Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 27/2003/CT-TTg Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 11/12/2003 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 27/2003/CT-TTg

Hà Nội, ngày 11 tháng 12 năm 2003

 

CHỈ THỊ

VỀ TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN LUẬT DOANH NGHIỆP, KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

Luật Doanh nghiệp sau 4 năm thực hiện đã tạo ra bước đột phá trong đổi mới tư duy kinh tế, cải cách thể chế và thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp. Cùng với việc thực hiện Luật Doanh nghiệp, các chính sách khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế dân doanh được ban hành đã tháo gỡ các vướng mắc khó khăn, phát huy mạnh mẽ tính sáng tạo, sức sản xuất của nhân dân trên khắp mọi vùng đất nước, hướng vào đầu tư sản xuất, kinh doanh góp phần quan trọng vào tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội.

Tuy nhiên, việc thực hiện Luật Doanh nghiệp vẫn còn bị một số hạn chế từ phía cơ quan quản lý nhà nước và cả doanh nghiệp. Quyền tự do kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật vẫn chưa được thực hiện đầy đủ; các chính sách về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa chậm được triển khai; công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp còn lúng túng: vẫn còn tình trạng ban hành các văn bản pháp quy chưa thực sự xuất phát từ yêu cầu sản xuất, kinh doanh đôi khi xuất hiện trở lại cơ chế xin - cho; không ít thủ tục gia nhập thị trường còn bất hợp lý, chi phí cao, thời gian kéo dài, nhất là trong các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; quy hoạch phát triển ngành nghề còn chưa sát hợp, phải chỉnh sửa nhiều, làm trở ngại doanh nghiệp mới ra đời hoặc mở rộng đầu tư; đôi khi vì hành vi vi phạm pháp luật của một vài doanh nghiệp mà đặt ra những quy định chung gò bó, phức tạp; không ít các cơ quan chức năng, cán bộ, công chức còn tùy tiện đặt thêm nhiều thủ tục hành chính phiền hà, làm lỡ thời cơ, gây tốn kém cho doanh nghiệp.

Về phía doanh nghiệp, trình độ hiểu biết luật pháp và ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận chủ sở hữu và người quản lý chưa cao; một số doanh nghiệp còn làm ăn không trung thực, cố tình vi phạm quy định pháp luật; quản trị nội bộ doanh nghiệp còn yếu, chưa minh bạch; các doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa có sự liên kết, hợp tác nên hiệu quả kinh doanh và sức cạnh tranh còn thấp; các hiệp hội doanh nghiệp còn lúng túng về phương thức hoạt động, chưa thực sự hỗ trợ các thành viên phát triển.

Để khắc phục những yếu kém nói trên, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và có thêm nhiều doanh nghiệp gia nhập thị trường, nhất là ở các vùng nông thôn, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:

1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải thực hiện đúng quy định của Hiến pháp là "tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế được sản xuất, kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm"; bảo đảm các doanh nghiệp nhỏ và vừa và doanh nghiệp dân doanh được đối xử bình đẳng trong đầu tư, tín dụng, thuế, đất đai, xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu và các lĩnh vực khác; đồng thời, thực hiện ngay những việc sau:

a) Khẩn trương hoàn thành các nhiệm vụ đã được giao tại Nghị định số 90/2001/NĐ-CP của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quyết định số 94/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Trung ương lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX và Chỉ thị số 08/2002/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện trước ngày 30 tháng 4 năm 2004.

b) Kiểm tra, rà soát các văn bản pháp quy của bộ, ngành, địa phương có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bãi bỏ, bổ sung hoặc sửa đổi những quy định không còn phù hợp, xây dựng các văn bản mới cần thiết cho kinh doanh của doanh nghiệp phù hợp với tư tưởng đổi mới của Đảng, Nhà nước và phù hợp với lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế. Cơ quan đã ban hành văn bản không phù hợp với luật, pháp lệnh hoặc nghị định, phải ra văn bản sửa đổi hoặc huỷ bỏ nội dung không phù hợp; đồng thời xử lý nghiêm theo thẩm quyền đối với những cán bộ, công chức đã ký và tham mưu ban hành các nội dung sai trái đó.

c) Trong quá trình soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến môi trường kinh doanh, đến quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp, phải lấy ý kiến tham gia của cộng đồng doanh nghiệp. Khi ban hành, phải tổ chức phổ biến rộng rãi và hướng dẫn thi hành đến các cấp cơ sở, các hiệp hội và doanh nghiệp.

d) Định kỳ tổ chức việc đối thoại giữa các cơ quan chức năng với đại diện các doanh nghiệp về từng chủ đề, giữa Bộ với các doanh nghiệp có liên quan đến văn bản pháp quy mà Bộ ban hành, qua đó tiếp thu những giải pháp mới do địa phương và doanh nghiệp đề xuất để bổ sung, hoàn chỉnh các văn bản pháp quy; đồng thời, giải quyết kịp thời và dứt điểm những vướng mắc trong quá trình thi hành luật pháp và chính sách.

2. Bộ Tư pháp:

a) Trong quý I năm 2004, ban hành Thông tư hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn pháp lý theo hướng luật sư và những người có đủ điều kiện, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp đều được quyền cung ứng dịch vụ tư vấn pháp lý.

b) Trong quý II năm 2004, ban hành quy định hướng dẫn về hồ sơ, trình tự và thủ tục chuyển quyền sở hữu đối với tài sản có đăng ký để góp vốn.

3. Bộ Tài chính:

a) Trong quý I năm 2004, trình Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát, đánh giá các quy định hiện hành đang làm hạn chế việc nâng cao tính minh bạch trong quản lý tài chính doanh nghiệp, nhất là quy định về báo cáo tài chính, kế toán, hạch toán chi phí, căn cứ tính thuế và cách thức thu, nộp thuế, quản lý thuế. Trên cơ sở đó sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc kiến nghị giải pháp khắc phục trong quý II năm 2004.

c) Trong quý III năm 2004, trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định điều kiện kinh doanh không phân biệt thành phần kinh tế đối với các dịch vụ đòi nợ, định giá tài sản, đánh giá tín nhiệm.

d) Mở rộng thí điểm chế độ tự kê khai nộp thuế đối với các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

a) Trong tháng 12 năm 2003, trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 02/2000/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh và Nghị định số 03/2000/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp; nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Thông tư số 08/2001/TT-BKH của Bộ hướng dẫn trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh.

b) Trong quý I năm 2004, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các chương trình trợ giúp của Nhà nước cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa quy định tại Nghị định số 90/2001/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

c) Trong quý III năm 2004, trình Chính phủ dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 77/1997/NĐ-CP về BOT trong nước theo hướng đa dạng hoá các hình thức huy động vốn đầu tư trong nước phát triển cơ sở hạ tầng.

d) Trong quý IV năm 2004, hoàn thành việc nối mạng hệ thống thông tin doanh nghiệp toàn quốc.

đ) Phối hợp với Tổ Công tác thi hành Luật Doanh nghiệp và các cơ quan có liên quan tiếp tục tập hợp, rà soát, đánh giá, phân loại các loại giấy phép kinh doanh và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ biện pháp xử lý.

e) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và Bộ Công an rà soát, đánh giá các điều kiện gia nhập thị trường của các loại hình doanh nghiệp, bao gồm: hồ sơ, thủ tục, chi phí, thời gian trong các khâu đăng ký kinh doanh, phê duyệt dự án đầu tư, khắc dấu, đăng ký mã số thuế, mua hoá đơn, đăng ký mã số hải quan... nhằm sửa đổi, bãi bỏ hoặc trình cơ quan có thẩm quyền, sửa đổi, bãi bỏ các hồ sơ, thủ tục, điều kiện và chi phí bất hợp lý, cải tiến theo hướng đơn giản, thuận tiện cho doanh nghiệp, hợp lý hoá quy trình làm việc và tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan.

5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:

a) Trong quý I năm 2004 trình Chính phủ dự thảo Nghị định về điều kiện kinh doanh và tổ chức quản lý kinh doanh dịch vụ giới thiệu việc làm.

b) Rà soát và đánh giá các quy định, chính sách về thành lập, tổ chức quản lý, khuyến khích đối với các cơ sở dạy nghề; quý III năm 2004 trình Thủ tướng Chính phủ sửa đổi theo hướng đơn giản hoá thủ tục thành lập, đa dạng hoá quy mô và hình thức đào tạo, nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng đào tạo của các cơ sở dạy nghề, thật sự khuyến khích các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề cho người lao động theo nhu cầu của thị trường.

6. Bộ Khoa học và Công nghệ:

a) Trong quý I năm 2004 trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, thay thế Nghị định số 45/1998/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ, theo hướng đơn giản hoá thủ tục, khuyến khích mạnh việc đầu tư cho đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp.

b) Chủ trì, phối hợp với Tổ Công tác thi hành Luật Doanh nghiệp trình Chính phủ trong quý I năm 2004 sửa đổi Nghị định số 63/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 1996 của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp, theo hướng thay thế việc cấp Thẻ người đại diện sở hữu công nghiệp bằng điều kiện kinh doanh không cần giấy phép, thúc đẩy mạnh việc đăng ký và bảo hộ sở hữu công nghiệp ở nước ta.

c) Trong quý II năm 2004, trình Thủ tướng Chính phủ đề án thành lập Ngân hàng dữ liệu cung cấp thông tin về khoa học, công nghệ, xây dựng cơ chế khuyến khích liên kết và hợp tác giữa cơ sở nghiên cứu khoa học - công nghệ với doanh nghiệp.

7. Bộ Tài nguyên và Môi trường:

a) Trong quý I năm 2004, trình Chính phủ:

- Hướng dẫn thực hiện chủ trương cho phép sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh mà không phải chuyển sang thuê đất và nộp tiền thuê đất đối với đất ở, đất chuyên dùng, đất nhận chuyển nhượng hợp pháp theo quy định của pháp luật, đất được Nhà nước giao, đã nộp tiền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân, đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Hướng dẫn việc góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất vào doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, vào liên doanh giữa doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp với các nhà đầu tư nước ngoài.

b) Trong quý II năm 2004, trình Chính phủ dự thảo Nghị định (sửa đổi) về trình tự, thủ tục, điều kiện và thẩm quyền chuyển nhượng, quyền sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo hướng giảm tối đa các trình tự, thủ tục, tạo thuận lợi để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

8. Bộ Nội vụ:

a) Trong quý I năm 2004, ban hành hướng dẫn thực hiện Nghị định số 88/2003/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.

b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tư pháp nghiên cứu Đề án kiện toàn hệ thống Cơ quan đăng ký kinh doanh trong toàn quốc, để thống nhất thực hiện đăng ký kinh doanh tất cả các loại hình doanh nghiệp, trình Chính phủ trong quý II năm 2004.

9. Từ nay đến quý II năm 2004, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về thanh toán hàng hoá, dịch vụ xuất nhập khẩu với các nước có chung biên giới, phù hợp với các quy định pháp luật Việt Nam, thoả thuận giữa Việt Nam với các nước có chung biên giới và phù hợp điều kiện thực tế ở các vùng biên giới; chỉ đạo và hỗ trợ các tổ chức tín dụng, cung cấp các dịch vụ tài chính cần thiết thúc đẩy việc phát triển trao đổi hàng hoá qua biên giới.

10. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ dự thảo Nghị định về phát hành, quản lý phát hành và giao dịch chứng khoán không niêm yết ra công chúng trong quý III năm 2004.

11. Bộ Công an:

a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp và Toà án nhân dân tối cao trong quý II năm 2004, ban hành Thông tư liên tịch quy định về việc xác định nhân thân của người thành lập doanh nghiệp.

b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp dự thảo Nghị định quy định về phạm vi và điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ điều tra dân sự, kinh tế trình Chính phủ trong quý III năm 2004.

12. Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ:

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ đầu quý II năm 2004, những đề xuất về tư tưởng chỉ đạo và nội dung cơ bản đối với hai luật: Luật Doanh nghiệp áp dụng chung cho tất cả các loại hình doanh nghiệp không phân biệt thành phần kinh tế và Luật Khuyến khích và bảo hộ đầu tư áp dụng chung cho các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước đầu tư tại Việt Nam.

13. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quyền hạn và trách nhiệm được giao, thực hiện ngay các việc sau đây:

a) Từ nay đến hết quý I năm 2004, bãi bỏ các quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh trái với Luật Doanh nghiệp; bãi bỏ các văn bản hành chính tạm ngừng cấp đăng ký kinh doanh, cấp phép kinh doanh đối với các ngành nghề không thuộc đối tượng cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật; bãi bỏ các điều kiện kinh doanh trái với quy định của luật, pháp lệnh và nghị định đã được ban hành.

b) Từ nay đến quý II năm 2004, rà soát, đánh giá lại các quy hoạch phát triển ngành, nghề của địa phương; bãi bỏ các quy hoạch không còn cần thiết, sửa đổi, bổ sung các quy hoạch không phù hợp với thực tế.

c) Trong quý II năm 2004, ban hành quy định về trình tự giao đất, cho thuê đất, phê duyệt dự án đầu tư (trong và ngoài khu công nghiệp) cho doanh nghiệp theo hướng đơn giản các thủ tục hành chính, theo cơ chế "một cửa" tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.

d) Trong quý IV năm 2004, công bố quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết về sử dụng đất, phát triển đô thị, phát triển khu công nghiệp, phát triển vùng nguyên liệu, để người dân và doanh nghiệp có nhu cầu đều có được thông tin đầy đủ và chính xác về các quy hoạch đó.

đ) Củng cố và tăng cường năng lực Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh; tùy thuộc vào yêu cầu và điều kiện cụ thể ở địa phương, thành lập Phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện (theo Nghị định số 02/2000/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký kinh doanh) hoặc thống nhất giao một đầu mối là Phòng Tài chính - Kế hoạch hoặc Phòng Kinh tế thực hiện các nhiệm vụ của Phòng Đăng ký kinh doanh cấp huyện.

Xây dựng cơ chế phối hợp, cung cấp, trao đổi thông tin, cụ thể hoá thẩm quyền và trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư, các Sở, ngành kinh tế kỹ thuật, Công an tỉnh, Thanh tra Nhà nước tỉnh, Cục thuế, Cơ quan quản lý thị trường, Văn phòng ủy ban nhân dân tỉnh và ủy ban nhân dân thành phố, quận, huyện, thị xã thuộc tỉnh trong việc hỗ trợ và quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh.

e) Chỉ đạo nâng cao năng lực Cơ quan xúc tiến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; giao Sở Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối giúp ủy ban nhân dân cấp tỉnh phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện chức năng quản lý nhà nước về xúc tiến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

g) Định kỳ 6 tháng tổ chức gặp mặt các hiệp hội, câu lạc bộ doanh nghiệp, các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh cá thể ở địa phương để kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc của cộng đồng doanh nghiệp; đồng thời, khen thưởng động viên các nhà doanh nghiệp có thành tích xuất sắc, có đóng góp lớn vào việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

14. Các Hiệp hội doanh nghiệp:

a) Xây dựng chương trình, kế hoạch và nội dung hoạt động của hiệp hội hướng vào việc tạo sức mạnh cộng đồng doanh nghiệp trong phát triển thị trường, chủ động tham gia và bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp trong hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành hàng; lựa chọn bổ sung cán bộ có năng lực, uy tín, nhiệt tình của các doanh nghiệp vào bộ máy lãnh đạo hiệp hội; tăng cường tính chuyên nghiệp, tính thiết thực và hiệu quả trong hoạt động của hiệp hội.

b) Thường xuyên tổng hợp các kiến nghị của doanh nghiệp về luật pháp, cơ chế, chính sách, về cách thức quản lý, điều hành của cơ quan nhà nước các cấp và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ công chức trong giải quyết công việc liên quan đến doanh nghiệp và đề đạt các kiến nghị đó đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

c) Tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách, luật pháp của Nhà nước cho hội viên; phổ biến, huấn luyện kiến thức cho hội viên; giáo dục nâng cao ý thức chấp hành luật pháp, trách nhiệm với cộng đồng, xây dựng đạo đức và văn hoá kinh doanh.

d) Mở rộng và nâng cao chất lượng các dịch vụ hỗ trợ và xúc tiến kinh doanh có tác động trực tiếp đến lợi ích của hội viên; đa dạng hoá hình thức trao đổi kinh nghiệm và tìm kiếm cơ hội kinh doanh; hỗ trợ, làm đầu mối, cầu nối cho các hội viên liên doanh, liên kết phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập của từng doanh nghiệp, từng sản phẩm và của nền kinh tế; chống những biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh, gian lận thương mại trong phạm vi quốc gia và quốc tế.

15. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với các cơ quan nhà nước có liên quan, các hiệp hội doanh nghiệp khác để góp phần hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách, cải thiện môi trường kinh doanh: xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng chủ doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp; thực hiện liên kết các hiệp hội doanh nghiệp; xây dựng các chuẩn mực đạo đức và văn hoá kinh doanh; xây dựng mô hình liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp và các viện nghiên cứu, các trường đại học các nhà khoa học, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh phát huy mọi tiềm năng của doanh nghiệp.

16. Các chủ sở hữu, đại diện chủ sở hữu và người quản lý doanh nghiệp:

a) Nâng cao hiểu biết về pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật, xây dựng văn hoá, đạo đức kinh doanh của doanh nhân Việt Nam: kinh doanh trung thực, đúng pháp luật, có ý thức trách nhiệm với cộng đồng và ý thức bảo vệ môi trường, chăm lo đời sống của người lao động; xây dựng và củng cố sự tín nhiệm của khách hàng.

b) Xây dựng chiến lược và kế hoạch sản xuất, kinh doanh phù hợp với khả năng và nhu cầu thị trường; nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng suất lao động và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Chú trọng áp dụng các phương thức quản lý tiên tiến và nâng cao tính minh bạch trong quản trị nội bộ doanh nghiệp.

c) Tích cực khai thác và sử dụng các nguồn thông tin và kiến thức cần thiết về hội nhập và cạnh tranh quốc tế. Chăm lo đào tạo, nâng cao trình độ của các cấp quản lý và người lao động trong doanh nghiệp để đáp ứng yêu cầu cần hoạt động trong bối cảnh mới.

d) Chủ động liên kết hợp tác với các doanh nghiệp khác, các hiệp hội và tổ chức liên quan để cùng nhau khắc phục khó khăn, khai thác tốt nhất năng lực của từng doanh nghiệp và sức mạnh của sự hợp tác phát triển mạng lưới kinh doanh ở thị trường trong và ngoài nước, nắm bắt thời cơ và vượt qua thách thức trong quá trình hội nhập quốc tế.

17. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp, Thủ trưởng các đơn vị, các tổ chức liên quan chịu trách nhiệm thi hành Chỉ thị này.

18. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và Tổ Công tác thi hành Luật Doanh nghiệp có trách nhiệm theo dõi và đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị này; định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tiến độ, kết quả và những vướng mắc trong quá trình thực hiện, kiến nghị biện pháp xử lý.

 

 

Nguyễn Tấn Dũng

(Đã ký)

 

 

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 27/2003/CT-TTg

Hanoi, December 11, 2003

 

DIRECTIVE

ON FURTHER STEPPING UP THE IMPLEMENTATION OF THE ENTERPRISE LAW, THE DEVELOPMENT OF SMALL- AND MEDIUM-SIZED ENTERPRISES

The Enterprise Law, after four years of implementation, has created a breakthrough in the renewal of economic thinking as well as institutional and administratively-procedural reform for State management over enterprises. In parallel with the implementation of the Enterprise Law, various policies on encouraging and creating conditions for the development of private economy have been promulgated, thus removing problems and difficulties, strongly promoting the creativeness and production capacity of all people throughout the country, directing toward investment in production and business, and contributing an important part to economic growth and restructuring, as well as settlement of social issues.

However, there remain some shortcomings in the implementation of the Enterprise Law regarding both State management bodies and enterprises. The right to business freedom under law provisions has not yet been fully exercised; the realization of policies on support for the development of small- and medium-sized enterprises is still slow; there remains discomfort in the work of State management over enterprises; there still exists the situation where the issuance of legal documents is not prompted by production and business requirements, and sometimes, the ask-give mechanism re-appears; not a few procedures for market accession proved to be unreasonable, costly and long-lasting, especially in the conditional business lines; the plannings on development of business lines are unsuitable and need to be adjusted time and again, thus obstructing the emergence of new enterprises or investment expansion; sometimes, strict and complicated regulations are imposed just because of law violations by a few enterprises; not a few functional agencies, officials and employees laid down at their own will troublesome and complicated administrative procedures, thus making enterprises miss their oppoturnities and bear high costs.

Regarding enterprises, the level of legal understanding and sense of law observance of a section of owners and managers remain low; some enterprises still do business dishonestly and deliberately violate law provisions; the work of enterprises’ internal administration remains weak and non-transparent; small- and medium-sized enterprises fail to align and cooperate with one another, thus resulting in low business efficiency and competitiveness; enterprises’ associations are still perplexed about their operational modes and fail to provide practical support for the development of their members.

In order to overcome the above-said weaknesses, create a vigorous change in the improvement of investment environment and favorable conditions for enterprises to raise their efficiency and competitiveness, take initiative in international economic integration, and help more enterprises join in the market, especially in rural areas, the Prime Minister instructs:

1. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the provincial/municipal People’s Committees to strictly implement the provisions of the Constitution, stipulating that “organizations and individuals of all economic sectors may engage in production and/or business lines not banned by law”; to ensure that small- and medium-sized enterprises and private enterprises are treated equitably in investment, credit, taxation, land, trade promotion, import and export and other domains; and at same time, to immediately perform the following tasks:

a/ To expeditiously fulfill the tasks assigned in the Government’s Decree No. 90/2001/ND-CP on support for the development of small- and medium-sized enterprises, the Prime Minister’s Decision No. 94/2002/QD-TTg on the Government’s program of action for the implementation of the Resolution of the fifth plenum of the IXth Party Central Committee and Directive No. 08/2002/CT-TTg on raising enterprises’ efficiency and competitiveness. To report the implementation results to the Prime Minister before April 30, 2004.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ In the course of compiling legal documents related to business environment, as well as enterprises’ interests and obligations, the opinions of the enterprises’ community must be gathered. When these documents are issued, to widely disseminate them among, and guide their implementation to, grassroots levels, associations and enterprises.

d/ Periodically, to organize dialogues between functional agencies and enterprises’ representatives on each subject, and between ministries and enterprises related to legal documents issued by such ministries, so as to receive new solutions proposed by localities and enterprises in order to supplement and perfect the legal documents, and at the same time, to settle promptly and thoroughly problems arising in the course of enforcing laws and policies.

2. The Ministry of Justice:

a/ In the first quarter of 2004, to promulgate a circular guiding the granting of legal consultancy practitioning certificates along the direction that all lawyers and persons who meet the prescribed conditions on professional qualifications and experiences may provide legal consultancy services.

3. The Ministry of Finance:

a/ In the first quarter of 2004, to submit to the Prime Minister the amendments and supplements to the Decision promulgating the Regulation on the establishment, organization and operation of credit guarantee fund for small- and medium-sized enterprises.

b/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment in, revising and evaluating current regulations which are restricting the increase of transparency in the management of enterprises’ finance, especially the regulations on financial reports, book-keeping, cost accounting, tax calculation bases as well as tax collection, payment and management methods.

c/ In the third quarter of 2004, to submit to the Government a draft decree prescribing business conditions for the services of debt claim, property evaluation and reliability assessment, regardless of economic sectors.

4. The Ministry of Planning and Investment:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ In the first quarter of 2004, to submit to the Prime Minister for approval programs on the State’s support for small- and medium-sized enterprises prescribed in Decree No. 90/2001/ND-CP on support for the development of small- and medium-sized enterprises.

c/ In the third quarter of 2004, to submit to the Government a draft decree replacing Decree No. 77/1997/ND-CP on domestic BOT along the direction of diversifying forms of mobilization of domestic investment capital for infrastructure development.

e/ To coordinate with the Working Group for the implementation of the Enterprise Law and the concerned agencies in continuing to gather, review, evaluate and classify business licenses and propose handling measures to the Prime Minister.

f/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Finance and the Ministry of Public Security in, revising and evaluating conditions for accessing the market applicable to assorted enterprises, including: dossiers, procedures, expenditures and time for business registration, approval of investment projects, seal making, tax code registration, invoice purchase, customs code registration,…   in order to amend, abolish or propose competent agencies to  amend or abolish unreasonable dossiers, procedures, conditions and expenditures, modifying  them along the direction of being simple and convenient for enterprises, rationalizing working procedures and enhancing the coordination among concerned agencies.

5. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs:

b/ To review and evaluate regulations and policies on the establishment and management of, as well as incentive for, job-training establishments; in the third quarter of 2004, to submit to the Prime Minister amendments thereto along the direction of simplifying the procedures for the establishment, diversifying training scope and forms, and raising job-training establishments’ autonomy and self-responsibility for training contents and quality, so as to actually encourage organizations, individuals and enterprises to participate in job training for laborers according to market demands.

6. The Ministry of Science and Technology:

a/ In the first quarter of 2004, to submit to the Government a draft decree amending and supplementing the Government’s Decree No. 45/1998/ND-CP detailing technology transfer, along the direction of simplifying procedures and strongly encouraging the investment in technological renewal by enterprises.

b/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Working Group for the implementation of the Enterprise Law in, submitting to the Government in the first quarter of 2004 the amendments to the Government’s Decree No. 63/ND-CP of October 24, 1996 detailing industrial property, along the direction of replacing the granting of industrial property representatives’ cards with business conditions without permits and accelerating industrial property registration and protection in our country.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



7. The Ministry of Natural Resources and Environment:

- The guidance on realization of undertakings to permit the use of households’ and/or individuals’ residential land, special-use land, land lawfully transferred according to law provisions, and land assigned by the State, for which the land use levy has been paid and land-use right certificates have been granted, for production and/or business without having to shift to rent such land and pay land rents.

- The guidance on capital contribution with the land-use right value to enterprises operating under the Enterprise Law or joint ventures between enterprises operating under the Enterprise Law and foreign investors.

b/ In the second quarter of 2004, to submit to the Government a draft decree (amended) on order, procedures, conditions and competence to transfer land use right and convert land use purposes, along the direction of minimizing the order and procedures, creating convenience in order to boost economic restructuring and raise the land use efficiency.

8. The Ministry of Home Affairs:

a/ In the first quarter of 2004, to issue guidance on the implementation of the Government’s Decree No. 88/2003/ND-CP on the organization, operation and management of associations.

b/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Justice in, studying and submitting to the Government in the second quarter of 2004 the scheme on consolidating the system of the business registries nationwide so as to unify the business registration for all enterprises of all types.

9. From now to the second quarter of 2004, Vietnam State Bank to scrutinize, amend and supplement regulations on payment for goods and services imported from, or exported to, bordering countries, in compatibility with Vietnamese laws, agreements between Vietnam and bordering countries and practical conditions in border areas; and direct and support credit institutions in providing necessary financial services to accelerate goods exchange across the border.

10. The State Securities Commission to assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment in, submitting to the Government a draft decree on the issuance, issuance management and trading of unlisted securities to the public in the third quarter of 2004.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Justice and the Supreme People’s Court in, promulgating a joint circular on the determination of personal records of enterprise founders in the second quarter of 2004.

b/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Justice in, drafting a decree on business scope and conditions for civil and economic investigation services for submission to the Government in the third quarter of 2004.

12. The Prime Minister’s Board:

To assume the prime responsibility for, and coordinate with the concerned agencies in, submitting to the Prime Minister in the early second quarter of 2004 suggestions on the guiding thoughts and basic contents of two laws: the Enterprise Law to be applied commonly to enterprises of all types, regardless of economic sectors and the Law on Investment Promotion and Protection to be applied commonly to domestic and foreign enterprises investing in Vietnam.

13. The provincial/municipal People’s Committees, according to their vested powers and assigned responsibilities, to immediately perform the following tasks:

a/ From now to the end of the first quarter of 2004, to abolish the regulations on dossiers, order and procedures for business registration, which are contrary to the Enterprise Law; to abolish administrative documents on temporarily suspending the grant of business registration certificates and business licenses for business lines other than those banned from business by law; and to abolish business conditions contrary to promulgated laws, ordinances and decrees.

b/ From now to the second quarter of 2004, to scrutinize and revaluate  plannings on development of business lines of the localities; to abolish plannings  no longer necessary, and amend and supplement those unsuitable to the reality.

c/ In the second quarter of 2004, to promulgate regulations on the order for land assignment and lease to, and approval of investment projects (inside or outside industrial parks) for, enterprises along the direction of simplifying administrative procedures according to the “one-door” mechanism at local State administrative agencies.

d/ In the fourth quarter of 2004, to announce socio-economic development plannings, the overall and detailed plannings on land use and development of urban centers, industrial parks and raw-material zones for the interested people and enterprises to be provided with full and accurate information thereon.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



To formulate mechanism for the coordination, provision and exchange of information, concretizing the competence and responsibilities of the provincial/municipal Planning and Investment Services, economic-technical services and branches, the provincial-level police offices, State Inspectorate, tax departments, and market-control agencies, the offices of the People’s Committees of the provinces as well as cities, rural districts, urban districts and provincial capital and towns in the support for, and State management over, enterprises after their business registration.

f/ To direct the raising of capability of the agencies for promotion of development of small- and medium-sized enterprises; to assign the provincial/municipal Planning and Investment Services to act as the main body assisting the provincial-level People’s Committees in coordinating with the Ministry of Planning and Investment in performing the function of State management over promotion of development of small- and medium-sized enterprises.

g/ Every six months, to organize get-togethers of associations, enterprises’ clubs, enterprises and business households in the localities in order to remove in time difficulties and problems of the enterprises’ communities; and at the same time, to commend and encourage enterprises that record outstanding achievements and make great contributions to socio-economic development in the localities.

14. Enterprises’ associations:

a/ To formulate programs, plans and contents on their operation, focusing on creating the strength of enterprises’ communities in market development, taking initiative in the protection of enterprises’ interests in international economic integration, and raising the competitiveness of their commodity lines; to select and add capable, prestigious and enthusiastic cadres of enterprises to the associations’ leaderships; to raise the professionalism, practicality and efficiency of associations’ operation.

b/ To regularly sum up enterprises’ proposals on laws, mechanisms and policies, on modes of administration and management by the State agencies of various levels, as well as on the sense of responsibility of the contingent of public employees in the settlement of affairs related to enterprises, and propose them to competent State agencies.

c/ To disseminate and propagate the State’s undertakings, policies and laws to members; to disseminate and foster knowledge to members; to educate so as to raise the sense of law observance and responsibility towards the community and to build business morality and culture.

d/ To expand and raise the quality of services of business support and promotion which have direct impacts on members’ interests; to diversify the forms of  exchanging experiences and seek business opportunities; to support and act as the main body and bridge for members to align and cooperate with one another in developing their production and business and raising the competitiveness and integration capacity of each enterprise, each product as well as the entire economy; to fight signs of unhealthy competition and trade frauds on national and international scales.

15. Vietnam Chamber of Commerce and Industry shall coordinate with concerned State agencies and other enterprises’ associations in contributing to the perfection of the system of laws and policies and the improvement of business environment; to formulate and implement programs on training and fostering enterprise owners and managers; to link enterprises’ associations; to lay down business moral and cultural standards; to build models of joint ventures and cooperation among enterprises as well as between enterprises and research institutes, universities and scientists with a view to raising the competitiveness and bringing into full play all potentials of enterprises.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ To raise their legal understanding and sense of law observance, build Vietnamese entrepreneurs’ business culture and morality: doing business in a honest manner according to law provisions, having the sense of responsibility towards the community and environmental protection, and caring for laborers’ life; to build and consolidate customers’ confidence.

b/ To formulate production and business strategies and plans suitable to their capacity and market demands; to raise labor quality, efficiency and productivity as well as competitiveness of enterprises.

d/ To take initiative in aligning with other enterprises, concerned associations and organizations in order to overcome difficulties and well exploit the capacity of each enterprise as well as the strength of cooperation in developing business network in domestic and overseas foreign market, to seize oppoturnities and overcome challenges in the course of international integration.

17. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, the presidents of the People’s Committees of various levels and the heads of concerned units and organizations shall have to implement this Directive.

18. The Ministry of Planning and Investment to assume the prime responsibility for, and coordinate with the Government Office and the Working Group for implementation of the Enterprise Law in, monitoring and urging the implementation of this Directive; periodically, report the tempo, results and problems arising in the course of implementation, and propose handling measures to the Prime Minister.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Chỉ thị 27/2003/CT-TTg ngày 11/12/2003 về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Luật Doanh nghiệp, khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.562

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.201.71
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!