Khó đánh giá thực trạng tham nhũng

24/10/2008 10:42 AM

“Đấu tranh chống tham nhũng không phải chỉ thể hiện qua các vụ án, mà còn cả với công tác xây, chống và phòng ngừa. Việc quan trọng nhất, phòng ngừa để không xảy ra tham nhũng mới là mục tiêu chính”- Viện trưởng VKSND Tối cao Trần Quốc Vượng trao đổi với báo chí bên lề Quốc hội, chiều qua, 23/10.

 “Đấu tranh chống tham nhũng không phải chỉ thể hiện qua các vụ án, mà còn cả với công tác xây, chống và phòng ngừa. Việc quan trọng nhất, phòng ngừa để không xảy ra tham nhũng mới là mục tiêu chính”- Viện trưởng VKSND Tối cao Trần Quốc Vượng trao đổi với báo chí bên lề Quốc hội, chiều qua, 23/10.

Ông Trần Quốc Vượng Ảnh: Hồng Vĩnh

Thưa Viện trưởng, các vụ án tham nhũng ban đầu quy mô rất lớn, nhưng sau dường như lại nhỏ dần,  khiến dư luận nhân dân rất băn khoăn…

Ở một khía cạnh nào đó nhân dân đòi hỏi, sốt ruột với tình hình vi phạm, tội phạm là hoàn toàn chính đáng. Nhưng mặt khác, cơ quan pháp luật lại đứng trước tình hình là phải xử lý đúng. Nếu anh vẫn giữ tâm lý đầu như thế nào sau phải kết như thế thì rất dễ dẫn đến án oan.

Luật quy định cho phép cả quá trình điều tra dài, để chứng mình tội phạm, sau đó còn tranh tụng tại phiên tòa. Người đó có tội hay không là tòa tuyên án. Tất nhiên, giai đoạn điều tra vẫn là cơ bản, nên về mặt tư pháp phải có cái nhìn, đánh giá toàn diện như vậy.

Theo thống kê, năm 2008, số vụ án tham nhũng giảm 30% và số bị can giảm 25%,  ông có đánh giá như thế nào?

Để trả lời chính xác về vấn đề này hơi khó. Hiện có rất nhiều ý kiến khác nhau, có người cho rằng tình hình án thụ lý không phản ánh đúng tình hình thực tế tham nhũng hiện nay.

Nhưng cũng có ý kiến cho rằng phần, lớn những vụ án đang thụ lý hiện nay là những vụ án được phát hiện từ hai, ba năm trước. Để đánh giá thế nào tôi không thể nói ngay được. Cần phải có một đánh giá chính xác, trước khi khẳng định

Hai năm 2005-2006, chúng ta đưa ra 8 vụ án điểm, nhưng từ đó đến nay không có vụ nào?

Án điểm là khái niệm tương đối chứ không phải mang tính luật định. Luật không quy định như thế nào là án điểm, luật chỉ xác định 4 loại án: ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Án điểm hội tụ nhiều yếu tố để xác định, do từng cấp xác định để xét xử.

Trong báo cáo, ông có thừa nhận chất lượng kiểm sát điều tra, truy tố...còn nhiều tồn tại:  nhiều vụ án nghiêm trọng được coi là điểm, nhưng có nhiều bị can được tạm đình chỉ, được thả sau quá trình tạm giam gây bức xúc trong nhân dân?

So với tổng số bị can đã bị khởi tố, điều tra, số bị đình chỉ cũng ít thôi. Trong quá trình khởi tố, điều tra, mới thấy và rõ một số việc trước đây phải đánh giá lại trong kết quả điều tra. Luật cho phép trường hợp không đủ căn cứ thì phải đình chỉ. Đó là cái rất đúng đắn của luật pháp, của những người thi hành pháp luật.

Không đủ chứng cứ thì phải đình chỉ đảm bảo quyền dân chủ của người dân. Tuy nhiên, để tình trạng trên xảy ra, theo tôi cũng phải xem xét trách nhiệm, trong đó có cơ quan điều tra, điều tra viên, kiểm sát viên.

Nhiều người bị bắt tạm giam hàng năm trời mới được đình chỉ, điều đó không chỉ ảnh hưởng tới người dân mà còn khiến dư luận  hoài nghi?

Tôi nghĩ, dư luận đặt vấn đề cũng là chính đáng, các cơ quan pháp luật cũng phải nhìn nhận lại mình để làm cho đúng hơn. Để phấn đấu xây dựng một nền pháp luật thực sự công bằng, dân chủ, công minh, đảm bảo không bỏ lọt tội phạm, nhưng cũng không làm oan người vô tội. Đó là mục tiêu tối thượng.

Nhưng trong hàng vạn vụ án, trung bình mỗi năm xử lý trên 4 vạn vụ án,  thì chuyện sai sót khó tránh khỏi. Nhưng như tôi đã từng phát biểu, sai sót của tư pháp là gây tác hại, nên phải phấn đấu làm sao hạn chế đến mức thấp nhất.

Thưa ông, vụ án Nguyễn Đức Chi, VKS truy tố tội lừa đảo nhưng tòa thì bảo không. Trước đây ta xác định là án điểm, mới đây tòa tuyên có 4 năm tù?

Phải theo tinh thần cải cách tư pháp, bản án là kết quả của quá trình tranh tụng và kết luận tại tòa. Quyền của người ta, người ta xem xét lại. Như tôi nói, đó là kết quả của một quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Tôi không muốn nói là tòa án vừa rồi đã xử đúng hoặc sai.

Tôi không khẳng định vì chúng tôi còn bàn bạc tiếp, vì Viện kiểm sát truy tố một tội khác, Tòa xử tội khác nhẹ hơn, trong tư pháp có quyền như vậy.

Trường hợp này VKS có kháng nghị không?

Điều đó chúng tôi đang xem xét.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 476

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn