Nhờ đâu kinh tế Mỹ lại khoẻ và dai sức đến vậy?

14/05/2008 10:21 AM

"Kinh tế Mỹ khoẻ và dai sức đến lạ kỳ! Vậy nên giới đầu tư đang liên tiếp mua dầu với lập luận kinh tế tăng trưởng sẽ thôi thúc nhu cầu sử dụng các loại hàng hoá đầu vào, đặc biệt là loại nguyên liệu tối quan trọng này", Jonathan Kornafel, Giám đốc khu vực châu Á của Tập đoàn Hudson Capital Energy nhận định.

Hiện có nhiều dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Mỹ sẽ phục hồi sau chặng đường chống chọi dai dẳng vừa qua khiến thế giới phải tự hỏi, nhờ đâu mà kinh tế Mỹ lại khoẻ và dai sức đến lạ kỳ như vậy?


Soạn: HA 1017523 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Tổng thống Mỹ Bush. Ảnh AP

"Khoẻ và dai sức đến lạ kỳ"

Chính phủ Mỹ công bố một loạt chỉ số chứng minh kinh tế Mỹ đang lấy lại sinh khí để phát triển.

Cụ thể, Fed công bố chỉ số vay tiền của người tiêu dùng tháng 3/2008. Theo đó, chỉ số này trong tháng 3 đã tăng vượt dự đoán, lên mức 7,2% trong khi cùng kỳ năm ngoái là 3,1%.

Cùng lúc, Bộ Lao động Mỹ cho hay, năng suất lao động của Mỹ trong quý I/2008 đã tăng bất ngờ. Cụ thể, chỉ số này tăng 2,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ở chiều ngược lại, chi phí nhân công ở Mỹ lại tăng ít hơn trong thời gian qua. Cụ thể, chi phí nhân công trung bình trong quý I/2008 tăng 2,2%, trong khi quý liền trước còn tăng 2,8%.

Như vậy, các công ty đang và có khả năng sẽ làm ăn tốt hơn với năng suất lao động cao và chi phí nhân công thấp, qua đó thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, bởi các công ty là những thành tố quan trọng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế Mỹ.

"Kinh tế Mỹ khoẻ và dai sức đến lạ kỳ! Vậy nên giới đầu tư đang liên tiếp mua dầu với lập luận kinh tế tăng trưởng sẽ thôi thúc nhu cầu sử dụng các loại hàng hoá đầu vào, đặc biệt là loại nguyên liệu tối quan trọng này", Jonathan Kornafel, Giám đốc khu vực châu Á của Tập đoàn Hudson Capital Energy nhận định.

Một lần nữa, thế giới phải tự hỏi, nhờ đâu mà kinh tế Mỹ lại khoẻ và dai sức đến lạ kỳ như vậy? Theo giới chuyên gia thì có 5 yếu tố cơ bản.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách mạnh mẽ, thiên về dịch vụ. Các lĩnh vực sản xuất công nghiệp ngày càng đóng góp ít hơn vào nền kinh tế quốc dân, không chỉ riêng ở nước Mỹ. Thêm vào đó, các vụ phá sản, sáp nhập và lâm vào nợ nần triền miên càng khiến công nghiệp ngày càng bất ổn hơn cho mỗi nền kinh tế.

Tăng trưởng tỷ trọng dịch vụ chính là giải pháp cho các nền kinh tế trên toàn cầu, cả các nước phát triển lẫn các nước đang phát triển. Nước nào vận dụng tốt hơn, chuyển biến nhanh hơn, như trường hợp của Mỹ, sẽ thành công.

Và ngay cả trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, Mỹ cũng đã bước đầu thành công trong việc khuyến khích chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng tiết kiệm năng lượng. Các nguồn năng lượng thay thế được nghiên cứu và phát triển, các công cụ và phương tiện được cải tiến theo hướng tiết kiệm xăng dầu đã ra đời hàng loạt...

Thông tin và quản lý tốt hơn. Một thực tế là các nhà hoạch định chính sách chủ yếu trong nền kinh tế, từ Fed cho tới từng ông chủ doanh nghiệp ở Mỹ, đang ngày càng tỏ ra minh bạch và dễ dự báo hơn.

Vì thế, bao nhiêu lần tăng lãi suất của Fed đều được các nhà kinh tế và báo chí dự báo trước với độ chính xác lên tới từng ngày. Từ đầu năm người ta đã biết Fed sẽ tăng lãi suất bao nhiêu lần và mỗi lần lên mấy điểm phần trăm.

Các doanh nghiệp cũng vậy: doanh thu, lợi nhuận và tất cả những biến động liên quan tới tình hình làm ăn của công ty đều được đưa lên mặt báo. Nhiều doanh nghiệp còn chủ động thông báo trực tiếp tới công chúng và những nhà đầu tư.

Việc truyền tải thông tin tốt hơn, cải cách phương pháp quản trị hành chính và quản trị doanh nghiệp tiên tiến, minh bạch và dễ dự báo đã góp phần làm nền kinh tế này đi đúng hướng mà đa số mong muốn.

Thị trường linh hoạt hơn. Chính Cựu Giám đốc Fed, huyền thoại Alan Greenspan, đã hơn một lần nói thẳng rằng phá cách một vài quy tắc cũ của kinh tế thị trường là nhân tố cốt lõi giúp nền kinh tế Mỹ chịu đựng và vượt qua được các cú sốc lớn.

Chẳng hạn, về nguyên tắc, linh hoạt trên thị trường lao động đồng nghĩa với việc lao động nhàn rỗi sẽ xuất hiện khá nhiều, trái với mong muốn của giới chủ.

Song về tổng thể, điều đó giúp tạo ra một lực lượng lao động lớn đủ sức đưa nền kinh tế vượt qua khó khăn bất ngờ và giữ cho tình trạng thất nghiệp ở mức thấp.

Những sự linh hoạt kiểu phá cách đó ít ai dám áp dụng cho đến nay, trừ Mỹ.

Không ngừng áp dụng các công cụ tài chính mới. Fed cho rằng việc áp dụng một số công cụ tài chính mới nhằm phân tán rủi ro đã tạo ra một hệ thống tài chính linh hoạt hơn, hiệu quả hơn và trơn tru hơn hệ thống được các nước coi là chuẩn đã tồn tại cả 1/4 thế kỷ qua.

Theo đó, các công cụ tài chính mới như Giao ước nợ phụ (Collaterized Debt Obligations), Tín dụng phái sinh (Credit & Climate Derivatives), Hệ thống đan xen tài chính (Netting Networks) và rất nhiều sáng kiến khác có thể làm thay đổi nền kinh tế.

Soạn: HA 1038595 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Nghỉ ngơi giữa các phiên giao dịch ở phố Wall. Ảnh AFP

Các công cụ này đang đặt ra nhiều cơ hội nâng cao năng lực quản lý tài chính cho các ngân hàng, công ty bảo hiểm và doanh nghiệp.

Thế hệ những công cụ tài chính đầu tiên đã được phổ biến rộng khắp và hữu ích cho những nhà quản lý tài chính, những giám đốc ngân hàng, hay các công ty bảo hiểm.

Hầu hết các khái niệm, công cụ và sản phẩm đó đều đã được chính quyền Mỹ đơn giản hoá, thay đổi và điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng như năng lực của các mạng lưới ngân hàng.

Chính điều này đã cho phép các nhà quản trị tài chính mở rộng mạng lưới và nâng cao thị phần.

Nâng cao năng suất lao động. Tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của lực lượng lao động trong những năm gần đây đã cho phép nền kinh tế Mỹ tăng trưởng mà không sợ lạm phát quá mức.

Bên cạnh đó, bằng những chương trình tổng thể và cụ thể, nước Mỹ đã nâng cao năng lực, phát triển kỹ năng và bồi dưỡng trình độ đáng kể cho lực lượng lao động vốn đã được xếp vào hàng chuyên nghiệp nhất thế giới.

Một khi các phát minh mới liên tục ra đời cùng với việc năng suất lao động tăng cao,sẽ tạo ra  tăng trưởng của từng doanh nghiệp, qua đó dẫn tới tăng trưởng kinh tế chung, là điều tất yếu.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 480

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn