Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 09/2005/QĐ-UB Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng Người ký: Hoàng Tuấn Anh
Ngày ban hành: 17/01/2005 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 09/2005/QĐ-UB

Đà Nẵng, ngày 17 tháng 01 năm 2005

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
- Căn cứ Nghị định số 27/CP ngày 20 tháng 4 năm 1995 của Chính phủ về việc quản lý, sản xuất, cung ứng và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp;
- Căn cứ Nghị định số 47/CP ngày 12 tháng 8 năm 1996 của Chính phủ về quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ;
- Căn cứ Nghị định số 08/2001/NĐ-CP ngày 22 tháng 02 năm 2001 của Chính phủ quy định về điều kiện an ninh trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện;
- Căn cứ Thông tư số 11/TT-CNCL ngày 13 tháng 3 năm 1996 của Bộ Công nghiệp hướng dẫn thực hiện Nghị định số 27/CP;
- Căn cứ Thông tư Liên tịch số 01/1998/TTLT-CN-NV ngày 13 tháng 01 năm 1998 của Bộ Công nghiệp - Bộ Nội vụ hướng dẫn về quản lý kinh doanh cung ứng vật liệu nổ công nghiệp;
- Căn cứ Thông tư số 02/2001/TT-BCA ngày 04 tháng 5 năm 2001 của Bộ Công an hướng dẫn thi hành Nghị định số 08/2001/NĐ-CP;
- Căn cứ Thông tư số 23/2003/TT-BLĐTBXH ngày 03 tháng 11 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định hướng dẫn thủ tục đăng ký và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động;
- Căn cứ Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4586-1997 về Vật liệu nổ công nghiệp - yêu cầu an toàn về bảo quản, vận chuyển và sử dụng;
- Theo đề nghị của Giám đốc các Sở: Công nghiệp, Lao động Thương binh và Xã hội; Giám đốc Công an thành phố,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban hành Quy định về quản lý vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 3: Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc các Sở: Công nghiệp, Lao động - Thương binh và Xã hội, Giám đốc Công an thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- TVTU, TT HĐND (b/c),
- Bộ Tư pháp (b/c),
- Bộ CN, Cục KTATCN (b/c)
- Lưu: VT, QLĐ tư, NC-PC.

TM. UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
CHỦ TỊCH




Hoàng Tuấn Anh

 

QUY ĐỊNH

VỀ QUẢN LÝ VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 09 /2005/QĐ-UB ngày 17 tháng 01 năm 2005 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Đối tượng và phạm vi áp dụng

1. Quy định này quy định về quản lý việc sản xuất, cung ứng, vận chuyển, bảo quản, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;

2. Quy định này áp dụng cho mọi tổ chức, cá nhân (gồm cả doanh nghiệp, tổ chức của lực lượng vũ trang làm kinh tế, doanh nghiệp, tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam) có hoạt động liên quan đến công tác quản lý vật liệu nổ công nghiệp nêu tại khoản 1 Điều này.

Điều 2: Giải thích từ ngữ

1. Vật liệu nổ dùng trong công nghiệp và các mục đích dân dụng khác (sau đây gọi tắt là VLNCN), bao gồm thuốc nổ và các phụ kiện nổ thành phẩm.

a/ Thuốc nổ là loại hóa chất đặc biệt hoặc hỗn hợp các hóa chất đặc biệt mà khi có tác động lý học, hóa học hoặc nhiệt năng đủ liều lượng sẽ gây ra phản ứng hóa học biến hóa chất hoặc hỗn hợp hóa chất đặc biệt đó thành năng lượng nổ và phá hủy môi trường xung quanh;

b/ Phụ kiện nổ gồm có dây cháy chậm, dây nổ, kíp nổ, mồi nổ và các phụ kiện khác;

2. Thuốc nổ tự chế tạo hoặc lấy từ bom, đạn, mìn chưa qua chế biến và kiểm nghiệm đánh giá chất lượng sản phẩm, chưa được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép sử dụng, không coi là VLNCN;

3. Các hóa chất, bán thành phẩm để chế biến thành thuốc nổ, bản thân không tự gây ra cháy nổ trong quá trình sản xuất, vận chuyển và bảo quản riêng rẽ, chưa coi là VLNCN;

4. Sản xuất VLNCN là quá trình sử dụng công nghệ chế tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh (thuốc nổ, phụ kiện nổ) nằm trong danh mục được phép sử dụng;

5. Cung ứng VLNCN là quá trình lưu thông VLNCN từ nơi sản xuất, bảo quản, cửa khẩu (đối với VLNCN nhập khẩu) đến nơi sử dụng, đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng, chủng loại, tiến độ giao hàng theo hợp đồng kinh tế giữa doanh nghiệp cung ứng và đơn vị sử dụng;

6. Vận chuyển VLNCN là quá trình vận chuyển VLNCN từ địa điểm này đến địa điểm khác. Cụ thể là:

a/ Từ nhà máy (đối với VLNCN sản xuất trong nước), cửa khẩu (đối với VLNCN nhập khẩu) đến kho dự trữ vùng, kho tiêu thụ, nơi sử dụng;

b/ Từ kho dự trữ vùng đến kho tiêu thụ, nơi sử dụng;

c/ Từ kho tiêu thụ đến nơi sử dụng.

Nếu vận chuyển VLNCN trong đường nội bộ mỏ hoặc công trường thì gọi là đưa VLNCN đến nơi sử dụng;

7. Bảo quản VLNCN là quá trình cất giữ VLNCN (sau khi sản xuất, nhập khẩu đến trước khi đem ra sử dụng) trong các kho (cố định hoặc tạm thời) theo những quy định riêng, nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn, chống thất thoát;

8. Sử dụng VLNCN là quá trình đưa VLNCN ra dùng trong thực tế nhằm đạt được mục đích nhất định trong các lĩnh vực như: khai thác mỏ, xây dựng, điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học... theo một quy trình công nghệ đã được xác định, sau khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

Điều 3: Các nguyên tắc chung

1. VLNCN là vật tư kỹ thuật đặc biệt, chịu sự quản lý nghiêm ngặt của Nhà nước về an ninh, trật tự an toàn xã hội, an toàn lao động, cháy nổ và vệ sinh môi trường từ khâu sản xuất đến sử dụng;

2. VLNCN là hàng hóa thuộc Danh mục 2 - Hàng hóa, dịch vụ thương mại hạn chế kinh doanh được quy định tại Nghị định số 11/1999/NĐ-CP ngày 03 tháng 03 năm 1999 của Chính phủ.

Nghề sản xuất, kinh doanh VLNCN và những nghề sản xuất, kinh doanh có sử dụng VLNCN thuộc ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự được quy định tại Nghị định số 08/2001/NĐ-CP ngày 22 tháng 02 năm 2001 của Chính phủ;

3. Chỉ các doanh nghiệp Nhà nước được Chính phủ giao nhiệm vụ theo đề nghị của Bộ Công nghiệp, Bộ Quốc phòng mới được sản xuất, cung ứng VLNCN;

4. Chỉ các doanh nghiệp và các tổ chức đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại chương V của bản Quy định này mới được sử dụng VLNCN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;

5. Tổ chức, cá nhân có các loại VLNCN bất kể do nguồn gốc nào đều phải kê khai đầy đủ với cơ quan Công an nơi đặt trụ sở hoặc nơi cư trú.

Các đối tượng thuộc diện được trang bị VLNCN nếu đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định thì cơ quan Công an có thẩm quyền xem xét, làm thủ tục cấp giấy phép sử dụng. Các trường hợp không đủ điều kiện, tiêu chuẩn đều phải nộp tại cơ quan Công an;

6. Mọi hoạt động có liên quan đến VLNCN phải tuân thủ chặt chẽ Quy định này và các văn bản pháp luật có liên quan.

Cấm sản xuất, mua bán, trao đổi, tàng trữ, vận chuyển, xuất nhập khẩu, bảo quản, sử dụng vật liệu nổ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trái với pháp luật và Quy định này.

Chương II

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP

Điều 4: Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về VLNCN trên địa bàn thành phố.

Các Sở: Công nghiệp, Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an thành phố, Ủy ban nhân dân các cấp theo chức năng quản lý ngành và địa phương có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân thành phố trong công tác quản lý Nhà nước về VLNCN trên địa bàn thành phố.

Điều 5: Trách nhiệm của Sở Công nghiệp

1. Giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về VLNCN;

2. Tổ chức, hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về sản xuất, cung ứng, vận chuyển, bảo quản và sử dụng VLNCN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;

3. Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ xin sử dụng VLNCN của các doanh nghiệp, tổ chức trên địa bàn thành phố, trình Ủy ban nhân dân thành phố cấp giấy phép;

4. Cấp giấy xác nhận vị trí sử dụng VLNCN trên địa bàn thành phố theo phân cấp của Ủy ban nhân dân thành phố;

5. Chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng liên quan ở thành phố thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý sản xuất, cung ứng, vận chuyển, bảo quản và sử dụng VLNCN trên địa bàn theo quy định của pháp luật và Quy định này.

Việc kiểm tra gồm những nội dung chủ yếu sau:

a/ Kiểm tra giấy phép của các đơn vị trong quá trình hoạt động sản xuất, cung ứng, vận chuyển, bảo quản, sử dụng VLNCN trên địa bàn thành phố;

b/ Kiểm tra việc chấp hành các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, thiết bị, đảm bảo an ninh trật tự và phòng chống cháy nổ trong quá trình sản xuất, cung ứng, vận chuyển, bảo quản và sử dụng VLNCN;

c/ Kiểm tra việc bố trí, sử dụng cán bộ, công nhân viên vào làm việc ở các đơn vị cung ứng, sử dụng VLNCN;

d/ Kiểm tra việc chấp hành chế độ thống kê, chế độ kiểm tra, báo cáo định kỳ về VLNCN.

Điều 6: Trách nhiệm của Công an thành phố

1. Tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra, thẩm định về an ninh, trật tự đối với nghề sản xuất, kinh doanh có sử dụng VLNCN, cấp giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự để làm ngành, nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định tại Nghị định số 08/2001/NĐ-CP ngày 22 tháng 02 năm 2001 của Chính phủ;

2. Tổ chức thực hiện các quy định về phòng cháy, chữa cháy đối với các kho bảo quản VLNCN;

3. Cấp giấy phép vận chuyển VLNCN cho các đơn vị có nhu cầu ứng dụng, sử dụng VLNCN;

4. Tổ chức, tham gia kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực sản xuất, cung ứng, vận chuyển, bảo quản và sử dụng VLNCN trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật.

Điều 7: Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

1. Hướng dẫn thực hiện các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động khi sản xuất, cung ứng, vận chuyển, bảo quản và sử dụng VLNCN;

2. Tổ chức huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người lao động tại các doanh nghiệp, tổ chức; thống nhất quản lý việc cấp thẻ an toàn cho người lao động làm công việc có liên quan đến VLNCN và các công việc khác có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động;

3. Cấp giấy chứng nhận đăng ký về an toàn lao động, vệ sinh lao động cho các đơn vị sử dụng VLNCN trên địa bàn thành phố;

4. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động; xử lý các vi phạm theo thẩm quyền.

Điều 8: Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các quận, huyện

1. Chỉ đạo các ngành chức năng liên quan ở địa phương và Ủy ban nhân dân các xã, phường theo dõi, giám sát việc sản xuất, lưu thông, cung ứng và sử dụng VLNCN trên địa bàn;

2. Xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý.

Điều 9: Đơn vị cung ứng, sử dụng VLNCN

1. Tất cả các đơn vị cung ứng, sử dụng VLNCN hoạt động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép và đăng ký với các ngành chức năng liên quan của thành phố;

2. Định kỳ hàng quý phải báo cáo về tình hình cung ứng, sử dụng VLNCN của đơn vị mình cho Sở công nghiệp, Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an thành phố Đà Nẵng và các ngành chức năng liên quan để theo dõi quản lý.

Chương III

CUNG ỨNG, VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP

Điều 10: Doanh nghiệp cung ứng VLNCN chỉ được phép bán VLNCN cho các doanh nghiệp, tổ chức được các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép sử dụng VLNCN.

Các doanh nghiệp, tổ chức được phép sử dụng VLNCN chỉ được phép mua VLNCN ở các doanh nghiệp được phép cung ứng VLNCN.

Nghiêm cấm các doanh nghiệp, tổ chức mua VLNCN để nhượng bán lại. Nếu sử dụng không hết hoặc không sử dụng, thì chỉ được bán lại cho doanh nghiệp đã bán cho mình.

Điều 11: Việc mua, bán VLNCN phải được xác lập hợp đồng kinh tế và hợp đồng phải được thanh lý theo đúng quy định của pháp luật. Doanh nghiệp cung ứng phải gửi bản sao hợp đồng, bản thanh lý hợp đồng cho Sở Công nghiệp và Công an thành phố để kiểm tra, giám sát.

Điều 12: VLNCN có thể vận chuyển bằng các phương tiện: đường sắt (trên các toa, goong tàu kín), đường thủy (tàu thủy, canô, xà lan), đường bộ (ôtô) khi có trang bị đầy đủ phương tiện phòng, chống cháy nổ và có người áp tải đi theo.

Cấm việc người điều khiển phương tiện kiêm áp tải.

Người lái xe, người áp tải, người bảo vệ, công nhân xếp dỡ VLNCN phải học tập các quy định về an toàn khi vận chuyển, bốc dỡ VLNCN.

Cấm vận chuyển VLNCN bằng ôtô chạy bằng gaz, ôtô có hành khách, ôtô chạy bằng điện, khí và than, ôtô tự đổ, rơmoóc do ôtô kéo.

Điều 13: Các đơn vị có nhu cầu vận chuyển VLNCN trên địa bàn thành phố phải có giấy phép vận chuyển do Công an thành phố Đà Nẵng cấp (trừ việc vận chuyển, bốc dỡ trong phạm vi kho hoặc trong phạm vi xí nghiệp, công trường).

Điều 14: Công an thành phố cấp giấy phép vận chuyển VLNCN theo nguyên tắc sau:

1. Phải có giấy phép sử dụng VLNCN được cơ quan có thẩm quyền cấp. Trường hợp Giấy phép sử dụng VLNCN do Bộ Công nghiệp hoặc Bộ Quốc phòng cấp hoặc thuê khóan nổ mìn xây dựng công trình trên địa bàn thành phố Đà Nẵng theo hợp đồng phải đăng ký cụ thể về thời gian, địa điểm, số lượng VLNCN sử dụng với UBND thành phố (thông qua Sở Công nghiệp);

2. Phương tiện vận chuyển VLNCN phải tuyệt đối an toàn và giấy phép lưu hành phương tiện còn trong thời gian sử dụng;

3. Việc vận chuyển VLNCN phải chấp hành đúng các quy định hiện hành về vận chuyển VLNCN như: Cấm chở VLNCN cùng với các chất dễ cháy, dễ phát lửa; cấm vận chuyển thuốc nổ cùng với phụ kiện nổ, với người và các loại hàng hóa khác.

Điều 15:

1. Hồ sơ xin cấp giấy phép vận chuyển VLNCN bao gồm:

a/ Giấy đăng ký vận chuyển VLNCN, trong đó phải ghi rõ họ tên người áp tải, người điều khiển phương tiện, số hiệu phương tiện, tuyến đường đi, thời gian và số lượng VLNCN cần vận chuyển;

b/ Lý lịch của người áp tải và người điều khiển phương tiện hay giấy giới thiệu của Thủ trưởng đơn vị hoặc công an xã, phường về lý lịch, tư cách đạo đức, tinh thần trách nhiệm. Người áp tải và người điều khiển phương tiện là người đã được huấn luyện về an toàn lao động, tập huấn nghiệp vụ PCCC, vệ sinh lao động có liên quan đến VLNCN và đã được cấp thẻ an toàn, giấy chứng nhận PCCC theo quy định;

c/ Báo cáo VLNCN tồn kho tại thời điểm xin vận chuyển (trừ trường hợp xin vận chuyển lần đầu). Nếu kho VLNCN ở ngoài thành phố phải có thêm giấy xác nhận tình trạng kho VLNCN của Công an địa phương có thẩm quyền;

d/ Giấy phép sử dụng VLNCN hoặc giấy xác nhận vị trí sử dụng VLNCN của cơ quan có thẩm quyền cấp (bản sao có chứng thực);

đ/ Lệnh xuất kho hoặc giấy báo hàng;

e/ Biên bản kiểm tra điều kiện an toàn PCCC phương tiện vận chuyển VLNCN, giấy cam đoan bảo đảm điều kiện an toàn vận chuyển VLNCN, giấy đăng ký, giấy phép lái xe còn trong thời hạn giá trị.

2. Đối với các đơn vị nổ mìn trực tiếp (nổ mìn theo hộ chiếu) không có kho bảo quản VLNCN thì ngoài những thủ tục nêu trên (trừ văn bản xác nhận về kho) phải có thêm hộ chiếu nổ mìn cho mỗi đợt nổ do Phó Giám đốc Kỹ thuật hoặc cấp tương đương của đơn vị duyệt;

3. Trong thời hạn không quá 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày đơn vị xin cấp giấy phép vận chuyển VLNCN đã nộp đầy đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1, 2 Điều này, cơ quan cấp giấy phép vận chuyển VLNCN phải kiểm tra hồ sơ, phương tiện vận chuyển và trả lời về việc cấp hay không cấp giấy phép vận chuyển VLNCN;

4. Người đến nhận giấy phép vận chuyển VLNCN ở cơ quan Công an thành phố phải có đầy đủ các giấy tờ sau:

a/ Giấy giới thiệu của cơ quan do Thủ trưởng đơn vị ký;

b/ Giấy chứng minh nhân dân;

5. Chỉ cơ quan cấp giấy phép vận chuyển mới được gia hạn thời gian và thay đổi tuyến đường đã ghi trong giấy phép vận chuyển khi cần thiết;

6. Khi hoàn thành việc vận chuyển, Thủ trưởng đơn vị phải chứng nhận ngày hoàn thành việc vận chuyển vào giấy phép vận chuyển và nộp tại cơ quan Công an thành phố trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc vận chuyển.

Chương IV

BẢO QUẢN VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP

Điều 16: Các đơn vị sử dụng VLNCN trên địa bàn thành phố phải đảm bảo quản lý VLNCN theo đúng quy định của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4586 - 1997; phải có sổ thống kê xuất, nhập VLNCN, sổ thống kê cấp phát và trả lại VLNCN trong mỗi đợt nổ. Định kỳ mỗi tháng một lần, lãnh đạo đơn vị phải cử người có trách nhiệm kiểm tra việc ghi chép sổ sách tại kho.

Điều 17:

1. Kho chứa VLNCN phải được Công an thành phố, Sở lao động thương binh và Xã hội kiểm tra, nghiệm thu theo quy định, cho phép đưa vào sử dụng;

2. Trường hợp không có kho chứa, đơn vị sử dụng VLNCN được hợp đồng thuê kho với đơn vị có kho để bảo quản VLNCN. Kho phải được Công an thành phố, Sở lao động thương binh và Xã hội kiểm tra, xác nhận đủ điều kiện đưa vào sử dụng.

Điều 18: Trước khi xây dựng kho chứa VLNCN phải được các cơ quan chức năng liên quan kiểm tra, thống nhất địa điểm xây dựng. Hồ sơ thiết kế kho VLNCN phải được sự xác nhận của Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy Công an thành phố Đà Nẵng (PC 23) và Thanh tra Sở Lao Động - Thương binh và Xã hội:

1. Hồ sơ đề nghị kiểm tra, thỏa thuận địa điểm xây dựng kho chứa VLNCN và vị trí sử dụng VLNCN gửi đến Sở Công Nghiệp, Sở Xây dựng, Thanh tra Sở Lao Động - Thương binh và Xã hội, Phòng PC 23 gồm:

a/ Văn bản đề nghị kiểm tra, thoả thuận địa điểm xây dựng kho và vị trí sử dụng VLNCN;

b/ Bản sao có chứng thực Giấy phép khai thác khoáng sản (đối với khai thác khoáng sản) hoặc văn bản xét duyệt thiết kế thi công công trình và hợp đồng giao nhận thầu xây lắp công trình (đối với xây dựng công trình).

Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ nói trên, Sở Công Nghiệp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan kiểm tra thực tế, trả lời cho đơn vị;

2. Hồ sơ xin thoả thuận thiết kế kho VLNCN gửi tới Thanh tra Sở Lao Động - Thương binh và Xã hội và Phòng PC 23, gồm:

a/ Văn bản đề nghị thoả thuận thiết kế kho VLNCN của đơn vị;

b/ Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc văn bản xét duyệt thiết kế thi công và hợp đồng giao nhận thầu xây lắp công trình (bản sao có chứng thực);

c/ Văn bản thoả thuận địa điểm xây dựng kho bảo quản VLNCN do cơ quan có thẩm quyền cấp (bản sao có chứng thực);

d/ Bản vẽ các công trình xây dựng và bản thuyết minh thể hiện nội dung các yêu cầu về bảo vệ, PCCC, hệ thống chống sét, cung cấp điện, cung cấp nước.

Trong thời gian không quá 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Thanh tra Sở Lao Động - Thương binh và Xã hội và Phòng PC 23 phải trả lời cho đơn vị bằng văn bản về kết quả giải quyết hồ sơ.

Điều 19:

1. Khi xây dựng xong, đơn vị phải báo cáo với Sở Công Nghiệp, Thanh tra Sở Lao Động - Thương binh và Xã hội và Phòng PC 23 để được kiểm tra, nghiệm thu đưa kho chứa VLNCN vào sử dụng. Khi nghiệm thu phải lập biên bản ghi rõ địa điểm, kiểu kho, sức chứa của kho bảo quản VLNCN theo tiêu chuẩn hiện hành;

2. Căn cứ biên bản nghiệm thu, đơn vị sử dụng kho lập lý lịch kho gửi Sở Công nghiệp, Thanh tra Sở Lao động - Thương Binh và Xã hội, Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an thành phố Đà Nẵng (Phòng PC 13), Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy (Phòng PC 23) để theo dõi, quản lý.

Chương V

SỬ DỤNG VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP

Điều 20: Các doanh nghiệp, tổ chức thuộc các thành phần kinh tế muốn sử dụng VLNCN thường xuyên hoặc tạm thời trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đều phải làm thủ tục xin cấp giấy phép sử dụng VLNCN tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và những thủ tục khác tại các cơ quan chức năng theo quy định sau:

1. Thẩm quyền cấp giấy phép sử dụng VLNCN

a/ Bộ Công nghiệp cấp giấy phép sử dụng VLNCN cho các doanh nghiệp thuộc Bộ quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật, có nhu cầu sử dụng VLNCN thường xuyên;

b/ Bộ Quốc phòng cấp giấy phép sử dụng VLNCN cho các doanh nghiệp quốc phòng và các tổ chức quân đội làm kinh tế;

c/ Ủy ban nhân dân thành phố cấp giấy phép sử dụng VLNCN cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân thuộc thành phố;

2. Đối với giấy phép sử dụng VLNCN do Ủy ban nhân dân thành phố cấp, trước khi sử dụng phải tiến hành đăng ký về an toàn lao động, vệ sinh lao động với Thanh tra Sở Lao Động - Thương binh và Xã hội theo quy định;

3. Đối với giấy phép sử dụng VLNCN do Bộ Công nghiệp hoặc Bộ Quốc phòng cấp, trước khi sử dụng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng phải được cấp giấy xác nhận vị trí sử dụng VLNCN trên địa bàn thành phố thông qua Sở Công nghiệp, giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự của Phòng PC 13 Công an thành phố và đăng ký về an toàn lao động, vệ sinh lao động với Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

4. Trường hợp không có giấy phép sử dụng VLNCN mà việc sử dụng VLNCN xảy ra không thường xuyên thì đơn vị có nhu cầu sử dụng VLNCN được phép hợp đồng với đơn vị có chức năng dịch vụ nổ mìn thực hiện, nhưng phải được Sở Công nghiệp cấp giấy xác nhận vị trí sử dụng VLNCN và phải có giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự của Công an thành phố và đăng ký về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

Điều 21: Hồ sơ xin cấp giấy phép sử dụng VLNCN hoặc xin cấp giấy xác nhận vị trí sử dụng VLNCN (gửi đến Sở Công nghiệp 02 bộ) gồm:

1. Trường hợp sử dụng VLNCN vào việc khai thác mỏ:

a/ Đơn xin cấp giấy phép sử dụng VLNCN;

b/ Quyết định thành lập đơn vị, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao có chứng thực);

c/ Giấy phép khai thác mỏ do cơ quan có thẩm quyền cấp (bản sao có chứng thực);

d/ Quyết định cho thuê đất của cơ quan có thẩm quyền (bản sao có chứng thực);

đ/ Thiết kế, hộ chiếu nổ mìn khai thác mỏ;

e/ Quyết định cử người lãnh đạo công tác nổ mìn do Thủ trưởng đơn vị ký (kèm theo bản sao có chứng thực văn bằng tốt nghiệp);

g/ Lý lịch kho bảo quản VLNCN và biên bản nghiệm thu kho (bản sao có chứng thực );

h/ Giấy xác nhận đủ điều kiện an ninh, trật tự để làm ngành, nghề kinh doanh có điều kiện của Phòng PC 13 nêu tại Điều 24 của Quy định này;

2. Trường hợp sử dụng VLNCN vào mục đích khác như: nổ mìn làm nền đường, tạo hố móng xây dựng công trình, đánh đổ cây, phá dỡ công trình

a/ Đơn xin cấp giấy phép sử dụng VLNCN;

b/ Quyết định thành lập đơn vị, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao có chứng thực);

c/ Văn bản xét duyệt thiết kế thi công công trình và hợp đồng xây lắp công trình (bản sao có chứng thực);

d/ Phương án nổ mìn thi công công trình do đơn vị sử dụng VLNCN lập;

đ/ Quyết định cử người lãnh đạo công tác nổ mìn do Thủ trưởng đơn vị ký (kèm theo bản sao có chứng thực văn bằng tốt nghiệp);

e/ Lý lịch kho bảo quản VLNCN và biên bản nghiệm thu kho (bản sao có chứng thực). Đơn vị nổ mìn trực tiếp (nổ mìn theo hộ chiếu) không có kho bảo quản thì không phải nộp lý lịch kho bảo quản VLNCN và biên bản nghiệm thu kho;

g/ Giấy xác nhận đủ điều kiện an ninh, trật tự để làm ngành, nghề kinh doanh có điều kiện của Phòng PC 13 nêu tại Điều 24 của Quy định này.

Điều 22: Hồ sơ xin gia hạn (hoặc bổ sung, điều chỉnh) giấy phép sử dụng VLNCN (gửi đến Sở Công nghiệp 02 bộ) gồm:

1. Đơn xin gia hạn (hoặc bổ sung, điều chỉnh) giấy phép sử dụng VLNCN;

2. Giấy phép khai thác mỏ (đối với khai thác khoáng sản) hoặc văn bản xét duyệt thiết kế thi công công trình và hợp đồng giao nhận thầu xây lắp công trình (đối với xây dựng công trình) (bản sao có chứng thực);

3. Giấy phép sử dụng VLNCN đã được cấp;

4. Báo cáo tình hình sử dụng VLNCN của đơn vị.

Điều 23: Thời hạn giấy phép và thời gian giải quyết thủ tục

1. Thời hạn của giấy phép sử dụng VLNCN được cấp dựa trên Báo cáo nghiên cứu khả thi, giấy phép khai thác khoáng sản được cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc hợp đồng xây lắp công trình nhưng không quá 05 (năm) năm;

2. Thời gian giải quyết thủ tục về giấy phép sử dụng VLNCN không quá 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại điều 21, 22 của Quy định này. Sở Công nghiệp có trách nhiệm kiểm tra cấp giấy xác nhận vị trí sử dụng VLNCN trên địa bàn hoặc trình Ủy ban nhân dân thành phố cấp (hoặc gia hạn, điều chỉnh) giấy phép sử dụng VLNCN. Trường hợp không giải quyết được phải trả lời bằng văn bản cho đơn vị biết.

Điều 24: Hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự để làm ngành, nghề kinh doanh có điều kiện gửi đến Phòng PC 13 gồm:

1. Đơn đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự để làm ngành, nghề kinh doanh có điều kiện;

2. Bản sao (có chứng thực) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, hoặc Giấy phép đầu tư;

3. Bản khai lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn hoặc cơ quan quản lý trực tiếp của người đứng đầu hoặc người đại diện theo pháp luật của cơ sở. Trường hợp người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có Bản khai nhân sự, bản sao Hộ chiếu, Phiếu nhập cảnh, xuất cảnh (khi nộp bản sao phải xuất trình bản chính để kiểm tra);

4. Danh sách người làm trong cơ sở hoặc bộ phận ngành, nghề kinh doanh có điều kiện của cơ sở;

5. Sơ đồ khu vực sản xuất, kinh doanh của cơ sở (sơ đồ phòng nghỉ, khu vực sản xuất, kho chứa nguyên vật liệu và khu vực liên quan);

6. Biên bản kiểm tra xác nhận điều kiện về phòng cháy chữa cháy.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng PC 13 phải giải quyết việc cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự cho tổ chức, cá nhân đề nghị. Trường hợp không đủ điều kiện về an ninh, trật tự phải thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân biết.

Công an thành phố có trách nhiệm soạn thảo, cung cấp các mẫu văn bản nêu tại Điều này.

Điều 25:

1. Hồ sơ đăng ký các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động được gửi đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội gồm:

a/ Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định tại Thông tư 23/2003/TT-BLĐTBXH ngày 03 tháng 11 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội;

b/ Tóm tắt lý lịch VLNCN mẫu quy định tại Thông tư 23/2003/TT-BLĐTBXH ngày 03 tháng 11 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội;

c/ Bản sao Giấy phép sử dụng VLNCN;

2. Chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phải tiến hành đăng ký và cấp giấy chứng nhận đăng ký theo quy định. Trường hợp không đủ điều kiện đăng ký, phải thông báo cho cơ sở và nêu lý do bằng văn bản.

Điều 26: Trước khi tiến hành nổ mìn, đơn vị phải lập hộ chiếu khoan, nổ mìn theo quy định hiện hành. Hộ chiếu phải thể hiện rõ tên người chỉ huy đợt nổ, người canh gác, vị trí canh gác, phạm vi an toàn, khối lượng thuốc nổ sử dụng trong từng lỗ khoan và toàn đợt nổ, phương tiện gây nổ và các nội dung khác theo quy định.

Đơn vị nổ mìn phải báo cáo với Ủy ban nhân dân xã, phường bằng văn bản về việc nổ mìn trước khi nổ 15 ngày. Ủy ban nhân dân xã, phường có trách nhiệm thông báo trên Đài truyền thanh cho nhân dân biết.

Chương VI

KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 27: Kiểm tra

Những người sau đây được quyền kiểm tra việc mang, sử dụng, bảo quản VLNCN:

1. Chiến sỹ Cảnh sát nhân dân đang làm nhiệm vụ;

2. Chiến sỹ Đội Kiểm soát quân sự, Đội tuần tra Bộ đội Biên phòng được kiểm tra đối với quân nhân và dân quân tự vệ;

2. Trưởng Công an xã, phường, Chỉ huy trưởng quân sự xã, phường được kiểm tra trong phạm vi địa phương phụ trách; Trưởng đồn biên phòng được kiểm tra trong phạm vi địa bàn đồn biên phòng phụ trách;

3. Trưởng Công an quận, huyện, Chỉ huy trưởng quân sự quận, huyện, Trưởng phòng nghiệp vụ Công an thành phố được kiểm tra theo chức năng, nhiệm vụ và phạm vi địa bàn quản lý;

4. Giám đốc Công an thành phố, Chỉ huy trưởng quân sự thành phố, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng thành phố;

5. Giám đốc Sở Công nghiệp được kiểm tra hoặc chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra việc sản xuất, cung ứng, sử dụng VLNCN của các đối tượng nêu tại khoản 2 Điều 1 Quy định này trên địa bàn thành phố.

Điều 28: Xử lý vi phạm

Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định về quản lý VLNCN, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Điều 29: Xử lý vi phạm hành chính

Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính quy định về quản lý VLNCN bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi:

a/ Không kê khai và đăng ký đầy đủ các loại VLNCN với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

b/ Sử dụng VLNCN không có giấy phép hoặc giấy phép không còn giá trị sử dụng;

c/ Vi phạm chế độ bảo quản VLNCN;

d/ Giao VLNCN cho người không có đủ điều kiện, tiêu chuẩn sử dụng;

đ/ Không giao nộp VLNCN theo quy định;

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi:

a/ Sửa chữa, tẩy xoá, làm mất giấy phép sử dụng, giấy phép vận chuyển VLNCN;

b/ Sử dụng VLNCN gây nổ trái quy định;

c/ Dùng VLNCN để săn bắn, đánh bắt thủy sản;

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi:

a/ Kinh doanh các loại phế liệu, phế phẩm có lẫn VLNCN với số lượng nhỏ;

b/ Vi phạm các quy định an toàn về vận chuyển VLNCN;

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi:

Vận chuyển VLNCN mà không có giấy phép hoặc có giấy phép nhưng không thực hiện đúng quy định trong giấy phép hoặc giấy phép không còn giá trị;

5. Bên cạnh việc xử phạt nêu tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm, tước quyền sử dụng giấy phép, bồi thường thiệt hại theo quy định;

6. Thẩm quyền ra quyết định xử lý vi phạm hành chính được xác định theo lĩnh vực quản lý nhà nước.

Chương VII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 30: Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc phát sinh, các tổ chức, cá nhân cần kịp thời phản ánh về Sở Công nghiệp để tổng hợp, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, điều chỉnh cho phù hợp./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 09/2005/QĐ-UB ngày 17/01/2005 ban hành Quy định về quản lý vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.405

DMCA.com Protection Status
IP: 3.141.193.158
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!