Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 59-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 03/10/1996 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 59-CP

Hà Nội, ngày 03 tháng 10 năm 1996

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 59-CP NGÀY 3 THÁNG 10 NĂM 1996 BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH VÀ HẠCH TOÁN KINH DOANH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật doanh nghiệp Nhà nước ngày 20 tháng 4 năm 1995
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1.- Ban hành kèm theo Nghị định này bản "Quy chế Quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp Nhà nước", để thực hiện thống nhất trong cả nước.

Điều 2.- Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký. Riêng việc phân phối lợi nhuận quy định tại Chương IV Quy chế này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 1997.

Các quy định trước đây về quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp Nhà nước (nêu tại phụ lục kèm theo và các văn bản liên quan khác) trái với Nghị định này đều bãi bỏ.

Điều 3.- Bộ trưởng Bộ Tài chính chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện bản Quy chế ban hành kèm theo Nghị đinh này.

Điều 4.- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh doanh chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

QUY CHẾ
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH VÀ HẠCH TOÁN KINH DOANH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Nghị định số 59/CP ngày 3 tháng 10 năm 1996 của Chính phủ)

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.- Quy chế này áp dụng cho doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh doanh, bao gồm: Tổng công ty , doanh nghiệp thành viên tổng công ty, doanh nghiệp độc lập khác (dưới đây gọi tắt là doanh nghiệp Nhà nước).

Ngoài các quy định của Quy chế này, Tổng công ty Nhà nước và các doanh nghiệp thành viên tổng công ty còn được áp dụng các quy định trong Quy chế tài chính Tổng công ty do Hội đồng quản trị tổng công ty ban hành, sau khi được Bộ Tài chính thông qua phù hợp với Luật doanh nghiệp Nhà nước, với Quy chế này và Quy chế tài chính mẫu tổng công ty Nhà nước.

Điều 2.- Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. "Vốn pháp định của doanh nghiệp Nhà nước" là số vốn tối thiểu phải có để thành lập doanh nghiệp Nhà nước do pháp luật quy định đối với từng ngành nghề.

2. "Vốn điều lệ của doanh nghiệp Nhà nước" là số vốn ghi trong điều lệ doanh nghiệp Nhà nước.

3. "Vốn huy động của doanh nghiệp Nhà nước" là số vốn doanh nghiệp Nhà nước huy động dưới các hình thức: phát hành trái phiếu; nhận vốn góp liên kết; vay của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các hình thức khác theo quy định của pháp luật để phục vụ hoạt động kinh doanh.

4. "Tài sản của doanh nghiệp Nhà nước" bao gồm tài sản cố định hữu hình; tài sản cố định vô hình; tài sản lưu động như nguyên nhiên vật liệu, hàng hoá, vốn bằng tiền, các khoản phải thu, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, đầu tư tài chính dài hạn và chi phí xây dựng cơ bản dở dang.

5. "Đầu tư ra ngoài doanh nghiệp Nhà nước" là việc doanh nghiệp Nhà nước dùng tài sản, tiền vốn của mình để mua cổ phiếu, góp vốn liên doanh và các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nhằm mục đích tăng thu nhập cho doanh nghiệp hoặc thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao.

Chương 2:

QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN, TÀI SẢN

Điều 3.- Doanh nghiệp Nhà nước mới thành lập được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đầu tư toàn bộ hoặc một phần vốn Điều lệ ban đầu, nhưng không thấp hơn tổng mức vốn pháp định của các ngành nghề mà doanh nghiệp đó kinh doanh.

Điều 4.- Trong quá trình kinh doanh, khi cần thiết, Nhà nước có thể xem xét đầu tư bổ sung vốn cho doanh nghiệp để thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao bổ sung.

Khi có sự thay đổi vốn điều lệ, doanh nghiệp Nhà nước phải công bố công khai số vốn điều lệ mới theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Đối với trường hợp vốn điều lệ thấp hơn tổng mức vốn pháp định của các ngành nghề mà doanh nghiệp đó kinh doanh, thì cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập doanh nghiệp đó phải: cấp bổ sung vốn điều lệ cho doanh nghiệp hoặc giảm ngành nghề cho doanh nghiệp hoặc Quyết định phá sản doanh nghiệp đó theo Luật phá sản doanh nghiệp.

Ngoài số vốn điều lệ ban đầu, doanh nghiệp phải tự huy động vốn để phát triển kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về việc huy động vốn. Doanh nghiệp Nhà nước có nghĩa vụ nhận, quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn và các nguồn lực Nhà nước giao, không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn về dân sự đối với các hoạt động kinh doanh trước pháp luật trong phạm vi vốn của doanh nghiệp, trong đó có phần vốn Nhà nước giao.

Điều 5 .- Nhà nước thực hiện việc giao vốn thuộc sở hữu Nhà nước cho các doanh nghiệp độc lập mới thành lập hoặc thành lập lại trên cơ sở sáp nhập hoặc tách từ các doanh nghiệp khác, các Tổng công ty thành lập theo Quyết định số 90/TTg và Quyết định số 91/TTg ngày 07/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ.

Vốn Nhà nước giao cho Tổng công ty bao gồm cả vốn của các thành viên tổng công ty.

Điều 6.- Doanh nghiệp có trách nhiệm:

1- Mở sổ kế toán, theo dõi chính xác toàn bộ tài sản, tiền vốn doanh nghiệp quản lý và sử dụng theo đúng quy định của chế độ hạch toán kế toán, thống kế hiện hành, phản ánh kịp thời tình hình sử dụng, biến động tài sản, vốn.

2- Thường xuyên kiểm tra, đối chiếu tình hình công nợ, xác định và phân loại các khoản nợ tồn đọng, phân tích khả năng thu hồi để có biện pháp xử lý thích hợp.

Điều 7.- Việc giao vốn cho doanh nghiệp Nhà nước được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp Nhà nước và các quy định khác của pháp luật hiện hành. Khi giao, nhận vốn phải đảm bảo:

1. Đánh giá, xác định lại giá trị tài sản theo mặt bằng giá thị trường tại thời điểm giao vốn;

2. Đối với doanh nghiệp độc lập thành lập lại trên cơ sở sáp nhập hoặc tách từ doanh nghiệp khác, trước khi giao vốn phải xác định và xử lý dứt điểm các tồn tại về tài chính;

3. Việc giao vốn phải tiến hành chậm nhất 60 ngày sau khi doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

4. Cơ quan tài chính Nhà nước là người giao vốn;

5. Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc hoặc Giám đốc (đối với doanh nghiệp có Hội đồng quản trị), Giám đốc (đối với doanh nghiệp độc lập không có Hội đồng quản trị) là người ký nhận vốn;

6. Riêng đối với các Tổng công ty thành lập theo Quyết định số 90/TTg và Quyết định số 91/TTg ngày 07/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ thì việc giao nhận vốn phải có sự chứng kiến của thủ trưởng cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp.

Chậm nhất 30 ngày sau khi nhận vốn Nhà nước giao, Tổng công ty phải giao lại vốn cho các doanh nghiệp thành viên. Trong vòng 15 ngày sau khi giao lại vốn cho các doanh nghiệp thành viên, Tổng công ty phải thông báo kết quả giao vốn cho cơ quan tài chính Nhà nước và Thủ trưởng cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp.

Điều 8.- Doanh nghiệp Nhà nước được quyền sử dụng vốn và các quỹ của mình để phục vụ kinh doanh theo nguyên tắc hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn. Trường hợp sử dụng các nguồn vốn, quỹ khác với mục đích sử dụng đã quy định cho các nguồn vốn, quỹ đó thì phải theo nguyên tắc có hoàn trả. Việc sử dụng vốn, quỹ để đầu tư xây dựng phải chấp hành đầy đủ các quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng.

Điều 9.- Doanh nghiệp Nhà nước được quyền thay đổi cơ cấu vốn, tài sản phục vụ cho việc phát triển kinh doanh.

Trong các Tổng công ty Nhà nước, Tổng giám đốc thực hiện việc điều động tài sản giữa các doanh nghiệp thành viên theo phương án đã được Hội đồng quản trị phê duyệt. Trong vòng 10 ngày sau khi điều động tài sản, Tổng công ty phải thông báo kết quả điều động tài sản cho cơ quan tài chính Nhà nước và Thủ trưởng cơ quan Quyết định thành lập doanh nghiệp.

Điều 10 .-

1. Doanh nghiệp Nhà nước được quyền sử dụng vốn, tài sản thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp. Việc đầu tư ra ngoài doanh nghiệp có liên quan đến đất đai phải tuân theo quy định của pháp luật về đất đai.

Việc đầu tư ra ngoài doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật và bảo đảm nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển được vốn, tăng thu nhập và không làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ kinh doanh chính của doanh nghiệp được Nhà nước giao.

2. Hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp có Hội đồng quản trị), Giám đốc (đối với doanh nghiệp độc lập không có Hội đồng quản trị) Quyết định phương án liên doanh trong nước. Trường hợp các doanh nghiệp Nhà nước sử dụng vốn và tài sản Nhà nước để góp vốn liên doanh với các chủ đầu tư nước ngoài thì Hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp có Hội đồng quản trị), Giám đốc (đối với doanh nghiệp độc lập không có Hội đồng quản trị) trình Thủ trưởng cơ quan Quyết định thành lập phê duyệt dự án liên doanh đó hoặc tự quyết định nếu được thủ trưởng cơ quan Quyết định thành lập uỷ quyền bằng văn bản. Trong vòng 15 ngày sau khi Thủ trưởng cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp phê duyệt dự án liên doanh hoặc doanh nghiệp tự quyết định, doanh nghiệp phải báo cáo cơ quan tài chính Nhà nước bằng văn bản.

Riêng doanh nghiệp độc lập không có Hội đồng quản trị khi sử dụng vốn, tài sản của Nhà nước để góp vốn liên doanh với các chủ sở hữu tư nhân, tập thể phải có luận chứng giải trình về dự án liên doanh được cơ quan tài chính có thẩm quyền xem xét, thẩm định và phải được Thủ trưởng cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp chuẩn y.

3- Doanh nghiệp Nhà nước không được phép đầu tư vào các doanh nghiệp không thuộc sở hữu Nhà nước mà người quản lý điều hành hoặc người sở hữu chính là vợ, chồng, bố, mẹ, con của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp Nhà nước đó.

4. Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc (đối với doanh nghiệp có Hội đồng quản trị) Giám đốc (đối với doanh nghiệp độc lập không có Hội đồng quản trị) có trách nhiệm cử người đại diện tham gia quản lý, giám sát, kiểm tra việc sử dụng vốn góp vào doanh nghiệp khác; chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn góp, thu lợi nhuận từ phần vốn góp.

5. Trường hợp mua cổ phiếu phải tuân theo các quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 11.- Ngoài số vốn Nhà nước đầu tư, doanh nghiệp Nhà nước được quyền huy động vốn dưới các hình thức: phát hành trái phiếu, vay vốn, nhận vốn góp liên kết và các hình thức khác. Việc huy động vốn phải tuân theo các quy định của pháp luật, không được làm thay đổi hình thức sở hữu của doanh nghiệp và tổng mức dư nợ vốn huy động không được vượt quá vốn điều lệ của doanh nghiệp tại thời điểm công bố gần nhất, trừ trường hợp Luật hay Pháp lệnh có quy định khác. Trường hợp phát hành cổ phiếu để huy động vốn phải tuân theo các quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 12.- Trong các Tổng công ty, Tổng Giám đốc theo uỷ quyền của Hội đồng quản trị, Quyết định việc huy động số khấu hao tài sản cố định, quỹ của các doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập để phục vụ nhu cầu đầu tư tập trung của Tổng công ty theo hình thức vay, trả với lãi suất nội bộ.

Đối với một số trường hợp đặc thù được quy định trong Điều lệ tổ chức và hoạt động cụ thể của Tổng công ty thì Tổng công ty được huy động số khấu hao tài sản cố định (trừ số khấu hao của những tài sản cố định hình thành từ nguồn vốn vay chưa trả hết nợ) của các doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập theo nguyên tắc ghi tăng, giảm vốn.

Điều 13. - Doanh nghiệp Nhà nước có trách nhiệm bảo toàn vốn Nhà nước giao theo các quy định dưới đây:

1. Thực hiện đúng chế độ quản lý, sử dụng vốn, tài sản theo quy định của Nhà nước;

2. Mua bảo hiểm tài sản theo quy định;

3. Được hạch toán vào chi phí kinh doanh các khoản dự phòng sau đây:

a) Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: là khoản giảm giá vật tư, hàng hoá tồn kho dự kiến sẽ xảy ra trong kỳ kinh doanh tiếp theo.

b) Dự phòng giảm giá các khoản phải thu khó đòi: là phần giá trị dự kiến bị tổn thất của các khoản thu sẽ xảy ra trong kỳ kinh doanh tiếp theo do con nợ không có khả năng thanh toán.

c) Dự phòng giảm giá các loại chứng khoán trong hoạt động tài chính.

Bộ Tài chính hướng dẫn việc trích lập và sử dụng các khoản dự phòng nêu tại Khoản 3 Điều này.

Điều 14 .-

1. Doanh nghiệp Nhà nước thực hiện đánh giá lại tài sản trong các trường hợp sau:

a) Kiểm kê đánh giá lại tài sản theo Quyết định của Nhà nước;

b) Thực hiện cổ phần hoá, đa dạng hoá hình thức sở hữu;

c) Dùng tài sản để liên doanh, góp vốn cổ phần (đem góp tài sản và khi nhận tài sản).

d) Điều chỉnh giá để đảm bảo giá trị thực tế tài sản của doanh nghiệp.

2. Việc kiểm kê, đánh giá lại tài sản phải theo đúng các quy định của Nhà nước. Các khoản chênh lệch tăng hoặc giảm giá trị do đánh giá lại tài sản được hạch toán tăng hoặc giảm vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Điều 15.- Tổn thất tài sản của doanh nghiệp Nhà nước là sự mất mát, hư hỏng làm giảm giá trị tài sản của doanh nghiệp do các nguyên nhân khách quan, chủ quan gây ra.

Doanh nghiệp phải xác dịnh rõ nguyên nhân gây tổn thất tài sản, giá trị tổn thất và có phương án xử lý cụ thể.

1. Đối với những tổn thất do nguyên nhân chủ quan, doanh nghiệp phải xác định mức độ gây thiệt hại của từng đương sự để buộc đền bù thiệt hại.

2. Đối với những tổn thất do nguyên nhân khách quan, Hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp có Hội đồng quản trị), Giám đốc (đối với doanh nghiệp độc lập không có Hội đồng quản trị), lập phương án xử lý tài sản tổn thất trình cơ quan tài chính. Cơ quan tài chính có trách nhiệm trao đổi với Thủ trưởng cơ quan Quyết định thành lập doanh nghiệp để Quyết định hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ Quyết định.

Doanh nghiệp được sử dụng quỹ dự phòng tài chính để bù đắp những thiệt hại về tổn thất tài sản mà doanh nghiệp phải chịu sau khi đã xử lý.

Điều 16 .- Doanh nghiệp Nhà nước thực hiện trích khấu hao tài sản cố định theo nguyên tắc mức trích khấu hao phải bảo đảm bù đắp cả hao mòn vô hình và hao mòn hữu hình của tài sản. Bộ Tài chính ban hành chế độ khấu hao tài sản cố định theo hướng khuyến khích khấu hao nhanh để các doanh nghiệp có điều kiện hiện đại hoá và nhanh chóng đổi mới công nghệ.

Doanh nghiệp được sử dụng số khấu hao tài sản cố định để tái đầu tư, thay thế đổi mới tài sản cố định và sử dụng cho các yêu cầu kinh doanh khác theo quy định của Nhà nước.

Điều 17 .-

1. Doanh nghiệp Nhà nước được quyền cho thuê, thế chấp, cầm cố các tài sản thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp theo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn và bảo đảm các thủ tục theo quy định của Nhà nước.

2. Việc sử dụng tài sản để cho thuê, thế chấp, cầm cố phải tuân theo dúng các quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của Nhà nước.

3. Đối với những tài sản của Nhà nước do doanh nghiệp quản lý là toàn bộ hoặc phần chủ yếu của dây chuyền công nghệ chính, những tài sản có giá trị lớn theo quy định của Bộ Tài chính, khi doanh nghiệp muốn cho thuê, thế chấp, cầm cố phải được Thủ trưởng cơ quan Quyết định thành lập doanh nghiệp xem xét, Quyết định sau khi có sự thẩm định của cơ quan tài chính có thẩm quyền.

Điều 18 .-

1. Doanh nghiệp được chủ động nhượng bán tài sản để thu hồi vốn sử dụng cho mục đích kinh doanh có hiệu quả hơn. Đối với những tài sản quy định tại khoản 3 Điều 17 trong Quy chế này nếu nhượng bán cho tổ chức và cá nhân nước ngoài phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

2. Khi nhượng bán tài sản, doanh nghiệp phải định giá tài sản và tổ chức đấu giá theo quy định của pháp luật.

3. Khoản chênh lệch giữa số tiền thu được do nhượng bán tài sản với giá trị còn lại của tài sản nhượng bán và chi phí nhượng bán tài sản được hạch toán vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Điều 19 .-

1. Doanh nghiệp được thanh lý những tài sản kém, mất phẩm chất, lạc hậu kỹ thuật không thể sử dụng được; tài sản hư hỏng không có khả năng phục hồi. Đối với những tài sản quy định tại khoản 3 Điều 17 trong Quy chế này, khi thanh lý tài sản, doanh nghiệp phải được cơ quan tài chính có thẩm quyền và Thủ trưởng cơ quan Quyết định thành lập doanh nghiệp cho phép bằng văn bản.

2. Khi thanh lý tài sản doanh nghiệp phải thành lập Hội đồng thanh lý, trường hợp bán tài sản thanh lý phải tổ chức đấu giá theo quy định của pháp luật.

3. Khoản chênh lệch giữa giá trị thu được do thanh lý tài sản với giá trị còn lại của tài sản thanh lý và chi phí thanh lý được hạch toán vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Chương 3:

DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH

Điều 20 .- Doanh thu từ hoạt động kinh doanh là toàn bộ tiền bán sản phẩm, hàng hoá, cung ứng dịch vụ trên thị trường sau khi đã trừ đi các khoản chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại (nếu có chứng từ hợp lệ); thu từ phần trợ giá của Nhà nước khi thực hiện việc cung cấp các hàng hoá và dịch vụ theo yêu cầu của Nhà nước.

Các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đem tặng, biếu, cho hoặc tiêu dùng ngay trong nội bộ doanh nghiệp cũng phải được hạch toán để xác định doanh thu.

Thời điểm để xác định doanh thu là khi người mua đã chấp nhận thanh toán, không phụ thuộc tiền đã thu được hay chưa.

Điều 21. - Doanh thu từ các hoạt động khác gồm:

Các khoản thu từ hoạt động đầu tư ra ngoài doanh nghiệp, thu từ hoạt động mua bán tín phiếu, trái phiếu, cổ phiếu; thu từ cho thuê tài sản; thu từ hoạt động liên doanh, góp vốn cổ phần; thu từ hoạt động liên kết; thu lãi tiền gửi; lãi tiền cho vay; các khoản thu tiền phạt, nợ đã xoá nay thu hồi được, thu do hoàn nhập các khoản dự phòng đã trích năm trước nhưng không sử dụng và các khoản thu khác.

Điều 22 .- Khi doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ quốc phòng, an ninh, phòng chống thiên tai, hoặc cung cấp sản phẩm dịch vụ theo chính sách giá của Nhà nước mà thu không đủ bù đắp chi phí sản xuất các sản phẩm, dịch vụ này, doanh nghiệp được hưởng các chế độ trợ cấp, trợ giá hoặc chế độ ưu đãi khác của Nhà nước.

1. Khi thực hiện các nhiệm vụ trên phải bảo đảm đủ các điều kiện sau:

a) Được Nhà nước giao nhiệm vụ (Chính phủ Quyết định hoặc uỷ quyền cho Bộ trưởng Bộ quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Quyết định sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tài chính);

b) Thực hiện đúng các điều kiện về thời gian, số lượng chất lượng, giá cả.

2. Bộ Tài chính quy định cụ thể quy chế cấp phát các khoản trợ cấp, trợ giá từ ngân sách Nhà nước.

Điều 23 .- Doanh nghiệp phải hạch toán đầy đủ các khoản chi phí phát sinh trong năm tài chính.

1. Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp gồm:

a) Chi phí nguyên liệu, vật liệu: là giá trị của toàn bộ nguyên liệu, vật liệu doanh nghiệp sử dụng vào hoạt động kinh doanh;

b) Chi phí nhiên liệu, động lực: là giá trị của toàn bộ nhiên liệu, động lực doanh nghiệp đã sử dụng vào hoạt động kinh doanh;

c) Tiền lương: là toàn bộ tiền lương, tiền công, chi phí có tính chất tiền lương doanh nghiệp phải trả;

d) Các khoản trích nộp theo quy định của Nhà nước như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn;

đ) Khấu hao tài sản cố định: Là số khấu hao tài sản cố định trích theo quy định đối với toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp;

e) Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là các chi phí trả cho tổ chức, cá nhân ngoài doanh nghiệp về các dịch vụ được thực hiện theo yêu cầu của doanh nghiệp như vận chuyển, điện, nước, điện thoại, sửa chữa tài sản cố định, tư vấn, kiểm toán, quảng cáo, bảo hiểm tài sản, đại lý, môi giới, uỷ thác xuất - nhập khẩu và các dịch vụ khác;

g) Chi phí khác bằng tiền bao gồm: thuế môn bài, thuế sử dụng đất hoặc tiền thuê đất, thuế tài nguyên, thuế nhà đất; chi tiếp tân, khánh tiết, giao dịch, đối ngoại; chi bảo hộ lao động; chi trả lãi, tiền vay vốn kinh doanh; khoản trích nộp hình thành nguồn chi phí quản lý cho cấp trên; phí hiệp hội ngành nghề mà doanh nghiệp là thành viên tham gia và các chi phí khác;

h) Các khoản chi khác doanh nghiệp được phép tính vào chi phí kinh doanh:

- Các khoản dự phòng giảm giá trích lập theo quy định tại Khoản 3 Điều 13 Quy chế này;

- Trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định tại Nghị định số 198/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Bộ luật lao động về hợp đồng lao động.

2. Các chi phí hoạt động khác của doanh nghiệp bao gồm:

Các khoản chi phí cho việc mua bán trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu; chi phí cho thuê tài sản; chi phí cho hoạt động liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần; chi phí cho việc thu hồi các khoản nợ đã xoá, chi phí để thu tiền phạt và các khoản chi phí khác.

Điều 24: - Doanh nghiệp không được hạch toán vào chi phí hoạt động kinh doanh, chi phí hoạt động khác các khoản chi sau:

1. Các khoản lỗ do liên doanh, liên kết, lỗ từ các hoạt động đầu tư khác;

2. Các khoản thiệt hại được Chính phủ trợ cấp hoặc được bên gây thiệt hại, các công ty bảo hiểm bồi dưỡng.

3. Chi phí đi công tác nước ngoài vượt định mức chi do Nhà nước quy định;

4. Các khoản chi thuộc nội dung chi của nguồn kinh phí sự nghiệp, quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng;

5. Các khoản chi trợ cấp khó khăn thường xuyên, đột xuất;

6. Các khoản chi thưởng như: Thưởng năng suất, thưởng sáng kiến, thưởng tiết kiệm, thưởng thi đua (các khoản thưởng này lấy trong quỹ tiền thưởng của doanh nghiệp);

7. Chi về ăn trưa (nếu có);

8. Chi ủng hộ địa phương, đoàn thể, tổ chức xã hội, cơ quan khác; 9. Chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi mua sắm tài sản cố định, các khoản chi đầu tư khác;

10. Chi cho chuyên gia phục vụ công trình xây dựng cơ bản hoặc các công trình nghiên cứu khoa học, đào tạo thuộc nguồn kinh phí khác đài thọ;

11. Các khoản chi thuộc các nguồn kinh phí khác đài thọ.

Điều 25:- Xác định giá thành sản phẩm và dịch vụ.

1. Giá thành sản xuất của sản phẩm và dịch vụ gồm:

a) Chi phí vật tư trực tiếp: là chi phí nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp tạo ra sản phẩm, dịch vụ;

b) Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm: tiền lương, tiền công, các khoản trích nộp của công nhân trực tiếp tạo ra sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp phải nộp theo quy định.

c) Chi phí sản xuất chung: là các chi phí sử dụng chung cho hoạt động sản xuất, chế biến của phân xưởng (bộ phận kinh doanh) trực tiếp tạo ra sản phẩm và dịch vụ như: chi phí vật liệu, công cụ lao động nhỏ, khấu hao tài sản cố định thuộc phân xưởng (bộ phận kinh doanh); tiền lương, các khoản trích nộp theo quy định của nhân viên phân xưởng (bộ phận kinh doanh), chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền phát sinh ở phân xưởng (bộ phận kinh doanh).

2. Giá thành toàn bộ sản phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ gồm:

a) Giá thành sản xuất của sản phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ;

b) Chi phí bán hàng: là toàn bộ các chi phí liên quan tới việc tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, bao gồm cả chi phí bảo hành sản phẩm;

c) Chi phí quản lý doanh nghiệp: là các chi phí chi cho bộ máy quản lý và điều hành doanh nghiệp, các chi phí có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: chi phí công cụ lao động nhỏ, khấu hao tài sản cố định phục vụ bộ máy quản lý và điều hành doanh nghiệp; tiền lương, các khoản trích nộp theo quy định của bộ máy quản lý và điều hành doanh nghiệp; chi phí dịch vụ mua ngoài; chi phí khác bằng tiền phát sinh ở doanh nghiệp như chi phí tiếp tân, khánh tiết, giao dịch, khoản trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định tại Nghị định số 198/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động; các khoản dự phòng giảm giá trích lập theo quy định tại khoản 3 Điều 13 quy chế này; khoản trích nộp để hình thành nguồn chi phí quản lý cho cấp trên và các khoản chi phí khác.

Điều 26 .- Doanh nghiệp phải xây dựng và tổ chức thực hiện định mức kinh tế - kỹ thuật (như định mức tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu, định mức lao động, định mức các khoản chi phí gián tiếp) phù hợp với tổ chức kinh doanh và đặc điểm kinh tế - kỹ thuật, mức độ trang thiết bị của doanh nghiệp trên cơ sở bảo đảm tiết kiệm hạ giá thành, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.

Điều 27.-

1. Doanh nghiệp tự xây dựng định mức lao động cho cá nhân, bộ phận và định mức tổng hợp theo hướng dẫn của Bộ lao động - Thương binh và xã hội. Các Tổng công ty Nhà nước và các doanh nghiệp Nhà nước độc lập được xếp hạng doanh nghiệp đặc biệt phải đăng ký dịnh mức lao động với Bộ lao động - Thương binh và xã hội, các doanh nghiệp nhà nước còn lại phải đăng ký định mức lao động với Thủ trưởng cơ quan Quyết định thành lập doanh nghiệp.

2. Trên cơ sở định mức lao động đã đăng ký và chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, doanh nghiệp xây dựng đơn giá tiền lương trên đơn vị sản phẩm hoặc hoạt động dịch vụ trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Định kỳ, các cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra lại định mức lao động, đơn giá tiền lương của doanh nghiệp phù hợp với tốc độ tăng năng suất lao động và thu nhập tiến lương thực hiện để điều chỉnh cho phù hợp.

3. Tổng quỹ tiền lương thực hiện của công nhân viên chức trong doanh nghiệp (bao gồm cả Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát nếu có), phải căn cứ vào đơn giá tiền lương và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp (khối lượng sản phẩm hoặc hoạt động dịch vụ thực hiện). Trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh, thì vẫn phải bảo đảm mức lương cơ bản tối thiểu cho công nhân, viên chức trong doanh nghiệp.

Nghiêm cấm sử dụng quỹ lương để chi cho các mục đích khác.

Điều 28.-

1. Các khoản chi tiếp khách, hội họp, giao dịch, đối ngoại doanh nghiệp tự xây dựng định mức chi tiêu. Riêng khoản chi giao dịch đối với doanh nghiệp có Hội đồng quản trị, Hội đồng quản trị Quyết định mức chi cụ thể; đối với các doanh nghiệp độc lập không có Hội đồng quản trị, Giám đốc doanh nghiệp phải thoả thuận với cơ quan tài chính nhà nước bằng văn bản trước khi thực hiện. Các khoản chi này phải có chứng từ hợp lệ, phải gắn với kết quả kinh doanh và không được vượt quá mức khống chế tối đa, theo tỷ lệ % tính trên doanh thu luỹ tiến từng phần như sau:

Doanh thu đến 5 tỷ đồng mức chi thực tế không quá 5% số doanh thu thực tế;

Phần doanh thu trên 5 tỷ đến 10 tỷ đồng được chi thêm không quá 2% số doanh thu tăng thêm;

Phần doanh thu trên 10 tỷ đến 50 tỷ đồng được chi thêm không quá 1% số doanh thu tăng thêm;

Phần doanh thu trên 50 tỷ đến 100 tỷ đồng được chi thêm không quá 0,5% số doanh thu tăng thêm;

Phần doanh thu trên 100 tỷ đến 500 tỷ đồng được chi thêm không quá 0,2% số doanh thu tăng thêm;

Phần doanh thu trên 500 tỷ đồng được chi thêm không quá 0,1% số doanh thu tăng thêm;

2. Các khoản chi bảo hộ lao động, huấn luyện, bồi dưỡng nâng cao tay nghề doanh nghiệp phải căn cứ vào chế độ, định mức chi theo quy định.

3. Các doanh nghiệp thành viên Tổng công ty thực hiện việc trích nộp để hình thành nguồn chi phí quản lý của Tổng công ty theo Quyết định của Tổng giám đốc trên cơ sở phương án do Hội đồng quản trị Tổng công ty phê duyệt. Nếu Tổng công ty chi không hết được chuyển sang năm sau, phần chi quá được hạch toán bổ sung vào chi phí kinh doanh trong năm.

Điều 29 .- Các chi phí dịch vụ, mua ngoài doanh nghiệp phải có dự toán hợp đồng kinh tế, nghiệm thu và thanh lý hợp đồng, giá cả theo quy định của Nhà nước (đối với các dịch vụ do Nhà nước định giá) hoặc theo giá thị trường và phải có hoá đơn, chứng từ hợp pháp.

Việc dùng hình thức hoa hồng môi giới phải căn cứ vào hiệu quả Kinh tế do việc môi giới mang lại. Giám đốc doanh nghiệp Quyết định và chịu trách nhiệm về các khoản chi phí này. Hoa hồng môi giới không được áp dụng cho các đối tượng là đại lý của doanh nghiệp, các khách hàng được chỉ định, các chức danh quản lý trong doanh nghiệp, những nhân viên làm nhiệm vụ cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm.

Điều 30 .- Lợi nhuận thực hiện trong năm là kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm lợi nhuận hoạt động kinh doanh và lợi nhuận các hoạt động khác.

1. Lợi nhuận hoạt động kinh doanh: là khoản chênh lệch giữa doanh thu của hoạt động kinh doanh trừ di giá thành toàn bộ của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ và thuế theo quy định của pháp luật (trừ thuế lợi tức).

2. Lợi nhuận các hoạt động khác: là khoản chênh lệch giữa thu nhập từ các hoạt động khác trừ đi chi phí của hoạt động khác và thuế theo quy định của pháp luật (trừ thuế lợi tức).

Điều 31 .- Các doanh nghiệp Nhà nước độc lập được tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh, lấy thu bù chi bảo đảm có lãi, tự chịu trách nhiệm về các khoản lãi, lỗ trong kinh doanh.

Chương 4:

PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN

Điều 32 . - Lợi nhuận thực hiện trong năm của doanh nghiệp được phân phối theo thứ tự sau:

1. Nộp thuế lợi tức theo luật định;

2. Nộp tiền thu về sử dụng vốn ngân sách Nhà nước;

3. Trừ các khoản tiền phạt vi phạm kỷ luật thu nộp ngân sách, tiền phạt vi phạm hành chính, phạt vi phạm hợp đồng, phạt nợ quá hạn, các khoản chi phí hợp lệ chưa được trừ khi xác định thuế lợi tức phải nộp;

4. Trừ các khoản lỗ chưa được trừ vào lợi nhuận trước thuế lợi tức;

5. Đối với doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh trong một số ngành đặc thù mà pháp luật quy định phải trích lập các quỹ đặc biệt từ lợi nhuận thì sau khi nộp các khoản 1, 2, 3, 4 trên đây, doanh nghiệp trích lập các quỹ đó theo tỷ lệ đã được Nhà nước quy định.

6. Phần lợi nhuận sau khi trừ các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 (nếu có) của điều này được doanh nghiệp trích lập các quỹ theo tỷ lệ như sau:

a) Quỹ đầu tư phát triển: mức trích tối thiểu 50%;

b) Quỹ dự phòng tài chính trích 10%, số dư của quỹ này tối đa không vượt quá 25% vốn điều lệ;

c) Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm: trích 5%, mức tối đa của quỹ không vượt quá 6 tháng lương thực hiện.

d) Phần lợi nhuận còn lại sau khi trích đủ các quỹ trên, doanh nghiệp trích quỹ phúc lợi và quỹ khen thưởng theo quy định:

Trích tối đa không quá 3 tháng lương thực tế nếu tỷ suất lợi nhuận trên vốn năm nay không thấp hơn tỷ suất lợi nhuận trên vốn năm trước.

Trích tối đa không quá 2 tháng lương thực tế nếu tỷ suất lợi nhuận trên vốn năm nay thấp hơn tỷ suất lợi nhuận trên vốn năm trước.

Trong tổng số lợi nhuận được trích lập vào hai quỹ khen thưởng và phúc lợi, Hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp có Hội đồng quản trị), Tổng giám đốc, Giám đốc (đối với doanh nghiệp độc lập không có Hội đồng quản trị) sau khi tham khảo ý kiến công đoàn doanh nghiệp, Quyết định tỷ lệ phân chia vào mỗi quỹ cho phù hợp.

Nếu lợi nhuận trích vào 2 quỹ khen thưởng và phúc lợi mà còn dư thì phần còn lại được chuyển toàn bộ vào quỹ đầu tư phát triển.

Điều 33.- Mục đích sử dụng các quỹ:

1. Quỹ đầu tư phát triển: dùng để đầu tư phát triển kinh doanh (kể cả trường hợp liên doanh, góp vốn cổ phần, mua cổ phiếu theo quy định ở điều 10 của Quy chế này); đổi mới máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ; nghiên cứu áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; trợ giúp thêm cho việc đào tạo nâng cao tây nghề và điều kiện làm việc trong doanh nghiệp; trích nộp để hình thành quỹ đầu tư phátt riển, quỹ nghiên cứu khoa học và đào tạo tập trung (nếu có) của Tổng công ty (nếu là thành viên của Tổng công ty) theo tỷ lệ do Hội đồng quản trị tổng công ty Quyết định.

Trong trường hợp cần thiết, Nhà nước có quyền điều động một phần quỹ đầu tư phát triển của doanh nghiệp để sử dụng cho mục đích đầu tư phát triển doanh nghiệp nhà nước khác.

2. Quỹ dự phòng tài chính: dùng để bù đắp những tổn thất, thiệt hại về tài sản mà doanh nghiệp phải chịu trong quá trình kinh doanh và trích nộp để hình thành quỹ dự phòng tài chính (nếu có) của Tổng công ty (nếu là thành viên của Tổng công ty) theo tỷ lệ do Hội đồng quản trị Tổng công ty Quyết định.

3. Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm: dùng để chi cho việc đào tạo công nhân viên do thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ, đào tạo nghề dự phòng cho lao động nữ của doanh nghiệp và bồi dưỡng nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động trong doanh nghiệp, trợ cấp cho người lao động làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp nay bị mất việc làm theo quy định tại Nghị định số 72/CP ngày 31/10/1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về việc làm; trích nộp để hình thành quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm (nếu có) của Tổng công ty (nếu là thành viên của Tổng công ty) theo tỷ lệ do Hội đồng quản trị Tổng công ty quyết định.

4. Quỹ khen thưởng dùng để:

a) Thưởng cuối năm hoặc thường kỳ cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. Mức thưởng do Hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp có Hội đồng quản trị) quyết định theo đề nghị của Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc và công đoàn doanh nghiệp trên cơ sở năng suất lao động và thành tích công tác của mỗi cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. Những doanh nghiệp độc lập không có Hội đồng quản trị thì do Giám đốc doanh nghiệp quyết định sau khi tham khảo ý kiến của công đoàn doanh nghiệp.

b) Thưởng đột xuất cho những cá nhân, tập thể trong doanh nghiệp có sáng kiến cải tiến kỹ thuật, mang lại hiệu quả trong kinh doanh. Mức thưởng do Hội đồng quản trị ((đối với doanh nghiệp có Hội đồng quản trị), Giám đốc (đối với doanh nghiệp độc lập không có Hội đồng quản trị) quyết định.

c) Thưởng cho những cá nhân và đơn vị ngoài doanh nghiệp có quan hệ hợp đồng kinh tế đã hoàn thành tốt những điều kiện của hợp đồng, có đóng góp nhiều cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mức thưởng do Hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp có Hội đồng quản trị), Giám đốc (đối với doanh nghiệp độc lập không có Hội đồng quản trị) quyết định.

d) Trích nộp để hình thành quỹ khen thưởng tập trung (nếu có) của Tổng công ty theo tỷ lệ do Hội đồng quản trị Tổng công ty quyết định.

5. Quỹ phúc lợi dùng để:

a) Đầu tư xây dựng hoặc sửa chữa các công trình phúc lợi của doanh nghiệp.

b) Chi cho các hoạt động phúc lợi công cộng của tập thể công nhân viên doanh nghiệp, phúc lợi xã hội.

c) Góp một phần vốn để đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi chung trong ngành, hoặc với các đơn vị khác theo hợp đồng.

d) Trích nộp để hình thành quỹ phúc lợi tập trung (nếu có) của Tổng công ty theo tỷ lệ do Hội đồng quản trị Tổng công ty quyết định.

đ) Ngoài ra Hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp có Hội đồng quản trị), Giám đốc (đối với doanh nghiệp độc lập không có Hội đồng quản trị) và công đoàn doanh nghiệp có thể sử dụng một phần quỹ phúc lợi để trợ cấp khó khăn đột xuất cho những người lao động kể cả những trường hợp về hưu, về mất sức, lâm vào hoàn cảnh khó khăn, không nơi nương tựa, hoặc làm công tác từ thiện xã hội.

Việc sử dụng quỹ phúc lợi do Hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp có Hội đồng quản trị), Giám đốc (đối với doanh nghiệp độc lập không có Hội đồng quản trị) quyết định sau khi tham khảo ý kiến của công đoàn doanh nghiệp.

Điều 34.- Các Tổng công ty nhà nước trích lập và sử dụng các quỹ tập trung của Tổng công ty theo quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty đã được phê chuẩn và theo Quy chế tài chính của Tổng công ty do Hội đồng quản trị Tổng công ty ban hành sau khi được Bộ trưởng Bộ Tài chính thông qua.

Chương 5:

CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN, THỐNG KÊ VÀ KIỂM TOÁN

Điều 35 .- Các doanh nghiệp nhà nước phải tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê theo đúng các quy định tại các văn bản hiện hành của Nhà nước:

+ Ghi chép đầy đủ chứng từ ban đầu;

+ Cập nhật sổ sách kế toán;

+ Kế toán phải phản ánh đầy đủ, trung thực, chính xác, khách quan.

Điều 36.- Kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp nhà nước phải:

+ Lập đúng thời hạn các báo cáo tài chính và báo cáo thống kê theo quy định hiện hành. Doanh nghiệp tự tổ chức kiểm toán nội bộ báo cáo tài chính của mình hoặc thuê kiểm toán độc lập nếu thấy cần thiết. Giám đốc doanh nghiệp và Hội đồng quản trị doanh nghiệp (nếu có) phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính trung thực của các báo cáo này.

+ Công bố công khai kết quả kinh doanh, tài sản, vốn, công nợ của doanh nghiệp. Bộ Tài chính hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện công khai các số liệu và báo cáo tài chính.

+ Gửi đúng thời hạn các báo cáo tài chính và báo cáo thống kê cho các cơ quan có thẩm quyền theo quy định hiện hành.

+ Chịu sự thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của cơ quan tài chính có thẩm quyền đối với các báo cáo tài chính do doanh nghiệp lập.

Năm tài chính bắt đầu từ ngày 01 tháng 1 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.

Điều 37.- Các hoạt động Kinh tế phát sinh được phản ánh bằng Đồng Việt Nam, nếu có phát sinh bằng ngoại tệ phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá chính thức do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.

Chương 6:

TRÁCH NHIỆM CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ, TỔNG GIÁM ĐỐC, GIÁM ĐỐC VÀ CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Điều 38 .- Trách nhiệm của Hội đồng quản trị doanh nghiệp nhà nước:

1. Hội đồng quản trị thực hiện chức năng quản lý doanh nghiệp, trong phạm vi thẩm quyền của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát các hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

2. Nhận vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác do Nhà nước giao cho doanh nghiệp.

3. Trình Thủ trưởng cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp các phương án liên doanh với các chủ đầu tư nước ngoài để xem xét Quyết định.

4. Phê duyệt phương án sử dụng, bảo toàn, phát triển vốn và phương án sử dụng lợi nhuận sau khi nộp các khoản cho ngân sách theo quy định do Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc đề nghị; thông qua quyết toán tài chính hàng năm của doanh nghiệp thành viên; thực hiện việc công bố công khai các báo cáo tài chính hàng năm theo quy định; thông qua kế hoạch tài chính dài hạn và kế hoạch tài chính hàng năm do Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc trình.

5. Quyết định phương án huy động vốn phục vụ hoạt động kinh doanh nhưng không làm thay đổi hình thức sở hữu của doanh nghiệp.

6. Kiểm tra, giám sát Tổng Giám đốc, Giám đốc, các đơn vị thành viên trong việc sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn, thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước, các mục tiêu Nhà nước giao cho doanh nghiệp.

Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của Nhà nước.

Điều 39 .- Trách nhiệm của Tổng Giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp nhà nước:

1. Là đại diện pháp nhân của doanh nghiệp có quyền điều hành cao nhất trong doanh nghiệp và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Thủ trưởng cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp và trước pháp luật trong việc điều hành hoạt động của doanh nghiệp.

2. Cùng Chủ tịch Hội đồng quản trị ký nhận vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác để quản lý, sử dụng theo đúng mục tiêu, nhiệm vụ được Nhà nước giao.

3. Chịu trách nhiệm điều hành việc sử dụng vốn trong kinh doanh theo phương án sử dụng, bảo toàn, phát triển vốn được Hội đồng quản trị (đối với các doanh nghiệp có Hội đồng quản trị) thông qua; thực hiện phương án phân phối lợi nhuận sau khi nộp các khoản cho ngân sách theo quy định.

4. Chịu trách nhiện trước nhà nước về việc huy động và sử dụng các nguồn vốn vào hoạt động kinh doanh; cử người thực hiện việc quản lý phần vốn đầu tư, liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp khác; chịu trách nhiệm vật chất đối với những thiệt hại do lỗi chủ quan gây ra cho doanh nghiệp.

5. Xây dựng các định mức chi phí phù hợp với điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

6. Chịu trách nhiệm về số liệu báo cáo tài chính, số liệu quyết toán và các thông tin tài chính khác.

7. Xây dựng kế hoạch tài chính dài hạn và kế hoạch tài chính hàng năm phù hợp với kế hoạch kinh doanh trình Hội đồng quản trị thông qua (đối với doanh nghiệp có Hội đồng quản trị) và đăng ký với cơ quan tài chính nhà nước.

Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của nhà nước.

Điều 40 .- Bộ Tài chính có chức năng quản lý nhà nước về tài chính, kế toán; thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Chính phủ.

Bộ Tài chính có trách nhiệm phối hợp với các Bộ quản lý ngành Kinh tế - kỹ thuật, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc quản lý tài chính doanh nghiệp nhà nước.


PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC VĂN BẢN CỦA CHÍNH PHỦ HẾT HIỆU LỰC THI HÀNH
(Kèm theo Nghị định số 59/CP ngày 3/10/1996 của Chính phủ)

1. Quyết định số 217/HĐBT ngày 14/11/1987 của Hội đồng bộ trưởng về một số chính sách đổi mới cơ chế hạch toán kinh doanh trong các xí nghiệp quốc doanh.

2. Quyết định số 144/HĐBT ngày 10/5/1990 của Hội đồng bộ trưởng về chấn chỉnh quản lý tài chính xí nghiệp quốc doanh.

3. Quyết định số 315/HĐBT ngày 1/9/1990 của Hội đồng bộ trưởng về chấn chỉnh và tổ chức lại sản xuất kinh doanh trong khu vực Kinh tế quốc doanh.

4. Chỉ thị số 408/CT ngày 20/11/1990 của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng về tiếp tục chấn chỉnh công tác tài vụ kế toán và hạch toán Kinh tế của các xí nghiệp quốc doanh.

5. Quyết định số 332/HĐBT ngày 23/10/1991 của Hội đồng bộ trưởng về bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh đối với các doanh nghiệp nhà nước.

6. Quyết định số 378/HĐBT ngày 16/11/1991 của Hội đồng bộ trưởng về những biện pháp giải quyết vốn lưu động của các doanh nghiệp nhà nước.

7. Quyết định số 179/TTg ngày 22/12/1992 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý và sử dụng vốn khấu hao cơ bản.

8. Nghị định số 50/HĐBT ngày 22/3/1988 của Hội đồng bộ trưởng ban hành điều lệ xí nghiệp công nghiệp quốc doanh.

9. Nghị định số 27/HĐBT ngày 22/3/1989 của Hội đồng bộ trưởng ban hành điều lệ liên hiệp xí nghiệp quốc doanh.

10. Quyết định số 202/HĐBT về tiền lương công nhân, viên chức sản xuất, kinh doanh khu vực quốc doanh và công ty hợp doanh.

11. Quyết định số 195/HĐBT ngày 2/12/1989 của Hội đồng bộ trưởng về việc ban hành những quy định bổ sung Quyết định số 217/HĐBT ngày 14/11/1987 của Hội đồng bộ trưởng.

12. Các văn bản khác của Chính phủ đã ban hành liên quan đến cơ chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp nhà nước trái với Nghị định này.

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 59-CP

Hanoi ,October 03,1996

 

DECREE

ISSUING THE REGULATION ON FINANCIAL MANAGEMENT AND BUSINESS COST-ACCOUNTING AT STATE ENTERPRISES

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Law on State Enterprises of April 20, 1995;
At the proposal of the Minister of Finance,

DECREES:

Article 1.- To issue together with this Decree the "Regulation on Financial Management and Business Cost-accounting at State Enterprises," for uniform implementation throughout the country.

Article 2.- This Decree takes effect from the date of its signing. Only the provisions on profit distribution in Chapter IV of this Regulation shall take effect from January 1st, 1997.

The earlier provisions on financial management and business cost accounting of State enterprises (listed in the attached appendix and other relevant documents) which are contrary to this Decree are now annulled.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 4.- The Ministers, the Heads of the ministerial-level agencies and the agencies attached to the Government, the Presidents of the People’s Committees of the provinces and the cities directly under the Central Government; the Managing Boards, the General Directors and Directors of State enterprises engaged in business activities shall have to implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

REGULATION

ON FINANCIAL MANAGEMENT AND BUSINESS COST-ACCOUNTING AT STATE ENTERPRISES
(issued together with Decree No.59-CP of October 3, 1996 of the Government)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In addition to the provisions of this Regulation, each State corporation and its member enterprise shall also apply the provisions of its Financial Regulation issued by the corporation’s Managing Board and approved by the Ministry of Finance, which must be consistent with the Law on State Enterprises, with this Regulation and the model Financial Regulation of State corporations..

Article 2.- In this Regulation, the following terms shall be construed as follows:

1. "Prescribed capital of a State enterprise" is the minimum capital required by law for the establishment of a State enterprise in each business line.

2. "Statutory capital of a State enterprise" is the capital stated in the statute of a State enterprise.

3. "Mobilized capital of a State enterprise" is the capital mobilized by a State enterprise through issuing bonds, accepting capital contribution(s); borrowing capital from Vietnamese and foreign organizations and individuals and other forms as prescribed by law to serve its business activities.

4. "Assets of a State enterprise" include the tangible fixed assets; the intangible fixed assets; the mobile assets like materials, raw materials, fuel, goods, capital in cash, amounts to be collected, short-term and long-term financial investments, and expenditures for the completion of ongoing capital constructions.

5. "Investment outside a State enterprise" means that a State enterprise uses its assets or capital to buy shares, to contribute to a joint venture(s) and other investment forms as prescribed by law with a view to increasing its revenues or performing the State assigned tasks.

Chapter II

MANAGEMENT AND USE OF CAPITAL AND ASSETS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 4.- During the course of business, when necessary, the State can consider and allocate additional investment capital to an enterprise to perform additional tasks assigned by the State.

When there is a change in its statutory capital a State enterprise must make public its new statutory capital according to the guidance of the Ministry of Finance. In cases where the statutory capital of an enterprise is lower than the prescribed capital set for the business lines conducted by the enterprise, the agency competent to decide the establishment of such enterprise must either allocate an additional capital to the enterprise or reduce its business lines or declare its bankruptcy in accordance with the Law on Bankruptcy.

In addition to its initial statutory capital, an enterprise must mobilize by itself more capital to develop its business and take responsibility for such a mobilization of capital. The State enterprise has the obligation to receive, manage and effectively use the capital and resources assigned by the State, continuously improve its business efficiency, preserve and develop its capital. It must take limited civil liability for its business activities before law within the amount of its capital, including the State-allocated capital.

Article 5.- The State shall allocate capital under its ownership to the newly-established independent enterprises or enterprises re-established by merging with or separating from other enterprises, and to corporations established by Decision No.90-TTg and Decision No.91-TTg of March 7, 1994 of the Prime Minister.

The capital allocated by the State to corporations shall also include the capital of their members.

Article 6.- An enterprise shall have the responsibility to:

1. - Open a ledger, accurately monitor all the assets and capital under its management and use them in accordance with current cost-accounting and statistical regimes, and report in time the use and fluctuation of its assets and capital.

2. Regularly examine and take stock of its debts, determine and categorize the debts not yet recovered and analyze the possibility of recovery so as to take appropriate measures.

Article 7.- The allocation of capital to State enterprises shall be conducted in accordance with the Law on State Enterprises and other current provisions of law. Upon handover and receipt of capital, the following must be ensured:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. With regard to independent enterprises re-established by merging with or separating from other enterprises, all remaining financial issues must be determined and thoroughly settled before they are allocated capital;

3. The delivery of capital must be carried out not later than 60 days after the enterprise is granted a business registration certificate;

4. The State financial agency shall be the deliverer of capital;

5. The Chairman of the Managing Board and the General Director or Director (for an enterprise with a Managing Board) or the Director (for an independent enterprise without a Managing Board) shall sign to the receipt of capital.

6. With regard to corporations established by Decision No.90-TTg and Decision No.91-TTg of March 7, 1994 of the Prime Minister, the handover and receipt of capital must be witnessed by the Head of the agency that decides the establishment of the enterprise.

Not later than 30 days after receiving the capital from the State, the corporation must reassign it to the member enterprises. Within 15 days after reassigning capital to its member enterprises, the corporation must notify the results of the capital reassignment to the State financial agency and the Head of the agency that decides the establishment of the enterprise.

Article 8.- A State enterprise shall be entitled to use its capital and/or funds for business purposes on the principle of efficiency, preservation and development of capital. If such capital sources and/or funds are used for purposes other than those already set for them, the principle of repayment must be observed. The use of capital and/or funds for investment and construction must abide by all the State regulations on the management of investment and construction.

Article 9.- A State enterprise shall be entitled to change its capital structure and assets for business development.

In a State corporation, the General Director shall preside over the transfer of assets among the member enterprises under the plan already approved by the Managing Board. Within 10 days after a transfer of assets is effected, the corporation must notify the results of the asset transfer to the State financial agency and the Head of the agency that decides the establishment of the enterprise.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. A State enterprise shall be entitled to use the capital and assets under its management to invest outside the enterprise. A land-related investment outside an enterprise must comply with the provisions of land legislation.

Investment outside an enterprise must comply with the provisions of law and ensure the principle of efficiency, preservation and development of capital and increase of income without affecting the major business tasks assigned by the State to the enterprises.

2. The Managing Board (for an enterprise with a Managing Board) or the Director (for an independent enterprise without a Managing Board) shall decide the plan on a joint venture with a Vietnamese party(ies). Where a State enterprise uses State-owned capital and assets as contribution to a joint venture with a foreign investor(s), the Managing Board (for an enterprise with a Managing Board) or the Director (for an independent enterprise without a Managing Board) shall submit such joint venture plan to the Head of the agency that decides the establishment of the enterprise for approval or decides itself/himself/herself if so mandated in writing by the Head of such agency. Within 15 days after the Head of the agency that decides the establishment of the enterprise approves or the enterprise decides by itself the joint venture plan, the enterprise must report it in writing to the State financial agency.

For an independent enterprise without a Managing Board, when using the State-owned capital and assets as contribution to a joint venture with private or collective owners, it must conduct a feasibility study or justify the joint venture plan which shall be considered and evaluated by a competent financial agency and must be approved by the Head of the agency that decides the establishment of the enterprise.

3. A State enterprise shall not be allowed to invest in a non-State enterprise where the chief executive officer or principal owner is a spouse, parent or offspring of the Chairman of the Managing Board, General Director or Director.

4. The Managing Board, General Director or Director (for an enterprise with a Managing Board), or the Director (for an independent enterprise without a Managing Board) shall have to appoint representatives to participate in the management, supervision and examination of the use of the capital contributed to another enterprise; shall take responsibility for the efficiency, preservation and development of the contributed capital, and for the collection of profits therefrom.

5. The purchase of shares must comply with current provisions of law.

Article 11.- Apart from the capital invested by the State, a State enterprise shall be entitled to mobilize capital in various forms viz. issuing bonds, borrowing, accepting capital contributions, and other forms. The capital mobilization must comply with the provisions of law, shall not alter the form of ownership of the enterprise and the total mobilized capital must not exceed its prescribed capital at the time of the latest announcement, except otherwise provided for by law or ordinance. In case of issue of shares to mobilize capital, current provisions of law must be complied with.

Article 12.- For a corporation, its General Director shall, with the mandate of its Managing Board, decide the mobilization of its fixed assets depreciation capital and the funds of its independent cost-accounting member enterprises to meet the corporations requirement of concentrated investment in the form of borrowing and repayment at an internal interest rate.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 13.- A State enterprise shall have to preserve its State-assigned capital in accordance with the following regulations:

1. Observing the State regime on the management and use of capital and assets;

2. Buying property insurance as prescribed;

3. Being allowed to put the following reserves into the business expenditure account:

a/ The reserve for the reduction of prices of inventories i.e. the reduction of the prices of unsold supplies and goods projected for the subsequent business cycle.

b. The reserve for the reduction of the value of bad debts i.e. the projected lost value of debts to be recovered, which may occur in the subsequent business cycle because the debtors are unable to repay.

c. The reserve for the reduced value of various types of stocks in financial activities.

The Ministry of Finance shall guide the setting up and use of the reserves defined in Item 3 of this Article.

Article 14.-

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a. Inventorying and re-appraising its assets by decision of the State;

b. Equitizing and diversifying its ownership form;

c. Using its assets to enter into joint venture, contribute shares (upon the contribution or return of assets);

d. Adjusting the prices to ensure the real value of its assets.

2. The inventory-taking and re-appraisal of assets must comply with the State regulations. Any increase or decrease in the value of an enterprises assets as a result of the reappraisal shall be accounted for in the State capital at the enterprise.

Article 15.- A loss of a State enterprises assets is a loss or damage which reduces the value of the enterprises assets due to subjective or objective causes.

The enterprise concerned must clearly identify the causes of the asset loss, the value of the loss and take concrete remedy solutions.

1. For losses due to subjective causes, the enterprise must identify the extent of the loss caused by each person involved and force him/her to compensate.

2. For losses due to objective causes, the Managing Board (for an enterprise with a Managing Board) or the Director (for an independent enterprise without a Managing Board) shall draw up a plan to deal with the asset loss and submit it to the financial agency which shall have to consult the Head of the agency that decides the establishment of the enterprise for decision or report it to the Prime Minister for decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 16.- A State enterprise shall depreciate its fixed assets on the principle that the depreciation must make up for both intangible and tangible wear of the assets. The Minister of Finance shall issue the regime on the depreciation of fixed assets to encourage rapid depreciation and provide conditions for enterprises to quickly modernize and renovate their technologies.

An enterprise may use the depreciation of its fixed assets to reinvest, replace or renew its fixed assets and meet other business requirements as prescribed by the State.

Article 17.-

1. A State enterprise shall be entitled to lease, mortgage or pledge the assets under its management on the principle of efficient use, preservation and development of capital and ensuring the procedures prescribed by the State.

2. The use of assets for lease, mortgage or pledge must comply with the provisions of the Civil Code and other State regulations.

3. If an enterprise wants to lease, mortgage or pledge its State-owned assets that constitute a major part or the whole of the main technological chain or assets of great value as stipulated by the Ministry of Finance, such lease, mortgage or pledge must be first evaluated by a competent financial agency and then considered and decided by the Head of the agency that decides the establishment of the enterprise.

Article 18.-

1. An enterprise shall be entitled to take the initiative in selling its assets to retrieve capital and use it for more effective business purposes. If an enterprise wants to sell any of the assets defined in Item 3, Article 17 of this Regulation to foreign organizations or individuals permission from the Prime Minister is required.

2. When selling its assets, an enterprise must determine the price of the assets and hold an auction as prescribed by law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 19.-

1. An enterprise shall be entitled to liquidate assets of poor or deteriorating quality, technically obsolete or unusable, or irreparably damaged. If an enterprise wants to liquidate any of the assets defined in Item 3, Article 17 of this Regulation it must ask for a written permission from a competent financial agency and the Head of the agency that decides the establishment of the enterprise.

2. Upon liquidation of its assets, an enterprise must set up a Liquidation Council. If it wants to sell the liquidated assets, it must hold an auction as prescribed by law.

3. The difference between the earnings from the liquidation of assets and the remaining value of the liquidated assets plus the liquidation cost must be accounted for in the enterprises business results.

Chapter III

TURNOVER, COSTS AND BUSINESS RESULTS

Article 20.- The turnover of business operations includes all the sales of products, goods and the provision of services on the market after deducting the costs of sale, the reduction of the sale prices, and the returned goods (with valid documents); the price subsidies from the State when it supplies goods or services at the request of the State.

Products, goods and services which are donated, presented, given away or consumed within an enterprise shall be also accounted for in determining the turnover.

The moment for determining the turnover is the time when a buyer accepts payment, whether it is received or not.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Revenues deriving from investment outside an enterprise, trading in bonds debentures and shares; lease of assets; joint ventures and share contributions; cooperation activities; interests on deposits and loans; collection of fines, recovery of forgiven debts, unused amounts of the reserves deducted from the preceding years, and other revenues.

Article 22.- If an enterprise suffers losses when performing the duties of production or provision of services for defense and security purposes, preventing and fighting against natural calamities or supplying products or services under the State pricing regime, without earning enough to make up for the production costs of those products and services, it shall be entitled to the regime of allowances, price subsidies or other State preferential regimes

1. When performing the above-mentioned tasks all the following conditions must be ensured:

a/ The tasks are assigned by the State (decided by the Government or, by Government mandate given to the Minister of the Ministry managing the economic-technical branch or the President of the Peoples Committee of a province or city directly under the Central Government, who shall make the decision, after consulting with the Minister of Finance);

b/ Satisfying the terms on time, quantity, quality and price.

2. The Ministry of Finance shall stipulate a detailed regulation on the allocation of allowances and price subsidies from the State budget.

Article 23.- An enterprise must account all the following expenditures arising in a fiscal year:

1. Business expenditures of the enterprise including:

a/ Cost of materials and raw materials i.e. the value of all the materials and raw materials which the enterprise uses in business operations;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Salaries i.e. all the salaries, wages and other payable salary-related costs;

d/ Deductions as prescribed by the State such as social insurance, medical insurance and trade union expenditures;

e/ Depreciation of fixed assets i.e. the depreciation deducted as prescribed of all the fixed assets of the enterprise;

f/ Cost of services procured from outside i.e. are all the expenditures paid to organizations and individuals outside the enterprise for their services provided at the enterprise’s request such as transportation, electricity and water supply, telephone, repair of fixed assets, consultancy, auditing, advertisement, property insurance, brokerage, agential activities, import-export by trust and other services;

g/ Other pecuniary expenditures include the license tax, the land use tax or land rent, natural resource tax, housing tax; spendings on reception and external relation activities; labor insurance cost, interests on borrowings for business purposes; deductions to fund the managerial cost of the higher level; contributions to the professional association of which the enterprise is a member and other expenditures.

h/ Other expenditures which the enterprise shall be allowed to account for in the business expenditures:

- The price reduction reserves deducted under Item 3, Article 13 of this Regulation;

- Severance allowances for laborers as prescribed in Decree No.198-CP of December 31, 1994 of the Government stipulating in detail and guiding the implementation of a number of Articles of the Labor Code on labor contracts.

2. Other operational costs of an enterprise include:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 24.- An enterprise shall not be permitted to account in its business operations and other expenditures the following spendings:

1. Losses in joint venture and/or cooperation activities, losses in other investment activities;

2. Damage compensations subsidized by the Government or paid by the damaging party(ies) or insurance companies;

3. Spendings for overseas trips, which are in excess of the prescribed expenses set by the State;

4. Expenditures which should be covered by the non-business fund, the welfare and reward funds;

5. Regular and irregular difficulty allowances;

6. Rewards such as productivity reward, innovation reward, thrift reward, emulation reward (these rewards derive from the reward fund of the enterprise);

7. Lunch allowances (if any)

8. Donations to the local authorities, mass and social organizations and other agencies;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



10. Expenses on specialists’ service in capital construction projects or scientific research or training projects covered by other funding sources;

11. Expenditures covered by other funding sources.

Article 25.- Determination of the production cost of products and services:

1. The production cost of products and services includes:

a/ Cost of direct materials i.e. the cost of raw materials, fuel and materials directly used for the creation of products and services;

b/ Cost of direct labor including salaries, wages and deducted sums of workers directly producing goods and services payable by an enterprise as prescribed.

c/ General production costs including the expenditures for production and processing activities of workshops (or business units) directly producing goods and services such as the costs of materials, small working tools, depreciation of the fixed assets of the workshops (business units); salaries and prescribed deductions from salaries of the personnel, cost of services procured from outside, other pecuniary costs arising in the workshops (business units).

2. The total cost of goods or services already consumed include:

a/ Production cost of goods or services already consumed;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Managerial cost including the expenditures on the enterprise’s executive and managerial apparatus, expenditures related to the business operations of the enterprise such as the cost of small working tools, depreciation of fixed assets in service of the enterprise’s executive and managerial apparatus; salaries and prescribed deductions from the salaries of the enterprises executive and managerial apparatus; costs of services procured from outside; other pecuniary expenses arising in the enterprise like expenditures on reception and public and external relation activities, severance allowances for laborers as prescribed in Decree No.198-CP of December 31, 1994 of the Government stipulating in detail and guiding the implementation of a number of articles of the Labor Code; price reduction reserves deducted under Item 3, Article 13 of this Regulation; deductions to fund the managerial cost of the higher level, and other expenditures.

Article 26.- An enterprise must formulate and organize the implementation of the economic-technical norms (such as the norm for the consumption of materials, raw materials and fuel, the labor norm and the norms for indirect expenses) suitable to its business organization and economic-technical characteristics as well as the level of its equipment and facilities while ensuring thrift, reducing prices and increasing labor productivity and product quality.

Article 27.-

1. An enterprise shall formulate by itself the labor norms for individuals and sections and the overall norm under the guidance of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs. The State corporations and independent State enterprises categorized as special enterprises must register their labor norms with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, other State enterprises must register their labor norms with the Head of the agency that decides the establishment of the enterprise.

2. On the basis of its registered labor norms and the salary regime prescribed by the State, an enterprise shall formulate its salary unit price per unit of product or service and submit it to the competent agency for approval.

Periodically, the competent agencies shall check the labor norms and salary unit price of an enterprise against its labor productivity growth rate and salaries so as to make appropriate adjustments.

3. The total payroll of employees and workers in an enterprise (including the Managing Board and Control Commission, if any) must be computed on the basis of the salary price unit and business results of the enterprise (the volume of products turned out or services provided). Even if an enterprise faces with difficulties in its business activities, it still has to ensure the minimum basic salary for its employees and workers.

The use of the salary fund for other purposes is strictly forbidden.

Article 28.-

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Turnover of up to 5 billion VND: the actual expenditure shall not exceed 5% of the actual turnover;

Turnover of more than 5 billion VND to 10 billion VND: the additional expenditure shall not exceed 2% of the increased amount of turnover;

Turnover of more than 10 billion VND to 50 billion VND: the additional expenditure shall not exceed 1% of the increased amount of turnover;

Turnover of more than 50 billion VND to 100 billion VND: the additional expenditure shall not exceed 0.5% of the increased amount of turnover;

Turnover of more than 100 billion VND to 500 billion VND: the additional expenditure shall not exceed 0.2% of the increased amount of turnover;

Turnover of more than 500 billion VND: the additional expenditure shall not exceed 0.1% of the increased amount of turnover;

2. Expenditures on labor insurance, skill training and fostering must be based on the prescribed regime and level of expenditures.

3. The member enterprises of a corporation shall make deductions to fund the managerial expenses of the corporation by decision of its General Director on the basis of the plan approved by the corporation’s Managing Board. If the corporation does not use up the fund, it can carry forward the left-over to the subsequent year and if it overspends the fund, the excessive expenditure can be accounted for in the business expenditures of the year.

Article 29.- For each service procured from outside an enterprise there must be a draft cost estimate and an economic contract. The service shall be accepted upon testing and its contract shall be liquidated according to the price prescribed by the State (for services priced by the State) or the market price if there are receipts and/or valid documentation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 30.- The profit made in a year is the business result of an enterprise, including the profit from business operations and the profit from other operations:

1. The profit from business operations is the difference between the turnover of business activities minus the total cost of products, goods or services already consumed and taxes paid under the provisions of law (except the profit tax).

2. The profit from other operations is the difference between the revenues from other activities minus the cost of such activities and taxes paid under the provisions of law (except the profit tax).

Article 31.- Independent State enterprises shall enjoy financial autonomy, take responsibility for their business operations, self-finance to ensure profits, take responsibility for profits and losses in business.

Chapter IV

PROFIT DISTRIBUTION

Article 32.- The profit made in a year of an enterprise shall be distributed according to the following order:

1. To pay the profit tax as prescribed by law;

2. To pay a fee for the use of the State budget capital;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. To make up for losses not yet subtracted from the pre-tax profit;

5. With regard to State enterprises doing business in a number of specific branches which must, as prescribed by law, set up special funds from their profits, after having paid the amounts defined in Items 1, 2, 3 and 4 above they must make deductions to set up these funds according to the rates prescribed by the State.

6. The remaining profit, after the amounts defined in Items 1, 2, 3, 4 and 5 (if any) of this Article are deducted, shall be subtracted to set up various funds according to the following rates::

a/ The development investment fund: the minimum deduction rate is 50%;

b/ The financial reserve fund: Deduction rate is 10% and the maximum balance of this fund must not exceed 25% of the statutory capital;

c/ The reserve fund for severance allowances: Deduction rate is 5% and the fund shall not exceed the effected payroll of 6 months.

d/ The remaining profit, after deductions are made to set up all the above-mentioned funds, shall be subtracted by the enterprise to set up the welfare and reward funds as prescribed.

- The maximum deduction shall not exceed the actual payroll of 3 months if the profit-to-investment ratio of the current year is not lower than that of the preceding year.

- The maximum deduction shall not exceed the actual payroll of 2 months if the profit-to-investment ratio of the current year is lower than that of the preceding year.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The remainder of the profit, if any, after deductions are made to set up the reward and welfare funds shall be remitted to the development investment fund.

Article 33.- Uses of the funds:

1. The development investment fund shall be used to develop business (including joint ventures, share contributions, purchase of shares as defined in Article 10 of this Regulation); renovate machinery, equipment and technological chains; research in the application of scientific and technical advances; support skill training and improve the working conditions in the enterprise; be deducted to set up the development investment fund and the scientific research and concentrated training fund (if any) of the corporation (if the enterprise is a corporation member) according to the rates decided by the Managing Board of the corporation.

In case of necessity, the State has the right to mobilize part of the development investment fund of an enterprise for the purpose of development investment in another State enterprise.

2. The financial reserve fund shall be used to make up for asset losses or damages suffered by an enterprise during the course of its business and deducted to form the financial reserve fund (if any) of the corporation (if the enterprise is a member of the corporation) according to the rates decided by the Managing Board of the Corporation.

3. The reserve fund for severance allowances shall be used for the training of employees and workers as required by the change in the enterprise’s organizational structure or technology and the training in optional jobs for female laborers in the enterprise, fostering and improving professional qualifications of laborers in the enterprise, providing allowances for laborers who work in the enterprise on a regular basis but now lose their jobs under Decree No.72-CP of October 31, 1995 of the Government stipulating in detail and guiding the implementation of a number of Articles of the Labor Code on employment; shall be deducted to form the reserve fund for severance allowances (if any) of the Corporation (if the enterprise is a member of a corporation) according to the rates decided by the Managing Board of the Corporation.

4. The reward fund shall be used to:

a/ Give year-end or regular bonuses to employees and workers in the enterprise. The value of the bonuses shall be decided by the Managing Board (for an enterprise with a Managing Board) at the proposal of the General Director or the Director and the Trade Union of the enterprise on the basis of the labor productivity and the work achievements of each employee or worker in the enterprise. For an independent enterprise without a Managing Board, its Director shall decide, after consulting the enterprise’s trade union, the bonus value.

b/ Give irregular rewards to individuals and collectives in the enterprise that have made technical innovations that yields efficiency in business. The value of a reward shall be decided by the Managing Board (for an enterprise with a Managing Board), the Director (for an independent enterprise without a Managing Board).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ Be deducted to form the concentrated reward fund (if any) of the corporation according to the rates decided by the corporation’s Managing Board.

5. The welfare fund shall be used to:

a/ Invest in building or repairing welfare facilities of the enterprise.

b/ Finance public welfare activities of the collective of employees and workers, social welfare.

c/ Contribute part of its capital to the investment in building common welfare projects of the branch or other welfare projects contracted with other units.

d/ Be deducted to form a concentrated welfare fund (if any) of the corporation according to the rates decided by the corporation’s Managing Board.

e/ Besides, the Managing Board (for an enterprise with a Managing Board) or the Director (for an independent enterprise without a Managing Board) and the enterprises trade union may use part of the welfare fund to provide allowances to laborers with unexpected difficulties, such as persons who have retired or have had to quit their jobs due to poor health and now meet with difficulties without any support, or for social charity purposes.

The use of the welfare fund shall be decided by the Managing Board (for an enterprise with a Managing Board) or the Director (for an independent enterprise without a Managing Board) after consulting the enterprises trade union.

Article 34.- The State corporations shall make deductions to set up and use their concentrated funds in accordance with their Statutes on the Organization and Operation already approved and their Financial Regulations issued by their Managing Boards after they are adopted by the Minister of Finance.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



ACCOUNTING, STATISTICAL AND AUDITING REGIMES

Article 35.- State enterprises must organize and implement its accounting and statistical work in accordance with the provisions of the States current legislation:

+ Making full documentation from the beginning;

+ Updating accounting records;

+ Accountancy must be done in a full, honest, accurate and objective manner.

Article 36.- At the end of a fiscal year, a State enterprise must:

+ Draw up on schedule the financial statements and statistical reports in accordance with current regulations. The enterprises shall conduct internal audit of their own financial statements or hire an independent auditor if they deem it necessary. The Director or the Managing Board (if any) of an enterprise shall take responsibility for the accuracy and authenticity of these statements and reports.

+ Make public the business results, assets, capital and debts of the enterprise. The Ministry of Finance shall guide the enterprises in making public financial data and statements.

+ Send on schedule the financial statements and statistical reports to competent agencies in accordance with current regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



A fiscal year starts on January 1st and ends on December 31st of the solar calendar year.

Article 37.- Any arising economic activity shall be reflected in Vietnam Dong, any foreign currency(ies) involved must be converted into Vietnam Dong at the official rate announced by the State Bank of Vietnam at the moment the operation takes place.

Chapter VI

RESPONSIBILITIES OF THE MANAGING BOARDS, GENERAL DIRECTORS, DIRECTORS AND STATE MANAGEMENT AGENCIES IN THE FINANCIAL MANAGEMENT OF STATE ENTERPRISES

Article 38.- The responsibilities of the Managing Board of a State enterprise:

1. The Managing Board shall perform the function of managing its enterprise. It shall, within the scope of its jurisdiction, organize the implementation, check and monitor the financial activities of the enterprise.

2. To receive the capital, land, natural and other resources assigned to the enterprise by the State;

3. To submit the plans on joint ventures with foreign investors to the Head of the agency that decides the establishment of the enterprise for approval;

4. To approve the plans, proposed by the General Director or the Director, on the use, preservation and development of capital and on the use of the profit after remittances are made to the budget, to approve the annual financial statements made by the member enterprises; to make public annual financial statements as prescribed; to adopt long-term and annual financial plans submitted by the General Director or Director.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. To examine and supervise the General Director, Directors and member units in the use, preservation and development of capital, fulfill the obligations toward the State as well as the objectives assigned by the State to the enterprise; and

To fulfill other obligations as prescribed by the State.

Article 39.- The responsibilities of the General Director or Director of a State enterprise:

1. In his/her capacity as a legal person representative of the enterprise, the General Director or Director of an enterprise has the highest executive power in the enterprise and takes responsibility before the Managing Board, the Head of the agency that decides the establishment of the enterprise and before law for running the enterprises operation;

2. Together with the Chairman of the Managing Board to sign the receipt of the capital, land, natural and other resources and manage and use them in accordance with the objectives and tasks assigned by the State.

3. To take responsibility for managing the use of capital in business in accordance with the plan on the use, preservation and development of capital adopted by the Managing Board (for an enterprise with a Managing Board); to implement the plan on profit distribution after remittances are made to the budget as prescribed.

4. To take responsibility before the State for the mobilization and use of various capital sources for business activities; to appoint persons in charge of the capital invested in joint ventures and/or business cooperation with other enterprises; to take material responsibility for damage caused to the enterprise due to his/her own fault.

5. To formulate spending norms compatible with the business conditions of the enterprise as prescribed by law.

6. To take responsibility for the data in the financial statements, the settlement data and other financial information.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



To fulfill other responsibilities as defined by the State.

Article 40.- The Ministry of Finance has the function of State management over finance and accounting; it performs the functions and tasks and exercise powers as defined by the Government.

The Ministry of Finance shall have to coordinate with the Ministries managing the economic-technical branches, the People’s Committees of the provinces and the cities directly under the Central Government in managing the finance of State enterprises.

 

APPENDIX

LIST OF INVALIDATED DOCUMENTS OF THE GOVERNMENT
(issued together with Decree No.59-CP of October 3, 1996 of the Government)

1. Decision No.217-HDBT of November 14, 1987 of the Council of Ministers on a number of policies to renew the business accounting regime in State owned enterprises.

2. Decision No.144-HDBT of May 10, 1990 of the Council of Ministers on the strengthening of the financial management of State-owned enterprises.

3. Decision No.315-HDBT of September 1st, 1990 of the Council of Ministers on the strengthening and reorganization of production and business in the State-owned economic sector.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. Decision No.332-HDBT of October 23, 1991 of the Council of Ministers on the preservation and development of the business capital of State enterprises.

6. Decision No.378-HDBT of November 16, 1991 of the Council of Ministers on measures to settle the working capital of State enterprises.

7. Decision No.179-TTg of December 22, 1992 of the Prime Minister on the management and use of the basic depreciation capital.

8. Decree No.50-HDBT of March 22, 1988 of the Council of Ministers issuing the Statute of the State-owned industrial enterprises.

9. Decree No.27-HDBT of March 22, 1989 of the Council of Ministers issuing the Statute of the Union of State-owned enterprises.

10. Decision No. 202-HDBT on the salaries of workers and employees engaged in production and business in the State-owned and joint State-private economic sectors.

11. Decision No.195-HDBT of December 2, 1989 of the Council of Ministers on the issue of supplementary provisions to Decision No.217-HDBT of November 14, 1987 of the Council of Ministers.

12. Other documents of the Government issued in relation to the financial management and business cost-accounting regime for State enterprises which are contrary to this Decree.-

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 59-CP ngày 03/10/1996 ban hành Quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp Nhà nước

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


18.648

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.187.103
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!