng ngoại tệ (quy ra USD):

- Lý do tranh chấp, mất khả năng thanh toán:

4. Giải thích và thuyết minh một số tình hình và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh (Phần tự trình bày của doanh nghiệp).

5. Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát thực trạng tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Năm nay

Năm trước

1

2

3

4

1. Bố trí cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn

 

 

 

1.1. Bố trí cơ cấu tài sản

 

 

 

      - Tài sản cố định/Tổng tài sản

%

 

 

      - Tài sản lưu động/Tổng tài sản

%

 

 

1.2. Bố trí cơ cấu nguồn vốn

 

 

 

      - Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn

%

 

 

      - Nguồn vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn

%

 

 

2. Khả năng thanh toán

 

 

 

2.1. Khả năng thanh toán hiện hành

lần

 

 

2.2. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

lần

 

 

2.3. Khả năng thanh toán nhanh

lần

 

 

2.4. Khả năng thanh toán nợ dài hạn

lần

 

 

3. Tỷ suất sinh lời

 

 

 

3.1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

 

 

 

      - Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu

%

 

 

      - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu

%

 

 

3.2. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản

 

 

 

      - Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản

%

 

 

      - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản

%

 

 

3.3. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên nguồn vốn chủ sở hữu

%

 

 

6. Đánh giá tổng quát các chỉ tiêu

7. Các kiến nghị

Ngày ... tháng ... năm ...

Người lập biểu

(Ký, họ tên)

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

Giám đốc

(Ký, họ tên, đóng dấu)


PHẦN THỨ BA
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

(Mẫu số B 01 - DN)

1. Bản chất và mục đích của Bảng cân đối kế toán:

Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.

Số liệu trên Bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu của tài sản, nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn hình thành các tài sản đó. Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp.

2. Kết cấu của Bảng cân đối kế toán:

Bảng cân đối kế toán chia làm hai phần: Phần Tài sản và phần Nguồn vốn.

Phần Tài sản:

Các chỉ tiêu ở phần Tài sản phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản phân chia như sau:

A: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn

B: Tài sản cố định và đầu tư dài hạn

Phần Nguồn vốn:

Phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. Các chỉ tiêu nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với tài sản đang quản lý và sử dụng ở doanh nghiệp. Nguồn vốn chia ra:

A: Nợ phải trả

B: Nguồn vốn chủ sở hữu

Mỗi phần của Bảng cân đối kế toán đều phản ánh theo 3 cột: Mã số, Số đầu năm, Số cuối kỳ (quý, năm).

3. Cơ sở số liệu để lập Bảng cân đối kế toán:

- Căn cứ vào các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết.

- Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán kỳ trước (quý trước, năm trước).

4. Nội dung và phương pháp tính, ghi các chỉ tiêu trong Bảng cân đối kế toán:


PHẦN TÀI SẢN

A - TÀI SẢN LƯU ĐỘNG VÀ ĐẦU TƯ NGẮN HẠN (MÃ SỐ 100)

Phản ánh tổng giá trị tài sản lưu động và các khoản đầu tư ngắn hạn có đến thời điểm báo cáo, bao gồm vốn bằng tiền, các khoản đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu và giá trị tài sản dự trữ cho quá trình sản xuất, kinh doanh, chi phí sự nghiệp đã chi nhưng chưa được quyết toán.

Mã số 100 = Mã số 110 + Mã số 120 + Mã số 130 +  Mã số 140 + Mã số 150 + Mã số 160

I. TIỀN (MÃ SỐ 110)

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ số tiền hiện có của doanh nghiệp, bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển.

Mã số 110 = Mã số 111 + Mã số 112 + Mã số 113

1. Tiền mặt tại quỹ (Mã số 111):

Phản ánh số tiền mặt và ngân phiếu thực tồn quỹ (bao gồm cả tiền Việt Nam và ngoại tệ); giá trị vàng, bạc, kim khí quý, đá quý đang được giữ tại quỹ.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Tiền mặt” là số dư Nợ của tài khoản 111 “Tiền mặt” trên Sổ Cái.

2. Tiền gửi ngân hàng (Mã số 112):

Phản ánh số tiền thực có gửi ở ngân hàng bao gồm cả tiền Việt Nam và ngoại tệ; giá trị vàng, bạc, kim khí quý, đá quý còn gửi ở ngân hàng.

Trong trường hợp doanh nghiệp có tiền gửi ở các tổ chức tín dụng khác thì số dư tiền gửi có đến thời điểm báo cáo cũng được phản ánh trong chỉ tiêu này.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu "Tiền gửi ngân hàng" là số dư Nợ của tài khoản 112 "Tiền gửi ngân hàng" trên Sổ Cái.

3. Tiền đang chuyển (Mã số 113):

Phản ánh số tiền mặt, séc đang chuyển, hoặc đang làm thủ tục tại ngân hàng (như thẻ thanh toán, thẻ tín dụng) bao gồm cả tiền Việt Nam và ngoại tệ.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Tiền đang chuyển” là số dư Nợ của tài khoản 113 “Tiền đang chuyển” trên Sổ Cái.

II. CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH NGẮN HẠN (MÃ SỐ 120)

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh giá trị của các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (sau khi đã trừ đi dự phòng giảm giá), bao gồm đầu tư chứng khoán, cho vay ngắn hạn và đầu tư ngắn hạn khác. Các khoản đầu tư ngắn hạn được phản ánh trong mục này là các khoản đầu tư có thời hạn thu hồi vốn dưới 1 năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh.

Mã số 120 = Mã số 121 + Mã số 128 + Mã số 129

1. Đầu tư chứng khoán ngắn hạn (Mã số 121):

Phản ánh giá trị các khoản tiền mua cổ phiếu và trái phiếu có thời hạn thu hồi vốn dưới một năm hoặc mua vào với mục đích để bán bất kỳ lúc nào.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của Tài khoản 121 “Đầu tư chứng khoán ngắn hạn” trên Sổ Cái.

2. Đầu tư ngắn hạn khác (Mã số 128):

Phản ánh giá trị các khoản đầu tư ngắn hạn khác của doanh nghiệp.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu "Đầu tư ngắn hạn khác" là số dư Nợ của Tài khoản 128 "Đầu tư ngắn hạn khác" trên Sổ Cái.

3. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (Mã số 129):

Chỉ tiêu này phản ánh khoản dự phòng giảm giá của các khoản đầu tư ngắn hạn tại thời điểm báo cáo. Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***).

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn” là số dư Có của Tài khoản 129 “Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn” trên Sổ Cái.

III. CÁC KHOẢN PHẢI THU (MÃ SỐ 130)

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị của các khoản phải thu từ khách hàng (sau khi đã trừ đi dự phòng phải thu khó đòi), khoản trả trước cho người bán...

Mã số 130 = Mã số 131 + Mã số 132 + Mã số 133 + Mã số 134 + Mã số 138 + Mã số 139.

1. Phải thu của khách hàng (Mã số 131):

Phản ánh số tiền còn phải thu của người mua tại thời điểm báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Phải thu của khách hàng” căn cứ vào tổng số dư Nợ của Tài khoản 131 “Phải thu của khách hàng” mở theo từng khách hàng trên sổ kế toán chi tiết Tài khoản 131.

2. Trả trước cho người bán (Mã số 132):

Phản ánh số tiền đã trả trước cho người bán mà chưa nhận sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tại thời điểm báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Trả trước cho người bán” căn cứ vào tổng số dư Nợ của Tài khoản 331 “Phải trả cho người bán” mở theo từng người bán trên sổ kế toán chi tiết Tài khoản 331.

3. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (Mã số 133):

Chỉ tiêu "Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ" dùng để phản ánh số thuế GTGT còn được khấu trừ và số thuế GTGT còn được hoàn lại đến cuối kỳ báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu "Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ" căn cứ vào số dư Nợ của Tài khoản 133 "Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ" trên Sổ Cái tại thời điểm cuối kỳ kế toán.

4. Phải thu nội bộ (Mã số 134):

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh các khoản phải thu trong nội bộ giữa đơn vị chính với các đơn vị trực thuộc và giữa các đơn vị trực thuộc với nhau trong mối quan hệ về giao vốn và các khoản thanh toán khác.

Mã số 134 = Mã số 135 + Mã số 136.

4.1. Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc (Mã số 135):

Chỉ tiêu này chỉ ghi trên Bảng cân đối kế toán của đơn vị chính phản ánh số vốn kinh doanh đã giao cho các đơn vị trực thuộc. Khi lập Bảng cân đối kế toán của toàn doanh nghiệp, chỉ tiêu này được bù trừ với chỉ tiêu nguồn vốn kinh doanh (Mã số 411) trên Bảng cân đối kế toán của các đơn vị trực thuộc, phần vốn nhận của đơn vị chính.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc” là số dư Nợ của Tài khoản 1361 “Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc” trên Sổ Cái.

4.2. Phải thu nội bộ khác (Mã số 136):

Phản ánh các khoản phải thu giữa đơn vị chính với các đơn vị trực thuộc và giữa các đơn vị trực thuộc với nhau trong các quan hệ thanh toán ngoài quan hệ giao vốn.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Phải thu nội bộ khác” là số dư Nợ của Tài khoản 1368 “Phải thu nội bộ khác” trên Sổ Cái.

5. Các khoản phải thu khác (Mã số 138):

Phản ánh các khoản phải thu khác từ các đối tượng có liên quan.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Các khoản phải thu khác” là số dư Nợ của các Tài khoản 138 “Phải thu khác”, Tài khoản 338 “Phải trả, phải nộp khác” và các tài khoản thanh toán khác, theo chi tiết từng đối tượng phải thu trên sổ kế toán chi tiết.

6. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (Mã số 139):

Phản ánh các khoản dự phòng cho các khoản phải thu ngắn hạn có khả năng khó đòi tại thời điểm báo cáo. Số liệu chỉ tiêu này đuợc ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***).

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Dự phòng các khoản phải thu khó đòi” là số dư Có của Tài khoản 139 “Dự phòng phải thu khó đòi” trên Sổ Cái.

IV. HÀNG TỒN KHO (MÃ SỐ 140)

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ trị giá các loại hàng tồn kho dự trữ cho quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (sau khi đã trừ dự phòng giảm giá hàng tồn kho) đến thời điểm báo cáo.

Mã số 140 = Mã số 141 + Mã số 142  + Mã số 143 + Mã số 144 + Mã số 145 + Mã số 146 + Mã số 147 + Mã số 149.

1. Hàng mua đang đi trên đường (Mã số 141):

Phản ánh trị giá vật tư, hàng hóa mua vào đã có hóa đơn, đã thanh toán hoặc đã chấp nhận thanh toán nhưng hàng chưa nhập kho.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Hàng mua đang đi trên đường” là số dư Nợ của Tài khoản 151 “Hàng mua đang đi trên đường” trên Sổ Cái.

2. Nguyên liệu, vật liệu tồn kho (Mã số 142):

Phản ánh trị giá các loại nguyên liệu, vật liệu tồn kho tại thời điểm báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Nguyên liệu, vật liệu tồn kho” là số dư Nợ của Tài khoản 152 “Nguyên liệu, vật liệu” trên Sổ Cái.

3. Công cụ, dụng cụ trong kho (Mã số 143):

Phản ánh trị giá các loại công cụ lao động, dụng cụ tồn kho chưa sử dụng tại thời điểm báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Công cụ, dụng cụ trong kho” là số dư Nợ của Tài khoản 153 “Công cụ, dụng cụ” trên Sổ Cái.

4. Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (Mã số 144):

Phản ánh chi phí sản xuất của sản phẩm đang chế tạo hoặc chi phí của dịch vụ chưa hoàn thành tại thời điểm báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” là số dư Nợ của Tài khoản 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” trên Sổ Cái.

5. Thành phẩm tồn kho (Mã số 145):

Phản ánh trị giá thành phẩm do doanh nghiệp chế tạo còn tồn kho tại thời điểm báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Thành phẩm tồn kho” là số dư Nợ của Tài khoản 155 “Thành phẩm” trên Sổ Cái.

6. Hàng hóa tồn kho (Mã số 146):

Phản ánh giá trị hàng hóa còn tồn trong các kho hàng, quầy hàng đến thời điểm báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Hàng hóa tồn kho” là số dư Nợ của Tài khoản 156 “Hàng hóa” trên Sổ Cái.

7. Hàng gửi đi bán (Mã số 147):

Phản ánh trị giá thành phẩm, hàng hóa đang gửi đi bán hoặc dịch vụ đã hoàn thành chưa được chấp nhận thanh toán tại thời điểm báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Hàng gửi đi bán” là số dư Nợ của Tài khoản 157 “Hàng gửi đi bán” trên Sổ Cái.

8. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (Mã số 149):

Phản ánh các khoản dự phòng cho sự giảm giá của các loại hàng tồn kho tại thời điểm báo cáo. Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***).

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho” là số dư Có của Tài khoản 159 “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho” trên Sổ Cái.

V. TÀI SẢN LƯU ĐỘNG KHÁC (MÃ SỐ 150)

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh giá trị các loại tài sản lưu động khác chưa được phản ánh trong các chỉ tiêu trên.

Mã số 150 = Mã số 151 + Mã số 152 + Mã số 153 + Mã số 154 + Mã số 155.

1. Tạm ứng (Mã số 151):

Phản ánh số tiền tạm ứng cho công nhân viên chưa thanh toán đến thời điểm báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Tạm ứng” là số dư Nợ của Tài khoản 141 “Tạm ứng” trên Sổ Cái.

2. Chi phí trả trước (Mã số 152):

Phản ánh số tiền đã thanh toán cho một số khoản chi phí nhưng đến cuối kỳ kế toán chưa được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh của kỳ báo cáo.      

Số liệu để ghi vào vào chỉ tiêu “Chi phí trả trước” là số dư Nợ của Tài khoản 1421 “Chi phí trả trước” trên Sổ Cái.

3. Chi phí chờ kết chuyển (Mã số 153):

Phản ánh trị giá các khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp chờ kết chuyển vào niên độ kế toán tiếp theo.

Số liệu để ghi vào vào chỉ tiêu “Chi phí chờ kết chuyển” là số dư Nợ của Tài khoản 1422 “Chi phí chờ kết chuyển” trên Sổ Cái.

4. Tài sản thiếu chờ xử lý (Mã số 154):

Phản ảnh giá trị tài sản thiếu hụt, mất mát chưa được xử lý tại thời điểm báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Tài sản thiếu chờ xử lý” là số dư Nợ của Tài khoản 1381 “Tài sản thiếu chờ xử lý” trên Sổ Cái.

5. Các khoản cầm cố, ký cược, ký quỹ ngắn hạn (Mã số 155):

Phản ánh trị giá tài sản đem cầm cố, ký cược, ký quỹ ngắn hạn tại thời điểm báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Các khoản cầm cố, ký cược, ký quỹ ngắn hạn” là số dư Nợ của Tài khoản 144 “Cầm cố, ký cược, ký quỹ ngắn hạn” trên Sổ Cái.

VI. CHI SỰ NGHIỆP (MÃ SỐ 160)

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng số chi bằng nguồn kinh phí sự nghiệp và bằng nguồn kinh phí dự án chưa được quyết toán tại thời điểm báo cáo.

Mã số 160 = Mã số 161 + Mã số 162.

1. Chi sự nghiệp năm trước (Mã số 161):

Phản ánh tổng số chi bằng nguồn kinh phí sự nghiệp và bằng nguồn kinh phí dự án được cấp năm trước nhưng chưa được quyết toán tại thời điểm báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Chi sự nghiệp năm trước” là số dư Nợ của Tài khoản 1611 “Chi sự nghiệp năm trước” trên Sổ Cái.

2. Chi sự nghiệp năm nay (Mã số 162):

Phản ánh tổng số chi bằng nguồn kinh phí sự nghiệp và bằng nguồn kinh phí dự án được cấp năm báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Chi sự nghiệp năm nay” là số dư Nợ của Tài khoản 1612 “Chi sự nghiệp năm nay” trên Sổ Cái.

B. TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ ĐẦU TƯ DÀI HẠN (MÃ SỐ 200)

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị còn lại của tài sản cố định, các khoản đầu tư tài chính dài hạn, chi phí xây dựng cơ bản dở dang và các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.

Mã số 200 = Mã số 210 + Mã số 220 + Mã số 230 + Mã số 240.

I. TÀI SẢN CỐ ĐỊNH (MÃ SỐ 210)

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị còn lại (nguyên giá trừ đi giá trị hao mòn luỹ kế) của các loại tài sản cố định tại thời điểm báo cáo.

Mã số 210 = Mã số 211 + Mã số 214 + Mã số 217.

1. Tài sản cố định hữu hình (Mã số 211):

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị còn lại của các loại tài sản cố định hữu hình: nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải... tại thời điểm báo cáo.

Mã số 211 = Mã số 212 + Mã số 213.

1.1. Nguyên giá (Mã số 212):

Phản ánh toàn bộ nguyên giá các loại tài sản cố định hữu hình tại thời điểm báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Nguyên giá” là số dư Nợ của Tài khoản 211 “Tài sản cố định hữu hình” trên Sổ Cái.

1.2. Giá trị hao mòn luỹ kế (Mã số 213):

Phản ánh toàn bộ giá trị đã hao mòn của các loại tài sản cố định hữu hình luỹ kế tại thời điểm báo cáo. Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***).

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Giá trị hao mòn luỹ kế” là số dư Có của Tài khoản 2141 “Hao mòn TSCĐ hữu hình” trên Sổ Cái.

2. Tài sản cố định thuê tài chính (Mã số 214):

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị còn lại của các loại tài sản cố định thuê tài chính tại thời điểm báo cáo.

Mã số 214 = Mã số 215 + Mã số 216.

2.1. Nguyên giá (Mã số 215):

Phản ánh toàn bộ nguyên giá các loại tài sản cố định thuê tài chính tại thời điểm báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Nguyên giá” là số dư Nợ của Tài khoản 212 “Tài sản cố định thuê tài chính” trên Sổ Cái.

2.2. Giá trị hao mòn luỹ kế (Mã số 216):

Phản ánh toàn bộ giá trị đã hao mòn của các loại tài sản cố định thuê tài chính luỹ kế tại thời điểm báo cáo. Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***).

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Giá trị hao mòn luỹ kế” là số dư Có của Tài khoản 2142 “Hao mòn tài sản cố định thuê tài chính” trên Sổ Cái.

3. Tài sản cố định vô hình (Mã số 217):

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị còn lại của các loại tài sản cố định vô hình tại thời điểm báo cáo như: Chi phí thành lập, bằng phát minh sáng chế, chi phí về lợi thế thương mại...

Mã số 217 = Mã số 218 + Mã số 219.

3.1. Nguyên giá (Mã số 218):

Phản ánh toàn bộ nguyên giá các loại tài sản cố định vô hình tại thời điểm báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Nguyên giá” là số dư Nợ của Tài khoản 213 “Tài sản cố định vô hình” trên Sổ Cái.

3.2. Giá trị hao mòn luỹ kế (Mã số 219):

Phản ánh toàn bộ giá trị đã hao mòn của các loại tài sản cố định vô hình luỹ kế tại thời điểm báo cáo. Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (*** ).

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Giá trị hao mòn luỹ kế” là số dư Có của Tài khoản 2143 “Hao mòn TSCĐ vô hình” trên Sổ Cái.

II. CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH DÀI HẠN (MÃ SỐ 220)

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh giá trị các loại đầu tư tài chính dài hạn tại thời điểm báo cáo như: góp vốn liên doanh, đầu tư chứng khoán dài hạn, cho vay dài hạn...

Mã số 220 = Mã số 221 + Mã số 222 + Mã số 228 + Mã số 229.

1. Đầu tư chứng khoán dài hạn (Mã số 221):

Phản ánh trị giá các khoản đầu tư cổ phiếu và trái phiếu có thời hạn trên một năm tại thời điểm báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Đầu tư chứng khoán dài hạn” là số dư Nợ của Tài khoản 221 “Đầu tư chứng khoán dài hạn” trên Sổ Cái.

2. Góp vốn liên doanh (Mã số 222):

Phản ánh trị giá tài sản bằng hiện vật, bằng tiền mà doanh nghiệp mang đi góp vốn liên doanh với doanh nghiệp khác.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Góp vốn liên doanh” là số dư Nợ của Tài khoản 222 “Góp vốn liên doanh” trên Sổ Cái.

3. Đầu tư dài hạn khác (Mã số 228):

Phản ánh trị giá các khoản đầu tư dài hạn khác tại thời điểm báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Đầu tư dài hạn khác” là số dư Nợ của Tài khoản 228 “Đầu tư dài hạn khác” trên Sổ Cái.

4. Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn (Mã số 229):

 Phản ánh các khoản dự phòng cho sự giảm giá của các khoản đầu tư dài hạn tại thời điểm báo cáo. Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***).

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn” là số dư Có của Tài khoản 229 “Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn” trên Sổ Cái.

III. CHI PHÍ XÂY DỰNG CƠ BẢN DỞ DANG (MÃ SỐ 230)

Phản ánh toàn bộ trị giá tài sản cố định đang mua sắm, chi phí đầu tư xây dựng cơ bản, chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định dở dang, hoặc đã hoàn thành chưa bàn giao hoặc chưa đưa vào sử dụng.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Chi phí xây dựng cơ bản dở dang” là số dư Nợ của Tài khoản 241 “Xây dựng cơ bản dở dang” trên Sổ Cái.

IV. CÁC KHOẢN KÝ QUỸ, KÝ CƯỢC DÀI HẠN (MÃ SỐ 240)

Phản ánh các khoản tiền doanh nghiệp đem ký quỹ, ký cược dài hạn tại thời điểm lập báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn” là số dư Nợ của Tài khoản 244 “Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn” trên Sổ Cái.

Tổng cộng tài sản (Mã số 250)

Phản ánh tổng trị giá tài sản thuần hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo, bao gồm các loại thuộc tài sản lưu động và tài sản cố định.

Mã số 250 = Mã số 100 + Mã số 200.

PHẦN NGUỒN VỐN

A. NỢ PHẢI TRẢ (MÃ SỐ 300)

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ số phải trả tại thời điểm báo cáo, gồm: Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.

Mã số 300 = Mã số 310 + Mã số 320 + Mã số 330.

I. NỢ NGẮN HẠN (MÃ SỐ 310)

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các khoản nợ còn phải trả có thời hạn trả dưới một năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh, tại thời điểm báo cáo.

Mã số 310 = Mã số 311 + Mã số 312 + Mã số 313 + Mã số 314 + Mã số 315 + Mã số 316 + Mã số 317 + Mã số 318.

1. Vay ngắn hạn (Mã số 311):

Phản ánh tổng giá trị các khoản doanh nghiệp đi vay ngắn hạn các ngân hàng, công ty tài chính, các đối tượng khác tại thời điểm báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Vay ngắn hạn” là số dư Có của Tài khoản 311 “Vay ngắn hạn” trên Sổ Cái.

2. Nợ dài hạn đến hạn trả (Mã số 312):

Phản ánh phần giá trị các khoản vay dài hạn đến hạn trả trong năm tài chính tiếp theo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Nợ dài hạn đến hạn trả” là số dư Có của Tài khoản 315 “Nợ dài hạn đến hạn trả” trên Sổ Cái.

3. Phải trả cho người bán (Mã số 313):

Phản ánh số tiền phải trả cho người bán tại thời điểm báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Phải trả cho người bán” là tổng các số dư Có của Tài khoản 331 “Phải trả cho người bán” mở theo từng người bán trên sổ kế toán chi tiết Tài khoản 331.

4. Người mua trả tiền trước (Mã số 314):

Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tiền người mua trả trước tiền mua sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ hoặc trả trước tiền thuê tài sản tại thời điểm báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Người mua trả tiền trước” căn cứ vào số dư Có của Tài khoản 131 “Phải thu của khách hàng” mở cho từng khách hàng trên sổ kế toán chi tiết Tài khoản 131 và số dư Có của Tài khoản 3387 “Doanh thu nhận trước” trên Sổ Cái.

5. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (Mã số 315):

Phản ánh tổng số các khoản doanh nghiệp phải nộp cho Nhà nước tại thời điểm báo cáo, bao gồm các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản khác.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước” là số dư Có của Tài khoản 333 “Thuế và các khoản phải nộp nhà nước” trên Sổ Cái.

6. Phải trả công nhân viên (Mã số 316):

Phản ánh các khoản doanh nghiệp phải trả cho công nhân viên tại thời điểm báo cáo, bao gồm phải trả tiền lương, phụ cấp...

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Phải trả công nhân viên” là số dư Có của Tài khoản 334 “Phải trả công nhân viên” trên Sổ Cái.

7. Phải trả cho các đơn vị nội bộ (Mã số 317):

 Phản ánh các khoản nợ phải trả ngoài nghiệp vụ nhận vốn giữa đơn vị chính và đơn vị trực thuộc và giữa các đơn vị trực thuộc trong doanh nghiệp. Khi lập Bảng cân đối kế toán toàn doanh nghiệp, chỉ tiêu này được bù trừ với chỉ tiêu phải thu từ các đơn vị nội bộ (phải thu nội bộ khác) trên Bảng cân đối kế toán của đơn vị chính và các đơn vị trực thuộc.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Phải trả cho các đơn vị nội bộ” là số dư Có của Tài khoản 336 “Phải trả nội bộ” trên Sổ Cái.

8. Các khoản phải trả, phải nộp khác (Mã số 318):

Phản ánh các khoản phải trả, phải nộp khác ngoài khoản nợ phải trả đã được phản ánh trong các chỉ tiêu ở trên.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Các khoản phải trả, phải nộp khác” là số dư Có của các Tài khoản 338 “Phải trả, phải nộp khác”, Tài khoản 138 “Phải thu khác” và các tài khoản thanh toán khác, mở chi tiết theo từng khoản phải trả, phải nộp trên sổ kế toán chi tiết các tài khoản thanh toán.

II. NỢ DÀI HẠN (MÃ SỐ 320)

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các khoản nợ dài hạn của doanh nghiệp bao gồm những khoản nợ có thời hạn trên một năm hoặc trên một chu kỳ kinh doanh tại thời điểm báo cáo.

Mã số 320 = Mã số 321 + Mã số 322.

1. Vay dài hạn (Mã số 321):

Phản ánh các khoản doanh nghiệp vay dài hạn của các ngân hàng, công ty tài chính và các đối tượng khác.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Vay dài hạn” là số dư Có của Tài khoản 341 “Vay dài hạn” trên Sổ Cái.

2. Nợ dài hạn (Mã số 322):

Phản ánh các khoản nợ dài hạn của doanh nghiệp như số tiền phải trả về tài sản cố định thuê tài chính...

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Nợ dài hạn” là số dư Có của Tài khoản 342 “Nợ dài hạn” trên Sổ Cái.

III. NỢ KHÁC (MÃ SỐ 330)

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh giá trị các khoản chi phí phải trả, tài sản thừa chờ xử lý, các khoản nhận ký quỹ, ký cược dài hạn.

Mã số 330  = Mã số 331 + Mã số 332 + Mã số 333.

1. Chi phí phải trả (Mã số 331):

Phản ánh giá trị các khoản đã tính trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh nhưng chưa được thực chi tại thời điểm báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Chi phí phải trả” căn cứ vào số dư Có của Tài khoản 335 “Chi phí phải trả” trên Sổ Cái.

2. Tài sản thừa chờ xử lý (Mã số 332):

Phản ánh giá trị tài sản phát hiện thừa, chưa rõ nguyên nhân, chờ xử lý tại thời điểm báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Tài sản thừa chờ xử lý” căn cứ vào số dư Có của Tài khoản 3381 “Tài sản thừa chờ giải quyết” trên Sổ Cái.

3. Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn (Mã số 333):

Phản ánh số tiền doanh nghiệp nhận ký quỹ, ký cược dài hạn của đơn vị khác.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn” căn cứ vào số dư Có của Tài khoản 344 “Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn” trên Sổ Cái.

B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU (MÃ SỐ 400)

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp, các quỹ của doanh nghiệp và phần kinh phí sự nghiệp được ngân sách Nhà nước cấp, kinh phí quản lý do các đơn vị trực thuộc nộp lên.

Mã số 400 = Mã số 410 + Mã số 420.

I. NGUỒN VỐN, QUỸ (MÃ SỐ 410)

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp và các quỹ của doanh nghiệp, bao gồm nguồn vốn kinh doanh, quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính.

Mã số 410 = Mã số 411 + Mã số 412 + Mã số 413 + Mã số 414 + Mã số 415 + Mã số 416 + Mã số 417.

1. Nguồn vốn kinh doanh (Mã số 411):

Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp được Ngân sách cấp (đối với doanh nghiệp Nhà nước), các nhà đầu tư góp vốn pháp định (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), các cổ đông góp vốn cổ phần (đối với các công ty hoạt động theo Luật Doanh nghiệp) hoặc vốn của cá nhân ông chủ...

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Nguồn vốn kinh doanh” là số dư Có của Tài khoản 411 “Nguồn vốn kinh doanh” trên Sổ Cái.

2. Chênh lệch đánh giá lại tài sản (Mã số 412):

Phản ánh chênh lệch do đánh giá lại tài sản (kể cả tài sản cố định và tài sản lưu động) chưa được xử lý tại thời điểm báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Chênh lệch đánh giá lại tài sản” là số dư Có của Tài khoản 412 “Chênh lệch đánh giá lại tài sản” trên Sổ Cái. Trường hợp Tài khoản 412 có số dư Nợ thì số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***).

3. Chênh lệch tỷ giá (Mã số 413):

Phản ánh số chênh lệch tỷ giá ngoại tệ phát sinh do thay đổi tỷ giá chuyển đổi tiền tệ khi ghi sổ kế toán, chưa được xử lý tại thời điểm báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Chênh lệch tỷ giá” là số dư Có của Tài khoản 413 “Chênh lệch tỷ giá” trên Sổ Cái. Trường hợp Tài khoản 413 có số dư Nợ thì số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***).

4. Quỹ đầu tư phát triển (Mã số 414):

Phản ánh số quỹ đầu tư phát triển chưa sử dụng tại thời điểm báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Quỹ đầu tư phát triển” là số dư Có của Tài khoản 414 “Quỹ đầu tư phát triển” trên Sổ Cái.

5. Quỹ dự phòng tài chính (Mã số 415):

Phản ánh số quỹ dự phòng tài chính chưa sử dụng tại thời điểm báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Quỹ dự phòng tài chính” là số dư Có của Tài khoản 415 “Quỹ dự phòng tài chính” trên Sổ Cái.

6. Lợi nhuận chưa phân phối (Mã số 416):

Phản ánh số lãi (hoặc lỗ) chưa được quyết toán hoặc chưa phân phối tại thời điểm báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Lợi nhuận chưa phân phối” là số dư Có của Tài khoản 421 “Lợi nhuận chưa phân phối” trên Sổ Cái. Trường hợp Tài khoản 421 có số dư Nợ thì số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***).

7. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản (Mã số 417):

Phản ánh tổng số nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản hiện có tại thời điểm báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản” là số dư Có của Tài khoản 441 “Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản” trên Sổ Cái.

II. NGUỒN KINH PHÍ, QUỸ KHÁC (MÃ SỐ 420)

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng số kinh phí được cấp để chi tiêu cho các hoạt động ngoài kinh doanh như kinh phí sự nghiệp được ngân sách Nhà nước cấp hoặc kinh phí quản lý do các đơn vị trực thuộc nộp lên, đã chi tiêu chưa được quyết toán hoặc chưa sử dụng và nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định.

Mã số 420 = Mã số 421 + Mã số 422 + Mã số 423 + Mã số 424 + Mã số 427.

1. Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm (Mã số 421):

Phản ánh quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm chưa sử dụng tại thời điểm báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm” là số dư Có của Tài khoản 416 “Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm” trên Sổ Cái.

2. Quỹ khen thưởng, phúc lợi (Mã số 422):

Phản ánh quỹ khen thưởng, phúc lợi chưa sử dụng tại thời điểm báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Quỹ khen thưởng, phúc lợi” là số dư Có của Tài khoản 431 “Quỹ khen thưởng, phúc lợi” trên Sổ Cái.

3. Quỹ quản lý của cấp trên (Mã số 423):

Phản ánh tổng số kinh phí quản lý của tổng công ty do các đơn vị thành viên nộp lên, đã chi tiêu nhưng chưa kết chuyển hoặc chưa sử dụng tại thời điểm báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Quỹ quản lý của cấp trên” là số dư Có của Tài khoản 451 “Quỹ quản lý của cấp trên” trên Sổ Cái.

4. Nguồn kinh phí sự nghiệp (Mã số 424):

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng số kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án được cấp năm trước, đã chi tiêu, chưa được quyết toán và số kinh phí sự nghiệp đã được cấp năm nay tại thời điểm báo cáo.

Mã số 424 = Mã số 425 + Mã số 426.

4.1. Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước (Mã số 425):

Phản ánh nguồn kinh phí sự nghiệp, nguồn kinh phí dự án được cấp năm trước đã chi tiêu nhưng chưa quyết toán tại thời điểm báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước” là số dư Có của Tài khoản 4611 “Kinh phí sự nghiệp năm trước” trên Sổ Cái.

4.2. Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay (Mã số 426):

Phản ánh nguồn kinh phí sự nghiệp, nguồn kinh phí dự án đã được cấp năm nay tại thời điểm báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay” là số dư Có của Tài khoản 4612 “Kinh phí sự nghiệp năm nay” trên Sổ Cái.

5. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (Mã số 427):

Phản ánh tổng số nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ hiện có tại thời điểm báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ” là số dư Có của Tài khoản 466 “Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ” trên Sổ Cái.

Tổng cộng nguồn vốn (Mã số 430)

Phản ánh tổng số các nguồn vốn hình thành tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.

Mã số 430 = Mã số 300 + Mã số 400.

5. Nội dung và phương pháp tính, ghi các chỉ tiêu ngoài Bảng cân đối kế toán:

Các chỉ tiêu ngoài Bảng cân đối kế toán gồm một số chỉ tiêu phản ánh những tài sản không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp đang quản lý hoặc sử dụng và một số chỉ tiêu bổ sung không thể phản ánh trong Bảng cân đối kế toán:

1. Tài sản thuê ngoài:

Phản ánh giá trị các tài sản doanh nghiệp thuê của các đơn vị, cá nhân khác để sử dụng cho mục đích phục vụ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, không phải dưới hình thức thuê tài chính.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ số dư Nợ của Tài khoản 001 “Tài sản thuê ngoài” trên Sổ Cái.

2. Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công:

Phản ánh giá trị vật tư, hàng hóa doanh nghiệp giữ hộ cho các đơn vị, cá nhân khác hoặc giá trị nguyên liệu, vật liệu doanh nghiệp nhận để thực hiện các hợp đồng gia công với các đơn vị, cá nhân khác.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ số dư Nợ của Tài khoản 002 “Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công” trên Sổ Cái.

3. Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi:

Phản ánh giá trị hàng hóa doanh nghiệp nhận của các đơn vị, cá nhân khác để bán hộ hoặc bán dưới hình thức ký gửi.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ số dư Nợ của Tài khoản 003 “Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi” trên Sổ Cái.

4. Nợ khó đòi đã xử lý:

Phản ánh giá trị các khoản phải thu, đã mất khả năng thu hồi, doanh nghiệp đã xử lý xóa sổ nhưng phải tiếp tục theo dõi để thu hồi.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ số dư Nợ của Tài khoản 004 “Nợ khó đòi đã xử lý” trên Sổ Cái.

5. Ngoại tệ các loại:

Phản ánh giá trị các loại ngoại tệ doanh nghiệp hiện có (tiền mặt, tiền gửi) theo nguyên tệ từng loại ngoại tệ cụ thể như: USD, DM,... mỗi loại nguyên tệ ghi một dòng.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ số dư Nợ của Tài khoản 007 “Ngoại tệ các loại” trên Sổ Cái.

6. Hạn mức kinh phí còn lại:

Phản ánh số hạn mức kinh phí được Ngân sách Nhà nước cấp, doanh nghiệp chưa rút để sử dụng theo từng loại kinh phí: Sự nghiệp, xây dựng cơ bản, ...

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ số dư Nợ của Tài khoản 008 “Hạn mức kinh phí” trên Sổ Cái.

7. Nguồn vốn khấu hao cơ bản hiện có:

Phản ánh số khấu hao cơ bản tài sản cố định đã trích, chưa sử dụng, luỹ kế đến thời điểm báo cáo của các doanh nghiệp Nhà nước.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ số dư Nợ của Tài khoản 009 “Nguồn vốn khấu hao cơ bản hiện có” trên Sổ Cái.

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

(Mẫu số B 02 - DN)

1. Bản chất và ý nghĩa của báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh:

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp, chi tiết theo hoạt động kinh doanh chính và các hoạt động khác; tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác.

2. Kết cấu của báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh:

Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh gồm 3 phần:

- Phần I - Lãi, lỗ:

Phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác.

Tất cả các chỉ tiêu trong phần này đều trình bày: Tổng số phát sinh trong kỳ báo cáo; Số liệu của kỳ trước (để so sánh); Số luỹ kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo.

- Phần II - Tình hình thực hiện nghiã vụ với nhà nước:

Phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước về: Thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác.

Tất cả các chỉ tiêu trong phần này đều được trình bày: Số còn phải nộp đầu kỳ; Số phải nộp phát sinh trong kỳ báo cáo; Số đã nộp trong kỳ báo cáo; Số phải nộp luỹ kế từ đầu năm và số đã nộp luỹ kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo; Số còn phải nộp đến cuối kỳ báo cáo.

- Phần III - Thuế GTGT được khấu trừ, thuế GTGT được hoàn lại, thuế GTGT được giảm, thuế GTGT hàng bán nội địa:

Phản ánh số thuế GTGT được khấu trừ, đã khấu trừ, còn được khấu trừ cuối kỳ; Thuế GTGT được hoàn lại, đã hoàn lại, còn được hoàn lại cuối kỳ; Thuế GTGT được giảm, đã giảm và còn được giảm cuối kỳ; Thuế GTGT hàng bán nội địa còn phải nộp đầu kỳ, thuế GTGT đầu ra phát sinh, thuế GTGT hàng bán nội địa đã nộp vào NSNN và còn phải nộp cuối kỳ.

3. Nguồn gốc số liệu để lập báo cáo:

- Căn cứ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ trước.

- Căn cứ vào sổ kế toán trong kỳ dùng cho các tài khoản từ loại 5 đến loại 9 và Tài khoản 133 “Thuế GTGT được khấu trừ”, Tài khoản 333 “Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước”.

4. Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu trong báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh:

Số liệu ghi vào cột 4 (Kỳ trước) của Phần I “Lãi, lỗ” của báo cáo kỳ này được căn cứ vào số liệu ghi ở cột 3 “Kỳ này” của báo cáo này kỳ trước theo từng chỉ tiêu phù hợp.

Số liệu ghi vào cột 5 (Luỹ kế từ đầu năm) của Phần I “Lãi, lỗ” của báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh kỳ này được căn cứ vào số liệu ghi ở cột 5 (Luỹ kế từ đầu năm) của báo cáo này kỳ trước cộng (+) với số liệu ghi ở cột 3 (Kỳ này), kết quả tìm được ghi vào cột 5 của báo cáo này kỳ này theo từng chỉ tiêu phù hợp.

Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu ghi vào cột 4 (Kỳ này) của Phần I “Lãi, lỗ” của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ này, như sau:

PHẦN I - LÃI, LỖ

Tổng doanh thu (Mã số 01):

Chỉ tiêu này phản ánh tổng doanh thu bán hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh Có của Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng” và Tài khoản 512 “Doanh thu bán hàng nội bộ” trong kỳ báo cáo.

Doanh thu hàng xuất khẩu (Mã số 02):

Chỉ tiêu này phản ánh tổng doanh thu hàng xuất khẩu trong kỳ báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán chi tiết doanh thu bán hàng, phần bán hàng xuất khẩu trong kỳ báo cáo.

Các khoản giảm trừ (Mã số 03):

Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp các khoản được ghi giảm trừ vào tổng doanh thu trong kỳ, bao gồm: Các khoản giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại và thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp tương ứng với số doanh thu được xác định kỳ báo cáo.

Mã số 03 = Mã số 05 + Mã số 06 + Mã số 07.

Giảm giá hàng bán (Mã số 05):

Chỉ tiêu này phản ánh tổng số giảm giá hàng bán theo chính sách bán hàng của doanh nghiệp cho số hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ đã bán phát sinh trong kỳ báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh Có của Tài khoản 532 “Giảm giá hàng bán" trong kỳ báo cáo.

Giá trị hàng bán bị trả lại (Mã số 06):

Chỉ tiêu này phản ánh tổng giá bán của số hàng đã bán bị trả lại trong kỳ báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh Có của Tài khoản 531 "Hàng bán bị trả lại" trong kỳ báo cáo.

Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp (Mã số 07):

Chỉ tiêu này phản ánh tổng số thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất khẩu phải nộp cho ngân sách nhà nước, theo số doanh thu phát sinh, trong kỳ báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng số phát sinh Có của các Tài khoản 3332 “Thuế tiêu thụ đặc biệt” và Tài khoản 3333 “Thuế xuất, nhập khẩu” (chi tiết phần thuế xuất khẩu), trong kỳ báo cáo.

Doanh thu thuần (Mã số 10):

Chỉ tiêu này phản ánh số doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ đã trừ thuế (thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu) và các khoản giảm trừ trong kỳ báo cáo, làm căn cứ tính kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Mã số 10 = Mã số 01 - Mã số 03.

Giá vốn hàng bán (Mã số 11):

Chỉ tiêu này phản ánh tổng giá vốn của hàng hóa, giá thành sản xuất của thành phẩm, chi phí trực tiếp của các dịch vụ đã bán trong kỳ báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Có của Tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán” trong kỳ báo cáo (sau khi trừ (-) trị giá mua của hàng hóa, giá thành sản xuất của thành phẩm, chi phí trực tiếp của dịch vụ bị trả lại trong kỳ báo cáo) đối ứng bên Nợ của Tài khoản 911“Xác định kết quả kinh doanh”.

Lợi nhuận gộp (Mã số 20):

Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa doanh thu thuần với giá vốn hàng bán phát sinh trong kỳ báo cáo.

Mã số 20 = Mã số 10 - Mã số 11.

Chi phí bán hàng (Mã số 21):

Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí bán hàng phân bổ cho số hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ đã bán trong kỳ báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng số phát sinh Có của Tài khoản 641 “Chi phí bán hàng” và số phát sinh Có của Tài khoản 1422 "Chi phí chờ kết chuyển" (chi tiết phần chi phí bán hàng), đối ứng với bên Nợ của Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo.

Chi phí quản lý doanh nghiệp (Mã số 22):

Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho số hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ đã bán trong kỳ báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng số phát sinh Có của Tài khoản 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp” và số phát sinh Có của Tài khoản 1422 "Chi phí chờ kết chuyển" (chi tiết phần chi phí quản lý doanh nghiệp), đối ứng với bên Nợ của Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo.

Lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh (Mã số 30):

Chỉ tiêu này phản ánh kết quả tài chính trước thuế thu nhập doanh nghiệp của hoạt động kinh doanh chính trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được tính toán trên cơ sở lợi nhuận gộp trừ (-) chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ đã bán trong kỳ báo cáo.

Mã số 30 = Mã số 20 - (Mã số 21 + Mã số 22).

Thu nhập hoạt động tài chính (Mã số 31):

Chỉ tiêu này phản ánh các khoản thu từ hoạt động tài chính.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của Tài khoản 711 “Thu nhập hoạt động tài chính” đối ứng với bên Có của Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo.

Chi phí hoạt động tài chính (Mã số 32):

Chỉ tiêu này phản ánh các khoản chi phí của hoạt động tài chính.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh Có của Tài khoản 811 “Chi phí hoạt động tài chính” đối ứng với bên Nợ của Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo.

Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính (Mã số 40):

Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa thu nhập với chi phí của hoạt động tài chính trong kỳ báo cáo.

Mã số 40 = Mã số 31 - Mã số 32.

Các khoản thu nhập bất thường (Mã số 41):

Chỉ tiêu này phản ánh các khoản thu nhập bất thường, ngoài hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính, phát sinh trong kỳ báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh Nợ của Tài khoản 721 “Các khoản thu nhập bất thường” đối ứng với bên Có của Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo.

Chi phí bất thường (Mã số 43):

Chỉ tiêu này phản ánh các khoản chi phí bất thường, ngoài hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính, phát sinh trong kỳ báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh Có của Tài khoản 821 “Chi phí bất thường” đối ứng với bên Nợ của Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo.

Lợi nhuận bất thường (Mã số 50):

Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa các khoản thu nhập bất thường với các khoản chi phí bất thường phát sinh trong kỳ báo cáo.

Mã số 50 = Mã số 41 - Mã số 42.

Tổng lợi nhuận trước thuế (Mã số 60):

Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lợi nhuận thực hiện trong kỳ của doanh nghiệp trước khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và các khoản bất thường phát sinh trong kỳ báo cáo.

Mã số 60 = Mã số 30 + Mã số 40 + Mã số 50.

Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp (Mã số 70):

Chỉ tiêu này phản ánh tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh bên Có của Tài khoản 3334 “Thuế thu nhập doanh nghiệp” trừ (-) số thuế TNDN được giảm trừ vào số phải nộp và số chênh lệch giữa số thuế TNDN tạm phải nộp theo thông báo cuả cơ quan thuế hàng quý lớn hơn số thuế TNDN thực phải nộp khi báo cáo quyết toán thuế năm được duyệt.

Lợi nhuận sau thuế (Mã số 80):

Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lợi nhuận thuần từ các hoạt động của doanh nghiệp sau khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp phát sinh trong kỳ báo cáo.

Mã số 80 = Mã số 60 - Mã số 70.


PHẦN II - TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHĨA VỤ VỚI NHÀ NƯỚC

Cột 1 - Chỉ tiêu:

Cột này ghi danh mục các khoản phải nộp nhà nước theo quy định.

Cột 2 - Mã số:

Cột này ghi mã số của từng chỉ tiêu báo cáo.

Cột 3 - Số còn phải nộp đầu kỳ:

Cột này phản ánh tổng số tiền thuế và các khoản khác còn phải nộp đầu kỳ, theo từng khoản, gồm cả số phải nộp của năm trước chuyển sang.

Cột 4 - Số phải nộp trong kỳ này:

Cột này phản ánh tổng số tiền thuế và các khoản khác phải nộp (theo từng khoản) phát sinh trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào cột này được căn cứ vào sổ kế toán của Tài khoản 333 “Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước”.

Cột 5 - Số đã nộp trong kỳ:

Cột này phản ánh tổng số tiền thuế đã nộp theo từng khoản phải nộp trong kỳ báo cáo, gồm cả số nộp của kỳ trước chuyển sang.

Cột 6 - Số phải nộp luỹ kế từ đầu năm:

Cột này dùng để phản ánh các loại thuế và các khoản khác phải nộp vào ngân sách nhà nước luỹ kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo.

Cột 7 - Số đã nộp luỹ kế từ đầu năm:

Cột này dùng để phản ánh các loại thuế và các khoản khác đã nộp vào ngân sách nhà nước luỹ kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo.

Cột 8 - Số còn phải nộp đến cuối kỳ:

Cột này phản ánh số thuế và các khoản khác còn phải nộp đến cuối kỳ báo cáo, bao gồm cả số còn phải nộp của kỳ trước chuyển sang chưa nộp trong kỳ này. Số liệu để ghi vào cột này bằng số liệu cột “Số còn phải nộp đầu kỳ” cộng (+) với số liệu cột “Số phải nộp trong kỳ” trừ (-) số liệu cột “Số đã nộp trong kỳ”.

Cột 8 = Cột 3 + Cột 4 - Cột 5.

Số liệu ghi vào cột 3 “Số còn phải nộp đầu kỳ” ở từng chỉ tiêu được căn cứ vào số liệu ghi ở cột 8 “Số còn phải nộp cuối kỳ” của báo cáo này kỳ trước.

Số liệu ghi vào cột 6 “Số phải nộp luỹ kế từ đầu năm” của báo cáo này kỳ này được căn cứ vào số liệu ghi ở cột 6 “Số phải nộp luỹ kế từ đầu năm” của báo cáo này kỳ trước, cộng (+) với số liệu ghi ở cột 4 “Số phải nộp trong kỳ” của báo cáo này kỳ này. Kết quả tìm được ghi vào từng chỉ tiêu phù hợp.

Số liệu ghi vào cột 7 “Số đã nộp luỹ kế từ đầu năm” của báo cáo này kỳ này được căn cứ vào số liệu ghi ở cột 7 “Số đã nộp luỹ kế từ đầu năm” của báo cáo này kỳ trước, cộng (+) với số liệu ghi ở cột 5 “Số đã nộp trong kỳ” của báo cáo này kỳ này. Kết quả tìm được ghi vào cột 7 của từng chỉ tiêu phù hợp.

Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu ghi vào cột 4 “Số phải nộp trong kỳ” và cột 5 “Số đã nộp trong kỳ” của báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh - Phần II “Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước”, như sau:

1. Chỉ tiêu “Thuế” (Mã số 10):

Chỉ tiêu này dùng để phản ánh tổng số tiền các loại thuế phải nộp, đã nộp và còn phải nộp đến cuối kỳ báo cáo, bao gồm thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp, thu trên vốn, thuế tài nguyên, thuế nhà đất, tiền thuê đất và các loại thuế khác.

Số liệu để ghi vào cột 4, cột 5 của chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán chi tiết Tài khoản 333 “Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước”.

Mã số 10 = Mã số 11 + Mã số 12 + Mã số 13 + Mã số 14 + Mã số 15 + Mã số 16 + Mã số 17 + Mã số 18 + Mã số 19 + Mã số 20.

2. Chỉ tiêu “Thuế GTGT hàng bán nội địa” (Mã số 11):

Chỉ tiêu này dùng để phản ánh số thuế GTGT hàng bán nội địa phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào NSNN đến cuối kỳ báo cáo, bao gồm: số thuế GTGT của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ nội địa.

Số liệu ghi vào cột 4 “Số phải nộp” của chỉ tiêu “Thuế GTGT hàng bán nội địa” (Mã số 11), dùng để phản ánh số thuế GTGT hàng bán nội địa phải nộp vào NSNN trong kỳ báo cáo.

Căn cứ vào số phát sinh bên Có của Tài khoản 33311 “Thuế GTGT đầu ra” trong kỳ báo cáo, bao gồm: Thuế GTGT đầu ra của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ; Thuế GTGT đầu ra của hoạt động tài chính và các khoản thu nhập bất thường, trừ (-) số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ, số thuế GTGT được giảm trừ vào số thuế GTGT phải nộp trong kỳ, số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, số thuế GTGT của hàng bán bị giảm giá do kém mất phẩm chất. Kết quả tìm được ghi vào cột 4 “Số phải nộp” của chỉ tiêu “Thuế GTGT hàng bán nội địa” (Mã số 11). Trường hợp kết quả tìm được là số âm thì số liệu ghi vào cột 4 của chỉ tiêu “Thuế GTGT hàng bán nội địa” được ghi bằng số âm (-), trong đó:

- Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ, được căn cứ vào số phát sinh bên Có của Tài khoản 133 “Thuế GTGT được khấu trừ” đối ứng với bên Nợ của Tài khoản 33311 “Thuế GTGT đầu ra” trong kỳ báo cáo;

- Số thuế GTGT được giảm trừ vào số thuế GTGT phải nộp, được căn cứ vào số phát sinh bên Có của Tài khoản 721 đối ứng với bên Nợ của Tài khoản 33311;

- Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại và số thuế GTGT của hàng bán bị giảm giá do kém mất phẩm chất, được căn cứ vào số phát sinh bên Có của các tài khoản 111, 112, 131 đối ứng với bên Nợ của Tài khoản 33311, chi tiết số tiền trả lại người mua về số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, số thuế GTGT của hàng bán bị giảm giá do kém mất phẩm chất.

Số liệu ghi vào cột 5 “Số đã nộp” của chỉ tiêu “Thuế GTGT hàng bán nội địa” (Mã số 11) dùng để phản ánh số thuế GTGT hàng bán nội địa đã nộp vào NSNN trong kỳ báo cáo được căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của Tài khoản 33311 “Thuế GTGT đầu ra” đối ứng với bên Có của các tài khoản 111, 112, 311... (Chi tiết thuế GTGT hàng bán nội địa đã nộp trong kỳ).

3. Chỉ tiêu "Thuế GTGT hàng nhập khẩu” (Mã số 12):

Chỉ tiêu này dùng để phản ánh số thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào NSNN đến cuối kỳ báo cáo.

- Số liệu ghi vào cột 4 “Số phải nộp” của chỉ tiêu “Thuế GTGT hàng nhập khẩu” (Mã số 12) dùng để phản ánh số thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp vào NSNN ở khâu nhập khẩu trong kỳ báo cáo.

Căn cứ vào số phát sinh bên Có của Tài khoản 33312 “Thuế GTGT hàng nhập khẩu” trừ (-) số thuế GTGT hàng nhập khẩu được giảm và số thuế GTGT hàng nhập khẩu trả lại cho người bán (được phản ánh ở bên Nợ của Tài khoản 33312 đối ứng với bên Có của các tài khoản liên quan). Kết quả tìm được ghi vào cột 4 “Số phải nộp” của chỉ tiêu “Thuế GTGT hàng nhập khẩu” (Mã số 12). Trường hợp kết quả tìm được là số âm thì số liệu ghi vào cột 4 “Số phải nộp” của chỉ tiêu “Thuế GTGT hàng nhập khẩu” được ghi bằng số âm (-).

- Số liệu ghi vào cột 5 “Số đã nộp” của chỉ tiêu “Thuế GTGT hàng nhập khẩu” dùng để phản ánh số thuế GTGT hàng nhập khẩu đã nộp vào NSNN trong kỳ báo cáo, được căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của Tài khoản 33312 “Thuế GTGT hàng nhập khẩu” đối ứng với bên Có của các tài khoản 111, 112, 311... (Chi tiết thuế GTGT hàng nhập khẩu đã nộp trong kỳ).

4. Chỉ tiêu "Thuế  tiêu thụ đặc biệt" (Mã số 13):

Chỉ tiêu này dùng để phản ánh số thuế TTĐB phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào NSNN đến cuối kỳ báo cáo.

Số liệu ghi vào cột 4 “Số phải nộp” của chỉ tiêu “Thuế TTĐB” (Mã số 13) dùng để phản ánh số thuế TTĐB  phải nộp vào NSNN trong kỳ báo cáo.

Căn cứ vào số phát sinh bên Có của Tài khoản 3332 “Thuế TTĐB” trong kỳ báo cáo trừ (-) số thuế TTĐB được NSNN hoàn lại trừ vào số thuế TTĐB phải nộp trong kỳ, số thuế TTĐB được giảm trừ vào số thuế phải nộp trong kỳ, số thuế TTĐB của hàng bán bị trả lại, kết quả tìm được ghi vào cột 4 “Số phải nộp” của chỉ tiêu “Thuế TTĐB”. Trường hợp kết quả tìm được là số âm thì số liệu ghi vào cột 4 “Số phải nộp” của chỉ tiêu “Thuế TTĐB” được ghi bằng số âm (-), trong đó:

- Số thuế TTĐB được NSNN hoàn lại trừ vào số thuế TTĐB phải  nộp  trong kỳ, được căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của Tài khoản 3332 “Thuế TTĐB” đối ứng với bên Có của các tài khoản 721, 632, 152, 156, 211;

- Số thuế TTĐB được giảm trừ vào số thuế phải nộp trong kỳ, được  căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của Tài khoản 3332 “Thuế TTĐB” đối ứng với bên Có của Tài khoản 721;

- Số thuế TTĐB của hàng bán bị trả lại, được căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của Tài khoản 3332 “Thuế TTĐB” đối ứng với bên Có của các tài khoản 111, 112, 131 (Chi tiết số tiền trả lại người mua về thuế TTĐB của hàng bán bị trả lại).

- Số liệu ghi vào cột 5 “Số đã nộp” của chỉ tiêu “Thuế TTĐB” phản ánh số thuế TTĐB đã nộp vào NSNN trong kỳ báo cáo, được căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của Tài khoản 3332 “Thuế TTĐB” đối ứng với bên Có của các tài khoản 111, 112, 311 (Chi tiết thuế TTĐB đã nộp trong kỳ).

5. Chỉ tiêu "Thuế xuất, nhập khẩu" (Mã số 14):

Chỉ tiêu này dùng để phản ánh số thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào NSNN đến cuối kỳ báo cáo.

Số liệu ghi vào cột 4 “Số phải nộp” của chỉ tiêu “Thuế xuất, nhập khẩu” dùng để phản ánh số thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp vào NSNN trong kỳ báo cáo.

Căn cứ vào số phát sinh bên Có của Tài khoản 3333 “Thuế xuất, nhập khẩu” trong kỳ báo cáo trừ (-) số thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được NSNN hoàn lại trừ vào số thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp trong kỳ, kết quả tìm được ghi vào cột 4 “Số phải nộp” của chỉ tiêu “Thuế xuất, nhập khẩu”. Trường hợp kết quả tìm được là số âm thì số liệu ghi vào cột 4 “Số phải nộp” của chỉ tiêu “Thuế xuất, nhập khẩu” được ghi bằng số âm (-), trong đó:

- Số thuế xuất khẩu được NSNN hoàn lại trừ vào số thuế xuất khẩu phải nộp trong kỳ, được căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của Tài khoản 3333 “Thuế xuất, nhập khẩu” đối ứng với bên Có các tài khoản 511, 155, 156, 632, 721 (Chi tiết  thuế xuất khẩu được hoàn lại);

- Số thuế nhập khẩu được NSNN hoàn lại trừ vào số thuế nhập khẩu phải nộp trong kỳ được căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của Tài khoản 3333 “Thuế xuất, nhập khẩu” đối ứng với bên Có của các tài khoản 152, 153, 156, 211, 632, 721 (Chi tiết thuế nhập khẩu được hoàn lại).

Số liệu ghi vào cột 5 “Số đã nộp” của chỉ tiêu “Thuế xuất, nhập khẩu” phản ánh số thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã nộp vào NSNN trong kỳ báo cáo, được căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của Tài khoản 3333 “Thuế xuất, nhập khẩu” đối ứng với bên Có của các tài khoản 111, 112, 311... (Chi tiết thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã nộp trong kỳ).

6. Chỉ tiêu "Thuế thu nhập doanh nghiệp" (Mã số 15):

Chỉ tiêu này dùng để phản ánh số thuế TNDN phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào NSNN đến cuối kỳ báo cáo.

Số liệu ghi vào cột 4 “Số phải nộp” của chỉ tiêu “Thuế TNDN” (Mã số 15) phản ánh số thuế TNDN phải nộp vào NSNN, được căn cứ vào số phát sinh bên Có của Tài khoản 3334 “Thuế TNDN” trừ (-) số thuế TNDN được giảm trừ vào số thuế phải nộp và số chênh lệch giữa số thuế TNDN tạm phải nộp theo thông báo của cơ quan thuế hàng quý lớn hơn số thuế TNDN thực phải nộp khi báo cáo quyết toán thuế năm được duyệt. Kết quả tìm được ghi vào cột 4 “Số phải nộp”.

Số thuế TNDN được giảm trừ vào số thuế phải nộp và số chênh lệch giữa số thuế TNDN tạm phải nộp theo thông báo của cơ quan thuế hàng quý lớn hơn số thuế TNDN thực phải nộp khi báo cáo quyết toán thuế năm được duyệt, được căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của Tài khoản 3334 “Thuế TNDN” đối ứng với bên Có của Tài khoản 421 “Lợi nhuận chưa phân phối”.

Số liệu ghi vào cột 5 “Số đã nộp” của chỉ tiêu “Thuế TNDN” dùng để phản ánh số thuế TNDN đã nộp vào NSNN trong kỳ được căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của Tài khoản 3334 “Thuế TNDN” đối ứng với bên Có của các tài khoản 111, 112, 311 (Chi tiết thuế TNDN đã nộp trong kỳ).

7. Chỉ tiêu “Thu trên vốn” (Mã số 16):

Chỉ tiêu này dùng để phản ánh số tiền thu trên vốn phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào NSNN đến cuối kỳ báo cáo.

Số liệu ghi vào cột 4 “Số phải nộp trong kỳ” của chỉ tiêu “Thu trên vốn” phản ánh số thu trên vốn phải nộp vào NSNN, được căn cứ vào số phát sinh bên Có của Tài khoản 3335 “Thu trên vốn” trên Sổ Cái.

Số liệu ghi vào cột 5 “Số đã nộp trong kỳ” của chỉ tiêu “Thu trên vốn” phản ánh số tiền thu trên vốn đã nộp vào NSNN, được căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của Tài khoản 3335 “Thu trên vốn” trên Sổ Cái.

8. Chỉ tiêu “Thuế tài nguyên” (Mã số 17):

Chỉ tiêu này dùng để phản ánh số tiền thuế tài nguyên phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào NSNN đến cuối kỳ báo cáo.

Số liệu ghi vào cột 4 “Số phải nộp trong kỳ” của chỉ tiêu “Thuế tài nguyên” phản ánh số tiền thuế tài nguyên phải nộp vào NSNN, được căn cứ vào số phát sinh bên Có của Tài khoản 3336 “Thuế tài nguyên” trên Sổ Cái.

Số liệu ghi vào cột 5 “Số đã nộp trong kỳ” của chỉ tiêu “Thuế tài nguyên” phản ánh số tiền thuế tài nguyên đã nộp vào NSNN, được căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của Tài khoản 3336 “Thuế tài nguyên” trên Sổ Cái.

9. Chỉ tiêu “Thuế nhà đất” (Mã số 18):

Chỉ tiêu này dùng để phản ánh số tiền thuế nhà đất phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào NSNN đến cuối kỳ báo cáo.

Số liệu ghi vào cột 4 “Số phải nộp trong kỳ” của chỉ tiêu “Thuế nhà đất” phản ánh số tiền thuế nhà đất phải nộp vào NSNN, được căn cứ vào số phát sinh bên Có của Tài khoản 3337 “Thuế nhà đất, tiền thuê đất” trên Sổ Cái (Chi tiết phần thuế nhà đất).

Số liệu ghi vào cột 5 “Số đã nộp trong kỳ” của chỉ tiêu “Thuế nhà đất” phản ánh số tiền thuế nhà đất đã nộp vào NSNN, được căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của Tài khoản 3337 “Thuế nhà đất, tiền thuê đất” trên Sổ Cái (Chi tiết phần thuế nhà đất).

10. Chỉ tiêu “Tiền thuê đất” (Mã số 19):

Chỉ tiêu này dùng để phản ánh số tiền thuê đất phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào NSNN đến cuối kỳ báo cáo.

Số liệu ghi vào cột 4 “Số phải nộp trong kỳ” của chỉ tiêu “Tiền thuê đất” phản ánh số tiền thuê đất phải nộp vào NSNN trong kỳ báo cáo, được căn cứ vào số phát sinh bên Có của Tài khoản 3337 “Thuế nhà đất, tiền thuê đất” trên Sổ Cái (Chi tiết phần tiền thuê đất).

Số liệu ghi vào cột 5 “Số đã nộp trong kỳ” của chỉ tiêu “Tiền thuê đất” phản ánh số tiền thuê đất đã nộp vào NSNN trong kỳ báo cáo, được căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của Tài khoản 3337 “Thuế nhà đất, tiền thuê đất” trên Sổ Cái (Chi tiết phần tiền thuê đất).

11. Chỉ tiêu “Các loại thuế khác” (Mã số 20):

Chỉ tiêu này dùng để phản ánh các loại thuế khác (ngoài các loại thuế kể trên) phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào NSNN đến cuối kỳ báo cáo.

Số liệu ghi vào cột 4 “Số phải nộp trong kỳ” của chỉ tiêu “Các loại thuế khác” phản ánh số tiền các loại thuế khác phải nộp vào NSNN trong kỳ báo cáo, được căn cứ vào số phát sinh bên Có của Tài khoản 3338 “Các loại thuế khác” trên Sổ Cái.

Số liệu ghi vào cột 5 “Số đã nộp trong kỳ” của chỉ tiêu “Các loại thuế khác” phản ánh số tiền các loại thuế khác đã nộp vào NSNN trong kỳ báo cáo, được căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của Tài khoản 3338 “Các loại thuế khác” trên Sổ Cái.

12. Chỉ tiêu “Các khoản phải nộp khác” (Mã số 30):

Chỉ tiêu này dùng để phản ánh các khoản khác phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào NSNN đến cuối kỳ báo cáo, bao gồm: Các khoản phụ thu, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác.

Số liệu ghi vào cột 4 “Số phải nộp trong kỳ” của chỉ tiêu “Các khoản phải nộp khác” phản ánh các khoản phụ thu, các khoản phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp vào NSNN, được căn cứ vào số phát sinh bên Có của Tài khoản 3339 “Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác” trên Sổ Cái.

Số liệu ghi vào cột 5 “Số đã nộp trong kỳ” của chỉ tiêu “Các khoản phải nộp khác” phản ánh số tiền các khoản phụ thu, các khoản phí, lệ phí và các khoản khác đã nộp vào NSNN, được căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của Tài khoản 3339 “Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác” trên Sổ Cái.

Mã số 30 = Mã số 31 + Mã số 32 + Mã số 33.

13. Chỉ tiêu “Các khoản phụ thu” (Mã số 31):

Chỉ tiêu này dùng để phản ánh các khoản phụ thu phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào NSNN đến cuối kỳ báo cáo.

Số liệu ghi vào cột 4 “Số phải nộp trong kỳ” của chỉ tiêu “Các khoản phụ thu” phản ánh số tiền các khoản phụ thu phải nộp vào NSNN trong kỳ báo cáo, được căn cứ vào số phát sinh bên Có của Tài khoản 3339 “Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác” trên Sổ Cái (Chi tiết các khoản phụ thu).

Số liệu ghi vào cột 5 “Số đã nộp trong kỳ” của chỉ tiêu “Các khoản phụ thu” phản ánh số tiền các khoản phụ thu đã nộp vào NSNN trong kỳ báo cáo, được căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của Tài khoản 3339 “Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác” trên Sổ Cái (Chi tiết các khoản phụ thu).

14. Chỉ tiêu “Các khoản phí, lệ phí” (Mã số 32):

Chỉ tiêu này dùng để phản ánh các khoản phí, lệ phí phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào NSNN đến cuối kỳ báo cáo.

Số liệu ghi vào cột 4 “Số phải nộp trong kỳ” của chỉ tiêu “Các khoản phí, lệ phí” phản ánh các khoản phí, lệ phí phải nộp vào NSNN trong kỳ báo cáo, được căn cứ vào số phát sinh bên Có của Tài khoản 3339 “Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác” trên Sổ Cái (Chi tiết các khoản phí, lệ phí).

Số liệu ghi vào cột 5 “Số đã nộp trong kỳ” của chỉ tiêu “Các khoản phí, lệ phí” phản ánh các khoản phí, lệ phí đã nộp vào NSNN trong kỳ báo cáo, được căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của Tài khoản 3339 “Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác” trên Sổ Cái (Chi tiết các khoản phí, lệ phí).

15. Chỉ tiêu “Các khoản khác” (Mã số 33):

Chỉ tiêu này dùng để phản ánh các khoản khác (ngoài các khoản phí, lệ phí và các khoản phụ thu kể trên) phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào NSNN đến cuối kỳ báo cáo.

Số liệu ghi vào cột 4 “Số phải nộp trong kỳ” của chỉ tiêu “Các khoản khác” phản ánh các khoản khác (ngoài các khoản phí, lệ phí và các khoản phụ thu kể trên) phải nộp vào NSNN trong kỳ báo cáo, được căn cứ vào số phát sinh bên Có của Tài khoản 3339 “Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác” trên Sổ Cái (Chi tiết các khoản khác).

Số liệu ghi vào cột 5 “Số đã nộp trong kỳ” của chỉ tiêu “Các khoản khác” phản ánh các khoản khác (ngoài các khoản phí, lệ phí và các khoản phụ thu kể trên) đã nộp vào NSNN trong kỳ báo cáo, được căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của Tài khoản 3339 “Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác” trên Sổ Cái (Chi tiết các khoản khác).


- PHẦN III -
THUẾ GTGT ĐƯỢC KHẤU TRỪ, THUẾ GTGT ĐƯỢC HOÀN LẠI, THUẾ GTGT ĐƯỢC GIẢM, THUẾ GTGT HÀNG BÁN NỘI ĐỊA

Nội dung các chỉ tiêu ở phần này dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ; Số thuế GTGT đầu vào được hoàn lại, đã hoàn lại và còn được hoàn lại; Số thuế GTGT được giảm, đã giảm và còn được giảm; Số thuế GTGT hàng bán nội địa phải nộp, đã nộp và còn phải nộp đến cuối kỳ báo cáo.

Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu ghi vào cột 4 “Luỹ kế từ đầu năm” được căn cứ vào số liệu ghi ở cột 4 “Luỹ kế từ đầu năm” của báo cáo này kỳ trước, cộng (+) với số liệu ghi ở cột 3 “Kỳ này” của báo cáo này kỳ này, kết quả tìm được ghi vào cột 4 ở từng chỉ tiêu phù hợp.

Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu ghi vào cột 3 “Kỳ này” như sau:

MỤC I.  THUẾ GTGT ĐƯỢC KHẤU TRỪ

1. Số thuế GTGT còn được khấu trừ, còn được hoàn lại đầu kỳ (Mã số 10):

Chỉ tiêu này phản ánh số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ, còn được hoàn lại kỳ trước chuyển sang.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Nợ đầu kỳ của Tài khoản 133 “Thuế GTGT được khấu trừ” hoặc căn cứ vào số liệu ghi ở chỉ tiêu có Mã số 17 của báo cáo này kỳ trước.

2. Số thuế GTGT được khấu trừ phát sinh (Mã số 11):

Chỉ tiêu này dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ khi mua hàng hóa, dịch vụ, tài sản cố định phát sinh trong kỳ (trong đó bao gồm cả số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ nhưng không thể hạch toán riêng).

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh bên Nợ Tài khoản 133 “Thuế GTGT được khấu trừ” trong kỳ báo cáo.

3. Số thuế GTGT đã khấu trừ, đã hoàn lại, thuế GTGT hàng mua trả lại và không được khấu trừ (Mã số 12):

Chỉ tiêu này phản ánh số thuế GTGT đầu vào (bao gồm cả số thuế kỳ trước chuyển sang và số thuế đầu vào phát sinh kỳ này) đã được khấu trừ vào số thuế GTGT đầu ra trong kỳ, đã được hoàn lại bằng tiền và thuế GTGT không được khấu trừ.

Số liệu ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh bên Có của Tài khoản 133 “Thuế GTGT được khấu trừ” trong kỳ báo cáo.

Mã số 12 = Mã số 13 + Mã số 14 + Mã số 15 + Mã số 16.

3a. Số thuế GTGT đã khấu trừ (Mã số 13):

Chỉ tiêu này phản ánh số thuế GTGT đầu vào đã được khấu trừ trong kỳ báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh bên Có Tài khoản 133 “Thuế GTGT được khấu trừ” đối ứng bên Nợ Tài khoản 3331 “Thuế GTGT phải nộp” trong kỳ báo cáo (33311).

           

3b. Số thuế GTGT đã hoàn lại (Mã số 14):

Chỉ tiêu này phản ánh số thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại bằng tiền trong kỳ báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán chi tiết thuế GTGT được hoàn lại hoặc căn cứ vào sổ kế toán chi tiết Tài khoản 133, chi tiết thuế GTGT hoàn lại, phần phát sinh bên Có Tài khoản 133 đối ứng với bên Nợ TK 111, 112.

3c. Số thuế GTGT hàng mua trả lại, giảm giá hàng mua (Mã số 15):

Chỉ tiêu này phản ánh số thuế GTGT đầu vào của hàng mua trả lại người bán, số thuế GTGT đầu vào của hàng mua được giảm giá do kém mất phẩm chất không được khấu trừ phát sinh trong kỳ báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh bên Có của Tài khoản 133 “Thuế GTGT được khấu trừ” đối ứng với bên Nợ của các tài khoản 111, 112, 331 (Chi tiết thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ của hàng mua trả lại người bán, của hàng mua được giảm giá do kém mất phẩm chất).

3d. Số thuế GTGT không được khấu trừ (Mã số 16):

Chỉ tiêu này phản ánh số thuế GTGT đầu vào khi mua vật tư, hàng hóa, dịch vụ dùng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh chịu thuế và không chịu thuế GTGT nhưng không thuộc diện được khấu trừ phải tính, phân bổ cho sản xuất, kinh doanh không chịu thuế GTGT.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh bên Có của Tài khoản 133 đối ứng với bên Nợ của các tài khoản 142, 632.

4. Số thuế GTGT còn được khấu trừ, còn được hoàn lại cuối kỳ (Mã số 17):

Chỉ tiêu này phản ánh thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ, số thuế GTGT được thông báo cho hoàn lại nhưng NSNN chưa hoàn trả đến cuối kỳ báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Nợ Tài khoản 133 “Thuế GTGT được khấu trừ” đến cuối kỳ báo cáo.

Mã số 17 = Mã số 10 + Mã số 11 - Mã số 12.

MỤC II. THUẾ GTGT ĐƯỢC HOÀN LẠI

1. Số thuế GTGT được hoàn lại đầu kỳ (Mã số 20):

Chỉ tiêu này phản ánh số thuế GTGT đầu vào đã được cơ quan thuế thông báo cho hoàn lại nhưng đến cuối kỳ trước chưa được NSNN hoàn trả lại bằng tiền.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán chi tiết thuế GTGT được hoàn lại (Mẫu số S 02 - DN) hoặc căn cứ vào số liệu ghi ở chỉ tiêu có mã số 23 của báo cáo này kỳ trước.

2. Số thuế GTGT được hoàn lại phát sinh (Mã số 21):

Chỉ tiêu này phản ánh số thuế GTGT được cơ quan thuế thông báo cho hoàn thuế phát sinh trong kỳ.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào thông báo được hoàn thuế trong kỳ, hoặc căn cứ vào sổ kế toán chi tiết thuế GTGT được hoàn lại (Mẫu số S 02 - DN).

3. Số thuế GTGT đã hoàn lại (Mã số 22):

Chỉ tiêu này phản ánh số thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại bằng tiền trong kỳ.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán chi tiết Tài khoản 133 “Thuế GTGT được khấu trừ”, chi tiết phần thuế GTGT đã hoàn lại phần phát sinh Có Tài khoản 133 đối ứng với bên Nợ tài khoản 111, 112 hoặc căn cứ vào sổ kế toán chi tiết thuế GTGT được hoàn lại (Mẫu số S 02 - DN).

4. Số thuế GTGT còn được hoàn lại cuối kỳ (Mã số 23):

Chỉ tiêu này phản ánh số thuế GTGT đầu vào đã được thông báo cho hoàn lại nhưng đến cuối kỳ báo cáo chưa được NSNN hoàn trả.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán chi tiết thuế GTGT được hoàn lại (Mẫu số S 02 - DN), hoặc số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được tính như sau:

Mã số 23 = Mã số 20 + Mã số 21 - Mã số 22.

MỤC III. THUẾ GTGT ĐƯỢC GIẢM

1. Số thuế GTGT được giảm đầu kỳ (Mã số 30):

Chỉ tiêu này phản ánh số thuế GTGT phải nộp đã được cơ quan thuế xét giảm và đã thông báo giảm nhưng đến cuối kỳ trước chưa xử lý.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán chi tiết thuế GTGT được giảm (Mẫu số S 03 - DN) (Phần Số dư đầu kỳ) hoặc căn cứ vào số liệu ghi ở chỉ tiêu có mã số 33 của báo cáo này kỳ trước.

2. Số thuế GTGT được giảm phát sinh (Mã số 31):

Chỉ tiêu này phản ánh số thuế GTGT phải nộp đã được cơ quan thuế xét giảm và đã thông báo được giảm trong kỳ báo cáo.

Số liệu ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào sổ kế toán chi tiết thuế GTGT được giảm (Mẫu số S 03 - DN).

3. Số thuế GTGT đã được giảm (Mã số 32):

Chỉ tiêu này phản ánh số thuế GTGT được giảm đã được xử lý trong kỳ báo cáo bao gồm số thuế được giảm đã được NSNN trả lại bằng tiền (nếu đã nộp thuế GTGT vào NSNN) hoặc được trừ vào số thuế GTGT phải nộp.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán chi tiết thuế GTGT được giảm (Mẫu số S 03 - DN) hoặc căn cứ vào số phát sinh Nợ Tài khoản 3331 “Thuế GTGT phải nộp” đối ứng với bên Có Tài khoản 721 “Các khoản thu nhập bất thường” (nếu số thuế được giảm được trừ vào số thuế GTGT phải nộp trong kỳ) hoặc số phát sinh Nợ tài khoản 111, 112 đối ứng với bên Có Tài khoản 721 (nếu số thuế được giảm được NSNN trả lại bằng tiền) phần thuế GTGT được giảm bằng tiền.

4. Số thuế GTGT còn được giảm cuối kỳ (Mã số 33):

Chỉ tiêu này phản ánh số thuế GTGT đã được cơ quan thuế thông báo giảm nhưng đến cuối kỳ báo cáo chưa được xử lý.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán chi tiết thuế GTGT được giảm (Mẫu số S 03 - DN).

Mã số 33 = Mã số 30 + Mã số 31 - Mã số 32.

MỤC IV. THUẾ GTGT HÀNG BÁN NỘI ĐỊA

1. Chỉ tiêu "Thuế GTGT hàng bán nội địa còn phải nộp đầu kỳ" (Mã số 40):

Chỉ tiêu này dùng để phản ánh số thuế GTGT hàng bán nội địa của hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ nội địa và các khoản thu nhập hoạt động tài chính, hoạt động bất thường còn phải nộp kỳ trước chuyển sang.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào chỉ tiêu có mã số 46 của báo cáo này kỳ trước, hoặc căn cứ vào số dư Có cuối kỳ trước của Tài khoản 33311 “Thuế GTGT đầu ra”.

2. Chỉ tiêu "Thuế GTGT đầu ra phát sinh" (Mã số 41):

Chỉ tiêu này dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu ra của hàng bán nội địa đã phát sinh trong kỳ và luỹ kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo.

Số liệu ghi vào cột 3 (kỳ này) của chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh bên Có của Tài khoản 33311 “Thuế GTGT đầu ra” đối ứng với bên Nợ các tài khoản liên quan.

3. Chỉ tiêu "Thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ" (Mã số 42):

Chỉ tiêu này dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ trong kỳ và luỹ kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo.

Số liệu để ghi vào cột 3 (kỳ này) của chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh bên Có của Tài khoản 133 “Thuế GTGT được khấu trừ” đối ứng với bên Nợ của Tài khoản 33311 “Thuế GTGT đầu ra”.

4. Chỉ tiêu "Thuế GTGT hàng bán bị trả lại, bị giảm giá" (Mã số 43):

Chỉ tiêu này dùng để phản ánh số thuế GTGT của hàng bán nội địa bị trả lại, bị giảm giá do kém mất phẩm chất phát sinh trong kỳ và luỹ kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo.

Số liệu để ghi vào cột 3 (kỳ này) của chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh bên Có của các tài khoản 111, 112, 131 đối ứng với bên Nợ của Tài khoản 33311 “Thuế GTGT đầu ra” (Chi tiết số tiền trả lại cho người mua về số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, hàng bán bị giảm giá do kém mất phẩm chất).

5. Chỉ tiêu "Thuế GTGT được giảm trừ vào số thuế phải nộp" (Mã số 44):

Chỉ tiêu này dùng để phản ánh số thuế GTGT hàng bán nội địa được giảm trừ vào số thuế GTGT phải nộp phát sinh trong kỳ và luỹ kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo.

Số liệu ghi vào cột 3 (kỳ này) của chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh bên Có của Tài khoản 721 đối ứng với bên Nợ của Tài khoản 33311 “Thuế GTGT đầu ra”.

6. Chỉ tiêu "Thuế GTGT hàng bán nội địa đã nộp vào NSNN"  (Mã số 45):

Chỉ tiêu này dùng để phản ánh số thuế GTGT hàng bán nội địa đã nộp vào NSNN trong kỳ báo cáo và luỹ kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo.

Số liệu ghi vào cột 3 (kỳ này) của chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh bên Có của các tài khoản 111, 112, 311 đối ứng với bên Nợ của Tài khoản 33311 “Thuế GTGT đầu ra” (Chi tiết số thuế GTGT đã nộp vào NSNN trong kỳ).

7. Chỉ tiêu "Thuế GTGT hàng bán nội địa còn phải nộp cuối kỳ"  (Mã số 46):

Chỉ tiêu này dùng để phản ánh số thuế GTGT hàng bán nội địa còn phải nộp đến cuối kỳ báo cáo.

Số liệu để ghi vào cột 3 (kỳ này) của chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có của Tài khoản 33311 “Thuế GTGT đầu ra”.

Mã số 46 = Mã số 40 + Mã số 41 - Mã số 42 - Mã số 43 - Mã số 44 - Mã số 45.

LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ

(Mẫu số B 03 - DN)

I. BẢN CHẤT VÀ Ý NGHĨA CỦA BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ:

Lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp.

Dựa vào báo cáo Lưu chuyển tiền tệ, người sử dụng có thể đánh giá được khả năng tạo ra tiền, sự biến động tài sản thuần của doanh nghiệp, khả năng thanh toán của doanh nghiệp và dự đoán được luồng tiền trong kỳ tiếp theo.

II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ:

1. Nội dung:

Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ gồm 3 phần:

- Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh;

- Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư;

- Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính.

* Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh: Phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như tiền thu bán hàng, tiền thu từ các khoản phải thu thương mại, các chi phí bằng tiền, như: Tiền trả cho người cung cấp (trả ngay trong kỳ và tiền trả cho khoản nợ từ kỳ trước), tiền thanh toán cho công nhân viên về tiền lương và BHXH, các chi phí khác bằng tiền (chi phí văn phòng phẩm, công tác phí...).

* Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư: Phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Hoạt động đầu tư bao gồm hai phần:

- Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho bản thân doanh nghiệp: như hoạt động xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định;

- Đầu tư vào các đơn vị khác dưới hình thức góp vốn liên doanh, đầu tư chứng khoán, cho vay, không phân biệt đầu tư ngắn hạn hay dài hạn.

Dòng tiền lưu chuyển gồm toàn bộ các khoản thu do bán, thanh lý tài sản cố định, thu hồi các khoản đầu tư... và các khoản chi mua sắm, xây dựng tài sản cố định, chi để đầu tư vào các đơn vị khác.

* Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính: Phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Hoạt động tài chính bao gồm các nghiệp vụ làm tăng, giảm vốn kinh doanh của doanh nghiệp như: Chủ doanh nghiệp góp vốn, vay vốn (không phân biệt vay dài hạn hay ngắn hạn), nhận vốn liên doanh, phát hành cổ phiếu, trái phiếu, trả nợ vay,...

Dòng tiền lưu chuyển bao gồm toàn bộ các khoản thu, chi liên quan như tiền vay nhận được, tiền thu được do nhận vốn góp liên doanh, do phát hành cổ phiếu, trái phiếu, tiền chi trả lãi cho các bên góp vốn, trả lãi cổ phiếu, trái phiếu bằng tiền, thu lãi tiền gửi...

Có hai phương pháp lập báo cáo Lưu chuyển tiền tệ: Phương pháp gián tiếp và phương pháp trực tiếp.

2. Lập báo cáo Lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp:

2.1. Nguyên tắc chung:

- Theo phương pháp gián tiếp, báo cáo Lưu chuyển tiền tệ được lập bằng cách điều chỉnh lợi tức trước thuế của hoạt động sản xuất, kinh doanh khỏi ảnh hưởng của các nghiệp vụ không trực tiếp thu tiền hoặc chi tiền đã làm tăng, giảm lợi tức, loại trừ các khoản lãi lỗ của hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính đã tính vào lợi nhuận trước thuế, điều chỉnh các khoản mục thuộc vốn lưu động.

2.2. Cơ sở lập:

Theo phương pháp gián tiếp, báo cáo Lưu chuyển tiền tệ được lập căn cứ vào:

- Bảng cân đối kế toán (Mẫu B 01- DN);

- Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu B 02- DN);

- Các tài liệu khác (như sổ cái, sổ kế toán chi tiết, báo cáo vốn góp, khấu hao, chi tiết hoàn nhập dự phòng, hoặc các tài liệu chi tiết về mua bán tài sản cố định, trả lãi vay, ...).

2.3. Phương pháp lập các chỉ tiêu cụ thể:

PHẦN I - LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT,
KINH DOANH:

Phần này phản ánh những chỉ tiêu liên quan đến luồng tiền từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Lợi nhuận trước thuế (Mã số 01):

Chỉ tiêu này được lấy từ báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh, chỉ tiêu “Tổng lợi nhuận trước thuế” (Mã số 60).

Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm (bị lỗ) thì sẽ được ghi dưới hình thức trong ngoặc đơn: (***).

Điều chỉnh các khoản:

Khấu hao tài sản cố định (Mã số 02):

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào Bảng tính khấu hao tài sản cố định, số phân bổ vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ báo cáo.

Số liệu chỉ tiêu này được cộng vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận trước thuế”.

Các khoản dự phòng (Mã số 03):

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số chênh lệch giữa số dư cuối kỳ với số dư đầu kỳ của các tài khoản dự phòng như TK 129, TK 139, TK 159, TK 229 trong Sổ Cái.

Số liệu chỉ tiêu này được cộng vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận trước thuế”, nếu số dư cuối kỳ lớn hơn số dư đầu kỳ và được trừ vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận trước thuế”, nếu số dư cuối kỳ nhỏ hơn số dư đầu kỳ và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***).

Lãi/lỗ do bán tài sản cố định (Mã số 04):

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào Sổ chi tiết Tài khoản 421 “Lợi nhuận chưa phân phối”, phần lãi (lỗ) do bán, thanh lý tài sản cố định trong kỳ báo cáo.

Số liệu chỉ tiêu này được trừ vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận trước thuế” và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***), nếu lãi, hoặc được cộng vào chỉ tiêu “Lợi nhuận trước thuế”, nếu lỗ.

Lãi/lỗ do đánh giá lại tài sản và chuyển đổi tiền tệ (Mã số 05):

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào Sổ chi tiết Tài khoản 421 “Lợi nhuận chưa phân phối”, phần lãi (lỗ) do chênh lệch đánh giá lại tài sản hoặc do chuyển đổi tiền tệ trong kỳ báo cáo được chuyển vào Tài khoản 421 “Lợi nhuận chưa phân phối”.

Số liệu chỉ tiêu này được trừ vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận trước thuế” và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***), nếu lãi, hoặc được cộng vào chỉ tiêu “Lợi nhuận trước thuế”, nếu lỗ.

Lãi/lỗ do đầu tư vào đơn vị khác (Mã số 06):

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào Sổ chi tiết Tài khoản 421 “Lợi nhuận chưa phân phối”, phần lãi (lỗ) từ việc đầu tư vào các đơn vị khác trong kỳ báo cáo.

Số liệu chỉ tiêu này được trừ vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận trước thuế” và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***), nếu lãi, hoặc được cộng vào chỉ tiêu “Lợi nhuận trước thuế”, nếu lỗ.

Thu lãi tiền gửi (Mã số 07):

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào các khoản tiền đã thu về các khoản lãi do doanh nghiệp gửi tiền có kỳ hạn hoặc không có kỳ hạn ở các ngân hàng, tổ chức tài chính hoặc các đối tượng khác trong kỳ báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán thu tiền (tiền mặt và tiền gửi) trong kỳ báo cáo.

Số liệu chỉ tiêu này được trừ vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận trước thuế” và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***).

Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động (Mã số 10):

Chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động” phản ánh luồng tiền được tạo ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong kỳ báo cáo đã loại trừ sự ảnh hưởng của các khoản thu nhập và chi phí không trực tiếp bằng tiền; nhưng chưa tính đến những thay đổi các yếu tố của vốn lưu động.

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào lợi nhuận trước thuế cộng (hoặc trừ) các khoản điều chỉnh.

Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì sẽ được ghi dưới hình thức trong ngoặc đơn: (***).

Tăng, giảm các khoản phải thu (Mã số 11):

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng các chênh lệch giữa số dư cuối kỳ và số dư đầu kỳ của các tài khoản phải thu: TK 131, TK 136, TK 138, TK 141, TK 142, TK 144 (phần đưa đi và nhận về liên quan đến tiền) trong Sổ Cái.

Số liệu chỉ tiêu này được cộng vào chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động” nếu tổng các số dư cuối kỳ nhỏ hơn tổng các số dư đầu kỳ. Số liệu chỉ tiêu này được trừ vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động” và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***), nếu tổng các số dư cuối kỳ lớn hơn tổng các số dư đầu kỳ.

Tăng, giảm hàng tồn kho (Mã số 12):

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng các chênh lệch giữa số dư cuối kỳ và số dư đầu kỳ của các tài khoản hàng tồn kho: TK 151, TK 152, TK 153, TK 154, TK 155, TK 156, TK 157 trong Sổ Cái.

Số liệu chỉ tiêu này được cộng vào chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động” nếu tổng các số dư cuối kỳ nhỏ hơn tổng các số dư đầu kỳ. Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***), nếu tổng các số dư cuối kỳ lớn hơn tổng các số dư đầu kỳ.

Tăng, giảm các khoản phải trả (Mã số 13):

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng các chênh lệch giữa số dư cuối kỳ với số dư đầu kỳ của các tài khoản nợ phải trả: TK 315, TK 331, TK 333, TK 334, TK 335, TK 336, TK 338 trong Sổ Cái.

Số liệu chỉ tiêu này được cộng vào chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động” nếu tổng các số dư cuối kỳ lớn hơn số dư đầu kỳ. Số liệu chỉ tiêu này được trừ vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động” và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***), nếu tổng các số dư cuối kỳ nhỏ hơn tổng các số dư đầu kỳ.

Tiền thu từ các khoản khác (Mã số 14):

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền thu được từ các khoản khác chưa tính đến trong các chỉ tiêu trên.

Số liệu chỉ tiêu này được cộng vào chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động”.

Tiền chi cho các khoản khác (Mã số 15):

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã chi cho các khoản khác chưa tính đến trong các chỉ tiêu trên.

Số liệu chỉ tiêu này được trừ vào chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động” và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***).

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động sản xuất, kinh doanh (Mã số 20):

Chỉ tiêu “Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động sản xuất, kinh doanh” phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong kỳ báo cáo.

Số liệu chỉ tiêu này được tính bằng tổng cộng số liệu các chỉ tiêu có mã số từ mã số 10 đến mã số 15. Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì sẽ được ghi dưới hình thức trong ngoặc đơn: (***).


PHẦN II - LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ:

Phần này phản ánh những chỉ tiêu liên quan đến luồng tiền tạo ra từ hoạt động đầu tư của doanh nghiệp.

Tiền thu hồi các khoản đầu tư vào đơn vị khác (Mã số 21):

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã thu về các khoản cho vay, góp vốn liên doanh, trái phiếu đến hạn, bán cổ phiếu, trái phiếu đã mua của các doanh nghiệp, đơn vị khác, trong kỳ báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ Sổ kế toán thu tiền (tiền mặt và tiền gửi) trong kỳ báo cáo.

Tiền thu từ lãi các khoản đầu tư vào đơn vị khác (Mã số 22):

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số tiền đã thu về các khoản lãi được trả do cho vay, góp vốn liên doanh, nắm giữ các cổ phiếu, trái phiếu của các đơn vị khác trong kỳ báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ Sổ kế toán thu tiền (tiền mặt và tiền gửi) trong kỳ báo cáo.

Tiền thu do bán tài sản cố định (Mã số 23):

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số tiền đã thu do bán, thanh lý tài sản cố định trong kỳ báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ Sổ kế toán thu tiền (tiền mặt và tiền gửi) trong kỳ báo cáo.

Tiền đầu tư vào các đơn vị khác (Mã số 24):

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã cho vay, góp vốn liên doanh, mua cổ phiếu, trái phiếu của các đơn vị khác.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ Sổ kế toán chi tiền (tiền mặt và tiền gửi) trong kỳ báo cáo và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***).

Tiền mua tài sản cố định (Mã số 25):

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã chi ra trong kỳ báo cáo để mua sắm, xây dựng, thanh lý tài sản cố định.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ Sổ kế toán chi tiền (tiền mặt và tiền gửi) trong kỳ báo cáo và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***).

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư (Mã số 30):

Chỉ tiêu “Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư” phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số chi ra từ hoạt động đầu tư trong kỳ báo cáo.

Chỉ tiêu này được tính bằng tổng cộng số liệu các chỉ tiêu có mã số từ mã số 21 đến mã số 26.

Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì được ghi dưới hình thức trong ngoặc đơn: (***).


PHẦN III - LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH:

           

Phần này phản ánh những chỉ tiêu liên quan đến luồng tiền tạo ra từ hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

Tiền thu do đi vay (Mã số 31):

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã thu do đi vay các ngân hàng, tổ chức tài chính, các đối tượng khác.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ Sổ kế toán thu tiền (tiền mặt và tiền gửi) trong kỳ kế toán.

Tiền thu do các chủ sở hữu góp vốn (Mã số 32):

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã thu do các chủ sở hữu của doanh nghiệp góp vốn dưới các hình thức chuyển tiền hoặc mua cổ phần của doanh nghiệp bằng tiền.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ Sổ kế toán thu tiền (tiền mặt và tiền gửi) trong kỳ kế toán.

Tiền thu từ lãi tiền gửi (Mã số 33):

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số tiền đã thu về các khoản lãi được trả do gửi tiền có kỳ hạn hoặc không có kỳ hạn ở các ngân hàng, tổ chức tài chính hoặc các đơn vị khác trong kỳ báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ Sổ kế toán thu tiền (Tiền mặt và tiền gửi) trong kỳ báo cáo.

Tiền đã trả nợ vay (Mã số 34):

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã trả cho các khoản vay của các ngân hàng, tổ chức tài chính và các đối tượng khác.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ Sổ kế toán chi tiền (tiền mặt và tiền gửi) trong kỳ kế toán và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***).

Tiền đã hoàn vốn cho các chủ sở hữu (Mã số 35):

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã chi hoàn vốn cho các chủ sở hữu của doanh nghiệp dưới các hình thức bằng tiền hoặc mua lại cổ phần của doanh nghiệp bằng tiền. Đối với doanh nghiệp nhà nước, tổng số tiền nộp khấu hao cơ bản cho ngân sách nhà nước cũng được phản ánh vào chỉ tiêu này.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ Sổ kế toán chi tiền (tiền mặt và tiền gửi) trong kỳ kế toán và ghi được bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***).

Tiền lãi đã trả cho các nhà đầu tư (Mã số 36):

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã chi trả lãi cho các bên góp vốn liên doanh, các cổ đông, chủ doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp khác có lập các quỹ xí nghiệp từ lợi nhuận sau thuế thì các khoản tiền chi từ nguồn các quỹ xí nghiệp như: Quỹ đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng, phúc lợi... cũng được phản ánh vào chỉ tiêu này.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ Sổ kế toán chi tiền (tiền mặt và tiền gửi) trong kỳ kế toán và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***) .

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính (Mã số 40):

Chỉ tiêu lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ hoạt động tài chính trong kỳ báo cáo.

Chỉ tiêu này được tính bằng tổng cộng số liệu các chỉ tiêu có mã số từ mã số 31 đến mã số 35.

Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì sẽ được ghi dưới hình thức trong ngoặc đơn: (***).

Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (Mã số 50):

Chỉ tiêu “Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ” phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ tất cả các hoạt động trong kỳ báo cáo.

Chỉ tiêu này là số tổng cộng của các chỉ tiêu Phần I + Phần II + Phần III.

(Mã số 50 = Mã số 20 + Mã số 30 + Mã số 40).

Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì sẽ được ghi dưới hình thức trong ngoặc đơn: (***).

Tiền tồn đầu kỳ (Mã số 60):

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số dư vốn bằng tiền đầu kỳ báo cáo (số liệu mã số 110, cột “Số cuối kỳ” trên Bảng cân đối kế toán của kỳ trước), có đối chiếu với chỉ tiêu “Tiền tồn cuối kỳ” trên báo cáo Lưu chuyển tiền tệ kỳ trước và số dư đầu kỳ trên sổ kế toán thu, chi tiền kỳ báo cáo.

Tiền tồn cuối kỳ (Mã số 70):

Chỉ tiêu này là số tổng cộng của chỉ tiêu mã số 50 và mã số 60.

(Mã số 70 = Mã số 50 + Mã số 60).

Chỉ tiêu này phải bằng với số dư vốn bằng tiền cuối kỳ (số liệu mã số 110, cột “Số cuối kỳ”)  trên Bảng cân đối kế toán kỳ báo cáo.

3. Lập báo cáo Lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp:

3.1. Nguyên tắc chung:

Theo phương pháp này, báo cáo Lưu chuyển tiền tệ được lập bằng cách xác định và phân tích trực tiếp các khoản thực thu, chi bằng tiền trên các sổ kế toán vốn bằng tiền theo từng loại hoạt động và theo nội dung thu, chi.

3.2. Cơ sở lập:

Theo phương pháp này, báo cáo Lưu chuyển tiền tệ được lập căn cứ vào:

- Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01 - DN);

- Sổ kế toán theo dõi thu, chi vốn bằng tiền (tiền mặt và tiền gửi);

- Sổ kế toán theo dõi các khoản phải thu, phải trả.

3.3. Phương pháp lập các chỉ tiêu cụ thể:

PHẦN I - LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT,
KINH DOANH:

1. Tiền thu bán hàng (Mã số 01):

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã thu do bán hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ trong kỳ báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ Sổ theo dõi thu tiền (tiền mặt và tiền gửi), có đối chiếu với số tiền bán hàng thu được phản ánh trên Sổ theo dõi doanh thu bán hàng - phần bán hàng thu tiền ngay.

2. Tiền thu từ các khoản nợ phải thu (Mã số 02):

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã thu từ tất cả các khoản phải thu trong kỳ báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ Sổ theo dõi thu tiền (tiền mặt và tiền gửi), có đối chiếu với Sổ theo dõi các khoản nợ phải thu từ khách hàng, từ các đơn vị nội bộ và các khoản phải thu khác, kể cả tạm ứng - Phần thanh toán bằng tiền trong kỳ.

3. Tiền thu từ các khoản khác (Mã số 03):

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã thu từ tất cả các khoản khác, ngoài tiền thu bán hàng và các khoản nợ phải thu, liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh trong kỳ báo cáo như: Tiền thu về được bồi thường, được phạt không thông qua các tài khoản theo dõi nợ phải thu...

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ Sổ theo dõi thu tiền (tiền mặt và tiền gửi) trong kỳ báo cáo.

4. Tiền đã trả cho người bán (Mã số 04):

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã trả cho người bán, thông qua tài khoản 331 “Phải trả cho người bán”, trong kỳ báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ Sổ theo dõi chi tiền (tiền mặt và tiền gửi) trong kỳ báo cáo, có đối chiếu với Sổ kế toán theo dõi thanh toán với người bán - phần đã trả bằng tiền trong kỳ báo cáo và được ghi dưới hình thức trong ngoặc đơn: ( ***).

5. Tiền đã trả cho công nhân viên (Mã số 05):

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã trả công nhân viên, thông qua tài khoản 334 “Phải trả công nhân viên”, trong kỳ báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ Sổ theo dõi chi tiền (tiền mặt và tiền gửi) trong kỳ báo cáo, có đối chiếu với sổ kế toán theo dõi thanh toán với công nhân viên - phần đã trả bằng tiền trong kỳ báo cáo và được ghi dưới hình thức trong ngoặc đơn: ( ***).

6. Tiền đã nộp thuế và các khoản khác cho nhà nước (Mã số 06):

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã nộp thuế và các khoản khác cho nhà nước trong kỳ báo cáo, trừ khoản nộp khấu hao cơ bản tài sản cố định đối với doanh nghiệp nhà nước.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ Sổ theo dõi chi tiền (Tiền mặt và tiền gửi) trong kỳ báo cáo, có đối chiếu với sổ kế toán theo dõi thanh toán với ngân sách - phần đã trả bằng tiền trong kỳ báo cáo và được ghi dưới hình thức trong ngoặc đơn: ( ***).

7. Tiền đã trả cho các khoản nợ phải trả khác (Mã số 07):

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã trả cho các khoản nợ phải trả như: Phải trả cho các đơn vị trong nội bộ, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, nợ dài hạn đến hạn trả, các khoản ký quỹ, ký cược đến hạn trả và các khoản phải trả khác.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ Sổ theo dõi chi tiền (tiền mặt và tiền gửi) trong kỳ báo cáo, có đối chiếu với sổ kế toán theo dõi thanh toán các khoản phải trả tương ứng - phần đã trả bằng tiền trong kỳ báo cáo và được ghi dưới hình thức trong ngoặc đơn: (***).

8. Tiền đã trả cho các khoản khác (Mã số 08):

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã trả cho các khoản liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh chưa được phản ánh trong các chỉ tiêu trên như: Mua hàng trả tiền ngay, các khoản trả ngay bằng tiền không thông qua các tài khoản theo dõi nợ phải trả

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ Sổ theo dõi chi tiền (tiền mặt và tiền gửi) trong kỳ báo cáo và được ghi dưới hình thức trong ngoặc đơn: (***).

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động sản xuất, kinh doanh (Mã số 20):

Chỉ tiêu “Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động sản xuất, kinh doanh” phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong kỳ báo cáo.

Số liệu chỉ tiêu này được tính bằng tổng cộng số liệu các chỉ tiêu từ mã số 01 đến mã số 08. Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì sẽ được ghi dưới hình thức trong ngoặc đơn: (***).

PHẦN II - LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ:

Phần này phản ánh những chỉ tiêu liên quan đến luồng tiền tạo ra từ hoạt động đầu tư của doanh nghiệp.

Tiền thu hồi các khoản đầu tư vào đơn vị khác (Mã số 21):

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã thu về các khoản cho vay, góp vốn liên doanh, trái phiếu đến hạn, bán cổ phiếu, trái phiếu đã mua của các doanh nghiệp, đơn vị khác trong kỳ báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ Sổ kế toán thu tiền (tiền mặt và tiền gửi) trong kỳ báo cáo.

Tiền thu từ lãi các khoản đầu tư vào đơn vị khác (Mã số 22):

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số tiền đã thu về các khoản lãi được trả do cho vay, góp vốn liên doanh, nắm giữ các cổ phiếu, trái phiếu của các đơn vị khác trong kỳ báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ Sổ kế toán thu tiền (tiền mặt và tiền gửi) trong kỳ báo cáo.

Tiền thu do bán tài sản cố định (Mã số 23):

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số tiền đã thu do bán, thanh lý tài sản cố định trong kỳ báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ Sổ kế toán thu tiền (tiền mặt và tiền gửi) trong kỳ báo cáo.

Tiền đầu tư vào các đơn vị khác (Mã số 24):

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã cho vay, góp vốn liên doanh, mua cổ phiếu, trái phiếu của các đơn vị khác.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ Sổ kế toán chi tiền (tiền mặt và tiền gửi) trong kỳ báo cáo và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***).

Tiền mua tài sản cố định (Mã số 25):

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã chi ra trong kỳ báo cáo để mua sắm, xây dựng, thanh lý tài sản cố định.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ Sổ kế toán chi tiền (tiền mặt và tiền gửi) trong kỳ báo cáo và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***).

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư (Mã số 30):

Chỉ tiêu “Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư” phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ hoạt động đầu tư trong kỳ báo cáo.

Chỉ tiêu này được tính bằng tổng cộng các chỉ tiêu từ mã số 21 đến mã số 26.

Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì sẽ được ghi dưới hình thức trong ngoặc đơn: (***).

PHẦN III - LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH:

Phần này phản ánh những chỉ tiêu liên quan đến luồng tiền tạo ra từ hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

Tiền thu do đi vay (Mã số 31):

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã thu do đi vay các ngân hàng, tổ chức tài chính, các đối tượng khác.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ Sổ kế toán thu tiền (tiền mặt và tiền gửi) trong kỳ báo cáo.

Tiền thu do các chủ sở hữu góp vốn (Mã số 32):

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã thu do các chủ sở hữu của doanh nghiệp góp vốn dưới các hình thức chuyển tiền hoặc mua cổ phần của doanh nghiệp bằng tiền.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ Sổ kế toán thu tiền (tiền mặt và tiền gửi) trong kỳ báo cáo.

Tiền thu từ lãi tiền gửi (Mã số 33):

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số tiền đã thu về các khoản lãi được trả do gửi tiền có kỳ hạn hoặc không có kỳ hạn ở các ngân hàng, tổ chức tài chính hoặc các đơn vị khác trong kỳ báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ Sổ kế toán thu tiền (tiền mặt và tiền gửi) trong kỳ báo cáo.

Tiền đã trả nợ vay (Mã số 34):

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã trả cho các khoản vay của các ngân hàng, tổ chức tài chính và các đối tượng khác.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ Sổ kế toán chi tiền (tiền mặt và tiền gửi) trong kỳ kế toán và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***).

Tiền đã hoàn vốn cho các chủ sở hữu (Mã số 35):

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã chi hoàn vốn cho các chủ sở hữu của doanh nghiệp dưới các hình thức bằng tiền hoặc mua lại cổ phần của doanh nghiệp bằng tiền. Đối với doanh nghiệp nhà nước, tổng số tiền nộp khấu hao cơ bản cho ngân sách nhà nước cũng được phản ánh vào chỉ tiêu này.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ Sổ kế toán chi tiền (tiền mặt và tiền gửi) trong kỳ kế toán và ghi được bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***).

Tiền lãi đã trả cho các nhà đầu tư (Mã số 36):

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã chi trả lãi cho các bên góp vốn liên doanh, các cổ đông, chủ doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp khác có lập các quỹ xí nghiệp từ lợi nhuận sau thuế thì các khoản tiền chi từ nguồn các quỹ xí nghiệp như: Quỹ đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng, phúc lợi... cũng được phản ánh vào chỉ tiêu này.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ Sổ kế toán chi tiền (tiền mặt và tiền gửi) trong kỳ kế toán và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***).

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính (Mã số 40):

Chỉ tiêu “Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính” phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ hoạt động tài chính trong kỳ báo cáo.

Chỉ tiêu này được tính bằng tổng cộng số liệu các chỉ tiêu từ mã số 31 đến mã số 35.

Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì sẽ được ghi dưới hình thức trong ngoặc đơn: (***).

Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (Mã số 50):

Chỉ tiêu “Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ” phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ tất cả các hoạt động trong kỳ báo cáo.

Chỉ tiêu này là số tổng cộng của các chỉ tiêu Phần I + Phần II + Phần III.

(Mã số 50 = Mã số 20 + Mã số 30 + Mã số 40).

Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì sẽ được ghi dưới hình thức trong ngoặc đơn: (***).

Tiền tồn đầu kỳ (Mã số 60):

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số dư vốn bằng tiền đầu kỳ báo cáo (số liệu mã số 110, cột “Số cuối kỳ” trên Bảng cân đối kế toán của kỳ trước), có đối chiếu với chỉ tiêu “Tiền tồn cuối kỳ” trên báo cáo Lưu chuyển tiền tệ kỳ trước và số dư đầu kỳ trên sổ kế toán thu, chi tiền kỳ báo cáo.

Tiền tồn cuối kỳ (Mã số 70):

Chỉ tiêu này là số tổng cộng của chỉ tiêu mã số 50 và mã số 60.

(Mã số 70 = Mã số 50 + Mã số 60)

Chỉ tiêu này phải bằng với số dư vốn bằng tiền cuối kỳ (số liệu mã số 110, cột “Số cuối kỳ”)  trên Bảng cân đối kế toán kỳ báo cáo.

THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

(Mẫu số B 09 - DN)

1. Bản chất và ý nghĩa của Thuyết minh báo cáo tài chính:

Thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp, được lập để giải thích và bổ sung thông tin về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các báo cáo tài chính khác không thể trình bày rõ ràng và chi tiết được.

2. Nội dung của Thuyết minh báo cáo tài chính:

Thuyết minh báo cáo tài chính trình bày khái quát đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp; nội dung một số chế độ kế toán được doanh nghiệp lựa chọn để áp dụng; tình hình và lý do biến động của một số đối tượng tài sản và nguồn vốn quan trọng; phân tích một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu và các kiến nghị của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp phải trình bày đầy đủ các chỉ tiêu theo nội dung đã quy định trong Thuyết minh báo cáo tài chính, ngoài ra doanh nghiệp cũng có thể trình bày thêm các nội dung khác nhằm giải thích chi tiết hơn tình hình và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

3. Cơ sở lập Thuyết minh báo cáo tài chính:

Thuyết minh báo cáo tài chính được lập căn cứ vào số liệu trong:

- Các sổ kế toán kỳ báo cáo;

- Bảng cân đối kế toán kỳ báo cáo (Mẫu số B 01- DN);

- Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh kỳ báo cáo (Mẫu số B 02 - DN);

- Thuyết minh báo cáo tài chính kỳ trước, năm trước (Mẫu số B 09 - DN);

4. Phương pháp lập Thuyết minh báo cáo tài chính:

4.1. Phương pháp chung:

- Phần trình bày bằng lời văn phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu. Phần trình bày bằng số liệu phải thống nhất với số liệu trên các báo cáo khác.

- Đối với báo cáo quý, các chỉ tiêu thuộc phần chế độ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp phải thống nhất trong cả niên độ kế toán. Nếu có sự thay đổi phải trình bày rõ ràng lý do thay đổi.

- Trong các biểu số liệu, cột số kế hoạch thể hiện số liệu kế hoạch của kỳ báo cáo; cột số thực hiện kỳ trước thể hiện số liệu của kỳ ngay trước kỳ báo cáo.

- Các chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình hoạt động của doanh nghiệp chỉ sử dụng trong Thuyết minh báo cáo tài chính năm.

4.2. Chi phí sản xuất, kinh doanh theo yếu tố:

Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp, được phân chia theo các yếu tố chi phí như sau:

a. Chi phí nguyên liệu, vật liệu: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ xuất dùng cho sản xuất, kinh doanh trong kỳ báo cáo, trừ: nguyên liệu, vật liệu,... bán hoặc xuất cho xây dựng cơ bản. Chỉ tiêu này không bao gồm giá mua của hàng hóa bán ra trong kỳ ở các doanh nghiệp thuơng mại.

Tùy theo yêu cầu của các doanh nghiệp, các ngành, chỉ tiêu này có thể được báo cáo chi tiết theo từng loại nguyên liệu, vật liệu: Nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, động lực,...

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ các sổ kế toán theo dõi chi tiết chi phí sản xuất, kinh doanh.

b. Chi phí nhân công: bao gồm toàn bộ chi phí chi trả cho người lao động (thường xuyên hay tạm thời) về tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp, trợ cấp có tính chất lương trong kỳ báo cáo, trước khi trừ các khoản giảm trừ. Chỉ tiêu này bao gồm cả chi phí về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn doanh nghiệp phải nộp nhà nước theo quy định. Chỉ tiêu này không bao gồm chi phí nhân công cho xây dựng cơ bản hoặc được bù đắp bằng các nguồn khác như: Đảng, Đoàn,..., các khoản tiền chi từ quỹ khen thưởng, phúc lợi.

Tùy theo yêu cầu của doanh nghiệp, các ngành, chỉ tiêu này có thể được báo cáo chi tiết theo từng khoản chi phí như: tiền lương, phụ cấp lương, bảo hiểm xã hội...

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ các sổ kế toán theo dõi chi tiết chi phí sản xuất, kinh doanh.

c. Chi phí khấu hao tài sản cố định: bao gồm chi phí khấu hao toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp dùng trong sản xuất, kinh doanh kỳ báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ các sổ kế toán theo dõi chi tiết chi phí sản xuất, kinh doanh.

d. Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm các chi phí về nhận cung cấp dịch vụ từ các đơn vị khác để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo, như: điện, nước, điện thoại, vệ sinh, các dịch vụ khác. Chỉ tiêu này được sử dụng chủ yếu cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ như: du lịch, vận tải, bưu điện... Đối với các doanh nghiệp sản xuất vật chất, chỉ tiêu này có thể được kết hợp với chỉ tiêu chi phí khác bằng tiền.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ các sổ kế toán theo dõi chi tiết chi phí sản xuất, kinh doanh.

e. Chi phí khác bằng tiền: bao gồm các chi phí sản xuất, kinh doanh khác, chưa được phản ánh trong các chỉ tiêu trên, đã chi bằng tiền trong kỳ báo cáo, như: tiếp khách, hội họp, thuê quảng cáo...

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ các sổ kế toán theo dõi chi tiết chi phí sản xuất, kinh doanh.

4.3. Tình hình tăng, giảm tài sản cố định:

Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tăng, giảm của TSCĐ hữu hình, TSCĐ thuê tài chính, TSCĐ vô hình, theo từng nhóm tài sản trong kỳ báo cáo, như: nhà cửa, máy móc, thiết bị,... về nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại và lý do tăng, giảm chủ yếu.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ các tài khoản 211, 212, 213, 214 trong Sổ Cái, có đối chiếu với sổ kế toán theo dõi tài sản cố định.

4.4. Tình hình thu nhập của công nhân viên:

Chỉ tiêu này phản ánh tổng số thu nhập bình quân của công nhân viên từ tiền lương, tiền công, các khoản trợ cấp, phụ cấp có tính chất lương và các khoản tiền thưởng, trước khi trừ các khoản giảm trừ, trong kỳ báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ Tài khoản 334 trong Sổ Cái, có đối chiếu với sổ kế toán theo dõi thanh toán với công nhân viên.

4.5. Tình hình tăng, giảm vốn chủ sở hữu:

Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tăng, giảm các nguồn vốn chủ sở hữu trong kỳ báo cáo như: Nguồn vốn kinh doanh, quỹ dự phòng tài chính, các quỹ xí nghiệp, theo từng loại nguồn vốn và theo từng nguồn cấp như: ngân sách cấp, chủ sở hữu góp, nhận vốn góp liên doanh, bổ sung từ lợi nhuận... và lý do tăng, giảm chủ yếu.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ các tài khoản 411, 414, 415, 416, 431, 441 trên Sổ Cái và sổ kế toán theo dõi các nguồn vốn trên.

4.6. Tình hình tăng, giảm các khoản đầu tư vào đơn vị khác:

Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tăng, giảm, kết quả các khoản đầu tư vào đơn vị khác theo từng loại đầu tư trong kỳ báo cáo, như: Đầu tư chứng khoán, góp vốn liên doanh... ngắn hạn và dài hạn, và lý do tăng, giảm chủ yếu.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ các tài khoản 121, 128, 221, 222, 228, 421 trên Sổ Cái và sổ kế toán theo dõi các khoản đầu tư vào đơn vị khác.

4.7. Các khoản phải thu và nợ phải trả:

Chỉ tiêu này phản ánh tình hình tăng, giảm các khoản phải thu và nợ phải trả, các khoản đã quá hạn thanh toán, đang tranh chấp hoặc mất khả năng thanh toán trong kỳ báo cáo theo từng đối tượng cụ thể và lý do chủ yếu.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ Sổ kế toán theo dõi các khoản phải thu và các khoản nợ phải trả.

5. Phương pháp lập một số chỉ tiêu đánh giá khái quát thực trạng tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp:

5.1. Bố trí cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn:

5.1.1. Bố trí cơ cấu tài sản:

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá cơ cấu sử dụng vốn của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.

Chỉ tiêu này được tính trên cơ sở so sánh tổng giá trị thuần của tài sản cố định và đầu tư dài hạn (lấy từ chỉ tiêu mã số 200 trong Bảng cân đối kế toán) hoặc tổng giá trị thuần của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn (lấy từ chỉ tiêu mã số 100 trong Bảng cân đối kế toán) với tổng giá trị tài sản (lấy từ chỉ tiêu mã số 250 trong Bảng cân đối kế toán) của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.

5.1.2. Bố trí cơ cấu nguồn vốn:

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá cơ cấu hình thành nguồn vốn của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.

Chỉ tiêu này được tính trên cơ sở so sánh tổng số nợ phải trả (lấy từ chỉ tiêu mã số 300 trong Bảng cân đối kế toán) hoặc tổng nguồn vốn chủ sở hữu (lấy từ chỉ tiêu mã số 400 trong Bảng cân đối kế toán) với tổng nguồn vốn (lấy từ chỉ tiêu mã số 430 trong Bảng cân đối kế toán) của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.

5.2. Khả năng thanh toán:

5.2.1. Khả năng thanh toán hiện hành:

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.

Chỉ tiêu này được tính trên cơ sở so sánh tổng giá trị tài sản (lấy từ chỉ tiêu mã số 250 trong Bảng cân đối kế toán) với tổng số nợ phải trả (lấy từ số liệu chỉ tiêu mã số 300 trong Bảng cân đối kế toán) của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.

5.2.2. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn:

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng thanh toán tạm thời các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.

Chỉ tiêu này được tính trên cơ sở so sánh tổng giá trị thuần của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn (lấy từ chỉ tiêu mã số 100 trong Bảng cân đối kế toán) với tổng số nợ ngắn hạn (lấy từ chỉ tiêu mã số 310 trong Bảng cân đối kế toán) của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.

5.2.3. Khả năng thanh toán nhanh:

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.

Chỉ tiêu này được tính trên cơ sở so sánh tổng số các khoản tiền và tương đương tiền (lấy từ số liệu chỉ tiêu mã số 110 và mã số 120 trong Bảng cân đối kế toán) với tổng số nợ ngắn hạn (lấy từ số liệu chỉ tiêu mã số 310 trong Bảng cân đối kế toán) của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.

5.2.4. Khả năng thanh toán nợ dài hạn:

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ dài hạn bằng nguồn vốn khấu hao tài sản cố định mua sắm bằng nguồn vốn vay dài hạn của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.

Chỉ tiêu này được tính trên cơ sở so sánh giá trị còn lại của tài sản cố định hình thành bằng nguồn vốn vay hoặc nợ dài hạn (lấy từ số liệu trên sổ kế toán chi tiết) với tổng số nợ dài hạn (lấy từ chỉ tiêu mã số 320 trong Bảng cân đối kế toán) của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.

5.3. Tỷ suất sinh lời

5.3.1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu:

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận (trước và sau thuế thu nhập doanh nghiệp) trong kỳ báo cáo.

- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu được tính trên cơ sở so sánh tổng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp (lấy từ chỉ tiêu mã số 60 trong báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh) với tổng doanh thu thuần cộng (+) thu nhập hoạt động tài chính cộng (+) thu nhập bất thường (lấy từ chỉ tiêu mã số 10, mã số 31 và mã số 41 trong báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh) của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.

- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu được tính trên cơ sở so sánh tổng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (lấy từ chỉ tiêu mã số 80 trong báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh) với tổng doanh thu thuần cộng (+) thu nhập hoạt động tài chính cộng (+) thu nhập bất thường (lấy từ chỉ tiêu mã số 10, mã số 31 và mã số 41 trong báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh) của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.

5.3.2. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản:

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá một đồng vốn của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận (trước và sau thuế thu nhập doanh nghiệp) trong kỳ báo cáo.

- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản được tính trên cơ sở so sánh tổng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp (lấy từ chỉ tiêu mã số 60 trong báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh) với tổng tài sản (lấy từ chỉ tiêu mã số 250 trong Bảng cân đối kế toán) của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.

- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản được tính trên cơ sở so sánh tổng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (lấy từ chỉ tiêu mã số 80 trong báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh) với tổng tài sản (lấy từ chỉ tiêu mã số 250 trong Bảng cân đối kế toán) của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.

5.3.3. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên nguồn vốn chủ sở hữu:

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp.

Chỉ tiêu này được tính trên cơ sở so sánh tổng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (lấy từ chỉ tiêu mã số 80 trong báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh) với tổng nguồn vốn chủ sở hữu (lấy từ chỉ tiêu mã số 410 trong Bảng cân đối kế toán) của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.

6. Ghi chú:

Thuyết minh báo cáo tài chính được lập cùng với Bảng cân đối kế toán và báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh.

Ngoài những chỉ tiêu đã nêu ở trên, doanh nghiệp có thể trình bày thêm các chỉ tiêu khác để giải thích rõ hơn báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

 

THE MINISTRY OF FINANCE
 -------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 167/2000/QD-BTC

Hanoi, October 25, 2000

 

DECISION

PROMULGATING THE ENTERPRISES’ FINANCIAL REPORT REGIME

THE FINANCE MINISTER

Pursuant to the State Enterprises Law of April 20, 1995;
Pursuant to Enterprises Law No.13/1999/QH10 of June 12, 1999;
Pursuant to the Accounting and Statistics Ordinance promulgated by Order No.06-LCT/HDNN of May 20, 1988 of the State Council and the Regulation on organization of State accounting, issued together with Decree No.25-HDBT of March 18, 1989 of the Council of Ministers (now the Government);
Pursuant to Decree No.24/2000/ND-CP of July 31, 2000 of the Government detailing the implementation of the Law on Foreign Investment in Vietnam;
Pursuant to Decree No.15/CP of March 2, 1993 of the Government defining the tasks, powers and State management responsibilities of the ministries and ministerial-level agencies;
Pursuant to Decree No.178/CP of October 28, 1994 of the Government defining the functions, tasks and organizational apparatus of the Finance Ministry;
To meet the demand for supply of information in service of the work of economic and financial management of enterprises and relevant subjects, at the proposal of the director of the Accounting Regime Department and the director of the Office of the Finance Ministry,

DECIDES:

Article 1.- To promulgate the Enterprises’ Financial Report Regime applicable to all enterprises in all domains and of all economic sectors. The enterprises’ financial report system includes:

- The general provisions;

- The system of financial report forms;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2.- The companies and corporations shall base themselves on the financial report regime applicable to enterprises to study, concretize and elaborate the system of financial reports suitable to the production and business characteristics and management requirements of each branch, each field of operation for application after they obtain written consents of the Finance Ministry.

Article 3.- The enterprises’ financial report regime promulgated together with this Decision shall be applied nationwide as from January 1st, 2001. The regulations on enterprises’ financial report regime promulgated together with this Decision shall replace the regulations on the financial report system promulgated together with Decision No.1141/TC/QD/CDKT of November 1, 1995 and Circulars amending and supplementing Decision No.1141/TCQD/CDKT of the Finance Ministry. The branches, companies and corporations that have specific financial report regimes already approved by the Finance Ministry or the previous regulations shall have to base themselves on the financial report regime promulgated together with this Decision to make proper amendments and supplements.

Article 4.- The People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to direct and deploy the implementation of the enterprises’ financial report regime at units in areas under their respective management.

The director of the Accounting Regime Department, the director of the Ministry’s Office, the director of the Enterprises’ Finance Department, the General Director of Tax, the director of the Banks’ Finance Department and the financial organizations shall have to guide and organize the implementation of this Decision.

 

 

FOR THE FINANCE MINISTER
VICE MINISTER




Tran Van Ta

 

ENTERPRISES’ FINANCIAL

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Part One

GENERAL PROVISIONS

I. THE PURPOSE OF MAKING FINANCIAL REPORTS

The enterprises’ financial report system is made for the following purposes:

1. To sum up and present in a general and comprehensive manner the situation of assets, capital sources, debts as well as the production and business situation and results of enterprises in an accounting period.

2. To supply major economic and financial information for the evaluation of the situation and results of operation of enterprises, the evaluation of the real financial situation of enterprises in the past operational period and anticipations for the future. The information of the financial reports shall serve as important basis for making decisions on management, administration of production and business activities or investment in enterprises by enterprise owners, investors, current and future creditors of enterprises.

II. CONTENTS OF THE FINANCIAL REPORT SYSTEM

1. The financial reports prescribed for the enterprises include 4 report forms:

- The accounting balance sheet   Form No. B01-DN

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The monetary flow                     Form No. B03-DN

- The financial report exposition   Form No. B09-DN

Besides, to meet the requirements of economic and financial management, the requirements of direction and administration, the branches, corporations, production groups, unions of enterprises, joint-venture companies… may additionally prescribe other detailed financial reports.

2. The contents, calculation methods, presentation forms of indexes prescribed in this regime for each report shall uniformly apply to all enterprises.

In the course of application, if deeming it necessary, the enterprises may supplement and amend or detail the indexes in a way suitable to their respective production and business characteristics, which, however, must be approved in writing by the Finance Ministry.

III. RESPONSIBILITY AND TIME LIMITS FOR MAKING AND SENDING FINANCIAL REPORTS

All enterprises must make and send their financial reports in strict accordance with the provisions of this Regime. Particularly for the monetary flow report, it is temporarily not stipulated as the compulsory report to be made and sent, but enterprises are encouraged to make and use the monetary flow report.

1. The time limits for making and sending financial reports by enterprises:

The enterprises’ financial reports must be made and sent at the end of every quarter and fiscal year to State management bodies and superior enterprises as prescribed. Where an enterprise has attached companies, the copies of the attached companies’ financial reports of the same quarter and the same year must also be sent.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- For enterprises, which practice independent or dependent accounting and are attached to corporations, and enterprises which practice independent accounting and are not attached to corporations, the time limit for sending their financial reports shall be 20 days at most as from the end of the quarter;

- For corporations, the time limit for sending their quarterly financial reports shall be 45 days at most as from the end of the quarter.

1.2. The annual financial reports:

a/ For State enterprises:

- For enterprises, which practice independent or dependent accounting and are attached to corporations, and enterprises, which practice independent accounting and are not attached to corporations, the time limit for sending their annual financial reports shall be 30 days at most as from the end of the fiscal year;

- For corporations, the time limit for sending their annual financial reports shall be 90 days at most as from the end of the fiscal year.

b/ For private enterprises and partnerships, the time limit for sending their annual financial reports shall be 30 days at most as from the end of the fiscal year.

c/ For limited liability companies, joint stock companies, foreign-invested enterprises and cooperatives of various types, the time limit for sending their annual financial reports shall be 90 days at most as from the end of the fiscal years.

1.3. For enterprises whose fiscal years do not end on December 31 every year, they must send their financial reports of the quarter ending on December 31 and the accumulative figures from the beginning of their fiscal years to the end of December 31.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Types of enterprises

Time limit for report making

 

 

Finance body (1)

Tax Department (2)

Statistical bodies

Superior enterprises (3)

Business registries

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Quarterly, Annually

x

x

x

x

x

2. Foreign-invested enterprises

Annually

x

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



x

 

x

3. Enterprises of other types

Annually

x

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(1) - State enterprises stationing in provinces and centrally-run cities, must make and send their financial reports to the provincial/municipal Finance Services. State enterprises run by the central government, must also send their financial reports to the Finance Ministry (The Enterprises’ Finance Department).

- For State enterprises of such types as the commercial banks, the construction lottery companies, the credit institutions, the insurance enterprises, the securities trading firms, they must send their financial reports to the Finance Ministry (The Banks’ and Financial Organizations’ Finance Department). Particularly for State securities trading firms, they must also send their financial reports to the State Securities Commission.

(2) The enterprises shall have to send their financial reports to local tax offices. For corporations 90 and 91, they must also send their financial reports to the Finance Ministry (the General Department of Tax).

(3) For enterprises that have audited their financial reports, they must also send the reports on the auditing results together with the financial reports to the State management bodies and their superior enterprises.

Part Two

SYSTEM OF FINANCIAL REPORT FORMS

Form No. B01-DN:         The accounting balance sheet

Form No. B02-DN:         The business operation results

Form No. B03-DN:         The monetary flow

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



All these forms are not printed herein.

Part Three

CONTENTS AND METHODS OF MAKING FINANCIAL REPORTS THE ACCOUNTING BALANCE SHEET

(Form No. B01-DN)

1. The nature and purpose of the accounting balance sheet:

The accounting balance sheet is the general financial report, generally reflecting the entire value of existing assets and the sources from which such assets of the enterprise are created at a given point of time.

The data on the accounting balance sheet show the entire value of the existing assets of the enterprise according to the structure of assets, capital sources and the structure of the capital sources formulated from such assets. Based on the accounting balance sheet, general remarks and assessment of the financial situation of the enterprise can be made.

2. The structure of the accounting balance sheet:

The accounting balance sheet is divided into two parts: The Assets Part and the Capital Sources Part.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The indexes in the Assets Part reflect the entire value of the existing asset of the enterprise at the time of reporting according to the asset structure and form of existence in the course of business operation of the enterprise. The assets are divided into:

A: Moveable assets and short-term investment

B: Fixed assets and long-term investment

The Capital Sources Part:

It reflects the sources which formulate the existing assets of the enterprise at the time of reporting. The capital source indexes demonstrate the legal responsibility of the enterprise towards the assets being managed and used by the enterprise. The capital sources are divided into:

A: Debts to be paid

B: Owners’ capital sources 

Each part of the accounting balance sheet reflects in three vertical columns: The code number, the figures at the beginning of the year and the figures at the end of the period (quarter, year).

3. Data used as basis for making the accounting balance sheet:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Based on the accounting balance sheet of the preceding period (preceding quarter, preceding year).

4. The contents and methods of calculating and inscribing indexes in the accounting balance sheet:

The assets part

A. THE MOVEABLE ASSETS AND SHORT-TERM INVESTMENT (CODE 100)

It reflects the total value of moveable assets and short-term investments by the time of reporting, including capital in cash, short-term investments, amounts to be collected and value of the assets reserved for the process of production and business, public-service expenditures already spent but not yet settled.

Code 100 = Code 110 + Code 120 + Code 130 + Code 140 + Code 150 + Code 160.

I. MONEY (CODE 110)

This is the general index reflecting the total amount of available money of the enterprise, including cash, bank deposit and money on transfer.

Code 110 = Code 111 + Code 112 + Code 113.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



This reflects the amounts of cash and bank notes actually left in funds (including both Vietnamese and foreign currencies); value of gold, silver, precious metals, gems, being kept in funds.

The data to be inscribed in the “Cash” index shall be the Debit balance of Account 111 “Cash” on the Ledger.

2. Bank deposit (Code 112):

This reflects the net amount of money deposited at banks, including both Vietnamese and foreign currencies; the value of gold, silver, precious metals, gems still deposited at banks.

Where an enterprise deposits money at other credit institutions, the deposit credit balance by the time of reporting must also be reflected in this index.

The data to be inscribed in the “Bank deposit” index shall be the Debit balance of Account 112 “Bank deposit” on the Ledger.

3. Money on transfer (Code 113):

This reflects the amounts of cash, checks being on transfer or going through procedures at bank (such as the payment cards, credit cards), including both Vietnamese and foreign currencies.

The data to be inscribed in the “Money being on transfer” index shall be the debit balance of Account 113 “Money on transfer” on the Ledger.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



This is the general index reflecting the value of short-term financial investments (after subtracting the price-reduction reserves), including securities investment, short-term loans and other short-term investments. The short-term investments reflected in this section are the investments with the capital recovery time limits of under one year or being equal to a business cycle.

Code 120 = Code 121 + Code 128 + Code 129.

1. Short-term securities investment (Code 121):

This reflects the value of the money amounts for purchase of shares and bonds with the capital recovery time limits of under one year or shares and bonds bought in for purpose of selling them at any time.

The data to be inscribed in this index shall be the Debit balance of Account 121 “Short-term securities investment” on the Ledger.

2. Other short-term investments (Code 128):

This reflects the value of other short-term investments of the enterprise.

The data to be inscribed in the “Other short-term investments” index shall be the Debit balance of Account 128 “Other short-term investments” on the Ledger.

3. Short-term investment price reduction reserves (Code 129):

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The data to be inscribed in the “Short-term investment price reduction reserve” index shall be the Credit balance of Account 129 “Short-term investment price reduction reserve” on the Ledger.

III. AMOUNTS TO BE COLLECTED (CODE 130)

This is the general index reflecting the total value of the amounts to be collected from customers (after subtracting the bad debts reserve), the amounts paid in advance to sellers….

Code 130 = Code 131 + Code 132 + Code 133 + Code 134 + Code 138 + Code 139.

1. To be collected from customers (Code 131):

This reflects the amounts of money to be collected from buyers at the time of reporting.

The data to be inscribed in the “To be collected from customers” index shall be based on the total Debit balance of Account 131 “To be collected from customers” opened for every customer on the detailed accounting book of Account 131.

2. Paid in advance to sellers (Code 132):

This reflects the amounts of money paid in advance to sellers while products, goods and/or services are not yet received by the time of reporting.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Deducted value- added tax (Code 133):

The “Deducted value-added tax” index is used to reflect the VAT amount to be still deducted and the VAT amount still to be refunded by the end of the reporting period.

The data to be inscribed in the “Deducted value-added tax” shall be based on the Debit balance of Account 133 “Deducted value-added tax” on the Ledger by the end of the accounting period.

4. To be collected internally (Code 134):

This is the general index reflecting the amounts to be collected internally between the principal units and attached units as well as among attached units in the relationship regarding capital allocation and other payments.

Code 134 = Code 135 + Code 136.

4.1. Business capital at attached units (Code 135):

This index, which is only inscribed on the accounting balance sheet of the principal unit, reflects the business capital amount already assigned to the attached units. When making the accounting balance sheet of the entire enterprise, this index shall be cleared against the business capital source index (Code 411) on the accounting balance sheets of the attached units, the received capital portion of the principal unit.

The data to be inscribed in the “Business capital at attached units” index shall be the Debit balance of Account 1361 “Business capital at attached units” on the Ledger.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



This reflects the amounts to be collected between the principal units and attached units as well as among attached units in the payment relations outside the relationship of capital assignment.

The data to be inscribed in the “Other to be internally collected amounts” index shall be the Debit balance of Account 1368 “Other to be internally collected amounts” on the Ledger.

5. Other to be- collected amounts (Code 138):

This reflects other amounts to be collected from relevant subjects.

The data to be inscribed in the “Other to be-collected amounts” index shall be the debit balance of Account 138 “Other to be-collected amounts”, Account 338 “Other amounts to be repaid, to be remitted” and other payment accounts, according to details on each to be- collected object on the detailed accounting book.

6. Bad debt reserves (Code 139):

This reflects the reserves for short-term bad debts by the time of reporting. This index’s figures shall be inscribed in negative numbers in form of recording in bracket: (***).

The data to be inscribed in the “Bad debt reserves” index shall be the Credit balance of Account 139 “Bad debt reserves” on the Ledger.

IV. GOODS IN STOCK (CODE 140)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Code 140 = Code 141 + Code 142 + Code 143 + Code 144 + Code 145 + Code 146 + Code 147 + Code 149:

1. Purchased goods being en route (Code 141):

This reflects the value of supplies and goods which have been bought with invoices, with payment already made or approved but not yet put into warehouses.

The data to be inscribed in the “Purchased goods being en route” index shall be the Debit balance of Account 151 “Purchased goods being en route” on the Ledger.

2. Raw materials, materials in stock (Code 142):

This reflects the value of assorted raw materials and materials left in stock by the time of reporting.

The data to be inscribed in the “Raw materials, materials in stock” index shall be the Debit balance of Account 152 “Raw materials, materials” on the Ledger.

3. Instruments, tools in stock (Code 143):

This reflects the value of assorted labor instruments and tools left unused in stock by the time of reporting.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Costs of unfinished production, business (Code 144):

This reflects the production costs of the products which are being manufactured or the costs of services which have not yet been completed by the time of reporting.

The data to be inscribed in the “Costs of unfinished production, business” index shall be the Debit balance of Account 154 “Costs of unfinished production, business” on the Ledger.

5. Finished products left in stock (Code 145):

This reflects the value of finished products manufactured by the enterprise, which have been still left in stock by the time of reporting.

The data to be inscribed in the “Finished products left in stock” index shall be the Debit balance of Account 155 “Finished products” on the Ledger.

6. Goods in stock (Code 146):

This reflects the value of unsold goods still left in stocks and shops by the time of reporting.

The data to be inscribed in the “Goods in stock” index shall be the Debit balance of Account 156 “Goods” on the Ledger.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



This reflects the value of finished products, goods being delivered for sale or services already provided but with payment not yet approved by the time of reporting.

The data to be inscribed in the “Goods delivered for sale” index shall be the Debit balance of Account 157 “Goods delivered for sale” on the Ledger.

8. Stock goods price reduction reserves (Code 149):

This reflects the reserves for reduction of prices of assorted goods left in stock by the time of reporting. This index’s figures shall be inscribed in negative number in form of recording in bracket: (***).

The data to be inscribed in the “Stock goods price reduction reserves” index shall be the Credit balance of Account 159 “Stock goods price reduction reserves” on the Ledger.

V. OTHER CURRENT ASSETS (CODE 150)

This is the general index reflecting the value of other current assets of various kinds, which have not yet been reflected in the above indexes.

Code 150 = Code 151 + Code 152 + Code 153 + Code 154 + Code 155.

1. Advance (Code 151):

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The data to be inscribed in the “Advance” index shall be the Debit balance of Account 141 “Advance” on the Ledger.

2. Expenses paid in advance (Code 152):

This reflects the amounts of money already paid for a number of expenses but by the end of the accounting period not yet calculated into the production and business costs of the reporting period.

The data to be inscribed in the “Expenses paid in advance” index shall be the Debit balance of Account 1421 “Expenses paid in advance” on the Ledger.

3. Expenses waiting for being carried forward (Code 153):

This reflects the value of expenses for goods sale and enterprise management, which wait for being carried forward to the next accounting year.

The data to be inscribed in the “Expenses waiting for being carried forward” index shall be the Debit balance of Account 1422 “Expenses waiting for being carried forward” on the Ledger.

4. Deficit assets awaiting the handling (Code 154):

This reflects the value of assets deficient, lost and not yet handled by the time of reporting.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. Assets put on short-term pledge, security, collateral (Code 155):

This reflects the value of assets put on short-term pledge, security or collateral by the time of reporting.

The data to be inscribed in the “Assets put on short-term pledge, security, collateral” index shall be the Debit balance of Account 144 “Short-term pledge, security, collateral” on the Ledger.

VI. PUBLIC-SERVICE EXPENDITURE (CODE 160)

This is the general index reflecting the total expenditure with the public-service capital sources and the project funding sources, which have not yet been settled by the time of reporting.

Code 160 = Code 161 + Code 162.

1. The preceding year’s public-service expenditure (Code 161):

This reflects the total expenditure with the public-service capital sources and the project funding sources, allocated in the preceding year but not yet settled by the time of reporting.

The data to be inscribed in the “Preceding year’s public-service expenditure” index shall be the Debit balance of Account 1611 “Preceding year’s public-service expenditure” on the Ledger.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



This reflects the total expenditure with the public-service capital sources and the project funding sources, allocated in the reporting year.

The data to be inscribed in the “Current year’s public-service expenditure” index shall be the Debit balance of Account 1612 “Current year’s public-service expenditure” on the Ledger.

B. FIXED ASSETS AND LONG-TERM INVESTMENT (CODE 200)

This is the general index reflecting the entire residual value of the fixed assets, the long-term financial investment, the expenses for unfinished capital construction as well as the amounts of long-term security and collateral of the enterprise by the time of reporting.

Code 200 = Code 210 + Code 220 + Code 230 + Code 240.

I. FIXED ASSETS (CODE 210)

This is the general index reflecting the total residual value (the cost price minus the accumulative tear and wear value) of the fixed assets of various kinds by the time of reporting.

Code 210 = Code 211 + Code 214 + Code 217.

1. Tangible fixed assets (Code 211):

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Code 211 = Code 212 + Code 213.

1.1. Cost price (Code 212):

This reflects the total cost prices of all kinds of tangible fixed assets by the time of reporting.

The data to be inscribed in the “Cost price” index shall be the Debit balance of Account 211 “Tangible fixed assets” on the Ledger.

1.2. The accumulative tear and wear value (Code 213):

This reflects the total accumulative tear and wear value of all kinds of tangible fixed assets by the time of reporting. This index’s figure shall be inscribed in negative number in form of recording in bracket: (***).

The data to be inscribed in the “Accumulative tear and wear value” index shall be the Credit balance of Account 2141 “Tangible fixed asset tear and wear” on the Ledger.

2. Financial leasing fixed assets (Code 214):

This is the general index reflecting the total residual value of all kinds of financial leasing fixed assets by the time of reporting.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.1. Cost price (Code 215):

This reflects the entire cost prices of all kinds of financial leasing fixed assets by the time of reporting.

The data to be inscribed in the “Cost price” index shall be the Debit balance of Account 212 “ Financial leasing fixed assets” on the Ledger.

2.2. Accumulative tear and wear value (Code 216):

This reflects the entire accumulative tear and wear value of all kinds of financial leasing fixed assets by the time of reporting. This index’s figure shall be inscribed in negative number in form of recording in bracket: (***).

The data to be inscribed in the “Accumulative tear and wear value” index shall be the Credit balance of Account 2142 “Financial leasing fixed asset tear and wear” on the Ledger.

3. Intangible fixed assets (Code 217):

This is the general index reflecting the entire residual value of all kinds of intangible fixed assets by the time of reporting such as: Expenses for establishment, invention patents, expenses for trade advantages….

Code 217 = Code 218+ Code 219.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



This reflects the entire cost prices of all kinds of intangible fixed assets by the time of reporting.

The data to be inscribed in the “Cost price” index shall be the Debit balance of Account 213 “Intangible fixed assets” on the Ledger.

3.2. The accumulative tear and wear value (Code 219):

This reflects the entire tear and wear value of all kinds of intangible fixed assets by the time of reporting. This index’s figure shall be inscribed in negative number in form of recording in bracket: (***).

The data to be inscribed in the “Accumulative tear and wear value” index shall be the credit balance of Account 2143 “ Intangible fixed asset tear and wear” on the Ledger.

II. LONG-TERM FINANCIAL INVESTMENTS (CODE 220)

This is the general index reflecting the value of various kinds of long-term financial investment by the time of reporting such as capital contribution to joint ventures, long-term securities investment, long-term loans…

Code 220 = Code 221 + Code 222 + Code 228 + Code 229.

1. Long-term securities investment (Code 221):

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The data to be inscribed in the “Long-term securities investment” index shall be the Debit balance of Account 221 “Long-term securities investment” on the Ledger.

2. Capital contribution to joint ventures (Code 222):

This reflects the value of assets in kind and in cash, which the enterprise contributes as capital to joint-ventures with other enterprises.

The data to be inscribed in the “Capital contribution to joint ventures” index shall be the Debit balance of Account 222 “Capital contribution to joint ventures” on the Ledger.

3. Other long-term investments (Code 228):

This reflects the value of other long-term investments by the time of reporting.

The data to be inscribed in the “Other long-term investments” index shall be the Debit balance of Account 228 “Other long-term investments” on the Ledger.

4. Long-term investment price reduction reserves (Code 229):

This reflects the reserves for the price reduction of long-term investments by the time of reporting. This index’s figure shall be inscribed in negative number in form of recording in bracket: (***).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



III. EXPENSES FOR UNFINISHED CAPITAL CONSTRUCTION (CODE 230)

This reflects the total value of fixed assets being procured, expenses for capital construction investment, expense for overhauls of fixed assets, which have been unfinished or already finished but neither handed over nor put into use.

The data to be inscribed in the “Expenses for unfinished capital construction” index shall be the Debit balance of Account 241 “Unfinished capital construction” on the Ledger.

IV. LONG-TERM COLLATERAL, SECURITY AMOUNTS (Code 240)

This reflects amounts deposited by the enterprise as long-term collateral and/or security by the time of reporting.

The figure to be inscribed in the “Long-term collateral, security amounts” index is the Debit balance of Account 244 “Long-term collateral, security amounts” on the Ledger.

Total assets (Code 250)

This reflects the total net value of the existing assets of the enterprise by the time of reporting, including moveable assets and fixed assets.

Code 250 = Code 100 + Code 200.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



A. DEBTS TO BE REPAID (CODE 300)

This is the general index reflecting the total amounts payable by the time of reporting, including: Short-term debts and long-term debts.

Code 300 = Code 310 + Code 320 + Code 330.

I. SHORT- TERM DEBTS (CODE 310)

This is the general index reflecting the total value of payable debts with term of under one year or within a business cycle, by the time of reporting.

Code 310 = Code 311 + Code 312 + Code 313 + Code 314 + Code 315 + Code 316 + Code 317 + Code 318.

1. Short-term loans (Code 311):

This reflects the total value of the amounts borrowed by the enterprise as short-term loans from banks, financial companies and other subjects by the time of reporting.

The data to be inscribed in the “Short-term loans” index shall be the Credit balance of Account 311 “Short-term loans” on the Ledger.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



This reflects the value of long-term debts which turn due in the next fiscal year.

The data to be inscribed in the “Due long-term debts” index shall be the Credit balance of Account 315 “Due long-term debts” on the Ledger.

3. Payable to sellers (Code 313):

This reflects the amounts to be paid to the sellers by the time of reporting.

The data to be inscribed in the “Payable to the sellers” index shall be the total of Credit balances of Account 331 “Payable to sellers” opened for every seller on the detailed accounting book of Account 331.

4. Paid in advance by buyers (Code 314):

This index reflects the total amount of money paid in advance by the buyers for the purchase of products, goods and services or the property rentals paid in advance by the time of reporting.

The data to be inscribed in the “Paid in advance by buyers” index shall be based on the Credit balance of Account 131 “To be collected from customers” opened for every customer on the detailed accounting book of Account 131 and the Credit balance of Account 3387 “Turnover received in advance” on the Ledger.

5. Taxes and amounts payable to the State (Code 315):

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The data to be inscribed in the “Taxes and amounts payable to the State” index shall be the Credit balance of Account 333 “Taxes and amounts payable to the State” on the Ledger.

6. Payable to employees (Code 316):

This reflects the amounts to be paid by the enterprise to employees by the time of reporting, including payable wages, allowances…

The data to be inscribed in the “Payable to employees” index shall be the Credit balance of Account 334 “Payable to employees” on the Ledger.

7. Payable to internal units (Code 317):

This reflects the payable debt amounts outside the capital-receiving operations between the principal unit and attached units or among attached units within the enterprise. When making the accounting balance sheet of the entire enterprise, this index shall be cleared against the to be-collected from internal units index (other internal collections) on the accounting balance sheets of the principal unit and attached units.

The data to be inscribed in the “Payable to internal units” index shall be the Credit balance of Account 336 “Internally payable” on the Ledger.

8. Other amounts to be paid, to be remitted (Code 318):

This reflects the other payable, remittable amounts other than payable debts already reflected in the above indexes.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



II. LONG-TERM DEBTS (CODE 320)

This is the general index reflecting the total value of all long-term debts of the enterprise, including debts with term of over one year or over one business cycle, by the time of reporting.

Code 320 = Code 321 + Code 322.

1. Long-term loans (Code 321):

This reflects the long-term loans borrowed by the enterprise from banks, financial companies and other subjects.

To be inscribed in the “Long-term loans” index shall be the Credit balance of Account 341 “Long-term loans” on the Ledger.

2. Long-term debts (Code 322):

This reflects the long-term debts owed by the enterprise such as the amount to be paid for the financial leasing fixed assets….

The data to be inscribed in the “Long-term debts” index shall be the Credit balance of Account 342 “Long-term debts” on the Ledger.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



This is the general index reflecting the value of the payable expenses, the redundant assets awaiting the handling, the long-term collateral and security amounts.

Code 330 = Code 331 + Code 332 + Code 333.

1. Payable expenses (Code 331):

This reflects the value of amounts pre-calculated into the production and business costs but not yet actually spent by the time of reporting.

The data to be inscribed in the “Payable expenses” index shall be based on the Credit balance of Account 335 “Payable expenses” on the Ledger.

2. Redundant assets awaiting the handling (Code 332):

This reflects the value of assets detected as surplus, for which the cause is not yet identified and which awaits the handling, by the time of reporting.

The data to be inscribed in the “Surplus assets awaiting the handling” index shall be based on the Credit balance of Account 3381 “Surplus assets awaiting the handling” on the Ledger.

3. Taken as long-term collateral, security (Code 333):

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The data to be inscribed in the “Long-term collateral, security” index shall be based on the Credit balance of Account 344 “Taken as long-term collateral, security” on the Ledger.

B. OWNERS’ CAPITAL SOURCES (CODE 400)

This is the general index reflecting the entire capital sources owned by the enterprise owner, the enterprise’s funds and the public-service funding allocated by the State budget and the managerial funding remitted by the attached units.

Code 400 = Code 410 + Code 420.

I. SOURCES OF CAPITAL, FUNDS (CODE 410)

This is the general index reflecting the entire capital sources owned by the enterprise owner and the funds of the enterprise, including business capital sources, development investment fund, financial reserve fund.

Code 410 = Code 411 + Code 412 + Code 413 + Code 414 +Code 415+ Code 416 + Code 417.

1. Business capital sources (Code 411):

This is the index reflecting the entire business capital sources of the enterprise, allocated by the State budget (for State enterprises), contributed as legal capital by investors (for enterprises with foreign investment capital), contributed as share capital by shareholders (for companies operating under the Enterprise Law) or capital of the owner him-/herself….

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Difference resulting from asset re-evaluation (Code 412):

This reflects the difference resulting from re-evaluation of assets (including fixed assets and moveable assets) which have not yet been handled by the time of reporting.

The data to be inscribed in the “Difference resulting from asset re-evaluation” index shall be the Credit balance of Account 412 “Difference resulting from asset re-evaluation” on the Ledger. Where Account 412 has the Debit balance, the figure of this index shall be inscribed in negative number in form of recording in bracket: (***).

3. Exchange rate difference (Code 413):

This reflects the foreign exchange rate difference arising due to the currency conversion rate when recording the accounting books, which have not yet been handled by the time of reporting.

The data to be inscribed in the “Exchange rate difference” index shall be the Credit balance of Account 413 “Exchange rate difference” on the Ledger. Where Account 413 has the Debit balance, this index’s figure shall be inscribed in negative number in form of recording in bracket: (***).

4. Development investment fund (Code 414):

This reflects the amount of money in the development investment fund, not yet used by the time of reporting.

The data to be inscribed in the “Development investment fund” index shall be the credit balance of Account 414 “Development investment fund” on the Ledger.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



This reflects the amount of money in the financial reserve fund, which has not yet been used by the time of reporting.

The data to be inscribed in the “Financial reserve fund” index shall be the Credit balance of Account 415 “Financial reserve fund” on the Ledger.

6. Profits not yet distributed (Code 416):

This reflects the amount of profits (or losses) neither settled nor distributed by the time of reporting.

The data to be inscribed in the “Profits not yet distributed” index shall be the Credit balance of Account 421 “Profits not yet distributed” on the Ledger. Where Account 421 has the Debit balance, this index’s figure shall be written in negative number in form of recording in bracket: (***).

7. Investment capital sources for capital construction (Code 417):

This reflects the total capital amount invested in the capital construction, which is available at the time of reporting.

The data to be inscribed in the “Investment capital sources for capital construction” index shall be the Credit balance of Account 441 “Investment capital sources for capital construction” on the Ledger.

II. OTHER FUNDING SOURCES, FUNDS (CODE 420)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Code 420 = Code 421 + Code 422 + Code 423 + Code 424 + Code 427.

1. Severance allowance reserve fund (Code 421):

This reflects the amount of money in the severance allowance reserve fund, not yet used by the time of reporting.

The data to be inscribed in the “Severance allowance reserve fund” index shall be the credit balance of Account 416 “Severance allowance reserve fund” on the Ledger.

2. Reward, welfare funds (Code 422):

This reflects the amounts of money in the reward, welfare funds, not yet used by the time of reporting.

The data to be inscribed in the “Reward, welfare funds” index shall be the Credit balance of Account 431 “Reward, welfare funds” on the Ledger.

3. Superior level’s management fund (Code 423):

This reflects the total management funding of a corporation, remitted by its member units, which has been spent but not yet settled and carried forward or not yet used by the time of reporting.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Public-service funding sources (Code 424):

This is the general index reflecting the total amount of public-service funding and project funding, which were allocated in the preceding year, already spent, but not yet settled, and the public-service funding allocated in the current year by the time of reporting.

Code 424 = Code 425 + Code 426.

4.1. The previous year’s public-service funding (Code 425):

This reflects the public-service funding and project funding, allocated in the previous year, already spent, but not yet settled by the time of reporting.

The data to be inscribed in the “Previous year’s public-service funding” index shall be the Credit balance of Account 4611 “Previous year’s public-service funding” on the Ledger.

4.2. The current year’s public-service funding (Code 426):

This reflects the public-service funding and the project funding already allocated in the current year by the time of reporting.

The data to be inscribed in the “Current year’s public-service funding” index shall be the Credit balance of Account 4612 “The current year’s public-service funding” on the Ledger.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



This reflects the total funding already used to formulate the existing fixed assets by the time of reporting.

The data to be inscribed in the “Funding sources already used for formulation of fixed assets” index shall be the Credit balance of Account 466 “Funding sources already used for formulation of fixed assets” on the Ledger.

Total capital sources (Code 430).

This reflects the total of funding sources used to formulate fixed assets of the enterprise by the time of reporting.

Code 430 = Code 300 + Code 400.

5. The contents and methods of calculating and inscribing indexes outside the accounting balance sheets:

The indexes outside the accounting balance sheet include a number of indexes reflecting assets not owned by the enterprise but being managed and used by the enterprise, and a number of supplementary indexes which cannot be reflected in the accounting balance sheets:

1. Hired assets:

This reflects the value of assets hired by the enterprise from other units, individuals for use in service of production and business activities of the enterprise, not in the form of financial leasing.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Supplies, goods kept for others or received for processing:

This reflects the value of supplies and/or goods the enterprise keeps for other units and/or individuals or the value of raw materials, materials received by the enterprise for the performance of the processing contracts with other units and/or individuals.

The data to be inscribed in this index shall be taken from the Debit balance of Account 002 “Supplies, goods kept for others or received for processing” on the Ledger.

3. Goods taken for sale, entrusted sale for others:

This reflects the value of goods taken by the enterprise from other units and/or individuals for sale or entrusted sale for the latter.

The data to be inscribed in this index shall be taken from the Debit balance of Account 003 “Goods taken for sale, entrusted sale for others” on the Ledger.

4. Bad debts already handled:

This reflects the value of the to be- collected amounts, which cannot be recovered, have been handled by crossing out from books but must be further monitored for recovery.

The data to be inscribed in this index shall be taken from the Debit balance of Account 004 “Bad debts already handled” on the Ledger.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



This reflects the value of assorted foreign currencies being owned by the enterprise (cash, deposit money) in original currencies for each kind of currency specifically such as USD, DM,…, one line for each kind of original currency.

The data to be inscribed in this index shall be taken from the Debit balance of Account 007 “Assorted foreign currencies” on the Ledger.

6. Levels of remaining funding:

This reflects the levels of funding allocated by the State budget, which have not yet been withdrawn by the enterprise for use according to each kind of funding: public-service, capital construction,…

The data to be inscribed in this index shall be taken from the Debit balance of Account 008 “Funding levels” on the Ledger.

7. Existing basic depreciation capital source:

This reflects the amount of basic depreciation of fixed assets, which have already been deducted, not yet used and progressive by the time of reporting, of the State enterprises.

The data to be inscribed in this index shall be taken from the Debit balance of Account 009 “Existing basic depreciation capital source” on the Ledger.

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(Form No. B02-DN)

1. The nature and significance of the business operation result report:

The report on business operation results is a general financial report, which reflects the general business situation and results of the enterprise in an accounting period, detailing according to principal business operation and other operations; the situation of fulfilling obligations towards the State regarding taxes and other remittances.

2. The structure of a business operation result report:

A business operation result report is composed of three parts:

Part I-PROFIT, LOSS:

This reflects situation and results of the enterprise’s business operation, including business and other activities.

All indexes in this part shall present: The total amounts arising in the reporting period; the figures of the previous period (for comparison); the progressive figure from the beginning of the year to the end of the reporting period.

Part II. THE SITUATION OF FULFILLING OBLIGATIONS TOWARDS THE STATE:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



All the indexes in this part shall present: The amount to be paid at the beginning of the period; the payable amount arising in the reporting period; the amount already paid in the reporting period; the amount payable progressively from the beginning of the year and the amount already paid progressively from the beginning of the year to the end of the reporting period; the remaining amount to be paid at the end of the reporting period.

Part III. VAT TO BE DEDUCTED, VAT TO BE REFUNDED, VAT TO BE REDUCED, VAT ON GOODS SOLD DOMESTICALLY:

This reflects the VAT amount to be deducted, already deducted, further deducted at the end of the period; the VAT amount to be refunded, already refunded, further refunded at the end of the period; the VAT amount to be reduced, already reduced, further reduced at the end of the period; the VAT amount on goods domestically sold, payable at the beginning of the period, the arising output VAT, the VAT on domestically sold goods already paid into the State budget and to be further paid at the end of the period.

3. Sources of data for report making:

- Based on the business operation result report of the previous period.

- Based on the accounting books in the period for accounts of from type 5 to type 9 and Account 133 “VAT to be deducted”, Account 333 “Taxes and amounts to be paid to the State”.

4. The content and method of compiling indexes in the business operation result report:

The data to be inscribed in column 4 (Previous period) of Part I “Profit, loss” of the current period’s report are based on the data inscribed in column 3 “Current period” of this report of the previous period according to each appropriate index.

The data to be inscribed in column 5 (progressive from the beginning of the year) of Part I “Profit, loss” of the current period’s report on business operation results, are based on the data inscribed in column 5 (Progressive from the beginning of the year) of this report of the previous period plus (+) the data inscribed in column 3 “Current period”, the found results shall be inscribed in column 5 of this report of the current period according to each appropriate index.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Part I.

PROFIT, LOSS

The total turnover (Code 01):

This index reflects the total sale value of goods, products and services of the enterprise in the reporting period.

The data to be inscribed in this index shall be the arising progressive figures of the Credits of Account 511 “Sale turnover” and Account 512 “Domestic sale turnover” in the reporting period.

Export turnover (Code 02):

This index reflects the total export turnover in the reporting period.

The data to be inscribed in this index shall be taken from the detailed accounting book of sale turnover, export sale section in the reporting period.

Amounts of reduction, exemption (Code 03):

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Code 03 = Code 05 + Code 06 + Code 07.

Sold goods price reduction (Code 05):

This index reflects the total sale price reduction under the goods sale policy of the enterprise for the volume of goods, products and services sold in the reporting period.

The data to be inscribed in this index shall be the arising progressively figure of the Credit of Account 532 “Sale price reduction” in the reporting period.

The returned goods value (Code 06):

This index reflects the total sale price of the returned goods in the reporting period.

The data to be inscribed in this index shall be the arising progressive number of the Credit of Account 531 “Sold goods returned” in the reporting period.

Payable special consumption tax, export tax (Code 07):

This index reflects the total amount of special consumption tax or export tax payable to the State budget, according to the arising turnover, in the reporting period.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Net turnover (Code 10):

This index reflects the sale value of goods, products and services minus taxes (special consumption tax, export tax) and reduction and exemption amounts in the reporting period, for use as basis for calculating the results of business operation of the enterprise.

Code 10 = Code 01 - Code 03.

The cost prices of sold goods (Code 11):

This index reflects the total cost prices of goods, production costs of products, direct expenditure of services sold in the reporting period.

The data to be inscribed in this index shall be the progressive number of the Credit of Account 632 “Cost prices of sold goods” in the reporting period (after minusing (-) the purchase value of goods, production costs of the products, the direct expenditure of the service returned in the reporting period) reciprocating the Debit side of Account 911 “Determination of business results”.

Accumulated profits (Code 20):

This index reflects the difference between net turnover and the cost prices of sold goods arising in the reporting period.

Code 20 = Code 10 - Code 11.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



This index reflects the total sale expenses distributed to the volume of goods, finished products and services sold in the reporting period.

The data to be inscribed in this index shall be the total arising figure of the Credit of Account 641 “Sale expenses” and the arising figure of the Credit of Account 1422 “Expenses awaiting settlement and being carried forward (the detailed sale expenses), reciprocating the Debit side of Account 911 “Determination of business results” in the reporting period.

Enterprise management expenses (Code 22):

This index reflects the total enterprise management expense distributed to the volume of goods, finished products and services already sold in the reporting period.

The data to be inscribed in this index shall be the total arising figure of the Credit of Account 642 “Enterprise management expenses” and the arising figure of the Credit of Account 1422 “Expenses awaiting settlement and being carried forward” (the detailed enterprise management expenses), reciprocating the Debit side of Account 911 “Determination of business results” in the reporting period.

Net business operation profits (Code 30):

This index reflects the pre-enterprise income tax financial results of the principal business operation in the reporting period. This index shall be calculated on the basis of accumulated profits minus (-) sale expenses and the enterprise management expenses distributed to goods, finished products and services sold in the reporting period.

Code 30 = Code 20 - (Code 21 + Code 22).

Financial operation income (Code 31):

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The data to be inscribed in this index shall be based on the arising figure on the Debit side of Account 711 “Financial operation income” reciprocating the Credit side of Account 911 “Determination of business results” in the reporting period.

Financial operation expenses (Code 32):

This index reflects the expenses for financial operation.

The data to be inscribed in this index shall be based on the arising figure of the Credit of Account 811 “Financial operation expenses” reciprocating the Debit side of Account 911 “Determination of business results” in the reporting period.

Net profits from financial operation (Code 40):

This index reflects the difference between income and expense of the financial operation in the reporting period.

Code 40 = Code 31 - Code 32.

Irregular incomes (Code 41):

This index reflects the irregular incomes outside the business and financial operations, arising in the reporting period.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Irregular expenses (Code 43):

This index reflects the irregular expenses, outside business and financial operations, arising in the reporting period.

The data to be inscribed in this index shall be based on the arising figure of the Credit of Account 821 “Irregular expenses” reciprocating the Debit side of Account 911 “Determination of business results” in the reporting period.

Extraordinary profits (Code 50):

This index reflects the difference between the irregular incomes and the irregular expenses arising in the reporting period.

Code 50 = Code 41 - Code 42.

The total pre-tax profit (Code 60):

This index reflects the total profit gained in the period by the enterprise before subtracting the enterprise income tax from business operation as well as financial operation and irregular amounts arising in the reporting period.

Code 60 = Code 30 + Code 40 + Code 50.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



This index reflects the total enterprise income tax amount payable in the reporting period.

The data to be inscribed in this index shall be based on the arising figure of the Credit side of Account 3334 “Enterprise income tax” minus (-) the amount of enterprise income tax reduced or exempted from the payable amount and the difference between the enterprise income tax amount temporarily paid according to the quarterly notice of the tax office which is larger than the actually paid enterprise income tax amount when the annual tax settlement report is approved.

After-tax profit (Code 80):

This index reflects the total net profit from the enterprise’s operations after subtracting the payable enterprise income tax arising in the reporting period.

Code 80 = Code 60 - Code 70.

Part II.

THE SITUATION OF FULFILLING OBLIGATIONS TOWARDS THE STATE

Column 1- Index:

This column shall be inscribed with amounts payable to the State as prescribed.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



This column shall be inscribed with the code of each reporting index.

Column 3- The remaining amount to be paid at the beginning of the period:

This column reflects the total tax amount and other sums payable at the beginning of the period, according to each item, including the payable amount carried forward from the previous year.

Column 4- Amount payable in the period:

This column reflects the total tax amount and other sums payable (according to each item) arising in the reporting period. The data to be inscribed in this column shall be based on the accounting book of Account 333 “Taxes and amounts payable to the State”.

Column 5- Amount already paid in the period:

This column reflects the total tax amount already paid according to each item payable in the reporting period, including the amount carried forward from the previous period.

Column 6- The progressive amount payable from the beginning of the year:

This column shall be used to reflect assorted taxes and other amounts payable into the State budget progressively from the beginning of the year to the end of the reporting period.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



This column is used to reflect assorted taxes and other amounts already paid into the State budget progressively from the beginning of the year to the end of the reporting period.

Column 8- The remaining amount to be paid by the end of the period:

This column reflects the tax amount and other amounts to be additionally paid by the end of the reporting period, including the remaining payable amount carried forward from the previous period but not yet paid in the current period. The figure to be inscribed in this column shall be equal to the figure in the column “Amount to be additionally paid at the beginning of the period” plus (+) the figure in the column “Amount payable in the period” minus (-) the figure in column “Amount already paid in the period”.

Column 8 = Column 3 + Column 4 - Column 5.

The figure to be inscribed in Column 3 “Amount to be additionally paid at the beginning of the period” in each index shall be based on the figure inscribed in column 8 “Amount to be additionally paid at the end of the period” of this report of the previous period.

The figure to be inscribed in column 6 “Amount payable progressively from the beginning of the year” of this report of the current period shall be based on the figure inscribed in column 6 “Amount payable progressively from the beginning of the year” of this report of the previous period, plus (+) the figure inscribed in column 4 “Amount payable in the period” of this report of the current period. The result shall be inscribed in each appropriate index.

The figure inscribed in column 7 “Amount already paid progressively from the beginning of the year” of this report of the current period shall be based on the figure inscribed in column 7 “Amount already paid progressively from the beginning of the year” of this report of the previous period, plus (+) the figure inscribed in column 5 “Amount already paid in the period” of this report of the current period. The result shall be inscribed in column 7 of each appropriate index.

The contents and methods of compiling figures to be inscribed in column 4 “Amount payable in the period” and column 5 “Amount already paid in the period” of the report on business operation results- Part II “The situation of fulfilling the obligations towards the State”, as follows:

1. “Tax” index (Code 10):

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The figures to be inscribed in column 4 and column 5 of this index shall be based on the detailed accounting book of Account 333 “Taxes and amounts payable to the State”.

Code 10 = Code 11 + Code 12 + Code 13 + Code 14 + Code 15 + Code 16 + Code 17 + Code 18 + Code 19 + Code 20.

2. Index “VAT on domestically sold goods” (Code 11):

This index reflects the amount of VAT on domestically sold goods, which must be paid, has already been paid and will be additionally paid into the State budget by the end of the reporting period, including the amount of VAT levied on products, goods and services already consumed domestically.

The data to be inscribed in column 4 “Payable amount” of the index “VAT on domestically sold goods” (Code 11) are used to reflect the amount of VAT on domestically sold goods, payable to the State budget in the reporting period.

Based on the arising amount on the Credit side of Account 33311 “The output VAT” in the reporting period, including the output VAT on products, goods and services already consumed in the period; the output VAT of the financial activities and the extraordinary income amounts, minus (-) the already deducted input VAT amount, the VAT amount deducted from the VAT amount payable in the period, the VAT amount on returned goods, the VAT amount on goods subject to price reduction due to quality degeneration. The found results shall be inscribed in column 4 “Payable amount” of the index “VAT on domestically sold goods” (Code 11). Where the found results are the negative numbers, the data to be inscribed in column 4 of the index “ VAT on domestically sold goods” shall be recorded in negative number (-), including:

- The deducted input VAT amount, based on the arising amount on the Credit side of Account 133 “The deductible VAT” reciprocating the Debit side of Account 33311 “The output VAT” in the reporting period;

- The VAT amount to be deducted from the payable VAT amount, based on the arising amount on the Credit side of Account 721 reciprocating the Debit side of Account 33311;

- The VAT amount of sold goods which have been returned and the VAT amount of sold goods subject to price reduction due to quality degeneration, based on the arising amount on the Credit side of Accounts 111, 112 and 131 reciprocating the Debit side of Account 33311, detailing the sums of money returned to the buyers regarding VAT amount of the returned sold goods, the VAT amount of sold goods subject to price reduction due to quality degeneration.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Index “VAT on import goods” (Code 12):

This index is used to reflect the amount of VAT on import goods, which must be paid, have already been paid and shall be additionally paid to the State budget upon the importation in the reporting period.

- The data to be inscribed in column 4 “Payable amount” of the index “VAT on import goods” (Code 12) are used to reflect the amount of VAT on import goods to be paid into the State budget upon the importation in the reporting period.

Based on the arising amount on the Credit side of Account 33312 “VAT on import goods” minus (-) the deductible amount of VAT on import goods and the amount of VAT on import goods, refunded to the sellers (reflected on the Debit side of Account 33312 reciprocating the Credit side of the relevant accounts). The found results shall be inscribed in column 4 “Payable amount” of the index “VAT on import goods” (Code 12). Where the found results are negative numbers, the data to be inscribed in column 4 “Payable amount” of the index “VAT on import goods” shall be recorded in negative number (-).

- The data to be inscribed in column 5 “Amount already paid” of the index “VAT on import goods, are used to reflect the amount of VAT on import goods already paid into the State budget in the reporting period, based on the arising amount on the Debit side of Account 33312 “VAT on import goods” reciprocating the Credit side of accounts 111, 112, 311… (detailing VAT on import goods, already paid in the period).

4. Index “Special consumption tax” (Code 13):

This index reflects the special consumption tax amounts to be paid, already paid and to be additionally paid into the State budget at the end of the reporting period.

The figures to be inscribed in column 4 “Payable amount” of the index “Special consumption tax” (Code 13) are used to reflect the special consumption tax amount to be paid into the State budget in the reporting period.

Based on the arising amount on the Credit side of Account 3332 “Special consumption tax” in the reporting period minus (-) the special consumption tax amount refunded by the State budget and deducted from the payable consumption tax amount in the period, the special consumption tax reduction amount deducted from the payable tax amount in the period, the special consumption tax amount of the returned sold goods, the found results shall be inscribed in column 4 “Payable amount” of the index “Special consumption tax”. Where the found results are negative numbers, the figures to be inscribed in column 4 “Payable amount” of the index “Special consumption tax” shall be recorded in negative figures (-), in which:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The special consumption tax reduction amount deducted from the payable tax amount in the period is based on the arising amount on the Debit side of Account 3332 “Special consumption tax” reciprocating the Credit side of Account 721;

- The special consumption tax amount on the returned sold goods is based on the arising amount on the Debit side of Account 3332 “Special Consumption tax, reciprocating the Credit sides of Accounts 111, 112 and 131 (detailing the amount of money refunded to the buyers regarding the special consumption tax of returned sold goods).

- The data to be inscribed in column 5 “Amount already paid” of the index “Special consumption tax” reflecting the special consumption tax amount already paid into the State budget in the reporting period is based on the arising amount on the Debit side of Account 3332 “Special consumption tax” reciprocating the Credit sides of Accounts 111, 112 and 311 (detailing the special consumption tax already paid in the period).

5. Index “Export, import tax” (Code 14):

This index reflects the export and import tax amounts to be paid, already paid and to be additionally paid into the State budget by the end of the reporting period.

The data to be inscribed in column 4 “Payable amount” of the index “Export, import tax” are used to reflect the export, import tax amounts to be paid into the State budget in the reporting period.

Based on the arising amount on the Credit side of Account 3333 “Export, import tax” in the reporting period minus (-) the export, import tax amount refunded by the State budget and deducted from the payable export, import tax amount in the period, the found results shall be inscribed in column 4 “Payable amount” of the index “Export, import tax”. Where the found results are negative numbers, the data to be inscribed in column 4 “Payable amount” of the index “Export, import tax” shall be recorded in negative (-) figures, in which:

- The export tax amount refunded by the State budget and deducted from the export tax amount to be paid in the period are based on the arising amount on the Debit side of Account 3333 “Export, import tax” reciprocating the Credit side of Accounts 511, 155, 156, 632, 721 (Detailing the refunded export tax);

- The import tax refunded by the State budget and deducted from the import tax amount to be paid in the period are based on the arising amount on the Debit side of Account 3333 “Export, import tax” reciprocating the Credit side of accounts 152, 153, 156, 211, 632, 721 (Detailing refunded import tax).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. Index “Enterprise income tax” (Code 15):

This index is used to reflect the enterprise income tax amounts to be paid, already paid and to be additionally paid into the State budget by the end of the reporting period.

The data to be inscribed in column 4 “Payable amount” of the index “the Enterprise income tax” (Code 15) reflect the enterprise income tax amount to be paid into the State budget, based on the arising amount on the Credit side of Account 3334 “Enterprise income tax” minus (-) the enterprise income tax amount deducted from the payable amount and the difference between the enterprise income tax amount temporarily paid according to tax offices’ quarterly notices, which is bigger than the enterprise income tax amount actually paid when the annual tax settlement reports are approved. The found results shall be recorded in column 4 “Payable amount”.

The enterprise income tax amount deducted from the payable tax amount and the difference between the larger enterprise income tax amount temporarily paid according to the tax offices’ quarterly notices and the actually paid enterprise income tax amount when the annual tax settlement reports are approved, shall be based on the arising amount on the Debit side of Account 3334 “Enterprise income tax” reciprocating the Credit side of Account 421 “Profits not yet distributed”.

The data to be inscribed in column 5 “Amount already paid” of the index “Enterprise income tax” are used to reflect the enterprise income tax amount already paid into the State budget in the period, based on the arising amount on the Debit side of Account 3334 “Enterprise income tax” reciprocating the Credit sides of Accounts 111, 112, 311 (Detailing enterprise income tax already paid in the period).

7. Index “Collection on capital” (Code 16):

This index reflects the money amount collected on capital, to be paid, already paid and to be additionally paid into the State budget by the end of the reporting period.

The data to be inscribed in column 4 “Amount payable in the period” of index “Collection on capital” reflect the amount collected on capital and payable into the State budget, based on the arising amount on the Credit side of Account 3335 “Collection on capital” on the Ledger.

The data to be inscribed in column 5 “Amount already paid in the period” of the index “Collection on capital” reflect the money amount collected on capital, already paid into the State budget, based on the arising amount on the Debit side of Account 3335 “Collection on capital” on the Ledger.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



This index reflects the natural resource tax amounts to be paid, already paid and to be additionally paid into the State budget by the end of the reporting period.

The data to be inscribed in column 4 “Amount payable in the period” of the index “Natural resource tax” reflect the natural resource tax amount payable into the State budget, based on the arising amount of the Credit side of Account 3336 “Natural resource tax” on the Ledger.

The data to be inscribed in column 5 “Amount already paid in the period” of the index “Natural resource tax” reflect the natural resource tax amount payable into the State budget, based on the arising amount of the Debit side of Account 3336 “Natural resource tax” on the Ledger.

9. Index “Housing and land tax” (Code 18):

This index reflects the housing and land tax amounts to be paid, already paid and to be additionally paid into the State budget by the end of the reporting period.

The data to be inscribed in column 4 “Amount payable in the period” of the index “Housing and land tax” reflect the housing and land tax amount to be paid into the State budget, based on the arising amount of the Credit side of Account 3337 “Housing and land tax, land rent” on the Ledger (Detailing the housing and land tax).

The data to be inscribed in column 5 “Amount already paid in the period” of the index “Housing and land tax” reflect the housing and land tax amount already paid into the State budget, based on the amount arising on the Debit side of Account 3337 “Housing and land tax, land rent” on the Ledger (Detailing the section on housing and land tax).

10. Index “Land rent” (Code 19):

This index reflects the land rent amount to be paid, already paid and to be additionally paid into the State budget by the end of the reporting period.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The data to be inscribed in column 5 “Amount already paid in the period” of the index “Land rent” reflect the land rent amount already paid into the State budget in the reporting period, based on the amount arising on the Debit side of Account 3337 “Housing and land tax, land rent” on the Ledger (Detailing the section on land rent).

11. Index “Other taxes” (Code 20):

This index reflects kinds of tax (other than those mentioned above) to be paid, already paid and to be additionally paid into the State budget by the end of the reporting period.

The data to be inscribed in column 4 “Amount payable in the period” of the index “Other taxes” reflect the money amount of other taxes payable into the State budget in the reporting period, based on the amount arising on the Credit side of Account 3338 “Other taxes” on the Ledger.

The data to be inscribed in column 5 “Amount already paid in the period” of the index “Other taxes, reflect the money amount of other taxes already paid into the State budget in the reporting period, based on the amount arising on the Debit side of Account 3338 “Other taxes, on the Ledger.

12. Index “Other payable amounts” (Code 30):

This index reflects other amounts to be paid, already paid and to be additionally paid into the State budget by the end of the reporting period, including: Additional collection, charges, fees and other payable amounts.

The data to be inscribed in column 4 “Amount payable in the period” of the index “Other payable amounts” reflect the amounts of additional collection, charge, fee and other amounts payable into the State budget, based on the amount arising on the Credit side of Account 3339 “Charge, fee and other payable amounts” on the Ledger.

The data to be inscribed in column 5 “Amount already paid in the period” of the index “Other payable amounts” reflect the money amounts of additional collection, charge, fee and other amounts already paid into the State budget, based on the amount arising on the Debit side of Account 3339 “Charge, fee and other payable amounts” on the Ledger.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



13. Index “Additional collections” (Code 31):

This index reflects additional collections to be paid, already paid and to be additionally paid into the State budget by the end of the reporting period.

The data to be inscribed in column 4 “Amount payable in the period” of the index “Additional collections” reflect the money amounts of additional collection payable into the State budget in the reporting period, based on the amount arising on the Credit side of Account 3339 “Charge, fee and other payable amounts” on the Ledger (Detailing the additional collections).

The data to be inscribed in column 5 “Amount already paid in the period” of the index “Additional collections, fees” reflect the charge, fee amounts already paid into the State budget in the reporting period, based on the amount arising on the Debit side of Account 3339 “Charge, fee and other payable amounts” on the Ledger (Detailing the additional collections).

14. Index “Charges, fees” (Code 32):

This index reflects the charge, fee amounts to be paid, already paid and to be additionally paid into the State budget by the end of the reporting period.

The data to be inscribed in column 4 “Amount payable in the period” of the index “Charges, fees” reflect the charge, fee amounts payable into the State budget in the reporting period, based on the amount arising on the Credit side of Account 3339 “Charge, fee and other payable amounts on the Ledger (Detailing charges, fees).

The data to be inscribed in column 5 “Amount already paid in the period” of the index “Charges, fees” reflect the charge, fee amounts already paid into the State budget in the reporting period, based on the amount arising on the Debit side of Account 3339 “Charge, fee and other payable amounts” on the Ledger (Detailing charges, fees).

15. Index “Other amounts” (Code 33):

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The data to be inscribed in column 4 “Amount payable in the period” of the index “Other amounts” reflect other amounts (besides the charges, fees and additional collections mentioned above) payable into the State budget in the reporting period, based on the amount arising on the Credit side of Account 3339 “Charge, fee and other payable amounts” on the Ledger (Detailing other amounts).

The data to be inscribed in column 5 “Amount already paid in the period” of the index “Other amounts” reflect other amounts (besides the charges, fees and additional collections mentioned above) already paid into the State budget in the reporting period, based on the amount arising on the Debit side of Account 3339 “Charge, fee and other payable amounts” on the Ledger (Detailing other amounts).

Part III

DEDUCTED VAT, REFUNDED VAT, REDUCED VAT, VAT ON DOMESTICALLY SOLD GOODS

The contents of the indexes in this part are used to reflect the input VAT amounts to be deducted, already deducted and to be additionally deducted; the input VAT amount to be refunded, already refunded and to be additionally refunded; the VAT amount to be reduced, already reduced and to be additionally reduced; the VAT amount on domestically sold goods, to be paid, already paid and to be additionally paid by the end of the reporting period.

The contents and methods of elaborating indexes to be inscribed in column 4 “Progressive from the year-start” are based on the data inscribed in column 4 “Progressive from the year-start” of this report of the previous period, plus (+) the figures inscribed in column 3 “Current period” of this report of the current period, the found results shall be inscribed in column 4 of each appropriate index.

The contents and methods of elaborating indexes to be inscribed in column 3 “Current period” shall be as follows:

SECTION I. VAT TO BE DEDUCTED

1. The VAT amounts to be further deducted, to be further refunded at the beginning of the period (Code 10):

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The data to be inscribed in this index are based on the Debit balance at the beginning of the period of Account 133 “VAT deductible” or on the data inscribed in the index of Code 17 of this report of the previous period.

2. Arising deductible VAT amount (Code 11):

This index reflects the input VAT amount to be deducted upon the purchase of goods, services, fixed assets, which arises in the period (including the input VAT amount which is not deducted but cannot be accounted separately).

The data to be inscribed in this index are based on the amount arising on the Debit side of Account 133 “VAT to be deducted” in the reporting period.

3. VAT amounts already deducted, already refunded, VAT on returned purchased goods but not to be deducted (Code 12):

This index reflects the input VAT amount (including the tax amount carried forwards from the previous period and the input tax amount arising in the current period) already deducted from the output VAT amount in the period, already refunded in cash and the VAT not deductible.

The data to be inscribed in this index are based on the amount arising on the Credit side of Account 133 “VAT deductible” in the reporting period.

Code 12 = Code 13 + Code 14 + Code 15 + Code 16.

3a- VAT amount already deducted (Code 13):

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The data to be inscribed in this index shall be based on the amount arising on the Credit side of Account 133 “VAT deductible” reciprocating the Debit side of Account 3331 “VAT payable” in the reporting period (33311).

3b- VAT amount already refunded (Code 14):

This index reflects the input VAT amount already refunded in cash in the reporting period.

The data to be inscribed in this index shall be based on the accounting book detailing refundable VAT or on the accounting book detailing Account 133, detailing the refunded VAT, the arising amount on the Credit side of Account 133 reciprocating the Debit side of accounts 111 and 112.

3c- The VAT amount of returned purchased goods, reduction of purchased goods’ prices (Code 15):

This index reflects the input VAT of the purchased goods returned to sellers, the input VAT amount of purchased goods entitled to price reduction due to poor quality, not deductible from the arising amount in the reporting period.

The data to be inscribed in this index shall be based on the amount arising on the Credit side of Account 133 “VAT deductible” reciprocating the Debit sides of accounts 111, 112 and 331 (Detailing the non-deductible input VAT of purchased goods returned to sellers, of purchased goods entitled to price reduction due to poor quality).

3d- VAT amount not deductible (Code 16):

This index reflects the input VAT amount upon the purchase of supplies, goods and services used simultaneously for production and business liable and not liable to VAT but not entitled to deduction to be calculated, distributed to production and business not liable to VAT.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. VAT amounts to be further deducted, to be further refunded at the end of the period (Code 17):

This index reflects the input VAT to be further deducted, the notified VAT amount to be refunded but not yet repaid by the State budget by the end of the reporting period.

The data to be inscribed in this index shall be based on the Debit balance of Account 133 “VAT deductible” by the end of the reporting period.

Code 17 = Code 10 + Code 11 - Code 12.

SECTION II. VAT REFUNDABLE

1. VAT amount to be refunded at the beginning of the period (Code 20):

This index reflects the input VAT amount to be refunded under the tax offices’ notice, but not yet refunded in cash by the State budget by the end of the previous period.

The data to be inscribed in this index shall be based on the accounting book detailing refundable VAT (Form No. S02-DN) or on the data inscribed in the index of Coded 23 of this report of the previous period.

2. The arising refundable VAT amount (Code 21):

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The data to be inscribed in this index shall be based on the notice on tax refund in the period, or on the accounting book detailing the refundable VAT (Form No. S02-DN).

3. VAT amount already refunded (Code 22):

This index reflects the input VAT amount already refunded in cash in the period.

The data to be inscribed in this index shall be based on the accounting book detailing Account 133 “VAT deductible”, detailing the already deducted VAT amount arising on the Credit side of Account 133 reciprocating the Debit sides of accounts 111 and 112 or on the accounting book detailing the refundable VAT (Form No. S02-DN).

4. VAT amount to be further deducted at the end of the period (Code 23):

This index reflects the input VAT amount notified for refunding but not yet refunded by the State budget by the end of the reporting period.

The data to be inscribed in this index shall be based on the accounting book detailing the refundable VAT (Form No. S02-DN), or the data to be inscribed in this index shall be calculated as follows:

Code 23 = Code 20 + Code 21 - Code 22.

SECTION III. VAT TO BE REDUCED

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



This index reflects the payable VAT amount already considered and notified by the tax offices for reduction, but not yet handled by the end of the period.

The data to be inscribed in this index shall be based on the accounting book detailing the VAT to be reduced (Form No. S03-DN) (The section of balance at the beginning of the period) or based on the data inscribed in the index Coded 33 of this report of the previous period.

2. The arising reduced VAT amount (Code 31):

This index reflects the payable VAT amount already considered and notified by the tax offices for reduction in the reporting period.

The data to be inscribed in this index shall be based on the accounting book detailing VAT to be reduced (Form No. S03-DN).

3. The already reduced VAT amount (Code 32):

This index reflects the to be- deducted VAT amount already handled in the reporting period, including the to be reduced tax amount already repaid in cash by the State budget (if VAT was already paid into the State budget) or deducted from the payable VAT amount.

The data to be inscribed in this index shall be based on the accounting book detailing the to-be deducted VAT (Form No. S03-DN) or on the amount arising on the Debit side of Account 3331 “VAT payable” reciprocating the Credit side of Account 721 “Irregular incomes” (if the to be- reduced tax amount is deducted from the VAT amount payable in the period) or the amount arising on the Debit side of accounts 111, 112 reciprocating the Credit side of Account 721 (if the to be-reduced tax amount is deducted from the VAT amount payable in the period) or the amount arising on the Debit sides of accounts 111 and 112 reciprocating the Credit side of Account 721 (if the to be reduced tax amount is repaid in cash by the State budget), the VAT amount reduced in cash.

4. The VAT amount to be further reduced at the end of the period (Code 33):

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The data to be inscribed in this index shall be based on the accounting book detailing the to be- reduced VAT (Form No. S03-DN).

Code 33 = Code 30 + Code 31 - Code 32.

SECTION IV. VAT OF DOMESTICALLY SOLD GOODS

1. Index “VAT on domestically sold goods to be paid at the beginning of the period” (Code 40):

This index reflects the payable VAT amount of domestically sold goods, domestically consumed services and incomes from financial operations, extraordinary activities, carried forwards from the previous period.

The data to be inscribed in this index shall be based on the index of Code 46 of this report of the previous period, or based on the Credit balance at the end of the previous period of Account 33311 “Output VAT”.

2. Index “Arising output VAT” (Code 41):

This index reflects the output VAT amount of the domestically sold goods which has arisen in the period and progressive from the year-start to the end of the reporting period.

The data to be inscribed in column 3 (Current period) of this index shall be based on the amount arising on the Credit side of Account 33311 “Output VAT” reciprocating the Debit side of relevant accounts.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



This index reflects the input VAT amount already deducted in the period and progressive from the year-start to the end of the reporting period.

The data to be inscribed in column 3 (Current period) of this index shall be based on the amount arising on the Credit side of Account 133 “ VAT deductible” reciprocating the Debit side of Account 33311 “Output VAT”.

4. Index “VAT of sold goods returned, subject to price reduction” (Code 43):

This index reflects the VAT amount of domestically sold goods which are returned, subject to price reduction due to poor quality, arising in the period and progressive from the year-start to the end of the reporting period.

The data to be inscribed in column 3 (Current period) of this index shall be based on the amount arising on the Credit sides of accounts 111, 112 and 131 reciprocating the Debit side of Account 33311 “Output VAT” (Detailing the amount of money returned to the purchasers regarding the VAT amount of the sold goods returned or subject to price reduction due to poor quality).

5. Index “Reduced VAT deducted from the payable tax amount” (Code 44):

This index is used to reflect the VAT amount of domestically sold goods to be reduced and deducted from the payable VAT amount arising in the period and progressive from the year-start to the end of the reporting period.

The data to be inscribed in column 3 (Current period) of this index shall be based on the amount arising on the Credit side of Account 721 reciprocating the Debit side of Account 33311 “Output VAT”.

6. Index “VAT on domestically sold goods already paid into the State budget” (Code 45):

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The data to be inscribed in column 3 (Current period) of this index shall be based on the amount arising on the Credit sides of accounts 111, 112 and 311 reciprocating the Debit side of Account 33311 “Output VAT” (Detailing the VAT amount already paid into the State budget in the period).

7. Index “VAT of domestically sold goods to be further paid at the end of the period” (Code 46):

This index is used to reflect the VAT amount of domestically sold goods, which remains to be paid by the end of the reporting period.

The data to be inscribed in column 3 (current period) of this index shall be based on the Credit balance of Account 33311 “Output VAT”.

Code 46 = Code 40 + Code 41- Code 42 - Code 43 - Code 44 - Code 45.

 

MONETARY FLOW

(Form No. B03-DN)

I. THE NATURE AND SIGNIFICANCE OF MONETARY FLOW REPORT:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Based on the monetary flow reports, the users may evaluate the money-generating capability, the fluctuation of net assets of the enterprise, the payment capability of the enterprise and forecast the monetary flow in the next period.

II. THE CONTENTS AND METHODS OF MAKING THE MONETARY FLOW REPORT:

1. The contents:

A monetary flow report is composed of 3 parts:

- Monetary flow from business activities;

- Monetary flow from investment activities;

- Monetary flow from financial activities.

* Monetary flow from business activities: Reflecting the total flow of earned and spent money related directly to business activities of the enterprise such as revenue from goods sale, revenue from commercial collections, pecuniary expenses such as payments to the suppliers (right in the period and repayment of debts of the previous period), payment of wages and social insurance to employees, other pecuniary expenses (for stationery, working travel allowance…).

* Monetary flow from investment activities: Reflecting the total flow of earned and spent money related directly to investment activities of the enterprise. The investment activities shall include two parts:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Investment in other units in form of capital contributions to joint ventures, securities investment, loans, regardless of short-term or long-term investment.

The monetary flow includes all revenues from the sale and/or liquidation of fixed assets, recovery of investment amounts… and the expenses for procurement and creation of fixed assets, expenses for investment in other units.

* Monetary flow from financial activities: Reflecting the total flow of earned and spent money related directly to the financial activities of the enterprise. The financial activities cover operations which increase or decrease the business capital of the enterprise such as the capital contribution or borrowing by enterprise owners (regardless of long-term or short-term loans), receipt of joint-venture capital, issuance of shares or bonds, repayment of loan debts,…

The monetary flow covers all the relevant revenues and expenses such as received loans, money received from joint-venture capital contribution, issuance of shares and/or bonds, expenses for payment of interests to capital-contributing parties, share and/or bond interest in cash, deposit interests….

There are two methods of making monetary flow reports: The indirect method and the direct method.

2. Making currency flow reports by indirect method:

2.1. General principles:

By the indirect method, the monetary flow reports are made by adjusting pre-tax profits of production and business activities from the impacts of operations of not directly collecting or spending money, which increase or decrease profits, excluding amounts of profits or losses of investment and financial activities, already calculated into pre-tax profits, adjusting items and clauses of working capital.

2.2. Bases for report-making:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The accounting balance sheet (Form No. B1-DN);

- The business operation result report (Form No. B2-DN);

- Other documents (such as ledger, detail accounting book, report on capital contribution, depreciation, detail re-entry of reserves, or detail documents on purchase and sale of fixed assets, payment of loan interests,…).

2.3. Methods of elaborating specific indexes:

Part I. MONEY FLOW FROM PRODUCTION, BUSINESS ACTIVITIES

This part reflects indexes relating to monetary flow from production and business activities of the enterprise.

The pre-tax profit (Code 01):

This index is taken from the report on business operation results, the index “Total pre-tax profit” (Code 60).

If the figure of this index is negative (losses), it shall be recorded in form of recording in bracket: (***).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Fixed asset depreciation (Code 02):

This index is elaborated on the basis of the fixed asset depreciation calculation sheet, the amount distributed into the production and business costs in the reporting period.

The figure of this index shall be added to the figure of the index “Pre-tax profits”.

Reserves (Code 03):

This index is elaborated on the basis of the total difference between the period-end credit balances and the period-start credit balances of reserve accounts such as accounts 129, 139, 159 and 229 in the Ledger.

The figure of this index shall be added to the figure of the index “Pre-tax profits” if the period-end credit balance is larger than the period-start credit balance, or deducted from the figure of the index “Pre-tax profits” if the period-end credit balance is smaller than the period-start credit balance and recorded in negative number in form of recording in bracket: (***).

Profit/loss due to the sale of fixed assets (Code 04):

This index is elaborated on the basis of detail book of Account 421 “Profits not yet distributed”, the profit (loss) brought about due to the sale, liquidation of fixed assets in the reporting period.

The figure of this index is subtracted from the figure of the index “Pre-tax profits” and recorded in negative number in form of recording in the bracket: (***), if profit is generated, or added to the index “Pre-tax profits”, if loss is brought about.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



This index is elaborated on the basis of the detail book of Account 421 “Profits not yet distributed”, the profit (loss) as the result of the difference of the asset re-evaluation or currency conversion in the reporting period shall be transferred into Account 421 “Profits not yet distributed”.

The figure of this index is subtracted from the figure of the index “Pre-tax profits” and recorded in negative number in form of recording in bracket: (***), if profit is generated, or added to the index “Pre-tax profits”, if loss is brought about.

Profit/loss due to investment in other units (Code 06):

This index is elaborated on the basis of the detail book of Account 421 “Profits not yet distributed”, the profit (loss) from investment in other units in the reporting period.

The figure of this index is subtracted from the figure of the index: “Pre-tax profits” and recorded in negative number in form of recording in the bracket: (***), if profit is generated, or added to the index “Pre-tax profits”, if loss is brought about.

Revenue from deposit interests (Code 07):

This index is elaborated on the basis of money amounts earned as interests on the enterprise’s time or demand deposits at banks, financial organizations or other subjects in the reporting period.

The data to be inscribed in this index shall be taken from the accounting book on money collection (cash and deposit money) in the reporting period.

The figure of this index is subtracted from the figure of the index “Pre-tax profits” and recorded in negative number in form of recording in bracket: (***).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The index “Business profits before changes in working capital” reflects the monetary flow created from production and business activities in the reporting period, already excluding the impact of non-cash revenue and expenses; but not yet taking into account changes in elements of the working capital.

This index is elaborated on the basis of pre-tax profits plus (or minus) adjusted amounts.

If the figure of this index is the negative number, it shall be recorded in form of recording in bracket: (***).

Increase, decrease of collectible amounts (Code 11):

This index is elaborated on the basis of the total difference between the period-end credit balances and the period-start credit balances of to be- collected revenue accounts 131, 136, 138, 141, 142, 144 (the amounts transferred and received relating to currency) in the Ledger.

The figure of this index is added to the index: “Business profits before changes in working capital” if the total of the period-end credit balances is smaller than the total of the period-start credit balances. The figure of this index is subtracted from the figure of the index “ Business profits before changes in working capital” and recorded in negative number in form of recording in bracket: (***), if the total of the period-end credit balances is larger than the total of the period-start credit balances.

Stock goods increase, decrease (Code 12):

This index is elaborated on the basis of the difference of the total of the period-end credit balances and the total of period-start credit balances of stock goods accounts 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157 in the Ledger.

The figure of this index is added to the index “Business profits before changes in working capital” if the total of the period-end credit balance is smaller than the total of the period-start credit balances. The figure of this index shall be recorded in negative number in form of recording in bracket: (***), if the total of the period-end credit balances is larger than the total of the period-start credit balances.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



This index is elaborated on the basis of the total difference of the period-end credit balances and the period-start credit balances of payable debts accounts 315, 331, 333, 334, 335, 336, 338 in the Ledger.

The figure of this index is added to the index “Business profits before changes in working capital” if the total of the period-end credit balances is larger than the total of the period-start credit balances. The figure of this index is subtracted from the figure of the index “Business profits before changes in working capital” and recorded in negative number in form of recording in bracket: (***) if the total of the period-end credit balances is smaller than the total of the period-start credit balances.

Money collected from other items (Code 14):

This index is elaborated on the basis of the total amount of money collected from other items not yet reckoned in the above indexes.

The figure of this index is added to the index “Business profits before changes in working capital”.

Money spent on other items (Code 15):

This index is elaborated on the basis of the total amount of money already spent on other items not yet reckoned in the above indexes.

The figure of this index is subtracted from the index “Business profits before changes in working capital” and recorded in negative number in form of recording in bracket: (***).

Net money flow from production, business activities (Code 20):

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The figure of this index is calculated equal to the total of figures of the indexes with Codes from 10 to 15. If the figure of this index is negative, it shall be recorded in form of recording in bracket: (***).

Part II. MONEY FLOW FROM INVESTMENT ACTIVITIES

This part reflects indexes relating to the money flow created from investment activities of the enterprise.

Money recovered from investments in other units (Code 21):

This index is elaborated on the basis of the total amount of money recovered from loan amounts, joint-venture capital contribution, due bonds, sale of shares bought from other enterprises and units in the reporting period.

The figure to be inscribed in this index shall be taken from the accounting book on money collection (cash and deposit money) in the reporting period.

Money collected from interests on investments in other units (Code 22):

This index is elaborated on the basis of the money amount collected as interests on loans, joint-venture capital contribution, holding shares and/or bonds of other units in the reporting period.

The figure to be inscribed in this index shall be taken from the accounting book on money collection (cash and deposit money) in the reporting period.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



This index is elaborated on the basis of the money amount collected from the sale, liquidation of fixed assets in the reporting period.

The figure to be inscribed in this index shall be taken from the accounting book on money collection (cash and deposit money) in the reporting period.

Money invested in other units (Code 24):

This index is elaborated on the basis of the total amount of money already lent, contributed as capital to joint ventures, used for purchase of shares and/or bonds of other units.

The figure to be inscribed in this index shall be taken from the accounting book on expenditure (cash and deposit money) in the reporting period and recorded in negative number in form of recording in bracket: (***).

Money for purchase of fixed assets (Code 25):

This index is elaborated on the basis of the total amount of money already spent in the reporting period for procurement, construction, liquidation of fixed assets.

The figure to be inscribed in this index shall be taken from the accounting book on expenditure (cash and deposit money) in the reporting period and recorded in negative number in form of recording in bracket: (***).

Net money flow from investment activities (Code 30):

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



This index is calculated equal to the total of data of indexes with Code 21 to Code 26.

If the figure of this index is negative, it shall be recorded in form of recording in the bracket: (***).

Part III- MONEY FLOW FROM FINANCIAL ACTIVITIES:

This part reflects indexes relating to the money flow created from the financial activities of the enterprise.

Money collected from borrowing (Code 31):   

This index is elaborated on the basis of the total amount of money borrowed from banks, financial organizations and other subjects.

The data to be inscribed in this index shall be taken from the accounting book for collection of money (cash and deposit money) in the accounting period.

Money collected from capital contributions by owners (Code 32):

This index is elaborated on the basis of the total amount of money collected as capital contributions by enterprise owners in form of money transfer or purchase of the enterprise’ s shares in cash.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Money collected from deposit interests (Code 33):

This index is elaborated on the basis of the amount of money collected as interests on time or demand deposits at banks, financial organizations or other units in the reporting period.

The data to be inscribed in this index shall be taken from the accounting book for collection of money (cash and deposit money) in the reporting period.

Money for loan debt repayment (Code 34):

This index is elaborated on the basis of the total amount of money already paid for loans borrowed from banks, financial organizations and other subjects.

The data to be inscribed in this index shall be taken from the accounting book on expenditure (cash and deposit money) in the accounting period and recorded in negative number in form of recording in bracket: (***).

Money for capital reimbursement to owners (Code 35):

This index is elaborated on the basis of the total of money spent on reimbursing capital to enterprise owners in form of cash or purchase of the enterprise’s shares in cash. For State enterprises, the total amount of money for basic depreciation payment to the State budget is also reflected in this index.

The data to be inscribed in this index shall be taken from the accounting book on expenditure (cash and deposit money) in the accounting period and recorded in negative number in form of recording in bracket: (***).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



This index is elaborated on the basis of the total amount of money already spent for payment of interests to joint-venture capital contributors, shareholders and enterprise owners. For State enterprises and other enterprises which have set up enterprise funds from after-tax profits, the amounts spent from such enterprise funds as the development investment fund, reward fund, welfare fund… are also reflected in this index.

The data to be inscribed in this index shall be taken from the accounting book on expenditure (cash and deposit money) in the accounting period and recorded in negative number in form of recording in bracket: (***).

Net money flow from financial activities (Code 40):

The index on net money flow from financial activities reflects the difference between the total amount of money collected from and the total amount of money spent on, financial activities in the reporting period.

This index shall be calculated equal to the total of data of indexes with Code 31 to Code 35.

If the figure of this index is negative, it shall be recorded in form of recording in bracket: (***).

Net money flow in the period (Code 50):

The index “Net money flow in the period” reflects the difference between the total amount of collected money and the total amount of spent money from all activities in the reporting period.

This index is the total of all indexes in Part I + Part II + Part III.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



If the figure of this index is negative, it shall be recorded in form of recording in bracket: (***).

Unspent money by the period-start (Code 60):

This index is elaborated on the basis of the balance of capital in cash by the beginning of the reporting period (Figure of code 110, column “period-end figure” on the accounting balance sheet of the previous period), compared with the index “Unspent money by the period-end” on the report on money flow of the previous period and the balance by the period-start on the accounting book on money collection, expenditure in the reporting period.

Unspent money by period-end (Code 70):

This index is the total of the indexes of Code 50 and Code 60.

(Code 70 = Code 50 + Code 60).

This index must be equal to the period-end capital balance in cash (figure of Code 110, column “period-end figure) on the accounting balance sheet of the reporting period.

3. Making monetary flow reports by direct method:

3.1. General principle:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3.2. Bases for report making:

By this method, a monetary flow report shall be made on the basis of:

- The accounting balance sheet (Form No. B01-DN);

- The accounting books monitoring the money capital collection and expenditure (cash and deposit money);

- The accounting books monitoring amounts to be collected, to be paid.

3.3. Methods of elaborating specific indexes:

Part I.

MONEY FLOW FROM PRODUCTION, BUSINESS ACTIVITIES:

1. Money collected from goods sale (Code 01):

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The data to be inscribed in this index shall be taken from the book monitoring the money collection (cash and deposit money), compared with the amount of money collected from goods sale reflected on the book monitoring sale turnover- the section on goods sale with immediate money collection.

2. Money collected from to be recovered debts (Code 02):

This index is elaborated on the basis of the total amount of money already collected from all amounts to be collected in the reporting period.

The data to be inscribed in this index shall be taken from the book monitoring the money collection (cash and deposit money), compared with the book monitoring debts to be recovered from customers, internal units and other to be-recovered amounts, including the advances- The section on money payment in the period.

3. Money collected from other items (Code 03):

This index is elaborated on the basis of the total amount of money collected from all other items, besides the money collected from goods sale and debts to be recovered, related to production and business activities in the reporting period such as: The money collected as damages, fines not through accounts monitoring the to be recovered debts….

The data to be inscribed in this index shall be taken from the book monitoring the money collection (cash and deposit money) in the reporting period.

4. Money already paid to sellers (Code 04):

This index is elaborated on the basis of the total amount of money already paid to sellers through Account 331 “Payable to sellers”, in the reporting period.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. Money already paid to employees (Code 05):

This index is elaborated on the basis of the total amount of money already paid as remuneration to employees, through Account 334 “Payable to employees”, in the reporting period.

The data to be inscribed in this index shall be taken from the book monitoring money collection (cash and deposit money) in the reporting period, compared with the accounting book monitoring payment to employees- the part already paid in money in the reporting period and recorded in form of recording in bracket: (***).

6. Money already paid for taxes and other remittances to the State (Code 06):

This index is elaborated on the basis of the total amount of money already paid for taxes and other remittances to the State in the reporting period, excluding the amount paid for basic depreciation of fixed assets for State enterprises.

The data to be inscribed in this index shall be taken from the book monitoring money expenditure (cash and deposit money) in the reporting period, compared with the accounting book monitoring payments to the budget- the part already paid in money in the reporting period and inscribed in form of recording in bracket: (***).

7. Money already paid for other payable debts (Code 07):

This index is elaborated on the basis of the total amount of money already paid for other payable debts such as: Payment to internal units, social insurance, health insurance, trade union fund, mature long-term debts, due collateral or security and other payable amounts.

The data to be inscribed in this index shall be taken from the book monitoring money expenditure (cash and deposit money) in the reporting period, compared with the accounting book monitoring payment of corresponding payable amounts- part already paid in money in the reporting period and inscribed in form of recording in bracket: (***).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



This index is elaborated on the basis of the total amount of money already paid to items related to production and business activities, not yet reflected in the above indexes such as : Goods purchase with immediate cash payment, immediate cash payments not via accounts monitoring payable debts.

The data to be inscribed in this index shall be taken from the book monitoring money expenditure (cash and deposit money) in the reporting period and inscribed in form of recording in bracket: (***).

Net money flow from production and business activities (Code 20):

The index “Net money flow from production and business activities” reflects the difference between the total amount of collected money and the total amount of spent money from production and business activities in the reporting period.

This index’s figure is calculated being equal to the total of figures of indexes of from Code 01 to Code 08. If this index’s figure is negative, it shall be inscribed in form of recording in bracket: (***).

Part II

MONEY FLOW FROM INVESTMENT ACTIVITIES:

This part reflects indexes related to money flow created from investment activities of the enterprise.

Money recovered from investments in other units (Code 21):

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The data to be inscribed in this index shall be taken from the accounting book on money collection (cash and deposit money) in the reporting period.

Money collected from interests on investments in other units (Code 22):

This index is elaborated on the basis of money amount already collected as interests on loans, capital contributions to joint ventures, holding of shares and bonds of other units in the reporting period.

The data to be inscribed in this index shall be taken from the accounting book on money collection (cash and deposit money) in the reporting period.

Money collected from the sale of fixed assets (Code 23):

This index is elaborated on the basis of the money amount already collected from the sale, liquidation of fixed assets in the reporting period.

The data to be inscribed in this index shall be taken from the accounting book monitoring money collection (cash and deposit money) in the reporting period.

Money invested in other units (Code 24):

This index is elaborated on the basis of the total amount of money already lent, contributed as capital to joint ventures, used for purchase of shares and bonds of other units.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Money for purchase of fixed assets (Code 25):

This index is elaborated on the basis of the total amount of money already spent in the reporting period on the procurement, construction, liquidation of fixed assets.

The data to be inscribed in this index shall be taken from the accounting book on money expenditure (cash and deposit money) in the reporting period and inscribed in negative number in form of recording in bracket: (***).

Net money flow from investment activities (Code 30):

The index “Net money flow from investment activities” reflects the difference between the total collected money amount and the total spent money amount from investment activities in the reporting period.

This index is calculated equal to the total of indexes of from Code 21 to Code 26.

If this index’s figure is negative, it shall be inscribed in form of recording in bracket: (***).

Part III

 MONEY FLOW FROM FINANCIAL ACTIVITIES:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Money collected from borrowings (Code 31):

This index is elaborated on the basis of the total money amount already collected due to borrowing from banks, financial organizations and other subjects.

The data to be inscribed in this index shall be taken from the accounting book on money collection (cash and deposit money) in the reporting period.

Money collected from capital contributions by owners (Code 32):

This index is elaborated on the basis of the total money amount already collected from capital contributions by enterprise owners in form of money transfer or purchase of the enterprise’s shares with money.

The data to be inscribed in this index shall be taken from the accounting book on money collection (cash and deposit money) in the reporting period.

Money collected from deposit interests (Code 33):

This index is elaborated on the basis of the money amount already collected from interests on time or demand deposits at banks, financial organizations or other units in the reporting period.

The data to be inscribed in this index shall be taken from the accounting book on money collection (cash and deposit money) in the reporting period.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



This index is elaborated on the basis of the total money amount already paid for amounts borrowed from banks, financial organizations and other subjects.

The data to be inscribed in this index shall be taken from the accounting book on money expenditure (cash and deposit money) in the accounting period and inscribed in negative number in form of recording in bracket: (***).

Money for capital reimbursement to owners (Code 35):

This index is elaborated on the basis of the total money amount already spent on capital reimbursement to enterprise owners in form of money or purchase of the enterprise’s shares with money. For State enterprises, the total money amount paid for basic depreciation to the State budget is also reflected in this index.

The data to be inscribed in this index shall be taken from the accounting book on money expenditure (cash and deposit money) in the accounting period and inscribed in negative number in form of recording in bracket: (***).

Interest money already paid to investors (Code 36):

This index is elaborated on the basis of the total money amount used for payment of interests to contributors of capital to joint ventures, share holders and enterprise owners. For State enterprises and other enterprises which set up after-tax profit enterprise funds, the money amounts spent from such enterprise funds as development investment fund, reward fund, welfare fund… are also reflected in this index.

The data to be inscribed in this index shall be taken from the accounting book on money expenditure (cash and deposit money) in the accounting period and inscribed in negative number in form of recording in bracket: (***).

Net money flow from financial activities (Code 40):

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



This index is calculated equal to the total of figures of the indexes of from Code 31 to Code 35.

If this index’s figure is negative number, it shall be inscribed in form of recording in bracket: (***).

Net money flow in the period (Code 50):

The index “Net money flow in the period” reflects the difference between the total amount of collected money and the total amount of spent money from all activities in the reporting period.

This index is the total of all indexes in Part I + Part II + Part III.

(Code 50 = Code 20 + Code 30 + Code 40).

If this index’s figure is negative, it shall be inscribed in form of recording in bracket: (***).

Money left by the period-start (Code 60):

This index is elaborated on the basis of the cash capital balance at the beginning of the reporting period (data of Code 110, column “Period-end figure” on the accounting balance sheet of the previous period), compared with the index “Money left at the period end” on the report on currency flow of the previous period and the period-start balance on the accounting book on money collection and spending in the reporting period.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



This index is the total of the indexes of Code 50 and Code 60.

(Code 70 = Code 50 + Code 60)

This index must be equal to the money capital balance at the end of the period (figure of Code 110, column “Period-end figure”) on the accounting balance sheet of the reporting period.

 

FINANCIAL REPORT EXPOSITION

(Form No. B09-DN)

1. The nature and significance of the financial report exposition:

The financial report exposition is a constituent part of the system of financial reports of enterprises, which is made to explain and supplement information on the situation of production and business activities and the financial situation of the enterprise in the reporting period, which can not be presented clearly and concretely by other financial reports.

2. The contents of the financial report exposition:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The enterprise must fully present the indexes according the contents prescribed in the financial report exposition; besides, the enterprise may additionally present other contents with a view to explaining in more detail the situation and results of production and business activities of the enterprise.

3. Bases for elaborating the financial report exposition:

The financial report exposition is elaborated on the basis of the data in :

- The accounting books of the reporting period;

- The accounting balance sheet of the reporting period (Form No. B01-DN);

- The report on results of business activities in the reporting period (Form No. B02-DN);

- The expositions of the financial report of the preceding period, the preceding year (Form No. B09-DN).

4. Methods of elaborating the financial report exposition:

4.1. General method:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- For quarterly reports, the indexes in sections on accounting regimes applicable at the enterprise must be consistent throughout the accounting year. In case of any change, the reasons therefor must be clearly justified.

- In the data tables, the planning figure column reflects the planning figures of the reporting period; the previous period’s implemented figure column reflects the data of the period preceding the reporting period.

- The indexes on general evaluation of the situation on the enterprise’s activities shall be used only in the annual financial report exposition.

4.2. Production and business costs by elements:

This index reflects the enterprise’s entire production and business costs arising in the period, divided according to the cost elements as follows:

a/ Raw material and material cost: which includes the total value of raw materials, materials, fuel, spare parts, instruments and tools for production and business activities in the reporting period, excluding raw materials, materials… sold or delivered for capital construction. This index does not cover the purchase prices of goods sold in the period at trade enterprises.

Depending on the requests of enterprises and branches, this index may be reported in detail according to each type of raw materials, materials: Primary raw materials and materials, auxiliary materials, fuel, power,…

The data to be inscribed in this index shall be taken from accounting books on monitoring in detail the production and business costs.

b/ Labor cost: which includes the total expenses for payment to the laborers ( regular or temporary) regarding wages, remuneration and allowances and subsidies of wage nature in the reporting period, before subtracting the reduction and exemption amounts. This index also covers expenses for social insurance, health insurance, trade union fund, which the enterprises have to pay to the State according to regulations. This index does not cover the labor cost for capital construction or expenses offset by other sources such as those of the Party organization, youth union,… and amounts spent from reward or welfare funds.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The data to be inscribed in this index shall be taken from the accounting books which monitor in detail the production and business costs.

c/ Fixed asset depreciation cost: which includes the expense for basic depreciation of all the fixed assets of the enterprise, used in production and business in the reporting period.

The data to be inscribed in this index shall be taken from the accounting books which monitor in detail the production and business costs.

d/ Expense for purchase of services from outside: which includes the expenses for services provided by other units for the enterprise’s production and business activities in the reporting period, such as electricity, water, telephone, sanitation, other services. This index is used mainly for enterprises operating in the field of service business such as tourism, transportation, post…. For enterprises manufacturing material products, this index may be combined with the index on other money expenses.

The data to be inscribed in this index shall be taken from the accounting books which monitor in detail the production and business costs.

e/ Other expenses in cash: which include other production and business expenses not yet reflected in the above indexes, already paid in cash in the reporting period, such as guest reception, meetings, hired advertisement….

The data to be inscribed in this index shall be taken from the accounting books which monitor in detail the production and business costs.

4.3. The situation on fixed asset increase, decrease:

This index reflects the total increase, decrease of tangible fixed assets, financial leasing fixed assets, intangible fixed assets, according to each property group in the reporting period, such as houses, machinery, equipment,… regarding the cost prices, tear and wear value, the residual value and the main reasons for such increase or decrease.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4.4. The situation on employees’ income:

This index reflects the total average income of employees from wages, remuneration, allowances and subsidies of wage nature, and reward money, before subtracting the reduction and exemption amounts, in the reporting period.

The data to be inscribed in this index shall be taken from Account 334 in the Ledger, compared with the accounting book on payments to employees.

4.5. The situation on increase, decrease of owners’ capital:

This index reflects the total increase and decrease of sources of owners’ capital in the reporting period such as: business capital source, financial reserve fund, enterprise funds according to each type of capital source and each source of supply such as budget allocation, contributions by owners, reception of contributed capital of joint ventures, supplement from profits… and the main reasons for such increase or decrease.

The data to be inscribed in this index shall be taken from accounts 411, 414, 415, 416, 431, 441 on the Ledger and the accounting book monitoring the above capital sources.

4.6. The situation on increase and decrease of investments in other units:

This index reflects the total increase, decrease, results of investments in other units according to each type of investment in the reporting period such as the securities investment, capital contribution to joint ventures…, short term and long term, and the main reasons for such increase, decrease.

The data to be inscribed in this index shall be taken from accounts 121, 128, 221, 222, 228 and 421 on the Ledger and the accounting books on investments in other units.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



This index reflects the situation on increase, decrease of amounts to be collected and debts to be repaid, amounts which are overdue, being on dispute or beyond the paying capacity in the reporting period according to each specific object and the main reasons therefor.

The data to be inscribed in this index shall be taken from the accounting book monitoring the amounts to be collected and debts to be repaid.

5. Methods of elaborating a number of indexes on general evaluation of real financial situation and business results of enterprises:

5.1. Arranging property structure and capital source structure:

5.1.1. Arrangement of property structure:

This index is used to evaluate the capital using structure of the enterprise in the reporting period.

This index is calculated on the basis of comparing the total net value of fixed assets and long-term investment (taken from the index of Code 200 on the accounting balance sheet) or the total net value of the working assets and short-term investment (taken from the index of Code 100 in the accounting balance sheet) with the total asset value (taken from the index of Code 250 in the accounting balance sheet) of the enterprise by the reporting time.

5.1.2. Arrangement of capital source structure:

This index is used to evaluate the structure of formulating capital sources of the enterprise in the reporting period.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5.2. Solvency:

5.2.1. The current solvency:

This index is used to assess the overall solvency of the enterprise in the reporting period.

This index is calculated on the basis of comparing the total asset value (taken from the index of Code 250 in the accounting balance sheet) with the total payable debt amount (taken from the index of Code 300 in the accounting balance sheet) of the enterprise at the time of reporting.

5.2.2. Capacity for repayment of short-term debts:

This index is used to assess the capacity of temporary payment of short-term debts of the enterprise in the reporting period.

This index is calculated on the basis of comparing the total net value of working assets and short-term investment (taken from the index of Code 100 in the accounting balance sheet) with the total short-term debts (taken from the index of Code 310 in the accounting balance sheet) of the enterprise at the time of reporting.

5.2.3. Fast paying capacity: 

This index is used to assess the capacity of fast payment of the enterprise’s short-term debts in the reporting period.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5.2.4. Long-term debt paying capacity:

This index is used to assess the capacity of paying long-term debts with the source of capital of depreciation of fixed assets procured with the source of long-term loans of the enterprise in the reporting period.

This index is calculated on the basis of comparing the remaining value of fixed assets formulated from the source of long-term loan capital or debts (taken from the data on the detail accounting book) with the total long-term debt amount (taken from the index of Code 320 in the accounting balance sheet) of the enterprise at the time of reporting.

5.3. Profit- generating rate

5.3.1. Profit/turnover rate:

This index is used to assess how many dong of profit (before and after the enterprise income tax) shall be created from one dong of turnover in the reporting period.

- The index on the rate of pre-tax profit against turnover is calculated on the basis of comparing the total pre-enterprise income tax profit (taken from the index of Code 60 in the report on business operation results) with the total net turnover plus (+) income from financial activities plus (+) irregular income (taken from the indexes of Code 10, Code 31 and Code 41 in the report on the business operation results) of the enterprise at the time of reporting.

-  The index on the rate of after-tax profit against turnover is calculated on the basis of comparing the total after-enterprise income tax profits (taken from the index of Code 80 in the report on business operation results) with the total net turnover plus (+) income from financial activities plus (+) irregular income (taken from the indexes of Code 10, Code 31 and Code 41 in the report on the business operation results) of the enterprise at the time of reporting.

5.3.2. Profit/total asset rate:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The index on the rate of pre-tax profit against the total assets is calculated on the basis of comparing the total pre-enterprise income tax profit (taken from the index of Code 60 in the report on business operation results) with the total assets (taken from the index of Code 250 in the accounting balance sheet) of the enterprise at the time of reporting.

- The index on the rate of after-tax profit against the total assets is calculated on the basis of comparing the total after-enterprise income tax profit (taken from the index of Code 60 in the report on business operation results) with the total assets (taken from the index of Code 250 in the accounting balance sheet) of the enterprise at the time of reporting.

5.3.3. The rate of after-tax profit against the source of owners’ capital:

This index is used to asset how many dong of after- enterprise income tax profit shall be created from one dong of the owners’ capital.

This index is calculated on the basis of comparing the total after- enterprise income tax profits (taken from the index of Code 80 in the report on business operation results) with the total capital of the owners (taken from the index of Code 410 in the accounting balance sheet) of the enterprise at the time of reporting.

6. Notes:

The financial report exposition is elaborated together with the accounting balance sheet and the report on business operation results.

Apart from the above-mentioned indexes, enterprises may additionally present other indexes to explain their financial reports more clearly.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 về Chế độ báo cáo tài chính doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


12.473

DMCA.com Protection Status
IP: 3.142.250.114
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!