Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 04/2000/TT-BKH hướng dẫn thực hiện Quy chế đấu thầu

Số hiệu: 04/2000/TT-BKH Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Người ký: Trần Xuân Giá
Ngày ban hành: 26/05/2000 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ KẾ HOẠCH
VÀ ĐẦU TƯ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do-Hạnh phúc

Số:04/2000/TT-BKH

Hà Nội, ngày 25 tháng 05 năm 2000

THÔNG TƯ

CỦA BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ SỐ 04/2000/TT-BKH NGÀY 26 THÁNG 5 NĂM 2000 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUY CHẾ ĐẤU THẦU
(Ban hành kèm theo Nghị định số  88/1999/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 1999 và Nghị định số 14/2000/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2000 của Chính phủ)

Căn cứ Quy chế Đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số 88/1999/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 1999 (NĐ 88/CP) và Nghị định số 14/2000/ NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2000 (NĐ 14/CP) của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số nội dung chủ yếu của Quy chế Đấu thầu như sau:

PHẦN THỨ NHẤT
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG

CHƯƠNG I. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

Đối tượng áp dụng Quy chế Đấu thầu quy định tại khoản 2 Điều 2 của Quy chế Đấu thầu, cụ thể như sau:

MỤC I. CÁC DỰ ÁN QUY ĐỊNH TẠI ĐIỂM A KHOẢN 2 ĐIỀU 2

CỦA QUY CHẾ ĐẤU THẦU

Các dự án đầu tư thực hiện theo Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 2 của Quy chế Đấu thầu là các dự án có  sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước, bao gồm:

1. Các dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa lớn, nâng cấp các dự án đã đầu tư xây dựng;

2. Các dự án đầu tư để mua sắm tài sản kể cả thiết bị, máy móc không cần lắp đặt và sản phẩm công nghệ khoa học mới;

3. Các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước để quy hoạch phát triển vùng, lãnh thổ, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng đô thị, nông thôn.

MỤC II. CÁC DỰ ÁN CẦN LỰA CHỌN ĐỐI TÁC ĐẦU TƯ ĐỂ THỰC HIỆN

Các dự án cần lựa chọn đối tác đầu tư để thực hiện quy định tại điểm d khoản 2 Điều 2 của Quy chế Đấu thầu khi có từ 2 nhà đầu tư trở lên cùng muốn tham gia, bao gồm:

1. Các dự án liên doanh;

2. Các dự án thực hiện theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh;

3. Các dự án 100% vốn nước ngoài;

4. Các dự án BOT, BT, BTO;

5. Các dự án khác cần lựa chọn đối tác đầu tư.

CHƯƠNG II. SƠ TUYỂN NHÀ THẦU

Sơ tuyển nhà thầu quy định tại Điều 23 và Điều 34 của Quy chế Đấu thầu, cụ thể như sau:

MỤC I. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ SƠ TUYỂN

1. Các gói thầu có giá trị từ 300 tỷ đồng trở lên đối với mua sắm hàng hoá và từ 200 tỷ đồng trở lên đối với xây lắp đều phải tiến hành sơ tuyển. Tuỳ theo tính chất của từng gói thầu, các gói thầu có gía trị dưới mức quy định nêu trên cũng có thể tổ chức sơ tuyển trên cơ sở quyết định của người có thẩm quyền trong kế hoạch đấu thầu được duyệt.

2. Đối với các gói thầu mua sắm hàng hoá hoặc xây lắp không qua sơ tuyển, trong hồ sơ mời thầu phải yêu cầu nhà thầu nộp đủ các tài liệu về năng lực quy định tại điểm b khoản 2 Điều 9 của Quy chế Đấu thầu và kê khai năng lực, kinh nghiệm theo các mẫu câu hỏi số 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 nêu tại Mục II Phần Hồ sơ sơ tuyển Phụ lục III của Thông tư này.

3. Thời gian sơ tuyển kể từ khi phát hành hồ sơ mời sơ tuyển cho đến khi công bố kết quả đối với đấu thầu quốc tế không quá 90 ngày, đối với đấu thầu trong nước không quá 60 ngày. Khuyến khích rút ngắn thời gian sơ tuyển.   

MỤC II. HỒ SƠ MỜI SƠ TUYỂN

Mẫu hồ sơ mời sơ tuyển nhà thầu quy định tại Phụ lục III của Thông tư này. Hồ sơ mời sơ tuyển nhà thầu do Bên mời thầu lập hoặc thuê chuyên gia thực hiện. Bên mời thầu có trách nhiệm trình người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển trước khi phát hành.     

MỤC III. TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ DỰ SƠ TUYỂN

Việc đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển được tiến hành trên cơ sở chấm điểm theo 3 tiêu chuẩn với những nội dung chính như sau:

1. Năng lực về kỹ thuật (khoảng từ 20 - 30% tổng số điểm), bao gồm:

a. Những sản phẩm kinh doanh chính;

b. Số lượng và trình độ cán bộ chuyên môn;

c. Dự kiến nhân sự và tổ chức hiện trường;

d. Dự kiến thầu phụ;

đ. Khả năng bố trí thiết bị cho việc thực hiện gói thầu;

e.  Khả năng liên danh liên kết và sử dụng thầu phụ Việt Nam.

2. Năng lực về tài chính (khoảng từ 30 - 40% tổng số điểm), bao gồm:

a. Doanh thu trong 3 đến 5 năm gần đây (tuỳ theo từng gói thầu);

b. Tổng tài sản, vốn lưu động, lợi nhuận trước và sau thuế trong 3 đến 5 năm gần đây (tuỳ theo từng gói thầu);

c. Giá trị của các phần hợp đồng đang thực hiện chưa hoàn thành;

d. Khả năng tín dụng của nhà thầu và địa chỉ các ngân hàng cung cấp tín dụng cho nhà thầu.

3.  Kinh nghiệm (khoảng từ 30 - 40% tổng số điểm), bao gồm:

a. Số năm kinh nghiệm hoạt động;

b. Số lượng các hợp đồng có giá trị từ 50% trở lên so với giá gói thầu đang sơ tuyển đã thực hiện trong vòng 3 đến 5 năm gần đây;

c. Số lượng các hợp đồng đã thực hiện trong phạm vi trên thế giới, trong khu vực và ở Việt Nam trong vòng 3 đến 5 năm gần đây có tính chất tương tự như gói thầu đang sơ tuyển.

Đối với gói thầu mua sắm hàng hoá, tùy theo tính chất của từng gói thầu, yêu cầu về thời gian nêu tại điểm a và b khoản 2, điểm b và c khoản 3 Mục này có thể ít hơn 3 năm trên cơ sở phù hợp với tình hình thực tế của dự án và cần được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền chấp thuận.  

Tuỳ theo tính chất của từng gói thầu mà xác định nội dung cụ thể và tỷ trọng điểm cho từng nội dung nêu tại khoản 1, 2 và 3 của Mục này. Điểm số được tính theo thang điểm 100 hoặc 1000. 

MỤC IV. ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ DỰ SƠ TUYỂN

Việc đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển do Bên mời thầu hoặc thuê chuyên gia thực hiện. Hồ sơ dự sơ tuyển được đánh giá là đạt yêu cầu sơ tuyển khi đạt số điểm tối thiểu từ 60% tổng số điểm trở lên và từng tiêu chuẩn về năng lực kỹ thuật, năng lực tài chính, kinh nghiệm đều đạt từ 50% trở lên điểm tối đa của tiêu chuẩn đó.

CHƯƠNG III. NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁC

MỤC I. ĐIỀU KIỆN THAM DỰ THẦU

1. Trường hợp Tổng công ty đứng tên dự thầu quy định tại điểm c khoản 2 Điều 9 của Quy chế Đấu thầu thì các đơn vị trực thuộc nhưng hạch toán phụ thuộc không được phép tham dự với tư cách là nhà thầu độc lập trong cùng một gói thầu dưới hình thức là nhà thầu chính (liên danh hoặc đơn phương).

2. Các nhà thầu nước ngoài tham gia đấu thầu ở Việt Nam phải cam kết mua sắm và sử dụng các vật tư thiết bị phù hợp về chất lượng và giá cả đang sản xuất, gia công và hiện có tại Việt Nam theo quy định tại khoản 4 Điều 10 của Quy chế Đấu thầu, nếu trong nước không có hoặc không có khả năng sản xuất, gia công thì nhà thầu được chào từ nguồn nhập ngoại trên cơ sở đảm bảo chất lượng và giá cả hợp lý.  

MỤC II. CHỈ ĐỊNH THẦU

Gói thầu có tính chất đặc biệt khác do yêu cầu của cơ quan tài trợ vốn, do tính phức tạp về kỹ thuật và công nghệ hoặc do yêu cầu đột xuất của dự án được áp dụng hình thức chỉ định thầu quy định tại điểm d khoản 3 Điều 4 cuả Quy chế Đấu thầu là gói thầu có giá trị từ 1 tỷ đồng trở lên đối với mua sắm hàng hoá hoặc xây lắp, có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên đối với tư vấn (trừ tư vấn lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, khả thi) thuộc các dự án nhóm A,B,C và tương đương do người có thẩm quyền quyết định đầu tư quyết định việc chỉ định thầu trên cơ sở báo cáo thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ý kiến bằng văn bản của cơ quan tài trợ vốn và cơ quan liên quan khác. Đối với các gói thầu này nếu thuộc dự án nhóm A hoặc tương đương thì việc chỉ định thầu sẽ do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ý kiến bằng văn bản của cơ quan tài trợ vốn và cơ quan liên quan khác, không phân cấp như đối với các gói thầu nêu tại điểm c khoản 3 Điều 4 của Quy chế Đấu thầu.

Đối với các dự án liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc cổ phần, việc chỉ định thầu nêu tại khoản 1 Mục VIII của Chương này.

MỤC III. MỜI THẦU

Mời thầu thực hiện qua thông báo mời thầu hoặc gửi thư mời thầu  quy định tại khoản 2 Điều 20, khoản 3 Điều 22, khoản 3 Điều 33, điểm b khoản 1 Điều 45 và khoản 2 Điều 47 của Quy chế Đấu thầu, bao gồm:

1. Thông báo mời thầu

Thông báo mời thầu áp dụng trong trường hợp đấu thầu rộng rãi. Mẫu thông báo mời thầu nêu tại Phụ lục I, II và III của Thông tư này.    

Bên mời thầu phải tiến hành thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng tuỳ theo quy mô và tính chất của gói thầu trên các tờ báo phổ thông hàng ngày, phương tiện nghe nhìn và các phương tiện khác, nhưng tối thiểu phải đảm bảo 3 kỳ liên tục và phải thông báo trước khi phát hành hồ sơ mời thầu 5 ngày đối với gói thầu quy mô nhỏ và trước 10 ngày đối với các gói thầu khác kể từ ngày thông báo lần đầu.

Trong trường hợp đấu thầu quốc tế, Bên mời thầu phải thông báo theo quy định tại khoản này và phải thông báo ít nhất trên một tờ báo tiếng Anh được phát hành rộng rãi ở Việt Nam hoặc theo quy định của nhà tài trợ.  

2. Gửi thư mời thầu

Gửi thư mời thầu được thực hiện đối với các gói thầu thực hiện hình thức đấu thầu hạn chế, đối với các gói thầu đã qua sơ tuyển, các gói thầu tư vấn đã có danh sách ngắn được chọn. Bên mời thầu cần gửi trực tiếp thư mời thầu, qua Fax, qua đường bưu điện hoặc các phương tiện khác tới nhà thầu trong danh sách mời đã được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thời gian từ khi gửi thư mời thầu đến khi phát hành hồ sơ mời thầu ít nhất là 7 ngày đối với đấu thầu quốc tế và 5 ngày đối với đấu thầu trong nước, 3 ngày đối với gói thầu quy mô nhỏ. Mẫu thư mời thầu đối với từng lĩnh vực cụ thể được nêu tại các Phụ lục I, II và III của Thông tư này.      

MỤC IV. THỜI GIAN CHUẨN BỊ HỒ SƠ DỰ THẦU

Thời gian tối thiểu để chuẩn bị hồ sơ dự thầu quy định tại khoản 1 Điều 12 của Quy chế Đấu thầu. Trường hợp cần sửa đổi hồ sơ mời thầu, ngoài quy định đã nêu tại khoản 1 Điều 12 của Quy chế Đấu thầu, đối với gói thầu quy mô nhỏ Bên mời thầu cần thông báo cho các nhà thầu trước thời điểm đóng thầu là 5 ngày để nhà thầu có đủ thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu.  

MỤC V. TIẾP NHẬN HỒ SƠ DỰ THẦU

Việc tiếp nhận hồ sơ dự thầu quy định tại khoản 5 Điều 20, khoản 4 Điều 22, khoản 4 Điều 33, điểm c khoản 1 Điều 45, khoản 3 Điều 47 của Quy chế Đấu thầu được thực hiện như sau:

1. Bên mời thầu tiếp nhận hồ sơ dự thầu do nhà thầu nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện theo địa chỉ và thời gian quy định trong hồ sơ mời thầu.

2. Bên mời thầu không nhận hồ sơ dự thầu hoặc bất kỳ tài liệu bổ sung nào, kể cả thư giảm giá sau thời điểm đóng thầu (trừ tài liệu làm rõ hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của Bên mời thầu quy định tại Điều 11 của Quy chế Đấu thầu). Các hồ sơ dự thầu nộp sau thời điểm đóng thầu được xem là không hợp lệ và được gửi trả lại cho nhà thầu theo nguyên trạng.

3. Khi muốn sửa đổi hoặc rút hồ sơ dự thầu đã nộp, nhà thầu phải có văn bản thông báo xin sửa đổi hoặc rút hồ sơ dự thầu và Bên mời thầu phải nhận được đề nghị của nhà thầu trước thời điểm đóng thầu quy định nêu trong hồ sơ mời thầu.

MỤC VI. MỞ THẦU

Việc mở thầu quy định tại khoản 1 Điều 13 của Quy chế Đấu thầu, bao gồm:

1. Chuẩn bị mở thầu

Bên mời thầu mời đại diện của từng nhà thầu và có thể mời đại diện của các cơ quan quản lý có liên quan đến tham dự mở thầu để chứng kiến. Việc mở thầu được tiến hành theo địa điểm, thời gian ghi trong hồ sơ mời thầu, không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của các nhà thầu được mời. 

2. Trình tự mở thầu

a. Thông báo thành phần tham dự.

b. Thông báo số lượng và tên nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu.

c. Kiểm tra niêm phong các hồ sơ dự thầu.

d. Mở lần lượt các túi hồ sơ dự thầu, đọc và ghi lại các thông tin chủ yếu sau:

- Tên nhà thầu;

- Số lượng bản chính, bản chụp hồ sơ dự thầu;

- Giá dự thầu, trong đó giảm giá;

- Bảo lãnh dự thầu nếu có;

- Những vấn đề khác.

đ) Thông qua biên bản mở thầu.

e) Đại diện Bên mời thầu, đại diện nhà thầu và đại diện của các cơ quan quản lý có liên quan (nếu có mặt) ký xác nhận vào biên bản mở thầu.

g) Tổ chuyên gia hoặc Bên mời thầu ký xác nhận vào bản chính hồ sơ dự thầu trước khi tiến hành đánh giá theo quy định tại khoản 1 Điều 13 của Quy chế Đấu thầu.  Bản chính hồ sơ dự thầu được bảo quản theo chế độ bảo mật và việc đánh giá được tiến hành theo bản chụp.  

MỤC VII. DANH SÁCH NGẮN

Danh sách ngắn các nhà thầu quy định tại khoản 21 Điều 3 của Quy chế Đấu thầu, bao gồm:

Danh sách ngắn đối với gói thầu tư vấn là danh sách mời tham dự đấu thầu tư vấn bao gồm ít nhất 5 nhà thầu. Trường hợp không đủ số lượng 5 nhà thầu tham dự, Bên mời thầu cần báo cáo người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền quyết định.

Danh sách ngắn đối với gói thầu mua sắm hàng hoá hoặc xây lắp là danh sách các nhà thầu được chọn thông qua bước đánh giá về mặt kỹ thuật bao gồm tất cả các nhà thầu đạt số điểm từ điểm tối thiểu trở lên về mặt kỹ thuật đã quy định trong tiêu chuẩn đánh giá được duyệt.  

MỤC VIII. PHÂN CẤP TRÁCH NHIỆM VỀ ĐẤU THẦU

Phân cấp trách nhiệm về đấu thầu quy định tại Điều 52 của Quy chế Đấu thầu như sau:

1. Hội đồng quản trị (hoặc người được Hội đồng quản trị uỷ quyền) của doanh nghiệp liên doanh (Công ty trách nhiệm hữu hạn), Đại diện hợp pháp của các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh, Hội đồng quản trị (hoặc người được Hội đồng quản trị uỷ quyền) của doanh nghiệp cổ phần (Công ty cổ phần) có trách nhiệm sau đây đối với các dự án liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc cổ phần thuộc quyền quản lý quy định tại điểm b khoản 2 Điều 2 của Quy chế Đấu thầu:

a. Phê duyệt kế hoạch đấu thầu của dự án, phê duyệt kết quả đấu thầu các gói thầu của dự án và quyết định việc chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, tự thực hiện đối với các gói thầu quy định tại các khoản 3,5 và 6 Điều 4 của Quy chế Đấu thầu trên cơ sở thoả thuận của cơ quan cấp Giấy phép đầu tư (đối với dự án liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh), thoả thuận của cơ quan quyết định việc góp vốn cổ phần của Nhà nước vào doanh nghiệp (đối với dự án của doanh nghiệp cổ phần);

b. Phê duyệt các nội dung cơ bản của quá trình đấu thầu quy định tại điểm b, c, d, đ, e, g và i khoản 1 Điều 51 của Quy chế Đấu thầu.

2.  Người có thẩm quyền của doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm phê duyệt các nội dung cơ bản của quá trình đấu thầu quy định tại Điều 51 của Quy chế Đấu thầu đối với các dự án thuộc phạm vi được quyền quyết định đầu tư.

MỤC IX. BẢO MẬT HỒ SƠ, TÀI LIỆU, THÔNG TIN
TRONG QUÁ TRÌNH ĐẤU THẦU

Hồ sơ, tài liệu, thông tin có liên quan đến gói thầu trong suốt quá trình đấu thầu được xem là những bí mật về thương mại cần được bảo mật theo Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước. Việc bảo mật hồ sơ, tài liệu, thông tin trong suốt quá trình đấu thầu quy định tại khoản 1 Điều 13 và Điều 56 của Quy chế Đấu thầu bao gồm:

1. Cá nhân, tập thể của Bên mời thầu, tư vấn lập hồ sơ mời thầu, cơ quan thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu không được tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu với bất cứ đối tượng nào trước ngày phát hành hồ sơ mời thầu;

2. Bên mời thầu có trách nhiệm bảo mật hồ sơ dự thầu của các nhà thầu đã nộp. Nhà thầu có trách nhiệm bảo mật hồ sơ dự thầu của mình cho đến khi công bố kết quả đấu thầu. Đối với hồ sơ dự thầu chào hàng cạnh tranh được gửi qua Fax cũng phải được bảo mật như đối với hồ sơ dự thầu khác;

3. Cá nhân, tập thể của Bên mời thầu, của Tổ chuyên gia hoặc Tư vấn có trách nhiệm đánh giá hồ sơ dự thầu không được tiết lộ các thông tin có liên quan đến quá trình xét thầu như nội dung các hồ sơ dự thầu, các sổ tay ghi chép và các biên bản cuộc họp về xét thầu, các ý kiến nhận xét đánh giá của chuyên gia hoặc tư vấn đối với từng nhà thầu và các tài liệu có liên quan khác;

4. Các phương tiện thông tin đại chúng không đưa các thông tin có liên quan đến xét thầu nêu tại khoản 3 Mục này trong quá trình xét thầu kể từ sau thời điểm mở hồ sơ dự thầu đến thời điểm công bố kết quả đấu thầu;  

5. Bên mời thầu, cơ quan trình duyệt kết quả đấu thầu, cơ quan thẩm định kết quả đấu thầu và người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền có trách nhiệm bảo mật hồ sơ trình duyệt kết quả đấu thầu nêu tại khoản 2 Mục I Chương I Phần thứ năm của Thông tư này và các tài liệu liên quan đến báo cáo thẩm định kết quả đấu thầu của cơ quan thẩm định nêu tại khoản 3 Mục II Chương I Phần thứ năm của Thông tư này.

PHẦN THỨ HAI
KẾ HOẠCH  ĐẤU THẦU CỦA DỰ ÁN

CHƯƠNG I. LẬP KẾ HOẠCH ĐẤU THẦU

            Kế hoạch đấu thầu được lập và trình duyệt để làm cơ sở cho việc thực hiện đấu thầu. Khi xây dựng kế hoạch đấu thầu cần sử dụng các cơ quan, tổ chức chuyên môn hoặc cá nhân am hiểu về dự án. Tuỳ theo tính chất công việc và thời gian thực hiện, việc lập kế hoạch đấu thầu được thực hiện như sau:

MỤC I. LẬP KẾ HOẠCH ĐẤU THẦU CÙNG VỚI QUYẾT ĐỊNH
ĐẦU TƯ DỰ ÁN

Đối với dự án nhóm C, kế hoạch đấu thầu của dự án phải được lập và phê duyệt cùng thời điểm với Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo đầu tư và được thể hiện trong Quyết định đầu tư (quy định tại khoản 11 Điều 24 và khoản 10 Điều 30 của Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng, ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 của Chính phủ ). Kế hoạch đấu thầu của dự án phải phù hợp với nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo đầu tư được duyệt và phù hợp với Quy chế Đấu thầu. 

Ngoài các dự án nhóm C, một số dự án khác nếu đủ điều kiện, có thể lập kế hoạch đấu thầu của dự án để đề nghị phê duyệt cùng với quyết định đầu tư, song phải đảm bảo các yêu cầu về kế hoạch đấu thầu nêu ở Điều 8 của Quy chế Đấu thầu.  

MỤC II. LẬP KẾ HOẠCH ĐẤU THẦU SAU KHI CÓ
QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ DỰ ÁN

Đối với các dự án còn lại, việc lập và phê duyệt kế hoạch đấu thầu của dự án được tiến hành sau khi có Quyết định đầu tư được duyệt. Trong trường hợp này, căn cứ để lập kế hoạch đấu thầu của dự án là các tài liệu được phê duyệt hoặc có hiệu lực như:

1. Báo cáo nghiên cứu khả thi và các văn bản giải trình bổ sung trong quá trình thẩm định dự án nếu có;

2. Quyết định đầu tư;

3. Điều ước quốc tế về tài trợ đối với các dự án sử dụng nguồn tài trợ quốc tế;

4. Dự toán, tổng dự toán được duyệt (nếu có);

5. Khả năng cung cấp vốn, tình hình thực tế của dự án;

6. Các văn bản pháp lý có liên quan khác (nếu có).

CHƯƠNG II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH ĐẤU THẦU CỦA DỰ ÁN

Kế hoạch đấu thầu bao gồm nội dung các công việc của dự án cần được thực hiện theo Quy chế Đấu thầu. Khi xây dựng kế hoạch đấu thầu cần đảm bảo đầy đủ 6 nội dung quy định tại khoản 2 Điều 8 của Quy chế Đấu thầu, cụ thể như sau:

MỤC I. PHÂN CHIA GÓI THẦU

1. Việc phân chia dự án thành gói thầu cần căn cứ vào công nghệ, tính chất kỹ thuật hoặc trình tự thực hiện dự án. Gói thầu cần được phân chia theo quy mô hợp lý và đảm bảo tính đồng bộ của dự án. Không phân chia gói thầu quá nhỏ để thực hiện chỉ định thầu hoặc gói thầu quá lớn ảnh hưởng đến cơ hội tham gia của các nhà thầu trong nước khi tổ chức đấu thầu quốc tế.

2. Trong trường hợp đặc biệt, gói thầu cũng có thể chia thành nhiều phần để thực hiện theo một hoặc nhiều hợp đồng và cần quy định rõ trong hồ sơ mời thầu để nhà thầu có thể chào thầu cho một, nhiều phần hoặc toàn bộ  gói thầu.   

MỤC II. GIÁ GÓI THẦU VÀ NGUỒN TÀI CHÍNH

Giá gói thầu được xây dựng trên cơ sở phù hợp với cơ cấu tổng mức đầu tư trong Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc dự toán, tổng dự toán của dự án được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt. Mỗi gói thầu cần xác định rõ nguồn tài chính như vốn ngân sách, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp, vốn do nhà thầu thu xếp hoặc các nguồn vốn khác.

MỤC III. HÌNH THỨC LỰA CHỌN NHÀ THẦU VÀ PHƯƠNG THỨC ĐẤU THẦU

Tuỳ theo tính chất công việc của từng gói thầu và tình hình thực tế của dự án để xác định hình thức lựa chọn nhà thầu và phương thức đấu thầu cho phù hợp. Việc đấu thầu được thực hiện trên cơ sở từng gói thầu nghĩa là một gói thầu chỉ có 1 hồ sơ dự thầu và được tổ chức đấu thầu 1 lần. Tương ứng với mỗi gói thầu chỉ có một hình thức lựa chọn nhà thầu và một phương thức đấu thầu.   

MỤC IV. THỜI GIAN TỔ CHỨC ĐẤU THẦU CHO TỪNG GÓI THẦU

Thời gian tổ chức đấu thầu được tính từ khi phát hành hồ sơ mời thầu cho đến khi công bố kết quả đấu thầu.

MỤC V. LOẠI HỢP ĐỒNG

Tuỳ theo tính chất và thời gian thực hiện gói thầu mà lựa chọn loại hợp đồng cho phù hợp. Trong trường hợp gói thầu đựợc thực hiện theo nhiều hợp đồng thì các hợp đồng đó có thể thực hiện theo cùng hoặc khác nhau về loại hợp đồng tuỳ theo yêu cầu về nội dung và thời gian thực hiện, nhưng phải nêu rõ trong hồ sơ mời thầu.      

MỤC VI. THỜI GIAN THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG

Thời gian thực hiện hợp đồng dự kiến cho từng gói thầu trong kế hoạch đấu thầu phải phù hợp với tiến độ của dự án được duyệt và tính khả thi của việc thực hiện gói thầu.

CHƯƠNG III. TRÌNH DUYỆT, THẨM ĐỊNH VÀ
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH ĐẤU THẦU CỦA DỰ ÁN

MỤC I. TRÌNH DUYỆT KẾ HOẠCH ĐẤU THẦU

1. Trách nhiệm trình duyệt kế hoạch đấu thầu

Chủ đầu tư có trách nhiệm trình kế hoạch đấu thầu của dự án lên người có thẩm quyền phê duyệt. Đối với các dự án nhóm A và tương đương việc trình kế hoạch đấu thầu lên Thủ tướng Chính phủ do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng quản trị của Tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ thành lập, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện theo Quy chế làm việc của Chính phủ. Trường hợp Hội đồng quản trị Tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ thành lập (Tổng công ty 91) trình kế hoạch đấu thầu lên Thủ tướng Chính phủ, Bộ quản lý ngành (nếu có) cần có ý kiến nhận xét bằng văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, trong đó nêu rõ những vấn đề về cơ sở pháp lý, về nội dung và tính hợp lý của kế hoạch đấu thầu do Hội đồng quản trị Tổng công ty nhà nước nêu trên trình.

2. Hồ sơ trình duyệt kế hoạch đấu thầu

a) Văn bản trình duyệt kế hoạch đấu thầu

Trong văn bản trình duyệt kế hoạch đấu thầu của dự án cần thể hiện được các nội dung sau:

- Phần công việc đã thực hiện

            Phần công việc đã thực hiện bao gồm các gói thầu hoặc công việc phục vụ cho việc chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị thực hiện đầu tư đã được thực hiện theo quy định như khảo sát, lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi và một số công việc khác nếu có. Đối với từng gói thầu hoặc công việc đã thực hiện cần nêu rõ tên đơn vị thực hiện, cấp quyết định, giá trị thực hiện, loại hợp đồng và thời gian thực hiện.

- Phần công việc không đấu thầu

Phần này bao gồm các công việc không thể tiến hành đấu thầu như: chi phí cho Ban quản lý dự án, chi phí đền bù, thuê quyền sử dụng đất, quyết toán công trình, chi phí chạy thử, các khoản lệ phí phải nộp, lãi vay trong thời gian xây dựng, vốn lưu động ban đầu để chuẩn bị sản xuất, những khoản vốn đóng góp được thể hiện bằng hiện vật, lao động của các tổ chức, cá nhân tham gia dự án được quy định trong quyết định đầu tư, dự phòng phí và những khoản chi phí khác nếu có.  

- Phần công việc sẽ tổ chức đấu thầu (kế hoạch đấu thầu của dự án)

Bao gồm những công việc còn lại của dự án cần tổ chức đấu thầu kể cả việc rà phá bom mìn, xây dựng khu tái định cư. Cần giải trình rõ cơ sở của việc phân chia gói thầu, cơ sở của việc áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu, phương thức đấu thầu và loại hợp đồng đối với từng gói thầu.    

Tổng giá trị các phần công việc đã tổ chức thực hiện, không đấu thầu và sẽ đấu thầu cần phù hợp và không vượt tổng mức đầu tư được duyệt cho dự án.

b) Tài liệu kèm theo văn bản trình duyệt

Khi trình duyệt kế hoạch đấu thầu của dự án, ngoài văn bản trình duyệt cần gửi kèm theo bản chụp các tài liệu sau:

- Báo cáo nghiên cứu khả thi được duyệt và các văn bản giải trình bổ sung trong quá trình thẩm định dự án nếu có;

- Quyết định đầu tư dự án;

- Điều ước quốc tế về tài trợ đối với dự án sử dụng tài trợ quốc tế;

- Dự toán, tổng dự toán được duyệt nếu có;

- Các văn bản pháp lý có liên quan khác.

MỤC II. THẨM ĐỊNH KẾ HOẠCH ĐẤU THẦU CỦA DỰ ÁN

1. Trách nhiệm thẩm định kế hoạch đấu thầu

a. Đối với các dự án nhóm A và tương đương

Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm chủ trì thẩm định kế hoạch đấu thầu của dự án trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 52 của Quy chế Đấu thầu.

b. Đối với dự án nhóm B và tương đương

Việc thẩm định kế hoạch đấu thầu của dự án do cấp thẩm định kết quả đấu thầu quy định tại Bảng 1 Điều 53 của Quy chế Đấu thầu thực hiện, cụ thể như sau:

- Đối với các dự án do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng quản trị Tổng công ty do Thủ tướng Chính phủ thành lập hoặc người có thẩm quyền của doanh nghiệp nhà nước được quyền quyết định đầu tư phê duyệt kế hoạch đấu thầu thì cấp thẩm định là đơn vị giúp việc về đấu thầu có liên quan trực thuộc;

- Đối với các dự án do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt kế hoạch đấu thầu, cấp thẩm định kế hoạch đấu thầu là Sở Kế hoạch và Đầu tư;

- Đối với các dự án do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận, thị xã, huyện, thị trấn, xã, phường phê duyệt kế hoạch đấu thầu, cấp thẩm định là đơn vị  giúp việc về đấu thầu có liên quan trực thuộc.  

c. Đối với dự án nhóm C và các dự án có kế hoạch đấu thầu được phê duyệt cùng với quyết định đầu tư

Việc thẩm định kế hoạch đấu thầu của dự án là một nội dung của việc thẩm định dự án (trừ các dự án được lập báo cáo đầu tư không phải thẩm định), thuộc trách nhiệm của cơ quan thẩm định dự án nhưng phải đảm bảo theo đúng Quy chế Đấu thầu.

2. Nội dung thẩm định kế hoạch đấu thầu

Nội dung thẩm định kế hoạch đấu thầu của dự án bao gồm những công việc sau:

a. Kiểm tra cơ sở pháp lý của việc lập kế hoạch đấu thầu như Báo cáo nghiên cứu khả thi, Quyết định đầu tư, Điều ước quốc tế về tài trợ, dự toán, tổng dự toán và các văn bản liên quan khác nếu có;

b. Kiểm tra sự phù hợp của nội dung kế hoạch đấu thầu so với các tài liệu có liên quan nêu tại điểm b khoản 2 Mục I Chương này và so với Quy chế Đấu thầu, tính hợp lý của kế hoạch đấu thầu so với điều kiện thực tế;

c. Nhận xét và kiến nghị của cơ quan thẩm định.

3. Thời gian thẩm định kế hoạch đấu thầu

a. Đối với dự án nhóm A và tương đương

Thời gian thẩm định kế hoạch đấu thầu không quá 30 ngày, kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.

b. Đối với các dự án khác

Thời gian thẩm định kế hoạch đấu thầu không quá 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

MỤC III. PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH ĐẤU THẦU

Người có thẩm quyền có trách nhiệm phê duyệt kế hoạch đấu thầu. Thời gian phê duyệt kế hoạch đấu thầu không quá 7 ngày kể từ khi nhận được văn bản báo cáo của cơ quan thẩm định, trừ kế hoạch đấu thầu của các dự án nhóm A hoặc tương đương do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thực hiện theo Quy chế làm việc của Chính phủ.

MỤC IV. VÍ DỤ VỀ KẾ HOẠCH ĐẤU THẦU CỦA DỰ ÁN 

Xem ví dụ 1 Phụ lục IV.

PHẦN THỨ BA
HỒ SƠ MỜI THẦU

Hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu về các yêu cầu cho một gói thầu do Bên mời thầu lập, được làm căn cứ pháp lý cho nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu và Bên mời thầu đánh giá hồ sơ dự thầu.

CHƯƠNG I. LẬP HỒ SƠ MỜI THẦU

MỤC I. TRÁCH NHIỆM LẬP HỒ SƠ MỜI THẦU

Việc lập hồ sơ mời thầu quy định tại khoản 1 Điều 20, khoản 2 Điều 22, khoản 2 Điều 33, điểm a khoản 1 Điều 45, khoản 1 Điều 47 của Quy chế Đấu thầu do Bên mời thầu thực hiện hoặc thuê chuyên gia thực hiện. Hồ sơ mời thầu là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng và hiệu quả của gói thầu. Khi lập hồ sơ mời thầu cần sử dụng các cơ quan, cá nhân có đủ năng lực, trình độ chuyên môn về gói thầu, am hiểu về đấu thầu để đảm bảo chất lượng của hồ sơ mời thầu, tạo thuận lợi cho nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu và tạo thuận lợi cho việc xét thầu.

MỤC II. CĂN CỨ LẬP HỒ SƠ MỜI THẦU

Việc lập hồ sơ mời thầu thực hiện theo các căn cứ sau:

1. Quyết định đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư và Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo đầu tư kèm theo. Đối với đấu thầu lựa chọn đối tác đầu tư để thực hiện dự án khi chưa có quyết định đầu tư, căn cứ vào văn bản chấp thuận của người có thẩm quyền; 

2. Kế hoạch đấu thầu được duyệt;

3. Thiết kế kỹ thuật kèm theo dự toán hoặc tổng dự toán được duyệt (bắt buộc đối với gói thầu xây lắp);

4. Các quy định về đấu thầu của Nhà nước và Điều ước quốc tế về tài trợ đã ký nếu sử dụng nguồn vốn ODA;

5. Các chính sách có liên quan khác của Nhà nước như thuế, tiền lương, ưu đãi nhà thầu trong nước hoặc chính sách khác.

CHƯƠNG II. YÊU CẦU VÀ NỘI DUNG HỒ SƠ MỜI THẦU

MỤC I. YÊU CẦU ĐỐI VỚI HỒ SƠ MỜI THẦU

Hồ sơ mời thầu cần đầy đủ, chính xác, rõ ràng, khách quan và phù hợp với các căn cứ nêu tại Mục II Chương I Phần thứ ba của Thông tư này, theo những nội dung sau:

1. Về mặt kỹ thuật

a. Đối với tuyển chọn tư vấn

Các nội dung trong Điều khoản tham chiếu nêu tại Mục IV Phụ lục I của Thông tư này. 

b. Đối với mua sắm hàng hoá

Yêu cầu về phạm vi cung cấp, số lượng, chất lượng hàng hoá, tiêu chuẩn công nghệ, tiêu chuẩn sản xuất, tính năng kỹ thuật, nguồn gốc thiết bị, thời gian bảo hành, yêu cầu về môi trường.

c. Đối với xây lắp

Hồ sơ thiết kế kỹ thuật kèm theo bản tiên lượng, yêu cầu về lao động, máy móc thiết bị thi công, yêu cầu về môi trường, tiến độ và các yêu cầu khác.

2. Về tài chính, thương mại

a) Giá dự thầu theo giá FOB, CIF hoặc theo các loại giá khác.   

b) Đồng tiền bỏ thầu và tỷ giá so sánh.

c) Nguồn tài chính và các vấn đề có liên quan khác như tín dụng người           mua, tín dụng người bán, lãi suất và phí các loại, thời  gian vay trả.

d) Loại hợp đồng và các vấn đề liên quan.

đ) Điều kiện thanh toán.

3. Về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu

Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu cần nêu ngay trong hồ sơ mời thầu. Khi tiêu chuẩn đánh giá nêu trong hồ sơ mời thầu còn chưa cụ thể thì cần lập tiêu chuẩn đánh giá chi tiết và phải được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi mở thầu.Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm những nội dung chính sau:

a) Đối với gói thầu tư vấn

Sử dụng phương pháp chấm điểm để đánh giá hồ sơ dự thầu. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu tư vấn bao gồm:

- Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật (đánh giá về đề xuất kỹ thuật)

Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật là tiêu chuẩn đánh giá các nội dung của túi  hồ sơ đề xuất kỹ thuật của nhà thầu (hay còn được gọi tắt là tiêu chuẩn kỹ thuật), cụ thể là: 

+ Về kinh nghiệm (khoảng 10 đến 20% tổng số điểm)

Nội dung này bao gồm:

* Kinh nghiệm  thực hiện các gói thầu tương tự: Số lượng các gói thầu tương tự do nhà thầu đã thực hiện trong vòng 3 đến 5 năm  gần đây (tuỳ theo từng gói thầu).

* Kinh nghiệm thực hiện các gói thầu có điều kiện tương tự: Số lượng các gói thầu có điều kiện tương tự về mặt tự nhiên, xã hội và kinh tế đã thực hiện trong vòng 3 đến 5 năm gần đây .

* Các nội dung khác:                   

. Năng lực nhà thầu: Số lượng, chất lượng đội ngũ chuyên gia hiện có của nhà thầu, doanh thu trong vòng 3 đến 5 năm gần đây.

. Kinh nghiệm quản lý: Mức độ phù hợp về trình độ quản lý hiện tại của nhà thầu so với yêu cầu của gói thầu.

. Các hoạt động khác.

Tỷ trọng điểm và mức điểm yêu cầu tối thiểu của từng nội dung về kinh nghiệm được xác định tuỳ thuộc vào tính chất của từng gói thầu.   

+ Về giải pháp và phương pháp luận (30-40% tổng số điểm)

Nội dung này bao gồm:

* Hiểu rõ mục đích yêu cầu của gói thầu: Mức độ  hiểu biết của nhà thầu về mục đích, yêu cầu của gói thầu được nêu trong "Điều khoản tham chiếu".

* Phương pháp luận do nhà thầu đề xuất: Mức độ hoàn chỉnh, hợp lý của phương pháp luận do nhà thầu đề xuất so với  yêu cầu nêu trong "Điều khoản tham chiếu".

* Sáng kiến cải tiến: Các sáng kiến cải tiến do nhà thầu đề xuất sẽ được xem xét trong quá trình đánh giá.

* Chương trình công tác: Tính hợp lý của sơ đồ tổ chức, biểu đồ công tác, lịch bố trí nhân sự.

* Công lao động (tháng-người): Mức độ phù hợp về công lao động (tháng-người) do nhà thầu đề xuất so với yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu.

* Đào tạo và chuyển giao công nghệ: Mức độ phù hợp so với yêu cầu của hồ sơ mời thầu về nội dung đào tạo như số lượt người được đào tạo, thời gian đào tạo, hình thức đào tạo tại hiện trường, theo lớp, trong nước, ngoài nước; về nội dung chuyển giao công nghệ như tài liệu và các phần mềm cần chuyển giao.

* Phương tiện làm việc: Sự hợp lý về các yêu cầu hỗ trợ chỗ làm việc, trang thiết bị, cán bộ hỗ trợ của Bên mời thầu, phương tiện đi lại.  

* Cách trình bày: Mức độ trình bày hồ sơ dự thầu của nhà thầu.

Tỷ trọng điểm và mức điểm yêu cầu tối thiểu của từng nội dung về giải pháp và phương pháp luận được xác định tuỳ thuộc vào tính chất của từng gói thầu.

+ Tiêu chuẩn về nhân sự (khoảng 50 đến 60% tổng số điểm)

Nội dung này bao gồm:

* Nhân sự theo chức danh của từng chuyên gia: Chức danh nhân sự tham gia gói thầu thường bao gồm cố vấn trưởng (đội trưởng) và chức danh của các chuyên gia khác thuộc từng lĩnh vực cụ thể. Tỷ trọng điểm và mức điểm yêu cầu tối thiểu của các chức danh được xác định căn cứ theo tính chất của từng gói thầu. Thông thường điểm của cố vấn trưởng (đội trưởng) chiếm tỷ trọng cao nhất. Khi đánh giá nhân sự theo từng chức danh cần lưu ý một số điểm sau:

. Đối với cố vấn trưởng (đội trưởng): Yêu cầu về kinh nghiệm đối với chuyên gia này là đã làm cố vấn trưởng trong những dự án trước đây. Đồng thời yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm của cố vấn này như yêu cầu đối với một chuyên gia thuộc lĩnh vực cụ thể khác. Chuyên gia với tư cách là cố vấn trưởng phải có tối thiểu 5 năm công tác trở lên thuộc lĩnh vực chuyên môn có liên quan đến dự án.

. Đối với các chuyên gia thuộc các lĩnh vực cụ thể: Yêu cầu về trình độ học vấn và những kết quả đào tạo có liên quan đến gói thầu. Yêu cầu về phạm vi công việc và kinh nghiệm thực hiện đối với gói thầu. Trong quá trình xây dựng tiêu chuẩn đánh giá cần  phân biệt các chuyên gia làm việc thường xuyên và các chuyên gia làm hợp đồng cho nhà thầu.

. Tuỳ theo tính chất của từng gói thầu, yêu cầu có chữ ký của những chuyên gia chủ chốt cam kết về lý lịch cũng như quỹ thời gian để thực hiện gói thầu như quy định nêu trong hồ sơ mời thầu ( Mẫu 4 Mục VI Phụ lục I của Thông tư này).  

* Tiêu chuẩn nhân sự của từng chức danh được xem xét trên  4 nội dung sau:

. Kinh nghiệm chung (10-20% tổng số điểm của từng chức danh):  Trình độ học vấn, số năm công tác.

. Kinh nghiệm có liên quan đến gói thầu (60-70% tổng số điểm của từng chức danh): Số lượng gói thầu tương tự đã thực hiện.

. Các yếu tố khác (10-20% tổng số điểm của từng chức danh): Kinh nghiệm làm việc ở nước ngoài, ngoại ngữ...

. Biên chế thường xuyên của các chuyên gia thuộc nhà thầu (5% tổng số điểm của từng chức danh).

- Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp về mặt kỹ thuật và giá

Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp bao gồm tiêu chuẩn về mặt kỹ thuật và tiêu chuẩn về giá, trong đó tiêu chuẩn về mặt kỹ thuật không được dưới 70% và tiêu chuẩn về giá không vượt quá 30% tổng số điểm. Phương pháp đánh giá, công thức xác định điểm giá và điểm tổng hợp được nêu tại khoản 9 Mục III Phụ lục I của Thông tư này. 

b) Đối với gói thầu mua sắm hàng hoá

- Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu

Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hoá quy định tại khoản 1 Điều 29 của Quy chế Đấu thầu bao gồm các nội dung sau:

+ Năng lực sản xuất và kinh doanh: Sản phẩm sản xuất và kinh doanh chính (số lượng và chủng loại), số lượng và trình độ cán bộ chuyên môn, cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà thầu.

+ Năng lực tài chính: Tổng tài sản, vốn lưu động, doanh thu, lợi nhuận trước và sau thuế trong thời gian 3 đến 5 năm gần đây.

+ Kinh nghiệm: Số năm kinh nghiệm hoạt động. Số lượng các hợp đồng tương tự đã thực hiện trong thời gian 3 đến 5 năm gần đây tại Việt Nam và nước ngoài.

Tuỳ theo tính chất của từng gói thầu, yêu cầu về thời gian để tính năng lực tài chính (qua các chỉ tiêu về tổng tài sản, vốn lưu động, doanh thu, lợi nhuận) và yêu cầu về thời gian đã thực hiện các hợp đồng tương tự có thể quy định ít hơn 3 năm trên cơ sở phù hợp với tình hình thực tế của dự án và cần được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền chấp thuận. 

Không tiến hành chấm điểm mà chỉ xem xét trên 2 tiêu thức "đạt" hoặc "không đạt" đối với 3 nội dung trên để xác định khả năng tham dự thầu của nhà thầu. Nhà thầu đạt cả 3 nội dung trên, được xem là đủ năng lực và kinh nghiệm để tham dự thầu.

- Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật để chọn danh sách ngắn

Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều 29 của Quy chế Đấu thầu bao gồm các nội dung sau:

+ Yêu cầu về kỹ thuật

* Khả năng đáp ứng các yêu cầu về phạm vi cung cấp, số lượng, chất lượng hàng hoá, tiêu chuẩn công nghệ, tiêu chuẩn sản xuất, tính năng kỹ thuật, tỷ lệ giữa vật tư thiết bị nhập ngoại và sản xuất gia công trong nước.

* Đặc tính kinh tế kỹ thuật, mã hiệu thiết bị vật tư, tên hãng và nước sản xuất, năm sản xuất.

* Tính hợp lý và hiệu quả kinh tế của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức cung ứng vật tư thiết bị đến nơi lắp đặt.

* Khả năng lắp đặt thiết bị, phương tiện lắp đặt và năng lực cán bộ kỹ thuật.

* Khả năng thích ứng về mặt kỹ thuật.

* Khả năng thích ứng về mặt địa lý.

* Tác động đối với môi trường và biện pháp giải quyết.

+  Khả năng cung cấp tài chính (nếu có yêu cầu)

+ Các nội dung khác

* Điều kiện hợp đồng: Mức độ đáp ứng các điều kiện hợp đồng nêu trong hồ sơ mời thầu. 

* Thời gian thực hiện hợp đồng so với yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu và cam kết hoàn thành hợp đồng của nhà thầu.

* Chuyển giao công nghệ: Khả năng chuyển giao công nghệ cho toàn bộ dự án hoặc từng phần của dự án.

* Đào tạo: Kế hoạch và nội dung đào tạo trong nước, ngoài nước cho cán bộ, công nhân trực tiếp thực hiện và tiếp thu công việc.

* Các nội dung khác nếu có.

Sử dụng thang điểm 100 hoặc 1000 để đánh giá đối với các nội dung nêu trên về mặt kỹ thuật để chọn danh sách ngắn. Tuỳ theo tính chất của từng gói thầu mà xác định tỷ trọng điểm và mức điểm yêu cầu tối thiểu đối với từng nội dung. Điểm tối thiểu của tất cả các nội dung trên theo quy định không được thấp hơn 70% tổng số điểm, nghĩa là điểm tối thiểu có thể là 70, 71, 72 ...80% ... tuỳ theo tính chất của từng gói thầu.

- Tiêu chuẩn đưa về một mặt bằng để xác định giá đánh giá

Tiêu chuẩn đưa về một mặt bằng để xác định giá đánh giá bao gồm những nội dung chủ yếu sau:

+ Thời gian sử dụng: Tuổi thọ máy, thời gian khấu hao;

+ Công suất của toàn bộ dây chuyền sản xuất, công suất của thiết bị chính (tính ra giá đơn vị sản phẩm). Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm;

+ Công nghệ sản xuất: Xuất xứ của thiết bị, tiêu chuẩn chế tạo, trình độ công nghệ;

+ Chi phí vận hành: Tổn thất khi vận hành, tiêu hao nguyên nhiên vật  liệu, phụ tùng thay thế và các khoản chi phí vận hành khác nếu có;

+ Chi phí bảo dưỡng, duy tu, sửa chữa lớn;

+ Điều kiện thương mại (điều kiện thanh toán, bảo hành), điều kiện tài chính (lãi suất vay, các loại phí ).

c) Đối với gói thầu xây lắp

- Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu

Tiêu chuẩn về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu quy định tại khoản 2 Điều 40 của Quy chế Đấu thầu bao gồm:

+ Kinh nghiệm: Số năm kinh nghiệm hoạt động. Số lượng các hợp đồng tương tự đã thực hiện trong vòng 3 đến 5 năm gần đây ở vùng địa lý tương tự, ở hiện trường tương tự;

+ Số lượng, trình độ cán bộ, công nhân kỹ thuật của nhà thầu;

+ Năng lực tài chính: Doanh thu, lợi nhuận trước và sau thuế, vốn lưu động trong vòng 3 đến 5 năm gần đây.

Không tiến hành chấm điểm mà chỉ xem xét trên 2 tiêu thức "đạt" hoặc "không đạt" đối với 3 nội dung trên để xác định khả năng tham dự thầu của nhà thầu. Nhà thầu đạt cả 3 nội dung trên, được xem là đủ năng lực và kinh nghiệm để tham dự thầu.

- Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật để chọn danh sách ngắn

Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật quy định tại khoản 1,3 và 4 Điều 40 của Quy chế Đấu thầu bao gồm các nội dung sau:

+ Yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng

* Mức độ đáp ứng đối với các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng vật tư, thiết bị nêu trong hồ sơ thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật.

* Tính hợp lý và khả thi của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức thi công: Sơ đồ tổng tiến độ, sơ đồ tổ chức hiện trường, bố trí nhân sự, các giải pháp kỹ thuật.

* Các biện pháp bảo đảm điều kiện vệ sinh môi trường và các điều kiện an toàn khác như phòng cháy, nổ, an toàn lao động.

* Mức độ đáp ứng của thiết bị thi công: Số lượng, chủng loại, chất lượng của thiết bị (mức độ đã khấu hao), hình thức sở hữu của thiết bị (tự có, đi thuê) bố trí cho gói thầu.

* Các biện pháp đảm bảo chất lượng. 

 +  Khả năng cung cấp tài chính (nếu có yêu cầu)

 +  Các nội dung khác

* Tiến độ thi công: Mức độ đảm bảo tổng tiến độ quy định trong hồ sơ mời thầu và  sự hợp lý về tiến độ hoàn thành giữa các hạng mục, phần việc của công trình có liên quan.

* Mức độ liên danh liên kết với nhà thầu Việt Nam, sử dụng thầu phụ Việt Nam của nhà thầu nước ngoài trường hợp đấu thầu quốc tế.

* Những nội dung khác nếu có yêu cầu trong hồ sơ mời thầu.

 Tuỳ theo tính chất của từng gói thầu mà xác định tỷ trọng điểm và mức điểm yêu cầu tối thiểu đối với từng nội dung.

- Tiêu chuẩn đưa về một mặt bằng để xác định giá đánh giá

Mặt bằng đánh giá có thể bao gồm các tiêu chuẩn sau:

+ Khối lượng, nguyên vật liệu theo hồ sơ mời thầu;

+ Chi phí vận hành, bảo dưỡng, duy tu công trình;

+ Điều kiện thi công;

+ Điều kiện thương mại (điều kiện thanh toán, bảo hành công trình), điều kiện tài chính (nếu có);

+ Thời gian thực hiện gói thầu;

+ Thời gian sử dụng công trình.

4. Các nội dung khác

a) Thuế các loại theo quy định của pháp luật.

b) Bảo hiểm, bảo hành công trình.

MỤC II. NỘI DUNG HỒ SƠ MỜI THẦU

Tuỳ theo tính chất của từng gói thầu, nội dung chủ yếu của hồ sơ mời thầu được quy định tại khoản 1 Điều 20 của Quy chế Đấu thầu đối với tuyển chọn tư vấn, Điều 24 đối với mua sắm hàng hoá, Điều 35 đối với xây lắp, khoản 2 Điều 45 đối với gói thầu quy mô nhỏ và khoản 1 Điều 47 đối với lựa chọn đối tác để thực hiện dự án. Ngoài ra, để có thông tin chi tiết hơn, nội dung hồ sơ mời thầu đối với 3 lĩnh vực chủ yếu: tư vấn, mua sắm hàng hoá và xây lắp được hướng dẫn tại các phụ lục kèm theo Thông tư này (đối với hồ sơ mời thầu lựa chọn đối tác thực hiện dự án có thể vận dụng theo các nội dung đối với tuyển chọn tư vấn), cụ thể như sau:

Phụ lục I:                Mẫu hướng dẫn Hồ sơ mời thầu tư vấn.

Phụ lục II:               Mẫu hướng dẫn Hồ sơ sơ tuyển và Hồ sơ mời thầu mua

                               sắm hàng hoá.

Phụ lục III:              Mẫu hướng dẫn Hồ sơ sơ tuyển và Hồ sơ mời thầu xây

                               lắp.

CHƯƠNG III. PHÊ DUYỆT HỒ SƠ MỜI THẦU

Phê duyệt hồ sơ mời thầu thuộc trách nhiệm của người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền được quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 51 của Quy chế Đấu thầu. Thời gian phê duyệt hồ sơ mời thầu tối đa không quá 10 ngày đối với gói thầu quy mô nhỏ và không quá 20 ngày đối với các gói thầu khác.

PHẦN THỨ TƯ
ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ DỰ THẦU

CHƯƠNG I. ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ DỰ THẦU TƯ VẤN

MỤC I. QUY ĐỊNH CHUNG

Việc đánh giá hồ sơ dự thầu tư vấn quy định tại điểm a khoản 2 Điều 13; khoản 7, 8 và 9 Điều 20 của Quy chế Đấu thầu bao gồm hai bước sau:

1. Bước 1

Mở túi hồ sơ đề xuất kỹ thuật để xem xét đánh giá bằng phương pháp chấm điểm.

2. Bước 2

Mở túi hồ sơ đề xuất tài chính của các nhà thầu được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật (đạt từ 70% tổng số điểm về mặt kỹ thuật trở lên) để xem xét, đánh giá theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ mời thầu và tiêu chuẩn đánh giá chi tiết được phê duyệt trước thời điểm mở thầu. Sau đó, đánh giá tổng hợp về mặt kỹ thuật và giá căn cứ theo cơ cấu điểm đã được quy định trong hồ sơ mời thầu để xếp hạng hồ sơ dự thầu.

MỤC II. ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ ĐỀ XUẤT KỸ THUẬT

1. Đánh giá sơ bộ

Xem xét tính phù hợp về mặt hành chính pháp lý của từng hồ sơ dự thầu đối với yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

Làm rõ hồ sơ dự thầu: Việc làm rõ hồ sơ dự thầu được quy định tại Điều 11 của Quy chế Đấu thầu. Trong văn bản yêu cầu nhà thầu làm rõ hồ sơ dự thầu cần ghi rõ thời gian mà nhà thầu cần gửi văn bản làm rõ.

2. Đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu

Đánh giá chi tiết từng hồ sơ dự thầu về mặt kỹ thuật trên cơ sở tiêu chuẩn đánh giá được quy định trong hồ sơ mời thầu và tiêu chuẩn đánh giá chi tiết được phê duyệt trước thời điểm mở thầu nêu tại điểm a khoản 3 Mục I Chương II Phần thứ ba của Thông tư này.

MỤC III. ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ ĐỀ XUẤT TÀI CHÍNH

Sau khi đánh giá về đề xuất kỹ thuật, danh sách các nhà thầu đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật (đạt từ 70% tổng số điểm về mặt kỹ thuật trở lên) cần được trình người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt và được mở tiếp túi hồ sơ đề xuất tài chính để chấm điểm về giá. Sau đó các hồ sơ dự thầu sẽ được đánh giá tổng hợp theo cơ cấu điểm về mặt kỹ thuật và giá được quy định trong hồ sơ mời thầu để xếp hạng.

MỤC IV. THƯƠNG THẢO HỢP ĐỒNG

Căn cứ quyết định phê duyệt danh sách xếp hạng các nhà thầu qua bước đánh giá tổng hợp của người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền, Bên mời thầu mời nhà thầu xếp hạng thứ nhất đến thương thảo hợp đồng theo quy định tại khoản 11 Điều 20 của Quy chế Đấu thầu.

Việc thương thảo hợp đồng cần tập trung thống nhất một số nội dung sau:

1. Nhiệm vụ và nội dung công việc chi tiết của tư vấn cần thực hiện;

2. Nội dung chuyển giao công nghệ và đào tạo;

3. Kế hoạch công tác và việc bố trí nhân sự;

4. Tiến độ;

5. Giải quyết thay đổi nhân sự nếu có;

6. Vấn đề bố trí điều kiện làm việc;

7. Nội dung chi phí tư vấn, bao gồm các khoản được quy định tại Điều 21 của Quy chế Đấu thầu, trong đó lưu ý các chi phí ngoài lương thực hiện theo nguyên tắc thực thanh thực chi nhưng không vượt quá mức được thống nhất.

Nếu các nội dung thương thảo được thống nhất giữa 2 bên, trong đó giá trị hợp đồng đề nghị không vượt quá giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu được duyệt thì nhà thầu sẽ được kiến nghị trúng thầu. Trường hợp thương thảo không thành công, Bên mời thầu cần báo cáo người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền để xin phép mời nhà thầu xếp hạng tiếp theo vào thương thảo hợp đồng.

CHƯƠNG II . ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ DỰ THẦU CUNG CẤP HÀNG HOÁ

Việc đánh giá hồ sơ dự thầu cung cấp hàng hoá thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 13 và Điều 30 của Quy chế Đấu thầu với trình tự như sau:

MỤC I. ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ HỒ SƠ DỰ THẦU

1. Kiểm tra tính hợp lệ và xem xét sự đáp ứng cơ bản của hồ sơ dự thầu

Bên mời thầu xem xét tính hợp lệ và sự đáp ứng cơ bản của từng hồ sơ dự thầu đối với các quy định trong hồ sơ mời thầu nhằm xác định các hồ sơ dự thầu đủ tư cách để xem xét tiếp. Kiểm tra tính hợp lệ và sự đáp ứng cơ bản của hồ sơ dự thầu bao gồm các nội dung sau:

a. Giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép bán hàng thuộc bản quyền của nhà sản xuất đối với thiết bị phức tạp và có yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu;

b. Số lượng bản chính, bản chụp hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu;

c. Đơn dự thầu được điền đầy đủ và có chữ ký hợp lệ của người đứng đầu tổ chức nhà thầu ký hoặc của người được uỷ quyền kèm theo giấy uỷ quyền;

d. Sự hợp lệ của bảo lãnh dự thầu;

đ.  Biểu giá chào, biểu phân tích một số đơn gía chính nếu có;

e. Năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu;

g.  Các phụ lục, tài liệu kèm theo khác theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu;

h.  Các yêu cầu khác nếu có.

2. Làm rõ hồ sơ dự thầu

Việc làm rõ hồ sơ dự thầu có thể thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp nhưng phải được thể hiện bằng văn bản để làm cơ sở pháp lý cho việc xem xét đánh giá hồ sơ dự thầu. Trong quá trình làm rõ, nhà thầu không được thay đổi bản chất hồ sơ dự thầu và không được thay đổi giá dự thầu.

3. Loại bỏ hồ sơ dự thầu

Hồ sơ dự thầu bị loại bỏ khi không đáp ứng về tính hợp lệ, các yêu cầu cơ bản được coi là các điều kiện tiên quyết nêu trong hồ sơ mời thầu. Theo đó, các điều kiện tiên quyết để loại bỏ hồ sơ dự thầu bao gồm:

a. Tên nhà thầu không có trong danh sách đăng ký tham dự và danh sách mua hoặc được cấp hồ sơ mời thầu;

b. Hồ sơ dự thầu không nộp đúng địa điểm và thời hạn quy định trong hồ sơ mời thầu, trong trường hợp này hồ sơ dự thầu sẽ được trả lại theo nguyên trạng;

c. Không có bảo lãnh dự thầu hoặc có bảo lãnh dự thầu nhưng không hợp lệ như có giá trị thấp hơn, thời gian hiệu lực ngắn hơn, gửi không đúng địa chỉ theo yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu;

d. Không nộp bản gốc, chỉ nộp bản chụp hồ sơ dự thầu;

đ.  Không nộp đủ các giấy tờ hợp lệ quy định đối với điều kiện tham

dự thầu như các bản chụp về Giấy đăng ký kinh doanh, Giấy phép bán hàng thuộc bản quyền của nhà sản xuất nếu có yêu cầu;

e.  Thiếu chữ ký hợp lệ trong đơn dự thầu;

g.  Hồ sơ dự thầu đưa ra các điều kiện trái với yêu cầu của hồ sơ mời thầu;

h.  Hồ sơ dự thầu có giá dự thầu không cố định như chào thầu theo 2 mức giá, giá có kèm điều kiện;

i.  Nhà thầu có tên trong hai hoặc nhiều hồ sơ dự thầu của cùng một gói thầu với tư cách là nhà thầu độc lập hoặc liên danh;

k.  Không đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm theo tiêu chuẩn đánh giá nêu trong hồ sơ mời thầu và tiêu chuẩn đánh giá chi tiết được duyệt trước thời điểm mở thầu. Đối với các gói thầu đã qua sơ tuyển, cần cập nhật thông tin để kiểm tra lại các thông tin mà nhà thầu kê khai ở thời điểm sơ tuyển nhằm chuẩn xác khả năng đáp ứng về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu, loại bỏ những nhà thầu không còn đủ khả năng so với yêu cầu. Đối với các gói thầu không tiến hành sơ tuyển, tiêu chuẩn năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu được đánh giá theo các nội dung nêu tại điểm b khoản 3 Mục I Chương II Phần thứ ba của Thông tư này;

l)  Các điều kiện tiên quyết khác có tính đặc thù của gói thầu.

Nhà thầu vi phạm một hoặc các điều kiện tiên quyết nêu trên sẽ bị loại không được xem xét tiếp trong bước đánh giá chi tiết.

MỤC II. ĐÁNH GIÁ CHI TIẾT HỒ SƠ DỰ THẦU

1. Bước 1: Đánh giá về mặt kỹ thuật để chọn danh sách ngắn

Dựa trên tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật nêu tại điểm b khoản 3 Mục I Chương II Phần thứ ba của Thông tư này, Bên mời thầu tiến hành đánh giá hồ sơ dự thầu trên cơ sở chấm điểm.

Các hồ sơ dự thầu đạt yêu cầu theo số điểm từ tối thiểu trở lên như quy định trong tiêu chuẩn đánh giá sẽ được chọn vào danh sách ngắn để tiếp tục đánh giá trong bước 2.

2. Bước 2: Đánh giá về tài chính, thương mại để xác định giá đánh giá

Căn cứ giá dự thầu của nhà thầu, Bên mời thầu tiến hành xác định giá đánh giá của các hồ sơ dự thầu thuộc danh sách ngắn theo các nội dung và trình tự sau:

a. Sửa lỗi

Sửa lỗi là việc sửa chữa những sai sót bao gồm lỗi số học, lỗi đánh máy, lỗi nhầm đơn vị. Nếu có sai lệch giữa đơn giá và tổng giá do việc nhân đơn giá với số lượng thì đơn giá dự thầu sẽ là cơ sở pháp lý.

Khi tiến hành sửa lỗi theo nguyên tắc nêu trên, Bên mời thầu thông báo cho nhà thầu biết. Nếu nhà thầu không chấp nhận việc sửa lỗi thì hồ sơ dự thầu đó sẽ bị loại. Trường hợp hồ sơ dự thầu có lỗi số học sai khác quá 15% (tính theo giá trị tuyệt đối, không phụ thuộc vào việc làm tăng hay giảm giá dự thầu khi xác định giá đánh giá) so với gía dự thầu cũng sẽ không được xem xét tiếp.

b. Hiệu chỉnh các sai lệch

- Bổ sung hoặc điều chỉnh các nội dung chào thừa hoặc chào thiếu so với yêu cầu của hồ sơ mời thầu:

Khi xác định giá đánh giá, phần chào thừa sẽ được trừ đi, phần chào thiếu sẽ được cộng thêm theo nguyên tắc nếu không thể tách ra trong giá dự thầu thì lấy mức chào cao nhất đối với nội dung này (nếu chào thiếu) và lấy mức thấp nhất (nếu chào thừa) trong số các hồ sơ dự thầu khác thuộc danh sách ngắn.

- Bổ sung hoặc điều chỉnh những khác biệt giữa các phần của hồ sơ dự            thầu:

Việc hiệu chỉnh những khác biệt trong hồ sơ dự thầu nhằm đảm bảo tính nhất quán của hồ sơ dự thầu. Những khác biệt trong hồ sơ dự thầu thường gặp cần được hiệu chỉnh bao gồm:

+ Trường hợp có sai lệch giữa giá trị viết bằng số được thể hiện trong các Bảng hoặc Biểu và giá trị viết bằng chữ trong bản thuyết minh thì giá trị viết bằng chữ sẽ là cơ sở pháp lý;

+ Trường hợp có sự sai lệch giữa đơn giá tổng hợp trong Biểu gía tổng hợp và đơn giá chi tiết trong Biểu phân tích đơn giá thì đơn gía chi tiết sẽ là cơ sở pháp lý;

+ Trường hợp có sự sai lệch giữa nội dung chào về kỹ thuật và nội dung chào về tài chính thì nội dung chào về kỹ thuật sẽ là cơ sở pháp lý.

Hồ sơ dự thầu có tổng giá trị các sai lệch vượt quá 10% (tính theo giá trị tuyệt đối, không phụ thuộc vào việc làm tăng hay giảm giá dự thầu khi xác định giá đánh giá) so với giá dự thầu sẽ bị loại không xem xét tiếp.

c. Chuyển đổi giá dự thầu sang một đồng tiền chung

Chuyển đổi giá dự thầu nếu có theo tỷ giá do Bên mời thầu quy định tại hồ sơ mời thầu.

d. Đưa về một mặt bằng để xác định giá đánh giá

Việc đưa về một mặt bằng để xác định giá đánh giá bao gồm những nội dung nêu tại điểm b khoản 3 Mục I Chương II Phần thứ ba của Thông tư này.

MỤC III. XẾP HẠNG HỒ SƠ DỰ THẦU

Xếp hạng hồ sơ dự thầu thuộc danh sách ngắn theo giá đánh giá. Nhà thầu có giá đánh giá thấp nhất sẽ được xếp thứ nhất và được kiến nghị trúng thầu.

MỤC IV. VÍ DỤ VỀ ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ DỰ THẦU MUA SẮM HÀNG HOÁ 

Xem ví dụ 2 Phụ lục IV.

CHƯƠNG III.  ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ DỰ THẦU VỀ XÂY LẮP

Việc đánh giá hồ sơ dự thầu xây lắp thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 13 và Điều 41 của Quy chế Đấu thầu với trình tự như sau:

MỤC I. ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ HỒ SƠ DỰ THẦU

1. Kiểm tra tính hợp lệ và sự đáp ứng cơ bản của hồ sơ dự thầu

Nội dung việc kiểm tra tính hợp lệ và sự đáp ứng cơ bản của hồ sơ dự thầu được thực hiện như  đối với các gói thầu mua sắm hàng hoá nêu tại khoản 1 Mục I Chương II Phần thứ tư của Thông tư này.

Các hồ sơ dự thầu được coi là đáp ứng cơ bản yêu cầu của hồ sơ mời thầu khi thoả mãn các yêu cầu, điều kiện và đặc điểm kỹ thuật của hồ sơ mời thầu, không có những sai lệch hoặc hạn chế về tài liệu làm ảnh hưởng lớn tới quy mô, chất lượng hoặc việc thực hiện công trình, không hạn chế quyền hạn của Bên mời thầu hoặc nghĩa vụ của nhà thầu.

Việc xác định một hồ sơ dự thầu không hợp lệ hoặc không đáp ứng cơ bản phải được tiến hành một cách khách quan theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

2. Làm rõ hồ sơ dự thầu

Việc làm rõ hồ sơ dự thầu thực hiện như quy định đối với mua sắm hàng hoá nêu tại khoản 2 Mục I Chương II Phần thứ tư của Thông tư này.

3. Loại bỏ hồ sơ dự thầu

Thực hiện như quy định đối với mua sắm hàng hoá nêu tại khoản 3 Mục I Chương II Phần thứ tư của Thông tư này.

Riêng đối với việc xác định mức độ đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu, cần căn cứ theo tiêu chuẩn đã được quy định trong hồ sơ mời thầu và tiêu chuẩn đánh giá chi tiết được duyệt trước thời điểm mở thầu nêu tại điểm c khoản 3 Mục I Chương II Phần thứ ba của Thông tư này.

MỤC II. ĐÁNH GIÁ CHI TIẾT HỒ SƠ DỰ THẦU

1. Bước 1: Đánh giá về mặt kỹ thuật để chọn danh sách ngắn

Việc đánh giá về mặt kỹ thuật để chọn danh sách ngắn được dựa trên các yêu cầu và tiêu chuẩn đánh giá đã quy định trong hồ sơ mời thầu và tiêu chuẩn đánh giá chi tiết đã được phê duyệt theo nội dung nêu tại điểm c khoản 3 Mục I Chương II Phần thứ ba của Thông tư này.

Hồ sơ dự thầu đạt số điểm từ tối thiểu trở lên như quy định trong tiêu chuẩn đánh giá sẽ được chọn vào danh sách ngắn để tiếp tục đánh giá trong bước 2.

2. Bước 2: Đánh giá về tài chính, thương mại để xác định giá đánh giá

Căn cứ giá dự thầu của nhà thầu, Bên mời thầu tiến hành xác định giá đánh giá của các hồ sơ dự thầu thuộc danh sách ngắn theo các nội dung và trình tự sau:

a. Sửa lỗi

Việc sửa lỗi được thực hiện giống như đối với mua sắm hàng hoá.

b. Hiệu chỉnh các sai lệch

Thực hiện giống như đối với mua sắm hàng hoá.      

c. Chuyển đổi giá dự thầu sang một loại tiền chung

Sau khi hồ sơ dự thầu được kiểm tra, sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch, Bên mời thầu phải chuyển đổi giá dự thầu từ các loại tiền khác nhau trong các hồ sơ dự thầu nếu có sang một đồng tiền chung theo tỷ giá được quy định trong hồ sơ mời thầu để làm căn cứ đánh giá và so sánh các hồ sơ dự thầu.

d. Đưa về mặt một bằng để xác định giá đánh giá

Đưa về một mặt bằng để xác định giá đánh giá được thực hiện theo các tiêu chuẩn nêu tại điểm c khoản 3 Mục I Chương II Phần thứ ba của Thông tư này.

MỤC III. XẾP HẠNG NHÀ THẦU THEO GIÁ ĐÁNH GIÁ

Nhà thầu thuộc danh sách ngắn có giá đánh giá thấp nhất sẽ được xếp thứ nhất và được kiến nghị trúng thầu.

CHƯƠNG IV
ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ DỰ THẦU ĐỐI VỚI GÓI THẦU QUY MÔ NHỎ

Việc đánh giá hồ sơ dự thầu gói thầu quy mô nhỏ quy định tại điểm c khoản 2 Điều 45 và khoản 4 Điều 45 của Quy chế Đấu thầu bao gồm những nội dung sau:

MỤC I. NGUYÊN TẮC ĐÁNH GIÁ

1. Việc đánh giá cần đơn giản, đảm bảo nhanh, chính xác và công bằng.

2. Không chấm điểm mà chỉ xem xét trên 2 tiêu thức "đạt" hoặc "không đạt" để xác định danh sách ngắn các hồ sơ dự thầu đạt yêu cầu về kỹ thuật so với yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

3. Xác định giá để so sánh các hồ sơ dự thầu đạt yêu cầu về kỹ thuật thuộc danh sách ngắn để xếp hạng và chọn nhà thầu trúng thầu. 

MỤC II. ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ HỒ SƠ DỰ THẦU

1. Xem xét tính phù hợp của hồ sơ dự thầu theo các yêu cầu về hành chính, pháp lý đã được quy định trong hồ sơ mời thầu để xác định các nhà thầu có hồ sơ dự thầu hợp lệ. Có thể yêu cầu nhà thầu giải trình làm rõ hồ sơ dự thầu theo quy định chung.

2. Loại bỏ các hồ sơ dự thầu không hợp lệ, không đủ năng lực và kinh nghiệm theo yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu.

MỤC III. ĐÁNH GIÁ CHI TIẾT VỀ KỸ THUẬT ĐỂ CHỌN DANH SÁCH NGẮN

1. Đối với mua sắm hàng hoá

a. Mức độ đáp ứng các yêu cầu về công nghệ, chất lượng, số lượng hàng hoá và tính năng kỹ thuật;

b. Thời gian thực hiện.

2. Đối với xây lắp

a. Tính hợp lý và hiệu quả kinh tế của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức cung ứng vật tư thiết bị, biện pháp tổ chức thi công và lắp đặt;

b. Thời gian thực hiện.

MỤC IV. XÁC ĐỊNH GIÁ ĐỂ SO SÁNH CÁC HỒ SƠ DỰ THẦU

Giá để so sánh các hồ sơ dự thầu được xác định trên cơ sở giá dự thầu của nhà thầu sau khi sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch. Việc sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch được thực hiện như đối với các gói thầu mua sắm hàng hoá và xây lắp nêu tại điểm a, b khoản 2 Mục II Chương II và tại điểm a, b khoản 2 Mục II Chương III Phần thứ tư của Thông tư này. Nhà thầu nào có giá dự thầu sau khi sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch thấp nhất sẽ được xếp thứ nhất và được kiến nghị trúng thầu.

MỤC V. THỜI HẠN ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ DỰ THẦU

Thời hạn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu quy mô nhỏ tối đa không quá 10 ngày.

MỤC VI. VÍ DỤ VỀ ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ DỰ THẦU GÓI THẦU QUY MÔ NHỎ

Xem ví dụ 3 Phụ lục IV.

PHẦN THỨ NĂM
TRÌNH DUYỆT, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT, CÔNG BỐ KẾT QUẢ ĐẤU THẦU, HOÀN THIỆN VÀ KÝ HỢP ĐỒNG

CHƯƠNG I. TRÌNH DUYỆT, THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT

KẾT QỦA ĐẤU THẦU

MỤC I. TRÌNH DUYỆT KẾT QUẢ ĐẤU THẦU

1. Trách nhiệm trình duyệt kết quả đấu thầu

Chủ đầu tư hoặc chủ dự án có trách nhiệm trình kết qủa đấu thầu lên người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền để xem xét phê duyệt. Đối với gói thầu dự án nhóm A và tương đương thuộc trách nhiệm phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, việc trình kết quả đấu thầu lên Thủ tướng Chính phủ do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng quản trị các Tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ thành lập, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện theo Quy chế làm việc của Chính phủ. Trường hợp Hội đồng quản trị Tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ thành lập trình kết quả đấu thầu lên Thủ tướng Chính phủ, Bộ quản lý ngành (nếu có) cần có ý kiến nhận xét bằng văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, trong đó nêu rõ những vấn đề về kỹ thuật, công nghệ, về quản lý ngành có liên quan đến gói thầu, nhận xét và kiến nghị cụ thể về kết qủa đấu thầu do Hội đồng quản trị Tổng công ty nhà nước nêu trên trình.

2. Hồ sơ trình duyệt kết quả đấu thầu

Hồ sơ trình duyệt kết quả đấu thầu bao gồm (áp dụng chung cho các lĩnh vực đấu thầu):

a. Văn bản trình duyệt kết quả đấu thầu

Văn bản trình duyệt kết quả đấu thầu cần nêu được các nội dung sau:

- Nội dung gói thầu và cơ sở pháp lý của việc tổ chức đấu thầu;

- Quá trình tổ chức đấu thầu;

- Kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu;

- Đề nghị phê duyệt kết quả đấu thầu, trong đó nêu rõ tên nhà thầu được đề nghị trúng thầu (kể cả tên nhà thầu liên danh hoặc thầu phụ nếu có), giá đề nghị trúng thầu, loại hợp đồng và thời gian thực hiện. Đối với giá đề nghị trúng thầu phải đề cập tới các nội dung liên quan như thuế, dự phòng, trượt giá nếu có.              

b.  Tài liệu kèm theo văn bản trình duyệt

Tài liệu kèm theo văn bản trình duyệt kết quả đấu thầu bao gồm bản chụp các tài liệu sau đây:

- Báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu của Tổ chuyên gia hoặc tư vấn;

- Quyết định đầu tư hoặc văn bản pháp lý tương đương, Điều ước quốc tế về tài trợ nếu có;

- Văn bản phê duyệt các nội dung cơ bản của quá trình đấu thầu theo quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e và g khoản 1 Điều 51 của Quy chế Đấu thầu;

- Quyết định thành lập Tổ chuyên gia hoặc tư vấn;

- Biên bản mở thầu, các văn bản liên quan đến việc Bên mời thầu  yêu cầu và nhà thầu làm rõ hồ sơ dự thầu nếu có;

- Biên bản thương thảo hợp đồng đối với đấu thầu tuyển chọn tư vấn;

- Dự thảo hợp đồng nếu có;

- Hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu của các nhà thầu;

- Ý kiến sơ bộ về kết quả đấu thầu của tổ chức tài trợ nước ngoài (nếu có);

- Các tài liệu có liên quan khác.

MỤC II. THẨM ĐỊNH KẾT QUẢ ĐẤU THẦU

1. Trách nhiệm thẩm định

Cơ quan có trách nhiệm thẩm định kết quả đấu thầu được quy định tại Bảng 1 Điều 53 của Quy chế Đấu thầu. Cơ quan thẩm định và cá nhân thẩm định kết quả đấu thầu phải đảm bảo am hiểu về công tác đấu thầu, nắm vững Quy chế Đấu thầu, không tham gia Tổ chuyên gia giúp việc đấu thầu gói thầu do mình có trách nhiệm thẩm định, đảm bảo tính trung thực, khách quan, công bằng trong công tác thẩm định và chịu trách nhiệm về các ý kiến thẩm định của mình như quy định tại Điều 52 của Quy chế Đấu thầu.

2. Nội dung thẩm định kết quả đấu thầu

Nội dung thẩm định kết qủa đấu thầu bao gồm những vấn đề chủ yếu sau:

a. Kiểm tra những căn cứ pháp lý đối với việc tổ chức đấu thầu: Quyết định đầu tư được duyệt, kế hoạch đấu thầu được duyệt, quyết định phê duyệt hồ sơ mời thầu, tiêu chuẩn đánh giá được duyệt, quyết định phê duyệt danh sách ngắn tư vấn tham dự thầu và danh sách xếp hạng các nhà thầu về đề xuất kỹ thuật, danh sách xếp hạng tổng hợp kỹ thuật và tài chính đối với tuyển chọn tư vấn, quyết định thành lập Tổ chuyên gia và những quyết định khác có liên quan nếu có;

b. Quy trình và thời gian tổ chức đấu thầu: Thời gian phát hành hồ sơ mời thầu, thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu, thời gian mở thầu (theo  biên bản mở thầu), thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu so với quy định;

c. Kiểm tra nội dung đánh giá hồ sơ dự thầu của Tổ chuyên gia: Tài liệu chấm điểm, ý kiến nhận xét đánh giá của từng chuyên gia, báo cáo tổng hợp của Tổ chuyên gia, đánh giá của tư vấn nước ngoài nếu có, sự phù hợp của nội dung đánh giá theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu và tiêu chuẩn đánh giá được duyệt, mức độ chính xác của việc đánh giá;

d. Kiểm tra những nội dung còn chưa rõ trong hồ sơ trình duyệt kết quả đấu thầu;   

đ. Những ý kiến khác nhau nếu có giữa Tổ chuyên gia, tư vấn nước ngoài, Bên mời thầu và các ý kiến khác. 

Trong quá trình thẩm định kết quả đấu thầu cần lưu ý, việc thẩm định kết quả đấu thầu không phải là việc đánh giá lại hồ sơ dự thầu.

3. Nội dung văn bản báo cáo thẩm định    

Văn bản báo cáo kết quả thẩm định trình người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt kết quả đấu thầu bao gồm những nội dung chính sau:

a. Khái quát về dự án và gói thầu: Nêu khái quát về nội dung dự án và nội dung gói thầu, cơ sở pháp lý đối với việc triển khai thực hiện đấu thầu;

b. Mô tả tóm tắt quá trình đấu thầu và kết quả xét thầu do cơ quan trình duyệt đề nghị;

c. Nhận xét chung của cơ quan thẩm định về mặt pháp lý, về quá trình tổ chức đấu thầu và xét thầu, về đề nghị của cơ quan trình duyệt đối với kết quả đấu thầu;

d. Kiến nghị của cơ quan thẩm định về kết quả đấu thầu và hướng giải quyết đối với những trường hợp còn có vấn đề. 

4. Thời gian thẩm định kết quả đấu thầu  

Thời gian thẩm định kết quả đấu thầu quy định tại khoản 2 Điều 54 của Quy chế Đấu thầu không quá 30 ngày đối với các gói thầu thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, không quá 20 ngày đối với các gói thầu khác kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Đối với gói thầu quy mô nhỏ, tuỳ theo tính chất của từng gói thầu, việc thẩm định kết quả đấu thầu sẽ tuỳ thuộc vào yêu cầu của người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền trước khi phê duyệt. Thời gian thẩm định kết quả đấu thầu gói thầu quy mô nhỏ không quá 7 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

MỤC III. PHÊ DUYỆT KẾT QUẢ ĐẤU THẦU

Phê duyệt kết quả đấu thầu thuộc trách nhiệm của người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 52 và Điều 53 của Quy chế Đấu thầu. Trừ những gói thầu có vướng mắc cần xử lý, thời gian phê duyệt kết quả đấu thầu không quá 5 ngày đối với gói thầu quy mô nhỏ và không quá 7 ngày đối với gói thầu khác kể từ khi nhận được báo cáo của cơ quan thẩm định, trừ các gói thầu do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thực hiện theo Quy chế làm việc của Chính phủ.

CHƯƠNG II. CÔNG BỐ KẾT QUẢ ĐẤU THẦU, THƯƠNG THẢO
HOÀN THIỆN HỢP ĐỒNG

Công bố kết quả đấu thầu và thương thảo hoàn thiện hợp đồng quy định tại khoản 3 Điều 13, khoản 13 Điều 20, khoản 8 Điều 22, khoản 8 Điều 33, khoản 7 Điều 47 của Quy chế Đấu thầu bao gồm:

MỤC I. CÔNG BỐ KẾT QUẢ ĐẤU THẦU

1. Nguyên tắc chung

Ngay sau khi có quyết định của người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền, Bên mời thầu tiến hành công bố kết quả đấu thầu qua việc thông báo bằng văn bản cho các nhà thầu tham dự, bao gồm nhà thầu trúng thầu và nhà thầu không trúng thầu, về kết quả đấu thầu. Trong trường hợp không có nhà thầu nào trúng thầu hoặc huỷ đấu thầu, Bên mời thầu cũng phải tiến hành thông báo cho các nhà thầu biết.

2. Cập nhật thông tin về năng lực nhà thầu

Trước khi ký kết hợp đồng chính thức, Bên mời thầu cần cập nhật những thay đổi về năng lực của nhà thầu cũng như những thông tin khác có liên quan đến nhà thầu. Nếu phát hiện thấy có những thay đổi làm ảnh hưởng tới khả năng thực hiện hợp đồng như năng lực tài chính suy giảm, nguy cơ bị phá sản, Bên mời thầu phải kịp thời báo cáo người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

3. Yêu cầu đối với thông báo trúng thầu

Bên mời thầu phải gửi thông báo trúng thầu bằng văn bản tới nhà thầu trúng thầu kèm theo dự thảo hợp đồng và những điểm lưu ý cần trao đổi khi thương thảo hoàn thiện hợp đồng. Đồng thời Bên mời thầu cũng thông báo cho nhà thầu lịch biểu nêu rõ yêu cầu về thời gian thương thảo hoàn thiện hợp đồng, nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng và ký hợp đồng.

MỤC II. THƯƠNG THẢO HOÀN THIỆN VÀ KÝ HỢP ĐỒNG

1. Khi nhận được thông báo trúng thầu, nhà thầu trúng thầu phải gửi cho Bên mời thầu thư chấp thuận thương thảo hoàn thiện hợp đồng. Trong phạm vi không quá 30 ngày kể từ ngày thông báo, nếu Bên mời thầu không nhận được thư chấp thuận hoặc thư từ chối của nhà thầu, Bên mời thầu cần báo cáo người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.

2. Theo lịch biểu đã được thống nhất, hai bên sẽ tiến hành thương thảo hoàn thiện hợp đồng để tiến tới ký hợp đồng chính thức.

Thương thảo hoàn thiện hợp đồng bao gồm những nội dung nhằm giải quyết các vấn đề còn tồn tại, chưa hoàn chỉnh về hợp đồng đối với nhà thầu trúng thầu, đặc biệt là việc áp giá đối với những sai lệch so với yêu cầu của hồ sơ mời thầu trên nguyên tắc giá trị hợp đồng không vượt giá trúng thầu được duyệt. Việc thương thảo hoàn thiện hợp đồng cũng bao gồm cả việc nghiên cứu các sáng kiến, giải pháp ưu việt do nhà thầu đề xuất.

Đối với các gói thầu quy mô nhỏ, khi nhận được thông báo trúng thầu và dự thảo hợp đồng, nhà thầu và Bên mời thầu có thể ký ngay hợp đồng để triển khai thực hiện.

3. Bên mời thầu nhận bảo lãnh thực hiện hợp đồng của nhà thầu trúng thầu trước khi ký hợp đồng theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 32 của Quy chế Đấu thầu. Điều kiện để nhà thầu chuẩn bị bảo lãnh thực hiện hợp đồng là quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu của người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền và công bố trúng thầu của Bên mời thầu. Nếu ngân hàng bảo lãnh yêu cầu phải có hợp đồng đã ký mới cấp giấy bảo lãnh, thì phải báo cáo nguời có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền xem xét quyết định. Trong trường hợp này có thể ký hợp đồng trước nhưng đảm bảo phải có bảo lãnh trước khi hợp đồng có hiệu lực. Trường hợp nhà thầu đã ký hợp đồng và nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng nhưng không thực hiện hợp đồng thì Bên mời thầu có quyền không hoàn trả bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho nhà thầu.

4. Bên mời thầu chỉ hoàn trả bảo lãnh dự thầu nếu có, khi nhận được bảo lãnh thực hiện hợp đồng của nhà thầu trúng thầu. Đối với các nhà thầu không trúng thầu nhưng không vi phạm Quy chế Đấu thầu, kể cả khi không có kết quả đấu thầu, Bên mời thầu hoàn trả bảo lãnh dự thầu cho nhà thầu trong thời gian không quá 30 ngày kể từ ngày công bố kết quả đấu thầu.

PHẦN THỨ SÁU
THỎA THUẬN  KẾ HOẠCH ĐẤU THẦU VÀ KẾT QUẢ ĐẤU THẦU ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN LIÊN DOANH, HỢP ĐỒNG
HỢP TÁC KINH DOANH HOẶC CỔ PHẦN

CHƯƠNG I. TRÁCH NHIỆM THOẢ THUẬN

Đối với các dự án liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh quy định tại điểm b khoản 2 Điều 2 của Quy chế Đấu thầu, cơ quan nào cấp Giấy phép đầu tư thì cơ quan đó có trách nhiệm thoả thuận kế hoạch đấu thầu và kết quả đấu thầu. Đối với các dự án thuộc doanh nghiệp cổ phần quy định tại điểm b khoản 2 Điều 2 của Quy chế Đấu thầu, trách nhiệm thoả thuận kế hoạch đấu thầu và kết quả đấu thầu là cơ quan quyết định việc góp vốn cổ phần của Nhà nước vào doanh nghiệp cổ phần.

CHƯƠNG II. THOẢ THUẬN VỀ KẾ HOẠCH ĐẤU THẦU

MỤC I. CĂN CỨ PHÁP LÝ CHO VIỆC LẬP VÀ THOẢ THUẬN

KẾ HOẠCH ĐẤU THẦU

Căn cứ pháp lý cho việc lập và thoả thuận kế hoạch đấu thầu đối với các dự án liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh là Giấy phép đầu tư và Báo cáo nghiên cứu khả thi kèm theo; đối với các dự án thuộc doanh nghiệp cổ phần là Quyết định đầu tư của doanh nghiệp.

Trường hợp giá trị các gói thầu trong kế hoạch đấu thầu vượt tổng mức  đầu tư, phải tiến hành điều chỉnh bổ sung Quyết định đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư theo quy định của pháp luật hiện hành trước khi đề nghị thoả thuận.

MỤC II. TRÁCH NHIỆM ĐỀ NGHỊ THOẢ THUẬN

Hội đồng quản trị (hoặc người được Hội đồng quản trị uỷ quyền) của doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp cổ phần hoặc Đại diện hợp pháp của các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh có trách nhiệm ra văn bản đề nghị thoả thuận về kế hoạch đấu thầu của dự án thuộc quyền quản lý.

MỤC III. HỒ SƠ  ĐỀ NGHỊ THOẢ THUẬN KẾ HOẠCH ĐẤU THẦU

Hồ sơ đề nghị thoả thuận kế hoạch đấu thầu bao gồm:

1. Văn bản đề nghị thoả thuận

Trong văn bản đề nghị thoả thuận kế hoạch đấu thầu của dự án cần nêu được cơ sở pháp lý của việc lập kế hoạch đấu thầu, cần nêu rõ các phần công việc đã thực hiện, phần công việc không đấu thầu và phần công việc sẽ tổ chức đấu thầu (kế hoạch đấu thầu của dự án) như yêu cầu nêu tại điểm a khoản 2 Mục I Chương III Phần thứ hai của Thông tư này. Kế hoạch đấu thầu của dự án cần thể hiện đầy đủ các nội dung nêu tại Chương II Phần thứ hai và Ví dụ 1 Phụ lục IV của Thông tư này.

Văn bản đề nghị thoả thuận viết bằng tiếng Việt.

2. Tài liệu kèm theo văn bản đề nghị thoả thuận

Khi gửi văn bản đề nghị thoả thuận kế hoạch đấu thầu của dự án cần kèm theo bản chụp các tài liệu sau: Quyết định đầu tư, Giấy phép đầu tư, Báo cáo nghiên cứu khả thi và các tài liệu liên quan khác nếu có.  

MỤC IV. THẨM ĐỊNH ĐỂ THOẢ THUẬN KẾ HOẠCH ĐẤU THẦU

1. Trách nhiệm thẩm định

Đối với các dự án do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy phép đầu tư thì việc thẩm định kế hoạch đấu thầu để ra văn bản thoả thuận là trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Đối với các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương, việc thẩm định này thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư.

2. Nội dung thẩm định kế hoạch đấu thầu

Nội dung thẩm định kế hoạch đấu thầu bao gồm những công việc được nêu tại khoản 2 Mục II Chương III Phần thứ hai của Thông tư này.

3. Thời gian thẩm định và thoả thuận kế hoạch đấu thầu

Thời gian thẩm định và thoả thuận kế hoạch đấu thầu kể từ khi nhận đủ hồ sơ cho đến khi ra văn bản thoả thuận kế hoạch đấu thầu không quá 20 ngày.

CHƯƠNG III. THOẢ THUẬN VỀ KẾT QUẢ ĐẤU THẦU

MỤC I. YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC THOẢ THUẬN KẾT QUẢ ĐẤU THẦU

Việc thỏa thuận kết quả đấu thầu được thực hiện đối với các gói thầu có kế hoạch đấu thầu đã được thỏa thuận. Doanh nghiệp liên doanh, các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc doanh nghiệp cổ phần cần tổ chức đấu thầu sau khi có kế hoạch đấu thầu được thoả thuận và theo đúng nội dung kế hoạch đấu thầu đã được thoả thuận như về giá gói thầu, hình thức lựa chọn nhà thầu, phương thức đấu thầu, loại hợp đồng. Một số nội dung cơ bản của quá trình đấu thầu như thành lập Tổ chuyên gia hoặc tư vấn giúp việc đấu thầu, danh sách các nhà thầu tham gia đấu thầu hạn chế, hồ sơ mời thầu, tiêu chuẩn đánh giá, phê duyệt nội dung hợp đồng và những nội dung khác thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng quản trị (hoặc người được Hội đồng quản trị uỷ quyền) của doanh nghiệp liên doanh,  doanh nghiệp cổ phần hoặc Đại diện hợp pháp của các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh.

MỤC II. TRÁCH NHIỆM ĐỀ NGHỊ THOẢ THUẬN KẾT QUẢ ĐẤU THẦU

Hội đồng quản trị (hoặc người được Hội đồng quản trị uỷ quyền) của doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp cổ phần hoặc Đại diện hợp pháp của các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh có trách nhiệm ra văn bản đề nghị thoả thuận kết quả đấu thầu các gói thầu của dự án thuộc quyền quản lý.

MỤC III. HỒ SƠ  ĐỀ NGHỊ THOẢ THUẬN KẾT QUẢ ĐẤU THẦU

Hồ sơ đề nghị thoả thuận kết qủa đấu thầu bao gồm:

1.Văn bản đề nghị thoả thuận kết quả đấu thầu

Trong văn bản đề nghị thoả thuận kết quả đấu thầu cần nêu được căn cứ pháp lý của việc tổ chức đấu thầu, nội dung của gói thầu, quá trình tổ chức đấu thầu, kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu, đề nghị về kết quả đấu thầu. Trong đó, nêu rõ tên nhà thầu được đề nghị trúng thầu (kể cả tên nhà thầu liên danh và thầu phụ nếu có), giá đề nghị trúng thầu, loại hợp đồng và thời gian thực hiện. Đối với giá đề nghị trúng thầu cần đề cập tới các nội dung liên quan như thuế, dự phòng, trượt giá nếu có.

Văn bản đề nghị thoả thuận kết quả đấu thầu viết bằng tiếngViệt.

2. Tài liệu kèm theo văn bản đề nghị thoả thuận

Tài liệu kèm theo văn bản đề nghị thoả thuận kết quả đấu thầu bao gồm bản chụp các tài liệu sau đây:

a. Báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu của Tổ chuyên gia hoặc tư vấn;

b. Văn bản phê duyệt các nội dung cơ bản của quá trình đấu thầu theo quy định tại điểm  b, c, d, đ, e và g khoản 1 Điều 51 của Quy chế Đấu thầu;

c. Quyết định thành lập Tổ chuyên gia hoặc tư vấn;

d. Biên bản mở thầu, các văn bản liên quan đến việc Bên mời thầu yêu cầu và nhà thầu làm rõ hồ sơ dự thầu nếu có;

đ.  Biên bản thương thảo hợp đồng đối với đấu thầu tuyển chọn tư vấn;

e.  Dự thảo hợp đồng nếu có;

g.  Hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu của nhà thầu được đề nghị trúng thầu;

h.  Các tài liệu liên quan khác.

MỤC IV. THẨM ĐỊNH ĐỂ THOẢ THUẬN KẾT QUẢ ĐẤU THẦU

1. Trách nhiệm thẩm định

Cơ quan ra văn bản thoả thuận kết quả đấu thầu sẽ tiến hành thẩm định nếu thấy cần thiết. Đối với các kế hoạch đấu thầu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thoả thuận thì việc thẩm định để ra văn bản thoả thuận kết quả đấu thầu là trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thoả thuận kết quả đấu thầu trên cơ sở thẩm định của Sở Kế hoạch và Đầu tư.      

2. Nội dung thẩm định kết quả đấu thầu

Nội dung thẩm định kết quả đấu thầu bao gồm những công việc được nêu tại khoản 2 Mục II Chương I Phần thứ năm của Thông tư này.

3. Thời gian thẩm định và thoả thuận kết quả đấu thầu

Thời gian thẩm định và thoả thuận kết quả đấu thầu tính từ ngày nhận   đủ hồ sơ cho tới khi ra văn bản thoả thuận kết quả đấu thầu không quá 20 ngày.

PHẦN THỨ BẢY
TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ HIỆU LỰC THI HÀNH

CHƯƠNG I. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

MỤC I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUYỂN TIẾP SAU THỜI ĐIỂM

BAN HÀNH QUY CHẾ ĐẤU THẦU

1. Đối với các gói thầu đã phát hành hồ sơ mời thầu thì thực hiện theo Nghị định 43/CP và 93/CP.

2. Đối với các gói thầu đã trình kết quả đấu thầu, thì việc thẩm định và phê duyệt kết quả đấu thầu thực hiện theo phân cấp quy định tại Nghị định 43/CP và 93/CP.

3. Đối với các gói thầu chưa phát hành hồ sơ mời thầu thì tổ chức thực hiện đấu thầu theo Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 1/9/1999 và Nghị định số 14/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 của Chính phủ.

4. Đối với các dự án ODA có Điều ước quốc tế về tài trợ ký trước thời điểm ban hành Quy chế Đấu thầu thì vẫn tiếp tục thực hiện theo Điều ước đã ký.     

MỤC II. BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐẤU THẦU

1. Theo định kỳ 6 tháng, cả năm, chủ đầu tư hoặc chủ dự án phải tổng hợp và báo cáo bằng văn bản tới các cơ quan quản lý nhà nước cấp trên trực tiếp.

2. Hàng năm, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ thành lập, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổng hợp và gửi báo cáo trước ngày 31 tháng 12 về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp và trình Thủ tướng Chính phủ.

MỤC III. KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐẤU THẦU

Kiểm tra việc thực hiện công tác đấu thầu được thực hiện theo quy định tại Điều 58 và Điều 59 của Quy chế Đấu thầu với những nội dung sau:

1. Kiểm tra định kỳ và đột xuất

a. Việc kiểm tra theo định kỳ và kiểm tra đột xuất về đấu thầu được thực hiện như sau:

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, các Tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ thành lập kiểm tra việc thực hiện đấu thầu của các đơn vị trực thuộc.

- Các Tỉnh và Thành phố trực thuộc Trung ương kiểm tra việc thực hiện đấu thầu của các quận, huyện, thị xã và các đơn vị hành chính tương đương trực thuộc.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì cùng các Bộ, ngành, địa phương liên quan  kiểm tra việc thực hiện đấu thầu của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, các Tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ thành lập và các địa phương.

b.  Nội dung công tác kiểm tra định kỳ và đột xuất tập trung vào các vấn đề thuộc các gói thầu đã thực hiện, gồm:

- Thủ tục pháp lý;

- Trình tự thực hiện;

- Kết quả đấu thầu;

- Thời gian thực hiện các khâu trong quá trình đấu thầu.

2. Kiểm tra khi có vướng mắc, khiếu nại

Việc kiểm tra các sự việc khi có vướng mắc, khiếu nại về đấu thầu của các tổ chức hoặc cá nhân được thực hiện khi có yêu cầu của người có thẩm quyền. Cơ quan có trách nhiệm kiểm tra vướng mắc, khiếu nại về đấu thầu là cơ quan thẩm định kết quả đấu thầu được quy định tại Bảng 1 Điều 53 của Quy chế Đấu thầu.  

CHƯƠNG II. HIỆU LỰC THI HÀNH

            Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện nếu có những vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp và xử lý trên cơ sở phối hợp với các Bộ ngành và cơ quan quản lý có liên quan.

MỤC LỤC

THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUY CHẾ ĐẤU THẦU

Phần thứ nhất: Một số vấn đề chung         

Trang

Chương I. Đối tượng áp dụng

01

Chương II. Sơ tuyển nhà thầu

02

Mục I. Quy định chung về sơ tuyển

02

Mục II. Hồ sơ mời sơ tuyển

02

Mục III. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển

02

Mục IV. Đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển

03

Chương III. Những vấn đề khác

03

Mục I. Điều kiện tham dự thầu

03

Mục II. Chỉ định thầu

04

Mục III. Mời thầu

04

Mục IV. Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu

05

Mục V. Tiếp nhận hồ sơ dự thầu

05

Mục VI. Mở thầu

05

Mục VII. Danh sách ngắn

06

Mục VIII. Phân cấp trách nhiệm về đấu thầu

06

Mục IX. Bảo mật hồ sơ, tài liệu, thông tin trong quá trình đấu thầu

07

Phần thứ hai: Kế hoạch đấu thầu của dự án

08

Chương I. Lập kế hoạch đấu thầu

08

Chương II. Nội dung kế hoạch đấu thầu của dự án

09

Chương III. Trình duyệt, thẩm định và phê duyệt kế hoạch đấu thầu của dự án

10

Mục I. Trình duyệt kế hoạch đấu thầu

10

1.Trách nhiệm trình duyệt kế hoạch đấu thầu

10

2. Hồ sơ trình duyệt kế hoạch đấu thầu

10

Mục II. Thẩm định kế hoạch đấu thầu của dự án

11

1. Trách nhiệm thẩm định kế hoạch đấu thầu

11

2. Nội dung thẩm định kế hoạch đấu thầu

12

3. Thời gian thẩm định kế hoạch đấu thầu

12

Mục III. Phê duyệt kế hoạch đấu thầu

12

Mục IV. Ví dụ về kế hoạch đấu thầu của dự án

12

Phần thứ ba: Hồ sơ mời thầu

13

Chương I. Lập hồ sơ mời thầu

13

Mục I. Trách nhiệm lập hồ sơ mời thầu

13

Mục II. Căn cứ lập hồ sơ mời thầu

13

Chương II. Yêu cầu và nội dung hồ sơ mời thầu

13

Mục I. Yêu cầu đối với hồ sơ mời thầu

13

1. Về mặt kỹ thuật

13

2. Về tài chính, thương mại

14

3. Về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu

14

4. Các nội dung khác

19

Mục II. Nội dung hồ sơ mời thầu

19

Chương III. Phê duyệt hồ sơ mời thầu

20

Phần thứ tư: Đánh giá hồ sơ dự thầu

20

Chương I. Đánh giá hồ sơ dự thầu tư vấn

20

Mục I. Quy định chung

20

Mục II. Đánh giá hồ sơ đề xuất kỹ thuật

20

Mục III. Đánh giá hồ sơ đề xuất tài chính

21

Mục IV. Thương thảo hợp đồng

21

Chương II. Đánh giá hồ sơ dự thầu cung cấp hàng hoá

21

Mục I. Đánh giá sơ bộ hồ sơ dự thầu

21

Mục II. Đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu

23

Mục III. Xếp hạng hồ sơ dự thầu

24

Mục IV. Ví dụ về đánh giá hồ sơ dự thầu mua sắm hàng hoá

24

Chương III. Đánh giá hồ sơ dự thầu về xây lắp

24

     Mục I. Đánh giá sơ bộ hồ sơ dự thầu

24

     Mục II. Đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu

25

     Mục III. Xếp hạng nhà thầu theo giá đánh giá

26

Chương IV. Đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu quy mô nhỏ

26

Mục I. Nguyên tắc đánh giá

26

Mục II. Đánh giá sơ bộ hồ sơ dự thầu

26

Mục III. Đánh giá chi tiết về kỹ thuật để chọn danh sách ngắn

26

Mục IV. Xác định giá để so sánh các hồ sơ dự thầu

27

Mục V. Thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu

27

Mục VI. Ví dụ về đánh giá hồ sơ dự thầu gói thầu quy mô nhỏ

27

Phần thứ năm: Trình duyệt, thẩm định, phê duyệt, công bố kết quả đấu thầu, hoàn thiện và ký hợp đồng

27

Chương I. Trình duyệt, thẩm định và phê duyệt kết quả đấu thầu

27

Mục I. Trình duyệt kết quả đấu thầu

27

Mục II. Thẩm định kết quả đấu thầu

28

Mục III. Phê duyệt kết quả đấu thầu

30

Chương II. Công bố kết quả đấu thầu, thương thảo hoàn thiện hợp đồng

30

     Mục I. Công bố kết quả đấu thầu

30

     Mục II. Thương thảo hoàn thiện và ký hợp đồng

31

Phần thứ sáu: Thoả thuận kế hoạch đấu thầu và kết quả đấu thầu đối với các dự án liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc cổ phần

32

Chương I. Trách nhiệm thoả thuận

32

Chương II. Thoả thuận về kế hoạch đấu thầu

32

Mục I. Căn cứ pháp lý cho việc lập và thoả thuận kế hoạch đấu thầu

32

Mục II. Trách nhiệm đề nghị thoả thuận

32

Mục III. Hồ sơ đề nghị thoả thuận kế hoạch đấu thầu

32

Mục IV. Thẩm định để thoả thuận kế hoạch đấu thầu

33

Chương III. Thoả thuận kết quả đấu thầu

33

      Mục I. Yêu cầu đối với việc thoả thuận kết quả đấu thầu

33

      Mục II. Trách nhiệm đề nghị thoả thuận kết quả đấu thầu

33

      Mục III. Hồ sơ đề nghị thoả thuận kết quả đấu thầu

34

      Mục IV. Thẩm định để thoả thuận kết quả đấu thầu

34

Phần thứ bảy: Tổ chức thực hiện và hiệu lực thi hành

35

Chương I. Tổ chức thực hiện

35

      Mục I. Những vấn đề chuyển tiếp sau thời điểm ban hành Quy chế Đấu thầu

35

      Mục II. Báo cáo tình hình thực hiện công tác đấu thầu

35

      Mục III. Kiểm tra việc thực hiện công tác đấu thầu

35

Chương II. Hiệu lực thi hành.

36

Phụ lục I:    Mẫu hướng dẫn hồ sơ mời thầu tư vấn

Phụ lục II:  Mẫu hướng dẫn hồ sơ sơ tuyển và hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hoá

Phụ lục III: Mẫu hướng dẫn hồ sơ sơ tuyển và hồ sơ mời thầu xây lắp

Phụ lục IV: Một số ví dụ

PHỤ LỤC I

MẪU HƯỚNG DẪN

HỒ SƠ MỜI THẦU TƯ VẤN

I. THÔNG BÁO MỜI THẦU

1. (Tên Bên mời thầu) chuẩn bị thực hiện (nêu tóm tắt nội dung và mục đích của dự án) bằng nguồn vốn (ghi rõ nguồn vốn trong nước hoặc ngoài nước).

2. Để thực hiện dự án, (tên Bên mời thầu) sẽ tiến hành đấu thầu tuyển chọn một nhà tư vấn có khả năng thực hiện (nêu tóm tắt phạm vi dịch vụ tư vấn) cho dự án nói trên.

3. (Tên Bên mời thầu) đề nghị các nhà tư vấn có kinh nghiệm và  khả năng thực hiện dịch vụ tư vấn nói trên nếu mong muốn tham gia dự thầu để thực hiện dịch vụ tư vấn, xin gửi văn bản "bày tỏ nguyện vọng" đến địa chỉ sau:

[Ghi địa chỉ, điện thoại của cơ quan và cá nhân phụ trách]

Văn bản "bày tỏ nguyện vọng" cần mô tả tóm tắt lịch sử, năng lực và kinh nghiệm của nhà tư vấn. Những nhà tư vấn được chấp nhận trong "danh sách ngắn" sẽ được mời dự thầu. Thời gian nhận văn bản "bày tỏ nguyện vọng" chậm nhất vào... giờ (địa phương)..., ngày... tháng... năm... tại (ghi địa điểm nhận văn bản).

4. Hồ sơ mời thầu sẽ được phát hành vào... giờ (địa phương)..., ngày... tháng... năm... tại (ghi địa điểm phát hành hồ sơ mời thầu).

II. THƯ MỜI THẦU

Ngày... tháng... năm...

Kính gửi:          (Tên và địa chỉ của nhà thầu)

1. (Bên mời thầu) chuẩn bị thực hiện (nêu khái quát nội dung dự án và mục tiêu đạt được sau khi hoàn thành). (Tên Bên mời thầu) là cơ quan thực hiện dự án.

2. Để thực hiện dự án, (tên Bên mời thầu) sẽ tiến hành tuyển chọn một nhà tư vấn có khả năng thực hiện (nêu tóm tắt phạm vi dịch vụ tư vấn) theo phương thức đấu thầu hai túi hồ sơ.

3. Hồ sơ mời thầu sẽ được gửi cho các nhà thầu trong danh sách ngắn có tên dưới đây:

(Liệt kê các nhà thầu theo danh sách ngắn được duyệt)

4. Nhà thầu trúng thầu được lựa chọn trên cơ sở kết quả đánh giá về đề xuất kỹ thuật kết hợp với đề xuất tài chính theo các nội dung nêu trong tài liệu này.

5. Đề nghị thông báo cho chúng tôi biết về việc đã nhận được hồ sơ mời thầu và khả năng tham dự thầu (đơn phương hoặc liên danh).

Đại diện Bên mời thầu

(Ký tên, đóng dấu)

III. CHỈ DẪN NHÀ THẦU

1. Nhà thầu phải chuẩn bị đề xuất kỹ thuật và đề xuất tài chính trong 2 túi hồ sơ riêng biệt nhưng được nộp trong cùng một thời điểm.

2. Đề xuất kỹ thuật của nhà thầu cần chứng minh sự hiểu biết của mình về yêu cầu của gói thầu cũng như những nhiệm vụ cần thiết được quy định trong phạm vi Điều khoản tham chiếu. Nhà thầu cần cung cấp đầy đủ các thông tin sau:

a. Cơ cấu tổ chức và kinh nghiệm của nhà thầu (xem Mẫu 2 Mục VI). Trong phần kinh nghiệm nhà thầu cần nêu các gói thầu mà nhà thầu đã thực hiện với tư cách là nhà thầu chính. Nhà thầu cần xuất trình các hợp đồng hoặc bằng chứng khác theo yêu cầu của (tên Bên mời thầu) trước hoặc (nếu được lựa chọn) trong thời gian thương thảo hợp đồng.

b. Giải pháp và phương pháp luận tổng quát do nhà thầu đề xuất để thực hiện gói thầu kể cả những thông tin chi tiết nếu thấy cần thiết.

c. Chương trình công tác: sơ đồ về tổ chức, sơ đồ mạng những công tác chủ yếu thể hiện trên đường găng, kế hoạch bố trí nhân sự. Kế hoạch nhân sự cần chỉ rõ ước tính thời gian (tách riêng thời gian làm việc tại trụ sở công ty, thời gian làm việc tại hiện trường), kế hoạch thực hiện cho mỗi chuyên gia (chuyên gia quốc tế và trong nước). Kế hoạch bố trí nhân lực được trình bày tại Mẫu 3 Mục VI.

d. Những góp ý nếu có để cải thiện nội dung Điều khoản tham chiếu.

đ. Đào tạo và chuyển giao công nghệ.

e. Tên, tuổi, tiểu sử, quá trình công tác và chi tiết kinh nghiệm công tác chuyên môn của từng chuyên gia tham gia, trong đó đặc biệt lưu ý về mặt kinh nghiệm cần thiết phù hợp với yêu cầu của gói thầu (xem Mẫu 4 Mục VI).  (Tên Bên mời thầu) yêu cầu mỗi chuyên gia phải cam đoan lý lịch tự khai của mình là đúng thông qua việc ký và ghi rõ ngày ký trên bản tự khai lý lịch của mình.

g. Các văn bản cam kết liên danh hoặc sử dụng thầu phụ trong nước nếu có.

h. Ước tính diện tích phòng làm việc, phương tiện đi lại, thiết bị văn phòng và      thiết bị nghiên cứu hiện trường, cán bộ hỗ trợ của Bên mời thầu... cần thiết để thực hiện dịch vụ tư vấn.

3. Đề xuất tài chính được chuẩn bị trên cơ sở các yêu cầu và các quy định trong hồ sơ mời thầu (xem mẫu biểu trong Mục VII). Chi phí tư vấn bao gồm tiền trả cho chuyên gia (lương cơ bản,  chi phí xã hội, chi phí quản lý, lãi công ty và phụ cấp khác của chuyên gia) và các khoản chi ngoài lương (chi phí đi lại quốc tế, phụ cấp công tác, thông tin liên lạc, văn phòng phẩm, trang thiết bị làm việc, đào tạo và các chi phí khác).

Các khoản chi phí cần được trình bày dưới dạng biểu chi tiết. Đặc biệt, chi tiết về chi phí trả cho chuyên gia như chi phí xã hội và chi phí quản lý cần được cơ quan kiểm toán xác nhận. Đồng thời, cùng với các biểu kê khai chi tiết, nhà tư vấn cũng phải trình bản sao các báo cáo thu chi hàng năm đã được kiểm toán. Những thông tin do nhà thầu cung cấp sẽ được (tên Bên mời thầu) bảo mật theo quy định. Trong và sau thời gian thực hiện dịch vụ tư vấn, (tên Bên mời thầu) có quyền kiểm tra tiến độ thực hiện và sổ sách kế toán của nhà thầu có liên quan đến phạm vi dịch vụ tư vấn.

4. Hồ sơ dự thầu của nhà thầu cần được soạn thảo bằng tiếng Việt, tiếng Anh (tùy theo tính chất cụ thể của từng dự án), làm thành  (nêu số bản gốc và bản sao)  và nộp tại địa chỉ sau trước...  giờ (địa phương)...  ngày..., tháng...  năm...:

(Tên và địa chỉ của Bên mời thầu)          

Ngoài ra, nhà thầu cần thông báo cho (tên Bên mời thầu) về việc gửi hồ sơ dự thầu của mình như số bưu kiện, phương tiện gửi đi, dự kiến ngày bưu kiện đến...

5. Túi hồ sơ đề xuất kỹ thuật sẽ được mở vào... giờ (địa phương)..., ngày... tháng... năm... tại (ghi địa điểm mở thầu).

6. Việc đánh giá hồ sơ đề xuất kỹ thuật sẽ căn cứ theo tiêu chuẩn đánh giá trong hồ sơ mời thầu và tiêu chuẩn đánh giá chi tiết được thông qua trước thời điểm mở thầu. (Xem Mẫu 1 Mục VI).

7. Trong quá trình đánh giá, (tên Bên mời thầu) sẽ không xem xét hồ sơ đề xuất kỹ thuật có sự thay đổi về năng lực, không đảm bảo thực hiện gói thầu.

8. (Tên Bên mời thầu) sẽ không chấp nhận những đề nghị thay đổi về nhân sự đã đề xuất trong khi đang tiến hành đánh giá các hồ sơ đề xuất kỹ thuật.

9. Hồ sơ đề xuất tài chính của tất cả các nhà thầu đạt từ 70% tổng số điểm về kỹ thuật trở lên sẽ được mở để đánh giá và xếp hạng tổng hợp theo cơ cấu điểm giữa kỹ thuật và giá (nêu tỷ lệ % giữa kỹ thuật và giá). Nhà thầu có giá dự thầu thấp nhất sẽ được số điểm giá tối đa, điểm giá của các nhà thầu khác sẽ được xác định bằng công thức sau:

           

Điểm giá  
(của nhà thầu đang xét)


=

Giá dự thầu thấp nhất x 100

Giá dự thầu của nhà thầu đang xét

                                                              

Công thức tính điểm tổng hợp đối với hồ sơ dự thầu:

Điểm tổng hợp = Điểm kỹ thuật x (K%) + Điểm giá x (G%)

Trong đó:

- K% là tỷ trọng về kỹ thuật (tối thiểu = 70%)

- G% là tỷ trọng về giá (tối đa = 30%)

Nhà thầu xếp hạng thứ nhất (đạt điểm tổng hợp cao nhất) sẽ được mời đến thương thảo tài chính và các nội dung của hợp đồng.

10. Đại diện thay mặt nhà thầu tham gia thương thảo và ký hợp đồng phải có giấy ủy quyền. Trường hợp không thành công, Bên mời thầu sẽ mời nhà thầu được xếp hạng tiếp theo đến thương thảo.

11. Nhà thầu cần thông báo bằng fax tới (số fax của Bên mời thầu) cho biết là đã nhận được hồ sơ mời thầu và thông báo khả năng tham dự.

12. Nhà thầu có thể đề nghị Bên mời thầu làm rõ hồ sơ mời thầu và thăm hiện trường để tìm hiểu về dự án. Mọi chi phí cho việc tìm hiểu và thu thập số liệu ban đầu để chuẩn bị hồ sơ dự thầu, để thương thảo sau này sẽ do nhà thầu tự thu xếp.

13. (Tên Bên mời thầu) sẽ gửi những thông tin bổ sung nếu nhà thầu yêu cầu. Mọi chậm trễ về việc gửi thông tin bổ sung sẽ không được xem là lý do để kéo dài việc nộp hồ sơ dự thầu.

IV. ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU

"Điều khoản tham chiếu" bao gồm những nội dung chủ yếu sau:

Giới thiệu:

          Mô tả khái quát về dự án và gói thầu

          Mô tả mục đích tuyển chọn tư vấn

Phạm vi công việc:

1. Mô tả chi tiết phạm vi công việc đối với tư vấn, nguồn vốn, tên cơ quan thực hiện dự án, thời gian, tiến độ thực hiện, số tháng-người cần thiết nếu có.

2. Mô tả các nhiệm vụ cụ thể do phía tư vấn phải tiến hành trong thời gian thực hiện hợp đồng tư vấn.

3. Yêu cầu về tiến độ nộp các báo cáo có liên quan đến phạm vi dịch vụ tư vấn.

4. Dự kiến thời gian chuyên gia bắt đầu thực hiện dịch vụ tư vấn (thông thường không quá 30 ngày kể từ khi hợp đồng có hiệu lực).

5. Yêu cầu những công việc phải liên danh hoặc dành cho tư vấn trong nước thực hiện (đối với đấu thầu quốc tế).

Trách nhiệm của Bên mời thầu:

Dự kiến khả năng cung cấp điều kiện làm việc, cán bộ hỗ trợ của Bên mời thầu và những tài liệu có liên quan đến nhiệm vụ của tư vấn.

V. CÁC THÔNG TIN CƠ BẢN CÓ LIÊN QUAN TỚI GÓI THẦU

Tùy theo quy mô và tính chất của gói thầu, Bên mời thầu cần nêu rõ những thông tin chủ yếu cũng như các tài liệu hiện có liên quan để cung cấp cho các nhà thầu nghiên cứu và chuẩn bị hồ sơ dự thầu.

VI. MẪU BIỂU VỀ NỘI DUNG KỸ THUẬT

MẪU 1. TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ VỀ KỸ THUẬT

Tiêu chuẩn đánh giá

Điểm tối đa

Nhà thầu 1

Nhà thầu 2

Nhà thầu...

Tỷ trọng

Điểm

Tỷ trọng

Điểm

Tỷ trọng

Điểm

I.  KINH NGHIỆM

(Từ 10% đến 20% tổng số điểm)

a/ Đã thực hiện gói thầu tương tự

b/ Đã thực hiện gói thầu có điều kiện  địa lý tương tự

c/ Các yếu tố khác

II GIẢI PHÁP VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN

(Từ 30% đến 40% tổng số điểm)

a/ Hiểu rõ mục đích gói thầu

b/ Phương pháp luận

c/ Sáng kiến cải tiến

d/ Chương trình công tác

e/ Công lao động (tháng-người)

f/ Đào tạo và chuyển giao công nghệ

g/ Phương tiện làm việc

h/ Cách trình bày

III NHÂN SỰ

(Từ 50% đến 60% tổng số điểm)

a/ Cố vấn trưởng, Đội trưởng

b/ Chuyên gia các lĩnh vực

TỔNG CỘNG (100%)

Ghi chú:

- Yêu cầu điểm tối thiểu đối với từng nội dung (I, II và III) phải đạt trên 50%.

- Hồ sơ dự thầu có điểm kỹ thuật đạt từ 70% trở lên được coi là đáp ứng về mặt kỹ thuật

MẪU 2.  GÓI THẦU TƯƠNG TỰ ĐÃ HOẶC ĐANG THỰC HIỆN
TRONG THỜI GIAN 3 ĐẾN 5 N
ĂM GẦN ĐÂY

- Tên gói thầu và dự án có liên quan

- Địa điểm

- Chủ đầu tư

- Chuyên gia thực hiện (số chuyên gia, số tháng - người)

- Thời gian thực hiện (từ ngày... đến ngày... )

- Giá trị dịch vụ tư vấn đã thực hiện, trong đó cần nói rõ tham gia với tư cách độc lập, liên danh hay thầu phụ

- Mô tả chi tiết các dịch vụ tư vấn đã thực hiện

MẪU 3. BIỂU BỐ TRÍ NH֝N LỰC

Họ tên

Chức vụ

Tháng

Tháng- người

1

2

3

4

...

10

11

12

1

2

3

...

Tại  dự án

Tại Công ty

Cộng

 MẪU 4. LÝ LỊCH CHUYÊN GIA

(1)  Họ và tên

(2)  Ngày sinh

(3)  Quốc tịch

(4)  Chức vụ dự kiến

(5)  Học vấn (ghi rõ năm được cấp bằng hoặc chứng chỉ)

(6)  Đào tạo khác

(7)  Trình độ ngoại ngữ (tuỳ yêu cầu của gói thầu)

(8)  Thành viên các tổ chức chuyên môn

(9)  Kinh nghiệm công tác ở nước ngoài

(10) Quá trình công tác (ghi rõ theo từng thời gian, tên cơ quan, chức vụ và   nhiệm vụ công tác được giao)

(11) Cam kết đảm bảo quỹ thời gian để thực hiện gói thầu

(12) Cam đoan về lý lịch tự khai.

Xác nhận của nhà thầu           

Ngày.... tháng....  năm....

(Chuyên gia ký tên)

VII. MẪU BIỂU VỀ NỘI DUNG TÀI CHÍNH

MẪU 1. CHI PHÍ TRẢ CHO CHUYÊN GIA

Loại tiền sử dụng:

Gói thầu:                                             Tên nhà thầu:....................

Chuyên gia

Lương cơ bản

Chi phí Xã hội
(% của 1)

Chi phí quản lý
(%  của 1)

Cộng
(1+2+3)

Lãi Công ty
(% của 4)

Chi phí trả cho chuyên gia tại C.ty (4+5)

Phụ cấp khác
(nếu có)

Tổng  chi phí trả cho chuyên gia (6+7)

Họ tên

Chức vụ

(A)

(B)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

Xác nhận của kiểm toán (nếu có)

Ngày... tháng... năm...

Xác nhận của nhà thầu

(Ký tên)

MẪU 2. PH֝N BỔ CHI PHÍ XÃ HỘI

Danh mục chi phí

Ký hiệu
(1)

Số lượng
(loại tiền)

% lương cơ bản (2)

Ghi chú

- Nghỉ lễ

- Nghỉ phép

- Nghỉ ốm

- Nghỉ đẻ

- Bảo hiểm

  . . . . . . . .

Ghi chú:          (1) Theo báo cáo thu nhập

                        (2) Do kiểm toán chứng nhận

MẪU 3. PH֝N BỔ CHI PHÍ QUẢN LÝ

Danh mục chi phí

Ký hiệu
(1)

Số lượng
(loại tiền)

% lương cơ bản (2)

Ghi chú

- Thuê VP

- Thiết bị VP

- Khấu hao

- Kiểm toán

- Bảo hiểm

- In ấn

- Điện thoại

- Đi lại

- Thuế

 . . . . . . . .

Ghi chú:          (1) Theo báo cáo thu nhập

                        (2) Do kiểm toán chứng nhận

MẪU 4. ƯỚC TÍNH CHI PHÍ NGOÀI NƯỚC

(Đơn vị tính ____)

1. Chi phí trả cho CHUYÊN GIA nước ngoài

Tại công ty

Họ tên             Số tháng-người                Mức chi trả                Cộng

a)

b)

c)

d)

v.v...

Tổng cộng                                                       =======

Tại dự án

Họ tên             Số tháng-người                Mức chi trả               Cộng

a)

b)

c)

d)

v.v...

Tổng cộng                                                       =======

2. Chi phí ngoài lương

- Chi phí đi lại quốc tế

- Phụ cấp công tác

- Thông tin, liên lạc

- Văn phòng phẩm

- Trang thiết bị làm việc

- Đào tạo và chi phí khác

Tổng cộng                                                       =======

MẪU 5. CHI PHÍ TRONG NƯỚC

(Đơn vị tính _____)

1. Chi phí trả cho chuyên gia Việt Nam

Họ tên             Số tháng-người             Mức chi trả                        Cộng

a)

b)

c)

d)

v.v...

Tổng cộng        ____________           __________                     =========

2. Chi phí ngoài lương

- Công tác phí

- Đi lại (trong và ngoài nước)

- Thông tin, liên lạc

- Chi khác...

 MẪU 6. TỔNG HỢP CHI PHÍ

(Đơn vị tính _______)

Ngoài nước    Trong nước        Cộng

Chi phí trả cho chuyên gia      __________    __________    __________

Chi phí ngoài lương                __________    __________    __________

Thuế các loại                           __________    __________    __________

Dự phòng                                __________    __________    __________

Tổng cộng                               =========   =========     ========

VIII. MẪU THỎA THUẬN HỢP ĐỒNG

(Mẫu tham khảo)

I. Căn cứ ký hợp đồng:

- Căn cứ yêu cầu thực hiện dịch vụ tư vấn cho dự án.... của (tên Bên mời thầu).

- Căn cứ thông báo trúng thầu ngày.... tháng.... năm....

II. Giải thích thuật ngữ

III. Đại diện các bên ký hợp đồng:

1. Đại diện Bên mời thầu:

- Tên Bên mời thầu.........................................

- Tên, chức vụ người đại diện (hoặc của người được ủy quyền)

- Địa chỉ .......................................................

- Số tài khoản..................... Tại ngân hàng.......................

2. Đại diện phía tư vấn:

- Tên nhà tư vấn...........................................

- Tên, chức vụ người đại diện (hoặc của người được ủy quyền)

- Địa chỉ........................................................

- Số tài khoản................. Ngân hàng............................

IV. Nội dung hợp đồng:

1. Nhiệm vụ của tư vấn: (Ghi rõ những công việc phía tư vấn phải đảm nhiệm, địa điểm và thời gian thực hiện...)

2. Các tài liệu sau đây được coi là một phần của hợp đồng này:

a. Văn bản hợp đồng

b. Thông báo trúng thầu

c. Hồ sơ dự thầu

d. Các văn bản bổ sung...

3. Kết qủa thực hiện hợp đồng 

4. Yêu cầu về chất lượng

5. Giá trị hợp đồng (theo công việc, hạng mục, tổng giá trị của hợp đồng)

6. Thời gian nghiệm thu, bàn giao, thanh toán

7. Phương thức và điều kiện thanh toán

8. Thời gian thực hiện và hoàn thành (thời gian bắt đầu, kết thúc, nghiệm thu, bàn giao, thanh toán)

9. Trường hợp bất khả kháng

10. Bảo hiểm

11. Đền bù

12. Biện pháp đảm bảo việc ký kết hợp đồng

13. Phạt khi vi phạm hợp đồng hoặc thưởng khi hoàn thành vượt mức nếu có

14. Xử lý khi có tranh chấp hợp đồng

15. Những nội dung và điều kiện điều chỉnh hợp đồng nếu có

16. Bảo hành

17. Cam kết thanh toán

18. Bảo mật

19. Các phụ lục

20. Hiệu lực hợp đồng

Hợp đồng này được lập thành (số bản) bằng (ngôn ngữ) và có giá trị ngang nhau.

Đại diện tư vấn

(Ký tên, đóng dấu)

Đại diện Bên mời thầu

(Ký tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC II

MẪU HƯỚNG DẪN HỒ SƠ SƠ TUYỂN

VÀ HỒ SƠ MỜI THẦU MUA SẮM HÀNG HOÁ

HỒ SƠ SƠ TUYỂN

(áp dụng theo hồ sơ sơ tuyển đối với xây lắp)

HỒ SƠ MỜI THẦU

A. ĐẤU THẦU MỘT GIAI  ĐOẠN

I. THÔNG BÁO MỜI THẦU

(áp dụng trong trường hợp không thực hiện sơ tuyển)

1. (Tên Bên mời thầu) chuẩn bị mua sắm (tên gói thầu) để thực hiện dự án (hoặc công trình): .................................................. tại .............................................

2. (Tên Bên mời thầu) xin mời tất cả các nhà thầu có đủ điều kiện và năng lực tham gia đấu thầu cung cấp................................................. (tên hàng hoá).

3. Các nhà thầu mong muốn tham gia đấu thầu có thể tìm hiểu thêm các thông tin và mua hồ sơ mời thầu tại................................ (ghi rõ địa chỉ bán hồ sơ mời thầu).

4. Các nhà thầu đăng ký tham dự đấu thầu sẽ được mua bộ hồ sơ mời thầu hoàn chỉnh với một khoản lệ phí là................. (ghi rõ giá trị bằng số, bằng chữ và loại tiền).

5. Hồ sơ dự thầu phải được gửi kèm một bảo lãnh dự thầu:..................... (ghi rõ giá trị bằng số và bằng chữ , loại tiền, hình thức bảo lãnh) và phải được chuyển đến (ghi rõ địa chỉ nộp hồ sơ) vào hoặc trước..... giờ (địa phương), ngày... tháng... năm.....

6. Hồ sơ dự thầu sẽ được mở vào..... giờ (địa phương), ngày...... tháng.... năm.... tại .............................................. (ghi địa điểm mở thầu).

Đại diện bên mời thầu

II. THƯ MỜI THẦU

(áp dụng đối với các gói thầu đã thực hiện sơ tuyển hoặc đấu thầu hạn chế)

Ngày........ tháng......... năm.........

Kính gửi: (Tên nhà thầu)

1. (Tên Bên mời thầu) chuẩn bị mua sắm (tên gói thầu) để thực hiện dự án (hoặc công trình) ............................................ tại .......................... (Tên Bên mời thầu) xin mời (tên nhà thầu) tới tham dự đấu thầu.

2. Nhà thầu sẽ được mua một bộ hồ sơ mời thầu tại (ghi địa chỉ bán hồ sơ) trong thời gian (ghi rõ thời gian bán hồ sơ) với một khoản lệ phí là .................. (ghi rõ giá trị bằng số, bằng chữ và loại tiền).

3. Hồ sơ dự thầu phải kèm theo một bảo lãnh dự thầu là ................................... (ghi rõ giá trị bằng số và bằng chữ, loại tiền, hình thức bảo lãnh) và phải được chuyển đến (ghi rõ địa chỉ) trước...... giờ (địa phương), ngày........ tháng....... năm ........

4. Hồ sơ dự thầu sẽ được mở vào ................... giờ (địa phương), ngày................... tháng ................. năm  ................... tại (địa điểm mở thầu).

Đại diện Bên mời thầu

(Ký tên, đóng dấu)

III. MẪU ĐƠN DỰ THẦU

Ngày....... tháng....... năm...........

Kính gửi:..........................................................  (tên Bên mời thầu)

1. Sau khi nghiên cứu hồ sơ mời thầu cung cấp .................................. (ghi rõ tên gói thầu hàng hoá), chúng tôi, người ký tên dưới đây đề nghị được cung cấp ................................... (ghi nội dung gói thầu hàng hoá) và xin đảm bảo sửa chữa đền bù bất kỳ một sai sót nào theo đúng quy định của hồ sơ mời thầu và theo các điều kiện của hợp đồng, đặc tính kỹ thuật, các bản vẽ.... và các phụ lục kèm theo với giá dự thầu là: .............. (ghi rõ giá trị bằng số, bằng chữ và loại tiền).

2. Chúng tôi xác nhận rằng các bản phụ lục gửi kèm theo đây là một phần trong hồ sơ dự thầu của chúng tôi.

3. Nếu hồ sơ dự thầu của chúng tôi được chấp thuận, chúng tôi xin cam kết sẽ thực hiện ngay việc cung cấp, và sẽ hoàn thành, bàn giao toàn bộ công việc đã nêu trong hợp đồng theo đúng thời hạn.

4. Hồ sơ dự thầu của chúng tôi có hiệu lực đến ngày........ tháng.........  năm .......

5. Hồ sơ dự thầu này, cùng với văn bản phê duyệt kết  quả đấu thầu, văn bản  thông báo trúng thầu của Bên mời thầu sẽ là cơ sở pháp lý ràng buộc giữa hai bên cho đến khi hợp đồng chính thức được ký và triển khai thực hiện.

Chúng tôi hiểu rằng, Bên mời thầu không buộc phải giải thích lý do không chấp thuận hồ sơ dự thầu có giá thấp nhất hoặc bất kỳ hồ sơ dự thầu nào.

Đại diện nhà thầu

(Chức vụ, ký tên đóng dấu)

IV. CHỈ DẪN ĐỐI VỚI NHÀ THẦU

Mục đích chỉ dẫn là để cung cấp cho các nhà thầu tham gia đấu thầu biết những thông tin cần thiết về gói thầu, về cách chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu. Những thông tin chủ yếu trong quá trình đấu thầu bao gồm yêu cầu về năng lực của các nhà thầu, mẫu đơn dự thầu, thời gian nộp hồ sơ dự thầu, thủ tục đánh giá hồ sơ dự thầu, điều kiện trao hợp đồng và các thông tin liên quan khác về quá trình đấu thầu mà Bên mời thầu xét thấy cần thiết.

Chỉ dẫn đối với nhà thầu gồm những nội dung chủ yếu sau:

A. Chỉ dẫn chung.

1. Nội dung gói thầu.

2. Nguồn vốn.

3. Tư cách pháp lý của nhà thầu.

4. Nguồn gốc hàng hoá.

5. Chi phí dự thầu.

B. Hồ sơ mời thầu.

6. Nội dung của hồ sơ mời thầu và tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu.

7. Làm rõ hồ sơ mời thầu.

8. Sửa đổi hồ sơ mời thầu.

C. Chuẩn bị hồ sơ dự thầu.

9. Ngôn ngữ sử dụng trong hồ sơ dự thầu.

10. Các tài liệu cần có trong hồ sơ dự thầu.

11. Giá dự thầu.

12. Đồng tiền bỏ thầu và đồng tiền thanh toán.

13. Năng lực, tính pháp lý của nhà thầu và hàng hoá.

14. Bảo lãnh dự thầu.

15. Hiệu lực của hồ sơ dự thầu.

16. Hình thức và chữ ký trong hồ sơ dự thầu.

D. Nộp hồ sơ dự thầu.

17. Viết tên và niêm phong hồ sơ dự thầu.

18. Thời hạn nộp hồ sơ dự thầu.

19. Hồ sơ dự thầu nộp muộn.

20. Sửa đổi và rút hồ sơ dự thầu.

Đ. Mở thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu.

21. Mở thầu.

22. Làm rõ hồ sơ dự thầu.

23. Kiểm tra sơ bộ hồ sơ dự thầu và xác định mức độ đáp ứng.

24. Sửa lỗi số học.

25. Chuyển đổi về cùng một loại tiền để đánh giá hồ sơ dự thầu.

26. Đánh giá và so sánh hồ sơ dự thầu.

27. Ưu đãi nhà thầu trong nước.

E. Trao hợp đồng.

28. Tiêu chuẩn trao hợp đồng.

29. Quyền của Bên mời thầu về thay đổi số lượng cung cấp trong thời gian  trao hợp đồng.

30. Quyền của Bên mời thầu chấp nhận hoặc loại bỏ bất kỳ hồ sơ dự thầu nào.

31. Thông báo trao hợp đồng.

32. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng.

33. Ký hợp đồng.

V. MẪU BIỂU GIÁ

Mẫu 1

(áp dụng đối với hàng hoá sản xuất tại Việt Nam)

STT

Loại hàng hoá

Xuất xứ

Đặc tính kỹ thuật

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

1

2

3

4

5

6

7

Đại diện nhà thầu

(Ký tên và đóng dấu)

Mẫu 2

(áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu)

STT

Loại hàng hoá

Đặc tính kỹ thuật

Xuất xứ

Số lượng

Giá FOB

Giá CIF

Giá cung ứng tại công trình

Đơn giá

Thành tiền

Đơn giá

Thành tiền

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đại diện nhà thầu

(Ký tên và đóng dấu)

VI. CÁC ĐIỀU KIỆN CHUNG VÀ ĐIỀU KIỆN CỤ THỂ CỦA HỢP ĐỒNG

            Các điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng được áp dụng  tuỳ theo tính chất của từng gói thầu trên cơ sở tham khảo hướng dẫn của FIDIC (Hiệp hội quốc tế các kỹ sư tư vấn) hoặc các tài liệu đấu thầu mẫu của nhà tài trợ.

VII. MẪU BẢO LÃNH DỰ THẦU

Ngày.......... tháng......... năm ............

Kính gửi:................................... (tên Bên mời thầu)

Ngân hàng.......................... (ghi tên ngân hàng) của nước ................................ (tên nước) có trụ sở tại..................................... (ghi địa chỉ của ngân hàng) chấp thuận gửi cho.................. (ghi tên Bên mời thầu) một khoản tiền là ..................................... (ghi rõ giá trị bằng số, bằng chữ và loại tiền) để bảo lãnh cho nhà thầu (tên nhà thầu) ................... tham dự đấu thầu............................. (ghi rõ tên gói thầu hoặc hợp đồng).

Ngân hàng chúng tôi xin cam kết trả cho (ghi tên Bên mời thầu) khoản tiền nói trên ngay sau khi nhận được văn bản yêu cầu đầu tiên của Bên mời thầu. Bên mời thầu không phải giải thích về yêu cầu của mình, chỉ cần ghi rõ  số tiền phải trả là do nhà thầu (tên nhà thầu) .................................... vi phạm một hoặc các điều kiện sau đây:

1. Nếu nhà thầu rút đơn trong thời hạn có hiệu lực của hồ sơ dự thầu đã quy định trong hồ sơ mời thầu.

2. Nếu nhà thầu đã được Bên mời thầu thông báo trúng thầu trong thời hạn có hiệu lực của hồ sơ dự thầu mà nhà thầu:

a) Từ chối thực hiện hợp đồng.

b) Không có khả năng nộp hoặc từ chối nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng.

Bảo lãnh này có giá trị kể từ ngày nộp hồ sơ dự thầu đến sau 30 ngày kể từ ngày hết hiệu lực của hồ sơ dự thầu. Bất cứ yêu cầu nào liên quan đến bảo lãnh này phải gửi tới ngân hàng trước thời hạn nói trên.

TÊN NGÂN HÀNG BẢO LÃNH

(Ký tên, đóng dấu)

VIII. MẪU THOẢ THUẬN HỢP ĐỒNG

(Mẫu tham khảo)

Ngày...... tháng....... năm..........

I. Căn cứ ký hợp đồng:

- Căn cứ yêu cầu cung cấp............................. (tên hàng hoá và các dịch vụ liên quan) của (tên Bên mời thầu)

- Căn cứ văn bản phê duyệt kết quả đấu thầu số....., ngày... tháng.... năm ....... và thông báo trúng thầu ngày.............. tháng............. năm...........

II. Đại diện bên mua (Bên mời thầu) và bên bán (nhà thầu)

1. Bên mua

- Tên Bên mời thầu......................................................

- Tên, chức vụ người đại diện (hoặc của người được uỷ quyền)

- Địa chỉ.......................................................................

- Số tài khoản............................ Tại ngân hàng .........................

2. Bên bán

- Tên nhà thầu ..............................................................

- Tên, chức vụ người đại diện (hoặc của người được uỷ quyền)

- Địa chỉ........................................................ nước ....................................

- Số tài khoản.......................................... Tại ngân hàng ...........................

III- Nội dung của hợp đồng:

1. Nội dung của hợp đồng gồm các từ và thuật ngữ được hiểu theo cùng nghĩa đã xác định trong bản điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng.

2. Các tài liệu sau đây được coi là một phần của hợp đồng này:

a. Văn bản phê duyệt kết quả đấu thầu và thông báo trúng thầu

b. Đơn dự thầu và phụ lục kèm theo

c. Bản thuyết minh kỹ thuật

d. Biểu giá dự thầu

đ. Bản vẽ thiết kế

e. Các phụ lục bổ sung

g. Điều kiện chung của hợp đồng

h. Điều kiện cụ thể của hợp đồng

3. Đối tượng sản phẩm của hợp đồng là ...

4. Yêu cầu về số lượng, chất lượng, chủng loại, quy cách.

5. Giá trị hợp đồng (theo khoản mục, tổng giá trị).

6. Phương thức và điều kiện thanh toán.

7. Thời gian thực hiện và hoàn thành (thời gian bắt đầu, kết thúc, nghiệm thu, bàn giao, thanh toán).

8. Trường hợp bất khả kháng.

9. Bảo hiểm.

10. Đền bù.

11. Biện pháp đảm bảo việc ký kết hợp đồng.

12. Phạt khi vi phạm hợp đồng hoặc thưởng nếu có.

13. Xử lý khi có tranh chấp hợp đồng.

14. Những nội dung và điều kiện điều chỉnh hợp đồng  nếu có.

15. Bảo hành.

16. Cam kết thanh toán.

17. Bảo mật.

18. Các phụ lục.

19. Hiệu lực của hợp đồng.

Hợp đồng này được lập thành (số bản) bằng (ngôn ngữ) và có giá trị ngang nhau.

Đại diện bên bán

(Ký tên đóng dấu)

Đại diện bên mua

(Ký tên, đóng dấu)

IX. MẪU BẢO LÃNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG

                                                                    Ngày........... tháng........ năm ..........

Kính gửi:....................................................... (Tên Bên mua)

Ngân hàng (tên ngân hàng) có trụ sở tại (ghi địa chỉ của ngân hàng)

Do Bên bán cam kết thực hiện việc  cung cấp.................................... (tên gói thầu) và do yêu cầu của (tên Bên mua) nêu trong hồ sơ mời thầu yêu cầu Bên bán phải nộp giấy bảo lãnh của Ngân hàng với số tiền................................. (ghi rõ giá trị bằng số, bằng chữ và loại tiền) để đảm bảo trách nhiệm của Bên bán trong thời gian thực hiện hợp đồng đã ký.

Chúng tôi đồng ý cấp cho nhà thầu giấy bảo lãnh này và khẳng định rằng chúng tôi thay mặt cho..................... tên Bên bán) chịu trách nhiệm trước ................. (tên Bên mua) với số tiền bảo đảm là .................. (ghi rõ giá trị bằng số, bằng chữ và loại tiền).

Khi nhận được văn bản yêu cầu của (tên Bên mua) và không cần bất kỳ sự giải thích nào, chúng tôi cam đoan sẽ trả cho................................ (tên Bên mua) với số tiền bảo đảm là......................................... (ghi rõ giá trị bằng số, bằng chữ và loại tiền).

Giấy bảo lãnh này có hiệu lực đến ngày........... tháng............. năm ........

                                                           

TÊN NGÂN HÀNG BẢO LÃNH

 (Ký tên, đóng dấu)

B. ĐẤU THẦU HAI GIAI ĐOẠN

GIAI ĐOẠN I

I. THÔNG BÁO MỜI THẦU

(Đối với đấu thầu rộng rãi không sơ tuyển)   

           

1. (Tên Bên mời thầu) chuẩn bị mua sắm (tên hàng hoá) để thực hiện dự án (hoặc công trình):..........................................................tại ............................................

2. (Tên Bên mời thầu) xin mời tất cả các nhà thầu có đủ điều kiện và năng lực tham gia đấu thầu cung cấp....................................... cho dự án ....................................

3. Các nhà thầu mong muốn tham dự đấu thầu có thể tìm hiểu thêm các thông tin và mua hồ sơ mời thầu tại:................................. (ghi rõ địa chỉ bán hồ sơ mời thầu).

4. Các nhà thầu đăng ký tham dự đấu thầu sẽ được mua bộ hồ sơ mời thầu hoàn chỉnh với một khoản lệ phí là........................ (ghi rõ giá trị bằng số, bằng chữ và loại tiền).

5. Gói thầu này áp dụng phương thức đấu thầu 2 giai đoạn như sau:

a) Giai đoạn thứ nhất: Các nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu gồm đề xuất kỹ thuật và phương án tài chính sơ bộ (chưa có giá) để Bên mời thầu xem xét và thảo luận cụ thể với từng nhà thầu, nhằm thống nhất về yêu cầu và về tiêu chuẩn kỹ thuật để nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu chính thức của mình.

b) Giai đoạn thứ hai: Bên mời thầu mời các nhà thầu tham gia trong giai đoạn thứ nhất nộp hồ sơ dự thầu chính thức với đề xuất kỹ thuật đã được bổ sung hoàn chỉnh trên cùng một mặt bằng kỹ thuật và đề xuất chi tiết về tài chính với đầy đủ nội dung về tiến độ thực hiện, điều kiện hợp đồng, giá dự thầu.

6. Hồ sơ dự thầu giai đoạn I sẽ được mở vào.............. giờ (địa phương),  ngày ........ tháng........ năm.........  tại.............................. (ghi địa điểm mở thầu).

ĐẠI DIỆN BÊN MỜI THẦU

II. THƯ MỜI THẦU

                        (Đối với đấu thầu hạn chế hoặc đã thực hiện sơ tuyển)                                

Ngày............ tháng........ năm...........

Kính gửi: ....................................... (Tên nhà thầu)

1. (Tên Bên mời thầu) chuẩn bị mua sắm (tên gói thầu)  để thực hiện dự án (hoặc công trình): .................    tại........................    theo phương thức đấu thầu 2 giai đoạn.

2. Nhà thầu sẽ được mua một bộ hồ sơ mời thầu tại (ghi rõ địa chỉ bán hồ sơ mời thầu) trong thời gian (ghi rõ thời gian bán hồ sơ) với một khoản lệ phí là... (ghi rõ giá trị bằng số, bằng chữ và loại tiền).

3. Hồ sơ dự thầu giai đoạn I phải nộp trước thời điểm đóng thầu (giờ, ngày) tại (địa điểm) và sẽ được mở với sự có mặt của đại diện các nhà thầu vào (giờ, ngày) và tại (địa điểm).

Đại diện bên mời thầu

(Ký tên và đóng dấu)

III. MẪU ĐƠN DỰ THẦU

Ngày........ tháng.......... năm...........

Kính gửi:......................................................  (tên Bên mời thầu)

1. Sau khi nghiên cứu hồ sơ mời thầu giai đoạn I (ghi rõ tên gói thầu hàng hoá), chúng tôi, người ký tên dưới đây đề nghị được cung cấp............................ (ghi nội dung gói thầu hàng hoá) và xin đảm bảo sửa chữa đền bù bất kỳ một sai sót nào theo đúng quy định của hồ sơ mời thầu và theo các điều kiện của hợp đồng, đặc tính kỹ thuật, các bản vẽ.... và các phụ lục kèm theo.

2. Chúng tôi xác nhận rằng các bản phụ lục gửi kèm theo đây là một phần trong hồ sơ dự thầu của chúng tôi.

3. Hồ sơ dự thầu của chúng tôi có hiệu lực đến ngày..... tháng........ năm.......

Đại diện nhà thầu

(Chức vụ, ký tên đóng dấu)

IV. CHỈ DẪN ĐỐI VỚI NHÀ THẦU

Mục đích chỉ dẫn là để cung cấp cho các nhà thầu tham gia đấu thầu biết những thông tin cần thiết về gói thầu, về cách chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu. Những thông tin chủ yếu trong quá trình đấu thầu bao gồm yêu cầu về năng lực của các nhà thầu, mẫu đơn dự thầu, thời gian nộp hồ sơ dự thầu, thủ tục đánh giá hồ sơ dự thầu và các thông tin liên quan khác về quá trình đấu thầu mà Bên mời thầu xét thấy cần thiết.

Chỉ dẫn đối với nhà thầu gồm những nội dung chủ yếu sau:

A. Chỉ dẫn chung.

1. Nội dung gói thầu.

2. Nguồn vốn.

3. Tư cách pháp lý của nhà thầu.

4. Nguồn gốc hàng hoá.

5. Chi phí dự thầu.

B. Hồ sơ mời thầu.

6. Nội dung của hồ sơ mời thầu và tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu.

7. Làm rõ hồ sơ mời thầu.

8. Sửa đổi hồ sơ mời thầu.

C. Chuẩn bị hồ sơ dự thầu.

9. Ngôn ngữ sử dụng trong hồ sơ dự thầu.

10. Các tài liệu cần có trong hồ sơ dự thầu.

11. Năng lực, tính pháp lý của nhà thầu và của hàng hoá.

12. Hiệu lực của hồ sơ dự thầu.

13.  Hình thức và chữ ký trong hồ sơ dự thầu.

D. Nộp hồ sơ dự thầu.

14. Viết tên và niêm phong hồ sơ dự thầu.

15. Thời hạn nộp hồ sơ dự thầu.

16. Hồ sơ dự thầu nộp muộn.

17. Sửa đổi và rút hồ sơ dự thầu.

Đ. Mở thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu.

18. Mở thầu.

19. Làm rõ hồ sơ dự thầu.

20. Kiểm tra hồ sơ dự thầu và xác định mức độ đáp ứng.

21. Đánh giá hồ sơ dự thầu.

22. Ưu đãi nhà thầu trong nước.

GIAI ĐOẠN II

I. THƯ MỜI THẦU

Ngày.......... tháng.............. năm.......

Kính gửi: (Tên nhà thầu)

1. Căn cứ kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu giai đoạn I, chúng tôi xin mời (tên nhà thầu) đến nộp hồ sơ dự thầu giai đoạn II để thực hiện hợp đồng mua sắm .................... (tên hàng hoá)

2. Hồ sơ dự thầu giai đoạn II của  ........................................   (tên nhà thầu) phải bao gồm phần kỹ thuật đã bổ sung hoàn chỉnh trên cùng mặt bằng và đề xuất chi tiết về tài chính với đầy đủ nội dung và tiến độ thực hiện, điều kiện hợp đồng, giá dự thầu.

3. Hồ sơ dự thầu giai đoạn II phải nộp trước thời điểm đóng thầu (...giờ, ngày...) tại (tên địa điểm) và sẽ được mở với sự có mặt của đại diện các nhà thầu vào (...giờ, ngày...) và tại (tên địa điểm).

4. Hồ sơ dự thầu giai đoạn II phải được gửi kèm một bảo lãnh dự thầu ................................ (ghi rõ giá trị bằng số và bằng chữ, loại tiền, hình thức bảo lãnh)

5. Xin gửi xác nhận đã nhận được thư mời thầu và ý định tiếp tục tham gia dự thầu cho chúng tôi ngay bằng thư, fax hoặc telex.

ĐẠI DIỆN BÊN MỜI THẦU

(Ký tên và đóng dấu)

II.  CHỈ DẪN NHÀ THẦU

(áp dụng theo nội dung đấu thầu một giai đoạn)

III. MẪU BIỂU GIÁ

(áp dụng theo Mẫu 1 và Mẫu 2 Mục V đấu thầu một giai đoạn)

IV. ĐIỀU KIỆN CHUNG VÀ ĐIỀU KIỆN CỤ THỂ CỦA HỢP ĐỒNG

(áp dụng theo đấu thầu một giai đoạn)

V.  MẪU BẢO LÃNH DỰ THẦU

(áp dụng theo đấu thầu một giai đoạn)

VI. MẪU THOẢ THUẬN HỢP ĐỒNG

(áp dụng theo đấu thầu một giai đoạn)

VII.  MẪU BẢO LÃNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG

(áp dụng theo đấu thầu một giai đoạn)

PHỤ LỤC III

MẪU HƯỚNG DẪN HỒ SƠ SƠ TUYỂN VÀ  HỒ SƠ MỜI THẦU XÂY LẮP

HỒ SƠ SƠ TUYỂN

I - THÔNG BÁO MỜI SƠ TUYỂN

1. (Tên Bên mời thầu) có nhu cầu xây dựng công trình....................... tại địa điểm............................... bằng nguồn vốn (ghi rõ nguồn vốn trong nước, ngoài nước).

2. (Tên Bên mời thầu) tổ chức sơ tuyển các nhà thầu thực hiện “gói thầu” (tên gói thầu):

Mô tả tóm tắt nội dung gói thầu

3. Các nhà thầu có đủ tư cách đều được đăng ký tham dự sơ tuyển.

4. Nhà thầu tham dự sơ tuyển có thể tìm hiểu thêm thông tin hoặc nghiên cứu cụ thể tài liệu về sơ tuyển bằng cách gửi thư, fax, telex hoặc trực tiếp theo địa chỉ sau: (ghi tên và địa chỉ, số fax, số telex của Bên mời thầu).

5. Nhà thầu sẽ được nhận một bộ hồ sơ mời sơ tuyển (ghi rõ tên gói thầu muốn tham dự sơ tuyển) bằng cách nộp đơn theo địa chỉ nói trên với một khoản lệ phí là (ghi rõ giá trị bằng số và bằng chữ, loại tiền). Theo yêu cầu của nhà thầu, (tên Bên mời thầu) sẽ gửi tài liệu theo đường bưu điện nhưng sẽ không chịu trách nhiệm trong trường hợp tài liệu gửi đi chậm hoặc bị thất lạc.

6. Các nhà thầu tham dự sơ tuyển phải nộp hồ sơ dự sơ tuyển tại (ghi địa chỉ Bên mời thầu) trước........ giờ (địa phương) ngày.......... tháng......... năm...............

7. (Tên Bên mời thầu) sẽ thông báo kết quả sơ tuyển và mời các nhà thầu trúng sơ tuyển tham gia dự thầu.

II. CHỈ DẪN SƠ TUYỂN

1. Giới thiệu chung:

a. Tên gói thầu.................................................................

b. Giới thiệu về nguồn vốn và nội dung cơ bản của gói thầu.

c. Loại hợp đồng (hợp đồng có điều chỉnh giá, hợp đồng trọn gói, hợp đồng chìa khoá trao tay).

d. Giới thiệu các thông tin về khí hậu, thuỷ văn, địa hình, địa điểm xây dựng, phương tiện vận tải, truyền thông, sơ đồ mặt bằng dự án, dự kiến thời hạn xây dựng, điều kiện dịch vụ và các dữ liệu liên quan khác.

2. Nộp hồ sơ dự sơ tuyển:

a. Nhà thầu dự sơ tuyển phải nộp hồ sơ dự sơ tuyển tại (địa chỉ Bên mời thầu) trước......... giờ (địa phương), ngày.......... tháng........... năm.............. 

b. Hồ sơ dự sơ tuyển bao gồm một bản gốc và.................... (ghi rõ số lượng)  bản chụp, để trong một túi hồ sơ được niêm phong kín. Trên túi hồ sơ ghi: Hồ sơ dự sơ tuyển cho gói thầu (ghi rõ số và tên gói thầu); tên và địa chỉ của Bên mời thầu và nhà thầu dự sơ tuyển.

c. Đối với các nhà thầu nước ngoài, hồ sơ dự sơ tuyển phải được viết bằng tiếng Anh, tiếng Việt.

d. Tuỳ theo yêu cầu của gói thầu có thể tổ chức cuộc họp trước sơ tuyển để giải thích rõ cho các nhà thầu về yêu cầu sơ tuyển và tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển.

đ. Nhà thầu phải trả lời tất cả các câu hỏi trong từng bản câu hỏi sơ tuyển. Nếu cần có thể kèm theo các văn bản bổ sung.

e. Hồ sơ dự sơ tuyển phải có chữ ký của đại diện có thẩm quyền của nhà thầu hoặc chữ ký của người được uỷ quyền và phải có giấy uỷ quyền kèm theo.

g. Hồ sơ dự sơ tuyển của các nhà thầu sẽ được bảo mật theo quy định  và không trả lại.

h. Bên mời thầu sẽ thông báo kết quả sơ tuyển cho tất cả các nhà thầu dự sơ tuyển.

Bên mời thầu được quyền từ chối hoặc chấp thuận các hồ sơ dự sơ tuyển mà không phải chịu bất cứ trách nhiệm nào đối với nhà thầu cũng như không có nghĩa vụ thông báo cho nhà thầu về lý do trên.

3. Câu hỏi sơ tuyển:

a. Mẫu câu hỏi:

                        Mẫu 1: Đơn xin dự sơ tuyển

                        Mẫu 2: Thông tin chung

                        Mẫu 3: Số liệu về tài chính

                        Mẫu 4: Hồ sơ kinh nghiệm

                        Mẫu 5: Thiết bị thi công

                        Mẫu 6: Bố trí nhân sự

                        Mẫu 7: Sơ đồ tổ chức hiện trường

                        Mẫu 8: Các nhà thầu phụ

                        Mẫu 9: Dữ liệu liên danh

                                      (chỉ đối với nhà thầu liên danh)

b. Nhà thầu liên danh phải hoàn thành một bộ mẫu câu hỏi riêng (gồm 8 mẫu từ mẫu số 1 đến mẫu số 8 nêu trên) cho mỗi bên liên danh đồng thời lập thêm mẫu số 9 về dữ liệu liên danh.

4. Tiêu chuẩn về trình độ, năng lực:

a. Việc sơ tuyển sẽ dựa trên cơ sở đáp ứng được toàn bộ những tiêu chuẩn tối thiểu về kinh nghiệm chung và riêng; năng lực của từng chức danh quản lý, năng lực thiết bị, tình trạng tài chính... như đã được thể hiện qua những câu trả lời trong các mẫu câu hỏi. Kinh nghiệm và năng lực của các nhà thầu phụ sẽ không được tính đến khi đánh giá mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn về trình độ năng lực của nhà thầu dự sơ tuyển.

b. Năng lực tài chính của nhà thầu dự sơ tuyển sẽ được đánh giá trên cơ sở tổng tài sản, lợi nhuận trước và sau thuế, vốn lưu động, giá trị của các phần hợp đồng chưa hoàn thành của nhà thầu đó. Trong trường hợp, chưa đáp ứng yêu cầu năng lực tài chính thì nhà thầu đó có thể gửi kèm một giấy bảo lãnh do Ngân hàng của Nhà nước phát hành để bổ sung cho tài liệu dự tuyển của mình. Giấy bảo lãnh này phải đảm bảo rằng trong trường hợp nhà thầu dự tuyển trúng thầu thì sẽ cấp hạn mức tín dụng với giá trị không nhỏ hơn 1/3 tổng giá trị hợp đồng và được duy trì cho đến khi hoàn thành và bàn giao công trình.

c. Nhà thầu dự sơ tuyển phải đáp ứng những tiêu chuẩn tối thiểu sau:

- Doanh thu trung bình hàng năm trong 3 đến 5 năm vừa qua (tuỳ theo từng gói thầu) phải đạt ít nhất là..................

- Kinh nghiệm đã thực hiện ít nhất là................. gói thầu có tính chất tương tự và có các điều kiện hiện trường tương tự trong vòng 3 đến 5 năm qua như gói thầu này. (Kể tên gói thầu và minh hoạ "tính tương tự").

- Đảm bảo đủ năng lực về thiết bị: Nhà thầu  dự sơ tuyển phải kê khai rõ nguồn thiết bị (thuộc sở hữu hay đi thuê ? Thuê dài hạn hay ngắn hạn ?) và thời gian đã sử dụng của thiết bị để xác định chất lượng thiết bị. Nhà thầu phải cam kết những thiết bị chủ yếu hoạt động tốt và phải sẵn có để thực hiện gói thầu.

5. Lịch sử kiện tụng:

Nhà thầu dự sơ tuyển phải cung cấp thông tin chính xác về mọi cuộc kiện tụng hoặc xét xử đối với những hợp đồng đã và đang được thực hiện trong vòng 5 năm gần đây. Nếu nhà thầu hoặc bất kỳ bên nào của liên danh dự sơ tuyển bị kiện tụng hoặc xét xử từ................ lần trở lên (ghi rõ số lần) sẽ bị loại.

6. Cập nhật thông tin sơ tuyển:

Các nhà thầu trúng sơ tuyển sẽ phải cập nhật các thông tin về năng lực, tại thời điểm nộp hồ sơ dự thầu để khẳng định sự phù hợp với các yêu cầu của gói thầu. Hồ sơ dự thầu sẽ bị loại nếu như tiêu chuẩn về năng lực không còn đáp ứng tại thời điểm đấu thầu.

Mẫu 1

ĐƠN XIN DỰ SƠ TUYỂN

Ngày........ tháng........ năm............

Kính gửi: (tên Bên mời thầu)

1. Đại diện cho............................. (tên nhà thầu, hoặc đại diện hợp pháp của nhà thầu) sau khi tìm hiểu đầy đủ các thông tin về sơ tuyển, chúng tôi, người ký tên dưới đây xin được tham dự sơ tuyển gói thầu.................................... (ghi rõ tên gói thầu).

2. Chúng tôi xin gửi kèm theo đơn này các bản tài liệu gốc sau:

- Tư cách pháp lý và năng lực của nhà thầu

- Trụ sở làm việc chính, địa chỉ giao dịch

3. Bên mời thầu hoặc đại diện có thẩm quyền của Bên mời thầu được quyền tiến hành việc thăm dò hoặc điều tra để xác minh các tài liệu và thông tin có liên quan tới hồ sơ xin dự sơ tuyển.

4. Bên mời thầu có thể liên lạc với các cá nhân dưới đây để được cung cấp thêm thông tin:

- Các vấn đề về quản lý:...........           Tên....................          Điện thoại.................

- Các vấn đề về kỹ thuật:..........          Tên....................          Điện thoại ................               

- Các vấn đề về tài chính:.........           Tên....................          Điện thoại ................           

- Các vấn đề về nhân sự:..........           Tên....................          Điện thoại ................             

5. Chúng tôi chấp nhận việc: Bên mời thầu có quyền từ chối hoặc chấp thuận các đơn xin dự sơ tuyển, huỷ bỏ quá trình sơ tuyển và không chịu trách nhiệm về những việc làm nói trên cũng như không có trách nhiệm phải thông báo lý do cho các nhà thầu biết.

6. Chúng tôi xin cam đoan về tính chính xác, rõ ràng của hồ sơ dự sơ tuyển.

                                                                       

Đại diện nhà thầu

(Ký tên, đóng dấu)

Mẫu 2

THÔNG TIN CHUNG

Tên nhà thầu:.....................................

1. Địa chỉ trụ sở chính:...............................................................

Số Telex (fax).............................................................................

Số điện thoại...............................................................................

2. Địa chỉ văn phòng địa phương (nếu có): ...............................

Số Telex (fax).............................................................................

Số điện thoại...............................................................................

Nơi và năm được thành lập (kèm theo bản sao giấy phép đăng ký và quyền sở hữu)......................................................................................................

....................................................................................................

Các ngành kinh doanh chính:

a................................................ từ...........................................

b................................................ từ...........................................

c................................................. từ...........................................

v.v..

Mẫu 3

SỐ LIỆU VỀ TÀI CHÍNH

A.  tắt tài sản có và tài sản nợ trên cơ sở báo cáo tình hình tài chính đã được kiểm toán trong vòng 3  đến 5 năm tài chính vừa qua (kèm bản báo cáo về tài chính đã được kiểm toán).                                                                                                   

Đơn vị:

Năm.............

Năm .............

Năm...........

1. Tổng số tài sản có

2. Tài sản có lưu động

3. Tổng số tài sản nợ

4. Tài sản nợ lưu động

5. Lợi nhuận trước thuế

6. Lợi nhuận sau thuế

B. Tín dụng và hợp đồng:

1.Tên và địa chỉ ngân hàng thương mại cung cấp tín dụng

2.Tổng số tiền tín dụng

3. Danh mục các hợp đồng đang tiến hành:

Tên hợp đồng

Giá trị hợp đồng

Tên cơ quan ký hợp đồng

Ngày hoàn thành

Tổng số

Phần đã thực hiện

Phần còn lại

Tổng giá trị

C. Doanh thu trong 3 đến 5 năm gần đây (tuỳ theo yêu cầu của từng gói thầu)

Năm

Doanh thu

Quy đổi ra USD

1...........................

2...........................

3...........................

4...........................

5...........................

Mẫu 4      

HỒ SƠ VỀ KINH NGHIỆM

1. Tổng số năm kinh nghiệm:

Loại hình công trình xây dựng

Số năm kinh nghiệm

I- Xây dựng dân dụng

 -

 -

 -

II- Xây dựng chuyên dụng (chuyên ngành)

 -

 -

 -

2. Danh sách các hợp đồng đã thực hiện trong 3 đến 5 năm gần đây có giá trị từ 50% trở lên so với giá trị gói thầu đang sơ tuyển:

Tên hợp đồng

Tổng giá trị hợp đồng

Giá trị do nhà thầu thực hiện

Thời hạn hợp đồng

Tên cơ quan ký hợp đồng

Tên nước

Khởi công

Hoàn thành

1

2

3

4

5

6

7

- Cột 1: Liên quan chủ yếu tới quy mô, tính chất công trình

- Cột 2: Tỷ giá hối đoái tính tại ngày trao hợp đồng (nếu có)

- Cột 3: Kê khai trong trường hợp là một nhà thầu phụ hoặc một bên liên danh.

3. Danh sách các hợp đồng được thực hiện trong vòng 3 đến 5 năm gần đây có tính chất tương tự như gói thầu đang sơ tuyển:

Tên hợp đồng

Tổng giá trị hợp đồng

Giá trị do nhà thầu thực hiện

Thời hạn hợp đồng

Tên cơ quan ký hợp đồng

Tên nước

Khởi công

Hoàn thành

1

2

3

4

5

6

7

- Cột 1: Liên quan chủ yếu tới quy mô, tính chất công trình

- Cột 2: Tỷ giá hối đoái tính tại ngày trao hợp đồng (nếu có)

- Cột 3: Kê khai trong trường hợp là một nhà thầu phụ hoặc một bên liên danh.

Mẫu 5

THIẾT BỊ THI CÔNG

Tên thiết bị
(loại, kiểu,  nhãn hiệu)

Số lượng

Năm sản xuất

Thuộc sở hữu

Đi thuê

Công suất hoạt động

Mẫu 6

BỐ TRÍ NHÂN SỰ

Tên

Tuổi

Năm công tác (*)

Học vấn

Nhiệm vụ dự kiến được giao

Kinh nghiệm có liên quan

Quản lý chung:

- Tại trụ sở 

- Tại hiện trường

Quản lý hành chính:

- Tại trụ sở

- Tại hiện trường

Quản lý kỹ thuật:

- Tại trụ sở

- Tại hiện trường

Giám sát:

- Tại trụ sở

- Tại hiện trường

Các công việc khác

(*) Gửi kèm theo một bản tóm tắt thâm niên công tác của mỗi cán bộ chủ chốt.
                                                                                               
Mẫu 7

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC HIỆN TRƯỜNG

1. Sơ đồ tổ chức hiện trường.

.........................................................................................................................

2. Thuyết minh sơ đồ tổ chức hiện trường.

.........................................................................................................................

3. Mô tả mối quan hệ giữa trụ sở chính và việc quản lý ngoài hiện trường.

.........................................................................................................................

Mẫu 8

CÁC NHÀ THẦU PHỤ

Liệt kê các nhà thầu phụ, mô tả về kinh nghiệm, năng lực tài chính, kỹ thuật.......... của các nhà thầu phụ.

Mẫu 9

DỮ LIỆU LIÊN DANH

1. Tên liên danh......................................................................

2. Địa chỉ trụ sở chính............................................................

            - Số Telex (fax)....................................................................

            - Số điện thoại .....................................................................

3. Địa chỉ tại địa phương (nơi tổ chức đấu thầu, nếu có):

            - Số Telex (fax)....................................................................

            - Số điện thoại......................................................................

4. Tên  các thành viên:

a..................................................................................................

b..................................................................................................

c..................................................................................................

d..................................................................................................

5. Tên đại diện của liên danh

....................................................................................................

6. Bản thoả thuận liên danh

a. Ngày ký thoả thuận.................................................................

b. Nơi ký.....................................................................................

7. Dự kiến phân chia trách nhiệm giữa các thành viên.

III. TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ

Các tiêu chuẩn để đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển gồm:

1. Kinh nghiệm.

2. Năng lực về kỹ thuật.

3. Năng lực về tài chính.

HỒ SƠ MỜI THẦU

A. ĐẤU THẦU MỘT GIAI ĐOẠN

I. THÔNG BÁO MỜI THẦU

(áp dụng trong trường hợp không thực hiện sơ tuyển)

1. (Tên Bên mời thầu) chuẩn bị tổ chức đấu thầu gói thầu ................................. (Ghi rõ tên gói thầu, địa điểm xây dựng).

2. (Tên Bên mời thầu) mời các nhà thầu có đủ điều kiện và năng lực tới tham dự đấu thầu gói thầu................................................

3. Nhà thầu có thể tìm hiểu thêm các thông tin và mua hồ sơ mời thầu tại ........................................................................... (ghi rõ địa chỉ bán hồ sơ mời thầu).

4. Nhà thầu sẽ được mua một bộ hồ sơ mời thầu với một khoản lệ phí là .................................................. (ghi rõ giá trị bằng số, bằng chữ và loại tiền).

5. Hồ sơ dự thầu phải kèm theo một bảo lãnh dự thầu trị giá .............................. (ghi rõ giá trị bằng số và bằng chữ, loại tiền, hình thức bảo lãnh) và phải được chuyển đến (ghi rõ địa chỉ nộp hồ sơ) trước.......... giờ (địa phương), ngày... tháng.... năm ......

6. Hồ sơ dự thầu sẽ được mở vào............... giờ (địa phương), ngày........... tháng ........... năm .............. tại (ghi địa điểm mở thầu).

ĐẠI DIỆN BÊN MỜI THẦU

II. THƯ MỜI THẦU

(áp dụng đối với các gói thầu đã thực hiện sơ tuyển hoặc đấu thầu hạn chế)

Ngày........ tháng......... năm..........

Kính gửi: (Tên nhà thầu)

1. (Tên Bên mời thầu) chuẩn bị tổ chức đấu thầu gói thầu .................................. (ghi rõ tên gói thầu, tóm tắt nội dung và địa chỉ xây dựng). (Tên Bên mời thầu) xin mời (tên nhà thầu) tới tham dự đấu thầu.

2. Nhà thầu sẽ được mua một bộ hồ sơ mời thầu tại (ghi địa chỉ bán hồ sơ) trong thời gian (ghi rõ thời gian bán hồ sơ) với một khoản lệ phí là.................... (ghi rõ giá trị bằng số, bằng chữ và loại tiền).

3. Hồ sơ dự thầu phải kèm theo một bảo lãnh dự thầu là....................... (ghi rõ giá trị bằng số và bằng chữ, loại tiền, hình thức bảo lãnh) và phải được chuyển đến (ghi rõ địa chỉ) trước..................... giờ (địa phương), ngày....... tháng...... năm.........

4. Hồ sơ dự thầu sẽ được mở vào.............. giờ (địa phương), ngày................... tháng................. năm................... tại (địa điểm mở thầu).

Đại diện Bên mời thầu

(Ký tên, đóng dấu)

 III. MẪU ĐƠN DỰ THẦU

Kính gửi: ........................ (tên Bên mời thầu)

1. Sau khi nghiên cứu hồ sơ mời thầu (ghi rõ tên gói thầu), chúng tôi, người ký tên dưới đây đề nghị được thực hiện (ghi rõ tên gói thầu) và xin bảo hành sửa chữa bất kỳ một sai sót nào theo đúng quy định của hồ sơ mời thầu với gía dự thầu là: .................................................... (ghi rõ giá trị bằng số, bằng chữ và loại tiền).

2. Chúng tôi xác nhận rằng tài liệu kèm theo đây là các bộ phận trong hồ sơ dự thầu của chúng tôi.

3. Nếu hồ sơ dự thầu của chúng tôi được chấp thuận, chúng tôi xin cam kết tiến hành thực hiện ngay công việc khi nhận được lệnh khởi công và hoàn thành bàn giao toàn bộ công việc đã nêu trong hợp đồng theo đúng thời hạn.

4. Hồ sơ dự thầu của chúng tôi có hiệu lực đến ngày.... tháng...... năm..........

Hồ sơ dự thầu này cùng với văn bản phê duyệt kết quả đấu thầu, văn bản thông báo trúng thầu của (Bên mời thầu) sẽ hình thành một hợp đồng ràng buộc giữa hai bên.

Chúng tôi hiểu rằng, Bên mời thầu không bắt buộc phải giải thích lý do không chấp thuận hồ sơ dự thầu có giá thấp nhất hoặc bất kỳ hồ sơ dự thầu nào.  

Ngày......... tháng....... năm.........    

Đại diện nhà thầu

(Chức vụ, ký tên, đóng dấu)

IV. CHỈ DẪN ĐỐI VỚI NHÀ THẦU

Mục đích chỉ dẫn là để cung cấp cho nhà thầu tham gia đấu thầu biết những thông tin cần thiết về gói thầu, về cách chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu. Những thông tin chủ yếu trong quá trình đấu thầu bao gồm yêu cầu về năng lực của các nhà thầu, mẫu đơn dự thầu, thời gian nộp hồ sơ dự thầu, thủ tục đánh giá hồ sơ dự thầu, điều kiện trao hợp đồng và các thông tin liên quan khác về quá trình đấu thầu mà Bên mời thầu xét thấy cần thiết.

Chỉ dẫn đối với nhà thầu gồm những nội dung chủ yếu sau:

A. Chỉ dẫn chung

1. Nội dung gói thầu

2. Nguồn vốn

3. Tư cách pháp lý của nhà thầu

4. Nguồn gốc hàng hoá

5. Năng lực nhà thầu

6. Chi phí dự thầu

7. Khảo sát hiện trường

B. Hồ sơ mời thầu

8. Nội dung của hồ sơ mời thầu và tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu

9. Làm rõ hồ sơ mời thầu

10. Sửa đổi hồ sơ mời thầu

C. Chuẩn bị hồ sơ dự thầu

11. Ngôn ngữ  sử dụng trong hồ sơ dự thầu

12. Các tài liệu cần có trong hồ sơ dự thầu

13. Giá dự thầu

14. Đồng tiền bỏ thầu và đồng tiền thanh toán

15. Hiệu lực của hồ sơ dự thầu

16. Bảo lãnh dự thầu

17. Việc chấp thuận đề xuất (phương án) phụ do nhà thầu đưa ra.

18. Hội nghị trước đấu thầu

19. Hình thức và chữ ký trong hồ sơ dự thầu

D. Nộp hồ sơ dự thầu

20. Viết tên và niêm phong hồ sơ dự thầu

21. Thời hạn nộp hồ sơ dự thầu

22. Hồ sơ dự thầu nộp muộn

23. Sửa đổi và rút hồ sơ dự thầu

Đ. Mở thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu

24. Mở thầu

25. Quá trình bảo mật hồ sơ dự thầu

26. Làm rõ hồ sơ dự thầu

27. Kiểm tra sơ bộ hồ sơ dự thầu và xác định mức độ đáp ứng

28. Sửa lỗi số học

29. Chuyển đổi về cùng một loại tiền để đánh giá hồ sơ dự thầu

30. Đánh giá và so sánh hồ sơ dự thầu

31. Ưu đãi nhà thầu trong nước.

E. Trao hợp đồng

32. Thủ tục trao hợp đồng

33. Quyền của Bên mời thầu chấp nhận hoặc loại bỏ bất kỳ nhà thầu nào.

34. Thông báo trao hợp đồng

35. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng.

36. Ký hợp đồng

V. CÁC ĐIỀU KIỆN CHUNG VÀ ĐIỀU KIỆN CỤ THỂ CỦA HỢP ĐỒNG

Các điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng được áp dụng tuỳ theo tính chất của từng gói thầu trên cơ sở tham khảo hướng dẫn của FIDIC (Hiệp hội quốc tế các kỹ sư tư vấn) hoặc các tài liệu đấu thầu mẫu của nhà tài trợ.

VI. MẪU BẢO LÃNH DỰ THẦU

Ngày......... tháng........... năm............

Kính gửi: (tên Bên mời thầu)

Ngân hàng.......................... (ghi tên ngân hàng) có trụ sở tại ............................. (ghi địa chỉ của ngân hàng) chấp thuận gửi cho........................ (ghi tên Bên mời thầu) một khoản tiền là......................... (ghi rõ giá trị bằng số, bằng chữ và loại tiền) để bảo lãnh cho nhà thầu (tên nhà thầu)................ tham dự đấu thầu gói thầu ................................  (ghi rõ tên gói thầu)

Ngân hàng chúng tôi xin cam kết trả cho............ (ghi tên Bên mời thầu) số tiền nói trên ngay sau khi nhận được văn bản yêu cầu của Bên mời thầu. Bên mời thầu không phải giải thích về yêu cầu của mình, chỉ cần ghi rõ số tiền phải trả là do nhà thầu (tên nhà thầu)........................... vi phạm một hoặc các điều kiện sau đây:

1. Nếu nhà thầu rút đơn dự thầu trong thời hạn có hiệu lực của hồ sơ dự thầu đã được quy định trong hồ sơ mời thầu.

2. Nếu nhà thầu đã được Bên mời thầu thông báo trúng thầu trong thời hạn có hiệu lực của hồ sơ dự thầu mà nhà thầu:

a. Từ chối thực hiện hợp đồng.

b. Không có khả năng nộp hoặc từ chối nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng.

Bảo lãnh này có giá trị kể từ ngày nộp hồ sơ dự thầu đến sau 30 ngày kể từ ngày hết hiệu lực của hồ sơ dự thầu. Bất cứ yêu cầu nào liên quan đến bảo lãnh này phải gửi tới ngân hàng trước thời hạn nói trên.

TÊN NGÂN HÀNG BẢO LÃNH

(Ký tên và đóng dấu)

VII. MẪU THOẢ THUẬN HỢP ĐỒNG

(Mẫu tham khảo)

Ngày......... tháng.......... năm.............

I. Căn cứ ký hợp đồng:

- Căn cứ yêu cầu thực hiện gói thầu........................... của (tên Bên mời thầu).

- Căn cứ văn bản phê duyệt kết quả đấu thầu số..... ngày..... tháng..... năm.... và thông báo trúng thầu số........... , ngày.......... tháng.......... năm.............

II. Đại diện Bên mời thầu và nhà thầu:

1. Đại diện Bên mời thầu

- Tên Bên mời thầu...........................................................

- Tên, chức vụ người đại diện (hoặc của người được uỷ quyền)

- Địa chỉ.............................................................................

- Số tài khoản.......................... tại ngân hàng ....................

2. Đại diện nhà thầu:

- Tên nhà thầu...................................................................

- Tên, chức vụ người đại diện (hoặc của người được uỷ quyền)

- Địa chỉ.............................................................................

- Số tài khoản...................................   tại ngân hàng ..............

III. Nội dung của hợp đồng:

1. Nội dung của hợp đồng bao gồm các từ và thuật ngữ được hiểu theo cùng nghĩa đã xác định trong bản điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng.

2. Các tài liệu sau đây được coi là một phần của hợp đồng này:

a. Văn bản phê duyệt kết quả đấu thầu và thông báo trúng thầu

b. Đơn dự thầu và phụ lục kèm theo

c. Bản thuyết minh kỹ thuật

d. Bản tiên lượng tính giá dự thầu

đ. Bản vẽ thiết kế

e. Các phụ lục bổ sung

g. Điều kiện chung của hợp đồng

h. Điều kiện cụ thể của hợp đồng

3. Đối tượng sản phẩm của hợp đồng là...............................

4. Yêu cầu  về số lượng, chất lượng, chủng loại, quy cách, mỹ thuật.

5. Giá trị hợp đồng (theo công việc, công đoạn, hạng mục, tổng giá trị của hợp đồng)............................................................................................

6. Phương thức và điều kiện thanh toán ..............................

7. Thời gian thực hiện và hoàn thành (thời gian bắt đầu, kết thúc, nghiệm thu, bàn giao, thanh toán)........................................

8. Trường hợp bất khả kháng

9. Bảo hiểm

10. Đền bù

11. Biện pháp đảm bảo việc ký kết hợp đồng ......................................

12. Phạt khi vi phạm hợp đồng hoặc thưởng nếu có ............................

13. Xử lý khi có tranh chấp hợp đồng .................................................

14. Những nội dung và điều kiện điều chỉnh hợp đồng nếu có............

15. Bảo hành

16. Cam kết thanh toán

17. Bảo mật

18. Các phụ lục

19. Hiệu lực hợp đồng

Hợp đồng này được lập thành (số bản) bằng (ngôn ngữ) và có giá trị ngang nhau.

Đại diện nhà thầu

(Ký tên, đóng dấu)

Đại diện Bên mời thầu

(Ký tên, đóng dấu)

VIII.  MẪU BẢO LÃNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG

Ngày.......... tháng......... năm.............

Kính gửi: (Tên Bên mời thầu)

Ngân hàng (tên ngân hàng) có trụ sở tại (ghi địa chỉ của ngân hàng)

Do (tên nhà thầu) cam kết thực hiện việc xây lắp (tên gói thầu) và do yêu cầu của (tên Bên mời thầu) nêu trong hồ sơ mời thầu yêu cầu nhà thầu phải nộp giấy bảo lãnh của ngân hàng với số tiền......................................................... (ghi rõ giá trị bằng số, bằng chữ và loại tiền) để đảm bảo trách nhiệm của nhà thầu trong thời gian thực hiện hợp đồng đã ký.

Chúng tôi đồng ý cấp cho nhà thầu giấy bảo lãnh này và khẳng định rằng chúng tôi thay mặt cho nhà thầu chịu trách nhiệm trực tiếp trước (tên Bên mời thầu) với số tiền đảm bảo là.............................. (ghi rõ giá trị bằng số, bằng chữ và loại tiền).

Khi nhận được văn bản yêu cầu của (tên Bên mời thầu) và không cần bất kỳ sự giải thích nào, chúng tôi cam đoan sẽ trả cho (tên Bên mời thầu) số tiền đảm bảo là ........................................ (ghi rõ giá trị bằng số, bằng chữ và loại tiền).

Bảo lãnh này có hiệu lực đến ngày........ tháng............  năm....................

                                                                                    Tên ngân hàng bảo lãnh

                                                                                         (Ký tên, đóng dấu)          

B. ĐẤU THẦU HAI GIAI ĐOẠN

GIAI ĐOẠN I

I. THÔNG BÁO MỜI THẦU

            (Đối với đấu thầu rộng rãi không sơ tuyển)

           

1. (Tên Bên mời thầu) chuẩn bị tổ chức đấu thầu..................................... (ghi rõ tên gói thầu, địa điểm xây dựng).

2. (Tên Bên mời thầu) xin mời các nhà thầu có đủ điều kiện và năng lực tới tham gia đấu thầu gói thầu.................................................

3. Các nhà thầu có thể tìm hiểu thêm các thông tin và mua hồ sơ mời thầu tại: ........................................ (ghi rõ địa chỉ bán hồ sơ mời thầu)

4. Nhà thầu sẽ được mua bộ hồ sơ mời thầu hoàn chỉnh với một khoản lệ phí là ......................................................................... (ghi rõ giá trị bằng số, bằng chữ và loại tiền).

5. Gói thầu này áp dụng phương thức đấu thầu 2 giai đoạn như sau:

a. Giai đoạn thứ nhất: Các nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu gồm đề xuất kỹ thuật và phương án tài chính sơ bộ (chưa có giá) để Bên mời thầu xem xét và thảo luận cụ thể với từng nhà thầu, nhằm thống nhất về yêu cầu và về tiêu chuẩn kỹ thuật để nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu chính thức của mình.

b. Giai đoạn thứ hai: Bên mời thầu mời các nhà thầu tham gia trong giai đoạn thứ nhất nộp hồ sơ dự thầu chính thức với đề xuất kỹ thuật đã được bổ sung hoàn chỉnh trên cùng một mặt bằng kỹ thuật và đề xuất chi tiết về tài chính với đầy đủ nội dung về tiến độ thực hiện, điều kiện hợp đồng, giá dự thầu.

6. Hồ sơ dự thầu của giai đoạn I sẽ được mở vào................... giờ (địa phương),  ngày................... tháng................... năm...................  tại.................................. (ghi địa điểm mở thầu).

ĐẠI DIỆN BÊN MỜI THẦU

           

II. THƯ MỜI THẦU

(Đối với gói thầu đã thực hiện sơ tuyển hoặc đấu thầu hạn chế)

Ngày........ tháng.......... năm..........

Kính gửi:....... (Tên nhà thầu)

1. (Tên Bên mời thầu) chuẩn bị tổ chức đấu thầu gói thầu .................................. (ghi rõ tên gói thầu, tóm tắt nội dung và địa chỉ xây dựng) theo phương thức đấu thầu 2 giai đoạn. (Tên Bên mời thầu) xin mời (tên nhà thầu) tới tham dự đấu thầu.

2. Nhà thầu sẽ được mua một bộ hồ sơ mời thầu tại (ghi địa chỉ bán hồ sơ) trong thời gian (ghi rõ thời gian bán hồ sơ) với một khoản lệ phí là...................... (ghi rõ giá trị bằng số, bằng chữ và loại tiền).

3. Hồ sơ dự thầu giai đoạn I phải được nộp trước thời điểm đóng thầu (giờ, ngày) tại (địa điểm) và sẽ được mở vào............ giờ (giờ địa phương), ngày......... tháng......... năm................... tại (địa điểm mở thầu).

Đại diện Bên mời thầu

(Ký tên, đóng dấu)

III. MẪU ĐƠN DỰ THẦU

Kính gửi:.................................. (tên Bên mời thầu)

1. Sau khi nghiên cứu hồ sơ mời thầu giai đoạn I (ghi rõ tên gói thầu), chúng tôi, người ký tên dưới đây đề nghị được thực hiện (ghi rõ tên gói thầu) và xin bảo hành sửa chữa bất kỳ sai sót nào theo đúng quy định của hồ sơ mời thầu.

2. Chúng tôi xác nhận rằng tài liệu kèm theo đây là các bộ phận trong hồ sơ dự thầu của chúng tôi.

3. Hồ sơ dự thầu của chúng tôi có hiệu lực đến ngày...... tháng....... năm..........

Ngày....... tháng.... năm........

Đại diện nhà thầu

(Chức vụ, ký tên, đóng dấu)

IV. CHỈ DẪN ĐỐI VỚI NHÀ THẦU

Mục đích chỉ dẫn là để cung cấp cho nhà thầu tham gia đấu thầu biết những thông tin cần thiết về gói thầu, về cách chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu. Những thông tin chủ yếu trong quá trình đấu thầu bao gồm yêu cầu về năng lực của các nhà thầu, mẫu đơn dự thầu, thời gian nộp hồ sơ dự thầu, thủ tục đánh giá hồ sơ dự thầu và các thông tin liên quan khác về quá trình đấu thầu mà Bên mời thầu xét thấy cần thiết.

Chỉ dẫn đối với nhà thầu gồm những nội dung chủ yếu sau:

A. Chỉ dẫn chung

1. Nội dung gói thầu

2. Nguồn vốn

3. Tư cách pháp lý của nhà thầu

4. Nguồn gốc hàng hoá

5. Năng lực nhà thầu

6. Chi phí dự thầu

7. Khảo sát hiện trường

B. Hồ sơ mời thầu

8. Nội dung của hồ sơ mời thầu và tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu

9. Làm rõ hồ sơ mời thầu

10. Sửa đổi hồ sơ mời thầu

C. Chuẩn bị hồ sơ dự thầu

11. Ngôn ngữ  sử dụng trong hồ sơ dự thầu

12. Các tài liệu cần có trong hồ sơ dự thầu

13. Hiệu lực của hồ sơ dự thầu

14. Hình thức và chữ ký trong hồ sơ dự thầu

D. Nộp hồ sơ dự thầu

15. Viết tên và niêm phong hồ sơ dự thầu

16. Thời hạn nộp hồ sơ dự thầu

17. Hồ sơ dự thầu nộp muộn

18. Sửa đổi và rút hồ sơ dự thầu

Đ. Mở thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu

19. Mở thầu

20. Quá trình bảo mật hồ sơ dự thầu

21. Làm rõ hồ sơ dự thầu

22. Kiểm tra sơ bộ hồ sơ dự thầu và xác định mức độ đáp ứng

23. Đánh giá hồ sơ dự thầu

24. Ưu đãi nhà thầu trong nước.

GIAI ĐOẠN II

I. THƯ MỜI THẦU

Ngày...... tháng.... năm......

Kính gửi:................................... (Tên nhà thầu)

1. Căn cứ kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu giai đoạn I, chúng tôi xin mời (tên nhà thầu) đến nộp hồ sơ dự thầu giai đoạn II để thực hiện gói thầu ............... (tên gói thầu)

2. Hồ sơ dự thầu giai đoạn II của  ........................................   (tên nhà thầu) phải bao gồm phần kỹ thuật đã bổ sung hoàn chỉnh trên cùng mặt bằng và đề xuất chi tiết về tài chính với đầy đủ nội dung và tiến độ thực hiện, điều kiện hợp đồng, giá dự thầu.

3. Hồ sơ dự thầu giai đoạn II phải nộp trước thời điểm đóng thầu (...giờ, ngày...) tại (tên địa điểm) và sẽ được mở với sự có mặt của đại diện các nhà thầu vào (...giờ, ngày...) và tại (tên địa điểm).

4. Hồ sơ dự thầu giai đoạn II  phải có hiệu lực (số lượng ngày) kể từ thời điểm đóng thầu nêu trên.

5. Hồ sơ dự thầu giai đoạn II phải được gửi kèm một bảo lãnh dự thầu .............................. (ghi rõ giá trị bằng số và bằng chữ, loại tiền, hình thức bảo lãnh).

6. Xin gửi cho chúng tôi ngay bằng thư, fax hoặc telex để xác nhận đã nhận được thư mời thầu và ý định tiếp tục tham gia dự thầu.

ĐẠI DIỆN BÊN MỜI THẦU

(Ký tên và đóng dấu)

II.  CHỈ DẪN NHÀ THẦU

(áp dụng theo nội dung đấu thầu một giai đoạn)

III.  ĐIỀU KIỆN CHUNG VÀ ĐIỀU KIỆN CỤ THỂ CỦA HỢP ĐỒNG

(áp dụng theo nội dung đấu thầu một giai đoạn)

IV. MẪU BẢO LÃNH DỰ THẦU

(áp dụng theo nội dung đấu thầu một giai đoạn)

V.  MẪU THOẢ THUẬN HỢP ĐỒNG

(áp dụng theo nội dung đấu thầu một giai đoạn)

VI.  MẪU BẢO LÃNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG

(áp dụng theo nội dung đấu thầu một giai đoạn)

PHỤ LỤC IV

MỘT SỐ VÍ DỤ 

VÍ  DỤ 1

KẾ HOẠCH  ĐẤU THẦU DỰ ÁN NHÀ MÁY BIA A

I. Cơ sở pháp lý xây dựng kế hoạch đấu thầu

Báo các nghiên cứu khả thi và Quyết định đầu tư dự án được người có thẩm quyền phê duyệt với một số nội dung chính như sau:

- Tên dự án: Nhà máy bia  A.

- Chủ đầu tư: Công ty B (thuộc Tỉnh C)

- Công suất thiết kế: 50 triệu lít/năm.

- Tổng mức đầu tư:                 450  tỷ đồng

Trong đó:         Xây lắp              60      ,,

Thiết bị            370      ,,

Chi phí khác      20     ,,

- Nguồn vốn: Vốn đầu tư tín dụng của Nhà nước.

- Thời gian thực hiện 2 năm.

II.Lập kế hoạch đấu thầu

1. Phần công việc đã tổ chức thực hiện:                                  0,8 tỷ đồng

- Tư vấn khảo sát, lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi: Đơn vị thực hiện là Công ty khảo sát thiết kế M được chỉ định thầu theo quyết định của UBND tỉnh C (văn bản số... ngày... tháng... năm...) với giá trị hợp đồng 0,8 tỷ đồng thực hiện theo đồng trọn gói với thời gian thực hiện 6 t háng.

2. Phần công việc không đấu thầu:                                        17,2 tỷ đồng

- Giải phóng mặt bằng                                                                        3,0

- Đền bù đất đai để xây kho trung chuyển                              3,0

- Chạy thử                                                                               2,0

- Chi phí quản lý dự án                                                                       2,0

- Vốn lưu động                                                                                    4,0

- Dự phòng                                                                              3,2

3. Phần công việc dự kiến đấu thầu (Kế hoạch đấu thầu):  432,0 tỷ đồng

Nội dung chi tiết kế hoạch đấu thầu được thể hiện ở Bảng 1 kèm theo.

a. Lý do phân chia gói thầu:

- Về tư vấn: được chia thành 1 gói thầu (ngoài gói thầu đã thực hiện). Do giá trị không lớn, nên không tách riêng thành 2 gói thiết kế và giám sát.

- Về thiết bị: Thiết bị của nhà máy bao gồm thiết bị toàn bộ và các loại thiết bị lẻ được tách thành 2 gói để đấu thầu.

- Lắp đặt thiết bị:  Trong nước có khả năng lắp đặt, do vậy tách riêng thành 1 gói để đấu thầu trong nước.

- Xây dựng: 1 gói thầu.

Giá của từng gói thầu được căn cứ theo cơ cấu tổng mức đầu tư trong Báo cáo nghiên cứu khả thi và Quyết định đầu tư được duyệt. Nguồn tài chính cho các gói thầu: Vốn đầu tư tín dụng của Nhà nước (theo Quyết định đầu tư).

b. Lý do áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu, và phương thức đấu thầu:

Trừ gói thiết bị toàn bộ cần nhập ngoại áp dụng hình thức đấu thầu quốc tế hạn chế trong một số nước (phù hợp với định hướng nêu trong Báo cáo nghiên cứu khả thi và Quyết định đầu tư), các gói thầu khác đều thực hiện theo hình thức đấu thầu trong nước rộng rãi theo quy định. Gói thầu tư vấn áp dụng phương thức đấu thầu 2 túi hồ sơ. Các gói thầu khác áp dụng phương thức đấu thầu 1 túi hồ sơ theo quy định.

c. Loại hợp đồng:

Tất cả các gói thầu không có đặc thù nên đều áp dụng hợp đồng trọn gói theo quy định.


BẢNG 1: KẾ HOẠCH ĐẤU THẦU DỰ ÁN NHÀ MÁY BIA A

Tên gói thầu

Giá gói thầu (tỷ đồng)

Hình thức lựa chọn nhà thầu

Phương thức đấu thầu

Thời gian tổ chức đấu thầu

Loại hợp đồng

Thời gian thực hiện hợp đồng

Nguồn tài chính

Gói 1: Thiết kế và giám sát thi công

2,0

Trong nước, rộng rãi

2 túi hồ sơ

3 tháng
(từ.... đến....)

Trọn gói

18 tháng
(từ... đến...)

Tín dụng Nhà nước

Gói 2: Thiết bị toàn bộ

350,0

Quốc tế, hạn chế

1 túi hồ sơ

6 tháng
(từ.... đến....)

"

12 tháng
(từ... đến...)

"

Gói 3: Thiết bị lẻ

20,0

Trong nước, rộng rãi

"

3 tháng
(từ.... đến....)

"

9 tháng
(từ.... đến....)

"

Gói 4: Lắp đặt thiết bị

5,0

"

"

3 tháng
(từ.... đến....)

"

6 tháng
(từ.... đến....)

"

Gói 5: Xây dựng

55,0

"

"

5 tháng
(từ.... đến....)

"

12 tháng
(từ.... đến....)

"

Tổng số

432,0


VÍ DỤ 2

ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ DỰ THẦU GÓI THẦU CUNG CẤP
THIẾT BỊ CHO TRẠM BIẾN ÁP 220 KV

I. Khái quát về gói thầu

Nội dung của gói thầu:

Cung cấp thiết bị cho 1 trạm biến áp 220 KV bao gồm:

- 2 máy biến áp loại 250 MVA - 220/110 KV và

- 2 máy biến áp loại   40 MVA - 110/22   KV (bao gồm cả phụ kiện kèm theo).

Giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu được duyệt: 17,4 triệu USD. Nguồn vốn: Vay tín dụng của Nhà nước.

Hình thức đấu thầu: Đấu thầu quốc tế rộng rãi.

Bên mời thầu đã tiến hành tổ chức đấu thầu theo quy định. Có 5 nhà thầu tham gia với giá dự thầu như sau:

Tên nhà thầu

Giá dự thầu (tr.USD)

A

B

C

D

E

11,90

15,00

15,40

15,70

16,10

II. Đánh giá hồ sơ dự thầu

1. Đánh giá sơ bộ

Việc đánh giá sơ bộ được thực hiện qua việc kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu, xem xét sự đáp ứng cơ bản của hồ sơ dự thầu so với yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Kết quả đánh giá sơ bộ, cả 5 nhà thầu đều đạt yêu cầu.

2. Đánh giá chi tiết

a) Bước 1: Đánh giá về mặt kỹ thuật để chọn danh sách ngắn

Dựa trên các yêu cầu và tiêu chuẩn đánh giá đã quy định trong hồ sơ mời thầu và tiêu chuẩn đánh giá chi tiết đã được phê duyệt, Bên mời thầu tiến hành đánh giá theo điểm đối với 5 hồ sơ dự thầu về mặt kỹ thuật trên cơ sở các nội dung về yêu cầu về kỹ thuật ( chất lượng, số lượng, tính năng kỹ thuật ...), điều kiện hợp đồng, thời gian thực hiện.

Kết quả đánh giá chấm điểm về mặt kỹ thuật như sau:

Tên nhà thầu

Điểm số (điểm tối đa 100)

A

B

C

D

E

           68,90

           82,00

           81,40

           80,70

           67,10

Ba nhà thầu B,C và D có số điểm trên 70% tổng số điểm (mức điểm tối thiểu trong tiêu chuẩn đánh giá được duyệt) nên được chọn vào danh sách ngắn và được đánh giá trong giai đoạn tiếp theo.

b) Bước 2: Đánh giá về mặt tài chính, thương mại và xác định giá đánh giá của các nhà thầu thuộc danh sách ngắn

* Sửa lỗi: Cả ba hồ sơ dự thầu đều không có lỗi phải sửa.

* Hiệu chỉnh các sai lệch: Nhà thầu D chào đầy đủ phạm vi cung cấp theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Nhà thầu B và C chào thiếu một số phụ kiện so với yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Giá trị hiệu chỉnh do chào thiếu của B là 0,2 tr.USD ( sai lệch so với giá dự thầu là 1,33% ) và của C là 0,6 tr.USD ( sai lệch so với giá dự thầu là 3,84% ). Mức sai lệch của hai hồ sơ dự thầu B và C không vượt quá 10% giá dự thầu ( mức quy định trong Quy chế Đấu thầu ), vì vậy hai hồ sơ dự thầu này được tiếp tục xem xét.

* Chuyển đổi giá dự thầu sang một đồng tiền chung: Tất cả các nhà thầu đều chào bằng USD, nên không cần chuyển đổi.

* Đưa về một mặt bằng so sánh: Các yếu tố về thời gian sử dụng, công suất thiết bị, công nghệ sản xuất ... của thiết bị chào được đánh giá là tương đương. Riêng chi phí vận hành được biểu hiện qua tổn thất máy biến áp có sự khác biệt giữa thiết bị chào của các nhà thầu. Theo tiêu chuẩn đánh giá nêu trong hồ sơ mời thầu và tiêu chuẩn đánh giá chi tiết được duyệt, tổn thất máy biến áp được tính theo công thức sau:

                         T = 4125´ KT + 912 ´ (CT+P)

Trong đó:

- T   : Giá trị tổn thất của máy biến áp trong 30 năm (USD)

- KT:  Tổn thất không tải ( lõi thép ) 

- CT: Tổn thất có tải ( dây đồng ) ở công suất tối đa liên tục

- P : Các tổn thất phụ do động cơ quạt gió hoặc động cơ bơm dầu

- Các số 4125 và 912 là trị số cố định (đơn vị tính USD/KW).

Giá trị tổn thất KT,CT,P là giá trị do các nhà thầu chào ( KW).

Với cách tính nêu trên, giá trị tổn thất máy biến áp của các nhà thầu như sau:

B: 6,0 tr.USD

C: 6,2    ,,

D: 5,2    ,, 

* Xác định giá đánh giá:

   Tổng hợp chung các phần trên, giá đánh giá của các nhà thầu như sau:

Đơn vị: triệu USD

              

Nhà thầu     B   

Nhà thầu      C

Nhà thầu      D

1. Giá dự thầu                 

2. Sửa lỗi               

3. Hiệu chỉnh sai lệch

4. Tổn thất máy biến áp

5. Giá đánh giá (1+2+3+4)         

15,00

-

+ 0,20

+ 6,00

21,20

15,40

-

+ 0,60

+ 6,20

22,20

15,70

-

-

+ 5,20

20,90

Xếp hạng

2

3

1

            Theo kết quả trong bảng nêu trên, nhà thầu D có "gía đánh giá" (20,9 tr.USD) thấp nhất, được xếp thứ nhất và được kiến nghị là đơn vị trúng thầu với " giá đề nghị trúng thầu " ( giá dự thầu sau khi sửa lỗi và hiệu chỉnh các sai lệch ) là 15,7 tr.USD.

VÍ DỤ 3

ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ DỰ THẦU GÓI THẦU XÂY DỰNG
QUY MÔ NHỎ

I. Khái quát về gói thầu

Nội dung của gói thầu:

Phạm vi công việc: Xây dựng phân xưởng sản xuất chính Nhà máy M. 

Giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu được duyệt: 1,8 tỷ đồng.

Nguồn vốn: Vay tín dụng của Nhà nước.

Bên mời thầu đã tiến hành tổ chức đấu thầu theo quy định. Có 5 nhà thầu tham gia với giá dự thầu như sau:

Tên nhà thầu

Giá dự thầu ( tỷ đồng )

A

B

C

D

E

1,70

1,65

1,75

1,72

1,68

II. Đánh giá hồ sơ dự thầu

1. Đánh giá sơ bộ

Việc đánh giá sơ bộ được thực hiện qua việc kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu về hành chính pháp lý, xem xét sự đáp ứng của hồ sơ dự thầu so với yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Kết quả đánh giá sơ bộ, cả 5 nhà thầu đều đạt yêu cầu.

2. Đánh giá chi tiết

a) Bước 1: Đánh giá về mặt kỹ thuật để chọn danh sách ngắn

Dựa trên các yêu cầu và tiêu chuẩn đánh giá đã quy định trong hồ sơ mời thầu để xác định danh sách ngắn các hồ sơ dự thầu đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật so với yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

Kết quả đánh giá về mặt kỹ thuật như sau:

Tiêu chuẩn

Tên nhà thầu                       

A

 B

C

D

E

1. Giải pháp kỹ thuật, biện     pháp thi công.

2. Tiến độ thực hiện

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Không

Đạt

Đạt

Đạt

Không

  Đạt

Tổng hợp

Đạt

Đạt

Không

Đạt

Không

Kết quả có 3 nhà thầu là A,B và D đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật, được chọn vào danh sách ngắn để đánh giá tiếp bước 2.

b) Bước 2: So sánh về giá

* Sửa lỗi:

-  Hồ sơ dự thầu của nhà thầu B có lỗi số học do nhân sai đơn giá với khối lượng. Kết quả sửa lỗi phải cộng thêm 20 tr.đồng. Lỗi số học của nhà thầu B bằng 1,2% so với giá dự thầu, nhỏ hơn mức quy định trong Quy chế Đấu thầu ( 15% ), nên sau khi sửa lỗi số học được xem xét tiếp.

- Nhà thầu A và D không có lỗi số học. 

* Hiệu chỉnh các sai lệch:

- Nhà thầu A và B chào đầy đủ các hạng mục theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

- Nhà thầu D chào thiếu một hạng mục với giá trị hiệu chỉnh bổ sung là + 70 tr. đồng và chào thừa một hạng mục với giá trị là -20 triệu đồng.  

Tổng giá trị phần hiệu chỉnh được tính vào giá so sánh là:

+ 70 tr.đồng - 20 tr. đồng  = + 50 tr.đồng.

     Tổng giá trị sai lệch được tính toán khi xem xét việc loại bỏ hồ sơ dự thầu (tính theo giá trị tuyệt đối các phần sai lệch) là:

                   70 tr.đồng + 20 tr. đồng  = 90 tr.đồng.

Tổng giá trị sai lệch này ( 90 tr.đồng ) so với giá dự thầu (1.750 tr. đồng) bằng 5,14%, nhỏ hơn mức quy định trong Quy chế Đấu thầu (10% ), nên hồ sơ dự thầu được xem xét tiếp.

* So sánh về giá:

Để so sánh hồ sơ dự thầu của các nhà thầu, giá dự thầu được điều chỉnh qua Bảng sau:

Đơn vị: triệu đồng

Nhà thầu A    

Nhà thầu B

Nhà thầu D

1. Giá dự thầu                 

2. Sửa lỗi               

3. Hiệu chỉnh sai lệch

    - Phần chào thiếu

    - Phần chào thừa

4. Giá để so sánh (1+2+3)

         

1.700

-

-

-

1.700    

1.650

+ 20

-

-

1.670

    

1.750

-

+ 70

- 20

1.800

    

Xếp hạng

2

1

3

            Theo kết quả trong Bảng nêu trên, nhà thầu B có giá để so sánh là 1,67 tỷ đồng, thấp nhất nên được xếp thứ nhất và được kiến nghị là đơn vị trúng thầu với "giá đề nghị trúng thầu" (giá dự thầu sau khi sửa lỗi và hiệu chỉnh các sai lệch) là 1,67 tỷ đồng.

THE MINISTRY OF PLANNING AND INVESTMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 04/2000/TT-BKH

Hanoi, May 26, 2000

 

CIRCULAR

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF THE BIDDING REGULATION

Pursuant to the Bidding Regulation issued together with the Government’s Decree No.88/1999/ND-CP of September 1st, 1999 (called Decree No. 88/CP for short) and Decree No. 14/2000/ND-CP of May 5, 2000 (called Decree No. 14/CP for short), the Ministry of Planning and Investment hereby guides the implementation of a number of major contents of the Bidding Regulation as follows:

Part One

A NUMBER OF GENERAL ISSUES

Chapter I

APPLICATION OBJECTS

The objects of application of the Bidding Regulation are defined in Clause 2, Article 2 of the Bidding Regulation, concretely as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The investment projects implemented under the Regulation on Investment and Construction Management and prescribed at Point a, Clause 2, Article 2 of the Bidding Regulation are projects which use the State budget capital, State-guaranteed credit capital, the State’s development investment credit capital and/or development investment capital of the State enterprises, including:

1. Investment projects for new construction, renovation, overhaul, upgrading of projects already invested and constructed;

2. Investment projects for procurement of assets including equipment, machinery which require no installation and new technological and scientific products;

3. Projects using State budget capital for regional and territorial development planning, branch development planning, or urban and rural construction planning.

Section II. PROJECTS WHICH REQUIRE THE SELECTION OF INVESTMENT PARTNERS FOR IMPLEMENTATION

The projects which require the selection of investment partners for implementation are defined at Point d, Clause 2, Article 2 of the Bidding Regulation when 2 or more investors wish to participate therein, including:

1. Joint-venture projects;

2. Projects to be executed in form of business cooperation contracts;

3. Projects with 100% foreign capital;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. Other projects which require the selection of investment partners.

Chapter II

PRELIMINARY SELECTION OF BIDDERS

The preliminary selection of bidders is stipulated in Article 23 and Article 34 of the Bidding Regulation, concretely as follows:

Section I. GENERAL PROVISIONS ON PRELIMINARY SELECTION

1. Bidding packages valued at 300 plus billion VND for goods procurement and at 200 plus billion VND for construction and installation must all go through the preliminary selection. Depending on the nature of each bidding package, for bidding packages with value below the above-prescribed levels, the preliminary selection may also be organized on the basis of decisions made by competent persons in the approved bidding plans.

2. For goods procurement or construction and installation bidding packages without going through the preliminary selection, the bidding dossiers must clearly state the request that bidders fully submit the documents on capabilities prescribed at Point b, Clause 2, Article 9 of the Bidding Regulation and declare their capabilities and experience according to questionaire forms 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 and 9 at Section II of the Preliminary Selection Dossiers, Appendix III to this Circular.

3. The preliminary selection time lasting from the time of distributing the preliminary selection invitation dossiers till the time of announcing the results shall not exceed 90 days for the international bidding, or 60 days for the domestic bidding. The shortening of preliminary selection duration is encouraged.

Section II. PRELIMINARY SELECTION INVITATION DOSSIERS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Section III. CRITERIA FOR EVALUATION OF PRELIMINARY SELECTION PARTICIPATION DOSSIERS

The evaluation of preliminary selection participation dossiers shall be carried out on the basis of points giving according to 3 criteria with the following major contents:

1. Technical capability (accounting for 20-30% of the total points), including:

a) The major business products;

b) The quantity and qualifications of professional cadres;

c) Personnel projection and site organization;

d) Projection on subcontractors;

e) The capability to deploy equipment for implementation of bidding packages;

f) The capability to enter partnership and to use Vietnamese subcontractors.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) Turnover for 3 to 5 latest years (depending on each bidding package);

b) Total assets, working capital, before- and after-tax profits in 3 to 5 latest years (depending on each bidding package);

c) Value of contractual parts being performed and not yet completed;

d) The bidders credit capability and addresses of banks which supply credits to the bidder.

3. Experience (accounting for about 30-40% of the total points), including:

a) The number of years with working experiences;

b) The quantity of contracts with value being equal to 50% or higher of the bidding package being under preliminary selection, which have been performed within 3 to 5 latest years;

c) The quantity of contracts already performed in the world, the region and in Vietnam within 3 to 5 latest years, which are similar to the bidding package being under preliminary selection.

For goods procurement bidding packages, depending on the nature of each bidding package, the temporal requirements stated at Points a and b of Clause 2 and Points b and c of Clause 3 of this Section may be less than 3 years if it suits the practical situation of the project and is approved by the competent person or the competent level.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Section IV. EVALUATION OF PRELIMINARY SELECTION PARTICIPATION DOSSIERS

The evaluation of preliminary selection participation dossiers shall be made by the bid solicitors or hired experts. A preliminary selection participation dossier is evaluated as having met the preliminary selection requirements when it scores at least 60% of the total points and each criteria on technical capability, financial capability or experience is given 50% or more of the maximum points for such criteria.

Chapter III

OTHER ISSUES

Section I. CONDITIONS FOR PARTICIPATION IN BIDDINGS

1. Where a corporation registers its name for the bidding, as stipulated at Point c, Clause 2, Article 9 of the Bidding Regulation, all its attached units with dependent cost- accounting shall not be allowed to participate therein in the capacity as independent bidders for the same bidding package in form of principal contractor (in partnership or unilateral).

2. Foreign bidders participating in biddings in Vietnam shall have to commit to procure and use supplies and equipment with suitable quality and prices, which are being manufactured, processed or available in Vietnam as provided for at Clause 4, Article 10 of the Bidding Regulation; if they are not available or can not be manufactured or processed in the country, the bidders may offer the imports from overseas on the basis of ensuring their quality and reasonable prices.

Section II. APPOINTED BIDDING

Other special bidding packages, to which the form of appointed bidding stipulated at Point d, Clause 3, Article 4 of the Bidding Regulation shall be applied at the requests of the capital-supplying agencies or due to their technical and technological complexities or to unexpected requirements of the projects, are those valued at 1 plus billion VND for goods procurement or construction and installation, or at 500 plus million VND for consultancy (excluding consultancy on elaboration of pre-feasibility or feasibility study reports) under projects of Groups A, B and C or the equivalent, and the appointment of bidders shall be decided by the persons competent to decide the investment, based on the evaluation reports of the Ministry of Planning and Investment and the written comments of the capital supplying agencies as well as other relevant bodies. For these bidding packages, if they belong to projects of Group A or the equivalent, the appointment of bidders shall be decided by the Prime Minister on the basis of the evaluation by the Ministry of Planning and Investment and written comments of the capital-supplying agencies and other relevant bodies, without dividing the responsibility therefor like for the bidding packages mentioned at Point c, Clause 3, Article 4 of the Bidding Regulation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Section III. BID INVITATION

Bid invitation shall be carried out through the announcement of bid solicitation or sending of bid invitation letters as provided for in Clause 2 of Article 20, Clause 3 of Article 22, Clause 3 of Article 33, Point b, Clause 1 of Article 45 and Clause 2 of Article 47, of the Bidding Regulation, including:

1. Bid invitation announcement

The bid invitation announcement shall apply in case of unrestricted bidding. The notice form is prescribed in Appendices I, II and III to this Circular.

The bid solicitor must make the announcement on the mass media, including daily newspapers, audio-visual means and/or other means, depending on the size and nature of the bidding packages, for at least 3 consecutive issues and the announcement must be made at least 5 days before the distribution of bidding dossiers, for small-sized bidding packages, or 10 days for other bidding packages after the first announcement.

In case of international biddings, the bid solicitors shall have to make such announcement according to the regulations in this Clause and at least on one English-language newspaper circulated widely in Vietnam or according to the donors’ regulations.

2. Sending of bid invitation letters

The sending of bid invitation letters shall apply to bidding packages under the restricted bidding, the bidding packages already gone through preliminary selection and the bidding packages selected through shortlists. The bid solicitors should send the bid invitation letters through fax, postal service or other means directly to the bidders on the list already approved by the competent persons or the competent authorities. The duration from the time of sending bid invitation letters to the time of distributing the bidding dossiers shall be at least 7 days for the international bidding and 5 days for the domestic bidding, 3 days for small bidding packages. The form of bid invitation letter for each specific domain is prescribed in Appendices I, II and III to this Circular.

Section IV. BID PREPARATION TIME

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Section V. RECEIPT OF BIDS

The receipt of bids stipulated in Clause 5 of Article 20, Clause 4 of Article 22, Clause 4 of Article 33, Point c, Clause 1 of Article 45, Clause 3 of Article 47 of the Bidding Regulation shall be implemented as follows:

1. The bid solicitor shall receive bids submitted by bidders directly or by mail according to the addresses and time prescribed in the bidding dossiers.

2. The bid solicitor shall not receive bids or any supplementary documents, including price reduction letters, after the bidding closure (except for documents clarifying bids at the request of the bid solicitor as provided for in Article 11 of the Bidding Regulation). Bids submitted after the bidding closure are considered invalid and shall be returned to bidders in status quo.

3. When wishing to amend or withdraw their already submitted bids, bidders must send their written requests for the amendment or withdrawal of their bids, which must be received by the bid solicitors before the bidding closure time stated in the bidding dossiers.

Section VI. BID OPENING

The bid opening is stipulated in Clause 1, Article 13 of the Bidding Regulation, including:

1. Bid opening preparation

The bid solicitor shall invite representative of each bidder and may invite representatives of concerned management bodies to attend and witness the bid opening. The bid opening shall be conducted at places and time inscribed in the bidding dossiers, without depending on the presence or absence of the invited bidders.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) Announcement of participants.

b) Announcement of the quantity and names of bidders who have submitted bids.

c) Checking the seals of bids.

d) Opening bid bags one by one, reading and recording the following vital information:

- The names of bidders;

- The quantity of originals and copies of bids;

- The bid prices, including price reduction;

- Bid guarantee, if any;

- Other matters.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



f) Signing the bid-opening minutes for certification by the representative of the bid solicitor, the representatives of bidders and the representatives of concerned management bodies (if any).

g) Signing the originals of bids for certification by the experts’ team or the bid solicitor before making evaluation according to the provisions in Clause 1, Article 13 of the Bidding Regulation. The bids’ originals shall be preserved under the confidentiality regime and the evaluation shall be made upon their copies.

Section VII. SHORT LIST

The short list of bidders is prescribed in Clause 21, Article 3 of the Bidding Regulation, including:

1. The short list for consultancy bidding packages is the list of bidders invited to participate in the consultancy biddings, comprising at least 5 bidders. Where the number of bidders is not enough, the bid solicitor shall report such to the competent person or competent level for decision.

2. The short list for goods procurement or construction and installation bidding packages is the list of bidders selected through the step of technical evaluation, comprising all bidders who have got the minimum number of technical points or more as provided for in the approved evaluation criteria.

Section VIII. ASSIGNMENT OF RESPONSIBILITY FOR BIDDING

The assignment of responsibility for bidding provided for in Article 52 of the Bidding Regulation shall be effected as follows:

1. The Management Boards (or persons authorized by the Management Boards) of joint-venture enterprises (limited liability companies), the lawful representatives of parties to the business cooperation contracts, the Management Boards (or persons authorized by the Management Boards) of shareholding enterprises (joint-stock companies) shall have the following responsibilities for joint-venture, business cooperation contract or shareholding projects under their respective management as defined at Point b, Clause 2, Article 2 of the Bidding Regulation:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) To approve the basic contents of the bidding process prescribed at Points b, c, d, e, f, g and i of Clause 1, Article 51 of the Bidding Regulation.

2. The competent persons of State enterprises have the responsibility to approve the basic contents of the bidding process prescribed in Article 51 of the Bidding Regulation for projects falling under the scope of their investment deciding powers.

Section IX. KEEPING SECRET DOSSIERS, DOCUMENTS AND INFORMATION IN THE BIDDING PROCESS

Dossiers, documents and information relating to bidding packages throughout the bidding process are considered trade secrets which must be kept confidential according to the Ordinance on Protection of State Secrets. The keeping secret of dossiers, documents and information throughout the bidding process provided for in Clause 1, Article 13 and Article 56 of the Bidding Regulation shall cover the following:

1. Individuals and collectives of the bid solicitor, consultants for elaboration of bidding dossiers and bid-evaluating and-approving bodies must not disclose the contents of bidding dossiers to any subjects before the distribution of bidding dossiers;

2. The bid solicitor shall have to keep confidential bids submitted by bidders. The bidders shall have to keep confidential their own bids until the bidding results are announced. Competitive offer bids sent by fax must also be kept secret like other bids;

3. Individuals and collectives of the bid solicitor, of the experts or consultants’ team responsible for bid evaluation must not disclose information relating to the bid-evaluating process such as contents of bids, handbooks with records of and minutes of meetings on bid evaluation, evaluation comments of experts or consultants on each bidders and other relevant documents;

4. The mass media must not carry bid evaluation-related information stated in Clause 3 of this Section during the bid-evaluating process as from the time of bid opening till the time of announcing the bidding results;

5. The bid solicitor, the agencies submitting bidding results for approval, the bidding result-evaluating agencies and the competent persons or competent levels shall have to keep secret the submitted and approved dossiers on bidding results stated in Clause 2, Section I, Chapter I, Part Five of this Circular and documents relating to reports on bidding results evaluation by the evaluation agencies stated in Clause 3, Section II, Chapter I, Part Five of this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



PROJECT BIDDING PLANS

Chapter I

ELABORATION OF BIDDING PLANS

Bidding plans shall be elaborated and submitted for approval to serve as basis for carrying out the biddings. When the bidding plans are elaborated, agencies, professional organizations or individuals, that are knowledgeable about projects, should be employed. Depending on the work characters and implementation time, the elaboration of bidding plans shall be effected as follows:

Section I. ELABORATING BIDDING PLANS TOGETHER WITH PROJECT INVESTMENT DECISIONS

For Group C projects, the project bidding plan must be elaborated and approved simultaneously together with the feasibility study report or the investment report and shall be reflected in the investment decision (prescribed in Clause 11 of Article 24 and Clause 10 of Article 30 of the Investment and Construction Management Regulation issued together with the Government’s Decree No.52/1999/ND-CP of July 8, 1999 and Decree No.12/2000/ND-CP of May 5, 2000). The project bidding plan must conform to the contents of the approved feasibility study report or investment report and conform to the Bidding Regulation.

Besides Group C projects, a number of other projects, if fully qualified, may have their bidding plans elaborated and submitted for approval together with the investment decisions, provided that all requirements on bidding plan stated in Article 8 of the Bidding Regulation must be satisfied.

Section II. ELABORATING BIDDING PLANS AFTER THE PROJECT INVESTMENT DECISIONS ARE APPROVED

For the remaining projects, the elaboration and approval of the project bidding plans shall be carried out after the investment decisions are approved. In this case, the bases for elaboration of the project bidding plans shall be the approved or effective documents such as:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The investment decision;

3. The international treaties on financial support, for projects using sources of international assistance;

4. Approved cost estimates, total cost estimates (if any);

5. The capability of capital supply, practical situation of the project;

6. Other relevant legal documents (if any).

Chapter II

CONTENTS OF THE PROJECT BIDDING PLANS

A bidding plan shall include contents of the project’s work volume to be carried out according to the Bidding Regulation. When elaborating the bidding plan, 6 contents prescribed in Clause 2, Article 8 of the Bidding Regulation should be fully ensured, concretely as follows:

Section I. BIDDING PACKAGE DIVISION

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. In special cases, a bidding package may also be divided into different parts for implementation under one or many contracts, which should be clearly defined in the bidding dossiers so that bidders may make offers to one, many or all parts of the bidding package.

Section II. THE PRICES OF BIDDING PACKAGES AND FINANCIAL SOURCES

The bidding packages’ prices shall be determined on the basis of their conformity with the total investment structure in the feasibility study report or the cost estimate or total cost estimate of the project, which has been approved by the competent person or the competent level. Each bidding package should be clearly determined in term of financial source such as budget capital, State-guaranteed credit capital, development investment credit capital of the State, development investment capital of enterprises, capital arranged by the contractor or other capital sources.

Section III. FORMS OF SELECTING BIDDERS AND BIDDING MODES

Depending on the work character of each bidding package and the practical situation of the project, suitable form of selecting the bidder and the bidding mode shall be determined. The bidding effected on the basis of each bidding package means a bidding package shall have only one bid and be open to bidding only once. Corresponding to each bidding package there is only one form of selecting bidders and only one bidding mode.

Section IV. THE TIME FOR ORGANIZING BIDDING FOR EACH BIDDING PACKAGE

The time for organizing bidding shall be counted from the time of distributing the bidding dossiers to the time of announcing the bidding results.

Section V. TYPES OF CONTRACT

Depending on the character and time of bidding package performance, suitable types of contract shall be selected. Where a bidding package is implemented under many contracts, such contracts may be performed in the same or different types, depending on the requirements on the contents and implementation time, but this must be clearly stated in the bidding dossiers.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The contract performance duration projected for each bidding package in the bidding plan must conform to the approved time- table of the project and the feasibility of the implementation of the bidding package.

Chapter III

SUBMISSION FOR APPROVAL, EVALUATION AND APPROVAL OF PROJECT BIDDING PLANS

Section I. SUBMISSION OF BIDDING PLANS FOR APPROVAL

1. Responsibility to submit bidding plans for approval

The investors shall have the responsibility to submit the project bidding plans to the competent persons for approval. For Group A or equivalent projects, the bidding plans shall be submitted to the Prime Minister by ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of agencies attached to the Government, Management Boards of State corporations set up by the Prime Minister or presidents of the People’s Committees of the provinces or centrally-run cities according to the Government’s Working Regulations. Where the Management Boards of State corporations set up by the Prime Minister (Corporations 91) submit the bidding plans to the Prime Minister, the branch-managing ministries (if any) should send their written comments to the Prime Minister, clearly stating the legal bases, the contents and rationality of the bidding plans submitted by the above-said Management Boards of the State corporations.

2. Dossiers for bidding plan submission for approval

a) Documents for bidding plan submission for approval

The document for bidding plan submission for approval should reflect the following contents:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The already performed work volume shall include bidding packages or work in service of investment preparation and investment implementation preparation, which have been done as prescribed, such as surveys, elaboration of pre-feasibility study reports and feasibility study reports and a number of other jobs if any. For each bidding package or work already performed, the name of execution unit, deciding level, performance value, type of contract and execution duration should be clearly stated.

- The work volume not opened to bidding:

This part include jobs which cannot be opened to bidding such as the expenses for the project management board, expenses for compensation, the rent of land use right, final settlement of the project, expenses for test run, payable fee amounts, loan interests during the construction, initial working capital in preparation for production, amounts of contributed capital reflected in kind, labor of organizations and/or individuals participating in the project prescribed in the investment decision, reserve funds and other expenses if any.

- Work volume to be opened to bidding (the project bidding plan):

This include the remaining work of the project, for which bidding should be organized, including bomb and mine sweeping, construction of resettlement quarters. The grounds for bidding package division, the grounds for application of form of selecting bidders, bidding mode and type of contract for each bidding package should be clearly explained.

The total value of the work volume already performed, not opened to bidding and to be opened to bidding must be compatible to and not exceed the total investment approved for the project.

b) Materials enclosed with the documents submitted for approval:

Upon the submission of the project bidding plans for approval, in addition to the documents submitted for approval, the copies of the following materials shall also be sent:

- The approved feasibility study report and explanation documents, if any, supplemented during the process of project evaluation;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The international agreement on financial support for projects using international financial support;

- The approved cost estimate, total cost estimate, if any;

- Other relevant legal documents.

Section II. EVALUATION OF PROJECT BIDDING PLANS

1. The responsibility to evaluate bidding plans

a) For Group A and equivalent projects

The Ministry of Planning and Investment shall have to assume the prime responsibility for the evaluation of project bidding plans to be submitted to the Prime Minister for consideration and approval as prescribed at Point a, Clause 2, Article 52 of the Bidding Regulation.

b) For Group B and equivalent projects

The evaluation of project bidding plans shall be undertaken by the authorities evaluating the bidding results as prescribed in Table 1 of Article 53 of the Bidding Regulation, concretely as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- For projects with the bidding plans to be approved by presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities, the bidding plan-evaluating level shall be the provincial/municipal Services of Planning and Investment;

- For projects with the bidding plans to be approved by presidents of the People’s Committees of urban districts, provincial towns, rural districts, district townships, communes and wards, the evaluating level shall be their concerned attached units assisting the bidding.

c) For Group C projects and those with bidding plans to be approved simultaneously together with investment decisions:

The evaluation of the project bidding plans constitutes a content of the project evaluation (except for projects allowed to make investment reports without having to be evaluated), which falls under the responsibility of the project evaluating bodies and must comply with the Bidding Regulation.

2. Contents of bidding plan evaluation

The project bidding plan evaluation content shall cover the following tasks:

a) Checking such legal grounds of the bidding plan elaboration as the feasibility study report, the investment decision, the international agreement on financial support, cost estimate, total cost estimate and other relevant legal documents if any;

b) Checking the compatibility of the bidding plan contents with the relevant documents stated at Point b, Clause 2, Section I of this Chapter and with the Bidding Regulation, the rationality of the bidding plan against the practical conditions;

c) Comments and proposals of the evaluating body.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) For Group A and equivalent projects

The bidding plan evaluation time shall not exceed 30 days after the receipt of complete prescribed dossiers.

b) For other projects

The bidding plan evaluation time shall not exceed 20 days after the receipt of complete prescribed dossiers.

Section III. APPROVAL OF BIDDING PLANS

The competent persons shall have to approve the bidding plans. The time for approving a bidding plan shall not exceed 7 days after the receipt of report from the evaluating body, except for the bidding plans of Group A and equivalent projects, which shall be approved by the Prime Minister according to the Government’s Working Regulations.

Section IV. EXAMPLES ON PROJECT BIDDING PLANS

See example 1 in Appendix IV.

Part Three

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Bidding dossiers comprise all documents on requirements of a bidding package compiled by the bid solicitors, which shall serve as legal basis for bidders to prepare their bids and for the bid solicitors to evaluate bids.

Chapter I

COMPILATION OF BIDDING DOSSIERS

Section I. RESPONSIBILITY TO COMPILE BIDDING DOSSIERS

The compilation of the bidding dossiers prescribed in Clause 1 of Article 20, Clause 2 of Article 22, Clause 2 of Article 33, Point a, Clause 1 of Article 45, Clause 1 of Article 47 of the Bidding Regulation shall be effected by the bid solicitors or hired experts. The bidding dossiers constitute one of the important factors decisive to the quality and efficiency of the bidding packages. Upon the compilation of bidding dossiers, the agencies and/or individuals that are professionally qualified for the bidding packages and knowledgeable about bidding should be employed so as to ensure the quality of bidding dossiers and create favorable conditions for bidders to prepare their bids and for the bid evaluation.

Section II. GROUNDS FOR BIDDING DOSSIER COMPILATION

The compilation of bidding dossiers shall be effected on the following bases:

1. The investment decision or investment license and the feasibility study report or investment report enclosed therewith. For biddings to select investment partners for execution of project when the investment decision is not yet available, it shall be based on the written approval of the competent persons;

2. The approved bidding plan;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. The State’s stipulations on bidding and the signed international agreement on financial support if the ODA capital source is used;

5. Other relevant policies of the State such as taxes, wages, preferences for domestic bidders and other policies.

Chapter II

BIDDING DOSSIER REQUIREMENTS AND CONTENTS

Section I. REQUIREMENTS ON THE BIDDING DOSSIERS

The bidding dossiers must be complete, accurate, clear, objective and compatible to the grounds stated in Section II, Chapter I, Part Three of this Circular, according to the following contents:

1. Technically

a) For consultancy selection:

The contents in the reference provisions stated in Section IV, Appendix I to this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The requirements on the scope of goods supply, quantity, quality, technological criteria, production criteria, technical properties, origins of equipment, warranty duration, environmental requirements.

c) For construction and installation

The technical design dossiers enclosed with the written anticipation of requirements on labor, construction machinery and equipment, the environmental requirements, tempo and other requirements.

2. Financially and commercially

a) The bid prices according to FOB, CIF prices or other prices.

b) The bid currency and comparative exchange rate.

c) The financial source and other relevant matters such as the purchaser’s credit, the seller’s credit, interest rates and assorted charges, lending and repaying time.

d) Type of contract and relevant matters.

e) Payment conditions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The bid evaluation criteria need to be stated right in the bidding dossiers. When the evaluation criteria stated in the bidding dossiers are not specific, the detailed evaluation criteria must be drawn up and approved by the competent person or the competent level before the bid opening. The bid evaluation criteria comprise the following principal contents:

a) For consultancy bidding packages

The point-giving method shall be applied to bid evaluation. The criteria for evaluation of consultancy bids shall include:

- The criteria for technical evaluation (evaluation of technical recommendations).

The criteria for technical evaluation are those for the evaluation of the contents of technical recommendation bags of bidders (or also called technical criteria for short), more concretely:

+ On experience (around 10- 20% of the total points)

This content includes:

* The experiences in performance of similar bidding packages. The number of similar bidding packages performed by the bidders in 3 to 5 latest years (depending on each bidding package).

* The experiences in performance of bidding packages with similar conditions: The number of bidding packages with similar natural, social and economic conditions performed in 3 to 5 latest years.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



. The bidders capability: The quantity and quality of the existing contingent of the bidders specialists, turnover in 3 to 5 latest years.

  ~ Managerial experiences: The extent of compatibility of the bidders current management level to the requirement of the bidding package.

~ Other activities.

The point ratio and minimum number of points required by each contents on experience shall be determined depending on the characters of each bidding package.

+ On solutions and methodology (30-40% of the total points).

This content include:

* The understanding of the purpose and requirement of the bidding package: The extent of the bidders understanding of the purpose and requirement of the bidding package is stated in the "reference provisions".

* The methodology proposed by the bidder: The comprehensiveness and rationality of the methodology proposed by the bidder as compared to the requirements stated in the "reference provisions".

* Innovations: The innovations proposed by the bidder shall be considered in the evaluation process.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



* Labor (month-person): The compatibility of labor (month-person) proposed by the bidder with the requirements stated in the bidding dossiers.

* Training and technology transfer: The compatibility with the training requirements stated in the bidding dossiers, such as the number of trainees, the training duration, forms of training- on site, in class, domestic, overseas; and with the technological transfer contents such as documents and software to be transferred.

* Working facilities: The reasonability of the requirements for support in working place, equipment, supporting personnel of the bid solicitor, travel means.

* Presentation method: The method of bid presentation by the bidder.

The point ratio and minimum number of points required for each content on solution and methodology shall be determined depending on the nature of each bidding package.

+ Criteria on personnel (about 50-60% of the total points).

This content includes:

* Personnel according to the title of each expert: Titles of personnel participating in the ordinary bidding package shall include the chief adviser (team leader) and the titles of other experts on specific domains. The point ratio and minimum number of points of the titles shall be determined depending on the nature of each bidding package. Usually, the chief advisers points account for the highest percentage. Upon the personnel evaluation according to each title, attention should be paid to some following points:

~  For the chief adviser (team leader): The requirement on his/her experience is that he/she has already worked as chief adviser in previous projects. At the same time, the requirements on his/her capability and experience are like the requirements on an expert in a specific domain. The expert working in the capacity as a chief adviser must have at least 5 years of working in the specialized field related to the project.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



~ Depending on the nature of each bidding package, the signatures of key experts are required as commitment to their curricula vitae as well as time fund for the performance of the bidding package as stated in the bidding dossiers (Form 4, Section VI, Appendix I to this Circular).

* The personnel criteria for each title shall be considered on the basis of the 4 following contents:

~ General experience (10-20% of the total points of each title): Educational level, number of working years.

~ Experiences related to the bidding package (60-70% of the total points of each title): The number of similar bidding packages already performed.

~ Other factors (10-20% of the total points of each title): Experience in working overseas, foreign languages

~ Experts on permanent staff of the bidder (5% of the total points of each title).

- Criteria for the general technical and price evaluation.

The general evaluation criteria include the technical criteria and the price criteria, in which the technical criteria must not be lower than 70% and the price criteria must not be higher than 30% of the total points. The evaluation method, the formula for determining the price points and the general points are stated in Clause 9, Section III, Appendix I to this Circular.

b) For goods procurement bidding packages:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The criteria for evaluation of the bidders capabilities and experiences for the goods procurement bidding packages provided for in Clause 1, Article 29 of the Bidding Regulation include the following contents:

+ The production and business capabilities: The major manufacturing and trading products (quantity and categories), the quantity and qualifications of professional staff, the material and technical foundation of the bidder.

+ The financial capability: The total asset, working capital, turnover, before- and after-tax profits in 3 to 5 latest years.

+ Experiences: The number of years with working experiences. The number of similar contracts already performed in 3 to 5 latest years in Vietnam and foreign countries.

Depending on the nature of each bidding package, the time required for the calculation of financial capability (through norms on total assets, working capital, turnover, profits) and the time required for the performance of similar contracts may be less than 3 years provided that it suits the practical situation of the project and is approved by the competent person or the competent level.

The three contents mentioned above shall not be given points but only considered according two standards "pass" or "fail" in order to determine the bidders capabilities to participate in the bidding. Those bidders who pass all three above contents shall be considered as having enough capabilities and experiences for participation in the bidding.

- Criteria for technical evaluation to select the short list.

The criteria for technical evaluation prescribed in Clauses 2, 3 and 4 of Article 29 of the Bidding Regulation include the following contents:

+ Technical requirements:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



* The eco-technical properties, codes of supplies and equipment, names of manufacturing firms and countries, the year of manufacture.

* The rationality and economic efficiency of technical solutions, organizational measures for delivery of supplies and equipment to the place of installation.

* Technical personnels capability for equipment and facility installation.

* The technical adaptability.

* The geographical adaptability.

* Impacts on the environment and handling measures.

+ Financial supply capability (if so requested).

+ Other contents:

* Contractual terms: The extent of meeting the contractual terms stated in the bidding dossiers.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



* Technological transfer: Capability of technological transfer to the entire project or part by part of the project.

* Training: The plans for domestic and overseas training of officials and workers directly performing and taking over the jobs.

* Other contents, if any.

The point scale of 100 or 1,000 shall be used for the evaluation of the above-mentioned technical contents to select the short list. Depending on the nature of each bidding package, the point ratio and minimum number of points required for each content shall be determined. The minimum points for all the above contents, as prescribed, must not be lower than 70% of the total points, meaning the minimum points may represent 70, 71, 72,.. 80%, depending on the nature of each bidding package.

- Criteria for bringing things to the same floor for determination of the evaluation prices.

The criteria for bringing things to the same floor for determination of the evaluation prices include the following principal contents:

+ The use duration: The life span of machine, depreciation time;

+ The capacity of the entire production chain, the capacity of main equipment (calculated into product unit price). The standards on product quality;

+ The manufacturing technology: Origins of equipment, manufacturing standards, technological level;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ Expenses for maintenance, renovation, overhauls;

+ Commercial terms (payment terms, warranty terms), financial terms (loan interests, assorted charges).

c) For construction and installation bidding packages:

- Criteria for evaluation of bidders capabilities and experiences:

The criteria on bidders capabilities and experiences provided for in Clause 2, Article 40 of the Bidding Regulation include:

+ Experiences: The number of years with working experience. The number of similar contracts performed within 3 to 5 latest years in similar geographical areas, on similar sites;

+ The quantity and qualifications of officials and technical workers of the bidders;

+ The financial capability: Turnover, before- and after-tax profits, working capital, for 3 to 5 latest years.

The 3 above contents shall not be given points but only be considered according to two standards "pass" or "fail" to determine the bidders capabilities to participate in the biddings. Those bidders who pass all the three above contents are considered as having full capabilities and experiences for participation in the bidding.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The technical evaluation criteria prescribed in Clauses 1, 3 and 4 of Article 40 of the Bidding Regulation include the following contents:

+ Technical and quality requirements:

* The extent of satisfying the requirements on techniques, quality of the supplies and equipment stated in the technical design dossiers and technical instructions.

* The rationality and feasibility of technical solutions, organizational measures for construction: The general timetable chart, the site organization chart, personnel arrangement, technical solutions.

* Measures to ensure the conditions on environmental hygiene and other safety conditions such as fire and explosion prevention, labor safety.

* The extent of meeting requirements by construction equipment: The quantity, types, quality of equipment (the depreciation level already made), form of ownership over the equipment (own or rented) arranged for the bidding package.

* Measures to ensure quality.

+ Financial supply capability (if so requested)

+ Other contents:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



* The capability to enter into partnership with Vietnamese contractors, to use Vietnamese subcontractors by foreign bidders in case of international biddings.

* Other contents if so requested in the bidding dossiers.

Depending on the nature of each bidding package, the point ratio and minimum number of points required for each content shall be determined.

- Criteria for bringing things to the same floor for the determination of evaluation prices.

The evaluation floor may include the following criteria:

+ The volume, raw materials and materials according to the bidding dossiers;

+ Expenses for operation, maintenance of the project;

+ Construction conditions;

+ Commercial terms (payment and warranty terms), financial terms (if any);

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ The project use duration.

4. Other contents.

a) Different kinds of tax as prescribed by law.

b) Project insurance and warranty.

Section II. CONTENTS OF THE BIDDING DOSSIERS

Depending on the nature of each bidding package, the principal contents of the bidding dossier are defined in Clause 1, Article 20 of the Bidding Regulation for consultancy selection, Article 24 for goods procurement, Article 35 for construction and installation, Clause 2 of Article 45 for small-sized bidding packages and Clause 1 of Article 47 for the selection of partners for project execution. Besides, to get more detailed information, the contents of the bidding dossiers for three major domains: consultancy, goods procurement and construction- installation are guided in the appendices to this Circular (for the bidding dossiers to select partners for project execution, the contents for consultancy selection may apply), more concretely:

Appendix I: Guiding form of the consultancy bidding dossier.

Appendix II: Guiding forms of the preliminary selection dossier and the goods procurement bidding dossier.

Appendix III: Guiding forms of the preliminary selection dossier and construction-installation bidding dossier.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



APPROVAL OF BIDDING DOSSIERS

Approving the bidding dossiers shall fall within the responsibility of the competent persons or the competent levels prescribed at Point e, Clause 1, Article 51 of the Bidding Regulation. The time for approving a bidding dossier shall not exceed 10 days for small-sized bidding packages and 20 days for other bidding packages.

Part Four

BID EVALUATION

Chapter I

CONSULTANCY BID EVALUATION

Section I. GENERAL PROVISIONS

The evaluation of consultancy bids prescribed at Point a, Clause 2, Article 13; Clauses 7, 8 and 9 of Article 20 of the Bidding Regulation is made in the following two steps:

1. Step 1: Opening the technical proposal dossier-bag for consideration and evaluation by method of point giving.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Section II. EVALUATION OF TECHNICAL PROPOSAL DOSSIERS

1. Preliminary evaluation

a) Examining each bids administrative and legal compatibility with the requirements stated in the bidding dossier.

b) Clarifying bids: Bid clarification is prescribed in Article 11 of the Bidding Regulation. The documents requesting bidders to clarify their bids need to clearly state the time the bidder shall have to send their written clarifications.

2. Detailed evaluation of bids

The detailed technical evaluation of each bid shall be based on the evaluation criteria prescribed in the bidding dossiers and the detailed evaluation criteria approved before the bid opening as mentioned at Point a, Clause 3, Section I, Chapter II, Part Three of this Circular.

Section III. EVALUATION OF FINANCIAL PROPOSAL DOSSIERS

Following the evaluation of technical proposals, the list of bidders who have met the technical requirements (scoring 70% or more of the total technical points) shall be submitted to the competent person or the competent level for approval, then the financial proposal dossier-bags may be opened to give points on prices. Later, the bids shall be comprehensively evaluated according to point structure in terms of technical aspects and prices prescribed in the bidding dossiers for classification.

Section IV. NEGOTIATING THE CONTRACTS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The contract negotiation needs to focus on the following contents:

1. The tasks and detailed contents of the consultancy work to be performed;

2. The contents of technological transfer and training;

3. The working plan and personnel arrangement;

4. Tempo;

5. Handling of personnel change if any;

6. The arrangement of working conditions;

7. Contents of consultancy costs, including expenses specified in Article 21 of the Bidding Regulation, paying attention to expenses other than the paid wages according to the principle of payment by actual spending which, however, must not exceed the mutually agreed level.

If the negotiation contents are agreed upon between the two parties, in which the value of the proposed contract shall not exceed the value of the bidding package in the approved bidding plan, the bidder shall be recommended as the bid winner. In case of negotiation failure, the bid solicitor shall report it to the competent person or competent level, asking for permission to invite the bidder ranking next for the contract negotiation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



EVALUATION OF GOODS PROCUREMENT BIDS

The evaluation of goods procurement bids shall be conducted under the provisions in Clause 2, Article 13 and Article 30 of the Bidding Regulation according to the following order:

Section I. PRELIMINARY EVALUATION OF BIDS

1. Checking the bids validity and considering their basic satisfaction of the bidding dossiers requirements

The bid solicitor shall consider every bids validity and basic satisfaction of the conditions prescribed in the bidding dossier so as to determine bids qualified for the next consideration. Checking bids validity and basic satisfaction shall cover the following contents:

a) The business registration papers, licenses to sell goods under the producers copyrights with regard to complex equipment and as required by the bidding dossier;

b) The numbers of originals and copies of bids as required by the bidding dossier;

c) The application for participation in biddings, which is completely filled in and signed by the head of the bidders organization or the authorized person enclosed with the letter of authorization;

d) The validity of bid guaranty;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



f) The bidders capabilities and experience;

g) Appendices and other enclosed documents as required by the bidding dossier;

h) Other requirements, if any.

2. Bid clarification

The bid clarification may be made directly or indirectly but presented in documents which shall serve as legal bases for bid consideration and evaluation. In the course of clarification, bidders must not alter the nature of their bids and must not change the bid prices.

3. Elimination of bids

Bids shall be eliminated when they fail to satisfy the validity condition and basic requirements being considered the pre-conditions stated in the bidding dossiers. Thereby, the pre-conditions for elimination of bids shall include:

a) The bidders name is not on the list of those registering their participation and the list of those who buy or are supplied with the bidding dossiers;

b) The bids are not submitted at the right places and on the right time prescribed in the bidding dossiers; for this case, the bids shall be returned in tact;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d) Bids are submitted not with their originals, but only with their copies;

e) Failure to fully submit the regular papers prescribed as conditions for participation in biddings such as copies of business registration papers, licenses for sale of goods under the producers copyrights, if so requested;

f) Lacking valid signatures in the application for bidding participation;

g) Bids putting forward conditions contrary to the requirements of the bidding dossiers;

h) Bids containing unfixed bid prices like making the offer with two price levels, conditional price;

i) The bidders name is found in two or more bids for one bidding package in the capacity as independent or partnership bidders;

k) Failure to meet the requirements on capabilities and experiences according to the evaluation criteria stated in the bidding dossiers and the detailed evaluation criteria approved before the bid opening. For bidding packages which have already gone through preliminary selection, it is necessary to update information in order to re-examine the information declared by bidders at the time of preliminary selection for verification of the possibility of satisfying the capability and experience requirements by bidders, eliminating those bidders, who are incapable of meeting the set requirements. For bidding packages which do not go through preliminary selection, the criteria on bidders capabilities and experiences shall be evaluated according to the contents stated at Point b, Clause 3, Section I, Chapter II, Part Three of this Circular;

l) Other pre-conditions with particular characters of the bidding packages.

Those bidders who fail to meet one of the above-mentioned pre-conditions shall be eliminated from being considered in the detailed evaluation step.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Step 1: Technical evaluation for selection of the short list:

Based on the technical evaluation criteria stated at Point b, Clause 3, Section I, Chapter II, Part Three of this Circular, the bid solicitor shall proceed with the bid evaluation on the basis of point giving.

Bids which meet the requirements with the minimum number of points or more as prescribed in the evaluation criteria shall be selected for the short list for further evaluation in Step 2.

2. Step 2: Financial and commercial evaluation to determine the evaluation prices:

Based on the bid prices offered by bidders, the bid solicitor shall proceed with the determination of the evaluation prices of bids on the short list according to the following contents and order:

a) Error correction:

Error correction means the correction of errors, including arithmetic errors, typing errors and unit miscalculation. If there is any error between the unit price and the total price due to wrong multiplication of the unit price by the volume, the unit price shall serve as legal basis.

When making error correction according to the above-mentioned principle, the bid solicitor shall notify the bidders thereof. If the bidders refuse to accept such error correction, their bids shall be eliminated. Where a bid contains arithmetic errors with difference representing over 15% (according to absolute value, without depending on the increase or decrease of bid prices when determining the evaluation prices) of the bid prices, it shall also be eliminated from further consideration.

b) Adjustment of disparities

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Upon the determination of evaluation prices, the superfluous offer shall be subtracted and the insufficient offer shall be added according to the principle that if it is inseparable from the bid price, the highest offer price shall be chosen for this content (in case of insufficient offer) and the lowest level among the other bids on the short list shall be taken (in case of superfluous offer).

- Adding or adjusting disparities between bid sections:

The adjustment of disparities in bids aims to ensure the consistency of bids. The disparities commonly seen in bids, which need to be adjusted, include:

+ The disparity between the value written in figures in tables and the values written in words in the explanation; for this case, the value written in words shall be used as legal basis;

+ The disparity between the general unit prices in the general price tables and the detail unit prices in the analytical unit price tables; for this case, the detail unit prices shall be used as legal basis;

+ The disparity between the technical offer contents and the financial offer contents; for this case, the technical offer contents shall be used as legal basis.

Bids with the total disparity value exceeding 10% (calculated according to absolute value, without depending on the increase or decrease of the bid prices when determining the evaluation prices) of the bid prices shall be eliminated from further consideration.

c) Conversion of bid prices into a common currency:

Converting the bid prices, if any, according to the exchange rates set by the bid solicitor in the bidding dossiers.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Bringing things to the same floor for determination of the evaluation prices shall cover the contents mentioned at Point b, Clause 3, Section I, Chapter II, Part Three of this Circular.

Section III. BID CLASSIFICATION

The classification of bids on the short list shall be made according to the evaluation prices. Those bidders with the lowest evaluation prices shall be ranked first and recommended for bid winning.

Section IV. EXAMPLES ON EVALUATION OF GOODS PROCUREMENT BIDS

See example 2 in Appendix IV.

Chapter III

EVALUATION OF BIDS FOR CONSTRUCTION AND INSTALLATION

The evaluation of bids for construction and installation shall comply with the provisions of Clause 2, Article 13 and Article 41 of the Bidding Regulation according to the following order:

Section I. PRELIMINARY EVALUATION OF BIDS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The contents of checking the bids validity and basic requirement satisfaction shall comply with the provisions on goods procurement bidding packages stated in Clause 1, Section I, Chapter II, Part Four of this Circular.

Bids are considered as having basically met the requirements of the bidding dossiers when they satisfy the requirements, conditions and technical characters of the bidding dossiers without disparities or limitations in materials which affect the scale, quality or implementation of projects and without restricting the bid solicitors powers or the bidders obligations.

The determination of a bid as being invalid or failing to meet the basic requirements must be made in an objective manner according to the requirements of the bidding dossier.

2. Bid clarification

The bid clarification shall comply with the provisions on goods procurement stated in Clause 2, Section I, Chapter II, Part Four of this Circular.

3. Bid elimination

The bid elimination shall comply with the provisions on goods procurement stated in Clause 3, Section I, Chapter II, Part Four of this Circular.

Particularly for the determination of the extent of meeting the requirements on capabilities and experiences by bidders, it should be based on the criteria prescribed in the bidding dossiers and the detailed evaluation criteria approved before the bid opening stated at Point c, Clause 3, Section I, Chapter II, Part Three of this Circular.

Section II. DETAILED EVALUATION OF BIDS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The technical evaluation for selection of the short list shall be based on the requirements and evaluation criteria prescribed in the bidding dossiers and the detailed evaluation criteria already approved according to the contents stated at Point c, Clause 3, Section I, Chapter II, Part Three of this Circular.

Those bids scoring the minimum number of points or more shall be selected into the short list for further evaluation in Step 2.

2. Step 2: Financial and commercial evaluation for determination of evaluation prices:

Based on the bid prices offered by bidders, the bid solicitor shall proceed with the determination of evaluation prices of bids on the short list according to the following contents and order:

a) Error correction:

The error correction shall be carried out like that for goods procurement.

b) Adjustment of disparities:

It shall comply with that for goods procurement.

c) Conversion of bid prices into one common currency:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d) Bringing things to the same floor for determination of evaluation prices:

The bringing of things to the same floor for evaluation price determination shall comply with the criteria stated at Point c, Clause 3, Section I, Chapter II, Part Three of this Circular.

Section III. CLASSIFICATION OF BIDDERS ACCORDING TO EVALUATION PRICES

Bidders on the short list with the lowest evaluation prices shall be ranked first and recommended for bid winning.

Chapter IV

EVALUATION OF BIDS FOR SMALL-SIZED BIDDING PACKAGES

The evaluation of bids for small-sized bidding packages is stipulated at Point c, Clause 2, Article 45 and Clause 4, Article 45 of the Bidding Regulation, including the following contents:

Section I. EVALUATION PRINCIPLES

1. The evaluation must be simple, quick, accurate and fair.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Determining prices for comparison of bids on the short list, which meet the technical requirements to make classification and select the bid winner.

Section II. PRELIMINARY EVALUATION OF BIDS

1. Checking the bids compatibility with the bidding dossiers legal and administrative requirements so as to determine bidders with valid bids. Bidders may be requested to clarify bids according to general regulations.

2. Eliminating bids which are invalid and/or fail to satisfy the capability and experience requirements stated in the bidding dossiers.

Section III. DETAILED TECHNICAL EVALUATION TO MAKE THE SHORT LIST

1. For goods procurement

a) The extent of meeting the requirements on technology, quality, quantity and technical properties of goods;

b) Implementation time.

2. For construction and installation

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) The implementation time.

Section IV. DETERMINATION OF PRICE FOR BID COMPARISON

The price for comparison of bids shall be determined on the basis of bid prices offered by bidders after error correction and disparity adjustment. The error correction and disparity adjustment shall be carried out like for bidding packages on goods procurement as well as construction and installation mentioned at Points a and b, Clause 2, Section II, Chapter II, and at Points a and b, Clause 2, Section II, Chapter III, Part Four of this Circular. Those bidders who have the lowest bid prices after the error correction and disparity adjustment shall be ranked first and recommended for bid winning.

Section V. TIME LIMIT FOR BID EVALUATION

The time limit for evaluation of a bid for a small-sized bidding package shall not exceed 10 days.

Section VI. EXAMPLE ON EVALUATION OF BIDS FOR SMALL-SIZED BIDDING PACKAGES

See example 3, Appendix IV.

Part Five

SUBMITTING FOR APPROVAL, EVALUATING, APPROVING AND ANNOUNCING BIDDING RESULTS, FINALIZATION AND SIGNING OF CONTRACTS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



SUBMITTING FOR APPROVAL, EVALUATING AND APPROVING THE BIDDING RESULTS

Section I. SUBMITTING FOR APPROVAL THE BIDDING RESULTS

1. Responsibility to submit the bidding results for approval

The investors or project owners shall have to submit the bidding results to competent persons or competent levels for consideration and approval. For bidding packages of Group A and the equivalent which fall under the Prime Ministers approving responsibility, the submission of bidding results to the Prime Minister shall be made by ministers, heads of the ministerial-level agencies or agencies attached to the Government, the Management Boards of State corporations set up by the Prime Minister and the presidents of the provincial/municipal Peoples Committees according to the Governments Working Regulations. Where the Management Boards of the State corporations set up by the Prime Minister submit the bidding results to the Prime Minister, the branch- managing ministries (if any) shall have to send their written comments to the Prime Minister, clearly stating matters related to techniques, technologies, the management of branches related to the bidding packages, the specific remarks and proposals on the bidding results submitted by the above-said Management Boards.

2. Bidding result submission dossiers

The dossiers for bidding result submission (for various bidding domains) shall include:

a) The bidding result submission documents:

The bidding result submission documents need to indicate the following details:

- The bidding package contents and legal basis for organization of the bidding;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The bid evaluation results;

- The request for approval of bidding results, clearly stating the name of bidder proposed for bid winning (including the names of partnership contractors or subcontractors, if any), the proposed bid-winning price, type of contract and implementation duration. For proposed bid-winning price, such relevant contents as tax, reserve, inflation rate, if any, must also be stated.

b) Materials attached to the submission documents:

The materials attached to bidding result submission documents shall include copies of the following:

- The report on bid evaluation by the experts or consultants team;

- The investment decision or equivalent legal document, the international agreement on financial support, if any;

- The written approval of the basic contents of the bidding process as prescribed at Points a, b, c, d, e, f and g of Clause 1, Article 51 of the Bidding Regulation;

- The decision on setting up of experts or consultants team.

- The minutes of bid opening, documents related to bid clarification, if any, requested by the bid solicitor and made by the bidder;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The draft contract, if any;

- The bidding dossier and bids of bidders;

- The preliminary comments on bidding results of the foreign donors (if any);

- Other relevant materials.

Section II. EVALUATION OF BIDDING RESULTS

1. The evaluation responsibility

The agencies responsible for evaluating the bidding results are defined in Table 1 of Article 53 of the Bidding Regulation. The bidding result-evaluating agencies and individuals must have knowledge about bidding, firmly grasp the Bidding Regulation, must not join the experts team assisting in the bidding packages they have to evaluate, ensure the honesty, objectiveness and fairness in evaluation and take responsibility for their evaluation opinions as provided for in Article 52 of the Bidding Regulation.

2. Contents of bidding result evaluation

The contents of bidding result evaluation shall cover the following major issues:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) The procedures and time for organizing the bidding: The time for distribution of bidding dossiers, the time for preparing bids, the time for bid opening (according to bid opening minutes), the time for bid evaluation against the prescribed time;

c) Examining the contents of bid evaluation by experts team: Documents on point giving, evaluation comments of each expert, the sum-up report of the experts team, the evaluation by foreign consultants if any, the compatibility of the evaluation with the bidding dossiers requirements and the approved evaluation criteria, the extent of accuracy of the evaluation;

d) Examining the unclear contents in the bidding result submission dossiers;

e) Opinion divergence, if any, between the experts team, foreign consultants and the bid solicitors, as well as other opinions.

In the course of evaluating the bidding results, attention should be drawn to the fact that the evaluation of the bidding results does not mean the re-evaluation of bids.

3. The contents of written report on evaluation

The written report on evaluation results to be submitted to persons or levels competent to approve the bidding results include the following major details:

a) The outline of the project and bidding package: Outlining the project contents and the bidding package contents, the legal bases for conducting the bidding;

b) Brief description of the bidding process and bid evaluation results proposed by body submitting the results for approval;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d) Recommendations of the bidding result evaluating agency and solutions to existing problematic cases.

4. The time for evaluation of the bidding results

The time for evaluation of the bidding results prescribed in Clause 2, Article 54 of the Bidding Regulation shall not exceed 30 days for bidding packages falling under the Prime Ministers approving jurisdiction, 20 days for other bidding packages, after fully receiving the valid dossiers. For small-sized bidding packages, depending on the nature of each bidding package, the evaluation of bidding results shall depend on the requirements of the competent person or level before approving them. The time for evaluation of the results of bidding for a small-sized bidding package shall not exceed 7 days after the full receipt of dossiers.

Section III. APPROVING THE BIDDING RESULTS

The responsibility to approve the bidding results shall rest with the competent persons or the competent levels prescribed in Article 52 and Article 53 of the Bidding Regulation. Except for problematic bidding packages which need to be handled, the time for approval of the bidding results shall not exceed 5 days for small-sized bidding packages and 7 days for other bidding packages after the receipt of report from the evaluation agency. The bidding packages to be approved by the Prime Minister shall comply with the Governments Working Regulations.

Chapter II

ANNOUNCEMENT OF BIDDING RESULTS, NEGOTIATION ON CONTRACT FINALIZATION

The announcement of bidding results and negotiation on contract finalization prescribed in Clause 3 of Article 13, Clause 13 of Article 20, Clause 8 of Article 22, Clause 8 of Article 33 and Clause 7 of Article 47, of the Bidding Regulation shall cover:

Section I. ANNOUNCEMENT OF BIDDING RESULTS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Immediately after obtaining the decisions of the competent persons or the competent levels, the bid solicitor shall proceed with the announcement of bidding results through written notices on the bidding results, sent to participating bidders, including the bid winners and the bid failers as well. Where there is no bid winner or the bidding is cancelled, the bid solicitor shall also have to notify the bidders thereof.

2. Updating information on bidders capabilities

Before signing official contracts, the bid solicitor shall update changes in the bidders capabilities as well as other information related to the bidders. If detecting any changes which affect the contract performance capacity such as the declining financial capabilities, bankruptcy danger, the bid solicitor shall have to promptly report such to the competent persons or the competent levels for consideration and decision.

3. Requirements on announcement of bid winning

The bid solicitor must send written notices on bid winning to the bid winners together with the draft contracts and noticeable points to be discussed in negotiation on contract finalization. At the same time, the bid solicitor shall also inform the bidders of the time table, clearly stating the requirement on time for negotiation on contract finalization, the deposit paid as guarantee for the contract performance and the signing of contract.

Section II. NEGOTIATION ON FINALIZATION AND SIGNING OF CONTRACTS

1. Upon receiving the bid winning notice, the bid winner shall have to send to the bid solicitor a letter accepting the negotiation on contract finalization. Within no more than 30 days after the issuance of notice, if the bid solicitor receives neither the letter of acceptance nor the letter of refusal from the bidder, the former shall notify such to the competent person or the competent level for consideration and decision.

2. According to the mutually agreed time-table, the two parties shall proceed with the contract finalization negotiation so as to be able to sign the official contract.

The contract finalization negotiation covers contents aiming to solve existing incomplete matters on the contract by the bid winner, particularly the application of prices to disparities against the requirements of the bidding dossiers on the principle that the contract value shall not exceed the approved bid-winning price. The contract finalization negotiation shall also cover the study of innovations and superior solutions proposed by the bidders.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The bid solicitor shall receive the contract performance guarantee from the bid winner before signing the contract as provided for at Point a, Clause 3, Article 32 of the Bidding Regulation. The conditions for the bidders to prepare the contract performance guarantee shall be the bidding result- approving decisions of the competent persons or competent levels and the bid-winning announcement of the bid solicitor. If the guaranteeing banks request the submission of the signed contracts before issuing the guarantee papers, such must be reported to the competent persons or the competent levels for consideration and decision. For this case, the contract may be signed in advance but the guarantee must be paid before the contract takes effect. Where the bidder has signed the contract and already paid the contract performance guarantee, but failed to perform the contract, the bid solicitor may not refund the contract performance guarantee to the bidder.

4. The bid solicitor shall return the bid guarantee, if any, only when receiving the contract performance guarantee from the bid winner. For bidders who have failed at biddings and not breached the Bidding Regulation, even when there is not bidding result, the bid solicitor shall return the bid guarantee to such bidders within no more than 30 days after the announcement of the bidding results.

Part Six

APPROVAL OF BIDDING PLANS AND BIDDING RESULTS FOR JOINT-VENTURE, BUSINESS COOPERATION CONTRACT OR SHARE-HOLDING PROJECTS

Chapter I

APPROVING RESPONSIBILITY

For joint-venture or business cooperation contract projects prescribed at Point b, Clause 2, Article 2 of the Bidding Regulation, the agencies which grant the investment licenses shall have the responsibility to approve the bidding plans and the bidding results. For projects of share-holding enterprises prescribed at Point b, Clause 2, Article 2 of the Bidding Regulation, the responsibility to approve the bidding plans and the bidding results shall rest with the agencies which decide the contribution of the States share capital to the share-holding enterprises.

Chapter II

APPROVAL OF BIDDING PLANS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The legal basis for elaboration and approval of bidding plans for joint-venture and business cooperation contract projects are the investment license and the feasibility study report enclose therewith; for projects of share-holding enterprises, the legal basis shall be the investment decisions of enterprises

Where the value of the bidding packages included in the bidding plan exceeds the total investment level, the investment decisions or the investment licenses must be supplemented according to the current law provisions before requesting the approval.

Section II. RESPONSIBILITY TO REQUEST THE APPROVAL

The Management Boards (or persons authorized by the Management Boards) of joint-venture enterprises or share-holding enterprises or the lawful representatives of the parties to the business cooperation contract shall have the responsibility to issue documents requesting the approval of the bidding plans of the projects under their respective management.

Section III. DOSSIERS OF REQUESTING THE APPROVAL OF THE BIDDING PLANS

The dossiers of requesting the approval of bidding plan shall include:

1. The written request for the approval

The written requests for the approval of the project bidding plans need to state the legal bases for the elaboration of the bidding plans, the volume of work already performed, the volume of work not opened to bidding and the volume of work to be opened to bidding (the project bidding plans) as required at Point a, Clause 2, Section I, Chapter III, Part Two of this Circular. The project bidding plans need to fully demonstrate the contents mentioned in Chapter II, Part Two and Example 1, Appendix IV to this Circular.

The written request for agreement shall be made in Vietnamese language.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



When sending written requests for the approval of project bidding plans, the copies of the following documents need to be sent in attachment thereto: The investment decision, the investment license, the feasibility study report and other relevant documents, if any.

Section IV. EVALUATION FOR APPROVAL OF BIDDING PLANS

1. Evaluation responsibility

For projects granted with the investment licenses by the Ministry of Planning and Investment, the evaluation of the bidding plans in order to issue the written approval shall fall within the responsibility of the Ministry of Planning and Investment. For the provinces and centrally-run cities, such evaluation shall rest with the provincial/municipal Planning and Investment Services.

2. Contents of bidding plan evaluation

The bidding plan evaluation shall cover tasks mentioned in Clause 2, Section II, Chapter III, Part Two of this Circular.

3. The time for evaluation and approval of a bidding plan

The time for evaluation and approval of a bidding plan shall not exceed 20 days from the time the complete dossiers are received till the time the written approval of the bidding plan is issued.

Chapter III

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Section I. REQUIREMENTS ON THE BIDDING RESULT APPROVAL

The bidding result approval shall be effected for bidding packages with bidding plans already approved. Joint-venture enterprises, parties to business cooperation contracts or share-holding enterprises need to organize biddings after having the bidding plans approved and strictly adhere to the contents of the approved bidding plans such as the bidding package prices, the form of selecting bidders, bidding mode, types of contract. A number of basic contents of the bidding process such as the establishment of experts or consultants teams to assist the bidding, the list of bidders participating in restricted bidding, the bidding dossiers, the evaluation criteria, approval of the contract contents and other contents shall fall under the deciding jurisdiction of the Management Boards (or persons authorized by the Management Boards) of joint- venture enterprises, share-holding enterprises or lawful representatives of parties to the business cooperation contracts.

Section II. RESPONSIBILITY TO PROPOSE THE APPROVAL OF BIDDING RESULTS

The Management Boards (or persons authorized by the Management Boards) of joint-venture enterprises, share-holding enterprises or lawful representatives of parties to the business cooperation contracts have the responsibility to issue written documents proposing the approval of the bidding results of the bidding packages of the projects under their respective management.

Section III. DOSSIERS PROPOSING THE APPROVAL OF BIDDING RESULTS

The dossiers proposing the approval of bidding results shall include:

1. The written request for approval of the bidding results

The written request for approval of the bidding results should state the legal bases for the organization of the bidding, the contents of the bidding package, the process of organizing the bidding, the result of bid evaluation, the proposal on bidding results. The name of the bidder proposed for bid winning (including the names of partnership bidders and subcontractors if any), the proposed bid-winning price, the type of contract and the performance duration shall also be clearly stated therein. For the proposed bid-winning price, such relevant contents as tax, reserve, inflation, if any, should be touched upon.

The written request for the approval of bidding results shall be made in Vietnamese language.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Materials to be attached to the written request for bidding result approval shall include the copies of the following materials:

a) The bid evaluation report of the experts or consultants team;

b) The documents approving the basic contents of the bidding results as prescribed at Points b, c, d, e, f and g of Clause 1, Article 51 of the Bidding Regulation;

c) The decision on establishment of the experts or consultants team;

d) The minutes of bid opening, documents related to the bid clarification, if any, requested by the bid solicitor and made by the bidder;

e) The minutes of the contract negotiation for consultancy selection bidding;

f) The draft contract, if any;

d) The bidding dossiers and bid of the bidder proposed for bid winning;

h) Other relevant documents.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Evaluation responsibility

The agencies that issue documents to approve the bidding results shall conduct the evaluation if deeming it necessary. For the bidding plans to be approved by the Ministry of Planning and Investment, the evaluation for issuance of the written approval of the bidding results shall fall within the responsibility of the Ministry of Planning and Investment. The presidents of the Peoples Committees of the provinces and centrally-run cities shall approve the bidding results on the basis of the evaluation by the provincial/municipal Planning and Investment Services.

2. Contents of bidding result evaluation

The bidding result evaluation shall cover tasks specified in Clause 2, Section II, Chapter I, Part Five of this Circular.

3. The time for evaluation and approval of bidding results

The time for evaluation and approval of the bidding results counted from the date of full receipt of the dossiers to the date of issuing the written approval of the bidding results shall not exceed 20 days.

Part Seven

IMPLEMENTATION ORGANIZATION AND EFFECT

Chapter I

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Section I. EXISTING MATTERS TO BE SETTLED AFTER THE PROMULGATION OF THE BIDDING REGULATION

1. For the bidding packages with bidding dossiers already distributed, Decrees No.43/CP and No.93/CP shall apply.

2. For the bidding packages with bidding results already submitted, the evaluation and approval of the bidding results shall be carried out according to the responsibility division provided for in Decrees No.43/CP and No.93/CP.

3. For the bidding packages with bidding dossiers not yet distributed, the bidding shall be organized according to Decree No.88/1999/ND-CP of September 1st, 1999 and Decree No.14/2000/ND-CP of May 5, 2000 of the Government.

4. For ODA projects with the international agreements on financial support being signed before the issuance of the Bidding Regulation, the signed agreements shall continue to apply.

Section II. REPORT ON THE SITUATION OF IMPLEMENTATION OF THE BIDDING WORK

1. Biannually and annually, the investors or project owners shall make and send sum-up reports to their immediate superior State management bodies.

2. Annually, the ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government, the State corporations set up by the Prime Minister and the Peoples Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to make and send sum-up reports to the Ministry of Planning and Investment before December 31st for further sum-up and submission to the Prime Minister.

Section III. INSPECTION OF THE IMPLEMENTATION OF BIDDING WORK

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Regular and irregular inspection

a) The regular and irregular inspection of biddings shall be conducted as follows:

- The ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government, the State corporations set up by the Prime Minister shall inspect the biddings organized by their attached units.

- The provinces and centrally-run cities shall inspect the biddings organized by districts, provincial towns and equivalent administrative units under their management.

- The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility to inspect, together with the concerned ministries, branches and localities, the biddings organized by ministries, ministerial-level agencies, agencies attached to the Government, State corporations set up by the Prime Minister and localities.

b) The contents of regular and irregular inspection shall focus on matters related to bidding packages already performed, including:

- The legal procedures;

- The implementation order;

- The bidding results;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Inspection upon problems and/or complaints

The inspection of matters hit with problems and/or complaints about biddings of organizations or individuals shall be carried out at the request of the competent persons. The agencies having the responsibility to inspect problems and/or complaints about biddings shall be the agencies which evaluate the bidding results as defined in Table 1 of Article 53 of the Bidding Regulation.

Chapter II

IMPLEMENTATION EFFECT

This Circular takes effect for implementation 15 days after its signing. If any problems arise in the course of implementation, they should be reported to the Ministry of Planning and Investment for sum-up and handling based on the coordination with concerned ministries, branches and management bodies.

 

 

MINISTER OF PLANNING
AND INVESTMENT




Tran Xuan Gia

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



A NUMBER OF EXAMPLES

Example 1. The bidding plan on brewery A project

I. LEGAL BASES FOR ELABORATION OF THE BIDDING PLAN

The feasibility study report and the project investment decision approved by the competent person with the following major contents:

- The projects name: Brewery A.

- Investor: Company B (of province C).

- Designed capacity: 50 million liters/year.

- Total investment: 450 billion VND.

Of which, for construction and installation: 60 billion VND.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Other expenses: 20 billion VND.

- Capital source: The States credit investment capital.

- Implementation time: 2 years.

II. ELABORATION OF THE BIDDING PLAN.

1. The work volume already performed: 0.8 billion VND:

- Survey consultancy, elaboration of pre-feasibility study report and feasibility study report: The implementation unit is Design Survey Company M appointed for the bidding by decision of the Peoples Committee of province C (Dispatch No... on... month... year) with the value of 0.8 billion VND for the performance of a package contract with the implementation duration of 6 months.

1. The work volume not opened to bidding: 17.2 billion VND

- Ground clearance: 3.0

- Compensation to land used for construction of transit warehouses: 2.0

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Expense for the project management: 2.0

- Working capital: 4.0

- Reserve: 3.2

3. The work volume expected to be opened to bidding (bidding plan): 432.0 billion VND

The detailed contents of the bidding plan is demonstrated in Table 1 enclosed herewith.

a) Reasons for bidding package division:

- For consultancy: divided into 1 bidding package (besides the bidding package already performed). As its value is not large, it is not separated into two packages of designing and supervision.

- For equipment: The factorys equipment consist of equipment in complete sets and equipment in single unit, which are separated into two packages for bidding.

- Equipment installation: This can be done at home; hence, it is separated to form a package for domestic bidding.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The price of each bidding package is based on the total investment structure in the approved feasibility study report and investment decision. The financial sources for the bidding packages: The States credit investment capital (under the investment decision).

b) The reasons for application of form of selecting bidders and the bidding mode:

Except for the package on equipment in complete set which need to be imported to which the international bidding restricted to a number of countries (suitable to the orientation stated in the feasibility study report and the investment decision) shall apply, other bidding packages shall comply with form of unrestricted domestic bidding as prescribed. For the consultancy bidding package, the two dossier- bag bidding mode shall apply. For other bidding package, the one dossier-bag bidding mode shall apply as prescribed.

c) Type of contract:

As all bidding packages have no peculiarity, the package contracts shall apply as prescribed.

TABLE 1. THE BREWERY A PROJECT BIDDING PLAN

Bidding packages name

Bidding packages price (billion VND)

Bidder- selecting form

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Time for bidding organization

Type of contract

Contract performance duration

Financial source

Package 1: Construction design and supervision

2.0

Domestic, unrestricted

2 dossier bags

3 months (from to)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



18 months (from to)

The State credit

Package 2: Equipment in complete set

350.0

International, restricted

1 dossier bag

6 months (from to..)

Package

12 months (from to)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Package 3: Equipment in single units

20.0

Domestic, unrestricted

1 dossier bag

3 months (from to)

Package

9 months (from to…)

The State credit

Package 4: Equipment installation

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Domestic, unrestricted

1 dossier bag

3 months

Package

6 months (from.. to)

The State credit

Package 5: Construction

55.0

Domestic, unrestricted

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5 months (from to)

Package

12 months (from to…)

The State credit

Total

432.0

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

Example 2. Evaluation of bids for the equipment supply bidding package for the 220kV transformer station

I. OUTLINE OF THE BIDDING PACKAGE

The contents of the bidding package:

a) Supply of equipment for one 220 KV transformer station, including:

- 2 transformers of 250 MVA- 220/110 KV and

- 2 transformers of 40 MVA- 110/22 KV (including accompanied auxiliary components).

b) The price of the bidding package in the approved bidding plan: 17.4 million USD. The capital source: The States credit loans

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The bid solicitor has organized bidding according to regulation. 5 bidders participated therein with the bid prices as follows:

The bidders name

The bid price (million USD)

A

11.90

B

15.00

C

15.40

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



15.70

E

16.10

II. BID EVALUATION

1. Preliminary evaluation

The preliminary evaluation is made through the examination of the bids validity as well as their basic satisfaction of the requirements stated in the bidding dossiers. Through the preliminary evaluation, all 5 bidders met the conditions.

2. Detailed evaluation

a) Step 1: Technical evaluation to make selection for the short list

Based on the evaluation requirements and criteria specified in the bidding dossiers and the detailed evaluation criteria already approved, the bid solicitor shall conduct the technical evaluation of 5 bids through points giving on the basis of the contents on technical requirements (quality, quantity, technical properties...), contractual terms, implementation time.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Bidders name

Points (maximum number of points: 100)

A

68.90

B

82.00

C

81.40

D

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



E

67.10

Three bidders B, C and D scored over 70% of the total points (the minimum point level in the approved evaluation criteria); hence, they are selected into the short list and entitled to further evaluation in the next stage.

b) Step 2: Financial and commercial evaluation and determination of the evaluation prices offered by bidders on the short list

- Error correction: All the three bids have no errors to be corrected

- Adjustment of disparities: Bidder D fully offers the scope of supply as required by the bidding dossiers. Bidders B and C make insufficient offers lacking a number of auxiliary components as compared to the requirements of the bidding dossiers. The value of adjustment due to the insufficient offer made by Bidder B is 0.2 million USD (the disparity against the bid price represents 1.33%) and of Bidder C is 0.6 million USD (the disparity against the bid price represents 3.84%). The total disparity of two bids of B and C does not exceed 10% of the bid price (the level prescribed by the Bidding Regulation), so these two bids are entitled to further consideration.

- The conversion of bid price into a common currency: As all bidders make their offers in USD, such conversion is not required.

- Bringing things to the same floor for comparison: The factors on use duration, equipment capacity, manufacturing technologiesof the offered equipment are evaluated as being equivalent. Particularly for the operation expense reflected through the loss of transformer, loss sees the disparity between the offered equipment of bidders. According to the evaluation criteria stated in the bidding dossiers and the detailed evaluation criteria already approved, the transformer loss is calculated according to the following formula:

T = 4125 x KT + 912 x (CT + P)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- T: The value of the transformer loss in 30 years (USD)

- KT: Non-charge loss (steel hub)

- CT: Charge loss (copper wire) at constant maximum capacity

- P: Subsidiary losses due to wind engine or oil engine

- Figure 4125 and 912 are fixed value (calculation unit USD/KW).

The value of KT, CT, C losses is the value offered by bidders (KW).

With the above calculation, the value of transformer loss incurred by the bidders shall be as follows:

B: 6.0 million USD

C: 6.2 million USD

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Determination of evaluation price:

Summing up all the above parts, the bidders evaluation prices shall be as follows:

Unit: Million USD

 

Bidder B

Bidder C

Bidder D

1. Bid price

15.00

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



15.70

2. Error correction

-

-

-

3. Disparity adjustment

+0.20

+0.60

-

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+6.00

+6.20

+ 5.20

5. Evaluation price (1 + 2 + 3 + 4)

21.20

22.20

20.90

Ranking

2

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1

According to the results shown in the above table, Bidder D has the lowest "evaluation price" (20.9 million USD), thus ranking first and being recommended as the bid winning unit with the "proposed bid winning price" (the bid price after the error correction and disparity adjustment) being 15.7 million USD.

Example 3. Evaluation of bids for small-sized construction bidding packages

I. OUTLINE OF THE BIDDING PACKAGE

The contents of the bidding package:

a) Scope of work: The construction of the main workshop of Factory M.

b) The price of the bidding package in the approved bidding plan: 1.8 billion VND

c) Capital source: The States credit loan

The bid solicitor organized the bidding as prescribed. There are 5 bidders participating therein with the following bid prices:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Bid price (billion VND)

A

1.70

B

1.65

C

1.75

D

1.72

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.68

II. BID EVALUATION

1 Preliminary evaluation

The preliminary evaluation is made through the examination of the bids administrative and legal validity as well as their satisfaction of the requirements of the bidding dossiers. Through the preliminary evaluation, all 5 bidders meet the requirements

2. Detailed evaluation

a) Step 1: Technical evaluation to select bidders for the short list

Based on the evaluation requirements and criteria specified in the bidding dossiers for determination of the short list of bids which satisfy the technical requirements stated in the bidding dossiers.

The results of the technical evaluation are as follows:

Criteria

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

A

B

C

D

E

1. Technical solutions, construction methods

Pass

Pass

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Pass

Fail

2. Implementation tempo

Pass

Pass

Pass

Pass

Pass

General

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Pass

Fail

Pass

Fail

As results, three bidders A, B and D satisfy the technical requirements and are selected into the short list for Step 2 evaluation.

b) Step 2: Price comparison

+ Error correction:

- Bidder Bs bid contains arithmetic error due to wrong multiplication of the unit price by the volume. As result, the error is corrected by adding 20 million VND. Bidder Bs arithmetic error represents 1.2% of the bid price, being lower than the level prescribed in the Bidding Regulation (15%), hence, after the correction of such arithmetic error, B is entitled to further consideration.

- No arithmetic errors are found in Bidders A and Ds bids.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Bidders A and B sufficiently offer all items as required by the bidding dossier.

- Bidder D makes the insufficient offer, of one item with the adjustment value of + 70 million VND being added and makes the superfluous offer of one item with the value of - 20 million VND.

The total adjustment value calculated into the comparative price is

+ 70 million VND - 20 million VND = + 50 million VND

The total disparity value calculated with considering the elimination of bids (calculated according to the absolute value of disparities) is:

70 million VND + 20 million VND = 90 million VND.

This total disparity value (90 million VND) against the bid price (1,750 million VND) represents 5.14%, being lower than the level prescribed in the Bidding Regulation (10%); hence the bids are entitled to further consideration.

+ Price comparison:

In order to compare bids of bidders, the bid prices are adjusted through the following table:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

Bidder A

Bidder B

Bidder D

1. Bid price

1,700

1,650

1,750

2. Error correction

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+20

-

3. Disparity adjustment

- Insufficient offer

- Superfluous offer

-

-

-

-

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- 20

4. Comparison price (1+2+3)

1,700

1,670

1,800

Ranking

2

1

3

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

THE MINISTRY OF PLANNING AND INVESTMENT




Tran Xuan Gia

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 04/2000/TT-BKH ngày 26/05/2000 hướng dẫn thực hiện Quy chế đấu thầu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


9.808

DMCA.com Protection Status
IP: 18.118.226.105
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!