Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 3263/QĐ-BNN/KHCN Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Phạm Hồng Giang
Ngày ban hành: 22/11/2005 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3263/QĐ-BNN/KHCN

Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2005

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ TẠI BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2010

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

- Căn cứ Nghị định số 86/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Căn cứ Quyết định số 2242/QĐ-BNN ngày 17 tháng 6 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Chiến lược phát triển ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý nhà nước của Bộ giai đoạn 2001-2010;

- Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển chính phủ điện tử tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến năm 2010

Chi tiết như sau:

1. Mục tiêu của Kế hoạch tổng thể:

a) Nâng cao năng lực điều hành, quản lý của Bộ trưởng trong toàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Bảo đảm hệ thống chỉ đạo, điều hành, trao đổi thông tin thông suốt, kịp thời từ Bộ đến các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong cả nước;

- Bảo đảm trên 50% các văn bản của Bộ và các đơn vị trực thuộc Bộ được lưu chuyển trên mạng, giảm bớt giấy tờ; 100% cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Bộ và các đơn vị trực thuộc Bộ (đối với các cơ quan thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì tỷ lệ là 50%) có điều kiện sử dụng thư điện tử và khai thác thông tin trong công việc.

b) Phục vụ tốt hơn các tổ chức, công dân

- Tất cả các cơ quan, đơn vị trong ngành đều có trang web với đầy đủ thông tin theo quy định để phục vụ các tổ chức, công dân có khả năng tìm kiếm thông tin liên quan một cách nhanh chóng, dễ dàng;

- Một số dịch vụ khai báo, đăng ký, cấp phép được thực hiện trực tuyến qua hệ thống thông tin của các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Cục chuyên ngành;

- Chính phủ điện tử tại cơ quan Bộ, các Cục được thực hiện và phát triển đạt mức trung bình khá trong hệ thống hành chính nhà nước.

c) Xây dựng hạ tầng cơ sở kỹ thuật công nghệ thông tin phục vụ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Tăng cường trang bị máy tính cho cán bộ, công chức, viên chức trong ngành; sử dụng các phương tiện truyền thông tốc độ cao, đa dịch vụ, liên kết các hệ thống thông tin nội bộ của các cơ quan, đơn vị thuộc ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong cả nước với công nghệ hiện đại, bảo đảm an toàn và bảo mật;

- Xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu thuộc Bộ bao gồm các cơ sở dữ liệu quản lý các tài nguyên, nguồn lực chủ yếu của ngành, các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, quy trình, tiêu chuẩn chất lượng … của ngành phục vụ mọi tổ chức, cá nhân có nhu cầu; các đơn vị trực thuộc Bộ, các Sở NN&PTNT, các Chi cục Kiểm lâm xây dựng các cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý, điều hành của đơn vị và nối mạng với Trung tâm tích hợp dữ liệu của Bộ;

- Hoàn thiện môi trường pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện chính phủ điện tử trong ngành; ban hành kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin hàng năm của Bộ và các đơn vị phục vụ công tác quản lý nhà nước, chỉ đạo, điều hành và từng bước thực hiện điều hành điện tử, chính phủ điện tử;

- Thiết lập và thống nhất các tiêu chuẩn về công nghệ thông tin trong ngành bảo đảm thiết kế, xây dựng, trao đổi, khai thác thông tin thống nhất và thông suốt.

2. Nội dung đầu tư:

a) Hoàn thiện hệ thống thông tin chỉ đạo, điều hành và quản lý của Bộ trưởng; hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc thực hiện chính phủ điện tử tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

b) Tăng cường xây dựng trung tâm tích hợp dữ liệu của Bộ để phục vụ các yêu cầu quản lý nhà nước, chỉ đạo điều hành và cung cấp thông tin cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu.

c) Nâng cấp Trang thông tin điện tử của Bộ thành Cổng giao dịch điện tử của Bộ, nhằm phục vụ các đối tượng khách hàng là các cơ quan nhà nước, tổ chức, công dân trong nước và nước ngoài có nhu cầu.

d) Tăng cường đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho việc thực hiện chính phủ điện tử tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đào tạo các chuyên gia công nghệ thông tin và công chức, viên chức sử dụng thành thạo và hiệu quả các ứng dụng công nghệ thông tin.

đ) Thí điểm sàn giao dịch điện tử để chuẩn bị phát triển hoạt động thương mại điện tử trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Phạm vi đầu tư: Các đơn vị thuộc khối cơ quan Bộ

4. Thời gian thực hiện:   từ năm 2006 đến năm 2010

5. Danh sách các dự án thành phần:

TT

Tên Dự án

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Kinh phí nào

Ghi chú

1

Dự án hoàn thiện hệ thống thông tin chỉ đạo, điều hành và quản lý của Bộ trưởng

Văn phòng Bộ

TTTH, các đơn vị thuộc Bộ

XDCB

 

2

Dự án Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn (giai đoạn I)

TTTH

Các Cục, Viện, Trường…

XDCB

2005-2008 đã được phê duyệt và đang triển khai

3

Dự án Tăng cường thông tin thị trường nông sản và thông tin nông thôn

TTTH

Vụ KH

SN

2005-2007 đã được phê duyệt

4

Dự án Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn (giai đoạn II)

TTTH

Các Cục, Viện, Trường…

XDCB

2008-2010

5

Dự án cơ sở dữ liệu tri thức nông nghiệp và nông thôn

Vụ KHCN

TTTH, các vụ, Cục

XDCB

2006-2008

6

Dự án cơ sở dữ liệu thống kê nông nghiệp và phát triển nông thôn

TTTH

Vụ KH

XDCB

 

7

Dự án cơ sở dữ liệu tài nguyên nông nghiệp trên nền thông tin địa lý

TTTH

Các đơn vị thuộc Bộ

XDCB

2007-2009

8

Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý trồng trọt, bảo vệ thực vật

Cục NN

Cục BVTV

XDCB

 

9

Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý làng nghề và công nghiệp chế biến nông lâm sản

Cục CBNLS

TTTH, Vụ KH

XDCB

2008-2010

10

Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý công tác chăn nuôi và thú y

Cục NN

Cục Thú y

XDCB

 

11

Dự án cơ sở dữ liệu quản lý khai thác rừng, trồng rừng, điều chế rừng

Cục LN

TTTH, Vụ KH, Cục KL

XDCB

 

12

Dự án quản lý diễn biến tài nguyên rừng, cháy rừng trong toàn quốc

Cục KL

Cục LN

XDCB

 

13

Dự án quản lý các hệ thống thuỷ lợi chính trong toàn quốc

Cục TL

TTTH, Vụ KH, Cục QLĐĐ

XDCB

2006-2008

14

Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý xây dựng công trình thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Cục QLXDCT

Vụ KH

XDCB

 

15

Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu điều tra cơ bản toàn ngành

Vụ Kế hoạch

Các Viện KHTL, ĐTQHR, QHTKNN. QHTL

XDCB

 

16

Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý tài chính các đơn vị trực thuộc Bộ

Vụ Tài chính

TTTH, Vụ KH

XDCB

 

17

Dự án nâng cấp cổng giao tiếp điện tử của Bộ NN&PTNT

Văn phòng Bộ

TTTH, các đơn vị

XDCB

 

18

Dự án bảo mật thông tin (áp dụng khoá công khai, chứng thực điện tử, chữ ký số…) trong giao dịch điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Văn phòng Bộ

Các đơn vị thuộc Bộ

XDCB

 

19

Dự án xây dựng chương trình đào tạo công nghệ thông tin cho công chức, viên chức các cấp

Vụ TCCB

TTTH, ĐHTL, CBQL 1&2

SN

2006-2007

20

Dự án tăng cường đào tạo CIO, lập trình viên chuyên ngành NN&PTNT

Vụ TCCB

TTTH, Vụ KHCN

SN

SN đào tạo

21

Dự án phát triển phần mềm chuyên ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Vụ KHCN

TTTH, các đơn vị

SN

SN khoa học

22

Chi phí vận hành hệ thống công nghệ thông tin của Bộ (bảodưỡng TB, cước truyềnthông, mua tin…)

TTTH và VPB

 

SN

 

23

Dự án tin học hoá việc cung cấp dịch vụ công của Bộ và các Cục

TTTH

Các Cục

XDCB

 

24

Dự án xây dựng sàn giao dịch nông lâm sản trên mạng

TTTH

Vụ KH

XDCB

 

 

 

 

 

 

 

 

Điều 2.- Tổ chức thực hiện Đề án:

1. Ban chỉ đạo Công nghệ thông tin Bộ có nhiệm vụ chỉ đạo, điều hành việc thực hiện Kế hoạch tổng thể đã được phê duyệt.

2. Các đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì các dự án căn cứ Kế hoạch tổng thể đã được phê duyệt, phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu và xây dựng Dự án đầu tư trình Bộ trưởng phê duyệt và tổ chức thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Điều 3.- Chánh Văn phòng Bộ, Ban chỉ đạo công nghệ thông tin Bộ, Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban chỉ đạo CNTT;
- Vụ Kế hoạch;
- Vụ Tài chính;
- Vụ KHCN;
- Lưu
VT.

KT BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Phạm Hồng Giang


 

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

BAN CHỈ ĐẠO CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

KẾ HOẠCH TỔNG THỂ

PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ

TẠI BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

ĐẾN NĂM 2010

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hà Nội, tháng 11 năm 2005

 

 

 

MỤC LỤC:

Mở đầu

Chương I: Hiện trạng thực hiện chính phủ điện tử ở Bộ NN&PTNT

1. Nhận thức về việc triển khai thực hiện chính phủ điện tử tại Bộ NN&PTNT

2. Chiến lược chính phủ điện tử tại Bộ NN&PTNT thời kỳ 2001-2010

3. Thực hiện các đề án, dự án và xây dựng trung tâm tích hợp dữ liệu

- Đề án Tin học hoá công tác quản lý hành chính nhà nước của Bộ NN&PTNT

- Dự án Tăng cường cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý nhà nước của Bộ NN&PTNT

- Dự án Xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu của Bộ NN&PTNT

- Dự án Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn

- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin năm 2005 phục vụ công tác quản lý nhà nước của Bộ NN&PTNT

1. Hạ tầng cơ sở kỹ thuật công nghệ thông tin

2. Môi trường pháp lý

3. Bảo mật và an toàn thông tin

Chương II. Quan điểm, mục tiêu triển khai thực hiện chính phủ điện tử đến năm 2010

1. Quan điểm

2. Mục tiêu

- Mục tiêu lâu dài

- Mục tiêu đến năm 2010

Chương III. Giải pháp và kế hoạch thực hiện

1. Các giải pháp:

a) Tăng cường đào tạo và tuyên truyền nâng cao nhận thức

b) Kiện toàn tổ chức và quản lý điều hành

c) Huy động nguồn vốn

d) Bổ sung khung pháp lý

2. Tiêu chuẩn lựa chọn các dự án trọng điểm

a) Kết hợp chặt chẽ với quá trình cải cách hành chính, đổi mới công nghệ hành chính

b) Hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn

c) Có tính khả thi

2. Kế hoạch thực hiện (23 dự án)

3. Định hướng phát triển sau năm 2010

Chương IV. Tổ chức thực hiện

1. Ban chỉ đạo công nghệ thông tin Bộ NN&PTNT

2. Trung tâm Tin học

3. Vụ Kế hoạch và Vụ Tài chính

4. Các đơn vị trực thuộc Bộ

 

PHẦN MỞ ĐẦU:

Từ những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX, do sự phát triển nhanh chóng của kinh tế và khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá kinh tế và xu hướng thực hiện kinh doanh điện tử, thương mại điện tử, chính phủ điện tử trong nhiều quốc gia có nền kinh tế phát triển và đang phát triển. Năm 2000, Chính phủ Việt Nam đã ký kết tham gia Hiệp định e-ASEAN nhằm xây dựng một ASEAN thống nhất trong các lĩnh vực thương mại điện tử, thực hiện chính phủ điện tử và nhiều lĩnh vực liên quan khác.

“Chính phủ điện tử là Chính phủ hoạt động hiệu quả hơn, phục vụ nhân dân tốt hơn trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông”. Chính phủ điện tử là Chính phủ ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông để đổi mới tổ chức, đổi mới các quy trtình hoạt động, tăng cường năng lực của chính phủ, làm cho Chính phủ hoạt động có hiệu lực, hiệu quả hơn, minh bạch hơn, phục vụ nhân dân tốt hơn và phát huy dân chủ mạnh mẽ hơn.

Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành Chỉ thị số 58 CT/TW ngày 17 tháng 10 năm 2000 về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chính phủ cũng thông qua và tổ chức thực hiện Chương trình cải cách hành chính nhà nước, Kế hoạch tổng thể phát triển ứng dụng công nghệ thông tin, Đề án Tin học hoá công tác quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2005 và đang xây dựng Kế hoạch tổng thể phát triển Chính phủ điện tử Việt Nam đến năm 2010, xây dựng các văn bản pháp luật phục vụ phát triển công nghệ thông tin, viễn thông và giao dịch điện tử… Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số /QĐ-TTg ngày tháng 10 năm 2005 phê duyệt Chiến lược phát triển công nghệ thông tin giai đoạn 2006-2010, trong đó nhấn mạnh quyết tâm triển khai thực hiện chính phủ điện tử ở Việt Nam.

Quá trình xây dựng chính phủ điện tử là một quá trình lâu dài. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phê duyệt Chiến lược phát triển ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý nhà nước của Bộ giai đoạn 2001-2010 (Quyết định số 2242/QĐ-BNN/KH ngày 17/06/2002) với định hướng thực hiện chính phủ điện tử trong công tác quản lý, điều hành của Bộ - sau đây gọi là “Chiến lược Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điện tử”. Chiến lược đã triển khai thực hiện từ năm 2002 đến nay và đạt được một số thành tựu tuy còn khiêm tốn nhưng hứa hẹn một tương lai phát triển tốt. Để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội chung của đất nước, chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn giai đoạn 2006-2010, phù hợp với Kế hoạch tổng thể phát triển chính phủ điện tử ở Việt Nam đến năm 2010; bản Kế hoạch phát triển chính phủ điện tử tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn 2006-2010 là một đóng góp thiết thực cho quá trình từng bước thực hiện Chính phủ điện tử ở Việt Nam, thực hiện Chỉ thị số 58/CT-TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Theo đánh giá của Hội Tin học Việt Nam năm 2003, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được xếp thứ 10 trong số các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ về “Chỉ số sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin - truyền thông của Việt Nam (ICT index)”

Chương I:

HIỆN TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở BỘ NN&PTNT

1. Nhận thức về việc triển khai thực hiện chính phủ điện tử tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Từ năm 1996, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đầu tư thực hiện Dự án Tin học hoá công tác quản lý hành chính nhà nước tại Bộ. Dự án được triển khai trong thời gian 1996-1999 với tổng kinh phí đầu tư là 2,3 tỷ đồng. Kết quả đã xây dựng bước đầu mạng thông tin diện rộng của Bộ (LAN, WAN), triển khai một số ứng dụng trong tin học hoá quản lý hành chính, đào tạo cán bộ, công chức về ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường trang bị một bước về máy tính cho các đơn vị thuộc khối cơ quan Bộ.

Cũng trong thời gian này, Bộ đã đầu tư một số dự án nhằm tăng cường năng lực công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý hành chính của một số đơn vị trực thuộc Bộ như Cục bảo vệ thực vật, Viện Điều tra quy hoạch rừng. Một số dự án đầu tư khác cũng kết hợp đầu tư trang bị về công nghệ thông tin, ứng dụng các phần mềm quản lý công việc.

Triển khai thực hiện Đề án Tin học hoá quản lý hành chính nhà nước của Chính phủ (Đề án 112), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phê duyệt Đề án Tin học hoá công tác quản lý hành chính nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn 2001-2005 (Quyết định số 1499/QĐ-BNN/VP ngày 23 tháng 4 năm 2002), phê duyệt Chiến lược phát triển ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý nhà nước của Bộ giai đoạn 2001-2010 (Quyết định số 2242/QĐ-BNN/KH ngày 17/06/2002); đầu tư Dự án Tăng cường cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Quyết định số 5124/QĐ-BNN/XDCB ngày 26/10/2001), Dự án Xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Quyết định số 6053/QĐ-BNN/XDCB ngày 30/12/2002), Dự án Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn I (Quyết định số 1136/QĐ-KHCN ngày 17/4/2003).

Dự án hỗ trợ cải cách hành chính tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do UNDP và Chính phủ Hà Lan tài trợ, trong cả pha 1 (1996-2001) và pha 2 (2002-2006) đã bố trí một trong ba hợp phần của Dự án để đầu tư phát triển ứng dụng công nghệ thông tin nhằm phục vụ trực tiếp cho sự nghiệp cải cách hành chính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Dự án đã xây dựng kế hoạch hành động cải cách hành chính của Bộ giai đoạn 2004-2006 trong đó có nhiều hoạt động phát triển ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường trao đổi thông tin hai chiều giữa Bộ với các địa phương, cơ sở.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong năm 2005 phục vụ công tác quản lý nhà nước của Bộ và bản Quy chế trao đổi thông tin qua hộp thư điện tử của Bộ phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành và trao đổi thông tin của Lãnh đạo các cấp và công chức, viên chức trong Bộ.

Cho đến nay, việc phát triển ứng dụng công nghệ thông tin của cơ quan Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phát triển nhanh về số lượng và nâng cao chất lượng. Nhiều cơ quan, đơn vị trong Bộ đã bảo đảm trang bị máy tính cho tất cả các công chức, viên chức - kể cả các nhân viên hợp đồng. Mạng LAN trong cơ quan đã được nâng cấp bằng hệ thống cáp quang. Đã xây dựng và khai thác tốt 3 phòng họp truyền hình (tại số 2 Ngọc Hà – Hà Nội, tại 135 Pasteure – TPHCM và tại 23 hàng Tre – Hà Nội), đã xây dựng Trung tâm công nghệ phần mềm thuỷ lợi thuộc Viện Khoa học Thuỷ lợi, Khoa Công nghệ thông tin tại Đại học Thuỷ lợi. Việc ứng dụng công nghệ thông tin ở nhiều cơ quan, đơn vị được phát triển; bước đầu xây dựng một số cơ sở dữ liệu quản lý hồ sơ cán bộ (Vụ Tổ chức cán bộ), quản lý các văn bản đi và đến bằng phần mềm viết trên nền Lotus-Note (Văn phòng Bộ), quản lý khoa học công nghệ (Vụ Khoa học Công nghệ), quản lý văn bản quy phạm pháp luật (Vụ Pháp chế); quản lý công tác đầu tư xây dựng (Cục Quản lý xây dựng công trình); quản lý xuất, nhập khẩu nông sản và danh mục thuốc bảo vệ thực vật (Cục Bảo vệ thực vật); quản lý dịch bệnh và thuốc thú y (Cục Thú y); quản lý thư viện và nối mạng thư viện điện tử (Trung tâm Tin học); trình độ tin học văn phòng của công chức, viên chức được thường xuyên nâng cao; trong các cuộc họp mọi báo cáo đều được trình diễn bằng phần mềm power-point, một số đơn vị đã tổng hợp báo cáo qua phần mềm Excel…

Tuy nhiên những ứng dụng công nghệ thông tin nói trên vẫn chưa được coi là có tính hệ thống, mới là những yêu cầu của từng đơn vị, chưa được chia sẻ, khai thác sử dụng chung. Trung tâm tích hợp dữ liệu mới được xây dựng và còn cần đầu tư nhiều hơn nữa để phát triển thành ngân hàng dữ liệu dùng chung cho cả ngành, là một công cụ đắc lực hỗ trợ thực hiện chính phủ điện tử.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mong muốn được Ban chỉ đạo Đề án 112 của Chính phủ nhanh chóng hỗ trợ những phần mềm dùng chung trong công tác quản lý hành chính nhà nước của các cơ quan: Hệ thống thông tin tổng hợp kinh tế - xã hội phục vụ điều hành; Hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc; Trang thông tin điện tử phục vụ điều hành; Hệ thống quản lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo; Hệ thống quản lý ngân sách và công tác tài chính … Bộ cũng mong muốn các cơ quan có thẩm quyền sớm ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về giao dịch điện tử, chữ ký số, chứng thực điện tử, thanh toán điện tử, khoá công khai (PKI), mã hoá văn bản điện tử … và hướng dẫn thực hiện các quy định trên để việc triển khai thực hiện chính phủ điện tử, giao dịch điện tử có hiệu quả cao, an toàn và tiết kiệm.

Một trong những khó khăn để triển khai các dự án công nghệ thông tin và chính phủ điện tử là chưa có các định mức kinh tế kỹ thuật chi tiết cho các công việc này, việc áp dụng hệ thống văn bản quản lý đầu tư xây dựng công trình cho các dự án công nghệ thông tin rất bất cập.

2. Chiến lược chính phủ điện tử tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thời kỳ 2001-2010

a) Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phê duyệt Chiến lược phát triển ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý nhà nước của Bộ giai đoạn 2001-2010 (Quyết định số 2242/QĐ-BNN/KH ngày 17/06/2002) với định hướng thực hiện chính phủ điện tử trong công tác quản lý, điều hành của Bộ.

b) Mục tiêu dài hạn của chiến lược là hướng tới thực hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điện tử - nên thường gọi là Chiến lược Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điện tử (e-MARD).

Mục tiêu cụ thể trong giai đoạn 2001-2010 là:

- Xây dựng các quy trình hành chính, quản lý và trao đổi thông tin thông suốt và sự phối hợp có hiệu quả giữa các bộ phận trong bộ máy hành chính của Bộ, đào tạo công chức hành chính ở mọi cấp;

- Khai thác và sử dụng có hiệu quả hệ thống máy tính và thông tin hỗ trợ cho quá trình chỉ đạo, điều hành của Bộ, xây dựng các chính sách phát triển của ngành;

- Tạo điều kiện cho mọi tổ chức, công dân tiếp cận dễ dàng hệ thống thông tin của Bộ, hưởng các dịch vụ hành chính và dịch vụ công thông qua mạng máy tính và thông tin của Bộ phục vụ rộng rãi mọi đối tượng có nhu cầu.

c) Mô hình mục tiêu cần đạt được đến năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là:

- Mô hình quản trị thông tin mục tiêu bao gồm:

+ Xây dựng cơ quan chủ nhiệm công nghệ thông tin (CIO) có đủ khả năng để lập kế hoạch, cụ thể hoá và triển khai thực hiện chiến lược công nghệ thông tin của bộ; xây dựng các Trung tâm công nghệ thông tin ở các đơn vị và Trung tâm Tin học ở Bộ làm nhiệm vụ dịch vụ công nghệ thông tin cho các đơn vị trong ngành ở cơ quan Bộ và ở các đơn vị;

+ Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin bao gồm đào tạo các chuyên gia công nghệ thông tin có trình độ chuyên môn sâuvà đào tạo cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan thuộc Bộ để khai thác, sử dụng có hiệu quả hệ thống công nghệ thông tin và thông tin của ngành;

+ Rà soát và thiết kế lại các quy trình công tác của bộ để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác của các đơn vị, các quá trình; đồng thời xây dựng và ban hành các quy trình lien quan đến quản lý thông tin và công nghệ thông tin trong Bộ nhằm phát huy hiệu quả của mô hình công nghệ thông tin – thông tin mục tiêu của Bộ;

+ Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc khai thác, sử dụng có hiệu quả hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin trong ngành.

- Mô hình cấu trúc công nghệ thông tin mục tiêu bao gồm :

+ Cấu trúc mạng bao gồm mạng LAN cục bộ của các đơn vị, mạng thông tin diện rộng nội bộ của cơ quan Bộ, các trang web trên internet và ISP dung riêng;

+ Cấu trúc thông tin của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gồm : kho lưu trữ dữ liệu giao dịch (Transaction Data Stores), kho thông tin và dữ liệu phi cấu trúc (Unstructured Data and Information), kho lưu trữ siêu dữ liệu (Metadata Stores), các kho dữ liệu phân tầng (Data Staging), kho dữ liệu phân tích (Analytical Data Stores);

+ Cấu trúc trình ứng dụng như các chương trình tự động hoá công tác văn phòng và thông tin liên lạc (xếp lịch công tác, thư điện tử, intranet…), các chương trình phối hợp giải quyết công việc trong Bộ (quản lý văn bản, quy hoạch nguồn lực cán bộ…), các chương trình hỗ trợ ra quyết định (xây dựng các kho dữ liệu, cơ sở dữ liệu quản lý tri thức…), các chương trình tác nghiệp của Bộ (tương tác, giao dịch, chuyển đổi…).

d) Quá trình triển khai thực hiện chính phủ điện tử tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

d.1) Nhiều nước trên thế giới hiện sử dụng mô hình 4 bước của chính phủ điện tử để thiết kế kế hoạch dài hạn chuyển đổi từ mô hình “chính phủ tháp ngà” sang “chính phủ nối mạng (chính phủ điện tử)”:

Bước 1 (Xuất hiện các trang tin của Chính phủ): Xây dựng các trang thông tin điện tử của các cơ quan của Chính phủ. Nhiều nước đã chuyển từ việc đăng tải thông tin sang cách quan sát trên các trang web.

Bước 2 (Giao tiếp với nhân dân): Các cơ quan của Chính phủ mở rộng khả năng của các trang web sao cho người dân có thể truy cập trực tuyến tới các thông tin của Chính phủ thông qua các trang web. Ngoài việc xem thông tin, lấy thông tin các tổ chức và người dân còn có thể tiếp xúc với các cơ quan Chính phủ bằng thư điện tử hoặc các phương tiện giao dịch điện tử khác. Giai đoạn này đòi hỏi tính sẵn sang (readness) của cả hai phía cơ quan chính phủ và các khách hàng (tổ chức, người dân có nhu cầu).

Bước 3 (Giao dịch trên mạng): Các cơ quan nhà nước bổ sung những ứng dụng tự phục vụ sao cho khách hàng có thể giao dịch đầy đủ và trực tuyến với các trang web của họ với mức độ phục vụ 24/24 giờ trong ngày và 7/7 ngày trong tuần. Các cơ quan chính phủ cũng có thể áp dụng cơ chế tuyển chọn điện tử, đấu thầu trực tuyến…

Bước 4 (Đổi mới phương pháp làm việc): Việc cung cấp các dịch vụ và quy trình vận hành của các cơ quan nhà nước được xem xét, đổi mới. Thông tin và các dịch vụ nhà nước được cung cấp và tích hợp mạnh mẽ vượt qua ranh giới các cơ quan, trung ương với địa phương, giữa các khu vực (cơ quan chính phủ, tổ chức tư nhân, tổ chức phi chính phủ và cá nhân). Thông tin và các dịch vụ được cung cấp một cách thích ứng theo từng nhu cầu riêng biệt của khách hàng, phát huy tối đa cơ chế một cửa trên các cổng giao tiếp điện tử của cơ quan chính phủ, tạo nên mối quan hệ gần gũi và hiệu quả giữa cơ quan chính phủ và khách hàng. Việc chuyển đổi tới chính phủ điện tử không chỉ đơn thuần là chuyển đổi công nghệ mà là sự chuyển đổi mạnh mẽ về thiết kế, vận hành và văn hoá của lĩnh vực công nhằm đáp ứng tốt hơn những yêu cầu của khách hàng và xu hướng của xã hội thông tin.

d.2) Tại thời điểm công bố Chiến lược e-MARD, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đạt được một số thành tựu về công nghệ thông tin như đã xây dựng trang web có tên www.mard.gov.vn của Văn phòng Bộ www.agroviet.gov.vn của Trung tâm thông tin (nay là Trung tâm Tin học), đã có mạng thông tin diện rộng nối các Bộ với 30 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đã xây dựng và vận hành một số phần mềm tác nghiệp cho một số công việc hành chính như quản lý công văn, quản lý văn bản quy phạm pháp luật … Do vậy, tại Quyết định số 2242 ngày 17/6/2002, đã chia 3 giai đoạn triển khai thực hiện e-MARD và các công việc cần thực hiện như sau::

- Giai đoạn I (2001-2003) thực hiện các công việc:

V01: Xây dựng hạ tầng cơ sở kỹ thuật về mạng máy tính và truyền thông;

V02: Xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu;

V03: Đào tạo cán bộ, công chức, viên chức về công nghệ thông tin;

V04: Xây dựng các Trung tâm công nghệ thông tin và CIO ở Bộ, các đơn vị;

V05: Xây dựng các quy trình và tiêu chuẩn;

V06: Xây dựng các hệ ứng dụng công nghệ thông tin của Bộ và các đơn vị;

V07: Thí điểm tổ chức một số dịch vụ công trên mạng máy tính;

V08: An toàn thông tin trên mạng (thực hiện trong cả ba giai đoạn);

- Giai đoạn II (tiếp theo giai đoạn I, chưa xác định rõ thời gian) thực hiện thêm các công việc sau:

V09: Phát triển nguồn nhân lực về công nghệ thông tin theo chiều sâu;

V10: Số hoá các tài liệu và quá trình công việc;

V11: Lập kế hoạch nguồn lực cho Bộ (ERP: Engineering Resources Processing);

V12: Phát triển các dịch vụ công và giao dịch hành chính trên mạng;

- Giai đoạn III (tiếp theo giai đoạn II, chưa xác định rõ thời gian) thực hiện thêm các công việc sau:

V13: Xây dựng kho dữ liệu toàn ngành;

V14: Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý tri thức;

V15: Đổi mới phương thức quản lý, điều hành - thực hiện e-MARD.

đ) Những giải pháp chủ yếu để thực hiện e-MARD:

- Giải pháp về tổ chức: tăng cường công tác quản lý nhà nước về công nghệ thông tin trong Bộ, hoàn thiện quy chế hoạt động của ban chỉ đạo công nghệ thông tin; xây dựng Trung tâm Tin học đủ mạnh để thực hiện nhiệm vụ cơ quan CIO của Bộ, quản lý các cơ sở dữ liệu dùng chung của Trung tâm tích hợp dữ liệu và hỗ trợ các hoạt động công nghệ thông tin trong cơ quan Bộ; khuyến khích các cơ sở, địa phương tuyển dụng cán bộ công nghệ thông tin chuyên nghiệp để thành lập các Trung tâm công nghệ thông tin của cơ sở.

- Giải pháp về khoa học và công nghệ: xây dựng các tiêu chuẩn ngành về thông tin, công nghệ thông tin và thực hiện thống nhất trong toàn bộ hệ thống; tranh thủ sự hỗ trợ của các cơ quan chuyên môn về công nghệ thông tin, tập trung giải quyết các vấn đề của chuyên ngành; những phần mềm chuyên ngành sử dụng chung trên mạng phải hướng dẫn kỹ thuật thống nhất; phát triển xây dựng các cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo và điều hành của Bộ, các đơn vị; khuyến khích các đơn vị có kế hoạch tăng cường năng lực công nghệ thông tin (mua sắm thiết bị công nghệ thông tin, phần mềm, đào tạo cán bộ…).

- Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực: xây dựng chương trình đào tạo về công nghệ thông tin dài hạn, ngắn hạn để phục vụ mục tiêu chiến lược cho mọi đối tượng cán bộ, công chức, viên chức; giành kinh phí thoả đáng để đào tạo cán bộ đầu đàn về công nghệ thông tin và các kỹ sư công nghệ thông tin chuyên ngành; tranh thủ mọi nguồn lực phục vụ công tác đào tạo.

- Cơ chế, chính sách: ban hành cơ chế, chính sách phát triển công nghệ thông tin trong ngành; xây dựng quy chế phối hợp giữa Ban chỉ đạo cải cách hành chính và Ban chỉ đạo công nghệ thông tin của Bộ để có sự chỉ đạo đồng bộ, thống nhât và có hiệu quả.

- Đầu tư: Ngân sách nhà nước giành kinh phí thoả đáng đầu tư cho phát triển công nghệ thông tin; khuyến khích và có quy chế huy động các doanh nghiệp công nghệ thông tin phi chính phủ cung cấp dịch vụ về hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin, từ các dịch vụ giao dịch thông tin cho hệ thống chính phủ điện tử.

1. Thực hiện các đề án, dự án và xây dựng trung tâm tích hợp dữ liệu

a) Đề án Tin học hoá công tác quản lý hành chính nhà nước của Bộ NN&PTNT

Đề án được phê duyệt tại Quyết định số 1499/QĐ-BNN/VP ngày 23 tháng 4 năm 2002, gồm 21 dự án. Đã triển khai thực hiện Đề án thông qua 5 dự án (trình bầy tại các phần b, c, d, đ và e dưới đây).

b) Dự án Tăng cường cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được Bộ phê duyệt tại Quyết định số 5124/QĐ-BNN/XDCB ngày 26/10/2001 với tổng mức đầu tư trên 6 tỷ đồng. Dự án sẽ kết thúc trong năm 2005. Thành quả của dự án là: xây dựng mạng cáp quang nối các máy tính của các đơn vị tại cơ quan Bộ (số 2 Ngọc Hà – Hà Nội); duy trì và vận hành có hiệu quả mạng thông tin diện rộng của Bộ, trang tin điện tử www.mard.gov.vn; trang bị máy tính cho một số đơn vị trong Bộ; kết nối mạng thông tin diện rộng và internet cho các đơn vị trong Bộ …

c) Dự án Xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được phê duyệt tại Quyết định số 6053/QĐ-BNN/XDCB ngày 30/12/2002 với tổng mức đầu tư gần 5 tỷ đồng. Dự án đã xây dựng hệ thống 12 file server cho mạng thông tin của Văn phòng Bộ để bảo đảm các dịch vụ tin học trong cơ quan Bộ; xây dựng 9 mạng LAN logic cho một số vụ, cục; trang bị phần mềm hệ thống và xây dựng bước đầu trung tâm tích hợp dữ liệu…

d) Dự án Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn được phê duyệt tại Quyết định số 1136/QĐ-KHCN ngày 17/4/2003 với tổng mức đầu tư trên 71 tỷ đồng. Đây là dự án phát triển các hoạt động công nghệ thông tin tại một số cơ quan trực thuộc Bộ, thí điểm tại tỉnh Vĩnh Phúc và hệ thống video-text về thông tin giá cả thị trường nông sản phát kèm chương trình truyền hình tại hai tỉnh Vĩnh Long và Phú Thọ.

đ) Dự án Đầu tư, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước về thú y đã được phê duyệt tại Quyết định số 3717/QĐ-BNN/KHCN ngày 29/10/2004 với tổng mức đầu tư 4,856 tỷ đồng. Dự án sẽ tổ chức hệ thống thông tin quản lý công tác phòng, chống dịch bệnh cho động vật nuôi; quản lý việc sản xuất, sử dụng thuốc thú y; dự tính, dự báo dịch bệnh động vật; đào tạo tin học cho cán bộ, công chức, viên chức các cơ sở thú y …

e) Dự án Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản lý thuỷ lợi ở Việt Nam hiện đang được xây dựng báo cáo khả thi.

g) Dự án hiện đại hoá thông tin của Văn phòng Bộ được đầu tư bằng nguồn vốn sự nghiệp trong thời gian 2001-2003. Đã góp phần tăng cường trang bị công nghệ thông tin cho Văn phòng, Thanh tra và các Vụ; triển khai một số ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý công tác văn phòng; đào tạo công chức về tin học văn phòng…

h) Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin năm 2005 phục vụ công tác quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã được ban hành tại Quyết định số 1070/QĐ-BNN/VP ngày 13 tháng 5 năm 2005, gồm 14 việc cần triển khai ngay để phục vụ công tác quản lý nhà nước của Bộ và từng bước thực hiện chính phủ điện tử tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Bộ trưởng đã ban hành Quy chế tạm thời về trao đổi thông tin qua hộp thư điện tử của Bộ (kèm theo văn bản số 1074/CV-BNN/VP ngày 13 tháng 5 năm 2005) nhằm hỗ trợ công tác quản lý, chỉ đạo điều hành của bộ bằng các phương tiện điện tử .

2. Hạ tầng cơ sở kỹ thuật công nghệ thông tin

So với một số cơ quan nhà nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã quan tâm đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở kỹ thuật công nghệ thông tin từ năm 1996 đến nay. Tại cơ quan Bộ (Văn phòng, Thanh tra, Trung tâm Tin học, các Vụ và nhiều Cục) tỷ lệ trang bị máy tính cá nhân đã đạt 1 máy/người. Số máy được nối mạng thông tin cáp quang của Bộ đạt 50% (do một số máy cũ nên không nối mạng).

Nhiều đơn vị ở địa phương, cơ sở đã nối mạng VPN để trao đổi thông tin trực tiếp với Bộ qua internet.

Việc xây dựng các cơ sở dữ liệu dung chung, xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu của Bộ đã được quan tâm đầu tư, nhưng kết quả còn khiêm tốn. Trung tâm tích hợp dữ liệu hiện đang còn phân tán tại hai nơi: Trung tâm Tin học và Văn phòng Bộ; nhiều đơn vị còn có tâm lý ngại chia sẻ thông tin.

3. Môi trường pháp lý

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về công nghệ thông tin hiện đang rất thiếu và chưa tạo được môi trường pháp lý cho phát triển công nghệ thông tin. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chưa được quyền ban hành các văn bản pháp lý về lĩnh vực này nên phải chờ đợi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc cố gắng vận dụng những văn bản đã có - nhưng cũng gặp rất nhiều khó khăn.

4. Bảo mật và an toàn thông tin

Việc bảo mật và an toàn thông tin trong Bộ hiện chưa được quan tâm đúng mức do nhận thức rằng các thông tin trao đổi hiện nay còn dừng ở mức độ thông tin, định tính, chưa có những hoạt động liên quan tài chính…

Mạng thông tin diện rộng của Bộ, các mạng LAN, WAN trong Bộ đều sử dụng “bức tường lửa”, phần mềm phòng chống virus, mật khẩu … để hạn chế tác hại của virus, tin tặc…

Chương II:

QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ TẠI BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2010

1. Quan điểm

a) Thực hiện chính phủ điện tử tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phục vụ nhân dân tốt hơn. Quá trình thực hiện chính phủ điện tử cần có sự tham gia trực tiếp, cam kết đầy đủ và mạnh mẽ của Bộ trưởng và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị các cấp.

b) Thực hiện chính phủ điện tử phải tiến hành đồng bộ với quá trình cải cách hành chính; các phương thức quản lý, quy trình làm việc, thủ tục hành chính cần được rà soát, đổi mới, tổ chức lại đảm bảo rõ ràng, minh bạch và áp dụng công nghệ thông tin - truyền thông có hiệu quả. Quá trình thực hiện chính phủ điện tử phải có kế hoạch từng bước vững chắc, đồng bộ với quá trình thực hiện chính phủ điện tử của các cơ quan trung ương và địa phương trong hệ thống Nhà nước và bảo đảm phát triển bền vững.

c) Thực hiện chính phủ điện tử là động lực thúc đẩy quá trình đổi mới, xoá đói, giảm nghèo và cải thiện đời sống nông dân, phát triển nông thôn mới, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần quan trọng rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn.

2. Mục tiêu đến năm 2010.

a) Nâng cao năng lực điều hành, quản lý của Bộ trưởng trong toàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Bảo đảm hệ thống chỉ đạo, điều hành, trao đổi thông tin thông suốt, kịp thời từ Bộ đến các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong cả nước;

- Bảo đảm trên 50% các văn bản của Bộ và các đơn vị trực thuộc Bộ được lưu chuyển trên mạng, giảm bớt giấy tờ; 100% cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Bộ và các đơn vị trực thuộc Bộ (đối với các cơ quan thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì tỷ lệ là 50%) có điều kiện sử dụng thư điện tử và khai thác thông tin trong công việc.

b) Phục vụ tốt hơn các tổ chức, công dân

- Tất cả các cơ quan, đơn vị trong ngành đều có trang web với đầy đủ thông tin theo quy định để phục vụ các tổ chức, công dân có khả năng tìm kiếm thông tin liên quan một cách nhanh chóng, dễ dàng;

- Một số dịch vụ khai báo, đăng ký, cấp phép được thực hiện trực tuyến qua hệ thống thông tin của các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Cục chuyên ngành;

- Chính phủ điện tử tại cơ quan Bộ, các Cục được thực hiện và phát triển đạt mức trung bình khá trong hệ thống hành chính nhà nước.

c) Xây dựng hạ tầng cơ sở kỹ thuật công nghệ thông tin phục vụ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Tăng cường trang bị máy tính cho cán bộ, công chức, viên chức trong ngành; sử dụng các phương tiện truyền thông tốc độ cao, đa dịch vụ, liên kết các hệ thống thông tin nội bộ của các cơ quan, đơn vị thuộc ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong cả nước với công nghệ hiện đại, bảo đảm an toàn và bảo mật;

- Xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu thuộc Bộ bao gồm các cơ sở dữ liệu quản lý các tài nguyên, nguồn lực chủ yếu của ngành, các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, quy trình, tiêu chuẩn chất lượng … của ngành phục vụ mọi tổ chức, cá nhân có nhu cầu; các đơn vị trực thuộc Bộ, các Sở NN&PTNT, các Chi cục Kiểm lâm xây dựng các cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý, điều hành của đpơn vị và nối mạng với Trung tâm tích hợp dữ liệu của Bộ;

- Hoàn thiện môi trường pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện chính phủ điện tử trong ngành; ban hành kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin hàng năm của Bộ và các đơn vị phục vụ công tác quản lý nhà nước, chỉ đạo, điều hành và từng bước thực hiện điều hành điện tử, chính phủ điện tử;

- Thiết lập và thống nhất các tiêu chuẩn về công nghệ thông tin trong ngành bảo đảm thiết kế, xây dựng, trao đổi, khai thác thông tin thống nhất và thông suốt.

Chương III:

GIẢI PHÁP VÀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

1. Các giải pháp:

a) Tăng cường đào tạo và tuyên truyền nâng cao nhận thức:

- Tổ chức tuyên truyền trong các cơ quan, đơn vị trong ngành và toàn xã hội về lợi ích của việc thực hiện chính phủ điện tử trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; nâng cao hiểu biết, nhận thức, trách nhiệm và năng lực xây dựng chính phủ điện tử và khai thác, sử dụng các lợi ích mà chính phủ điện tử mang lại cho mọi cán bộ, công chức, viên chức trong ngành.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo thông tin (CIO: Chief of Information Officer) ở cấp Bộ là một Lãnh đạo Bộ; ở các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ là một Phó Thủ trưởng cơ quan, đơn vị. Đào tạo các CIO đủ năng lực tập hợp lực lượng, tổ chức thực hiện thành công các dự án chính phủ điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong các cơ quan, đơn vị. Xây dựng Trung tâm Tin học ở Bộ và các Trung tâm công nghệ thông tin ở các đơn vị đủ mạnh để bào đảm hỗ trợ các tổ chức, cá nhân liên quan trong việc triển khai thực hiện các chương trình, dự án chính phủ điện tử, tin học hoá công tác quản lý và các dự án công nghệ thông tin khác trong phạm vi của Bộ và các đơn vị.

- Tổ chức đào tạo cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, đơn vị trong ngành về kiến thức, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông có hiệu quả cao trong các hoạt động nghiệp vụ, nghiên cứu và hợp tác.

b) Kiện toàn tổ chức và quản lý điều hành

- Kiện toàn Ban chỉ đạo công nghệ thông tin của Bộ đảm bảo điều phối có hiệu quả các công việc giữa các cơ quan, đơn vị trong ngành, phối hợp chặt chẽ với ban chỉ đạo cải cách hành chính của Bộ trong các hoạt động cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chính phủ điện tử.

- Cho tới nhiệm kỳ Chính phủ của Quốc hội khoá XII, nâng cấp Trung tâm Tin học (đơn vị sự nghiệp) thành đơn vị cấp Cục (Cục Ứng dụng công nghệ thông tin hoặc Cục Tin học và Thống kê …) vừa có chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành vừa có chức năng hoạt động sự nghiệp và dịch vụ đóng vai trò đầu mối quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các chương trình, đề án, dự án và các hoạt động công nghệ thông tin (và các hoạt động khác được Bộ trưởng giao) trong các cơ quan, đơn vị trong ngành theo Kế hoạch tổng thể phát triển chính phủ điện tử tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Các dự án ứng dụng công nghệ thông tin thuộc các đơn vị, địa phương do các đơn vị, địa phương chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và quản lý.

c) Huy động nguồn vốn

- Cân đối nguồn ngân sách đầu tư cho phát triển công nghệ thông tin trong ngành, phấn đấu đạt 2% tổng vốn đầu tư xây dựng trong toàn ngành.

- Huy động các nguồn lực khác đầu tư cho phát triển công nghệ thông tin: vốn sự nghiệp để chi cho các hoạt động công nghệ thông tin đã đầu tư và vận hành thường xuyên, ổn định; chi cho các đề tài nghiên cứu phát triển hoặc hỗ trợ phát triển công nghệ thông tin; liên doanh liên kết với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài phát triển công nghệ thông tin trong Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; tăng cường hợp tác quốc tế về công nghệ thông tin, bố trí một phần vốn ODA cho việc phát triển công nghệ thông tin trong ngành …

d) Bổ sung khung pháp lý

- Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện các pháp luật về giao dịch điện tử, công nghệ thông tin, chữ ký điện tử…

- Hoàn thiện Chiến lược Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điện tử, xây dựng quy hoạch, kế hoạch thực hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điện tử phù hợp với chiến lược, kế hoạch tổng thể thực hiện chính phủ điện tử của cả nước cũng như của các bộ, ngành, địa phương.

2. Tiêu chuẩn lựa chọn các dự án trọng điểm

a) Kết hợp chặt chẽ với quá trình cải cách hành chính, đổi mới công nghệ hành chính:

Các nhiệm vụ, dự án phát triển ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chính phủ điện tử của Bộ và các đơn vị thuộc Bộ phải gắn kết chặt chẽ với nhiệm vụ và tiến trình cải cách hành chính của Bộ, đơn vị. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ, dự án phải có tác động mạnh mẽ đến việc nâng cao chất lượng, hiệu quả các thủ tục hành chính, cung cấp thông tin, cung cấp dịch vụ công cho tổ chức và công dân có nhu cầu.

b) Hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn:

Các nhiệm vụ, dự án phát triển ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chính phủ điện tử của Bộ và các đơn vị thuộc Bộ phải phục vụ việc phát triển sản xuất nông nghiệp, phát triển nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo cho người dân, trợ giúp mạnh mẽ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

c) Có tính khả thi:

Các nhiệm vụ, dự án phát triển ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chính phủ điện tử của Bộ và các đơn vị thuộc Bộ phải có khả năng thành công trên cơ sở khả thi về nguồn vốn, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, kết hợp học tập kinh nghiệm trong nước, trong ngành và nước ngoài… Tránh lập các dự án lớn, kéo dài thời gian thực hiện.

3. Các dự án chính

Kế hoạch tổng thể phát triển chính phủ điện tử tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được thiết kế gồm 24 dự án:

TT

Tên dự án

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Nguồn kinhphí

Ghi chú

1

Dự án hoàn thiện hệ thống thông tin chỉ đạo, điều hành và quản lý của Bộ trưởng

Văn phòng Bộ

TTTH, các đơn vị thuộc Bộ

XDCB

 

2

Dự án Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn (giai đoạn I)

TTTH

Các Cục, Viện, Trường…

XDCB

2005-2008 Đã được phê duyệt, đang triển khai

3

Dự án Tăng cường thông tin thị trường nông sản và thông tin nông thôn

TTTH

Vụ KH

SN

2005-2007 đã được phê duyệt

4

Dự án Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn (giai đoạn II)

TTTH

Các Cục, Viện, Trường…

XDCB

2008-2010

5

Dự án cơ sở dữ liệu tri thức nông nghiệp và nông thôn

Vụ KHCN

TTTH, các vụ, Cục

XDCB

2006-2008

6

Dự án cơ sở dữ liệu thống kê nông nghiệp và phát triển nông thôn

TTTH

Vụ KH

XDCB

 

7

Dự án cơ sở dữ liệu tài nguyên nông nghiệp trên nền thông tin địa lý

TTTH

Các đơn vị thuộc Bộ

XDCB

2007-2009

8

Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý trồng trọt, bảo vệ thực vật

Cục NN

Cục BVTV

XDCB

 

9

Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý làng nghề và công nghiệp chế biến nông lâm sản

Cục CBNLS

TTTH, Vụ KH

XDCB

2008-2010

10

Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý công tác chăn nuôi và thú y

Cục NN

Cục Thú y

XDCB

 

11

Dự án cơ sở dữ liệu quản lý khai thác rừng, trồng rừng, điều chế rừng

Cục LN

TTTH, Vụ KH, Cục KL

XDCB

 

12

Dự án quản lý diễn biến tài nguyên rừng, cháy rừng trong toàn quốc

Cục KL

Cục LN

 

 

13

Dự án quản lý các hệ thống thuỷ lợi chính trong toàn quốc

Cục TL

TTTH, các đơn vị khác

XDCB

2006-2008

14

Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý xây dựng công trình thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Cục QLXDCT

Vụ KH

XDCB

 

15

Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu điều tra cơ bản toàn ngành

Vụ KH

Đơn vị liên quan

XDCB

 

16

Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý tài chính các đơn vị trực thuộc Bộ

Vụ Tài chính

TTTH, Vụ KH

XDCB

 

17

Dự án nâng cấp cổng giao tiếp điện tử của Bộ NN&PTNT

Văn phòng Bộ

TTTH, các đơn vị

XDCB

 

18

Dự án bảo mật thông tin (áp dụng khoá công khai, chứng thực điện tử, chữ ký số…) trong giao dịch điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Văn phòng Bộ

Các đơn vị thuộc Bộ

XDCB

 

19

Dự án xây dựng chương trình đào tạo công nghệ thông tin cho CC,VC các cấp

Vụ TCCB

TTTH, ĐHTL, CBQL1&2

SN

2006-2007

20

Dự án tăng cường đào tạo CIO, lập trình viên chuyên ngành NN&PTNT

Vụ TCCB

TTTH, VụKHCN

ĐHTL

SN

SN đào tạo

21

Dự án phát triển phần mềm chuyên ngành NN&PTNT

Vụ KHCN

TTTH, đơn vị lq

SN

SN khoa học

22

Chi phí vận hành hệ thống công nghệ thông tin của Bộ (bảodưỡng TB, cước truyềnthông, mua tin…)

TTTH và VPB

 

SN

 

23

Dự án tin học hoá việc cung cấp dịch vụ công của Bộ và các Cục

TTTH

Các Cục

XDCB

 

24

Dự án xây dựng sàn giao dịch nông lâm sản trên mạng

TTTH

Vụ KH

XDCB

 

5. Định hướng phát triển sau năm 2010

Sau 2010, Trung tâm tích hợp dữ liệu của Bộ đã cơ bản định hình; Trang tin điện tử của Bộ đảm bảo chức năng cổng giao dịch điện tử cung cấp thông tin và tích hợp nhiều dịch vụ công; hệ thống thông tin chỉ đạo điều hành của của đã ổn định và phát huy tác dụng phục vụ quản lý điều hành và quản lý nhà nước của Bộ.

Nhiệm vụ phát triển công nghệ thông tin và thực hiện chính phủ điện tử tập trung theo định hướng:

- Bảo đảm vận hành tốt, thông suốt, ngày càng nâng cấp hệ thống xử lý dữ liệu và truyền thông của Bộ;

- Tăng cường phát triển Trung tâm tích hợp của Bộ ngày càng phong phú, thiết thực đáp ứng các yêu cầu của nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin;

- Không ngừng cải tiến công nghệ hành chính và đổi mới quy trình điều hành điện tử của Bộ, các Cục, các Sở cho phù hợp với yêu cầu phát triển mới;

- Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ứng dụng công nghệ thông tin và thực hiện chính phủ điện tử;

- Phát triển các phần mềm chuyên ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bảo đảm các quy trình xử lý thông tin, dữ liệu phục vụ quản lý, điều hành của Bộ và các cơ quan, đơn vị có nhu cầu;

- Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ CIO các cấp và các Trung tâm tin học, công nghệ thông tin các cấp để đóng vai trò hỗ trợ đắc lực cho quá trình điều hành điện tử.

Chương IV:

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban chỉ đạo công nghệ thông tin Bộ NN&PTNT

Củng cố và tăng cường năng lực của Ban chỉ đạo CNTT của Bộ, phối hợp với Ban chỉ đạo CCHC của Bộ, điều phối có hiệu quả công việc giữa các cơ quan, đơn vị trong ngành, phối hợp giữa Trung ương với địa phương; gắn quá trình CCHC với việc ứng dụng công nghệ thông tin. Định kỳ hàng quý báo cáo Bộ trưởng và ban chỉ đạo quốc gia về công nghệ thông tin tình hình thực hiện chính phủ điện tử tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; căn cứ tình hình phát triển trong từng giai đoạn, trình Bộ trưởng điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp.

2. Trung tâm Tin học đóng vai trò đầu mối các hoạt động phát triển ứng dụng công nghệ thông tin và thực hiện chính phủ điện tử tại Bộ, hỗ trợ về kỹ thuật và các điều kiện cần thiết khác cho các cơ quan đơn vị thực hiện các dự án công nghệ thông tin. Trung tâm Tin học có trách nhiệm quản lý việc phát triển trung tâm tích hợp dữ liệu của Bộ, quản lý trang tin điện tử của Bộ

Phòng Tin học trực thuộc Văn phòng Bộ có trách nhiệm quản lý mạng thông tin diện rộng phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của Bộ trưởng, quản lý mạng LAN chung của cơ quan Bộ; phối hợp với các đơn vị tổ chức việc xử lý, lưu trữ và truyền văn bản của Bộ trên mạng.

3. Các đơn vị trực thuộc Bộ căn cứ Kế hoạch tổng thể phát triển chính phủ điện tử tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến năm 2000 và chức năng, nhiệm vụ của đơn vị để xây dựng kế hoạch phát triển chính phủ điện tử giai đoạn 2006-2010 và kế hoạch hàng năm của đơn vị cho phù hợp; điều chỉnh các dự án cho phù hợp tinh thần và nội dung của Kế hoạch này; phối hợp với Trung tâm Tin học, với các địa phương trong việc triển khai thực hiện chính phủ điện tử của đơn vị cho phù hợp và đạt hiệu quả cao.

5. Các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục kiểm lâm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ Kế hoạch tổng thể phát triển chính phủ điện tử tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến năm 2000, Kế hoạch triển khai thực hiện điều hành điện tử của Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp và chức năng, nhiệm vụ của đơn vị để xây dựng kế hoạch phát triển chính phủ điện tử giai đoạn 2006-2010 và kế hoạch hàng năm của đơn vị cho phù hợp; tranh thủ mọi nguồn lực hỗ trợ quá trình triển khai chính phủ điện tử ở đơn vị.

 

 

Hà Nội, tháng 11 năm 2005

Ban chỉ đạo công nghệ thông tin

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 3263/QĐ-BNN/KHCN ngày 22/11/2005 phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển chính phủ điện tử tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến năm 2010

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.557

DMCA.com Protection Status
IP: 3.131.110.169
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!