Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 3398/QĐ-UBND phát triển tưới tiên tiến tiết kiệm nước cho cây trồng cạn trên Bình Thuận 2016

Số hiệu: 3398/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận Người ký: Nguyễn Ngọc Hai
Ngày ban hành: 21/11/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3398/QĐ-UBND

Bình Thuận, ngày 21 tháng 11 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG PHÁT TRIỂN TƯỚI TIÊN TIẾN, TIẾT KIỆM NƯỚC CHO CÂY TRỒNG CẠN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”;

Căn cứ Quyết định số 794/QĐ-BNN-TCTL ngày 21 tháng 4 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành Thủy lợi”;

Căn cứ Quyết định số 1788/QĐ-BNN-TCTL ngày 19 tháng 5 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch hành động phát triển tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn phục vụ tái cơ cấu ngành Thủy lợi;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 2957/SNN-NN ngày 31 tháng 10 năm 2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động phát triển tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn trên địa bàn tỉnh Bình Thuận theo Quyết định số 1788/QĐ-BNN-TCTL ngày 19 tháng 5 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới tỉnh, Trưởng ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ NN & PTNT;
- Tổng cục Thủy lợi;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- Ủy ban MTTQVN tỉnh;
- Các Hội, Đoàn thể tỉnh;
- Đài PTTH Bình Thuận;
- Báo Bình Thuận;
- Trung tâm Thông tin tỉnh;
- Lưu: VT, ĐT&QHXD, KT. Vân (50b).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH





Nguyễn Ngọc Hai

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

PHÁT TRIỂN TƯỚI TIÊN TIẾN, TIẾT KIỆM NƯỚC CHO CÂY TRỒNG CẠN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN.
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 3398 /2016/QĐ-UBND ngày 21 tháng 6 năm 2016 của UBND tỉnh Bình Thuận)

I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

Công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn đã được nghiên cứu, phát triển và ứng dụng ở một số tỉnh, thành trong nước. Kết quả nghiên cứu và thực tế áp dụng trong những năm qua đã chứng tỏ ưu việt đột phá trong canh tác nông nghiệp so với phương thức tưới truyền thống về nhiều mặt như: tiết kiệm đáng kể lượng nước tưới, tiết kiệm phân bón, giảm công chăm sóc, giảm chi phí quản lý vận hành công trình, thuận tiện cho việc cơ giới hóa và tự động hóa trong sản xuất nông nghiệp, tăng năng suất cây trồng, tăng chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập của người nông dân, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước, góp phần bảo vệ môi trường.

Tỉnh Bình Thuận nằm trong khu vực thường xuyên phải chịu những tác động bất lợi của biến đổi khí hậu, các tháng mùa khô hàng năm, nguồn nước tích trữ trong công trình thủy lợi và nguồn nước mặt, nước ngầm cạn kiệt; hạn hán, thiếu nước sinh hoạt và sản xuất diễn ra gay gắt. Tuy nhiên đến nay việc áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh còn rất hạn chế, đến năm 2016 toàn tỉnh mới có 9.935 ha cây trồng/312.968 ha diện tích đất sản xuất nông nghiệp được áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; còn lại vẫn áp dụng phương pháp tưới truyền thống là chủ đạo nên lượng nước tổn thất còn rất lớn, gây lãng phí tài nguyên nước.

Nguyên nhân chủ yếu chưa thể áp dụng phổ biến công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước thay thế cho phương pháp tưới truyền thống ở tỉnh ta là do: cách tiếp cận chưa đồng bộ, thiếu quy hoạch gắn với tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; sự tham gia của doanh nghiệp còn hạn chế; cơ chế, chính sách hỗ trợ cho người nông dân, tổ chức kinh tế, xã hội để thúc đẩy ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước chưa hoàn thiện; công tác thông tin, tuyên truyền về công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng, công tác chuyển giao công nghệ, đào tạo, nâng cao nhận thức cho người nông dân còn thiếu và yếu; chi phí đầu tư cao so với đầu tư tưới theo phương pháp truyền thống, v.v.

Để đảm bảo sự thống nhất trong hành động, phát huy tối đa vai trò và nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong việc áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trong nông nghiệp thay thế phương pháp tưới truyền thống nhằm sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên nước, nâng cao hiệu quả khai thác các công trình thủy lợi hiện có phục vụ Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2670/QĐ-UBND ngày 30 tháng 10 năm 2013 cần thiết phải xây dựng và ban hành Kế hoạch hành động phát triển tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

- Góp phần thực hiện mục tiêu nâng cao hiệu quả ngành Thủy lợi phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; nâng cao hiệu quả khai thác các công trình thủy lợi hiện có trên địa bàn tỉnh.

- Phát huy nội lực, khuyến khích và nâng cao vai trò của các tổ chức, doanh nghiệp, của người dân trên cơ sở đẩy mạnh xã hội hóa và sự tham gia của các thành phần kinh tế, nhất là thành phần kinh tế tư nhân trong đầu tư, nghiên cứu, sản xuất, cung ứng các vật tư, thiết bị, công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cung cấp nguồn nước tưới cho các loại cây trồng cạn có lợi thế, có giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ, góp phần hình thành chuỗi giá trị nông sản chất lượng cho thị trường.

2. Mục tiêu cụ thể

Từ nay đến năm 2020 có 18.285 ha diện tích cây trồng cạn chủ lực (thanh long, xoài, hồ tiêu, nho, điều, quýt, mãng cầu, rau màu) được tưới bằng công nghệ, kỹ thuật tưới tiên tiến, tiết kiệm nước thay thế phương pháp tưới truyền thống nhằm tiết kiệm lượng nước tưới, tiết kiệm phân bón, giảm công chăm sóc, giảm chi phí quản lý vận hành công trình, thuận tiện cho việc cơ giới hóa và tự động hóa trong sản xuất nông nghiệp, tăng năng suất cây trồng, tăng chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập của người dân, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước góp phần bảo vệ môi trường. Quy mô sản xuất phân bổ theo từng địa phương như sau:

a) Đến năm 2017 có 11.649 ha diện tích cây trồng cạn chủ lực (thanh long, xoài, hồ tiêu, nho, điều, quýt, mãng cầu, rau màu) được tưới bằng công nghệ, kỹ thuật tưới tiên tiến, tiết kiệm nước. Cụ thể:

- Huyện Tuy Phong : 700 ha

- Huyện Bắc Bình : 4.000 ha

- Huyện Hàm Thuận Bắc : 1.500 ha

- Thành phố Phan Thiết : 39 ha

- Huyện Hàm Thuận Nam : 3.510 ha

- Huyện Hàm Tân : 620 ha

- Thị xã La Gi : 30 ha

- Huyện Tánh Linh : 500 ha

- Huyện Đức Linh : 750 ha.

b) Đến năm 2018 có 13.755 ha diện tích cây trồng cạn chủ lực (thanh long, xoài, hồ tiêu, nho, điều, quýt, mãng cầu, rau màu) được tưới bằng công nghệ, kỹ thuật tưới tiên tiến, tiết kiệm nước. Cụ thể:

- Huyện Tuy Phong : 800 ha

- Huyện Bắc Bình : 4.500 ha

- Huyện Hàm Thuận Bắc : 2.200 ha

- Thành phố Phan Thiết : 45 ha

- Huyện Hàm Thuận Nam : 4.100 ha

- Huyện Hàm Tân : 650 ha

- Thị xã La Gi : 60 ha

- Huyện Tánh Linh : 600 ha

- Huyện Đức Linh : 800 ha.

c) Đến năm 2019 có 15.840 ha diện tích cây trồng cạn chủ lực (thanh long, xoài, hồ tiêu, nho, điều, quýt, mãng cầu, rau màu) được tưới bằng công nghệ, kỹ thuật tưới tiên tiến, tiết kiệm nước. Cụ thể:

- Huyện Tuy Phong : 900 ha

- Huyện Bắc Bình : 5.000 ha

- Huyện Hàm Thuận Bắc : 2.700 ha

- Thành phố Phan Thiết : 50 ha

- Huyện Hàm Thuận Nam : 4.800 ha

- Huyện Hàm Tân : 700 ha

- Thị xã La Gi : 90 ha

- Huyện Tánh Linh : 700 ha

- Huyện Đức Linh : 900 ha.

d) Đến năm 2020 có 18.285 ha diện tích cây trồng cạn chủ lực (thanh long, xoài, hồ tiêu, nho, điều, quýt, mãng cầu, rau màu) được tưới bằng công nghệ, kỹ thuật tưới tiên tiến, tiết kiệm nước. Cụ thể:

- Huyện Tuy Phong : 1.020 ha

- Huyện Bắc Bình : 5.500 ha

- Huyện Hàm Thuận Bắc : 3.500 ha

- Thành phố Phan Thiết : 55 ha

- Huyện Hàm Thuận Nam : 5.500 ha

- Huyện Hàm Tân : 800 ha

- Thị xã La Gi : 110 ha

- Huyện Tánh Linh : 800 ha

- Huyện Đức Linh : 1.000 ha.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Rà soát, bổ sung quy hoạch

- Rà soát quy hoạch phát triển thủy lợi tỉnh theo mục tiêu tái cơ cấu ngành trong điều kiện biến đổi khí hậu, một trong các nhiệm vụ trọng tâm là rà soát quy hoạch thủy lợi cấp nước tưới cho các cây trồng cạn có quy mô sản xuất tập trung gắn với các đề án, quy hoạch phát triển từng loại cây trồng.

- Rà soát, lồng ghép giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước vào “Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bình Thuận đến năm 2020”.

- Rà soát, lồng ghép vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện, thị xã, thành phố nhiệm vụ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho các loại cây trồng cạn chủ lực có quy mô sản xuất tập trung, có giá trị, có thị trường tiêu thụ: cây nho, rau màu ở huyện Tuy Phong; cây thanh long ở các huyện Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam; cây xoài, điều, quýt, mãng cầu và rau màu ở huyện Hàm Tân; hồ tiêu, điều ở huyện Tánh Linh và Đức Linh.

- Lập quy hoạch mẫu cho một số vùng trọng điểm gắn tưới tiên tiến, tiết kiệm nước với các biện pháp thực hành nông nghiệp khác, mô hình chính sách, liên kết sản xuất, tổ chức sản xuất phục vụ tái cơ cấu ngành Nông nghiệp.

2. Hoàn thiện thể chế, chính sách

Hướng dẫn, đánh giá tình hình triển khai thực hiện, đề xuất, kiến nghị để hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy áp dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước:

- Các tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức, đơn giá phục vụ phát triển tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn chủ lực;

- Cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích (tín dụng, thuế, nguồn vốn, chính sách khác) cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia nghiên cứu, sản xuất, cung ứng các vật tư, thiết bị, cấu kiện, hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước;

- Chính sách khuyến khích mô hình đối tác công - tư, xã hội hóa trong đầu tư xây dựng, quản lý khai thác công trình tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn chủ lực;

- Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư các mô hình tưới tiên tiến, tiết kiệm nước phục vụ sản xuất nông nghiệp tại các khu/vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

3. Điều chỉnh cơ cấu đầu tư công

- Rà soát và đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 bằng nguồn vốn trong nước và quốc tế các công trình tạo nguồn (hồ Ka Pét, hồ Tân Lê, hồ Sông Tom, vv., các hệ thống kênh nối mạng) phục vụ phát triển tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho vùng cây trồng cạn chủ lực có quy mô sản xuất tập trung, có giá trị, có thị trường tiêu thụ. Ưu tiên, khuyến khích đầu tư công tư trong xây dựng hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.

- Xây dựng các mô hình mẫu, mô hình trình diễn nông nghiệp thông minh (CSA) gắn với công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; thử nghiệm áp dụng các chính sách mới; tổ chức sản xuất và liên kết sản xuất - tiêu thụ, v.v. lồng ghép trong các dự án đầu tư công để làm cơ sở nhân rộng mô hình.

- Điều chỉnh các dự án thủy lợi đang đầu tư để hoàn thiện cơ sở hạ tầng nội đồng phục vụ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước ở các địa phương đã có công trình thủy lợi: xây dựng hệ thống đường ống lấy nước từ hồ chứa cấp cho các vùng sản xuất cây trồng cạn chủ lực quy mô lớn; xây dựng trạm bơm để tạo nguồn cho các vùng xa công trình thủy lợi; chuyển đổi hình thức kênh hở sang cấp bằng đường ống.

4. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ

- Rà soát, đánh giá tình hình thực hiện, đề xuất, kiến nghị để hoàn thiện quy trình công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước: quy trình công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng chủ lực (thanh long, nho, hồ tiêu, vv.); các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, phục vụ nhân rộng mô hình; các sổ tay hướng dẫn kỹ thuật, các thiết kế mẫu, mô hình mẫu phục vụ phát triển tưới tiết kiệm nước cho cây trồng chủ lực.

- Ứng dụng, tích hợp công nghệ, thiết bị trong và ngoài nước để giảm giá thành đầu tư hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; khuyến khích các doanh nghiệp nông nghiệp, doanh nghiệp cung ứng thiết bị tưới đầu tư nghiên cứu và phát triển công nghệ tưới phù hợp với điều kiện của tỉnh.

- Tiếp tục nghiên cứu các giải pháp chuyển nước nối mạng thủy lợi, trọng tâm là sử dụng nước sau thủy điện kết hợp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho vùng đồi núi, đất dốc để nâng cao hiệu quả nguồn nước trong các công trình thủy lợi.

- Tiếp nhận chuyển giao và nhân rộng, ứng dụng các giải pháp tạo nguồn:

+ Ứng dụng công nghệ vật liệu, kết cấu mới để thu trữ nước tại chỗ, phân tán, quy mô nhỏ kết hợp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn cho vùng đất dốc, chưa có hoặc xa công trình thủy lợi;

+ Giải pháp sử dụng năng lượng tái tạo, thiết bị bơm cột nước cao phục vụ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho vùng cao;

+ Ứng dụng công nghệ thủy lợi nhỏ, thân thiện môi trường để bảo vệ và bổ cập nước ngầm ở các địa phương thường xuyên bị khô hạn, khan hiếm nước, gồm các huyện: Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam và Hàm Tân.

5. Tuyên truyền, đào tạo và tập huấn

- Tăng cường công tác tuyên truyền về chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước trong phát triển tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn thông qua Đài truyền thanh, truyền hình, báo chí và hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam tỉnh để nâng cao nhận thức của người dân tham gia xây dựng mô hình tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn;

- Tổ chức tham quan, học tập, chia sẻ kinh nghiệm các mô hình tưới tiên tiến, tiết kiệm nước thành công ở các tỉnh, thành trong nước cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và nhất là đội ngũ lãnh đạo của địa phương;

- Tổ chức đào tạo, tập huấn, nâng cao nhận thức và năng lực cho cán bộ quản lý địa phương (ưu tiên cấp huyện, xã), các tổ chức dùng nước, chủ trang trại và người nông dân về tưới tiên tiến, tiết kiệm nước gắn với khuyến nông, xây dựng nông thôn mới.

6. Tăng cường hợp tác quốc tế

- Lồng ghép các nội dung liên quan đến phát triển tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn vào các chương trình hợp tác, các dự án vay vốn ODA để kêu gọi nguồn lực quốc tế tham gia vào quá trình thúc đẩy phát triển tưới tiên tiến, tiết kiệm nước;

- Tăng cường hợp tác quốc tế về công nghệ, kỹ thuật tưới tiên tiến, tiết kiệm nước thông qua các hoạt động nghiên cứu, học tập, trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ, v.v.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực, có trách nhiệm chủ trì, phối hợp các sở, ngành, địa phương và cơ quan liên quan để theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch hành động; Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng Kế hoạch triển khai trên địa bàn huyện; theo dõi, tổng hợp tình hình, định kỳ báo cáo gởi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cơ quan liên quan có trách nhiệm triển khai Kế hoạch hành động này, đảm bảo kịp thời, hiệu quả, phù hợp tình hình thực tế (Danh mục nhiệm vụ và phân công thực hiện thể hiện chi tiết trong phụ lục kèm theo).

3. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Bình Thuận và các cơ quan thông tin truyền thông xây dựng nội dung tuyên truyền Đề án Phát triển tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn Quyết định số 1788/QĐ-BNN-TCTL ngày 19/5/2015 của Bộ Ngông nghiệp và Phát triển nông thôn và Kế hoạch hành động của Ủy ban nhân dân tỉnh; thông tin, phản ánh kịp thời các mô hình, điển hình về công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước ở các tỉnh, thành trong nước và trên địa bàn tỉnh cho các tổ chức, doanh nghiệp, người nông dân biết.

4. Định kỳ 6 tháng và hàng năm, các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cơ quan liên quan tiến hành đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện, trong đó nêu rõ việc đã hoàn thành, việc chưa hoàn thành, nguyên nhân và đề xuất giải pháp, gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

5. Quá trình thực hiện nếu có vấn đề vướng mắc phát sinh các đơn vị có trách nhiệm báo cáo kịp thời về UBND tỉnh (thông qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để sửa đổi, bổ sung./.

 

PHỤ LỤC

CÁC NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG PHÁT TRIỂN TƯỚI TIÊN TIẾN, TIẾT KIỆM NƯỚC CHO CÂY TRỒNG CẠN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3398 /QĐ-UBND ngày 21/11/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận)

STT

Nhiệm vụ

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Sản phẩm

Thời gian (Hoàn thành)

I

TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

1

Tổ chức phổ biến, quán triệt và triển khai nội dung Kế hoạch hành động phát triển tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn.

Sở Nông nghiệp và PTNT

- UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Các Sở, ngành liên quan

Hội nghị nội bộ

Quý I/2017

II

RÀ SOÁT, ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH

1

Rà soát Quy hoạch phát triển thủy lợi tỉnh theo mục tiêu tái cơ cấu ngành Nông nghiệp gắn với tưới tiết kiệm nước.

Sở Nông nghiệp và PTNT

- UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Các Sở, ngành, đơn vị liên quan

Quy hoạch được phê duyệt

Năm

2017-2018

2

Rà soát, lồng ghép giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước vào “Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bình Thuận đến năm 2020”.

Sở Nông nghiệp và PTNT

- UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Các Sở, ngành, đơn vị liên quan

Đề án được phê duyệt

Năm 2017-2018

III

HOÀN THIỆN THỂ CHẾ, CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY ÁP DỤNG TƯỚI TIÊN TIẾN, TIẾT KIỆM NƯỚC

1

Hướng dẫn áp dụng, đánh giá tình hình thực hiện các chính sách hỗ trợ áp dụng tưới tiết kiệm nước ban hành tại Quyết định 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ.

Sở Nông nghiệp và PTNT

- UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Các Sở, ngành, đơn vị liên quan

Văn bản hướng dẫn, báo cáo đánh giá

Năm 2017

2

Phổ biến, chỉ đạo áp dụng, chuyển giao vào sản xuất: các quy trình công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật, sổ tay hướng dẫn kỹ thuật; thiết kế mẫu công nghệ, các mô hình mẫu; định mức, đơn giá cho các thiết kế mẫu công nghệ và mô hình mẫu phục vụ phát triển tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng chủ lực có lợi thế (thanh long, điều, hồ tiêu, xoài, v.v); quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (sửa đổi, bổ sung) cho rau, quả tươi an toàn gắn với tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.

Sở Nông nghiệp và PTNT

- UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Các Sở, ngành, đơn vị liên quan

Văn bản chỉ đạo áp dụng, phổ biến, chuyển giao

Năm 2017-2020

IV

ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU ĐẦU TƯ CÔNG

1

Đề xuất, đăng ký danh mục các dự án ưu tiên đầu tư gắn với tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn giai đoạn 2016-2020

Sở Nông nghiệp và PTNT

- UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Các Sở, ngành, đơn vị liên quan

Danh mục dự án được Bộ phê duyệt

Năm 2017-2020

2

Xây dựng Dự án thí điểm tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp (Dự án Hợp tác kỹ thuật Phát triển nông nghiệp vùng tưới Phan Rí - Phan Thiết-Giai đoạn 2) và nhân rộng mô hình

Sở Nông nghiệp và PTNT

- UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Các Sở, ngành, đơn vị liên quan

Dự án thí điểm và

mô hình nhân rộng

Năm 2017-2020

3

Điều chỉnh các dự án đầu tư đang thực hiện để hoàn thiện cơ sở hạ tầng nội đồng phục vụ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước

Sở Nông nghiệp và PTNT

- UBND các huyện, thị xã, thành phố

Các Sở, ngành, đơn vị liên quan

Dự án được điều chỉnh

Năm 2017-2018

V

ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ

1

Rà soát, tổng kết, đánh giá các mô hình tưới, các nghiên cứu về chế độ tưới, quy trình công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho các cây trồng cạn chủ lực trong tỉnh.

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Báo cáo tổng kết, đánh giá

Năm 2017-2020

2

Tiếp tục nghiên cứu các giải pháp chuyển nước nối mạng thủy lợi, trọng tâm là sử dụng nước sau thủy điện kết hợp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho vùng đồi núi, đất dốc.

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Giải pháp đề xuất, mô hình thí điểm (nếu có)

Năm 2017-2020

3

Tiếp nhận chuyển giao và ứng dụng, nhân rộng công nghệ vật liệu, kết cấu mới để thu trữ nước tại chỗ, phân tán, quy mô nhỏ gắn với tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Công nghệ, kết cấu và giải pháp kỹ thuật kèm theo

Năm 2017-2020

4

Tiếp nhận chuyển giao và nhân rộng ứng dụng, phát triển công nghệ thiết bị bơm cột nước cao, thiết bị sử dụng năng lượng tái tạo kết hợp công trình trữ nước quy mô nhỏ phục vụ tưới tiết kiệm nước vùng đồi núi.

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Công nghệ, thiết bị, giải pháp kỹ thuật, sổ tay kỹ thuật

Năm 2017-2020

5

Ứng dụng, nhân rộng các mô hình bổ cập và tái tạo nguồn nước ngầm phục vụ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Mô hình, sổ tay kỹ thuật

Năm 2017-2020

VI

TUYÊN TRUYỀN, ĐÀO TẠO VÀ TẬP HUẤN

1

Tăng cường công tác tuyên truyền về chủ trương, chính sách pháp luật của nhà nước trong phát triển công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước

Sở Nông nghiệp và PTNT

- Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nông dân tỉnh, Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Thuận, Báo Bình Thuận

- UBND các huyện, thị xã, thành phố

Kế hoạch, tài liệu, hội nghị tuyên truyền

Hàng năm

2

Tổ chức các hội nghị, hội thảo, tham quan thực tế các mô hình đã xây dựng thành công tại địa phương

Sở Nông nghiệp và PTNT

- UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Các Sở, ngành, đơn vị liên quan

Hội nghị, hội thảo

Hàng năm

3

Xây dựng kế hoạch đào tạo, tập huấn, chuyển giao công nghệ tưới tiết kiệm nước lồng ghép trong chương trình nông thôn mới

Sở nông nghiệp và PTNT

- UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Văn phòng Điều phối CTMTQG xây dựng NTM tỉnh

Kế hoạch đào tạo

2017-2020

4

Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, chuyển giao công nghệ tưới tiết kiệm nước

Sở nông nghiệp và PTNT

- UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Văn phòng Điều phối CTMTQG xây dựng NTM tỉnh

- Các tổ chức hợp tác dùng nước; chủ trang trại, người nông dân

Số lớp, số người được đào tạo

2017-2020

VII

HỢP TÁC QUỐC TẾ

1

Lồng ghép các nội dung liên quan đến phát triển tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn vào các chương trình hợp tác kỹ thuật, các dự án vay vốn ODA

Sở Nông nghiệp và PTNT

- Sở Kế hoạch và Đầu tư, các Sở, ngành liên quan

- UBND các huyện, thị xã, thành phố

Số dự án

Năm 2016-2020

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 3398/QĐ-UBND ngày 21/11/2016 Kế hoạch hành động phát triển tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn trên địa bàn tỉnh Bình Thuận

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.349

DMCA.com Protection Status
IP: 3.149.230.44
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!