Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 01/2014/TTLT-BCA-BQP-BLĐTBXH-BNG Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Công An, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Người ký: ***
Ngày ban hành: 10/02/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Thủ tục xác minh, tiếp nhận nạn nhân mua bán người

Các nạn nhân là công dân Việt Nam từ nước ngoài tự trở về trình báo tại Đồn Biên phòng hoặc được Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển phát hiện sẽ được bố trí chỗ ở tạm thời và hỗ trợ nhu cầu thiết yếu trong trường hợp cần thiết.

Nạn nhân sẽ được bàn giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã gần nhất nơi người đó trình báo hoặc được phát hiện.

Thủ tục xác minh, xác định, tiếp nhận nạn nhân mua bán người được hướng dẫn tại TTLT 01/2014/TTLT-BCA-BQP-BLĐTBXH-BNG.

Kinh phí bảo đảm cho việc xác minh, xác định, tiếp nhận và trao trả nạn nhân do ngân sách nhà nước bảo đảm trong dự toán chi thường xuyên hàng năm được giao của các cơ quan, đơn vị.

Thông tư liên tịch này có hiệu lực từ ngày 25/3/2014 và thay thế Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BCA-BQP-BNG-BLĐTBXH.

BỘ CÔNG AN - BỘ QUỐC PHÒNG - BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI BỘ NGOẠI GIAO
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 01/2014/TTLT-BCA-BQP-BLĐTBXH-BNG

Hà Nội, ngày 10 tháng 2 năm 2014

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

HƯỚNG DẪN TRÌNH TỰ, THỦ TỤC VÀ QUAN HỆ PHỐI HỢP TRONG VIỆC XÁC MINH, XÁC ĐỊNH, TIẾP NHẬN VÀ TRAO TRẢ NẠN NHÂN BỊ MUA BÁN

Căn cứ Luật phòng, chống mua bán người năm 2011;

Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 62/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định căn cứ xác định nạn nhân bị mua bán và bảo vệ an toàn cho nạn nhân, người thân thích của họ;

Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn trình tự, thủ tục và quan hệ phối hợp trong việc xác minh, xác định, tiếp nhận và trao trả nạn nhân bị mua bán.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Thông tư liên tịch này hướng dẫn về trình tự, thủ tục và quan hệ phối hợp giữa các cơ quan chức năng của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Ngoại giao trong việc xác minh, xác định, tiếp nhận và trao trả nạn nhân bị mua bán (gọi tắt là nạn nhân) quy định tại các Điều 24, Điều 25 và Điều 26 Luật phòng, chống mua bán người. Trường hợp điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác thì thực hiện theo điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế đó.

Nạn nhân quy định trong Thông tư liên tịch này được xác  định theo Điều 5 Nghị định số 62/2012/NĐ ngày 13 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định về căn cứ xác định nạn nhân bị mua bán và bảo vệ an toàn cho nạn nhân, người thân thích của họ.

2. Thông tư liên tịch này áp dụng đối với nạn nhân là công dân Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài, nạn nhân là người nước ngoài đang ở Việt Nam, các cơ quan chức năng của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Ngoại giao có thẩm quyền xác minh, xác định, tiếp nhận, trao trả nạn nhân bị mua bán và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Điều 2. Nguyên tắc xác minh, xác định, tiếp nhận và trao trả nạn nhân

1. Tuân thủ quy định của pháp luật về phòng, chống mua bán người.

2. Bảo đảm kịp thời, chính xác, an toàn; bảo hộ tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của nạn nhân.

3. Bảo đảm bí mật thông tin về nạn nhân, người thân thích của họ theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Kinh phí bảo đảm

Kinh phí bảo đảm cho việc xác minh, xác định, tiếp nhận và trao trả nạn nhân do ngân sách nhà nước bảo đảm trong dự toán chi thường xuyên hàng năm được giao của các cơ quan, đơn vị theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Chương II

XÁC MINH, XÁC ĐỊNH, TIẾP NHẬN NẠN NHÂN LÀ CÔNG DÂN VIỆT NAM BỊ MUA BÁN RA NƯỚC NGOÀI

Điều 4. Xác minh, xác định, tiếp nhận nạn nhân đang ở nước ngoài

1. Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (gọi chung là cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài), khi tiếp nhận thông tin, tài liệu về nạn nhân do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, tổ chức quốc tế, cơ quan chức năng của Việt Nam ở trong nước trao đổi hoặc do nạn nhân, người biết việc đến trình báo, thực hiện các công việc sau:

a) Trường hợp có thông tin cho biết nạn nhân chưa được giải cứu thì thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại để phối hợp kiểm tra, xác minh và tổ chức giải cứu nếu xác định nguồn thông tin có căn cứ.

b) Trường hợp nạn nhân đã được giải cứu hoặc người tự khai là nạn nhân đến trình báo tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài:

- Tiến hành kiểm tra, xác minh thông tin, thu thập tài liệu liên quan đến việc nạn nhân bị mua bán và các giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam, giấy tờ xuất nhập cảnh Việt Nam;

- Hướng dẫn nạn nhân kê khai vào Tờ khai dùng cho nạn nhân bị mua bán từ nước ngoài trở về (mẫu Tờ khai tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này). Trường hợp nạn nhân là trẻ em hoặc người không có khả năng tự kê khai thì cán bộ tiếp nhận ghi lại theo lời khai của họ;

- Trường hợp đủ căn cứ để xác định là công dân Việt Nam và là nạn nhân thì thực hiện các biện pháp bảo hộ công dân và phối hợp với cơ quan chức năng nước sở tại hỗ trợ nhu cầu thiết yếu cho nạn nhân; cấp giấy thông hành cho nạn nhân về nước đối với những trường hợp không có giấy tờ xuất nhập cảnh hợp lệ. Trường hợp chưa đủ cơ sở xác định là công dân Việt Nam hoặc chưa đủ căn cứ xác định là nạn nhân thì trong thời hạn không quá 03 (ba) ngày kể từ khi nhận được thông tin, tài liệu về người khai là nạn nhân, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm gửi văn bản, kèm theo hồ sơ của người đó (gồm Tờ khai có đầy đủ yếu tố nhân sự, các thông tin, tài liệu do phía nước ngoài, tổ chức quốc tế cung cấp hoặc do cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thu thập được) về Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an để xác minh theo quy định tại khoản 2 Điều này, đồng gửi Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao để phối hợp.

Trong thời hạn không quá 03 (ba) ngày kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cấp giấy thông hành cho nạn nhân đối với những trường hợp đồng ý nhận trở về mà không có giấy tờ xuất nhập cảnh hợp lệ. Đối với trường hợp không xác định được nhân thân hoặc không đủ căn cứ xác định là nạn nhân thì giải quyết theo quy định chung của pháp luật Việt Nam và nước sở tại;

- Thực hiện các thủ tục cần thiết (bố trí phương tiện, thị thực xuất cảnh) và phối hợp với cơ quan chức năng nước sở tại, các tổ chức quốc tế (nếu có) để tổ chức cho nạn nhân đã có giấy tờ xuất nhập cảnh hợp lệ về nước; thông báo bằng văn bản cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh về phương tiện, thời gian, cửa khẩu nhập cảnh; chi tiết nhân thân, số và loại giấy tờ xuất nhập cảnh của nạn nhân, của nhân viên nước sở tại hoặc tổ chức quốc tế đi cùng nạn nhân (nếu có) trước khi nạn nhân nhập cảnh ít nhất 05 (năm) ngày để tổ chức tiếp nhận theo quy định tại khoản 3 Điều này.

2. Việc xác minh, xác định nạn nhân của cơ quan chức năng ở trong nước:

a) Ngay sau khi nhận được văn bản đề nghị xác minh của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, Cục Quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm tổ chức xác minh hoặc chỉ đạo Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan (sau đây gọi tắt là Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh) xác minh, đồng thời gửi văn bản cho Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Bộ Công an để phối hợp xác minh khi cần thiết.

Trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày nhận được công văn yêu cầu xác minh, Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh báo cáo kết quả xác minh về Cục Quản lý xuất nhập cảnh qua đường điện mật hoặc fax đồng thời gửi bằng văn bản.

b) Trong thời hạn không quá 03 (ba) ngày kể từ khi nhận được kết quả xác minh, Cục Quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm trả lời cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và đồng gửi văn bản cho Cục Lãnh sự để phối hợp.

3. Tổ chức tiếp nhận nạn nhân trở về qua cửa khẩu sân bay quốc tế:

a) Cục Quản lý xuất nhập cảnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng thuộc các Bộ, ngành liên quan thực hiện việc tiếp nhận như sau:

- Trước ngày nạn nhân dự kiến nhập cảnh ít nhất 03 (ba) ngày, Cục Quản lý xuất nhập cảnh thông báo về thời gian, địa điểm, danh sách nạn nhân trở về cho Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi có cửa khẩu nạn nhân trở về để phối hợp tiếp nhận;

- Tại cửa khẩu nạn nhân nhập cảnh: thực hiện việc đối chiếu, kiểm diện và tiếp nhận nạn nhân; ký Biên bản giao, nhận nạn nhân bị mua bán từ nước ngoài trở về (mẫu Biên bản giao, nhận nạn nhân bị mua bán tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này) với cơ quan chức năng nước ngoài (nếu có); làm thủ tục nhập cảnh cho nạn nhân; kiểm tra hồ sơ của nạn nhân do phía nước ngoài bàn giao hoặc đưa cho nạn nhân mang về; nếu chưa có Tờ khai dùng cho nạn nhân bị mua bán từ nước ngoài trở về thì hướng dẫn nạn nhân kê khai; cấp Giấy chứng nhận về nước cho nạn nhân (mẫu Giấy chứng nhận về nước tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này);

- Nếu nạn nhân có nguyện vọng tự trở về nơi cư trú thì hỗ trợ tiền tàu xe và tiền ăn trong thời gian đi đường. Trường hợp nạn nhân là trẻ em, người không có khả năng tự trở về địa phương nơi cư trú thì thông báo cho người thân thích đến nhận hoặc bố trí người đưa về nơi người thân thích của nạn nhân cư trú. Trường hợp nạn nhân không có nơi cư trú hoặc có nguyện vọng lưu trú tại cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân, nạn nhân là trẻ em không nơi nương tựa thì bàn giao nạn nhân (kèm theo các giấy tờ có liên quan) cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi có cửa khẩu để giải quyết theo quy định của pháp luật;

- Thông báo bằng văn bản cho Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi nạn nhân về cư trú để quản lý, theo dõi.

b) Tại cửa khẩu nạn nhân nhập cảnh, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội phối hợp với Cục Quản lý xuất nhập cảnh lấy lời khai ban đầu của nạn nhân để khai thác, thu thập thông tin, tài liệu về tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi mua bán người, phục vụ công tác điều tra, xử lý theo pháp luật.

c) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi có cửa khẩu sau khi nhận bàn giao nạn nhân từ Cục Quản lý xuất nhập cảnh, có trách nhiệm đưa nạn nhân vào cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân tại địa phương mình để thực hiện việc hỗ trợ theo quy định của pháp luật.

4. Tổ chức tiếp nhận nạn nhân trở về qua cửa khẩu đường bộ, đường sắt, cảng biển:

a) Cục Quản lý xuất nhập cảnh thông báo cho Công an cấp tỉnh nơi có cửa khẩu nạn nhân nhập cảnh chậm nhất là 03 (ba) ngày trước khi nạn nhân dự kiến nhập cảnh để chỉ đạo Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh và Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức tiếp nhận.

b) Công an cấp tỉnh nơi có cửa khẩu nạn nhân nhập cảnh khi nhận được thông báo của Cục Quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm trao đổi, thống nhất kế hoạch tiếp nhận với Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi có cửa khẩu nạn nhân nhập cảnh để phối hợp tiếp nhận.

c) Đồn Biên phòng cửa khẩu nơi nạn nhân nhập cảnh chủ trì thực hiện: đối chiếu, kiểm diện nạn nhân; ký Biên bản giao, nhận nạn nhân bị mua bán từ nước ngoài trở về với cơ quan chức năng nước ngoài; hướng dẫn nạn nhân kê khai vào Tờ khai dành cho nạn nhân bị mua bán ra nước ngoài và làm thủ tục nhập cảnh cho nạn nhân, sau đó bàn giao nạn nhân cho Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh (mẫu Biên bản giao, nhận nạn nhân bị mua bán tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này).

d) Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh sau khi nhận bàn giao nạn nhân thì cấp Giấy chứng nhận về nước cho nạn nhân (mẫu Giấy chứng nhận về nước tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này) và phối hợp với Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an cấp tỉnh lấy lời khai ban đầu của nạn nhân để khai thác, thu thập thông tin, tài liệu về tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi mua bán người, phục vụ công tác điều tra, xử lý theo pháp luật.

Nếu nạn nhân có nguyện vọng tự trở về nơi cư trú, thì hỗ trợ tiền tàu xe và tiền ăn trong thời gian đi đường; trường hợp nạn nhân là trẻ em, người không có khả năng tự trở về địa phương nơi cư trú thì thông báo cho người thân đến nhận hoặc bố trí người đưa về nơi người thân của nạn nhân cư trú; trường hợp nạn nhân không có nơi cư trú hoặc có nguyện vọng được lưu trú tại cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân, hoặc nạn nhân là trẻ em không nơi nương tựa thì bàn giao nạn nhân (kèm theo các giấy tờ có liên quan) cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi có cửa khẩu tiếp nhận nạn nhân để hỗ trợ theo quy định của pháp luật.

đ) Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi tiếp nhận nạn nhân sau khi đã thực hiện các thủ tục nêu trên, thông báo cho Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi nạn nhân về cư trú để quản lý, theo dõi.

e) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội sau khi nhận bàn giao nạn nhân từ Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh có trách nhiệm đưa nạn nhân vào cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân tại địa phương mình để thực hiện việc hỗ trợ theo quy định của pháp luật.

Điều 5. Xác minh, xác định, tiếp nhận nạn nhân từ nước ngoài tự trở về

1. Trường hợp nạn nhân từ nước ngoài tự trở về, đến trình báo tại Đồn Biên phòng hoặc được Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển phát hiện tại khu vực biên giới, hải đảo, trên biển:

a) Đồn Biên phòng, Cảnh sát biển thực hiện:

- Bố trí chỗ ở tạm thời và hỗ trợ nhu cầu thiết yếu cho người khai là nạn nhân trong trường hợp cần thiết;

- Lấy lời khai nạn nhân; kiểm tra các giấy tờ có liên quan đến nhân thân, quốc tịch và các thông tin tài liệu làm căn cứ xác định nạn nhân;

- Thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi mua bán người mà nạn nhân biết để phục vụ cho công tác điều tra, đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người;

- Bàn giao nạn nhân cho Ủy ban nhân dân cấp xã gần nhất nơi người đó trình báo hoặc được phát hiện.

b) Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện và cơ quan Công an cấp huyện thực hiện việc tiếp nhận, xác minh theo quy định tại Điều 6 của Thông tư liên tịch này.

2. Trường hợp nạn nhân từ nước ngoài tự trở về, đến trình báo tại cơ quan Công an hoặc chính quyền địa phương thì việc tiếp nhận, xác minh, xác định, hỗ trợ nạn nhân được thực hiện như trường hợp nạn nhân bị mua bán trong nước theo quy định tại Điều 6 Thông tư liên tịch này.

Chương III

TIẾP NHẬN, XÁC MINH, XÁC ĐỊNH NẠN NHÂN LÀ CÔNG DÂN VIỆT NAM BỊ MUA BÁN TRONG NƯỚC

Điều 6. Tiếp nhận, xác minh, xác định nạn nhân tự đến trình báo

1. Uỷ ban nhân dân hoặc Công an cấp xã khi tiếp nhận nạn nhân, người đại diện hợp pháp của nạn nhân khai báo về việc bị mua bán, có trách nhiệm hướng dẫn người đó kê khai vào Tờ khai dùng cho nạn nhân bị mua bán trong nước (mẫu Tờ khai dùng cho nạn nhân bị mua bán trong nước tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này), trường hợp người khai báo là trẻ em hoặc người không có khả năng tự kê khai thì cán bộ tiếp nhận ghi lại theo lời khai của người đó; thực hiện việc hỗ trợ nhu cầu thiết yếu cho người khai là nạn nhân trong trường hợp cần thiết; thông báo cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện để thực hiện các thủ tục quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện, trong thời hạn không quá 03 (ba) ngày kể từ khi nhận được thông báo của Uỷ ban nhân dân hoặc Công an cấp xã về nạn nhân, thực hiện các việc sau:

a) Trường hợp có giấy tờ, tài liệu chứng nhận nạn nhân thì bố trí cho họ trở về nơi cư trú hoặc vào cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân theo quy định;

b) Trường hợp chưa có giấy tờ, tài liệu chứng nhận nạn nhân thì gửi văn bản đề nghị Công an cấp huyện nơi nạn nhân cư trú hoặc nơi nạn nhân khai xảy ra vụ việc mua bán người để xác minh. Trong thời gian chờ xác minh người khai là nạn nhân được hỗ trợ nhu cầu thiết yếu theo quy định của pháp luật. Sau khi có văn bản trả lời của Công an cấp huyện xác định là nạn nhân thì thực hiện việc hỗ trợ nạn nhân như đối với trường hợp đủ căn cứ xác định nạn nhân nêu tại điểm a khoản này.

3. Công an cấp huyện nơi người khai là nạn nhân cư trú hoặc nơi họ khai xảy ra vụ việc mua bán người có trách nhiệm thực hiện những việc sau:

a) Xác minh, xác định nạn nhân và trả lời kết quả trong thời hạn không quá 20 (hai mươi) ngày kể từ ngày nhận được công văn yêu cầu xác minh của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện (quy định tại điểm b khoản 2 Điều này);

b) Trường hợp xác minh thấy đủ căn cứ xác định là nạn nhân thì cấp Giấy xác nhận nạn nhân bị mua bán (mẫu Giấy xác nhận nạn nhân tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này), gửi kết quả xác minh và giấy xác nhận này về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội để giải quyết việc hỗ trợ cho nạn nhân theo quy định;

c) Đối với các vụ việc phức tạp hoặc việc xác minh liên quan đến nhiều địa phương thì Công an cấp huyện báo cáo Công an tỉnh (Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội) để chỉ đạo việc xác minh; trong trường hợp này thời hạn xác minh trả lời kết quả không được quá 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày nhận được báo cáo của Công an cấp huyện. Sau khi xác minh, nếu đủ căn cứ xác định nạn nhân thì cơ quan xác minh trả lời và cấp Giấy xác nhận nạn nhân bị mua bán và thông báo cho Công an cấp huyện để thực hiện tiếp các việc quy định tại điểm b khoản này.

Điều 7. Xác minh, xác định nạn nhân được giải cứu

1. Cơ quan giải cứu (Công an, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển) thực hiện các việc sau:

a) Trường hợp người được giải cứu có đủ căn cứ để xác định nạn nhân thì thực hiện việc hỗ trợ các nhu cầu thiết yếu cho nạn nhân; cấp Giấy xác nhận nạn nhân bị mua bán; bàn giao nạn nhân cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện nơi giải cứu để thực hiện các thủ tục quy định tại khoản 2 Điều này.

b) Trường hợp chưa đủ căn cứ xác định là nạn nhân thì sau khi thực hiện việc hỗ trợ nhu cầu thiết yếu, cơ quan giải cứu bàn giao người được giải cứu cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội của địa phương đó để đưa vào cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân.

2. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội nơi giải cứu thực hiện các việc sau:

a) Trường hợp người được giải cứu đã được cấp Giấy xác nhận nạn nhân bị mua bán thì thực hiện việc hỗ trợ theo quy định của pháp luật;

b) Trường hợp chưa đủ căn cứ xác định là nạn nhân thì gửi văn bản đề nghị Công an cấp huyện nơi người được giải cứu xác minh, xác định nạn nhân; khi có kết quả xác minh thì giải quyết các thủ tục như đối với trường hợp nạn nhân bị mua bán trong nước quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư liên tịch này.

3. Công an cấp huyện nơi người được giải cứu thực hiện việc xác minh, xác định nạn nhân và trả lời kết quả cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư liên tịch này.

Trường hợp Công an cấp huyện xác định không phải là nạn nhân, Trưởng phòng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Giám đốc cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân làm các thủ tục đưa người được giải cứu ra khỏi cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân theo quy định của pháp luật.

Chương IV

TIẾP NHẬN, XÁC MINH, XÁC ĐỊNH VÀ TRAO TRẢ NẠN NHÂN LÀ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI BỊ MUA BÁN TẠI VIỆT NAM

Điều 8. Tiếp nhận, xác minh, xác định nạn nhân

1. Trường hợp nạn nhân chưa được giải cứu:

Khi nhận được thông tin, tài liệu về nạn nhân do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, tổ chức quốc tế, cơ quan, tổ chức trong nước trao đổi hoặc do người biết việc đến trình báo, cơ quan tiếp nhận thông tin có trách nhiệm báo ngay cho Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an cấp tỉnh nơi nạn nhân bị giữ để xác minh, điều tra, giải cứu.

2. Trường hợp nạn nhân đã được giải cứu hoặc khai là nạn nhân tự trình báo:

a) Cơ quan Công an, Biên phòng, Cảnh sát biển nơi giải cứu nạn nhân hoặc cơ quan Công an (cấp xã, huyện, tỉnh) nơi tiếp nhận người khai là nạn nhân thực hiện việc hỗ trợ nhu cầu thiết yếu cho nạn nhân nếu thấy cần thiết và chuyển ngay người đó đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội nơi nạn nhân được giải cứu hoặc nơi gần nhất nạn nhân khai báo về việc bị mua bán. Trường hợp người được giải cứu có đủ căn cứ xác định nạn nhân thì cơ quan giải cứu cấp Giấy xác nhận nạn nhân bị mua bán trước khi chuyển giao.

b) Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, sau khi tiếp nhận nạn nhân, thực hiện ngay các việc sau:

- Đưa nạn nhân vào cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân và báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để chỉ đạo việc hỗ trợ nạn nhân trong thời gian chờ xác minh;

- Thông báo cho Sở Ngoại vụ nơi nạn nhân được lưu giữ biết để thực hiện công tác đối ngoại theo quy định;

- Thông báo cho Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh biết để thực hiện các công việc nêu tại điểm c khoản này.

c) Trong thời hạn không quá 03 (ba) ngày, Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh khi nhận được thông tin về nạn nhân, có trách nhiệm phối hợp với Sở Ngoại vụ khẩn trương tiếp xúc với nạn nhân và thực hiện các việc sau:

- Kiểm tra giấy tờ tuỳ thân, việc nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của nạn nhân tại Việt Nam; lấy lời khai sơ bộ (nếu nạn nhân không biết tiếng Việt thì sử dụng người phiên dịch trong quá trình lấy lời khai);

- Chụp ảnh 06 (sáu) ảnh cỡ 4cm x 6 cm và hướng dẫn nạn nhân kê khai vào Tờ khai dùng cho nạn nhân bị mua bán trong nước. Trường hợp nạn nhân là trẻ em, người không biết tiếng Việt thì phiên dịch ghi lại theo lời khai của họ;

- Báo cáo về Cục Quản lý xuất nhập cảnh và gửi kèm theo hồ sơ gồm: Tờ khai dùng cho nạn nhân bị mua bán trong nước, 05 (năm) ảnh của nạn nhân, Giấy xác nhận nạn nhân bị mua bán (nếu có), kết quả lấy lời khai sơ bộ nạn nhân và các tài liệu khác (nếu có);

- Trường hợp không đủ căn cứ xác định nạn nhân thì phải có văn bản đề nghị Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an cấp tỉnh nơi người đó khai bị mua bán hoặc được giải cứu để tiến hành xác minh. Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu xác minh, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm và trật tự xã hội Công an cấp tỉnh phải trả lời kết quả cho Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh đó để báo cáo Cục Quản lý xuất nhập cảnh;

d) Trong thời hạn không quá 03 (ba) ngày kể từ ngày nhận được báo cáo về nạn nhân của Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh, Cục Quản lý xuất nhập cảnh kiểm tra các thông tin liên quan đến việc nhập xuất cảnh, cư trú của nạn nhân và có văn bản trao đổi với Cục Lãnh sự kèm theo Tờ khai dùng cho nạn nhân bị mua bán trong nước, 03 (ba) ảnh và Giấy xác nhận nạn nhân bị mua bán và các tài liệu liên quan (nếu có);

đ) Trong thời hạn không quá 03 (ba) ngày kể từ khi nhận được văn bản của Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Cục Lãnh sự có trách nhiệm gửi công hàm (kèm theo hồ sơ nạn nhân và 02 (hai) ảnh) cho cơ quan đại diện ngoại giao của nước nạn nhân khai có quốc tịch (hoặc thường trú) để yêu cầu việc bảo hộ, xác minh, nhận trở về nạn nhân.

Điều 9. Trao trả nạn nhân

1. Cục Lãnh sự khi nhận được công hàm của cơ quan đại diện ngoại giao của nước mà nạn nhân là công dân (hoặc thường trú) trả lời đồng ý nhận trở về, kèm theo giấy tờ có giá trị xuất nhập cảnh đã được cấp cho nạn nhân, có trách nhiệm thống nhất với phía nước ngoài về thời gian, cửa khẩu, phương tiện chuyên chở nạn nhân về nước (trường hợp phía nước ngoài không bố trí được phương tiện chuyên chở thì có thể đề nghị các tổ chức quốc tế tại Việt Nam hỗ trợ), sau đó thông báo bằng văn bản và chuyển giấy tờ xuất, nhập cảnh của nạn nhân cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh.

2. Cục Quản lý xuất nhập cảnh trong thời hạn 05 (năm) ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Cục Lãnh sự có trách nhiệm thực hiện:

a) Cấp thị thực xuất cảnh, tạm trú cho nạn nhân (được miễn thu lệ phí, thời hạn của thị thực, tạm trú phù hợp với thời hạn đưa nạn nhân về nước);

b) Thông báo kế hoạch đưa nạn nhân về nước cho Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đang lưu giữ nạn nhân; Công an cửa khẩu sân bay quốc tế hoặc Bộ đội Biên phòng cửa khẩu đường bộ nơi nạn nhân sẽ xuất cảnh; các tổ chức quốc tế (nếu có liên quan) để phối hợp đưa nạn nhân về nước;

c) Chuyển cho Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi lưu giữ nạn nhân giấy tờ xuất nhập cảnh và các tài liệu liên quan đến nạn nhân để thực hiện thủ tục đưa nạn nhân về nước.

3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi lưu giữ nạn nhân chỉ đạo cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân đưa nạn nhân tới cửa khẩu và phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện việc đưa nạn nhân về nước.

4. Tại cửa khẩu đưa nạn nhân về nước, Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi nạn nhân được lưu giữ phối hợp với Đồn Công an cửa khẩu sân bay quốc tế thực hiện các thủ tục xuất cảnh cho nạn nhân (nếu nạn nhân về bằng đường hàng không) hoặc bàn giao cho Bộ đội Biên phòng nơi có cửa khẩu quốc tế đường bộ để trao trả nạn nhân cho phía nước ngoài (nếu nạn nhân về bằng đường bộ).

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 10. Hiệu lực thi hành

Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 3 năm 2014 và thay thế Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BCA-BQP-BNG-BLĐTBXH ngày 08 tháng 5 năm 2008 của liên Bộ: Công an, Quốc phòng, Ngoại giao, Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn trình tự, thủ tục xác minh, xác định, tiếp nhận phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về.

Điều 11. Trách nhiệm thi hành

Các cơ quan, đơn vị chức năng của các Bộ: Công an, Quốc phòng, Lao động - Thương binh và Xã hội, Ngoại giao trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư liên tịch này; định kỳ hàng năm báo cáo tình hình và kết quả công tác xác minh, xác định, tiếp nhận và trao trả nạn nhân bị mua bán, gửi về Văn phòng Thường trực phòng, chống tội phạm và ma túy Bộ Công an.

Trong quá trình thực hiện Thông tư liên tịch, nếu có vướng mắc các cơ quan, đơn vị, địa phương phản ánh về Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Ngoại giao để có hướng dẫn kịp thời./.

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG
THỨ TRƯỞNG




Thượng tướng Nguyễn Thành Cung

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN
THỨ TRƯỞNG




Thượng tướng Lê Quý Vương

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG -THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Trọng Đàm

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO
THỨ TRƯỞNG





Nguyễn Thanh Sơn

Nơi nhận:
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Hội đồng Dân tộc của Quốc hội;
- Ủy ban Pháp luật Quốc hội;
- Ủy ban Tư pháp Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Công báo, Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Lưu: VT (BCA, BQP, BLĐTBXH, BNG).

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN

MINISTRY OF PUBLIC SECURITY - MINISTRY OF NATIONAL DEFENSE - MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS - MINISTRY OF FOREIGN AFFAIRS
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 01/2014/TTLT-BCA-BQP-BLDTBXH-BNG

Hanoi, February 10, 2014

 

JOINT CIRCULAR

INSTRUCTIONS ON PROCEDURE FOR AND COOPERATION IN IDENTIFICATION, RECEIPT, AND REPATRIATION OF VICTIMS OF HUMAN TRAFFICKING

Pursuant to the Law on Prevention of human trafficking 2011;

Pursuant to the Government's Decree No. 36/2012/ND-CP dated April 18, 2012 defining the functions, tasks, entitlements and organizational structure of Ministries and ministerial agencies;

Pursuant to the Government's Decree No. 62/2012/ND-CP dated August 13, 2012 on bases for identification of victims of human trafficking, protection for victims and their families;

The Minister of Public Security, the Minister of National Defense, the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs, and the Minister of Foreign Affairs promulgate a Joint Circular on the procedure for and cooperation in identification, receipt, and repatriation of victims of human trafficking.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. This Circular deals with the procedure and cooperation among regulatory bodies of the Ministry of Public Security, the Ministry of National Defense, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, and the Ministry of Foreign Affairs in identification, receipt, and repatriation of victims of human trafficking (hereinafter referred to as victims) according to Article 24, Article 25, and Article 26 of the Law on Prevention of human trafficking. In case an international agreement or treaty to which Vietnam is a signatory is in contravention of this Circular, such international agreement or treaty shall apply.

The victims in this Circular shall be identified in accordance with Article 5 of the Government's Decree No. 62/2012/ND-CP dated August 13, 2012 on bases for identification of victims of human trafficking, protection for victims and their families.

2. This Circular is applied to victims that are Vietnamese citizens in Vietnam or overseas, and victims that are foreigners in Vietnam, the regulatory bodies of the Ministry of Public Security, the Ministry of National Defense, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, and the Ministry of Foreign Affairs that are responsible for identification, receipt, and repatriation of victims of human trafficking, relevant organizations and relevant individuals.

Article 2. Principles for identification, receipt, and repatriation of victims

1. Conformable with the Law on Prevention of human trafficking.

2. Timely, accurate, and safe; able to protect the life, health, dignity, lawful rights and interests of victims.

3. Able to protect the confidentiality of information about victims their families.

Article 3. Funding

The funding for identification, receipt, and repatriation of victims is provided by government budget and belongs to annual expenditure estimate of regulatory bodies according to the Law on State budget and its guiding documents.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

IDENTIFICATION, RECEIPT, AND REPATRIATION OF VICTIMS TRAFFICKED ABROAD

Article 4. Rules for identification, receipt, and repatriation of victims

1. When a diplomatic mission, consular agency, or an agency authorized to perform consular tasks overseas (hereinafter referred to as Vietnam’s representative bodies overseas) receives information and documents about the a victim from a foreign regulatory body, an international organization, a Vietnamese regulatory body at home, a victim, or an informer, the following tasks shall be performed:

a) If the information reveals that the victim has not been rescued, a competent authority of the victim’s home country must be notified to cooperate in checking, identifying, and attempting a rescue if the source of information is reliable.

b) If the victim has been rescued or the person that claims to be a victim at a Vietnam’s representative body overseas:

- Verify information, collect documents related to the human trafficking, the papers proving the victim’s Vietnamese nationality, and the travel document;

- Instruct the victim to fill the Statement for victims that return from abroad (the form in Appendix 1 to this Circular). If the victim is a child or cannot fill the Statement himself or herself, the official at the receiving body shall help the victim write down his/her statements;

- If evidence for Vietnamese nationality and victimization is substantial: Provide protection, cooperate with the regulatory body of the victim’s home country in fulfilling the victim’s essential needs; issue a laissez-passer in order to repatriate the victim if he/she does not have a valid travel document. If evidence for Vietnamese nationality or victimization is insufficient: within 03 days from the receipt of information and documents from the person that claims to be a victim, the Vietnam’s representative body overseas shall send documents and a dossier on that person (including a Statement that contain sufficient and documents provided by the foreign bodies or international organizations, or collected by the Vietnam’s representative body overseas) to the Immigration Administration - the Ministry of Public Security for verification in accordance with Clause 2 of this Article and to the Consular Administration - Ministry of Foreign Affairs.

Within 03 days from the day on which the response from the Immigration Administration is received, the Vietnam’s representative body overseas shall issue a laissez-passer to the victim if the victim does not have a valid travel document. If the victim’s identity cannot be determined, or evidence for victimization is insufficient, the laws of Vietnam and the victim’s home country shall apply;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Identification of victims by domestic regulatory bodies:

a) Right after receiving a written request for identification from a Vietnam’s representative body overseas mentioned in Point b Clause 1 of this Article, Immigration Administration shall organize the identification or instruct a provincial immigration authority that belongs to a provincial police department (hereinafter referred to as provincial immigration authority) to carry out the identification, and send documents to the central police department in charge of crimes against social order - Ministry of Public Security for cooperation if necessary.

Within 10 days from the receipt of the request for identification, the provincial immigration authority shall report the result to Immigration Administration by secured line or fax, and send documents.

b) Within 03 days from the day on which the identification result is received, Immigration Administration must respond the Vietnam’s representative body overseas and send documents to Consular Administration for cooperation.

3. Organization of receipt of victims at border checkpoints at international airports:

a) Immigration Administration shall take charge and cooperate with regulatory bodies of relevant Ministries in organizing the receipt as follows:

- At least 03 days before the intended date of entry, Immigration Administration shall notify the time, location, and list of victims to the central police department in charge of crimes against social order, the Service of Labor, War Invalids and Social Affairs of the province where the checkpoint is located to organize the receipt in cooperation;

- At the entry checkpoint: identify, and receive the victims; sign the record on receipt of trafficked victims that return from abroad (using the form in Appendix 3 to this Circular) with the foreign regulatory body (if any); help the victims complete the procedures; check the victims’ dossiers sent by the foreign body, or give them to the victims; instruct the victims to fill the Statement for victims that return from abroad if it is not available; issue Certificate of repatriation to the victims (using the form in Appendix 5 enclosed herewith);

- Cover the costs of traveling and meals if the victims wish to go home themselves. Notify and request the families of the victims that are children and people incapable of going home themselves to get them, or take such victims to their families. The victims that have no home or wish to stay at a social protection establishment or a victim assistance establishment, and the victims that are homeless children shall be sent (together with relevant documents) to the Service of Labor, War Invalids and Social Affairs where the checkpoint is located.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) At the checkpoint, the central police department in charge of crimes against social order shall cooperate with Immigration Administration in taking statements from the victims to collect information and documents about the traffickers.

c) After receiving the victims from Immigration Administration, the Service of Labor, War Invalids and Social Affairs of the province where the airport is located shall send them to a local social protection establishment or victim assistance establishment.

4. Organization of receipt of victims at land border checkpoints, railroad checkpoints, and checkpoints at seaports:

a) The Immigration Administration shall send a notification to the police authority of the province where the checkpoint is located at least 03 days before the intended date of entry to instruct the provincial immigration authority and the provincial police department in charge of crimes against social order to cooperate with regulatory bodies in organizing the receipt.

b) When receiving the notification, the police authority of the province where the checkpoint is located shall discuss the receipt plan with the Border guard and the Service of Labor, War Invalids and Social Affairs of the same province in order to organize the receipt in cooperation.

c) The border guard station at the checkpoint shall identify the victims, sign the receipt record, receive the victims from the foreign regulatory body, instruct the victims to fill the Statements for victims trafficked abroad and help them complete the entry procedure, then send them to the provincial immigration authority (the form of the receipt record is provided in Appendix 4 to this Circular).

d) After receiving the victims, the provincial immigration authority shall issue Certificates of repatriation to the victims (using the form in Appendix 6 to this Circular) and cooperate with the provincial police department in charge of crimes against social order in taking statements from the victims to collect information and documents about the traffickers.

Cover the costs of traveling and meals if the victims wish to go home themselves; notify and request the families of the victims that are children and people incapable of going home themselves to get them, or take such victims to their families; the victims that have no home or wish to stay at a social protection establishment or a victim assistance establishment, and the victims that are homeless children shall be sent (together with relevant documents) to the Service of Labor, War Invalids and Social Affairs where the checkpoint is located.

dd) After the procedures above are completed, the immigration authority of the province where the victims are received shall notify the immigration authorities of the provinces where the victims reside.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 5. Identification and receipt of victims that return from abroad themselves

1. When a victim returns from abroad himself/herself and reports at a border guard station, or found by the Border guard or the Coastguard in the bordering area, on an island or on the sea:

a) The border guard station or the Coastguard shall:

- Provide temporary shelter and fulfill essential needs of the person that claims to be a victim if necessary;

- Take a statement from the victim; check the papers related to the person’s identity, nationality, other information and documents that help identify the victim;

- Collect information and documents about the traffickers that the victim knows to serve investigation and prevention of human trafficking;

- Send the victim to the People’s Committee of the nearest commune where the person reports or is found.

b) The People’s Committee of the commune, the Division of Labor, War Invalids and Social Affairs of the district and the police department of the district shall receive and identify the victim in accordance with Article 6 of this Circular.

2. If the victim returns from abroad himself/herself and reports at a police department or the local authority, then the receipt, identification, and provision of assistance for the victim shall be carried out as if that person is a victim of intra-country trafficking according to Article 6 of this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

RECEIPT AND IDENTIFICATION OF DOMESTICALLY TRAFFICKED VICTIMS

Article 6. Receipt and identification of the victims that report themselves

1. When receiving a victim’s or his/her legal representative’s report on being trafficked, the People’s Committee or the police department of the commune must instruct him/her to fill the Statement for victims of intra-country trafficking (the form is provided in Appendix 2 to this Circular); fulfill essential needs of the person that claims to be a victim, and request the Division of Labor, War Invalids and Social Affairs of the district to follow the procedure in Clause 2 of this Article. If the informer is a child or cannot fill the Statement himself/herself, the official shall write down that person’s statement.

2. Within 03 days from the day on which the notification from the People’s Committee or police department of the commune is received, the Division of Labor, War Invalids and Social Affairs of the district shall:

a) Send the victim home or to a social protection establishment or a victim assistance establishment if the victim’s identity document is available;

b) Send a written request for identification of the victim to the police department of the district where the victim resides or where the human trafficking occurs (according to the victim’s statement) if the victim’s identity document is not available. The person that claims to be a victim shall have his/her essential needs fulfilled pending the identification. After the police department of the district confirms the victimization, assistance shall be provided as if evidence for victimization is substantial according to Point a of this Clause.

3. The police department of the district where the person that claims to be a victim resides or where the human trafficking occurs (according to his/her statement) shall:

a) Identify the victim and respond within 20 days from the receipt of the request for identification of the victim from the Division of Labor, War Invalids and Social Affairs of the district (according to Point b Clause 2 of this Article);

b) Issue a certification of victim of trafficking if evidence for victimization is substantial after identification (the certification form is provided in Appendix 7 to this Circular), send the identification result and this certificate to the Division of Labor, War Invalids and Social Affairs in order to provide assistance for the victim;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 7. Identification of rescued victims

1. The rescuing body (the police, the border guard, the coastguard) shall:

a) Fulfill the rescued person’s essential needs if evidence for victimization is substantial; issue the certification of victim of trafficking; send the victim to the Division of Labor, War Invalids and Social Affairs of the district where the rescue takes place to complete the procedure mentioned in Clause 2 of this Article.

a) If evidence for victimization is insufficient, the rescuing body shall request the local Division of Labor, War Invalids and Social Affairs to send that person to a social protection establishment or a victim assistance establishment after his/her essential needs have been fulfilled.

2. The Division of Labor, War Invalids and Social Affairs of the district where the rescue takes place shall:

a) Fulfill the rescued person’s essential needs if he/she has been issued with the certification of victim of trafficking;

b) Request the police department of the district where the person is rescued to identify the person if evidence for victimization is insufficient; complete the procedure mentioned in Clause 2 Article 6 of this Circular when the identification result is given as if victim is trafficked domestically.

3. The police department of the district where the person is rescued shall identify that person and notify the result to the Division of Labor, War Invalids and Social Affairs as prescribed in Clause 3 Article 6 of this Circular.

If the person is not identified as a victim, the Director of the Division of Labor, War Invalids and Social Affairs shall cooperate with the Director of a social protection establishment or a victim assistance establishment in discharging that person from such establishment in accordance with law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

RECEIPT, IDENTIFICATION, AND REPATRIATION OF TRAFFICKED FOREIGNERS IN VIETNAM

Article 8. Receipt and identification of victims

1. If the victim has not been rescued:

After receiving information and documents about the victim from a foreign authority, international organization, domestic organization, or an informer, the information-receiving body must immediately request the provincial police department in charge of crimes against social order of the province where the victim is held in custody to carry out an identification, investigation, and rescue.

2. If the victim has been rescued or the person that claims to be a victim reports himself/herself:

a) The police authority, the border guard, the coastguard where the victim is rescued or the police department where the victim reports shall fulfill his/her essential needs if necessary, and immediately send him/her to the Division of Labor, War Invalids and Social Affairs of the district where the victim is rescued, or the nearest place where the victim is trafficked according to the his/her statement. If evidence for the rescued person’s victimization is substantial, the rescuing body shall issue a certification of victim of trafficking before sending.

b) Right after receiving the victim, the Division of Labor, War Invalids and Social Affairs shall:

- Send the victim to a social protection establishment or victim assistance establishment; send a report to the Service of Labor, War Invalids and Social Affairs to request instructions on assistance for the victim pending the identification;

- Notify the Service of Foreign Affairs of the province where the victim is held;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Within 03 days from receipt of the information about the victim, the provincial immigration authority shall cooperate with the Service of Foreign Affairs in contacting the victim and:

- Check the victim’s ID paper, entry, exit, and residence of the victim in Vietnam; take a preliminary statement from the victim (employ a translator if the victim does not speak Vietnamese language);

- Take 06 pictures sized 4 cm x 6 cm; instruct the victim to full the Statement for domestically trafficked victims. If the victim is a child or does not speak Vietnamese, the translator shall help them fill the Statement;

- Send a report to Immigration Administration together with a package that consists of: the Statement for domestically trafficked victims, 05 pictures of the victim, the certification of victim of trafficking (if any), the preliminary statement of the victim, and other documents (if any);

- Request the provincial police department in charge of crimes against social order of the province where the victim is trafficked according to his/her statement to carry out identification if evidence for victimization is insufficient. Within 20 days from the receipt of the request for identification, the provincial police department in charge of crimes against social order shall notify the result to the provincial immigration authority; then the provincial immigration authority shall send a report to Immigration Administration;

d) Within 03 days from the receipt of the report from the provincial immigration authority, Immigration Administration shall verify the information related to the entry, exit, and residence of the victim, send a written notification to the Consular Authority together with the Statement for domestically trafficked victims, 03 pictures, the certification of victim of trafficking, and relevant documents (if any);

dd) Within 03 days from the receipt of the notification from Immigration Administration, the Consular Administration shall send a diplomatic note (together with the dossier on the victim and 02 pictures) to the diplomatic mission of the country where the victim resides or holds the nationality according to the victim’s statement to request protection, identification, and receipt of the victim.

Article 9. Repatriation of victims

1. When receiving the diplomatic note from the diplomatic mission of the country of which the victim is a citizen that the victim may be received and a valid travel document of the victim, the Consular Administration must reach an agreement on the time, border checkpoint, and vehicle for repatriating the victim (a request for support from an international organization in Vietnam may be made if the foreign authority cannot provide a vehicle), then send a notification and the victim’s travel document to Immigration Administration.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Issue a temporary residence and exit visa to the victim (the victim is exempt from fees; the duration of the visa must match the deadline for repatriating the victim);

b) Notify the repatriation plan to the provincial immigration authority, the Service of Labor, War Invalids and Social Affairs of the province where the victim is being held; the police at the international airport or the border guard at the checkpoint where the victim departs; the international organizations (if relevant) that cooperate in repatriating the victim;

c) Send the travel document and other documents related to the victim to the provincial immigration authority in order to complete the procedure for repatriating the victim.

3. The Service of Labour, War Invalids and Social Affairs where the victim is held shall request the social protection establishment or victim assistance establishment to take the victim to the border checkpoint and cooperate with relevant bodies in repatriating the victim.

4. At the checkpoint, provincial immigration authority shall cooperate with the police department at the international airport to complete the repatriation procedure (if the victim goes home by air) or request the border guard at the land border checkpoint to repatriate the victim (if the victim goes home by land).

Chapter V

IMPLEMENTATION

Article 10. Effect

This Circular takes effect on March 25, 2014 and supersedes the Joint Circular No. 03/2008/TTLT-BCA-BQP-BNG-BLDTBXH dated May 08, 2008 of the Ministry of Public Security, the Ministry of National Defense, the Ministry of Foreign Affairs, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs on guidelines for procedure for identification and receipt of trafficked women and children victims that return from abroad.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Regulatory bodies of the Ministry of Public Security, the Ministry of National Defense, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, and the Ministry of Foreign Affairs are responsible for the implementation of this Circular, and must send annual reports on identification, receipt, and repatriation of victims of human trafficking, to Crime and Drug Prevention Office - Ministry of Public Security.

Any difficulty that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Public Security, the Ministry of National Defense, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, and the Ministry of Foreign Affairs for timely instructions./.

 

PP MINISTER OF NATIONAL DEFENSE
DEPUTY MINISTER




Nguyen Thanh Cung

PP MINISTER OF PUBLIC SECURITY
DEPUTY MINISTER




Le Quy Vuong

PP MINISTER OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
DEPUTY MINISTER




Nguyen Trong Dam

PP MINISTER OF FOREIGN AFFAIRS
DEPUTY MINISTER





Nguyen Thanh Son

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

ATTACHED FILE

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư liên tịch 01/2014/TTLT-BCA-BQP-BLĐTBXH-BNG ngày 10/02/2014 hướng dẫn trình tự, thủ tục và quan hệ phối hợp trong việc xác minh, xác định, tiếp nhận và trao trả nạn nhân bị mua bán do Bộ trưởng Bộ Công an - Bộ Quốc phòng - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Ngoại giao ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


17.639

DMCA.com Protection Status
IP: 44.200.210.43
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!