Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 3198/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Khánh Hòa Người ký: Trần Sơn Hải
Ngày ban hành: 26/11/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3198/QĐ-UBND

Khánh Hòa, ngày 26 tháng 11 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN VẬN ĐỘNG VIỆN TRỢ PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI GIAI ĐOẠN 2014 - 2017 CỦA TỈNH KHÁNH HÒA.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 40/2013/QĐ-TTg ngày 22/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình Quốc gia xúc tiến vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài giai đoạn 2013 - 2017;

Xét đề nghị của Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Khánh Hòa tại Văn bản số 347/LH-KH ngày 05/9/2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình xúc tiến vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài giai đoạn 2014 - 2017 của tỉnh Khánh Hòa.

Điều 2. Giao Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Khánh Hòa chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp, báo cáo tình hình triển khai Quyết định này.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; các Giám đốc: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Ngoại vụ, Sở Tài chính, Công an tỉnh; Chủ tịch Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Khánh Hòa và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TT: TU, HĐND, UBND tỉnh (báo cáo);
- UBCTVCTCPCPNN - Bộ Ngoại giao;
- Liên hiệp CTCHN Việt Nam;
- Các sở: TN&MT, LĐ-TB&XH, YT, NN&PTNT, KH&CN, GD&ĐT;
- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Hội Nông dân;
- Hội Nạn nhân chất độc da cam / Dioxin;
- Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Sơn Hải

 

CHƯƠNG TRÌNH

XÚC TIẾN VẬN ĐỘNG VIỆN TRỢ PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI GIAI ĐOẠN 2014 - 2017 CỦA TỈNH KHÁNH HÒA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3198/QĐ-UBND ngày 26/11/2014 của UBND tỉnh Khánh Hòa)

I. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÚC TIẾN VẬN ĐỘNG VIỆN TRỢ PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA HIỆN NAY

Từ năm 2003 đến nay, tỉnh Khánh Hòa đã tiếp nhận viện trợ của trên 80 tổ chức PCPNN, tổ chức quốc tế cũng như các tổ chức cá nhân người Việt Nam ở nước ngoài với tổng giá trị hơn 23.401.462 USD (Hai mươi ba triệu bốn trăm lẻ một nghìn bốn trăm sáu mươi hai đôla Mỹ). Các khoản viện trợ PCPNN tập trung chủ yếu vào lĩnh vực: Y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội, Giáo dục và Đào tạo,... liên quan trực tiếp đến các vấn đề an sinh xã hội.

Tuy nhiên hiện nay, công tác xúc tiến, vận động viện trợ PCPNN ở địa phương vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập cả về nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan (quy định thủ tục, cơ chế phối hợp, tổ chức bộ máy, kinh phí; sự dịch chuyển viện trợ của các tổ chức PCPNN từ đồng bằng lên miền núi,...), dẫn đến chưa khai thác hết hiệu quả của sự hỗ trợ, các khoản viện trợ từ các tổ chức PCPNN cho công tác an sinh xã hội cho xã hội.

Để khắc phục những hạn chế, bất cập, nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến vận động viện trợ PCPNN, đẩy mạnh khai thác và sử dụng nguồn viện trợ PCPNN, góp phần xây dựng phát triển kinh tế - xã hội địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Chương trình xúc tiến vận động viện trợ PCPNN giai đoạn 2014 - 2017.

II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN VẬN ĐỘNG VIỆN TRỢ PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI GIAI ĐOẠN 2014 - 2017

1. Mục tiêu, nguyên tắc

1.1. Mục tiêu

a) Mục tiêu chung

Huy động, thu hút và khai thác tối đa tiềm năng viện trợ phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài trợ này, góp phần giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức PCPNN, các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

b) Mục tiêu cụ thể

- Rà soát, kiểm tra để xây dựng bổ sung, điều chỉnh các quy định tạo môi trường pháp lý phù hợp và thuận lợi cho hoạt động viện trợ của các tổ chức PCPNN, cho công tác xúc tiến, vận động, tiếp nhận và quản lý sử dụng viện trợ PCPNN, đồng thời nâng cao tính chủ động của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong công việc.

- Củng cố, tăng cường quan hệ hợp tác với các tổ chức PCPNN đã và đang hoạt động trên địa bàn tỉnh, mở rộng và thiết lập quan hệ hợp tác với các tổ chức PCPNN mới, nhất là các tổ chức PCPNN có tiềm năng.

- Ưu tiên vận động, tìm kiếm các khoản viện trợ PCPNN có giá trị lớn, ổn định, mang tính bền vững.

- Tranh thủ thu hút các khoản viện trợ nhỏ góp phần giải quyết các nhu cầu bức thiết, khó khăn thực trạng, như hỗ trợ học bổng cho học sinh nghèo, khám chữa bệnh cho bệnh nhân nghèo, sửa chữa nhà ở cho các gia đình khó khăn, ...

- Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng các khoản viện trợ PCPNN thông qua việc tăng cường giám sát, đánh giá, nâng cao năng lực hợp tác với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài;

1.2. Nguyên tắc

- Việc triển khai thực hiện xúc tiến, vận động và tiếp nhận viện trợ PCPNN phải đặt mục tiêu, nhiệm vụ an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội lên hàng đầu, phù hợp với chủ trương, định hướng của tỉnh.

- Công tác xúc tiến vận động, tiếp nhận quản lý viện trợ PCPNN ưu tiên các lĩnh vực an sinh xã hội (chăm sóc sức khỏe cộng đồng, xóa đói giảm nghèo, giáo dục và đào tạo, tạo công ăn việc làm, phòng chống thiên tai dịch bệnh, bảo vệ môi trường sinh thái, tạo công ăn việc làm, phòng chống các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, …), tập trung triển khai ở các khu vực miền núi, nông thôn, đối tượng là người có hoàn cảnh khó khăn, thất nghiệp, ...

2. Định hướng

2.1. Định hướng theo lĩnh vực

a) Nông nghiệp và phát triển nông thôn

- Đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn, phát triển hạ tầng đường giao thông, điện, công trình thủy lợi, ... phục vụ sản xuất, nuôi trồng, chế biến và kinh doanh các sản phẩm nông lâm ngư nghiệp.

- Đào tạo, tập huấn, chia sẻ kiến thức kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ kỹ thuật cho các cán bộ, nông dân trong khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, bảo vệ môi trường, phòng chống dịch bệnh, ....

- Xây dựng và phát triển mô hình kinh tế nông thôn, hỗ trợ và tạo điều kiện phát triển các ngành nghề thủ công mỹ nghệ, sản xuất, dịch vụ phù hợp với tính chất và đặc thù của từng địa phương.

- Xây dựng các quỹ tài chính, quỹ tín dụng, quỹ tiết kiệm với chính sách, thủ tục phù hợp, thuận tiện giúp nông dân, ngư dân, ... đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh.

- Hỗ trợ tìm kiếm thị trường, tạo đầu ra cho sản phẩm nông lâm ngư nghiệp một cách bền vững.

b) Phi nông nghiệp

- Tổ chức các chương trình đào tạo, nâng cao chất lượng về trình độ, kiến thức, sức khỏe cho nguồn nhân lực, nguồn lao động các địa phương, nhất là vùng nông thôn miền núi.

- Vận động, tìm kiếm các khoản viện trợ hỗ trợ cho chương trình phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, cũng như chuyển giao công nghệ, tài trợ trang thiết bị kỹ thuật mới phục vụ nghiên cứu, ứng dụng khoa học trong phòng chống biến đổi khí hậu, xử lý ô nhiễm môi trường, xử lý thiên tai, dịch bệnh, ...

c) Y tế

- Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, y bác sỹ và nhân viên y tế, trong đó ưu tiên cho lực lượng y tế cơ sở, miền núi và hải đảo,...

- Hỗ trợ đầu tư xây dựng, nâng cấp các cơ sở y tế, cung cấp trang thiết bị, chuyển giao công nghệ kỹ thuật cao,...

- Hỗ trợ triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về dân số - kế hoạch hóa gia đình, phòng chống HIV/AIDS, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, ...

- Phối hợp tổ chức các hoạt động khám chữa bệnh nhân đạo cho nhân dân.

- Xây dựng phương án hỗ trợ, phối hợp giải quyết trường hợp dịch bệnh, thiên tai, thảm họa thiên nhiên, ...

d) Giáo dục - đào tạo và dạy nghề

- Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, trình độ chuyên môn cho giáo viên các cấp, ưu tiên giáo viên mầm non, tiểu học, trung học phổ thông đang làm việc ở vùng miền núi, hải đảo.

- Hỗ trợ đầu tư, xây dựng và cung cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất cho các cơ sở giáo dục và đào tạo, dạy nghề trên địa bàn tỉnh, ưu tiên cho các trường mầm non, mẫu giáo, tiểu học và trung học phổ thông ở khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo (bếp ăn bán trú).

- Đầu tư xây dựng hệ thống nhà công vụ cho giáo viên, nhà nội trú cho học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số.

- Hỗ trợ nguồn giáo viên người nước ngoài phối hợp tham gia giảng dạy ngoại ngữ cho học sinh, cán bộ, công chức và viên chức trong tỉnh.

- Triển khai các chương trình đào tạo nghề, tìm kiếm việc làm cho lực lượng lao động phổ thông ở nông thôn, người khuyết tật, phụ nữ, người có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội.

- Tổ chức các chương trình đào tạo nghề, đào tạo kỹ năng làm việc, giao tiếp và ứng dụng thực tiễn cho sinh viên, nhân viên trong lĩnh vực dịch vụ, du lịch.

e) Ngăn ngừa, phòng chống tệ nạn xã hội và xóa đói giảm nghèo

- Triển khai các chương trình giáo dục và hoạt động giúp đỡ trẻ em mồ côi, khuyết tật, trẻ lang thang, trẻ em thuộc hộ nghèo hoặc có hoàn cảnh gia đình khó khăn.

- Hỗ trợ nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam.

- Xóa nhà tạm cho người nghèo, đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các vùng dễ bị ảnh hưởng của thiên tai.

- Phòng, chống buôn bán phụ nữ, trẻ em và hỗ trợ hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân bị buôn bán trở về địa phương.

- Tuyên truyền, phòng ngừa và giảm thiểu tai nạn giao thông.

- Hỗ trợ nâng cao năng lực cho người khuyết tật giúp hòa nhập vào xã hội.

- Khắc phục hậu quả chiến tranh (xử vật liệu chưa nổ, chất độc hóa học tồn lưu sau chiến tranh).

- Xây dựng và duy trì các trung tâm trợ giúp xã hội trên địa bàn tỉnh nhằm chăm sóc, nuôi dưỡng những người già cô đơn, người tâm thần không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, tập trung những người lang thang, ăn xin, những người gặp hoàn cảnh khó khăn đột xuất cần nơi nương tựa, ....

- Hỗ trợ thực hiện chương trình “Máy tính cho cuộc sống” như máy tính, các thiết bị phụ trợ, cung cấp kết nối internet, đào tạo kiến thức sử dụng máy tính và internet cho người dân tại các địa bàn còn khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất, trình độ dân trí chưa cao, góp phần thực hiện thu hẹp khoảng cách số và xóa đói giảm nghèo tại tỉnh Khánh Hòa.

g) Ứng phó, phòng chống biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường

- Hỗ trợ nghiên cứu, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu lên sinh kế của người dân trong tỉnh.

- Xây dựng các công trình thủy lợi, hạ tầng cơ sở, hệ thống cảnh báo, ... nhằm bảo vệ người và tài sản nhân dân khi xảy ra thiên tai, địch họa.

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, ngăn ngừa và phòng chống dịch bệnh ảnh hưởng đến môi trường.

- Nghiên cứu tạo sinh kế và chuyển đổi nghề nghiệp cho ngư dân để hạn chế các biện pháp đánh bắt hủy diệt hệ sinh thái như giã cào, sử dụng thuốc nổ,....

- Tổ chức các hoạt động diễn tập, cứu trợ, ứng phó và xử lý thiên tai (cung cấp thuốc men, lương thực, cấp cứu, ...).

- Triển khai các chương trình bảo vệ và cải thiện môi trường sống, môi trường thiên nhiên (trồng rừng, bảo vệ rừng, đặc biệt là rừng ngập mặn; bảo tồn động vật hoang dã, bảo tồn sinh vật biển, …).

- Hỗ trợ đầu tư công nghệ sản xuất và khuyến khích sử dụng bao bì tự hủy, chất phụ gia tự hủy,... nhằm giảm thiểu lượng chất thải ra môi trường sống.

h) Văn hóa, thể thao, du lịch

- Tuyên truyền, bảo vệ, bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa truyền thống, phi vật thể và các di sản văn hóa, di tích lịch sử.

- Đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, công trình thể thao phục vụ cộng đồng.

- Hỗ trợ xây dựng, triển khai xúc tiến, quảng bá du lịch Khánh Hòa.

2.3. Định hướng theo địa bàn

a) Khu vực đô thị

- Đào tạo, dạy nghề gắn với việc làm.

- Phát triển ngành, nghề thủ công và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Chăm sóc sức khỏe, chú trọng các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ các cơ sở y tế nâng cao khả năng, chất lượng khám chữa bệnh.

- Phòng chống HIV/AIDS, tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm.

- Trợ giúp các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn (trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa, người khuyết tật..).

b) Khu vực nông thôn

- Đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông, công trình thủy lợi, hệ thống thông tin liên lạc, trường học, trạm xã, ... trong đó ưu tiên xây dựng cầu sắt, cầu bê tông thay thế các loại cầu treo, cầu làm bằng gỗ, ... không an toàn trên địa bàn khó khăn nhất là 2 huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh.

- Tổ chức đào tạo, dạy nghề, tạo cơ hội về việc làm cho lao động nông thôn.

- Hỗ trợ vốn, chuyển giao kỹ thuật, tạo đầu ra cho sản phẩm, giúp nông dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình, tập quán trồng trọt, nuôi trồng, sản xuất, chế biến, kinh doanh cho phù hợp với tính chất và điều kiện đặc thù của địa phương.

- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tập trung cho đội ngũ cán bộ quản lý chính quyền cơ sở, đội ngũ y tá, bác sỹ, giáo viên, ...

- Hỗ trợ đầu tư, xây dựng và cung cấp trang thiết bị, cấp nước sạch, xử lý rác y tế, ... cho các bệnh viện, trung tâm y tế huyện, các trạm y tế xã, ...

- Tuyên truyền, nâng cao hiệu quả công tác dân số như kế hoạch hóa gia đình, kiểm soát tỉ lệ sinh, chăm sóc sức khỏe sinh sản,...

- Xây dựng, kiên cố hóa hệ thống trường học, ưu tiên tập trung cho mầm non, mẫu giáo, tiểu học và trung học phổ thông.

- Đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị cho trường học, xây dựng nhà vệ sinh, cung cấp nước sạch, bếp ăn bán trú trường học, ưu tiên trường mẫu giáo, tiểu học, trường dân tộc nội trú.

III. GIẢI PHÁP

1. Thể chế hóa các chủ trương, chính sách

Rà soát, bổ sung, điều chỉnh các quy định, thủ tục hành chính liên quan đến công tác viện trợ PCPNN nhằm mục đích:

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức PCPNN hoạt động, triển khai các hoạt động viện trợ tại địa phương.

- Khuyến khích và tạo sự chủ động cho các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc triển khai công tác xúc tiến, vận động, tiếp nhận và quản lý viện trợ PCPNN. Đồng thời tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức PCPNN.

- Nâng cao hiệu quả quản lý, tăng cường sự tham gia của các cấp chính quyền, người dân và các tổ chức đoàn thể trong triển khai thực hiện chương trình, dự án viện trợ.

2. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền

Xây dựng danh mục các chương trình, dự án khả thi, theo yêu cầu của các cơ quan, đơn vị, địa phương và phù hợp với định hướng của tỉnh làm định hướng triển khai công tác tuyên truyền, xúc tiến bằng nhiều hình thức:

- Chủ động làm việc, tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan Trung ương: Bộ Ngoại giao, Ủy ban Công tác về các tổ chức PCPNN, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Ban Điều phối viện trợ nhân dân,... trong công tác vận động, xúc tiến tìm kiếm các nhà tổ chức PCPNN có tiềm năng. Cũng như kịp thời phát hiện, phòng ngừa các ảnh hưởng tiêu cực của các hoạt động của các tổ chức PCPNN.

- Thường xuyên cập nhật thông tin trên website các sở, ngành liên quan về công tác viện trợ PCPNN, các quy định, thủ tục hành chính, các chủ trương chính sách của tỉnh, các dự án, chương trình kêu gọi viện trợ, các thông tin cần thiết khác để xây dựng một hệ thống thông tin nhanh chóng, chính xác, tin cậy giữa cơ quan đầu mối với các địa phương, đơn vị và các tổ chức PCPNN.

- Tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo giới thiệu nhu cầu vận động viện trợ. Gặp mặt nhà tài trợ nhằm thông tin các nhu cầu của địa phương với các tổ chức PCPNN, hướng viện trợ vào các lĩnh vực và địa bàn ưu tiên, kịp thời giải quyết các khó khăn vướng mắc cho nhà tài trợ.

- Lồng ghép công tác xúc tiến, vận động viện trợ PCPNN trong các chuyến công tác của lãnh đạo tỉnh khi đi công tác nước ngoài, khi tiếp làm việc với các đoàn khách quốc tế, doanh nghiệp nước ngoài, ...

- Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về hiệu quả của nguồn viện trợ PCPNN, về các mô hình dự án hiệu quả, các bài học và kinh nghiệm thiết thực cho các tổ chức tài trợ cũng như cho các cơ quan của Việt Nam, nhằm tiếp tục tranh thủ nhiều nguồn viện trợ khác.

- Đẩy mạnh và tranh thủ vận động viện trợ PCPNN thông qua các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam, các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài, các Quỹ thuộc Đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam; công ty, tập đoàn nước ngoài và trong nước đang hoạt động tại Việt Nam; cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; thúc đẩy hợp tác công - tư trong lĩnh vực viện trợ nhân đạo;

3. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, giám sát và đánh giá.

- Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra và đánh giá việc triển khai thực hiện công tác xúc tiến, vận động, tiếp nhận, sử dụng viện trợ PCPNN để kịp thời rút kinh nghiệm, nhân rộng các hoạt động hiệu quả và kết quả của chương trình, dự án trên địa bàn tỉnh hoặc chấn chỉnh các hoạt động chưa phù hợp hoặc chưa đúng quy định.

- Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp quản lý, đặt yêu cầu an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội lên hàng đầu khi triển khai xúc tiến, tiếp nhận viện trợ PCPNN.

4. Nâng cao hiệu quả bộ máy làm công tác viện trợ PCPNN

- Phân công nhiệm vụ cụ thể các cơ quan, đơn vị trong công tác xúc tiến, vận động viện trợ PCPNN.

- Tổ chức bồi dưỡng, đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tâm huyết, có trình độ chuyên môn và ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong công tác viện trợ PCPNN trên địa bàn tỉnh.

5. Củng cố, phát triển quan hệ với các tổ chức PCPNN

- Củng cố, duy trì các mối quan hệ với các tổ chức PCPNN đang có chương trình, dự án hoạt động tại Khánh Hòa tạo quan hệ thân thiết, gắn kết lâu dài.

- Chủ động mở rộng quan hệ với các tổ chức PCPNN có tiềm năng, nhằm vận động, khai thác các khoản viện trợ phù hợp với định hướng, chủ trương của tỉnh.

IV. KẾ HOẠCH

Công tác xúc tiến, vận động viện trợ PCPNN dự kiến triển khai theo từng giai đoạn cụ thể như sau:

1. Năm 2014

- Hoàn chỉnh, ban hành Chương trình xúc tiến vận động viện trợ PCPNN trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2014 - 2017 và phụ lục danh mục dự kiến, các chương trình, dự án cần vận động viện trợ.

- Tổ chức tập huấn triển khai công tác, nghiệp vụ xúc tiến vận động viện trợ PCPNN.

- Cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo về kỹ năng xây dựng, đàm phán và vận động viện trợ do Trung ương tổ chức.

- Triển khai công tác xúc tiến vận động viện trợ PCPNN trong và ngoài Chương trình, dự án xúc tiến vận động viện trợ PCPNN đã được phê duyệt.

- Sơ kết, đánh giá công tác xúc tiến, vận động, tiếp nhận và quản lý viện trợ PCPNN năm 2014.

2. Năm 2015 - 2016

- Tiếp tục rà soát các quy định, thủ tục về công tác xúc tiến vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ PCPNN, công tác quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN trên địa bàn tỉnh, để kịp thời tham mưu, kiến nghị điều chỉnh cho phù hợp.

- Đẩy mạnh triển khai xúc tiến, vận động thu hút các khoản viện trợ PCPNN trong và ngoài Chương trình đã được phê duyệt (tìm kiếm, tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản viện trợ, ...).

- Tổ chức trao đổi, học tập, chia sẻ kinh nghiệm với các cơ quan, đơn vị, địa phương làm tốt công tác vận động viện trợ PCPNN. Tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ phụ trách công tác viện trợ PCPNN từ cấp tỉnh đến huyện, xã.

- Tham gia các chương trình, hoạt động xúc tiến, vận động viện trợ PCPNN do các cơ quan Trung ương tổ chức.

- Tiếp tục triển khai công tác tuyên truyền, giới thiệu, tìm kiếm các khoản viện trợ PCPNN bằng nhiều hình thức:

+ Thông qua sự giới thiệu của các cơ quan Trung ương, các tổ chức, cá nhân trong nước và ở nước ngoài.

+ Thông qua các hoạt động đi công tác nước ngoài, tiếp làm việc của lãnh đạo tỉnh với các tổ chức, cá nhân nước ngoài.

+ Lồng ghép trong các hoạt động đón tiếp, m việc, giới thiệu của các cơ quan, đơn vị trong tỉnh khi đón tiếp, hướng dẫn đại biểu quốc tế đến làm việc, du lịch, tham dự hội nghị, hội thảo ở địa phương.

+ Thông qua việc kết nối, giới thiệu, cung cấp thông tin giữa địa phương với các tổ chức PCPNN.

- Sơ kết, đánh giá công tác xúc tiến, vận động, tiếp nhận và quản lý viện trợ PCPNN hàng năm (năm 2015, năm 2016).

3. Năm 2017

- Tiếp tục triển khai Chương trình xúc tiến vận động viện trợ giai đoạn 2014-2017 của tỉnh Khánh Hòa.

- Tổ tổng kết rút kinh nghiệm và xây dựng kế hoạch, chương trình vận động cho giai đoạn tiếp theo.

V. Kinh phí thực hiện

Kinh phí thực hiện công tác xúc tiến vận động viện trợ của các cơ quan, đơn vị, địa phương được sử dụng trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của cơ quan, đơn vị, địa phương và các nguồn kinh phí huy động, vận động tài trợ hợp pháp theo quy định.

VI. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

1. Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị tỉnh

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan giúp UBND tỉnh tổ chức thực hiện Chương trình, đồng thời chịu trách nhiệm đôn đốc, theo dõi, tổ chức kiểm tra, tổng hợp và đánh giá kết quả thực hiện Chương trình.

- Là đầu mối trong công tác quan hệ và vận động viện trợ PCPNN, phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan tham mưu cho UBND tỉnh tạo điều kiện cho các tổ chức PCPNN triển khai hoạt động viện trợ PCPNN trên địa bàn tỉnh.

- Tổ chức, phối hợp tổ chức các hội nghị, hội thảo về xúc tiến vận động viện trợ PCPNN, các lớp bồi dưỡng kiến thức về quan hệ, vận động viện trợ PCPNN.

- Phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan hỗ trợ, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương xây dựng danh mục các chương trình, dự án vận động tài trợ của các tổ chức PCPNN.

- Kết nối và cung cấp thông tin, chương trình vận động viện trợ, các danh mục dự án kêu gọi viện trợ với các cá nhân, tổ chức nước ngoài, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Là cơ quan đầu mối trong quản lý, tiếp nhận và sử dụng các khoản viện trợ PCPNN.

- Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị và địa phương thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về trình tự, thủ tục tiếp nhận và triển khai dự án, chương trình viện trợ PCPNN.

- Tham mưu UBND tỉnh ban hành các chủ trương, chính sách liên quan đến công tác tiếp nhận viện trợ PCPNN.

- Phối hợp với Sở Tài chính cân đối vốn đối ứng hàng năm nhằm thu hút, tạo điều kiện thuận lợi để các chương trình, dự án viện trợ PCPNN triển khai hoạt động có hiệu quả.

3. Sở Tài chính

- Hàng năm, căn cứ khả năng cân đối ngân sách tham mưu UBND tỉnh phân bổ kinh phí cho các đơn vị để thực hiện các khoản viện trợ PCPNN đã cam kết với bên tài trợ theo Luật Ngân sách.

- Chủ trì công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành, thực hiện các quy định tài chính, kế toán, tài sản công, ... trong quá trình vận động, tiếp nhận và quản lý, sử dụng viện trợ PCPNN.

4. Sở Ngoại vụ

- Là cơ quan đầu mối trong công tác quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN, công tác tham mưu khen thưởng các tổ chức PCPNN.

- Hướng dẫn, theo dõi các cơ quan, đơn vị và địa phương thực hiện các quy định của về tiếp xúc, làm việc với các tổ chức PCPNN.

- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan triển khai công tác cứu trợ khẩn cấp, công tác xúc tiến, vận động viện trợ PCPNN.

5. Công an tỉnh

- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội đối với hoạt động của các tổ chức PCPNN trên địa bàn tỉnh.

- Phối hợp với Sở Ngoại vụ và các cơ quan liên quan hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức PCPNN hoạt động có hiệu quả và đảm bảo đúng quy định của nhà nước.

5. Các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thành phố, thị xã

- Chủ động xây dựng và tổ chức triển khai công tác xúc tiến vận động viện trợ PCPNN của cơ quan, đơn vị, địa phương mình, trong đó cần tính đến yếu tố kết hợp lồng ghép khi triển khai thực hiện nhiệm vụ, chương trình công tác của cơ quan, đơn vị, cũng như trong các chương trình kinh tế - xã hội của địa phương

- Hàng năm, rà soát, tổng hợp các nhu cầu cần vận động viện trợ của đơn vị mình gửi về Liên hiệp các tổ chức hữu nghị để tổng hợp trình UBND tỉnh quyết định các danh mục kêu gọi viện trợ.

- Hàng năm gắn việc kêu gọi đầu tư viện trợ PCPNN với việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương.

Trong quá trình triển khai, thực hiện Quyết định này, nếu có vướng mắc phát sinh, đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời thông tin, kiến nghị về Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Khánh Hòa để tổng hợp, báo cáo cơ quan có thẩm quyền./.

(Đính kèm Danh mục dự án vận động xúc tiến viện trợ PCPNN giai đoạn 2014 - 2014 của tỉnh Khánh Hòa).

 

DANH MỤC

CÁC DỰ ÁN VẬN ĐỘNG VIỆN TRỢ PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI
(Kèm theo Quyết định số 3198/QĐ-UBND ngày 26/11/2014 của UBND tỉnh Khánh Hòa)

I. Các dự án về lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp và phát triển nông thôn

TT

TÊN DỰ ÁN

ĐỊA ĐIỂM

NỘI DUNG

ĐƠN VỊ THỰC HIỆN

KINH PHÍ ĐỀ NGHỊ TÀI TRỢ (USD)

THỜI GIAN DỰ KIẾN THỰC HIỆN

1

Hỗ trợ kinh phí trồng trọt, chăn nuôi

Huyện Khánh Vĩnh

Hỗ trợ kinh phí chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi

UBND huyện Khánh Vĩnh

29.000

Năm 2014 và các năm tiếp theo

2

Xây dựng hệ thống thủy lợi

Huyện Khánh Vĩnh

Xây dựng hệ thống đập nước phục vụ nước tưới cho bà con

UBND xã Khánh Thượng

48.000

Năm 2014 và các năm tiếp theo

3

Xây dựng hệ thống nước sinh hoạt và các công trình thủy lợi

Huyện Khánh Vĩnh

Xây dựng hệ thống nước sinh hoạt và các công trình thủy lợi

UBND huyện Khánh Vĩnh

3.140.000

Năm 2014 và các năm tiếp theo

4

Hỗ trợ cải tạo chăn nuôi, trồng trọt và môi trường nông thôn

Huyện Khánh Vĩnh

Hỗ trợ vốn đầu tư giống cây trồng và vật tư nông nghiệp; hỗ trợ cải tạo chăn nuôi heo, lai tạo đàn bò; xây dựng hầm khí sinh học; khu giết mổ gia súc, gia cầm

UBND huyện Khánh Vĩnh

390.000

Năm 2014 và các năm tiếp theo

5

Cải tạo hệ thống nước sinh hoạt

Xã Sông Cầu

Xây dựng mới hoặc nâng cấp hệ thống nước sinh hoạt

UBND huyện Khánh Vĩnh

190.000

Năm 2014 và các năm tiếp theo

6

Tăng thu nhập cho nông dân

Thị xã Ninh Hòa

Trồng rừng ngập mặn kết hợp mô hình nuôi trồng thủy sản, nâng cao thu nhập cho nông dân

Hội Nông dân tỉnh

50.000

Năm 2015 - 2017

7

Xây dựng hệ thống xử lý nguồn nước sạch

Huyện Khánh Vĩnh

Đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nguồn nước sạch cho bà con nông dân

UBND xã Khánh Thượng

95.000

Năm 2014 và các năm tiếp theo

8

Hệ thống nước sinh hoạt

Huyện Cam Lâm

Xây dựng hệ thống nước sinh hoạt vùng đồng bào dân tộc thiểu số

UBND huyện Cam Lâm

286.000

Năm 2015

9

Thiết lập và quản lý các khu duy trì nguồn giống thủy sản (fisheries refugia) nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nghề cá

Vùng biển thuộc Khánh Hòa

- Nghiên cứu, thiết lập và quản lý các khu duy trì nguồn giống thủy sản

- Thực hiện trên toàn bộ vùng biển thuộc tỉnh Khánh Hòa và lân cận.

- Thực hiện trong vòng 3 năm và có biện pháp tiếp tục duy trì sau dự án.

Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các tổ chức khoa học và công nghệ chuyên nghiệp thực hiện

238.000 (phân bổ trong 3 năm)

2015-2017

10

Bảo tồn và phục hồi các nhóm nguồn lợi thủy sản và sinh vật quý hiếm có giá trị liên quan đến các hệ sinh thái ven bờ phục vụ phát triển du lịch

Vùng biển thuộc Khánh Hòa

- Nghiên cứu, thực hiện các giải pháp bảo tồn và phục hồi các nhóm nguồn lợi thủy sản và sinh vật quý hiếm có giá trị liên quan đến các hệ sinh thái ven bờ.

- Tiến hành bảo tồn và phục hồi các nhóm nguồn lợi thủy sản và sinh vật quý hiếm có giá trị liên quan đến các hệ sinh thái ven bờ thuộc tỉnh Khánh Hòa.

- Thực hiện trong vòng 3 năm và có biện pháp tiếp tục duy trì sau dự án.

Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các tổ chức khoa học và công nghệ chuyên nghiệp thực hiện

238.000 (phân bổ trong 3 năm)

2015-2017

II. Các dự án về lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe

TT

TÊN DỰ ÁN

ĐỊA ĐIỂM

NỘI DUNG

ĐƠN VỊ THỰC HIỆN

KINH PHÍ ĐỀ NGHỊ TÀI TRỢ (USD)

THỜI GIAN DỰ KIẾN THỰC HIỆN

1

Cải tạo, nâng cấp Trạm y tế xã Sông Cầu

Huyện Khánh Vĩnh

Xây dựng hoặc nâng cấp sân, tường rào; trang bị máy móc thiết bị cần thiết cho trạm y tế xã Sông Cầu

UBND xã Sông Cầu

28.500

Năm 2014 và các năm tiếp theo

2

Dự án sức khỏe sinh sản

Huyện Khánh Vĩnh

Hỗ trợ kinh phí khám sức khỏe tiền hôn nhân; mua phương tiện tránh thai, thuốc tiêm, thuốc cấy; thực hiện sàng lọc sơ sinh; điều tra và tư vấn nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Trung tâm Dân số &

KHHGĐ huyện Khánh Vĩnh

21.000

Năm 2014 và các năm tiếp theo

3

Trang bị cơ sở vật chất cho Trạm y tế xã Khánh Thượng

Huyện Khánh Vĩnh

Trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đội ngũ y, bác sĩ và người dân

UBND xã Khánh Thượng

47.500

Năm 2014 và các năm tiếp theo

4

Trang bị dụng cụ y tế

Huyện Khánh Vĩnh

Trang bị dụng cụ y tế Răng - Hàm - Mặt cho Trạm y tế xã Liên Sang, huyện Khánh Vĩnh

UBND xã Liên Sang

600

Năm 2014 và các năm tiếp theo

5

Hỗ trợ phương tiện tránh thai

Huyện Khánh Vĩnh

Mua phương tiện tránh thai (que cấy)

Trung tâm Dân số & KHHGĐ huyện Khánh Vĩnh

19.000

Năm 2014 và các năm tiếp theo

6

Hỗ trợ tuyên truyền công tác dân số - KHHGĐ

Huyện Khánh Vĩnh

Hoạt động truyền thông dân số - kế hoạch hóa gia đình

Trung tâm Dân số & KHHGĐ huyện Khánh Vĩnh

7.500

Năm 2014 và các năm tiếp theo

7

Hỗ trợ Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng

Tp. Cam Ranh

Hỗ trợ Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em dưới 5 tuổi

Phòng Y tế

47.500

Năm 2014 và các năm tiếp theo

8

Xây dựng Trung tâm chăm sóc - phục hồi chức năng trẻ em khuyết tật

Tp. Cam Ranh

Chăm sóc, phục hồi chức năng cho trẻ em khuyết tật trên địa bàn Cam Ranh

UBND thành phố Cam Ranh

113.000

Năm 2015

9

Xây dựng phòng khám nhân đạo và phòng đào tạo sơ cấp cứu

Huyện Cam Lâm

Xây dựng phòng khám nhân đạo và phòng đào tạo sơ cấp cứu cho người nghèo trên địa bàn huyện

UBND huyện Cam Lâm

143.000

Năm 2015

10

Hỗ trợ kinh phí mổ tim, mổ mắt miễn phí

Tp. Nha Trang

Hỗ trợ kinh phí mổ tim, mổ mắt miễn phí cho người nghèo, trẻ em trên địa bàn thành phố

UBND thành phố Nha Trang

47.500

2014-2016

III. Các dự án về lĩnh vực giáo dục - đào tạo và dạy nghề

TT

TÊN DỰ ÁN

ĐỊA ĐIỂM

NỘI DUNG

ĐƠN VỊ THỰC HIỆN

KINH PHÍ ĐỀ NGHỊ TÀI TRỢ (USD)

THỜI GIAN DỰ KIẾN THỰC HIỆN

1

Xây dựng, nâng cấp trường học

Huyện Khánh Vĩnh

Xây dựng thêm phòng học cấp 4; bếp ăn phục vụ bán trú; nhà vệ sinh cho giáo viên.

UBND xã Sông Cầu

85.000

Năm 2014 và các năm tiếp theo

2

Trang bị đồ dùng học tập cần thiết cho các trường học

Huyện Khánh Vĩnh

Trang bị đồ dùng học tập cần thiết cho các trường học, cụ thể: 308 bộ máy vi tính, 33 máy chiếu projector, 14 máy photocopy; xây 6 bếp ăn bán trú và hệ thống âm thanh để sinh hoạt ngoài trời

UBND huyện Khánh Vĩnh

410.000

Năm 2014 và các năm tiếp theo

3

Xây dựng hoặc nâng cấp trường học tại các xã Sông Cầu, Khánh Thượng, Liên Sang

Huyện Khánh Vĩnh

Xây dựng hoặc nâng cấp sân bê-tông, tường rào khuôn viên các trường học; xây nhà bảo vệ; tu sửa một số phòng học và nhà vệ sinh cho học sinh đã bị xuống cấp

UBND huyện Khánh Vĩnh

152.000

Năm 2014 và các năm tiếp theo

4

Hỗ trợ trẻ mồ côi

Huyện Khánh Sơn

Xây dựng phòng học và trang thiết bị dạy nghề cho trẻ em mồ côi

UBND huyện Khánh Sơn

165.000

Năm 2015

5

Xây dựng Trung tâm dạy nghề cho lao động nông thôn

Huyện Vạn Ninh

Xây dựng 3 phòng học nghề cho khoảng 100 học viên

UBND xã Vạn Phú

40.000

Năm 2015

6

Xây dựng Trung tâm giáo dục cộng đồng

Huyện Cam Lâm

Xây dựng Trung tâm giáo dục cộng đồng cho người dân trên địa bàn huyện

Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện

71.000

Năm 2015

7

Nâng cấp tường rào trường Tiểu học

Huyện Khánh Vĩnh

Xây 300m tường rào cho Trường Tiểu học xã Khánh Thượng

UBND xã Khánh Thượng

2.500

Năm 2015

IV. Các dự án về lĩnh vực giải quyết các vấn đề xã hội

TT

TÊN DỰ ÁN

ĐỊA ĐIỂM

NỘI DUNG

ĐƠN VỊ THỰC HIỆN

KINH PHÍ ĐỀ NGHỊ TÀI TRỢ (USD)

THỜI GIAN DỰ KIẾN THỰC HIỆN

1

Hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người nghèo và trang bị cho đối tượng tàn tật

Huyện Khánh Vĩnh

Xây dựng nhà ở cho hộ nghèo; xe lăn và xe lắc cho đối tượng tàn tật

UBND huyện Khánh Vĩnh

107.000

Năm 2014 và các năm tiếp theo

2

Xây dựng nhà tạm lánh cho đối tượng bị bạo hành

Huyện Vạn Ninh

Xây dựng nhà tạm lánh cho phụ nữ và trẻ em bị bạo hành, lạm dụng thân thể trên địa bàn huyện

UBND huyện Vạn Ninh

16.500

Năm 2015

3

Hỗ trợ sinh kế và phát triển bền vững

Huyện Cam Lâm

Hỗ trợ sinh kế và phát triển bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Cam Lâm

UBND huyện Cam Lâm

141.500

Năm 2015

4

Hỗ trợ cải tạo hệ thống cung cấp nước sạch sinh hoạt

Tp. Nha Trang

Hỗ trợ cải tạo hệ thống cung cấp nước sạch sinh hoạt tại tổ dân phố Bích Đầm, Trí Nguyên.

UBND thành phố Nha Trang

28.500

Năm 2015

5

Xây dựng nhà tạm lánh cho nạn nhân bạo lực gia đình

Huyện Khánh Vĩnh

Xây dựng nhà tạm lánh cho nạn nhân bạo lực gia đình trên địa bàn huyện

UBND huyện Khánh Vĩnh

66.000

Năm 2015

6

Xây dựng Trung tâm chăm sóc, bảo vệ bà mẹ, trẻ em nghèo

Tp. Cam Ranh

Xây dựng Trung tâm chăm sóc, bảo vệ bà mẹ, trẻ em nghèo trên địa bàn thành phố

UBND thành phố Cam Ranh

236.000

Năm 2015

7

Xây dựng Trung tâm nuôi dưỡng các đối tượng yếu thế

Huyện Cam Lâm

Xây dựng Trung tâm nuôi dưỡng trẻ em tàn tật, người già không nơi nương tựa, nạn nhân chất độc da cam trên địa bàn huyện

UBND huyện Cam Lâm

95.000

Năm 2015

8

Xây dựng Trung tâm bảo trợ người yếu thế

Tp. Nha Trang

Xây dựng Trung tâm bảo trợ người khuyết tật, người già không nơi nương tựa trên địa bàn thành phố

UBND thành phố Nha Trang

380.000

2014-2016

9

Xây dựng Trung tâm bán trú, phục hồi chức năng cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Khánh Hòa.

Tp. Nha Trang

- Tư vấn, hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, khám bệnh miễn phí, học tập văn hóa, rèn luyện, vui chơi giải trí để phục hồi chức năng cho nạn nhân chất độc da cam;

- Chăm sóc nuôi dưỡng thường xuyên các trẻ là nạn nhân tàn tật không có người nương tựa và các cháu bất hạnh bị bỏ rơi;

- Giải quyết cho các trẻ em tàn tật là nạn nhân chất độc da cam đã phục hồi tốt và những trẻ mồ côi có người thân đỡ đầu về hòa nhập cộng đồng, hoặc tìm mái ấm gia đình cho trẻ trong và ngoài nước theo đúng luật pháp

Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Khánh Hòa

162.000

Năm 2015

10

Hỗ trợ học sinh nghèo hiếu học, đối tượng khuyết tật

Tp. Nha Trang

Hỗ trợ học sinh nghèo hiếu học, đối tượng khuyết tật trên địa bàn thành phố

UBND thành phố Nha Trang

28.500

2014-2016

11

Hỗ trợ xây dựng nhà ở cho đối tượng nghèo đặc biệt khó khăn

Huyện Khánh Sơn

80 căn nhà
5m x 8m = 40m2
(50.000.000đ/căn)

Ủy ban Mặt trận TQVN huyện Khánh Sơn

200.000

2015-2016

12

Xây dựng nhà cho người nghèo

Huyện Khánh Sơn

Xây 250 căn nhà

Các xã, thị trấn trên địa bàn huyện

595.000

Năm 2015

13

Tôn tạo khu di tích mộ Bác sĩ Yersin

Huyện Diên Khánh

Làm con đường vào khu mộ Bác sĩ Yersin

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Khánh Hòa

283.300

Năm 2015

V. Các dự án về lĩnh vực bảo vệ môi trường, giảm nhẹ thiên tai và cứu trợ khẩn cấp

TT

TÊN DỰ ÁN

ĐỊA ĐIỂM

NỘI DUNG

ĐƠN VỊ THỰC HIỆN

KINH PHÍ ĐỀ NGHỊ TÀI TRỢ (USD)

THỜI GIAN DỰ KIẾN THỰC HIỆN

1

Trang bị xe chở rác thải

Xã Liên Sang

Mua 01 xe chở rác thải

UBND xã Liên Sang

13.000

Năm 2014 và các năm tiếp theo

2

Trang bị xe cứu nạn, cứu hộ

Huyện Khánh Vĩnh

Trang bị 01 xe chở lực lượng cứu nạn, cứu hộ thiên tai, lụt bão, hỏa hoạn

Cơ quan quân sự huyện Khánh Vĩnh

45.000

Năm 2014 và các năm tiếp theo

3

Xây dựng bãi chôn rác thải

Thị xã Ninh Hòa

Xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh tại bãi rác Hòn Rọ (Ninh Ích, Ninh An) và bãi rác Hòn Khô (Ninh Siêm)

UBND thị xã Ninh Hòa

1.888.500

Năm 2015

4

Dự án thu gom và phân loại rác thải.

Huyện Khánh Vĩnh

Hỗ trợ 794 thùng phân loại rác - Mô hình thu gom và phân loại rác thải

UBND xã Khánh Hiệp, thị trấn Khánh Vĩnh

56.500

Năm 2014 và các năm tiếp theo

5

Xây dựng bờ kè

Huyện Khánh Vĩnh

Xây dựng các bờ kè chống sạt Iở, giảm nhẹ thiên tai

UBND huyện Khánh Vĩnh

3.700.000

Năm 2014 và các năm tiếp theo

6

Giám sát rừng ngập mặn, thảm cỏ biển và rạn san hô thuộc tỉnh Khánh Hòa

Dọc bờ biển tỉnh Khánh Hòa

- Nghiên cứu, xây dựng hệ thống giám sát;

- Thực hiện giám sát diễn biến rừng ngập mặn, thảm cỏ biển và rạn san hô ở quy mô trên toàn bộ vùng bờ biển thuộc tỉnh Khánh Hòa.

- Kéo dài trong vòng 10 năm.

Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các tổ chức khoa học và công nghệ chuyên nghiệp thực hiện

715.000 (phân bổ trong 10 năm)

2015 - 2025

7

Khôi phục và bảo tồn đa dạng sinh học dưới biển

Tp. Nha Trang

Khôi phục và bảo tồn đa dạng sinh học dưới biển

UBND thành phố Nha Trang

38.000

2014 - 2016

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 3198/QĐ-UBND ngày 26/11/2014 về Chương trình xúc tiến vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài giai đoạn 2014 - 2017 của tỉnh Khánh Hòa

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.582

DMCA.com Protection Status
IP: 3.141.31.209
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!